Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA CÁN BỘ Y TẾ XÃ VỀ GIÁM SÁT BỌ GẬY VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.87 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ THƯƠNG DIỄM

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA
CÁN BỘ Y TẾ XÃ VỀ GIÁM SÁT BỌ GẬY VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN BẢO LÂM,
TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ: 60.72.03.01

HÀ NỘI,2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CÔNG

NGUYỄN THỊ THƯƠNG DIỄM

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA
CÁN BỘ Y TẾ XÃ VỀ GIÁM SÁT BỌ GẬY VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN BẢO LÂM,
TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÃ SỐ: 60.72.03.01


PGS.TS NGUYỄN THÚY QUỲNH

HÀ NỘI,2017


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, giờ đây khi cuốn luận văn Thạc sĩ YTCC đang được
hoàn thành, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
Đảng uỷ, Ban giám hiệu Trường Đại học Y tế Công Cộng; Đảng uỷ, Ban giám
đốc Trung tâm Y tế tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho tơi tham gia khóa
họcnày.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Thúy Quỳnh - Trường Đại học Y tế công cộng là người đã quan tâm, giúp đỡ
và hướng dẫn cho tôi những kinh nghiệm trong công tác và học tập. Đồng thời cũng
đã cho tôi những ý kiến q báu giúp tơi hồn thành luận văn
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo, các cán bộ Trường Đại học Y tế
Cơng cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học
tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Nhà Khoa học trong Hội đồng thông qua đề
cương và chấm luận văn đã cho những ý kiến quý báu giúp tôi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm, Trạm Y tế 14 xã/ thị trấn thuộc
huyện Bảo Lâm đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Cao học 19 Tây Nguyên, cơ quan, đồng
nghiệp luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận
văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè
thân thiết đã động viên, chia sẻ những khó khăn và giành cho tơi những tình cảm, sự
chăm sóc q báu trong suốt q trình học tập và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, với những phát hiện trong nghiên cứu, tôi xin chia sẻ với các đồng
nghiệp, đặc biệt là những người đang công tác trong lĩnh vực dự phòng, phòng chống
bệnh sốt xuất huyết.

ii


iii


iv


v


vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BI : Breteau index ( Chỉ số dụng cụ chứ nước có bọ gậy)
BG: Bọ gậy
BYT: Bộ Y tế
CBYT: Cán bộ Y tế
CI: Container index (Dụng cụ chứa nước có bọ gậy)
DCCN: Dụng cụ chứa nước
HI: House index ( Nhà có bọ gậy)
HGĐ: Hộ gia đình
SXHD: Sốt xuất huyết Dengue
TTYTDP: Trung tâm Y tế dự phòng
TTYT: Trung tâm Y tế
PLVR: Phân lập vi rút
ULV:Ultra Low Volume ( Phun không gian, phun sương)
WHO: Word Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

ix


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi vằn
truyền. Tại Việt Nam SXHD được xem như bệnh lưu hành địa phương, nhất là các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và các vùng ven biển miền Trung [17].
Năm 2016 tồn tỉnh có 1.792 ca tăng gấp 11 lần so với năm 2015 (165/1.792
ca)[8]. Huyện Bảo Lâm có số ca mắc là 221ca chiếm 12.3% so với toàn tỉnh
( 221/1.792 ca) [8]. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh SXHD nhưng vẫn chưa
tìm ra được thuốc điều trị đặc hiệu, nghiên cứu tìm ta vắc xin phịng bệnh vẫn đang
trong giai đoạn thử nghiệm. Để đánh giá, dự báo tình hình sốt xuất huyết việc thực
hiện cơng tác giám sát bọ gậy muỗi Aedes aegypti truyền bệnh bằng quy trình cụ thể
để xác định chỉ số có liên quan, trong các chỉ số điều tra, quan trọng nhất là chỉ số
Breteau index (BI) cần được ghi nhận [14]. Sử dụng nghiên cứu cắt ngang có phân

tích, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Nghiên cứu phỏng vấn,
đánh giá thực hành về giám sát bọ gậy toàn bộ 96 cán bộ tại 14 xã/ thị trấn, huyện Bảo
Lâm, tỉnh Lâm Đồng và phỏng vấn sâu 6 cán bộ chủ chốt nhằm đánh giá kiến thức,
thực hành của cán bộ y tế xã về giám sát bọ gậy và các yếu tố liên quan năm 2017
Thông tin về một số đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện làm việc, các cơng tác
gíam sát hỗ trợ của tuyến trên, kiến thức về giám sát bọ gậy, thực hành về về giám sát
bọ gậy của CBYT được thu thập và phân tích.
Trong 96 CBYT tham gia, kết quả nghiên cứu cho thấy CBYT nữ 56,3% và
cán bộ trên 35 tuổi cao nhất (62,5%), cán bộ có thời gian công tác >16 năm là cao
nhất (46,9%), cán bộ kiêm nhiệm trên 2 chương trình cao (83,3%), cán bộ làm trực
tiếp chương phịng chống sốt xuất chỉ có 35,4% và 80,2% CBYT cho rằng được sự
quan tâm của lãnh đạo và 96,9% được sự quan tâm của chính quyền. Có 59,4 %
ĐTNC có kiến thức đạt về cơng tác giám sát bọ gậy; 43,7% ĐTNC có thực hành đúng
về cơng tác giám sát bọ gậy. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa : Giới tính, sự
quan tâm của lãnh đạo, tập huấn, xã nằm trong vùng dự báo dịch và công tác kiểm tra
thường quy, công việc chính mà CBYT đảm nhiệm với kiến thức và thực hành về
công tác điều tra bọ gậy của CBYT. Trên cơ sở đó cho thấy CBYT phải thường xuyên
cập nhật kiến thức về điều tra bọ gậy, thực hiện tốt các kỹ năng điều tra bọ gậy tại
cộng đồng. Chính quyền tiếp tục hỗ trợ nguồn lực cho địa phương nhất là những nơi
có ca bệnh tăng cao nhằm hạn chế tối đa ca bệnh sốt huyết trên địa bàn.
x


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi vằn
truyền. Bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiều ở khu vực đô thị
và bán đô thị. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ chính, Aedes albopictus là véc tơ phụ
truyền bệnh Sốt xuất huyết Dengue ( SXHD) cho người. Đây là bệnh lan truyền với
tốc độ rất nhanh, ước tính số ca bệnh tăng lên hơn 30 lần trên tồn cầu trong 50 năm
qua.Thực tế có hơn 2,5 tỷ người – khoảng hơn 30% dân số thế giới và hơn 100 quốc

gia phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh SXHD. Mỗi năm ước tính trên tồn thế giới có
khoảng 390 triệu ca nhiễm vi-rút dengue, trong số này có khoảng 500.000 ca phát triển
thành thể nặng và ước tính có trên 25.000 ca tử vong mỗi năm trên tồn thế giới [15].
Chi phí trung bình cho một ca điều trị SXHD tại bệnh viện từ 514 – 1.394 USD, tại
Việt Nam SXHD được xem như bệnh lưu hành địa phương, nhất là các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và các vùng ven biển miền Trung [17].
Theo thống kê tròn số, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2016 cả nước ghi nhận gần
50.000 ca mắc sốt xuất huyết ở gần 50 tỉnh/thành phố, trong đó có gần 20 trường hợp
tử vong. Và SXHD là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có số mắc và chết cao nhất
trong 28 bệnh truyền nhiễm gây dịch [18],[20].
Hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn đang hoành hành và lan rộng, nếu khơng
kiềm chế kịp thời thì số mắc và tử vong sốt xuất huyết sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa
[6].
Từ đầu năm 2016 đến nay toàn tỉnh có 1.792 ca tăng gấp 11 lần so với cùng kì
năm 2015 (165/1.792 ca) . Huyện Bảo Lâm có số ca mắc là 221ca chiếm 12.3% so với
toàn tỉnh ( 221/1.792 ca), có SXH nặng chiếm 57% với 4 typ virut lưu hành trên địa
bàn, mật độ côn trùng đứng thứ 3 trong tồn tỉnh [8].
Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh SXHD nhưng vẫn chưa tìm ra được
thuốc điều trị đặc hiệu, nghiên cứu tìm ta vắc xin phòng bệnh vẫn đang trong giai đoạn
thử nghiệm. Trong nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh của ngành y tế, các biện pháp điều trị bệnh
nhân sốt xuất huyết cũng như phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành chỉ là giải pháp
tình thế do đó hoạt động diệt véc tơ đặc biệt là bọ gậy với sự tham gia tích cực của
từng hộ gia đình và cả cộng đồng được coi là giải pháp bền vững và tiềm năng trong
phòng chống sốt xuất huyết [16],[17]. Để đánh giá, dự báo tình hình sốt xuất huyết;
các nhà khoa học đã khuyến cáo địa phương phải thực hiện công tác giám sát bọ gậy
1


muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus truyền bệnh bằng quy trình cụ thể để xác định
chỉ số có liên quan, trong các chỉ số điều tra, quan trọng nhất là chỉ số BI (Breteau

index) cần được ghi nhận [14]. Trong q trình tiến hành cơng tác phịng chống sốt
xuất huyết, việc giám sát bọ gậy muỗi truyền bệnh đã được địa phương chủ động thực
hiện thường xuyên mỗi tháng một lần, CBYT xã tiến hành điều tra bắt bọ gậy muỗi
bằng cách quan sát, thu thập, ghi nhận và định loại bọ gậy muỗi ở toàn bộ dụng cụ
chứa nước trong nhà và chung quanh nhà. CBYT xã được tập huấn hằng năm để đảm
bảo được công tác chuyên môn, số liệu bọ gậy có tầm quan trọng trong việc dự báo
dịch và xây dựng kế hoạch phù hợp cho việc phòng chống dịch SXH và phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố con người, để công tác giám sát bọ gậy đạt hiệu quả chúng ta cần
phải biết được kiến thức, thực hành về giám sát bọ gậy của cán bộ Y tế xã như thế
nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành về giám sát bọ gậy của
cán bộ tuyến xã? Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá kiến
thức, thực hành của cán bộ y tế xã về giám sát bọ gậy và các yếu tố liên quan tại huyện
Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng năm 2017” với mong muốn tìm hiểu được thực trạng và đưa
ra những khuyến nghị phù hợp cho việc giám sát bọ gậy tại tuyến xã /phường trong
cơng tác phịng bệnh sốt xuất huyết tại địa phương.

2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá kiến thức, thực hành giám sát bọ gậy của cán bộ y tế tuyến xã tại
huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng năm 2017
2. Phân tích những yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về giám sát bọ
gậy của cán bộ tuyến xã tại huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng năm 2017.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số khái niệm liên quan
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây dịch do vi rút
Dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Ae. aegypti.
Ổ dịch sốt xuất huyết: Một nơi (tổ, khu phố/xóm/ấp) được xác định là ổ dịch
SXHD khi có từ 2 ca lâm sàng xảy ra trong vòng 7 ngày hoặc một ca bệnh SXHD
được chẩn đốn xác định phịng xét nghiệm, đồng thời phát hiện có bọ gậy hoặc muỗi
truyền bệnh trong phạm vi bán kính 200 mét [21].
Trực tiếp làm cơng tác PC.SXH là những cán bộ có quyết định đảm nhiệm cơng
tác PC.SXH do cơ quan có thẩm quyền kí.
Khơng Trực tiếp làm công tác PC.SXH là những cán bộ tham gia phối hợp
cơng tác PC.SXH khi có u cầu.
1.2 Dịch tễ học sốt xuất huyết dengue:
1.2.1 Sơ lược lịch sử sốt xuất huyết dengue
Bệnh sốt Dengue được Spaniards mô tả lần đầu tiên vào năm 1764. Căn nguyên
gây bệnh là các virut Dengue do Ashburn và Graig phát hiện năm 1907. Năm 1953
một vụ dịch sốt xuất huyết Dengue xảy ra ở Philippin. Năm 1958 một vụ dịch tương tự
xảy ra ở Thái lan, căn nguyên gây bệnh là các virut Dengue đã được xác định. Do dịch
ngày càng lan rộng ra các nước Đông Nam á, như Việt Nam năm 1958- 1960, Singapo,
Lào, Cămpuchia … và các nước Tây Thái Bình Dương trong những năm sau, tổ chức
y tế thế giới (WHO) năm 1964 đã thống nhất tên gọi của bệnh là sốt xuất huyết
Dengue[7],[37],[39].
Cho đến nay hầu hết các nước trên thế giới đều có thể có bệnh nhân sốt xuất
huyết Dengue. Nhiều cơng trình nghiên cứu về bệnh này đã được tiến hành. Tuy nhiên
vẫn còn nhiều vấn đề như co chế bệnh sinh của bệnh, điều trị những thể bệnh nặng và
phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ [7],
[34].

4



1.2.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái muỗi aedes aegypti
1.2.2.1 Vịng đời
Giống như các lồi muỗi khác, chu kỳ phát triển của Aedes aegypti gồm 4 giai
đoạn: Trứng, bọ gậy, nhộng và muỗi trưởng thành, trong đó chỉ có giai đoạn trưởng
thành liên quan trực tiếp đến truyền bệnh (xem hình 1). Để phịng chống bệnh SXHD
có hiệu quả cũng như các bệnh khác do muỗi Aedes aegypti truyền, những hiểu biết về
các đặc điểm sinh học cơ bản, sinh thái và nhận diện của lồi muỗi này đóng vai trị
quan trọng [32].

Hình 1: Vịng đời muỗi
1.2.2.2 Trứng:
6 - 7 ngày sau khi nở hay 3 – 4 ngày sau khi hút máu, muỗi đẻ trứng ở bề mặt
ẩm của đồ vật chứa nước (sát ngay gần mặt nước). Aedes aegypti và Aedes albopictus
ưa thích đẻ trứng vào nơi có nền tối như màu đỏ, màu đen hơn là các màu sáng. Trứng
muỗi có màu đen, sắp xếp riêng rẽ từng quả một và dính vào thành lu vại hoặc chìm
xuống đáy nước, nên mỗi lần thay nước trong lu vại phải chú ý cọ rửa sạch sẽ quanh
thành vại, đỗ hết cặn ở lu vại để diệt bọ gậy. Mỗi lần muỗi đẻ từ 10 – 100 trứng và
được lặp lại sau 4 đến 5 ngày. Cả đời muỗi có thể đẻ 300 – 750 trứng [19].
Trứng Aedes aegypti có sức chịu đựng cao đối với khơ hạn, 67% ấu trùng có thể
nở ra từ trứng để trong điều kiện khô hạn 3 tháng (Finlay và Reed, 1960). Trứng có
phơi phát triển hồn thiện trong vịng 48h trong điều kiện mơi trường ấm và ẩm thì có
thể sống sót trong điều kiện khô hạn khoảng 1 năm. Trứng sẽ nở sau ít phút khi bị
ngập nước tự nhiên (do mưa) hoặc nhân tạo (do người đổ nước vào để dự trữ) và
không phải tất cả các trứng sẽ nở ở lần ngập nước đầu tiên, một số chỉ nở sau vài lần bị
5


ngập nước. Cùng với khả năng chịu hạn, trứng có thể sống sót ở các nhiệt độ mà các
giai đoạn phát triển khác không chịu đựng được. Một số nghiên cứu cho thấy trứng có
thể sống sót 5phút ở 490C, 25h ở -110C và 1h ở -170C. Tuy nhiên, khả năng nở còn phụ

thuộc vào các yếu tố như: Sự khô hạn đột ngột, hàm lượng oxy trong nước, sự thay đổi
nhiệt độ đột ngột của nước, các chủng muỗi có nguồn gốc khác nhau…. chính sức chịu
đựng khơ hạn của trứng cũng như đặc tính nở của trứng có liên quan rất nhiều đến việc
đề xuất các biện pháp phòng chống Aedes aegypti [1],[19].
1.2.2.3 Bọ gậy (ấu trùng):
Ấu trùng muỗi có 4 giai đoạn hình dạng giống nhau, chỉ khác về kích thước. Ấu
trùng được chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng. (xem hình 2)

Hình 2: Cấu tạo của bọ gậy
Toàn thân bên ngoài được bao phủ bởi một tầng kytin khơng thấm nước, trên
thân có nhiều lơng và gai có chức năng cảm giác, vận động, giữ tư thế cân bằng và giữ
cho bọ gậy bám. Đầu bọ gậy hình cầu, hơi dẹt, trên đầu có những lơng tơ khác nhau
tùy theo từng lồi. Phần ngực của bọ gậy gồm ba đốt nhưng không phân chia rõ, bụng
có 9 đốt, những đốt gần ngực thì lớn, những đốt cách xa ngực càng nhỏ, đốt thứ 8 và
thứ 9 tạo thành một phức hợp đốt chứa ống thở (Culicinae) và mái chèo. Bọ gậy phát
triển phụ thuộc vào các yếu tố môi trường khác nhau, nhiệt độ của nước, lượng thức
ăn, mật độ quần thể… nhiệt độ từ 25-30 0C khoảng thời gian phát triển là 5-7 ngày,
nhiệt độ của nước 5-90C BG chỉ sống được 1 thời gian ngắn. BG chủ yếu sống trong
nước sạch. Bọ gậy của muỗi Aedes aegypti ưa nước có độ pH hơi a xít, nhất là nước
mưa, rồi đến nước máy, nước giếng. Bọ gậy rất nhạy cảm với tiếng động và ánh sáng,
6


chúng có thể lặn sâu xuống đáy vật chứa nước khi mặt nước bị khuấy động hoặc chỉ
cần 1 bóng râm lướt qua [12],[19].
1.2.2.4 Nhộng (Quăng)
Nhộng có hình dạng dấu hỏi, ở phía đầu có 2 ống thở, phần bụng gồm 9 đốt trên
một số đốt có lơng, hình thể nhộng phức tạp nên ít được dùng để định loại. Giai đoạn
nhộng kéo dài từ 1-5 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ của nước. Ở nhiệt độ 27-32 0C con
đực cần trung bình 1,9 ngày, con cái cần 2,5 ngày. Khả năng chịu đựng của nhộng khá

cao, chúng có thể sống sót 5phút ở 47 0C và 82-100% nhộng sống sót ở 4,50C trong
24h. Sau khi nở, muỗi trưởng thành đậu nghỉ trên xác nhộng và mặt nước khoảng 1h
để cho cánh giãn nở và bộ khung ngoài cứng cáp [12],[19].
1.2.3 Phân bố muỗi aedes aegypti và aedes albopictus
Ở Việt Nam, muỗi Aedes aegypti phát triển, sinh sản quanh năm, mạnh nhất vào
các tháng nóng, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 11) [3],[22].
Ở các tỉnh phía Nam, Aedes aegypti phân bố rộng khắp các tỉnh, các vùng từ một số
nơi thuộc các huyện miền núi cao và tỉnh Lâm Đồng có thể gặp Aedes aegypti ở mọi nơi,
đặc biệt là những thành phố, thị xã đông dân, các vùng đồng bằng ven biển, nơi thiếu nước
ngọt người dân phải dùng nhiều vật chứa nước dự trữ suốt mùa khô [3].
Theo kết quả nuôi bọ gậy bắt từ các dụng cụ chứa nước ngồi nhà ở các tỉnh
miền Đơng nam bộ cho thấy ở tất cả 6 tỉnh này (Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,
Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng) đều có sự hiện diện của lồi Aedes
albopictus. Đặc biệt ở Bình Phước, Aedes albopictus chiếm tỷ lệ 94.82% các bọ gậy
thu được ở ngoài nhà [10].

7


1.2.4 Nơi sống của bọ gậy (BG) muỗi
Cả hai loài muỗi đều đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh
nhà và có mối liên hệ mật thiết với nơi ở của con người.
Aedes aegypti đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước (DCCN) ở trong và xung
quanh nhà, Aedes albppictus đẻ trứng ở những DCCN xung quanh nhà và ngồi vườn
(Cheong, 1967). Có khoảng 17 loại DCCN khác nhau có thể là nơi đẻ trứng của Aedes
aegypti, trong đó lu (bình cảnh) chiếm tỷ lệ cao nhất (23%), tiếp theo là khạp (vại
sành) (21,3%), phuy (12,5%) và chân chén (11,2%). Muỗi đẻ trứng ở những nơi nước
sạch chứa trong lu vại, bể, các mảnh chai lọ, bát vở, lốp ô tô cũ, võ dừa, máng chứa
nước mưa ứ đọng lâu ngày, ở trong nhà và quanh nhà những nơi râm mát [11].
Các ổ chứa bọ gậy thông thường là:

Ổ chứa thiên nhiên: Hốc cây, thân tre, vỏ ốc, kẽ bẹ lá (thơm, chuối, khóm,
mơn…) ít khi gặp trên hốc đá.
Ổ chứa nhân tạo: Lu, hồ, vật chứa, chai lọ, chén bát bể, vỏ xe vứt bừa bãi ngồi
vườn, máng xối, lọ hoa trong nhà, hịn non bộ, ghe xuồng, thùng xe.
Tóm lại, các ổ chứa rất đa dạng, do con người tạo ra trong và quanh nhà, ln
ln có mặt và chứa nước khơng nhất thiết phải nhiều và không bẩn, thường là những
ổ muỗi tồn tại trong mùa khô. Qua nhiều năm nghiên cứu tại các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long, các kết quả cho thấy ổ chứa bọ gậy hay bị bỏ sót chủ yếu là lu, vại, hồ
những vật chứa nước do con người tạo ra. Rất ít gặp bọ gậy Aedes aegypti ở các loại ổ
chứa khác [19].
Ổ bọ gậy (BG) chủ yếu của Aedes
ở trong nhà :
• Lu khạp chứa nước
• Chân chén, chậu kiểng
• Hồ chứa nước trong buồng tắm
• Lọ hoa
• Chậu cây cảnh
• Vỏ chai nước ngọt
• Khay nước tủ lạnh, điều hịa nhiệt
độ
• Phuy chứa nước
• Dụng cụ chứa nước bằng nhựa

• Các đồ vật khác có thể tích lũy
nước tới 7 ngày.
• Bể cá cảnh (khơng có cá)

Ổ bọ gậy (BG) của Aedes ở ngồi nhà:
• Hốc cây
• Gốc tre, nứa

• Các kẽ lá (dừa, chuối)
• Lu, khạp chứa nước
• Chai, lon, hũ
• Vỏ xe cũ
• Phuy nhựa, phuy sắt chứa nước
• Máng xối nước hỏng, tắc
• Vỏ dừa
• Chén hứng mủ cao su
• Thuyền, cano khơng sử dụng và đồ vật nhân tạo
muỗi có thể đẻ
• Hố thu nước của hệ thống hố ga ngăn mùi
• Bể cá cảnh (khơng có cá)
• Lư hương cắm nhang
• Nắp lu
8


1.3. Phịng bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.3.1. Vacxin phịng bệnh
Ngồi việc chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đến thời điểm hiện tại, bệnh sốt xuất
huyết Dengue đã có vắc xin đang được dùng thử nghiệm tại một số nước (Brazil,
Philipin,…), nhưng chưa được triển khai. Vì vậy diệt véc tơ, đặc biệt là diệt bọ gậy với
sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và của cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả
trong phòng chống SXHD [21].
1.3.2. Giám sát véc tơ
Giám sát véc tơ nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh,
sự biến động của véc tơ, tính nhạy cảm của véc tơ với hóa chất diệt cơn trùng và đánh
giá hoạt động phòng chống véc tơ tại cộng đồng [21].
1.3.2.1. Giám sát bọ gậy
Giám sát thường xuyên: 1 tháng/ 1 lần cùng với giám sát muỗi trưởng thành.

Sau khi bắt muỗi, tiến hành điều tra bọ gậy bằng quan sát, ghi nhận ở toàn bộ dụng cụ
chứa nước trong và quanh nhà.
Có 4 chỉ số được sử dụng để theo dõi bọ gậy của muỗi Ae. aegypti và Ae.albopictus:
*Chỉ số nhà có bọ gậy (CSNCBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy Aedes
Số nhà có bọ gậy Aedes

CSNCBG(%) =

x 100
Số nhà điều tra

* Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm dụng cụ chứa
nước có bọ gậy Aedes(CI)
Số DCCN có bọ gậy Aedes

CSDCBG(%) =

x 100
9


Số DCCN điều tra
* Chỉ số Breteau (BI) là số dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều tra.
Tối tiểu điều tra 30 nhà

Số DCCN có bọ gậy Aedes

BI =

x 100

Số nhà điều tra

*Chỉ số mật độ bọ gậy (CSMĐBG) là số lượng bọ gậy trung bình cho một nhà điều
tra. Chỉ số CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ bọ gậy nguồn.
Số bọ gậy Aedes thu đƣợc
CSMĐBG(con/ nhà) =

Số nhà điều tra
Trong quá trình giám sát véc tơ (muỗi, bọ gậy), nếu chỉ số mật độ muỗi cao (>
0,5 con/ nhà) hoặc chỉ số Breteau (BI) > 30 là yếu tố nguy cơ cao, riêng khu vực miền
Bắc chỉ số mật độ muỗi cao (> 0.5 con/ nhà) hoặc có chỉ số BI > 20 là yếu tố nguy cơ
cao [21].
1.3.2.2. Các biện pháp phịng chống véc tơ
Biện pháp hóa học
Với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hóa chất diệt cơn trùng được sản xuất
dưới nhiều dạng khác nhau như bột mịn, bột hòa nước, hạt, nhũ dầu, dung dịch, dạng
để phun khí dung ULV,... cơng dụng khác nhau, nồng độ và liều lượng hữu hiệu của
mỗi loại hóa chất cũng khác nhau.
10


Động vật ăn bọ gậy
Cá ăn bọ gậy được áp dụng có kết quả tốt trong phịng chống sốt xuất huyết
Dengue và sốt rét nhiều năm nay. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy các loại cá sẵn
có ở địa phương như cá sóc, cá bảy màu, cá rơ phi... đều có thể được sử dụng để diệt
bọ gậy. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng được ở những dụng cụ chứa nước có thể
tích lớn, cịn các loại dụng cụ nhỏ và các vật phế thải lại không áp dụng được trong khi
số lượng các dụng cụ chứa nước nhỏ và các vật phế thải là rất lớn và đây là nơi có thể
trở thành ổ chứa lăng quăng của muỗi Aedes.
Mesocyclops

Mesocyclops thuộc nhóm giáp xác, bộ chân chèo. Mesocyclops có chu kỳ phát triển
ngắn và có khả năng sinh sản rất cao; khả năng này phụ thuộc vào điều kiện sống như
nhiệt độ, thiên địch và đặc biệt là thức ăn; chính vì thế chúng có thể khôi phục quần
thể trong điều kiện thuận lợi. Mesocyclops phân bố rộng rãi trong tự nhiên, tồn tại lâu
dài trong các dụng cụ chứa nước khác nhau. Từ những đặc điểm đó Mesocyclops đã
trở thành tác nhân sinh học mới góp phần tích cực ngăn chặn sự phát triển của muỗi
Aedes trong chủ động phòng chống sốt xuất huyết Dengue hiện nay [21].
Biện pháp phịng chống kết hợp
Khi chưa có vacxin phịng bệnh sốt xuất huyết cũng như chưa có chương trình
kiểm sốt muỗi có hiệu quả để ngăn ngừa việc lây truyền bệnh SXHD. Việc kiểm soát
muỗi Aedes hiệu quả có thể đạt được bằng việc sử dụng một biện pháp tổng hợp nhằm
vào bọ gậy. Tính bền vững của chương trình chỉ có thể đạt được khi cộng đồng tham
gia. Để đạt được mong muốn trên, ngoài các biện pháp sinh học, hóa học, cơ học tiêu
diệt bọ gậy thì cơng tác truyền thơng, huy động cộng đồng tham gia phòng chống sốt
xuất huyết cần phải được chú trọng. Cơng tác phịng chống SXHD khơng chỉ là trách
nhiệm của riêng ngành y tế mà cần phải có sự tham gia, phối hợp nhiệt tình của các
ban ngành có liên quan và đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng [21].
. Phòng chống véc tơ chủ động: Phải được thực hiện thường xuyên ngay từ khi chưa
có dịch gồm các hoạt động triển khai như:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về SXHD và huy động sự tham gia của cộng đồng
phát hiện loại bỏ ổ bọ gậy: Loại bỏ các vật dụng phế thải, sử dụng tác nhân sinh học
diệt lăng quăng (thả cá, mesocyclops).
11


- Tập huấn cho lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể, mạng lưới y tế, cộng
tác viên, giáo viên, học sinh nhà trường về bệnh SXHD, các hoạt động cụ thể loại trừ
nơi sinh sản của véc tơ truyền bệnh.
- Điều tra xác định ổ bọ gậy nguồn tại địa phương và biện pháp xử lý thích hợp cho
từng chủng loại ổ bọ gậy.

- Tổ chức các hoạt động diệt bọ gậy thường xuyên đến từng hộ gia đình thơng qua hoạt
động của cộng tác viên y tế, học sinh và các tổ chức quần chúng.
- Phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại những nơi có nguy cơ cao.
1.4 Tình hình bệnh SXH trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 Tình hình dịch sốt xuất huyết trên thế giới
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) hiện nay đang là vấn đề y tế cơng cộng rất lớn
trên tồn cầu và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh
do véc tơ truyền quan trọng nhất bệnh có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong
cao. Bệnh SXH được phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, có xu hướng lan
rộng và lưu hành ra nhiều quốc gia trên thế giới, hiện bệnh đã lưu hành tại 128 quốc gia
nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á, châu Phi,
châu Mỹ, khu vực phía Đơng Địa Trung Hải, trong đó Đơng Nam Á và Tây Thái Bình
Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo (WHO), mỗi năm có khoảng 390
triệu trường hợp mắc, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất
huyết khoảng 2,5-5% [38]. Theo ước tính của WHO hiện nay có thể có 50-100 triệu ca
SXH trên tồn Thế giới mỗi năm . Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia trải qua dịch bệnh
SXH trầm trọng đến bây giờ bệnh lưu hành ở hơn 100 quốc gia tại châu Phi, châu Mỹ,
Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.Châu Mỹ. Trong năm 2013,
Sốt xuất huyết cũng tiếp tục ảnh hưởng đến một số nước Nam Mỹ đặc biệt là Honduras,
Costa Rica và Mexico. Ở châu Á, Singapore đã báo cáo một sự gia tăng sau một sự biến
mất trong một số năm và sự bùng phát cũng đã được báo cáo tại Lào [39].
Trong năm 2014, xu hướng này chỉ tăng về số lượng các trường hợp trong quần
đảo Cook, Malaysia, Fiji và Vanuatu với sốt xuất huyết tuýp 3 (DEN 3) ảnh hưởng đến
các quốc đảo Thái Bình Dương. Ước tính có khoảng 500.000 người bị sốt xuất huyết trầm
trọng phải nhập viện mỗi năm, một tỉ lệ lớn trong số đó là trẻ em, tử vong khoảng 2,5 %.
Tổ chức Y tế thế giới dự báo, tình hình sốt xuất huyết khu vực Tây Thái Bình Dương có

12



thể biến động trong thời gian tới, năm 2014 số ca mắc Sốt xuất huyết ở Malaysia và
singapore cao gấp hai lần so với cùng kì năm 2013[38],[39].
Trong khi đó tại Australia, Cambodia, Lao PDA, Philippines và Việt Nam số ca
mắc sốt xuất huyết có xu hướng giảm. Trong năm 2013, Lào có số ca mắc sốt xuất huyết
cao, đạt đỉnh điểm vào tháng 8.Tuy nhiên, vào đầu năm 2014, số ca mắc sốt xuất huyết
vẫn còn thấp và thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2013.Malaysia có số ca mắc xuất
huyết gia tăng đáng kể, Singapore dự báo năm 2014 có số ca mắc sốt xuất huyết cao gấp 2
lần so với cùng kỳ trong năm 2013[38]
Theo thơng tin của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương ngày 20/10/2015, tại
một số quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, sốt xuất huyết vẫn có diễn
biến phức tạp và đang có xu hướng gia tăng [39].
Tại Philippines: từ đầu năm 2015 đến nay có 108.263 trường hợp SXH, trong
đó có 317 trường hợp tử vong. Số mắc tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2014. Tỷ lệ
mắc sốt xuất huyết/100.000 dân là 106.33 [39].
Tại Malaysia: Tổng cộng số mắc từ đầu năm 2015 tại Malaysia đến nay là
96.222 trường hợp (tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2014), trong đó có 263 trường
hợp tử vong, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân là 313,94.
Theo cập nhật của WHO tính đến ngày 02/7/2016, sốt xuất huyết có diễn biến
phức tạp và xu hướng tăng tại các quốc gia trong khu vực như Philippines ghi nhận
52.177 trường hợp tăng 41% so với cùng kỳ 2015. Trong đó có 207 trường hợp tử vong,
tỷ lệ mắc là 51/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,4%; Malaysia ghi nhận 59.294 trường hợp
mắc, trong đó có 134 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc là 193/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là
0,23%, mặc dù số mắc giảm 5% so với cùng kỳ 2015 nhưng vẫn ở mức cao và số tử vong
tăng 39 trường hợp. Singapore ghi nhận 7.891 trường hợp mắc, khơng có tử vong, tỷ lệ
mắc là 155/100.000 dân, đáng chú ý là số mắc sốt xuất huyết tăng liên tục trong những
tuần gần đây. Các quốc gia khác trong khu vực như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Úc
cũng có số mắc gia tăng trong những tuần gần đây và xu hướng tăng cao hơn so với cùng
kỳ năm 2015 [39].
1.4.2 Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh thành phố, nhưng tập trung chủ

yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung.

13


Biểu đồ 1 Số mắc, tử vong do SXH trên toàn quốc các năm từ 1980 đến 2015
Giai đoạn từ 1980 - 1999, trung bình mỗi năm ghi nhận 100.000 trường hợp
mắc, 300 - 400 trường hợp tử vong. Đặc biệt năm 1987 dịch bùng phát với số mắc trên
300.000 trường hợp và trên 1.500 trường hợp tử vong [18].
Tại Việt Nam báo cáo ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên xảy ra ở miền Nam vào
năm 1959, cho đến nay bệnh này đã lan tồn quốc. Bệnh có ảnh hưởng nặng ở tuổi
dưới 15 và có xu hướng gây bệnh nặng ở các nhóm tuổi khác.
Năm 1963, dịch có xác định mần bệnh ở đồng bằng song Cửu Long. Từ đây,
bệnh phát ra rộng ra nhiều vùng khác nhau trên cả nước xu hướng tăng vào các năm
1975, 1977, 1980, 1983, 1987 với số ca mắc tăng dần. Trong đó vụ dịch SXH lớn
nhất vào năm 1987dịch bùng phát với số mắc trên 300.000 và tử vong trên 1000
trường hợp.
Giai đoạn 2000- 2014 là giai đoạn Việt Nam thiết lập và thực hiện chương trình
phịng chống SXH quốc gia thì tình hình dịch bệnh đã giảm, trung bình mỗi năm ghi
nhận 50.000 - 100.000 trường hợp mắc, riêng 2010 có số mắc cao nhất là 128.831
trường hợp, 109 tử vong. Số mắc giảm dần qua các năm, năm 2014 là năm có số mắc
thấp nhất trong vịng 10 năm qua với 17.766 trường hợp mắc và 17 tử vong.
Tuy nhiên đầu năm 2015 đến nay, số trường hợp mắc sốt xuất huyết đến nay
tăng lên hơn 49.000 trường hợp mắc tại 54 tỉnh. thành phố, trong đó có 34 trường
hợp tử vong [18].

14



×