Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.21 KB, 10 trang )

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG
ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NỀN VĂN HÓA THẾ GIỚI

I. Tổng quan về phương Tây cổ - trung đại.

1. Cơ sở hình thành nền văn minh phương Tây cổ đại

Thuật ngữ phương Tây đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử. Vào thời cổ đại,
khi con người cịn chưa tìm ra những lục địa mới người Hy Lạp đã gọi khu
vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng đất còn lại (Châu Á,
châu Phi) gọi là phương Đơng. Sự phân loại này mang tính chất tương đối và
chỉ là sự quy ước của con người mà thôi. Văn minh phương Tây cổ đại ngày
nay được hiểu chính là hai nền văn minh lớn : Hi Lạp và La Mã cổ đại.

1.1 Hi Lạp.

*Điều kiện tự nhiên:

Hi Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đinh ba của


thần biển từ đất liền vươn ra địa Trung Hải. Thế kỉ IX TCN, người Hi Lạp
gọi tên nước mình là Hellad hay Ellad dựa theo tên tộc người của họ. Qua
phiên âm từ Trung Quốc, ta gọi là Hi Lạp.

Đất đai Hi Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean
tới phía Tây Tiểu Á, và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhất
là vùng lục địa Hi Lạp ở phía Nam Balkans. Lục địa Hi Lạp gồm 3 phần:
miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn và quan trọng nhất Hi Lạp; miền
Trung ngăn cách với phía bắc bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2
đồng bằng lớn là Attique và Beotie trù phú với thành thị Athens nổi tiếng;


miền Nam là bán đảo Peloponesus như hình bàn tay bốn ngón xịe ra Địa
Trung Hải – đây là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hi Lạp –
nhà nước Sparta.

Mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hi Lạp
khơng phì nhiêu lắm, chủ yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủ
cơng, cịn lương thực chính là lúa mì phần lớn được nhập từ Ai Cập.

Địa hình Hi Lạp tương đối trở ngại về giao thơng đường bộ nhưng có sự
thuận lợi tuyệt vời với con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiều


cảng, vịnh, thuận lợi cho tàu bè hoạt động. Từ đây, người Hi Lạp dễ dàng tới
vùng Tiểu Á, Bắc Hải để giao thương.

Nằm giữa vùng tiếp giáp giữa 3 châu, Hi Lạp sớm tiếp thu những thành tựu
của nền văn minh phương Đông cổ đại và tạo ra một nền văn minh Hi Lạp
cổ đại độc đáo và rực rỡ, với những thành tựu tuyệt vời đóng góp cho sự
phát triển của văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói
chung.

*Các thời kì phát triển:

Văn minh Crete – Mycenae (thiên niên kỉ III – thế kỉ XII TCN)
Thời kì Homer (thế kỉ XI – IX TCN)
Thời kì xã hội có giai cấp, nhà nước : các quốc gia thành bang Sparta và
Athens (thế kỉ VII – IV TCN)
Thời kì Macedonia và thời kì Hi Lạp hóa (337 – 30TCN)

1.2 La Mã


*Điều kiện tự nhiên:


Nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại là bán đảo Ý – một dải đất dài và hẹp
như chiếc hia duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp 5 lần
bán đảo Hi Lạp. Phía Bắc có dãy núi Apels như một bức tường thành tự
nhiên ngăn cách bán đảo với lục địa châu Âu; ba phía Đơng, Tây, Nam đều
có biển bao bọc. Dãy núi Apennines như một chiếc xương sống chạy dọc
bán đảo từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Khác với Hi Lạp, điều kiện tự nhiên của La Mã tương đối thuận lợi hơn. Nơi
đây có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu: đồng bằng sơng Pơ
(miền Bắc), đồng bằng sơng Tibrơ (miền Trung), các đồng bằng trên đảo
Xixin. Ở miền Nam cịn có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận tiện cho việc phát
triển nghề nông và chăn nuôi gia súc. Ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiều
cảng, tàu bè ra vào dễ dàng, thuận lợi cho giao thông và bn bán.

*Các thời kì phát triển:

Thời kì Vương chính (753 – 510 TCN)
Thời kì Cộng hịa (thế kỉ VI – I TCN)
Thời kì Đế chế (thế kỉ I – V)


Văn minh phương Tây cổ đại mà nền tảng là 2 nền văn minh của Hi Lạp và
La Mã đã hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên của những
cư dân gốc du mục. Khác với các quốc gia cổ đại phương Đông, nền văn
minh chủ yếu được hình thành trên những khu vực gần các con sông lớn,
thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, văn minh phương Tây cổ đại hình

thành và phát triển trên những khu vực điều kiện tự nhiên tương đối khắc
nghiệt và phức tạp hơn. Điều kiện tự nhiên đó tuy khó khăn cho sự phát triển
của nơng nghiệp, nhưng bù lại nền văn minh phương Tây có được sự trợ
giúp tuyệt vời của biển đảo. Những con đường giao thương trên biển, hải
cảng, tàu bè… không chỉ tạo điều kiện phát triển trong mối quốc gia mà còn
thúc đẩy sự giao lưu, buôn bán giữa các nước, mang những thành tựu văn
hóa, văn minh phương Tây truyền bá khắp nơi trên thế giới. Sự phát triển về
kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế
giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại, đặc biệt là sự phát triển cực
thịnh của chế độ chiếm nô. Phương thức sản xuất chiếm nơ thời bấy giờ đạt
đến mức hồn chỉnh và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại.
Chính sự phát triển của chế độ chiếm nơ đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần của nền văn minh phương Tây. Sự giàu
mạnh về kinh tế cùng với những con đường giao thông trên biển là những


nguyên nhân quan trọng đã thúc đẩy quá trình bành trướng của các quốc gia
được mệnh danh là đế quốc cổ đại: Hi Lạp và La Mã.

Như vậy, điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã không chỉ là nền tảng, cơ
sở tạo ra nền văn minh phương Tây cổ đại với nhiều thành tựu rực rỡ mà
điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đã mang nền văn
minh phương Tây cổ đại truyền bá khắp thế giới dù bằng nhiều con đường
khác nhau: hịa bình hoặc chiến tranh.

2. Phương Tây thời kì trung đại (Tây Âu)

2.1 Thời kì phong kiến Tây Âu

Vào thời kì cuối của đế quốc Rơma, chế độ chiếm hữu nô lệ bước vào giai

đoạn khủng hoảng trầm trọng, kinh tế suy sụp, nền văn hóa huy hồng một
thời cũng dần lụi tàn. Bên cạnh đó, những cuộc viễn chinh của các tộc
Giecmanh đã tàn phá nặng nề những di sản của nền văn minh cổ đại.

Bước vào đầu thời kì trung đại, các quốc gia phong kiến dần hình thành,
cùng với nó là sự ra đời của các thành thị trung đại và nền kinh tế hàng hóa


phong kiến. Tuy nhiên, cũng chính thành thị và nền kinh tế hàng hóa đã
ngầm phá hoại dần chế độ phong kiến.

Một đặc điểm đáng lưu ý của thời kì này là đạo Kitô đã trở thành tôn giáo
phục vụ đắc lực cho cho chế độ phong kiến. Chính sự yếu kém của nền kinh
tế và suy tàn về văn hóa là nền tảng để truyền bá những học thuyết cuồng
tín, ma quỷ… được giáo sĩ, nhà thờ tận dụng triệt để để bảo vệ tối đa quyền
lợi cho giai cấp thống trị. Tịa thánh Rơma lúc này rất có thế lực về chính trị,
cùng với giai cấp phong kiến Tây Âu, trong gần 200 năm đã tiến hành 8
cuộc viễn chinh sang phương Đông, được gọi là “Những cuộc viễn chinh
của quân Thập tự”. Đây được xem như một cuộc chiến tranh xâm lược và
bành trướng cả về kinh tế lẫn văn hóa. Cuộc viễn chinh để lại nhiều hệ quả
tốt xấu khác nhau nhưng nhìn chung cũng đã mang lại những hệ quả tích cực
góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hóa Tây Âu phát triển một bước.

Tóm lại, giai đoạn phong kiến Tây Âu từ thế kỉ X – XIII, tuy bị giáo hội
Thiên chúa lũng đoạn về tư tưởng nhưng cũng về văn hóa cũng đã đạt được
những thành tựu nhất định. Đó là một trong những tiền đề quan trọng dẫn
đến sự ra đời và phát triển của văn hóa Phục hưng giai đoạn sau.


2.2 Thời kì văn hóa Phục hưng


Cuối thời trung đại, ở châu Âu xuất hiện một phong trào văn hóa mới, gọi là
phong trào văn hóa Phục hưng. Văn hóa Phục hưng không chỉ là một phong
trào phục hồi văn hóa Hy-La cổ đại một cách đơn thuần mà nó được nảy
sinh và phát triển dựa trên những điều kiện lịch sử mới.

Từ thế kỉ XIV – XVI, những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu
xuất hiện ở các quốc gia Tây Âu ngay trong lòng chế độ phong kiến. Đến thế
kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản chính thức ra đời và phát triển ở châu Âu. Sự ra
đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã mang đến cho xã hội lồi người nói
chung và châu Âu nói riêng một sự tiến bộ vượt bậc cả về kinh tế lẫn xã hội,
thể hiện rõ tính chất của một chế độ ưu việt hơn chế độ phong kiến với nhiều
tác động tích cực làm thay đổi xã hội. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm
thay đổi bộ mặt kinh tế các nước, quan hệ sản xuất tư bản xâm nhập và chi
phối hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Về xã hội, cùng với nền sản xuất mới đã
làm xuất hiện hai giai cấp mới đối lập nhau về quyền lợi kinh tế, chính trị là
giai cấp tư sản và vô sản. Trong buổi đầu hình thành, giai cấp tư sản là giai
cấp tiến bộ, đại diện cho một phương thức sản xuất mới, làm thúc đẩy sự
phát triển của xã hội. Trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, sự ra đời của chủ


nghĩa tư bản và giai cấp tư sản đã tạo ra những biến động lớn. Cùng với sự
xuất hiện của giai cấp tư sản là sự ra đời của một trào lưu tư tưởng mới tiến
bộ hơn, đối lập với hệ tư tưởng phong kiến. Cuộc đấu tranh giữa tư sản và
phong kiến trong buổi đầu chính là cuộc đấu tranh hết sức gay gắt và quyết
liệt trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng, tạo ra một phong trào quyết liệt và mạnh
mẽ là “Phong trào văn hóa Phục hưng”. Thực chất đó là trận chiến đầu tiên
của hai giai cấp đối lập nhau, một là giai cấp phong kiến với hệ tư tưởng lạc
hậu, lỗi thời với một nền kinh tế yếu kém với một giai cấp mới đang lên là
giai cấp tư sản với sự tiến bộ và ưu việt về nhiều mặt.


Như vậy, châu Âu thời hậu kì trung đại đã có những biến đổi về mọi mặt. Từ
trong lòng xã hội phong kiến, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tư bản đã ra đời
với những tiến bộ vượt bậc đã thúc đẩy nền kinh tế các nước nhanh chóng
phát triển. Giai cấp tư sản với thế lực kinh tế ngày càng mạnh đang gặp phải
những trở lực từ phong kiến và giáo hội mang nặng tính chất bảo thủ và kiên
cố. Chính vì vậy, châu Âu từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI sôi động và quyết
liệt với cuộc đấu tranh toàn diện của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong
kiến trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, khoa học, văn hóa-nghệ thuật, tư tưởng
và tôn giáo với những thành tựu rực rỡ. Bên cạnh đó, giai đoạn nửa sau thế
kỉ XV, người châu Âu đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm vượt đại dương


với mục đích tìm con đường biển sang phương Đơng: Cuộc thám hiểm tìm
ra châu Mĩ (1492) của Christopho Columbo, cuộc thám hiểm đi vòng quanh
thế giới của Magienlăng (1519 – 1522)…cùng với những cuộc thám hiểm là
những phát kiến địa lý khai phá những vùng đất mới, mang một nền văn hóa
mới của châu Âu đến các quốc gia, dân tộc trên khắp thế giới.

Giai đoạn văn hóa Phục hưng chính là tiền đề trực tiếp cho văn minh châu
Âu thời kì cận-hiện đại.



×