Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên đang sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phan Thị Dạ Thảo

NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN ĐANG SỐNG
TRONG CÁC TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phan Thị Dạ Thảo

NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN ĐANG SỐNG
TRONG CÁC TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số

: 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN THỊ TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây chính là thành quả của một nghiên cứu nghiêm túc do
chính tơi tạo ra. Kết quả báo cáo thực trạng hoàn toàn trung thực và chưa được cơng
bố trên bất kì cơng trình nghiên cứu của tác giả khác.
Tác giả luận văn

Phan Thị Dạ Thảo


LỜI CẢM ƠN
Để có thể thực hiện và hồn thành tốt luận văn thạc sĩ với đề tài "Nhu cầu tham
vấn tâm lý của trẻ vị thành niên đang sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội tại
thành phố Hồ Chí Minh", tác giả đã luôn nhận được những sự ủng hộ, hỗ trợ và
giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo, các thầy cô, bạn bè và gia đình
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu,
Phòng Sau Đại học, các thầy cô khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tác giả có thể hồn thành chương trình học tại
trường cũng như thực hiện tốt đề tài này
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Tứ, người đã dìu
dắt và hướng dẫn tác giả trong suốt q trình làm luận văn, Cơ đã giúp đỡ cho tác giả
rất nhiều về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tác giả có thể hoàn thành luận văn
một cách tốt nhất.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn:
- Quản lý, các mẹ, các em ở làng SOS Gò Vấp.
- Ban Giám đốc làng Thanh thiếu niên Thủ Đức.

- Ban quản lý, các thầy cô thuộc Trung tâm công tác xã hội - Giáo dục Dạy nghề
Thiếu niên Thành phố - Gò Vấp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài,
song trên thực tế vẫn còn nhiều sai sót và khiếm khuyết. Tác giả kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến chun mơn từ Q thầy cô, các chuyên gia, bạn bè và đồng
nghiệp để đề tài có thể được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/10/2020
Tác giả Phan Thị Dạ Thảo


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................. 3
Lời cảm ơn ................................................................................................................. 4
Mục lục ...................................................................................................................... 5
Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................................... 7
Danh mục các bảng .................................................................................................... 8
Danh mục các hình và biểu đồ ................................................................................... 9
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA
TRẺ VỊ THÀNH NIÊN ..................................................................... 6
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................. 6
1.1.2. Tại Việt Nam ............................................................................................ 8
1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 12
1.2.1. Nhu cầu................................................................................................... 12
1.2.2. Tham vấn tâm lí ...................................................................................... 19
1.2.3. Nhu cầu tham vấn tâm lí ........................................................................ 28
1.2.4. Trẻ vị thành niên..................................................................................... 31

1.2.5. Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên ....................................... 38
1.3. Tiêu chí đánh giá nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên ................. 40
1.3.1. Biểu hiện nhu cầu tham vấn tâm lí qua các mặt ..................................... 40
1.3.2. Mức độ biểu hiện nhu cầu tham vấn tâm lí ............................................ 49
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên
đang sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh ............. 51
1.4.1. Các yếu tố chủ quan ............................................................................... 51
1.4.2. Các yếu tố khách quan ........................................................................... 52
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 54


Chương 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA TRẺ
VỊ THÀNH NIÊN ĐANG SỐNG TRONG CÁC TRUNG TÂM
BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ................................ 57
2.1. Tổ chức nghiên cứu ...................................................................................... 57
2.1.1. Sơ lược các trung tâm bảo trợ xã hội. .................................................... 57
2.1.2. Mô tả mẫu khách thể nghiên cứu............................................................. 60
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 62
2.1.4. Kiểm nghiệm mức độ tin cậy của thang đo ............................................. 66
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành
niên đang sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh ..... 72
2.2.1. Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên thơng qua
các nội dung tham vấn tâm lí ................................................................. 72
2.2.2. Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên thơng qua
các hình thức tham vấn ........................................................................... 91
2.2.3. Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên thông qua
cơ sở vật chất .......................................................................................... 93
2.2.4. Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên thông qua
nguồn nhân lực ....................................................................................... 96
2.2.5. Kết quả nghiên cứu trường hợp .............................................................. 99

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên
đang sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh ........... 104
2.4. Một số biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên
đang sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội............................................. 108
2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ....................................................................... 108
2.4.2. Một số biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành
niên đang sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội .............................. 110
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 122
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ảnh hưởng

AH
ĐTB

:

Điểm trung bình

NC TVTL

:

Nhu cầu tham vấn tâm lí

TT


:

Trung tâm

TT BTXH

:

Trung tâm bảo trợ xã hội

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

VTN

:

Vị thành niên

RTX


:

Rất thường xuyên

TX

:

Thường xuyên

TT

:

Thỉnh thoảng

HK

:

Hiếm khi

KBG

:

Không bao giờ



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Sơ lược khách thể nghiên cứu ............................................................... 61

Bảng 2.2.

Mức độ quy đổi tương ứng của thang đo .............................................. 65

Bảng 2.3.

Kết quả kiểm nghiệm mức độ tin cậy của thang đo .............................. 66

Bảng 2.4.

Biểu hiện NC TVTL thông qua nội dung TVTL về học tập ................. 74

Bảng 2.5.

Biểu hiện NC TVTL thông qua nội dung TVTL về hướng nghiệp ...... 75

Bảng 2.6.

Biểu hiện NC TVTL thông qua nội dung TVTL về các vấn đề tâm
lí lứa tuổi, giới tính, hơn nhân, sức khỏe sinh sản ................................ 77

Bảng 2.7.

Biểu hiện NC TVTL thông qua nội dung TVTL về mối quan hệ với
người nuôi dưỡng, anh chị em sống cùng ............................................. 79


Bảng 2.8.

Biểu hiện NC TVTL thông qua nội dung TVTL về mối quan hệ với
thầy cô ................................................................................................... 82

Bảng 2.9.

Biểu hiện NC TVTL thông qua nội dung TVTL về mối quan hệ với
bạn bè .................................................................................................... 84

Bảng 2.10. Biểu hiện NC TVTL thông qua nội dung TVTL về cảm xúc, suy
nghĩ của bản thân .................................................................................. 86
Bảng 2.11. Biểu hiện NC TVTL thông qua nội dung TVTL về các kỹ năng tự
bảo vệ, phòng chống bạo lực, xâm hại .................................................. 88
Bảng 2.12. So sánh sự khác biệt về NC TVTL giữa giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn .................................................................................................. 90
Bảng 2.13. Biểu hiện NC TVTL thơng qua các hình thức TVTL ........................... 91
Bảng 2.14. Biểu hiện NC TVTL thông qua cơ sở vật chất ..................................... 94
Bảng 2.15. So sánh sự khác biệt về NC TVTL giữa giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn .................................................................................................. 95
Bảng 2.16. Biểu hiện NC TVTL thông qua nguồn nhân lực................................... 96
Bảng 2.17. Các yếu tố ảnh hưởng đến NC TVTTL của trẻ VTN đang sống trong
các TT BTXH ...................................................................................... 104


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỜ
Hình 1.1.

Mơ hình hoạt động tham vấn học đường tại các trường THCS

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ......................................................... 10

Biểu đồ 2.1. Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ VTN đang sống trong các TT
BTXH biểu hiện qua các nội dung TVTL .......................................... 72
Biểu đồ 2.2. Cách giải quyết khó khăn tâm lí của trẻ VTN đang sống trong
các TT BXTH ................................................................................... 106


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội loài người ngày càng phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật cũng như ở nhiều lĩnh vực khác. Song song đó, đời sống tâm lí của con người
cũng trở nên đa dạng và phong phú để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Những sự
thay đổi này giúp cho cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn, mới mẻ hơn. Tuy nhiên,
nếu sự thay đổi diễn ra quá mạnh mẽ, liên tục và nhanh chóng thì sẽ có tác động tiêu
cực đến sức khỏe của con người cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
Những khó khăn trong cuộc sống mà mỗi người cần đối mặt như những thông
tin tiêu cực, những tệ nạn xã hội, những nỗi buồn đau, mất mát… phần nào khiến
con người trở nên trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn, nhưng một mặt khác cũng gây ra
những căng thẳng tâm lí, khó khăn trong đời sống tinh thần của con người. Trước
những khó khăn tâm lí đó, con người dần dần bộc lộ nhu cầu cần được chia sẻ, được
thông cảm và thấu hiểu bởi người khác, họ trao đổi những câu chuyện, thông tin với
nhau hay nói một cách khác là họ nảy sinh nhu cầu tham vấn tâm lí (NC TVTL).
TVTL là hoạt động trợ giúp tâm lí, giáo dục khơng chỉ ở người trưởng thành
mà còn ở trẻ vị thành niên (VTN) - một giai đoạn có nhiều sự thay đổi. Lứa tuổi VTN
là giai đoạn quá độ, giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn với rất nhiều
những chuyển biến tâm lí đa dạng và phức tạp ở trẻ VTN nói chung và trẻ VTN có
hồn cảnh đặc biệt nói riêng. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do

kết quả biến đổi mạnh mẽ của ý thức và tự ý thức, của nội dung và hình thức hoạt
động học tập, của mối quan hệ ứng xử với người lớn, với bạn bè, của tính tích cực xã
hội ở các em. Điều này làm cho các em ln tò mò, thích khám phá thế giới, độc lập
trong học tập và các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế
nên các em gặp khơng ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng, cũng như xây dựng quan
hệ ứng xử với thầy cô giáo, với cha mẹ và bạn bè để đáp ứng được kỳ vọng, trơng đợi
của gia đình, nhà trường và xã hội.
Do đặc thù bản thân và môi trường sống mà ở trẻ VTN đang sống trong các
trung tâm bảo trợ xã hội (TT BTXH) mang một số đặc điểm tâm lí như dễ tổn thương,


2
mặc cảm tự ti, tội lỗi, tự trách bản thân, có xu hướng làm theo những nhu cầu của
người khác mặc dù khả năng ứng phó, khả năng độc lập tương đối cao. Đồng thời,
sự trợ giúp cho trẻ VTN đang sống trong các TT BTXH chủ yếu là sự trợ giúp về
điều kiện vật chất, ngày nay điều kiện tinh thần cũng đã bắt đầu được quan tâm tuy
nhiên chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu tâm lí, cho sự phát triển đầy đủ về lòng tự
trọng, sự tự tin ở trẻ VTN có hồn cảnh đặc biệt. Điều đó dẫn đến tâm lí bi quan đối
với bản thân, với người khác và với tương lai của chính bản thân trẻ VTN.
Hầu hết trẻ VTN đều cần có sự giúp đỡ của người lớn để có thể ứng phó được
với khủng hoảng tâm lí trong q trình phát triển và hồn thiện nhân cách. Điều này
có nghĩa là trẻ VTN nói chung và trẻ VTN đang sống trong các TT BTXH nói riêng
đều đang có NC TVTL, nhận định được nhu cầu này, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã
ban hành thông tư số 31/2017 hướng dẫn thực hiện cơng tác tham vấn tâm lí cho học
sinh.
Hiện nay, hoạt động TVTL ở Việt Nam đang phát triển tương đối rộng với
nhiều loại hình tham vấn đa dạng và phong phú nhằm trợ giúp cho thân chủ nâng cao
khả năng tự giải quyết những khó khăn tâm lí gặp phải trong cuộc sống. Tuy nhiên,
hoạt động tham vấn chuyên biệt cho trẻ VTN để đáp ứng NC TVTL ở các em trong
lĩnh vực học tập và quan hệ giao tiếp, ứng xử vẫn còn là một lĩnh vực tương đối xa

lạ, chưa có nhiều nghiên cứu và ứng dụng.
Năm 2010, trong Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học
lần thứ 7 ĐH Đà Nẵng, tác giả Nguyễn Thị Phương Trang đã có bài viết về NC TVTL
của trẻ mồ côi sống tại trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn thành phố Đà Nẵng,
nghiên cứu cho thấy có đến 32,9% trẻ sống tại trung tâm rất mong muốn được TVTL
và 41,2% trẻ sống tại trung tâm mong muốn được TVTL. Đồng thời, có rất nhiều nội
dung TVTL mà trẻ sống tại trung tâm muốn được tham vấn, trong đó, nội dung tham
vấn về học tập chiếm tỉ lệ cao nhất 21%, tiếp đến là nghề nghiệp trong tương lai
18,2%, nội dung tham vấn về tình u chiếm 14,1% và tình bạn chiếm 14,7%. Ngồi
ra, các nội dung tham vấn khác như quan hệ với người lớn, quan hệ với thầy cô, quan
hệ với anh chị em sống cùng, vấn đề giới tính, vấn đề sức khỏe sinh sản… cũng rất
được trẻ sống tại trung tâm quan tâm (Nguyễn Thị Phương Trang, 2010).


3
Năm 2012, tác giả Lê Thu Trang cũng đã nghiên cứu về NC TVTL của trẻ VTN
vi phạm pháp pháp luật ở Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, thơng qua nghiên cứu
tác giả cho thấy nhu cầu được TVTL đối với trẻ VTN tại trường giáo dưỡng ở mức độ
rất cao (80,1%), trẻ tại trường giáo dưỡng mong muốn được nhà tham vấn thấu hiểu,
cũng như được mọi người chấp nhận. Những chủ đề tham vấn mà trẻ VTN vi phạm
phạm pháp luật muốn được trợ giúp gồm: lo lắng về gia đình (65,2%), lo lắng khi trở
về cộng đồng (45,4%), lo sợ quay lại con đường cũ (48,2%), ứng xử trong trường
(41,1%), lo lắng về công việc tương lai (42,6%), lo lắng về chỉ tiêu lao động, học tập
( 37,6%), khơng có sự hiểu biết về sức khỏe tình dục và bạn bè, người yêu bỏ (19,9%)
(Lê Thu Trang, 2012).
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về NC TVTL của trẻ VTN, tuy nhiên nghiên
cứu về NC TVTL của trẻ VTN đang sống trong các TT BTXH còn rất hạn chế.
Xuất phát từ lý luận và thực tế trên, mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài “Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên đang sống trong các
Trung tâm Bảo trợ xã hợi tại thành phớ Hờ Chí Minh” được xác lập.

2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng NC TVTL của trẻ VTN, trên cơ sở đó đề xuất một số
biện pháp đáp ứng NC TVTL cho trẻ VTN đang sống trong các TT BTXH tại Tp. Hồ
Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số lí luận liên quan đến đề tài như: nhu cầu, tham vấn tâm lí,
nhu cầu tham vấn tâm lí, nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ VTN, đặc điểm tâm lí của
trẻ VTN đang sống trong các TT BTXH.
- Xác định thực trạng NC TVTL của trẻ VTN đang sống trong các TT BTXH.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm đáp ứng NC TVTL của trẻ VTN đang sống
trong các TT BTXH.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: NC TVTL của trẻ VTN.
- Khách thể nghiên cứu: trẻ VTN đang sống trong các TT BTXH.


4
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Biểu hiện NC TVTL của trẻ VTN đang sống trong các TT BTXH thông qua
nội dung TVTL, hình thức TVTL, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Trong đó, biểu
hiện NC TVTL ở mức độ trung bình và khơng đồng đều giữa các nội dung TVTL,
hình thức TVTL.
- Có sự khác biệt về biểu hiện NC TVTL thơng qua nội dung TVTL, hình thức
TVTL, cơ sở vật chất theo các nhóm tuổi và giới tính.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NC TVTL của trẻ VTN đang sống trong các
TT BTXH gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, nhưng yếu tố chủ quan ảnh
hưởng nhiều hơn.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ mức độ biểu hiện NC TVTL của trẻ VTN đang sống

trong các TT BTXH dưới góc độ các đặc điểm của nhu cầu (đối tượng thỏa mãn nhu
cầu, phương thức thỏa mãn và các hình thức, điều kiện thỏa mãn), cụ thể là các biểu
hiện thông qua nội dung TVTL, hình thức TVTL, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.
6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
30 - 35 trẻ VTN đang sống trong các TT BTXH tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trẻ VTN có độ tuổi từ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi và được chia thành 2 nhóm.
Nhóm 1: từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Nhóm 2: từ 16 tuổi dưới 18 tuổi.
6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tại 3 cơ sở bao gồm: Làng thanh thiếu niên Thủ Đức Thủ Đức, Làng SOS Gò Vấp - Gò Vấp, Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục Dạy
nghề Thiếu niên Thành phố - Gò Vấp. Trong luận văn, Làng thanh thiếu niên, Làng
SOS, Trường dạy nghề được hiểu như TT BTXH xét về mặt quản lí hành chính.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thông qua việc tìm đọc, phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu có liên quan
đến vấn đề đang nghiên cứu, tác giả xây dựng hệ thống cơ sở lí luận cho đề tài NC


5
TVTL của trẻ VTN đang sống trong các TT BTXH.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để tìm hiểu về thực trạng NC TVTL của trẻ VTN đang sống trong các TT
BTXH và các biểu hiện qua nội dung TVTL, hình thức TVTL, cơ sở vật chất, nguồn
nhân lực, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
7.2.1. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: tìm hiểu thực trạng biểu hiện NC TVTL qua nội dung TVTL của
trẻ VTN đang sống trong các TT BTXH.
- Nội dung: sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp trẻ VTN đang sống trong các
TT BTXH ở độ tuổi từ 13 đến dưới 18 tuổi nhằm thu thập thông tin một cách trực
tiếp về nội dung NC TVTL.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: nhằm thu thập thông tin về mức độ biểu hiện của NC TVTL thơng
qua nội dung TVTL, hình thức TVTL, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.
- Nội dung: các nội dung liên quan đến biểu hiện NC TVTL của trẻ VTN đang
sống trong các TT BTXH.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Mục đích: phân tích sâu hơn NC TVTL của trẻ VTN qua những trường hợp
cụ thể.
- Nội dung: tìm hiểu, thu thập thơng tin về hồn cảnh gia đình, các khó khăn
tâm lí và NC TVTL để có thêm cơ sở hiểu về NC của trẻ.
7.3. Phương pháp thớng kê
- Mục đích: xử lí số liệu thống kê nhằm bổ sung cơ sở để bình luận số liệu thu
thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Cách thực hiện: sử dụng phần mềm SPSS để xử lí kết quả thống kê.


6

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN
TÂM LÍ CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài
1.1.1. Trên thế giới
Năm 1930, tham vấn chính thức ra đời do cơng của E.G Williamson (19001979), đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện một lí thuyết hồn chỉnh của tham vấn. Tiếp
theo đó, sự du nhập và hình thành các trường phái Tâm lí học khác nhau để thay thế,
bổ sung cho trường phái Phân tâm học của Freud đang thịnh hành trong giai đoạn
này.
Cùng với sự phát triển của các trường phái tâm lí thì các nhà nghiên cứu cũng
bắt đầu chú ý đến các khía cạnh khác như kỹ thuật, lợi ích, tiềm năng mà TVTL đem
lại cho thân chủ, đặc biệt là những thân chủ chưa trưởng thành như trẻ VTN.
Năm 2014, hai tác giả Jenny Shumba và George Moyo đã tiến hành nghiên cứu

trường hợp của 13 học sinh trung học được lựa chọn có chủ đích và 4 chun viên
tham vấn học đường từ hai trường trung học tại Harare Metropolitan, một tỉnh ở phía
bắc Zimbabwe (Jenny Shumba và George Moyo, 2014).
Kết quả nghiên cứu cho thấy hấu hết những đứa trẻ mất người thân sẽ trải qua
cảm giác đau đớn và nỗi nhớ. Từ sự đau khổ này một số trẻ có cảm giác sẽ trả thù
cho người thân của họ, sự tổn thương dường như bắt nguồn rất sâu sắc và gợi lên
những cảm xúc báo thù sâu sắc hơn việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có thể
thơng cảm. Ý tưởng tự sát cũng được chứng minh do nỗi đau mất mát. Ví dụ một đứa
trẻ đã gợi ý điều này khi trẻ tâm sự rằng: “Cái chết của mẹ tôi thực sự làm tôi đau
đớn. Đến giờ tôi vẫn đau đớn. Nếu tôi đi sâu vào suy nghĩ về nó thì tơi đã làm tôi
căng thẳng và đôi khi tôi nghĩ đến việc phạm phải những điều tồi tệ, đơi khi tơi ước
mình đã chết”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn của các chuyên viên tham vấn học
đường khi làm công việc tham vấn như:
+ Thiếu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, chuyên viên tham vấn học đường cần có sự
hỗ trợ đồng đẳng trong quá trình làm việc.


7
+Cảm thấy khó khăn khi đối mặt với nan đề bị lạm dụng tình dục.
+Xuất hiện sự phụ thuộc vào tình cảm, cảm xúc của trẻ mất mát người thân với
chuyên viên tham vấn học đường.
+Quy trình hỗ trợ liên quan đến nhiều khía cạnh xã hội và thiếu sự đồng bộ
trong việc cung cấp các chính sách hỗ trợ.
Dựa trên những phát hiện trên, nghiên cứu kết luận rằng những đứa trẻ mất mát
người thân đã trải qua nhiều tình huống ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc đi
học và khiến chúng cần được tham vấn về sự mất mát. Tuy nhiên quá trình tham vấn
học đường tại các trường học ở Harare gặp khó khăn do thái độ tiêu cực đối với
chuyên viên tham vấn học đường; thiếu kế hoạch đúng đắn và bản chất phản ứng của
tham vấn mất người thân trong các trường học; các trường khơng có chính sách cũng

như khơng đặt ra các thủ tục về tham vấn mất người thân (Jenny, S., và George, M.,
2014).
Năm 2016, trong một tạp chí khoa học ở Ấn Độ, tác giả Dar Sameena và cộng
sự đã tái khẳng định rằng việc TVTL cho trẻ VTN sẽ góp phần hữu ích cho việc xác
định sớm và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần. Tác giả cũng cho rằng lứa
tuổi VTN thường là giai đoạn khỏe mạnh nhưng có một số yếu tố nguy cơ của bệnh
trưởng thành bắt đầu ở tuổi VTN và có thể được ngăn ngừa bằng các biện pháp can
thiệp thích hợp trong giai đoạn này. Ở độ tuổi VTN có sự mâu thuẫn nội tại giữa việc
trở nên độc lập và cần sự trợ giúp, vì vậy TVTL là điều cần thiết (Dar Sameena et al.,
2016).
Năm 2017, hai tác giả Ridwan B. Pramono và Dwi Astuti đã tiến hành một
nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral
Therapy - CBT) trong việc cải thiện sự tự chấp nhận bản thân của trẻ VTN sống trong
trại trẻ mồ cơi. Nghiên cứu tiến hành với hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, mỗi
nhóm có 12 trẻ nam ở độ tuổi VTN đang sống trong trại trẻ mồ côi tham gia. Kết quả
nghiên cứu cho thấy liệu pháp nhận thức hành vi đóng góp khoảng 68,6% vào việc
cải thiện sự tự chấp nhận bản thân ở trẻ mồ côi trong độ tuổi VTN. Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng những tác động trong đời sống hằng ngày như: cảm thấy chán nản, nhận
được sự đối xử bất lợi, thiếu sự hỗ trợ, gây hấn bằng lời nói hoặc những lời nói làm


8
mất tự tin dễ khiến trẻ mồ côi cảm thấy khác biệt, bản thân ít giá trị, dễ tấn cơng bằng
bạo lực, dễ bị bắt nạt và có xu hướng rút lui, trốn tránh khỏi cộng đồng vì vậy việc
TVTL đối với trẻ VTN mồ côi là điều rất cần thiết (Ridwan, B., P., và Dwi, A.,2017).
1.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về NC TVTL ở nhiều lứa tuổi đã
xuất hiện từ rất sớm và đạt được những thành quả nhất định. Năm 1989, Trung tâm
Nghiên cứu Tâm lí trẻ em và tâm bệnh lý được sáng lập và lãnh đạo bởi BS Nguyễn
Khắc Viện. Trung tâm cũng cho xuất bản tờ “Thông tin khoa học tâm lí”, đặc biệt

quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hồn cảnh.
Năm 2002 và năm 2003, tác giả Trần Thị Minh Đức có các bài viết về TVTL
như “Bàn về hiệu quả của Tư vấn trên báo”; “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: Từ
lý thuyết đến thực tế” (Trần Thị Minh Đức, 2003, 2002).
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về NC TVTL, đặc biệt NC TVTL
của nhóm trẻ VTN bắt đầu được chú trọng và phát triển. Các tác giả tập trung nghiên
cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng phân chia theo hai xu hướng chủ yếu.
+ Xu hướng thứ nhất: nghiên cứu đánh giá thực trạng NC TVTL của trẻ.
+ Xu hướng thứ 2: nghiên cứu đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nhằm
đáp ứng NC TVTL cho trẻ.
Năm 2007, tác giả Phan Thị Mai Hương và cộng sự trong cuốn “Cách ứng phó
của trẻ vị thành niên với hồn cảnh khó khăn” đã khẳng định sự cần thiết của hoạt
động TVTL nhằm giúp trẻ VTN có khả năng lựa chọn cách ứng xử tích cực, thích
hợp với hồn cảnh và tạo nhân tố cho sự phát triển nhân cách (Phan Thị Mai Hương
et al., 2007).
Năm 2012, tác giả Lê Thu Trang trong nghiên cứu “Nhu cầu tham vấn tâm lí
của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại trường giáo dưỡng” đã chỉ ra rằng hơn
80% trẻ VTN cảm thấy TVTL là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy,
TVTL đem lại những hiệu quả nhất định đối với trẻ VTN như giải tỏa những bức xúc
(85.1%), có cơ hội trò chuyện, nói lên những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của
mình (43,3%), có nhận thức và lối sống tích cực (39,7%), hiểu biết nhiều hơn về cuộc
sống (33,3%). Tác giả cũng cho thấy NC TVTL của trẻ VTN tại trường giáo dưỡng


9
nói riêng và trẻ VTN nói chung là rất cao (hơn 50%). Trẻ VTN cũng có mong muốn
được tham vấn và giúp đỡ với nhiều hình thức khác nhau như: tham vấn cá nhân
(70,9%), tham vấn nhóm (16,3%), sinh hoạt ngoại khóa (34,8%) (Lê Thu Trang,
2012).
Năm 2012, tác giả Hồng Thị Tâm và cộng sự trong một nghiên cứu về trẻ

VTN đang học tại trường THPT Đồng Hới, Quảng Bình cũng cho thấy có hơn 70%
trẻ VTN cảm thấy cần thiết hoặc rất cần thiết đối với việc TVTL. Trẻ VTN đang đi
học có NC TVTL về những lĩnh vực như: học tập, quan hệ ứng xử với giáo viên, với
bạn bè, với bạn khác giới, với các thành viên trong gia đình, hướng nghiệp. Trong đó
lĩnh vực học tập chiếm mức độ cao bởi áp lực học tập ngày một nhiều. Bên cạnh đó
nghiên cứu cũng cung cấp thêm rằng có khoảng 76.4% trẻ VTN có NC được tham
vấn tại trường bởi các chuyên viên chuyên nghiệp có kiến thức chuyên môn. Tác giả
gợi ra các biện pháp nhằm cải thiện NC TVTL của trẻ VTN tại trường học như: nâng
cao nhận thức và hiểu biết về TVTL cho học sinh, nâng cao nhận thức về vai trò của
TVTL với giáo viên, các bộ quản lí giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ TVTL,
chú trọng sự đa dạng trong nội dung và hình thức TVTL (Hồng Thị Tâm và Trần
Thị Tú Anh, 2012).
Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh và cộng sự trong một công trình
nghiên cứu đã đề ra mơ hình TVTL cho trẻ VTN đang học tại các trường THCS trên
địa bàn TP. Đà Nẵng biểu thị theo sơ đồ sau:


10

Hình 1.1. Mơ hình hoạt động tham vấn học đường tại các trường THCS trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng (Nguồn: Nguyễn Thị Trâm Anh)
Tác giả cũng đề ra tiến trình cho hoạt động tham vấn như sau:
+ Lập kế hoạch tham vấn học đường cho học sinh, phụ huynh và giáo viên
trong trường theo năm học, từng học kỳ, từng tháng dựa trên cơ sở nghiên cứu sàng
lọc và phát hiện vấn đề trong tình huống học đường, tâm lí lứa tuổi.
+ Xây dựng/lựa chọn cơng cụ đánh giá nhằm chẩn đốn các khía cạnh khác
nhau hỗ trợ cho việc xác định đúng đắn vấn đề của học sinh.
+ Tìm hiểu và tiếp cận học sinh: Thơng tin tìm hiểu về học sinh có thể qua
nhiều kênh thơng tin khác nhau, tuy nhiên cần tránh bị nhiễu thông tin và định kiến
bởi thông tin mang lại, do vậy việc lấy thơng tin từ chính học sinh là thơng tin tốt

nhất. Việc tiếp cận học sinh có nhu cầu tham vấn cần là một sự tiếp cận tự nhiên
thông qua các hoạt động trong nhà trường và ngoài nhà trường và cần có phương
pháp thúc đẩy nhu cầu được tham vấn từ phía học sinh.
+ Tham vấn cá nhân/nhóm/gia đình: Lựa chọn hình thức tham vấn phù hợp
với vấn đề, đặc điểm tâm lí của thân chủ là học sinh.
+ Lượng giá thường xuyên và lượng giá kết thúc cho hoạt động tham vấn.


11
+ Công tác lưu trữ hồ sơ theo mã số và theo dõi học sinh sau khi kết thúc
tham vấn.
+ Nghiên cứu này cũng cho thấy có khoảng 94,1% học sinh mong muốn
người tham vấn là người có chun mơn, được đào tạo chính quy. Hình thức tham
vấn mà trẻ mong muốn chủ yếu là tham vấn trực tiếp bởi trẻ VTN mong muốn được
chia sẻ và giải quyết vấn đề một cách cặn kẽ, có khoảng 24% trẻ VTN lựa chọn hình
thức tham vấn gián tiếp là qua internet bởi các em cho rằng như vậy có thể đảm bảo
được bí mật cá nhân và dễ bộc lộ suy nghĩ của mình hơn” (Nguyễn Thị Trâm Anh et
al., 2016).
Năm 2018, tác giả Lê Ngọc Hân đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhu cầu
tham vấn tâm lí của học sinh trung học phổ thông ở Trường phổ thông dân tộc nội trú
tại Thành phố Cần Thơ”, kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh THPT có NC TVTL
biểu hiện qua nội dung TVTL ở mức độ thỉnh thoảng với NC TVTL về nội dung các
kỹ năng sống là cao nhất (ĐTB=3,30). Trong đó bao gồm các kỹ năng như: “mong
muốn biết cách nói lời yêu thương (ĐTB=3,39), muốn có kỹ năng tự nhận thức
(ĐTB=3,39), muốn được học về kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ (ĐTB=3,39), muốn được
học về kỹ năng ứng phó với căng thẳng (ĐTB=3,36), muốn được tăng cường kỹ năng
thể hiện sự tự tin (ĐTB=3,36), muốn nắm vững kỹ năng giao tiếp (ĐTB=3,36) …”.
Bên cạnh đó, học sinh THPT còn quan tâm đến các nội dung TVTL khác và
có NC TVTL ở các lĩnh vực như: tâm lí lứa tuổi thanh niên, học sinh, học tập - hướng
nghiệp, các mối quan hệ và các vấn đề cá nhân.

Nghiên cứu còn đánh giá NC TVTL của học sinh THPT qua hình thức TVTL,
kết quả cho thấy học sinh mong muốn sẽ được TVTL thông qua các họa động lồng
ghép vào tiết học, hoặc các chuyên đề, diễn đàn… thường xuyên hơn so với tham vấn
cá nhân và trực tiếp (Lê Ngọc Hân, 2018).
Nhìn chung vấn đề NC TVTL của trẻ VTN đã được nhiều nhà nghiên cứu tại
Việt Nam và trên thế giới khai thác. Tuy nhiên các đề tài chủ yếu tập trung vào NC
TVTL học đường hoặc có một số nghiên cứu dưới góc độ NC TVTL của trẻ VTN vi
phạm pháp luật, nhóm trẻ VTN có hồn cảnh đặc biệt như trẻ mồ cơi, cơ nhỡ, trẻ
VTN đang sống trong các TT BTXH vẫn còn hạn chế.


12
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Nhu cầu
a) Khái niệm nhu cầu
Tính đến thời điểm hiện tại, nhu cầu được xem xét từ nhiều khía cạnh khác
nhau. Theo từ điển Oxford Psychology định nghĩa “nhu cầu là thiếu một cái gì đó
mà sự thiếu thớn đó là cần thiết cho sự sớng cịn” hay nói một cách khác “nhu cầu
là một trạng thái động lực do thiếu một thứ gì đó mà một sinh vật địi hỏi hoặc mong
ḿn đạt được” (Andrew, M., C., 2000).
Từ điển Tâm lí học của Hiệp hội Tâm lí APA cũng có định nghĩa “nhu cầu
là một tình trạng căng thẳng trong một sinh vật do thiếu một cái gì đó cần thiết cho
sự sớng cịn, hạnh phúc hoặc hồn thiện cá nhân”.
Theo tác giả M.S. Bhatia “nhu cầu là một thuật ngữ mơ hồ đề cập đến một
trạng thái nội tâm của sự không thỏa mãn hoặc căng thẳng liên quan đến sự mong
muốn, sự thơi thúc hoặc kích thích hành vi nội sinh khác. Nhu cầu cịn có ngụ ý một
kích thích bên trong bẩm sinh hoặc bản năng của con người” (Bhatia, M., S., 2009)
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cùng cộng sự của mình trong cuốn Tâm lí học
đại cương đã định nghĩa “nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu khách quan được con
người phản ánh trong những điều kiện cụ thể và thấy cần được thoả mãn để tồn tại

và phát triển” (Nguyễn Quang Uẩn, 2000).
Tác giả Trần Tuấn Lộ định nghĩa về nhu cầu như sau “nhu cầu là những cái,
những điều mà mỗi người chúng ta cần, mong và muốn được thỏa mãn trong suốt
cuộc đời hoặc chỉ trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời hoặc trong những lúc nào
đó mà thơi” (Trần Tuấn Lộ, 2014).
“Nhu cầu là một lực động xuất phát từ cơ thể, trong khi đó áp lực là lực tác
động vào cơ thể, khơng cái nào trong hai cái đó (nhu cầu và áp lực) lại tồn tại tách
rời nhau”- định nghĩa này được nêu ra bởi tác giả Henry Murray, ông cũng cho rằng
khơng có nhu cầu nào diễn ra mà không gây ra sự căng thẳng với chủ thể và để giải
tỏa sự căng thẳng này chủ thể cần thỏa mãn các áp lực đang có hay nói cách khác là
cần thỏa mãn các nhu cầu của chính mình. Quan điểm của Murray một lần nữa tái


13
khẳng định rằng nhu cầu là sự đòi hỏi phải thỏa mãn và nhu cầu không xuất hiện độc
lập, riêng lẽ mà nó ln đi kèm với những hoạt động của chủ thể.
Ở góc độ nguồn gốc tích cực của cá nhân thì “nhu cầu con người cần được
hiểu là sự biểu hiện mới quan hệ tích cực của cá nhân đới với hồn cảnh, là sự địi
hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển với tư cách
là một nhân cách” (Lê Khanh, 2007).
Nhìn chung, nhu cầu là sự thiếu thốn về điều gì đó mà sự thiếu thốn này xuất
hiện trong quá trình chủ thể hoạt động, sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu khơng xuất
hiện một mình vì vậy nhu cầu của cá nhân mang tính đa dạng và phong phú vơ cùng.
Đồng thời, nhu cầu cũng có tính chi phối đến đời sống, hành vi và nhận thức của chủ
thể. Mặt khác có thể nhận định nhu cầu là trạng thái tâm lí và là nguồn gốc tích cực
của cá nhân.
Tuy nhiên, không phải tất cả các sự thiếu thốn đều trở thành nhu cầu bởi nhu
cầu chỉ xuất hiện khi chủ thể đáp ứng được 3 phương diện sau:
+ Chủ thể ý thức được sự thiếu thốn và cần thiết của một cái gì đó.
+ Chủ thể bắt đầu nhận thức được các cách thức, phương thức bù đắp, thỏa

mãn sự thiếu thốn.
+ Chủ thể nhận thức ý nghĩa của sự thiếu thốn với sự phát triển của bản thân.
Khi chủ thể đáp ứng cả 3 phương diện trên nghĩa là sự thiếu thốn bắt đầu
gây ra trong chủ thể một sự căng thẳng nhất định do nhận ra tình trạng thiếu thốn và
cần được bù đắp để phát triển, lúc này sự thiếu thốn trở thành nhu cầu.
Tóm lại, nhu cầu được hiểu và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau
nhưng trong luận văn, tác giả sử dụng định nghĩa “nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu
khách quan được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể và thấy cần
được thoả mãn để tồn tại và phát triển” của tác giả Nguyễn Quang Uẩn làm cơ sở lí
luận cho đề tài.
b) Đặc điểm của nhu cầu
Tùy thuộc vào cách tiếp cận vấn đề mà các nhà nghiên cứu chỉ ra các đặc
điểm của nhu cầu khác nhau. Trong cuốn giáo trình Tâm lí học đại cương năm 2001


14
tác giả Phạm Tất Dong đã xem nhu cầu là một trạng thái tâm lí và diễn ra theo 5 giai
đoạn:
+ Nhận ra đối tượng
+ Nảy sinh trạng thái cảm xúc
+ Thúc đẩy tìm kiếm cách thức thỏa mãn nhu cầu
+ Nhu cầu suy yếu
+ Xuất hiện sự lặp lại
Một số tác giả khác như tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến và
Trần Quốc Thành trong cuốn giáo trình Tâm lí học đại cương dùng để giảng dạy tại
ĐH Huế (năm 2000), tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang
trong cuốn tâm lí học đại cương (năm 2007), hay cuốn Tâm lí học đại cương do tác
giả Huỳnh Văn Sơn chủ biên (Huỳnh Văn Sơn et al., 2012) cũng đã trình bày nhu cầu
có 4 đặc điểm cơ bản sau:
+ Nhu cầu bao giờ cũng có đới tượng. Khi nào nhu cầu gặp đới tượng có

khả năng đáp ứng sự thỏa mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con
người hoạt động nhằm tới đối tượng.
+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó
quy định.
+ Nhu cầu có tính chu kỳ.
+ Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật: nhu
cầu của con người mang bản chất xã hội.
Tác giả Nguyễn Xuân Thức và Lê Thị Bừng lại có cùng quan điểm rằng nhu
cầu có 3 đặc điểm sau: (Nguyễn Xuân Thức, 2007).
+ Nhu cầu bao giờ cũng có đới tượng (tính đới tượng của nhu cầu).
+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó
quy định.
+ Nhu cầu có tính chu kỳ.
Trong bài giảng tại Học viện Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh hệ đào tạo từ xa
năm 2016, tác giả Ngơ Minh Duy có đề cập đến các đặc điểm của nhu cầu như sau:
(Ngô Minh Duy, 2016).


15
+ Phong phú và đa đạng
+ Ln ln có đới tượng
+ Nội dụng phụ thuộc: trạng thái thiếu hụt, điều kiện, phương pháp thỏa mãn
+ Có tính chu kỳ và cường độ tăng dần
+ Chịu sự chi phối của ý thức và có bản chất xã hội
+ Có mới liên hệ mật thiết với cảm xúc
+ Nhu cầu chi phối đời sớng tâm lí của con người
Nhìn chung có nhiều quan điểm về đặc điểm của nhu cầu và tùy thuộc vào
cách thức tiếp cận mà các tác giả có các quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, không thể
phủ nhận rằng nhu cầu ln cần phải có đối tượng, nội dung của nhu cầu có sự phụ
thuộc vào điều kiện và phương thức thỏa mãn nhu cầu quy định, sự xuất hiện của nhu

cầu trong đời sống hằng ngày luôn mang tính chu kỳ và nhu cầu con người khác xa
về chất so với nhu cầu con vật, nhu cầu con người mang bản chất xã hội. Kế thừa
quan điểm trên về đặc điểm của nhu cầu, trong luận văn, tác giả phân tích 3 đặc điểm
của nhu cầu bao gồm: nhu cầu bao giờ cũng có đới tượng (tính đối tượng của nhu
cầu), nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thước thỏa mãn nó quy
định, nhu cầu có tính chu kỳ.
+ Nhu cầu bao giờ cũng có đới tượng (tính đới tượng của nhu cầu). Nhu cầu
bao giờ cũng có đối tượng xác định, đối tượng của nhu cầu nằm ngoài và tồn tại một
cách độc lập với chủ thể. Đối tượng của nhu cầu có khả năng thỏa mãn nhu cầu thơng
qua hoạt động, cũng nhờ vậy mà nhu cầu mang tính đối tượng và bản thân đối tượng
trở thành động cơ có chức năng thúc đẩy, định hướng cho hoạt động. Nói một cách
khác, chính tính đối tượng mà nhu cầu đã kích thích sản xuất phát triển và tạo nên
mối quan hệ giữa “cung - cầu”, thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn
cảnh. Đồng thời, đối tượng của nhu cầu trở thành nội dung của nhu cầu khi được chủ
thể ý thức, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu đã xác định được hướng. Tuy
nhiên, cùng một nhu cầu nhưng mỗi cá nhân sẽ có những đối tượng của nhu cầu khác
nhau, việc xác định đối tượng rõ ràng, cụ thể thì ý nghĩa của nhu cầu đối với đời sống
của cá nhân và xã hội càng được nhận thức sâu sắc.


16
+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó
quy định. Trên thực tế, các chủ thể có thể có cùng một nhu cầu nhưng đối tượng của
nhu cầu không tương đồng với nhau từ đó nội dung của nhu cầu khơng đồng nhất.
Bên cạnh đó nội dung của nhu cầu còn chịu sự ảnh hưởng từ điều kiện sống, hay nói
cách khác nhu cầu là sự phản ảnh về điều kiện sống. Nội dung của nhu cầu do điều
kiện thỏa mãn nó quy định nghĩa là nhu cầu của con người nằm trong xã hội và do xã
hội thỏa mãn, do đó nhu cầu của con người mang tính xã hội. Các nhu cầu của con
người như học tập, nghiên cứu, thưởng thức nghệ thuật… đều mang tính xã hội rõ
rệt. Ngay cả những nhu cầu dường như chỉ liên quan đến những chức năng sinh vật

của cơ thể con người thì trên thực tế vẫn mang tính xã hội bởi con người không thỏa
mãn một cách tùy tiện. Nội dung của nhu cầu còn phụ thuộc vào phương thức thỏa
mãn nhu cầu. Nghĩa là không phải tất cả các nhu cầu đều có thể được thỏa mãn bằng
một cách thức mà tùy thuộc điều kiện xã hội giống như C. Mác có viết: "đói là đói,
song cái đói được thoả mãn bằng thịt chín với cách dùng dao và dĩa thì khác hẳn cái
đói bắt buộc phải nuốt bằng thịt sống với cách dùng tay, móng và răng". Từ đó có thể
thấy nhu cầu con người phụ thuộc vào điều kiện và phương thức thỏa mãn nó trong
thời điểm nảy sinh nhu cầu, vì vậy để nảy sinh nhu cầu tốt cần tạo ra những điều kiện
và phương thức thỏa mãn tương ứng.
+ Nhu cầu có tính chu kỳ. Nhu cầu được hiểu là sự thiếu thốn về cái gì đó,
mà cái gì đó có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ thể, khiến chủ thể cần
đáp ứng đầy đủ sự thiếu thốn này để thỏa mãn nhu cầu. Khi một nhu cầu này được
đáp ứng sẽ có những nhu cầu khác cao hơn xuất hiện, nhờ vậy mà con người tích cực
hoạt động và liên tiếp thỏa mãn các nhu cầu để nhân cách con người ngày càng hồn
thiện. Đồng thời, nhu cầu có tính đối tượng và đối tượng trở thành động cơ hành động
hay nói cách khác nhu cầu định hướng cho hoạt động vì vậy khi triệt tiêu một nhu
cầu này thì một nhu cầu khác sẽ xuất hiện để đảm bảo cho hành động được diễn ra
liên tục. Con người, xã hội cũng từ đó ngày một phát triển hơn.


×