Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng việt trong dạy đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo chương trình ngữ văn 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG

TÍCH HỢP KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT
TRONG DẠY ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở LỚP 11 THEO
CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG

TÍCH HỢP KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT
TRONG DẠY HỌC ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở LỚP 11
THEO CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 8140217.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI MINH ĐỨC

HÀ NỘI – 2020




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Giáo
dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Chủ nhiệm khoa Sƣ phạm, cảm ơn các
thầy cô đã giảng dạy lớp Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ mơn Ngữ văn
khố QH-2018-S trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hồn thành chƣơng
trình học tập và luận văn.
Tác giả xin đƣợc gửi đến PGS.TS Bùi Minh Đức lời cảm ơn chân
thành nhất vì đã hƣớng dẫn cho tác giả trong quá trình triển khai đề tài.
Tác giả xin đƣợc cảm ơn Ban Giám hiệu, Tổ Ngữ văn trƣờng THPT
Chúc Động và trƣờng THPT Xuân Mai , huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà
Nội cùng các em học sinh và đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ trong
suốt thời gian tác giả thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Phƣợng

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

Chƣơng trình

CTGDPT


Chƣơng trình giáo dục phổ thơng

DHTH

Dạy học tích hợp

ĐHQG

Đại học Quốc gia

ĐHSP

Đại học Sƣ phạm

ĐT

Đào tạo

ĐC

Đối chứng

GD

Giáo dục

GV

Giáo viên


HS

Học sinh

NXB

Nhà xuất bản

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

SGK

Sách giáo khoa

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên ......................... 35

về việc tích hợp trong dạy đọc- hiểu văn bản thơ ........................................... 35
Bảng 1.2. Mức độ tổ chức dạy học tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng Việt
trong việc đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11 ........................................................ 36
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát những khó khăn khi tổ chức dạy học tích hợp kiến
thức, kĩ năng tiếng Việt trong việc đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11 ................. 36
Bảng 1.4. Mức độ hứng thú của học sinh khi học đọc hiểu ............................ 37
văn bản thơ ở lớp 11 ........................................................................................ 38
Bảng 1.5. Cảm nhận của học sinh khi học đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11 ..... 38
Bảng 1.6. Kết quả khảo sát thái độ của học sinh về việc tích hợp kiến thức, kĩ
năng tiếng Việt vào dạy đọc hiểu trong giờ học Ngữ văn .............................. 40
Bảng 1.7. Tổng hợp nhu cầu đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học đọc
hiểu băn bản thơ ở lớp 11của giáo viên và học sinh ....................................... 41
Bảng 3.1. Đối tƣợng dạy học thực nghiệm và đối chứng ............................... 93
Bảng 3.2. Thống kê kết quả bài kiểm tra ...................................................... 112
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng ....................................................................................................... 112
Bảng 3.4. Thống kê kết quả xếp loại sản phẩm sáng tạo của học sinh ......... 114
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả xếp loại sản phẩm sáng tạo của học sinh lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng ............................................................................... 114

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Mức độ tổ chức dạy học tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng Việt
trong việc đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11 ........................................................ 36
Biểu đồ1.2.Mức độ hứng thú của học sinh khi học đọc hiểu .......................... 38
văn bản thơ ở lớp 11 ........................................................................................ 38
Biểu đồ 1.3. Cảm nhận của học sinh khi học đọc hiểu văn bản ..................... 39
Hình 2.1. Cảm xúc và ấn tƣợng về xứ Huế ..................................................... 60

Hình 2.2. Hàng cau.......................................................................................... 77
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tƣ duy bài thơ “Vội vàng” ................................................... 89
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp
đối chứng ....................................................................................................... 113
Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả xếp loại sản phẩm sáng tạo ............................ 115
Hình 2.1. Cảm xúc và ấn tƣợng về xứ Huế ..................................................... 60
Hình 2.2. Hàng cau.......................................................................................... 77
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tƣ duy bài thơ “Vội vàng” ................................................... 89

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ......................................... iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.1. Xuất phát từ mục tiêu môn Ngữ văn và quan điểm về dạy học tích hợp
của Chƣơng trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn 2018 ............................... 1
1.2. Xuất phát từ đặc trƣng của môn Ngữ văn ................................................ 2
1.3. Xuất phát từ yêu cầu của dạy đọc- hiểu tác phẩm thơ ở lớp 11, theo
chƣơng trình Ngữ văn 2018 .............................................................................. 2
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................. 4
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về dạy học tích hợp ......................................... 4
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về dạy học tích hợp trong mơn Ngữ văn ở
trƣờng THPT. .................................................................................................... 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 9

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 9
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ............................................ 10
4.1. Khách thể nghiên cứu............................................................................... 10
4.2. Đối tƣơng nghiên cứu............................................................................... 10
4.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 10
5. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 10
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 10
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 11
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ................................................... 11
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................ 11
v


8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT TRONG DẠY HỌC ĐỌC-HIỂU
VĂN BẢN THƠ Ở LỚP 11 THEO CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018 .... 13
1.1. Tích hợp và dạy học tích hợp ................................................................... 13
1.1.1. Tích hợp ................................................................................................ 13
1.1.2. Dạy học tích hợp ................................................................................... 15
1.2. Dạy học tích hợp trong mơn Ngữ văn ...................................................... 17
1.3. Thơ và đặc trƣng của thơ ......................................................................... 18
1.4. Đọc hiểu và đọc hiểu văn bản thơ ............................................................ 22
1.4.1. Đọc hiểu ................................................................................................ 22
1.4.2. Đọc hiểu văn bản thơ ............................................................................ 26
1.4.3. Dạy học đọc hiểu văn bản thơ ............................................................... 26
1.5. Tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng Việt trong dạy học đọc hiểu thơ ........ 27
1.6. Nội dung Tiếng Việt và yêu cầu dạy đọc hiểu văn bản thơ trong Chƣơng
trình GDPT mơn Ngữ văn 2018, lớp 11 ......................................................... 31
1.6.1. Nội dung Tiếng Việt.............................................................................. 32

1.6.2. Yêu cầu dạy đọc hiểu văn bản thơ ........................................................ 33
1.7. Thực trạng tích hợp kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt trong dạy đọc hiểu văn
bản thơ ở lớp 11............................................................................................... 34
1.7.1. Đối với giáo viên ................................................................................... 34
1.7.2. Đối với HS. ........................................................................................... 37
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 42
CHƢƠNG 2. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP KIẾN
THỨC, KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT TRONG DẠY HỌC ĐỌC-HIỂU VĂN
BẢN THƠ Ở LỚP 11 THEO CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018.............. 43
2.1. Các nguyên tắc tích hợp kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt trong dạy đọc-hiểu
văn bản thơ ở lớp 11,theo Chƣơng trình Ngữ văn 2018. ................................ 43
vi


2.1.1. Bám sát yêu cầu phát triển năng lực học sinh ....................................... 43
2.1.2. Bám sát đặc trƣng của văn bản thơ trong quá trình dạy học ................. 44
2.1.3. Bám sát yêu cầu dạy học tích hợp và tích hợp tiếng Việt ..................... 45
2.2. Các biện pháp TH kiến thức, kĩ năng tiếng Việt trong dạy đọc-hiểu văn
bản thơ ở lớp 11 theo Chƣơng trình Ngữ văn 2018. ....................................... 45
2.2.1. Xây dựng chủ đề TH kiến thức, kĩ năng tiếng Việt trong dạy đọc-hiểu
văn bản thơ ở lớp 11 theo Chƣơng trình Ngữ văn 2018. ................................ 45
2.2.2. Tổ chức các hoạt động DHTH theo chủ đề........................................... 49
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 92
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 93
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 93
3.2. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 93
3.2.1. Chọn địa bàn,đối tƣợng và thời gian thực nghiệm ................................ 93
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ............................................................ 94
3.2.3. Cách thức tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ........................................... 94
3.3. Giáo án thực nghiệm ................................................................................ 97

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm ................................................. 109
3.4.1. Khảo sát phiếu đánh giá của GV......................................................... 109
3.4.2. Đánh giá sản phẩm sáng tạo của học sinh........................................... 111
Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 110
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 117
1. Kết luận………………………………………………………………….119
2. Khuyến nghị……………………………………………………………..120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 120
PHỤ LỤC

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ mục tiêu môn Ngữ văn và quan điểm về dạy học tích hợp
của Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn 2018
Chƣơng trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn đƣợc Bộ Giáo dục và
Đào tạo chính thức cơng bố vào tháng 12 năm 2018 đã xác mục tiêu, nhiệm
vụ đổi mới theo hƣớng phát triển năng lực HS. Nghĩa là giáo dục phổ thông
sẽ chuyển sang tiếp cận năng lực ngƣời học thay vì cách tiếp cận nội dung
nhằm đào tạo con ngƣời có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống.Theo định hƣớng ấy, phƣơng pháp dạy học cũng
phải thay đổi theo hƣớng mở rộng, linh hoạt nhằm tích cực hố hoạt động
nhận thức của ngƣời học, hình thành và phát triển những năng lực cần thiết
giúp cho HS tự tin bƣớc vào cuộc sống.
Dạy học tích hợp là xu thế chung của Chƣơng trình giáo dục phổ thơng
cả nƣớc. Chƣơng trình GDPT mơn Ngữ văn 2018 thực hiện dạy học tích hợp
cả trong mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo
dục. Trong đó nhấn mạnh, u cầu tích hợp khơng chỉ chú trọng về nội dung

mà còn coi trọng cả phƣơng pháp dạy và học tích hợp nhằm giúp HS hình
thành và phát triển tốt các năng lực đọc, viết, nói và nghe sao cho phù hợp với
các đối tƣợng khác nhau. Trên cơ sở đó góp phần phát triển cho HS các phẩm
chất chủ yếu và các năng lực chung.
Nhƣ vậy, nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS một cách có
hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo thì vấn đề
đặt ra trong lĩnh vực lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận,
nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trƣờng
THPT.

1


1.2. Xuất phát từ đặc trưng của môn Ngữ văn
Môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông đƣợc xây dựng theo nguyên tắc tích
hợp bởi ba bộ phận cơ bản: Tiếng Việt, Đọc - hiểu văn bản và Làm văn. Theo
nguyên tắc tích hợp, mỗi bài học của mơn Ngữ văn có sự phối hợp của một số
đơn vị kiến thức và kỹ năng của ba hợp phần cơ bản này. Phần đọc hiểu văn
bản dựa trên một số văn bản văn học hay nhật dụng sẽ tập trung khai thác
những điểm nội dung và nghệ thuật của văn bản, trong khi đó phần tiếng Việt
sẽ tìm hiểu và khai thác một số yếu tố ngơn ngữ có tần số xuất hiện cao trong
văn bản, để phân tích luyện tập các kỹ năng ngơn ngữ cho học sinh cịn phần
làm văn giúp cho học sinh hình thành năng lực tạo lập kiểu văn bản. Với việc
tích hợp thì các đơn vị kiến thức và kỹ năng đều phải đƣợc tìm hiểu, khai thác
trên một ngữ liệu chung là văn bản, nhằm mục đích chung rèn kỹ năng đọc,
viết, nói, nghe kiểu văn bản đó cho học sinh. Vậy nên, hệ thống văn bản tích
hợp sẽ tạo độ kết dính chỉnh thể trong một bài học.
Hơn nữa, văn học đƣợc coi là nghệ thuật của ngôn từ, ngôn ngữ là yếu
tố thứ nhất của văn học, văn học và ngơn ngữ có mối quan hệ hết sức mật
thiết không thể tách rời. Nhƣ thế, việc dạy tích hợp văn học và ngơn ngữ sẽ

góp phần tích cực nâng cao năng lực đọc văn và viết văn cho HS.
1.3. Xuất phát từ yêu cầu của dạy đọc- hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo
chương trình Ngữ văn 2018
Thơ vốn là một thể loại có sức hấp dẫn đặc biệt. Là sản phẩm của tƣ
duy hình tƣợng và hƣ cấu nghệ thuật, thơ lựa chọn việc giãi bày những cung
bậc tình cảm, cảm xúc làm nội dung và phƣơng thức biểu đạt tƣ tƣởng của
ngƣời viết. Nhân vật trữ tình thƣờng hiện ra với những cảm xúc, suy nghĩ.
Ngôn ngữ thơ cũng là ngơn ngữ giàu nhạc điệu, nhạc tính có khả năng làm
rung động trái tim ngƣời đọc, tạo cho con ngƣời những khoái cảm thẩm mĩ
lành mạnh. Trƣớc kia, giảng dạy thơ trong nhà trƣờng theo lối giảng bình,
hiện nay chuyển sang dạy đọc hiểu thơ đã thực sự làm thay đổi phƣơng pháp
2


dạy học thơ. GS.Trần Đình Sử trong bài viết “Đọc hiểu VB – một khâu đột
phá trong nội dung và phƣơng pháp dạy văn hiện nay” cho rằng: “Dạy văn là
dạy cho học sinh năng lực đọc, kĩ năng đọc để giúp các em hiểu bất cứ văn
bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn bản mà trực tiếp tiếp nhận các giá trị văn
học, trực tiếp thể hiện các tƣ tƣởng và các cảm xúc đƣợc truyền đạt bằng nghệ
thuật ngơn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Do đó, hiểu bản chất mơn
văn là mơn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học,
vừa hiểu đúng thực chất của việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển chủ thể
năng lực của học sinh”[25;tr.2]. Theo đó, dạy đọc hiểu thơ ở lớp 11 nhằm
giúp HS trở thành bạn đọc sáng tạo, kiến tạo ý nghĩa cho các tác phẩm thơ.
Theo chƣơng trình Ngữ văn 2018, yêu cầu về đọc hiểu văn bản thơ ở
lớp 11 đề cập đến việc nhận biết và phân tích đƣợc vai trị của yếu tố tƣợng
trƣng trong thơ. Đánh giá đƣợc giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ
nhƣ ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản.
Trong q trình dạy đọc hiểu thơ, cần đƣợc tích hợp với việc dạy các
kiến thức tiếng Việt theo hƣớng ứng dụng, từ những trƣờng hợp cụ thể mà tìm

hiểu những tri thức khái quát về khái niệm, đặc trƣng, chức năng, tác dụng
của các đơn vị từ vựng, cú pháp...Kế đó, vận dụng ngƣợc trở lại để xem xét,
đánh giá giá trị của các yếu tố ngôn ngữ ấy trong văn bản đọc hiểu.
Vì thế, để dạy và học đọc văn nói chung và đọc-hiểu tác phẩm thơ nói
riêng, theo chƣơng trình Ngữ văn THPT mới cần phải trang bị cho HS các
kiến thức Việt ngữ với tất cả các đơn vị và cấp độ ngôn ngữ nhƣ: từ vựng,
ngữ pháp, đoạn văn, văn bản...Những đơn vị ngôn ngữ này là những yếu tố
chính (chất liệu) để kiến tạo nên thế giới hình tƣợng của các tác phẩm văn
học. Điều quan trọng hơn là khi cung cấp tri thức về một đơn vị ngơn ngữ nào
đó, ngƣời GV ln hƣớng HS liên hệ với các tác phẩm văn học đã và đang
học, đặt đơn vị đó, yếu tố tiếng Việt đó trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm,
vận dụng một cách thành thạo để nghe hiểu, đọc hiểu, nói đúng và viết đúng.
3


Nhƣ vậy, bản chất của dạy học tích hợp cần đƣợc thể hiện trong giờ
Ngữ văn là: hƣớng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng về tiếng
Việt để cảm nhận và lí giải, phân tích những nội dung tiềm ẩn sâu sắc trong
các tác phẩm văn chƣơng (trong đó có tác phẩm thơ), trên cơ sở đó thực hành
tạo lập các văn bản.
Vì những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Tích hợp kiến
thức, kĩ năng tiếng Việt trong dạy đọc – hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo
chƣơng trình Ngữ văn 2018”
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về dạy học tích hợp
Trên thế giới, tƣ tƣởng tích hợp xuất hiện từ rất sớm (những năm 60
của thế kỷ XX) và đã phát triển mạnh mẽ, trở nên phổ biến, áp dụng rộng rãi
ở các nền giáo dục phát triển. Tại hội nghị tích hợp về giảng dạy các khoa học
đã đƣợc Hội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học tổ chức tại Varna
(Bungari) với sự bảo trợ của UNESCO vào tháng 9 - 1968 đã có nhiều nhà

nghiên cứu giáo dục nghiên cứu về quan điểm dạy học tích hợp ở nhà trƣờng
phổ thơng. Một trong số đó là nhà nghiên cứu Xavier Roegiers với cơng trình
“Khoa học sƣ phạm tích hợp hay cần làm nhƣ thế nào để phát triển năng lực ở
các trƣờng học”[24]. Trong cơng trình này, tác giả đã nhấn mạnh rằng cần đặt
tồn bộ q trình học tập vào một tình huống có ý nghĩa đối với học sinh,
đồng thời với việc phát triển các mục tiêu đơn lẻ cần tích hợp các q trình
học tập này trong tình huống có ý nghĩa với học sinh.
Nhƣ ở Australia, chƣơng trình dạy học tích hợp đã đƣợc nƣớc này áp
dụng vào trƣờng học từ những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.
Mục tiêu của chƣơng trình giáo dục tích hợp cho giáo dục phổ thơng Australia
đƣợc xác định rõ nhƣ sau: Chƣơng trình giáo dục tích hợp là hệ thống giảng
dạy tích hợp đa ngành, trong hệ thống đó tầm quan trọng của việc phát triển
và ứng dụng kỹ năng đƣợc chú trọng, quá trình dạy học tích hợp này bao gồm
4


việc dạy, học và kiểm tra đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức cũng nhƣ ứng
dụng của học sinh phổ thông[18]
Từ những năm 1987, ở Việt Nam, việc nghiên cứu xây dựng môn tự
nhiên - xã hội theo quan điểm tích hợp đã đƣợc thực hiện và đã đƣợc thiết kế
đƣa vào dạy học ở cấp tiểu học. Còn ở cấp trung học chủ yếu vẫn thực hiện
tích hợp ở mức thấp, chƣa đặt nặng vấn đề dạy học tích hợp ở bậc trung học.
Tác giả Đào Trọng Quang với bài “Biên soạn sách giáo khoa theo quan
điểm tích hợp, cơ sở lí luận và một số kinh nghiệm”, trong bài viết, nhà
nghiên cứu đã đề cập đến bản chất của sƣ phạm tích hợp, quan điểm tích hợp,
một số nguyên tắc chủ đạo và một số kỹ thuật của tích hợp.
Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thống trong cuốn “Đổi mới dạy và học Ngữ
văn ở THCS” đã nêu một hệ thống quan điểm tích hợp và dạy học theo hƣớng
tích hợp, tác giả cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa cộng gộp kiến thức và tích
hợp kiến thức[29]

Trong cơng trình nghiên cứu “Vận dụng ngun tắc liên mơn khi dạy
các vấn đề văn hóa trong SGK trong lịch sử THPT”(1997), nhà nghiên cứu
Trần Viết Thụ cũng đã đƣa ra quan điểm vận dụng kiến thức văn học, địa lý,
chính trị vào giảng dạy bộ mơn lịch sử theo quan điểm liên mơn.
Hiện nay, xu hƣớng tích hợp vẫn đang đƣợc tiếp tục nghiên cứu, thử
nghiệm, áp dụng vào đổi mới chƣơng trình và SGK THPT và ngày càng nhận
đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lí và đội ngũ GV
trên cả nƣớc.
Tháng 8 năm 2015, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội đã triển khai, biên
soạn và xuất bản các bộ sách bồi dƣỡng GV trong đó có bộ sách “DHTH phát
triển năng lực học sinh” gồm hai quyển: Quyển một là về khoa học tự nhiên,
quyển hai là về khoa học xã hội. Đây là một trong những tài liệu giúp GV
tham khảo, chủ động, tự tin, sáng tạo hơn trong việc lựa chọn nội dung tích

5


hợp, chủ đề tích hợp, góp phần tích cực vào việc cải cách giáo dục ở trƣờng
phổ thơng.
Trong cơng trình nghiên cứu “Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc
phát triển chƣơng trình giáo dục Việt Nam giai đoạn sau 2015” tác giả Cao
Thị Thặng đã tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về xu thế tích hợp
trong chƣơng trình giáo dục một số nƣớc trên thế giới . Cơng trình đã phân
tích thực trạng việc vận dụng quan điểm dạy và học tích hợp trong chƣơng
trình giáo dục Việt Nam, bên cạnh đó cũng đề xuất những giải pháp vận dụng
quan điểm tiếp cận tích hợp vào việc phát triển chƣơng trình phổ thơng Việt
Nam trong tƣơng lai sau năm 2015[27]
Ngày 27/11/2012, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra buổi hội thảo do
Bộ GD-ĐT tổ chức với chủ đề “Dạy tích hợp-dạy học phân hóa trong chƣơng
trình giáo dục phổ thơng sau năm 2015”, rất nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra

mơ hình dạy học tích hợp và phân hóa cho giáo dục phổ thơng nƣớc nhà dựa
trên kinh nghiệm một số nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Pháp… và đề xuất xu hƣớng
tích hợp trong chƣơng trình trong đó ở bậc THCS, bên cạnh các mơn bắt
buộc sẽ có các mơn tự chọn. Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất cần chú trọng
tích hợp trong nhiều môn học và giảm các môn học bắt buộc, tăng mơn học tự
chọn, trong đó nhấn mạnh bên cạnh các mơn học Tốn, Ngữ văn, Ngoại ngữ,
Cơng nghệ, Giáo dục công dân sẽ xây dựng hai môn học mới gồm mơn Khoa
học tự nhiên (trên cơ sở các mơn Lí, Hóa, Sinh trong chƣơng trình hiện hành)
và mơn Khoa học xã hội (trên cơ sở môn Sử, Địa trong chƣơng trình hiện
hành và các vấn đề xã hội)[12]
Tác giả Đào Thị Hồng trong đề tài nghiên cứu “Phát triển kĩ năng dạy
học theo hƣớng tích hợp ở trƣờng tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục” (2007) đã khẳng định khi phân tích khái niệm và ý nghĩa của dạy học
tích hợp: “Muốn tiến hành có hiệu quả, cần phải chú trọng đến việc bồi dƣỡng
giáo viên, GV phải hiểu đƣợc thế nào là tích hợp, phải nghiên cứu chƣơng
6


trình, tài liệu xem nó dựa trên mơn khoa học xác định nào, có thể mở rộng
quan hệ tƣơng tác với các môn khoa học khác nhƣ thế nào, mức độ tích hợp
thể hiện ra sao?...[19]
Trong cơng trình “Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho GV trung
học phổ thông” tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh đã nghiên cứu cơ sở lí luận và
thực tiễn của việc DHTH, tác giả cũng nghiên cứu biên soạn tài liệu dạy học
một số mơn học nhƣ Vật lí, Sinh học, Địa lí…ở trƣờng THPT, cùng với đó tổ
chức tập huấn hình thành năng lực dạy học tích hợp cho GV THPT[15]
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về dạy học tích hợp trong mơn Ngữ văn ở
trường Trung học phổ thông
Những năm gần đây, dạy học tích hợp trong mơn Ngữ văn ở trƣờng
Trung học phổ thông cũng nhận đƣợc sự quan tâm của các tác giả. Có thể kể

ra đây một số cơng trình:
- Tu từ học với vấn đề giảng dạy Ngữ văn, (Đinh Xuân Lạc, NXB Giáo
dục, 1967)
- Phương pháp giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại, (Đái
Xuân Minh,Tủ sách Đại học Sƣ phạm- tài liệu lƣu hành nội bộ-1997)
- Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc THCS, (Nguyễn Văn ĐƣờngTạp chí giáo dục Q4/2002)
- Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn,
(Nguyễn Trọng Hồn, Tạp chí Giáo dục số 22/2002)
- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, (Nguyễn
Viết Chữ, 2003, NXB Đại học Sƣ phạm.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 theo hướng tích hợp, (Trƣơng Dĩnh,
2008, NXB Giáo dục, Hà Nội).

7


-Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kĩ năng
sử dụng tiếng Việt lớp 10, (Nguyễn Thị Hƣờng, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng
Đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội, 2012).
- Bàn về việc tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông,
(Nguyễn Thị Hiền, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở
trƣờng phổ thông Việt Nam, Huế- tháng 1/2013)
- Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa mơn Ngữ văn ở trường THPT:
thực trạng và giải pháp,(Huỳnh Văn Thế (2015), Kỉ yếu hội thảo khoa học,
trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ CHí Minh).
-Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học làm văn nghị luận trong giờ
đọc hiểu văn bản nghị luận ở trường THPT, (Nguyễn Thị Linh, Tạp chí Giáo
dục Số đặc biệt, kì 1- tháng 7/2016, tr.127-130)
- Dạy học tích hợp môn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm
chất và năng lực học sinh phổ thông, (Phạm Thanh Hùng, Tạp chí Giáo dục,

số 440, kì 2-tháng 10/2018, tr.30-34)
2.3. Những cơng trình nghiên cứu về dạy đọc hiểu thơ ở lớp 11
Hiện nay, với sự đóng góp tích cực của rất nhiều nhà nghiên cứu, diện
mạo của vấn đề đọc hiểu các tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng phổ
thông, trong đó có tác phẩm thơ ở lớp 11 ngày càng đạt đƣợc những thành tựu
đáng đƣợc ghi nhận. Có thể kể ra đây một số cơng trình tiêu biểu:
- Nghệ thuật đọc diễn cảm, (Vũ Nho, 1999, nhà xuất bản Thanh Niên,
Hà Nội).
- Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu, (Nguyễn Thái Hịa, 2004, Thơng tin
Khoa học Sƣ phạm, số 05).
- Đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, (Nguyễn Thanh
Hùng (chủ biên), 2008, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội).
- Kĩ năng đọc- hiểu văn bản Ngữ văn, (Nguyễn Kim Phong, 2008, nhà
xuất bản Giáo Dục, Hà Nội).
8


- Đọc hiểu văn bản nghệ thuật trong giờ Ngữ văn- nhìn từ hoạt động
học tập của HS, (Đỗ Huy Quang, 2009, Tạp chí khoa học Giáo Dục, số 41).
- Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giờ đọc hiểu tác
phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mạc Tử, “Vội Vàng”-Xuân Diệu ở trường
THPT, (Đỗ Huy Sơn, Luận văn thạc sĩ Giáo dục hoc, Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2011).
- Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ
thông, (Phạm Thị Thu Hƣơng, 2012, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội).
- Văn bản văn học và đọc hiểu văn bản, (Trần Đình Sử, 2011, in trong
tài liệu tập huấn GV trƣờng chuyên-môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường phổ thơng, (Nguyễn
Thị Thanh Hƣơng, 2012, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tháng 9, Hà Nội).
Tóm lại, những cơng trình nêu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài

“Tích hợp kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt trong dạy đọc-hiểu văn bản thơ
ở lớp 11 theo Chƣơng trình Ngữ văn 2018”, đồng thời cũng cho thấy vấn
đề tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng Việt trong dạy đọc hiểu văn bản thơ ở
trƣờng THPT còn những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, nhất là theo
yêu cầu của CTGDPT mơn Ngữ văn 2018.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp tiến hành việc tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng
Việt trong dạy học đọc-hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo chƣơng trình Ngữ văn
2018, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu văn bản thơ và
Tiếng Việt trong trƣờng phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng
Việt trong dạy học đọc-hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo chƣơng trình Ngữ văn
2018.
9


- Nghiên cứu thực trạng tiến hành việc tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng
Việt trong dạy học đọc-hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo chƣơng trình Ngữ văn
2018.
- Đề xuất các biện pháp tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng Việt trong dạy
học đọc-hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo chƣơng trình Ngữ văn 2018.
- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các biện
pháp.
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học văn bản thơ ở lớp 11.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng Việt trong dạy học

đọc-hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo chƣơng trình Ngữ văn 2018.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu tiến hành dựa trên những yêu cầu về đọc hiểu
văn bản thơ và kiến thức tiếng Việt theo Chƣơng trình giáo dục phổ thơng
mơn Ngữ Văn 2018, lớp 11.
-Thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng THPT Chúc Động và THPT Xuân
Mai (huyện Chƣơng Mỹ -Thành phố Hà Nội).
5. Câu hỏi nghiên cứu
-Thế nào là tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng Việt trong dạy học đọc
hiểu?
-Làm thế nào để thực hiện việc tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng Việt
trong dạy đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo Chƣơng trình Ngữ văn 2018?
-Làm thế nào đánh giá đƣợc tính hiệu quả của việc tiến hành tích hợp
kiến thức, kĩ năng tiếng Việt trong dạy đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo
chƣơng trình Ngữ văn 2018?
6. Giả thuyết khoa học
10


Nếu sử dụng một cách nghiêm túc các biện pháp tích hợp kiến thức, kĩ
năng tiếng Việt trong dạy đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo chƣơng trình
Ngữ văn 2018 thì sẽ góp phần phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ và kĩ
năng sử dụng tiếng Việt của HS trong trƣờng THPT ở địa bàn huyện Chƣơng
Mĩ, thành phố Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơng pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan
đến vấn đề nghiên cứu để xác lập cơ sở lý luận nhƣ: tích hợp, dạy học tích
hợp, kiến thức, kĩ năng tiếng Việt, thơ, đọc hiểu văn bản thơ...
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu để thu thập
thông tin về thực trạng dạy học đọc hiểu thơ ở lớp 11 nói chung và hoạt động
tích hợp kiến thức, kĩ năng tiếng Việt trong dạy đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11
nói riêng…
- Phƣơng pháp quan sát: quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên,
học sinh để thu thập những thông tin cần thiết.
- Phƣơng pháp sử dụng bài tập: đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản thơ
của học sinh theo yêu cầu của CTGDPT môn Ngữ văn 2018, lớp 11.
- Thực nghiệm sƣ phạm: Để đánh giá hiệu quả của việc tích hợp kiến
thức, kĩ năng tiếng Việt trong dạy đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo chƣơng
trình Ngữ văn 2018
- Phƣơng pháp thống kê toán học: Để xử lý các kết quả nghiên cứu.

11


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề tích hợp kiến thức, kĩ
năng tiếng Việt trong dạy đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo chƣơng trình
Ngữ văn 2018.
Chƣơng 2: Các nguyên tắc và biện pháp tích hợp Tiếng Việt trong dạy
đọc hiểu văn bản thơ ở lớp 11 theo chƣơng trình Ngữ văn 2018.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

12


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT TRONG DẠY HỌC ĐỌC-HIỂU
VĂN BẢN THƠ Ở LỚP 11 THEO CHƢƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 2018
1.1. Tích hợp và dạy học tích hợp
1.1.1. Tích hợp
1.1.1.1. Khái niệm tích hợp
Trong tiếng Việt, tích hợp đƣợc ghép từ hai từ tích và hợp. Tích: (danh
từ) là kết quả của phép nhân; (động từ): dồn góp từng ít cho thành số lƣợng
đáng kể (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học; tr 981) Hợp:(danh từ): tập
hợp mọi phần tử của các tập hợp khác; (động từ): gộp chung; (tính từ): khơng
mâu thuẫn, đúng với địi hỏi. Tích hợp: lắp ráp, kết nối các thành phần của
một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ.
Trong tiếng Anh, tích hợp đƣợc viết là “integration” một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Có thể hiểu đó là sự
phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ
thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống
ấy
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích
hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.[13; tr 1217]
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Theo định nghĩa của UNESCO, tích hợp là “Một cách trình bày các
khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của

13



tƣ tƣởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các
lĩnh vực khoa học khác nhau”[16; tr 7].
Tóm lại, có thể hiểu tích hợp là sự xác lập cái chung, cái toàn thể, cái
thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Trong giáo dục, tích hợp đƣợc
hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau
các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của
bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí
luận và thực tiễn đƣợc đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của
bộ môn đó. Tích hợp là một trong những quan điểm dạy học nhằm nâng cao
năng lực của ngƣời học, giúp đào tạo những ngƣời có đầy đủ phẩm chất và
năng lực để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống hiện đại.
1.1.1.2. Các dạng tích hợp
- Tích hợp nội mơn: là sự gắn kết, đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội
dung liên quan của các phân môn trong một môn học, hoặc lồng ghép các vấn
đề cần thiết nhƣng không thành môn học vào môn học tùy theo đặc trƣng của
từng môn nhƣ môi trƣờng, năng lƣợng, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số,
sức khỏe sinh sản,…
- Tích hợp đa mơn: Tích hợp đa môn tập trung trƣớc hết vào các môn
học liên quan với nhau có chung một định hƣớng về nội dung và phƣơng pháp
dạy học nhƣng mỗi mơn lại có một chƣơng trình riêng. Tích hợp đa mơn đƣợc
thực hiện theo cách tổ chức các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự
án, tạo điều kiện cho ngƣời học vận dụng tổng hợp kiến thức của các mơn học
có liên quan.
- Tích hợp liên mơn: là hình thức GV tổ chức chƣơng trình học tập
xoay quanh các nội dung học tập chung nhƣ: các chủ đề, các khái niệm và kĩ
năng liên ngành, liên mơn. Tích hợp liên mơn cịn đƣợc hiểu nhƣ là phƣơng
án, trong đó nhiều mơn học liên quan đƣợc kết lại thành một môn học mới với
hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp.
14



- Tích hợp xun mơn: Là q trình GV tổ chức chƣơng trình học tập
xoay quanh các vấn đề và mối quan tâm của ngƣời học. Trong quá trình học,
HS phát triển kĩ năng sống khi áp dụng các kĩ năng mơn học và liên mơn vào
hồn cảnh thực tế. Khi ranh giới giữa các mơn học bị xóa nhịa thì có thể xem
tích hợp xun mơn là đỉnh cao của DHTH.
1.1.2. Dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp (Integrated teaching) là một quan niệm giáo dục xuất
hiện từ rất sớm. Hội nghị phối hợp trong chƣơng trình của UNESCO, Paris
1972 có đƣa ra định nghĩa: Dạy học tích hợp là một cách trình bày các khái
niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư
tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa
các lĩnh vực khoa học khác nhau, Với quan niệm trên đây dạy học tích
hợp nhằm các mục tiêu sau: Thứ nhất, làm cho quá trình học tập có ý nghĩa
bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình
huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đƣờng với thế
giới cuộc sống; Thứ hai, phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái
cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lý những
tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở khơng thể thiếu cho
q trình học tập tiếp theo; Thứ ba, dạy sử dụng kiến thức trong tình huống
thực tế, cụ thể, có ích cho cuộc sống sau này; Thứ tƣ, xác lập mối liên hệ giữa
các khái niệm đã học. Thông tin càng phong phú, đa dạng thì tính hệ thống
phải càng cao, có nhƣ thế học sinh mới thực sự làm chủ và vận dụng đƣợc
kiến thức đã học khi gặp một tình huống bất ngờ, chƣa từng gặp.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chƣơng trình giáo dục phổ
thơng mới, cho rằng: “Dạy học tích hợp là xu thế chung của chƣơng trình giáo
dục phổ thơng các nƣớc. Tuy nhiên, có nhiều mức độ tích hợp khác nhau. Các
môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí trong chƣơng trình giáo dục phổ

15



thơng của Việt Nam mới tích hợp ở mức độ thấp, tức là tích hợp liên mơn,
chứ chƣa phải là tích hợp ở mức độ cao nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới” [34].
Dạy học tích hợp là xu thế chung của Chƣơng trình giáo dục phổ thơng
cả nƣớc. So với chƣơng trình hiện hành, chủ trƣơng dạy học tích hợp trong
Chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới có một số điểm khác nhƣ: tăng cƣờng
tích hợp nhiều nội dung trong cùng một mơn học; xây dựng một số mơn học
tích hợp mới ở các cấp học, tinh thần chung là tích hợp cao ở các lớp học, cấp
học dƣới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên; thực hiện dạy học tích
hợp cả trong mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục và đánh giá kết quả
giáo dục.
Tóm lại, dạy học tích hợp là định hƣớng thiết kế và tổ chức nội dung
giáo dục giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ
năng thuộc nhiều lĩnh vực, cấu phần khác nhau để giải quyết có hiệu quả các
vấn đề trong học tập và trong đời sống, qua đó phát triển đƣợc các năng lực
cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Tính tích hợp thể hiện qua sự
huy động, kết hợp, liên hệ và xử lí có hiệu quả các yếu tố có quan hệ với nhau
của các lĩnh vực, các môn học, các hợp phần trong một môn học, bài học,... để
giải quyết có hiệu quả một vấn đề học tập và hƣớng đến nhiều mục tiêu khác
nhau.

16


×