Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG GIẢM NHẸ THIÊN TAIỞ KHU VỰC TÂY BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.99 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH</b>
<b>ỨNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI Ở KHU VỰC TÂY BẮC</b>


<b> </b>


<b> </b>ThS. Đỗ Xuân Đức - Trường Cao đẳng Sơn La
ThS. Vũ Thị Nự - Trường Đại học Tây Bắc


<b>TÓM TẮT</b>


Lợi thế phát triển các tỉnh khu vực Tây Bắc gắn liền với nông lâm nghiệp, tuy nhiên các
tiềm năng này vẫn chậm được khai thác, nguyên nhân có nhiều, nhưng có thể khẳng định tác
nhân từ yếu tố khí hậu và ảnh hưởng ngày càng phưc tạp, thất thường khó dự báo của biến đổi
khí hậu đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến các loại tài nguyên đất, rừng, nước và tình hình
phát triển ngành kinh tế nông nghiệp đang trở thành thách thức trong quá trình phát triển kinh tế
vùng Tây Bắc. Bài viết trên cơ sở phân tích, đánh giá một số biểu hiện biến đổi khí hậu cơ bản
tại khu vực Tây Bắc: mùa khô kéo dài gây thiếu nước, hạn hán; lũ ống, lũ quét sạt lở đất đá cục
bộ; các hiện tượng thời tiết cực đoan rét đậm, rét hại. Làm cơ sở đề xuất một số giải pháp tích
hợp, đồng bộ nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi do thiên tai gây ra dưới ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu, đồng thời giảm tính dễ bị tổn thương của thiên tai đối với các cộng đồng dân tộc thiểu
số trong sản xuất nơng lâm nghiệp vùng Tây Bắc.


<b>TỪ KHĨA</b>: Biến đổi khí hậu, thích ứng, giảm nhẹ, thiên tai, Tây Bắc
<b>ABSTRACT</b>


Advantage develop northwestern province area associated with agriculture and forestry
sector, however, this potential is slowly being exploited, but the cause has many agents can
confirm from climatic factors and influences days increasingly complex, unpredictable swings
have been significant impacts to natural resources like land, forests, water and economic
development situation of agricultural sector, become challenges in the economic development


process Highlands Uncle. Articles on the basis of analyzing some manifestations of climate
change basically in the northwestern region: a long dry season causing water shortages and
drought; flood, flash flood local landslides; the extreme weather cold weather damage. As a
basis to propose some integration solutions to mitigate adverse impacts caused by natural
disasters under the influence of climate change, while reducing the vulnerability of disaster for
ethnic communities minorities in agricultural and forestry production Northwest


<b>KEYWORDS: </b>Climate change, adaptation, mitigation, disaster, Northwest
<b>1.ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

GDP tăng lên. Tuy vậy, đây vẫn là khu vực nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 vẫn
trên 20%, tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn vùng cao, vùng đặc
biệt khó khăn giảm chậm, nhiều thôn, bản gần như 100% số hộ vẫn dưới chuẩn nghèo. Các đặc
điểm về tự nhiên và kinh tế và xã hội như đã phân tích ở trên cho thấy vùng Tây Bắc là khu vực
dễ bị tổn thương với thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt đối với các cộng đồng dân tộc thiểu
số vốn có các hoạt động sinh kế gắn liền với sản xuất nông lâm nghiệp.


<b>2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


- Phương pháp sưu tầm tư liệu
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tư liệu


<b>3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU</b>


<b>3.1. Mùa khô kéo dài gây thiếu nước, hạn hán tại khu vực Tây Bắc</b>


Trong các tháng mùa khô ở khu vực Tây Bắc đã xảy ra nhiều đợt nắng nóng khá bất
thường, nhất là ở khu vực các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai dẫn tới nguồn nước bị
suy giảm nhanh. Nhiệt độ khơng khí cao làm tăng lượng nước bốc hơi từ mặt đất, thảm thực vật,
hồ ao, sông, suối. Tây Bắc chịu ánh hưởng của các đợt gió phơn Tây Nam (gió Lào), làm cho độ



ẩm xuống thấp 30%, trong khi nhiệt độ đỉnh điểm vào mùa khô ở khu vực có khi lên tới 43⁰C.


( Mường La, Sơn La), trời nắng nóng, oi bức, gió như quạt lửa nên cây cỏ héo khô, ao hồ cạn
kiệt, người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn, cháy rừng ở các địa phương vùng Tây
Bắc.


Bên cạnh đó, lượng nước ngầm suy giảm nhanh tại nhiều khu vực do rừng đầu nguồn bị
chặt phá, dẫn tới khả năng giữ nước của rừng không cao. Tại nhiều địa phương khu vực Tây
Bắc, tỷ lệ che phủ rừng tăng nhưng diện tích rừng nguyên sinh, rừng nhiều tầng, rừng phịng hộ
đầu nguồn và các loại rừng có khả năng giữ nước, sinh thủy đã giảm sút, làm mất đi khả năng
điều tiết nước, giữ nước của lưu vực sông dẫn tới tình trạng khi có mưa, nước sơng lên nhanh,
khi không mưa, sông cạn nước.


<b>3.2. Lũ ống, lũ quét sạt lở đất đá cục bộ vào mùa mưa</b>


Trong những năm gần đây, diễn biến của hiện tượng lũ ống, lũ quét đang trở nên phức
tạp và thất thường vào đầu mùa mưa, tập trung vào tháng VI đến tháng X mùa mưa hàng năm
do ảnh hưởng trực tiếp từ các cơ bão có cường độ mạnh, đây chính là biểu hiện rõ nét nhất của
biến đổi khí hậu tại khu vực Tây Bắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Năm 2008 do ảnh hưởng của mưa do bão số 4 gây ra, các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lai
Châu, Lào Cai bị thiệt hại nặng nề, số người chết, bị thương lên tới gần 200 người, thiệt hại về
sạt lở đất, đá đến giao thông, nông nghiệp của người dân nhiều tỉnh Tây Bắc đến nay chưa khắc
phục được. Năm 2010 trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc xẩy ra 8 vụ lũ quét nghiêm trọng làm nhiều
người chết, nhiều ngôi nhà, trường học bị hư hại. Một số tỉnh Tây Bắc bị thiệt hại năng nền do
các cơ lũ quét như Lào Cai, theo thống kê cho thấy, trong 13 năm gần đây, Lào Cai xảy ra 22
trận lũ quét làm 312 người chết và 349 người bị thương; 1.910 căn nhà bị hỏng; 1.000 ha đất
nơng nghiệp bị xói lở khơng thể canh tác; 1.322 cơng trình giao thơng, thủy lợi và các cơ sở hạ
tầng khác bị phá hủy. Thiệt hại do thiên tai ước tính 2.400 tỷ đồng, trong đó, thiệt hại do lũ quét


là 1.800 tỷ đồng...


Tỉnh Sơn La trong những năm qua cũng phải hứng chịu nhiều trận lũ quét gây thiệt hại
đáng kể cho con người và tài sản. Chỉ tính từ năm 1990 trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã
xảy ra hàng chục trận lũ quét với cường độ mạnh. Số người bị chế lên tời hàng trăm người, số tài
sản thiệt hại như hoa mầu, nhà cửa và các cơng trình bị phá hủy lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Các tỉnh khác như Yên Bái, Lai Châu, hàng năm thiệt hại do lũ ống, lũ quét gây ra đối với người
và tài sản và các cơng trình cơ sở hạ tầng là rất lớn, thiệt hại ước tính lên tới hàng chục nghìn tỷ
đồng.


<b>3.3. Các hiện tượng thời tiết cực đoan rét đậm, rét hại</b>


Rét đậm xuất hiện khi nhiệt độ trung bình trong ngày dưới 150<sub>C. Rét hại xuất hiện khi</sub>


nhiệt độ trung bình trong ngày dưới 130<sub>C. Trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết</sub>


cực đoan rét đậm, rét hại có biểu hiện và diễn biến khó lường tại các tỉnh trong khu vực Tây
Bắc, được thể hiện qua biểu đồ sau.


<b>Hình 1: Số ngày rét đậm và rét hại trung bình tháng tại một số trạm tiêu biểu</b>.
Các tỉnh khu vực Tây Bắc do có địa hình chia cắt phức tạp, số ngày rét đậm, rét hại biến
động nhanh và mạnh hơn ở khu vực khác như Đông Bắc, hay đồng bằng sông Hồng, số ngày rét
đậm rét hại thường tập trung vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.


Rét đậm và rét hại tại khu vực Tây Bắc, thậm chí nhiệt độ có thể xuống thấp hơn nhiều


(2 - 00<sub>C)có thể gây ra tuyết, băng giá, sương muối và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thiệt hại nặng nhất trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài này tại khu vực Tây Bắc năm 2014. Riêng
tại huyện Sa Pa, thống kê sơ bộ đã có 116 con trâu, bị bị chết rét, tuyết rơi dày đã khiến hơn


100ha su su và hàng 100ha hoa của nông dân bị mất trắng. Tồn bộ diện tích rau màu của nơng
dân trong huyện bị tuyết vùi lấp không thể cứu vãn, tổng thiệt hại ước tính lên tới 18 tỷ đồng.
tại tỉnh Yên Bái, một số khu vực thuộc các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải những ngày qua
nhiệt độ có nơi cũng xuống đến 0 độ C, gây ra hiện tượng băng tuyết dày đặc trên các triền núi
cao. Nhiều người sống lâu năm ở đây cho biết, khoảng 20 năm trước cũng xuất hiện băng tuyết
nhưng mỏng hơn và chỉ sau 1 ngày là tan hết. Lần này, băng tuyết xuất hiện trên đỉnh núi của
các xã: Túc Đán, Tả Xi Láng, Xà Hồ, Bản Cơng, Pá Lau…có nơi dày đến 30 cm.


Tại Điện Biên, các hộ nông dân đã chuẩn bị hàng nghìn cây rơm làm thức ăn dự trữ cho
trâu, bị. Ngồi ra, cán bộ khuyến nơng cịn đến tận nhà hướng dẫn người dân ủ thức ăn cho gia
súc. Vì vậy, cho đến nay, đàn trâu, bị của tỉnh vẫn chưa bị thiệt hại do giá rét. Riêng Sơn La,
nhiều địa phương trong tỉnh đã chi hàng tỷ đồng giúp nông dân làm mới, tu sửa chuồng trại và
tiêm phịng dịch miễn phí cho đàn gia súc, gia cầm. Do vậy, số trâu, bò chết rét đợt này mới là
99 con, thấp hơn nhiều so cùng thời điểm những năm trước. Mặc dù chưa có thống kê chính
thức, song bước đầu đánh giá đợt rét hại này đã làm các địa phương ở Tây Bắc, điển hình là tỉnh
Lào Cai con số thiệt hại lên tới vài chục tỷ đồng.


<b>3.4. Một số giải pháp giảm nhẹ tác động bất lợi do thiên tai gây ra dưới ảnh hưởng của</b>
<b>biến đổi khí hậu tại khu vực Tây Bắc</b>


<b>3.4.1. Chống hạn hán, thiếu nước vào mùa khô</b>


- Quy hoạch, sử dụng hợp lý nguồn nước tại các hồ thủy điện tại khu vực Tây Bắc ( hồ
thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La, Lai Châu) và các hồ thủy điện nhỏ tại các địa phương
phục vụ nước tưới cho nông nghiệp và đời sống người dân các tỉnh Tây Bắc.


- Sử dụng các loại giống cây trồng thích hợp, sử dụng ít nước với thời gian gieo trồng
thích hợp nhưng đảm bảo thu nhập cao cho nơng dân các dân tộc Tây Bắc.


- Giải pháp phịng chống hạn khác có hiệu quả lâu dài và bền vững là trồng rừng và bảo


vệ rừng tại các tỉnh Tây Bắc.


<b>3.4.2. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét</b>


- Cần có kế hoạch di dời người dân sinh sống ở những khu vực có nguy cơ cao về lũ ống,
lũ quét, để hạn chế thiệt hại về người và tài sản.


- Úng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học của các hệ thống cảnh báo, các trạm đo lũ, đo
mưa và các thiết bị giám sát lũ quét, sạt lở đất đối với toàn vùng Tây Bắc.


- Các địa phương vùng Tây Bắc cần chú trọng trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng nhất để hạn chế
thiệt hại do lũ, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi. Với đặc thù ở Tây Bắc có nhiều dân tộc
sinh sống, địa hình phức tạp nên các địa phương cần có những giải pháp tuyên truyền về phòng
chống thiên tai.


- Các địa phương Tây Bắc cần rà sốt những điểm có nguy cơ cao về lũ ống, lũ quét và sạt lở
đất, trên cơ sở này xây dựng “bản đồ vùng nguy hiểm” và triển khai kế hoạch ứng phó như: tổ
chức di dời người dân vùng nguy hiểm; đầu tư các trạm quan trắc, cảnh báo sớm về thiên tai cho
nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cứu vào thực tiễn; Tiếp tục trồng và bảo vệ rừng; Tổ chức tốt lực lượng xung kích tại chỗ và
trang bị tìm kiếm cứu nạn để xử lý kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.


<b>3.4.3. Giải pháp pháp phòng tránh giảm thiểu thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực</b>
<b>đoan rét đậm, rét hại</b>


- Hỗ trợ vay vốn, kiên cố hóa nhà cửa. Tuyên truyền và hỗ ứ ng xử của hộ nông dân các
địa phương Tây Bắc với rét đậm, rét hại: Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số mua dự trữ các


phương tiện chống rét như: chăn, quần áo ấm, quần áo mưa, bạt, nilon, củi, muối… Vận động
các nguồn viện trợ từ thiện bên ngoài. Hướng dẫn cách phòng chống rét trên người và dự
phòng thuốc như: uống nước ấm, ăn bổ sung gừng tỏi, giữ ấm tay chân, mặc nhiều lớp áo quần
và đi ra ngoài nên mặc áo mưa hoặc khoác vải nilon.


-Tại vùng Tây Bắc, với đặc trưng người dân tộc thiểu số thường chăn nuôi đại gia súc kiểu
thả rông, hệ thống chuồng trại sơ sài, thiếu các điều kiện phòng tránh rét cho trâu bị vào mùa
đơng, nhất là khi có rét đậm, rét hại. Do đó, vào mùa đơng, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc tranh thủ bổ sung thêm cỏ, thức ăn dự trữ trong chuồng, hạn chế chăn thả tự do
trong những ngày nhiệt độ xuống thấp.


-Trong trồng trọt, tổ chức tập huấn, chuyển giao các loại giống chống chịu rét, giới thiệu các
mơ hình sản xuất tránh rét và chống rét. Hướng dẫn kỹ thuật canh tác chống rét như: Tăng kali,
giảm đạm; Tưới giữ đủ ẩm cho cây trồng; Dùng màng phủ nông nghiệp, ddặc biệt, khi thời tiết
ấm trở lại, cần tập trung chăm sóc để cây trồng nhanh chóng phục hồi. Trong chăn ni, tuyên
truyền và hỗ trợ người dân kiên cố chuồng trại phòng tránh rét. Hướng dẫn kỹ thuật chăn
nuôi chống rét: Giữ vệ sinh và khô nền chuồng; Tránh hướng gió lùa; Tạo nguồn nhiệt
sưởi ấm (đốt trấu, củi) và tuyệt đối không để vật nuôi bị đói. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ
vật ni, đề phịng dịch bệnh xảy ra, có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với trâu bò, làm “áo
khốc” giữ ấm, nhốt tại chuồng, khơng chăn thả tự do, cho nghỉ làm việc trong những đợt rét và
đặc biệt cho uống thêm nước ấm pha muối định kỳ để tăng sức chống chịu rét


- Các địa phương khu vực Tây Bắc cần có giải pháp tích hợp đồng bộ nâng cao nhận thức
của các hộ nông dân về rét đậm, rét hại: Tận dụng hệ thống truyền hình, truyền thanh địa
phương và huy động cán bộ thông tin kịp thời cho người dân khi có rét đậm, rét hại. Tập
huấn, phát tài liệu tuyên truyền phòng tránh rét và chia sẻ kinh nghiệm ứng xử với rét đậm, rét
hại. Đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng với mục đích giảm bớt rủi ro tại cấp cộng đồng thơng
qua giảm bớt tình trạng dễ bị tổn thương và tăng năng lực của người dân.


- Tập trung tiêm phòng nâng cao sức chống chịu cho đàn gia súc, gia cầm trước ảnh hưởng


của các đợt rét đậm, rét hại kết hợp mặc áo phủ ấm bằng vải bạt và nilon cho gia súc, cho gia
súc ăn nhiều hơn, uống nước muối, đốt lửa sưởi ấm vật nuôi tại gần nơi nuôi nhốt vật nuôi.
- Tập trung cho công tác tuyên truyền để toàn thể cộng đồng các dân tộc thiểu số có nhận
thức đúng về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực
đoan, để có giải pháp thích ứng, ứng phó về biến đổi khí hậu.


<b> 4. KẾT LUẬN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Tây Bắc, các tỉnh trong khu vực cần chủ động ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương
trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, nhằm có khả năng chống chịu cao trước những tác
động của BĐKH ở hiện tại và tương lai. Mục tiêu hướng tới của kế hoạch: Nâng cao năng lực
nhận thức; năng lực lập kế hoạch thích ứng với BĐKH cho các cấp chính quyền, ban ngành, tổ
chức xã hội và cộng đồng trên địa bàn các tỉnh, huyện, xã; Tăng cường khả năng chống chịu của
cơ sở hạ tầng, các nhóm cộng đồng, đặc biệt cộng đồng các dân tộc thiểu số, các ngành, lĩnh vực
dễ bị tổn thương; Tăng cường phối kết hợp giữa các sở, ban ngành và các phòng ban của các địa
phương mang tính liên vùng trong lập quy hoạch, kế hoạch có tính đến BĐKH.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


[1]. Viện khoa học khí tượng thủy văn và mơi trường, Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt
Nam, Hà Nội, 2010.


[2]. Viện khoa học khí tượng thủy văn và mơi trường, Dự tính khí hậu tương lai với độ


phân giải cao cho Việt Nam, khu vực Tây Bắc, www.vnclmate.vn.


[3]. Tổng hợp tin tức lũ, ống, lũ quét, rét đậm, rét hại tại khu vực Tây Bắc trên các báo điện
tử: VietnamPlus, Thơng tấn xã Việt Nam, vov.vn, Đài tiếng nói Việt Nam.


<b>THƠN TIN TÁC GIẢ</b>


<b>ThS. Đỗ Xn Đức</b>


Cơ quan cơng tác: Trường Cao đẳng Sơn La


Học viên chuyên ngành Khoa học bền vững, Khoa Sau Đại học, Đại học quốc gia Hà Nội


Email: :


Điện thoại: 0946.647.056
<b>ThS. Vũ Thị Nự</b>


Cơ quan công tác: Trường Đại học Tây Bắc
Điên thoại: 0966.182.766


</div>

<!--links-->
biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng
  • 16
  • 456
  • 1
  • ×