Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

Bài giảng Khái quát Văn học hiện đại Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 31 trang )

KHÁI QUÁT VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
NHẬT BẢN


NỘI DUNG
Bối cảnh lịch sử, xã hội
 Tình hình văn học
 Các nhà văn tiêu biểu
 Kết luận



I. Bối cảnh lịch sử, xã hội Nhật Bản
3 thời kỳ:
+ Meji: 1868 – 1912
+ Taiso: 1912 – 1926
+ Showa:1926 – 1989


• Thời Edo (1603 – 1867): Nhật đóng cửa đất nước suốt hơn hai thế kỷ.
Chế độ Mạc Phủ ra chính sách “bế quan tỏa cảng”, cấm thương nhân
Nhật thơng thương với nước ngồi.
• Càng về sau, chế độ cai trị của chính quyền Mạc Phủ ngày càng trở
nên lỗi thời. Thời điểm này, Mĩ liên tục tạo áp lực đối với chính
quyền Nhật Bản  Chế độ Mạc Phủ phải xóa bỏ chính sách “bế quan
tỏa cảng”.
• Khoảng giữa TK XIX, mâu thuẫn giữa nền kinh tế tư bản và quan hệ
sản xuất phong kiến lỗi thời trở nên sâu sắc. Nhiều cuộc đấu tranh của
nhân dân nổ ra và chế độ phong kiến Mạc Phủ khủng hoảng trầm
trọng.
• 1868: cuộc Cách mạng của Thiên Hoàng Mitshuhito thắng lợi, xóa bỏ


hồn tồn chế độ Mạc Phủ, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử Nhật
Bản: Minh Trị Duy Tân.
 Nhật Bản bắt đầu mở cửa, giao lưu với thế giới sau mấy trăm năm
bị kìm hãm.


1. Thời Minh Trị
Thời kỳ có tính chất bước ngoặt. Thiên hồng Minh Trị
đã có nhiều chính sách cải cách quan trọng, “duy tân”
đất nước:
+ Bãi bỏ chế độ đẳng cấp khắt khe
+ Đẩy mạnh giao lưu, tiếp xúc với thế giới về mọi mặt
+ Thay lịch âm bằng lịch dương
+ Đổi mới to lớn trong giáo dục: xóa bỏ phân biệt giới tính
địa vị; Giáo dục dành cho phụ nữ -> bước tiến lớn của
phong trào Duy tân.
 Từ một nước quân chủ chuyên chế, Nhật tiến nhanh
lên con đường TBCN với tốc độ rất cao, rút ngắn thời
gian cơng nghiệp hóa và chuyển sang giai đoạn chủ
nghĩa qn phiệt.


2. Thời Taiso (1912 – 1926) và Showa (1926 – 1989)
• 1912: Nhật Hồng qua đời, kết thúc triều đại Minh Trị, mở
ra thời kỳ lịch sử mới với hai triều đại Taiso và Showa do
hoàng đế Taisho và hoàng đế Hirohito trị vì.
• Đây là thời kỳ bất thường nhất của Nhật Bản; được đánh
dấu bằng các cuộc chiến tranh xâm lược, nhằm thực hiện
tham vọng bành trướng:
+ Chiến tranh Trung – Nhật: 1894 – 1895

+ Chiến trann Nga – Nhật: 1904 – 1905
+ Chiến tranh Thế giới II: 1939 – 1945
• NB huy động tồn bộ tiềm lực kinh tế cho chiến tranh xâm
lược này. Nhưng đã thất bại hoàn toàn.
Giai đoạn lịch sử đen tối nhất của nước Nhật.


• Xuất hiện một nền “văn hóa đại chúng”, phát triển song song với các
trào lưu dân chủ. Giới trí thức thời này có một mơi trường sinh hoạt
khá thoải mái hơn thời Minh Trị.
• Xuất hiện phong trào khuyến khích thanh niên sống và ăn mặc theo
mốt hiện đại kiểu Phương Tây.
• Thời kỳ này, sách báo được xuất bản nhiều chưa từng thấy, tạo tiền đề
và điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của văn hóa và văn học.
• Chiến tranh TG 2 kết thúc, Nhật Bản trở thành một đất nước hoang
tàn, kiệt quệ, không cịn gì, hồn tồn mất tinh thần. Sự bại trận, thảm
họa bom nguyên tử và thời kỳ chiếm đóng của Mỹ trở thành những cú
sốc tinh thần to lớn, để lại những vết thương sâu sắc trong tâm hồn
người Nhật.
 Giai đoạn khủng hoảng đối với nền văn hóa, đạo đức truyền thống
Nhật Bản.


• Sau 1954, nền kinh tế Nhật được phục hồi và phát
triển thần tốc, đặc biệt là vào những năm 1960 –
1970. Làn sóng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn
ra mạnh mẽ ở Nhật, biến Nhật trở thành một trong
những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới (đứng
thứ 2).
• Đến nay, Nhật Bản là một nước dân chủ kiểu

phương Tây với nền chính trị ổn định, kinh tế phát
triển nhanh và ổn định,tỷ lệ tội phạm ít, xung đột
giai cấp dường như khơng có, do xã hội Nhật đã
hình thành giai cấp trung lưu, chiếm hầu hết dân số.
Về mặt văn hóa, xã hội, tuy rất phát triển về mặt
kinh tế nhưng Nhật Bản vẫn giữ được cấu trúc văn
hóa và những giá trị truyền thống.


Bí quyết nào đã giúp Nhật Bản thành
cơng như vậy?
Liệu cuộc hơn phối giữa một nền văn hóa
có ý thức cộng đồng, tôn ti trật tự, theo
then nhiên với một nền văn hóa trọng cá
nhân chủ nghĩa, tự do tư sản, dựa trên kĩ
thuật và tiêu thụ có lâu bền?


II. Tình hình văn học
 Vấn đề phân kỳ văn học hiện đại Nhật Bản
Có ba quan điểm phân chia:
(1) VH hiện đại Nhật Bản có 3 giai đoạn:
Thời Duy Tân Minh Trị (1868 – 1912)
Thời Taiso (1912 – 1926)
Thời Showa (1926 – 1989)
(2) Có 4 giai đoạn:
Thời Duy Tân Minh Trị (1868 – 1912)
Thời Taisho (1912 – 1926)
Thời Showa tiền chiến (1926 – 1941)
Showa hậu chiến (1941 – 1989)

(3) Một số học giả với quan niệm cởi mở, họ cho rằng văn học hiện
đại Nhật Bản không chỉ trong khoảng từ 1868 đến 1989 mà còn
phải kể đến các nhà văn thời đại Heisei (cuối thế kỷ XX - đầu
thế kỷ XXI).


1. Một số đặc điểm cơ bản của văn học hiện đại Nhật Bản
 Q trình hiện đại hóa nền văn học diễn ra song song với quá trình
Nhật Bản hiện đại hóa đất nước (bắt đầu từ thời Duy Tân Minh Trị).
Nhưng việc “hiện đại hóa văn học” diễn biến đa dạng và phức tạp
hơn.
 Giai đoạn đầu, văn học hiện đại Nhật Bản tiếp thu nền văn học
phương Tây trên cơ sở dịch thuật các tác giả, tác phẩm lớn. Cuối thế
kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, hầu kết tinh hoa văn học nhân loại dường
như đều có mặt ở Nhật Bản với những tên tuổi: Dostoievski,
Nietzche, Jame Joyce, Proust… Chính điều này đã trở thành nhân tố
kích thích sự phát triển nền văn học Nhật Bản.
 Song song với việc dịch những tác phẩm kinh điển của văn học Châu
Âu là sự mô phỏng nhiều sáng tác nổi tiếng: Robinson Crusoe
(Defoe), Không Tưởng (Thomas More), Sự thú tội (Rousseau),
Hamlet, Vua Lear, Người lái buôn thành Venice (Shakespeare)…


Ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, văn học Nhật đã hội tụ đầy đủ
các học thuyết, trường phái, chủ nghĩa trong văn học thế
giới: chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa
tượng trưng, chủ nghĩa tự nhiên, phân tâm học…


Năm 1885: dấu mốc đánh dấu bước

ngoặt về sự cách tân của nền văn xuôi
Nhật Bản, với sự xuất hiện cuốn “Tinh
túy của tiểu thuyết” của nhà nghiên cứu,
phê bình văn học Tsubouchi Shoyo.
 Mở ra một giai đoạn mới cho nền văn
học Nhật Bản: văn xi chiếm vị trí
trung tâm.



 Một số nhà văn bắt đầu sáng tác theo khuynh hướng hiện đại. Xuất
hiện hàng loạt những cây bút đầy tài năng trong nền văn học Nhật
Bản. Đây là lực lượng sáng tác mới, quyết định sự bứt phá của một
nền văn học nội sinh. (những tên tuổi như: Mori Ogai, Natsume
Soseki, Tanizaki Junichiro, Akutagawa Ryunosuke, Kawabata
Yasunari, Mishima Yukio, …)


2.Vai trị của các tạp chí văn học và hoạt động phê bình
 Các tạp chí văn học khơng chỉ đóng vai trị quan trọng
trong lịch sử văn học Nhật Bản mà cịn có ý nghĩa quyết
định đến sự nghiệp sáng tác của các nhà văn.
+ Mỗi tờ tạp chí có thể coi là phát ngơn của các khuynh
hướng, trào lưu khác nhau  giúp người đọc có thể nhận
diện một cách rõ ràng sự khác biệt của các khuynh hướng,
trường phái sáng tác.
+ Các tạp chí này hầu hết là những tổ chức có cơ cấu hết sức
chặt chẽ và được vận hành chuyên nghiệp  tạo nên một
bối cảnh văn học mới, thúc đẩy nền văn học hiện đại phát
triển với phạm vi rộng lớn hơn.

+ Xét về mặt lịch sử văn học, các tạp chí này đã góp phần
thúc đẩy sự phát triển của phê bình, lí luận trong văn học.


 Hoạt động phê bình văn học
- Văn học Nhật có cả một truyền thống lâu đời về hoạt động phê
bình văn học.
- Các nhà văn lớn đồng thời cũng là những nhà phê bình xuất sắc
(Natsume Soseki, Tanizaki Junichiro, Akutagawa, Kawabata,
Mishima Yukio…)
- Hoạt động phê bình đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động
sáng tác văn học, sự phát triển của lí luận, mĩ học Nhật Bản.
 Đóng vai trị quan trọng trong q trình hiện đại hóa, thúc
đẩy sự phát triển của VHNB.


III. CÁC NHÀ VĂN TIÊU BIỂU


MORI OGAI (1862 – 1922 )









Một trong 3 nhà văn được coi là lớn nhất Nhật

Bản và được giảng dạy trong chương trình
THPT (cùng mới Soseki và Akutagawa)
Sinh trưởng trong một gia đình Samurai ở thị
trấn Tsumano (hiện nay là quận Shimawe)
Tốt nghiệp khoa Y đại học Tokyo năm 1881.
Làm bác sĩ quân y trong quân đội.
1884 được cử sang Đức học, bắt đầu dịch thuật
một số tác phẩm tiếng Đức. Ông nghiên cứu
sâu rộng triết học, văn học châu Âu và là nhà
văn lớn đầu tiên của Nhật thể nghiệm cuộc
sống, tư duy và tình cảm châu Âu.
Là người đã có cơng đưa vào nền văn học
Nhật tiểu thuyết cỡ vừa và thể loại tự truyện
(watakushi shosetsu), tiểu thuyết lịch sử.
Mori Ogai thể hiện khuynh hướng tự nhiên chủ
nghĩa, đấu tranh cho cá nhân, chống lại những
tư tưởng phong kiến trong xã hội.
Ông được nhiều nhà văn thế hệ sau hâm mộ,
coi là bậc thầy.


NATSUME SOSEKI (1867 – 1916)
• Là một trong ba trụ cột của văn học hiện đại
Nhật Bản, là nhà trí thức lớn, có nhiều đóng
góp đối với nền văn học, triết học Nhật Bản.
• Ơng học văn học và ngơn ngữ ở Anh. Hiểu
biết rộng văn hóa phương Tây, tinh thơng
Thiền học và văn hóa cổ điền Trung Hoa.
• Dạy văn học Anh tại đại học đế chế Tokyo
trước khi viết văn chuyên nghiệp.

• Soseki là nhà văn rất thành công và được
nhiều người nể phục trên văn đàn. Nhiều nhà
văn trẻ tìm đến ơng để học hỏi và ơng cũng rất
quan tâm nâng đỡ những cây bút trẻ tài năng.
• Soseki là chủ sối của trường phái văn
chương tâm lí cao sang (đối lập với trường
phái tự nhiên). Ơng là người thường có những
tranh luận về văn học, mỹ học trên các tạp chí
nổi tiếng và được nhiều người quan tâm.
• Tác phẩm Soseki thường phân tích cái tơi, nỗi
cơ đơn của người trí thức trong xã hội tư sản
mang nhiều tàn tích phong kiến. Sự bế tắc của
cá nhân và tư tưởng hoài nghi xã hội.



TANIZAKI JUNICHIRO (1886 – 1965)








Là nhà văn trọng yếu nhất của nền văn học hiện
đại Nhật Bản.
Ơng được tơn sùng chủ nghĩa duy mỹ một cách
tuyệt đối. Chủ đề ông phản ánh thường là những
xung đột văn hóa, tinh thần Đông – Tây.

Tiểu thuyết của ông được đánh dấu bởi tình dục
và chủ nghĩa duy mỹ Tây hóa.
Tanizaki bị hấp dẫn một cách mãnh liệt bởi tác
phẩm vĩ đại Genji monogatari. Ơng đã chuyển
dịch lại tác phẩm sang ngơn ngữ Nhật hiện đại rất
thành công. Các tác phẩm lớn của ông hầu hết
đều chịu ảnh hưởng từ cảm hứng Genji.
Người phụ nữ là đề tài chính trong những sáng
tác của Tanizaki.
Ơng cũng là nhà phê bình xuất sắc với các bài
viết gây được tiếng vang lớn trên các tạp chí văn
học: “Các khái niệm đạo đức và các khái niệm
thẩm mĩ”; “Phong cách nghệ thuật của một
người kể chuyện hiện đại”.


AKUTAGAWA RYUNOSUKE (1892 – 1927)










Nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng nhất văn học
Nhật Bản hiện đại thời Taiso.
Tuy thấm nhuần văn hóa phương Tây nhưng

Akutagawa lại tìm về với văn học cổ Nhật Bản.
Đề tài ơng u thích là những gốc truyện truyền
thống, những câu chuyện lịch sử từ thế kỷ X –
XII => truyện ngắn của ơng cịn được gọi là
“truyện ngắn lịch sử”.
Nhà văn ảnh hưởng chủ nghĩa duy mỹ.
Chủ đề xuyên suốt sáng tác của Akutagawa là bộ
mặt đạo đức của con người.
Ơng có cách phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.
Miêu tả khách.
Truyện thường pha trộn giữa các yếu tố hiện
thực và huyền ảo, văn phong hoa mỹ nhưng súc
tích, tinh tế, bố cục chặt chẽ.
Đến nay, truyện ngắn Akutagawa được coi là di
sản tinh thần vô giá của văn học Nhật.
Tên ông được đặt cho giải thưởng văn học danh
giá nhất ở Nhật: giải Akutagawa.


KAWABATA YASUNARI (1899 – 1972)














Kawabata sinh ở Osaka, có một cuộc đời đầy bất
hạnh. Cảm thức cô đơn trong văn phẩm Kawabata
thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và
tuổi trẻ của ông.
Kawabata nghiên cứu cả văn học Anh lẫn văn học
Nhật ở Đại học Tokyo. Ông say mê thơ văn cổ điển
như Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu, Sách gối
đầu của Sein Shonagon lẫn các tác giả hiện đại Tây
phương như Marcel Proust, James Joyce
Khi còn là sinh viên ông đã cùng với Yokomitsu Riichi
lập ra tờ Văn nghệ thời đại (Bungei jidai) làm cơ quan
ngôn luận cho trường phái văn học Tân cảm giác
(shinkankaku-ha)
Kawabata được mệnh danh là “người lữ khách suốt
đời đi tìm cái đẹp”
Phong cách của ông là sự kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại, giữa kỹ thuật viết văn phương Đông và
phương Tây. Nhưng gốc rễ của ông vẫn là một nhà văn
Nhật Bản.
Năm 1968, Kawabata được trao tặng giải Nobel cho
bộ ba tiểu thuyết: “Xứ tuyết”, “Ngàn cánh hạc”, “Cố
đơ”, trịn 100 năm năm ngày Minh Trị Duy Tân bắt
đầu công cuộc đổi mới đất nước. (1868 – 1912).
Năm 1972, Kawabata tự tử bằng khí đốt trong một căn
phịng ở Hayama, Kamakura.



MISHIMA YUKIO (1925 – 1970)
• Thuộc thế hệ nhà văn trẻ nổi lên sau chiến tranh.
• Mishima hứng thú tìm về với truyền thống trong hình thức chiến
binh. Ơng tập luyện kiếm đạo và sống theo lí tưởng samurai.
• Là nhà văn thử nghiệm nhiều hình thức, phong cách văn học
phương Tây.
• Mishima sớm thành cơng từ trẻ và trở thành nhà văn hiểu biết cả
Đông Tây, mang phong cách duy mĩ đặc trưng.
• Mishima thường miêu tả những tâm trạng bệnh hoạn của thế hệ
thanh niên thời kì hậu chiến, mang tâm trạng hoang mang trước
thực tại và ít gắn bó với truyền thống. Sáng tác của ơng thể hiện
sự xung đột Đông – Tây, giữa hiện đại và truyền thống.
• Mishima cuối cùng chọn cái chết mổ bụng theo kiểu samurai.
Hành động tự sát theo nghi thức mổ bụng của nhà văn được cho
là mang ý nghĩa đánh thức dân tộc vì sự đánh mất tinh thần
thượng võ.



×