Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phương pháp nghiên cứu của ngữ âm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.29 KB, 3 trang )

Phương pháp nghiên cứu của ngữ âm học
Do ngữ âm học nghiên cứu cả mặt tự nhiên lẫn mặt xã hội của ngữ âm cho nên nó
đã sử dụng hai loại phương pháp nghiên cứu chủ yếu khác nhau: Một loại thích
dụng với các khoa học tự nhiên; Một loại thích dụng với các khoa học xã hội.
Loại thứ nhất là phương pháp quan sát, miêu tả các hiện tượng ngữ âm. Sự quan
sát có thể tiến hành bằng mắt, bằng tai của người nghiên cứu. Ví dụ, khi quan sát
một người nào đó phát âm hai tiếng "tu hú" người nghiên cứu nhìn thấy hai mơi
người phát âm trịn lại và nhơ về phía trước. Đó là sự quan sát trực tiếp. Quan sát
cịn có thể tiến hành bằng phương pháp gián tiếp, tức là qua máy. Ngữ âm học thực
nghiệm đã dùng hàng loạt máy móc hiện đại để quan sát âm thanh lời nói. Chung
quy lại có thể phân thành bốn loại phương tiện chính là:
1. Các phương tiện ghi hình cung cấp những đường ghi trên giấy hay trên phim
ảnh. Những đường ghi này không thể chuyển lại thành âm thanh mà chỉ có
thể xem bằng mắt.
2. Các phương tiện ghi âm lên mặt sáp, mặt nhựa, băng từ tính, đĩa quang... để
khi cần có thể chuyển các đường ghi thành âm thanh trở lại.
3. Các phương tiện ghi vị trí của các cơ quan cấu âm (máy ảnh, máy quay phim
bằng tia X).


4. Các phương tiện ghi và phân tích âm thành bằng máy quang phổ, máy hiện
sóng...
Phương pháp quan sát bằng máy cho ta những cứ liệu chính xác. Nó giúp người
nghiên cứu quan sát được những sắc thái quá nhỏ bé của âm thanh mà thính giác
của con người khơng có khả năng nhận biết, phân biệt. Tuy nhiên, nó không phải là
phương pháp duy nhất và không phải trong trường hợp nào cũng có thể thay thế
được phương pháp quan sát trực tiếp.
Phương pháp thứ hai vốn thích dụng hơn với các khoa học xã hội là phương pháp
suy luận. Ví dụ, từ chỗ người Việt có phân biệt nghĩa của hai từ "rác" và "rắc", nhà
nghiên cứu suy ra được rằng trong tiếng Việt trường độ có tác dụng phân biệt
nghĩa, có một chức năng xã hội. Phương pháp suy luận dựa trên sự đối chiếu, so


sánh các từ để tìm ra cái có ý nghĩa ngơn ngữ học.
Trong hai loại phương pháp nghiên cứu kể trên, phương pháp quan sát, miêu tả
thường đi trước và là bước chuẩn bị cho phương pháp suy luận. Song đi trước
không có nghĩa là quyết định. Để tìm ra hệ thống ngun âm, phụ âm của một
ngơn ngữ nào đó, người nghiên cứu không thể không tiến hành bước thứ hai: bước
suy luận. Với ý nghĩa đó mà nói thì phương pháp suy luận mới là phương pháp chủ
yếu của ngữ âm học.




×