Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vài nét về nhà Lý (1010-1225) 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.65 KB, 5 trang )

Vài nét về nhà Lý (1010-1225)
2
III. Phát triển kinh tế
1. Nông nghiệp
Đại bộ phận ruộng đất trong nước là ruộng đất của cơng xã. Cơng xã có được uy
quyền tự trị rộng rãi. Ruộng đất của công xã nào là do công xã ấy quản lý. Tuy
thế, nhà vua vẫn có quyền sở hữu tối cao tên ruộng đất, nên nông dân cày ruộng
công xã vẫn phải nộp tô thuế, lao dịch và đi lính cho nhà vua. Mức thuế được định
là 100 thăng mỗi mẫu.
Ngồi ra cịn có ruộng cấp cho q tộc quan lại có cơng và được gọi là thác đao
điền (ruộng ném đao, từ sự tích Lê Phụng Hiểu). Từ đó hình thành thái ấp của một
số quý tộc và quan lại cao cấp. Nông dân trong thái ấp khơng có nghĩa vụ đóng
thuế cho nhà nước mà chỉ đóng cho chủ thái ấp. Chủ thái ấp đóng thuế cho nhà
nước tương đương với mức thuế của ruộng đất cơng xã.
Nhà nước có ruộng riêng của nhà nước gọi là ruộng quốc khố, người cày ruộng là
tù binh hay phạm nhân. Tô thuế ruộng quốc khố nặng hơn so với các loại ruộng
trên.
Nhà Lý coi trọng nghề nơng và đề ra nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp.
Sức lao động và sức kéo được bảo vệ. Quân lính thay phiên nhau làm ruộng,
những người đi phiêu bạt được trở về quê hương nhận ruộng cày cấy. Trâu bò


được bảo vệ. Không những việc trộm trâu bị trừng phạt nặng mà ngay cả việc giết
trâu sở hữu của mình cũng bị ngăn cấm. Nhà nước quy định cứ ba nhà hợp thành
một "bảo" để kiểm soát lẫn nhau và cùng liên đới chịu trách nhiệm về tội giết trâu
bị.
Vấn đề thủy lợi được tiến hành với qui mơ lớn. Đê Cơ Xá được đắp vào triều Lý
Nhân Tông đã giúp chống được lụt của sông Hồng. Nông nghiệp dưới thời nhà Lý
nhờ vậy đã được phát triển và nuôi được dân chúng.
2. Thủ công nghiệp
Nghề dệt đã phát triển đáng kể, sản xuất đủ loại từ gấm đoạn, lụa cho đến vải sợi.


Năm 1040, Lý Thái Tông quyết định dùng gấm vóc trong nước để may lễ phục
cho vua quan mà khơng phải mua gấm vóc của nước ngoài nữa.
Nghề gốm tiến một bước khá dài và đạt được trình độ cao về sản xuất cũng như về
nghệ thuật. Ngói gạch được sản xuất đầy đủ để phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa
cùng lâu đài, cung điện. Có loại ngói tráng men, ngói bằng sứ trắng, gạch cỡ lớn
có trang trí hoa văn và có khắc niên hiệu nhà Lý. Các đồ dùng bằng sành sứ được
chế tạo tinh xảo với các lớp men nâu, men ngọc, men trắng ngà cùng những hoa
văn trang nhã hoặc khắc chìm, nổi rất cơng phu.
Nghề khắc bản in đã xuất hiện, chủ yếu dùng để in các kinh Phật.
Giao thông và buôn bán cũng được phát triển. Các con đường giao thông thủy bộ
được mở mang. Từ Thăng Long có những con đường thủy đi đến tận biên giới
phía Bắc và phía Nam. Dọc các đường bộ quan trọng có nhà trạm và các ụ đất cắm
biển gỗ ở trên để chỉ phương hướng.


Việc bn bán với nước ngồi rất phát triển. Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi
tàu thuyền nước ngoài tấp nập đến trao đổi.
IV. Phát triển văn hóa - xã hội
Nho giáo: Nhà Lý bắt đầu chăm lo việc mở mang học tập và thi cử để tuyển lựa
nhân tài ra làm quan. Năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn miếu (thờ Khổng
Tử, Chu Tử và 72 vị tiền hiền) và mở Quốc Tử Giám. Nền đại học Việt Nam bắt
đầu từ đấy. Năm 1075 triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài. Đây là
khoa thi tam trường gồm có đủ Phật, Lão, Nho. Vị Trạng nguyên đầu tiên của
nước ta là Lê Văn Thịnh đậu ở khoa thi này.
Tầng lớp nho sĩ thấm nhuần ý thức Nho giáo bắt đầu xuất hiện. Trước đây tầng lớp
có học trong xã hội hầu hết là các nhà sư. Từ đời Lý, Nho giáo bắt đầu có địa vị
trong xã hội. Tuy thế, chế độ giáo dục và thi cử theo tinh thần Nho giáo cũng chỉ
mới bắt đầu. Số nho sĩ được tạo ra hãy còn quá ít, Phật giáo vẫn chiếm ưu thế và
các nhà sư vẫn giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
Phật giáo: Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong quần chúng và có dấu ấn lên

mọi sinh hoạt văn hóa. Nhà vua và tầng lớp quý tộc rất tôn sùng đạo Phật. Tất cả
tám đời vua nhà Lý, vua nào cũng sùng tín đạo phật. Lý Thái Tổ bản thân là con
nuôi của sư Lý Khánh Vân và từng được nuôi dạy trong chùa từ nhỏ. Đó là vị vua
Phật tử đầu tiên của Việt Nam. Cịn vua Lý Thái Tơng là Tổ thứ bảy của phái thiền
Vô Ngôn Thông, Lý Thánh Tông là Tổ thứ hai của phái thiền Thảo Đường.
Phái thiền Thảo Đường là phái thiền thứ ba được thành lập tại Việt Nam vào năm


1068. Việc hiện diện của vị thiền sư này tại đất Đại Cổ Việt là một sự tình cờ.
Thảo Đường vốn người Trung Hoa đang hành đạo tại Champa, thì vào năm 1069
bị quân Đại Việt bắt trong chuyến vua Lý Thánh Tơng đi chinh phạt. Ơng bị đưa
về Thăng Long. Tại đây, ông giúp việc cho một vị tăng lục và bộc lộ ra kiến thức
thiền học của mình. Vua biết đến, vời ông làm quốc sư và cho ông trụ trì tại chùa
Khai Quốc ở Thăng Long. Phái thiền này truyền sáu thế hệ. Kể cả thiền sư Thảo
Điền, có tất cả 19 thiền sư. Lý Thánh Tơng là vị Tổ thứ hai, Lý Anh Tông thuộc
thế hệ thứ tư, Lý Cao Tông thuộc thế hệ thứ sáu.
Hệ thống tăng già (sangha) được duy trì, quốc sư có vai trò như người cố vấn tối
cao. Nhà vua cho các nhà sư được bận lễ phục riêng của họ. Quý tộc, quan lại thi
nhau cúng tiền bạc cho nhà chùa. Các nhà sư được cấp phát bằng, được miễn thuế
và lao dịch cùng đi lính. Chùa chiền mọc lên khắp nơi, khơng năm nào mà khơng
có xây chùa mới, triều đình lại miễn thuế cho dân chúng. Năm 1018, Lý Thái Tổ
cho người đi thỉnh kinh Tam Tạng (Tripitaka) về sao lại và cất vào kho Đại Hưng.
Vua Lý Thái Tông cho xây ngôi chùa Một Cột. Đây là một ngơi chùa nổi tiếng
khơng phải vì tính chất kỹ thuật mà vì tính nghệ thuật của nó.
Kiến trúc phát triển mạnh dưới thời nhà Lý và chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất
sâu đậm. Cung điện, lâu đài, thành quách và chùa tháp được xây dựng với qui mô
lớn. Thành Thăng Long là một cơng trình xây dựng lớn trong các triều đại phong
kiến. Thành gồm hai vòng dài khoảng 25 km. Trong hồng thành có những cung
điện cao đến bốn tầng. Việc xây dựng các chùa tháp rất được coi trọng. Năm 1031
Lý Thái Tông cho xây 950 ngôi chùa. Năm 1056, Lý Thánh Tông lập chùa Sùng



Khánh ở phường Báo Thiên, phải dùng 11 ngàn cân đồng để đúc chuông chùa,
năm sau lại dựng Tư Thiên Bảo tháp trước chùa Báo Thiên, cao vài chục trượng
(khoảng 50-60m) và có 30 tầng. Ngồi ra cịn có nhiều chùa tháp khác cũng đồ sộ
và huy hồng khơng kém.

Điêu khắc đời Lý độc đáo, chủ yếu trên gốm và trên đá. Đề tài thường là thiên
nhiên như mây, nước, hoa sen, hoa cúc và đặc biệt là hình tượng con rồng với
nhiều nếp cong mềm mại tượng trưng cho nguồn nước, niềm mơ ước của cư dân
trồng lúa.
Hình tượng con rồng của triều đại này không lẫn được với các triều đại khác.
Những hình điêu khắc ở chùa Phật Tích cho ta thấy rằng nghệ thuật điêu khắc thời
Lý khơng những tiếp thu nghệ thuật Trung Hoa mà cịn của Champa nữa: Nhạc
cơng và vũ nữ, hình tượng thần điều Garuda.
Ca hát nhảy múa là những sinh hoạt phổ cập trong dân chúng. Hát ả đào đã xuất
hiện. Cảnh vũ nữ múa dân hoa hay vũ công vừa múa vừa sử dụng nhạc cụ được
khắc trên các phù điêu. Đua thuyền, múa rối nước là sinh hoạt lễ hội khơng thể
thiếu được trong cuộc sống văn hóa của người dân đời Lý.
Ta có thể nói đời Lý là một giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn hóa dân tộc.



×