Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng (sogatella furcifera horvath) hại lúa và biện pháp hóa học phòng trừ vụ xuân 2011 tại hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.7 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
====***====

PHẠM THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA
RẦY LƯNG TRẮNG (Sogatella furcifera Horvath) HẠI LÚA
VÀ BIỆN PHÁP HĨA HỌC PHỊNG TRỪ VỤ XN 2011
TẠI HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: BẢO VỆ THỰC VẬT

Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học

: PGS.TS TRẦN ðÌNH CHIẾN

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng và cơng bố trong bất kỳ


cơng trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Phạm Thu Hương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi ln nhận được sự
giúp ñỡ và chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn PGS.TS Trần ðình Chiến, Bộ mơn cơn
trùng, Khoa nơng học, Trường đại học Nơng Nghiệp Hà Nội.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm của thầy hướng dẫn, sự
giúp đỡ nhiệt tình và động viên của cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nam.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ln quan tâm, giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tơi xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo, các cơ
quan đồn thể, người thân và bạn bè ñồng nghiệp.

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2011
Tác giả luận văn

Phạm Thu Hương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC BẢNG

vi

DANH MỤC HÌNH

viii

1. MỞ ðẦU

1

1.1 ðặt vấn đề


1

1.2 Mục đích và u cầu của đề tài

2

1.2.1 Mục đích

2

1.2.2 u cầu

2

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

3

2.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước

4

2.2.1 Vị trí phân loại

4


2.2.2 Phân bố, ký chủ của rầy lưng trắng

4

2.2.3 ðặc ñiểm sinh học của rầy lưng trắng

5

2.2.4 Sự di chuyển của rầy lưng trắng

7

2.2.5 ðặc ñiểm sinh thái học của rầy lưng trắng

8

2.2.6 Những nghiên cứu về thiên ñịch của rầy lưng trắng

9

2.2.7 Những nghiên cứu về hiệu lực của thuốc trừ rầy lưng trắng và tính
kháng thuốc của rầy lưng trắng

11

2.2.8 Ảnh hưởng của giống lúa tới sinh trưởng, phát triển của rầy lưng trắng

12


2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước

13

2.3.1 Phân bố và tác hại của rầy lưng trắng

13

2.3.2 ðặc ñiểm sinh vật học của rầy lưng trắng

15

2.3.3 ðặc ñiểm sinh thái học rầy lưng trắng

17

2.3.4 Thiên ñịch của rầy lưng trắng

18

2.3.5 Những nghiên cứu về hiệu lực của thuốc trừ rầy lưng trắng và tính
kháng thuốc của rầy lưng trắng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

20
iii


2.3.6 Ảnh hưởng của giống lúa tới sinh trưởng, phát triển của rầy lưng trắng


21

3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

23

3.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

23

3.2 ðối tượng nghiên cứu

23

3.3 Vật liệu nghiên cứu

23

3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

23

3.4.1 Nội dung nghiên cứu

23

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu

24


3.4.3 Phương pháp nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của rầy lưng trắng

24

3.4.4 Phương pháp nghiên cứu ñặc ñiểm sinh thái rầy lưng trắng

25

3.4.5 Khảo nghiệm một số loại thuốc hoá học trừ rầy

27

3.4.6 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính tốn

28

3.4.7 Xử lý số liệu

30

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

31

4.1 Thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên ñịch phổ biến của chúng vụ
Xuân 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam

31

4.1.1 Thành phần nhóm rầy hại thân lúa


31

4.1.2 Thành phần thiên địch của rầy lưng trắng (S. furcifera)

33

4.2 ðặc ñiểm sinh học của rầy lưng trắng (S. furcifera)

36

4.2.1 Thời gian phát dục các pha của rầy lưng trắng (S. furcifera)

36

4.2.2 Nhịp ñiệu sinh sản của rầy lưng trắng (S. furcifera)

39

4.2.3 Sức sinh sản của rầy lưng trắng (S. furcifera)

40

4.2.4 Tỷ lệ trứng nở của rầy lưng trắng (S. furcifera)

42

4.2.5 Vị trí đẻ trứng của trưởng thành rầy lưng trắng (S. furcifera)

42


4.2.6 Tỷ lệ cánh ngắn và cánh dài của rầy lưng trắng (S. furcifera)

45

4.3 Diễn biến mật ñộ của rầy lưng trắng (S. furcifera) hại lúa vụ Xuân 2011 tại
Duy Tiên, Hà Nam

47

4.3.1 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng trên 5 giống lúa ñược trồng phổ biến vụ
Xuân 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

47
iv


4.3.2 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng (S. furcifera) trên các chân ñất khác nhau.

49

4.3.3 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng (S. furcifera) ở 3 mức phân bón khác nhau. 51
4.3.4 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng ở 3 mật ñộ cấy khác nhau.

54

4.4 Khảo sát một số loại thuốc hố học phịng trừ rầy lưng trắng (S. furcifera ) 56
4.4.1 Hiệu lực của một số loại thuốc hố học đối với rầy lưng trắng (S.
furcifera ) vụ Xuân 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam


56

4.4.2 Hiệu lực của một số loại thuốc hố học đối với rầy lưng trắng (S.
furcifera) (Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nam)

61

4.5 Năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7 ở các nền phân bón khác nhau tại
Duy Tiên, Hà Nam

63

4.6 Hạch tốn hiệu quả kinh tế ở thí nghiệm phân bón

64

4.7 Hạch tốn hiệu quả kinh tế ở thí nghiệm phun thuốc

67

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

69

5.1 Kết luận

69

5.2 ðề nghị


70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng ở Hà Nam từ năm
2004 ñến vụ Xuân 2011

14

Bảng 4.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa (Bộ Homoptera) vụ Xuân năm
2011 tại Duy Tiên, Hà Nam

31

Bảng 4.2. Thành phần thiên ñịch của rầy lưng trắng vụ Xuân năm 2011 tại
Duy Tiên, Hà Nam

34

Bảng 4.3: Thời gian phát dục các pha của rầy lưng trắng (S. furcifera) ni
trong phịng thí nghiệm


37

Bảng 4.4: Nhịp điệu sinh sản của rầy lưng trắng (S. furcifera) trên giống Bắc
thơm số 7

39

Bảng 4.5 Sức sinh sản của rầy lưng trắng (S. furcifera)

41

Bảng 4.6: Tỷ lệ trứng nở của rầy lưng trắng (S. furcifera)

42

Bảng 4.7 Vị trí đẻ trứng của trưởng thành rầy lưng trắng (S. furcifera) trên
giống lúa Bắc thơm số 7

43

Bảng 4.8 Tỷ lệ cánh ngắn và cánh dài của rầy lưng trắng (S. furcifera) trên
giống lúa Bắc thơm số 7 tại Duy Tiên, Hà Nam

45

Bảng 4.9 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng (S. furcifera) trên 5 giống lúa ñược
trồng phổ biến vụ Xuân 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam.

48


Bảng 4.10 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng ( S. furcifera ) trên các chân ñất
khác nhau ở vụ Xuân 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam

50

Bảng 4.11 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng ( S. furcifera ) ở 3 mức phân bón
khác nhau vụ Xuân 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam

52

Bảng 4.12 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng ( S. furcifera ) ở 3 mật ñộ cấy
khác nhau ở vụ Xuân 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam

54

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của một số loại thuốc ñến mật ñộ rầy lưng trắng trên
giống lúa Bắc thơm số 7 ngồi đồng ruộng

57

Bảng 4.14. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ rầy lưng trắng ngồi đồng ruộng

57

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

vi



Bảng 4.15. Ảnh hưởng của một số loại thuốc ñến mật ñộ rầy lưng trắng trên
giống lúa Bắc thơm số 7 trong nhà lưới

61

Bảng 4.16. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ rầy lưng trắng trong nhà lưới

62

Bảng 4.17 Năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7 ở các nền phân bón khác
nhau tại Duy Tiên, Hà Nam

64

Bảng 4.18: Hạch tốn hiệu quả kinh tế ở thí nghiệm bón phân

66

Bảng 4.19 Hạch tốn hiệu quả kinh tế ở thí nghiệm phun thuốc

68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Nhóm rầy hại thân lúa vụ Xn 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam


32

Hình 4.2. Các lồi thiên ñịch của rầy lưng trắng lúa vụ Xuân 2011 tại Duy
Tiên, Hà Nam

35

Hình 4.3 Các pha của rầy lưng trắng (S. furcifera)

37

Hình 4.4: Nhịp điệu sinh sản của rầy lưng trắng (S.furcifera) trên giống Bắc
thơm số 7

40

Hình 4.5 Vị trí đẻ trứng của trưởng thành rầy lưng trắng (S. furcifera) trên
giống lúa Bắc thơm số 7

44

Hình 4.6 Tỷ lệ dạng cánh của rầy lưng trắng (S. furcifera) trên giống lúa Bắc
thơm số 7 tại Duy Tiên, Hà Nam

46

Hình 4.7 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng (S. furcifera) trên 5 giống lúa ñược
trồng phổ biến vụ Xuân 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam

49


Hình 4.8 Diễn biến mật độ rầy lưng trắng (S. furcifera) trên 3 loại chân ñất
khác nhau ở vụ Xuân 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam

51

Hình 4.9 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng ( S. furcifera ) ở 3 mức phân bón
khác nhau ở vụ Xuân 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam

53

Hình 4.10 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng (S. furcifera ) ở 3 mật ñộ cấy khác
nhau vụ Xuân 2011 tại Duy Tiên, Hà Nam

55

Hình 4.11 Rầy lưng trắng (S. furcifera) trên giống lúa Bắc thơm số 7 vụ Xuân
2011 tại Duy Tiên, Hà Nam (trước khi phun thuốc)

59

Hình 4.12 Phun thuốc trừ rầy lưng trắng (S. furcifera)

60

Hình 4.13: Ruộng lúa sau khi phun thuốc

60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


viii


1. MỞ ðẦU
1.1

ðặt vấn ñề
Trong hơn nửa thế kỷ qua, sản xuất nơng nghiệp thế giới đã có những

biến đổi mạnh mẽ. Nền nông nghiệp cổ truyền với mục tiêu tự cung tự cấp
một cách khiêm tốn ñã ñược thay thế bằng nền nơng nghiệp hiện đại lấy sản
xuất hàng hố làm mục tiêu chủ yếu và đáp ứng u cầu dân số ngày càng
tăng nhanh.
Hàng loạt các giống cây trồng mới lai tạo có năng suất cao đã ra ñời
thay thế cho các giống cổ truyền có nguồn gốc bản địa, năng suất thấp nhưng
có sức chống chịu với sâu bệnh. Các kỹ thuật mới như trồng dày, bón nhiều
phân ñạm, gieo trồng ñồng loạt… ñã thay thế cho canh tác cổ truyền. Phân
hố học được sản xuất và cung cấp với khối lượng khổng lồ, thay thế cho các
nguồn phân hữu cơ ngày càng ít ỏi. Các vùng chun canh, đơn canh rộng lớn
đã hình thành, thay thế cho phương thức ña canh, xen canh. Sử dụng thuốc trừ
sâu một cách q mức đã gây huỷ hoại mơi trường và ảnh hưởng ñến sức
khoẻ cộng ñồng… tất cả những thay đổi đó đã tạo điều kiện cho nhiều loại
sâu bệnh phát triển thuận lợi và bùng nổ thành dịch. Một trong những loài
dịch hại nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay đó là rầy lưng trắng (Sogatella
furcifera Horvath).
Rầy lưng trắng chích hút nhựa cây lúa và cùng với rầy nâu gây cháy ở
nhiều tỉnh thành trên cả nước. Theo Cục Bảo vệ thực vật, trong những năm
1999 – 2003 diện tích lúa bị hại do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra trong cả
nước là 408.908,4 ha, trong đó miền Bắc là 213.208,8 ha, miền Nam là

195.699 ha. Năm 2006 tại các tỉnh thành phía Nam, tổng diện tích nhiễm rầy
tồn vụ là 200.039 ha chiếm 12,8% tổng diện tích gieo trồng. Như vậy, diện
tích lúa bị hại và hại nặng do rầy gây ra xếp hàng thứ ba trong chín lồi dịch
hại lúa chủ yếu.
Bên cạnh đó, rầy lưng trắng cịn là mơi giới truyền bệnh Lùn sọc ñen
phương Nam hại lúa. Vụ Mùa năm 2009 tại 19 tỉnh thành ở phía Bắc diện tích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

1


nhiễm bệnh lùn sọc đen là 42.385 ha. Vụ ðơng Xuân năm 2010, bệnh lùn sọc
ñen ñã phát sinh tại 28 tỉnh thành phố ở Bắc Bộ và Trung Bộ diện tích nhiễm
bệnh là 28.682,3 ha. ðây là bệnh rất nguy hiểm gây thiệt hại hàng trăm tỷ
ñồng.
Xuất phát từ u cầu thực tiễn việc phịng trừ dịch hại nói chung và rầy
lưng trắng nói riêng có hiệu quả mang lại những giá trị kinh tế thiết thực cho
người nông dân, ñồng thời bảo vệ ñược năng suất cây trồng, bảo vệ được
quần thể thiên địch có ích và mơi trường sống là rất cần thiết.
ðược sự nhất trí của Viện sau ñại học, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Trần ðình Chiến chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ñặc ñiểm
sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) hại lúa và
biện pháp hoá học phịng trừ vụ Xn 2011 tại Hà Nam”.
1.2

Mục đích và u cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng
(Sogatella furcifera Horvath) hại lúa và tình hình gây hại của chúng từ đó đề

xuất được biện pháp phịng trừ đạt hiệu quả kinh tế, an tồn với mơi trường.
1.2.2 u cầu
- ðiều tra xác định thành phần nhóm rầy hại thân lúa vụ Xuân 2011 tại
Châu Giang, Duy Tiên, Hà Nam
- Xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học (thời gian phát dục các pha, xác định vịng
đời, khả năng đẻ trứng…) của rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath)
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống lúa, mật độ
cấy, phân bón, chân đất) đến diễn biến mật ñộ và sự phát sinh gây hại của rầy
lưng trắng
- Xác ñịnh ñược thành phần thiên ñịch của rầy lưng trắng.
- Khảo sát một số loại thuốc hoá học để phịng trừ rầy lưng trắng hại
lúa.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Cơ sở khoa học của ñề tài
Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) là một trong các ñối tượng

dịch hại nguy hiểm ở các vùng trồng lúa trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Lồi dịch hại này không chỉ trực tiếp gây hại cho cây lúa mà cịn là mơi giới
truyền virus gây bệnh lùn sọc ñen.
Ở Việt Nam từ năm 2008 – 2010 diện tích nhiễm rầy tăng gấp 2 lần so
với trung bình 10 năm trở lại ñây và tăng gấp 4,7 ñến 5,2 lần so với năm có
diện tích nhiễm rầy thấp nhất. ðặc biệt là các tỉnh phía Bắc diện tích nhiễm

rầy tăng gấp 1,9 và 2,3 lần so với trung bình 10 năm trở lại ñây và tăng 7,2
ñến 9,3 lần so với năm có diện tích nhiễm thấp nhất [1]
Theo Reissig Henrichs (1993) [49], sự gia tăng về số lượng rầy do
nguyên nhân, mở rộng diện tích trồng lúa, tạo ñiều kiện cho rầy phát tán và lây
lan trên diện rộng. Tăng số vụ lúa trong năm tạo ñiều kiện cho rầy phát triển
thành dịch, cơ cấu giống thường xuyên ñược thay ñổi, thay thế các giống chống
chịu tốt năng suất thấp thay bằng các giống cho năng suất cao nhưng ngược lại
tính chống chịu sâu, bệnh lại kém. Trồng nhiều giống mới thay giống liên tục
làm phát sinh nhiều loài rầy mới gây hại mạnh hơn. Ngoài ra, rầy lưng trắng
cũng thường xuyên xuất hiện trên các giống lúa ñặc biệt trên các giống nhiễm
cùng với rầy nâu và ñược coi là những dịch hại quan trọng ñối với trồng lúa
nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á.
Có nhiều nguyên nhân dẫn ñến hiện tượng tái phát, song chủ yếu sử
dụng thuốc hố học q nhiều, lại khơng đúng liều lượng, cũng có thể khơng
đúng cách,… (Trần Quang Hùng, 1999) [10].
Qua nhiều năm theo dõi quy luật phát sinh gây hại của rầy lưng trắng
thường một năm có 7 lứa rầy phát sinh gây hại, thời gian phát sinh các lứa
sớm hay muộn phụ thuộc vào ñiều kiện thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
và thời vụ gieo cấy. Trong năm rầy lưng trắng gây hại cả hai vụ, mức ñộ gây
hại ở vụ mùa cao hơn vụ xuân. Ở vụ Xuân năm 2011 các lứa rầy ñều xuất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

3


hiện muộn hơn so với cùng kỳ các năm trước (Báo cáo tổng kết hàng năm của
Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nam).
ðể ngăn chặn sự gây hại (cả trực tiếp và gián tiếp) của rầy lưng trắng
chúng ta cần phải tìm ra biện pháp hiệu quả để phịng trừ chúng. Chính vì vậy
việc tìm hiểu rõ quy luật phát sinh, phát triển, ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái

học của chúng là rất cần thiết.
Kết quả của ñề tài sẽ góp phần làm cơ sở để xây dựng các biện pháp
phịng trừ có hiệu quả với rầy lưng trắng.
2.2

Tình hình nghiên cứu ngồi nước

2.2.1 Vị trí phân loại
Rầy lưng trắng có tên khoa học là Sogatella furcifera được Horvath mơ
tả và đặt tên lần đầu tiên vào năm 1899 thuộc họ Delphacidae, bộ Homoptera.
Ngồi ra, cịn có 17 tên khác như 1899 - Delphax furcifera Horvath, 1905 Liburnica albolineosa Fowler, 1912 - Sogata distinctant Distant, 1917 Megamelut furcifera Muir,…1963 - Sogatella furcifera Horvath.
2.2.2 Phân bố, ký chủ của rầy lưng trắng
Theo nghiên cứu của Asche và Wilson (1990), rầy lưng trắng phân bố
rộng rãi ở vùng cận ðông, ðơng Tây, Thái Bình Dương và Úc. Mặc dù vậy các
tác giả này cho biết thêm rằng sự phân bố hạn chế của rầy lưng trắng về phía
Tây vẫn khơng rõ vì tất cả các mẫu vật thu được từ Châu Phi, Châu Âu ñã ñược
ghi nhận trước ñây như là Sogatella furcifera thì sau này đã được chứng minh
là các lồi khác. Các nước đã được ghi nhận có rầy lưng trắng phân bố là: Châu
Âu: Liên bang Nga và các vùng Liên Xơ cũ (EPPO, 1994) ngồi ra chúng cịn
có mặt ở Siberi và các vùng đất Nga cách xa về phía ðơng. Phân bố rộng ở
phía Nam và ðông Nam Châu Á. Ở Châu Úc (chỉ ở những vùng nhiệt đới) và
một số đảo ở Thái Bình Dương (EPPO, 2003) [22].
So với rầy nâu thì khả năng gây thành dịch và mức ñộ phổ biến của rầy
lưng trắng ít hơn.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

4



Ký chủ chính của rầy lưng trắng là lúa, ngồi lúa ra rầy lưng trắng cịn
hồn thành pha phát dục của mình trên một số cây khác như ngơ, cỏ ñuôi
phượng, cỏ lồng vực cạn, cỏ chác và lúa chét.
2.2.3 ðặc ñiểm sinh học của rầy lưng trắng
2.2.3.1 Pha trứng
Rầy lưng trắng cũng như rầy nâu, trứng ñược ñẻ ở phần mơ bẹ lá hoặc
gân lá chính của lá, đẻ thành từng ổ, trứng có hình dạng và kích thước tương
tự như rầy nâu nhưng mũi trứng dài hơn, mỗi con cái có thể đẻ khoảng 300 500 trứng, đẻ tập trung trong 3- 6 ngày và kéo dài khoảng 10 - 15 ngày (Hill
S. Dennish 1983) [25].
Thời gian trứng tùy thuộc vào nhiệt ñộ và ẩm ñộ. Tại Ấn ðộ, theo
Atwal thì thời gian trứng ở Punjab là 3 – 5 ngày, theo như Misra và Israel
(1968) [40] ở Cuttak thì pha trứng của rầy lưng trắng kéo dài 6 ngày trong
ñiều kiện nhiệt, ẩm ñộ tương ứng là 25,3 – 32,70C, 83 – 85%.
Theo Catindig (1993) [20] thì thời gian pha trứng ở Philippines là 8
ngày.
Pathak (1968) [44] kết luận rằng số trứng trên một ổ và số trứng trung
bình của một con cái cũng thay đổi rất nhiều tùy từng năm và tùy từng thế hệ.
Rầy nâu và rầy lưng trắng có khoảng 1728 đến 1984 nỗn bào trên một cá thể
cái có thể chín (Mochida, 1964).
2.2.3.2 Pha rầy non
Rầy non của rầy lưng trắng trải qua 5 tuổi ngay sau khi nở chúng đã có
thể chuyển ñộng (chủ yếu là nhảy kể cả khi chỉ bị khua nhẹ) và gần như ngay
sau khi nở chúng ñã bắt ñầu gây hại cho cây lúa.
Theo Suennaga (1963) [53] rầy non khi mới nở ra có màu trắng sữa,
sau ñó chuyển thành lấm chấm màu xám sẫm hoặc màu ñen và trắng xen kẽ,
kích thước của chúng từ 0,8 – 2,1mm thời gian trung bình của rầy non là 17
ngày ở 200C, 13 ngày ở 250C, và 12 ngày ở 28 – 300C.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


5


Theo Catindig (1993) [20] thì giai đoạn này kéo dài trung bình là 14
ngày. Cịn Singh (1989) lại kết luận thời gian của rầy non ở Ấn ðộ là 16 ngày
(điều kiện trong phịng thí nghiệm và ngồi đồng).
2.2.3.3 Pha trưởng thành
Sau khi kết thúc giai ñoạn rầy non, rầy lưng trắng tuổi 5 vũ hoá thành
trưởng thành. Rầy trưởng thành có màu đen nâu với một dải trắng trên mảnh
lưng giữa. Cơ thể màu trắng kem, bụng màu ñen. Trưởng thành rầy lưng trắng
cái có hai dạng cánh ngắn và cánh dài, trưởng thành đực chỉ có một dạng cánh
duy nhất là dạng cánh dài. Chiều dài cơ thể của trưởng thành cánh ngắn từ 2,6
ñến 2,9 mm, cánh dài 3,5 – 4mm. Khi mật ñộ quần thể tăng thì tỷ lệ cánh dài
tăng.
Nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa trong thời kỳ rầy non ñã
ảnh hưởng nhiều ñến khả năng sinh sản của rầy lưng trắng, loại hình cánh
ngắn chịu ảnh hưởng của mơi trường nhiều hơn loại hình cánh dài. Số trứng
đẻ trung bình của 1 rầy cái cũng rất khác nhau tùy ñiều kiện môi trường và
từng năm. Ở Ấn ðộ, một trưởng thành rầy lưng trắng đẻ trung bình 164 trứng,
trong khi đó ở Nhật Bản rầy lưng trắng đẻ trung bình 164 trứng, trong khi đó
ở Nhật Bản rầy lưng trắng ñẻ trung bình từ 300 – 350 trứng (Suenaga, 1963)
[53] và ở Philippines là khoảng 247 trứng (Liu et al, 1995) [34]. Rầy cái cánh
ngắn thường có khả năng sống lâu và ñẻ nhiều hơn so với trưởng thành cái
cánh dài ở cùng ñiều kiện, số lượng trứng phụ thuộc vào thời gian sống của
trưởng thành, cá thể nào có thời gian sống càng kéo dài thì số lượng trứng ñẻ
càng lớn, chứng có thể sống trên 30 ngày và ñẻ tới hơn 600 trứng (Denno R.F,
1994) [21].
Thời gian sống của trưởng thành rầy lưng trắng phụ thuộc nhiều vào
nhiệt ñộ. Suenaga (1963) [53] ở 200C cho rằng trưởng thành sống trung bình
là 20 ngày, ở 250C là 16 ngày và 28 – 300C là 9 ngày. Trong khi đó Singh

cho biết ở Ấn ðộ thời gian sống trung bình của rầy ñực là 4,1 ngày và con cái
là 3,6 ngày (điều kiện ngồi đồng), 9 và 8 ngày tương ứng (điều kiện phịng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

6


thí nghiệm). Cịn Catindig (1993) [20] chỉ ra về thời gian sống của con ñực là
6 ngày; con cái là 6,5 ngày.
2.2.4 Sự di chuyển của rầy lưng trắng
Sự di chuyển của rầy lưng trắng cũng giống như rầy nâu, rầy lưng
trắng cũng di chuyển ñồng loạt, ñược Johnson (1969) [28] phản ánh như
một “Hội chứng bay sinh trứng” của quá trình tiền sinh sản của rầy di cư.
Sự di chuyển của rầy lưng trắng liên quan ñến cường ñộ ánh sáng và nhiệt
ñộ. Hoạt ñộng di chuyển của rầy lưng trắng có liên quan đến tuần trăng.
Kisimoto (1994) [32] cho rằng cường ñộ ánh sáng ñèn về ban ñêm
là nhân tố quyết định đối với việc cất cánh ngồi ra nhiệt ñộ cũng là yếu
tố quan trọng.
Perfect & Cook (1982) [45] kết luận rằng cả rầy nâu và rầy lưng
trắng thường cất cánh nhiều nhất (75%) vào buổi tối và chúng cất cánh
theo chu kỳ.
Kisimoto (1994) [32] và Noda (1986) [42] kết luận rằng những cá
thể rầy lưng trắng cánh dài bắt được trên biển ðơng – Trung Quốc di cư
sang Nhật Bản là chưa thuần thục về sinh học. Sự phát triển buồng trứng
của con cái cánh dài là chậm lại so với cánh ngắn, con cái cánh ngắn
thuần thục sinh dục sớm hơn và tiến hành giao phối ngay trong ngày vũ
hoá trưởng thành.
Thời gian bay trung bình của con đực và cái rầy lưng trắng thay ñối
từ 8 – 11h và thời gian bay dài nhất ñã ñược ghi nhận là 32h. Việc bay
cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện áp suất khí quyển, nhất là nhiệt độ và

ẩm độ. Ở độ cao nhất có thể bắt ñược rầy nâu và rầy lưng trắng ở Trung
Quốc và biển ðông Trung Quốc là 1,5 km (trong mùa thu), 2 km (mùa
xuân) và 2,5 km (mùa hè) (Dung, 1981; Zhu et al, 1982; Hidaka, 1989;
Kisimoto, 1994) [32].
Theo Kisimoto (1971) [30], có 5 đợt rầy di cư ở Trung Quốc từ giữa
tháng 4 đến đầu tháng 5 nhờ gió nam và tây nam, có 3 đợt di cư hướng tây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

7


nam vào giữa và cuối tháng 8, cuối tháng 10. Ở bán đảo Triều Tiên việc du
nhập qua biển đơng của rầy nâu và rầy lưng trắng vào cuối tháng 6 và ñầu
tháng 7 và các ñảo miền trung của Nam Triều Tiên là cuối tháng 7.
Ngoài ra, cũng như rầy nâu, rầy lưng trắng cịn có sự di cư giữa các vụ
lúa với khoảng cách từ 6-30 km sau khi cất cánh vào buổi tối trong mùa khô ở
các vùng nhiệt ñới (Shingh Phaliwal et al., 1986) [52].
Theo Zhang (1991)[55], Ho & Liu (1996) [26], ở Trung Quốc trưởng
thành rầy lưng trắng thường di chuyển vào ñỉnh cao cuối tháng 6 ñầu tháng 7,
ñỉnh cao mật ñộ quần thể là giữa ñến cuối tháng 7 chủ yếu trên lúa một vụ.
Việc hạ cánh của rầy di cư có tính chất ñịnh hướng ñồng lúa nhưng
cũng phụ thuộc vào tốc độ gió vì số lượng rầy nâu và rầy lưng trắng bắt được
trên biển ðơng Trung Quốc có tương quan âm với tốc độ gió xấp xỉ 500m
trong suốt thời kỳ di cư hàng loạt (Kisimoto, 1994) [32]
Bằng sử dụng bẫy ñèn trên ñất liền và trên biển cùng với thí nghiệm
đánh dấu và bắt lại Kisimoto đã kết luận có 5 đợt rầy di cư ở Trung Quốc từ
giữa tháng 4 ñến ñầu tháng 5 với sự lưu hành của gió Nam và Tây Nam, ba
đợt di cư hướng Nam ở giữa, cuối tháng 8 và cuối tháng 10 [32]. Sagawa
(1994) [50] ñã xác ñịnh việc du nhập qua biển với số đơng của rầy nâu và rầy
lưng trắng vào bán ñảo Triều Tiên từ cuối tháng 6 ñến ñầu tháng 7 ở ñảo Jeju

(Nam Jeju), giữa tháng 7 ở phía Nam và cuối tháng 7 ở các đảo miền Trung.
2.2.5 ðặc ñiểm sinh thái học của rầy lưng trắng
Theo Ram P. (1986) [46] quần thể rầy lưng trắng trong mùa mưa cao
hơn mùa khơ và có ít nhất 3 thế hệ. Mặc dù số lượng nhập cư ban ñầu của rầy
lưng trắng cao hơn rầy nâu nhưng tốc ñộ quần thể lại thấp, chỉ tăng ñược 4 lần
trong thế hệ trong khi quần thể rầy nâu tăng 8 lần ở mỗi thế hệ. Do tốc ñộ
tăng trưởng thấp nên rầy lưng trắng hiếm khi ñạt tới số lượng có thể gây thiệt
hại kinh tế đối với cây lúa.
Theo Kisimoto (1977) [31] cũng cho rằng rầy lưng trắng không có khả
năng gây hại như rầy nâu mặc dù mật ñộ nhập cư ban ñầu cao hơn rầy nâu vì
trưởng thành sinh ra từ thế hệ nhập cư ban ñầu phần lớn có dạng hình cánh
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

8


dài cho nên phân tán ñi sang các ruộng lúa khác mà không gây hại tập trung
tại ruộng nhập cư ban ñầu.
Ở Ấn ðộ (bang Andra Prades) quần thể rầy lưng trắng trong mùa mưa
cao hơn mùa khơ và có ít nhất 3 lứa/vụ trong đó vụ mùa rầy lưng trắng có số
lượng cao trong suốt thời kỳ đầu vụ chúng ñạt ñỉnh cao vào cuối tháng 10;
giữa số lượng quần thể với thời gian chiếu sáng có sự tương quan khá chặt.
Tại ðài Loan rầy lưng trắng có 7 ñến 8 lứa/năm, trưởng thành bắt ñầu xâm
nhập vào ruộng lúa từ cuối tháng 3 ñầu tháng 4, trong một vụ có từ 3 đến 4
lứa; mật độ quần thể giảm nhanh chóng ở lứa thứ 8 vào cuối tháng 10 cho ñến
ñầu tháng 11.
Ở Yiang (Trung Quốc), Zhu (1985) [56] chỉ rõ rầy lưng trắng ưa thích
cây lúa ở giai đoạn cịn non, có 5 thế hệ một năm, cao ñiểm mật ñộ quần thể
từ giữa ñến cuối tháng 7. Ở Hiroshima (Nhật Bản) trong một năm rầy lưng
trắng có 2 thế hệ trên lúa và 3 thế hệ trên cỏ hồ thảo Graminae. Quần thể rầy

lưng trắng đạt ñỉnh cao vào thế hệ thứ 2 khi trưởng thành di chuyển khỏi đồng
lúa. Cịn Shamsul (1971) [51] thì cho rằng quần thể rầy lưng trắng ñạt ñỉnh
cao vào giai ñoạn lúa ñẻ nhánh.
Sự phát sinh gây hại của rầy lưng trắng có tương quan thuận với các
mức độ bón phân đạm. Bón nhiều đạm, cấy dầy, được tưới nước thường
xuyên và mật ñộ ký sinh thấp làm bùng phát số lượng rầy lưng trắng (Gao et
al., 1994) [23].
Sức sinh sản của dạng hình cánh ngắn của rầy lưng trắng chịu ảnh
hưởng của các nhân tố môi trường như là mật độ, dinh dưỡng của cây chủ,
chu kì chiếu sáng, và nhất là mật ñộ rầy non của chúng (Kisimoto, 1965;
Iwanaga và Tojo, 1988; Matsumura, 1994, 1996a, b, 1997) [29].
2.2.6 Những nghiên cứu về thiên ñịch của rầy lưng trắng
Thiên ñịch của rầy lưng trắng rất phong phú và ña dạng. Reissig và
cộng sự (1986) [48] đã cơng bố danh sách thiên ñịch tự nhiên phân bố ở các
nước Á nhiệt đới như sau:

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

9


Có 8 lồi kí sinh trong đó có 4 lồi kí sinh trứng, 4 lồi kí sinh rầy non
và trưởng thành phân bố ở Ấn ðộ, ðài Loan, Fiji, Indonesia, Pakistan,
Philippines, Srilanka, Thái Lan, Triều Tiên và Trung Quốc....
Trong số các lồi thiên địch bắt mồi thì các lồi bọ xít và nhện được coi
là những lồi thiên địch quan trọng với rầy lưng trắng nói riêng và với 12 lồi
rầy nói chung. Ở Fiji có một vài trường hợp bọ xít mù xanh đã hạn chế số
lượng rầy lưng trắng rất hiệu quả. Hai lồi Cyrtorhinus và Tytthus đặc biệt
thích trứng và rầy non tuổi nhỏ của 2 họ Delphacidae và Cicadellidae.
Otake (1976) [43] cho rằng loài ong Anagrus flaveolus có tỷ lệ ký sinh

lên đến gần 100% với trứng rầy lưng trắng vào tháng 7 ở Kagawa (Nhật Bản)
và nó đã được ghi nhận là lồi kí sinh quan trọng nhất. Ngồi ra cịn có các
lồi kí sinh thuộc họ Elenchidae (Strepsiptera), Drynidae (Hymenoptera) và
Pipunculidae (Diptera). Có trường hợp tỷ lệ kí sinh của 2 họ Elenchidea và
Drynidea lên tới gần 40%.
Ong ký sinh Anagrus spp. chiếm 93% ký sinh trứng rầy nâu, rầy lưng
trắng ở ðài Bắc. Tỷ lệ trứng rầy nâu, rầy lưng trắng bị các ong này ký sinh
không cao, chỉ là 11,3 – 29,6% ở vụ 1 và 3,3 – 38,1% ở vụ 2. Ở Thái Lan,
trung bình có 61% trứng rầy lưng trắng bị ký sinh, chủ yếu do ong Anagrus
spp. và Oligosita sp. Tại IRRI, tỷ lệ trứng rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh
đi đen bị tập hợp ký sinh trứng tấn cơng đạt 15 – 90% trên lúa nước và 7 –
47% trên lúa nương.
Ngồi các lồi thiên địch trên cịn phải kể đến cả kiến, cóc ếch, nhái,
chim, vịt,…nên chúng ta vẫn chưa hiểu biết ñầy ñủ về thành phần lồi của hệ
thiên địch này, chưa đánh giá được tỷ lệ ký sinh hoặc sức ăn rầy của các lồi
thiên địch trong từng hồn cảnh cụ thể . Từ ñó cũng khó xác ñịnh ñược mối
quan hệ giữa thiên ñịch và diễn biến của rầy lưng trắng, tuy nhiên cũng phụ
thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh của môi trường và thiên địch cũng có sự ảnh
hưởng lớn đến số lượng rầy lưng trắng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

10


2.2.7 Những nghiên cứu về hiệu lực của thuốc trừ rầy lưng trắng và tính
kháng thuốc của rầy lưng trắng
2.2.7.1 Hiệu lực của thuốc trừ sâu với rầy lưng trắng
Thuốc hóa học có ảnh hưởng đến quần thể và số lượng rầy lưng trắng.
Ở Pakistan (1991), các loại thuốc Chlopyriphos và carbosulphal có hiệu lực

cao và kéo dài trong 5 ngày đối với rầy lưng trắng, ngồi ra dầu xoan, dầu
luyn cũng có tác dụng trừ rầy lưng trắng, chỉ có Phosphamilon 0,05 % có khả
năng diệt trứng, ngịai ra Phosphamilon 0,05 % và Fenvalirate 0.045 % có tác
dụng làm giảm sinh sản của rầy cái.
Dùng thuốc hoá học vào giai đoạn rầy non có hiệu quả cao nhất, giai
đoạn đang vũ hố có hiệu quả thấp nhất.
Nhóm Carbamate có hiệu lực khá, ñược áp dụng phổ biến trong những
năm 70 (Henricks, 1985) [24]. Nhóm Buflofelin tác dụng ức chế hình thành
lớp kitin, diệt rầy ở tuổi 2 - 3 có hiệu quả cao, tuy nhiên nếu dùng khi rầy
chưa nở hết hoặc đang trong thời gian đẻ trứng thì mật ñộ rầy tăng cao và gây
hiện tượng “cháy rầy”.
Mani (1971) [37] cho rằng nếu phun Flufenoxuron (chất ức chế tổng
hợp kitin) vào giai đoạn rầy vừa đẻ thì trứng chết rất nhanh, còn nếu phun vào
lúc rầy sắp nở thì rầy non nở ra sẽ bị biến dạng, nếu phun lúc rầy đang lột xác
thì rầy sẽ bị chết hoặc sẽ kìm hãm rầy lột xác. Trường hợp rầy non khơng bị
chết, vẫn vũ hố thành cơng thì sau khi vũ hố cánh sẽ bị biến dạng rất điển
hình. Nếu phun Flufenoxuron ở nồng độ 600ppm thì sẽ có tác dụng làm giảm
khả năng sinh sản của rầy.
Theo Valencia và cộng sự (1983) [54] kết luận rằng rầy non tuổi 3 của
rầy lưng trắng chết khi lột xác nếu phun Buprofezin nồng ñộ 0,075% hoặc
quần thể bị hạn chế số lượng khi sống trên cây có phun Buprofezin cũng với
nồng độ trên.
2.2.7.2 Tính kháng thuốc của rầy lưng trắng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

11


Theo Kulshreshtha J.E et al,(1997) [33] việc dùng thuốc hoá học khơng

đúng sẽ tiêu diệt các thiên địch của rầy lưng trắng và gây nên hiện tượng
kháng thuốc của rầy lưng trắng.
Theo Nagata (1983) [41] thì cấu tạo hố học của một loại thuốc và mức
ñộ sử dụng thường xuyên của loại thuốc đó cũng là nhân tố ảnh hưởng đến
tốc độ phát triển tính kháng thuốc của cơn trùng.
Matsumura (2008) [38] cho rằng rầy lưng trắng tại các nước ðơng Nam
Á đang có xu hướng kháng với hoạt chất Fipronil, ngun nhân của hiện
tượng trên được giải thích là do Fipronil đã được sử dụng để phịng trừ sâu
cuốn lá nhỏ vào giai đoạn cây lúa làm địng. ðây cũng là thời điểm phát triển
của rầy lưng trắng chính vì vậy dù việc sử dụng các thuốc hố học thuộc
nhóm này để phịng trừ rầy lưng trắng khơng phổ biến nhưng tính kháng
thuốc Fipronil vẫn phát triển.
2.2.8 Ảnh hưởng của giống lúa tới sinh trưởng, phát triển của rầy lưng trắng
Việc gieo trồng các giống lúa kháng rầy ñã làm giảm số lượng rầy lưng
trắng trên ñồng ruộng, nhưng mức độ ảnh hưởng của giống tới q trình phát
sinh, phát triển và gây hại của nhóm rầy hại thân nói chung và rầy lưng trắng
nói riêng tuỳ thuộc vào mức ñộ kháng của từng giống ñược gieo trồng
(Henrichs et al, 1979) [24].
Theo Lui và CS (1989) [35], sự không hấp dẫn với rầy lưng trắng của
giống kháng có thể do sự có mặt của các chất ức chế tới quá trình phát triển
của rầy hoặc các chất gây sự ngán ăn, xua ñuổi trong cây lúa, hoặc do cấu tạo
tế bào có hàm lượng các chất Silic cao hơn các giống nhiễm.
Ở Trung Quốc có 41 trong 218 bộ giống lúa có tính chống chịu đối với
rầy lưng trắng. Theo Jiang J.Y và CS (1989) [27] rầy ăn trên các giống kháng
ít đẻ hơn, cơ thể nhỏ hơn và tỷ lệ sống sót của rầy non thấp, thời gian rầy non
kéo dài, tốc ñộ của quần thể phát triển chậm hơn.
Ramaraju (1990) [47] ở Ấn ðộ ñã ñánh giá ngân hàng giống, bao gồm
các giống ñịa phương, giống nhập nội và đã ghi nhận có 48 giống kháng rầy
lưng trắng bao gồm có 5 giống kháng cao, 24 giống kháng vừa. Nghiên cứu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


12


về ảnh hưởng của giống tới sự phát sinh và phát triển của rầy lưng trắng thấy
rằng tỷ lệ sống sót của rầy non và tốc độ phát triển của quần thể trên giống
kháng và giống nhiễm khác nhau. Thời gian pha rầy non trên các giống kháng
cao và kháng vừa là từ 12,6 – 13,0 ngày; trong khi đó trên giống nhiễm chỉ là
11,6 ngày và lượng dịch cây chúng hút được từ cây kí chủ cũng ít hơn.
Theo Lui và CS (1995) [36] sự giảm ăn của rầy lưng trắng trên giống
kháng có thể do sự có mặt của chất ức chế trong cây lúa.
Mishra (1992) [39] cho rằng silic có vai trị quan trọng đối với tính
kháng của các giống lúa với rầy lưng trắng, giống lúa nào có hàm lượng silic
cao thì sẽ kháng rầy lưng trắng tốt hơn các giống lúa có hàm lượng silic thấp.
2.3

Tình hình nghiên cứu trong nước

2.3.1 Phân bố và tác hại của rầy lưng trắng
Ở nước ta rầy nâu, rầy lưng trắng phân bố rộng từ Bắc vào Nam, song
cây lúa là cây ký chủ của rây nâu và rầy lưng trắng, những ký chủ phụ xen kẽ
như cỏ míc, cỏ môi, cỏ chân vịt…
Trên ruộng lúa rầy lưng trắng có xu hướng xuất hiện và phát triển sớm
hơn so với rầy nâu, tỷ lệ rầy lưng trắng thường cao hơn rầy nâu khi lúa ở giai
ñoạn mới cấy và sau đó giảm dần vào giai đoạn lúa đứng cái.
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật trong những năm 1999 – 2003,
diện tích lúa bị hại do rầy lưng trắng và rầy nâu gây ra trong cả nước là
408.908,4 ha (miền Bắc là 213.208,8 ha; miền Nam là 195.699 ha), trong đó
diện tích bị hại là 34.287,4 ha; diện tích mất trắng là 179,2 ha. Như vậy diện
tích lúa bị hại nặng do rầy gây ra xếp hàng thứ 3 trong 9 lồi dịch hại chủ yếu,

diện tích mất trắng đứng hàng thứ 4 [8].
Vụ đơng xn năm 2005-2006 tại các tỉnh phía Nam tổng diện tích nhiễm
rầy nâu, rầy lưng trắng toàn vụ là 200.039 ha chiếm 12,8% diện tích gieo trồng,
mật độ rầy phổ biến 1.000-1.500 con/m2 nơi mật ñộ cao 3.000 con/m2 xuất hiện
trên diện tích 9.008 ha. Vụ đơng xn năm 2006 tại đồng bằng sông Cửu Long,
rầy bộc phát thành dịch trên diện rộng làm thiệt hại ước tính lên đến trên 600 tỷ
ñồng. Vụ hè thu cao ñiểm rầy vào giữa tháng 7 năm 2006 với tổng diện tích
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

13


nhiễm rầy 96.708 ha. Mật ñộ rầy phổ biến 2.000-3.000 con/m2 nơi cao lên đến
5.000 con/m2 với tổng diện tích nhiễm 10.797 ha tập trung tại một số tỉnh như
Long An, Sóc trăng, Lâm ðồng… Vụ thu đơng năm 2006 tổng diện tích nhiễm
rầy là 148.098 ha bị nhiễm rầy trong đó có 3.259 ha bị nhiễm nặng. Vụ mùa năm
2006, diện tích nhiễm rầy là 31.100 ha trong đó 964 ha bị nhiễm nặng (Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006) [3].
Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại trên lúa hè
thu, lúa mùa sớm năm 2009 giai đoạn làm địng với mật ñộ phổ biến ở mức
50 – 100 con/m2, thậm chí một số nơi lên ñến 1.500 – 3.000 con/m2. Tổng
diện tích nhiễm tồn vùng gần 6.800 ha, trong đó có 670 ha nhiễm nặng. Diện
tích nhiễm tập trung nhiều ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng
Bình. Tại ðồng Bằng Sơng Cửu Long, diện tích lúa hè thu nhiễm rầy chỉ còn
gần 5.000 ha, giảm 73.000 ha so với thời ñiểm giữa tháng 6 năm 2009. Mật
ñộ rầy chỉ còn 750 – 3.000 con/m2, giảm 2.000 con/m2.
Tại Hà Nam, diện tích nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng từ năm 2004 ñến
vụ Xuân năm 2011 ñược thống kê cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.1. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng ở Hà Nam
từ năm 2004 ñến vụ Xuân 2011

Vụ

Diện tích nhiễm vụ xuân (ha)
DT nhiễm

Năm

DT

DT giảm

nặng

70% NS

Diện tích nhiễm vụ mùa (ha)
DT nhiễm

DT

DT giảm

nặng

70% NS

2004

491


3

0

415

0

0

2005

848,9

20

0

2.452,5

471,7

0

2006

356,3

0


0

7.105,3

756,9

0,5

2007

10.315

364

0

21.506

3.845

0,7

2008

19.280,9

1.100,8

0


20.030,5

2.686,7

2,5

2009

13.182,5

400

0

25.095,2

4.750

3,1

2010

13.782,7

1.000

0

21.362,3


5.000

1,4

2011

10.251,6

0

0
(Số liệu tại Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nam)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

14


Nhận xét: Qua bảng số liệu ở Hà Nam chúng tơi nhận thấy từ năm 2007
đến nay rầy nâu, rầy lưng trắng có xu hướng bùng phát lên về mật ñộ và diện
tích phân bố. Mật ñộ rầy năm 2007 – 2010 phổ biến ở 500 – 1.000 con/m2,
cao 2.000 – 4.000 con/m2, cá biệt có ổ trên 10.000 con/m2 gây cháy chòm, ổ
cục bộ. Cụ thể trong các năm 2007 – 2010 diện tích nhiễm rầy tăng gấp 3 – 6
lần so với năm 2006, tăng gấp 10 – 12 lần so với các năm 2005, 2004.
2.3.2 ðặc ñiểm sinh vật học của rầy lưng trắng
Theo các tác giả Nguyễn ðức Khiêm (1995) [14] và ðinh Văn Thành
(1998) [18], mơ tả đặc điểm rầy lưng trắng có dải trắng dễ nhận thấy ở mảnh
lưng giữa, mình màu nâu vàng, cánh trước có mặt cánh đen hoặc nâu xám.
Rầy đực dài 2,6 mm, khơng có dạng cánh ngắn, rầy cái dài 2,9 mm, mảnh
lưng uốn cong khơng sâu phía dưới. Rầy trưởng thành di chuyển nhiều hơn so

với rầy nâu. Rầy lưng trắng có 5 tuổi, tuổi 1 có màu trắng sữa cho ñến khi
xuất hiện nền trắng và xám ở tuổi 3, tuổi 5 mảnh lưng và bụng màu ñồng
vàng, có các vết vằn trắng, xám trên nền trắng mịn, chiều dài thân thay ñổi từ
0,8 - 2,1 mm. Trứng ñẻ thành từng ổ từ 2 - 7 quả, thường đẻ trong mơ bẹ hoặc
gân lá chính của lá tuỳ theo giai ñoạn sinh trưởng của lá. Khi mới ñẻ trong
suốt không màu dài từ 0,96 mm, rộng 0,2 mm, 3 ngày sau khi ñẻ ñầu trứng
xuất hiện ñiểm màu đỏ, cuối trứng có nmột đốm màu vàng đục.
Ở Việt Nam, Nguyễn ðức Khiêm (1995) [14] ñã tiến hành theo dõi các
đặc tính sinh học, tình hình phát sinh của rầy lưng trắng trên ñồng ruộng và
khảo nghiệm mức nhiễm rầy lưng trắng của tập đồn 14 giống lúa tại trường
ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội đã có kết luận: Trong ñiều kiện nhiệt ñộ 23,8 –
29,80C, ẩm ñộ 93 – 94% thời gian phát dục của trứng rầy lưng trắng là 6,4 –
6,7 ngày; ở nhiệt ñộ từ 24,9 – 26,40C; ẩm ñộ như trên tỷ lệ trứng nở là 47,8%.
Ở nhiệt ñộ từ 26,1 – 29,80C; ẩm ñộ 93 – 93,9% thời gian phát dục của rầy non
là 12,5 – 12,9 ngày. Ở nhiệt ñộ từ 25,0 – 26,60C; ẩm độ 92 – 93,8% vịng đời
của rầy lưng trắng là 22 ngày. Tỷ lệ rầy cánh ngắn và cánh dài phụ thuộc vào
nguồn thức ăn và mật ñộ trong ruộng lúa. Ở giai ñoạn lúa ñẻ nhánh và chín
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

15


chủ yếu rầy cánh dài xâm nhập vào ruộng lúa và sau đó giảm dần ở giai đoạn
địng - trỗ ñỏ ñuôi rầy tăng nhanh về số lượng, tỷ lệ rầy cánh ngắn chiếm chủ
yếu. Rầy trưởng thành có xu thế bay vào đèn mạnh. ðây là một đặc tính dùng
trong việc dự tính dự báo rầy.
Hồ Thị Thu Giang và CS (2011) [11] ñã kết luận thời gian phát dục các
pha của rầy lưng trắng giảm cùng với sự tăng của nhiệt ñộ trong khoảng 20 –
30 ± 10C, ẩm ñộ 73,4 – 86,7% pha trứng kéo dài từ 5,49 – 9,10 ngày; rầy non
từ 12,48 – 15,08 ngày; trưởng thành ñến bắt ñầu ñẻ trứng từ 3,29 – 5,5 ngày;

vịng đời của rầy lưng trắng kéo dài trung bình từ 20,86 – 29,88 ngày.
Ngơ ðình Hoan và Chia – hwa (1996) [12] ñã tiến hành nghiên cứu từ
tháng 2 ñến tháng 12 trong nhà lưới của Trạm Bảo vệ thực vật cho kết quả
như sau: Trong ñiều kiện thời tiết thích hợp thì rầy lưng trắng có thể phát sinh
16 thế hệ trong 1 năm và thời gian mỗi thế hệ là khơng giống nhau. Giai đoạn
trứng kéo dài 5,2 – 10,5 ngày; giai ñoạn rầy non của mỗi thế hệ kéo dài từ 9,6
– 15,4 ngày trừ thế hệ thứ 10 ngắn hơn; tồn bộ vịng đời từ trứng ñến trưởng
thành kéo dài 15,3 – 21,9 ngày trừ thế hệ thứ 10 ngắn hơn.
ðinh Văn Thành (1998) [18] khi nghiên cứu đặc tính sinh học của rầy
lưng trắng và đánh giá tính kháng rầy của một số giống lúa ñã ñưa ra một số
kết luận sau: Thời gian phát dục của các giai ñoạn rầy non, trứng, vịng đời
của rầy lưng trắng tuỳ thuộc vào nhiệt độ và ẩm ñộ. Ở nhiệt ñộ 27,3 – 29,30C,
ẩm ñộ 80,7 – 89% thời gian phát dục rầy non từ 12,1 – 12,4 ngày; trong đó
thời gian tuổi 1 từ 2,49 – 2,9 ngày; tuổi 2 từ 1,86 – 1,9 ngày; tuổi 3: 1,79 – 1,9
ngày; tuổi 4: 2,1 – 2,4 ngày; tuổi 5: 3,48 – 3,57 ngày. Ở ñiều kiện 30,20C thời
gian trứng là 5,46 ngày; vịng đời rầy lưng trắng là 21,2 – 23,4 ngày, cịn ở
nhiệt độ 20,30C thời gian trứng là 8,6 ngày; vịng đời là 29,4 – 31,5 ngày
Khả năng sinh sản của rầy lưng trắng rất thấp bình qn một rầy cái chỉ
đẻ được 49,6 – 57,4 trứng, tỷ lệ rầy cái ñẻ rất thấp (các đợt ni chỉ 45,0 –
58,0% số cặp có khả năng đẻ và tỷ lệ rầy cánh dài ln chiếm ưu thế hơn so
với rầy cánh ngắn (kể cả thời kỳ thức ăn là thuận lợi nhất) [18].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

16


×