Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Sử dụng phương tiện powerpoint trong việc thiết kế trò chơi toán học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------

Đề tài:

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN POWERPOINT
TRONG VIỆC THIẾT KẾ TRỊ CHƠI TỐN HỌC
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Triều Tiên
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Xuân Thúy
Lớp
: 12SMN2

Đà Nẵng, tháng 5/2016


Hồn thành khố luận này, em đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của
thầy cô và bạn bè. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Giáo
dục Mầm non - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng - Những người đã trực tiếp giảng
dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập tại trường
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn - ThS.
Nguyễn Thị Triều Tiên - người đã giành cho em sự chỉ bảo tận tình để hồn thành
khóa luận này.
Lần đầu làm khóa luận tốt nghiệp, kinh nghiệm và năng lực của bản thân có
hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các thầy cơ giáo, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016


Sinh viên

Phạm Thị Xuân Thúy


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nguyên cứu ....................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
5. Giả thiết khoa học .................................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
8. Những đóng góp của đề tài ...................................................................................4
9. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN
POWERPOINT TRONG VIỆC THIẾT KẾ TRỊ CHƠI TỐN HỌC NHẰM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI.................6
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................6
1.1.1.Trên thế giới .......................................................................................................6
1.1.2.Ở Việt Nam ........................................................................................................7
1.2. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................10
1.2.1. Khái niệm tính tích cực nhận thức ..................................................................10
1.2.2. Khái niệm về trị chơi tốn học .......................................................................12
1.2.3. Khái niệm thiết kế trị chơi tốn học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................................................................14
1.3. Một số vần đề lí luận về tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi .............15
1.3.1.Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo ........................................................15

1.3.2. Biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi trong trị chơi tốn học ...17
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi .............21
1.4. Một số vấn đề lí luận về trị chơi tốn học cho trẻ 5 – 6 tuổi........................24


1.4.1. Đặc điểm trị chơi tốn học của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................24
1.4.2. Phân loại trò chơi tốn học của trẻ mẫu giáo ..................................................24
1.4.3. Cấu trúc trị chơi tốn học của trẻ mẫu giáo ...................................................25
1.4.4.Vai trị của trị chơi tốn học đối với việc phát huy tính tích cực nhận thức của
trẻ 5 – 6 tuổi ..............................................................................................................26
1.5. Sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế trò chơi tốn học
nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi ..................................29
1.5.1. Khái niệm phương tiện PowerPoint ................................................................29
1.5.2. Ý nghĩa của việc sử dụng phương tiện Powerpoint vào việc tổ chức trị chơi
tốn học đối với việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 31
Kết luận chương 1 ...................................................................................................32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN
POWERPOINT TRONG VIỆC THIẾT KẾ TRỊ CHƠI TỐN HỌC NHẰM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ............34
2.1. Địa bàn và khách thể điều tra .........................................................................34
2.2. Mục đích điều tra .............................................................................................34
2.3. Nội dung điều tra ..............................................................................................34
2.4. Thời gian điều tra thực trạng ..........................................................................34
2.5. Phương pháp tiến hành điều tra .....................................................................34
2.6. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá ..............................................................35
2.6.1. Tiêu chí và thang đánh giá việc sử dụng phương tiện PowerPoint vào việc tổ
chức TCTH đối với việc phát huy TTCNT cho trẻ 5 - 6 tuổi ...................................35
2.6.2. Nhóm tiêu chí và thang đánh giá mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ ..............37
2.7. Phân tích kết quả điều tra. ..............................................................................38
2.7.1. Thực trạng nhận thức của GV về việc phát huy TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi

thông qua TCTH với sự hổ trợ của phương tiện PowerPoint ...................................38
2.7.2. Thực trạng mức độ sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế
TCTH nhằm phát huy TTCNT cho trẻ của GV mầm non. ......................................47


2.7.3. Thực trạng mức độ phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua
các TCTH được thiết kế bằng phương tiện PowerPoint. ..........................................49
2.8. Nguyên nhân của thực trạng ...........................................................................51
2.8.1. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................................51
2.8.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................................51
Kết luận chương 2 ...................................................................................................52
CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN POWERPOINT TRONG VIỆC
THIẾT KẾ TRỊ CHƠI TỐN HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI .....................................................................53
3.1. Nguyên tắc sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế TCTH
nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi .....................................53
3.1.1. Nguyên tắc sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế TCTH nhằm
phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ ...................................................................53
3.1.2. Các nguyên tắc của việc thiết kế TCTH nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính
tích cực nhận thức .....................................................................................................54
3.2. Quy trình sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế TCTH
nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi ....................................56
3.3.Một số kỹ năng cần dùng khi xây dựng TCTH bằng Powerpoin 2010. .......62
3.3.1. Màu sắc hình nền ............................................................................................62
3.3.2. Sử dụng các hiệu ứng hoạt hình (Animation) .................................................62
3.3.3. Font chữ và cỡ chữ ..........................................................................................63
3.3.4. Một số thao tác chèn .......................................................................................63
3.3.5. Liên kết các slide .............................................................................................64
3.3.6. Đóng gói tập tin ...............................................................................................64
3.3.7. Sử dụng các phím tắt một cách hữu dụng .......................................................65

3.4. Một số TCTH đã thiết kế nhằm phát huy TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi. ........65
3.5. Điều kiện để thực hiện việc sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc
thiết kế TCTH nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi ..........68
3.5.1. Về phía nhà trường ..........................................................................................69


3.5.2. Về phía trẻ .......................................................................................................70
3.5.3. Về phía gia đình ..............................................................................................70
3.5.4. Sự phối hợp giữa trường mầm non và gia đình ..............................................71
Kết luận chương 3 ...................................................................................................71
CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM TRÒ CHƠI TOÁN HỌC ĐÃ THIẾT KẾ
BẰNG PHƯƠNG TIỆN POWERPOINT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI ...........................................................73
4.1. Mục đích thực nghiệm .....................................................................................73
4.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................73
4.3. Thời gian thực nghiệm .....................................................................................73
4.4. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................73
4.5. Cách tiến hành thực nghiệm ...........................................................................74
4.6. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm ..........................................75
4.7. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................75
4.8. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................76
4.8.1. Kết quả đo đầu vào trước khi tiến hành thực nghiệm .....................................76
4.8.2. Kết quả sau thực nghiệm. ................................................................................78
4.8.3. So sánh mức độ biểu hiện TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua những TCTH
được thiết kế bằng phương tiện PowerPoint trước thực nghiệm và sau thực nghiệm
của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm ..................................................................85
Kết luận chương 4 ...................................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM.............................................................88
I. Kết luận chung .....................................................................................................88
II. Kiến nghị sư phạm .............................................................................................89

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ĐC

:

Đối chứng

GD

:

Giáo dục

GDMN

:

Giáo dục mầm non

GV

:

Giáo viên

GVMN


:

Giáo viên mầm non

MN

:

Mầm non

TC

:

Trị chơi

TCTH

:

Trị chơi tốn học

TTCNT

:

Tính tích cực nhận thức

TN


:

Thực nghiệm

STN

:

Sau thực nghiệm

TTN

:

Trước thực nghiệm

CNTT

:

Cơng nghệ thông tin


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kinh nghiệm, trình độ chun mơn của GV ....................................................... 39
Bảng 2.2. Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của việc phát huy TTCNT cho trẻ thông
qua TCTH ............................................................................................................ 40
Bảng 2.3. Thống kê ý kiến của GV về biểu hiện về TTCNT của trẻ................................... 40
Bảng 2.4. Mức độ sử dụng TCTH nhằm phát huy TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi ................... 41

Bảng 2.5 Thống kê ý kiến của GV về những cơ sở khoa học để GV thiết kế TCHT nhằm
phát huy TTCNT cho trẻ 5-6 tuổi ........................................................................ 42
Bảng 2.6: Thống kê ý kiến những khó khăn của GV khi sử dụng phương tiện PowerPoint
trong việc thiết kế TCTH nhằm phát huy TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi. ................. 43
Bảng 2.7. Thống kê ý kiến của GV về điều kiện để điều kiện để sử dụng phương tiện
PowerPoint trong việc thiết kế TCTH nhằm phát huy TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi.... 44
Bảng 2.8. Thống kê ý kiến của GV về những nguyên tắc sử dụng phương tiện PowerPoint
trong việc thiết kế TCTH nhằm phát huy TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi .................. 45
Bảng 2.9. Thống kê ý kiến của GV về những khó khăn khi tổ chức TCTH nhằm phát huy
TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi bằng phương tiện PowerPoint .................................... 46
Bảng 2.10. Mức độ sử dụng phương tiện PowerPoint của GVMN ..................................... 47
Bảng 2.11. Mức độ phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi....................................... 49
Bảng 3.1: Hệ thống trò chơi phát huy TTCNT .................................................................... 65
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện TTCNT của MG 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và
TN trước TN ........................................................................................................ 76
Bảng 4.2. Mức độ biểu hiện TTCNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua TCTH trên hai nhóm
ĐC và TN sau TN ................................................................................................ 78
Bảng 4.3. Mức độ biểu hiện TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua TCTH ở hai nhóm ĐC và
TN sau TN qua từng tiêu chí ................................................................................ 80
Bảng 4.4. Kết quả đo trước TN và sau TN của nhóm ĐC ................................................... 85
Bảng 4.5. Kết quả đo trước TN và sau TN của nhóm TN ................................................... 86


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Tạo nền cho tranh mẫu ..............................................................................59
Hình 3.2: Loại bỏ nền trắng cho hình .......................................................................59
Hình 3.3: Hồn thành bố cục trị chơi .......................................................................60
Hình 3.4: Hồn thành trị chơi ...................................................................................61



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. So sánh mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở hai nhóm ĐC
và TN trước TN .............................................................................................. 77
Biểu đồ 4.2. Mức độ biểu hiện TTCNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua TCTH được
thiết kế bằng phương tiện PowerPoint ở hai nhóm ĐC và TN sau TN .......... 79
Biểu đồ 4.3. Mức độ hứng thú, tập trung chú ý quan sát đối tượng của trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi của nhóm ĐC và TN sau TN ................................................................... 81
Biểu đồ 4.4. Sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn để hồn thành nhiệm vụ nhận thức
trong q trình tham gia trị chơi của hai nhóm ĐC và TN sau TN ............... 82
Biểu đồ 4.5. Mức độ thực hiện các thao tác tư duy, độ độc lập thực hiện nhiệm vụ của trẻ
trong khi chơi của hai nhóm ĐC và TN sau TN ............................................. 83
Biểu đồ 4.6. Mức độ hiểu và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào các tình huống nhận thức
của trẻ trong khi chơi của hai nhóm ĐC và TN sau TN ................................. 84
Biểu đồ 4.6. Mức độ biểu hiện TTCNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua TCTH được
thiết kế bằng phương tiện Powerpoint của nhóm ĐC trước TN và sau TN.... 86
Biểu đồ 4.7. Mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCHT của nhóm TN
trước TN và sau TN ........................................................................................ 87


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi đất nước ngày một phát triển, việc giáo dục càng được coi
trọng, trong đó có giáo dục mầm non. Đây là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc- giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi, là giai đoạn đặt
nền móng đầu tiên cho sự phát triển của trẻ về tất cả mọi mặt. Những kỹ năng mà
trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho
việc học tập và thành công của trẻ sau này. Nếu khơng làm tốt việc chăm sóc- giáo
dục trẻ trong những năm này thì việc học tập của trẻ về sau sẽ hết sức khó khăn và

phức tạp.
Từ định hướng đó, trong nhiều năm qua, rất nhiều vấn đề về giáo dục mầm
non được đưa ra nghiên cứu.Và một trong các nội dung được nhiều nhà giáo dục
quan tâm đặc biệt chính là phương thức học của trẻ mẫu giáo “chơi mà học, học mà
chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mị, ham muốn học hỏi tìm hiểu thế giới xung quanh.
Trong khi chơi trẻ được thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri
thức tiền khoa học.
Trong hàng loạt cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về
trò chơi của trẻ mẫu giáo đều chỉ ra rằng trong các trò chơi, đặc biệt là trị chơi tốn
học: trị chơi tốn học không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, khả năng chú
ý; ghi nhớ và so sánh… mà đặc biệt cịn khiến trẻ tích cực tham gia trị chơi. Trị
chơi tốn học vừa là phương tiện vừa là đối tượng tạo ra nhiều cơ hội kích thích trẻ
suy nghĩ, tìm tịi và tích cực ... Như vậy, trị chơi tốn học có ý nghĩa vơ cùng to lớn
trong việc giúp trẻ phát huy tính tích cực nhận thức.
Đứng trước tình hình đó, nghành giáo dục mầm non đã đẩy mạnh triển khai
hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động chăm sóc - giáo dục và quản lí; đẩy mạnh đổi mới phương pháp
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ


2

Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo
dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Cơng nghệ thơng tin
phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có
rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Ms
PowerPoin. Đây là phần mềm ứng dụng trong bộ sản phẩm của Ms Office của
Microsoft thường được sử dụng trong việc báo cáo khoa học, giảng dạy như một
phương tiện để nâng cao tính tích cực nhận thức cho trẻ em tuổi mầm non trong
nhiều hoạt động mà đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Chỉ cần vài cái

"nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc,
những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu
ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích
thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá thao tác
trực tiếp nội dung trị chơi. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của
Vưgotxki " Dạy học lấy trẻ làm trung tâm" một cách dễ dàng.
Nhưng thực tế các trường mầm non việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong việc thiết kế bài giảng, trò chơi mới chỉ là những bước đi đầu tiên còn nhiều
hạn chế cho nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non hiệu
quả chưa cao. Giáo viên vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc sử dụng phương tiện
PowerPoint trong việc thiết kế trị chơi tốn học nhằm phát huy tính tích cực nhận
thức cho trẻ. Chính vì những lí do trên nên em chọn đề tài nghiên cứu: “ Sử dụng
phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế trò chơi tốn học nhằm phát huy tính
tích cực nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi”
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế trị chơi tốn học nhằm
phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nguyên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Q trình phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non


3

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cách thức sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế trị chơi tốn học
nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, em tập trung nghiên cứu phần mềm Microsoft office

powerpoint và cách thức ứng dụng các phần mềm đó trong việc thiết kế trị chơi
tốn học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số
trường mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5. Giả thiết khoa học
Hiện nay ở trường mầm non đã sử dụng phần mềm Microsoft office powerpoint
trong giảng dạy. Trên thực tế các trường mầm non chưa sử dụng hoặc sử dụng phần
mềm này để phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động làm
quen với toán. Nếu như chúng ta nghiên cứu cách thức sử dụng phương tiện này
trong việc thiết kế trị chơi tốn học phù hợp với đặc trưng của hoạt động làm quen
với toán , đặc điểm nhu cầu vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẽ giúp tính tích
cực nhận thức của trẻ được nâng cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
6.2. Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc
thiết kế trị chơi tốn học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 – 6
tuổi.
6.3. Nghiên cứu cách sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế trị
chơi tốn học.
6.4. Thực nghiệm một số trị chơi đã thiết kế để kiểm chứng tính hiệu quả và khả
thi.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc những tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận
cho đề tài nghiên cứu.


4

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm

Dự hoạt động dạy trẻ làm quen với toán của giáo viên, quan sát, ghi chép các
biện pháp sử dụng trị chơi tốn học của giáo viên trong các hoạt động dạy trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi.
Quan sát biểu hiện, kết quả tích cực nhận thức của trẻ trong các hoạt động học
làm quen với tốn có sử dụng trị chơi tốn học do giáo viên tự thiết kế.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với giáo viên về việc sử dụng phần mềm
Powerpoint trong việc thiết kế trị chơi tốn học nhằm phát huy tính tích cực nhận
thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó thu thập thơng tin có liên quan tới đề tài, phát
hiện ra thực trạng cần điều tra.
7.2.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket.
Dùng phiếu điều tra nhằm đánh giá nhận thức, thái độ, thực trạng về việc sử
dụng phần mềm Powerpoint trong việc thiết kế trò chơi toán học của giáo viên
nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát huy tính tích cực nhận thức tại một số trường
mầm non thuộc thành phố Đà Nẵng.
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm những trị chơi tốn học đã được sử dụng phần mềm Powerpoin,
nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi đối với việc
phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi.
7.2.5 Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng một số phép tính thống kê trong tốn học để xử lí số liệu thu được
trong nghiên cứu đề tài
8. Những đóng góp của đề tài
8.1. Về lý luận
Xây dựng cơ sở lý luận của việc sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc
thiết kế trò chơi tốn học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi.


5


8.2. Về thực tiễn
Đóng góp và làm phong phú thêm hệ thống trị chơi tốn học, cách thức sử
dụng phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế trị chơi tốn học nhằm phát huy
tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi.
9. Cấu trúc đề tài
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế
trị chơi tốn học nhằm phát triển khả năng quan sát cho trẻ 5 – 6 tuổi
Chương 2. Thực trạng của việc sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế
trị chơi tốn học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi
Chương 3. Sử dụng phương tiện PowerPoint trong việc thiết kế trị chơi tốn học
nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi
Chương 4. Thực nghiệm trò chơi toán học đã thiết kế bằng phương tiện PowerPoint
nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi
- Phần kết luận chung và kiến nghị sư phạm
- Tài liệu tham khảo
- Mục lục


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN POWERPOINT
TRONG VIỆC THIẾT KẾ TRỊ CHƠI TỐN HỌC NHẰM PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Trên thế giới
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã trở thành một vấn đề quốc tế
không chỉ được sự quan tâm của các nhà sản xuất thiết bị và cung cấp dịch vụ mà
còn là vấn đề nghiên cứu quan trọng, có tính chiến lược đối với các nhà giáo dục và

quản lí giáo dục trong những năm gần đây.
Theo kết quả điều tra các trường học Nhật Bản năm 1992 cho thấy mọi hoạt
động dạy và học trong nhà trường đều liên quan đến máy tính. Học sinh ở nước này
nếu không biết sử dụng máy vi tính thì bị coi là “mù chữ“ Vì vậy giáo viên và học
sinh phải biết sử dụng một số phần mềm cơ bản, thông dụng nhất để ứng dụng vào
quá trình dạy học.
Ở Hàn Quốc từ năm 1993, giáo viên cũng đã biết sử dụng phần mềm cơ bản
để thiết kế bài giảng nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, cịn học
sinh thì biết khai thác các tính năng của các phần mềm này để phục vụ cho việc học
tập và nghiêm cứu khoa học.
Ngoài ra, trên thế giới cũng có nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức để trao
đổi về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục,như các Hội Nghị Quốc Tế :
Thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong giáo dục phổ thông ở khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương, ở Bru-nây (2003,2004); Phát triển giáo án điện tử trong các
trường Trung học cơ sở ở Xin-Ga-Po (2003,2004); Phát triển môi trường dạy học đa
phương diện ở I-ta-ly-a (2005), phát triển thiết bị và dạy học và giáo án điện tử ở
Phi-Lip-pin (2005) Vào cuối tháng 9 -2005 đã diễn ra hội nghị cao cấp lần thứ 11
của cộng đồng sử dụng tiếng Pháp, với chủ đề : Công nghệ thông tin trong giáo dục,


7

tại Bu-ca-rét, với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu
chính phủ đến từ 63 nước thành viên và quan sát viên của Tổ chức quốc tế Pháp
ngữ. Trong diễn văn khai mạc, Thủ tướng nước nhà cũng đã khẳng định ứng dụng
cộng nghệ thông tin là xu hướng tất yếu bởi hiện nay công nghệ thông tin đã đi vào
mọi mặt của đời sống xã hội và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
Trong các phần mềm ứng dụng vào quá trình giảng dạy ở các trường hiện nay thì
phần mềm PowerPoint là thơng dụng hơn cả. Vì phần mềm này có ưu thế ở chỗ nó
khơng những giúp người sử dụng thơng tin, lưu giữ thơng tin và nó cịn giúp họ

minh họa thơng tin, xử lý thơng tin, và trình bày kết quả nghiên cứu.
Những năm gần đây, một số công ty, học viện cũng đã mở các lớp tập huấn
về phần mềm máy tính Phương tiện PowerPoint. Cụ thể, năm 2003, tổng công ty
quốc tế IMB đã mở rất nhiều lớp tập huấn cho giáo viên ở các quốc gia về việc sử
dụng phần mềm mày tính PowerPoint vào giảng dạy. Sau khi được tập huấn, hầu
hết tất cả giáo viên đều nắm được quy trình thiết kế và cách thức trình diễn bài
giãng trên PowerPoint một cách hiệu quả vào trong quá trình giảng dạy của mình.
Cùng năm 2003, Học viện công nghệ thông tin, học viện đứng đầu trong bảng xếp
hạng 15 học viện công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, là học việc Châu Á đầu
tiên và duy nhất trong bảng đã ứng dụng phần mềm máy tính PowerPoint để giảng
dạy. Học viện này đã khai thác hầu hết các hình ảnh tĩnh,hình ảnh động, âm thanh,
đoan phim. Và học viện đã thiết kế được bài giảng chạy tự động, có tích hợp
Multimedia ghi âm lời bài giảng của giáo viên, làm cho bài giảng thêm sinh động và
phong phú hơn.
Và cho đến nay (2011), phương tiện PowePoint đã được ứng dụng rộng rãi
trong hoạt động dạy học cho tất cả các đối tượng ở hầu hết các nước trên thế giới.
Đặc biệt, phần mềm này đã quen thuộc với các quốc gia phát triển mạnh về CNTT.
1.1.2.Ở Việt Nam
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Đảng và Nhà Nước đã xác định được tầm
quan trọng của CNTT và truyền thông nên việc đưa CNTT và truyền thông vào lĩnh
vực giáo dục được quan tâm hơn.


8

Các văn bản của Đảng, Nhà nước nêu trên là những cơ sở pháp lý có ý nghĩa
chỉ đạo rất quan trọng. Những văn bản này thể hiện tính đúng đắn, kịp thời các chủ
trương của Đảng, Nhà nước, Ngành giáo dục trước xu thế tất yếu chung của thế giới
và là điều kiện động lực thúc đẩy việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo
dục ở nước ta ngày càng phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả.

Trên thực tế, Việt Nam cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về tác dụng của
việc sử dụng phần mềm PowerPoint trong thiết kế bài giảng nằng nâng cao TTCN
của người học, cụ thể:
Năm 2002 – 2003 có đề tài nghiên cứu của TS.Phó Đức Hịa về “ Nghiêm
cứu ứng dụng phương tiện dạy học chương trình hóa với sự hỗ trợ của phần mềm
PowerPoint thông qua môn Tiếng Việt” đề tài của Lê Thị Cẩm, luận văn thạc sĩ
khóa 2 ngành tiểu học, trường ĐHSP Hà Nội về : sử dụng phương pháp dạy học đã
nêu trong môn tự nhiên và xã hội với các mức độ sử dụng phần mềm máy tính
PowerPoint khác nhau. Hai đề tài này đã nghiêm cứu việc sử dụng phần mềm
PowerPoint trong dạy học tích cực.
Cùng thời điểm này cũng có đề tài luận văn của Thạc Sĩ của Nguyễn Thị
Thương “ sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học theo hướng phát huy TTCNT của
sinh viên trong bài lên lớp môn giáo dục ở trường Cao đẳng Sư Phạm. Và đề tài của
Nguyễn Huyền Thương “ Sử dụng phần mềm PowerPoint trong thiết kế bài giảng
môn Tâm lý học đại cương theo hướng phát huy TTCNT của sinh viên. Hai đề tài
nãy đã chỉ ra những ưu thế của phương tiện kỹ thuật dạy học trong đó có phần mềm
PowerPoint trong việc thiết kế bài giảng nhằm nâng cao mức độ nhận thức cho sinh
viên trong bộ môn Tâm lý học đại cương và mơn giáo dục học.
Từ năm 2007 – 2009 đã có một số đề tài luận văn thạc sĩ Giáo dục học
nghiêm cứu về việc xây dựng thiết kế và sử dụng thi công phần mềm dạy học theo
lý thuyết mới về công nghệ dạy học của tác giả: Đinh Thị Kim Loan, Võ Thị Lợi,
Phạm Thị Nhiên, Vũ Thị Hồng. Các tác giả này đã dựa vào phần mềm dạy học,
trong đó có phần mềm PowerPoint để thiết kế bài dạy và đưa vào sử dụng ở các
môn học đã đạt kết quả khách quan.


9

Năm 2010, tác giả Đoàn Văn Hưng đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ của mình
với tên gọi : Sử dụng phân mềm phương tiện PowerPoint trong dạy học lịch sử ở

trường trung học phổ thông. Tác giả này đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc sử
dụng phần mềm PowerPoint, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra một số biện pháp sử
dụng loại phương tiện này trong quá trình dạy học lịch sử cho học sinh phổ thông
giúp phát huy TTCNT của học sinh.
Bên cạnh đó, một số bài báo, đề cập đến những vấn đề lý luận về quy trình
và việc sử dụng phần mềm PowerPoint trong việc thiết kế bài giảng của một số tác
giả đã được đăng lên tạp chí như: Tạp chí giáo dục, tạp chí nghiên cứu giáo dục, tạp
chí thiết bị giáo dục. Cụ thể là các bài: Mô phỏng các quá trình sinh học bằng phần
mềm PowerPoint và thiết kế bài dạy sinh học bằng phương tiện PowerPoint của tác
giả Nguyễn Văn Hiền đăng trên tạp chí giáo dục 25-2007, 152-2006, Sử dụng phần
mềm PowerPoint trong dạy học địa lý 8, Tạp chí giáo dục 2004, Ứng dụng phần
mềm PowerPoint trong dạy học bộ môn tiếng anh của Nguyên Thị Xuân Lâm, Tạp
chí thiết bị giáo dục số 49-2009,
Các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình dạy học là
rất đa dạng, song trong phạm vi nghiêm cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung tìm
hiểu việc sử dụng phương tiện PowerPoint làm phương tiện để trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi phát huy TTCNT. Hiện nay giáo viên mầm non có thể sử dụng nhiều phần mềm
có tính đa phương diện và tương tác tốt nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.
Tuy nhiên phương tiện PowerPoint được chúng tôi quan tâm hơn vì phần mềm này có
giao diện quen thuộc, phần lớn các giáo viên mầm non đều có thể tiếp cận và sử dụng
khai thác theo yêu cầu của từng hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
Như vậy, hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về việc ứng dụng cơng nghệ thông tin, đặc biệt là việc sử dụng phương
tiện PowerPoint trong dạy học ở các bậc học. Tôi nhận thấy vấn đề nâng cao
TTCNT của học sinh nói chung, của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng bằng phương
tiện PowerPoint trong tổ chức các hoạt động giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách, góp phần chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học được


10


tốt hơn. Tuy vậy, so với các cấp học, bậc học khác, cho đến nay vẫn chưa có có
cơng trình nào đi sâu vào việc nghiên cứu về việc

“sử dụng phương tiện

Powerpoint trong việc thiết kế trị chơi tốn học nhằm phát huy tính tích cực
nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi” . Vì thế, tơi hi vọng rằng, việc nghiên cứu đề tài này
sẽ góp phần bổ sung, hệ thống hóa lại các cơng trình lí luận nghiên cứu về sự phát
phát huy TTCNT của trẻ MG nói chung, trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm tính tích cực nhận thức
Về khái niệm TTCNT được nhiều tác giả đề cập đến trong các cơng trình
nghiên cứu của mình dưới những góc độ khác nhau:
Dưới góc độ triết học, TTCNT thể hiện ở thái độ cải tạo của chủ thể nhận
thức đối với đối tượng nhận thức. Tức là tài liệu học tập được phản ánh vào não học
sinh và được cải biến, được hịa vào vốn kinh nghiệm đã có của chúng và được vận
dụng linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống khác nhau nhằm cải tạo thế giới xung
quanh và cải tạo chính bản thân mình. Theo một số tác giả mà tiêu biểu là
L.Aristơva (Nga) thì” TTCNT được biểu hiện là mối quan hệ cải biến sáng tạo của
cá nhân với khắc thể nhận thức, nó liên quan tới những thay đổi trong nhận thức của
cá nhân đó” [19, tr33]. Tác giả này cho rằng, có hai yếu tố cơ bản để tạo nên
TTCNT, đó là:
- Thái độ lựa chọn đối với đối tượng nhận thức.
- Biết đề ra mục đích, nhiệm vụ cần phải giải quyết sau khi đã lựa chọn đối
tượng, cải tạo đối tượng trong hoạt động tiếp theo để giải quyết vấn đề.
Hoạt động mà thiếu những yếu tố trên thì có thể nói đó là sự thể hiện trạng
thái hành động nhất định của con người chứ không thể gọi là TTCNT được.
Dưới góc độ tâm lý học, các tác giả cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau.
Một số tác giả đã coi TTCNT là một dạng hoạt động, một số khác lại coi TTCNT

chỉ là một trạng thái của hoạt động hoặc là một phẩm chất của nhân cách [47, tr14].
Các tác giả như I.I.Rôđax, T.Samôva, N.P.Anhikeiva, Đặng Vũ Hoạt…cho
rằng học sinh tồn tại với tư cách là một cá nhân với tồn bộ nhân cách của nó, vì


11

thế, như bất kỳ hoạt động nào khác, hoạt động nhận thức được tiến hành trên cơ sở
huy động các chức năng nhận thức, tình cảm, ý chí, trong đó chức năng nhận thức
đóng vai trị quyết đinh, các chức năng khác đóng vai trị hỗ trợ. Các yếu tố của
chúng kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tác động và thúc đẩy lẫn nhau tạo nên cái
dọi là mơ hình tâm lý của hoạt động nhận thức. Mơ hình này có đặc điểm là khơng
cứng nhắc mà ln biến đổi. Chính sự biến đổi liên tục bên trong của mơ hình tâm
lý hoạt động nhận thức đặc trưng cho TTCNT của học sinh. Sự biến đổi đó càng linh
hoạt, càng năng động bao nhiêu thì càng thể hiện TTCNT ở mức độ cao bấy nhiêu.
Những dấu hiệu đặc trưng của TTCNT là sự cố gắng, nỗ lực của trí tuệ, của
các hành động tư duy, sự thể hiện hứng thú đối với tài liệu, tính độc lập, sáng tạo
trong học tập. Một trong những phẩm chất đó là TTCNT được biểu hiện ở tính định
hướng, tính bền vững của hứng thú nhận thức, sự cố gắng tìm tịi phương tiện hiệu
quả để nắm vững kiến thức và phương pháp hành động, tập trung chú ý để đạt được
mục đích.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo, TTCNT được hiểu như thái độ cải tạo của
chủ thể đối với khác thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí
nhằm giải quyết những vấn đề học tập - nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động,
vừa là điều kiện, phương tiện để đạt được mục đích, vừa là kết quả của hoạt động,
phẩm chất của hoạt động trí tuệ của cá nhân [14, tr8].
Tác giả Nguyễn Kỳ cho rằng, TTCNT là sự ham muốn hoạt động nhận thức
của chủ thể và chính chủ thể chủ động tạo nên những biểu hiện bên trong và bên
ngoài. Lòng ham muốn hiểu biết chỉ trở thành ý đồ học với điều kiện là “làm trồi
lên một động cơ” [14, tr8].

Một quan điểm nữa đã nhận xét TTCNT dưới cả hai góc độ triết học và tâm
lý học. theo Giáo sư Đăng Vũ Hoạt thì TTCNT được đặc trưng bởi sự biến đổi năng
động, liên tục bên trong của cấu trúc các mơ hình tâm lý của hoạt động nhận thức
của chủ thể, giúp chi chủ thể nâng cao được chất lương phản ánh và cải tạo khác thể
theo mục đích dạy học nhất định.


12

Như vậy, TTCNT là một phẩm chất tâm lý của cá nhân trong hoạt động nhận
thức, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua việc huy động ở
mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải qút những nhiệm vụ nhận thức. Nó
được thể hiện như là một năng lực trí tuệ phức tạp địi hỏi sự nỗ lực của tư duy,
trong đó tính độc lập và tồn bộ nhân cách của chủ thể phát triển.
* TTCNT được xác định bằng các chỉ số sau:
- Nhu cầu, hứng thú nhận thức.
- Kĩ năng phân tích nhiệm vụ nhận thức
- Sự nỗ lực, kiên trì, độc lập, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ.
- Tính chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn những phương thức phù hợp
nhất định để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức đã đặt ra.
* Yếu tố trung tâm của TTCNT là hoạt động nhận thức của cá nhân được
thúc đẩy bởi hệ thống nhu cầu đa dạng và hoạt động nhận thức được tiến hành trên
cơ sở huy động các chức năng nhận thức, tình cảm, ý chí, trong đó chức năng nhận
thức đóng vai trị chủ yếu. Các chức năng này kết hợp với nhau một cách hữu cơ,
thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển, và sự kết hợp này ln biến đổi theo mục đích,
động cơ, nhiệm vụ, nội dung nhận thức. Sự biến đổi này càng linh hoạt bao nhiêu
thì mức độ phát huy của TTCNT càn cao bấy nhiêu
1.2.2. Khái niệm về trị chơi tốn học
Chúng tôi dựa vào chức năng, nguồn gốc, cấu trúc… của TCHT trong hoạt
động LQVT để đưa ra tên gọi tương ứng đó là TCTH

Theo E.I.Chikhieva, TC được gọi là TCTH vì gắn liền với mục đích dạy học
nhất định và địi hỏi phải có tài liệu dạy học phối hợp kèm theo, P.G.Xamarucova
cho rằng loại TC có nhiệm vụ chủ yếu là Giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ em.
Như vậy, TCTH chủ yếu hướng vào việc giáo dục và phát triển hoạt động nhận
thức. Nhiệm vụ nhận thức được đặt gián tiếp thông qua nhiệm vụ chơi. TCTH được
xem như là phương pháp thực hành, trải nghiệm… một mặt củng cố kiến thức mặt
khác nhằm tiếp thu tri thức mới.


13

Theo nhà giáo dục nổi tiếng Macarenco (người Nga): “Trò chơi có một ý
nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của đứa trẻ chẳng khác gì sự làm việc, sự phục
vụ của người lớn…”. Không chơi đứa trẻ không phát triển được, không chơi đứa trẻ
chỉ tồn tại chứ không phải đang sống.
Xét về nguồn gốc, TCTH có nội dung và luật chơi do người lớn nghĩ ra cho trẻ
chơi. Theo A.P.Uxơva, TCTH sẽ nhanh chóng trở thành bài tập nếu trong quá trình
điểu khiển người lớn can thiệp quá nhiều, do đó với tư cách là “điểm tựa” , một mặt
người lớn hướng dẫn trẻ chiếm lĩnh kinh nghiệm lịch sử xã hội mặt khác đáp ứng
nhu cầu chơi của trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức cũng như mục đích dạy học.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, TCTH được biên soạn thành các cuốn sách
tham khảo dành cho GVMN và phụ huynh rất nhiều. Cụ thể như: Tác giả Lưu Đan,
Mãng Hiểu Ý, trong cuốn “150 trị chơi rèn luyện tư duy tốn học tập 1 và tập 2”
của NXB Kim Đồng. Tác giả Nguyễn Văn Kỳ, Tống Vân Mai, trong cuốn “ Sáng
tạo và thực hành trị chơi tốn học” của NXB Mỹ Thuật. Tác giả Phạm Quang Vinh,
tron cuốn “Trị chơi tốn học dành cho trẻ 4 – 6 tuổi, của NXB Kim Đồng….Xét về
đặc điểm, chức năng, cấu trúc, nguồn gốc của TCHT…chúng tôi nhận thấy TCTH
là một dạng của TCHT. TCHT hướng đến việc hình thành tất cả các biểu tượng về
sự vật hiện tượng xung quanh như: TCHT nhằm giáo dục Dinh dưỡng, TCHT nhằm
hình thành kỹ năng sống, TCHT nhằm hình thành các biểu tượng về mơi trường

xung quanh…Ở đây TCTH là trị chơi hướng vào việc hình thành, củng cố các biểu
tượng tốn học. TCTH có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ của con người, buộc
người chơi phải vận dụng sự hiểu biết cùng với các thao tác trí tuệ để hồn thành
nhiệm vụ học tập. TCTH được sử dụng trong việc giáo dục cho trẻ MN là hình thức
chơi của việc dạy học. TCTH có nội dung và luật chơi cho trước, do người lớn sáng
tác và đưa vào cuộc sống của trẻ. TCTH được người lớn hướng dẫn và kiểm sốt
q trình chơi tuy nhiên vẫn đảm bảo tính tự do, độc lập của trẻ.
Như vậy, TCTH là loại trị chơi có luật, nội dung chơi do người lớn nghĩ ra,
hướng dẫn và tổ chức cho trẻ nhằm hình thành và củng cố hệ thống các biểu tượng
toán học.


14

* Trị chơi tốn học đối với trẻ 5 - 6 tuổi: Ở lứa này trẻ thường đặc biệt quan
tâm và chú trọng đến việc thắng hay thua trong khi chơi nên trẻ thường hay bị vi
phạm luật chơi. Nhiệm vụ của các TCTH ở trẻ MG lớn phức tạp hơn. Cơ sở để giải
quyết nhiệm vụ trong TC phải dựa vào mối tương quan, dựa vào những dấu hiệu
chung nhất của các sự vật, hiện tượng. Các hành động chơi của trẻ 5 – 6 tuổi cũng
phức tạp hơn, địi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự, có sự liên hệ lẫn nhau giữa
hành động chơi của một số trẻ này với một số trẻ khác. Nhiều trò chơi của chúng
đòi hỏi phải suy nghĩ kĩ trước khi làm động tác chơi. Chính điều này thúc đẩy trẻ
tích cực suy nghĩ rồi mới hành động.
1.2.3. Khái niệm thiết kế trị chơi tốn học nhằm phát huy tính tích cực nhận
thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Thiết kế TCTH nhằm phát huy TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi là xây dựng mơ hình
TCTH, trong đó có tên gọi của trị chơi, nhiệm vụ chơi, cách chơi, luật chơi và cách
thức tổ chức trò chơi nhằm phát huy TTCNT và đạt được những nhận thức về biểu
tượng toán học học sơ đẳng một cách phù hợp. Tùy thuộc vào việc nhìn nhận TC
theo chức năng, nguồn gốc, cấu trúc… khác nhau mà TCHT được các tác giả gọi bằng

các tên khác nhau như: “TC dạy học”, “TC trí tuệ”, “TC phát triển”, “TC khó”…
Theo E.I.Chikhieva, TC được gọi là TCHT vì gắn liền với mục đích dạy học
nhất định và địi hỏi phải có tài liệu dạy học phối hợp kèm theo, P.G.Xamarucova
cho rằng loại TC có nhiệm vụ chủ yếu là Giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ em.
Như vậy, TCHT chủ yếu hướng vào việc giáo dục và phát triển hoạt động nhận
thức. Nhiệm vụ nhận thức được đặt gián tiếp thông qua nhiệm vụ chơi. TCHT được
xem như là phương pháp thực hành, trải nghiệm… một mặt củng cố kiến thức mặt
khác nhằm tiếp thu tri thức mới.
Xét về nguồn gốc, TCHT có nội dung và luật chơi do người lớn nghĩ ra cho trẻ
chơi. Theo A.P.Uxơva, TCHT sẽ nhanh chóng trở thành bài tập nếu trong quá trình
điểu khiển người lớn can thiệp quá nhiều, do đó với tư cách là “điểm tựa” , một mặt
người lớn hướng dẫn trẻ chiếm lĩnh kinh nghiệm lịch sử xã hội mặt khác đáp ứng
nhu cầu chơi của trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức cũng như mục đích dạy học.


15

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu
TCHT hướng vào việc giáo dục và phát triển hoạt động nhận thức các biểu tượng
tốn cho trẻ. TCTH có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ của con người, buộc
người chơi phải vận dụng sự hiểu biết cùng với các thao tác trí tuệ để hoàn thành
nhiệm vụ học tập. TCTH được sử dụng trong việc giáo dục cho trẻ MN là hình thức
chơi của việc dạy học. TCTH có nội dung và luật chơi cho trước, do người lớn sáng
tác và đưa vào cuộc sống của trẻ. TCTH được người lớn hướng dẫn và kiểm sốt
q trình chơi tuy nhiên vẫn đảm bảo tính tự do, độc lập của trẻ.
Như vậy, TCTH là loại trị chơi có luật, nội dung chơi do người lớn nghĩ ra,
hướng dẫn và tổ chức cho trẻ nhằm cung cấp và củng cố hệ thống kiến thức, kĩ
năng và phát triển các thao tác tư duy cho trẻ.
* Trò chơi học tập đối với trẻ 5 - 6 tuổi: Ở lứa này trẻ thường đặc biệt quan
tâm và chú trọng đến việc thắng hay thua trong khi chơi nên trẻ thường hay bị vi

phạm luật chơi. Nhiệm vụ của các TCTH ở trẻ MG lớn phức tạp hơn. Cơ sở để giải
quyết nhiệm vụ trong TC phải dựa vào mối tương quan, dựa vào những dấu hiệu
chung nhất của các sự vaath, hiện tượng. Các hành động chơi của trẻ 5 – 6 tuổi cũng
phức tạp hơn, địi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự, có sự liên hệ lẫn nhau giữa
hành động chơi của một số trẻ này với một số trẻ khác. Nhiều trò chơi của chúng
đòi hỏi phải suy nghĩ kĩ trước khi làm động tác chơi. Chính điều này thúc đẩy trẻ
tích cực suy nghĩ rồi mới hành động.
1.3. Một số vần đề lí luận về tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi
1.3.1.Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo
Khi trẻ ở giai đoạn tuổi lên ba, chúng bắt đầu xuất hiện nguyện vọng độc lập,
nhu cầu tự khẳng định mình. Sang lứa tuổi mẫu giáo, trẻ có nhu cầu được người
khác thừa nhận. Đây chính là hình thức biểu hiện quan trọng của tính tích cực, là
điều kiện cần thiết cho nhân cách của trẻ phát triển.
Vấn đề TTCNT của trẻ mẫu giáo được rất nhiều nhàn nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm. Một số tác giả thuộc trường phái phân tâm học như: Sigmund
Freud, Alped Adler, Erich Fromm…cho rằng, nhu cầu được người khác thừ nhận có


×