Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nguyên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong cây rau đắng biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 53 trang )

ỌC

TRƢỜN

N N

ỌC SƢ P

M

KHOA HÓA

LƢU T Ị QU

N
T

ÊN CỨU C ẾT TÁC V XÁC ỊN
N P ẦN ÓA ỌC TRON CÂY
RAU ẮN

B ỂN

K ÓA LUẬN TỐT N
CỬ N ÂN

ÓA

ỆP
ỌC


N ng th ng 05 n m 2016


ỌC

TRƢỜN

N N

ỌC SƢ P

M

KHOA HÓA

N
T

ÊN CỨU C ẾT TÁC V XÁC ỊN
N P ẦN ÓA ỌC TRON CÂY
RAU ẮN

B ỂN

K ÓA LUẬN TỐT N
CỬ N ÂN

SN

V ÊN T ỰC


LỚP
ẢN

ỆN

ÓA

ỆP
ỌC

: LƢU T Ị QU
: 12CHD

V ÊN

ƢỚN

DẪN : ThS. Ỗ T Ị THÚY VÂN

N ng th ng 05 n m 2016


ỌC

N N

TRƢỜN

ỌC SƢ P


CỘN
M

ÒA XÃ

Ộ C ỦN

ộc lập – Tự do –

ĨA V ỆT NAM
ạnh phúc

KHOA HÓA

N

ỆM VỤ K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

Họ và tên sinh viên: LƯU THỊ QUI
Lớp: 12 CHD
1. Tên đề t i: “Nguyên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rau
đắng biển”.
2. Nguyên liệu dụng cụ hóa chất
Nguyên liệu: Rau đắng biển
Dụng cụ và thiết bị: bộ chiết Soxhlet, bình cầu, bếp điện, cân phân tích, ống
nghiệm, cốc thủy tinh, ống đong, chén nung, bình hút ẩm, phễu lọc, bình tam giác,
lị nung, tủ sấy, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, sắc ký khí ghép khối phổ

GC-MS.

Hóa chất: chloroform, ethylacetate, methanol, dung dịch HCl, NaOH, FeCl3,
NH4OH, các loại thuốc thử (TT): TT Mayer, TT Dragendroff, TT Bourchat, nước
cất.

3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập các tài liệu, tư liệu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài.

3.2. Nghiên cứu thực nghiệm
- Xác định các chỉ tiêu hóa lý: độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng
- Khảo sát thời gian chiết.
- Định tính.
- Xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết rau đắng biển.
- Thử hoạt tính sinh học dịch chiết ethylacetate.


4. Gi o viên hướng dẫn: Ths. Đỗ Thị Thúy Vân
5. Ng y giao đề tài: 10/2015
6. Ng y ho n th nh đề t i 4/2016
Chủ nhiệm khoa
(ký và ghi rõ họ tên)

iáo viên hƣớng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo các cho khoa Hóa ngày 28 tháng 04 năm 2016
Kết quả điểm đánh giá
Ngày …. tháng …. năm 2016

C Ủ TỊC



ỒN

(ký và ghi rõ họ tên)


LỜ CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong khoa hóa- Trường
Đại học Sư Phạm đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian em theo học tại trường.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hồn thành khóa luận, em xin
chân thành cảm ơn cơ Đỗ Thị Thúy Vân đã hết lịng hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ,
động viên em trong suốt thời gian qua. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy cơ phụ trách các phịng thí nghiệm đã tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện
các thí nghiệm, nghiên cứu phục vụ cho khóa luận.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, luôn thành công trong cơng
việc và cuộc sống.
Do kiến thức cịn hạn chế nên khóa luận cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự góp ý từ q thầy cơ và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Lưu Thị Qui


MỤC LỤC

TRAN
N

P Ụ BÌA

ỆM VỤ K ĨA LUẬN TỐT N

ỆP

LỜ CẢM ƠN
MỤC LỤC
DAN

MỤC CÁC BẢN

DAN

MỤC CÁC

DAN

MỤC CÁC C Ữ V ẾT TẮT

ÌN

LỜ MỞ ẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2

4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................ 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ...................................................... 2
5. Bố cục đề tài ................................................................................................. 3
C ƢƠN

1: TỔN

QUAN T

L ỆU........................................................ 4

1.1. Tổng quan về rau đắng biển ....................................................................... 4
1.1.1. Giới thiệu về rau đắng biển [1], [13] ...................................................... 4
1.1.2. Mô tả [5] .................................................................................................. 4
1.1.3. Thành phần hóa học của rau đắng biển [4], [6] ..................................... 4
1.1.4. Công dụng của rau đắng biển [5], [6], [4], [10], [11], [12] ................. 5
1.1.5. Một số hợp chất có hoạt tính sinh học [14], [15] ................................... 6
1.1.6. Những nghiên cứu về tác dụng dược lý của rau đắng biển [6], [4] ...... 7
1.2. Phương pháp chiết Soxhlet [8], [9] ............................................................ 9
1.2.5. Ưu, nhược điểm của hệ thống ................................................................ 10
1.3. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) [2], [8], [9] ............. 11


1.3.5. Phương pháp sắc ký khí (GC)................................................................ 11
1.3.6. Phương pháp khối phổ (MS).................................................................. 12
1.3.7. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) .............................. 12
1.4. Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS [8], [9] ............................. 13
C ƢƠN

2: N


ÊN CỨU T ỰC N

ỆM ........................................ 16

2.1. Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ ................................................................ 16
2.1.1. Nguyên liệu ........................................................................................... 16
2.1.2. Dụng cụ ................................................................................................ 16
2.1.3. Hóa chất ................................................................................................ 17
2.2. Các phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa lý ........................................ 18
2.2.1. Độ ẩm ................................................................................................... 18
2.2.2. Hàm lượng tro ...................................................................................... 18
2.3. Phương pháp tách chất trong rau đắng biển với dung môi chloroform,
ethylacetate, methanol bằng phương pháp chiết Soxhlet ................................ 19
2.3.1. Khảo sát thời gian chiết tối ưu đối với rau đắng biển ......................... 20
2.3.2. Định tính các nhóm hợp chất chính trong dịch chiết từ rau đắng biển 21
2.3.3. Phương pháp xác định thành phần hóa học trong dịch chiết rau đắng
biển ................................................................................................................ 22
2.3.4. Thử hoạt tính sinh học của cặn chiết rau đắng biển............................. 23
C ƢƠN

3: KẾT QUẢ V B N LUẬN .................................................. 24

3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý của rau đắng biển ..................... 24
3.1.1. Độ ẩm .................................................................................................... 24
3.1.2. Hàm lượng tro ....................................................................................... 24
3.1.3. Xác định hàm lượng kim loại nặng ....................................................... 25
3.2. Kết quả khảo sát thời gian chiết .............................................................. 25
3.2.1. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi chloroform .................. 25
3.2.2. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi ethylacetate ................. 26

3.2.3. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi methanol ..................... 27


3.3. Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính trong dịch chiết rau đắng
biển ................................................................................................................ 29
3.4. Kết quả xác định thành phần hóa học trong dịch chiết rau đắng biển .... 31
3.4.1. Kết quả xác định thành phần hóa học trong dịch chiết chloroform ..... 31
3.4.2. Kết quả xác định thành phần hóa học trong dịch chiết methanol ........ 34
3.4.3. Kết quả xác định thành phần hóa học trong dịch chiết ethylacetate .... 37
3.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học ................................................................. 40
3.5.1. Hoạt tính kháng sinh ............................................................................ 40
3.5.2. Hoạt tính độc tế bào .............................................................................. 40
KẾT LUẬN V K ẾN N

Ị ...................................................................... 41

1. Kết luận ...................................................................................................... 41
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 42
T

L ỆU T AM K ẢO ............................................................................ 43


DAN
STT

MỤC CÁC BẢN

Danh mục bảng


Trang

1

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm

24

2

Bảng 3.2. Kết quả xác định hàm lượng tro của rau đắng biển

24

3

Bảng 3.3. Kết quả xác định hàm lượng kim loại nặng

25

4

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi

25

chloroform
5

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi


27

ethylacetate
6

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi methanol

28

7

Bảng 3.7. Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính trong dịch

30

chiết chloroform
8

Bảng 3.8. Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính trong dịch

29

chiết methanol
9

Bảng 3.9. Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính trong dịch

30


chiết ethylacetate
10

Bảng 3.10. Thành phần hóa học trong dịch chiết chloroform

31

11

Bảng 3.11. Thành phần hóa học của dịch chiết methanol

34

12

Bảng 3.12. Thành phần hóa học trong dịch chiết ethylacetate

37

13

Bảng 3.13. Kết quả thử hoạt tính kháng sinh

40

14

Bảng 3.14.Kết quả thử hoạt tính độc tế bào

40



DAN

MỤC CÁC

ÌN

Danh mục hình

STT

Trang

1

Hình 1.1. Rau đắng biển

4

2

Hình 2.1. Bột rau đắng biển

16

3

Hình 2.2. Quy trình thực nghiệm


17

4

Hình 2.3. Bộ dụng cụ chiết Soxhlet

20

5

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của khối lượng cắn vào

26

thời gian chiết của dung mơi chloroform
6

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của khối lượng cắn vào

27

thời gian chiết của dung mơi ethylacetate
7

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của khối lượng cắn vào

28

thời gian chiết của dung môi methanol
8


Hình 3.4. Sắc ký đồ dịch chiết chloroform

33

9

Hình 3.5. Sắc ký đồ dịch chiết methanol

36

10

Hình 3.6. Sắc ký đồ dịch chiết ethylacetate

39


STT

ỆU V ẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

1

AAS: Quang phổ hấp thụ nguyên tử.

2

GC – MS: Sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS).



LỜ MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi mà xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất tinh thần
của con người ngày một nâng cao, vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con
người ngày càng được chú trọng. Là một nước có nền y học dân tộc phát triển lâu
đời nên từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng các loại thảo dược trong việc chữa
bệnh và bồi dưỡng cơ thể.
Thời gian gần đây, những hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học được phân
lập từ các loại thảo dược được con người ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đặc
biệt là trong y học. Qua các cơng trình nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các loại
thuốc có nguồn gốc thực vật có ít tác dụng phụ, cơ thể hấp thu tốt, ngồi tác dụng
chữa bệnh cịn bổ sung cho cơ thể một số loại dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, phần
lớn việc sử dụng các loại thảo dược làm thuốc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân
gian mà chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về mặt hóa học cũng như hoạt
tính sinh học. Dó đó vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả của nguồn tài nguyên
này.
Việt Nam ta là một trong những nước nhiệt đới ẩm, mưa nhiều nên giới thực
vật phát triển rất phong phú, đa dạng, nhiều loại được sử dụng làm thảo dược quý.
Có rất nhiều bệnh tật được chữa khỏi nhờ các loại thảo dược.
Cây rau đắng biển là một loại cây rất thân thuộc đối với chúng ta, rau thường
được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, là một loại rau kiêm vị thuốc. Tại Việt
Nam, rau đắng biển phân bố rộng rãi khắp các vùng đồng bằng và Trung du miền
Bắc và miền Nam. Mọc ở nơi nhiều ánh sáng, trên nền đất hay đất pha cát ẩm từ
vùng thấp đến độ cao 500m. Loại thảo mộc bé nhỏ này đã được sử dụng để cải thiện
trí nhớ và tinh thần, là một loại thuốc bổ thần kinh có tác dụng giảm bớt sự lo lắng,
có thể điều trị bệnh hen suyễn, cải thiện chức năng phổi và là thuốc hỗ trợ để trái
tim khỏe mạnh. Loại thảo dược này cũng được xem là một “nhà máy” thanh lọc


1


máu và một phương thuốc trị tiêu chảy, viêm phế quản và sốt. Nước ép từ lá rau
đắng biển có thể được sử dụng để giảm đau với các trường hợp viêm khớp.
Mặc dù là loại thuốc quý nhưng ta chỉ mới xem rau đắng biển như một loại rau
bình thường. Ở nước ta việc nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng về tác dụng chữa
bệnh của các hợp chất có trong rau đắng biển khơng nhiều. Chính vì vậy, để góp
phần vào nguồn tài liệu về cây rau đắng biển phục vụ nghiên cứu khoa học, tôi chọn
đề tài “Nghiên cứu chiết t ch v x c định th nh phần hóa học trong rau đắng
biển”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định các chỉ tiêu hóa lý: độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại
nặng.
- Định tính nhóm hợp chất chính trong dịch chiết rau đắng biển.
- Định danh, xác định thành phần của các cấu tử trong rau đắng biển.
- Thăm dị hoạt tính sinh học của một số cấu tử.
- Đóng góp thêm những thơng tin, tư liệu khoa học về cây rau đắng biển, tạo
cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về sau.
3.

ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Cây rau đắng biển tại địa bàn Quảng Nam và các dịch chiết của rau đắng biển

từ các dung môi chloroform, ethylacetate, methanol bằng phương pháp chiết
Soxhlet.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương ph p nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngồi nước có liên quan đến
đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học và ứng dụng của rau đắng biển.

4.2. Phương ph p nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp phân tích trọng lượng.
- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- Phương pháp chiết Soxhlet.
- Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ.

2


5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm có 43 trang trong đó có 14 bảng và 10 hình.
Nội dung đề tài chia làm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Nghiên cứu thực nghiệm
- Chương 3: Kết quả và bàn luận

3


C ƢƠN

1: TỔN

QUAN T

L ỆU

1.1. Tổng quan về rau đắng biển
1.1.1. Giới thiệu về rau đắng biển [1] [13]
Tên khoa học: Bacopa monnieri

Tên gọi khác: cây ruột gà, sam đắng,
sam trắng, …
Bộ: Scrophulariales (hoa mõm chó)
Họ: Scrophulariaceae (hoa mõm chó)
Chi: Bacopa
Lồi: Bacopa monnieri

Hình 1.1. Rau đắng biển
1.1.2. Mơ tả [5]
Rau đắng biển ưa sống ở môi trường ẩm ướt, phát triển trong các kênh mương,
suối, vùng cửa sông ven biển, đầm lầy, hay những bãi biển đầy cát trắng.
Rau đắng biển là một loại cỏ sống dai, thân nhẵn, mọc bò, dài 10-40cm, mang
những cành mềm mọc đứng. Lá mọc đứng khơng cuống, hình bầu dục, dài 8-12mm,
rộng 3-5mm, mọng nước. Hoa nhỏ mọc riêng lẻ, hình ống cánh mỏng màu tím nhạt
hay xanh hoặc trắng, nở từ tháng 5 đến tháng 10. Quả nang hình trứng, nhẵn, hạt
nhỏ.
Rau đắng biển khi nghiền nát có mùi hương và vị đắng đặc biệt.
1.1.3. Th nh phần hóa học của rau đắng biển [4] [6]
Các thành phần hóa học có tác dụng dược lý trong rau đắng biển bao gồm
alkaloid, saponin, sterol. Trong đó thành phần quan trọng là các hợp chất thuộc
nhóm saponin và các saponin có trong rau đắng biển được xác định là các saponin
triterpenoid.

4


Trong nhóm các saponin, thành phần hóa học có tác dụng lên hoạt động của
hệ thần kinh, tác dụng hướng thần hoặc chống lại chứng mất trí nhớ là bacosid A và
bacosid B.
Gần đây, các nghiên cứu về bacosid A bằng phương pháp HPLC đã cho thấy

bacosid A là hỗn hợp của 4 saponin được đặt tên là bacosid A3, bacosid II,
bacopasid X và bacopasaponin C.
Bacosid B được phát hiện cùng lúc với bacosid A, ban đầu được phát hiện chỉ
khác với Bacosid A ở phần đường thể hiện năng suất quay cực và có thể là một
đồng phân với Bacosid A. Tuy nhiên gần đây các nhà khoa học đã xác định Bacosid
B là hỗn hợp các saponin: bacopasid N1, bacopasid N2, bacopasid-IV, bacopasid V
Ngoài các thành phần hoạt chất chính là các saponin, một số thành phần khác
cũng được tìm thấy trong rau đắng biển như: alkaloid brahmi, nicotin, herpestin,
acid betulinic, acid betunic, stigmastrol, beta-sitosterol, acid asocbic, acid pectic, DMannitol …
1.1.4. Công dụng của rau đắng biển [4], [5], [6], [10], [11], [12]
Theo y học Vệ đà (Ayurveda) của Ấn Độ, lồi thảo dược này có tác dụng
giúp tăng trí nhớ (phịng bệnh Alzheimer), giảm sự mệt mỏi về tinh thần (trầm
cảm), chữa bệnh động kinh, hen suyễn, tắt tiếng, một số bệnh về đường ruột, trị rắn
cắn… Ở Sri Lanca dùng làm thuốc xổ, nấu nước rửa chữa bệnh nhọt độc sưng ngoài
da như bệnh da voi.
Nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất của cây rau đắng biển giúp nâng cao
năng lực bộ nhớ, cải thiện hoạt động trí tuệ, giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào
ung thư, cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân
sau khi bị đột quỵ…
Theo các tài liệu y học cổ truyền Việt Nam, rau đắng biển có tính mát, vị
đắng, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, lợi tiểu tiêu thũng, thường dùng trong các
bệnh như kiết lỵ, đau mắt đỏ, viêm gan, hen suyễn, suy nhược thần kinh, động kinh,
còn dùng khai vị kích thích, chống táo bón, dùng ngồi chữa ghẻ lở, mụn nhọt. Cây
được sử dụng như một loại thực phẩm có tính mát, lợi tiểu được dùng làm thuốc lợi

5


tiểu, chữa ho, bổ thận, dùng ngoài đắp chữa đau nhức do tê thấp, kết hợp một số vị
thuốc khác trong bài thuốc chữa rắn cắn.

Một số bài thuốc dân gian từ cây rau đắng biển
Chữa tiểu tiện khó kh n sỏi tiết niệu: Có thể dùng độc vị rau đắng: Dùng
12-15g rau đắng khô, hoặc 15-30g rau đắng tươi, sắc uống nước thay trà trong ngày.
Hoặc dùng rau đắng 12g, bòng bong 20g, mã đề 20g sắc uống thay trà liên tục 4-5
ngày.
Chữa viêm đường tiểu tiện đ i buốt: Dùng rau đắng khô 12g, hoạt thạch
10g, mộc thông 5g, xa tiền thảo (cây mã đề) 8g, nước ba bát, sắc còn một bát. Chia
ba lần uống trong ngày.
Chữa rắn cắn. Cây rau đắng 30g, dây mơ lông 30g, lá mướp đắng 30g, đọt
cây cậy 20g, rau cần tươi 20g, rau má 20g. Tất cả giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp
lên nơi rắn cắn.
1.1.5. Một số hợp chất có hoạt tính sinh học [14] [15]
 Phytol
- Khơng tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ
- Công thức cấu tạo

CH3

CH3

CH3

CH3 OH

H3C

 β-sitosterol
- Khối lượng phân tử: 414,707
- Không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ
- Công thức cấu tạo

CH3
H3C
CH3
CH3

H

H

H

HO

6

CH3
H

CH3


 Stigmasterol
- Khối lượng phân tử: 412,691
- Không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ
- Công thức cấu tạo
CH3
CH3

CH3


H

CH3
CH3
CH3

H

H
HO

1.1.6. Những nghiên cứu về t c dụng dược lý của rau đắng biển [4], [6]
Trong lịch sử, các học viên Ayurvedic (hệ thống y tế của Ấn Độ giáo truyền
thống, được dựa trên ý tưởng giữa sự cân bằng trong hệ thống cơ thể và chế độ ăn
uống, trị liệu thảo dược và khí cơng dưỡng sinh) đã sử dụng rau đắng biển để cải
thiện trí nhớ và tinh thần của bệnh nhân, là một loại thuốc bổ thần kinh có tác dụng
giảm bớt sự lo lắng, có thể điều trị bệnh hen suyễn, cải thiện chức năng phổi và là
thuốc hỗ trợ để trái tim khỏe mạnh. Loại thảo dược này cũng được xem là một “nhà
máy” thanh lọc máu và một phương thuốc trị tiêu chảy, viêm phế quản và sốt. Nước
ép từ lá rau đắng biển có thể được sử dụng để giảm đau với các trường hợp viêm
khớp. Trong vài thập kỷ qua, rau đắng biển đã thu hút được sự quan tâm của các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng, rau đắng biển giúp cho con người xử lý thông tin hình ảnh một cách nhanh
chóng, học nhanh hơn, củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn.
Trong y học hiện đại, rau đắng biển được sử dụng để làm giảm và ngăn ngừa
sự căng thẳng. Nó có thể giúp tập trung, tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ và chức
năng nhận thức khác. Các nhà dược lý học cũng khuyên nên dùng loại thảo dược
này để thúc đẩy cảm xúc hạnh phúc, tăng cường thể lực và hệ miễn dịch, chống lại
tế bào ung thư. Rau đắng biển cũng có thể hỗ trợ khả năng nhận thức ở người già,
rất tốt cho bệnh nhân Alzheimer, thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não.

Những đề tài nghiên cứu về hoạt tính sinh học của rau đắng biển trong nước
và quốc tế đã đưa ra một số kết quả sau:

7


Dịch chiết của rau đắng biển trong ethanol tác dụng trên chuột nhắt: Làm
giảm chứng hay quên gây ra bởi Scopolamine (một loại ma túy), có thể do cơ chế
làm cải thiện lượng Acetylcholine.
Thí nghiệm trên chuột bị bệnh Alzheimer, rau đắng biển làm giảm tổng lượng
β-Amyloid (thủ phạm gây rối loạn giấc ngủ, gây bệnh Alzheimer) trong não.
Thử nghiệm trên 2 nhóm người, 1 nhóm dùng Placebo (thuốc giả khơng có
tác dụng dược lý), 1 nhóm dùng thuốc viên của dịch chiết rau đắng biển (300mg)
chứa ít nhất 55% Bacosid A và B. Kết quả là nhóm dùng thuốc từ rau đắng biển có
các hoạt động nhận thức qua hình ảnh và khả năng học hỏi tăng nhanh hơn, trí nhớ
được cải thiện so với nhóm dùng Placebo. Các kết quả đều rất tốt sau khi dùng
thuốc 12 tuần.
Thử nghiệm trên 36 trẻ em (tuổi từ 8 - 9) bị khiếm khuyết khả năng tập trung
trong 16 tuần. Trong đó có 19 trẻ được uống dịch chiết rau đắng biển (chứa 20%
Bacosid) liều 50mg/ngày trong 12 tuần, dùng Placebo trong 4 tuần và 17 trẻ được
cho uống Placebo. Nhóm trẻ em dùng rau đắng biển có cải thiện rõ rệt khả năng
nhận thức và ghi nhớ căn bản, sự cải thiện này vẫn được duy trì sau 4 tuần dừng
thuốc.
Hoạt tính an thần, giải trừ lo âu: Cao rau đắng biển (chứa 25% Bacosid A) có
tác dụng giải trừ lo âu tương đương với Benzodiazepam và Lorazepam. Hoạt tính
này phụ thuộc vào liều lượng sử dụng, không gây tác dụng khơng mong muốn (hay
qn, nhầm lẫn) như Lorazepam.
Hoạt tính chống oxy hóa: Rau đắng biển có hoạt tính chống oxy hóa khi thử
nghiệm trên não của chuột bằng xác định hoạt tính của các Enzyme Superoxide
dismutase (SOD), Catalase (CAT) và Glutathion peroxidase (GPX). Hoạt tính này

có thể so sánh với Deprenyl. Tác dụng của rau đắng biển diễn ra trên toàn não bộ
trong khi tác động của Deprenyl bị giới hạn.
Tác dụng chống ung thư: Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, dịch chiết
cao rau đắng biển có hoạt tính diệt tế bào khi thử nghiệm trên tế bào ung thư loại
Sarcoma 180. Hoạt tính này là do rau đắng biển ức chế sự tái lập DNA của các tế
bào ung thư.

8


Ngồi ra, rau đắng biển cịn làm giãn nở khí, phế quản. Có hoạt tính trị các
rối loạn ở dạ dày và ruột.
Những tác dụng chính của rau đắng biển là:
- Tăng khả năng nhận thức.
- Cải thiện trí nhớ.
- Chống sự lo lắng.
1.2. Phƣơng pháp chiết Soxhlet [8], [9]
Chiết là phương pháp dùng một dung môi (đơn hay hỗn hợp) để tách lấy một
chất hay một nhóm chất từ hỗn hợp cần nghiên cứu. Đây là phuơng pháp được thực
hiện nhằm mục đích điều chế hay phân tích.
Phương pháp chiết bao gồm việc chọn dung môi, dụng cụ chiết và cách chiết.
Một phương pháp chiết thích hợp chỉ có thể được chọn khi đã biết rõ thành
phần của các chất cần chiết. Một loại hợp chất có độ tan khác nhau trong từng loại
dung mơi vì vậy khơng có một phương pháp chiết chung nào áp dụng cho các hợp
chất thiên nhiên.
Có nhiều phương pháp để chiết tách hợp chất hữu cơ ra khỏi cây cỏ. Các kỹ
thuật đều xoay quanh hai phương pháp chính là chiết lỏng – lỏng và chiết rắn –
lỏng.
Dung môi dùng để chiết các hợp chất khỏi hợp chất thiên nhiên rất đa dạng và
thay đổi tùy theo bản chất của mỗi loại hợp chất thiên nhiên. Vì vậy cơ sở để lựa

chọn dung mơi chiết là tính phân cực của hợp chất cần chiết và của dung môi.
Phương pháp chiết Soxhlet là phương pháp chiết liên tục dùng để tách chất
phân tích ra khỏi hỗn hợp bằng dung mơi bằng dung mơi thích hợp. Q trình chiết
xảy ra khi hơi nóng dung mơi bốc lên bao quanh thiết bị chiết gặp sinh hàn ngưng tụ
ngấm vào chất phân tích.
 Một số lưu ý khi chiết Soxhlet
- Các hợp chất chiết được trữ trong bình cầu, đến một lúc khi nồng độ của
chất đạt đến mức bão hịa thì cần phải thay dung mơi mới.

9


- Tùy trường hợp, việc chiết có thể kéo dài trong vài ngày. Khi nghỉ ra về,
cần tắt bếp điện trước, chờ thêm ba mươi phút sau đó mới tắt nguồn nước làm lạnh
ống ngưng hơi.
- Khi thực hiện sự chiết với dung mơi có nhiệt độ sơi thấp, phịng thí nghiệm
ở xứ nóng, cần lưu ý xem ống ngưng hơi có đủ sức làm ngưng tụ hay khơng, nếu
khơng, sẽ thấy khí bốc ra khỏi hệ thống từ đầu trên cao của ống ngưng hơi. Trong
trường hợp đó, cần tìm cách nối dài thêm ống ngưng hơi. Lưu ý đây là hệ thống hở,
phần bên trong của ống thông với khơng khí bên ngồi nhờ ống ngưng hơi, vì thế
khi nối dài ống ngưng hơi không làm ống bị bít.
1.2.5. Ưu nhược điểm của hệ thống
 Ưu điểm
- Tiết kiệm dung mơi, chỉ một lượng ít dung mơi mà chiết kiệt được mẫu cây.
Không phải tốn công lọc và châm dung môi mới.
- Không tốn các thao tác lọc và châm dung môi mới như các kỹ thuật chiết
khác. Chỉ cần cắm điện, mở nước hoàn lưu là máy sẽ thực hiện sự chiết.
- Chiết kiệt hợp chất trong bột cây vì bột cây ln được liên tục chiết bằng
dung mơi tinh khiết.
 Nhược điểm

- Kích thước của máy soxhlet làm giới hạn lượng bột cây cần chiết. Máy loại
lớn nhất với bình cầu dung tích 15 lít, có thể chiết một lần đến 10 lít dung mơi; ống
chứa bột dược liệu thể chứa 800gam bột cây xay mịn. Với máy nhỏ hơn, chỉ có thể
cho vào mỗi lần vài trăm gam bột cây, muốn chiết lượng lớn bột cây cần phải lặp lại
nhiều lần.
- Trong quá trình chiết, các hợp chất chiết ra từ bột cây được trữ lại trong bình
cầu nên chúng ln bị đun nóng ở nhiệt độ sơi của dung mơi, vì thế nếu có hợp chất
nào kém bền nhiệt như carotenoid có thể bị hư hại.
- Do toàn bộ hệ thống của máy đều bằng thủy tinh và được gia công thủ công
nên giá thành một máy khá cao. Máy bằng thủy tinh nên dễ vỡ, trong đó các bộ
phận của máy, nhất là các nút mài do được gia công thủ công nên chỉ cần làm bể

10


một bộ phận nào đó thì khó tìm được một bộ phận khác có thể vừa khớp để thay
thế.
1.3. Phƣơng pháp sắc ký khí ghép khối phổ ( C – MS) [2], [8], [9]
1.3.5. Phương ph p sắc ký khí (GC)
 Lý thuyết chung
Sắc ký khí là một trong những phương pháp quan trọng nhất hiện nay dùng để
tách, định lượng, xác định cấu trúc các chất, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu các chất hữu cơ.
Pha động trong GC là chất khí nên chất phân tích cũng cần được hóa hơi để
đưa vào cột sắc ký thường hóa hơi dưới 250 oC.
Pha tĩnh có thể là chất rắn được nhồi vào cột hay một màng phim mỏng bám
lên mặt trong của thành cột ( cột mao quản).
Tùy thuộc vào bản chất pha tĩnh chia thành 2 loại sắc ký khí:
- Sắc ký khí rắn: chất phân tích được hấp phụ trực tiếp trên pha tĩnh là các tiểu
phân rắn.

- Sắc ký khí lỏng: pha tĩnh là một chất lỏng không bay hơi.
Phương pháp này chỉ được giới hạn với chất có thể bốc hơi mà khơng bị phân
hủy hay là trong khi phân hủy cho sản phẩm phân hủy xác định dưới thể hơi.
Có hai loại kỹ thuật phân tích:
- Giữ cho nhiệt độ khơng đổi trong suốt q trình phân tích, phương pháp này
khó tách hồn tồn.
- Thay đổi nhiệt độ trong q trình phân tích, phương pháp này tuy tốn thời
gian nhưng triệt để.
 Ngun tắc hoạt động
Nhờ có khí mang chứa trong bom khí, mẫu từ buồng bay hơi được dẫn vào cột
tách nằm trong buồng điều nhiệt. Quá trình sắc ký xảy ra tại đây. Sau khi rời khỏi
cột tách tại các thời điểm khác nhau, các cấu tử lần lượt đi vào detector, tại đó
chúng được chuyển thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được khuếch đại rồi chuyển
sang bộ ghi, tích phân kế hoặc máy vi tính. Các tín hiệu được xử lý tại đó rồi

11


chuyển sang bộ phận in và lưu kết quả. Trên sắc đồ nhận được, sẽ có tín hiệu ứng
với các cẩu tử được tách gọi là pic.
Thời gian lưu của pic là đại lượng đặc trưng cho chất cần phân tích. Diện tích
pic là thước đo định lượng cho từng chất trong hỗn hợp cần nghiên cứu.
Sắc đồ là tập hợp tất cả các pic, mỗi pic đại diện cho mỗi chất. Dựa vào thời gian
lưu ta có thể xác định được tên chất và đo diện tích của mỗi pic ta xác định được
thành phần mỗi chất trong hỗn hợp.
1.3.6. Phương ph p khối phổ (MS)
Nguyên tắc của phương pháp khối phổ là dựa vào chất nghiên cứu được ion
hóa trong pha khí hoặc pha ngưng tụ dưới chân khơng bằng những phương pháp
thích hợp thành những ion có số khối khác nhau, sau đó những ion này được phân
tách thành những dãy ion theo cùng số khối m (chính xác là theo cùng tỷ số khối

trên diện tích ion, m/e) và xác suất có mặt của mỗi dãy ion có cùng tỷ số m/e được
ghi lại trên đồ thị có trục tung là xác suất có mặt (hay cường độ), trục hoành là tỷ số
m/e gọi là khối phổ đồ.
Phổ khối lượng được ghi lại dưới dạng phổ vạch hay bảng trong đó cường độ
các vạch được đo bằng phần trăm so với đỉnh có cường độ cao nhất. Đỉnh ion phân
tử thường là đỉnh cao nhất tương đương với khối lượng phân tử của hợp chất khảo
sát.
Phổ khối lượng khơng những cho phép xác định chính xác phân tử lượng, mà
căn cứ vào các mảnh phân tử tạo thành ta cũng suy ra được cấu trúc phân tử. Xác
suất tạo thành mảnh phụ thuộc vào cường độ liên kết trong phân tử cũng như vào
khả năng bền hóa các mảnh tạo thành nhờ các hiệu ứng khác nhau. Các mảnh có độ
bền lớn sẽ ưu tiên tạo thành các liên kết yếu nhất dễ bị đứt nhất. Có những mảnh có
khối lượng đặc trưng gọi là mảnh chìa khóa, chúng cho phép phân tích các phổ khối
lượng dễ dàng.
1.3.7. Phương ph p sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS)
Sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) là một trong những phương pháp sắc
ký hiện đại nhất hiện nay với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, được sử dụng trong các
nghiên cứu và phân tích kết hợp.

12


Thiết bị GC – MS được cấu tạo thành hai phần: Phần sắc ký khí (GC) dùng
để phân tích hỗn hợp các chất và tìm ra chất cần phân tích, phần khối phổ (MS) mô
tả các hợp phần riêng lẻ bằng cách mô tả số khối. Bằng sự kết hợp hai kỹ thuật này,
các nhà hóa học có thể đánh giá, phân tích định tính và định lượng, có cách giải
quyết đối với một số hóa chất.
Ngày nay, người ta ứng dụng kỹ thuật GC – MS rất nhiều và sử dụng rộng rãi
trong các ngành như y học, môi trường, nông sản, kiểm nghiệm thực phẩm,...
 Nguyên tắc hoạt động

Tương tự như các hệ thống sắc ký khí khác, hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ
cũng bao gồm các bộ phận: nguồn cung cấp khí, lị cột, bộ phận tiêm mẫu, cột
phân tích, đầu dị, bộ phận ghi nhận tín hiệu và bộ phận in dữ liệu phân tích. Trong
đó đầu dị là đầu dị khối phổ.
Các cấu tử của mẫu sau khi tách ra khỏi cột mao quản sẽ đi vào trong đầu dò
khối phổ. Tại đây, tùy thuộc vào bản chất của chất cần phân tích, sẽ diễn ra q
trình ion hóa với các kiểu ion hóa khác nhau, sau đó các ion được ghi nhận bởi đầu
dò.
 Ưu điểm
- Chỉ cần một lượng mẫu nhỏ.
- Có khả năng tách tốt các cấu tử ra khỏi hỗn phức tạp.
- Kết quả thu nhận được một cách nhanh chóng (từ 1 đến 100 phút).
- Độ chính xác cao.
- Độ nhạy cao, có khả năng phát hiện các cấu tử có nồng độ thấp.
- Trang thiết bị khơng quá phức tạp.
1.4. Phƣơng pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS [8], [9]
 Nguyên lý
Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS là phương pháp phân tích dựa trên cơ sở
đo phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố. Đối tượng chính của phương pháp
phân tích theo phổ hấp thụ nguyên tử là phân tích lượng nhỏ (lượng vết) các kim
loại trong các loại mẫu khác nhau của các chất vô cơ và hữu cơ. Với các trang bị và
kỹ thuật hiện nay, bằng phương pháp phân tích này người ta có thể định lượng được

13


hầu hết các kim loại (khoảng 65 nguyên tố) và một số á kim đến giới hạn nồng độ
cỡ ppm (micrôgam) bằng kỹ thuật F-AAS, và đến nồng độ ppb (nanogam) bằng kỹ
thuật ETA-AAS với sai số không lớn hơn 15%. Chính vì có độ nhạy cao nên
phương pháp phân tích này đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc

biệt là trong phân tích các nguyên tố vi lượng trong các đối tượng mẫu y học, sinh
học, nông nghiệp.
Cơ sở lý thuyết của phép đo AAS là sự hấp thụ năng lượng ánh sáng (bức xạ
đơn sắc) của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám
hơi của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ theo định luật hấp thụ ánh sáng
Lambert – Beer. Mẫu được nguyên tử hóa bằng phương pháp ngọn lửa, với hỗn hợp
khí đốt là C2H2 và khơng khí.
Để thu được phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố nào đó cần phải thực
hiện các quá trình sau:
- Xử lý mẫu để đưa nguyên tố cần xác định có trong mẫu về trạng thái dung
dịch của các cation theo một quy trình phù hợp để chuyển hoàn toàn nguyên tố cần
xác định vào dung dịch đo phổ.
- Thực hiện q trình hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu để tạo ra các đám hơi
nguyên tử - là môi trường hấp thụ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử. Điều này được
thực hiện ở nhiệt độ cao nhờ nguồn nhiệt là ngọn lửa đèn khí: phun dung dịch chứa
chất phân tích ở trạng thái aerosol vào ngọn lửa đèn khí hoặc bằng phương pháp
khơng ngọn lửa nhờ tác dụng nhiệt của lị graphite.
- Chiếu chùm bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám
hơi nguyên tử trên. Chùm bức xạ này được phát ra từ đèn catot rỗng đèn (HCL) hay
đèn phóng điện khơng cực (EDL) làm từ chính ngun tố cần xác định.
Khi đó nguyên tử tự do sẽ hấp thu năng lượng của chùm bức xạ và tạo ra phổ
hấp thụ nguyên tử, làm cường độ chùm bức xạ đi qua mẫu giảm. Dựa vào cường độ
vạch phổ hấp thụ ngun tử đó để phân tích định lượng.

14


 Cấu tạo của máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
Nguồn đơn sắc: là nguồn phát ra chùm bức xạ đơn sắc của nguyên tố cần
phân tích nguồn này sẽ chiếu vào đám hơi nguyên tử tự do và nó phải thỏa mãn các

yêu cầu sau:
- Nguồn phát ra tia bức xạ đơn sắc phải là các tia bức xạ nhạy của nguyên tố
phân tích. Chùm tia phát xạ phải có cường độ ổn định, lặp lại được nhiều lần đo
khác nhau trong cùng điều kiện và phải điều chỉnh được để có cường độ cần thiết
cho mỗi phép đo.
- Phải tạo ra được chùm tái phát xạ thuần khiết, chỉ bao gồm một số vạch
nhạy của nguyên tố phân tích, phổ nền của nó phải khơng đáng kể.
- Phải có cường độ cao nhưng bền theo thời gian.
Hệ thống ngun tử hóa mẫu phân tích: là bộ phận chuyển mẫu cần phân tích
từ trạng thái ban đầu thành dạng hơi của các nguyên tử tự do dưới tác dụng của
nhiệt độ. Đám hơi nguyên tử tự do này chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh
ra phổ hấp thụ nguyên tử.
Hệ quang và detector: hệ thống trang thiết bị để thu, phân ly chọn lọc một số
vạch thích hợp của nguyên tố cần phân tích và ghi lại nó.
Bộ phận xử lí kết quả: máy quang phổ hấp thụ nguyên tử cho phép điều khiển
hai chế độ. Một là điều khiển trực tiếp bằng cách sử dụng bàn phím trên máy. Hai là
điều khiển thơng qua phần mềm được cài đặt trong máy vi tính kết nối với máy đo
AAS.

15


×