Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thực trạng tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non hoa phượng đỏ thành phố đà nẵng trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
-------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƢỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO CHO TRẺ 5 – 6
TUỔI TẠI TRƢỜNG MN HOA PHƢỢNG ĐỎ – TP ĐÀ
NẴNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN
VỚI MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : Th.S Trần Hồ Uyên
Sinh viên thực hiện

: Trƣơng Thị Yến Nhi

Lớp

: 12SMN1

Đà Nẵng, tháng 4/2016


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Thực trạng tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trƣờng biển,
hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trƣờng MN Ho Phƣợng Đỏ – TP Đà Nẵng trong
hoạt động cho trẻ làm quen với môi trƣờng xung qu nh” là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Trần Hồ Uyên.
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong khóa luận này là trung
thực, chính xác và chưa từng được trình bày trong nghiên cứu nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


Đà Nẵng, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

Trương Thị Yến Nhi


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Khoa Giáo dục Mầm non – Trường Đại học Sư phạm
và cô hướng dẫn, Th.S Trần Hồ Uyên tôi đã thực hiện đề tài: “Thực trạng tích hợp
giáo dục tài ngun và mơi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trƣờng
MN Ho Phƣợng Đỏ – TP Đà Nẵng trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi
trƣờng xung qu nh”.
Đầu tiên xin cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô giáo
trong Khoa Giáo dục Mầm non – Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập
và thực hiện khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trường mầm non
Hoa Phượng Đỏ - Thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ tơi trong q trình khảo sát thu
thập số liệu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn, Th.S Trần
Hồ Uyên – người đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin cảm ơn gia đình đã ln động viên, tạo điều kiện học tập tốt nhất
cho tôi, tôi cũng xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, trao đổi thơng tin về đề tài trong
q trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do buổi đầu tôi mới làm qun với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận
với thực tế môi trường ở trường mầm non cũng như hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy
được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ để khóa luận được hồn
chỉnh hơn.

Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Sinh viên


Trương Thị Yến Nhi
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 2
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 4
3.1. Khách thể nghiên cứu .............................................................................4
3.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................4
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tích hợp giáo dục tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi
trường xung quanh. .....................................................................................................4
5.2. Nghiên cứu thực trạng tích hợp giáo dục tài ngun và mơi trường
biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với mơi trường
xung quanh. .................................................................................................................5
5.3. Tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh. .....................5
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .........................................................5
7.2. Phương pháp thực hành ..........................................................................5
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm ...........................................................5
7.2.2. Phương pháp đàm thoại .......................................................................5
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng Anket ........................................................5
7.2.4. Phương pháp quan sát thực nghiệm sư phạm ......................................6

7.2.5. Phương pháp thống kê toán học ...........................................................6
8. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 6
B. NỘI DUNG ...............................................................................................7


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6
TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN MÔI TRƢỜNG XUNG
QUANH. ..................................................................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................7
1.1.1. Trên Thế giới........................................................................................7
1.1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................8
1.2. Các khái niệm công cụ ............................................................................9
1.2.1. Môi trường biển, hải đảo ......................................................................9
1.2.2. Tài nguyên môi trường biển, hải đảo .................................................11
1.2.3. Giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ Mẫu
giáo 5 – 6 tuổi ............................................................................................................15
1.2.4. Hoạt động làm quen môi trường xung quanh ....................................15
1.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi ..................................................16
1.4. Những vấn đề chung về tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi trường xung
quanh. ........................................................................................................................17
1.4.1. Mục tiêu giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ MG
5 – 6 tuổi. ...................................................................................................................17
1.4.2. Nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi. ...........................................................................................................18
1.4.3. Nguyên tắc xây dựng nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. .........................................................................21
1.4.4. Thông qua hoạt động làm quen mơi trường xung quanh tích hợp giáo
dục tài ngun và môi trường biển, hải đảo cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi. ................22

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................ 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÀI NGUN
VÀ MƠI TRƢỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI


TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN MÔI TRƢỜNG

UNG QUANH TẠI

TRƢỜNG MN HOA PHƢỢNG ĐỎ – TP ĐÀ NẴNG. ....................................... 24
2.1. Khái quát về trường MN Hoa phượng đỏ .............................................24
2.2. Khái quát về q trình điều tra, nghiên cứu ..........................................25
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ........................................................25
2.2.2. Thời gian nghiên cứu thực trạng ........................................................25
2.2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................25
2.2.4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................26
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................26
2.3. Thực trạng tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi trường xung quanh.......................26
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết giáo dục tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. .....................................26
2.3.2. Thực trạng về mục đích giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi .........................................................................................27
2.3.3. Thực trạng về các nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển,
hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ...................................................................................28
2.3.4. Thực trạng về mức độ giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi .........................................................................................29
2.3.5. Thực trạng về các lĩnh vực tích hợp giáo dục tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ...............................................................30
2.3.6. Thực trạng về mức độ giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải

đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi trường xung quanh. .......31
2.3.7. Thực trạng về việc giáo viên sử dụng các phương pháp tích hợp giáo
dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động
làm quen môi trường xung quanh. ............................................................................32
2.3.8. Thực trạng về các thuận lợi, khó khăn trong việc tích hợp giáo dục tài
ngun và môi trường biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen
môi trường xung quanh. ............................................................................................33


2.3.9. Thực trạng hiệu quả về tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi trường xung
quanh. ........................................................................................................................35
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................ 37
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ T CH HỢP
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN MÔI TRƢỜNG
UNG QUANH TẠI TRƢỜNG MN HOA PHƢỢNG ĐỎ – THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG. ...................................................................................................................... 38
3.1. Mục đích đánh giá .................................................................................38
3.2. Cơ sở đánh giá.......................................................................................38
3.3. Phương pháp đánh giá thực trạng hiệu quả tích hợp giáo dục tài ngun
và mơi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen
môi trường xung quanh tại trường mầm non Hoa Phượng Đỏ - TP Đà Nẵng. .........39
3.4. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá thực trạng hiệu quả tích hợp giáo
dục tài ngun và mơi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động làm quen môi trường xung quanh tại trường mầm non Hoa Phượng Đỏ - TP
Đà Nẵng.....................................................................................................................40
3.5. Kết quả đánh giá thực trạng hiệu quả tích hợp giáo dục tài nguyên và
môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi
trường xung quanh tại trường mầm non Hoa Phượng Đỏ - TP Đà Nẵng. ................41

Bảng 3.1: Mức độ nhận thức của trẻ tích hợp giáo dục tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi
trường xung quanh. ...................................................................................................41
TIỂU

ẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................ 45

ẾT LUẬN .................................................................................................46
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................48
TÀI LIỆU THAM

HẢO .........................................................................49


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mức độ cần thiết của việc giáo dục tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ..........................................................................26
Bảng 2.2: Mục đích của việc giáo dục tài ngun và mơi trường biển, hải
đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi .........................................................................................27
Bảng 2.3: Các nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ................................................................................................28
Bảng 2.4: Mức độ giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi ............................................................................................................29
Bảng 2.5: Các lĩnh vực tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi .........................................................................................30
Bảng 2.6: Mức độ giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi trường xung quanh ...........................31
Bảng 2.7: Các phương pháp tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen mơi trường xung
quanh .........................................................................................................................32

Bảng 2.8: Thuận lợi và khó khăn trong việc tích hợp giáo dục tài ngun và
mơi trường biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi
trường xung quanh ....................................................................................................33
Bảng 2.9: Mức độ hiệu quả của việc tích hợp giáo dục tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi trường
xung quanh ................................................................................................................35
Bảng 3.1: Mức độ nhận thức của trẻ tích hợp giáo dục tài ngun và mơi
trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi
trường xung quanh ....................................................................................................41


Bảng 3.2: Mức độ thể hiện kỹ năng, thái độ tình cảm của trẻ tích hợp giáo
dục tài ngun và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động làm quen môi trường xung quanh……………………..………..............…...43
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mức độ nhận thức của trẻ tích hợp giáo dục tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi
trường xung quanh ....................................................................................................42
Biểu đồ 3.2: Mức độ thể hiện kỹ năng, thái độ tình cảm của trẻ tích hợp
giáo dục tài ngun và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
hoạt động làm quen môi trường xung quanh. ...........................................................43


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều biết đến câu thành ngữ “Rừng vàng
biển bạc”. Đó là câu nói quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu có, trù phú của nước
ta về tài nguyên thiên nhiên. Câu nói thể hiện lòng tự hào, niềm yêu quý của chúng
ta đối với của cải, giang sơn gấm vóc của dân tộc Đại Việt. Chúng ta có thể tự hào
rằng nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, phần biển có diện tích hơn 1.000.000

km2, có khoảng hơn 4.000 hịn đảo lớn nhỏ, đặc biệt có hai quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa nằm án ngữ trên Biển Đông. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, biển, đảo có vai trị, vị trí quan trọng, gắn bó mật thiết, ảnh hưởng to lớn và
đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, bảo đảm an
ninh, quốc phịng, bảo vệ mơi trường theo hướng phát triển bền vững của quốc gia.
Tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên biển nói riêng của nước ta rất
phong phú và đa dạng. Mỗi người dân phải biết giữ gìn, bảo vệ và khai thác hợp lý
để các nguồn tài nguyên này không bị cạn kiệt và trở thành vàng bạc thực sự.
Vùng biển và hải đảo Việt Nam rất giàu tài nguyên, khoáng sản và hải sản.
Biển là lợi thế trong phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng. Biển đảo của ta rất giàu
tài ngun khống, dầu mỏ, khí tự nhiên, là nơi cung cấp rất nhiều tài nguyên sinh
vật biển như tôm, cá, mực, cua, ghẹ… giàu chất dinh dưỡng, tạo cơ hội và nguồn
lực mới cho việc phát triển kinh tế Việt Nam, mà đặc biệt là giao thông biển, du lịch
biển, các khu công nghiệp tổng hợp ven biển; khai thác dầu mỏ, khí đốt, khai thác
hải sản… Bên cạnh đó, hệ thống đảo và quần đảo là phên dậu để che chắn cho đất
nước Việt Nam. Đặc biệt, Quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa
to lớn về kinh tế cũng như quốc phòng. Hiện nay, vấn đề về biển đảo đang là một
vấn đề rất cấp thiết mà toàn xã hội đang rất quan tâm để dành chủ quyền biển, đảo
quê hương. Đặc biệt đối với Việt Nam: Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển,


2

tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân dân và đặc biệt là lớp trẻ về bảo
vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Vậy còn chúng ta, chúng ta phải làm gì đểbảo
vệ chủ quyền biển đảo? Phải nói rằng thời gian qua cả nước dấy lên các cao trào
hướng về biển đảo, nhân dân hỗ trợ cả vật chất tinh thần cho cán bộ chiến sỹ và
nhân dân ở hải đảo xa, khuyến khích hỗ trợ người dân ra khơi đánh cá, góp phần
bảo vệ chủ quyền biển đảo. Về quốc phòng chúng ta mua sắm vũ khí và các phương
tiện kỹ thuật hiện đại trang bị cho quân đội, để bảo vệ có hiệu quả lãnh thổ biển đảo

Việt Nam.
Cảm xúc, hành vi của con người khơng phải được tạo ra bởi mơi trường,
hồn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con người học tập bằng cách quan sát,
ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ, quan niệm của họ về những gì họ đã trải
nghiệm cho nên để có được các hành vi đúng thì trước hết cần hình thành được
nhận thức đúng đắn cho người dân. Giáo dục là một trong những con đường ngắn
nhất và hiệu quả nhất để cung cấp kiến thức cũng như hình thành nhân cách con
người và cần bắt đầu ngay ở lứa tuổi mầm non. Giáo dục mầm non là bậc học đầu
tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ
em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu
tiên của nhân cách, và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ
em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những
kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả
năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt
đời”. Vì vậy, để mọi người dân có được ý thức giữ gìn tài ngun và mơi trường
biển, hải đảo thì cần thiết phải giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho
trẻ mầm non. Hiện nay giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ
mầm non đã và đang được thực hiện theo quan điểm tính hợp vào các hoạt động học
của trẻ ở trường mầm non vì trẻ chưa hiểu rõ hết về tên gọi cũng như vị trí địa lý,
đặc điểm nổi bật của các biển đảo, tài nguyên của biển đảo đối với con người, là
những gì xa xôi, vậy nên chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải


3

truyền lại cho thế hệ mai sau tình yêu sâu sắc đối với biển đảo, đối với vùng lãnh
thổ thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu.
Theo PGS.TS. Trần Quang Bảo - Trưởng phòng Đào tạo (Trường đại học
Lâm nghiệp Việt Nam), trong bối cảnh như hiện nay việc giáo dục về tài nguyên
môi trường, biển đảo cần phải được thực hiện có hệ thống từ bậc học mầm non đến

đại học. Việc làm này không chỉ đơn thuần là trang bị cho các em những kiến thức
cơ bản về biển, hải đảo và tài nguyên môi trường mà thông qua đó cịn giáo dục các
em về ý thức bảo vệ môi trường, thái độ sống, và tinh thần trách nhiệm với cộng
đồng. [14]
Hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non
được xem là hoạt động có sức hút lớn đối với trẻ. Nó là một hoạt động nhận thức
đặc biệt không chỉ nhằm giáo dục nhận thức mà còn hướng đến việc phát triển tồn
diện nhân cách trẻ. Thơng qua hoạt động này, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để hình thành
và phát triển trí tuệ vì nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động
những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh
mẽ và gây cho trẻ những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Đây là hoạt động
rất phù hợp để tích hợp giáo dục tài nguyên và mơi trường biển, hải đảo cho trẻ.
Qua đó, giáo viên có thể tích hợp giáo dục cho trẻ những kiến thức cũng như những
tình cảm, thẩm mĩ về tài nguyên, mơi trường biển, hải đảo để giúp trẻ hình thành
những ý thức, trách nhiệm đầu tiên của bản thân đối với đất nước, đồng thời là hành
trang giúp trẻ bước vào lớp 1 một cách dễ dàng với những hiểu biết xã hội cũng như
là tình yêu đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong các bài học.
Năm học 2012 – 2013, trong nội dung chương trình cho trẻ 5 tuổi tích hợp
thêm nội dung giáo dục tài ngun và mơi trường biển, đảo. Trẻ 5 tuổi có sự phát
triển tương đối hoàn thiện so với các trẻ ở lứa tuổi khác, ở lứa tuổi này trẻ vẫn chỉ
mới đang làm quen với những “tiết học” cơ bản, việc cung cấp kiến thức cũng phải
đảm bảo tiêu chí “Học mà chơi, chơi mà học” nên việc tích hợp giáo dục tài nguyên
và môi trường biển, hải đảo trong hoạt động làm quen môi trường xung quanh cho
trẻ 5 – 6 tuổi là vô cùng hợp lý. Và hơn nữa số lượng trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Hoa


4

Phượng Đỏ tương đối ổn định nên tôi chọn trẻ 5 – 6 tuổi để nghiên cứu nhằm giúp
cho trẻ khi tham gia hoạt động sẽ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, hứng thú,

nhẹ nhàng và gần gũi.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng tích hợp
giáo dục tài ngun và mơi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trƣờng
MN Ho Phƣợng Đỏ – TP Đà Nẵng trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi
trƣờng xung quanh” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng tích hợp và đánh giá thực trạng hiệu
quả tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuôi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 – 6 tuổi
trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở trường Mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ Mẫu giáo
5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh là một việc vô cùng
quan trọng, giúp trẻ làm quen, nhận biết về biển, đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó hình
thành cho trẻ những thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tích hợp giáo dục tài nguyên và môi
trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với
môi trƣờng xung qu nh.


5

5.2. Nghiên cứu thực trạng tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trƣờng

biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi
trƣờng xung qu nh.
5.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả tích hợp giáo dục tài ngun và mơi
trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với
môi trƣờng xung qu nh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh tại trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng hợp, tham khảo, phân tích một số tài liệu sách báo, tạp chí, giáo trình
về tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh để làm sáng tỏ cơ sở lý
luận của đề tài.
7.2. Phƣơng pháp thực hành
7.2.1. Phƣơng pháp qu n sát sƣ phạm
Dự giờ, quan sát quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với mơi
trường xung quanh để tìm hiểu thực trạng tích hợp giáo dục kiến thức về tài nguyên
và môi trường biển, hải đảo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
7.2.2. Phƣơng pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc sử
dụng lời nói và hình ảnh trực quan đến sự phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
trong hoạt động tạo hình.
7.2.3. Phƣơng pháp điều tr bằng Anket
Sử dụng phiếu thăm dò, điều tra ý kiến của các giáo viên dạy lớp mẫu giáo
lớn ở trường MN Hoa Phượng Đỏ tại TP. Đà Nẵng về những phương pháp, hình
thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.



6

7.2.4. Phƣơng pháp qu n sát thực nghiệm sƣ phạm
Thực nghiệm áp dụng các bài tập đo để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ
5 – 6 tuổi về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong hoạt động làm quen mơi
trường xung quanh.
7.2.5. Phƣơng pháp thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức thống kê tốn học để xử lý số liệu đã thu thập được
trong thực tế khi tiến hành nghiên cứu.
8. Cấu trúc củ đề tài
* Phần mở đầu
* Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về tích hợp giáo dục tài ngun và mơi trường
biển, hải đảo cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi trường xung
quanh.
Chương 2: Thực trạng tích hợp giáo dục tài ngun và mơi trường biển, hải
đảo cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi trường xung quanh.
Chương 3: Đánh giá thực trạng hiệu quả tích hợp giáo dục tài nguyên và
môi trường biển, hải đảo cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi
trường xung quanh.
*

ết luận

* Kiến nghị
* Tài liệu th m khảo
* Phụ lục


7


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6
TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN MÔI TRƢỜNG XUNG
QUANH
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên Thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu cũng như các
chương trình, hội thảo giáo dục cho trẻ ở độ tuổi 0 – 6 về những vấn đề liên quan
đến tài ngun mơi trường biển, đảo. Nhằm hình thành cho trẻ sự nhận thức ngay từ
sớm về lợi ích của tài nguyên môi trường biển, hải đảo đối với quốc gia, hỗ trợ trẻ
em phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để có những hành động có
trách nhiệm với môi trường hiện tại và trong tương lai để bảo vệ các hệ sinh thái
ven biển. Để giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo hiệu quả địi hỏi giáo
viên phải sử dụng các chiến lược thích hợp sẽ giúp trẻ em để đánh giá cao và viết
cách “chăm sóc” cho thế giới biển. [11]
Năm 2010, tác giả Deniz Kahriman Ozturk đã nghiên cứu đề tài “Thái độ
của trẻ mầm non đối với môi trường”. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ đã có ý thức
với mơi trường và có những hành vi đúng với mơi trường. Ở đề tài này tác giả đã
đưa ra được một số biện pháp chú trọng phát triển tình cảm của trẻ với mơi trường
để hình thành cho trẻ tình u với thiên nhiên mơi trường, trong đó mơi trường biển,
hải đảo chiếm một sự quan tâm vô cùng sâu sắc.[10]
Chương trình giáo dục “Ocean Life Education” – “Mang biển đến cho bạn”
là chương trình thường niên tại Úc danh cho mọi đối tượng đặc biệt là trẻ em. Với
mong muốn mang đến cho chúng ta những trải nghiệm thực tế và những kiến thức
về tài nguyên môi trường biển, đại dương. Thơng qua những kênh chương trình vui
nhộn, hấp dẫn được đầu tư, thiết kế bởi những nhà khoa học đam mê khám phá biển
và dại dương, họ sẽ truyền cho ta những cảm hứng thực sự về biển, về những lợi ích



8

của tài ngun mơi trường biển, giúp ta có thể đánh giá và có ý thức chịu trách
nhiệm với những tài nguyên từ biển, hải đảo. [9]
Trong Chương trình hợp tác đa phương giữa Nhật Bản và 5 nước ASEAN
(Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) nghiên cứu về Khoa học
biển ven bờ (Coastal Marine Science) trong 10 năm, từ 2001 đến 2010, nước ta đã
thực hiện rất tốt nhiệm vụ được giao nhằm góp phần tìm kiếm cơ hội phát triển tiềm
lực, nâng cao trình độ KH-CN về tài ngun và mơi trường biển. [17]
Duy trì hợp tác hiện có với Sida/SAREC (Thuỵ Điển) về mơi trường biển;
với Vương quốc Bỉ về môi trường cảng, thiết lập và ứng dụng GIS trong nghiên cứu
dải ven biển; với Italy về bảo tồn đa dạng sinh học biển và động thái môi trường
đầm phá; với Đan Mạch và Nhật Bản về tảo độc hại; với Nhật Bản về địa chất biển;
với UNEP về bảo vệ, quản lý rạn san hô, cỏ biển, đất ngập nước, ô nhiễm từ lục địa;
với IUCN và NOAA (Hoa Kỳ) về quản lý tổng hợp vùng ven biển; với Trung tâm
Bảo tồn đa dạng sinh học ASEAN về đánh giá đa dạng sinh học… [17]
1.1.2. Ở Việt Nam
Thực hiện đề án “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo vào các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2010 – 2015” của Chính phủ, rất nhiều những cơng trình nghiên
cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm về vấn đề này được phát triển trên khắp cả
nước, phần lớn những trường mầm non ở nước ta đều áp dụng tích hợp nội dung
giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo nhất là trẻ 5 – 6
tuổi.
Năm 2012, tác giả Phan Lan Anh, Trần Thị Thu Hịa với “Hướng dẫn tích
hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình
giáo dục mẫu giáo 5 tuổi” đã nêu ra được những kiến thức cơ bản, nội dung giáo
dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo và các cách hướng dẫn giáo viên tich
hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi. [2]

Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Hường với đề tài “Một số kinh nghiệm tích
hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi” đã chỉ ra được


9

tầm quan trọng của tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đồng thời đưa ra những
kinh nghiệm giúp việc cung cấp kiến thức cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn. [6]
Năm 2014, tác giả Lê Thị Kim Dung với đề tài “Một số phương pháp tích
hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi”, theo tác giả nên
phối hợp nhiều phương pháp trong việc giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải
đảo cho trẻ để trẻ từ chỗ làm quen, nhận biết đến hình thành ý thức bảo vệ tài
nguyên biển, hải đảo. [4]
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Môi trƣờng biển, hải đảo
Về phương diện phạm vi địa lí, mơi trường biển là toàn bộ vùng nước biển
của Trái đất với tất cả những gì có trong đó. Mơi trường biển của một quốc gia có
thể được hiểu là một vùng của biển, đại dương trải rộng từ bờ biển và các hải đảo
cho tới ranh giới trên biển được thỏa thuận hoặc giới hạn 200 hải lí của vùng đặc
quyền kinh tế hoặc ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa của quốc gia đó.
Về phương diện phạm vi mơi trường, căn cứ vào Điều 1, Khoản 4 Công
ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, môi trường biển được hiểu bao
gồm các tài nguyên, các hệ sinh vật, các hệ sinh thái biển và chất lượng nước biển,
cảnh quan biển. [1]
Phân tích định nghĩa trên cho thấy, mơi trường biển là vùng mà tại đó con
nười khai thác các tài nguyên sinh vật và không sinh vật, là nới được sử dụng để
giao tiếp, nghỉ ngơi, giải trí và trút bỏ chất thải, và đó là nơi đóng một vai trị cơ bản
trong việc duy trì các điều kiện sống trên Trái Đất. Môi trường biển là hệ thống tại
đó các q trình lý, hóa, sinh tương tác và hoạt động để đảm bảo duy trì cân bằng hệ
sinh thái Động Thực Vật biển và đảm bảo cho các mục đích sử dụng biển khác nhau

của con người.
“Mơi trường biển” bao gồm không chỉ các vùng biển với các đặc trưng lý
hóa của chúng mà cịn cả các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật
của vùng cửa song, các vùng ngập mặn bao gồm cả trầm tích, các vùng thủy triều
lên xuống, các vùng đầm lầy, bãi triều, đất ướt,… Trong khi biển cả là thành phần


10

chính của mơi trường biển và cần được giữ gìn, thì sự quan tâm tới các vùng đó
cũng khơng thể bỏ qua. Bất kì một sự suy thối nào trong các vùng cửa sông, đầm
phá, ven biển hay phát triển khơng có kiểm sốt đều có thể tác động xấu đến tồn bộ
hệ thống mơi trường biển.
Hội nghị Pháp điển hóa Luật quốc tế La Hay 1930 là diễn đàn đầu tiên
chính thức tahro luận về định nghĩa đảo và các điều kiện để đảo có thể tạo ra lãnh
hải. Dự thảo định nghĩa đảo đã được Ủy ban La Hay đưa ra “Đảo là một vùng đất
có nước bao bọc xung quanh, thường xuyên ở trên mức nước cao”. Nhìn chung,
trong hội nghị La Hay 1930, định nghĩa về đảo không dành được sự quan tâm nhiều
của các quốc gia và kết quả cuối cùng của Hội nghị cũng không thống nhất định
nghĩa đảo.
Tại Hội nghị Giơnevơ 1958 các nước đã đưa ra được một định nghĩa thống
nhất về đảo, theo đó “Đảo là một vùng đất hình thành tự nhiên có nước bao bọc, khi
thủy triều lên mặt đất này vẫn ở trên mặt nước”. “Sự hình thành tự nhiên” là nội
dung mới được bổ sung vào định nghĩa đảo trong Công ước 1958. Yếu tố này đưa
ra nhằm phân biệt đảo tự nhiên với đảo nhân tạo, hạn chế trường hợp những quốc
gia có Khoa học – Kỹ thuật phát triển xây dựng các đảo nhân tạo để thực hiện tham
vọng lấn chiếm biển của mình.
Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ III, về cơ bản đại diện
các quốc gia cho rằng định nghĩa đảo trong Công ước luật biển mới nên kế thừa
định nghĩa đảo của Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp. Bên cạnh đó,

định nghĩa trong Công ước mới cũng phải phản ánh được những phát triển mới như
sự hình thành khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và xác định rõ ràng hơn các yếu tố
cấu thành đảo. Sau một quá trình thảo luận rất dài và căng thẳng, cuối cùng các
quốc gia đã đi đến được một công thức thỏa hiệp về định nghĩa đảo và được đưa
vào Điều 121 của công ước Luật biển 1982, đó là: “Đảo là một vùng đất hình thành
một cách tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt
nước”. [19]


11

Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc
ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo Việt
Nam trong q khứ. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam,
cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của khoa
học kỹ thuật, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Càng tự hào và trân trọng di
sản quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ
người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa
thiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày
trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài,
tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
1.2.2. Tài ngun mơi trƣờng biển, hải đảo
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỉ lệ khoảng
100 km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600 km2/1 km bờ
biển) và hơn 4000 hịn đảo, trong đó có Quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Trong
63 tỉnh, thành phố của nước ta có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đơng khơng
những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven biển từ hàng nghìn năm nay mà cịn
là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp giữa các
miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và

hội nhập của nhiều nền văn hóa. Tài nguyên biển, hải đảo là các dạng tài nguyên
sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên vị thế và các dạng tài nguyên khác tái
tạo, không tái tạo trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo.
Xét về khía cạnh kinh tế, Biển đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển
những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thơng hàng hải, đóng
tàu, du lịch... [1]
Theo Luật tài nguyên và môi trường biển hải đảo thì tài nguyên biển và hải
đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển,
đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc


12

chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. [18]
a. Tài nguyên giao thông hàng hải biển
Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn
cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có 10 điểm có thể
xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng
hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm. [1]
Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo
chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế
giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận
tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài.
Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại
quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thơng
ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển
của Việt Nam thông qua eo biển Ma-lắc-ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông,
Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng
của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi-lip-pin, In-đơnê-xia, Xin-ga-po đến Ơtx-trây-lia và Niu Di Lân... Hầu hết các nước trong khu vực

châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên
Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5
tuyến đi qua Biển Đơng hoặc có liên quan đến Biển Đông.
b. Tài nguyên sinh vật biển
Biển cung cấp nguồn lợi hải sản rất phong phú, trong đó nhiều lồi có giá
trị kinh tế cao. Một số lồi quý hiếm cần đưỡ bảo vệ đặc biệt. Ngoài nguồn lợi cá,
tơm, cua, mực... Biển nước ta cịn nhiều đặc sản khác như: đồi mồi, vích, hải sâm,
sị huyết... Đặc biệt, trên các đảo đá ven bờ biển Nam Trung Bộ có nhiều chim yến.
Tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Nguồn lợi hải sản phong phú
đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo
với giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 cả nước. [1]


13

Biển Đơng có nguồn tài ngun sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn
160.000 lồi, gần 10.000 lồi thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các
lồi động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các lồi cá chiếm 86%
tổng trữ lượng.
Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 lồi cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau,
trong đó có khoảng 110 lồi có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta
khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn.
Các lồi động vật thân mềm ở Biển Đơng có hơn 1.800 lồi, trong đó có nhiều lồi
là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...
Chim biển: Các lồi chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu,
bồ nơng, chim rẽ, hải yến,...
Ngồi động vật, biển cịn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có
giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú.
Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị
mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của

loài người trong tương lai.
c. Tài nguyên Khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên
Ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng
như titan, ziriconi, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng,
cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác
nhau như sa khoáng titan, sa khống ilmenit, sa khống cát đen.
Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược
quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu
Long, Nam Cơn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác
thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tấn
dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4 đến 5 tỉ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1000 tỉ
m3. [1]
Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn
quy dầu. Ngồi dầu, Việt Nam cịn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000


14

tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ
m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát
triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.
Ngoài ra, vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai
quặng thiếc Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, và tiềm năng to lớn về quặng
sa khoáng của các nguyên tố hiếm, có triển vọng băng cháy lớn.
d. Tài nguyên du lịch biển
Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về
du lịch lớn của nước ta. Biển Việt Nam đã có nhiều điều kiện để phát triển du lịch –
ngành cơng nghiệp khơng khói hiện đang đóng góp khơng nhỏ vào nền kinh tế của
đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã
tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát

trắng, hang động. Các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần
thể du lịch đẹp, hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long đã được
UNESCO xếp hạng.
Hệ thống gần 82 hịn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo
có diện tích trên 10 km2 (10 - 320 km2), cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo
hấp dẫn. Ở đây khơng khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.
Các trung tâm kinh tế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc
cách bờ biển khơng xa như Hạ Long, Hải Phịng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha
Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên, Hà Nội, Sài Gòn,... Hệ thống đường bộ, đường xe lửa
xuyên Việt và liên vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển.
Các thắng cảnh trên đất liền như Phong Nha, Bích Động, Non Nước... Các
di sản lịch sử và văn hóa như Cố đơ Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm... đều được
phân bố ở vùng ven biển.
Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển đa dạng các
loại hình du lịch như nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, du lịch sinh thái, nghiên cứu
khoa học vùng ven biển, hải đảo, ngầm dưới nước, du lịch thể thao: bơi, lặn sâu,


15

lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền... Có thể tổ chức các giái thi đấu thể thao Quốc gia
và Quốc tế quanh năm; dịch vụ Hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế...
Xét về mặt An ninh quốc phòng, Biển Đơng đóng vai trị quan trọng là
tuyến phịng thủ hướng Đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đơng,
đặc biệt 2 quần đảo Hồng Sa và Trương Sa khơng chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm
sốt có tuyến đường biển qua lại Biển Đơng mà cịn có ý nghĩa phòng thủ chiến
lược quan trọng đối với Việt Nam [1]
1.2.3. Giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ
Mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đối với trẻ 5 – 6 tuổi là quá

trình giáo dục nhằm giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó tạo cho trẻ có ý thức, thái độ đúng
đắn đối với tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Trang bị cho trẻ những kỹ năng
thực hành khi được tiếp cận với môi trường biển, đảo. Từ đó, trẻ có ý thức, trách
nhiệm, hành vi tốt để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam.
Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được tích hợp
phù hợp với tất cả các lĩnh vực giáo dục: phát triển nhận thức, phát triển thể chất,
phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm quan hệ xã hội. Nội
dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được tích hợp phù hợp vào
hoạt động phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi của trẻ. Các hoạt động phải gần gũi không xa lạ gắn với thực tế của địa phương,
đảm bảo tự nhiên nhẹ nhàng và được tích hợp trong cả một hoạt động hoặc trong
một phần hoạt động.
1.2.4. Hoạt động làm quen môi trƣờng xung quanh
Môi trường là một khái niệm gắn liền với sự sống bao gồm những thực thể
và hiện tượng trong tự nhiên bảo đảm cho sự phát sinh và phát triển của sự sống.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất (khơng khí, thực vật,
tài ngun, nước…). Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con
người, có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội loài


16

người cũng như thế giới tự nhiên. Gần đây xuất hiện nhiều vấn đề về môi trường và
hiểu được tầm quan trọng của môi trường nên việc cho trẻ làm quen với môi trường
xung quanh ngày càng được nâng cao về chất lượng, sự sáng tạo, đặc biệt là ở lứa
tuổi mầm non.
Dựa vào nguồn gốc hình thành xã hơi loài người trên Trái Đất, các nhà
khoa học đã khẳng định rằng mọi cá nhân ngay từ khi sinh ra đã có mối quan hệ mật
thiết với mơi trường xung quanh. Kết quả của mối quan hệ này là khi cá nhân trở

thành người – q trình cá nhân thích ứng với môi trường, nhận thức về môi trường
và cải tạo nó để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Như vậy, hoạt độn làm quen môi
trường xung quanh là một trong những hoạt động quan trọng giúp trẻ phát triển
nhân cách, bắt đầu từ việc thích ứng đến lĩnh hội và “cải tạo” môi trường. [7]
1.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi
Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 1363 QĐ – TTG ngày 17/10/2010
về việc phê duyệt đề án đưa ra các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân. [5]
Vấn đề giáo dục được tiến hành như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào đối
tượng giáo dục. Lứa tuổi khác nhau, có nội dung, hình thức và phương pháp giáo
dục khác nhau cho nên để việc giáo dục tài ngun và mơi trường biển, hải đảo cho
trẻ có hiệu quả thì việc hiểu biết những đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ là rất cần
thiết.
Trẻ em ở độ tuổi 5 – 6 tuổi thực sự là những chủ thể với những năng lực
riêng, có khả năng tư duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi người, có kỹ năng nghe,
hiểu lời nói của người khác và nói cho người khác hiểu, trẻ ở giai đoạn này rất ham
học hỏi, thích tìm tịi, khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh, dễ hình thành
những nề nếp, thói quen, thái độ ứng xử có văn hóa, gần gũi với thiên nhiên. Ở giai
đoạn này trẻ phát triển rất mạnh các giác quan, khả năng chú ý, quan sát, phân tích,
so sánh, phân nhóm,... của trẻ cũng đạt nhiều hiệu quả cao hơn. Trẻ thường chủ
động, độc lập, có những sáng kiến, biết tự tìm kiếm các phương thức giải quyết các
nhiệm vụ đặt ra, tự kiểm tra hoặc đặt câu hỏi cho người khác về những sự vật diễn


×