Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Yếu tố tình thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HÀ QUYÊN

YẾU TỐ TÌNH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2016

ĐÀ NẴNG, 12/2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

YẾU TỐ TÌNH THÁI TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngỗn
Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ HÀ QUN
(Khóa 2012 – 2016)

Đà Nẵng, tháng 5/2016



ĐÀ NẴNG, 12/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của giảng viên - TS. Bùi Trọng Ngoãn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
đề tài này là trung thực, chính xác và chưa được cơng bố trong cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hà Quyên


LỜI CÁM ƠN
Xin được ghi lại nơi đây lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - TS. Bùi Trọng
Ngoãn, người đã hết lịng động viên, khuyến khích và hướng dẫn tận tình để tơi
hồn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ
văn, cán bộ nhân viên Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo
điều kiện, quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Đà Nẵng ngày 26 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hà Quyên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................4
4. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................5
7. Bố cục của đề tài.............................................................................................5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...........6
1.1. Các yếu tố tình thái ..............................................................................................6
1.1.1. Khái niệm tình thái ...................................................................................6
1.1.2. Các yếu tố tình thái trong phát ngơn ........................................................7
1.1.2.1. Các yếu tố tình thái trong phát ngơn trong các cơng trình nghiên cứu .7
1.1.2.2. Tổng hợp về các yếu tố tình thái trong phát ngơn ...............................14
1.2. Giới thiệu chung về Nguyễn Huy Thiệp và các truyện ngắn khảo sát...............17
1.2.1. Giới thiệu chung về Nguyễn Huy Thiệp ................................................17
1.2.2. Một số tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ...........................18
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁITRONG MỘT SỐ
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP ..................................................20
2.1. Khảo sát các yếu tố tình thái về mặt ngữ âm .....................................................20
2.1.1. Nhịp điệu ................................................................................................20
2.1.2. Trọng âm ................................................................................................23
2.2. Khảo sát các yếu tố tình thái về mặt từ vựng .....................................................25
2.2.1. Động từ tình thái .....................................................................................25
2.2.2. Phó từ......................................................................................................28
2.2.3. Trợ từ ......................................................................................................31


2.2.4. Hơ ngữ ....................................................................................................33
2.2.5. Tình thái ngữ ..........................................................................................37

2.2.6. Tiểu từ tình thái cuối câu ........................................................................39
2.3. Các yếu tố tình thái về mặt ngữ pháp .................................................................41
2.3.1. Một số kiểu câu ghép có ý nghĩa tình thái thể hiện tập trung ở kết từ ..........41
2.3.2. Câu tỉnh lược ..........................................................................................44
2.3.3. Câu đặc biệt ............................................................................................47
CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG BIỂU ĐẠT CỦA CÁC YẾU TỐ TÌNH THÁI
TRONG CÂU VĂN NGUYỄN HUY THIỆP .......................................................56
3.1. Tầm tác động của các yếu tố tình thái đối với thế giới nghệ thuật Nguyễn Huy
Thiệp..........................................................................................................................56
3.1.1. Thể hiện sinh động mối quan hệ gia đình trong thời kỳ đổi mới ...........57
3.1.2. Biểu đạt nhiều cung bậc về sự tha hóa trong nhân cách con người .......60
3.1.3. Chỉ ra các sắc thái cơ đơn, lạc lồi của con người .................................64
3.1.4. Phóng chiếu vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn con người ..........................66
3.2. Tầm tác động của yếu tố tình thái đối với nghệ thuật xây dựng nhân vật .........68
3.2.1. Ngôn ngữ nhân vật xét theo trình độ học vấn ........................................69
3.2.2. Ngơn ngữ nhân vật xét theo vai vế gia đình - xã hội .............................70
3.2.3. Ngôn ngữ nhân vật xét theo chuẩn mực đạo đức ...................................71
3.3. Tầm tác động của yếu tố tình thái đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Huy
Thiệp..........................................................................................................................73
3.3.1. Người viết bày tỏ thái độ, đánh giá trước các sự việc, tình huống trong
truyện .........................................................................................................................74
3.3.2. Người viết bày tỏ thái độ, đánh giá về các nhân vật trong truyện..........76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

M. Gorki đã từng nói rằng: ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Ngôn
ngữ tựa như hồn cốt làm nên sức sống cho tác phẩm văn chương. Nếu đường nét và
màu sắc giúp người họa sĩ vẽ nên một bức tranh tuyệt diệu, âm thanh và giai điệu
giúp người nhạc sĩ cất lên những lời ca du dương say đắm, thì ngơn ngữ chính là
nhân tố cốt yếu giúp nhà văn tạo ra đứa con tinh thần, thông qua ngôn ngữ để
chuyển tải tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm đối với vạn vật.Trong sự sáng tạo
của nhà văn, sự sáng tạo về ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng. Nói cho cùng, văn
học là nghệ thuật của ngơn ngữ. Những nhà văn lớn đều là những bậc thầy ngôn
ngữ. Chính vì vậy, muốn khám phá hết được ý nghĩa của một tác phẩm, phải bắt
đầu phân tích ngơn ngữ của tác phẩm đó.
Thực tế cho thấy, yếu tố tình thái xuất hiện rất nhiều trong giao tiếp đời
thường cũng như trong tác phẩm văn học. Sự xuất hiện các yếu tố tình thái trong
câu giúp người nói khơng chỉ chuyển tải được nội dung thông tin cần thiết, mà cịn
có thể bày tỏ một cách rõ ràng thái độ, cảm xúc của mình đến người nghe. Đối với
các nhà văn, việc sử dụng các yếu tố tình thái trong lời người kể chuyện và trong lời
thoại của nhân vật không chỉ giúp người đọc hiểu được nội dung câu chuyện, tình
huống mà cịn góp phần giúp nhà văn bộc lộ thái độ, quan điểm của mình trước các
vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay, theo khảo sát của chúng tơi
thì vẫn chưa có cơng trình nào tìm hiểu về yếu tố tình thái trong tác phẩm văn học
một cách hệ thống, sâu sắc và kỹ lưỡng. Cho nên, đây vẫn là đối tượng nghiên cứu
khá mới mẻ và cần được đi sâu tìm hiểu kỹ càng.
Sau năm 1975, văn chương Việt Nam bước sang thời kỳ đổi mới. Các nhà
văn không chỉ làm mới mình với nội dung phản ánh, tư tưởng, quan điểm được thể
hiện trong tác phẩm, mà đó cịn là những bước chuyển mình đầy táo bạo về phong
cách nghệ thuật. Sự đổi mới này như một trò chơi mà kẻ thua cuộc phải chấp nhận
sự đào thải, nếu nhà văn khơng có sự sáng tạo, khơng có đủ tài năng và sự mạnh
dạn để làm mới mình thì tác phẩm của họ sẽ bị chìm trong quên lãng. Trong giai


2


đoạn văn học này, Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá là một gương mặt nổi trội, là
“tác giả đầu tiên tạo ra bước ngoặt quan trọng nhất cho tiến trình đổi mới”. Trong
hàng loạt những thành công về nghệ thuật xây dựng tác phẩm, truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp lôi cuốn người đọc bởi cách sử dụng các yếu tố tình thái một cách đặc
sắc. Chính yếu tố này đã góp phần tạo nên phong cách truyện ngắn mang tên
Nguyễn Huy Thiệp. Thế nhưng, đến nay các yếu tố tình thái trong truyện ngắn của
ơng vẫn cịn là một mảnh đất phù sa chưa được cày xới. Vì lý do đó, chúng tơi chọn
đề tài Yếu tố tình thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn của thời kỳ đổi mới có sức
ảnh hưởng lớn nhất đến giới nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước. Xuất hiện
vào những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, Nguyễn Huy Thiệp đã khuấy
động cả một bầu khơng khí sinh hoạt văn hóa, văn nghệ nước nhà. Tác phẩm của
ông với những hiệu ứng mà nó gây nên, đã góp phần phá vỡ thế bình ổn của văn
học dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến, đồng thời, tạo nên sự chuyển nhịp,
tăng tốc cho những bước đi vốn bình thường, chậm rãi của lý luận và phê bình văn
học đương đại Việt Nam.
Xét về góc độ nội dung, có thể kể đến cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp
của Phạm Xuân Nguyên - cuốn sách tập hợp trên dưới 54 bài báo dài ngắn khác
nhau bàn về Nguyễn Huy Thiệp. Ở lời tựa cuốn sách này, Phạm Xuân Nguyên
khẳng định: “…một hướng kết tinh đầy ấn tượng của thời kỳ đổi mới văn học là
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp - đó là thành quả
của đổi mới”. [14, tr.5]. Sự đổi mới được Nguyễn Huy Thiệp thể hiện nhiều trong
cách viết. Có lẽ cũng chính bởi cách viết độc đáo của ông mà tiến sĩ sử học người
Úc Greg Lockhart đã từng nhận xét rằng: “cách viết của Nguyễn Huy Thiệp là cách
viết của một nghệ sĩ khách quan đứng ở ngồi truyện nhìn vào. Anh ấy khơng bị
vướng chân vào đời sống nhân vật, vừa nói về đời sống vĩ đại của vua Gia Long,
vừa nói về đời sống của một đồ tể, của một bác sĩ phá thai, thậm chí vừa nói đến



3

một người Tây, thì số phận con người tự bộc lộ chỉ qua lời khái quát và hành động
của nó.” [14, tr.112]. Cách viết của Nguyễn Huy Thiệp có cái gì đó vừa thẳng thắn,
vừa khơng nể nang lại vừa ẩn chứa sự chua xót và một nỗi buồn khó tả. Có thể cũng
vì sự thẳng thừng, phá cách trong lối viết mà khi ra đời, các sáng tác của ông đã gây
nên một cơn bão dư luận với nhiều luồng ý kiến đối nghịch nhau. Trước những
nhận định trái chiều về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả Lại Nguyên Ân
cũng đã có những bài viết phản bác lại cách đọc của họ. Ông cho rằng: “đọc văn
phải khác với đọc lịch sử”, “qua những Kiếm sắc, Vàng lửa. Tơi nghĩ là anh có
những điểm nhấn riêng, theo kiểu văn học” [14, tr.186, 187]. Với những vấn đề đời
sống xã hội mà Nguyễn Huy Thiệp đặt ra trong tác phẩm, Mai Ngữ khẳng định: tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã “gây bất ngờ, sửng sốt cho người đọc, khiến mọi
người phải suy nghĩ nghiêm túc về thực trạng xã hội hiện nay, về sức mạnh và khả
năng của văn học”. [14, tr. 418]. Bên cạnh đó, cịn có nhiều bài viết đáng chú ý như
Tôi không chúc bạn thuận buồm xi gió của Hồng Ngọc Hiến, Để đánh giá đầy
đủ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp… của Ngọc Oanh… Đó đều là những bài viết
thể hiện tấm lịng trân trọng và thấu hiểu tài năng của Nguyễn Huy Thiệp, là sự
đồng cảm sâu sắc với những xót xa, trăn trở của nhà văn khi phải đặt bút phơi bày
phần khuất tối trong sâu thẳm mỗi con người.
Xét về góc độ ngơn ngữ, đã có khơng ít những nhà nghiên cứu đi vào phân
tích, đào sâu nhiều mảng miếng, khía cạnh, những thành cơng về tài năng sử dụng
ngơn từ của Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong bài Có nghệ thuật
Ba - rốc trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không? đã chỉ ra một số biểu
hiện của nghệ thuật Ba - rốc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như: có một bề
mặt rậm rạp và một bề sâu trong các truyện; sự vận động và chuyển hóa của các
chi tiết trong một chỉnh thể và tổng thể; những nghịch lý về thiện - ác, chân - giả và
đẹp xấu; thế giới là một kịch trường, ai sắm vai nào sẽ được hưởng công vai đó. Từ

đó, Thái Hịa đi đến kết luận: “Từ việc khảo sát phương pháp biểu hiện đến quan
niệm về cuộc đời và nghệ thuật, ta có thể trả lời câu hỏi đặt ra: có một nghệ thuật
phong cách Ba - rốc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”. [14, tr. 106].Nhà thơ


4

Diệp Minh Tuyền với bài viết Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới cũng đã chỉ ra
rằng: “Nguyễn Huy Thiệp đã kết hợp được truyền thống và hiện đại, biệt tài kể
chuyện theo kiểu tiểu thuyết chương hồi Á Đông đã kết hợp chặt chẽ, hài hòa với lối
hành văn ngắn gọn, súc tích, nhịp điệu dồn dập của nghệ thuật hiện đại đặc biệt là
thủ pháp “mông - ta” trong điện ảnh… và sự kết hợp giữa hiện thực và huyền thoại
cũng là nét mới trong cách dựng truyện của anh” [14, tr. 399]. Bàn về nghệ thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, cịn có một số bài viết nổi bật như Về “ma
lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Đông La, Tướng về hưu - một
tác phẩm có tính nghệ thuật của tác giả Trần Đạo cùng rất nhiều bài viết, nhận xét
của các nhà nghiên cứu, cho người đọc cái nhìn khá tồn diện về con người cũng
như sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
Như vậy, từ khi những tác phẩm đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp ra đời cho
đến ngày Nguyễn Huy Thiệp gác bút trong địa hạt truyện ngắn, không ngừng những
lời bàn tán xoay quanh đến nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của ơng. Về nghệ
thuật ngơn ngữ, có thể thấy, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến bình
diện tình thái trong câu văn của Nguyễn Huy Thiệp. Do đó chúng tơi cho rằng yếu
tố tình thái trong sáng tác của ông xứng đáng được xem là một đề tài nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng được tập trung nghiên cứu là yếu tố tình thái
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
được in trong tập Tình yêu tội ác và trừng phạt (2013).
4. Mục đích nghiên cứu

Thơng qua đề tài này, chúng tơi sẽ góp phần nghiên cứu bản chất và đặc
trưng của các yếu tố tình thái trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó,
phân tích hiệu quả, tác dụng của yếu tố tình thái trong việc làm nên đặc sắc, phong
cách truyện ngắn của ông. Để đạt được mục tiêu đó, chúng tơi xác định nhiệm vụ đề
tài của mình như sau:
- Xây dựng hệ thống lý luận để làm cơ sở cho quá trình làm việc.


5

- Khảo sát, miêu tả về yếu tố tình thái trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp.
- Phân tích về hiệu quả biểu đạt của các đối tượng đó.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp như:
- Phương pháp khảo sát, thống kê định tính, định lượng: phương pháp này
được sử dụng để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện và phân loại các yếu tố tình
thái, lấy đó làm cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá về các giá trị biểu đạt của đối
tượng nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa: Sau khi đã khảo sát và thống kê
chính xác, sử dụng phương pháp này để mở rộng, đào sâu và bao quát hơn vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: không phải là phương pháp nổi bật nhưng
luôn luôn được sử dụng trong q trình phân tích, người viết ln đặt vấn đề trong
mối tương quan đối lập với nó để phân tích.
6. Đóng góp của đề tài
- Từ việc nhận diện, phân tích, tổng hợp một số truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp, chúng tôi chỉ ra những đặc sắc về cách sử dụng yếu tố tình thái trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.

- Chỉ ra những vai trò của các yếu tố tình thái trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2. Khảo sát về các yếu tố tình thái trong một số truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3. Khả năng biểu đạt của các yếu tố tình thái trong câu văn Nguyễn
Huy Thiệp


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các yếu tố tình thái
1.1.1. Khái niệm tình thái
Trong những năm gần đây, tình thái nổi lên như một trong những trọng tâm
nghiên cứu của ngơn ngữ học. Có khá nhiều cách hiểu được đưa ra xung quanh đối
tượng này.
Theo Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp, hiểu theo nghĩa rộng nhất, khái niệm
tình thái trong ngơn ngữ học sẽ bao gồm những ý nghĩa sau:
(1) Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngơn của người nói hay theo lý thuyết
hành vi ngơn ngữ là kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (hỏi, đề nghị, cho
phép, ra lệnh, bác bỏ, khuyên răn, mời mọc, cảm ơn…).
(2) Các ý nghĩa thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay cảm xúc của
người nói đối với nội dung được thơng báo: người nói đánh giá nội dung thông báo
về mức độ quan trọng, về độ tin cậy, xem đó là điều tích cực (mong muốn, có lợi,
tốt,…) hay tiêu cực (không muốn, bất lợi, xấu…), bất ngờ - ngồi sự chờ đợi hay
bình thường, về tính hiện thực hay tính khả năng…

(3) Các ý nghĩa thuộc sự đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn
tại của sự tình.
(4) Những đặc trưng liên quan đến diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung
vị từ và mối quan hệ được nói đến trong câu với vị từ (thời thể hay các ý nghĩa được
thể hiện bằng các vị từ tình thái).
(5) Các ý nghĩa phản ánh đặc trưng khác nhau của phát ngôn với ngữ cảnh
theo quan điểm của người nói. Chẳng hạn đặc tính siêu ngơn ngữ, hỏi lại, sự đánh
giá của người nói đối với người nghe, sự đánh giá của người nói đối với các quan
điểm, các ý kiến khác nhau…
Cách hiểu tình thái theo nghĩa rộng như vậy Bybee diễn tả là “tất cả những
gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề”. Tức là phạm trù


7

tình thái bao gồm tất cả những phương diện nội dung gắn với sự thực tại hóa câu,
biến các nội dung mệnh đề ở dạng tiềm năng trở thành các phát ngơn trong giao
tiếp.
Tồn bộ những ý kiến trên trích theo[13, tr.10, 11].
1.1.2. Các yếu tố tình thái trong phát ngơn
1.1.2.1. Các yếu tố tình thái trong phát ngơn trong các cơng trình nghiên
cứu
Tác giả Nguyễn Văn Hiệp [10, tr.140]. cho rằng: “Trong tiếng Việt, ngồi
ngữ điệu thì các phương tiện từ vựng đóng một vai trị rất quan trọng”. Ơng đã kể
ra một số nhóm chính như sau:
1. Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng, vừa,
mới,…
2. Các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: toan, định, cố,
muốn, đành, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ,…
3. Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: tôi e

rằng, tôi sợ rằng, tơi nghĩ rằng,…
4. Các qn ngữ tình thái: ai bảo, nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào, tội gì,
đằng thằng ra, kể ra, làm như thể,…
5. Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về
ngôi, về chỉ tố thời,…) như: ra lệnh, van xin, đề nghị, yêu cầu,…
6. Các thán từ: ôi, eo ôi, chao ôi, ồ,…
7. Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương: à, ư,
nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại cịn, thì chết,…
8. Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một cái (là),
đáng buồn (là), đáng mừng (là), đáng tiếc (là),…
9. Các trợ từ: đến, những, nỗi, nào, ngay, cả, chính, đích thị, đã, mới, chỉ,…
10. Cũng phải kể thêm vào đây cả những đại từ nghi vấn được dùng trong
những câu phủ định - bác bỏ (P làm gì? P thế nào được?), các liên từ dùng trong
các câu hỏi (Hay P?, Hay là P?).


8

11. Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: nó biết cóc gì, mua cha nó cho
rồi, hỏi cái đếch gì,…
12. Kiểu câu điều kiện, giả định: nếu… thì, giá… thì, cứ… thì,…”.
Trong Luận ánKhảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt [13, tr.16, 17],
tác giả Bùi Trọng Ngỗn đã kể ra một số phương tiện ngơn ngữ biểu thị nội dung
tình thái trong tiếng Việt:
- ngữ điệu,
- cấu trúc câu,
- các từ biểu thị tính tình thái như: động từ tình thái, động từ chỉ thái độ
mệnh đề, động từ ngữ vi, quán ngữ tình thái, tiểu từ tình thái, thán từ, phó từ tình
thái,…
Tác giả cũng cho rằng: “Nếu có sự phân biệt phương tiện từ vựng và phương

tiện ngữ pháp thì ĐTTT tiếng Việt là phương tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình
thái”.
Trong khi đó, Nguyễn Văn Điện trong luận văn Các phương tiện biểu thị
tình thái thuộc ngơn ngữ người tường thuật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng [5,
tr.25 - 27] đã chia các phương tiện tình thái thành ba nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Các phương tiện ngữ âm
Các phương tiện ngữ âm dùng để biểu thị tình thái trong câu nói thực chất là
người nói dùng ngữ điệu, trọng âm nhấn trong câu nói để thể hiện thái độ, tình cảm
hoặc đánh giá… Nguyễn Văn Điện phân tích từ “đi” trong các trường hợp khác
nhau.
Các phương tiện ngữ âm (ngữ điệu, trọng âm) biểu thị tình thái sẽ rất dễ nhận
thấy trong giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, trong văn bản viết, để nhận biết phương
tiện ngữ âm biểu thị tình thái địi hỏi phải gắn với văn cảnh và nhất là dựa vào các
dấu câu.
Nhóm 2: Phương tiện ngữ pháp
Trong các ngơn ngữ biến hình, thời (tense) và thức (mood) của động từ có
vai trị tích cực trong việc biểu đạt các ý nghĩa tình thái. Cịn đối với các ngôn ngữ


9

khơng biến hình như tiếng Việt, các phương tiện ngữ pháp thường được kể đến là
đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc của câu để thực hiện ý đồ của người nói khi người
nói muốn nhấn mạnh vào điểm nào đó trong phát ngơn.
Trong tiếng Việt, các tiểu từ tình thái cuối câu thường được xem là hư từ
(cơng cụ ngữ pháp) nhưng hàm lượng nghĩa miêu tả của một số tiểu từ tình thái vẫn
cịn nên cũng có thể xem nó là phương tiện từ vựng. Do tiếng Việt là một ngơn ngữ
đơn lập khơng biến hình nên trong việc biểu thị tình thái của câu, các phương tiện từ
vựng đóng vai trị chủ đạo.
Nhóm 3: Các phương tiện từ vựng

Các phương tiện từ vựng là kiểu phương tiện được sử dụng phổ biến và đóng
một vai trị hết sức quan trọng trong việc biểu thị các ý nghĩa tình thái tiếng Việt.
Sau đây là một số nhóm chính các phương tiện từ vựng biểu thị tình thái trong tiếng
Việt:
(1) Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng, vừa,
mới,…
(2) Các vị từ tình thái làm chính tố trong ngữ động từ: toan, định, cố, muốn,
đành, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ,…
(3) Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: tôi e
rằng, tôi sợ rằng, tôi hy vọng rằng, tôi nghĩ rằng, tôi thấy rằng,…
(4) Các qn ngữ tình thái: ai bảo, nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào, tội gì,
đằng thằng ra, kể ra, làm như thể,…
(5) Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về
ngôi, về chỉ tố thời,…) như: ra lệnh, van xin, đề nghị, yêu cầu,…
(6) Các thán từ: ôi, eo ôi, chao ôi, ồ,…
(7) Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương: à,
ư, nhỉ, nhé, thơi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại cịn, thì chết,…
(8) Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một cái (là),
đáng buồn (là), đáng mừng (là), đáng tiếc (là),…
(9) Các trợ từ: đến, những, nỗi, nào, ngay, cả, chính, đích thị, đã, mới, chỉ,…


10

(10) Những đại từ nghi vấn được dùng trong những câu phủ định - bác bỏ (P
làm gì? P thế nào được?), các liên từ dùng trong các câu hỏi (Hay P?, Hay là P?).
(11) Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: nó biết cóc gì, mua cha nó cho
rồi, hỏi cái đếch gì,…
(12) Kiểu câu điều kiện, giả định: nếu… thì, giá… thì, cứ… thì,…
Cịn tác giả Trần Kim Phượng [16, tr.2 - 6] lại chia các phương tiện tình thái

thành các nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: Động từ tình thái
(1) Động từ tình thái chính danh
Trong tiếng Việt có một nhóm động từ trực tiếp mang tên động từ tình thái.
Nhóm này, xét về mặt ngữ nghĩa, biểu thị thái độ, cách đánh giá của người nói liên
quan đến nội dung câu; cịn về mặt chức vị cú pháp, chúng là trung tâm của vị ngữ.
Động từ tình thái thường khơng dùng một mình, mà hay kết hợp với động từ khác,
với vị trí đứng trước động từ đó, làm thành vị ngữ của câu. Tiêu biểu là các nhóm:
- Động từ tình thái chỉ khả năng: có thể, khơng thể
- Động từ tình thái chỉ sự bị động: bị, được, phải, chịu…
- Động từ tình thái chỉ sự cần thiết: cần, nên, phải
- Động từ tình thái chỉ ý chí và nguyện vọng: muốn, mong, dám, đành…
(2) Động từ tình thái lâm thời
Thuộc vào loại này là những động từ vốn không phải là động từ tình thái,
nhưng trong những ngữ cảnh nhất định, chúng mang ý nghĩa tình thái. Đó là các
nhóm động từ chỉ hoạt động thị giác, động từ cảm nghĩ nói năng, động từ chỉ ý
nguyện, động từ cầu khiến,…
- Các động từ chỉ hoạt động thị giác: trơng, xem, nhìn, nom,…
- Các động từ cảm nghĩ, nói năng: nghĩ, nói, nghe, nghe nói…
- Các động từ chỉ ý nguyện: muốn, chực.
- Các động từ cầu khiến thể hiện phép lịch sự: làm ơn, phiền, xin, nhờ, giúp…
Nhóm thứ hai: Tình thái từ
Trong tiếng Việt có một nhóm từ loại mang tên là “tình thái từ”. Đương


11

nhiên, nhóm này sẽ biểu hiện trực tiếp các ý nghĩa tình thái. Ngồi ra, các từ loại
khác (danh từ, tính từ, phụ từ,…) cũng có thể được sử dụng như những tình thái từ,
tạo thành các từ tình thái mang tính chất lâm thời.

(1) Các tình thái từ chính danh
- Trợ từ tình thái: chính, cả, những, tận, mãi, chỉ…
- Tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, cơ, mà, ấy, ạ, nào, nhỉ, thôi…
- Thán từ: ôi, a, ái, ối,…
(2) Các từ tình thái lâm thời
* Tình thái từ do danh từ chuyển hóa thành
Trong tiếng Việt, có một số danh từ dùng như tình thái từ: bố, mẹ, cha,
qch, qi, khỉ,… Nhóm này nhìn chung có hàm ý đánh giá tiêu cực.
* Tình thái từ do động từ chuyển hóa thành
Một số động từ trong tiếng Việt có khả năng chuyển loại thành tình thái từ
(trợ từ), ví dụ: thơi, hết, cịn,… Khi chuyển loại, vị trí của chúng sẽ thay đổi, khơng
cịn đứng sau chủ ngữ mà chuyển sang vị trí đứng cuối câu. Lúc đó, đương nhiên,
chức vụ cú pháp của chúng cũng thay đổi, khơng cịn là trung tâm của vị ngữ mà chỉ
là một thành phần biệt lập được dùng thêm trong câu để biểu hiện ý nghĩa tình thái.
* Tình thái từ do tính từ chuyển hóa thành
Theo quan sát của chúng tơi, số lượng tính từ chuyển thành tình thái từ
khơng nhiều. Từ tiêu biểu mà chúng tôi gặp là từ “chán”.
* Tình thái từ do phụ từ chuyển hóa thành
Trong tiếng Việt có khá nhiều nhóm phụ từ, đặc biệt là nhóm phụ từ tiếp
diễn đồng nhất (cũng, cịn, cứ, lại, vẫn, đều) có thể được dùng làm tình thái từ. Tiêu
biểu là từ cũng, ngoài việc chỉ sự lặp lại một hành động, một tính chất (Vd: Tơi
cười, anh ta cũng cười; áo này đẹp, áo kia cũng đẹp), nó cịn xuất hiện trong những
câu như: Nó cũng đến (với tiền giả định là tơi nghĩ rằng nó khơng đến), hoặc Tơi
cũngđến (biểu thị sự miễn cưỡng),…
Ngồi ra, nhóm phụ từ chỉ thời gian, tiêu biểu là từ “đã” cũng được sử dụng
với tư cách tình thái từ.


12


Nhóm thứ ba: Đại từ nhân xưng
Có thể nói, trong tiếng Việt, rất nhiều các đại từ nhân xưng (chính danh và
lâm thời) có thể biểu đạt các ý nghĩa tình thái. Những nghĩa tình thái đó có thể có
sẵn trong bản thân các từ xưng hơ nhưng cũng có thể lâm thời xuất hiện trong
những ngữ cảnh đặc biệt.
Các từ xưng hơ chính danh và lâm thời đều có thể biểu hiện các ý nghĩa kính
trọng, đề cao (thưa ông, thưa ngài,…) hay khinh miệt, hạ thấp: tao, mày, con mụ
kia, cái thằng không cha không mẹ này…
Các từ xưng hơ cũng có thể thể hiện vai giao tiếp và các loại quan hệ: quan
hệ đẳng cấp: trên/dưới, chủ/tớ, vua/tôi…; quan hệ gia tộc: cha/con, chú/cháu…;
quan hệ tuổi tác: già/trẻ,…
Việc cố tình sử dụng các từ xưng hơ khơng đúng ngữ cảnh vốn có sẽ mang
lại các ý nghĩa tình thái. Xét 2 tình huống sau:
Tình huống thứ nhất: Trong một buổi bảo vệ luận văn, Chủ tịch hội đồng
nói: Chúng tơi xin mời TS Nguyễn Văn A nhận xét.
Tình huống thứ 2. Anh Nguyễn Văn A về thăm nhà và gặp mẹ. Anh nói: Con
chào mẹ ạ. Mẹ anh đáp lời: - Không dám! Chào tiến sĩ. Tiến sĩ đã về.
Ở tình huống 1, phát ngơn của Chủ tịch hội đồng khơng có ý nghĩa tình thái.
Cịn ở tình huống thứ 2, khi người mẹ bỗng dưng gọi con mình theo đúng học vị
như vậy thì có nghĩa là mẹ đang giận dỗi.
Nhóm thứ tư: Qn ngữ tình thái
Các qn ngữ tình thái trong tiếng Việt có thể là sự kết hợp của các tình thái
từ, phụ từ, quan hệ từ, động từ, …Nhóm này có số lượng khá lớn và xuất hiện nhiều
trong cả văn bản nghệ thuật và cách nói hàng ngày. Ví dụ: đã đành, mà thơi, thì
thơi, thì phải, thì chết, thì khốn, thì khổ, là cùng, là may, là phải, ai đời, hơi đâu,
chưa biết chừng, lại cịn,… Xét các phát ngơn:
Về tầm tác động, quán ngữ tình thái khác với tình thái từ; tức là nó khơng chỉ
tác động lên một từ trong câu mà lên toàn bộ nội dung câu.



13

Nhóm thứ năm: Các kiểu câu
Vì khái niệm tình thái được quan niệm khá rộng (bao gồm tình cảm + thái độ
của người nói đối với nội dung câu hoặc đối với người nghe) nên cấu trúc câu tiếng
Việt vốn là một phạm trù thuần túy ngữ pháp cũng có khả năng biểu đạt ý nghĩa
tình thái. Câu đảo, câu tỉnh lược hay các kiểu câu với những kết hợp đặc biệt cũng
có thể biểu đạt loại ý nghĩa này theo cách của riêng mình.
(1) Câu đảo (Vị ngữ đứng trước chủ ngữ)
Trật tự thông thường của câu tiếng Việt là chủ ngữ đứng trước vị ngữ. Trong
một số trường hợp nhất định, câu đảo được sử dụng, nhằm nhấn mạnh vị ngữ.
(2) Câu tỉnh lược (câu rút gọn)
Câu tỉnh lược vốn là một phương thức rút gọn văn bản tối đa, được dùng khi
cần truyền đạt thông tin ở dạng ngắn gọn nhất. Khi loại câu tỉnh lược thành phần
chủ ngữ được sử dụng, người nghe sẽ hình dung ra vai giao tiếp. Thường là chỉ khi
người nói ở vai giao tiếp cao hơn hoặc ít nhất là ngang bằng mới có thể “nói trống”.
Khi con cái nói với cha mẹ mà dùng câu tỉnh lược chủ ngữ sẽ bị xem là có
thái độ khơng đúng mực/ hỗn xược đối với người trên.
Nhìn chung, những câu cầu khiến tỉnh lược chủ ngữ thì bao giờ cũng có sắc
thái nghĩa mạnh hơn so với câu đầy đủ: “Đứng lên đi !” khác với “Cậu đứng lên đi!”.
(3) Các kiểu câu với những kết hợp đặc biệt
Trong tiếng Việt, có nhiều cách để diễn đạt một nội dung. Việc sử dụng các
từ ngữ đặc biệt trong những cấu trúc nhất định sẽ mang lại những giá trị tình thái
nhất định. Vd:
Dễ thường xin được của người ta chắc? (KN)
Tôi không đi đấy, thì đã sao? (KN)
Cấu trúc “Dễ thường A chắc?” tương đương với “Không A được” nhưng ý
phủ định nhấn mạnh hơn. Cịn cấu trúc “mệnh đề + thì đã sao?” lại có hàm ý khẳng
định + thách thức.
Tổng hợp các quan niệm trên, chúng tôi liệt kê các phương tiện biểu thị tình

thái trong tiếng Việt như sau:


14

1.1.2.2. Tổng hợp về các yếu tố tình thái trong phát ngơn
a) Các yếu tố tình thái về mặt ngữ âm
Các hiện tượng ngơn liệu gồm có: ngữ điệu; trọng âm của đoản ngữ và câu;
cách kết thúc âm tiết; độ bổng trầm của nguyên âm. Tuy nhiên, nếu xét về phương
diện tình thái thì hai khía cạnh thể hiện rõ rệt nhất ý nghĩa tình thái về mặt ngữ âm
là nhịp điệu và trọng âm của ngữ đoạn.
Về nhịp điệu:
Trong tiếng Việt, nhịp điệu là một trong những phương tiện chủ yếu để thể
hiện ý nghĩa tình thái. Ví dụ:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi. (Tây tiến)
Với câu thơ trên, ta có thể có những cách ngắt nhịp sau:
Cách 1: Sài Khao sương lấp /đoàn quân mỏi.
Cách 2: Sài Khao sương lấp đồn qn /mỏi.
Có thể thấy, nếu đọc theo cách 1, câu trên có thể hiểu là sương lấp Sài Khao,
màn sương phủ kín khơng gian chứ đồn qn khơng bị tác động nhiều. Cịn nếu
đọc theo cách 2 thì câu trên lại được hiểu là sương lấp đoàn quân. Như vậy, cứ mỗi
cách ngắt nhịp sẽ dẫn đến một kết quả khác nhau.
Về trọng âm:
Theo từ điển Hoàng Phê, “trọng âm” là “sự nhấn mạnh, làm nổi bật khi phát
âm một âm tiết nào đó trong từ đa tiết, trong một tổ hợp từ hoặc trong ngữ lưu,
bằng cách tăng cao độ, cường độ, trường độ.” [16, tr.1037].
Tuy nhiên, ở tiếng Việt, hiện tượng nhấn trọng âm không xảy ra ở từ mà chỉ
xảy ra ở ngữ đoạn hoặc câu. Việc nhấn trọng âm ở những đơn vị này sẽ đem đến
các ý nghĩa tình thái khác nhau cho câu nói. Ví dụ:
(1) Đẹp nhỉ!

Nếu người nói nhấn trọng âm ở từ “đẹp” thì có câu nói này thể hiện sự chú ý
đến cái đẹp.
Nếu người nói nhấn trọng âm ở từ “nhỉ” thì câu nói này thể hiện sự ngạc
nhiên về cái đẹp.


15

Cịn nếu người nói nhấn giọng ở từ “nhỉ” bằng cách biến âm “đẹp nhẩy” thì
câu nói này nhằm thể hiện thái độ mỉa mai.
(2) Thằng bé hái quả của nhà hàng xóm. Chủ nhân nhấn giọng và la nó như
sau:
Mày con nhà ai? Giỏi nhỉ!
Trong trường hợp này, người nói sẽ nhấn giọng vào từ “nhỉ”. Vì thế, câu
“Giỏi nhỉ!” không phải là một lời khen mà là một lời chê trách. “Giỏi nhỉ!” có hàm
ý là: Mày hư quá.
b) Các yếu tố tình thái về mặt từ vựng
Các phương tiện từ vựng là kiểu phương tiện được sử dụng phổ biến và đóng
một vai trị hết sức quan trọng trong việc biểu thị các ý nghĩa tình thái tiếng Việt.
Các yếu tố tình thái về mặt từ vựng được biểu thị chủ yếu ở các mặt:
(1) Động từ tình thái: có hai tiêu chí lâm thời để nhận diện động từ tình thái.
Một là nó phải đứng trước một động từ miêu tả. Hai là cả động từ tình thái và động
từ miêu tả đều phải có cùng chủ thể. Ví dụ:
Tơi cần uống một hớp nước.
Trong ví dụ trên, “cần” là động từ tình thái. Vì:
Động từ “cần” đứng trước động từ “uống” (động từ miêu tả); Cả “cần” và
“uống” đều có cùng chủ thể là “tơi”
(2) Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ. Người ta chia phó từ làm
hai loại:
- Tiền phó từ. Gồm 7 nhóm sau:

Nhóm 1: Phó từ chỉ hiện tượng tương tự: đều, cũng, vẫn, cứ, là,…
Nhóm 2: Phó từ chỉ tần số: thường, hay, năng, ít, hiếm,…
Nhóm 3: Phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã, sẽ đang,…
Nhóm 4: Phó từ chỉ tính chất, mức độ: rất, hơi, khá, q, lắm,…
Nhóm 5: Phó từ phủ định: khơng, chưa hẳn, chả,…
Nhóm 6: Phó từ khuyến lệnh: hãy, đừng, chớ,…
Nhóm 7: Phó từ hạn định: chỉ (Ví dụ: Tơi chỉ ăn một trái ổi.)


16

- Hậu phó từ.
(3) Trợ từ: ngay, chính, cả, đến, những, mỗi, nào, đích thị, đã, mới, chỉ,…
(4) Hơ ngữ: ơi, a, à, ạ, ối, ối dào, eo ôi, chao ôi, trời, trời ạ…
(5) Tình thái ngữ (đơn vị từ vựng thể hiện đánh giá của người nói):
+ hình như, giường như, có lẽ, phải chăng,…
+ e rằng, sợ rằng, nghĩ rằng, thấy rằng,…
+ ai bảo, ngó bộ, thảo nào, tội gì, đằng thằng ra, kể ra, làm như thể,
+may (là), may một cái (là), đáng buồn (là), đáng mừng (là), đáng tiếc
(là),…
+ Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: nó biết cóc gì, mua cha nó cho rồi,
hỏi cái đếch gì, biết khỉ gì mà hỏi,…
(6) Tiểu từ tình thái cuối câu: lắm, q, rồi, thơi, đi, chứ, nhỉ, nhé,…
c) Các yếu tố tình thái về mặt cú pháp
Các yếu tố tình thái về mặt cú pháp thường được thể hiện ở một số trường
hợp sau:
* Một số kiểu câu ghép có ý nghĩa tình thái thể hiện tập trung ở các kết
từ
Ví dụ:
(1) Giá tơi giỏi tốn thì tơi đã trở thành bác sĩ.

Câu trên có cấu trúc Giá A thì B. Trong đó, A là điều khơng có thật trong
thực tế; người nói tiếc rẻ về điều đang nói; nếu nói theo quan hệ thời gian, A diễn ra
từ trước.
(2)

Tuy chị ấy học giỏi nhưng chị ấy lười.
Tuy chị ấy không đẹp nhưng chị ấy tài năng.

Câu trên có cấu trúc TuyAnhưng B. Trong đó, A có hai khả năng:
+ khả năng 1: học giỏi

=> tích cực

+ khả năng 2: khơng đẹp

=> tiêu cực

(3) Dẫu chị ấy khơng cao nhưng chị ấy chơi bóng rổ rất tốt.
Câu trên có cấu trúc Dẫu A nhưng B. Trong đó, A ln là điều bất lợi.


17

* Câu tỉnh lược
Các yếu tố về mặt cú pháp còn được thể hiện qua việc dùng hiện tượng tỉnh
lược. Câu tỉnh lược vốn là một phương thức rút gọn tối ưu, được dùng khi cần
truyền đạt thông tin ở dạng ngắn gọn nhất. Ví dụ:
Bà ấy mệt q. Khơng lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Không
thở được một hơi.
Trong đoạn văn trên, người nói đã tỉnh lược đi thành phần chủ ngữ: “bà ấy”.

Việc tỉnh lược như vậy nhằm mục đích duy trì chủ đề đoạn văn nói về bà ấy. u
cầu người nghe phải ln hướng về chủ thể “bà ấy”. Với cách tỉnh lược đó, người
nói cịn muốn nhấn mạnh đến tình trạng của đối tượng đang được nói tới.
* Câu đặc biệt:
Ví dụ: Trong lớp học, khi học sinh trả lời được một câu hỏi khó, thầy giáo đã khen
như sau:
(1) Em giỏi lắm!
(2) Giỏi! (câu đặc biệt).
So sánh lời khen thứ nhất với lời khen thứ hai, ta thấy ở cả hai trường hợp,
người nói đều có thái độ hài lịng, tích cực đối với người nghe. Nhưng ở câu thứ hai
(câu đặc biệt), người nói muốn tập trung nhấn mạnh vào sự đánh giá hơn là đối
tượng được đánh giá.
Thông thường, câu đặc biệt được sử dụng nhằm nhấn mạnh thông tin vào
phần nịng cốt trên mặt văn bản, thơng qua đó, thể hiện thái độ, cảm xúc, cách đánh
giá,… đối với người nghe hoặc sự tình được nói tới.
1.2. Giới thiệu chung về Nguyễn Huy Thiệp và các truyện ngắn khảo sát
1.2.1. Giới thiệu chung về Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại Thanh Trì, Hà Nội.
Nguyễn Huy Thiệp từng có một tuổi thơ vất vả. Ơng đã cùng gia đình lưu lạc khắp
nhiều vùng nông thôn của đồng bằng Bắc bộ. Sau khi tốt nghiệp khoa sử trường Đại
học sư phạm Hà Nội, Nguyễn Huy Thiệp đã có mười năm giảng dạy ở miền núi Tây
Bắc. Năm 1980, ông trở về Hà Nội, làm việc tại công ty Sách Giáo khoa thuộc Sở
giáo dục Hà Nội. Hiện nay ơng sống cùng gia đình tại mảnh đất Hà thành.


18

Xuất hiện trên văn đàn Việt Nam đúng vào lúc Đảng và Nhà nước chủ
trương đổi mới cho văn học nghệ thuật, Nguyễn Huy Thiệp có điều kiện để thể hiện
một lối đi riêng cùng với những cách tân hiện đại trong mỗi trang viết của mình.

Với Nguyễn Huy Thiệp “văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành
nghề kiếm sống, có thứ văn chương sửa mình, có thứ văn chương trốn đời, trốn
việc, lại có thứ văn chương làm loạn” (Giọt máu), có lúc văn chương “là thứ bỉ ổi
nhất” (Chút thống Xn Hương) nhưng cũng có khi lại “có cái gì tự lẽ phải” (Giọt
máu). Nhưng tựu chung lại, theo ông, văn chương thực thụ phải là thứ văn chương
thành thật trước cuộc đời. “Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung
lên, thoát thành bướm và hoa. Đó là chí thánh” (Giọt máu). Với lời phát biểu này,
nhiều người đã phê phán Nguyễn Huy Thiệp, cho rằng ông đã mất đi cái tâm của
một người cầm bút, đã nhẫn tâm nhấn văn chương - một thứ vốn được coi là rất cao
quý, đẹp đẽ - xuống bùn. Nhưng hơn bao giờ hết, với quan niệm ấy, Nguyễn Huy
Thiệp đã thực sự dấn thân, đã bất chấp hết, không chỉ “ngập trong bùn”, ông cịn
“sục tung” thứ bùn đen ấy lên để tìm ra nghĩa lý của cuộc đời. Từ “bùn” chuyển
thành “bướm và hoa” là một sự lột xác đầy phiêu lưu, mạo hiểm. Nguyễn Huy
Thiệp đã tự nguyện chấp nhận sự thực đau đớn này để thực hiện thiên chức cao cả
của một người cầm bút có lương tâm và có trách nhiệm. Có lẽ cũng chính bởi cách
nghĩ, cách viết như vậy mà ngay từ khi ra đời, những tác phẩm của ông đã gây được
tiếng vang lớn và ông nhanh chóng trở thành một hiện tượng độc đáo trong đời sống
văn học đang từng bước khởi sắc của nước nhà. Tác phẩm của ông đem đến cho độc
giả những cách lý giải mới về cuộc sống, khiến họ có thể chạm sâu vào đời sống
thực tế, hiểu hơn về bản chất của nó cũng như những trạng thái nhân sinh trong buổi
đầu của thời kỳ đổi mới. Bằng tất cả những tâm niệm của một nhà văn trải hết lòng
với đời, Nguyễn Huy Thiệp dẫn dắt văn chương của mình đi được và đi xa trên con
đường hiện đại hóa văn học, mang luồng gió mới đến văn đàn Việt Nam và trở
thành một hiện tượng của văn học Việt Nam thể kỉ XX.
1.2.2. Một số tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Là một trong những nhà văn nhạy cảm nhất thời đại mình, Nguyễn Huy


19


Thiệp trằn trọc, trăn trở với cả những vấn đề mà mọi người vơ tình thừa nhận hoặc
lãng qn. Truyện ngắn của ơng là bức tranh tồn cảnh xã hội xưa và nay với những
nét chấm phá đậm nhạt, những gam màu sáng tối đầy ẩn ý sâu xa. Sáng tác của ông
đã thể hiện nhiều phương diện của đời sống, nhiều khuôn mặt của con người với
nhiều cảm xúc khác nhau. Với những nội dung sáng tác phong phú đó của Nguyễn
Huy Thiệp, chúng tơi tạm chia truyện ngắn của ơng thành ba mảng đề tài chính với
ba cảm hứng tương ứng:
- Đề tài miền núi - nông thôn và cảm hứng trữ tình: Những ngọn gió Hua
Tát, Những bài học nông thôn, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Thương nhớ
đồng quê, Chăn trâu cắt cỏ,…
- Đề tài thành thị và cảm hứng phê phán: Tướng về hưu, Khơng có vua,
Huyền thoại phố phường,…
- Đề tài lịch sử - văn hóa và cảm hứng tự vấn: Kiếm sắc, Vàng Lửa, Phẩm
tiết, Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị Lộ, Chút thoáng Xuân Hương, Thương cả cho đời
bạc,…
Dù viết về đề tài nào, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng góp một
tiếng nói đầy mới mẻ, một cách nhìn độc đáo, một lối nghĩ phá cách vào vòng quay
hỗn tạp của văn học lúc bấy giờ. Mỗi tác phẩm của ông là một cuộc đời, một số
phận và tất cả đều có một sức hấp dẫn, lơi cuốn kỳ diệu đối với bạn đọc. Nói như
Kai Maristed: “…Thiệp hấp dẫn nhất - và phổ quát nhất - khi chuyển từ cái nhìn
tổng quan nghiệt ngã về sự yếu ớt và tính ích kỷ ghê gớm của con người để tiến
những bước thăm dị đến khám phá sự bí ẩn khơng thể lý giải nổi trong trái tim con
người” [10, trang bìa].


×