Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

giao duc ky nang song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.92 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH NHƯ THẾ NÀO</b>
<b>CHO HIỆU QUẢ?</b>




Hiện nay, trên các báo người ta đang lo ngại và quan tâm nhiều đến sự
thiếu hụt kỹ năng sống của học sinh. Sự thiếu hụt này dẫn đến nhiều hậu quả
nghiêm trọng như tai nạn thương tích ở trẻ em (đuối nước, tai nạn giao
thông, điện giật, bỏng, ngộ độc, động vật cắn..), bạo lực học đường, trẻ em
nữ bị xâm hại tình dục. Hiểu biết về giới tính, tệ nạn xã hội, về phòng chống
HIV/AIDS ….còn nhiều hạn chế. Trước thực trạng đáng lo ngại ấy, Bộ Giáo
dục Đào tạo đã chỉ đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức biên
soạn bộ tài liệu về Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua một số môn học
(Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục cơng dân, Sinh học và hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp). Việc biên soạn kịp thời bộ sách nói trên gắn liền với phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của ngành Giáo
dục góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp cho các em có
những hiểu biết nhất định về kỹ năng sống để ứng phó với những nguy cơ
mất an tồn mà các em gặp phải.


Tuy nhiên, việc ra đời bộ sách Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua
một số mơn học đã có nhiều ý kiến cho rằng sẽ tăng thêm sự quá tải cho
người học, làm cho học sinh sợ học và chán học. Đối với giáo viên cũng
khơng ít người cịn lúng túng trong tích hợp kiến thức này vào bộ mơn mình
dạy dẫn tới liên hệ máy móc, khiên cưỡng và giáo điều càng làm căng thẳng
cho học sinh. Có giáo viên chưa chú ý nhiều đến công tác tự học, cập nhật
thông tin đời sống xã hội nên vốn sống chưa phong phú, kiến thức còn
nghèo, kỹ năng sống còn hạn chế nên chưa làm chủ được kiến thức để dạy
cho học sinh cũng góp phần hạn chế hiệu quả giáo dục kỹ năng sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

như thông qua thảo luận nhóm, phát phiếu thăm dị, kể chuyện, sáng tác (bài


học được rút ra qua câu chuyện ấy là gì?). Nếu giáo dục ngồi giờ lên lớp thì
có thể tổ chức ngồi trời theo hình thức sân khấu hóa, hoặc trị chơi vừa học
vừa giải trí. Bên cạnh phương pháp và hình thứcc tổ chức giờ học điều quan
trọng là kiến thức kỹ năng sống phải hết sức cụ thể, sinh động phù hợp với
đặc trưng của từng địa phương và gần gũi với các em, tránh loại kiến thức
giáo điều, chung chung, xa lạ với người học. Muốn làm được như vậy trách
nhiệm của người giáo viên là rất nặng nề, mà trước hết là không ngừng học
hỏi, cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức, am hiểu địa phương mình dạy và
biết quan tâm, chia sẽ những vấn đề mà người học quan tâm. Hơn nữa, vấn
đề giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách
của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống
của người thầy. Vì vậy, để học sinh khơng thất vọng vì thầy thì trước hết
“mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành
Giáo dục đang vận động.


Làm được như vậy, chúng tôi nghĩ rằng Giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh không những khơng làm q tải trong chương trình giáo dục mà cịn
đem đến cho người học sự hứng thú, sơi nổi và niềm vui trong học tập.
Người học đã hứng thú và tự giác thì chắc chắn việc giáo dục kỹ năng sống
cho người học sẽ thực chất và hữu ích, mục tiêu giáo dục toàn diện sẽ đạt
được hiệu quả như mong muốn.


<b> Trương Thùy Liên</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×