BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRIỆU VĂN HẢI
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
VIỆT HƯNG - THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Hà Nội, 2011
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRIỆU VĂN HẢI
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
VIỆT HƯNG - THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Kỹ thuật máy, thiết bị và công nghệ gỗ, giấy
Mã số: 60.52.24
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN PHAN THIẾT
Hà Nội, 2011
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước, cùng với sự
phát triển của cả nước, tỉnh Quảng Ninh là một trong các địa phương có những bước
phát triển đột phá. Sản xuất hàng hoá phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng Công nghiệp, du lịch, dịch vụ phát triển nhanh, phù hợp với cơ chế thị
trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều về quy mô và chất lượng. Quảng Ninh
đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, tiến hành quy hoạch và xây dựng hàng loạt các
khu công nghiệp (KCN) theo hướng hiện đại và đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư.
Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về “Tăng cường công tác bảo vệ mơi trường
(BVMT) trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, theo Luật Bảo vệ
mơi trường năm 2005 và Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính
trị đã đề cập về “Bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố và hiện
đại hố đất nước”. Cơng tác BVMT trong tồn quốc nói chung, và tỉnh Quảng Ninh
nói riêng trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức về BVMT
trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên, hệ thống chính sách, thể chế
từng bước được hồn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho cơng tác BVMT.
Bảo vệ mơi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được
bền vững. BVMT là việc làm khơng chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn nó
cịn có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển mang lại lợi ích kinh tế trước
mắt mà khai thác cạn kiệt tài ngun thiên nhiên, hủy hoại mơi trường, thì sự phát
triển đó khơng có ích gì. Như vậy BVMT có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự
nghiệp phát triển của đất nước. Mục tiêu phát triển bền vững không thể thực hiện
được nếu chúng ta không làm tốt hơn nữa công tác BVMT.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng cịn nhiều điều bất cập trong
cơng tác BVMT mà chúng ta chưa làm được: Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị
chính các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của con người làm cho ô
2
nhiễm nghiêm trọng, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn.
Điều này đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong cả nước phải thường
xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết, thực hiện nghiêm chỉnh Luật BVMT. Có như
vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng
trong lành hơn.
Quảng Ninh với nhiều KCN trọng điểm sẽ đóng góp vai trị chủ lực đưa Việt
Nam thành nước có nền cơng nghiệp hiện đại vào năm 2020. Theo Nghị quyết Đại
hội lần thứ XIII của BCH Đảng Bộ tỉnh Quảng Ninh đề ra, Quảng Ninh phấn đấu cơ
bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Khu Công nghiệp Việt Hưng -TP Hạ
Long là một trong những KCN quan trọng trong quy hoạch phát triển công nghiệp
của tỉnh. Sự hình thành và phát triển KCN góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho
người dân, đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh sự phát triển CNHHĐH, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển sản xuất và hợp tác liên doanh với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, ngồi những lợi ích to lớn về mặt
kinh tế - Xã hội thì vấn đề ơ nhiễm mơi trường do các KCN phát sinh cũng là vấn đề
cấp bách. Bởi lẽ trong quá trình hoạt động sản xuất đa phần các chất thải đều không
được xử lý trước khi xả thải mà xả thẳng ra môi trường. Theo thời gian, nguồn nước,
đất, khơng khí ở đó sẽ bị ơ nhiễm, nếu khơng xử lý tốt có thể sẽ là ngun nhân gây
nên bệnh tật cho cả cộng đồng dân cư sống xung quanh khu cơng nghiệp.
Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố tác động đến môi trường tại KCN Việt Hưng –
TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường là một vấn đề cấp bách.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu và lựa chọn đề
tài: “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
tại khu công nghiệp Việt Hưng - Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh”, nhằm có
được những căn cứ khoa học xác đáng, thúc đẩy phát triển cơng nghiệp hóa và hiện
đại hóa ngành cơng nghiệp tại Việt Nam, mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả
việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các ngành công nghiệp.
3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về môi trường và môi trường khu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm môi trường [1]
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tao, có quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên.
1.1.2. Khái niệm khu công nghiệp [1]
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.
1.1.3. Khái niệm đánh giá tác động môi trường (ĐTM) [8]
Đánh giá tác động môi trường là hoạt động phân tích và dự báo các tác động
tiềm tàng của các dự án đầu tư cụ thể đối với môi trường nhằm đề xuất những biện
pháp bảo vệ môi trường khi tiến hành việc thực hiện các dự án
1.2. Lịch sử nghiên cứu về môi trường tại các khu công nghiệp
1.2.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu về vấn đề phá hoại và ô nhiễm môi trường đã dần dần được các
quốc gia trên thế giới coi trọng. Năm 1972, tại Thuỵ Điển đã tổ chức hội nghị về
môi trường nhân loại lần thứ nhất, đã đưa ra bản tuyên ngôn về môi trường của nhân
loại, thành lập tổ chức bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc, từ đó tiến hành quy
hoạch về mơi trường trên phạm vi toàn thế giới, thực hiện nghiên cứu khoa học và
bảo vệ mơi trường. Nói tóm lại, các biện pháp để bảo vệ môi trường ở những nước
phát triển thường được thể hiện ở những mặt sau [1]:
- Coi trọng vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành công nghiệp tạo thành, chế
định ra những tiêu chuẩn, pháp quy nghiêm khắc đối với việc thực hiện khống chế
sự ô nhiễm, tiến hành giám định có hiệu quả.
4
- Sử dụng các biện pháp về kinh tế, trong pháp luật về bảo vệ môi trường quy
định ra những mức độ về thuế và xử phạt khi vi phạm về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, đưa ra những công nghệ kỹ thuật mới khi
sản xuất khơng gây ơ nhiễm cho mơi trường, tích cực tiến hành phương thức sản
xuất sạch.
- Thực hiện chiến lược kết hợp tương ứng giữa bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững, để làm cho giữa con người, tài nguyên và môi trường được phát triển một
cách nhịp nhàng, để sao cho con người và môi trường cùng được tồn tại song song
với nhau.
- Division of Technology, Industry and Economics Economics and Trade
Branch, United Nations Environment Programme/NUEP (2002), đã xây dựng Tài
liệu đào tạo về Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường. Tài liệu đã đề cập tới: (1)
Vai trò và tầm quan trọng của việc đánh giá tác động mội trường; (2) Phân tích và
đánh giá nhu cầu đào tạo; (3) Nội dung bao gồm 15 chủ đề về dẫn đánh giá tác động
môi trường.
- Bindu N. Lohani, J. Warren Evans, Robert R. Everitt, Harvey Ludwig, Richard
A. Carpenter, Shih-Liang Tu (1997), đã xây dựng tài liệu “Environmental Impact
Assessment for Developing Countries in Asia”, các tác giả đã đề cập: (1) Các khía
cạnh trong đánh giá tác động môi trường cho các nước đang phát triển ở Châu Á; (2)
Phương pháp đánh giá tác động môi trường; (3) Phương pháp tiếp cận; (4) Các yếu
tố rủi ro; (5) Phân tích kinh tế; (6) Tác động xã hội; (7) Giám sát đánh giá tác động
môi trường; (8) Lập kế hoạch đánh giá tác động môi trường; (9) Báo cáo tổng hợp.
- Department for Communities and Local Government, London (2006), đã xây
dựng tài liệu “Environmental Impact Assessment: A guide to good practice and
procedures”, tài liệu đã đề cập tới các vấn đề: (1) Đánh giá nhu cầu; (2) Phạm vi
đánh giá; (3) Đánh giá các khía cạnh mơi trường; (4) Chuẩn bị báo cáo đánh giá.
5
- Jeffrey L. Howe, Research Assistant Forest Products Management
Development Institute, Department of Forest Products, University of Minnesota và
Stephen M. Bratkovich Forest Products Specialis Northeastern Area, State & Private
Forestry (1995), đã xây dựng tài liệu “A Planning Guide For Small and Medium
Size Wood Products Companies: The Keys to Success”, các tác giả đã phân tích về
các yếu tố thành cơng của các doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô vừa và nhỏ bao
gồm: (1) Xây dựng kế hoạch chiến lược; (2) Chiến lược sản phẩm và thị trường; (3)
Các yếu tố về môi trường trong sản xuất; (4) Kế hoạch tài chính.
- JAMES B. WILSON (2005) đã trình bày kết quả nghiên cứu về đổi mới vật
liệu xây dựng trên nền vật liệu gỗ và sợi gỗ, nhấn mạnh yếu tố tác động của mơi
trường trong q trình sản xuất và sử dụng sản phẩm.
- Stan Lebow, Paul Cooper, Patricia K. Lebow (2004) trong cơng trình nghiên cứu
“Variability in Evaluating Environmental Impacts of Treated Wood” đã trình bày
quan điểm và phương pháp mới trong đánh giá tác động môi trường đối với q
trình xử lý gỗ bằng hóa chất bảo quản.
Trong những năm gần đây con người hướng tới công nghệ sản xuất sạch
(cleaner production) [1], định nghĩa chính thức của nó được Hiệp hội quy hoạch và
bảo vệ mơi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đưa ra lần đầu tiên năm 1989, ở
những quốc gia khác nhau thì tên gọi của nó cũng khác nhau, như ở Mỹ được gọi là
"giảm thấp nhất nguồn chất thải", "phịng chống ơ nhiễm", "kỹ thuật làm giảm chất
thải" hay "sản xuất khơng có chất thải". Ở Nhật Bản lại được gọi là "công nghệ
khơng độc hại", mà ở Châu Âu thì được gọi là "cơng nghệ ít chất thải", "sản xuất
khơng có chất thải". Ở những nơi khác cịn được gọi là "cơng nghệ xanh", "cơng
nghệ sinh thái", "cơng nghệ khơng có hại đến mơi trường", "tái sinh tuần hồn", "kỹ
thuật tinh khiết",... Ở Trung Quốc, thực hiện chính sách "dự phịng là chính, kết hợp
xử lý" tức là thể hiện một cách tập trung đối với lý luận về sản xuất sạch.
6
Căn cứ vào sự định nghĩa của UNEP năm 1992, sản xuất sạch chủ yếu được bao
gồm:
Thứ nhất: Sản xuất sạch là chỉ một loại mang tính chiến lược về dự phịng đối
với mơi trường, nó khơng ngừng được vận dụng trên công nghệ sản xuất, nhằm làm
giảm thấp sự nguy hại đối với con người và môi trường.
Thứ hai: Kỹ thuật sản xuất sạch bao gồm có tiết kiệm nguyên liệu và tiết kiệm
năng lượng, khi thiết kế sản phẩm và lựa chọn nguyên liệu cần phải cố gắng tránh sử
dụng những loại ngun liệu có độc tính lớn, trong sản xuất không được phép tạo ra
những sản phẩm có độc.
Thứ ba: Sản phẩm được tạo ra từ cơng nghệ sản xuất sạch sẽ làm giảm đến mức
tối thiểu sự ảnh hưởng của nó đến mơi trường trong chu kỳ sử dụng.
Thứ tư: Sản xuất sạch là thông qua ứng dụng những kiến thức chuyên môn, cải
tiến kỹ thuật, cải tiến những quan niệm và tư tưởng để thực hiện.
Các chuyên gia đã căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu
phát triển, cũng như chiến lược phát triển bền vững, cho rằng quá trình sản xuất sạch
được bao hàm 4 ý nghĩa sau:
+ Mục tiêu của sản xuất sạch là tiết kiệm nguồn năng lượng, giảm thấp sự tiêu
hao của nguyên liệu, giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường.
+ Phương pháp cơ bản của sản xuất sạch là, cải tiến kỹ thuật, tăng cường việc
quản lý xí nghiệp, tối đa lợi dụng đối với nguồn tài nguyên và năng lượng, cải tiến
hệ thống sản phẩm, đổi mới quan niệm về thiết kế.
+ Phương trâm của sản xuất sạch là tính tốn và kiểm tra được lượng ô nhiễm
thải ra môi trường, tức là thơng qua tính tốn và kiểm tra sẽ phát hiện được những vị
trí tạo ra ơ nhiễm, ngun nhân của nó, đồng thời tiến hành tìm giải pháp loại bỏ
hoặc làm giảm lượng ô nhiễm tạo ra.
7
+ Mục tiêu cuối cùng của sản xuất sạch là bảo vệ mơi trường và con người, nâng
cao lợi ích kinh tế cho các xí nghiệp.
Có thể thấy, mưu cầu của sản xuất sạch là muốn đạt được hai mục tiêu, một là
thông qua việc lợi dụng tổng hợp nguồn tài nguyên, để thay thế cho các nguồn tài
nguyên đang ngày càng cạn kiệt, lợi dụng nguồn tài nguyên tái sinh, tiết kiệm năng
lượng, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm nước, sẽ đạt được mục tiêu về lợi dụng hợp lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên; hai là, giảm thấp sự hình thành các chất thải và chất ơ
nhiễm, giảm đến mức thấp nhất sự uy hiếp đến môi trường và con người trong q
trình sản xuất cơng nghiệp.
Mở rộng cơng nghiệp sản xuất sạch, về mặt vĩ mô cần thực hiện việc khống chế
đối với tồn bộ q trình sản xuất công nghiệp, bao gồm: đánh giá về tài nguyên, thiết
kế quy hoạch, tổ chức, thi công, quản lý vận chuyển và kinh doanh, cải tiến, đánh giá
về hiệu ích kinh tế,...; về mặt vi mô, cần thực hiện khống chế được tồn bộ q trình
sản xuất và chuyển hố của vật liệu, bao gồm có khai thác nguyên liệu, dự trữ và vận
chuyển, xử lý sơ bộ, gia công, tạo hình, đóng gói, dự trữ và vận chuyển sản phẩm, bán
hàng, xử lý các loại phế phẩm,...
Trong sản xuất sạch, cũng cần phải sử dụng nguồn năng lượng tinh khiết. Ngồi
những nguồn năng lượng thơng thường ra, cũng cần phải lợi dụng tối đa đối với
những nguồn năng lượng tái sinh, tìm ra nguồn năng lượng mới, đồng thời sử dụng
các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Thực hành một quy trình sản xuất sạch, đó cũng
chính là cố gắng sử dụng ít hoặc khơng sử dụng những ngun liệu có chứa độc tố,
đảm bảo được trong sản phẩm khơng có độc hai, giảm thấp các nhân tố có tính nguy
hiểm trong q trình sản xuất, như áp suất cao, nhiệt độ cao, dễ cháy nổ, tiếng ồn
quá lớn, độ rung động quá lớn,..., sử dụng công nghệ sản xuất ít hoặc khơng tạo ra
chất thải, sử dụng các loại thiết bị có hiệu quả cao, nên tiến hành sử dụng tái sinh
tuần hoàn đối với các vật liệu bên trong nhà xưởng, sử dụng các hệ thống điều khiển
và thao tác thuận tiện, có độ tin cậy cao, đồng thời kiến lập các chế độ quản lý hoàn
8
thiện trong quá trình sản xuất. Cuối cùng là cần đạt được sản phẩm có độ tinh khiết
(sạch) cao. Sản phẩm tinh khiết là chỉ những sản phẩm có khả năng tiết kiệm được
nguyên liệu, năng lượng, ít sử dụng những loại nguyên liệu quý hiếm, hay những
sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên liệu tái sinh, trong quá trình sử dụng và sau
khi sử dụng nó khơng có nguy hại đối với sức khoẻ của con người và môi trường
sinh thái, dễ thu hồi và tái sản xuất, những sản phẩm mà nếu trở thành phế phẩm thì
dễ dàng cho việc xử lý, dễ phân giải,...
Sự khác nhau lớn nhất giữa sản xuất sạch và việc không tiến hành sản xuất sạch
mà chỉ tiến hành xử lý hậu quả ở chỗ, sản xuất sạch thể hiện được mức độ rất lớn về
lợi ích kinh tế, lợi ích với mơi trường, lợi ích đối với xã hội, thể hiện được tính cùng
tồn tại giữa con người và mơi trường. Trong hàm ý của sản xuất sạch không những
là cần theo đuổi về tính khả thi của kỹ thuật, mà nó cịn theo đuổi về tính khả thi về
mặt kinh tế.
Sản xuất sạch trong ngành cơng nghiệp nói chung và các khu cơng nghiệp nói
riêng sẽ có tác dụng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề về ô nhiễm môi
trường trong ngành công nghiệp này. Sản xuất sạch trong ngành cơng nghiệp ở đây
là nói đến: việc khống chế bụi ô nhiễm tạo ra trong các khu công nghiệp, khống chế
lượng khí thải tạo ra trong cơng nghiệp, khống chế lượng nước thải tạo ra trong công
nghiệp và khống chế tiếng ồn tạo ra trong các nhà máy,...
1.2.2. Tại Việt Nam
- Luật Bảo vệ Môi trường 2005 và các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Đánh giá tác động môi trường, một số Bộ đã triển khai xây dựng hướng
dẫn ĐTM cho ngành của mình, đó là: (1) Hướng dẫn ĐTM cho dự án ni trồng
thủy sản (Bộ NN&PTNT phối hợp với DANIDA); (2) Hướng dẫn ĐTM cho dự án
xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị (Bộ Xây Dựng/ World Bank tài trợ); (3) Hướng dẫn
ĐTM cho các dự án dầu khí.
9
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư 05/2008/TT-BTN&MT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 13/2006/QĐ-BTN&MT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt
động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường quy định 162 loại dự án phải đánh giá tác động môi trường, trong đó
có các dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp và liên quan đến lâm nghiệp, bao gồm: (1)
Dự án có khai thác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích rừng phịng hộ đầu
nguồn, rừng phịng hộ chắn sóng, rừng đặc dụng; diện tích từ 5ha trở lên; (2) Dự án
có khai thác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên; diện tích từ 20ha
trở lên; (3) Dự án trồng rừng diện tích từ 1.000 ha trở lên; khai thác rừng diện tích
200 ha trở lên; (4) Dự án chế biến gỗ công suất thiết kế từ 5000 m3/năm trở lên; (5)
Dự án sản xuất ván ép công suất thiết kế từ 100.000 m3/năm trở lên; (6) Dự án sản
10
xuất đồ mộc gia dụng công suất thiết kế từ 10.000 sản phẩm/năm trở lên; (7) Dự án
sản xuất hàng mỹ nghệ công suất thiết kế từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên.
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc Hội thông qua tháng 12 năm
2004, là cơ sở pháp lý quan trọng để định hướng cho việc thực hiện ĐTM cho các
dự án liên quan đến ngành lâm nghiệp. Chương III, mục 2 quy định rõ sự cần thiết
của đánh giá tác động môi trường khi thực hiện các cơng trình có ảnh hưởng đến
hệ sinh thái rừng.
- Đặng Kim Chi (2000), đã tiến hành “Khảo sát, đánh giá tình trạng ơ nhiễm
mơi trường một số làng nghề thuộc các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên. Đề xuất
các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường” thuộc đề tài cấp Bộ
KHCNMT số 63/97 HD-MTg.
- Đặng Kim Chi (2005), đã tiến hành nghiên cứu “Nâng cao năng lực quan
trắc môi trường công nghiệp phục vụ quản lý Nhà nước về BVMT” thuộc nhiệm vụ
trọng tâm cấp Nhà nước về Bảo vệ Môi trường.
- Đặng Kim Chi (2008), đã tiến hành “Đánh giá tác động môi trường và đề
xuất các giải pháp cải thiện môi trường khu cơng nghiệp khí mỏ Tiền Hải” thuộc
chương trình của Sở Tài ngun và mơi trường tỉnh Thái Bình.
- Nguyễn Thị Thanh Huần (2007), “Environmental Ipact Assessment in
Viet nam”, đã trình bày kết quả nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường ở Việt
Nam, bao gồm: (1) giới thiệu về dự án; (2) Điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế,
xã hội; (3) Đánh giá tác động môi trường; (4) Giải pháp giảm thiểu tác động môi
trường; (5) Cam kết thực hiện bảo vệ mơi trường; (6) Chương trình quản lý và
giám sát đánh giá tác động môi trường; (7) Dự tính chi phí thực thi vấn đề mơi
trường; (8) Tư vấn cộng đồng; (9) Nguồn cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá.
- Nghiêm Trung Dũng (2008) đã đồng chủ trì dự án quốc tế "Tăng cường sử
dụng hiệu quả và làm sạch các loại nhiên liệu sinh khối cho sản xuất năng lượng
11
tại Việt Nam", được tài trợ bởi Bỉ (HUT-VLIR). Tiếp theo đó tác giả cũng đã tiến
hành dự án "Cải thiện Chất lượng khơng khí tại Việt Nam - AIRPET" (một phần
của dự án "Cải thiện chất lượng khơng khí ở các nước Châu Á đang phát triển ARPPET", được tài trợ bởi Sida (Thụy Điển), phối hợp của AIT và liên quan đến 6
quốc gia trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ,Indonesia, Philippines, Thái
Lan và Việt Nam.
- Vũ Văn Mạnh (2009) đã tiến hành “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề
xuất các giải pháp quản lý chất thải cho các cụm công nghiệp tập trung của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ” thuộc chương trình của Sở tài nguyên và môi trường
Thành phố Hà Nội.
- Lê Quốc Huy, Vũ Tấn Phương, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Hữu Dũng
(2006), đã xây dựng tài liệu “Đánh giá tác động môi trường trong lâm nghiệp”, các
tác giả đã trình bày (1) Các tiêu chuẩn giám sát môi trường của Việt Nam; (2) Hệ
thống giám sát chất lượng rừng trong Chương trình 5 triệu ha; (3) Giám sát chất
lượng rừng ở khu vực rừng đầu nguồn được ưu tiên; (4) Giám sát tác động của các
hoạt động lâm nghiệp ở Việt Nam; (5) Tiêu chí và chỉ số để quản lý rừng bền vững
ở Việt Nam; (6) Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường và xã hội trong ngành
Lâm nghiệp ở Việt Nam.
- Quyết định số:4085/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng12 năm 2008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường
trong chế biến thủy sản”.
1.3. Định hướng nghiên cứu
Thơng qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước như đã giới
thiệu ở phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu cho thấy: Nghiên cứu và đề xuất các
giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp Việt Hưng - TP
Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
12
Trên thế giới, các nghiên cứu về giảm thiểu ô nhiễm mơi trường nói chung và
ơ nhiễm mơi trường tại khu công nghiệp Việt Hưng - TP Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh
nói riêng mục đích là nâng cao chất quản lý môi trường cũng như định hướng để đề
xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiêm môi trường tại các khu công nghiệp đang rất được
quan tâm, coi trọng. Nhờ có các nghiên cứu này, nhiều nhà quản lý và đầu tư có cơ
sở khoa học trong việc xây dựng các khu công nghiệp và các dự án sản xuất của các
nhà máy áp dụng một cách hiệu quả nâng cao các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong công nghiệp.
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về lĩnh vực mơi trường trong các khu cơng
nghiệp đã có nhiều dự án và các chương trình nghiên cứu. Tuy nhiên, để áp dụng và
địa danh cụ thể để có giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu công
nghiệp Việt Hưng - TP Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh thì hồn tồn chưa có nghiên
cứu nào. Điều đó, có ý nghĩa hơn rất nhiều lần. Để làm được điều này, cần phải xác
định rõ một số định hướng nghiên cứu như sau:
- Tiến hành nghiên cứu điều tra, tìm ra những yếu tố gây ô nhiễm trong các
khu công nghiệp tại Việt Nam từ đó có giải pháp cụ thể cho từng loại hình ơ nhiễm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ô nhiễm trong sản xuất cơng nghiệp
từ đó có các đánh giá tác động của môi trường và giải pháp giảm thiểu phù hợp.
- Nghiên cứu các tác nhân gây ô nhiễm, thông qua các thiết bị đo đếm được
hoặc các hồ sơ thiết kế của những nhà máy sản xuất kèm theo đánh giá tác động môi
trường làm cơ sở minh chứng.
- Nghiên cứu mở rộng phạm vi ứng dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại
khu công nghiệp Việt Hưng - TP Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
1.4. Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
13
- Mục tiêu lý luận: Xác định được các yếu tố tác động đến môi trường tại các
khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường khu công nghiệp Việt Hưng.
- Mục tiêu thực tiễn:
+ Đánh giá thực trạng môi trường tại khu công nghiệp Việt Hưng Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
+ Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm giảm thiểu ơ nhiễm
mơi trường tại KCN Việt Hưng - Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố tác động đến môi trường tại khu công nghiệp Việt Hưng - Thành
phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
- Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp Việt
Hưng - Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi đánh giá tác động môi trường:
- Địa điểm nghiên cứu: Khu công nghiệp Việt Hưng - Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
- Các yếu tố tác động đến: khơng khí, nước thải, chất thải rắn (rác thải), ảnh
hưởng của dân cư trong vùng.
* Phạm vi đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
- Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng.
- Giải pháp về quản lí bằng cơng cụ pháp luật và chính sách.
- Giải pháp về quản lí bằng cơng cụ hành chính.
- Giải pháp về kỹ thuật cơng nghệ và máy móc thiết bị.
1.4.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu các nội dung đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp.
- Nghiên cứu các yếu tố gây tác động đến môi trường khu công nghiệp.
14
+ Khảo sát và đánh giá môi trường bên trong khu công nghiệp Việt Hưng
- Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
+ Khảo sát và đánh giá môi trường bên ngồi khu cơng nghiệp Việt Hưng
- Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định các nguồn ô nhiễm môi trường tại KCN và khu vực xung quanh.
+ Xác định hiện trạng môi trường KCN Việt Hưng (đối tượng, quy mô bị
tác động).
+ Nguồn gây tác động môi trường KCN.
+ Đánh giá tác động môi trường KCN.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu công
nghiệp Việt Hưng - Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
1.4.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý thuyết: Sử dụng các lý thuyết về đánh giá tác động
môi trong khu công nghiệp đã được nhà nước công nhận.
- Phương pháp kế thừa: kế thừa các kết quả nghiên cứu ĐTM của các
dự án phát triển khu công nghiệp Việt Hưng
- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo
và nhân dân địa phương xung quanh khu vực thực hiện dự án khu công
nghiệp Việt Hưng - Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các nhà chuyên gia về lĩnh vực
đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích: khảo sát, quan trắc, lấy mẫu tại hiện trường
và phân tích trong phịng thí nghiệm theo các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
như: TCVN 5937 – 1995, TCVN 5943 – 1995 và TCVN 5949 - 1998 về môi
trường nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường
15
khơng khí, tiếng ồn, nước, sinh thái tại khu vực của khu công nghiệp Việt
Hưng - Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp thực nghiệm: khảo sát, lấy kết quả thông qua thực
nghiệm đo đếm được trên các máy móc thiết bị về mơi trường.
1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Thông qua viê ̣c nghiên cứu, những tác động, ảnh hưởng đến môi trường của
khu công nghiệp Việt Hưng tới các chỉ số tác động môi trường sẽ được đánh giá và
làm sáng tỏ bằng những luận cứ khoa học, từ đó có được cơ sở, căn cứ để định
hướng nghiên cứu, tìm ra bản chất và phát triển mở rộng vấn đề nghiên cứu. Các
nghiên cứu về mơi trường cơng nghiệp nói chung và khu cơng nghiê ̣p Việt Hưng nói
riêng đều là tiền đề của quá trình nghiên cứu về đánh giá tác động mơi trường của
khu cơng nghiệp này, để có được những luận cứ khoa học về môi trường cũng như
đề xuất thực hiện dự án các khu cơng nghiệp thì việc đánh giá sự tác động môi
trường một cách chủ động là không thể thiếu.
Nghiên cứu về giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp Việt Hưng
là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ, phương pháp nghiên cứu mà luận văn áp
dụng sẽ là cơ sở tham khảo, giúp các nhà khoa học khắc phục nhược điểm, phát huy
ưu điểm của phương pháp để có được các kết quả chính xác hơn, khoa học hơn trong
nghiên cứu môi trường tại khu vực này.
Luận văn nêu ra các vấn đề cốt yếu về lý thuyết về đánh giá tác động môi
trường khu cơng nghiệp. Từ đó đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở khu công
nghiệp Việt Hưng thông qua ứng du ̣ng công nghê ̣ và thiết bị mới. Tạo lập cơ sở, căn
cứ lý thuyết để khi nghiên cứu về sự tác động của môi trường khu công nghiệp nói
chung và khu cơng nghiệp tại Viê ̣t Nam nói riêng.
16
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những tìm hiể u ở các điều kiện thực tiễn điều kiện sản xuất trong nước của
các doanh nghiê ̣p sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thực nghiệm được lựa chọn tiến
hành theo mơ hình công nghệ khá phổ biến, không quá phức tạp, các cơ sở sản xuất
có thể theo đó khảo nghiệm, ứng dụng ngay đề xuất cũng như giải pháp này một
cách hiệu quả.
Nghiên cứu ảnh hưởng, tìm ra mối tương quan giữa các chỉ số ô nhiễm môi
trường sẽ giúp các nhà quản lý, sản xuất có được căn cứ để lựa chọn các thông số ô
nhiễm môi trường, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm cho phù hợp với mục đích sản
xuất của mình và theo tiêu chuẩn nhà nước quy định về mơi trường. Từ đó, việc ứng
dụng các giải pháp được dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, góp phần thúc đẩy ứng dụng tại
các khu công nghiệp trong nước.
Sau khi kế t thúc quá trình nghiên cứu luâ ̣n văn, các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường có thể ứng dụng và mang la ̣i hiệu quả sử dụng cho các nhà sản
xuất công nghiệp cũng như chi phí trong việc bảo vệ mơi trường.
Nghiên cứu về giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở khu công nghiệp Việt Hưng, sẽ
là tiề n đề cho viê ̣c nghiên cứu ứng du ̣ng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung
và khu công nghiệp Việt Hưng nói riêng. Giúp các nhà nghiên cứu và nhà sản xuấ t
kinh doanh có các thiết bị và cơng nghệ gây ơ nhiễm môi trường ứng dụng tốt để cải
thiện môi trường công đồng, qua đó mở rộng phạm vi sử dụng giải pháp giảm thiểu
ô nhiễm trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác hơn nữa, góp phần tháo gỡ tình hình
ơ nhiễm môi trường hiện nay.
17
Chương 2. CƠ SƠ LÝ LUẬN
2.1. Khái quát chung hướng đánh giá tác động môi trường KCN [7[,[8]
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
- Điều kiện về địa lý, địa chất: mô tả chung những đối tượng, hiện tượng, quá
trình bị tác động bởi dự án (các nguyên nhân của dự án làm thay đổi các yếu tố địa
lý, cảnh quan; dự án liên quan đến các cơng trình ngầm thì phải mơ tả một cách chi
tiết); chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn/ khí tượng - hải văn:
+ Điều kiện về khí tượng: mơ tả chung những điều kiện khí tượng liên quan
đến dự án (nhiệt độ khơng khí, đổ ẩm, tốc độ và hướng gió, ánh nắng và bức xạ mặt
trời, lượng mưa, giông bão và các điều kiện khác); chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu
tham khảo, sử dụng.
+ Điều kiện thuỷ/hải văn: mô tả chung những điều kiện khí tượng thuỷ/hải văn
liên quan đến dự án (mức nước, dòng chảy, lưu lượng dòng chảy và các điều kiện
khác); chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên: mô tả những thành phần môi
trường bị tác động trực tiếp bởi dự án, như: mơi trường khơng khí tiếp nhận nguồn
khí thải của dự án, đặc biệt là những vùng bị ảnh hưởng theo hướng gió chủ đạo,
nguồn nước tiếp nhận nước thải, đất, trầm tích và hệ sinh thái chịu ảnh hưởng chất
thải và các yếu tố khác của dự án. Các yêu cầu đối với mơi trường khơng khí, nước
và đất như sau:
+ Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc, phân tích chất lượng mơi trường tại thời
điểm tiến hành ĐTM (bắt buộc phải có mã số các điểm lấy mẫu, có chỉ dẫn rõ ràng
về thời gian và khơng gian; phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng. Các
điểm lấy mẫu là các địa điểm bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án. Quy trình đo đạc và
phân tích phải tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn quan trắc và phân tích mơi
18
trường hiện có; các kết quả phân tích phải được hồn tất và xác nhận của cơ quan có
thẩm quyền phù hợp với các quy định hiện hành);
+ Đánh giá mức ơ nhiễm mơi trường khơng khí, nước, đất và trầm tích, đối
chứng với các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp thiếu dữ
liệu môi trường, sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường của khu
vực dự án dựa vào các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Điều kiện về kinh tế: Mơ tả tình hình các hoạt động kinh tế (cơng nghiệp,
nơng nghiệp, giao thơng, khai khống, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành
khác) bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Điều kiện về xã hội: Mô tả chung hiện trạng và hoạt động của những cơng
trình văn hóa, xã hội, tơn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử và các cơng trình liên quan
khác trong vùng dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
2.2. Đánh giá tác động môi trường [12]
- Đánh giá các tác động của dự án đối với môi trường tự nhiên và KT-XH
trong từng giai đoạn (chuẩn bị, xây dựng và vận hành): việc đánh giá sẽ tiến hành
chi tiết đối với từng nguồn tác động cụ thể xét theo các quy mô không gian và thời
gian (đánh giá định lượng và định tính chi tiết đối với dự án) và so sánh với các quy
chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành, bao gồm:
+ Nguồn phát sinh chất thải: Liệt kê chi tiết tất cả các nguồn có khả năng phát
sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí cũng như các loại chất thải khác trong quá trình
triển khai dự án.
+ Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: xói mịn, sạt lở đất; bồi
lắng, xói lở bờ sơng, bờ biển; bồi lắng lịng sơng, suối, đáy biển; thay đổi mực nước
mặt, nước ngầm; xâm mặn; xâm nhập phèn, biến đổi vi khí hậu; suy thối các thành
phần môi trường; biến đổi đa dạng sinh vật và các nguồn gây tác động khác.
+ Đối tượng, quy mô bị tác động: Liệt kê tất cả các đối tượng tự nhiên, kinh
tế, văn hóa, xã hội, tơn giáo, lịch sử và các đối tượng khác bị tác động bởi chất thải,
19
bởi các yếu tố không phải là chất thải, bởi các rủi ro và sự cố môi trường khi triển
khai các giai đoạn dự án (lập, xây dựng và vận hành) trong vùng dự án và các vùng
kế cận.
- Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra: mô tả những rủi
ro và sự cố mơi trường có thể xảy ra bởi dự án trong quá trình xây dựng và vận
hành.
2.3. Nhận xét mức độ chi tiết và độ tin cậy của đánh giá
Đánh giá mức độ chi tiết và độ tin cậy của các ĐTM, các rủi ro và sự cố mơi
trường có khả năng xảy ra trong tường hợp có hoặc khơng có dự án.Những vấn đề
cịn chưa chắc chắn cần được xác định ngun nhân, ví dụ thiếu thơng tin và dữ liệu,
số liệu khơng cập nhật, mức độ chính xác của các phương pháp đánh giá, hiểu biết
chuyên môn của nhóm chuyên gia, v.v…
2.4. Ảnh hưởng của nguồn nước thải công nghiệp [15]
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động sản xuất.
Trong quá trình cơng nghệ các nguồn nước thải có thể phân thành:
- Nước hình thành do phản ứng hóa học (chúng bị ô nhiễm bởi các tác chất và
các sản phẩm phản ứng).
- Nước ở dạng ẩm tự do và liên kết trong nguyên liệu và chất ban đầu, được
tách ra trong quá trình chế biến.
- Nước rửa nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị.
- Nước hấp thụ, nước làm nguội.
20
Hình 2.1. Chu trình tuần hồn nước trên trái đất
2.5. Ô nhiễm môi trường [9],[10],[11]
Khoảng 70% trong số hơn một triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công
nghiệp (KCN) được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý gây ơ nhiễm
mơi trường. Có đến 57% số KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải
tập trung. Đây là những con số báo động về thực trạng mơi trường tại các KCN Việt
Nam. Tính đến tháng 10/2009, tồn quốc có khoảng 223 KCN được thành lập theo
Quyết định của Chính phủ. Trong đó, 171 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện
tích đất gần 57.300ha, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 46%.
Thực tiễn cho thấy, các KCN có vai trị quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các KCN là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng, công
nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước vào phát triển cơng
nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, q trình phát triển các KCN ở Việt
21
Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải,
nước thải và khí thải cơng nghiệp.
Ơ nhiễm mơi trường từ các KCN ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải không qua xử lý của các KCN xả thải trực tiếp
vào môi trường gây thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản tại các khu vực lân cận. Theo các chuyên gia môi trường, sự gia tăng
nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Lượng nước thải từ các
KCN phát sinh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 49% tổng lượng nước thải
các KCN và thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên là 2%. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi
vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, nhiều KCN
đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp
trong KCN còn rất thấp. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các
KCN khi xả ra mơi trường đều có có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với
quy định.
Bên cạnh đó, khơng khí ở các KCN, nhất là các KCN cũ, đang bị ô nhiễm, do
các nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ
thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Lượng chất thải rắn tại các KCN
ngày càng gia tăng, nhưng vấn đề thu gom và xử lý chất thải tại các KCN còn nhiều
bất cập, nhất là đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất
thải nguy hại.
Công tác bảo vệ mơi trường cịn nhiều tồn tại như: phân cấp trong hệ thống
quản lý môi trường KCN chưa rõ ràng, tỷ lệ xây dựng và vận hành các cơng trình xử
lý mơi trường tại các KCN cịn thấp.... Năm 2010, Tổng cục môi trường đã tiến hành
thanh tra, kiểm tra diện rộng tại các KCN, đặc biệt là kiểm tra chặt chẽ các lưu vực
sông lớn của Việt Nam, bởi muốn chặn đứng ô nhiễm lưu vực sông thì phải chặn
đứng nguồn thải ra sơng.
22
Hình 2.2. Nước thải cơng nghiệp gây ơ nhiễm mơi trường
2.5.1. Thành phần lý hóa học của nước thải [9], [15]
* Tính chất vật lý
Tính chất vật lý của nước thải được xác định dựa trên các chỉ tiêu: màu sắc,
mùi, nhiệt độ và lưu lượng.
- Màu: nước thải mới có màu nâu hơi sáng, tuy nhiên thường là có màu xám
có vẩn đục. Màu sắc của nước thải sẽ thay đổi đáng kể nếu như bị nhiễm khuẩn, khi
đó sẽ có màu đen tối.
- Mùi: có trong nước thải là do các khí sinh ra trong q trình phân hủy các
hợp chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào.
- Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nguồn nước sạch
ban đầu, do có sự gia nhiệt vào nước từ các đồ dùng trong gia đình và các máy móc
sản xuất.
- Lưu lượng: thể tích thực của nước thải cũng được xem là một đặc tính vật
lý của nước thải, có đơn vị m3/người.ngày. Vận tốc dịng chảy ln thay đổi theo
ngày.
* Tính chất hóa học
Các thơng số thể hiện tích chất hóa học thường là: số lượng các chất hữu cơ,
vơ cơ và khí. Hay để đơn giản hóa, người ta xác định các thông số như: độ kiềm,
23
BOD, COD, các chất khí hịa tan, các hợp chất N, P, các chất rắn (hữu cơ, vô cơ,
huyền phù và không tan) và nước.
- Độ kiềm: thực chất độ kiềm là mơi trường đệm để giữ pH trung tính của
nước thải trong suốt q trình xử lý sinh hóa.
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): dùng để xác định lượng chất bị phân hủy
sinh hóa trong nước thải, thường được xác định sau 5 ngày ở nhiệt độ 20 0 C. BOD5
trong nước thải sinh hoạt thường nằm trong khoảng 100 – 300 mg/l.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): dùng để xác định lượng chất bị oxy hóa
trong nước thải. COD thường trong khoảng 200 – 500 mg/l. Tuy nhiên, có một số
loại nước thải cơng nghiệp BOD có thể tăng rất nhiều lần.
- Các chất khí hịa tan: đây là những chất khí có thể hịa tan trong nước thải.
Nước thải cơng nghiệp thường có lượng oxy hòa tan tương đối thấp.
- Hợp chất chứa N: số lượng và loại hợp chất chứa N sẽ thay đổi đối với mỗi
loại nước thải khác nhau.
- pH: đây là cách nhanh nhất để xác định tính axit của nước thải. Nồng độ pH
khoảng 1 – 14. Để xử lý nước thải có hiệu quả pH thường trong khoảng 6 – 9,5 (hay
tối ưu là 6,5 – 8).
- Phospho: đây là nhân tố cần thiết cho hoạt động sinh hóa. P thường trong
khoảng 6 – 20 mg/l.
- Các chất rắn: hầu hết các chất ơ nhiễm trong nước thải có thể xem là chất
rắn.
- Nước: luôn là thành phần cấu tạo chính của nước thải. Trong một số trường
hợp, nước có thể chiếm từ 99,5% - 99,9% trong nước thải (thậm chí ngay cả ngay cả
trong những loại nước thải ô nhiễm nặng nhất các chất ô nhiễm cũng chiếm 0,5%,
còn đối nguồn nước thải được xem là sạch nhất thì nồng độ này là 0,1%).
2.5.2. Các thơng số đánh giá ô nhiễm và yêu cầu để xử lý [9], [15]
* Các thông số đánh giá