Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

GIỌT RỪNG CỦA MIKHAIL PRISHVIN TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI THẤU CẢM SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.17 KB, 35 trang )

GIỌT RỪNG CỦA MIKHAIL PRISHVIN TỪ GĨC NHÌN
PHÊ BÌNH SINH THÁI THẤU CẢM SINH THÁI

Thấu cảm là các trạng thái tâm lí thể hiện sự hiểu biết sâu
sắc của mình về người khác, yêu thương chia sẻ với người khác
như thể ta đang ở vào tình huống ấy và giải quyết vấn đề mà
người kia đang gặp phải. Chúng ta sẽ biết cảm thông, yêu
thương, chia sẻ với người khác khi chúng ta có cùng cung bậc
cảm xúc với họ, hiểu được điều người khác suy nghĩ, cảm nhận.
Thấu cảm giúp chúng ta hiểu người, hiểu mình.
Thấu cảm sinh thái theo chúng tôi là khả năng nhận biết,
cảm nhận, hiểu và nắm bắt cảm xúc của các loài động – thực vật
tồn tại trong tự nhiên thông qua biểu hiện, cử chỉ, hành vi và
cảm xúc của chúng.
Từ góc nhìn phê bình sinh thái, trong văn học, thấu cảm
sinh thái được nhìn nhận với các biểu hiện: phát hiện thiên
nhiên có tiếng nói, có cảm xúc, tư duy và sinh mệnh; khả năng
giao tiếp của con người với thiên nhiên; thấu hiểu và đồng cảm
của con người đối với cảm xúc của thiên nhiên.
Thiên nhiên có tiếng nói riêng
1


Trước đây, chúng ta luôn cho là thiên nhiên không có tiếng
nói. Thấu cảm sinh thái cho chúng ta biết, thiên nhiên cũng có
tiếng nói của mình. Mà chúng ta muốn “nghe” được chúng thì
cần cảm nhận bằng tất cả các giác quan. Khảo sát Giọt rừng,
chúng tôi nghe thấy tiếng nói của thiên nhiên.
Mỗi dịng suối nhỏ chảy dưới lớp băng, bắt nguồn từ nhiều
nơi, len lỏi qua tuyết, ngầm rì rầm mỗi khi vỗ vào nhau, kể cho
nhau nghe về hành trình của mình, cất lên tiếng hát của riêng


bản thân. “Tiếng rì rầm trở nên liên tục và tơi hiểu rằng ở đâu
đấy dưới lớp tuyết có một con suối nhỏ nhất đang hát. Tôi mê
giọng hát ấy đến nỗi bắt đầu rảo bước nhanh hơn để được nghe
cả những dòng suối khác, và ngạc nhiên khi thấy mình phân biệt
được những con suối khác nhau qua giọng của chúng như
những sinh vật sống.” [23;30]. Nghe suối hát, con người học
được cách nhận thức cuộc sống vũ trụ. Bài ca của nước vào mùa
xuân có thể là tiếng gà lơi lóc bóc, tiếng ếch nhái râm ran,…hịa
thành một dàn đồng ca kì lạ.
“Trong thanh âm rì rầm cố nén lại của nước, những luồng
nhỏ tự tin chảy đi và trong niềm vui sướng khơng thể khơng róc
rách gọi nhau: những luồng nước mạnh gặp nhau, gọi nhau và
chia sẻ, hồ vào nhau, nhập lại thành một dịng lớn: đó là tiếng
nói của tất cả những luồng nước hội đến và rẽ đi các ngả. Nước
2


chảy chạm vào nụ của những cây hoa vàng mới đơm, và cây
đung đưa nụ tạo thành những gợn sóng lung linh trên mặt nước.
Cứ thế, sự sống của dòng suối trơi đi khi thì với những bong
bóng và bọt nước, lúc ở trong tiếng gọi nhau hân hoan giữa
những vệt bóng nhảy múa và những bơng hoa.” [23;147].
Những dịng nước là sự vật đầu tiên của thiên nhiên mà
chúng ta cảm nhận được tiếng nói của nó. Khi mùa xuân về, là
lúc chúng chuyển mình từ băng tuyết thành từng giọt nước.
Những giọt vàng nhỏ xuống nền đất, rồi dần dần tạo thành dòng
chảy ngầm dưới lớp tuyết chưa tan. Ta nghe thấy được sự hân
hoan trong tiếng nước chảy. Các dịng nước tích lũy nơi đất
bằng, đường đi phẳng lặng thì chảy hiền hịa, êm dịu. Dịng
nước phải len lỏi qua rễ cây, rào cản sẽ vang lên tiếng róc rách

nhịp nhàng, mà nghe theo nhịp nước người ta tưởng tượng ra
những khúc ngoặt mà nó đã đi. Ta nghe thấy nước kể về những
người bạn chúng gặp trên đường, nước mang theo âm thanh của
các loài khác đến với chúng ta.
Con người “nghe” tiếng nói của nước trước tiên không
phải bằng tai, mà là cảm giác ở chân. Tiếng nước chảy vỗ vào
đất, vào tuyết, tạo ra những nhịp chấn động nhẹ nơi con người
đứng, và khi chưa kịp nhìn thấy, nghe thấy, con người đã cảm
nhận được tiếng nước hát dưới chân mình.
3


Tiếng nói của nước khơng chỉ được cảm nhận bằng tai,
mà còn bằng mắt. Con người cảm nhận được điều chúng muốn
nói qua màu sắc của nước, qua những hình ảnh mà chúng soi
chiếu. Dịng nước gồng mình vượt qua những rễ cây, tức giận
khi gặp rào cản, thôi thúc nhau tiến lên qua từng bọt sóng. Ta
nhìn vào bọt sóng vỡ tan mà “nghe” được lời của chúng. Lúc
tức giận, nước đục ngầu. Khi mùa xuân đến, nước sáng lên phản
chiếu ánh mặt trời, rực rỡ, lấp lánh. Ta “nghe” thấy tiếng hát hân
hoan của nước. Dòng nước chở đầy hoa, xinh đẹp, tĩnh lặng ta
cảm nhận được những lời thủ thỉ tâm tình.
Mùa xuân đến là lúc chim chóc từ phương nam tránh rét trở
về. Tiếng chim vang lên báo hiệu một mùa xuân đầy sức sống.
Đám bồ câu rừng bắt đầu gù ríu rít. tiếng chim vang lên và trơi
nhịa dần đi trong cánh rừng thơng. Rồi đến lượt những chú si
rừng, những con chim bé nhỏ, - đó khơng phải là chúng hót, mà
rúc lên inh ỏi. Khắp khu rừng rền vang, ồn ĩ, và chỉ có những
con ác điểu to lớn bay lượn trên đỉnh rừng từ ngọn cây này qua
ngọn cây khác là không tiếng động, chỉ có thể nhận thấy chúng

qua những vệt bóng lướt êm trên đám việt quất nằm trong nắng.
Chim vàng anh hót véo von khi thời tiết biến động. Chim
di hoa bay ra từ sương mù, cất tiếng hót trên những luống cày ải
mùa thu báo hiệu một vụ mùa đã đến và khí trời cũng lạnh dần.
4


Tiếng gừ gừ như muốn giải tỏa bất mãn của cả họ nhà ếch.
Khi lắng nghe âm thanh của động vật, ta có thể cảm nhận được
câu chuyện và cảm xúc của chúng. “Trong đêm ấm áp này, tất
cả bồ đồn nhà ếch đều gừ gừ khe khẽ, thậm chí đến những ơng
ếch khơng hài lịng với số phận cũng gừ gừ: vào một đêm như
thế thì cả những cá nhân bất mãn cũng cảm thấy dễ chịu, - và
không đừng được, như mọi con ếch khác, chúng cũng cất giọng
gừ gừ.” [23;138].
Điều chúng ta nghe được trong âm thanh của mn lồi,
khơng chỉ là tiếng kêu của chúng, mà từ tiếng kêu đó chúng ta
nghe được những câu chuyện. Tiếng chim đem đến cho chúng ta
cảm giác của sức sống rừng xanh. Ta nhận thấy mỗi lần tiếng
chim vang lên nhân vật “tôi” đều phải dừng lại, để lắng tai nghe
thật kĩ, đơi khi cịn sợ ảo giác. Khơng phải lúc nào những chú
chim đó cũng kêu, đúng thời điểm, đúng lúc khu rừng cần,
chúng mới lên tiếng. Những chú chim như sứ giả của khu rừng,
bay ở tầng trời cao, mắt có thể nhìn rộng rãi, chúng đón nhận
những chuyển biến của thiên nhiên sớm nhất nên báo hiệu lại
cho mọi người. Tiếng kêu đó, khơng chỉ dành cho mng thú
trong rừng, mà cịn nhắc nhở con người.
Tiếng nói của rừng cịn là âm thanh của gió và cây. Những
cơn gió như những anh chàng lãng tử thích phiêu du. Gió đi
5



khắp nới, nhìn thấy nhiều điều, gặp được nhiều người và khi nó
trở về, nó sẽ ríu rít tìm những người bạn cây của mình để kể cho
họ nghe những câu chuyện mang trong gió. Những âm thanh trị
chuyện của gió và cây làm nên tiếng rì rầm màu xanh của rừng.
Gió báo hiệu cho con người cơn giơng lớn đang ập đến,
“gió nổi lên rất mạnh, trong rừng liễu ken dày vẫn cịn chưa phủ
kín lá những thân cây va đập vào nhau phát ra âm thanh khiến ta
cảm thấy có cái gì đấy bất an.” [23;127]. Lắng nghe tiếng gió,
chúng ta thấy mỗi lúc gió đều có sự khác nhau, gió trước con
giơng mang đến cho ta cảm giác bất an như lời nhắc nhở, cảnh
báo là có gì nguy hiểm đang tiến đến.
Gió thổi cả ngày lẫn đêm, mang theo câu chuyện từ làng
quê đến thành phố, từ biển đến đất liền, và với niềm khao khát
được chia sẻ, gió mang chúng đi kể cho con người cùng nghe.
Âm thanh của rừng có sự khác nhau giữa các tầng cây.
Trên tầng cao ta nghe thấy tiếng rừng xào xạc. Đó là tầng cây
cao nhất, nơi thống đãng nhiều gió và ánh nắng. Những tán lá
dày đan xen vào nhau, rủ rỉ, bên trong còn xen lẫn tiếng chim
hót. Tầng cây cao ấy, con người khó mà ngước nhìn lên được và
chỉ có thể cảm nhận được chúng qua tiếng xào xạc ấy. Ở tầng
giữa, nơi mà gió nhẹ đi, phải thật lắng tai nghe, ta mới nghe

6


được tiếng thầm thì của cây rừng. Đó là tiếng của những chiếc
lá hoàn diệp liễu non chạm nhẹ vào nhau thật nhẹ nhàng, tinh tế.
Còn ở tầng dưới là sự tĩnh lặng tuyệt đối và thỉnh thoảng vẳng

lên tiếng làm việc của bầy ong cần cù.
Lắng nghe âm thanh của tự nhiên, ta có thể cảm nhận được
cả nhịp sống đang diễn ra trong đó. Hiểu được thiên nhiên thay
đổi như thế nào cũng là một bước giúp ta nhận biết thêm, thấu
hiểu hơn về nó. Phải khi lắng nghe điều thiên nhiên nói con
người mới biết thì ra thiên nhiên gần gũi và gắn bó với chúng ta
như thế nào. Nhịp sống của con người hòa cùng nhịp điệu của
thiên nhiên. Lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên ta mới hiều
được, thiên nhiên cũng mang trong mình những câu chuyện,
dòng tâm sự, những tổn thương hay niềm hân hoan đặc biệt.
Con người sẽ không ngờ tới được thiên nhiên có tiếng nói riêng,
câu chuyện riêng của mình.
Nếu như đối thoại là đặt con người và thiên nhiên vào các
vị thế giao tiếp, để nhìn nhận hành vi, thái độ của con người
với thiên nhiên và nhận lại sự phản hồi từ thiên nhiên thì thừa
nhận thiên nhiên có tiếng nói càng tiến thêm một bước giúp con
người dễ dàng hịa hợp với thiên nhiên. Chúng ta khơng chờ
thiên nhiên phản hồi mà chủ động cảm nhận, hòa nhập vào câu

7


chuyện của thiên nhiên, nghe mn lồi nói chuyện với nhau để
thêm hiểu biết hơn về thiên nhiên.
Thiên nhiên có cảm xúc, tư duy và sinh mệnh
Mỗi sinh vật trong thiên nhiên đều có những cuộc đời đầy
thú vị và ý nghĩa, mỗi cuộc đời đó đem lại cho con người nhiều
bài học triết lí nhân sinh.
Con người ta sống trên đời thường quan tâm nhất đó chính
là sự tồn tại của chúng ta có ý nghĩa gì với cuộc đời này. Liệu ta

có đáng sống trên đời, có ai nhớ tời hay không? Một bông hoa
mong manh sắp tàn đã dạy cho con người cách sống làm sao
cho ý nghĩa. “Lần cuối cùng tôi muốn nâng bông hoa lên ngửi,
trong một hi vọng sau cuối và vơ ích là sẽ hiểu được rốt cục dã
anh có mùi hương gì. Và tơi kinh ngạc cảm thấy từ những bơng
hoa đó tỏa ra mùi hương mật ong. Đúng thế, tôi nhớ rất rõ,
trước phút cuối đời mình hoa dã anh khơng tỏa ra mùi hương
của chính nó như chúng ta quen thấy, mà là hương mật ong, và
điều đó nói với tôi rằng những bông hoa ấy tồn tại không vô ích.
Cứ mặc cho giờ đây những bông dã anh đang tàn rụng, nhưng
bù lại chúng đã góp được bao nhiêu mật cho đời!” [23;101].
Bông hoa dã anh không tỏa mùi hương của riêng nó, khơng
muốn người khác nhớ đến hương hoa mà muốn mang đến

8


hương mật cho đời. Mùi hương mật ong đấy chứa đựng cảm
xúc, suy nghĩ cũng như là dấu ấn sinh mệnh của bông hoa. Bông
hoa xinh đẹp đem lại sắc hương lúc cịn tươi, nhưng khi lụi tàn
nó để lại hương mật. Mật ong luôn là sự chắt chiu, tĩnh lũy, cần
cù, là thứ mật ngọt đem lại hạnh phúc và niềm vui cho bao loài
khác. Cả cuộc sống của bơng hoa là sự tích lũy, cống hiến và hết
mình cho tận lúc cuối đời. Đó là cách con người cần sống một
cách có ích, ý nghĩa và tồn tại.
“Thân của những cây vân sam chưa già cũng phủ kín lá
kim xanh non như một lớp lơng, cịn ở phía trên nhánh tít trên
cùng của cây cũng đang dần dần hình thành một tầng lá mới non
tơ. Tơi nói điều này không phải để chúng ta, những kẻ đã trưởng
thành và phức tạp, quay trở về với thời niên thiếu, mà là để

trong bản thân mỗi người vẫn giữ được con người thơ trẻ của
mình, khơng bao giờ qn nó và xây dựng cuộc sống của mình
như một cái cây: vịm lá non tơ đầu tiên kia của cây ln ln ở
trên cao, trong ánh sáng, cịn thân cây là sức mạnh của nó, là
chúng ta - những người đã trưởng thành.” [23;105].
Mỗi cái cây có một sinh mệnh riêng của chúng. Khi còn là
một mầm non mới nhú, chúng cũng đã mang sinh mệnh của một
loài cây. Trải qua gió sương, rễ đâm sâu, thân vươn dài, lớp vỏ
trở nên cứng cáp thì cây cũng trưởng thành. Con người luôn
9


nhận định trưởng thành chính là đánh mất đi thứ gì đó, và
thường chính là tâm hồn trẻ thơ. Đó là điều mà con người luôn
trăn trở. Về tư duy, lí trí họ mong muốn bản thân trưởng thành,
từ bỏ sự mềm yếu, ngây thơ. Về tình cảm, con người muốn giữ
cho mình tâm hồn trẻ thơ. Cái cây có cuộc đời cịn dài hơn con
người, mỗi vân gỗ chính là dấu tích cho tuổi tác, mỗi mấu trên
vỏ là lưu giữ dấu ấn trưởng thành. Chúng cũng trăn trở như con
người. Phần lá non tơ chứa đựng nhiều nhựa sống, mơn mởn,
xinh tươi, đẹp đẽ cũng là đối tượng dễ bị tổn thương, sâu bọ,
nắng gió đều có thể tấn cơng nó. Cái cây phải lựa chọn, để mầm
non lại hay bỏ đi, phủ kín bằng thân gỗ cứng cáp. Như có sự
nhắn nhủ từ mẹ thiên nhiên, chúng lựa chọn đặt những mầm lá
non tơ để ở đầu ngọn, nơi cao nhất, để mầm non được đón nắng,
gió. Còn phần cứng cáp trưởng thành, sẽ là bệ đỡ, là trụ cột kiên
cố để cho mầm non vươn xa. Những cái cây sẽ khơng già cỗi,
khơ cằn nhờ có phần lá non và chúng cũng không yếu ớt bởi
phần thân cây cứng cáp nâng đỡ, bảo vệ. Chính chúng dạy cho
con người, trưởng thành không đồng nghĩa với việc ta phải đánh

đổi đi sự ngây thơ, nhiệt huyết, trong sáng mà là càng thêm
mạnh mẽ để luôn giữ được những điều tốt đẹp nhất của bản thân
trong cuộc sống xô bồ.

10


Thiên nhiên khơi gợi cho con người những cảm hứng
sống. “Hãy dậy đi, hỡi bạn của ta! Hãy gom giữ những tia hạnh
phúc của chính mình, hãy dũng cảm, hãy bắt đầu cuộc tranh
đấu, hãy giúp sức mặt trời! Hãy lắng nghe, kìa chim tu hú cũng
sẵn lịng giúp bạn. Hãy nhìn xem, chim diều mướp đang bơi
trên mặt sóng: đó khơng phải là con chim bình thường, trong
buổi sáng mai này nó là đầu tiên và duy nhất; và kia những con
quạ lơng lấp lống sương sớm đã bay ra đường mịn - ngày mai
chúng sẽ khơng lấp lống như vậy nữa, vì đó khơng cịn là ngày
hơm nay, và những con quạ sẽ bay đến một nơi nào đó khác.
Buổi sáng mai này là duy nhất, khơng một người nào trên khắp
địa cầu cịn thấy được nó: chỉ có anh và người bạn chưa quen
biết của anh được thấy mà thôi. Đã hàng chục ngàn năm, con
người sống trên mặt đất, đã tích góp, đã truyền cho nhau niềm
vui, để chờ bạn đến nâng nó lên, gom những mũi tên của nó lại
và tận hưởng niềm sung sướng. Hãy dung cảm, hãy dũng cảm
lên!” [23;114].
Triết lí sống sâu sắc khơng phải rút ra từ những gì kì vĩ,
lớn lao. Người ta nhận thức thế giới từ những chú chim nhỏ.
Người thầy thiên nhiên dạy cho con người: hãy dũng cảm lên,
gom giữ những hạnh phúc thuộc về anh, hãy tỏa sáng và làm
những gì mình muốn, ngày hơm nay bạn là tuyệt vời nhất.
11



Những bài học tưởng chừng là do những triết gia giảng dạy thực
ra được chính những con tu hú, diều mướp, quạ dạy cho con
người.
Chúng ta nhận ra thiên nhiên chính là người thầy triết học,
người thầy nhân sinh xuất sắc. Thiên nhiên tư duy, nhận thức rất
sâu sắc về cuộc đời của mình và của người khác. Những tư duy
ấy là sự tích lũy từ nhiều đời, qua nhiều thế hệ, trải qua bao
giơng tố, khó khăn, phải trả giá cả sự biến mất. Có nhiều giống
lồi ngã xuống, biến mất khỏi tự nhiên, chúng để lại những kinh
nghiệm xương máu cho các sinh vật khác. Đó là cách thiên
nhiên tư duy.
Bài học cuối cùng mà thiên nhiên dành cho con người là
bài học về niềm tin, sự kiên trì, tơi luyện để vượt qua thử thách.
Xã hội càng phát triển, con người càng khủng hoảng về niềm
tin, mất đi mọi động lực và rất dễ từ bỏ, gục ngã khi gặp khó
khăn. Thiên nhiên đã cho con người biết là những chướng ngại
đó khơng là gì cả, đó khơng phải là lí do bạn thất bại, đó là sự
tôi luyện, sự trợ giúp, làm bạn thêm phong phú, thêm ý nghĩa.
“Nào có sá gì bao chướng ngại trên đường, mặc cho tất cả!
Chính chướng ngại lại làm nên cuộc sống: ví thử khơng có
những vật cản trở ngăn, dịng nước đã lập tức trơi tuột ra đại
dương một cách vơ hồn - giống như sự sống bí ẩn rời bỏ cái xác
12


khơng cịn sinh khí. Trên đường chảy xuất hiện một vùng đất
trũng sâu và rộng. Dịng suối khơng tiếc nước lấp đầy ngay nó
và lại tiếp tục cuộc hành trình, để đầm nước lặng vừa được tạo

ra ở lại sống cuộc đời riêng như thế cuộc đấu tranh kéo dài, và
cuộc sống và ý thức của tôi kịp sinh ra trong quãng dài của cuộc
đấu tranh ấy. Đúng vậy, nếu như khơng có các trở ngại trên từng
bước đường suối chảy, có lẽ nước đã lập tức trơi tuột đi và nói
chung đã chẳng có sự sống của thời gian. Trong cuộc đấu tranh
của mình, dịng suối phải nỗ lực, từng luồng nước như các cơ
bắp gồng xoắn lại, nhưng tuyệt nhiên khơng thể nghi ngờ rằng
sớm hay muộn nó sẽ đổ ra đại dương đến với miền nước tự do,
và chính cái “sớm hay muộn” đó là thời gian đích thực thời
gian, là sự sống đích thực sự sống.” [23;149]. Ta ln biết được
q trình giọt nước thành đại dương, từ những dòng nước nhỏ,
len lỏi, len lỏi, cố gắng chạy về phía thấp, chúng gặp nhau, nối
đi nhau cùng vượt qua những khó khăn, từ dịng nước thành
dịng suối, từ suối thành sông và rồi sông đổ ra biển. Chúng ta
khơng hề biết trên chặng đường dài đó, dịng suối cảm thấy như
thế nào, chúng nghĩ gì, điều gì tạo nên động lực cho chúng vượt
qua được nhiều thử thách như thế. Dịng nước cũng có lúc hân
hoan, vui vẻ, lúc gặp khó khăn cũng tức giận. Vậy mà nước
chưa bao giờ ốn trách, chúng hóa nỗi tức giận thành động lực,
tạo nên cơn sóng phun trào, vượt qua mọi vật cản trên đường.
13


Để có thể ln có cảm xúc tích cực như thế, dịng suối phải có
một nhận thức kiên định. Chúng kiên quyết một điều là, dù sớm
hay muộn, chỉ cần chúng cùng hòa vào nhau, gồng xoắn lên
chúng sẽ đi đến đích. Bài hát “dù sớm hay muộn” lặp đi lặp lại
như lời nhắc nhở, lời cổ vũ chúng tiến tới, cũng là lời tuyên
ngôn, lời dạy mà suối muốn gửi đến tất cả mọi người.
Con người luôn tự hào bản thân là sinh vật có trí thơng

minh. Tuy nhiên con người càng ngày càng gặp khủng hoảng về
nhận thức. Đó khơng là nhận thức khoa học mà là nhận thức về
cách sống, cách đối xử với bản thân và đối với người khác.
Chính con người cũng khơng thể ngờ được rằng, trí thơng minh
có thể khiến con người lâm vào các vịng xốy, lạc lõng khơng
tìm được lối đi trong cuộc đời. Một cuộc sống tiện nghi, hiện
đại từ khi còn nhỏ đã làm mai một đi sự kiên cường, ý chí, nghị
lực hay khát khao, đam mê, cống hiến của con người. Trẻ con
học ở trường nhiều tri thức khoa học nhưng khơng thể xác định
được mình là ai? mình muốn gì? mình sẽ trở thành người như
thế nào? Tâm lí con người trở nên yếu ớt, nhiều căn bệnh tâm lí
xuất hiện mà tác nhân là chính cuộc sống hiện đại của chúng ta.
Chúng ta luôn tưởng thiên nhiên khơng có cảm xúc, tư duy và
sinh mệnh mà không biết được thiên nhiên đã đi xa hơn cả con
người. Mỗi sinh vật trong thiên nhiên đều là một sinh mệnh,
14


chúng không ngừng vươn lên, phát triển mạnh mẽ. Trong q
trình phát triển chúng vẫn ln khơng ngừng tư duy, nhận thức
cũng khơng bỏ lỡ tình cảm, cảm xúc của mình, khơng biến mình
thành những thứ vơ cảm. Đó là điều con người không thể làm
được.
Trong Vua Gấu Xám, Thor là chú gấu với nhiều cảm xúc
và phẩm chất tuyệt vời. Người ta ví Thor như con người dưới
lớp lơng con vật. Thor còn tốt hơn cả con người. Vốn là lồi
động vật ăn thịt, chú gấu ấy khơng hung dữ mà rất hiền lành,
thiện lương. Nó ln giúp đỡ những kẻ yếu hơn. Nó cũng khát
khao bạn đồng hành, khát khao tìm được bạn đời của mình.
Thor bao dung và tha thứ cho kẻ đã đuổi bắt nó. Chú Gấu Xám

có những cảm xúc, tư duy khơng khác một con người. Nó dạy
cho con người bài học về tình thương u, lịng bao dung, độ
lượng. Thor bng tha cho con người vì đối với nó, con người
cũng chỉ là một loài nhỏ yếu như bao loài khác. Con vật hiền
lành ấy, mong muốn được sống một cuộc sống hòa bình và tơn
trọng sinh mệnh, nên nó đã tha mạng cho con người.
Thiên nhiên có thể tồn tại mạnh mẽ trong những điều kiện
khắc nghiệt nhất, là kho tàng vô giá mà tạo hóa đã ban tặng. Khi
con người đặt mình ở vị thế người học tập, coi thiên nhiên như
người thầy của mình, chúng ta sẽ nhận thấy được có rất nhiều
15


bài học rất ý nghĩa mà có người cả đời cũng không hiểu được,
thiên nhiên đã nắm giữ từ lâu đời rồi. Hãy khiêm tốn, yên tĩnh
và chăm chú quan sát, lắng nghe, ta sẽ được dạy bảo rất nhiều
điều từ thiên nhiên. Khi con người đặt mình vào vị thế học trị,
khơng chỉ giúp người ta quan sát, khám phá được nhiều khía
cạnh đặc biệt hơn của thiên nhiên, hơn hết lúc đó con người đã
biết tơn trọng thiên nhiên đó là điều mà tác giả đã làm và muốn
truyền đạt lại.
Bằng thấu cảm sinh thái, chúng ta thừa nhận thiên nhiên có
tiếng nói, có cảm xúc, tư duy. Ta nhận ra được, thiên nhiên
không hề thua kém, nhỏ bé hơn con người. Thiên nhiên là
những sinh mệnh của những giống lồi khác. Và con người cần
nhìn nhận, lắng nghe tiếng nói, cảm xúc, tư duy của thiên nhiên.
Cần tôn trọng sinh mệnh của những sinh vật khác. Hãy đặt sinh
mệnh của các loài phi nhân ngang với loài người.
Con người giao hòa với thiên nhiên
Khi mùa xuân đến, cũng như con người, lần trở lại này

mùa xuân có những cảm xúc khác. “Hình như có ai đó chạy
đuổi theo mùa xuân rất lâu cuối cùng đã đuổi kịp và khẽ chạm
vào nó; cịn mùa xn thì dừng lại như chợt suy tư một điều
gì…” [23;24].

16


Người ta chờ đợi mùa xuân đến từ rất lâu và mùa xuân
cũng như cảm nhận được, xuất hiện trong niềm mong chờ ấy,
đột ngột mà như đã đến từ lâu. Mỗi một năm mùa xuân một
khác, cũng ánh nắng, cũng nở hoa và ngập tràn tiếng chim.
Người ta nhận thấy trong mùa xuân năm nay có cảm xúc khác
so với năm trước, dường như thêm suy tư hay bớt chút đột ngột,
…Bằng sự thấu hiểu và cảm nhận tinh tế, con người cùng đồng
cảm với cảm xúc của thiên nhiên, nhận ra những biến đổi nhỏ
trong đó.
Con người cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, đánh giá thiên
nhiên không chỉ bằng hình ảnh, sắc màu mà lắng nghe, đồng
cảm với cảm xúc của thiên nhiên. “Và ban mai ảm đạm đã đến,
và cánh rừng, đã được rửa sạch trong nước mắt của niềm vui
hay nỗi đau khổ, - ta sẽ khơng hiểu được. Nhưng bây giờ, giọng
hót của con chim nhỏ cũng nghe rõ qua cả những bức tường của
ngôi nhà, và nhờ đó chúng tơi hiểu rằng khơng phải nỗi đau
khổ, mà là niềm vui đang ngời ngời tỏa rạng trên những nhành
bạch dương bên ngồi ơ cửa sổ.” [23;63].
Mưa trong cánh rừng thường đem đến cảm giác buồn
thương, chính thiên nhiên đã giúp con người hiểu được, cảm
xúc đó là niềm vui, mưa là nước mắt nhưng là nước mắt của
hạnh phúc. Nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài là một buổi sáng mai

17


ảm đạm, mưa rả rích, người ta rất dễ cho rằng cánh rừng đang
buồn. Bởi trong nhận thức của con người, mưa ảm đạm gắn với
nỗi buồn. Con người thường áp đặt nhận thức của mình lên
thiên nhiên điều đó càng khiến cho chúng ta không thể hiểu
được thiên nhiên muốn gì. Trong Ngựa ơ u dấu của Anna
Sewell, chú ngựa Black Beauty đã gặp phải rất nhiều người chủ,
có lần may mắn được gặp người chủ tốt là người hiểu biết nó
nghĩ gì, cảm thấy ra sao qua từng ánh mắt, cử chỉ, cách bước đi
hay tiếng hý của nó. Cịn có khi gặp người chủ khác, dù tốt hay
xấu, khi không hiểu chú ngựa, đều tự làm theo ý mình, chăm
sóc nó theo cách mà người ta nghĩ là tốt cho nó, con ngựa lại
khơng cần. Chỉ khi con người cảm nhận được sự hân hoan trong
tiếng chim hót, nhận thấy khu rừng vẫn nhộn nhịp, vui tươi mới
hiểu được, đó khơng phải nỗi buồn mà là niềm vui. Khi con
người muốn hiểu, muốn đồng cảm với thiên nhiên, con người
mới biết cách đối xử đúng đắn với chúng.
Khơng chỉ hịa mình để cảm nhận cảm xúc của thiên
nhiên, con người cịn đặt mình vào thiên nhiên, đau nỗi đau của
thiên nhiên, vui niềm vui của thiên nhiên. Nhìn tơ liễu hồn
diệp bay, mà tác giả như đặt mình vào cây tơ liễu, bất an, lo lắng
những hạt giống kia liệu sẽ đi đến nơi đâu, có phải tất cả đều
nảy mầm khơng hay lạc vào đâu đó rồi lụi tàn mất. Nỗi bất an
18


đó, như người mẹ lo lắng cho những đứa con của mình vậy.
“Mùa tơ liễu bay mỗi khi xuân về có một cái gì đó làm tơi xót

xa: sự phung phí hạt giống ở đây thậm chí cịn lớn hơn so với
mùa cá đẻ trứng, và điều này ám ảnh tơi đến bất an.” [23;133].
Khi con người muốn đặt mình vào vị trí của thiên nhiên, muốn
cùng sẻ chia cảm xúc của thiên nhiên thì cũng là lúc con người
đồng cảm, thấu cảm với thiên nhiên.
Tác giả cũng thể hiện sự nâng niu dành cho bông hoa nhỏ
bé trong băng giá, nhưng bơng hoa cứng giịn và gẫy vụn trên
tay. Con người xót xa, tiếc thương cho nỗi đau thiên nhiên phải
chịu, dù biết đó là quy luật của tự nhiên.
Đồng cảm với thiên nhiên, con người hiểu được hoàn
cảnh, cảm xúc, tâm tình của nó. “Ơi thấy ở chỗ nước nơng dịng
suối vấp phải một chùm rễ vân sam, và thế là nó sủi bọt và róc
rách thì thầm nơi chùm rễ. Vừa mới sinh ra, đám bọt nước liền
trơi nhanh theo dịng suối và vỡ tung, cịn một phần tụ lại bên
chướng ngại vật mới ở phía dưới tạo thành đụn trắng như tuyết
có thể nhìn thấy từ xa. Trên đường, dòng nước gặp thêm nhiều
vật cản mới, nhưng nó chẳng thể làm gì khác ngồi việc gom
mình thành những luồng nhỏ như dồn căng cơ bắp trong cuộc
chiến khơng tránh khỏi. Sóng nước lung linh nắng hắt bóng lên
thân những cây vân sam và lên bãi cỏ, những vệt bóng lướt chạy
19


trên cỏ trên cây, và trong cái lung linh xao động ấy nảy sinh ra
âm điệu, có cảm giác như cỏ đang lớn dần lên trong tiếng nhạc
và ta nhìn thấy nhịp nhảy của những vệt bóng kia.” [23;144].
Nhìn thấy những khó khăn mà dịng nước gặp phải trên
đường, con người hiểu được trong trường hợp ấy, nó chẳng thể
làm gì khác ngồi việc vượt qua. Ta có thể nhận thấy được sự
thấu hiểu của con người. Hiểu cho khó khăn của dịng nước, lí

giải hành động của nó. Khi đồng cảm, thấu hiểu cùng dòng
nước, con người cảm nhận được sự đồng điệu. Nhìn thấy nhịp
nhảy của bóng nước trên cây, cảm nhận được tiếng nhạc vang
lên trên bãi cỏ. Con người đã để tâm hồn mình hịa làm một với
thiên nhiên và có chung cảm nhận với thiên nhiên.
Khi tâm hồn đã đồng điệu cùng tự nhiên, con người vui
khi thấy thiên nhiên hân hoan, mạnh mẽ. “Đặc biệt ấn tượng là
cây thơng - như một bà hồng, lấp lánh tráng lệ từ trên đỉnh
ngọn đến tận chân đất. Niềm vui nhảy nhót trong ngực tơi như
một chú chó con” [23;222]. Nhìn thấy cây thơng lấp lánh tráng
lệ mà lịng mừng nhảy nhót rồi.
Và chúng ta cũng đau lịng, xót xa khi thấy thiên nhiên bị
tổn thương khi nhìn cây bạch dương bị gãy cành, giọt nhựa rỏ
xuống như đang chảy máu. Chúng ta có thể cảm nhận được đau

20


đớn mà cây bạch dương đang phải chịu. Con người cũng cảm
thấy đau lịng thay cho sự tổn thương đó. “Một dòng suối xuân
muộn màng chưa kịp rút hết nước bây giờ len lỏi giữa đám cỏ
xanh, và những giọt nhựa từ cành bạch dương gãy rỏ xuống hòa
vào dòng suối.” [23;37]. Cảm giác ấy như muốn chia sẻ bớt nỗi
đau cho cành bạch dương đáng thương.
Con người cảm nhận được sự bình yên, vui vẻ ở thiên
nhiên. Thiên nhiên rất đơn giản. Nó gần như chỉ mang những
cảm xúc tích cực. Con người cảm nhận được điều đó và bị ảnh
hưởng bởi nó. Ngay từ khi bước vào khu rừng, con người đã
cảm nhận được sự thả lỏng, thư giãn trong khơng khí trong lành,
n tĩnh của rừng xanh. Một không gian mở rộng hướng con

người, đầy niềm vui, hạnh phúc, luôn luôn chân thành và bao
dung. Không chỉ con người đồng cảm với thiên nhiên mà thiên
nhiên cũng đồng cảm với con người. Thiên nhiên cảm nhận
được vị khách bước đến khu rừng, kẻ đi săn đang muốn hủy diệt
nó thực chất đang mang trong mình những tổn thương tinh thần.
Con người Nga đầu thế kỷ XX, vào thời kì mà đất nước đang
trải qua đầy những biến động lớn. Niềm tin, tình yêu thương
giữa con người với nhau đang trở nên mong manh, lung lay.
Thiên nhiên thấu hiểu điều đó, nó cảm nhận được sự yếu đuối
của con người. Nó nghe được tiếng rên rỉ dưới tâm hồn của loài
21


sinh vật mang súng ấy. Cho nên thiên nhiên bao dung lấy con
người, sẻ chia bớt nỗi buồn và làm dịu nỗi đau. Con người có
được sự thấu hiểu, yêu thương ở trong khu rừng. Một cảm giác
như được trở về nguồn cội. “Tơi cảm thấy có một mối quan hệ
thân thuộc với tất cả các sinh vật bay, bơi, chạy này, đối với mỗi
lồi trong lịng tơi đều có một hình ảnh ghi nhớ riêng, sau hàng
triệu năm đọng lại giờ đây đang chảy trong huyết quản của tôi:
tất cả đều có ở trong tơi, và chỉ cần nhìn và nhận biết. Phát sinh
từ cảm xúc sống, những ý nghĩ của tơi ngày hơm nay thành hình
một cách thật đơn giản: có một thời gian ngắn vì trận ốm tôi đã
rời xa cuộc sống, đã đánh mất một cái gì đó và giờ đây đang
khơi phục lại. Cũng như hàng triệu năm trước đây chúng ta đã
đánh mất đôi cánh, một đôi cánh cũng tuyệt vời như đôi cánh
hải âu, và vì chuyện đó xảy ra đã rất lâu nên giờ đây chúng ta
mới nhìn chúng ngưỡng mộ đến vậy.” [23;113].
Một trận ốm, cũng là một sự chấn động lớn về tinh thần,
con người đã từng sinh ra hoài nghi về sự tồn tại của bản thân,

từng đặt những câu hỏi như tôi là ai?tôi sống trên thế giới này
để làm gì? Thì giờ đây, thiên nhiên đã lấp đầy những tổn thương
đó, để con người tìm về những giá trị sống của bản thân.
Tình cảm u thương ln ln đến từ hai phía, con người
thấu hiểu cảm xúc của thiên nhiên và sẽ càng đồng cảm hơn khi
22


con người cũng nhận lại được sự thấu hiểu như vậy. Sự đồng
cảm, sẻ chia lẫn nhau giữa con người và thiên nhiên đã đưa đến
sự hòa hợp tốt hơn cho cả hai. Bắt đầu từ sự đồng điệu về cảm
xúc, tâm hồn, con người có thể hịa hợp, gần gũi hơn với thiên
nhiên. Và từ đó biết yêu thương và trân trọng thiên nhiên hơn.
Khi con người giao hòa với tự nhiên, con người và tự
nhiên trở thành bạn của nhau. Con người cứ như vị khách lạ, tò
mò, khám phá, khao khát được tham gia vào cuộc sống thiên
nhiên mà không dám. Con người vẫn cảm giác thiên nhiên như
tách biệt với bản thân, tạo ra rào cản ngăn cách. Thực ra chính
con người cũng tạo nên ngăn cách đó. Từ đối thoại và thức tỉnh,
con người đã biết cách mở lòng và hòa hợp với thiên nhiên. Ta
có thể bắt gặp rất nhiều chi tiết, con người giao tiếp với thiên
nhiên như bạn bè với nhau.
Như một người bạn thân thiết, thiên nhiên chia sẻ những
điều tuyệt vời nhất với con người, còn con người lắng nghe,
cảm nhận và trầm trồ than phục trước thiên nhiên tươi đẹp. Dù
khó khăn, vất vả bởi cuộc sống mưu sinh, con người vẫn hạnh
phúc vô cùng khi mùa xuân trở lại. “hạnh phúc là người có thể
bắt gặp thời khắc khởi đầu mùa xuân của ánh sáng trong thành
phố và sau đó lại được gặp nơi thiên nhiên mùa xuân của nước,


23


của cây cỏ, của rừng, và rất có thể, cả mùa xuân của con người.”
[23;13].
Những người bạn cùng nhau vui, buồn, cùng đi kiếm ăn,
cùng ngủ, sinh hoạt với nhau. Thiên nhiên và con người luôn
hiện diện song hành. Thiên nhiên hiện lên đẹp qua đôi mắt của
con người, con người tìm tịi, khám phá và hịa hợp với thiên
nhiên.
“Trong cơn cáu giận, có thể sẵn sàng nhảyvào đánh nhau
với cả chục con người vì mấy tấm lưới, nó lao bổ tới rồi bỗng
đứng khựng lại nhoẻn miệng cười: đó chẳng phải là người, mà
là khoảng gần chục cây bạch dương kia sau một đêm đã nảy đầy
lá, trông từ xa hệt như một đám người đang đứng.” [23;94].
Cảm xúc nóng giận của cậu bé đã bị xua tan khi gặp người
bạn bạch dương của mình. Đối với kẻ xâm nhập, cậu bé tức giận
vô cùng. Ấy vậy, khi biết đó là cây bạch dương thì cậu khơng
tức giận nữa bởi đó là bạn và khơng ai thấy tức giận và so đo
với bạn mình cả. Điều kì diệu hơn ở đây là con người có thể
nghi ngờ và đánh nhau với con người nhưng tin tưởng và có
cảm giác an toàn với thiên nhiên.
Và chúng ta cũng bắt gặp cuộc đối thoại giữa nhân vật tôi
và người bạn vân sam của mình:
24


“Xin chào các bạn vân sam thân mến, các bạn có khỏe
khơng, có gì mới khơng? Và chúng đáp lại rằng tất cả đều tốt
lành, rằng đến giờ những quả vân sam non màu đỏ đã lớn được

một nửa kích thước của mình. Đấy là sự thực, có thể kiểm
chứng điều đó: trên cây, những quả vân sam già rỗng ruột vẫn
còn treo cạnh những qủa non.” [23;162].
Tác giả như một đứa trẻ khoe với mọi người về người bạn
của mình, về cuộc nói chuyện mà chỉ có chính họ biết. Những
câu hỏi rất bình thường thể hiện được sự thân mật và mong
muốn được giao tiếp của con người. Muốn biết một cái cây có
gì mới và có khỏe khơng con người có thể quan sát, nghiên cứu.
Tuy nhiên người ta đã lựa chọn cách khác đó là giao tiếp với nó,
nghe nó kể những đổi mới trong mình.
Tình cờ gặp gỡ cây vân sam trên đường đi, như đối với
người bạn lâu ngày chưa gặp mặt, con người niềm nở, thân mật
hỏi han cây tận tình, tỉ mỉ.
“Cỏ đi ngựa, cỏ phế hình, đủ các loại những bơng gié,
những nụ cúc áo và những quả con xinh xinh trên đầu ngọn cỏ
nghiêng mình chào đón chúng tơi. Biết bao cuộc đời của chúng
đã qua đi trong chừng ấy năm tháng chúng ta sống trên đời mà
dường như ta không nhận ra, - vẫn những bông, những nụ ấy,

25


×