Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

GIỌT RỪNG CỦA MIKHAIL PRISHVIN TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI THỨC TỈNH SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.68 KB, 35 trang )

GIỌT RỪNG CỦA MIKHAIL PRISHVIN TỪ GĨC NHÌN
PHÊ BÌNH SINH THÁI THỨC TỈNH SINH THÁI

Thức tỉnh là một sự chuyển đổi về ý thức
(consciousness), qua đó nhận thức (awaraness) tách biệt với
tư duy. Thức tỉnh sinh thái theo chúng tôi là nhận ra những
sự thật về thiên nhiên, hiểu được những cách đối xử đúng
đắn với thiên nhiên, thoát khỏi những hành vi, thái độ sai
lầm đối với tự nhiên. Đồng thời thức tỉnh sinh thái cũng làm
trỗi dậy tình yêu thương, cảm quan tích cực đối với thiên
nhiên trong con người.
Trong chương này, chúng tôi đưa ra ba điều khiến con
người cần nhận thức lại, cần thức tỉnh những tình u
thương, đồng cảm đối với thiên nhiên. Đó là nhận thức
đúng về sức sống bất diệt của thiên nhiên, thức tỉnh và cảm
thấy ăn năn trước những hành vi làm tổn thương thiên nhiên
qua sự thanh tẩy tâm hồn từ thiên nhiên và nhận thức được
tình yêu thương trong thiên nhiên cũng như khơi gợi tình
yêu thương giữa con người với thiên nhiên.
Sức sống bất diệt của thiên nhiên


Con người ln tác động lên thiên nhiên, trong đó có
tác động xấu, gây tổn thương đến thiên nhiên. Xuất hiện
trong rừng những nhân vật người đi săn (chồn, sóc, săn gà
lôi…) hay các nhà nghiên cứu khám phá khu rừng (muốn
bắt lấy chú chuột chù để tìm hiểu hoặc bẻ gãy cành cây để
đánh dấu lối đi). Trước những hành động thương tổn đó,
thiên nhiên ln bất tử.
Chú chuột chù suýt chút nữa bị mổ xẻ đã nhanh chóng
trốn thoát ngay trước mắt con người. “Chú chuột chù đã


nhảy qua thành cốc cao 12 cm xuống đất, - mà đất đối với
chuột chù cũng chẳng khác gì nước đối với cá, - và mất
dạng trong nháy mắt. Sự xuất hiện con vật kì lạ này và sự
biến mất trong nháy mắt của nó cịn đeo đẳng rất lâu nơi
tâm trí tơi, tựa hồ như ý nghĩ của tơi bị giam cầm trong lòng
đất, nơi những rễ cây ăn sâu và lan tỏa.” [23; 81]. Con vật
xuất hiện thực ra chỉ trong nháy mắt, những suy nghĩ muốn
giết chết rồi mổ xẻ chú chuột thực chất cũng chỉ là dự định
trong đầu của con người mà thôi. Chú chuột sinh ra và lớn
lên trong đất, chạy trên mặt đất và biến mất dễ dàng mà con
người không thể đụng đến, vì đó là địa bàn bất khả xâm
phạm của chúng. Sự thoát chết của chú chuột đã đem đến
ám ảnh, suy nghĩ cho tác giả. Trước hết, là một sự phủ định


hồn tồn nhận thức trước đó của ơng. Con người tưởng
chừng có thể giết những sinh vật nhỏ bé một cách dễ dàng,
thì chúng cho con người thấy điều đó là rất khó khi nó đang
đứng trên mảnh đất của mình – đất mẹ thiên nhiên. Đó là
điều ám ảnh con người, là áy náy, ăn năn vì đã có những dự
định không hay hoặc là một vài suy ngẫm về cách mà con
người đối xử với thiên nhiên, với một chú chuột hồn tồn
khơng biết bản thân vừa thốt khỏi điều gì.
Cây bạch dương non bị bẻ gãy tưởng chừng không
sống nổi vẫn kiên cường, dẻo dai mang trong mình nhựa
sống và cao lớn lên sau một năm. “Năm nay, quay trở lại
chỗ đó, tơi hết sức ngạc nhiên thấy cây bạch dương nọ vẫn
xanh tươi, có lẽ bởi vì rẻo vỏ mảnh mai kia vẫn truyền nhựa
sống cho phần thân cây bị gãy.” [23;95]. Sự dẻo dai đấy
khiến cho con người phải giật mình, suy nghĩ. Rẻo vỏ mảnh

mai kia, dù khó khăn, vẫn kiên trì truyền nhựa, không bỏ
mặc cành cây bị gãy, cho dù nhựa sống truyền đi có ít thì
vẫn khơng đứt đoạn. Con người sẽ phải hối hận vì hành
động bẻ cây của mình, trở nên nhỏ bé, kém cỏi trước rẻo vỏ
cây kia.
Trong Giọt rừng, nhà văn ít viết vể cái chết mà viết
nhiều hơn là sự sống trên cái tưởng như đã chết. Trong


nghĩa địa của rừng, ta không hề thấy những cây chết mà chỉ
thấy được sự sống hồi sinh mạnh mẽ. Nơi gốc cây bị đốn
hạ, bụi cỏ mọc lên nhanh chóng, phủ kín bãi đất trống. Sát
cạnh gốc, bên dưới bóng râm của những bụi cỏ, vạt rêu mọc
lên với đủ loại màu sắc, hình dạng, cao hơn đám rêu là địa y
và nấm. Một thời gian sau, những cây liễu hoàn diệp đã kịp
lớn lên sum suê, tươi tốt, thắng cả cỏ và phủ kín khu rừng.
Dưới bóng râm của cây liễu hoàn diệp, bụi cỏ bắt đầu lụi
tàn, những cây vân sam ưa bóng râm thế chỗ chúng vươn
lên nhanh chóng. Những cây thơng non cũng nhú mầm bên
cạnh cái gốc cũ. Nghĩa địa rừng đã được phủ kín và biến
thành một khu rừng tạp. Sự sống được truyền nối thay
phiên, thiên nhiên chưa bao giờ chết, chúng chỉ truyền sự
sống từ loài này sang loài khác, từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Cỏ mọc lên lấp kín phần đất trống do rừng thơng bị
đốn, cây liễu hồn diệp vươn lên để hứng lấy gió và ánh
mặt trời. Khi đám cỏ bị lụi tàn, thì ở tầng cây thấp, những
cây vân sam mọc lên. Những gốc cây bị đốn trở thành
nguồn sống cho rêu, địa y, nấm. Xung quanh chúng là cây
non đang mọc lên, chúng mọc cạnh gốc cây, len bộ rễ non
nớt theo những chiếc rễ cũ, đã chết vẫn cắm sâu vào đất như

dẫn đường rễ con đến nơi có nhiều nước và chất dinh


dưỡng. Nghĩa địa rừng không là chôn cất cái chết mà là nơi
sản sinh sự sống.
“Ta cũng thường nhìn thấy những gốc bạch dương
đứng sum suê như một bó hoa nhưng chỉ mỗi lớp vỏ cây
cịn lại bên ngồi giống như một vành cổ áo trắng là còn
nhựa, chưa bị mục ruỗng; từ lớp mùn gỗ trong lòng cây mọc
lên đầy hoa và những mầm non mới. Vân sam và thông sau
khi chết sẽ bong vỏ trước tiên, vỏ cây rơi xuống từng mảng
như những mảnh áo quần chất thành đống dưới gốc. Sau đó
ngọn cây đổ, rồi đến lượt cành nhánh và cuối cùng là chính
thân cây ụp xuống.” [23;176]
Những cái cây trước khi kết thúc vòng đời của mình,
chúng cũng khơng vội từ biệt ngay mà rút đi từng phần như
đang muốn đem nhựa sống truyền lại cho thế hệ sau. Và kể
cả khi đã mục ruỗng, cây cũng biến thành mùn, thành chất
dinh dưỡng cho những cây khác.
Có người sẽ thắc mắc: nếu thiên nhiên bất tử, thì sao
khơng để cây sống mãi? Hãy cho họ xem đoạn văn trên, họ
sẽ hiểu. Nếu như một cái cây mãi khơng chết, chúng ta sẽ
chỉ có một cây đó mà thơi. Thế nhưng khi cây chết đi, nó
đem đến cho cuộc đời, một “tiểu thế giới”. Cái cây đó trở


thành mảnh đất màu mỡ để chúng ta có những cây vân sam,
cây thơng khác. Chúng ta cũng có những vạt nấm, dương xỉ,
rêu mọc lên đầy đủ, phong phú chủng loại. Thậm chí có cả
cây nham lê cũng góp mặt để khoe những quả đỏ chín

mọng. Mỗi một sinh vật khi xuất hiện trên thế giới này,
chúng không chỉ đem đến chính nó mà cịn đem đến nhiều
sinh vật khác. Sự sống của thiên nhiên không chỉ tiếp diễn
mà cịn phát triển mạnh mẽ, mãnh liệt.
Những thân cây khơng biến mất vô nghĩa, chúng trở
thành chất dinh dưỡng nuôi những cây khác. Sự sinh sôi
mãnh liệt, sự sống nảy ra trên cái chết khiến cho chúng ta
cảm thấy chính cái chết cũng đẹp và ý nghĩa như thế. Sức
sống của rừng mang đến sức mạnh, niềm tin vào cuộc sống
và cái nhìn đầy lạc quan cho con người. “Khi tơi đứng dậy
đưa mắt nhìn cây bạch dương lần cuối thì lập tức cả tâm
hồn tơi bỗng rạng bừng lên: cây bạch dương đổ kì diệu kia
đang hé ra những chồi non căng nhựa cho mùa xuân cuối
cùng của mình, cho chỉ một mùa xuân năm nay mà thôi.”
[23;193].
“Một cây thông lớn ngã dài trên mặt đất, cành lá đã
được chặt trụi đến tận ngọn ngổn ngang nằm lẫn với đám lá
trăn, lá liễu hoàn diệp đã héo úa; và tất cả những cái đó gộp


lại, tất cả những bộ phận đã bị thương tổn của cây thơng
trong q trình héo mục cũng lan toả ra một mùi hương
tuyệt vời dễ chịu khiến những con vật khơng hiểu làm sao
có thể sống và thậm chí chết mà vẫn toả hương thơm cảm
thấy vô cùng kinh ngạc…” [23;126].
Thiên nhiên cho dù có chết cũng là cái chết đẹp, đầy
kì diệu và tác động đến con người như thế. Cây thông dù
héo mục vẫn tỏa hương thơm, bởi trong q trình chúng héo
mục, nó đang truyền nguồn sống cho những giống loài
khác. Nhựa sống đầy hương thơm trước đây chạy dọc thân,

cành để ni cây thì nay chảy xuống đất, chảy ra xung
quanh để nuôi cây khác.
Sức sống mãnh liệt của các tầng cây, của cây vân sam,
cây bạch dương, trong cuộc chiến sinh tồn, với sự khắc
nghiệt của thiên nhiên, thời gian hay con người, chúng vẫn
không ngừng vươn lên, từng lớp, từng tầng, làm nên rừng
rậm.
Sức sống của thiên nhiên còn thể hiện ở cuộc sống
nhộn nhịp, vui tươi của các loài vật. “ Tiếng gù hiền hịa của
con chim ngói chứng tỏ với tất cả các sinh vật đang sống
trong rừng rằng: cuộc sống vẫn đang tiếp diễn” [23;197].


“Vô số côn trùng sinh sôi nảy nở trong các khúc gỗ mục, và
rất nhiều chim chìa vơi đến sống ở đây” [23;87]. Cuộc sống
của động vật nhộn nhịp, ồn ào. Tiếng những chú chim tạo
thành bài ca của nước, con thỏ rụng lơng rồi lại mọc, đám
chuột chù lích rích kiếm ăn,… mọi hoạt động diễn ra và
phát triển đầy sức sống, hiện diện từ đầu tới cuối cuốn sách,
xuyên suốt bốn mùa không ngơi nghỉ. Một cuộc sống ln
tràn ngập âm thanh, đó là âm thanh của sự sống. Chim vẫn
hót, vẫn ăn cơn trùng. vẫn bay lượn chứng tỏ cuộc sống của
chúng vẫn diễn ra. Mỗi mùa, mỗi thời điểm lại có những
chú chim khác nhau cất tiếng hót. Chúng ta chưa bao giờ
thấy, khu rừng im ắng khơng có tiếng chim.
Sự sống cịn là sự sinh sơi nảy nở. Liễu hồn diệp
bng tơ để hạt giống bay đi khắp nơi. Bạch dương nảy lộc,
sum suê tầng lá mới. Những mầm non lúa mạch nhú lên rồi
thành lúa chín,… Cả động vật cũng đến mùa sinh sản. Ếch
nhái hồi sinh, kêu râm ran để gọi bạn tình. Trên đồi, hai

chàng gà lơi trống ưỡn mình gọi mái; cùng với chúng là sáu
nàng gà lôi mái. “Một chàng trống đi vòng quanh đám mái
như nai đực đi tuần canh những ả nai cái của mình. Gặp chú
trống tình địch trên đường, chàng ta xù lông đánh đuổi đi,
rồi lại tiếp tục cuộc tuần du vòng quanh, rồi lại gặp, lại đánh


nhau…” [23;140]. Động vật không truyền nhựa sống như
cây, chúng có mùa sinh sản, có tuổi sinh sản. Những con vật
từ khi sinh ra đã mang sứ mệnh truyền thừa của giống loài.
Đến lúc trưởng thành chúng sẽ hoàn thành sứ mệnh đấy.
Mỗi thế hệ trước khi chết đi, chúng đã kịp thời đem sự sống
của giống loài truyền xuống cho những con non của mình.
Tác giả đem đến cho chúng ta những cảm nhận trực
tiếp nhất về sức sống của thiên nhiên, không chỉ của quá
khứ hay hiện tại mà cịn là tương lai. Sức sống ấy khơng ở
những gì kì vĩ lớn lao cũng khơng là cây cổ thụ trăm, ngàn
tuổi, linh chi hay nhân sâm ngàn năm mà là từ những thân
cây mục ruỗng, cành cây gãy, mùa sinh sản của các con vật
nhỏ. Các sinh vật đó có thể khơng có cuộc đời dài như con
người, mỗi lồi vật khơng nhất định bất tử, những chúng
ln nối tiếp sự sống, của loài này sang loài khác, của thế
hệ này sang thế hệ khác. Sự sống trong thiên nhiên không
phải của một cá nhân mà của tất cả.
Chế ngự thiên nhiên luôn là tham vọng từ bao lâu nay
của con người. Có kẻ thì muốn tàn phá, biến thiên nhiên
thành của riêng phục vụ bản thân. Có người thì muốn khám
phá, nghiên cứu thiên nhiên. Nhìn chung người ta ln cho
mình thứ quyền lợi được chi phối, đứng trên thiên nhiên.



Con người luôn lầm tưởng bản thân mạnh hơn và có thể
sinh tồn tốt hơn thiên nhiên, sức sống mãnh liệt và sự bất tử
của thiên nhiên khiến cho con người phải nhìn nhận lại. Dù
con người có tàn phá, hủy diệt thì thiên nhiên vẫn bất tử,
vẫn tồn tại mãnh liệt, một sự tồn tại mà con người không
thể bỏ qua. Sự tồn tại mãnh liệt, sự tiếp nối vĩnh cửu đấy
cho con người thấy được, họ thực ra rất nhỏ bé, rất mong
manh và thậm chí họ cịn khơng có sự kiên trì, dai dẳng và
hi sinh như thiên nhiên. Thiên nhiên không phải là thứ mà
con người có thể chế ngự, hủy diệt được. Con người khơn
ngoan cần tơn trọng và hịa hợp với thiên nhiên để có thế
học hỏi được ở thiên nhiên nhiều bài học về cách sống, cách
sinh tồn.
Những điều này chúng ta luôn bỏ qua, không để ý đến
cho nên thường không nhận thức được. Tác giả đã mô tả
thiên nhiên ở nhiều khía cạnh mà thường ngày chúng ta
khơng ngờ tới. Một thiên nhiên hoang sơ chứa đựng nhiều
điều mà con người chưa khám phá tới được. Con người khát
khao khám phá thiên nhiên, Prishvin chỉ cho chúng ta
những điều nên khám phá và cách khám phá. Tác phẩm
thức tỉnh chúng ta ý thức về sinh thái, về cách chúng ta đối
xử và hiểu biết về tự nhiên. Con người cần giật mình nhận


thức lại suy nghĩ, hành động của chúng ta trước đó đối với
tự nhiên.
Tình u thương của thiên nhiên
Con người ln được dạy rằng, cần u thương nhau,
tình u thương giữa con người với con người. Mikhail

Prishvin nói cho chúng ta, tình u thương chính là giữa
các sinh vật với nhau, tức là bao gồm cả con người với
thiên nhiên. Tác giả đã dành một chương riêng để nói về
điều này – “Thú vật”. “Người ta thường mắng nhau là thú
vật, thật chẳng cịn gì thậm tệ hơn khi nói: “Đúng là dã
thú!” [23;170], trong lúc đó ở những con thú này vẫn giữ
được một kho dự trữ vô hạn của sự hiền dịu. Biết bao nhiêu
là tình yêu đã được cấy đặt trong tự nhiên - ta có thể chứng
kiến điều đó khi lũ thú con bị tách lìa mẹ ruột của chúng và
thay vào đó là một “mẹ” khác.”.
Chúng ta ln có tư duy là phần tình cảm thuộc về
người, tư tưởng nhân văn, cao đẹp, tình cảm thiêng liêng
đều được quy cho tình người. Cịn những thứ thuộc về bản
năng, khơng lí trí, thậm chí là xấu xa, dục vọng lại quy cho
phần con. Trong tư duy của chúng ta, thú vật là cái gì đó
xấu xa, thậm tệ, những bản năng ghê rợn. Những từ ngữ


mắng chửi phẩm chất xấu xa đều đi kèm với động vật như
“thú tính”. “súc vật”, “thú vật”,…
Tác giả nói, chúng ta là con người, nó cũng như con
mèo, con chim, con cáo,… mà thơi, chúng ta đều có phần
con, phần bản năng cũng có phần tình cảm, đó có thể là tình
cảm theo cách của người, cũng là tình cảm của thú. Chúng
ta có thể khẳng định thú có tình cảm, tình thương u và
tình u ấy có khi cịn vượt qua cả giống lồi.
“Một chú cáo con chưa mở mắt bị bắt ra khỏi tổ và
đem cho con mèo có sữa ni, và mèo mẹ đã u nó một
cách mù quáng, cáo con cũng quấn quýt với mẹ mèo ni
nó như với mẹ ruột của mình.

Một con mèo nằm ổ, lũ mèo con bị bắt đem đi hết;
không lâu sau mèo mẹ khác cũng đẻ trong cùng chiếc ổ đó,
người ta để lại cho nó một mèo con. Thế là cả hai con mèo
mẹ cùng nuôi một chú mèo con: khi mèo mẹ ruột vừa đi
khỏi, con mèo kia liền chui vào ổ, dường như trong dòng
sữa của nó có sức mạnh sai khiến kết thân với tất cả những
gì và những ai xa lạ. Khơng chỉ chó sói, đến cả hổ cũng sẽ
nhìn vào mắt ta rất mực hiền lành nếu con người ni nó từ
bé và thay cho mẹ của nó.” [23;170].


Câu chuyện động vật ni con cho lồi khác đã khơng
cịn ngạc nhiên đối với con người. Động vật mang trong
mình nhiều tình u thương trong đó mãnh liệt nhất vẫn là
tình mẫu tử. Đó là thứ tình cảm vượt qua cả định kiến giống
loài. Khi con người vẫn chỉ chăm chăm quan tâm đến huyết
thống, màu da, lãnh thổ thì từ xưa tới nay những con vật
khác đã vượt qua ranh giới đó để thương yêu nhau rồi.
“Trong số tất cả các lồi vật, chó có tình cảm quyến
luyến đặc biệt đối với con người. Tình cảm này cũng giống
tình yêu của những thú con chưa mở mắt với mẹ ni cho
nó bú. Bị tách khỏi cuộc sống hoang dã, lồi chó có lẽ giữ
trong mình cái cảm giác mất hoàn toàn bà mẹ thiên nhiên và
tin cậy thần phục con người như đối với mẹ của chúng. Cứ
nhìn vào lồi chó ta có thể nhận thấy rõ ràng nhất khả năng
hiện diện của tình yêu trong một con thú và trong cả thiên
nhiên hoang dã nói chung.” [23;171].
Chó, loài vật gần gũi và được con người yêu thương
nhất thường bị con người tách ra so với các loài vật khác.
Người ta không đồng nhất chúng với động vật hoang dã vì

cho rằng chó là do con người ni lớn và tình cảm của
chúng bị ảnh hưởng từ con người. Thật sai lầm khi nghĩ như
vậy. Lồi chó mang trong mình những tình cảm mà mẹ


thiên nhiên đã trao tặng cho nó. Nhờ có tình cảm ấy làm
con người mới dễ dàng lấy được sự trung thành của chúng.
Khi cịn là những chú chó sói nơi hoang dã, chúng đã rất
trung thành, chó sói ln nghe theo hiệu lệnh của con đầu
đàn. Khi có một con non bị bắt đi, cả đàn chó sói sẽ xơng
vào để trả thù, giải cứu ấu tế của mình. Những tình cảm ấy
được lưu giữ ở chó nhà, chúng dành sự trung thành cho con
người, kẻ đã nuôi nấng chúng từ nhỏ, dành tình yêu thương
cho con người như cách chúng u thương đồng loại. Trong
hoang dã, chó ln sống theo bầy, chúng vô cùng cô độc
nếu phải lẻ loi, cho nên khi sống với con người, chó ln
quyến luyến, gần gũi vì chúng coi con người là nơi kí thác
tình cảm. Chính vì thế đừng bao giờ nghĩ là nhờ có con
người mà lồi chó mới có tình cảm, mà phải hiểu chúng có
tình cảm, tình u nên chúng mới gắn bó với con người.
Tác giả khơng dẫn q nhiều dẫn chứng về tình cảm
xa vời, ơng kể ra những câu chuyện về tình mẫu tử thiêng
liêng giữa những giống loài khác biệt. Câu chuyện này chỉ
là một trong vô vàn những câu chuyện khác mà chúng ta
cũng có thể biết được. Lồi vật dành tình u thương cho
những đứa con nó ni, khơng quan trọng huyết thống,
những con non coi người nó nhìn thấy đầu tiên là mẹ và


quyến luyến khơng rời. Những lồi vật có tiếng gian xảo

như cáo, hay hung dữ như chó sói, hổ, những con vật mà ta
gọi là máu lạnh, đều có tình yêu thương. Và nếu như ta cảm
thấy những con vật kia quá xa với cuộc sống của mình,
những tình cảm ấy anh khơng cảm nhận được, hãy nhìn vào
lồi chó. Con chó gắn bó với con người, chúng ta cảm nhận
được rõ ràng tình u thương, lịng trung thành mà nó dành
cho ta. Khơng ít lần con người phải cảm thán về tình cảm
chân thành, đáng quý của người bạn này. Vậy tại sao chúng
ta cịn có thể khẳng định rằng, chỉ có con người mới có tình
cảm cịn lồi vật thì khơng?
Và khơng chỉ động vật, những sinh vật có hệ thần kinh
gần với con người, sinh vật trong tự nhiên đều có tình u
thương. Cây cối có cách yêu thương riêng của nó, và hơn
hết chúng ta lại một lần nữa cảm nhận tình yêu thương của
những cái cây khác giống lồi, một tình u như tình mẫu
tử của động vật vậy.
“Trước kia đã từng có một hạt vân sam như vậy rơi
xuống dưới gốc cây bạch dương giữa những chiếc rễ trần
của nó. Cây vân sam non, được bạch dương che chở khỏi
băng giá và mặt trời thiêu đốt, bắt đầu lớn lên, len lỏi giữa
những rễ bạch dương lộ thiên đâm xuống dưới, rồi bắt gặp


thêm ở đó những rễ bạch dương mới, cây vân sam chẳng
biết xuyên những chiếc rễ của mình vào đâu. Khi ấy, nó liền
nâng rễ của mình vượt lên trên những rễ cây bạch dương,
trườn vòng qua chúng và đâm xuống chỗ đất bên cạnh. Bây
giờ, cây linh sam ấy đã mọc cao hơn cây bạch dương và
đứng bên cạnh nó cùng với những cụm rễ bện xoắn vào
nhau.” [23;225].

Khi cây vân sam chỉ còn là một hạt giống nhỏ, như
những đứa trẻ non nớt, nó được cây bạch dương che chở
khỏi bao hiểm nguy, khắc nghiệt của thởi tiết. Cây bạch
dương cho nó sự chở che lúc cịn non nớt. Khi cây vân sam
đã cắm rễ vững chắc, nó có thể đối mặt với thế giới bên
ngồi, những chiếc rễ của vân sam đã to và vươn dài, nó bị
vướng bởi rễ cây bạch dương, cuộc chiến sinh tồn, lãnh thổ,
thức ăn tưởng chừng diễn ra giữa những cái cây. Cây vân
sam đã lựa chọn cách khó khăn hơn là len lỏi giữa những
cái rễ bạch dương để tìm nguồn sống khác chứ khơng tranh
giành. Đó là sự tri ân, quyến luyến, tình cảm của đứa trẻ đã
trưởng thành dành cho người đã che chở mình. Hình ảnh hai
cây sóng vai đứng, đón gió, đón nắng mặt trời, cụm rễ bện
xoắn vào nhau, cùng chia sẻ thức ăn, và giữ chặt lấy nhau


bám vào đất bền chắc khiến chúng ta phải thổn thức về tình
cảm của các lồi thực vật với nhau.
Vẫn tiếp tục câu chuyện yêu thương, chở che cây non
khác của bạch dương. Những cây vân sam non ưa bóng
râm, chỉ có thể sống mạnh khỏe khi được lớn lên ở nơi râm
mát. Cây mẹ đã phải dừng lại, không cho các con mọc thêm
vì e ngại bãi đất trống. Và người mẹ thông minh, tuyệt vời
ấy, đã thả con của mình dưới gốc bạch dương. Và bãi trống
cứ lấp đầy dần và người ta thấy trước vài cây vân sam non
có một cây bạch dương chắn ở trước.
“Rồi những hạt giống rơi xuống các gò đống chuột dũi
ấy và những cây bạch dương ra đời; còn dưới tán lá bạch
dương, trong sự chở che như của người mẹ khỏi giá băng và
nắng gắt một mầm vân sam non nớt ưa bóng râm đã mọc

lên. Và cứ thế, những cây vân sam cao lớn, khơng dám tự
mình đưa những đứa con của mình ra ngay nơi bãi trống, đã
gửi chúng nương bóng tán bạch dương, và nhờ sự chở che
của bạch dương dần dần vượt qua bãi trống.
Rồi một số năm tháng nào đó cần đủ cho lồi cây trơi
qua, toàn bộ khoảng rừng trống sẽ mọc đầy những cây vân


sam; cịn mẹ ni bạch dương sẽ lụi tàn dần trong bóng râm
của chúng.” [23;182].
Cây bạch dương hiểu những cây vân sam trưởng thành
sẽ cao hơn nó, che phủ nó và cây bạch dương yêu ánh sáng
sẽ phải sống trong bóng râm và chúng sẽ lụi tàn. Mặc dù
vậy chúng vẫn chấp nhận nuôi nấng, chở che cho những cây
vân sam non. Vì tình u thương vơ bờ bến của nó, cũng vì
sự nâng niu dành cho thế hệ đi sau của cây bạch dương.
Chúng có thể sẽ lụi tàn, đó là chuyện của nhiều năm sau,
khi đó chúng cũng đã cống hiến đủ cho cuộc đời còn những
mầm non kia nếu khơng được chở che, chăm sóc sẽ khơng
thể lớn lên ở nơi đầy nắng được.
Tình yêu thương giữa những lồi sinh vật với nhau
khiến chúng ta khơng chỉ một lần nữa thức tỉnh những nhận
thức của chúng ta về sinh vật, thiên nhiên mà còn phản tỉnh
lại những hành vi, thái độ của con người đối với thiên
nhiên. Thiên nhiên cũng có tình cảm vậy những tác động
của con người sẽ gây nên những tổn thương lớn như thế nào
đến chúng? Tình mẫu tử giữa những con vật sâu đậm như
thế vậy những con non sẽ sống như thế nào nếu chúng bị
tách khỏi mẹ, được chăm bẵm và nuôi nấng trong lồng,
trong sở thú. Những cái cây trong rừng liên kết, gắn bó với



nhau như thế, vậy nếu chúng ta bẻ đi một cây, chúng sẽ đau
lòng đến chừng nào, nếu nhổ đi một cây, liệu cụm rễ bị
chúng ta mang đi kia có mang theo rễ của cây cịn lại
khơng? Chúng ta khơng cố tình thương tổn thiên nhiên,
chúng ta khơng giết chúng, con người vẫn chăm lo cho
những con vật hay cây cối rất tỉ mỉ, cho chúng điều kiện
sống còn tốt hơn trong tự nhiên. Tuy nhiên chúng ta không
hề biết mọi sinh vật đều có tình cảm và sự gắn bó riêng, khi
chúng ta vơ tình tách chúng ra khỏi mối quan hệ gắn bó của
mình, chúng ta đã gây ra nỗi đau tinh thần cho thiên nhiên.
Trong mắt tác giả con người trở nên “xinh đẹp” khi hịa
mình và dành tình yêu thương cho thiên nhiên. Điều này
chúng ta có thể cảm nhận được khi ơng miêu tả cô gái giữa
rừng bạch dương.
“Đứng cạnh ô cửa tiếp theo là một cô gái trẻ nhưng
không thật xinh đẹp lắm. Thỉnh thoảng cơ lại ngả đầu ra
phía sau và ngó quanh khắp toa tàu, như một con chim tìm
diều hâu, để xem có ai nhìn mình khơng? Sau đó, cơ lại áp
mình vào cửa sổ.
Tơi muốn nhìn xem, trơng cơ như thế nào khi đối diện
với cái khối xanh bao la của bạch dương. Lặng lẽ đứng dậy,


tơi thận trọng nhìn vào ơ cửa sổ. Cơ gái mê mải ngắm cái
khối bạch dương non xanh biếc đang sáng lên lấp lống,
mỉm cười với nó và thì thầm điều gì đó, đơi má ửng
hồng…” [23;97].
Một cơ gái bình thường, không xinh đẹp ấy vậy mà

khoảnh khắc cô ngắm nhìn những cây bạch dương, mỉm
cười và thì thầm với nó, ta thấy cơ đẹp đến lạ. Khối bạch
dương non kia khơng cịn là những cảnh vật “chết” mà là
một người bạn, hoặc có lẽ là một “chàng trai đẹp” khiến cô
gái kia mê mải, đôi má ửng hồng. Ở cơ tốt lên vẻ đẹp, ánh
hào quang của tình u thương, đó là tình u thương của
cơ dành cho thiên nhiên, cho cây cối. Một thứ tình cảm có
sự trao đổi, giao hịa, cơ gái cảm nhận được tình cảm của
thiên nhiên và trao lại nó.
Và tác giả cũng đã truyền đạt tư tưởng đó cho chúng ta
một cách trực tiếp. Prishvin nói cho chúng ta , con người
chúng ta có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên, chúng ta
có sự ràng buộc cả về thể xác lẫn tinh thần với chúng. Hãy
yêu thương động vật, cây cỏ vì trong bạn có một phần của
chúng.


“Chúng ta đã đánh mất khả năng bơi như cá, lắc lư
trên cái sào gắn vào thân cây lớn, thiên di từ miền đất này
sang miền đất khác như những hạt giống bay, và chúng ta
say mê tất cả những cái đó bởi vì tất cả đều từng là của
chúng ta, chỉ có điều đó là chuyện đã từ lâu, rất lâu rồi.
Chúng ta nhất thống với toàn thể thế giới, và bây giờ chúng
ta khôi phục mối quan hệ ấy với sức mạnh của sự quan tâm
ruột thịt và bằng chính cách đó chúng ta khám phá ra cái
riêng của mình trong những con người có lối sống khác,
thậm chí là trong các lồi động vật, thậm chí trong các lồi
thực vật…” [23;119].
Con người ln cho rằng bản thân là sinh vật tối cao,
thơng minh và có tình cảm. Tình cảm ấy của con người

thường dành cho đồng loại, cịn tình cảm dành cho các sinh
vật khác ln mang theo sự bất bình đẳng. Nhận thức của
nhân vật cũng là nhận thức mà con người cần thức tỉnh.
Chúng ta có cùng nguồn gốc với các sinh vật khác thậm chí
chúng ta cịn đánh mất một số bản năng trong q trình tiến
hóa và bây giờ chúng ta khao khát những bản năng ấy.
Prishvin nói con người có thể khám phá ra những bản năng
của mình trong lồi khác. Và ông nhấn mạnh tình yêu
thương, mối quan hệ giữa con người và các loài khác là mối


quan hệ ruột thịt, tình yêu thương của gia đình, tình yêu
thương ấy cũng là một phần bản năng của chúng ta. Chúng
ta yêu thương những loài khác theo bản năng như những
chú cáo nuôi nấng những con mèo, cây bạch dương chở che
cho cây vân sam. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể nhất
thống tồn thể thế giới – điều mà chúng ta luôn khao khát,
không bằng bạo lực mà là tình u thương.
Con người ln muốn nhất thống thế giới bằng cách tách
bản thân ra khỏi thế giới mà khơng biết chính mình là một
bản thế thống nhất các đặc điểm của các giống loài. Muốn
nhất thống thế giới, con người không thế thống trị mà cần
hòa hợp. Khi con người hòa hợp với thiên nhiên, chúng ta
mới tìm ra những bản năng đã đánh mất trong tự nhiên và
tìm thấy điểm chung với mn lồi.
Thiên nhiên thanh tẩy tâm hồn con người.
Xóa bỏ những xấu xa và thức tỉnh lương tri con người
Trong Giọt rừng, hình ảnh người đi săn xuất hiện rất
nhiều lần, tuy vậy chưa lần nào tác giả viết người đó thực
hiện được, săn được một con mồi nào. Thiên nhiên luôn

xuất hiện, làm giật mình, thức tỉnh lương tâm của họ khiến


họ khơng thể bóp cị, hoặc cử ra một thành viên của thiên
nhiên, ngăn chặn hành động của con người.
Khi nhân vật “tơi” muốn rình bắt con chồn, đã ngồi
chờ trước cửa hang hàng giờ đồng hồ. Khi trời tối, những
tưởng đó là thời gian mà con chồn khơng thể không ra khỏi
hang và hành vi của người đi săn sẽ thực hiện được thì tuyết
rơi. Những bơng tuyết trắng tinh khơi như muốn xóa sạch
những suy nghĩ khơng hay trong lịng con người. Bơng
tuyết lạnh giá khiến con người giật mình, nhận ra bản thân
khơng thể ngồi qua đêm để chỉ bắt con chồn và buộc phải từ
bỏ ý định của mình. Và thế là chú chồn lửng đã được an
tồn.
“Cuối cùng, nó đã khơng ra nữa. Và tơi đi về chưa kịp
đến chỗ nhà kiểm lâm đầu rừng thì những bơng hoa tuyết
trắng bắt đầu rơi. Chẳng lẽ con chồn lửng chỉ cần thò mũi ra
khỏi hang đã ngửi được trời sắp có tuyết?” [23;238].
Tuyết khiến con người hiểu ra được những chú chồn
rất thông minh, chúng đã đốn ra minh sẽ thốt được nên
khơng hề sợ hãi, và hành động chặn cửa hang chờ bắt chồn
của mình thật là nực cười.


Một câu chuyện nữa về người đi săn, ông ta là một họa
sĩ, một kẻ sẽ nhạy cảm và say mê trước hình ảnh đẹp.
“Và chỉ cịn việc ấn cị, - thì anh bỗng cảm thấy như
khơng phải mình sắp sửa bắn thiên nga mà là bắn vào
người. Hạ súng xuống, anh ngồi ngắm một lúc lâu rồi lặng

lẽ lùi lại, bị lui cho đến khi bầy thiên nga hồn tồn khơng
biết về phút nguy hiểm kinh hồng vừa qua.” [23;239].
Chúng ta đều tò mò, tại sao họa sĩ lại hạ súng xuống?
Tại sao anh ta nghĩ bắn thiên nga như bắn vào người. Liệu
có phải màn sương mù kia gây ra ảo giác, hay khung cảnh
đàn thiên nga quá đẹp, q kì diệu khiến con người ln
nâng niu vẻ đẹp kia phải chùn tay. Một sự thay đổi nào đó
đã diễn ra trong lịng người họa sĩ. Tác giả gọi ông ta là họa
sĩ mà không là người thợ săn. Có lẽ đối với một họa sĩ, đưa
tay bắn chết cái đẹp chẳng khác nào giết người cả. Tôi
không cho rằng có đấu tranh tâm lí hay phân tích lí lẽ nào
diễn ra trong đầu người họa sĩ trong khoảnh khắc anh ta hạ
súng xuống. Theo tôi, trong khoảnh khắc đó, chính khung
cảnh trước mắt đã thanh tẩy suy nghĩ muốn bắn giết, phá
hủy trong tâm hồn anh, trả lại một tâm hồn trong trẻo, tinh
tế với cái đẹp. Và tâm hồn ấy đã khiến hành động của anh
thay đổi, cũng là bị một ách nhẹ nhàng khơng tiếng động,


lúc nãy là bò đến để giết đàn thiên nga cịn lúc sau là khơng
muốn quấy rầy hay làm giật mình, sợ hãi những con thiên
nga xinh đẹp.
Đối với tác giả, thiên nga có quyền lực của cái đẹp.
Thật đúng vậy, khi một người đi săn khác chĩa súng vào
chúng, thì có một con cáo xuất hiện, mặc dù nó cũng đang
rình rập những chú thiên nga những vơ tình đã cứu đàn
thiên nga xinh đẹp khỏi họng súng của con người. Ta chưa
kịp may mắn những con thiên nga đã an tồn lại giật mình
lo lắng cho số phận của chú cáo, khơng phát hiện sự có mặt
của con người đang dần tiến đến trước đầu súng. Tác giả

dừng lại ở hình ảnh chú cáo tiến đến trước mặt con người
mà khơng nói cho ta biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo,
nhưng gợi ra cho chúng ta những mong đợi, có lẽ, đơi mắt
chú cáo vơ tội kia khi nhìn thẳng vào con người sẽ khiến
con người chùn bước và buông tay.
Mặc dù đây chỉ là một suy đốn, một hi vọng của
chúng ta tuy nhiên có thể thấy được, thiên nhiên trong tác
phẩm khơng chỉ cảm hóa tâm hồn nhân vật mà con cảm hóa
chính con người, làm cho cịn người khơng cịn những suy
nghĩ xấu mà khơi gợi những suy nghĩ, mong ước tốt đẹp
hơn của con người đối với thiên nhiên.


×