Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tim hieu phan bon va anh huong toi moi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.98 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> </b>

<b>TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU I</b>



<b> </b>

<b>Lớp: 11A1</b>



<b> </b>

<b> </b>


<b> </b>



<b> </b>



<b> </b>


<b> </b>

<b> </b>

<b>Nhóm</b>

<b> </b>



<b> </b>

<b>Hồ Văn Tự</b>


<b> Hồng Anh Cơi</b>



<b> Ngô Quang Tùng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b> </b>



<b> </b>

<b> </b>



<b>Từ lâu nơng dân ta đã có câu "người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân". Phân bón đã là</b>


<b>một trong những nhân tố chính làm</b> <b>tăng</b>


<b>năng suất cây trồng để nuôi sống nhân</b> <b>loại</b>


<b>trên thế giới. Nước ta là một nước</b>


<b>nơng nghiệp; chính vì vậy, phân bón</b> <b>lại</b>



<b>càng quan trọng hơn, nó giúp cho mùa</b>
<b>màng bội thu, giúp cho những người</b>


<b>nơng dân được ấm no. Phân giờ đây đã</b> <b>gắn</b>


<b>bó bền chặt với nơng nghiệp. Vì vậy,</b>
<b>chúng ta nên tìm hiểu và phân tích</b>
<b>những loại phân bón nào, sử dụng</b>
<b>phân ra sao cho đúng cách, để rút ra</b>


<b>những kinh nghiệm và tạo ra nhiều</b> <b>loại</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> A. P</b>

<b> HÂN ĐẠM</b>



<b>Phân đạm</b> là tên gọi chung của các loại phân bón vơ cơ cung cấp đạm cho cây.


Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là ngun tố tham
gia vào thành phần chính của clorơphin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại
vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy q trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều
nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do
đó làm tăng năng suất cây.


Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh
trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải,
cải bắp, v.v.


Có các loại phân đạm thường dùng sau đây:


<b>I. Phân urê</b>




Phân urê (NH2)2CO có 44–48% nitơ nguyên chất.. Loại phân này chiếm 59% tổng số các
loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Urê là loại phân có tỷ lệ nitơ cao
nhất. Trên thị trường có bán 2 loại phân urê có chất lượng giống nhau:


1. Loại tinh thể màu trắng, hạt trịn, dễ tan trong nước, có
nhược điểm là hút ẩm mạnh.


2. Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có
thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên
được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.


Phân urê


Trong công nghiệp, Urê được điều chế bằng cách cho amoniac tác dụng với CO2 ở nhiệt độ
180 -2000<sub>C, dưới áp suất ~ 200 atm: </sub>


CO2 + 2NH3  (NH2)2CO + H2O


Trong đất, dưới tác dụng của các vi sinh vật, urê bị phân hủy cho thoát ra amoniac, hoặc
chuyển dần thành muối amoni cacbonat khi tác dụng với nước:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất
khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích hợp trên đất chua
phèn.


Phân urê được dùng để bón thúc. Có thể pha lỗng theo nồng độ 0.5–1.5% để phun lên lá.
Trong chăn nuôi, urê được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho
lợn, trâu bò. Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen và không được phơi ra
nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với khơng khí và ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các


túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.


Trong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biuret. Đó là
chất độc hại biuret đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân urê khơng được có q 1,5%
biuret (theo Tiêu chuẩn Việt Nam).


<b>II. Phân amôn</b>

<b> i nitrat</b>

<b> .</b>



Phân amơni nitrat (NH4NO3) có chứa 33–35% nitơ ngun chất. Ở các
nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm


được sản xuất hàng năm.


Phân này ở dưới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám.
Amôni nitrat dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo


quản và khó sử dụng. Là loại phân sinh lý chua. Tuy vậy, đây là loại
phân bón q vì có chứa cả NH4+ và cả NO3-, phân này có thể bón cho nhiều Phân
amoni nitrat


loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Amơn nitrat bón thích hợp cho nhiều loại cây
trồng cạn như thuốc lá, bơng, mía, ngơ…


Phân này được dùng để pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà kính và tưới
bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.


<b>III. Phân sunphat đạm</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Sunphat đạm là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡng thiết yếu
cho cây.



Phân này dễ tan trong nước, khơng vón cục. Thường ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử
dụng. Tuy nhiên, nếu để trong môi trường ẩm phân dễ vón cục, đóng lại thành từng tảng rất
khó đem bón cho cây.


Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất
khơng bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân mới dùng được đạm sunphat
amôn. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu S).
Đạm sunphat được dùng chuyên để bón cho các lồi cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ,
lạc v.v. và các loại vây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô.


Cần lưu ý đạm sunphat là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với
cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất
đạm.


Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá. Khơng nên sử dụng phân đạm
sunphat để bón trên đất phèn, vì phân dễ làm chua thêm đất.


<b>IV. Phân đạm clorua</b>



Phân này (NH4Cl) có chứa 24–25% nitơ nguyên chất. Đạm clorua có dạng tinh thể mịn,
màu trắng hoặc vàng ngà. Phân này dễ tan trong nước, ít hút ẩm, khơng bị vón cục, thường
tơi rời nên dễ sử dụng. Là loại phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các
loại phân bón khác. Đạm clorua khơng nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành,
tỏi, bắp cải, vừng, v.v.


Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn khơng nên bón phân đạm clorua, vì ở
những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc.


<b>V. Phân Xianamit canxi</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thể khử được chua, dùng rất tốt ở các loại đất chua. Xianamit canxi thường được dùng để
bón lót. Muốn dùng để bón thúc phải đem ủ trước khi bón. Bởi vì phân này khi phân giải
tạo ra một số chất độc có thể làm hỏng móng chân trâu bị, hại da chân người nông dân.
Thường sau 7 – 10 ngày các chất độc mới hết. Thưởng xianamit canxi được trộn ủ với
phân rác làm cho phân chóng hoai mục. Phân này khơng được dùng để phun lên lá cây.


<b>VI. Phân phơtphat đạm (cịn gọi là photphat amơn):</b>



Là loại phân vừa có đạm, vừa có lân. Trong phân có tỷ lệ đạm là 10-18%, tỷ lệ lân là
44-50%. Phơtphat đạm có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng,nói chung màu sắc tùy thuộc vào
nhà sản xuất và không ảnh hưởng tới chất lượng. Trên thị trường hiện nay đang lưu hành
hai loại phân bón ammonphot là DAP(18-46-0)và MAP( 10-50-0) Phân dễ chảy nước. Vì
vậy, người ta thường sản xuất dưới dạng viên và được đựng trong các bao nilông. Phân rất
dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh. Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều
tốt. Phân là loại dễ sử dụng. Phân DAP là loại phân trung tính nên có thể sử dụng trên các
loại đất khác nhau, cịn phân MAP là loại chua sinh lý(pH: 4-4.5) nên không thích hợp đối
với các loại đất chua. Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên cần bón phối hợp với
các loại phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây cần nhiều đạm.


<b>***Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm</b>



Ở nước ta có 3 loại phân đạm thường được dùng phổ biến nhất, đó là: phân urê, phân amơn
sunphat và phân amơn phôtphat. Khi được sử dụng hợp lý, 1 kg N nguyên chất có thể thu
được 10 – 22 kg thóc hoặc 25 – 35 kg ngô hạt. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng các loại phân
hoá học cần chú ý đến những điểm sau đây:


1. Phân cần được bảo quản trong các túi nilơng. Chỗ để phân cần thống mát, khô ráo,
mái kho không bị dột. Không để chung phân đạm cùng với các loại phân khác.



2. Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây trồng. Cây có những đặc tính rất khác
nhau. Nhu cầu của cây đối với N cũng rất khác nhau. Có cây yêu cầu nhiều N, có cây u
cầu ít. Nếu bón N nhiều, vượt quá yêu cầu của cây, N cũng gây ra những tác hại đáng kể.
Bón đúng yêu cầu của cây, N phát huy tác dụng rất tốt.


3. Cần bón đúng dạng phân theo đặc điểm của cây và của đất đai. Đối với các loại cây
trồng cạn như: ngô, mía, bơng v.v.. bón đạm nitrat là thích hợp, nhưng đối với lúa nước
nên bón đạm clorua hoặc SA. Đối với các loại cây họ đậu nên bón đạm sớm, trước khi nốt
sần được hình thành trên rễ cây. Khi trên rễ cây đã có các nốt sần, khơng nên bón đạm, vì
đạm ngăn trở hoạt động cố định đạm từ khơng khí của các lồi vi khuẩn nốt sần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Phân có tính kiềm nên bón cho đất chua. Phân chua sinh lý nên bón cho đất kiềm. Đất lầy
thụt, nhiều bùn khơng cần bón phân đạm.


1. Cần bón đạm đúng lúc. Tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của
cây.


2. Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với lân và kali.


3. Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết. Khơng bón lúc mưa to, lúc
ruộng vườn đầy nước.


4. Khơng bón đạm tập trung vào một lúc, một chỗ, mà cần chia thành nhiều lần để
bón và bón vãi đều trên mặt đất ở những nơi cần bón. Khơng bón đạm q thừa. Vì khi
thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép nhiều, quả dễ rụng,
nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả giảm. Tốn tiền mua phân đạm mà không thu được kết quả
gì, gây lãng phí.


5. Bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới đất, sục bùn (đối với lúa).



<b> B. P</b>

<b> HÂN LÂN</b>



Lân có vai trị quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt
nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành
phần các enzim, các prơtêin, tham gia vào q trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích
sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm
điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ


ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi,
thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm
tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố
không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ
chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v…
Ở một số loại đất trên nước ta, lân trở thành yếu tố
hạn chế đối với năng suất cây trồng. Đặc biệt ở hầu
hết các loại đất trồng lúa ở các tỉnh phía Nam.
Thiếu lân khơng những làm cho năng suất cây
trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả của phân


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>I. Phôtphat nội địa</b>



Đó là loại bột mịn, màu nâu thẫm hoặc đơi khi có màu nâu nhạt. Tỷ lệ lân nguyên chất
trong phân thay đổi rất nhiều, từ 15% đến 25%. Loại phân thường có trên thị trường có tỷ
lệ là 15 – 18%. Trong phân phôtphat nội địa, phần lớn các hợp chất lân nằm ở dạng khó
tiêu đối với cây trồng. Phân có tỷ lệ vơi cao, cho nên có khả năng


khử chua. Vì lân trong phân ở dưới dạng khó tiêu, cho nên phân chỉ
dùng có hiệu quả ở các chân đất chua. Ở các chân ruộng không chua,
hiệu lực của loại phân này thấp; ở loại đất này, loại phân này dùng
bón cho cây phân xanh có thể phát huy được hiệu lực. Phân này chỉ


nên dùng để bón lót, khơng dùng để bón thúc. Khi sử dụng có thể
trộn với phân đạm để bón, nhưng trộn xong phải đem bón ngay,


khơng được để lâu. Phân này dùng để ủ với phân chuồng rất tốt. Phân phôtphat nội địa ít
hút ẩm, ít bị biến chất, cho nên có thể cất giữ được lâu. Vì vậy, bảo quản tương đối dễ
dàng.


<b>II. Phân apatit</b>



Là loại bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu. Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi
nhiều. Thường người ta chia thành 3 loại: loại apatit giàu có trên 38% lân; loại phân apatit
trung bình có 17 – 38% lân; loại phân apatit nghèo có dưới 17% lân. Thường loại apatit
giàu được sử dụng để chế biến thành các loại phân lân khác, còn loại trung bình và loại
nghèo mới được đem nghiền thành bột để bón cho cây. Phần lớn lân trong phân apatit ở
dưới dạng cây khó sử dụng. Apatit có tỷ lệ vơi cao nên có khả năng khử chua cho đất. Phân
này được sử dụng tương tự như phôtphat nội địa. Sử dụng và bảo quản phân này tương đối
dễ dàng vì phân ít hút ẩm và ít biến chất.


<b>III. Supe</b>

<b> photphat</b>



Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Một số trường hợp supe lân
được sản xuất dưới dạng viên. Có hai loại supephotphat là supephotphat đơn và
supephatphat kép. Thành phần chính của cả hai loại là muối tan canxi đihiđrophotphat.
a) Supephotphat đơn:


Supephotphat đơn chứa 16 – 20% P2O5, được sản xuất bằng cách cho bột quặng photphorit
hoặc apatit tác dụng với axit sunfuric đặc:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

b) Supephotphat kép:



Supephotphat kép chứa hàm lượng P2O5 cao hơn (40 – 50%) vì chỉ có Ca(H2PO4)2. Q
trình sản xuất Supephotphat kép xảy ra qua hai giai đoạn: điều chế axit photphoric, và cho
axit photphoric tác dụng với photphoric hoặc apatit:


Ca3(PO4)2 + 3H2SO4  2H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4  3Ca(H2PO4)2
Ngồi ra, trong phân này có chứa một lượng lớn thạch cao.


<b>***Cách sử dụng phân lân:</b>



Trong phân cịn chứa một lượng khá lớn axit, vì vậy phân có phản ứng chua. Phân dễ hồ
tan trong nước cho nên cây dễ sử dụng. Phân thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa
trơi. Supe lân có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được. Phân này có thể sử dụng để
bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua
nên bón vơi khử chua trước khi bón supe lân. Supe lân có thể dùng để ủ với phân chuồng.
Nếu supe lân quá chua, cần trung hồ bớt độ chua trước khi sử dụng. Có thể dùng phôtphat
nội địa hoặc apatit. Nếu đất chua nhiều dùng 15 – 20% apatit để trung hoà, đất chua ít dùng
10 – 15%. Nếu dùng tro bếp để trung hồ độ chua của supe lân thì dùng 10 – 15%, nếu
dùng vơi thì tỷ lệ là 5 – 10%. Phân supe lân thường phát huy hiệu quả nhanh, cho nên để
tăng hiệu lực của phân, người ta thường bón tập trung, bón theo hốc, hoặc sản xuất thành
dạng viên để bón cho cây. Phân này có thể dùng để hồ phân rễ mạ. Supe lân ít hút ẩm,
nhưng nếu cất giữ khơng cẩn thận phân có thể bị nhão và vón thành từng cục. Phân có tính
axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt.


<b>IV. Tecmô phôtphat (phân lân nung chảy)</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>V. Phân lân kết tủa</b>



Phân có dạng bột trắng, nhẹ, xốp trong giống như vơi bột. Phân có tỷ lệ lân nguyên chất
tương đối cao, đến 27 – 31%. Ngoài ra trong thành phần của phân có một ít canxi. Phân


này được sử dụng tương tự như tecmơ phơtphat. Phân ít hút ẩm cho nên bảo quản dễ dàng.


<b> C. PHÂN KALI</b>



<b>I. Các loại phân Kali:</b>


<b> 1. Phân clorua kali:</b>



Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. Nông dân ở một số nơi gọi là phân muối ớt.
Cũng có dạng clorua kali có màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết tinh thành hạt
nhỏ. Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%. Ngồi ra trong phân cịn có một
ít muối ăn (NaCl). Clorua kali là loại phân chua sinh lý. Phân này khi để khơ có độ rời tốt,
dễ bón. Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó
sử dụng. Hiện nay, phân clorua kali được sản xuất với khối
lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93% tổng lượng


phân kali. Cloria kali có thể dùng để bón cho nhiều loại
cây trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể dùng phân này
để bón lót hoặc bón thúc. Bón thúc lúc cây sắp ra hoa làm
cho cây cứng cáp, tăng phẩm chất nơng sản. Clorua kali
rất thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa clo. Khơng nên
dùng phân này để bón vào đất mặn, là loại đất có


nhiều clo, và khơng bón cho thuốc lá là loại cây


không ưa clo. Phân này cũng không nên dùng bón cho một
số lồi cây hương liệu, chè, cà phê, vì phân ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản.


Hình 2: Phân kali


<b>2. Phân sunphat kali</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>3. Một số loại phân kali khác</b>



Phân kali – magiê sunphat có dạng bột mịn màu xám. Phân có hàm lượng K2O: 20 – 30%;
MgO: 5 – 7%; S: 16 – 22%. Phân này được sử dụng có hiệu quả trên đất cát nghèo, đất bạc
màu. Phân “Agripac” của Canada có hàm lượng K2O là 61%. Đây là loại phân khô, hạt to,
khơng vón cục, dễ bón, thường được dùng làm nguyên liệu để trộn với các loại phân bón
khác sản xuất ra phân hỗn hợp. Muối kali 40% có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít
vảy màu hồng nhạt. Ngoài hàm lượng kali chiếm 40% trong khối lượng phân, trong thành
phần của phân cịn có muối ăn với tỷ lệ cao hơn muối ăn trong phân clorua kali. Phân này
cần được sử dụng hạn chế trên các loại đất mặn.


<b>II. Tác dụng và một số lưu ý khi sử dụng phân Kali:</b>



Nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây. Kali có vai trị chủ yếu trong việc
chuyển hố năng lượng trong q trình đồng hố các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm
tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống
chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu
úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nơng sản và góp phần làm tăng năng suất
của cây. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho
hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả. Kali làm tăng chất bột trong củ
khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía. Trên phương diện khối lượng, cây trồng cần
nhiều K hơn N. Nhưng vì trong đất có tương đối nhiều K hơn N và P, cho nên người ta ít
chú ý đến việc bón K cho cây. Trong cây K được dự trữ nhiều ở thân lá, rơm rạ, cho nên
sau khi thu hoạch kali được trả lại cho đất một lượng lớn. Kali có nhiều trong nước ngầm,
nước tưới, trong đất phù sa được bồi hàng năm. Vì vậy, việc bón phân kali cho cây không
được chú ý đến nhiều. Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp càng ngày người ta càng sử
dụng nhiều giống cây trồng có năng suất cao. Những giống cây trồng này thường hút nhiều
K từ đất, do đó lượng K trong đất không đủ đáp ứng nhu cầu của cây, vì vậy muốn có năng
suất cao và chất lượng nơng sản tốt, thì phải chú ý bón phân kali cho cây. Mặt khác, các bộ


phận thân lá cây, rơm rạ, v.v.. sau khi thu hoạch sản phẩm chính của nông nghiệp, hiện nay
được sử dụng nhiều để nuôi trồng nấm, làm vật liệu độn chuồng, làm chất đốt, v.v.. và bị
đưa ra khỏi đồng ruộng, vì vậy, việc bón kali cho cây càng trở nên cần thiết. Những nghiên
cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy trừ đất phù sa sơng Hồng có hàm lượng kali
tương đối khá, còn lại phần lớn các loại đất ở nước ta đều nghèo kali. Hàm lượng kali ở các
loại đất này thường là dưới 1%. Ở các loại đất xám, đất cát, đất bạc màu, đất nhẹ ở miền
Trung nước ta, kali có ý nghĩa rất lớn trong việc làm tăng năng suất cây trồng. Kali cũng
cho kết quả tốt trên đất xám Đông Nam Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

1. Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại
đất trung tính nên kịp thời bón thêm vơi.


2. Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.


3. Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết
hoa, làm củ, tạo sợi.


4. Có thể bón tro bếp để thay thế phân kali.


5. Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón
quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê. Khi xảy
ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri.


Các loại cây có phản ứng tích cực với phân kali là: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai,
sắn, bông, đay, v.v..


<b> D. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN KHÁC</b>



I.

<b>Phân hỗn hợp và phân phức hợp</b>




Phân hỗn hợp và phân phức hợp là loại phân bón chứa đồng thời hai hoặc ba nguyên tố cơ
bản.


 Phân hỗn hợp: chứa tất cả ba nguyên tố N, P, K được gọi là phân
NPK.


 Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng
tương tác hóa học của các chất
phân NPK


II.

<b> Phân vi lượng:</b>



Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo... ở dạng các hợp
chất. Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ loại phân này để tăng khả năng kích thích q
trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp.


<b> E. ỨNG DỤNG CỦA PHÂN BÓN VÀO ĐỜI SỐNG</b>


<b> VÀ MỘT SỐ MẶT TRÁI CỦA NÓ!</b>



<b>I. Ứng dụng</b>

:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

phần và tỷ lệ phù hợp. Trẻ con tuy lúc mới sinh có cơ thể to, nặng cân nhưng nếu sữa mẹ
kém chất, ni nấng thiếu khoa học thì cũng có thể trở nên cịi cọc. Đối với cây trồng,
nguồn dinh dưỡng đó chính là các chất khống có chứa trong đất, trong phân hoá học và
các loại phân khác. Trong các loại phân thì phân hố học có chứa nồng độ các chất khoáng
cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hố học ra đời, năng suất cây trồng trên thế giới cũng
như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ tính từ năm 1960 đến 1997, năng
suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng phân hoá học
đã được sử dụng (NPK, trung, vi lượng ) bón cho lúa. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20
(từ 1960-1997), diện tích trồng lúa tồn thế giới chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã


tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học
tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định lương thực trên thế giới. Ở nước
ta, do chiến tranh kéo dài, cơng nghiệp sản xuất phân hố học phát triển rất chậm và thiết
bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, nơng dân mới có
điều kiện sử dụng phân hố học bón cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm
1974/1976 bình qn lượng phân hố học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3
kg/ha. Năm 1993-1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân
hố học do nơng dân sử dụng đã tăng lên đến 279 kg/ha canh tác. Số lượng phân hố học
bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất
rõ, đặc biệt là cây lúa. Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân
hố học bón vào. Tuy nhiên khơng phải cứ bón nhiều phân hố học thì năng suất cây trồng
cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng như con người phải được ni đủ chất, đúng cách và cân
bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt, năng suất mới cao và ổn định được. Vì vậy phân chuyên
dùng ra đời là để giúp người trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi hơn.


<b>II. Mặt hai của phân bón hóa học:</b>



Trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và
được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng
năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo
đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng
30-35% tổng sản lượng cây trồng.


Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy
định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản
phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng
theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi
trường sản xuất nông nghiệp và mơi trường sống.


Phân bón gây nên tác động ơ nhiễm mơi trường thường biểu hiện ở các khía cạnh sau:



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ơ nhiễm mơi trường phải kể đến
đó là lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do bón
khơng đúng cách… như đã được tính tốn ở phần trên. Do tập quán canh tác, do chưa được
đào tạo, tập huấn rất nhiều nơng dân hiện nay bón phân chưa đúng lượng và đúng cách.


Hầu hết người nông dân hiện nay đều bón quá dư thừa lượng đạm, gây nên hiện
tượng lúa lốp, tăng quá trình cảm nhiễm với sâu bệnh, dễ bị đổ ngã. Biểu hiện của việc bón
dư thừa đạm qua quan sát bằng mắt thường cho thấy màu lá cây thường xanh mướt hoặc
nếu quá dư thừa thì lá màu xanh đậm. Nếu sử dụng bảng so màu lá thì độ đậm của màu lá
càng được thấy rõ hơn. Chương trình 3 giảm, 3 tăng cũng là những minh chứng cho việc
lạm dụng bón quá dư thừa lượng đạm.


Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón ít được vùi vào
trong đất. Xét về mặt hoá học đất, các keo đất là những keo âm (-) còn các yếu tố dinh
dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+). Khi bón phân vào đất, được vùi lấp cẩn thận
thì các keo đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng và nhả ra một cách từ từ tuỳ theo yêu cầu của
cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Như vậy, bón phân có vùi lấp khơng chỉ
có tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà cịn làm giảm
bớt ơ nhiễm mơi trường. Các nghiên cứu cho thấy việc bón phân có vùi lấp làm tăng hiệu
suất sử dụng phân bón của cây trồng có thể đạt được từ 70-80% so với bón rải trên bề mặt
chỉ đạt được từ 20-30%.


Các yếu tố dinh dưỡng vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây
trồng. Ở một số vùng đất và một số cây trồng, loại cây trồng biểu hiện triệu chứng thiếu
ding dưỡng Zn hoặc Cu khá rõ rệt. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành
những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con
người và gia súc. Hiện nay với kỹ thuật sử dụng phân bón lá các loại phân bón vi lượng
trong đó có Cu và Zn được bón trực tiếp cho cây dưới dạng Chelate (dạng mạch vòng)


hoặc kết hợp với các chất mang khác để quá trình hấp thu vào cây được nhanh và thuận lợi,
nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Tuy nhiên nếu sử dụng cho các loại cây rau ăn lá, cho
chè và các loại quả khơng có vỏ bóc mà không chú ý tới thời gian cách ly và liếu lượng sử
dụng theo đúng quy thì các yếu tố dinh dưỡng trên lại trở thành các yếu tố độc hại cho
người tiêu dùng.


<b>2. Ô nhiễm do từ các nhà máy sản xuất phân bón </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

dụng nguyên liệu là các phế phụ phẩm cây trồng hoặc chăn ni hay ngun liệu của q
trình sản xuất mía đường, bột sắn… với các cơng nghệ xử lý môi trường thô sơ đã gây nên
ô nhiễm cho nguồn nước do thải ra các chất độc hại chưa được xử lý triệt để và thải các
chất có mùi gây ô nhiễm không khí cho các khu vực dân cư sống lân cận.


<b>3. Phân bón có chứa một số chất độc hại</b>


Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây độc hại cho
cây trồng và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại, các chất
kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Theo quy định hiện hành, các loại kim
loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd);
các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là những loại
gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm. Phân bón có chứa kim loại nặng và vi sinh vật
gây hại thường gặp trong những hợp sau đây:


- Phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công
nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Để tận dụng nguồn hữu cơ,
đồng thời giải quyết những vấn đề về môi trường cho các đô thị, các trại chăn nuôi tập
trung, các nhà máy chế biến nơng sản... hiện nay đã có một số nhà máy sử dụng các nguồn
nguyên liệu nêu trên để sản xuất ra các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi
sinh để bón trở lại cho cây trồng. Các loại phân bón được sản xuất từ các nguồn nguyên
liệu nêu trên sẽ gây nên sự ơ nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật


gây hại vượt quá mức quy định. Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nơng hố từ năm
2004 -2007 cho thấy trong số các kim loại nặng thì Thuỷ ngân, cịn đối với các vi sinh vật
gây hại thì Coliform là những yếu tố thường vượt quá mức cho phép ở nhiều mẫu phân bón
được kiểm tra thuộc nhóm trên.


- Phân bón được sản xuất từ nguồn phân lân nhập khẩu từ nước ngồi do có chứa
hàm lượng Cadimi q cao, vượt q mức quy định được phép sử dụng. Đã có rất nhiều tài
liệu cho thấy nguồn phân lân từ các nước vùng Nam Mỹ hoặc Châu Phi thường có hàm
lượng Cd cao ở mức trên 200 ppm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

mạ vụ Đông xuân 2007/2008 ở Phú Xuyên Hà Nội (Hà Tây cũ) đã bị thiệt hại do sử dụng
phân bón Tăng trưởng AC GABA CYTO có chứa chất kích thích sinh trưởng mà chỉ
khuyến cáo dùng cho chè và rau xanh nhưng đã sử dụng cho mạ, do dùng sai đối tượng cây
trồng. Cần thiết phải có những điều tra tổng thể về hàm lượng các chất kích thích sinh
trưởng trong phân bón để đưa ra những quy định, các biện pháp quản lý chặt chẽ và có
hiệu quả đối với đối tượng này, tuy nhiên việc điều tra đòi hỏi tiêu tốn khá nhiều kinh phí
vì mẫu phân tích các chỉ tiêu về chất kích thích sinh trưởng thường rất đắt, số lượng phịng
phân tích có khả năng phân tích được các chỉ tiêu này trên cả nước cịn rất ít.


<b>4. Phân bón đối với vệ sinh an tồn thực phẩm và sức khoẻ con người</b>


Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trường
và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm khơng đúng cách đã làm cho
Nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho
các nguồn nước. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá
trình này gây ra sự giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3-)
hoặc Nitrit (NO2-<sub>) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp</sub>
cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi and Hasegawa, 1995). Đặc biệt
gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản
phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các


nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là
nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc
biệt là trẻ em. TS. Lê Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong những thập niên gần đây,
mức NO3-<sub> trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là do sự sử dụng phân đạm</sub>
vơ cơ tăng, gây rị rỉ NO3-<sub> xuống nước ngầm. Hàm lượng NO3</sub>-<sub> trong nước uống tăng gây ra</sub>
nguy cơ về sức khoẻ đối với cộng đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO3
-trong nước uống là 50 mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y
học đã xác định NO2-<sub> ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau: gây nên chứng máu</sub>
Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.


Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các sản phẩm
trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với
Canxi tạo thành muối triphosphat canxi khơng hịa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản
xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng
xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.


<b>III. ĐỂ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU SUẤT SỬ DỤNG PHÂN BĨN</b>
<b>GIẢM THIỂU Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

sát chặt ngay từ khâu sản xuất, nhập khẩu và trong quá trình sử dụng. Một số giải pháp sau
đây được đề xuất để giảm thiểu sự ô nhiễm, đồng thời tăng hiệu suất sử dụng phân bón:


<b>1. Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón</b>


Để hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do bón phân quá liều, có thể áp
dụng các giải pháp về kỹ thuật sau đây:


- Sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng
của phân bón. Hiện nay đã có một số loại phân bón hoặc các chế phẩm có khả năng làm
tăng hiệu suất sử dụng đạm từ 25-50% khi sử dụng phối hợp với phân đạm. Cơ chế tăng


hiệu suất sử dụng dinh dưỡng được xác định do việc hạn chế hoạt động của men phân giải
Ureaza, men làm mất đạm; tăng khả năng lưu dẫn N cho cây trồng. Các loại phân bón có
cơng dụng nêu trên như: NEB 26, Wehg, Agrotain… có thể giảm ¼ đến ½ lượng đạm so
với lượng dùng thông thường mà cây trồng vẫn cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt.
Cần phải tổ chức khuyến cáo và hướng dẫn rộng rãi để nhanh chóng đưa các chế phẩm nêu
trên được sử dụng trên toàn quốc.


- Sử dụng các loại phân bón lá có chứa K-humate và các yếu tố đa lượng, trung lượng,
vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tăng khả năng phục hồi, tăng sức đề kháng của cây
trồng đối với sự thay đổi và khó khăn của thời tiết và tăng đề kháng sâu bệnh, tăng hiệu suất
sử dụng các yếu tố đa lượng. Tiến bộ kỹ thuật về phân bón lá đối với cây trồng đã được
khẳng định, sử dụng phân bón lá vào các thời điểm thích hợp sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng
các yếu tố dinh dưỡng đa lượng một cách cân đối, bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cây
trồng vào những giai đoạn thiết yếu. Liều lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc
phân phối.


- Bón bổ sung các loại phân bón có chứa yếu tố Silic làm tăng khả năng cứng cây
chống đổ ngã, tăng khả năng quang hợp, tăng sử dụng cân đối dinh dưỡng, nâng cao hiệu
suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng NPK, đặc biệt có tác dụng đối với cây lúa và
cây họ hồ thảo. Vai trị của yếu tố Silic gần đây đã được xác định rõ và được bổ sung vào
Danh mục phân bón như là một yếu tố trung lượng.


- Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan (slow release fertilizer) để cây trồng sử
dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ơ nhiễm mơi
trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và
giảm ơ nhiễm mơi trường.


<b>2. Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền</b>



Để đảm bảo các giải pháp về khoa học-kỹ thuật có thể đến được người nông dân cần
thiết phẩi tổ chức đào tạo tập huấn cho người nông dân và các cán bộ quản lý, cán bộ
khuyến nông các cấp cần tập trung vào một số giải pháp sau:


- Các Viện, Trường, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón tổ chức các
hạot động: hội thảo, xây dựng mơ hình trình diễn, hướng dẫn các biện pháp tăng hiệu suất
sử dụng phân bón, triển khai chương trình “3 giảm 3 tăng”, tập huấn và hướng dẫn cho
nông dân về sử dụng phân bón. Nghiên cứu tạo ra các cơng cụ bón phân, tạo ra các phương
thức bón, để giảm thiểu sử dụng lao động, đưa phân bón vào trong đất tránh rửa trôi, bay
hơi… Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm phân bón mới, các chế phẩm sinh học giúp cho q
trình xử lý ủ phân hoặc xử lý các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi mau hoai, giảm
thiểu mùi hạn chế mức thấp nhất khả năng ô nhiễm môi trường.


- Thông qua hệ thống thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo chí…tăng cường
việc phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm về sản xuất, sử dụng phân
bón có hiệu quả. Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Ninh
Thuận… đã tổ chức tốt chương trình truyền hình “Nhịp cầu nhà nơng” để phổ biến các
kiến thức về nơng nghiệp cho nơng dân một cách nhanh chóng và có hiệu quả, đem lại cho
nơng dân những hiểu biết và những kiến thức mới.


- Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hệ thống tổ chức, quản lý các
hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng phân bón, đặc biệt cần tăng cường giám sát các loại
phân bón có chứa các chất độc hại, có nguy cơ gây ơ nhiễm cao trên phạm vi cả nước.


</div>

<!--links-->
Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 26.DOC
  • 20
  • 1
  • 5
  • ×