Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.39 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
UBNDHUYỆN HOÀ VA CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b>PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>
Số : 699 /PGDĐT Hoà Vang, ngày 08 tháng 11 năm 2010
<b>BÁO CÁO SƠ KẾT</b>
<b>2 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA </b>
<b>“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN – HỌC SINH TÍCH CỰC” </b>
<b>I. CƠNG TÁC CHỈ ĐẠO:</b>
1. Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp:
- Chỉ thị 40/2008/BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc phát
động phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong trường phổ thơng giai đoạn 2008-2013.
- Nghị quyết số 05/NQ-HU của Huyện Uỷ về triển khai phong trào thi đua “
Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”
- Kế hoạch số 01/KHLN/GD&ĐT-VHTT-ĐTN ngày 30/9/2008 của liên
ngành GD&ĐT, Văn hóa Thể thao và Thanh niên về triển khai phong trào xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Công văn 2282/KH-LT ngày 15/8/2008 của Sở GD&ĐT- CĐGD thành
phố Đà Nẵng về triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực.
- Cơng văn số 580/GD&ĐT-HV ngày 20/10/2008 của Phòng GD&ĐT Hòa
Vang “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường phổ
thơng giai đoạn 2008-2013.
- Công văn số 1741/BGDĐT ngày 5/3/2009 của Bộ GD&ĐT và công văn số
1452/GDĐT-VP ngày 24/4/2009 của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng về việc
hướng dẫn đánh giá phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
- Cơng văn số 273/GD&ĐT-HV ngày 6/5/2009 của Phòng GD&ĐT Hòa
Vang về việc hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua” xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Kế hoạch liên tịch giữa GD&ĐT, Hội LHPN huyện và Hội Khuyến học
Hòa Vang về phối hợp thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực.
2.Sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, của trường và sự phối hợp của các
<b>ban, ngành, đồn thể ở địa phương.</b>
<b>- Phịng GD&ĐT Huyện đã tham mưu và báo cáo với Huyện Uỷ, UBND</b>
huyện về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện và học sinh tích cực” và đã được Huyện Uỷ thống nhất đưa vào Nghị quyết
số 05/NQ-HU của Huyện Uỷ.
- Các trường đã tổ chức hội nghị đánh giá một năm triển khai thực hiện Chỉ
thị 40/2008/CT-BGD ĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
<b>II. Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua:</b>
<i><b>1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến</b></i>
<i><b>trường:</b></i>
Số trường có khn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo
thống mát, ln sạch đẹp: 38 trường, trong đó:
+ Mầm non: 12 trường. + THCS 7 trường.
+ Tiểu học: 19 trường.
Tổng số cây trồng mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): 840 cây.
Số trường có cơng trình vệ sinh xây mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay):
20 cơng trình mới.
+ Mầm non: 4 cơng trình. + THCS: 6 cơng trình
+ Tiểu học: 10 cơng trình.
<i> - Số trường có nhà vệ sinh: </i>
+ Mầm non: 12 trường + THCS: 11 trường
+ Tiểu học: 19 trường
Số trường có đủ bàn ghế, phù hợp độ tuổi học sinh: 44 trường, trong đó:
+ Mầm non: 12 trường. + THCS: 11 trường.
+ Tiểu học: 19 trường.
Số trường có đủ cơ sở vật chất đảm bảo an tồn trong khn viên trường:
Phịng học, bàn ghế, tường rào, các thiết bị điện nước sinh hoạt, thiết bị dạy học;
vườn cây, ao, hồ, ... đã có các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên,
học sinh: 42 trường, trong đó:
+ Mầm non: 12 trường. + THCS 11 trường.
Số trường đã có nội dung, chương trình và thường xuyên tổ chức các hoạt
động giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an
toàn: 42 trường, trong đó:
+ Mầm non: 12 trường. + THCS: 11 trường.
+ Tiểu học: 19 trường.
Kết quả thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở)
- Số trường đã phối hợp với các ngành, đơn vị và thực hiện tốt việc đảm
bảo “3 đủ” cho 100 % học sinh: Tổng số: 42 trường, trong đó:
+ Mầm non: 12 trường. + THCS: 11 trường.
+ Tiểu học: 19 trường.
+ Khơng có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở.
- Giải pháp của địa phương trong việc đảm bảo thực hiện “3 đủ” .
chức Tầm nhìn thế giới giúp đỡ cho 240 học sinh học yếu có nguy cơ bỏ học mỗi
em 450.000 đ/năm ( 3 năm qua đều có) để có điều kiện học tập.
Ngành giáo dục đã phát động phong trào hiến sách giáo khoa cũ , hai năm
qua đa thu được 5000 bản sách, đã giúp đỡ kịp thời các em học sinh nghèo.
Hội khuyến học huyện bằng nhiều chương trình hoạt động đã trợ cấp học
bỗng cho hàng trăm học sinh vượt khó trong học tập số tiền lên đến hơn 1 tỷ
đồng.
<i><b>2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh,</b></i>
<i><b>giúp các em tự tin trong học tập.</b></i>
-Cán bộ quản lý đã dự tập huấn về Đổi mới công tác quản lý, Đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ
<i>5/2008 đến tháng 5/2010): 42 người</i>
+ Mầm non: 12 người+ THCS: 11 người+ Tiểu học:19 người/tổng số 19
Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới Đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
Tổng số: 1374người
+ Mầm non: 288 người/ + THCS:504 người
+ Tiểu học: 582 người
- Số trường đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: 42 trường
Chất lượng học tập của học sinh:
Số học sinh (phổ thơng) đạt học sinh giỏi tồn diện năm học 2008 – 2009:
Tổng số: 2.979 học sinh/ tổng số 18.319 trong đó:
+ Tiểu học: 2.785 HS/ tổng số 9.209
+ THCS: 194 HS/ tổng số 9110
Số học sinh (phổ thông) đạt học sinh giỏi toàn diện năm học 2009 –
2010:
Tổng số: 4.210 học sinh/ tổng số 17.926 rong đó:
+ Tiểu học: 3.995 HS/ tổng số 9.446
+ THCS: 215 HS/ tổng số 8.480
Số lượng giáo viên được học sinh tôn vinh là 2 giáo viên ( Thầy: Trần Út
THCS Nguyễn Phú Hường, cô: Huỳnh Thị Phương Thúy, trường Tiểu học Lâm
Quang Thự)
<i><b>3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:</b></i>
- Các trường học đã xây dựng được Quy tắc ứng xử giữa các thành viên
trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy
tắc đó hàng ngày và 100% học sinh ký cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội,
đồng thời tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ,
phịng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Các trường đã tổ chức
phổ biến Luật Giao thơng và giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh. Đặc biệt
thông qua hộp thư Điểu em muốn nói và Hội thi giao lưu ứng xử gíup các em học
sinh tự tin trong học tập và rèn luyện kỹ năng sống.
<i><b>4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh:</b></i>
nhà trường luôn vui tươi, lành mạnh. Như đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt
động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường.
Tuy nhiên việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học cịn
gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Vì huyện Hịa Vang là vùng địa bàn
ngoại thành nên học sinh gần gũi với các trò chơi dân gian, biết nhiều làn điệu
dân ca. Giáo viên các trường nhiệt tình trong cơng tác tổ chức các trị chơi dân
Tuy nhiên thời gian để tổ chức các trò chơi dân gian, tập luyện hát dân ca
cịn hạn chế nên khó tổ chức thường xuyên và rộng rãi trong học sinh. Diện tích
sân chơi của một số trường cịn hạn hẹp nên khơng đảm bảo để tổ chức hoạt động
toàn trường.
<i><b>5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích</b></i>
<i><b>lịch sử, văn hố, cách mạng ở địa phương.</b></i>
Có 30 trường phổ thơng nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng,
nghĩa trang liệt sĩ hoặc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ.
+ DT LSVH cấp Quốc gia: 4 DT/ 4 tổng số DT Quốc gia ở địa phương.
+ DT LSVH cấp thành phố: 10 DT/13 tổng số DT cấp thành phố.
+ Số lượng Nghĩa trang liệt sĩ (hoặc đền thờ, đài tưởng niệm liệt sĩ):
11cơng trình
Các đơn vị trường học đã phổ biến tuyên truyền về các di tích lịch sử, văn
hóa cách mạng ở địa phương như: Đình làng Túy Loan, trường Tiểu học An
Phước, khu di tích Huyện Ủy Hòa Vang…
+ Số lượng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ được
nhà trường chăm sóc, hỗ trợ: 40 Bà mẹ và gia đình.
<b>III. Kết quả phong trào:</b>
Kết quả kiểm tra, đánh giá và công nhận trường tham gia Phong trào thi
đua năm học 2008-2009:
Có 26 trường khá, 13 trường tốt, 03 trường xuất sắc, cụ thể:
+ Mầm non: 05 K: 06 T; 01 XS.
+ Tiểu học: 14 K; 04 T; 01 XS..
+ THCS: 07 K; 03T; 01XS.
2. Kết quả kiểm tra, đánh giá và công nhận trường tham gia Phong trào thi
đua năm học 2009-2010:
Có 01 trường khá, 20 trường tốt, 21 trường xuất sắc, cụ thể:
+ Mầm non: 0 CCG; 0 TB; 01 K; 06 T; 05 XS.
+ Tiểu học: 0 CCG; 0 TB; 0 K; 07 T; 12 XS..
+ THCS: 0 CCG; 0 TB; 0 K; 07 T; 04 XS.
Những cá nhân có nhiều đóng góp nhằm thực hiện tốt các nội dung của
phong trào thi đua và đã được thành phố khen như Cô: Lê Thị Anh HT trường
MN Hòa Tiến 1, Trần Thị Lộc HT trường Tiểu học Hòa Liên, Nguyễn Thị Thu
Hà, HT trường TH Hòa Tiến 2, Ngô Tâm HT trường THCS Nguyễn Hồng Ánh.
Ngô Hồng Khánh HT Hịa Khương 2, Nguyễn Đình Hùng HT Nguyễn Phú
Hường.
nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục 2 năm qua đã có chuyển biến
tích cực, từng bước khắc phục hiện tượng dạy học đọc chép.
-Cảnh quan trường học có nhiều chuyển biến tốt, mơi trường giáo dục ngày
càng an tồn. Giải quyết tốt tình trạng nhà vệ sinh trường học không đảm bảo vệ
sinh.
<b>V. Kết quả phối hợp với các ngành liên quan:</b>
<b>1. Với Phòng VH-TT</b>
Phòng Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Phòng VH-TT đẩy mạnh việc
đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian vào
trường học. Các đơn vị, trường học đã phối hợp với ngành VHTT tổ chức thành
cơng ngày hội văn hóa dân gian, tổ chức các lớp dạy hát dân ca cho học sinh
THCS. Phịng Văn hố- Thể thao đã tiếp tục cập nhật và cung cấp danh sách các
di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia, cấp thành phố và các di tích lịch sử, văn
hố, cách mạng khác để ngành GD&ĐT có kế hoạch chăm sóc và phát huy giá trị
văn hóa của các di tích này. Đồng thời, các đơn vị, trường học cũng đã phối hợp
với ngành Văn hóa tổ chức hốn đổi di tích để chăm sóc, phát huy. Từ đó, kiến
thức về các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng trên địa bàn Huyện của các em
học sinh ngày càng phong phú hơn.
<b>2. Đối với Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh</b>
- Phối hợp tổ chức các Hội trại, lồng ghép các trò chơi dân gian vào những
hoạt động của hội trại. Phối hợp tổ chức cho học sinh tham quan khu di tích
Huyện Ủy Hòa Vang tại Hòa Phú.
3. Hội Khuyến học:
Điều tra và hổ trợ học bổng và các phương tiện giúp các em học sinh vượt
khó đến trường.
4.Hội Liên hiệp phụ nữ huyện:
Phối hợp với UBND các xã tổ chức gặp mặt động viên các em có nguy cơ
bỏ học và bỏ học ra lớp, cảm hóa, giáo dục số thiếu niên hư vi phạm phạm pháp
<b>IV. Những bài học kinh nghiệm:</b>
Trước hết là sự chỉ đạo thống nhất của ngành GD&ĐT và các cấp ủy đảng
chính quyền địa phương, sự đồng tình của tồn xã hội.
Cán bộ quản lý và giáo viên cần nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa
trong việc thực hiện phong trào, nhất trong quản lý và nâng cao chất lượng dạy
học.
Trong tổ chức thực hiện cần nhân rộng mơ hình “Ngày hội Văn hóa dân
<i>gian”, Hội trại “Học sinh với văn hóa truyền thống dân tộc</i>
Đưa các trị chơi dân gian, các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian lên
trang web của Phịng để có sự giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm, phát triển các
hình thức triển khai thực hiện phong trào thi đua giữa các đơn vị, trường học trên
địa bàn Huyện.
Tổ chức “Ngày đọc sách” tại các trường. Hưởng ứng chủ trương của
UNESCO và của Nhà nước Việt Nam, chung tay cùng xã hội, góp phần giáo dục
cho học sinh, có niềm đam mê đọc sách, có khát vọng khám phá, tìm hiểu kho
tàng tri thức của nhân loại.
Đa dạng hóa các hoạt động của <i><b>Tổ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, CLB ứng xử</b></i>
trong nhà trường để giúp các HS gặp khó khăn, rắc rối về tâm lý, định hướng,
cùng các em giải quyết các vướng mắc để học tập và rèn luyện tốt.
Khen thưởng học sinh có học lực yếu vươn lên trung bình cũng như khen
Tổ chức thành các cụm trường thi đua về “Xây dựng trường học thân
<i>thiện, học sinh tích cực”. Việc tổ chức thành các cụm trường thi đua “Xây dựng</i>
<i>trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa</i>
các trường trong địa bàn Huyện, tạo được mối quan hệ, giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm, tình đồn kết, thân thiện giữa thầy cơ giáo và học sinh giữa các trường
học với nhau. Từ đó, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua trong các trường học.
Phối hợp với các đơn vị bộ đội, các cơ quan, đơn vị, trên địa bàn trường
đóng và các mạnh thường quân cùng với nhà trường tổ chức cho học sinh ở
Huyện giao lưu, tìm hiểu, giao lưu văn hóa với các trường ở vùng cao, vùng xa,
vùng khó khăn, trường có học sinh dân tộc thiểu số. Tổ chức đi tham quan các
khu di tích lịch sử trong và ngoài địa bàn Huyện.
Phát động phong trào thi làm đồ dùng dạy học, trong đó có việc khuyến
khích giáo viên tự biên tập, xây dựng những video clip về lịch sử địa phương với
những thước phim về các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng trên địa bàn Huyện
góp phần vào việc giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần gìn giữ, phát huy
những giá trị văn hóa, đưa các di tích này đến gần với học sinh hơn.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương, vận động các tổ chức, cá nhân, hỗ
trợ về vật chất, tinh thần để mở các lớp “Tiếp sức đến trường” để giảng dạy,
phụ đạo kịp thời cho các học sinh có học lực yếu kém khơng theo kịp chương
trình nhằm giúp các em bổ sung đủ kiến thức cơ bản, khơng tự ti khi lên lớp, góp
phần hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học.
<b>V.Đánh giá chung : </b>
Nhìn chung qua 2 năm triển khai thực hiện phong trào xây dựng trường
học thân thiện, học tích cực, các trường trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển
biến đáng kể. Đó là:
Hầu hết các trường đều có khn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch
đảm bảo thống mát, ln sạch đẹp. Các cơng trình cơng trình vệ sinh được xây
mới đầy đủ đảm bảo yêu cầu theo quy định. Các trường có đủ cơ sở vật chất đảm
bảo an tồn trong khn viên trường: Phịng học, bàn ghế, tường rào, các thiết bị
điện nước sinh hoạt, thiết bị dạy học; vườn cây, ao, hồ, ... đã có các biện pháp
đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, Đã tổ chức các nội dung, chương trình và
thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng
trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn. Kết quả thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc,
đủ sách vở. Các trường đã lập kế hoạch chỉ đạo về việc đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều đơn vị trường học đã tổ chức hội thảo
về đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ vậy chất lượng giáo dục các ngành học,
bậc học được giữ vững và nâng cao.Các trường đã xây dựng Quy tắc ứng xử
giữa các thành viên trong nhà trường, tổ chức tuyên truyền và cho 100% học sinh
ký cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội, cán bộ, giáo viên, học sinh không xảy
vi phạm các tệ nạn xã hội.
Các trường đã tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức
khoẻ, phịng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh.
Đã tiến hành tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thơng và giáo dục
an tồn giao thông cho học sinh. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành
mạnh. Các trường đều có chương trình hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần,
hàng tháng và tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên đạt hiệu quả khơng
khí nhà trường ln vui tươi, lành mạnh. Đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt
Các trường TH,THCS đã tổ chức Hội thi văn hố văn nghệ hoặc tổ chức
các trị chơi dân gian cho học sinh.
Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương<i><b>.</b></i>
Các đơn vị trường học đã phổ biến tuyên truyền về các di tích lịch sử, văn
hóa cách mạng ở địa phương và nhận chăm sóc các di tích lịch sử được phân
cơng. như: Đình làng Túy Loan, trường Tiểu học An Phước, khu di tích Huyện
Ủy Hịa Vang…
Tuy nhiên vẫn cịn những tồn tại đó là :
1.Một số đơn vị trường học triển khai phong trào chưa thật sự sâu rộng,
còn mang tính hình thức. Ngun nhân là do một bộ phận cán bộ quản lý nhận
thức chưa đầy đủ hết nội dung và tầm quan trọng của phong trào.
3.Việc chăm sóc các di tích lịch sử cịn mang tính hình thức, khơng thường
xun, do đó hiệu quả chưa cao, tính giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống
cho học sinh còn hạn chế.
4. Kỹ năng sống của học sinh có tiến bộ, song một bộ phận học sinh kỹ
năng sống còn rất hạn chế. Thiếu tự giác trong học tập và các hoạt động xã hội.
Chưa có ý thức học tập và rèn luyện, dẫn đến ham chơi, bỏ học…
5. Các trò chơi dân gian được sưu tầm và tổ chức cho học sinh vui chơi,
song các trò chơi chưa phong phú, nhiều trường còn để các em vui chơi tự phát,
chưa có kế hoạch cụ thể hướng dẫn các em, định hướng cho các em. Một số
6. Các cơng trình vệ sinh ở các trường đều dầy đủ, tương đối hiện đại. Tuy
nhiên vẫn còn 1 bộ phận HS chưa ý thức trong việc giữ vệ sinh chung.Một số
trường cịn để cơng trình vệ sinh hơi hám, chưa phân công cụ thể cho HS trực
nhật. Cán bộ quản lý thiếu kiểm tra nhắc nhở, nên việc khắc phục hạn chế còn
chậm.
7. Sự phối hợp của các ngành liên quan chưa chặt chẻ, nên hiệu quả công
tác chưa cao.
<b>NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI</b>
1.Củng cố Ban chỉ đạo thực hiện Phong trào thi đua xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực.
2. Tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện phong trào thi đua xây dựng Trường
học thân thiện, học sinh tích cực. Trên cơ sở đó lập kế hoạch và xác định nhiệm
vụ trọng tâm để tổ chức thực hiện.
3. Tập trung trồng cây xanh ở khn viên trường, trang trí cây xanh trong
lớp học. Tổ chức cho học sinh trồng cây vào đầu năm và các dịp lế Tết. Đặc biệt
chú ý hạn chế bê tơng hóa sân chơi, cần đầu tư trồng cỏ tạo khơng khi thống mát
và an tồn cho các em vui chơi.Tiếp tục thực hiện tốt phong trào giữ gìn bàn ghế
lớp học, khơng vẽ, viết trên bàn ghế, trên tường.
Trang trí các bản Pano, áp pích tuyên truyền thường xuyên cho học sinh
về xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp. Chú ý tránh khơ khan, máy
móc, thiếu tính thẩm mỹ, thiếu thuyết phục.
4. Tổ chức chăm sóc các di tích lịch sử được phân công. Chú ý giáo dục
đạo đức và truyền thống cho học sinh, tránh tình trạng qua loa thiếu thực tế.
5.Thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh các cấp.
6.Tăng cường đầu tư nâng cấp cảnh quan trường học, nhà vệ sinh đảm bảo
môi trường xanh sạch đẹp và an toàn.
7.Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
giáo dục, quan tâm ngày càng nhiều hơn, hiệu quả hơn đến học sinh con gia đình
nghèo, gia đình khó khăn, giải quyết vững chắc tình trạng học sinh bỏ học.
Trên đây là báo cáo sơ kết 2 năm triển khai phong trào thi đua “xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực” đơn vị Phịng GD&ĐT Hịa Vang./.
<i><b>Nơi nhận: </b></i><b>TRƯỞNG PHÒNG</b>
- Các trường MN, TH, THCS;
- Lưu VT, THCS