1.2. DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.2.1. Khái niệm tích cực
Đây là một khái niệm rất quan trọng trong dạy học và đã được rất
nhiều tác giả đề cập:
V.L.Lênin: TTC được xác định như là tổng các dấu hiệu đặc
trưng cho sức mạnh bên trong với thành tích đã thành hiện thực.
Theo I.F. Kharlamôp, “TTC là trạng thái hoạt động của chủ thể,
nghĩa là người hành động…”
V.Ôkôn quan niệm TTC là lòng mong muốn không chủ định và
tạo nên những biểu hiện bên ngoài hoặc bên trong của hoạt động.
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê - chủ biên), “Tích cực là: có
ý nghĩa, có tác dụng khẳng định, tác dụng thúc đẩy sự phát triển; tỏ
ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng
phát triển; hăng hái, tỏ ra nhiệt tình đối với nhiệm vụ, với công việc”.
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu rằng, TTC là sự
biểu hiện nỗ lực cá nhân (bằng thái độ, tình cảm, ý chí…) trong quá
trình tác động đến đối tượng nhằm thu được kết quả cao trong hoạt
động nhận thức và cải tạo thực tiễn.
1.2.2. Khái niệm tích cực nhận thức
- Theo I.F.Kharlamôp: TTC nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặc
trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực trong quá trình nắm
vững kiến thức.
- I.I.Samôva: TTC nhận thức là mục đích, PT và kết quả của hoạt động
học tập, là phẩm chất của HS. Nó xuất hiện trong mối quan hệ của HS với
1
nội dung, với quá trình học tập, với sự nỗ lực để nắm được tri thức và PP
trong một thời gian ngắn nhất với việc huy động ý chí để đạt được kết quả
học tập. TTC nhận thức được biểu hiện bằng sự sẵn sàng về mặt tâm lí cũng
như việc xác định rõ mục đích dạy học, tình huống và những hành động để
đạt được mục đích đó.
- Theo Nguyễn Ngọc Bảo, TTC nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể
đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao của các chức năng
tâm lí nhằm giải quyết vấn đề học tập - nhận thức. Nó vừa là mục đích học
tập, vừa là PT, là điều kiện để đạt được mục đích, vừa là kết quả của hoạt
động. Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân.
- Giáo sư Trần Bá Hoành lại cho rằng, TTC học tập thực chất là TTC
nhận thức. Biểu hiện của nó là cố gắng cao trong học tập, khát khao hiểu
biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Từ những quan niệm trên ta có thể hiểu một cách khái quát: TTC nhận
thức là một khái niệm biểu thị sự nỗ lực, chủ động của chủ thể trong quá
trình học tập và nghiên cứu, là sự biểu hiện mức độ huy động cao của các
chức năng tâm lí nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức, góp phần làm cho
nhân cách của chủ thể phát triển [15, [33], [44].
Trong quá trình dạy học, TTC nhận thức được biểu hiện ở những dấu
hiệu: hăng hái trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn,
thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi
hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kỹ
năng đã được học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang
học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản lòng trước những tình huống
khó khăn.
1.2.3. Hoạt động của GV và HS trong dạy học tích cực
2
Trong quá trình dạy học tích cực, nhiệm vụ chủ yếu của GV là thiết kế
và thực hiện cho việc học tích cực của HS trong bối cảnh cụ thể (nhu cầu
giáo dục, điều kiện làm việc của GV và HS). Nhiệm vụ truyền thống của
người GV trước đây là chuyển giao thông tin (thuyết giảng), nay được điều
chỉnh và mở rộng thành một nhiệm vụ tạo ra các điều kiện học tập và hỗ trợ
quá trình học tập cho HS. GV là người đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn cho
HS học, tổ chức cho các em tìm ra kiến thức. Hành động giáo dục cũng như
hệ thống dạy học không xoay quanh trọng tâm của GV nữa mà xoay quanh
trọng tâm và nhu cầu của người học. HS được thách thức tham gia một cách
tích cực trong xây dựng sự hiểu biết và quan niệm của học (tự suy nghĩ và
tìm hiểu bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, làm bài tập và ghi nhớ thông
tin). Quan hệ thầy – trò cũ diễn ra chủ yếu theo chiều dọc, từ quyền lực và
năng lực của thầy đến quan hệ phục tùng của trò. Thì nay, quan hệ giữa thầy
và trò vẫn tồn tại nhưng được dựa trên cơ sở thông cảm, tin cậy, tôn trọng,
hợp tác lẫn nhau và quan hệ thầy trò không thường xuyên bằng quan hệ trò –
trò. Đây là quan hệ trở thành yếu tố chủ yếu chi phối tính năng động của lớp
học.
Hoạt động học của HS là hoạt động được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GV. Muốn tiếp thu kiến thức, kỹ năng, HS phải dựa vào nội dung kiến
thức được thể hiện ở SGK và các tài kiệu tham khảo khác. Qua đó, người
học chiếm lĩnh tri thức và biến thành năng lực thể chất, tinh thần của cá
nhân, hình thành và phát triển nhân cách. Thực chất của PP này là cách dạy
HS hướng tới việc học tập tích cực, tự giác, chủ động. sáng tạo, chống lại
thói quen học tập thụ động của HS trước đây. Người học được xem là chủ
thể của quá trình nhận thức và hoạt động học được cuốn hút vào những hoạt
động do GV tổ chức, chỉ đạo. Qua đó, tự lực khám phá những cái mình chưa
3
biết, chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn. Được
đặt vào những tình huống trong đời sống thực tế, người học trực tiếp quan
sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó,
vừa nắm được kiến thức, kỹ năng mới, vừa nắm được PP “làm ra” kỹ năng
đó.
Hoạt động của GV và hoạt động của HS là hai hoạt động cơ bản trong
quá trình dạy học, thiếu một trong hai nhân tố này sẽ không tồn tại quá trình
dạy học. Như vậy, dạy học theo hướng tích cực là quá trình, trong đó GV là
người hướng dẫn, tổ chức cho HS khám phá, tự thể hiện và điều chỉnh trong
quá trình lĩnh hội kiến thức. Bài học mà GV thiết kế có nét nổi bật là các
hoạt động của HS chiếm tỉ trọng lớn hơn so với hoạt động của GV. Dạy là
hoạt động có mục đích của GV, được quy định bởi nhiệm vụ giảng dạy bộ
môn. Hoạt động dạy chỉ đạo hoạt động học, học là hoạt động nhiều mặt của
HS: một mặt được chỉ đạo hướng dẫn của GV, mặt khác phải tự tìm kiếm, tự
chỉ đạo hoạt động học của mình, đồng thời cần sử dụng vốn kinh nghiệm của
bản thân để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Hai hoạt động, dạy và học là không thể tách rời. Cho nên, người GV cần
phải thường xuyên bảo đảm các mối liên hệ này để hướng dẫn HS thực hiện
bài học trong mỗi tiết học Địa lí nhằm để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp
với nhau.
1.2.4. So sánh dạy học tích cực với dạy học thụ động
Bảng 1.1. So sánh cách dạy học thụ động với dạy học tích cực:
Yếu tố Dạy học thụ động Dạy học tích cực
1.
Quan
Học là quá trình tiếp thu
và lĩnh hội, qua đó hình
Học là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi,
khám phá, phát hiện, luyện tập, khai
4
niệm thành kiến thức, kỹ năng,
tư tưởng, tình cảm.
thác và xử lí thông tin…, tự hình
thành hiểu biết, năng lực và phẩm
chất.
2.
Bản
chất
Là kiểu dạy học đề cao vai
trò chủ thể của GV. GV
dạy những nội dung thầy
có, thầy muốn. Trong quá
trình nhận thức xảy ra diễn
biến dạy học theo một
chiều, chủ yếu là từ thầy
đến trò.
Là kiểu dạy học đề cao vai trò chủ
thể HS. GV thiết kế, tổ chức, hướng
dẫn, còn HS tích cực làm việc với
các nguồn kiến thức để nhận thức.
Quá trình nhận thức xảy ra sự giao
tiếp nhiều chiều: trò- thầy, trò- trò,
trò- tập thể lớp học.
3.
Mục
tiêu
Chú trọng cung cấp tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Học để đối phó với thi cử.
Sau khi thi xong những
điều đã học thường bị bỏ
quên hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực:
sáng tạo, hợp tác…, dạy PP và dạy
cách học. Học để đáp ứng những yêu
cầu của cuộc sống hiện tại và tương
lai. Những điều đã học cần thiết, bổ
ích cho bản thân HS và cho sự phát
triển xã hội.
4.
Nội
dung
Nặng về kiến thức lí
thuyết, nhẹ về kỹ năng và
khả năng vận dụng
Tinh giản, vững chắc, thiết thực.
Coi trọng cả kiến thức, kỹ năng và
giá trị.
5.
Hình
thức
tổ chức
Theo lớp, đồng loạt.
Ngoài ra thỉnh thoảng có
ngoại khoá, thực hành tìm
hiểu địa phương.
Đa dạng: trên lớp: cá nhân, nhóm,
lớp; ngoài lớp: học ngoài trời, tham
quan, khảo sát địa phương; ngoại
khoá: tổ Địa lí, câu lạc bộ Địa lí, đố
vui, trò chơi học tập…
5