Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Doi moi phuong phap day van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.6 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHỊNG GD & ĐT Bình Sơn
TRƯỜNG THCS Nguyễn Tự Tân


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập-Tự do-Hạnh phúc</b>


<b>KẾ HOẠCH</b>


<b>ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC 2010-2011</b>
<b> Bộ môn: Ngữ văn</b>


Họ và tên: Dương Đình Ái
Tổ: Ngữ văn


Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Tự Tân


<b>I/NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:</b>


-Căn cứ công văn số:1215/GD &ĐT -GDTrH, ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Sở
GD&ĐT và CV số 434/PGD&ĐT ngày 20/9/2010 của phòng GD Bình Sơn về kế
hoạch đổi mới phương pháp dạy học năm học 2010-2011




-Căn cứ Kế hoạch triển khai công tác đổi mới quản lý giáo dục, tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học năm học 2010-2011 của trường THCS Nguyễn Tự Tân.
-Căn cứ kế hoạch của tổ chuyên môn.


Tôi xây dựng kế hoạch thực hiện một đổi mới trong năm học như sau:
<b>II/ MỤC TIÊU, NỘI DUNG ĐỔI MỚI:</b>



- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trí dục góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện; trên cơ sở tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô
<i>giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đổi mới phương pháp dạy học</i>
nhằm phát huy tinh thần ham học của học sinh, nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản
thân góp phần thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
<i>cực”.</i>


- Dựa trên tinh thần: “ Mỗi giáo viên có một sáng kiến đổi mới phương pháp dạy
học, mỗi đơn vị có một đổi mới trong hoạt động chỉ đạo chuyên môn” nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy-học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS,
tôi thực hiện đổi mới “ <i><b>Cách tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học mơn Ngữ văn</b></i>
<i><b>7”.</b></i>


<b>III/LÝ DO CHỌN NỘI DUNG ĐỔI MỚI: </b>Tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp
và theo nhóm là hai hoạt động giao tiếp có rất nhiều điểm lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

sáu lần. Hơn hữa, sự tham gia nhiều không những cuốn hút được nhưng học sinh tích
cực mà cịn cả những học sinh rụt rè nữa.Học sinh sẽ thấy thoải mái hơn khi giao tiếp
trong các nhóm nhỏ và, do đó, có thể tự diễn đạt những suy nghĩ của mình một cách
tự nhiên hơn.


<i><b>Thứ hai là</b></i>, thơng thường học sinh thích hoạt độnh theo nhóm hơn là phải trả lời giáo
viên trước lớp. Lí do là vì, khi giao tiếp tronh nhóm nhỏ kiểu ngơn ngữ các em dùng
để diễn đạt thường cụ thể, thân mật và các em có điều kiện để thử nghiệm ngôn ngữ
mà không bị áp lực từ bên ngoài.


- Điểm lợi <i><b>thứ ba</b></i> của hoạt động giao tiếp theo cặp hay theo nhóm là: nó giải phóng
giáo viên ra khỏi vai trị của người dạy, người sửa lỗi và người kiển soát lớp học, cho
phép học sinh đảm nhiệm những vai trò của người giao tiếp tự nhiên.



<b>- </b>Một điểm lợi nữa của hoạt động giao tiếp theo cặp và theo nhóm là, trong khi tiến
hành những hoạt động giao tiếp này, học sinh có nhiều điều kiện để giúp đỡ nhau hơn,
các em sẽ học nhau một cách hữu thức hay vô thức thông qua việc chữa lỗi cho nhau
và bổ xung kiến thức cho nhau và, do đó , cùng nhau phát triển các kĩ năng.


<b>IV/ NỘI DUNG THỰC HIỆN:</b>


<b>1. Nội dung đăng ký thực hiện đổi mới trong năm học :</b>


<i><b>“ Đổi mới cách tổ chức học sinh hoạt nhóm”</b></i> trong dạy học môn Ngữ văn 7.
<b>2. Đối với hoạt động chuyên mơn của giáo viên:</b>


- Bản thân trước hết phải có nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, không
ngừng nâng cao hiểu biết về kiến thức xã hội; rèn luyện khả năng ứng xử sư phạm;
trên cơ sở về kiến thức lý luận về phương pháp dạy học được trang bị, phải nắm vững
đối tượng và vận dụng hợp lí phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cải tiến
phương pháp, cầu thị, tích cực học tập, tham khảo ý kiến đồng nghiệp để nâng cao
chất lượng hiệu quả giờ dạy.


- Thực hiện tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, phương pháp giáo dục và áp dụng
phù hợp với thực tế cơ sở.


- Ln có ý thức học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ bằng các tiết dự giờ
đồng nghiệp.


<b>2. Đối với học sinh:</b>


<b>- </b>Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh trao
đổi, giao lưu về phương pháp học tập. Lựa chọn, hướng dẫn học sinh giỏi viết tham
luận về phương pháp học tập theo từng bộ môn với những nội dung như phương pháp


học trên lớp( cách nghe giảng, ghi bài, nêu những câu hỏi thắc mắc, phản biện, trao
đổi với bạn,…), phương pháp học ở nhà( phân bố thời gian biểu, chuẩn bị bài trước
khi tới lớp, học nhóm,…)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Hoặc các anh chị học sinh giỏi của lớp trước giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập
với các em lớp dưới, lớp đầu cấp.


<b>V/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:</b>


<i><b>1/ Xác định dạng bài thích hợp cho việc tổ chức học sinh hoạt động nhóm:</b></i>


Đối với môn Ngữ văn không nên quá lạm dụng trong việc tổ chức cho học sinh hoạt
động nhóm. Địa chỉ thích hợp là những bài luyện tập, ơn tập, tổng kết.


<i><b>2/Xác định vấn đề thảo luận nhóm:</b></i> thường là những vấn đề ở mức hiểu, vận dụng,
nhằm rèn các kỹ năng: tóm tắt, nhận xét, so sánh, phân tích, dựng đoạn, các thao tác
tạo lập văn bản…


<i><b>3/Xác định vị trí, thời gian tổ chức hoạt động nhóm</b></i>: GV cần định rõ thời gian cụ thể
cho từng hoạt động( lúc nào, theo nhóm lớn hay nhỏ, thảo luận trong bao lâu…) và
nhất thiết phải được thể hiện trong giáo án, đặc biệt nên giao trước nội dung, yêu cầu
cho học sinh.


<i><b>4/</b><b>Cách thức tổ chức hoạt động theo nhóm.</b></i>


Tổ chức cặp nhóm như thế nào cho hiệu quả cao là một vấn đề cần được quan tâm.
Chúng ta nên chọn một trong số các cách tổ chức cặp, nhóm sau:


<b>Theo cặp, nhóm bạn bè</b>: Đây là hình thức cơ bản nhất để tạo khơng khí thoải mái khi
làm việc trong các cặp và nhóm.Có hai cách thành lập cặp và nhóm.Thứ nhất là hãy


để các em tự thành lập các cặp và nhóm của mình. Nếu cách làm thứ nhất gặp khó
khăn giáo viên có thể chọn cách thứ hai là yêu cầu HS viết tên các bạn theo cặp hoặc
nhóm trên cơ sở đó GV sẽ quyết định các cặp hoặc nhóm cho luyện tập.


<b>Theo khả năng của học sinh</b>: Cũng có hai cách tổ chức cặp, nhóm theo trình độ HS.
Thứ nhất là tổ chức cặp , nhóm hỗn hợp giữa HS khá, giỏi với HS kém, trung bình.
Hình thức này tạo điều kiện cho các HS giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Cách thứ hai
là tổ chức các cặp, nhóm HS có cùng trình độ giỏi, khá, trung bình, kém. Hình thức
này có ưu điểm là GV có thể giao các loại hình bài tập phù hợp với trình độ từng loại
HS, mặt khác GV có điều kiện giúp đỡ HS yếu, kém.


<b>Tổ chức cặp , nhóm ngẫu nhiên</b>: GV có thể tổ chức cặp, nhóm một cách ngẫu
nhiên , khơng theo một quy định cụ thể nào. Ví dụ: tổ chức cặp, nhóm theo chỗ ngồi
như các em ngồi sát nhau, theo bàn học, theo hai bàn học, theo cặp, nhóm ngồi xa
nhau...theo tháng sinh trong năm . . .


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhóm cần đựơc thực hiện thường xuyên, liên tục qua mỗi ngày , mỗi tiết học thậm chí
qua mỗi bài tập


<b>VI/ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI </b>


* Bước 1: Học kì I- dạy theo PPCT, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và định
hướng cho học sinh về các hình thức, yêu cầu khi hoạt động nhóm.


- Rèn luyện thói quen, kỹ năng với hình thức hoạt động nhóm ngẫu nhiên theo bàn,
theo tổ.


- Cho học sinh làm quen với hình thức hoạt động nhóm theo khả năng.


- Lựa chọn các bài có thể tổ chức hoạt động theo nhóm: Với môn Ngữ văn lớp 7, thực


hiện với các tiết luyện tập, luyện nói, ơn tập ( tiết:16,28,40,56,62,65,66,67)


* Bước 2: Học kì II- Tiếp tục thực hiện, tổ chức, rèn kỹ năng trong các hoạt
động nhóm trên cơ sở đã hình thành ở học kỳ I.


- Thực hiện ở các tiết: 0,84,92,101,108,112, 129.


- Với các tiết luyện nói, ơn tập nhất thiết phải giao bài trước và cụ thể cho các nhóm.
<b>VII/ KẾ HOẠCH CỤ THỂ:</b>


<b>Thời gian</b> <b> Nội dung thực hiện</b> <b> Bổ sung,</b>
<b> điều chỉnh kế hoạch</b>
Tháng 9 Đưa học sinh vào nề nếp, tiếp tục định


hướng để các em củng cố thói quen, kỹ
năng theo đặc trưng bộ mơn đã được tiếp
cận và rèn luyện từ lớp 6.


Tháng 10 -Chuẩn bị bảng phụ, giấy A0, bút viết
bảng để học sinh hoạt động nhóm.


-Chia nhóm học tập theo nhóm ngẫu nhiên
( theo bàn, theo tổ)


-Rèn luyện thói quen, kỹ năng hoạt động
nhóm qua phần luyện tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cặp hỗn hợp, chú trọng các hoạt động tự
đánh giá và đánh giá lẫn nhau.



-Ưu tiên tham gia thảo luận, trao đổi, được
trình bày cho những học sinh trung bình và
yếu.


Tháng 1+2 -Chuyển đổi hình thức hoạt động nhóm
sang nhóm bạn bè. Học sinh tự chọn
cặp-nhóm theo sở thích cá nhân để phát huy
năng lực, cởi mở, tự tin hơn và thuận tiện
trong việc giao bài về nhà.


-Hoặc chia nhóm theo trình độ nhận thức
của học sinh để giáo viên phân việc theo
mức độ, thang bậc : biết, hiểu, vận dụng.
Tháng 3+4 -Quay về hoạt động theo nhóm hỗn hợp để


học sinh tham gia trị chơi giải ơ chữ hoặc
các hoạt động ngoại khố, dựng tiểu phẩm.
Tháng 5 Hoạt động nhóm nhằm củng cố, khắc sâu


kiến thức, giúp nhau ôn tập tốt.


Trên đây là kế hoạch hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của tôi trong
năm học 2010-2011.Rất mong sự chỉ đạo , định hướng và góp ý của các BGH, Tổ
chun mơn và đồng nghiệp.


<i>BÌNH SƠN, ngày 04/ 11/ 2010</i>
<b>Người viết</b>


<i><b> </b></i>



<i><b> D</b><b>ương Đình Ái</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×