Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.01 KB, 22 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Toán
<b>CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200</b>
<b>I.Mục tiêu:</b>
- Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị.
- Đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200.
- So sánh được các số từ 111 đến 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200.
- Đếm được các số trong phạm vi 200.
<b>II.Chuẩn bị:</b>
- Các hình vng to, hình vng nhỏ, hình chữ nhật.
<b>III.Các hoạt động dạy học:</b>
<b>Giới thiệu bài: Các số từ 111 đến 200</b>
<b>Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ</b>
- HS làm bảng con. GV nhận xét.
123…..124 120…..152 136…..136 135….125
- HS đọc số: 195, 181, 110, 154
<b>Hoạt động 2: Đọc và viết các số từ 111 đến 200</b>
<b>Mục tiêu : Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. Đọc </b>
và viết thành thạo các số từ 111 đến 200.
<b>Cách tiến hành:</b>
a. Làm việc chung cả lớp
- Gắn các hình lên bảng như SGK
+Viết và đọc số 111
- HS xác định số trăm, số chục, số đơn vị, cần điền chữ số thích hợp vào chỗ
trống.
GV viết số. HS nêu cách đọc.
- Viết và đọc số 112 ( tương tự)
- Làm việc với các số khác.
b. Làm việc cá nhân
- GV nêu tên số, HS lấy hình vng, hình chữ nhật, đơn vị để được hình ảnh
trực quan.
<b>Hoạt động 2: Thực hành</b>
<b>Mục tiêu : So sánh được các số từ 111 đến 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 </b>
đến 200.Đếm được các số trong phạm vi 200.
<b>Cách tiến hành:</b>
Bài 1: HS làm bài vào vở. GV nhận xét.
Bài 2: HS làm theo nhóm. GV nhận xét.
Bài 3:
- HS làm bảng con. GV nhận xét.
<b>*Củng cố, dặn dò:</b>
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem bài. Trò chơi: “ Sắp xếp thứ tự các số”
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Tập đọc
NHỮNG QUẢ ĐÀO (Tiết 1)
<b>I.Mục đích yêu cầu :</b>
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơi chảy tồn bài .Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hài lòng, thơ dại, nhân hậu..
- Hiểu nội dung truyện : Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ơng
hài lịng về các cháu, đặc biệt là khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường cho
bạn quả đào.
<b>II.Chuẩn bị:</b>
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết hướng dẫn đọc và một số câu hỏi nhỏ .
<b>III. Các hoạt động dạy học:</b>
<b>Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ</b>
- 3 học sinh đọc thuộc bài: “Cây dừa” , sau đó trả lời câu hỏi:Em thích những
câu thơ nào? Vì sao?GV nhận xét, ghi điểm
<b>Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ đọc truyện Những quả đào. Qua truyện này,</b>
các em sẽ thấy các bạn nhỏ trong truyện được ơng mình cho những quả đào tất
ngon đã dùng những quả đào ấy như thế nào?
<b>Hoạt động 2:Luyện đọc</b>
<b>Mục tiêu: Đọc trơi chảy tồn bài .Ngắt, nghỉ hơi đúng. Hiểu nghĩa các từ khó: </b>
hài lịng, thơ dại, nhân hậu..
<b>Cách tiến hành: </b>
2.1 GV đọc mẫu: lời kể khoan thai, rành mạch, giọng ông: ôn tồn, hiền hậu.
Giọng Xuân: hồn nhiên, nhanh nhảu, giọng Vân: ngây thơ, giọng Việt: lúng
túng, rụt rè…
2.2 Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: hài lòng, nhânhậu, tiếc rẻ, thốt lên….
b.Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài,
- HS đọc từ chú giải. GV giải nghĩa thêm : nhân hậu
c.Đọc từng đoạn trong nhóm:
- HS đọc theo nhóm đơi.GV theo dõi , nhắc nhở động viên .
d.Đại diện các nhóm thi đọc (1 đoạn ).
<b>Củng cố - dặn dò:</b>
- 2 HS đọc lại bài.Yêu cầu HS chuẩn bị tiết sau
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Tập đọc
<b>NHỮNG QUẢ ĐÀO (Tiết 2)</b>
<b>I.Mục đích yêu cầu :</b>
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơi chảy tồn bài .Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hài lòng, thơ dại, nhân hậu..
- Hiểu nội dung truyện : Nhờ những quả đào, ơng biết tính nết các cháu. Ơng
hài lịng về các cháu, đặc biệt là khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường cho
bạn quả đào.
<b>II.Chuẩn bị:</b>
- Bảng phụ viết hướng dẫn đọc và một số câu hỏi nhỏ .
<b>III. Các hoạt động dạy học:</b>
<b>Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài</b>
<b>Mục tiêu: Hiểu nội dung truyện : Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các </b>
cháu. Ơng hài lịng về các cháu, đặc biệt là khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã
nhường cho bạn quả đào.
<b>Cách tiến hành: </b>
Câu 1: Người ông dành những quả đào cho ai ?
Câu 2: Mỗi cháu của ơng đã làm gì với những quả đào ?
- Cậu bé Xuân làm gì với những quả đào?
- Cơ bé Vân làm gì với những quả đào?
- Việt làm gì với những quả đào?
Câu 3: Nêu nhận xét của ơng về từng đứa cháu? Vì sao ông nhận xét như vậy ?
Câu 4: Em thích nhân vật nào ? Vì sao?
<b>Hoạt động 2 : Luyện đọc lại</b>
<b>Mục tiêu: Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.</b>
<b>Cách tiến hành: </b>
- 2, 3 nhóm phân vai ( người dẫn chuyện, Vân, Xuân, Việt, ông )thi đọc lại
truyện.
<b>Củng cố, dặn dò:</b>
-Nhận xét tiết học.Về đọc bài nhiều lần, xem trước tiết kể chuyện.
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Đạo đức
<b>GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ( Tiết 2)</b>
I.Mục tiêu :
- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
- Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
- Trẻ em khuyết tật được đối xử bình đẳng hỗ trợ giúp đỡ.
- HS có những việc làm giúp đỡ người khuyết tật theo khả năng của mình.
- Thái độ thơng cảm không phân biệt cách đối xử với người khuyết tật.
<b>II.Chuẩn bị:</b>
- VBT đạo đức.
- Phiếu ghi tình huống
<b>III.Các hoạt động dạy và học:</b>
<b>Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ </b>
<b>Hoạt động 2 : Xử lí tình huống.</b>
<b>Mục tiêu : Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.</b>
<b>Cách tiến hành: </b>
1.Giáo viên nêu tình huống:
Đi học về đến đầu làng thì Thuỷ và Quân gặp một người bị hỏng mắt. Thuỷ
chào: “ Chúng cháu chào chú ạ!”. Người đó bảo: “ Chú chào các cháu. Nhờ các
cháu giúp chú tìm đến nhà ơng Tuấn xóm này với”. Quân liền bảo: “ về nhanh
để xem hoạt hình trên ti vi, cậu ạ.”
GV nêu câu hỏi: Nếu em là Thuỷ, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao.
2.Chia nhóm thảo luận.
3.Đại diện các nhóm trình bày.
4.Kết luận: Thuỷ nên khuyên bạn : Cần chỉ đường hoặc dẫn đường cho người bị
hỏng mắt đến tận nhà người cần tìm .
<b>Hoạt động 2 : Giới thiệu tư liệu về giúp đỡ người khuyết tật.</b>
<b>Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu bài về cách cư xử đối với người khuyết</b>
tật.
<b>Cách tiến hành:</b>
1. Giáo viên yêu cầu HS trình bày các tư liệu đã sưu tầm được.
2. HS trình bày tư liệu.
3. Sau mỗi phần trình bày, GV tổ chức cho HS thảo luận .
4.Kết luận: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thịi. Họ thường gặp
nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả
năng để giúp đỡ họ.
<b>Kết luận chung: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp</b>
<b>Củng cố, dặn dò:Giáo dục tư tưởng, liên hệ thực tế.Nhận xét tiết học .</b>
Thứ ba, ngày tháng năm 2008
Tốn
<b>CÁC SỐ CĨ BA CHỮ SỐ</b>
<b>I.Mục tiêu :</b>
- Đọc và viết thành thạo các số có ba chữ số.
- Củng cố về cấu tạo số.
<b>II.Chuẩn bị:</b>
- Bảng phụ
- Hình vng to, nhỏ, hình chữ nhật
<b>III.Các hoạt động dạy và học:</b>
<b>Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ </b>
- HS đọc số: 114, 152, 173, 199,200
- HS làm bảng con. GV nhận xét:
129…..130 142…..150 125….126 139….140
<b>Hoạt động 2 : Đọc và viết các số có ba chữ số. Củng cố về cấu tạo số.</b>
<b>Mục tiêu : Đọc và viết các số có ba chữ số. Củng cố về cấu tạo số.</b>
<b>Cách tiến hành: </b>
- Số 243
- GV nêu vấn đề và trình bày bảng như SGK
+Hình vẽ có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
+ 1 HS lên bảng ghi số. GV hướng dẫn cách đọc.
- Số 235 ( tương tự )
- GV cho HS thảo luận nhóm theo bảng sau:
Trăm Chục Đơn vị Viết số Đọc số
+Nhóm 1: lấy 3 tấm bìa 1 trăm, 1 tấm 1 chục.
+Nhóm 2: lấy 2 tấm bìa 1 trăm, 4 tấm 1 chục.
+Nhóm 3: lấy 4 tấm bìa 1 trăm, 1tấm 1 chục, 1 tấm 1 đơn vị.
+Nhóm 4: lấy 2 tấm bìa 1 trăm, 1 tấm 5 đơn vị
+Nhóm 5: lấy 2 tấm bìa 1 trăm, 5 tấm 1 chục, 2 đơn vị.
* Nhóm đơi:GV đọc số, HS lấy thẻ theo yêu cầu của GV: 232, 145, 123, 306
<b>Hoạt động 3 : Thực hành</b>
<b>Mục tiêu : Đọc và viết các số có ba chữ số. Củng cố về cấu tạo số.</b>
<b>Cách tiến hành: </b>
Bài1 : HS làm bảng con. GV nhận xét.
(a) 310 (b) 132 (c) 205 (d) 110 (e) 123
Bài 2:
- HS làm bài theo nhóm. GV nhận xét.
Bài 3:
- HS làm vào vở. GV nhận xét.
Thứ ba, ngày tháng năm 2008
Chính tả
<b>NHỮNG QUẢ ĐÀO</b>
<b>I.Mục đích yêu cầu:</b>
1 . Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện:Những quả đào.
2 . Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm vần dễ lẫn : s / x , in / inh
<b>II.Chuẩn bị : </b>
- Bảng phụ
<b>III.Các hoạt động dạy – học : </b>
<b>Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.</b>
<b>Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ </b>
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: giếng sâu, xâu kim, xong việc, song
cửa
- GV nhận xét, ghi điểm.
<b>Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết</b>
<b>Mục tiêu : Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện:Những quả</b>
đào
<b>Cách tiến hành : </b>
2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- GV đọc chính tả một lần.3 học sinh đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét.
+Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa ? Vì sao viết hoa?
(Những chữ cái đứng đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải
viết hoa.)
- HS phân tích các tiếng khó. HS đọc lại.
- HS viết bảng con : Xuân, Vân, Việt,…..
2.2 GV đọc – HS viết vào vở
- GV đọc – hs soát lỗi.
2.3 Chấm, chữa bài: chấm 7 học sinh. GV nêu nhận xét, rút kinh nghiệm.
<b>Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.</b>
<b>Mục tiêu : Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm vần dễ lẫn : s / x , in / </b>
inh
<b>Cách tiến hành </b>
Bài 2:
-GV treo bảng phụ bài tập 2a
- 1HS đọc đề bài.Yêu cầu bài tập này chúng ta phải làm gì ?
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
<b>Củng cố – dặn dò:</b>
- Nhận xét tiết học.Về nhà viết lại cho đúng các từ cịn mắc lỗi trong bài chính tả
và các bài tập ( nếu có )
Thứ ba, ngày tháng năm 2008
Tự nhiên và xã hội
<b>MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC</b>
<b>I.Mục tiêu:</b>
-Nói tên một số lồi vật sống ở dưới nước
-Nói tên một số lồi vật sống ở nước ngọt, nước mặn
-Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mơ tả.
<b>II.Chuẩn bị:</b>
-Hình vẽ SGK
-Sưu tầm tranh ảnh các con vật sống dưới nước
<b>III.Các hoạt động dạy học:</b>
<b>Hoạt động 1: Làm việc với SGK</b>
<b>Mục tiêu: HS biết tên một số loài vật sống ở dưới nước.Biết tên một số loài </b>
<b>Cách tiến hành: </b>
Bước 1: Cho HS làm việc theo cặp.
- HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trong SGK: “ Chỉ, nói tên va 2nêu lợi
ích của một số con vật trong hình vẽ.”
- HS tự đặt thêm các câu hỏi trong quá trình quan sát, tìm hiểu về các con vật
được giới thiệu trong sách giáo khoa.
- HS thảo luận nêu tên con vật, con này sống ở đâu? Nước ngọt hay nước mặn ?
Bước 2: Hoạt động cả lớp
-HS trình bày .GV cùng HS nhận xét
Kết luận: có rất nhiều lồi vật dưới nước, nước ngọt và nước mặn. Chúng ta cần
giữ sạch sẽ nguồn nước để bảo vệ chúng.
<b>Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống ở dưới nước sưu tầm </b>
được.
<b>Mục tiêu: hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.</b>
<b>Cách tiến hành: </b>
Bước 1: Cho HS làm việc theo nhóm
GV yêu cầu HS trưng bày các con vật nào mà mình sưu tầm được
- Loài vật sống ở nước ngọt
- Loài vật sống ở nước mặn
VD: cá, tôm, cua, ốc, sò, hến . . .
Bước 2: Hoạt động cả lớp
HS trình bày. GV cùng HS nhận xét.
*Trị chơi “ Thi kể tên các con vật sống ở nước ngọt, sống ở nước mặn.
Cách chơi:
- Cho một số học sinh xung phong làm trọng tài.
- Còn lại chia lớp thành 2 đội. Hai đội trưởng bắt thăm xem đội nào sẽ bắt đầu
trước. Lần lượt HS đội một nói tên một con vật, đội kia nói tiếp ngay tên một
con vật khác.Trong quá trình chơi đội nào nhắc lại tên con vật mà đội kia đã nói
là bị thua.
Thứ ba, ngày tháng năm 2008
Kể chuyện
<b>NHỮNG QUẢ ĐÀO</b>
<b>I.Mục đích, yêu cầu : </b>
1.Rèn kĩ năng nói :
Kể lại được từng đoạn và tồn bộ nội dung câu chuyện “ Những quả đào”. Biết
phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội
dung.
2.Tập trung theo dõi bạn kể chuyện biết nhận xét , đánh giá lời kể chuyện của
<b>II.Chuẩn bị :</b>
-Bảng phụ viết nội dung tóm tắt đoạn 4.
<b>III.Các hoạt động dạy học:</b>
<b>Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ </b>
- 4 HS tiếp nối nhau lên kể lại hoàn chỉnh câu chuyện: “ Kho báu”
- Nhận xét ghi điểm .
<b>Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu.</b>
<b>Hoạt động 2:Hướng dẫn kể chuyện.</b>
<b>Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện “ Những quả</b>
đào”. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp
với nội dung.
Tập trung theo dõi bạn kể chuyện biết nhận xét , đánh giá lời kể chuyện của bạn.
<b>Cách tiến hành: </b>
2.1 Tóm tắt nội dung từng đoạn của câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu.
- HS làm bài. HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
2.2 Kể từng đạon câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt ở bài 1.
- HS tập kể từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể theo 2 cách:
+2, 3 đại diện cùng thi kể cùng đoạn.
+4 đại diện tiếp nối nhau kể 4 đoạn
4.Phân vai dựng lại câu chuyện:
-Tổ chức cho HS tự hình thành từng tốp 5 em phân vai dựng lại câu chuyện theo
các bưốc sau:
+5 đại diện cho 5 nhóm xung phong nhận vai, dựng lại câu chuyện . Kết quả của
đại diện nhóm là kết quả của cả nhóm.
+2, 3 tốp HS tiếp nối nhau dựng lại câu chuyện.
-Chia lớp thành 3 đội thi kể.
-Giáo viên cùng học sinh bình chọn những học sinh và đội kể hay nhất.
<b>Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà kể</b>
lại cho người thân nghe.
Thể dục
<b>TRÒ CHƠI: “ CON CĨC LÀ CẬU ƠNG TRỜI”VÀ </b>
<b>“CHUYỂN BĨNG TIẾP SỨC.”</b>
<b>I.Mục tiêu:</b>
-Làm quen với trị chơi “ Con cóc là cậu ông trời”. Yêu cầu chơi và bước đầu tham gia
vào trị chơi.
-Ơn lại trị chơi : “ Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia
<b>II.Địa điểm phương tiện:</b>
-Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an tồn
-Phương tiện: Cịi, 2 – 4 quả bóng
<b>III.Nội dung và phương pháp lên lớp:</b>
<b>Nội dung</b> <b>Định lượng</b> <b>Phương pháp</b>
<b>1.Phần mở đầu:</b>
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông,
cổ tay.
-Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc
trên địa hình tự nhiên
- Đi thường theo vịng trịn và hít thở
sâu.
- Ơn bài thể dục phát triển chung
<b>2.Phần cơ bản :</b>
- Trị chơi: “ Con cóc là cậu ơng trời”
+GV nêu tên trị chơi, cho HS tìm hiểu
lợi ích, tác dụng và động tác nhảy của
+Tổ chức cho HS chơi theo hàng ngang.
+Mỗi HS chỉ nhảy 3 -5 đợt, mỗi đợt bật
nhảy 2 -3 lần, xen kẽ mỗi đợt có nghỉ.
- Trị chơi: “ Chuyển bóng tiếp sức”
+Tổ chức cho HS tập theo đội hình
hàng ngang.
+Chia tổ tập luyện.
<b>3.Phần kết thúc: </b>
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
8 phút
2’
1’
60-80m
1’
1’
3’
2 x 8 nhịp
20 phút
10 phút
Thứ tư, ngày tháng năm 2008
Âm nhạc
<b>ÔN BÀI HÁT :“ CHÚ ẾCH CON”</b>
<b>I.</b>
<b> Mục tiêu:</b>
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời 1. Tập hát lời 2.
- Hát kết hợp múa phụ họa.
<b>II.</b>
<b> Chuẩn bị:</b>
- Song loan, xúc xắc,đàn.
- Một số động tác phụ họa.
<b>III.</b>
<b> Các hoạt động dạy học:</b>
<b>Giới thiệu bài: Ôn bài hát: “ Chú ếch con”</b>
<b>Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ</b>
-3 HS hát bài Chú ếch con. GV nhận xét.
-Bài hát “Chú ếch con” của nhạc sĩ nào?
<b>Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: “ Chú ếch con.” </b>
<b>Mục tiêu: Hát đúng giai điệu và thuộc lời 1. Tập hát lời 2. Hát kết hợp múa phụ</b>
họa.
<b>Cách tiến hành:</b>
- Ôn tập lời 1.
- Chia dãy hát hát lại bài. Một số HS hát. GV nhận xét.
- Chia dãy hát :
+ Dãy 1: Hát lời bài hát.
+ Dãy 2: Hát trên âm la. Sau đó đổi ngược lại.
- Tập hát lời 2 của bài hát
- GV hát gõ đệm mẫu. Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo phách.
- HS thực hiện nhiều lần.
<b>Hoạt động 3: Hát kết hợp động tác phụ họa. </b>
<b>Mục tiêu: Hát kết hợp động tác phụ họa. </b>
<b>Cách tiến hành</b>
- GV hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV chia thành nhiều nhóm. Một số nhóm lên biểu diễn. Lớp nhận xét, GV
nhận xét.
- Tập hát nối tiếp hai lời.
<b>Hoạt động 4: Nghe gõ tiết tấu, đoán câu hát. Hát theo lời ca mới.</b>
<b>Mục tiêu: Nghe gõ tiết tấu, đoán câu hát. Hát theo lời ca mới.</b>
<b>Cách tiến hành:</b>
- GV gõ âm hình tiết tấu của một câu trong bài cho HS đoán.
- Thử hát giai điệu của bài hát; “Chú ếch con” với một lời ca mới.
- GV ghi lời ca trên bảng phụ và cho các em xung phong hát. EM nào hát đúng
được khen ngợi.
<b>Củng cố - dặn dò:</b>
- Cả lớp hát lại bài Chú ếch con và dùng nhạc cụ gõ đệm theo.
- Nhận xét tiết học. Về nhà hát lại nhiều lần.
Tập đọc
<b>CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG</b>
<b>I.Mục đích, yêu cầu: </b>
-Đọc trơn, đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giũa những cụm từ dài.
-Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
Hiểu nghĩa từ : thời thơ ấu, cổ kính, lững thững.
-Hiểu bài: Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình yêu của tác giả đối
với cây đa, với quê hương.
<b>II.Chuẩn bị :Tranh SGK, bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.</b>
<b>III.Các hoạt động dạy học:</b>
<b>Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :</b>
-Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa bài “ Những quả đào”
- Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao ? GV nhận xét ghi điểm.
<b>Giới thiệu bài: “ Cây đa quê hương”</b>
<b>Hoạt động 2:Luyện đọc </b>
<b>Mục tiêu : Đọc trơn, đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giũa những cụm từ dài. </b>
<b>Cách tiến hành : </b>
2.1 GVđọc mẫu toàn bài.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
a/ Đọc từng câu :
- HS đọc nối tiếp nhau đọc từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS : gợn sóng, lững thững, khơng xuể, lan giữa…..
b/ Đọc từng đoạn trước lớp :
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
Đoạn 1: Từ đầu đến đang cười đang nói Đoạn 2: Phần còn lại
Hướng dẫn đọc: Trong vịm lá, / gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì / tưởng chừng
như ai đang cười / đang nói.//
- HS đọc từ chú giải. GV giảng thêm các từ HS chưa hiểu.
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm.
d/ Thi đọc giữa các nhóm. e/ Cả lớp đọc đồng thanh.
<b>Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.</b>
<b>Mục tiêu : Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình yêu của tác giả đối </b>
với cây đa, với quê hương.
<b>Cách tiến hành : </b>
Câu 1: Những từ ngữ, cây đa nào cho biết cây đa đã sống rất lâu ?
Câu 2: Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào ?
Câu 3: Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ.
Câu 4: Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương ?
<b>Hoạt động 4: Luyện đọc lại</b>
- 3, 4 HS thi đọc lại bài. GV nhận xét.
<b>Củng cố , dặn dò:</b>
- Qua bài văn , em thấy tả tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào ?
-Nhận xét tiết học . Tìm hiểu các bộ phận của cây ăn quả.
Thứ tư, ngày tháng năm 2008
Toán
<b> SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ</b>
<b>I.Mục tiêu:</b>
-Biết cách so sánh các số có ba chữ số.
-Nắm được thứ tự các số ( khơng q 1000).
<b>II.Chuẩn bị:</b>
- Bộ đồ dùng tốn, bảng phụ ghi dãy số.
<b>III.Các hoạt động dạy học:</b>
<b>Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ</b>
- HS ghi bảng con, 3 HS ghi bảng lớp số có ba chữ số. GV nhận xét, ghi điểm
- Yêu cầu HS đọc số vừa mới ghi được.
<b>Hoạt động 2: Ơn cách đọc và viết số có ba chữ số</b>
<b>Mục tiêu : Biết cách so sánh các số có ba chữ số.</b>
<b>Cách tiến hành : </b>
- Đọc số: GV treo bảng cho HS đọc.
- HS viết vào bảng con: 521, 512, 530, 639, 640, 632
<b>Hoạt động 3: So sánh số có ba chữ số</b>
<b>Mục tiêu : Biết cách so sánh các số có ba chữ số.</b>
<b>Cách tiến hành : </b>
a. Làm việc chung cả lớp:
-Giáo viên gắn mơ hình như SGK lên bảng và u cầu HS so sánh 2 số trên:
234…….235 235……234
-Giáo viên yêu cầu HS xác định số trăm, chục,đơn vị và cho HS so sánh.
- Hướng dẫn HS so sánh:
+Hàng trăm: cùng là 2 Hàng chục: cùng là 3 Hàng đơn vị: 4< 5
*Tương tự với số 194 …… 139. 199 …. 215.
b.Nêu qui tắc chung:
-Khi so sánh ta so sánh hàng trăm trước nếu nếu ở hàng trăm số nào lớn hơn thì
số đó lớn hơn. Khơng cần so hàng chục và đơn vị.
-Nếu hàng trăm bằng nhau thì so hàng chục. Nếu hàng trăm và hàng chục bằng
nhau thì ta mới so đến hàng đơn vị.
<b>Hoạt động 4: Thực hành</b>
<b>Mục tiêu : Biết cách so sánh các số có ba chữ số.Nắm được thứ tự các số </b>
( không quá 1000).
<b>Cách tiến hành : </b>
Bài 1: Cho HS làm bảng con. GV nhận xét.
Bài 2: Cho HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
Bài 3: HS làm vào vở. GV nhận xét.
<b>Củng cố, dặn dò:</b>
-Nhận xét tiết học.Tuyên dương những em tích cực. Về nhà xem lại bài.
Thứ tư, ngày tháng năm 2008
Luyện từ và câu
<b>MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. </b>
<b>ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ ?</b>
<b>I.Mục tiêu: </b>
- Mở rộng vốn từ về cây cối .
- Tiếp tục luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: “ Để làm gì?”
<b>II.Chuẩn bị :</b>
-Tranh ảnh về một số cây ăn quả, bảng phụ.
<b>III.Các hoạt động dạy học: </b>
<b>Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ </b>
- 2 học sinh lên bảng viết về cây ăn quả và cây lương thực.
- HS đặt và trả lời câu hỏi: “ Để làm gì ?”
<b>Giới thiệu bài:Nêu mục đích, u cầu tiết học</b>
<b>Hoạt động 2:Thực hành</b>
<b>Mục tiêu : Mở rộng vốn từ về cây cối.Biết đặt và trả lời câu hỏi.Ôn luyện cách </b>
dùng từ ngữ về cây cối.
<b>Cách tiến hành : </b>
* Mở rộng vốn từ về cây cối .
Bài 1: ( miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu. GV gắn lên bảng 3, 4 loài cây ăn quả để HS quan sát.
- 1, 2 HS lên bảng nêu tên các lồi cây đó, chỉ các bộ phận của cây.
- Cả lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng ( Rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả,
ngọn.)
Bài 2: ( Viết )
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.GV nhắc HS các từ tả các bộ phận của cây là những
từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm của từng bộ phận.
- Phát bảng phụ cho các nhóm. Các nhóm trình bày, GV nhận xét, chốt lời giải
đúng.
*Luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: “ Để làm gì?”
Bài 3: (miệng )
- HS quan sát kĩ từng tranh, nói về việc làm của hai bạn nhỏ trong tranh.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV nhận xét.
Hỏi: Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì?
Đáp:Bạn nhỏ tưới nước cho cây để cây tươi tốt.
Hỏi: Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để làm gì?
Đáp:Bạn nhỏ bắt sâu cho cây để bảo vệ cây, diệt trừ sâu ăn lá cây.
<b>Củng cố, dặn dị:</b>
-Nhận xét tiết học.Về nhà tìm thêm các từ dùng để tả các bộ phận cây.
Thứ tư, ngày tháng năm 2008
Thủ cơng
<b>LÀM VỊNG ĐEO TAY</b>
<b>I.Mục tiêu:</b>
-HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy.
-Làm được vịng đeo tay.
-Thích làm đồ chơi, u thích chiấc vịng đeo tay do mình làm ra.
<b>II.Chuẩn bị:</b>
-Mẫu vịng đeo tay bằng giấy.
-Qui trình làm vịng đeo tay bằng giấy.
-Giấy thủ cơng, kéo, hồ dán,bút chì, thước kẻ.
<b>III.Các hoạt động dạy học:</b>
<b>* Giới thiệu bài: “ Làm vòng đeo tay.”</b>
<b>Hoạt động 1 : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.</b>
<b>Hoạt động 2:Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.</b>
<b>Mục tiêu : Quan sát và nhận xét mẫu.</b>
<b>Cách tiến hành : </b>
- GV giới thiệu mẫu vòng đeo tay bằng giấy và đặt câu hỏi:
+Vịng đeo tay được làm bằng gì? Có mấy màu ?
-GV gợi ý:
Muốn giấy đủ độ dài để làm thành vòng đeo vừa tay ta phải dán nối các nan
giấy.
<b>Hoạt động 3:GV hướng dẫn mẫu.</b>
<b>Mục tiêu : HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy. </b>
<b>Cách tiến hành : </b>
Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
Lấy hai tờ giấy thủ công khác màu nhau cắt thành các nan giấy rộng 1 ô.
Bước 2: Dán nối các nan giấy
Dán nối các nan giấy cùng màu thành một nan giấy dài 50 ô đến 60 ô, rộng 1 ô.
Làm hai nan như vậy.
Bước 3: Gấp các nan giấy
-Dán đầu của 2 nan lại (Giáo viên làm mẫu). Gấp nan dọc đè lên nan ngang sao
cho các nếp gấp sát mép nan, sau đó gấp nan ngang đè lên nan dọc.
-Tiếp tục gấp theo thứ tự như trên cho đến hết hai nan giấy. Dán phần cuối của
hai nan lại, được sợi dây dài.
Bước 4 : Hồn chỉnh vịng đeo tay bằng giấy.
Dán hai đầu sợi dây vừa gấp, được vòng đeo tay bằng giấy.
-Gọi HS nhắc lại các bước.
-Cho HS tập làm vòng đeo tay.
<b>Củng cố, dặn dò:</b>
- Nhận xét tiết học. Vệ sinh lớp học. Về nhà tập làm vòng đeo tay.
- Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán….
Thứ năm, ngày tháng năm 2008
Toán
<b>LUYỆN TẬP</b>
<b>I.Mục tiêu:</b>
-Luyện tập so sánh các số có ba chữ số.
-Nắm được thứ tự các số.
<b>II.Chuẩn bị:</b>
- Bảng phụ
- Bộ thực hành toán
<b>III.Các hoạt động dạy học:</b>
<b>Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ</b>
- HS làm bảng con. GV nhận xét.
123……129 135…….135 145….245 146….147
<b>* Giới thiệu bài: “ Luyện tập”</b>
<b>Hoạt động 2:So sánh số có ba chữ số.</b>
<b>Mục tiêu : Luyện tập so sánh các số có ba chữ số.</b>
<b>Cách tiến hành : </b>
- GV viết 567….569 - Yêu cầu hS nêu cách so sánh.
- GV viết 375….369 - Yêu cầu hS nêu cách so sánh và kết luận.
<b>Hoạt động 3:Thực hành</b>
<b>Mục tiêu : Luyện tập so sánh các số có ba chữ số. Nắm được thứ tự các số.</b>
Bài 1: HS làm bài theo nhóm.
Bài 2: HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
GV hướng dẫn HS nhận xét:
a. Các số hơn kém nhau 100 đơn vị.
b. Hơn kém nhau 10 đơn vị.
c, d. Hơn kém nhau 1 đơn vị.
Bài 3: HS làm bảng con. GV nhận xét.
Bài 4: HS làm bài vào vở. GV nhận xét: 299, 420, 875, 1000
Bài 5: HS xếp hình theo mẫu
<b>Củng cố, dặn dị: Nhận xét tiết học. Xem bài ở nhà.</b>
<b>*Rút kinh nghiệm tiết dạy:...</b>
...
...
...
...
<b>TUẦN 29</b>
Thứ năm, ngày tháng năm 2008
Chính tả
<b>HOA PHƯỢNG</b>
1.Nghe viết chính xác và trình bày đúng bài thơ : Hoa phượng.
- Bảng phụ
<b>III.Các hoạt động dạy học :</b>
<b>Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ </b>
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con:xâu kim, chim sâu, xinh đẹp, mịn
màng, tin cậy. GV nhận xét, ghi điểm.
<b>* Giới thiệu bài: “ Hoa phượng.”</b>
<b>Hoạt động 3:GV hướng dẫn mẫu.</b>
<b>Mục tiêu : HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy. </b>
<b>Cách tiến hành:</b>
2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài một lần. 2 HS đọc lại.
- Nội dung bài chính tả nói điều gì? ( Bài thơ là lời của một bạn nhỏ nói với bà,
thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.)
- Mỗi dịng thơ có mấy tiếng?
- Nên bắt đầu dịng thơ lùi vào mấy ô? ( 2, 3 ô sao cho ngay giữa trang vở)
- Nhận xét về cách viết sau những dấu câu và chữ viết hoa.
- GV phân tích các tiếng khó, hướng dẫn HS viết.
- HS viết vào bảng con: lửa thẫm, mắt lửa, lấm tấm, rừng rực….
2.2 GV đọc, HS viết vào vở.
2.3 Chấm, chữa bài.
<b>Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.</b>
<b>Mục tiêu : Làm được các bài tập phân biệt những chữ có âm dễ lẫn s/x ; in/ inh.</b>
<b>Cách tiến hành:</b>
Bài 2:
-HS làm bài vào vở bài tập bài 2b. 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét.
CHú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tính tốn, chú đã có một ngơi
nhà xinh xắn, vườn cây đầy trái chín thơm lừng. Chú hay giúp đỡ mọi người
nên được gia đình, làng xóm tin u, kính phục.
<b>Củng cố, dặn dị:</b>
-Nhận xét tiết học, khen ngợi những em viết chính tả sạch đẹp.
-Yêu cầu những em chưa đạt về chép lại.
<b>*Rút kinh nghiệm tiết dạy:...</b>
...
...
...
...
Thứ năm ngày tháng năm 2008
Mĩ thuật
<b>TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO</b>
<b>NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>
- Yêu quý các con vật nuôi trong nhà.
<b>II. Chuẩn bị:</b>
- Sưu tầm một tranh, ảnh về các con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Bài tập nặn một số các con vật của HS
<b>III. Các hoạt động dạy-học: </b>
<b>Giới thiệu bài: Tập nặn tạo dáng tự do. Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.</b>
<b> Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét</b>
<b>Mục tiêu: Quan sát, nhận xét.Yêu q các con vật có ích.</b>
<b>Cách tiến hành:</b>
- Hình ảnh gà trống, gà mái và các con vật khác.
- Hình xé dán các con vật khác nhau về hình dáng, màu sắc.
<b>Hoạt động 2: Cách xé dán con vật</b>
<b>Mục tiêu: HS biết cách xé dán con vật.</b>
<i>- </i>Hướng dẫn nhận xét cấu tạo, hình dáng các con vật.
- HS mơ tả theo sự quan sát của mình.
- Cách xé dán:
a. Chọn giấy màu:
- Chọn giấy màu làm nền.
- Chọn giấy màu để xé dán hình con vật.
b. Cách xé dán:
- Xé hình con vật
+Xé các phần chính trước, các phần nhỏ sau.
+Xé hình các chi tiết.
+Xếp hình con vật lên giấy.
<b>Hoạt động 3: Thực hành </b>
<b>Mục tiêu: Xé được con vật theo trí tưởng tượng.</b>
<b>Cách tiến hành:.</b>
- GV gợi ý HS làm bài như: Chọn con vật nào để xé dán, Cách xé dán
- HS thực hành.
<b>Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá</b>
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài xé dánvề: Hình dáng, đặc điểm con vật; màu
<b>Củng cố - dặn dị:</b>
- Nhận xét tiết học. Về nhà hoàn thành bài xé dán.
- Sưu tầm tranh ảnh về môi trường phong cảnh.
<b>Rút kinh nghiệm tiết dạy:...</b>
<b>TUẦN 29</b>
Thứ năm, ngày tháng năm 2008
Thể dục
<b>TRÒ CHƠI: “ CON CĨC LÀ CẬU ƠNG TRỜI”” TÂNG CẦU”</b>
<b>I.Mục tiêu:</b>
nhiều lần hơn trước.
<b>II.Địa điểm phương tiện:</b>
-Địa điểm: Sân trường vệ sinh, an tồn
-Phương tiện: Cịi, cầu.
<b>III.Nội dung và phương pháp lên lớp:</b>
<b>Nội dung</b> <b>Định</b>
<b>lượng</b>
<b>Phương pháp</b>
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối,
hông, cổ tay.
-Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc
trên địa hình tự nhiên
- Đi thường theo vịng trịn và hít thở
sâu.
- Ơn bài thể dục phát triển chung
<b>2.Phần cơ bản :</b>
- Trò chơi: “ Con cóc là cậu ơng
trời”
+GV nêu tên trò chơi, cho HS đọc
vần điệu 1 – 2 lần, sau đó chơi trị
chơi có kết hợp vần điệu.
- Trò chơi: “ Tâng cầu”
<b>3.Phần kết thúc: </b>
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác thả lỏng.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về
nhà.
8 phút
2’
1’
60-80m
1’
1’
3’
2 x 8 nhịp
20 phút
10 phút
10 phút
7 phút
2’
1’
1’
2’
2’
Nhận lớp
GV
<b>Rút kinh nghiệm tiết dạy:...</b>
...
...
<b>TUẦN 29</b>
Thứ sáu, ngày tháng năm 2008
Toán
<b>LUYỆN TẬP</b>
<b>I.Mục tiêu:</b>
- Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mét (m). Làm quen với thước
mét.
- Bước đầu tập đo độ dài ( các đoạn thẳng dài đến khoảng 3 m) ước lượng theo
đơn vị mét.
<b>II.Chuẩn bị:</b>
-Bảng con, thước m, sợi dây dài khoảng 3m
<b>III.Các hoạt động dạy học: </b>
<b>Hoạt động 1 : Ôn tập, kiểm tra.</b>
- Hãy chỉ ra trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1 cm, 1 dm.
- Hãy vẽ trên bảng con các đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1 dm.
- Chỉ ra trong thực tế các vật có độ dài 1 dm.
<b>* Giới thiệu bài: “ Mét”</b>
<b>Hoạt động 2 : Giới thiệu đơn vị đo độ dài : Mét (m) và thước mét.</b>
<b>Mục tiêu : Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mét (m). Làm quen </b>
với thước mét.
<b>Cách tiến hành : </b>
a.Hướng dẫn HS quan sát thước mét và giới thiệu:
“ Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.”
- GV vẽ lên bảng đoạn thẳng 1m, độ dài đoạn thẳng này là 1 mét.
- GV: Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “ m”
GV viết : 1m = 10 dm. 10 dm = 1m.
b. HS quan sát thước mét, GV nêu câu hỏi:1 m bằng bao nhiêu cm ?
- GV nêu: 1 m = 10 cm
- Độ dài 1 m được tính từ vạch nào đến vạch nào trên thước.
<b>Hoạt động 3:Thực hành</b>
<b>Mục tiêu : Nắm được quan hệ giữa đơn vị m, dm, cm.Biết làm phép tính cộng </b>
trừ có nhớ trên số đo với đơn vị là mét. Bước đầu tập đo độ dài ( các đoạn thẳng
dài đến khoảng 3 m) ước lượng theo đơn vị mét.
<b>Cách tiến hành : </b>
Bài 1: HS làm bảng con.
Bài 2: HS làm bảng con
Bài 3: HS làm vở. ( Đáp số:13 m)
Bài 4: HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét.
<b>Củng cố, dặn dò:</b>
- Nhận xét tiết học. Học bài ở nhà.
<b>Rút kinh nghiệm tiết dạy:...</b>
...
<b>TUẦN 29</b>
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2007.
Tập viết
<b>CHỮ HOA: A ( kiểu 2)</b>
<b>I. Mục đích yêu cầu:</b>
1. Viết chữ A hoa kiểu 2 theo cỡ vừa, nhỏ.
- Chữ A hoa kiểu 2 đặt trong khung chữ
- Bảng phụ viết : Ao, Ao liền ruộng cả
<b>III. Các hoạt dộng dạy - học:</b>
<b>Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ </b>
- 2 học sinh lên bảng viết. Lớp viết bảng con : Y, Yêu. GV nhận xét, ghi điểm.
<b>Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.</b>
<b>Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa.</b>
<b>Mục tiêu : Biết viết chữ A hoa kiểu 2 theo cỡ vừa, nhỏ.</b>
<b>Cách tiến hành:</b>
2.1 Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- GV treo chữ mẫu – học sinh quan sát:
- Cấu tạo: Chữ A hoa kiểu 2 cao mấy li ? Gồm mấy nét ?
- Chữ A hoa kiểu 2cao 5 li ,gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải.
- GV cách viết.
- GV viết mẫu , vừa viết vừa nói lại cách viết.
2.2 Hướng dẫn học sinh viết bảng con :3 lần. GV nhận xét, uốn nắn.
<b>Hoạt động 3: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.</b>
<b>Mục tiêu : Biết ứng dụng cụm từ : Ao liền ruộng cả theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng </b>
<b>Cách tiến hành:</b>
3.1 Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- GV treo bảng phụ có cụm từ ứng dụng: Ao liền ruộng cả
- HS nêu cách hiểu: Ý nói giàu có ( ở vùng thôn quê)
3.2 HS quan sát cụm từ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét:
- Độ cao các chữ cái: Chữ A, l, g cao 2,5 ô li; chữ r cao 1,25 li, các chữ còn lại
cao 1 li.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng một chữ o
- Đánh dấu thanh:dấu huyền đặt trên chữ ê, dấu nặng đặt dưới chữ ô, dấu hỏi
trên chữ a.
- Nối nét: nét cuối của chữ A nối với đường cong của chữ o.
3.3 Học sinh viết chữ Ao vào bảng con: 3 lần.GV nhận xét – uốn nắn
<b>Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.</b>
-Viết số lượng quy định theo mẫu vở tập viết.Chấm 1 số học sinh, nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Luyện viết ở nhà.
<b>Rút kinh nghiệm tiết dạy:...</b>
<b>TUẦN 29</b> <b> Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2007.</b>
Tập làm văn
<b>ĐÁP LỜI CHIA VUI - NGHE TRẢ LỜI TRẢ LỜI CÂU HỎI.</b>
<b>I.Mục tiêu:</b>
-Biết đáp lời chia vui trong giao tiếp thông thường.
toả hương thơm vào ban đêm. Qua đó khen ngợi cây dạ lan hương biết ơn thật
cảm động với người đã cứu sống và chăm sóc nó.
<b>II.Chuẩn bị:</b>
-Tranh SGK, một bó hoa.Viết 4 câu hỏi trên bảng phụ
<b>III.Các hoạt dộng dạy - học:</b>
<b>Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ </b>
2, 3 cặp HS lên bảng nói lời đối thoại: 1 em nói lời chia vui, một em kia đáp lại
lời chúc. GV nhận xét, ghi điểm.
<b>Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.</b>
<b>Hoạt động 2: Nói lờia chia vui.</b>
<b>Mục tiêu : Biết đáp lời chia vui trong giao tiếp thông thường.</b>
<b>Cách tiến hành:</b>
Bài 1 ( miệng )
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 2 HS thực hànhnói lời chia vui- lời đáp theo tình huống a.
HS 1: Chúc mừng ngày sinh nhật của bạn / Chúc mừng bạn tròn 8 tuổi.
HS 2: Rất cảm ơn bạn. / Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh nhật của mình.
<b>- Nhiều cặp HS thực hành đóng vai theo các tình huống b,c.</b>
Bài 2:( miệng )
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ, nói về tranh, đọc kĩ 4 câu hỏi. GV kể chuyện.
+Kể lần 1, dừng lại, yêu cầu HS quan sát tranh, đọc 4 câu hỏi dưới tranh.
+Kể lần 2, vừa kể vừa giới thiệu tranh.
+Kể lại lần thứ 3
- GV treo bảng phụ ghi sẵn 4 câu hỏi. GV nêu lần lượt từng câu hỏi, HS trả lời.
GV chốt lại.
- 3, 4 cặp HS hỏi- đáp trước lớp theo 4 câu hỏi trong sách giáo khoa.
- 1, 2 HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện.
<b>Củng cố, dặn dò:</b>
- Nhận xét tiết học. Nêu ý nghĩa câu chuyện.( Ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết
cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
<b>Rút kinh nghiệm tiết dạy:...</b>
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2007.
<b>HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ</b>
<b>I.Kiểm điểm công việc tuần 29</b>
-Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp tuần qua:
Về nề nếp:
-Vệ sinh trường lớp:Thực hiện tốt, trực nhật đầy đủ.
-Chăm sóc cây và bồn hoa: Chăm sóc tốt.
-Chửi thề, đánh nhau:Khơng có trường hợp vi phạm.
Về học tập:Mơt số bạn vẫn cịn qn vở,vào lớp khơng thuộc bài và không
làm bài đầy đủ :Nguyên, Hữu, Nhung
GV nhận xét nêu ra biện pháp :Tuyên dương những HS thực hiện tốt nội quy do
trường lớp đề ra.Phê bình nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt.
<b>II.Cơng việc tuần 30</b>
-Tiếp tục củng cố nề nếp lớp, xếp hàng ra về vào lớp.
-Thực hiện tốt chương trình học của tuần 30
-Nhắc HS đi học đều và đúng giờ.
-Tham gia phong trào cho trường và Đội đề ra.
-Thực hiện đúng nội quy nhà trường đề ra.
-Học bài ở nhà, thuộc bài khi đến lớp.
<b>III.Sinh hoạt tập thể:</b>