Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Mot so bai tham luan tai Dai hoi Dan Chua o TGPSaigon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.54 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Bài tham luận của ĐGM Giu-se Trần Xuân Tiếu, GP. Long Xuyên
<b>HIỆP THÔNG TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG</b>


Tài liệu làm việc của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam dùng giáo huấn của Công đồng
Va-ti-ca-nô II để khẳng định: Hội Thánh Việt Nam phải trở nên bí tích của sự hiệp thơng,
hiệp thơng giữa con người với Thiên Chúa và hiệp thông giữa con người với nhau. Vì
thế, sự hiệp thơng của Hội Thánh vừa là ân sủng của Thiên Chúa và cũng là trách nhiệm
của con nguời. Ân sủng và trách nhiệm vì sự hiệp thơng của Hội Thánh là điều kiện thiết
yếu để Hội Thánh là mầm mống của Nước-Trời-Đang-Phát-Triển, trong đó dân Thiên
Chúa trở thành dụng cụ của Chúa Thánh Thần, thi hành chương trình cứu độ của Thiên
Chúa Cha, là quy tụ nhân loại và mọi loài thụ tạo cách viên mãn trong ngày cánh chung
trong Chúa Ki-tơ.


Với ý tưởng nịng cốt trên về sự hiệp thơng của Hội Thánh, tơi xin trình bày ba điểm
chính:


1. Một Hội Thánh Tham Gia và Hiệp Thơng Vì Sứ Vụ.


2. Hiệp Thơng trong nội bộ Hội Thánh trong tinh thần Đồng Trách Nhiệm.


3. Hội Thánh Đồng Trách Nhiệm đối thoại với cộng đồng nhân loại để xây dựng sự hiệp
thơng.


I. MỘT HỘI THÁNH HIỆP THƠNG VÀ THAM GIA VÌ SỨ VỤ


Trước hết, Hội Thánh địa phương phải trở nên dấu chỉ sự hiệp thông với Thiên Chúa, và
mô phỏng theo hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội xây dựng sự hiệp thông
với nhau giữa Giáo Hội chiến đấu ở trần gian, với Giáo Hội chiến thắng trên Thiên quốc,
và với Giáo Hội thanh luyện trong luyện hình, và từ đó, Giáo Hội mời gọi mọi người đi
<i>“từ bắc chí nam, từ đơng sang tây”, tham dự vào sự hiệp thông này.</i>



Tông Huấn Giáo Hội Tại Á châu – Ecclesia in Asia (EA) viết: “Sự Hiệp thơng trong Hội
<i>Thánh ngụ ý nói mỗi Hội Thánh địa phương (tại Á Châu) phải trở nên điều mà các nghị</i>
<i>phụ Thượng Hội Đồng gọi là một Hội Thánh Tham Gia” </i>[6]<sub>.</sub>


Như vậy, nhờ ân sủng của bí tích Thánh tẩy và bí tích Thêm sức, mọi thành phần dân
Chúa trong giáo phận được tham dự vào Sứ Vụ là chứng nhân và giảng dạy về sự Hiệp
thông. Theo ý nghĩa này, Hội Thánh địa phương trở thành lớp học của Chúa Thánh
Thần, trong đó, mọi người, giáo sĩ và giáo dân, vừa là học trò vừa là giáo viên về sự hiệp
thông trong cuộc lữ hành trần thế. Quả thật, dân Thiên Chúa trong Hội Thánh địa
phương, nhờ được tham dự vào vai trị ngơn sứ, tư tế, và vương đế của Đức Ki-tô, được
mời gọi tham dự vào bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, và được Chúa Thánh
Thần liên kết hiệp nhất trong đức tin, đức ái, và đức cậy. Đây thật là gia đình của Thiên
Chúa mà từng người và mọi ngừơi có sứ vụ đón nhận, sống, và thơng truyền những giá
trị về sự thật từ Lời Chúa, về tình yêu cứu độ, và về sự tự do của con cái Thiên Chúa
hướng đến cùng đích là quy tụ đồn con cái Thiên Chúa đang tản mác về một mối trong
sự hiệp thông trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nhờ bí tích Thánh Tẩy, mọi Ki-tơ hữu khơng chỉ chia sẻ sự sống thần linh, mà cịn chia
sẻ sứ vụ của Chúa Ki-tô nơi trần thế trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chính
vì thế, sự hiệp thông trong giáo phận được thể hiện trong tinh thần đồng trách nhiệm của
toàn thể dân Thiên Chúa đối với sứ mạng của Hội Thánh Chúa Ki-tô.


Theo giáo lý của Công Đồng Vaticanô II, cũng như Giám mục Rô-ma có nhiệm vụ duy
nhất đảm bảo và cổ võ sự hiệp nhất trong Giáo Hội, Giám mục giáo phận là “nguyên lý
<i>và nền tảng của sự hiệp nhất trong Giáo Hội địa phương” [7]<sub>. Hơn nữa, nếu công đồng</sub></i>


Vaticanô II đề ra tập đồn tính của giám mục đồn [8]<sub>, thì tại Giáo Hội địa phương tập</sub>
đồn tính cũng phải đuợc thực hiện trong hàng giáo sĩ. Như vậy, trước hết là sự đồng
trách nhiệm của các linh mục với giám mục. Sự hiệp thông này được thể hiện trong linh
mục đoàn, trong hội đồng linh mục và trong ban tư vấn. Đây là sự hiệp thơng ấn tích của


những người được tuyển chọn và được tham dự vào chức vụ linh mục thừa tác của Đức
Ki-tơ. Chính nhờ ân sủng và trách nhiệm của bí tích truyền chức, các thành viên trong
linh mục đồn hiệp thơng với Giám mục giáo phận trong khi thi hành sứ vụ của Hội
Thánh địa phương ln đồng trách nhiệm trong việc truy tìm ý Chúa cho cộng đồn theo
mơ hình của cơng đồng Giêrusalem: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định rằng…”(Cv
<i>15,28).</i>


Kế đến, tinh thần đồng trách nhiệm còn được thể hiện trong tương quan giữa hàng giáo
sĩ và giáo dân. Thật vậy, mọi Ki-tô hữu được mời gọi tham dự vào chức linh mục duy
nhất của Chúa Ki-tô. Trong khi hàng giáo dân tham dự vào chức linh mục phổ quát, thì
hàng giáo sĩ tham dự vào chức linh mục thừa tác của Chúa Ki-tô. Theo ý nghĩa này, tinh
thần đồng trách nhiệm phải được Hội Thánh địa phương biểu hiện trong hội đồng mục
vụ giáo xứ, giáo hạt, và giáo phận. Tinh thần đồng trách nhiệm còn được thực hiện qua
hội đồng kinh tế của giáo xứ và giáo phận.


Cuối cùng, sự hiệp thông và tham gia của Giáo Hội địa phương được thực hiện một cách
rất hợp thời trong các cộng đồn Giáo Hội cơ bản mơ phỏng theo các cộng đồn sơ khai
thời các tơng đồ (x Cv 2,44-47;4,32-35). Thực vậy, chính các cộng đồn Giáo Hội cơ
bản là một cách thế thể hiện tinh thần đồng trách nhiệm của Hội Thánh địa phương với
sứ vụ trong hoàn cảnh xã hội ngày nay [9]<sub>.</sub>


III. HỘI THÁNH ĐỒNG TRÁCH NHIỆM ĐỐI THOẠI VỚI CỘNG ĐỒNG NHÂN
LOẠI ĐỂ XÂY DỰNG SỰ HIỆP THƠNG


Tơng huấn Giáo Hội Tại Á Châu khẳng định: “Sự đóng góp duy nhất của Giáo Hội cho
<i>các dân tộc trên lục địa (Á Châu), là việc rao giảng về Chúa Ki-tô Giê-su, Thiên Chúa</i>
<i>thật và là Người thật, Đấng Cứu Thế độc nhất và duy nhất cho mọi dân tộc” (EA 10).</i>
Đó cũng là sứ vụ của các Giáo Hội địa phương tại Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nghèo và cho người nghèo, còn đối thoại với những người giầu, những người có quyền


trong xã hội, và những nguời trí thức đương thời để đồng trách nhiệm trong công cuộc
biến đổi thế giới thành một Trời Mới, Đất Mới nơi công lý ngự trị.


Sứ mạng này là của mọi Ki-tơ hữu vì “Bản chất của Giáo Hội lữ hành là truyền giáo”,
và Hội Thánh là cộng đồng các sứ giả Tin Mừng trong thế giới hơm nay. Điều này nói
lên tinh thần đồng trách nhiệm của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội địa
phương, thực hiện sự đối thoại để xây dựng sự hiệp thông trong thế giới hôm nay.


Tinh thần đồng trách nhiệm này được Liên hiệp Hội Đồng giám mục Á Châu cổ võ
trong tổ chức “Cộng Đồng Nhân Sinh Cơ Bản”, trong đó, các Ki-tơ hữu khơng chỉ quan
<i>tâm đến đời sống phượng tự tại nhà thờ, nhưng là những hạt nhân sinh động trong cộng</i>
<i>đồng xã hội”</i> [10]<i><sub>. Chính nhờ cộng đồng nhân sinh cơ bản này, Hội Thánh địa phương</sub></i>
đang đối thoại bằng đời sống và bằng hoạt động, để chuẩn bị cho cuộc đối thoại
bằng diễn giảng và bằng chia sẻ cảm nghiệm thiêng liêng.


Một trong những món quà mà Hội Thánh Việt Nam dâng lên Thiên Chúa trong năm
thánh này là xây dựng một Hội Thánh Hiệp Thơng và Tham Gia vì sứ vụ với tinh thần
đồng trách nhiệm, để mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Chúa Ki-tô tiếp tục trổ sinh
hoa trái trên quê hương Việt Nam thân yêu.


+Giu-se Trần Xuân Tiếu,
GM Giáo phận Long Xuyên


Bài Tham Luận của Caritas TGP - Tp. HCM


ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ VIỆC THI HÀNH BÁC ÁI CỦA
NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM.


1. Định hướng:



a. Cả cuộc đời trần thế của Chúa Giê-su là Rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh nhân
– Lời của Đức Vua trong ngày phán xét chung: “Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các
ngươi làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã
làm cho chính Ta” (Mt 25, 40).


b. Giáo huấn của Hội Thánh: Hai yếu tố căn bản: (Tđ Thiên Chúa Là Tình u)


- Thứ nhất: Bản tính sâu xa nhất của Hội Thánh được diễn tả qua ba nhiệm vụ căn bản:
Loan báo TM – Cử hành bí tích – Thi hành bác ái. Ba nhiệm vụ này bao hàm lẫn nhau
và không thể tách rời.


- Thứ hai: Dụ ngôn người Samaritano nhân hậu vẫn là chuẩn mực địi chúng ta bày tỏ
tình u phổ qt đối với những người thiếu thốn mà chúng ta tình cờ gặp gỡ, dù họ là ai
đi chăng nữa.


c. Xin Thánh Thần thổi ngọn lửa Caritas vào các hoạt động của người Ki-tô hữu” (ĐHY
G.B. Phạm Minh Mẫn)


2. Ưu tiên mục vụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

phụ trách công tác bác ái xã hội. Hiện nay, Caritas, một tổ chức của Hội Thánh lo việc
bác ái xã hội đã được chính thức hoạt động, đang nỗ lực thực thi trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên, vì sống lâu dài trong tình trạng chiến tranh, nghèo đói, và nhận trợ giúp từ
nhiều nơi, nên cũng có một thành phần người Ki-tơ hữu vẫn cịn mang não trạng trông
chờ vào sự trợ giúp của người khác, và chưa quen với việc giúp đỡ người khác. Một số
khác vẫn chưa xem việc thi hành bác ái là một trong những bổn phận chính của người
Ki-tơ hữu.


b. Việc thi hành bác ái cần được phát triển rộng hơn và sâu hơn, nghĩa là trách nhiệm thi
hành bác ái cần được nhiều ki tô hữu ý thức hơn, cần được đào sâu về thiêng liêng và


nghiệp vụ chuyên môn hơn. Đàng khác, các hoạt động bác ái cần mang lại hiệu quả lâu
dài và bền vững hơn cho cá nhân hoặc tập thể được giúp đỡ.


c. Cần được sự quan tâm và nâng đỡ tích cực hơn của các vị chủ chăn, đặc biệt ở cấp
giáo xứ.


3. Kế hoạch thực hiện


a. Cần thay đổi nhận thức, cách suy nghĩ và quan hệ trong làm việc. Với tình bác ái,
mọi người cần học cách làm việc chung với nhau trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau,
đồng thời hiệp nhất với giáo xứ, giáo phận.


b. Nhưng trước hết, người Ki-tơ hữu cần ý thức rằng mình làm cơng việc bác ái từ con
tim. Nghĩa là phải đào luyện con tim. Tình yêu Chúa của họ sẽ biến chuyển thành tình
yêu tha nhân.


Như Mẹ Tê-rê-sa Cal-cut-ta đã dạy: “Hoa trái của nguyện cầu là đức tin, hoa trái của
đức tin là đức ái và hoa trái của đức ái là thực hành (BAXH)”. Điều này phản ảnh tiến
trình đào luyện con tim.


- Người Ki-tô hữu phải tăng cường cầu nguyện với Chúa, đặc biệt trong bí tích Thánh
Thể. Điều này cần thiết vì là nguồn lực chính để thay đổi.


- Cầu nguyện dẫn đến việc đào sâu và thực hành đức tin, đặc biệt là qua các khóa tĩnh
tâm cấp Giáo xứ, Giáo Phận.


- Đức tin dẫn đến đức ái. Người Ki-tô hữu học cách uốn nắn con tim của mình nên
<i>giống con tim của Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên Thập Giá</i>. Như thế con tim của
người Ki-tô hữu sẽ rung cảm và nhận biết được nỗi đau, sự thống khổ của nhân loại như
trái tim Giê-su. Họ sẽ mở mắt, mở lòng trước thế giới khổ đau và bắt gặp hình ảnh của


Chúa Giê-su trên Thập Giá.


- Và khi đã nhận ra Chúa Giê-su, người Ki-tô hữu còn phải “thuộc về Giê-su và ở lại với
Giê-su” để từ đó, những cơng việc bác ái của người Ki-tô hữu đang làm cho tha nhân,
<i>trở nên những dấu- chỉ -mạc- khải- về Tình yêu Giê-su, Tình yêu Thiên Chúa.</i>


c. Thực hành đức tin qua công việc bác ái chính là tấm giấy thơng hành giúp Ki-tô hữu
bước vào thế giới của những ai chưa biết đến Đức Ki-tơ. Đó cịn là một dấu chỉ để Đức
Ki-tô được nhận diện giữa mọi người trong thế giới hôm nay.


d. Việc giáo dục cho con cái mình, biết ý thức và làm quen với cơng việc bác ái, trao
ban là một trong những bổn phận chính yếu của các bậc làm cha mẹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Cấp giáo xứ:


i. Tổ chức:


o Caritas giáo xứ (mà vị phụ trách nên là người trong HĐMV giáo
xứ)


o Đại hội dân Chúa giáo xứ để mọi người cùng nhận thức và hiệp
nhất trong tình yêu thương, sống bác ái và cùng tham gia các hoạt
động BAXH.


ii. Huấn luyện: Các thành viên phụ trách cần được đào tạo, huấn luyện
về chuyên môn, kỹ năng làm việc, biết ứng xử và cùng tham gia giải
quyết vấn đề.


iii. Lên kế hoạch thực hiện:



o Vận động sự đóng góp của cá nhân, gia đình, tổ chức cho quĩ
BAXH, như một bổn phận của Ki tô hữu.


o Tổ chức Ban Quản Trị, Ban Điều Hành, Ban Giám sát và kiểm
tra về tài chính ở các cấp.


o Xây dựng các dự án, các chương trình hành động phù hợp ở
cấp giáo xứ, giáo hạt, giáo phận.


iv. Triển khai các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.


v. Tổ chức họp định kỳ, đại hội giáo xứ hàng năm để báo cáo, đánh
giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh.


vi. Tổ chức đánh giá, lượng giá, điều chỉnh cấp Giáo phận.


f. Cần phát huy hình thức thơng tin, chia sẻ tin tức về những hoạt động bác ái giữa các
tổ chức của giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội tồn quốc. Chúng ta có thể bi bối rối trước
những ý tường có vẻ trái ngược nhau: “Khi làm phúc bố thí, các con đừng cho tay trái
biết việc tay phải làm,…”(Mt 6,3 ), nơi khác: “Không ai thắp đèn rồi lại để đáy thùng,
nhưng để trên giá để mọi người xem thấy” (Mt 5,15 ). Chắc chắn có sứ khác biệt dễ
nhận ra giữa việc thơng tin mang tính phơ trương và thơng tin mang tính hiệp thơng. Đó
chính là sự nhắc nhở cho mọi người về nhu cầu của những người thiếu thốn, khổ đau
trong xã hội, và cũng nhắc nhở về bổn phận thi hành bác ái của mỗi ki tô hữu.


Kết luận:


Để theo sát những địi hỏi của Tin Mừng, để cơng việc truyền giáo phát huy được tác
dụng, để việc sống đạo được thể hiện mạnh mẽ, thiết nghĩ việc tăng cường và nâng cao
tính hiệu quả các hoạt động BAXH là điều cần được ưu tiên thực hiện.



Tp HCM: 13/11/2010


<b>Bản tham luận của giới Giáo chức Công giáo TGP. Tp. HCM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>bó thân thiết/đều đặn với các sinh hoạt đạo. Thực lịng, chúng tơi rất mong được gặp</i>
<i>gỡ, chia sẻ và để được nghe những tiếng lịng, những tiếng nói “im lặng” của rất nhiều</i>
<i>anh chị em “ở xa” này. Đấy là những tiếng nói/góp ý cần được quan tâm lắng nghe.</i>
<i>Chúng tôi tin rằng đây là một trong những sứ mạng của Đại hội Dân Chúa] </i>


<i>Suy tư về Mầu nhiệm trong Năm Thánh, các anh chị em trong nhóm GCCG đều có cảm</i>
<i>nhận động lực của việc sống chiều kích Mầu nhiệm đến từ niềm tin, từ ơn gọi Ki-tô hữu</i>
<i>(chứ không phải từ nghiệp giáo chức). Gắn với ơn gọi Ki-tô hữu như thế, hầu hết anh</i>
<i>chị em trong nhóm đều ý thức phải sống tương giao mật thiết hơn, sống động hơn với</i>
<i>Thiên Chúa trong mơi trường và hồn cảnh sống mà chính Thiên Chúa đã gửi cho. </i>


1. Một vài suy tư
<i>Sống mầu nhiệm Giáo Hội</i>


Theo thiển ý của chúng con, chủ đề “Mầu nhiệm” có ý muốn chúng con suy tư và sống
mầu nhiệm Giáo Hội theo chiều sâu chứ khơng nệ vào hình thức bên ngồi.


Mầu nhiệm Giáo Hội đòi hỏi chúng con phải tỏ lộ được sự thánh thiện của Giáo Hội nơi
con người yếu đuối, bất toàn và khả năng giới hạn của chúng con. Mầu nhiệm Giáo Hội
cũng đòi hỏi chúng con phải biểu tỏ được dung mạo “hiền từ và khiêm nhường” của
Đức Ki-tô _ Thầy Nhân Lành - trong đời sống phục vụ của chúng con, trong vai trò của
người giáo chức.


Mầu nhiệm Giáo Hội cũng đòi hỏi chúng con phải góp phần thánh hóa khơng chỉ đời
sống chúng con, nhưng cịn thánh hóa mơi trường sống của chúng con cùng với những


người trẻ mà Thiên Chúa trao cho chúng con.


Sống mầu nhiệm Giáo Hội cũng đòi hỏi chúng con yêu mến Giáo Hội ngay cả khi phải
chứng kiến những yếu đuối, sai lầm của các đấng các bậc trong Giáo Hội. Nhìn vào
những yếu đuối và sai lầm ấy, chúng con thấy rõ hơn tác động của Chúa Thánh Thần đã
dẫn đưa Giáo Hội suốt dịng lịch sử, vì chắc chắn đó khơng phải những sai lầm, yếu đuối
đầu tiên mà cũng chẳng phải là những sai lầm yếu đuối cuối cùng trong Giáo Hội.


<i>Sống hiệp thông với Giáo Hội và dân tộc</i>


Hiệp thông với mọi thành phần Dân Chúa là một địi hỏi của đời sống Ki-tơ hữu trong
đó có giáo chức chúng con. Tuy nhiên, một khi nhìn nhận mọi người đều mang hình ảnh
Thiên Chúa, là con một Cha trên trời, là anh em với nhau, thì cách nào đó, chúng con
cũng phải sống hiệp nhất và gắn bó với mọi con dân nước Việt, mà trước hết là những
học sinh, sinh viên, những đồng nghiệp của chúng con.


Như thế, chúng con không thể sống mầu nhiệm Giáo Hội trong một khơng gian bó hẹp,
trong một nhóm thu nhỏ, trong một môi trường vốn sẵn đạo đức tốt lành để chỉ biết lo
cho phần rỗi chúng con; nhưng chúng con cần và phải sống mầu nhiệm Giáo Hội trong
không gian sống, trong tập thể nơi làm việc, trong môi trường giáo dục ngày nay với đầy
đủ mọi mặt tích cực cũng như tiêu cực của nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo và chúng con đoan chắc rằng, một cách nào đó,
nghề nghiệp của chúng con được Chúa cho gắn bó với sứ vụ truyền giáo cách đặc biệt.
Hàng ngày mỗi giáo chức sống, làm việc, hướng dẫn và tác động trên hàng vài chục (có
khi đến cả trăm) học sinh – sinh viên. Trong hoàn cảnh đặc thù ấy, đời sống của giáo
chức có thể là lời chứng hoặc cũng có thể là lời phản chứng rõ rệt cho một Giáo Hội
Duy Nhất – Thánh Thiện – Công Giáo – Tông truyền đối với nhiều người trẻ Việt Nam
ở vào giai đoạn đang hình thành nhân cách sống của họ.



Bên cạnh việc giáo dục, giáo chức chúng con cũng có bổn phận dạy dỗ học sinh, sinh
viên các chân lý khoa học. Khơng có chân lý nào mà lại khơng xuất phát từ Thiên Chúa
và cũng khơng có chân lý nào được tìm hiểu cách thấu đáo lại khơng tỏ lộ cho người ta
hình ảnh về Thiên Chúa. Như thế, sống sứ vụ truyền giáo, những giáo chức chúng con
được mời gọi nghiên cứu, học hỏi và giảng dạy sự thật, sống và làm chứng cho sự thật
bằng đời sống của chúng con.


2. Những nỗ lực và thách thức
<i>Những nỗ lực</i>


Là những con người bất toàn và yếu đuối, nên để sống mầu nhiệm Giáo Hội như thế,
chúng con cần phải trở về với Thiên Chúa, với Đức Ki-tô là đầu và là sức mạnh của
chúng con. Chúng con đã cố gắng thực hiện sự trở về ấy qua việc năng tham dự phụng
vụ Hội Thánh và lãnh nhận các bí tích.


Được làm việc trong mơi trường trí thức, các giáo chức cơng giáo có điều kiện thuận lợi
để suy gẫm, trao đổi và chia sẻ Lời Chúa, học hỏi Giáo lý hàng ngày.


Giáo chức công giáo chúng con đã cố gắng sống hiệp nhất với nhau, tìm nhiều phương
cách để giúp đỡ nhau về chuyên môn, nâng đỡ nhau về tinh thần. Chúng con đã cố gắng
để giúp ích nhiều nhất cho các sinh viên của chúng con. Chúng con cũng đã hướng việc
nghiên cứu khoa học của chúng con đến những người thiệt thòi, yếm thế trong xã hội.
Để thể hiện mình là dân Thiên Chúa, là người thuộc về Đức Ki-tô, phần lớn giáo chức
công giáo cố gắng sống hiền lành, khiêm nhường, chu tồn bổn phận với tình u
thương. Nhiều giáo chức công giáo đã can đảm tuyên xưng niềm tin nơi làm việc, không
bon chen, không tham lam, chấp nhận sống thanh thản với vị trí xã hội khiêm tốn, với
mức thu nhập ít ỏi để thể hiện gương mặt Đức Ki-tô trong xã hội.


<i>Những thách thức</i>



Những thách thức trong đời sống Ki-tô hữu của giáo chức chúng con đến cả từ xã hội và
Giáo Hội.


Trong công việc và đời sống xã hội, là Ki-tô hữu nên trong một khoảng thời gian dài
giáo chức công giáo được “để ý” nhiều hơn, được địi hỏi nhiều hơn, nhưng lại ít được
ưu ái, ít cơ hội thăng tiến hơn so với các đồng nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Đời sống kinh tế khó khăn, đồng lương eo hẹp khiến cho cuộc mưu sinh chiếm phần lớn
thời gian của anh chị em giáo chức. Phần lớn chỉ có thể tham dự thánh lễ cộng đồn vào
Chúa Nhật và nếu có tham gia dạy giáo lý thì cũng khơng có nhiều thời gian để chuẩn bị
bài vở cho chu đáo.


Là những người có học thức, nhưng với đa số anh chị em, kiến thức giáo lý nói chung,
cũng như về Thần học, Thánh Kinh .v.v. rất khiêm tốn so với kiến thức về khoa học, về
xã hội. Thời gian qua, giáo phận có tổ chức một số lớp thần học giáo dân, nhưng anh chị
em rất khó tham gia vì nhiều lý do. Bởi thế, đáng lẽ phải nêu gương và góp phần hướng
dẫn cho giới trẻ sống mầu nhiệm Giáo Hội một cách sống động, thì chính những giới
hạn này đã hạn chế giáo chức trong phạm vi chăm lo đời sống đức tin riêng mình.


Là người trí thức, nên anh chị em cũng nhạy cảm với những ứng xử khơng mấy thích
hợp của hàng giáo sĩ trong cách “cai trị/quản trị” Giáo Hội. Gặp những trường hợp mà bí
tích được dùng như một “cơng cụ cai trị” của hàng giáo sĩ chứ không phải như phương
thế thánh hóa, anh chị em rất dễ lui vào âm thầm, ngại cộng tác, thậm chí hoang mang
thiếu sức mạnh và sự tự tin để sống mầu nhiệm Giáo Hội.


3. Những mong đợi và hy vọng


Chúng con tin rằng, Giáo Hội Đức Ki-tô là một Giáo Hội của người nghèo, người yếu
thế, người bị bỏ rơi. Niềm hy vọng mà Đức Ki-tô đem đến trước hết là để dành cho
những người như thế và chính Đức Ki-tơ cũng đã sống cuộc đời nghèo khó.



Trong hồn cảnh nghề nghiệp của chúng con, hầu hết học sinh, sinh viên của chúng con
là những người nghèo. Bởi vậy, trước hết chúng con mong ước, giáo chức chúng con có
thể sống tinh thần nghèo khó cách triệt để, từ đó có thể cảm thơng, u thương và đồng
hành với các em theo tinh thần của Đức Ki-tô. Đồng thời, chúng con cũng mong ước
Giáo Hội Việt Nam thực sự là một Giáo Hội của người nghèo, người bị bỏ rơi, bị gạt ra
bên lề. Chúng con ước mong nhìn thấy Giáo Hội mạnh mẽ lên tiếng an ủi và ở bên họ
trong mọi hoàn cảnh sống.


“Tất cả các con là anh em với nhau” (Mt 23,8). Chúng con kính trọng các phẩm trật
Giáo Hội, nhưng chúng con cũng muốn nhìn thấy một Giáo Hội Việt Nam bớt đi tinh
thần “giáo sĩ trị” để đời sống Giáo Hội trở nên phong phú hơn, đi vào chiều sâu hơn và
thực sự nên nhân chứng hơn; để cho mọi người nhìn thấy “họ yêu thương nhau là
nhường nào”.


Chúng con ý thức rằng, tri thức của chúng con là những nén bạc mà Thiên Chúa trao ban
cho chúng con. Nhưng chính chúng con cũng là những đồng bạc mà Thiên Chúa trao
cho mỗi vị chủ chăn nơi chúng con sống và các vị cũng có bổn phận để những đồng bạc
đó sinh lợi ích. Vì vậy, chúng con mong ước có sự cộng tác chặt chẽ hơn, sáng tạo hơn,
giữa chúng con với các linh mục, tu sĩ để có thể làm được nhiều việc ích lợi cho Giáo
Hội, và xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Là những nhà giáo, chúng con đặc biệt lo lắng đến việc giáo dục Đức Tin cho giới trẻ.
Dường như việc dạy giáo lý vẫn nặng về truyền đạt kiến thức hơn là hướng dẫn sống
Đức Tin. Cần xem xét lại cả về chương trình, thời gian học và phương pháp sư phạm
giáo lý. Đặc biệt là chú trọng nâng cao đời sống Đức Tin của giáo lý viên, vì như Đức
Phao-lơ VI đã nói “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có
tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy đó là những chứng nhân”.


Đơi khi chúng con tự hỏi và có lẫn đã nêu câu hỏi: bệnh thành tích trong Giáo Hội nặng


hay nhẹ hơn trong xã hội? Đến hôm nay chúng con vẫn đợi câu trả lời.


Kính thưa Đại hội,


"Vui mừng và hy vọng, sầu buồn và lắng lo của con người thời nay" cũng như của Giáo
Hội đều là vui mừng và hy vọng, sầu buồn và lắng lo của giáo viên Công giáo chúng
con. Hồ mình vào nhịp đập của Giáo Hội, chúng con chia sẻ mầu nhiệm Giáo Hội với
con người trong xã hội chúng con đang sống hơm nay. Đó là lời mời gọi đồng thời cũng
là thách đố cho mỗi giáo viên chúng con.


Chúng con rất mong các thành phần dân Chúa thêm lời cầu nguyện và nâng đỡ để chúng
con có thể vượt qua những khó khăn và hạn chế của bản thân hầu có thể hồn tất sứ
mạng được trao ban.


Qua đại hội này chúng tôi cũng mời gọi tất cả giáo viên trong giáo phận hưởng ứng
tham gia các sinh hoạt của giáo chức. Dù vẫn biết quý thầy cô đang rất bận rộn với công
tác giảng dạy và lo toan đời sống gia đình, hoặc nhiều anh chị em đang tham gia các
công tác giáo xứ hoặc xã hội khác, nhưng ít ra mỗi quý anh chị có thể tham dự một lần
để giữ tinh thần hiệp thông nâng đỡ nhau. Hiện thời các sinh hoạt của giới giáo chức
đang cịn đơn sơ. Chính sự hiện diện và đóng góp của q thầy cơ sẽ giúp cho sinh hoạt
của chúng ta thêm phong phú và ý nghĩa.


Xin Chúa chúc lành cho quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ và toàn thể Đại hội.
<b>Bài tham luận về đối thoại liên tôn của giáo tỉnh Sài Gịn</b>
ĐỐI THOẠI: NHỊP CẦU NỐI KẾT CÁC TƠN GIÁO


DẪN NHẬP


Trong bối cảnh hiện tại, nhờ sự phát triển của nền công nghệ viễn thông và thông tin
mới, thế giới như được thu nhỏ, con người liên kết với nhau tạo nên một nền văn minh


tình thương và một nền văn hóa đại chúng mang tính tồn cầu. Để đạt tới lý tưởng đó,
cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng lẫn
nhau là điều không thể thiếu. Cuộc đối thoại này khơng chỉ góp phần vào việc ngăn chặn
những xung đột tiềm tàng mà còn thúc đẩy sự phát triển chung và đưa tính nhân văn vào
q trình tồn cầu hóa, đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Tại Việt Nam, có nhiều tơn giáo khác nhau đang cùng hiện diện, đồng hành với dân tộc,
nhưng làm sao để xây tạo nên cầu nối với các tôn giáo? Các tôn giáo phải liên kết với
nhau thế nào để cùng góp phần xây dựng quê hương, phục vụ đồng bào? Phải chăng con
đường dẫn đến đại đoàn kết chính là đối thoại? Nhịp cầu kết nối các tôn giáo là sống
tinh thần đối thoại?


Trong tham luận này, xin được chia sẻ về ý nghĩa và sự cần thiết của đối thoại liên tôn,
qua những hoạt đồng cụ thể của Giáo Hội Công giáo Việt Nam và cuối cùng là vài góp ý
cho việc xây dựng cầu nối giữa các tôn giáo tại Việt Nam.


1. Ý nghĩa của đối thoại


Có thể nói đối thọai là một từ ngữ xem ra có vẻ mới lạ trong ngôn ngữ Việt Nam.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa : "Đối thoại là chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người
với nhau" [1].


Như thế, đối thoại khơng phải là nói sng, nói một mình, nhưng là nói cùng, nói
với người khác. Lời nói phải là nhịp cầu để đi tới tha nhân, lấp đầy cách khoảng giữa ta
với người. Lời nói địi hỏi phải vượt thắng cảm xúc, thiên kiến mới có thể lắng nghe và
đón nhận quan điểm của người khác. Nói theo Socrate "đối thoại là thái độ dấn thân tìm
kiếm chân lý, xây dựng niềm cảm thơng giữa người với người" [2].


Trong thế giới hiện nay, để có thể đối thoại, phải chấp nhận đa dạng, đa diện, đa
văn hóa và trân trọng những khác biệt. Vì thế, đối thoại là việc gặp gỡ giữa các nhân vị,


chứ không phải chỉ là so sánh về ý tưởng hay một cuộc tranh giành giữa các ý thức hệ.
Trong đối thoại, mỗi cá nhân được nhìn nhận như những nhân vị có quyền lợi, tự do, cá
tính và sắc thái riêng.


Đối thoại ln bao hàm tính hỗ tương giữa cho và nhận. Một cuộc đối thoại đích thực
khơng thể chấp nhận ưu thế tiên thiên của một đối nhân nào đó trên những người khác.
Khơng thể có đối thoại đích thực nếu một bên nào đó cho mình nắm chắc chân lý và
người khác hồn tồn sai lầm.


Đối thoại địi hỏi phải tơn trọng sự khác biệt và chối từ tham vọng chinh phục người
khác. Người khác, tự bản chất, không những không thể đồng hóa với ta mà ln khác
với ta. Chấp nhận sự khác biệt này, họ mới là họ với căn tính đặc thù, chứ họ khơng phải
là ta hay một ai khác.


2. Nền tảng thần học của đối thoại


Thiên Chúa ra khỏi chính mình để mặc khải chính Ngài cho con người. Nhờ mặc
khải, Thiên Chúa vơ hình (x. Cl 1, 15; 1Tim 1, 17), do tình yêu sung mãn của Ngài, đã
đến đàm đạo với con người, đi vào cuộc đối thoại với con người : "Thiên Chúa đàm đạo
với ông Môisê, mặt giáp mặt như hai người bạn với nhau" (Xh 33, 11). Ngài đối thoại
với con người như những người bạn : "Anh em là bạn hữu của Thầy" (Ga 15, 14). Đức
Gioan Phaolô II khẳng định : "Việc đối thoại liên tôn, trên một mức độ sâu xa hơn, luôn
<i>luôn là cuộc đối thoại cứu độ, bởi vì chủ tâm là khám phá, làm sáng tỏ và hiểu rõ hơn</i>
<i>cuộc đối thoại vĩnh cửu mà Thiên Chúa vẫn tiếp tục thực hiện với nhân loại" </i>[3].


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

loại như Đức Gioan Phaolô II khẳng định: "Công cuộc đối thoại của con người bắt
<i>nguồn từ cuộc đối thoại cứu độ đầy tình yêu giữa Chúa Cha với nhân loại, qua Chúa</i>
<i>Ki-tô, Thiên Chúa làm người và trong quyền năng của Chúa Thánh Thần (...). Giáo Hội</i>
<i>chỉ có thể hồn thành sứ mệnh đúng như cách thế Thiên Chúa đã hành động trong Đức</i>
<i>Ki-tô: Ngài đã làm người, chia sẻ cuộc sống nhân loại và dùng ngôn ngữ nhân loại để</i>


<i>chuyển đạt sứ điệp cứu độ. Đối thoại mà Giáo Hội đề nghị được sử dụng trên logic</i>
<i>nhập thể" </i>[4].




3. Những điều kiện khi đối thoại
3.1. Để đối thoại, phải biết lắng nghe


Khơng thể có đối thoại nếu khơng biết lắng nghe. Khơng biết lắng nghe, làm sao
có thể hiểu người khác và cảm thơng với họ? Nói như thế, lắng nghe khơng có nghĩa là
phải đón nhận mọi sự của người khác và hoàn toàn chấp nhận hành động theo họ mà
khơng cân nhắc phê bình, nhưng bao hàm ý nghĩa là, chúng ta phải đi vào chiều sâu
những gì người kia nói để hiểu họ một cách tỏ tường trọn vẹn. Lắng nghe cịn địi hỏi sự
chân tình thành thật. Khơng thể có đối thoại đích thực, nếu khơng có lắng nghe thực sự.
Chỉ sau khi biết lắng nghe, chúng ta mới có thể cất tiếng nói trong đối thoại.


3.2. Biết tiếp nhận ý kiến khác biệt


Theo thần thọai Hy Lạp, Procuste là một tên tướng cướp kỳ khơi. Y có một chiếc
giường kiểu mẫu. Mỗi lần bắt được ai, y đặt lên chiếc giường đó để đo. Nếu vừa vặn, y
sẽ thả cho đi bằng an; nếu thừa, y sẽ dùng gươm xén bớt; còn nếu ngắn quá, y sẽ kéo cho
tới khi bằng chiếc gường mới thôi.


Trong đối thoại không được phép tạo ra những chiếc giường Procuste như thế, để đúc
khuôn, cào bằng nhằm loại trừ khác biệt. Thực tế, nhìn từ một góc độ nào đó, những
khác biệt khơng những làm giàu cho cộng đồn, mà cịn bổ túc và làm triển nở bản sắc
của riêng ta. Đón nhận sự khác biệt căn bản giữa người với ta để cố gắng bắc nhịp cầu
thông cảm và tiến tới một giải pháp thỏa đáng cho cả đôi bên.


3.3. Đối thoại nhưng khơng đánh mất chính mình



Đối thoại đích thực địi buộc mở rộng cõi lòng tiếp nhận ý kiến của người khác và
tôn trọng những điểm nét riêng của đối tác, nhưng khơng được đánh mất căn tính của
mình. "Chỉ có đối thoại thực sự giữa người chân thành với chính mình và nói sự thật"


[5]. Paul Ricoeur nói : "Để có thể là mình hãy đối thoại với người. Nhưng để đối thoại
<i>với người, mình phải là mình"</i>[6]. Buddhahasa cũng nhắc nhở: "Mỗi người tham gia đối
<i>thoại cần phải đào sâu khơng những kiến thức của mình về đạo của người mà cả kiến</i>
<i>thức về lý thuyết của đạo mình nữa"</i>[7]. Như thế, trong đối thoại liên tôn, chúng ta khơng
được phép để "đức tin của mình trong ngoặc kép" để tìm kiếm sự hài hịa đồng thuận với
các tơn giáo khác, nhưng phải khơn khéo trình bày ngun vẹn giáo lý của Ki-tơ giáo.
3.4. Tình u: ngơn ngữ của đối thoại


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>Đời sống con người sẽ trở nên vơ nghĩa nếu khơng đón nhận mặc khải tình u, nếu</i>
<i>khơng gặp gỡ tình u, khơng thể nghiệm tình u, và khơng lấy tình u làm của mình,</i>
<i>nếu khơng dự phần mạnh mẽ vào tình yêu”.</i>[9] Chỉ ngơn ngữ tình u mới giúp cho
người đối thoại vượt qua những xung đột, khác biệt, tranh chấp, chia rẽ, nghi kỵ, hận
thù, khủng bố, chiến tranh... thay vì nói với nhau bằng ngôn ngữ của tiền bạc, sức mạnh,
quyền lực, ưu thế qn sự. Chỉ có ngơn ngữ này mới đem lại cảm thơng, bình an và hạnh
phúc cho con người. Muốn nói được thứ ngơn ngữ trong cuộc đối thoại này, mỗi người
chúng ta phải xóa bỏ mình.[10] Nếu chúng ta khơng bỏ được chính mình thì làm sao
học được ngơn ngữ đích thực của tình u? Và nếu khơng nói được ngơn ngữ tình u,
phải chăng đối thoại liên tôn chỉ là những tiếng vang vọng của thanh la, não bạt,[11]


không thể xây dựng được cầu nối liên kết?
4. Những hình thức đối thoại


Được sự hướng dẫn của Cộng đồng Vatican II và các văn kiện của Giáo Hội như:
Redemptoris Missio, Ecclesia in Asia... Giáo Hội bắt đầu mở ra con đường đối thoại,
nhất là đối thoại liên tôn. Giáo Hội đối thoại với mọi người, mọi tôn giáo, trong mọi


lãnh vực.


4.1. Đối thoại trong cuộc sống: Đức Phaolô VI nói: Con người ngày nay thích chứng
nhân hơn thầy dạy, dễ cảm kích trước hành động bác ái yêu thương hơn những lý thuyết
cao siêu. Như thế, để giới thiệu Chúa Ki-tô cho mọi người, Ki-tô hữu phải can đảm sống
và làm chứng cho niềm tin của mình. Trong Thư mục vụ năm 2001, Hội Đồng Giám
Mục Việt Nam nhấn mạnh: “việc đối thoại trước hết phải diễn ra ngay trong cuộc sống
<i>hằng ngày, giữa các tín đồ cùng sống trong một khu xóm, khu phố, qua các giao tiếp,</i>
<i>làm ăn buôn bán với nhau. Tôn giáo phải là nền tảng cho người ta xích lại gần nhau”</i>.


[12] Đối thoại liên tôn không chỉ là những trao đổi lý thuyết, nhưng phải minh chứng
bằng cuộc sống. Một cuộc sống hịa hợp đón nhận nhau.


4.2. Đối thoại bằng hợp tác: “con đường đối thoại này sẽ giúp chúng ta hợp tác với mọi
<i>người thành tâm thiện chí đẩy lùi nền văn hóa của sự chết với lối sống áp bức bất công,</i>
<i>phi nhân, bằng cách phát triển một xã hội mới với lối sống chân minh tình thương và</i>
<i>hịa bình”.</i>[13] Cuộc đối thoại cần phải thể hiện qua những hoạt động chung, qua sự
cộng tác làm việc, nhất là trong lãnh vực bác ái xã hội, để cùng với những người thành
tâm thiện chí, góp phần xây dựng nền văn minh tình thương.Càng chung sức đan tay làm
việc, càng hiểu nhau hơn, càng phong nhiêu hoa trái.


4.3. Đối thoại trong tri thức: Hình thức đối thoại này mang tính hàn lâm giữa những
chun gia về tơn giáo, bàn đến truyền thống và giáo lý của các tôn giáo, hay giữa
những đại biểu của các truyền thống ấy với mục đích hiểu rõ hơn về các tơn giáo. Hội
đồng giáo hồng đặc trách đối thoại liên tơn xác định : "Cần phải thực hiện những cơng
<i>trình nghiên cứu chun biệt về tương quan giữa đối thoại và rao truyền, liên hệ đến</i>
<i>mỗi tôn giáo cá biệt" </i>[14].


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>đàng... Ở đây, chân lý không phải là điều trừu tượng, song là cụ thể và sống động, một</i>
<i>chân lý mà người khác tơn giáo cũng có thể cảm nghiệm”.</i>[15] Với tâm thức tơn giáo


sẵn có gắn liền với tâm hồn, con người có những trải nghiệm tơn giáo mang tính cộng
đồn và cá nhân, những cảm nghiệm đó làm phong phú tâm tình thiêng liêng nơi con
người và giúp thăng tiến đời sống tâm linh.


5. Hoa trái của đối thoại liên tơn
5.1. Hốn cải về với Thiên Chúa


Điểm đến của đối thoại liên tôn là cùng nhau khám phá <i>"chân lý và ân sủng do sự</i>
<i>hiện diện tiềm ẩn của Thiên Chúa nơi mọi tơn giáo" </i>[16]. Chính Thánh Thần thanh tẩy,
thúc đẩy và cứu vớt từng cá nhân trong các nền văn hóa và các tơn giáo. Ngài hiện diện
bên trong cũng như bên ngồi Ki-tơ giáo và hướng dẫn mọi người trên hành trình truy
tầm chân lý, đồng hành đồng tâm tiến về sự thật. Đối thoại khơng nhằm mục đích cải
đạo đối tác theo tơn giáo của mình, nhưng hướng đến cuộc hốn cải sâu xa trở về với
Thiên Chúa.


5.2. Phong phú hóa hỗ tương


Dấn thân trong đối thoại, cả hai đối tác đều nhận được hoa trái là sự phong phú hóa,
một sự phong phú mang tính hỗ tương. Họ được phong phú trong đức tin của mình. Nhờ
kinh nghiệm và chứng từ của đối tác, họ có thể khám phá cách sâu xa hơn những chiều
kích của mầu nhiệm thần linh mà họ chưa hiểu tỏ tường hay truyền thống tôn giáo của
họ chuyển trao lại chưa được rõ ràng. Nhờ đó, đức tin của họ được thanh tẩy, được rạng
sáng hơn bởi vì cả hai đang cùng nhau đi tìm chân lý. Qua chứng từ của hai bên, chính
Thiên Chúa kêu gọi và can thiệp để cả hai đều trở thành dấu chỉ dẫn đến Thiên Chúa. Sự
chia sẻ hỗ tương, dấu chỉ lời mời gọi của Thiên Chúa sẽ trở thành tác động phúc âm hóa
lẫn nhau, kiến tạo giữa các thành viên của các truyền thống tôn giáo khác nhau sự hiệp
thông ghi ấn dấu sự viên thành của Nước Thiên Chúa[17].


5.3. Đối thoại nối kết các tôn giáo nhằm phục vụ hạnh phúc của con người



Hầu hết các tôn giáo đều chủ trương cơng bình bác ái, u thương san sẻ giúp đỡ lẫn
nhau. Khơng tơn giáo nào có thể hồn tồn phủ nhận trần gian, vì dù siêu việt đến đâu,
nếu muốn tồn tại, vẫn phải chấp nhận một thứ cơ cấu tối thiểu hay một hình thức nhập
thể nào đó. Và người tín đồ, dù xuất thế đến đâu đi nữa, trước khi về nơi vĩnh cửu, nhập
Niết Bàn hay lên Thiên Đàng, vẫn phải trải qua một giai đoạn hiện diện nơi trần thế. Họ
không thể là lữ khách lạnh lùng bước lên chuyến đò trần gian trong một chuyến sang
ngang để mặc ai chèo chống và khi thuyền cập bến, thanh thản bước lên bến bờ vĩnh
cửu. Trái lại, các tín đồ phải tin tưởng mãnh liệt vào những giá trị của cuộc đời hiện tại,
dấn thân và không ngừng dấn thân phục vụ con người, xây dựng và phát triển xã hội,
kiến tạo một thế giới “văn minh tình thương”, nơi đó, con người sống trong an hịa hạnh
phúc, bởi vì, khơng một hành động, một cố gắng phấn đấu, một chương trình cải thiện
nào trong kiếp nhân sinh này mà khơng có dư âm nơi tương lai vĩnh hằng.


6. Vài góp ý cho vấn đề đối thoại liên tôn tại Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Trong các dịp lễ lớn của các tôn giáo bạn (cấp toàn quốc), Tiểu ban này đại diện cho
HĐGMVN gửi thư chúc mừng hoặc đến tham dự. Đồng thời, cổ võ sự hợp tác đối thoại
tại các địa phương (giữa giáo xứ, dòng tu với các chùa hoặc đền thờ lân cận).


THAY LỜI KẾT


Để có thể yêu thương và phục vụ hạnh phúc con người, các tôn giáo được mời gọi chia
sẻ niềm hy vọng của mình bằng cách không ngừng thực hiện công cuộc đối thoại : đối
thoại với con người thời đại, với các trào lưu tư tưởng, với khoa học kỹ thuật, với các
nền văn hóa và giữa các tơn giáo với nhau. Chính việc đối thoại trong tin tưởng và xây
dựng giữa tất cả các thành phần xã hội, dân sự cũng như tơn giáo, sẽ đem lại an vui,
hạnh phúc đích thực cho mọi người.


Một hành trình đối thoại như thế sẽ xây lên nhịp cầu liên kết các tôn giáo với nhau, đồng
thời cũng bắc những nhịp cầu nối kết các tôn giáo với nhau, với đồng bào, với Dân tộc,


với Quê hương để phục vụ hạnh phúc cho con người.


<b>Bài tham luận của ĐGM Phao-lô Bùi Văn Đọc, GP. Mỹ Tho</b>
GIÁO HỘI HIỆP THƠNG


theo MƠ HÌNH HIỆP THƠNG của BA NGƠI THIÊN CHÚA


Ý tưởng hiệp thơng là một ý tưởng cơ bản và nồng cốt nhất của Giáo Hội học Cơng
đồng Va-ti-can II, là chìa khóa để có thể thấu hiểu thần học của Hiến chế Giáo Hội và
canh tân khoa Giáo Hội học theo đúng tinh thần của Công đồng[1].


Bài này chỉ nhấn mạnh “nền tảng Ba Ngơi học” của mầu nhiệm “Giáo Hội hiệp thơng”,
mục đích đưa ra một hướng dẫn thần học chắc chắn, dựa trên Kinh Thánh, Giáo phụ và
Huấn quyền cho sự canh tân Giáo Hội tại Việt Nam. Mục tiêu của bài này, dù xây dựng
trên truyền thống, cố ý mở ra cho những suy nghĩ và áp dụng cụ thể sinh động mà khơng
sợ trệch đường.


Thiên Chúa là “Tình u”, tình yêu không thể là một sự đơn độc buồn tẻ, mà là “những
tương quan yêu thương, những hành vi yêu thương”. Nơi Thiên Chúa, những tương
quan ấy, những hành vi ấy hiện thực và trọn vẹn đến nỗi là những “Ngôi vị” cụ thể mà
Kinh Thánh mạc khải cho chúng ta, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, mà
mỗi người Ki-tô hữu chúng ta đều tin và tuyên xưng, biết và yêu mến nhờ đức tin Phép
Rửa.


Ba ngơi Thiên Chúa là “sự Hiệp thơng Tình u” sâu xa đến nỗi khơng cịn là Ba, mà là
Một . Chúng ta chỉ có một Thiên Chúa, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Các Ngôi vị hướng về nhau, đến với nhau, gắn bó với nhau, tự hiến cho nhau, ở trong
nhau và nên một với nhau.


Giáo Hội được sinh ra bởi “Tình u Ba Ngơi”, sống trong Tình yêu ấy, nhờ Tình yêu


ấy và cho Tình yêu ấy. Giáo Hội bắt nguồn từ mầu nhiệm “Hiệp thơng Ba Ngơi” và
hành trình hướng về sự “Hiệp thông Ba Ngôi”. Hiến chế Giáo Hội viết: “Giáo Hội phổ
quát xuất hiện như một dân tộc được hợp nhất (Plebs adunata) do sự Duy nhất giữa
Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (LG, 4 ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Khi tuyên xưng Giáo Hội là “Mầu nhiệm hiệp thông”, ý niệm hiệp thông không là một ý
niệm đơn nghĩa, nhưng phải được hiểu trước hết theo “chiều đứng”, rồi mới theo “chiều
ngang”[2]. Thiếu chiều đứng, khơng có Giáo Hội theo nghĩa Ki-tơ giáo, mà chỉ cịn là
một “tập thể” như những tập thể trần gian khác. Hiệp thông trước hết là “Hiệp thông với
Thiên Chúa Ba Ngôi” : trong Chúa Thánh Thần chúng ta nên một với Chúa Giê-su, và
nhờ Chúa Giê-su chúng ta nên một với Thiên Chúa. Rồi mới đến chiều ngang là “nhờ
kết hợp với Chúa Giê-su trong Chúa Thánh Thần, chúng ta nên một với nhau, làm thành
Giáo Hội, “Thân Thể mầu nhiệm” của Chúa.


Đối với Giáo Hội, hiệp thông luôn là một “ân sủng”. Chính vì thế mà Chúa Giê-su tha
thiết cầu xin cùng Chúa Cha : “Con không những cầu nguyện cho những người này,
nhưng còn cho những ai nhờ họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như Cha ở trong Con
và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17, 20-21). Giáo Hội khơng
ngừng đón nhận ân sủng đó từ Thiên Chúa. Đó là “Ơn thơng hiệp”, là Thánh Thần Tình
u và Hợp nhất, là Hoa trái của sáng kiến Tình yêu Cứu độ của Chúa Cha, được trao
ban cho chúng ta trong “Mầu nhiệm Vượt qua” của Chúa Ki-tô.


Nhờ “Phép Rửa”, chúng ta được tháp nhập vào mầu nhiệm Khổ nạn và Phục Sinh của
Chúa Ki-tô, cùng chết với Chúa và cùng sống lại với Người[3]. Trong Phép Rửa, Chúa
Thánh Thần vừa là tác nhân tháp nhập chúng ta vào Chúa Ki-tô, như ghép cành nho vào
“Cây nho”, để chúng ta nên một với Chúa trong mầu nhiệm Vượt qua. Nhưng Chúa
Thánh Thần cũng là “Hồng Ân Cứu độ”, là Ơn tha tội, là “Sự sống mới” làm cho chúng
ta trở nên con người mới, là “Thần Khí Phục Sinh”, làm cho chúng ta cùng sống lại với
Chúa Ki-tơ, và là Tình yêu hiệp thông làm cho chúng ta nên một với nhau. Chúng ta nên
một do ý muốn cứu độ của Chúa Cha, nhờ mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Ki-tô, trong


ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, và chúng ta làm thành Giáo Hội.


Nhờ “Bí tích Thánh Thể”, chúng ta càng được hiệp thông sâu xa hơn nữa với Chúa
Ki-tơ, được thơng phần “Mình và Máu” Người[4]. Chính Người trở nên lương thực thần
linh, nên “Bánh Sự Sống” nuôi dưỡng chúng ta. Mọi Ki-tô hữu đều sống bằng sự sống
của Chúa Ki-tơ, và nhờ đó trở nên chi thể của “Thân Mình” Người là Giáo Hội. Cử hành
Thánh lễ là cử hành mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Ki-tô, cùng chết với Chúa để cùng
sống lại với Người. Trong Chúa Thánh Thần, chúng ta cùng ra đi với Chúa Ki-tơ hướng
về Chúa Cha.


<i>2. Hiệp thơng hữu hình và vơ hình</i>


Hiệp thơng Giáo Hội vừa là vơ hình, vừa là hữu hình[5]. Khía cạnh vơ hình, chính là sự
hiệp thơng của mỗi người với Chúa Cha, nhờ Chúa Ki-tô, trong Chúa Thánh Thần, sự
hiệp thông với những người được cùng chia sẻ bản tính thần linh của Thiên Chúa
(divinae consortes naturae[6]). Ngồi sự hiệp thơng vơ hình, cịn có “hiệp thơng hữu
hình” trong “Giáo lý các Tơng đồ”, trong “đời sống Bí tích” và trong “phẩm trật Hội
Thánh”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

và hướng dẫn Giáo Hội. Phẩm trật không đi ngược với sự hiệp thông, trái lại được Chúa
Thánh Thần sử dụng để hồn tồn phục vụ sự hiệp thơng.


Tồn thể Giáo Hội đều được tham gia vào ba chức năng “Tư tế, Tiên tri và Vương đế”
của Chúa Giê-su. Nhưng có những người được kêu gọi để tham dự cách đặc biệt hơn, đó
là các thừa tác viên được nhận lãnh Bí tích Truyền chức thánh. Họ được tham dự “tư
cách làm đầu” của Chúa Giê-su. Đức Thánh Cha là người kế vị Thánh Phê-rô được Đức
Ki-tô đặt làm đầu tồn thể Giáo Hội[7], là “đầu mối hiệp thơng” trong Giáo Hội phổ
quát. Giám mục là những người tiếp nối sứ vụ các Thánh Tông đồ, là “đầu mối hiệp
thông” trong giáo phận được trao phó cho các ngài.



Cả hai bộ mặt hữu hình và vơ hình của Giáo Hội đều phải được lưu tâm đúng mức theo
thánh ý của Thiên Chúa, mạc khải nơi Đức Giê-su Ki-tô. Giữa hữu hình và vơ hình, có
một tương quan hết sức mật thiết. Cái hữu hình diễn đạt và chuyển tải sự hiệp thơng vơ
hình. Cơ chế của Giáo Hội là dấu chỉ và khí cụ phục vụ ân sủng, là dấu chỉ Tình yêu cứu
độ của Thiên Chúa, dấu chỉ của “sự tiệp thông Ba Ngôi”.


Mỗi Ki-tô hữu được sinh ra làm con cái Thiên Chúa trong lòng Mẹ Giáo Hội nhờ Lời
Chúa và các Bí tích và sống dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần như lời thánh
Phaolô : “Phàm ai được Thần Khí hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8, 14).
Mỗi Ki-tô hữu đều được xức dầu Thánh Thần khi nhận lãnh Bí tích Rửa tội, để trở nên
đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tơ. Và nhờ Chúa Ki-tô mà họ gặp gỡ trong các Bí
tích, họ được tràn đầy Thần Khí yêu thương của Chúa Cha và Chúa Con.


Giáo Hội là “Hiệp thông các thánh[8]”, chính là vì những người chịu Phép Rửa đều
được thông phần, được chia sẻ cùng một Thánh Thần. Họ đều được uống cùng Thần Khí
độc nhất[9] là “Nước sự sống chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Giê-su” (Ga
19, 34). Và cùng với Chúa Thánh Thần, họ được nhận lãnh muôn vàn ân huệ khác nhau,
là những đặc sủng để phục vụ ích chung của cộng đoàn[10].


II. GIÁO LÝ TRUYỀN THỐNG CỦA GIÁO HỘI VỀ HIỆP THƠNG


Để mỗi người chúng ta có thể nắm vững giáo lý truyền thống của Giáo Hội về mầu
nhiệm hiệp thơng (Koinonia, Communio), chúng ta phân biệt ba bình diện :


<i>1. Thơng phần cùng một Thần Khí (Communio Sancti)</i>


Bình diện thứ nhất được khoa thần học gọi là “Communio Sancti”, là sự “thơng phần
cùng một Thần Khí” hay là “sự Hiệp thông trong Chúa Thánh Thần”[11]. Chúng ta nên
một với Chúa Giê-su trong Chúa Thánh Thần, và nhờ Chúa Giê-su nên một với Chúa
Cha trong Chúa Thánh Thần.



Chúa Thánh Thần là “Môi Sinh”, là nơi chúng ta được kết hợp với Chúa Giê-su và Chúa
Cha. Ngài là “môi sinh vơ hình trong mơi sinh hữu hình là Giáo Hội”, nên được các
thánh Giáo phụ gọi là “linh hồn của Giáo Hội”. Chính nhờ vậy mà Giáo Hội trở nên nơi
gặp gỡ, nơi con người được tiếp xúc và kết hợp với Ba Ngôi Thiên Chúa.


<i>2. Thông phần “các thực tại thánh” (Communio sanctorum)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Bí tích”: Thiên Chúa cứu độ chúng ta trong Giáo Hội qua những "dấu chỉ hữu hình và
hữu hiệu" là các Bí tích. Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta qua các Bí tích.
Ngồi các Bí tích ra, Giáo Hội học Cơng đồng Vatican II cịn nhấn mạnh đến “Lời
Chúa” được cơng bố trong Giáo Hội. Chính nhờ lắng nghe Lời Chúa trong Kinh Thánh
mà chúng ta được tiếp xúc với Chúa Thánh Thần là tác giả thần linh của sách Kinh
Thánh.


<i>3. Hiệp thơng các thánh (communio sanctorum fidelium)</i>


Bình diện thứ ba được gọi là “Communio sanctorum fidelium”, là “sự hiệp thông giữa
các thánh hữu”. Các tín hữu Ki-tơ được Phaolơ gọi là “thánh hữu”, vì họ đã chịu Phép
Rửa, đã được thanh tẩy, được trở nên cơng chính nhờ “Thần Khí thánh hóa” mà họ đã
lãnh nhận. Mọi Ki-tơ hữu đều được tháp nhập vào Chúa Ki-tô, Đấng đã chết và đã sống
lại. Họ là một với Chúa Ki-tô trong Chúa Thánh Thần, nên họ là một với nhau, làm
thành một Thân Thể Duy nhất là Giáo Hội.


Sự hiệp thông này khơng giới hạn vào những người cịn sống tại thế, mà cịn là sự “Hiệp
thơng với triều thần thánh trên trời”, với các linh hồn còn chịu đau khổ trong luyện
ngục[13].


<i>4. Tương quan mật thiết giữa ba bình diện</i>



Ba bình diện nêu trên, tuy phân biệt, nhưng không tách rời nhau, trái lại cịn “gắn kết”
với nhau, bình diện này tựa trên các bình diện kia. Thần Khí như gió muốn thổi đâu thì
thổi, nhưng trong nhiệm cục cứu độ dành cho con người, cần phải có những dấu chỉ hữu
hình và hữu hiệu do Chúa Giê-su lập ra là các Bí tích để thơng ban Thần Khí cho chúng
ta.


Giáo Hội là “Cộng đồng các tín hữu” gắn bó với nhau, kết hợp với nhau, nhưng không
phải bởi một tình bằng hữu thuần túy tự nhiên, hoặc một khế ước “thuần túy xã hội”
(contrat social), nhưng là một “Dân Thánh”, được quy tụ bởi “Tình u Ba Ngơi”, được
kết hợp với Thiên Chúa và nối kết với nhau nhờ “Hồng ân Thánh Thần” mà họ lãnh
nhận qua Lời Chúa và các Bí tích.


<i>5. Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương</i>


Sự hiệp thơng nói trên làm thành Giáo Hội của Chúa Ki-tô, Giáo Hội Duy nhất, Thánh
thiện, Công giáo và Tông truyền. Giáo Hội ấy “tồn tại” (subsistit in) trong Giáo Hội
Công giáo, do Đấng kế vị Phêrô và các giám mục hiệp thông với ngài điều khiển[14].
Giáo Hội phổ quát đó hiện diện cách trọn vẹn trong từng Giáo Hội địa phương (Giáo
phận)[15].


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Chúng ta có thể nói, theo một nghĩa loại suy[18], về sự hiệp thông của các Giáo Hội địa
phương với Giáo Hội Rôma và sự hiệp thông giữa các Giáo Hội với nhau. Đức Thánh
Cha là người kế vị Thánh Phêrô, đứng đầu “Tơng đồ đồn”, cũng là người đứng đầu
“Giám mục đồn”, và sự hiệp thơng này làm thành Giáo Hội phổ quát. Nhưng không
được quan niệm Giáo Hội địa phương có trước, và Giáo Hội phổ quát chỉ là “tổng số các
Giáo Hội địa phương”. Chính Giáo Hội của Chúa Ki-tô là Giáo Hội phổ quát sinh ra các
Giáo Hội địa phương và hiện hữu trong các Giáo Hội địa phương. Cơng thức tín lý
“Ecclesia in et ex Ecclesiis” (Giáo Hội trong và từ các Giáo Hội) phải được bổ sung
bằng một cơng thức tín lý khác là “Ecclesiae in et ex Ecclesia” (các Giáo Hội trong và
bởi Giáo Hội)[19].



III. MỘT VÀI DẤU NHẤN CẦN THIẾT ĐỂ TRÁNH NHỮNG TƯ TƯỞNG CỰC
ĐOAN VỀ HIỆP THÔNG


Một từ ngữ trong Thần học Công giáo cần được nhấn mạnh, để đức tin của chúng ta
luôn là đức tin Tông truyền, đó là chữ và. Chữ và là một từ nối kết, chứ không là một từ
phân ly.


<i>1. Duy nhất và Đa dạng</i>


Khi nói đến sự hiệp thơng trong Giáo Hội, chúng ta đề cập đến “tính Duy nhất” và “sự
Đa dạng”[20]. Khơng có sự chọn lựa giữa Duy nhất và Đa dạng, khơng có sự mâu thuẩn
giữa Một và Nhiều. Nếu quá nhấn mạnh đến sự Duy nhất, chúng ta dễ rơi vào rập khuôn
và đồng nhất, bấy giờ mơi trường giáo xứ hay giáo phận có thể bóp chết các sáng kiến,
dập tắt các đặc sủng của Chúa Thánh Thần. Nếu quá nhấn mạnh tới sự đa dạng, chúng ta
có thể rơi vào sự hỗn loạn và chia rẽ.


Hơn bao giờ hết, ở đây Giáo Hội phải là “hình tượng” của Thiên Chúa Ba Ngơi. Chỉ có
một Thiên Chúa là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúa Cha không phải
là Chúa Con, Chúa Con không phải là Chúa Thánh Thần. Chúa Cha cũng không phải là
Chúa Thánh Thần. Nhưng cả Ba Ngôi ở trong nhau và là Một với nhau.


<i>2. Hòa điệu và Tương phản</i>


Một chữ và khác cần nhấn mạnh là chữ và giữa hai chữ hòa điệu và tương phản
(harmonie et contraste). Trong hiệp thơng có hịa điệu và tương phản đi đơi, hay chỉ có
hịa điệu mà khơng có chút tương phản nào? Nếu dùng triết lý Đông phương, chúng ta sẽ
bảo rằng khơng có gì thuần âm, cũng khơng có gì thuần dương. Nếu chỉ có âm, thì
khơng có hịa điệu, mà nếu chỉ có dương thì cũng khơng có hòa điệu. Âm và Dương là
hai điều tương phản, và hòa điệu giữa âm và dương là hòa điệu giữa những điều tương


phản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Từ ngữ và cũng cần phải nhấn mạnh trong biện chứng “rồi và chưa” (déjà và pas encore)
trong Thần học. Giáo Hội Chúa Ki-tơ có thực sự là Giáo Hội hiệp thông, là Dấu chỉ , là
Hình tượng của sự “Hiệp thơng Ba ngơi” khơng ? Rồi và Chưa. Nhờ và trong Chúa
Thánh Thần, Giáo Hội thực sự đã là “Mầu nhiệm hiệp thông”, là Mơi sinh Tình u, là
nơi gặp gỡ tốt nhất, sâu xa nhất giữa con người với Thiên Chúa và con người với nhau.
Nhưng Giáo Hội cũng còn đang lữ thứ, đang hành trình hướng đến hiệp thơng. Khía
cạnh chưa này rất rõ khi chúng ta nhìn vào các thành viên của Giáo Hội. Nhiều thành
viên còn rất xa Chúa và xa nhau. Thân phận người Ki-tô hữu vẫn là thân phận tội lỗi,
mặc dù đã được cơng chính hóa nhờ ân sủng vì đã tin vào Đức Giê-su Ki-tơ. Các thành
phần dân Chúa còn phải cố gắng rất nhiều để có thể bước theo Chúa Giê-su trên con
đường Vượt qua của Người. Bao lâu Giáo Hội cịn tại thế, thì Vượt qua và Hiệp thơng
vẫn cịn kèm theo nhau: chúng ta kết hợp với Chúa để Vượt qua với Người, rồi nhờ
Vượt qua với Người chúng ta lại kết hợp mật thiết hơn với Người.


Quá nhấn mạnh khía cạnh rồi, chúng ta sẽ thất vọng khi nhìn thấy những rạn nứt, chia
rẽ, xung đột trong lịch sử Giáo Hội, và ngay trong hiện trạng mà chúng ta đang sống.
Hãy lưu ý khía cạnh chưa, để chúng ta vừa là những con người thực tế, vừa không
ngừng nỗ lực vươn lên, vừa cầu xin “Ơn Thơng hiệp” là Thánh Thần Tình yêu mà chắc
chắn Thiên Chúa ban cho ta, mỗi lần ta cầu xin. Nhấn mạnh khía cạnh chưa là hướng tới
cái “sẽ đến”, hướng tới tương lai, lòng tràn ngập hy vọng, vì tin tưởng vào Tình yêu của
Thiên Chúa, Tình yêu lớn hơn tội lỗi và mạnh hơn tử thần.


IV. NHỮNG Ý NGHĨA KHÁC NHAU CỦA TỪ HIỆP THƠNG


Hiệp thơng là một ý niệm rất phong phú về nội dung, nên có thể dùng một số từ ngữ
khác, diễn tả những khía cạnh khác nhau, mà khía cạnh nào cũng đều có những hệ luận
quan trọng cho đời sống tu đức của người Ki-tô hữu và công việc mục vụ của Giáo Hội.
<i>1. Hiệp thông là “Thông phần” (participatio)</i>



Trước hết hiệp thông là “Thông phần”. Tất cả chúng ta đều được ăn cùng một Bánh,
uống cùng một Chén, thơng phần vào « Mình và Máu Thánh Chúa », thông phần Hi Tế
Thập Giá của Chúa Ki-tô[22]. Tất cả chúng ta đều được thơng phần cùng một Thần Khí,
được uống cùng một thứ Nước Sự Sống là Thần Khí, vì chúng ta đã chịu Phép Rửa
trong cùng một Thần Khí để trở nên một Thân Thể[23]. Trong Thần Khí, chúng ta được
thông phần Sự Sống của Chúa, Anh Sáng của Chúa, Tình u của Chúa, Sức mạnh của
Chúa.


Chữ thơng phần nhấn mạnh sự hiện diện tích cực của chúng ta. Chúng ta được tham gia,
chúng ta có phần, chúng ta dự phần. Chữ thông phần nhấn mạnh quyền lợi và trách
nhiệm của chúng ta. Chúng ta thông phần cùng một Bánh, làm nên một Thân Thể. Chính
chúng ta làm nên Thân thể ấy, chứ không phải ai khác, dĩ nhiên với điều kiện là chúng ta
gắn bó và nên một với Chúa và với nhau. Tất cả chúng ta đều phải tích cực tham gia xây
dựng Thân Thể Chúa Ki-tô là Giáo Hội. Giáo Hội phải được tổ chức thế nào, để mọi
người đều có thể tham gia.


<i>2. Hiệp thơng là “Chia sẻ” (partage, sharing)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Thân Mình của Chúa Ki-tô “tự hiến” cho chúng ta. Phaolô viết : “Chỉ có một tấm Bánh,
và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người chúng ta cũng chỉ là
một thân thể” (1Cr 10, 17).


Vì hiệp thông là chia sẻ và được chia sẻ cùng một của ăn là chính Chúa, chia sẻ cùng
một Tình yêu và Sự Sống của Chúa, nên đường hướng mục vụ của chúng ta phải nhấn
mạnh khía cạnh “liên đới, chia sẻ cho nhau” những gì mình có, thậm chí là chính bản
thân mình. Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2004 “Giáo Hội sống
mầu nhiệm Thánh Thể” nhấn mạnh khía cạnh này trong đời sống của Giáo Hội[24].
<i>3. Hiệp thông là “Kết hợp với” (Communio : Cum-Unio)</i>



Ý nghĩa cơ bản nhất và thẳm sâu nhất của từ hiệp thơng là “u mến”, là “gắn bó với
nhau” là “kết hợp”, là “nên một với nhau”. Mục vụ hiệp thông là mục vụ nối kết, là
“cùng nhau suy nghĩ và hành động”, là “đối thoại và cộng tác với nhau”.


Yêu thương luôn là một hành vi nối kết, nhưng đồng thời cũng là một hành vi khai
phóng, khơi dậy tự do. “Hãy yêu nhau và để cho nhau tự do”. “Hãy yêu nhau và tôn
trọng tự do của nhau”. “Hãy yêu nhau và hun đúc tự do cho nhau”. “Hãy yêu nhau và
làm cho nhau tự do”.


Thiên Chúa yêu chúng ta, Ngài dựng nên chúng ta tự do. Chúng ta đã làm mất tự do và
trở thành nô lệ khi phạm tội. Vì yêu thương ta, Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài đến
giải cứu ta, và làm cho chúng ta trở thành những người con tự do của Ngài. Ngài ban
Thánh thần Tình u, Thần Khí nghĩa tử , để chúng ta có thể kêu lên : “Abba, lạy Cha”
(x. Rm 8, 15). Tình yêu của Thiên Chúa mời gọi tình yêu của con người (Amor amorem
invocat). Tình yêu của con người là tình yêu đáp lại Tình u.


<i>4. Phân biệt giữa từ Hiệp thơng và Hiệp nhất</i>


Khi kêu gọi hợp nhất, Phaolô nhấn mạnh tối đa đến sự Duy nhất của Giáo Hội trong một
Thần Khí Duy nhất : “Chỉ có một Thân Thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được
kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng” (Ep 4, 4). “Chỉ có một Chúa, một niềm tin,
một Phép Rửa” (Ep 4, 5). “Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên
mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4, 6).


Công đồng Vatican II coi Giáo Hội như Bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp
mật thiết với Thiên Chúa và sự hợp nhất tồn thể nhân loại[25][1].


Khó mà có sự phân biệt hết sức rõ ràng giữa hai giữa hai ý niệm “Hiệp nhất” (Hợp nhất)
và “Hiệp thông”. Nhưng dù sao cũng nên phân biệt, để tránh những đòi hỏi quá đáng đối
với Giáo Hội cịn đang lữ thứ, và có một cái nhìn “động” (dynamique) thay vì quá


“tĩnh” (statique) về Giáo Hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Hiệp nhất là một trạng thái, là kết quả của tiến trình, của hành vi yêu nhau : “là một với
nhau vì yêu nhau”. Trạng thái này nhấn mạnh tới sự “Duy nhất”, “Thống nhất” ngược
với tình trạng chia rẽ, phân hóa, tan rã do thiếu tình yêu, của tập thể nhỏ như gia đình
hay lớn hơn như xã hội, dân tộc, kể cả tập thể tôn giáo như giáo xứ, giáo phận… Hiệp
nhất là một trạng thái bình an, ổn định, đồn kết, vì khơng có sự chống đối, xung đột,
khơng có hận thù ghen ghét…


Chúng ta nhấn mạnh tới sự hiệp nhất trong Giáo Hội, vì đó là điều Chúa Ki-tơ ước
muốn, điều Người tha thiết cầu xin cùng Chúa Cha. Đó cũng là mục đích của sứ vụ của
Người : “Đức Giê-su sắp phải chết thay cho dân, và không phải thay cho dân mà thơi,
nhưng cịn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11,
51–52). “Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ lôi kéo mọi người
lên với Tơi” (Ga 12, 32).


Nhưng dù có nhấn mạnh sự hiệp nhất tới đâu đi nữa, chúng ta không được quên rằng,
Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi (Nhất Thể Tam Vị), và là
Thiên Chúa Ba Ngôi Duy Nhất (Tam Vị Nhất Thể). “Sự hiệp thông Ba Ngôi” phải là
mẫu mực, là mô hình của Giáo Hội.


KẾT LUẬN


Theo quan điểm đức tin Ki-tơ giáo, Tình u và Chân lý ln đi với nhau, tựa vào nhau.
Tình u phải chân thực, nếu khơng thì khơng phải là tình u. Khơng có một tình yêu
gian dối. Thiên Chúa là Tình yêu chân thực, nơi Ngài khơng hề có sự gian dối. Chính sự
thật về Tình yêu của Thiên Chúa làm cho chúng ta được tự do : “Nếu các ông ở lại trong
Lời của tơi, thì các ơng thật là mơn đệ của tơi ; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải
phóng các ơng” (Ga 8, 32-33).



Chúa Giê-su là “Lời của Thiên Chúa Tình yêu”, “Chúa Thánh Thần là Hơi thở của
Thiên Chúa Tình Yêu”. Thiên Chúa Tình yêu, Lời và Hơi thở của Thiên Chúa Tình yêu
là Một. Một ở đây không chỉ là con số, mà là sự viên mãn của tình yêu, của hạnh phúc
và sự sống.


Ba Ngơi Thiên Chúa là Cội nguồn đầu tiên của lồi người và của Giáo Hội, Ba ở đây
cũng không chỉ là con số, mà là sự « giao lưu », sự “trao đổi kỳ diệu”, là “sự viên mãn
của cái nhiều”, là những “tương quan tình yêu và sự sống”, là sự “chu lưu của tình yêu
và sự sống”. Ba Ngôi Thiên Chúa cũng là Quê hương cuối cùng của lồi người và của
Giáo Hội.


Giáo Hội là Gia đình của Thiên Chúa ở trần gian, làm sao cho mọi người sinh hoạt trong
Giáo Hội, đều cảm thấy như « ở nhà mình »: «Anh em khơng cịn phải là người xa lạ
hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các thánh, và là người nhà của Thiên
Chúa» (Ep2, 19).


Giáo Hội là Hình tượng của Thiên Chúa Ba Ngơi. Làm sao mọi người có thể nhận ra
tình u của Thiên Chúa khi nhìn vào Giáo Hội! Sự hiệp thơng mật thiết giữa các thành
phần dân Chúa là bằng chứng chắc chắn nhất và là dấu chỉ hữu hiệu nhất[26]: “Cứ dấu
này người ta sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau” (Ga
13, 35).


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Giám mục Giáo phận Mỹ Tho
<i>Nota bene: Hy vọng bài tham luận đã nói lên được một phần nào ý nghĩa thần học của</i>
mầu nhiệm hiệp thơng trong Giáo Hội. Sự hiệp thơng này cịn bao hàm một số khía cạnh
khác cụ thể hơn như: Tương quan giữa các thành phần Dân Chúa mà Đức cha Long
Xun sẽ trình bày vắn tắt. Một khía cạnh cụ thể khác là “Đối thoại Đại kết và đối thoại
Liên tơn” sẽ được Đức cha phụ tá Xn Lộc trình bày.


CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO VỚI CHỦ ĐỀ GIÁO HỘI:


MẦU NHIỆM - HIỆP THƠNG - SỨ VỤ


Tuy khơng trực tiếp đề cập đến sự liên hệ giữa vai trò của các bà mẹ Công giáo với chủ
đề Năm Thánh 2010 nói trên, nhưng qua 3 khía cạnh tìm hiểu về Giáo Hội là: Mầu
nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ, các bà mẹ Cơng giáo chúng ta cũng có thể rút ra được
những sứ điệp giúp ta sống đúng và chu tồn trách nhiệm của một hiền mẫu trong gia
đình.


1. Về khía cạnh Giáo Hội Mầu nhiệm: Các bà mẹ Cơng giáo đóng một vai trị quan
trọng trong gia đình để xây dựng nền tảng đức tin cho con cái, giúp chúng hiểu biết về
Chúa và về Mầu nhiệm Giáo Hội của Người.


Thực vậy, về phần đời, người ta vẫn thường nói “Đàn ơng xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”,
“Phúc đức tại mẫu”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Những câu nói đó nói lên vai trò
quan trọng của người mẹ, người bà, cũng như ảnh hưởng của họ đối với các thành viên
trong gia đình.


Về phần đạo, vai trò của các bà mẹ trong các gia đình Cơng giáo cũng khơng kém phần
quan trọng. Với lợi thế gần gũi, quan tâm sâu sát và sống tình cảm hơn đối với con cái,
họ chính là những người có ảnh hưởng lớn trong việc giúp con cái có được nền tảng đức
tin, hiểu biết về các mầu nhiệm trong đạo, cũng như về Giáo Hội. Họ là người trực tiếp
giúp con cái tập tành các nhân đức, các thói quen sống đạo, đọc kinh xem lễ, lắng nghe
lời Chúa, biết cầu nguyện… thông qua các giờ kinh tối và nhất là qua gương sáng đời
sống đạo của họ.


2. Về khía cạnh Giáo Hội Hiệp thơng: Các bà mẹ Cơng giáo cịn là một nhân tố đắc lực
và hiệu quả giúp cho gia đình trở thành cái nơi và trường dạy sự hiệp thông.


Giáo Hội vẫn minh định: gia đình là Giáo Hội tại gia và là nền tảng của Giáo Hội và xã
hội. Để duy trì được tổ chức hay tế bào nền tảng đó, cần phải có sự hiệp thơng. Mà


những bài học về sự hiệp thơng trước hết với Thiên Chúa như đã nói ở mục 1 trên đây,
rồi đến sự hiệp thông với các thành viên khác trong gia đình thường được xuất phát và
thể hiện rõ nét nơi các bà mẹ trong các gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

thơng. Ngồi ra, các bà mẹ cịn là mẫu gương và hình ảnh sống động về ý thức trách
nhiệm, về sự quan tâm, chăm sóc xây dựng sự yêu thương hiệp nhất trong gia đình. Và
một khi các thành viên trong gia đình đã thấm nhuần và thực sự sống yêu thương, hiệp
nhất với nhau thì sự hiệp thơng đó mới lan tỏa và thể hiện ra ngồi xã hội cũng như
trong Giáo Hội. Lúc đó, những người trẻ bước ra đời từ những gia đình như thế mới biết
nghĩ đến người khác, biết hợp tác, lắng nghe. Và nếu ở trong một cộng đoàn, một giáo
xứ, một địan thể, những con người đó mới biết hiệp thông với các thành phần khác, biết
chia sẻ trách nhiệm, gánh vác việc chung và biết đâu, nhờ ơn Chúa, những người con đó
cịn biết quảng đại đáp lại lời mời gọi dâng mình để phục vụ Chúa và anh chị em trong
đời sống Thánh hiến, giúp kiến tạo sự hiệp nhất yêu thương cho những cộng đoàn lớn
hơn như giáo xứ ,giáo phận.


3. Về khía cạnh Giáo Hội Sứ vụ: Các bà mẹ Công giáo cùng với quý ông gia trưởng là
những người đầu tiên có trách nhiệm trong việc giúp con cái ý thức chia sẻ hồng ân đức
tin mà mình đã lãnh nhận cho những người chung quanh. Đó là truyền giáo hay loan báo
Tin Mừng.


Đây là một trách nhiệm cao cả mà các bậc cha mẹ phải góp phần gánh vác cùng với
Giáo Hội. Tuy nhiên, nhiều khi tự mình, họ cũng chưa ý thức đầy đủ, huống chi nói đến
việc thơng truyền cho con cái. Khơng thể có những con người biết dấn thân loan báo Tin
Mừng,nếu những con người đó khơng được chuẩn bị ngay từ trong gia đình. Mà chính
việc đào tạo, chuẩn bị này nơi các gia đình lại nằm trong tay các bà mẹ và các ông bố.
Người ta không thể cho đi cái mà người ta khơng có. Vì vậy, ý thức về trách nhiệm
truyền giáo của mình, trước hết các ông bố bà mẹ phải là chứng tá Tin Mừng một cách
sống động bằng gương sáng đời mình vì “Lời nói bay đi, gương lành lơi kéo”. Đức
Thánh Cha Gio-an Phao-lơ II cũng đã từng nói: “Thời đại ngày nay, người ta bị thuyết


phục bằng việc làm nhiều hơn là bằng những lời rao giảng suông”. Để rồi từ những cái
mình đã có, đã sống, họ cũng lơi kéo, thuyết phục con cái của họ trở nên chứng tá cho
Tin Mừng ngay trong môi trường sống và làm việc của chúng, giúp chúng biết để cho
Tin Mừng thấm nhập vào đời sống Ki-tơ hữu của mình, tức thường xuyên hóan cải trở
về với Chúa,và biết thể hiện những gía trị của Tin Mừng trong mọi lãnh vực đời sống
con người, để mọi người nhìn thấy việc chúng làm mà nhận biết Thiên Chúa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24></div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' />

×