Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.36 MB, 122 trang )

HUỲNH THỊ KHÁNH VÂN

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

HUỲNH THỊ KHÁNH VÂN

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
MƠN ĐỊA LÍ LỚP 5 NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc tiểu học)
Mã số: 8140101
NGÀNH GIÁO DỤC HỌC TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH GIÁO DỤC HỌC TIỂU HỌC

KHOÁ 35
Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

HUỲNH THỊ KHÁNH VÂN

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5 NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH



Chuyên ngành : Giáo dục học (Bậc tiểu học)
Mã số: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Đậu Thị Hòa

Đà Nẵng – Năm 2019






TÊN ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MƠN ĐỊA LÍ LỚP 5 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học)
Họ tên học viên: Huyn
Người hướng dẫn khoa học: PGD.TS. Đậu Thị Hòa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm
Chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy
trong dạy học mơn Địa lí lớp 5. Đây là một trong những phương án tốt, nó giúp người dạy và
học đạt được hai mục đích: một là nâng cao được chất lượng dạy học môn Địa lí lớp 5. Đồng
thời, giúp học sinh phát triển năng lực tự học của bản thân.
Trong lĩnh vực giáo dục tiểu học chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể nào về lĩnh vực vận
dụng bản đồ tư duy trong dạy học mơn Địa lí lớp 5 nhằm phát huy năng lực tự học của học
sinh. Đặc biệt, đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học thì cịn

những vấn đề về vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học nhằm phát huy năng lực học sinh là
rất cần thiết.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã đạt được những kết quả bước đầu như
sau: Đã nghiên cứu, hệ thống hóa được cơ sở lí luận của Bản đồ tư duy, làm cơ sở cho giáo
viên hướng dẫn học sinh lập và sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học mơn Địa lí lớp 5.
Chúng tơi đã điều tra thực trạng hiểu biết và sử dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy của giáo
viên và trong học tập của học sinh lớp 5. Trên cơ sở số liệu thu thập được, chúng tơi phân tích
chỉ ra cơ sở thực tiễn và sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy
học môn Địa lí lớp 5.
Chúng tơi đã xác định được các cách sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức
mới ở trên lớp, trong ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và trong tự học ở nhà nhằm phát triển
năng lực tự học của học sinh; tiến hành thực nghiệm ở 10 lớp tiểu học ở 10 trường tiểu học ở
thành phố Đà Nẵng để kiểm chứng tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học nêu ra.
Kết quả cho thấy: Việc sử dụng Bản đồ tư duy vào dạy học mơn Địa lí lớp 5 là rất cần
thiết, đáp ứng được nhu cầu đổi mới dạy học, phát huy được tính tích cực độc lập, sáng tạo, tự
học của học sinh. Học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn, nắm kiến thức một cách hệ
thống, liên hệ kiến thức cũ và mới một cách chặt chẽ, khó quên, rèn luyện được kĩ năng thành
lập Bản đồ tư duy và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, và phát triển năng lực tự học của học
sinh.
Căn cứ vào những kết quả đạt được, chúng tơi nhận thấy đề tài có thể phát triển theo
những hướng sau: Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho dạy học mơn Địa lí lớp 4.
Từ khóa: Bản đồ tư duy, phát triển năng lực tự học, Địa lí lớp 5.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Người thực hiện đề tài

Đậu Thị Hòa

Huỳnh Thị Khánh Vân



Name of thesis: USE MINDMAPS IN TEACHING AND LEARNING
GEOGRAPHY OF GRADE 5 TO DEVELOP SELF-LEARNING ABILITY.
Major: Education sector
Full name of Master : Huynh Thi Khanh Van
Supervisors: Asso.Prof. Dau Thi Hoa, PhD
Training institution: University of Education - Da Nang University system.
We studied the method of building and using Mind Map in teaching and studying in
Geography of Grade 5. This is one of the good options, it helps teachers and learners achieve
two purposes: one is to improve the quality of teaching Geography of Grade 5. At the same
time, help students develop their own self-learning ability.
In the field of primary education, there has not been any specific research topic on the
application of Minmaps in teaching and e have identified ways to use Mind Map in teaching new
knowledge in class, in reviewing, systematizing knowledge and in self-study at home to develop
students' self-learning ability; conducting experiments in 10 primary classes in 10 primary schools in
Da Nang city to verify the correctness and feasibility of the scientific hypothesis. The test of multiple
choice and essay is completely objective, processing data by percentage method.
The results show that the use of Mind Map in teaching Geography of Grade 5 is very
necessary, meeting the needs of teaching innovation, promoting the positive, independent, creative and
self-learning of learning born. Students absorb lessons faster, more deeply, hold knowledge in a
systematic way, relate old and new knowledge in a tight and unforgettable way, train the skills of
establishing Mind Map and develop mind creative imagination, and develop students' self-learning
ability.
In the field of primary education, there has not been any specific research topic on the
application of thinking maps in teaching Geography of Grade 5 to promote students' self-learning
ability. In particular, in front of the requirement of fundamental and comprehensive innovation of
primary education, there are also issues of applying mind maps in teaching to promote student
capacity is very necessary. In the process of implementing the project, we have achieved the following
initial results: The theoretical basis of the Mind Map has been studied and systematized, as a basis for
teachers to guide students to create and use the Mind Map in teaching Geography of Grade 5. Current
status of understanding and using Mind map in teaching of teachers and in learning of 5th grade

students. Based on the collected data, we analyze to point out the practical basis and necessity of
developing and using Mind Map in teaching Geography of Grade 5.
We have identified ways to use Mind Map in teaching new knowledge in class, in reviewing,
systematizing knowledge and in self-study at home to develop students' self-learning ability;
conducting experiments in 10 primary classes in 10 primary schools in Da Nang city to verify the
correctness and feasibility of the scientific hypothesis. The results that the use of Mind Map in
teaching Geography of Grade 5 is very necessary, meeting the needs of teaching innovation,
promoting the positive, independent, creative and self-learning. Students absorb lessons faster, more
deeply, hold knowledge in a systematic way, relate old and new knowledge in a tight and


unforgettable way, train the skills of establishing Mind Map and develop mind creative imagination,
and develop students' self-learning ability.

Based on the results achieved, we found that the topic could develop in the following
directions: Expanding the scope of research for teaching and studing of Geography of Grade
4.
Key words: mindmaps; develop self-learning ability; Geography of Grade 5

Supervior’s confirmation

Đau Thi Hoa

Student

Huynh Thi Khanh Van


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÍ HIỆU

Xi

Ý NGHĨA
Các biến

X

Fi
S
S2
V
M
VTN
VĐC

Trung bình các biến
Tần số tương ứng
Độ lệch chuẩn
Phương sai
Hệ số biến thiên
Sai số của số trung bình
Hệ số biến thiên nhóm thực nghiệm
Hệ số biến thiên nhóm đối chứng

CHỮ VIẾT TẮT
CTGD
GD & ĐT
GV
HS
TBC

QTDH
ĐC
TN
TNSP
T
H
C
NL
SL
TL

CHỮ ĐẦY ĐỦ
Chương trình giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Trung bình chung
Quá trình dạy học
Đối chứng
Thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Năng lực
Số lượng
Tỉ lệ


Bảng 3.1

Bảng 3.2
Bảng 3.3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Các thành tố năng lực
Tác dụng Bản đồ tư duy đối với việc dạy học và việc phát triển
năng lực tự học của học sinh
Mức độ hiểu biết về Bản đồ tư duy
Mức độ biết xây dựng Bản đồ tư duy
Mức độ sử dụng Bản đồ tư duy trong ghi chép và học tập
Tác dụng Bản đồ tư duy đối với việc học tập và phát triển năng
lực tự học của học sinh
Kết quả kiểm tra tiền trắc nghiệm của lớp đối chứng
Kết quả kiểm tra tiền trắc nghiệm của lớp thực nghiệm
Kết quả kiểm tra hậu trắc nghiệm của lớp đối chứng

Bảng 3.4

Kết quả kiểm tra hậu trắc nghiệm của lớp thực nghiệm

51

Bảng 3.5

So sánh kết quả hậu trắc nghiệm của lớp ĐC và TN về mức độ
hiểu biết và khả năng vận dụng Bản đồ tư duy trong học tập của
học sinh
So sánh kết quả tiền và hậu trắc nghiệm của lớp đối chứng
So sánh kết quả tiền và hậu trắc nghiệm của lớp thực nghiệm


52

Kết quả đánh giá NL tự học của HS 2 nhóm lớp
Điểm trung bình từng chỉ số hành vi cụ thể của 2 nhóm lớp
Bảng phân bố mức điểm trung bình của HS thuộc hai nhóm lớp
Thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra 1 tiết nhóm TN và nhóm
ĐC
Phân bố tần suất tích luỹ của nhóm TN và nhóm ĐC
Bảng tổng hợp các tham số thống kê
Kết quả đánh giá của GV về sự phát triển năng lực tự học của
HS
Kết quả tự đánh giá của HS về sự phát triển năng lực tự học

53
55
55
56

TT
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6

Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8

Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bange 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15

Trang
19
27
28
28
28
29
50
50
50

52
53

57
60
60
60


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên biểu đồ


TT

Trang

Hình 1.1

Chủ đề trung tâm

38

Hình 2.2

Các nhánh của chủ đề

39

Hình 2.3

Các nhánh phụ và nhánh hỗ trợ

40

Hình 2.4

Bản đồ tư duy hồn thiện

41

Hình 2.5


Bản đồ tư duy biểu hiện đặc điểm địa hình Việt Nam

42

Hình 2.6

43

Hình 2.7

Bản đồ tư duy biểu hiện đặc điểm thứ nhất của địa
hình
Bản đồ tư duy biểu hiện đặc điểm 1 và 2 của địa hình

Hình 2.8

Bản đồ tư duy biểu hiện 2 nhánh chính của địa hình

44

Hình 2.9

Bản đồ tư duy mở về so sánh tự nhiên 3 miền

48

43



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Tóm tắt đề tài bằng ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2

2.1. Mục đích nghiên cứu
2.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Giả thuyết khoa học

2

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

2

5. Giới hạn nghiên cứu


2

5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

3

5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3
5.3. Phương pháp xử lí thơng tin
3
6. Cấu trúc luận văn
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÊ TÀI NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
MƠN ĐỊA LÍ LỚP 5 Ở TIỂU HỌC

1. 1.

1.2.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
4
1.1.1. Ở nước ngoài
4
1.1.2. Ở trong nước
4
Khái quát về bản đồ tư duy
5
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc của Bản đồ tư duy

5
1.2.3. Ý nghĩa của Bản đồ tư duy trong dạy học
6
a. Truyền đạt thơng tin
7
b. Hỗ trợ trí nhớ
8
c. Phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
8
d. Hình thành tư duy tổng hợp
9
e. Kích thích sự sáng tạo
9
g. Tạo hứng thú học tập
10
h. Tiết kiệm thời gian
11
1.2.4. Các ứng dụng của Bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 5 12
a. Đối với giáo viên
12


b. Đối với học sinh
17
1.2.5. Phần mềm Minmap (Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy).
17
1.3.1.2. Cấu trúc của năng lực
1.3. Năng lực và dạy học phát triển năng lực
18
1.3.1. Khái niệm và cấu trúc của năng lực

18
1.3.1.1. Khái niệm
1.3.1.2. Cấu trúc của năng lực
18
1.3.2. Những năng lực của người học trong thế kỉ XXI
19
1.3.3. Những năng lực của học sinh tiểu học
19
1.3.4. Năng lực tự học
21
1.3.4.1. Cấu trúc của năng lực tự học
22
1.3.4.2. Biểu hiện của năng lực tự học
23
1.4. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa mơn Địa lí lớp 5 và khả năng sử
dụng bản đồ tư duy
23
1.4.1. Đặc điểm chương trình, Sách giáo khoa mơn Địa lí lớp 5
23
1.4.1.1. Đặc điểm chung của chương trình, sách giáo khoa
Địa lí lớp 5
24
1.4.1.2. Phân bố chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 5
26
1.4.2. Khả năng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học mơn Địa lí
lớp 5
26
1.5. Đặc điểm tâm sinh lí của học ính tiểu học
27
1.5.1. Đặc điểm về cơ thể

27
1.5. 2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống
27
1.5.2.1. Hoạt động của học sinh tiểu học
27
1.5.2.2. Những thay đổi kèm theo
28
1.5.3.2. Nhận thức lý tính
28
1.5.3. Sự phát triển của q trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)
1.5.3.1. Nhận thức cảm tính
28
1.5.3.3. Ngơn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu
học
29
1.5. 3.4. Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu
học
29
1.5.3.5. Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu
học
30
1.5. 3.6. Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu
học
30
1.6. Thực trạng xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
mơn Địa lí lớp 5
30
1.6.1. Đối với việc giảng dạy của giáo viên
30
1.6.2. Đối với việc học tập của học sinh

32


Chương 2: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ
DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5
2.1. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học mơn
Địa lí lớp 5
2.1.1. Ngun tắc xây dựng bản đồ tư duy

34
34
34

2.1.1.1. Tạo ý chính
2.1.1.2. Thêm nhánh vào bản đồ tư duy

34
34

2.1.1.3. Sử dụng đường dày cho các nhánh chính

34

2.1.1.4. Tạo hình dạng khác nhau cho các nhánh

35

2.1.1.5. Sử dụng từ khóa cho mỗi nhánh

35


2.1.1.6. Mã màu cho các nhánh

35

2.1.1.7. Kết hợp nhiều hình ảnh
2.1.2. Nguyên tắc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học
2.2.1.1. Xác định mục tiêu của chương, bài, phần dự kiến
xây dựng Bản đồ tư duy
2.2. Phương pháp xây dựng bản đồ tư duy
2.2.1. Quy trình xây dựng Bản đồ tư duy
2.2.1.2. Xác định từ khóa và những kiến thức cơ bản của
Bản đồ tư duy
2.2.1.3. Hình thành mẫu thiết kế Bản đồ tư duy
2.2.1.4. Xác định các kiến thức liên quan cần liên kết
2.2.1.5. Xây dựng Bản đồ tư duy
2.2.2. Quy tắc vẽ Bản đồ tư duy
2.2.2.1. Nhấn mạnh
2.2.2.2. Liên kết
2.2.3.2. Các bước vẽ Bản đồ tư duy
2.2.3. Cách vẽ Bản đồ tư duy
2.2.3.1. Công cụ vẽ Bản đồ tư duy
2.2.2.3. Mạch lạc
2.2.3. Cách vẽ Bản đồ tư duy
2.2.3.1. Công cụ vẽ Bản đồ tư duy
2.2.3.2. Các bước vẽ Bản đồ tư duy
2.2.4. Xây dựng một số Bản đồ tư duy để dạy các bài học mơn
Địa lí lớp 5
2.2.4.1. Xác định các nội dung để thành lập Bản đồ tư duy
2.2.4.2. Ví dụ minh họa: Vẽ Bản đồ tư duy cho bài Việt

Nam - địa hình nước ta
2.3. Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí
lớp 5 nhằm phát triển năng lực tụ học của học sinh
2.3.1. Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tổ chức cho học sinh nắm

36

36
36
36

37
38
38
38
38
38
38
39
39
39
39
39
39
40
40
40
40
43



kiến thức mới ở trên lớp
44
2.3.2. Sử dụng Bản đồ tư duy trong ơn tập, hệ thống hóa kiến thức 47
2.3.3. Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tổ chức cho học sinh tự học
ở nhà
49
2.3.3.1. Ý nghĩa
49
2.3.3. 2. Xây dựng các bài tập và bài tập thực hành
49
2.3.3. 3. Cách tiến hành
49
2.4. Ví dụ giáo án minh họa
51
2.4.1. Giáo án
51
2.4.2. Giáo án 2
60
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
64
3.1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM
64
3.1.1. Mục đích

64

3.1.2. Nhiệm vụ

64


3.2. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM

64

3.2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian thực nghiệm

64

3.2.2. Nội dung thực nghiệm

65

3.2.3. Phương pháp thực nghiệm

65

3.3. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM
3.3.1. Đánh giá định tính
3.3.2. Đánh giá định lượng
3.3.2.1. Về mức độ hiểu biết và khả năng có thể vận dụng Bản
đồ tư duy trong học tập
3.3.2.2. Đánh giá sự phát triển NL tự học của HS

3.3.2.3. Đánh giá kết quả kiểm tra cuối kì của HS
3.3.2.4. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực tự học của HS
thông qua bảng tra kiểm quan sát
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những vấn đề đạt được
2. Một số hạn chế

3.4.2. Kiến nghị, hướng phát triển và ứng dụng của đề tài
3.4.2.2. Hướng phát triển và ứng dụng của đề tài
3.4.2.1. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

66
66
68
69

7
76
78
78
78
79
79
80
81
82


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tồn nhân loại đang bước vào thời kì của sự tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Đó
là thời kì của sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, xã hội
học tập. Để cùng nhân loại tiến lên phía trước, Đảng ta đã xác định thực sự coi giáo

dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng, phát triển
kinh tế xã hội.
Theo Luật Giáo dục 2009, Tiểu học là cấp học đầu tiên của bậc học phổ thông,
là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy, cấp học này được
Đảng và Nhà nước có sự quan tâm đặc biệt. Đối với trường tiểu học, dạy học là hoạt
động trọng tâm, xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà trường. Mặt khác, chất lượng
dạy học là vấn đề đặc biệt được nhiều người quan tâm. Muốn chất lượng dạy học được
đảm bảo thì quá trình dạy học đóng vai trị cực kỳ quan trọng.
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: "Phương pháp giáo dục
phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS" . [2] Do đó, vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học cần thực hiện theo các định hướng cụ thể: tăng cường sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực hình thành tính chủ động, sáng
tạo của học sinh.
Thay đổi cách tổ chức dạy học sẽ tạo được bước chuyển quan trọng trong việc
đạt mục tiêu giáo dục. Trong đó, tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát huy năng
lực học sinh là rất quan trọng. Để đạt được những mục tiêu trên, điều quan trọng nhất
của người giáo viên là dạy cho học sinh các phương pháp tự học, tự nghiên cứu và
phát triển các năng lực trong q trình học tập.
Mơn Địa lí lớp 5 có rất nhiều mối quan hệ chi phối nhau theo cấu trúc dọc và
ngang, nếu dạy học đơn thuần là thuyết trình thì học sinh lớp 5 rất khó hiểu, khơng
nhận biết được các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trong chương trình học. Để
hiểu được các mối quan hệ phức tạp này cần sử dụng các phương pháp tích cực, tối ưu
để phát hiện và giải thích các mối quan hệ này, để học sinh phát triển năng lực tự học.
Qua nghiên cứu lí thuyết về Bản đồ tư duy chúng tơi thấy Bản đồ tư duy là
phương tiện tác động mạnh đến bộ não, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Từ một ý
tưởng trung tâm sẽ được phát triển ra thành nhiều nhánh chính, từ các nhánh chính lại
phát triển thành nhiều nhánh nhỏ và nhờ sự kết nối giữa các nhánh mà các ý tưởng

cũng có sự liên kết dựa vào mối quan hệ nội bộ của chúng. Điều này khiến Bản đồ tư
duy có khả năng bao quát các ý tưởng trên một phạm vi sâu, rộng mà một bản liệt kê ý
tưởng thông thường không thể làm được. Bản đồ tư duy cũng là một phương tiện tác
động mạnh đến khả năng làm việc, khả năng tư duy của bộ não.
Chính vì vậy, tơi đi sâu nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng Bản đồ
tư duy trong dạy học các mơn Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học sinh. Đây là
một trong những phương án tốt, nó giúp người dạy và học đạt được hai mục đích: một
là nâng cao được chất lượng dạy học mơn Địa lí trong trường tiểu học. Đồng thời, giúp
học sinh phát triển năng lực của bản thân.


2

Trong lĩnh vực giáo dục tiểu học chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể nào về lĩnh
vực vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học mơn Địa lí lớp 5 nhằm phát huy năng lực
học sinh. Đặc biệt, đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học
thì cịn những vấn đề về vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học nhằm phát huy năng
lực học sinh tiểu học.
Nhằm góp phần bổ sung và làm phong phú kho tàng lí luận về đảm bảo chất
lượng giáo dục nói chung, đảm bảo chất lượng dạy học tiểu học nói riêng, đồng thời
giúp cho việc tổ chức dạy học mơn Địa lí lớp 5 có hiệu quả, người giáo viên dạy tiểu
học có thêm cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực học sinh. Trên cơ sở đó, đề tài
“Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực học
sinh” được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất cách sử dụng bản đồ tư duy
trong dạy học mơn Địa lí lớp 5 nhằm phát huy năng lực của học sinh tại các trường
tiểu học ở thành phố Đà Nẵng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng bản
đồ tư duy trong dạy học mơn Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực tự học của học
sinh tiểu học. Nghiên cứu thực trạng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học mơn Địa lí
lớp 5 nhằm phát triển năng lực của học sinh.
2.2.2. Đề xuất phương pháp xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
môn Địa lí lớp 5.
2.2.3. Thực nghiệm các tiết dạy sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học mơn Địa lí
5 nhằm phát triển năng lực của học sinh ở các trường tiểu học ở thành phố Đà Nẵng.
3. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc dạy học mơn Địa lí lớp 5 chưa phát huy được năng lực học sinh.
Dạy học theo hướng phát triển năng lực có nhiều giải pháp để phát triển năng lực học
sinh.
Nếu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học mơn Địa lí lớp 5 nhằm phát huy năng
lực tự học học sinh thì sẽ phát huy được năng lực tự học của học sinh, đảm bảo chất
lượng dạy học tại trường tiểu học, đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu giáo dục nói
chung, mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học mơn Địa lí
lớp 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học mơn Địa lí lớp
5 phát triển năng lực tự học của học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái qt hóa các cơng trình và các tài liệu khoa học có
liên quan đến dạy học mơn Địa lí lớp 5 theo hướng hướng phát huy năng lực của học
sinh.
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức dạy học mơn Địa lí lớp 5 ở một
số trường tiểu học.



3

- Phương pháp điều tra thực tiễn: Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng dạy
học mơn Địa lí lớp 5 ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết kinh
nghiệm, đánh giá q trình dạy học mơn Địa lí lớp 5 để so sánh, phân tích hiệu quả các
biện pháp đề ra.
- Phương pháp thử nghiệm: Tổ chức thử nghiệm đánh giá tác động của việc vận
dụng bản đồ tư duy trong dạy học mơn Địa lí lớp 5 nhằm phát huy năng lực học sinh.
5.3. Phương pháp xử lý thông tin
Bằng việc sử dụng cơng thức thống kê tốn học áp dụng trong nghiên cứu khoa
học giáo dục với mục đích xử lí các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu,
đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của biện pháp đề xuất.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Danh
mục cơng trình đã cơng bố, Luận án gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh.
Chương 2: Phương pháp xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học mơn
Địa lí lớp 5
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÊ TÀI NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5 Ở TIỂU HỌC
1. 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Ở nước ngoài
Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20)
bởi Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các
từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập
hơn. Bản đồ tư duy (mind map) là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, do Tony
Buzan (sinh năm 1942), chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động não bộ
sáng tạo ra. Phương pháp tư duy của ông được trên 500 tập đoàn, đơn vị trường học
khắp thế giới tiếp nhận thành chương trình chính thức, với hơn 250 triệu người áp
dụng.
Đến giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đã
truyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo
dục. Từ đó đến nay, giáo viên sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học rất phổ biến và
đem lại hiệu quả.
1.1.2. Ở trong nước
Cho đến thời điểm hiện tại, có một số đề tài nghiên cứu về sử dụng Bản đồ tư
duy trong dạy học ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đề tài “Sử dụng sơ
đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thơng” của Nguyễn Chí Thuận. Ở
đề tài, tác giả đã nghiên cứu cách hướng dẫn học sinh có thể hệ thống hóa kiến thức
mơn Lịch sử bằng sơ đồ. Qua đó, giúp học sinh nhìn được tổng thể kiến thức một cách
ngắn gọn nhưng đầy đủ, rút ngắn được thời gian ôn tập củng cố, giúp học sinh hiểu
bài, nắm được kiến thức cơ bản và nhớ lâu.
Tác giả Nguyễn Đình Tuấn đã nghiên cứu đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy trong
dạy học mơn Địa lí lớp 12”. Ở đề tài này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận của việc
sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học mơn Địa
lí ở phần ơn bài cũ, ôn tập kiến thức.
Ở cấp tiểu học, tác giả Nguyễn Thương Huyền nghiên cứu đề tài “Sử dụng sơ
đồ tư duy trong dạy học yếu tố hình học cho học sinh tiểu học”.
Tuy nhiên, việc vận dụng một số phương pháp dạy học cụ thể trong dạy học
môn Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thì chưa có tác giả nào
nghiên cứu cụ thể. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các

cơng trình nêu trên, tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng bản đồ tư duy trong dạy
học Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực tự học học sinh.
1.2. Khái quát về bản đồ tư duy
1.2.1. Khái niệm
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để chuyển
tải thông tin vào bộ não rồi đưa thơng tin ra ngồi bộ não. Đồng thời là một phương
tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó là "Sắp xếp ý nghĩ".
Tuy nhiên, có nhiều khái niệm, nhiều quan điểm khác nhau về Bản đồ tư duy. [2]
Tài liệu: "Sử dụng trí tuệ của bạn", của biên dịch Lê Huy Lâm đã định nghĩa:
Bản đồ tư duy là phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ


5

não. Đây là cách ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay để phân tích vấn đề thành một dạng
của lược đồ phân nhánh.
Tài liệu: "Lập Bản đồ tư duy", của biên dịch Phạm Thế Anh cho rằng: Bản đồ
tư duy là phương pháp dễ nhất để truyền tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa
thông tin ra ngồi bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả
theo đúng nghĩa của nó. [6]
Tài liệu: "Bản đồ tư duy cho trẻ em", của biên dịch Thanh Huyền lại quan niệm
về Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là một phương tiện ghi chép hiệu quả
thể hiện sự "sắp xếp" ý nghĩ của bạn. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép.
Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong
đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó các dữ liệu
được ghi nhớ, nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu
tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai
chiều.
Quan niệm của nhóm Tư duy mới - New Thinking Group trong cuốn "Sử dụng
bản đồ tư duy trong công việc": Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu

sắc, hình ảnh để mở rộng, đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình
ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh
tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm. Các nhánh chính lại
được phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn nữa.
Nhờ sự kết nối giữa các nhánh mà các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa vào mối liên hệ
của bản thân các ý. Điều này khiến Bản đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng
trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê các ý tưởng thông thường không thể làm
được. [5]
Một số nhà nghiên cứu về lí luận dạy học ở các bộ mơn Vật lí, Sinh học cũng
quan niệm: Bản đồ tư duy là công cụ xây dựng được một "hình ảnh" thể hiện mối liên
hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ,
phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo...
Tất cả những khái niệm, quan niệm trên về Bản đồ tư duy đều được phát triển
trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu hay kiểm nghiệm trực tiếp với công cụ này. Tuy cách
định nghĩa có khác nhau, nhưng về bản chất đều nêu lên: Bản đồ tư duy là một sơ đồ
được xây dựng để ghi lại và để thể hiện những ý chính về một vấn đề nào đó nhằm
phục vụ cho việc học tập hoặc công tác của mỗi người. Bản đồ tư duy được thể hiện
bằng từ ngữ, hình, tranh ảnh, ý tưởng, nhiệm vụ, được liên kết và sắp xếp quanh một
từ, cụm từ, biểu tượng, hình ảnh hoặc một ý tưởng.
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc của Bản đồ tư duy
Không giống như cách viết thông thường, Bản đồ tư duy không xuất phát từ trái
sang phải và từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống. Thay vào đó Bản đồ tư duy
được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngồi và sau
đó là theo chiều kim đồng hồ. [3].
Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung
quanh. "Cái cây" ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với
nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ
được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể
hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình
ảnh ln được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một "bức tranh tổng thể" mô tả



6

ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
Từ đặc điểm trên cho thấy cấu trúc của Bản đồ tư duy gồm các bộ phận sau:
- Từ khóa: nằm ở vị trí trung tâm, từ khóa thể hiện một khái niệm, một chủ đề,
một nội dung chính hay một ý tưởng. Từ khóa đơi khi khơng thể hiện bằng chữ viết
mà thể hiện bằng một hình ảnh đặc trưng nhất.
Ví dụ: Từ khóa hình bên

- Nhánh chính: đây là những tiêu đề chính hoặc các chủ đề cấp 1 liên quan trực
tiếp đến chủ đề, đến khái niệm, đến nội dung từ khóa.
Ví dụ: Các nhánh chính của từ khóa hình dưới đây

- Nhánh phụ: xuất phát từ các nhánh chính, tiếp tục phát triển đến các tiểu chủ
đề cấp 2, cấp 3,... có liên quan đến nhánh chính.
Ví dụ: Các nhánh phụ của nhánh chính 1 hình dưới đây


7

- Nhánh chi tiết: đây là những nhánh cuối cùng, có nhiệm vụ chứng minh, giải
thích hoặc minh họa, làm rõ cho các nhánh phụ. Nhánh chi tiết góp phần tạo nên sự
hồn thiện của bức tranh tổng thể.
Ví dụ: Các nhánh hỗ trợ và chi tiết của nhánh 1 hình dưới đây


8


1.2.3. Ý nghĩa của Bản đồ tư duy trong dạy học
Bản đồ tư duy là một công cụ vô giá. Đó là một cơng cụ có giá trị đặc biệt đối
với những nhóm đến từ những nền văn hóa, ngơn ngữ và trình độ học vấn khác nhau.
Bằng cách kết hợp từ khóa với hình ảnh, nó đề cập đến sự đa trí tuệ, làm cho những
cuộc đối thoại giao thoa văn hóa trở nên dễ dàng hơn. [4]
So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp bản đồ tư duy có
những điểm vượt trội như sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ
nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
- Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất
chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và
linh hoạt cho việc ghi nhớ.
- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.
- Bản đồ tư duy là phương tiện để học sinh phát huy năng lực trong q trình
học tập.
a. Truyền đạt thơng tin
Bản đồ tư duy có chức năng truyền đạt thơng tin rất tốt. Nó có thể chuyển tải
một lượng thơng tin khổng lồ từ một văn bản viết tay hay một lát cắt của văn bản
thành một sơ đồ rất đơn giản nhưng có ý nghĩa quan trọng. Thơng tin trên Bản đồ tư
duy địi hỏi phải chính xác, ngắn gọn, súc tích, bao hàm tồn bộ nội dung một vấn đề,
chúng có mối liên hệ chặt chẽ, khơng thể tách rời nhau. Thông tin được thể hiện theo
từng cấp độ, thứ bậc và có tính minh họa rất tốt. Thơng tin trong Bản đồ tư duy được
trình bày ở dạng thức cô đọng nhất với sự hỗ trợ của hình ảnh, màu sắc.
Những tác dụng của Bản đồ tư duy trong truyền đạt thông tin giúp người đọc
tiếp cận tri thức một cách hứng thú từ đó hướng tới một phương pháp làm việc khoa

học, hiệu quả.
b. Hỗ trợ trí nhớ
Trí nhớ được tạo thành bằng cách liên kết từng mảng thơng tin với nhau. Hay
nói một cách cụ thể hơn, việc ghi nhớ một thông tin mới chỉ đơn giản là liên kết thơng
tin đó với một thơng tin khác chúng ta đã biết. Bản đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài
cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động, đó là liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn
tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối liên kết để có thể được tìm thấy
và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng
cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó. Vì vậy, Bản đồ tư duy hỗ trợ đắc
lực cho việc ghi nhớ các kiến thức, đồng thời vận dụng các kiến thức đã học.
c. Phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
Phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong những cách tiếp cận mới trong lĩnh
vực dạy học. Mục đích của phát hiện và giải quyết vấn đề không chỉ là việc nắm vững
hệ thống tri thức mà còn là con đường, cách thức chiếm lĩnh tri thức, hình thành tính
tích cực, sáng tạo cho người học. Với việc lập Bản đồ tư duy giáo viên sẽ giúp sinh
viên phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó chiếm lĩnh tri thức


9

khoa học, phát triển khả năng tư duy và hình thành thế giới quan học, giúp giáo viên
điều chỉnh được hoạt động nhận thức của sinh viên.
Bản đồ tư duy cũng giúp người học có được cái nhìn tổng qt và có thể nhìn
nhận vấn đề dưới nhiều góc độ và sự quan trọng của nó. Khi đã có được cái nhìn tổng
quan về vấn đề đó, người học sẽ dễ dàng tìm ra được cách thức, phương pháp để giải
quyết vấn đề một cách tốt nhất.
d. Hình thành tư duy tổng hợp
Ưu điểm của Bản đồ tư duy là giúp người ta nhìn thấy vấn đề tồn thể hơn, theo
một cách nói khác thì Bản đồ tư duy là tư duy hệ thống từ khái quát đến cụ thể hoặc từ
chi tiết đến khái quat. Mỗi Bản đồ tư duy đều bắt đầu từ hình ảnh hay từ khóa nằm ở vị

trí trung tâm và bao quanh là các nhánh rẽ thể hiện mối quan hệ với vấn đề chính. Vì
thế khi nhìn vào Bản đồ tư duy chúng ta nhanh chóng biết đâu là trọng tâm, những ý
nào giải thích cho ý trọng tâm đó. Từ đó, cho phép người đọc có được cái nhìn tổng
quan về vấn đề đang nghiên cứu.
Xuất phát từ vấn đề trung tâm, người học sẽ biết được mức độ quan trọng của
từng nhánh rẽ xung quanh. Các nhánh rẽ này lại được phân thành những nhánh nhỏ
hơn nhằm thể hiện kiến thức ở mức độ sâu hơn. Cứ như thế sự phân nhánh được tiếp
tục, các kiến thức hay hình ảnh ln được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ
tạo ra "bức tranh tổng thể" mô tả ý tưởng một cách đầy đủ và rõ ràng.
e. Kích thích sự sáng tạo
Bất cứ khi nào chúng ta muốn khuyến khích sự sáng tạo, Bản đồ tư duy sẽ giúp
giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theo dòng, cho
phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư duy xuất hiện. Khả
năng biến suy nghĩ thành ngơn ngữ và hình ảnh sẽ thúc đẩy những kĩ năng suy nghĩ và
tăng cường trí thơng minh. Lợi ích của Bản đồ tư duy khơng chỉ nằm ở tính ứng dụng
thực tế của việc ghi lại những ý tưởng mà cịn tăng cường tính thông minh, sáng tạo.
Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng kiến thức địa lí chỉ cần học thuộc
theo từng câu từng chữ trong tài liệu, giáo trình. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai
lầm. Cũng như các mơn khoa học khác, khoa học Địa lí đi vào tìm hiểu và giải thích
các mối quan hệ địa lí đa dạng và phức tạp, rất cần tư duy sáng tạo để giải quyết các
mối quan hệ này. Bản đồ tư duy là một công cụ, một phương tiện hữu hiệu để phát huy
được sự sáng tạo đó. Nhìn vào Bản đồ tư duy, người học dễ dàng nhận biết và giải
thích được các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, nhờ vào cấu trúc đặc biệt của
Bản đồ tư duy. Vận dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí sẽ mang lại lợi ích đáng
kể về cả mặt phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo.
g. Tạo hứng thú học tập
Trong học tập, sự hứng thú là động lực quan trọng để tạo ra sự tích cực trí tuệ,
vì vậy, hình thành hứng thú học tập, đó là cơ sở để phát huy tính tích cực của người
học.
Một lí do khiến vẽ Bản đồ tư duy trở thành một phương pháp học tốt cho mọi

lứa tuổi là vì nó đã làm cho việc học trở nên thú vị hơn và bổ ích hơn. Q trình vẽ, sử
dụng hình ảnh, kí hiệu, màu sắc và việc khuyến khích ghi lại những ý tưởng theo cách
đặc biệt là một cơ hội để thư giãn trước việc quá tải thông tin trên giấy hoặc trên màn
hình máy tính. Vẽ Bản đồ tư duy là cách tốt nhất để phân loại cảm xúc, suy nghĩ, giảm
bớt sự căng thẳng. Nếu sử dụng Bản đồ tư duy thì kiến thức được truyền tải bằng hình
ảnh, từ khóa, sự liên kết và cả những yếu tố khác như màu sắc, hình dạng, kích thước


×