Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Xuất khẩu sắn của việt nam thực trạng và giải pháp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.65 KB, 2 trang )

MỞ ĐẦU.
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trong sản xuất nông nghiệp, cây sắn ngày càng khẳng định được vị thế quan
trọng trên thị trường thế giới kể từ khi giá dầu mỏ tăng cao và không ổn định. Xuất
khẩu sắn đã trở thành mặt hàng chiến lược cho nhiều doanh nghiệp và địa phương
nhằm phát triển kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế đã phân tích rằng, sắn khơ ngồi những công dụng
như chế tạo tinh bột, sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón… Ngày nay
được dùng chủ yếu để nấu cồn công nghiệp. Một kg sắn lát khơ có thể tạo ra hơn 2
lít cồn tương đương 2 lít xăng A92. Nhiên liệu xăng pha cồn ít gây ơ nhiễm mơi
trường, có hiệu quả cao đang được ưa chuộng ở các nước phát triển. Trong cuộc
khủng hoảng dầu mỏ thế giới hiện nay, rõ ràng đầu ra cho cây sắn nói chung và sắn
lát khơ nói riêng là vô cùng lớn và gần như vô hạn.
Việt Nam là một nước nhiệt đới với gần ¾ là đất đồi núi rất thuận lợi trong
việc trồng sắn. Cây sắn ở nước ta dễ trồng, dễ canh tác, có nhiều giống q, gần
như khơng phải chăm bón gì nhiều. Đặc biệt các tỉnh miền Nam có điều kiện khí
hậu rất thuận lợi cho việc phơi và bảo quản sắn.
Trong giai đoạn 2001-2007 xuất khẩu sắn ở nước ta đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm gần 40% cho thấy tiềm năng và nhu cầu không ngừng tăng
của thị trường thế giới, tuy nhiên trong đầu năm 2008 do giá cả xuất khẩu sụt giảm
và sự biến động mạnh của thị trường thế giới làm cho kim ngạch xuất khẩu sắn của
Việt Nam bị giảm mạnh so với năm 2007.
Chính vì những lý do trên tơi chọn đề tài: ”Xuất khẩu sắn của Việt Nam thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho luận văn của mình.


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm rõ vai trị của hoạt động xuất khẩu sắn của Việt Nam đồng thời phân tích
những đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới việc xuất khẩu sắn của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu sắn của Việt Nam trong thời gian
qua nhằm tìm ra những mặt tích cực cũng như hạn chế của hoạt động này. Từ đó,


đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu sắn của Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về xuất khẩu sắn của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu sắn của Việt Nam. Đề tài phân tích
một cách tổng quát tình hình sản xuất và xuất khẩu sắn của Việt Nam theo các nội
dung: Mặt hàng, kim ngạch, thị trường xuất khẩu …
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Chuyên đề sử dụng các quan điểm, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - LêNin. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, trừu tượng hoá và một số phương pháp khác.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu sắn của Việt Nam.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu sắn của Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sắn của Việt Nam.



×