Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ hệ thực vật bậc cao khu vực bãi bồi thuộc hạ lưu sông thu bồn, thành phố hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.09 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ THẮM

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO VỆ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO
KHU VỰC BÃI BỒI THUỘC HẠ LƢU
SÔNG THU BỒN, THÀNH PHỐ HỘI AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ĐÀ NẴNG - NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ THẮM

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO VỆ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO
KHU VỰC BÃI BỒI THUỘC HẠ LƢU
SÔNG THU BỒN, THÀNH PHỐ HỘI AN

Chuyên ngành
Mã số

: SINH THÁI HỌC
:
60.42.01.20



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ VĂN MINH

ĐÀ NẴNG - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Xin cam đoan rằng tất cả các số liệu và ý tƣởng khoa học trong bản luận
văn này là của chính tơi thu thập và nghiên cứu. Các tài liệu đã công bố đƣợc sử
dụng để so sánh, trích dẫn đƣợc liệt kê đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu
có gì sai, tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm.

Tác giả

Lê Thị Thắm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 3
4. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC LOÀI THỰC VẬT
BẬC CAO Ở CÁC BÃI BỒI VÙNG CỬA SÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM ....................................................................................................... 4

1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................... 4
1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................... 6
1.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ DIỄN THẾ SINH THÁI THỰC
VẬT BẬC CAO Ở KHU VỰC BÃI BỒI VÙNG CỬA SÔNG .................... 11
1.2.1. Đặc điểm hình thành hệ thực vật bậc cao ở khu vực bãi bồi vùng
cửa sông ........................................................................................................... 11
1.2.2. Quá trình diễn thế sinh thái của thực vật bậc cao ở vùng cửa
sơng ................................................................................................................. 13
1.3. VAI TRỊ CỦA HỆ THỰC VẬT BẬC CAO KHU VỰC BÃI BỒI
VÙNG CỬA SÔNG ........................................................................................ 15
1.3.1. Nơi cƣ trú, ni dƣỡng các lồi động vật, các loài thủy sản ......... 15
1.3.2. Tác dụng trong việc bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm
nhập mặn ......................................................................................................... 16
1.3.3. Tác dụng đối với môi trƣờng sinh thái .......................................... 17
1.3.4. Tác dụng trong việc giảm thiểu tác hại của sóng thần .................. 17


1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 18
1.4.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 18
1.4.2. Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 24
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 26
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 26
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 26
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 26
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 26
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 27
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................ 27
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa ....................................................... 27
2.3.3. Phƣơng pháp lập ô tiêu chuẩn........................................................ 28

2.3.4. Phƣơng pháp thu mẫu và xử lý mẫu ngoài thực địa ...................... 28
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý mẫu trong phịng thí nghiệm .......................... 29
2.3.6. Phƣơng pháp xác định danh tính khoa học .................................... 30
2.3.7. Phƣơng pháp xử lí số liệu .............................................................. 30
2.3.8. Phƣơng pháp lập bản đồ ................................................................ 31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 32
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT BẬC CAO Ở BÃI BỒI HẠ LƢU
SÔNG THU BỒN ........................................................................................... 32
3.1.1. Danh mục thành phần loài thực vật ở khu vực nghiên cứu ........... 32
3.1.2. Đa dạng về nhóm thực vật ở bãi bồi hạ lƣu sông Thu Bồn ........... 38
3.1.3. Đa dạng về dạng sống của thực vật bậc cao ở các bãi bồi ............ 41
3.2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG SỐNG ....................................................... 42
3.2.1. Độ pH ............................................................................................. 42
3.2.2. Độ mặn ........................................................................................... 43


3.2.3. Chế độ thủy triều............................................................................ 45
3.3. TÌNH HÌNH PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT Ở CÁC BÃI BỒI ............... 46
3.3.1. Đặc điểm phân bố của thực vật trên các bãi bồi ............................ 46
3.3.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái của một số lồi thực vật có giá
trị ở khu vực nghiên cứu ................................................................................. 60
3.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ CỦA TVBC
TRÊN CÁC BÃI BỒI ..................................................................................... 68
3.4.1. Địa hình – khí hậu .......................................................................... 68
3.4.2. Chế độ thủy triều, độ mặn .............................................................. 69
3.4.3. Tác động của con ngƣời ................................................................. 69
3.5. DỰ BÁO XU THẾ DIỄN THẾ SINH THÁI CỦA TVBC TRÊN BÃI
BỒI HẠ LƢU SÔNG THU BỒN ................................................................... 71
3.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO KHU
VỰC BÃI BỒI HẠ LƢU SÔNG THU BỒN – HỘI AN ............................... 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CN - TTCN

: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

DL - DV - TM

: Du lịch - dịch vụ - thƣơng mại

DS

: Dạng sống

RNM

: Rừng ngập mặn

TP

: Thành phố

TVBC

: Thực vật bậc cao


TVNM

: Thực vật ngập mặn

VHLSTB

: Vùng hạ lƣu sông Thu Bồn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1.

1.2.

1.3.

1.4.
2.1.
3.1.

3.2.

Lƣợng mƣa trung bình các tháng ở vùng nghiên cứu
trong năm

Số giờ n ng trung bình các tháng trong năm, tỉnh
Quảng Nam
Nhiệt độ các tháng trong năm 2012 – 2013 ở tỉnh
Quảng Nam
Diện tích, dân số, mật độ năm 2013 theo huyện, thành
phố
Các vị trí thu mẫu vùng hạ lƣu sông Thu Bồn
Danh mục thành phần lồi TVBC ở bãi bồi hạ lƣu
sơng Thu Bồn
Các họ đa dạng nhất của hệ TV ở bãi bồi hạ lƣu sơng
Thu Bồn

Trang

19

20

21

24
27
32

37

3.3.

Số lƣợng lồi, chi, họ ở các nhóm thực vật


38

3.4.

Số lƣợng nhóm cây ngập mặn ở các khu vực

39

3.5.

Phân bố các taxon trong nhóm TVNM ở các khu vực

40

3.6.

Độ pH của đất và nƣớc tại các điểm nghiên cứu

43

3.7.

Nồng độ muối trong đất và nƣớc tại các điểm nghiên
cứu

44

3.8.

Thành phần loài thực vật ở khu vực 1


47

3.9.

Thành phần loài thực vật ở khu vực 2

50

3.10.

Thành phần loài thực vật ở khu vực 3

54

3.11.

Sự phân bố của các loài thực vật theo vùng triều

72


Số hiệu

Tên bảng

bảng
3.12.

Sự phân bố theo độ mặn của các loài thực vật ngập

mặn

Trang

74

Mực nƣớc biển dâng (cm) so với mực nƣớc biển trƣớc
3.13.

giai đoạn năm 1991 – 2010 ứng với kịch bản phát thải

75

trung bình (B2)
3.14.
3.15.

Độ mặn trung bình của các khu vực nghiên cứu
Kịch bản diễn thế sinh thái của TVBC ở bãi bồi hạ lƣu
sông Thu Bồn theo độ mặn

76
77


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình


hình
1.1.
1.2.
1.3.

Các kiểu hình phân vùng của sơng Daintree, Đơng B c
Úc
Sơ đồ vị trí địa lý vùng hạ lƣu sông Thu Bồn
Biểu đồ mô tả lƣợng mƣa trung bình các tháng trong
năm

Trang

14
18
20

1.4.

Đồ thị biểu thị số giờ n ng các tháng trong năm

21

1.5.

Biểu đồ biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng

22

2.1.


3.1.

Sơ đồ các điểm nghiên cứu ở bãi bồi hạ lƣu sông Thu
Bồn
Biểu đồ tỉ lệ các họ có số lƣợng lồi nhiều trong khu
vực nghiên cứu

26

37

3.2.

Biểu đồ tỉ lệ thành phần loài của các họ cây ngập mặn

40

3.3.

Biểu đồ thành phần dạng sống của thực vật

41

3.4.

Sơ đồ các khu vực phân bố TVBC ở bãi bồi hạ lƣu
sơng Thu Bồn

46


3.5.

Một số lồi TV ở bãi bồi V1- khu vực 1

49

3.6.

Bãi bồi V2 (gò ông Một)

50

3.7.

Sự phân bố của loài Lau ở bãi bồi V4 - khu vực 2

53

3.8.

Một góc thảm TV ở khu vực 2

54

3.9.

Một số loài thực vật ở khu vực 3

57


3.10.

Một góc của bãi bồi V7 – khu vực 3

58

3.11.

Biểu đồ phân bố các dạng sống của TVBC tại các khu
vực

58


Số hiệu

Tên hình

hình
3.12.

3.13.

Biểu đồ về tƣơng quan độ mặn và sự phân bố các
nhóm TV
Bản đồ phân bố một số loài TVBC ở khu vực nghiên
cứu

Trang


59

60

3.14.

Dừa nƣớc mọc xen với cỏ biển ở ven bờ Thuận Tình

62

3.15.

Đƣớc đơi ở Cẩm Thanh

63

3.16.

Hệ rễ ở cây Đƣớc

63

3.17.

Ráng đại (Acrostichum aureum Linn.)

64

3.18.


Tra hoa vàng - Hibiscus tilliaceus L.

65

3.19.

Cỏ lác

66

3.20.

Phi lao

67

3.21.

Hiện trạng canh tác nông nghiệp ở bãi bồi V4

70

3.22.
3.23.

Hiện trạng canh tác nông nghiệp ở bãi bồi V1 và V2
(khu vực 1)
Diễn thế tự nhiên của các cây ngập mặn.


71
73


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng cửa sơng là nơi chuyển tiếp giữa sông và biển, nơi thƣờng xuyên
có sự biến đổi mực nƣớc, độ mặn theo hoạt động của thủy triều. Ở nƣớc ta
hầu hết các con sông đều đổ ra biển lại phân bố ở địa hình khác nhau tạo nên
vùng cửa sơng các đầm phá, đất ngập nƣớc, cồn cát,… Chính những khu hệ
khác nhau này cùng với sự pha trộn giữa môi trƣờng nƣớc biển và nƣớc ngọt
đã tạo ra nguồn lợi thủy sản vô cùng đa dạng và phong phú [31].
Ở các khu vực bãi bồi vùng cửa sông ven biển, thực vật bậc cao có vai
trị quan trọng đối với nhiều lồi sinh vật: nơi sinh sống và kiếm ăn của nhiều
loài chim biển, trong đó có nhiều lồi chim di cƣ, nơi đẻ trứng của nhiều loài
thủy sinh vật. Bên cạnh các giá trị về mặt sinh học, hệ thực vật bậc cao khu
bãi bồi ở vùng cửa sông ven biển cịn có vai trị trong việc điều hịa khí hậu,
bảo vệ bờ, hạn chế bão lũ, triều cƣờng, xâm nhập mặn và bảo vệ nƣớc ngầm
[35].
Thế nhƣng đây cũng là vùng vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thƣơng bởi
tác động của các hiện tƣợng tự nhiên cũng nhƣ các hoạt động khác nhau của
con ngƣời nhƣ việc chuyển đổi các vùng đất ngập nƣớc thành đất canh tác
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản [14], [43]. Nếu không đƣợc bảo vệ sẽ dẫn
đến suy thoái kéo theo các tác động nhƣ xâm nhập mặn, lũ lụt, mất nơi cƣ trú
của nhiều loài sinh vật,… làm ảnh hƣởng đến cấu trúc và chức năng hệ sinh
thái cửa sơng đồng thời có nguy cơ tác động đến các hệ sinh thái lân cận nhƣ
hệ sinh thái nơng nghiệp.
Nằm cuối dịng sơng Thu Bồn, thành phố Hội An đƣợc thừa hƣởng một

sự đa dạng các hệ sinh thái vùng cửa sông và ven bờ. Các nhánh sơng Ba
Chƣơm, sơng Cổ Cị, sơng Đình, sơng Đị nối với sơng Thu Bồn tạo ra nhiều


2

bãi bồi, cồn cát kéo dài từ cầu Câu Lâu đến biển Cửa Đại nhƣ Thuận Tình,
cồn Tiến, cồn 3 xã,… tạo cho khu vực hạ lƣu sông Thu Bồn một sinh cảnh rất
đặc biệt, đặc trƣng của hệ sinh thái nhiệt đới [14]. Trên các bãi bồi vai trò của
hệ thực vật bậc cao rất quan trọng đối với môi trƣờng và nguồn lợi sinh vật,
không chỉ riêng cho vùng Hội An mà cho cả vùng biển phía ngồi Cửa Đại,
các vùng biển lân cận Cù Lao Chàm [15]. Chính vì thế, khu vực này ln chịu
tác động bởi các phƣơng thức đánh b t, sự đi lại của tàu thuyền, khai thác
cát,… của ngƣời dân địa phƣơng.
Cho đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện ở khu vực này
nhƣ hiện trạng tài nguyên dừa nƣớc (Nguyễn Hữu Đại, 2008), hiện trạng thảm
cỏ biển (Cao Văn Lƣơng, 2010),… Tuy nhiên, chƣa có cơng trình nào nghiên
cứu đầy đủ, toàn diện về hệ thực vật ở các khu bãi bồi Cửa Đại. Xuất phát từ
thực tiễn trên, việc tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp bảo vệ hệ thực vật bậc cao khu vực bãi bồi thuộc hạ lƣu sông Thu
Bồn, Thành phố Hội An” là cần thiết, cấp bách. Trên cơ sở nghiên cứu về
thành phần loài, đặc điểm phân bố và dự báo quy luật diễn thế sinh thái của hệ
thực vật bậc cao ở bãi bồi trong nhằm đề ra các giải pháp quản lí, bảo vệ hiệu
quả góp phần thực hiện kết nối giữa khu Bảo tồn Cù Lao Chàm và vùng hạ
lƣu sông Thu Bồn trở thành hành lang Bảo tồn thiên nhiên và đẩy mạnh phát
triển du lịch sinh thái đa dạng bền vững.3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu về thành phần lồi, điều kiện mơi trƣờng sống
và các yếu tố tác động đến hệ thực vật bậc cao, xác định đƣợc quy luật diễn

thế sinh thái thực vật bậc cao khu bãi bồi Cửa Đại thuộc sông Thu Bồn từ đó
đề xuất các giải pháp bảo vệ thích hợp và hiệu quả.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc thành phần loài của hệ thực vật bậc cao khu vực bãi
bồi.
- Xác định đƣợc đặc điểm phân bố của hệ thực vật bậc cao khu vực bãi
bồi.
- Xác định đƣợc điều kiện môi trƣờng sống cũng nhƣ các yếu tố tác
động đến hệ thực vật bậc cao khu vực bãi bồi.
- Dự báo đƣợc xu thế diễn thế sinh thái hệ thực vật bậc cao ở bãi bồi.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp khả thi và hiệu quả để bảo vệ hệ thực vật
bậc cao.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin khoa học về xu thế diễn thế sinh thái của hệ thực
vật bậc cao ở các bãi bồi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp khả thi nhằm
quản lí, bảo vệ hệ thực vật bậc cao ở khu vực này.
4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có:
Mở đầu: gồm 3 trang (trang 1 – 3)
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu: 22 trang (4 – 25)
Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: 6 trang (26 - 31)
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 48 trang (32 – 79)
Kết luận và kiến nghị: 2 trang (80 – 81)



4

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC LOÀI THỰC VẬT
BẬC CAO Ở CÁC BÃI BỒI VÙNG CỬA SÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Vùng cửa sông là một bộ phận của đới biển ven bờ, nơi chuyển tiếp
giữa nƣớc ngọt và nƣớc mặn với độ muối biến thiên trong khoảng 0,5 – 30
(32)‰. Vùng cửa sông luôn đƣợc tiếp nhận các nguồn dinh dƣỡng từ thƣợng
nguồn cũng nhƣ từ biển đổ về, cùng với tác động của thủy triều đã tạo nên hệ
sinh thái rất đa dạng đặc trƣng [31].
Dựa trên mô tả phân bố thực vật của Duke (1992) và Saenger (2002),
Spalding và cộng sự (2010) đã xây dựng bản đồ phân bố thực vật vùng cửa
sông trên thế giới. Qua bản đồ này cho thấy số lƣợng loài và vĩ độ có mối
quan hệ với nhau. Các thực vật vùng cửa sông tập trung, sinh trƣởng tốt trên
thế giới là vùng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm nằm trong giới hạn từ
đƣờng xích đạo lên phía b c, tới đƣờng đẳng nhiệt 20oC trong tháng 1 (mùa
đông, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm) và từ đƣờng xích đạo
về phía nam tới đƣờng đẳng nhiệt 20oC trong tháng 7 hay nói cách khác các
vùng này có khí hậu quanh năm ấm áp; khi vĩ độ tăng dần thì số lƣợng phân
bố thực vật vùng của sơng càng sụt giảm [1], [6].
Theo tạp chí Science Daily và đánh giá của Hutching và Seanger
(1987) cho rằng thực vật vùng cửa sông phân bố ở 118 lãnh thổ quốc gia, chủ
yếu ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi và châu Úc, có thể chia thành 6 vùng khác

nhau đó là [1],[6],[35]:
- Vùng phía tây châu Mỹ


5

- Vùng phía đơng châu Mỹ
- Vùng phía tây châu Phi
- Vùng phía đơng châu Phi
- Vùng Ấn Độ - Malaysia
- Vùng châu Úc.
Nhƣ vậy, có thể nhận thấy thực vật vùng cửa sơng phân bố chủ yếu ở
vùng xích đạo và nhiệt đới 2 bán cầu, yếu tố nhiệt độ có ảnh hƣởng rất lớn
đến sự có mặt của chúng. Do đó có thể hiểu ở vùng cửa sơng khu vực châu
Âu có khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp khơng thích hợp cho sự phân bố của thực
vật đặc biệt là các cây ngập mặn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một số lồi
mở rộng khu phân bố lên phía B c tới Bermunda (32o20’ B c) và Nhật Bản
(31o22’ B c) nhƣ Trang, Vẹt dù, Đâng, Cóc vàng. Giới hạn phía Nam của cây
ngập mặn lag New Zealand (38o03’ Nam) và phía Nam Australia (38o43’
Nam). Ở những vùng này do khí hậu mùa đơng lạnh nên thƣờng chỉ cịn lồi
M m biển [21].
Hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thành phần lồi và sự
phân bố của thực vật vùng cửa sông trên thế giới đặc biệt là các loài ngập mặn
của các tác giả nhƣ Hutching và Seanger (1987), Anaclara Guido và các cộng
sự, K. Sakthivel và cộng sự,… và đã xác định có khoảng hơn 100 loài thực
vật ngập mặn [37],[39],[40]. Tuy nhiên, do mỗi vùng, mỗi châu lục lại bị chia
c t bởi đại dƣơng và đất liền nên sự phân bố của thực vật ở vùng cửa sông đặc
biệt là các cây ngập mặn có sự khác nhau và đặc trƣng cho từng vùng.
Tomlinson (1986) đã phân chia các quần xã RNM làm 2 nhóm có thành phần
lồi cây khác nhau:

- Nhóm phía đơng tƣơng ứng với vùng Ấn Độ - Thái Bình Dƣơng với
số lồi đa dạng, phong phú.
- Nhóm phía tây gồm bờ biển nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ và cả Đại


6

Tây Dƣơng, Thái Bình Dƣơng. Số lồi ở đây chỉ bằng 1/5 ở phía đơng; chủ
yếu là Đƣớc đỏ, M m. Tuy nhiên kích thƣớc của một số lồi cây lại lớn hơn
nhóm phía đơng; nhƣ ở Brazil Đƣớc đỏ cao trên 50m và ở Ecuador loài này
cao trên 60m [41].
Ở Malaysia, thành phần lồi cây ngập mặn có sự khác nhau ở hai bờ
biển phía tây và phía đơng. Trên bờ biển phía tây ở Sementa, Soepadmo and
Pandi Mat Zain (1989) đã tìm thấy 32 lồi trong khi đó ở bờ biển phía đơng,
đặc biệt ở Terengganu, Mohd Lokman and Sulong (2001) đã liệt kê 55 loài
với 29 loài đặc hữu [42].
Nhƣ vậy, qua các cơng trình nghiên cứu của các tác giả cho thấy, sự đa
dạng về thành phần lồi của thực vật ở một vùng cửa sơng nào đó trên thế giới
tùy thuộc vào điều kiện sinh thái trong khu vực nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa và
nền đất đóng vai trị quyết định.
1.1.2. Ở Việt Nam
Vùng cửa sông nƣớc ta trải dài suốt dọc bờ biển từ 8o30’ đến 21o30 vĩ
độ B c tạo nên một vùng nƣớc lợ rộng lớn. Các hệ cửa sông nƣớc ta nằm
trong khu vực nhiệt đới gió mùa với sự phân hóa sâu s c theo mùa trong năm:
mùa gió đơng b c và mùa gió tây nam. Nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ
nƣớc ta cao, từ 23,4 – 26,9oC, tăng dần từ B c xuống Nam trong cả 2 mùa.
Dọc duyên hải nƣớc ta có số ngày n ng cao, thuận lợi cho quá trình sinh
trƣởng và phát triển của thực vật [31].
Theo Phan Nguyên Hồng, thành phần thảm thực vật ở vùng cửa sơng
thƣờng gồm những lồi cây nƣớc lợ điển hình nhƣ cây Bần tr ng (Sonneratia

alba Sm), Dừa nƣớc (Nypa fruticans),…
Ở Việt Nam, hệ thực vật vùng cửa sơng có khoảng 29 họ thực vật bậc
cao (TVBC) với 61 lồi [13]. Nhóm quyết thực vật chỉ có một họ và một lồi.
Nhóm một lá mầm có 6 họ với 15 lồi; cịn lại là nhóm 2 lá mầm- trong đó họ


7

Đƣớc chiếm ƣu thế với 4 chi và 10 loài gồm những cây thân gỗ quan trọng,
tiếp theo là họ Bần với 3 loài, Ngọc nữ 3 loài. Các họ cịn lại chỉ có vài cá thể
cây thân gỗ nhƣ Xu, Tra,… mọc lẻ tẻ trong rừng ngập mặn (RNM) hoặc các
cây bụi và cỏ (Ráng đại, Sú, Cóc kèn,…)
Các lồi cây ngập mặn (CNM) có biên độ thích nghi rất rộng với khí
hậu, đất đai, nƣớc, độ mặn. Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng
ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, tỷ lệ sống của các loài và sự phân bố RNM.
Loại rừng này phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong nƣớc 10-25o/oo. Kích
thƣớc cây và số loài giảm đi khi độ mặn cao (40-80 o/oo) (Blasco, 1984), ở độ
mặn 90 o/oo chỉ có vài loài m m sống đƣợc nhƣng sinh trƣởng rất chậm (Rao,
1986) [22]. Nhƣng nơi có độ mặn quá thấp (<4 o/oo) cũng khơng cịn cây ngập
mặn mọc tự nhiên.
Theo một nhóm các tác giả: Phan Ngun Hồng và Hồng Thị Sản
(1983), Phan Nguyên Hồng (1991), Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Phan
Ngun Hồng, L.Đ.Tuấn, Đ.V.Nhƣợng (1996) thì TVBC vùng cửa sơng chủ
yếu là CNM phân bố tập trung ở 2 vùng chính:
- Ở các bãi lầy ngập triều định kỳ: chủ yếu là nhóm cây ngập mặn
chính thức.
- Trên đất chỉ ngập triều cao: có nhóm cây tham gia ngập mặn và một
số cây du nhập.
Theo một số tác giả, trung tâm hình thành cây ngập mặn là Indonesia
và Malaysia (Cƣơng, 1964; Chapman, 1975) từ đó phát tán ra các nơi khác.

Theo Phan Nguyên Hồng (1991) quá trình vận chuyển nguồn giống vào Việt
Nam chủ yếu do các dòng chảy đại dƣơng và dịng chảy ven bờ [21]. Gió mùa
Tây Nam vào mùa hè đƣa dòng chảy mang nguồn giống từ phía Nam lên,
nhƣng khi đến vĩ độ 12, dịng chảy chuyển hƣớng ra khơi nên một số lồi
khơng phát tán đến bờ biển phía B c. Chính vì vậy, nhiều loài phong phú ở


8

phía Nam nhƣ: Bần tr ng, Bần ổi, Dà, Đƣng, Đƣớc, Vẹt trụ, Vẹt tách, Dừa
nƣớc, M m đen, M m tr ng,… khơng có mặt ở phía B c. Cũng có thể một số
ít lồi đó trơi nổi trên biển một thời gian vài 3 tháng và vào đƣợc bờ biển vịnh
B c Bộ nhƣng vì thời kỳ sinh trƣởng của chúng trùng vào mùa đông nên
chúng không sống đƣợc.
Ở Việt Nam, các tài liệu về hệ sinh thái RNM từ thời Pháp thuộc rất
hiếm, chủ yếu là hệ thực vật và khai thác tài nguyên từ RNM. Một số nhà
khoa học nhƣ Thái Văn Trừng, Vũ Trung Tạng, Lê Cơng Kiệt và cs trong các
nghiên cứu của mình cũng có đề cập một phần nhỏ đến hệ sinh thái RNM.
Đến 1975, có tất cả 97 báo cáo và tài liệu khác nhau về RNM (theo
Rollet).
Sau 1975, nhiều nghiên cứu đã đƣợc tiến hành ở RNM miền Nam Việt
Nam, chủ yếu là của Viện Điều tra Quy hoạch rừng thuộc Bộ lâm nghiệp và
của Trung tâm Tài nguyên Môi trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội do GS.TS
Phan Nguyên Hồng chủ trì.
Theo Phan Nguyên Hồng sự phân bố của thực vật ở vùng cửa sông
đƣợc chia thành 4 khu vực [19], [20], [21]:
* Khu vực 1: Ven biển Đông bắc, từ mũi Ngọc đến Đồ Sơn.
Đây là khu vực phức tạp nhất, thể hiện trong các đặc điểm về địa mạo,
thủy văn và khí hậu. Địa hình bị chia c t tạo nên các vịnh ven bờ và các cửa
sơng hình phễu. Khu vực này có những mặt thuận lợi cho sự phân bố RNM,

nhƣng cũng có những nhân tố hạn chế sự sinh trƣởng và mức độ phong phú
của các loài cây. Hệ thực vật ở khu vực này gồm những lồi chịu mặn cao,
khơng có các lồi ƣa nƣớc lợ điển hình, trừ một số bãi lầy nằm sâu trong nội
địa nhƣ Yên Lập và một phần phía nam sơng Bạch Đằng do chịu ảnh hƣởng
mạnh của dịng chảy, hệ sơng lớn. Ở đây có những lồi phổ biến nhƣ Vẹt dù,
Trang, Đâng.


9

* Khu vực 2: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi
Lạch Trường.
Khu vực này thuộc tam giác châu hiện đại, nằm trong phạm vi bồi tụ
chính của sơng Hồng, sơng Thái Bình, bãi bồi rộng ở cả cửa sơng và ven biển.
Tuy nhiên, hình dạng và xu thế phát triển của khu vực này không đồng nhất
do xuất hiện cả quá trình bồi tụ và xói lở. Tác động lớn nhất là chế độ gió. Do
nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão, khơng có đảo che ch n
nên bão và gió mùa đơng b c đã gây ra sóng lớn, làm cho nƣớc biển dâng cao.
Ở đây chỉ còn những quần xã thực vật ngập mặn gồm những loài ƣa nƣớc lợ
trong đó lồi ƣu thế nhất là Bần chua phân bố vùng cửa sơng, Ngồi ra, cịn
có một số lồi nhƣ Ơ rơ, Sú.
* Khu vực 3: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng
Tàu.
Đây là dải đất hẹp ven bờ, địa hình phức tạp, có chỗ núi ăn ra sát biển
(Quảng Bình, Quảng Trị,…), có chỗ tác động của biển khá nổi bật, tạo nên
các cồn cát di động cao to hoặc các vụng, phá. Phần lớn, các sông ở miền
Trung b t nguồn từ dãy Trƣờng Sơn nên ng n và dốc, ít phù sa l ng đọng nên
khó tạo thành những bãi lầy ven biển. Càng về phía nam thì bờ biển càng dốc,
càng sâu và khúc khuỷu. Khu vực này thƣờng xuyên chịu tác động của gió
mùa đơng b c và bão. Do địa hình trống trải, sóng lớn, bờ dốc nên thực vật

chỉ có ở phía trong các cửa sơng, cây ngập mặn mọc tự nhiên, thƣờng phân bố
không đều do ảnh hƣởng của địa hình và tác động của cát bay. Chủ yếu là
quần xã M m biển tiên phong, quần xã hỗn hợp (Đƣớc, Vẹt, Sú), quần xã cây
bụi, quần xã cây nƣớc lợ.
* Khu vực 4: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nại, Hà
Tiên.
Vùng ven biển Nam Bộ có địa hình thấp, bằng phẳng, nằm trong phạm


10

vi bồi tụ của hệ thống sông Cửu Long và sơng Đồng Nai, có nhiều phụ lƣu và
kênh rạch chằng chịt, hằng năm đã chuyển ra biển hàng triệu tấn phù sa giàu
chất dinh dƣỡng, cùng với lƣợng nƣớc ngọt rất lớn. Các điều kiện sinh thái ở
khu vực này thuận lợi cho các thảm thực vật ngập mặn sinh trƣởng và phân
bố rộng. Thêm vào đó, khu vực này gần các quần đảo Malaysia và Indonesia
– là nơi xuất phát của cây ngập mặn. Do đó, thành phần của hệ thực vật ngập
mặn ở khu vực này phong phú nhất và kích thƣớc cây cũng lớn hơn các khu
vực khác ở nƣớc ta.
Sau Phan Nguyên Hồng cũng đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
thành phần lồi và sự phân bố thực vật ngập mặn vùng cửa sông ở các địa
phƣơng của các tác giả nhƣ: Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Thanh Nhân [28],
Hồng Cơng Tín, Mai Văn Phơ [32], Phạm Ngọc Dũng, Tôn Thất Pháp [12],
Lê Bá Khoa [24], Đặng Văn Sơn [30],… Ngoài nghiên cứu về các lồi ngập
mặn ở vùng cửa sơng thì gần đây, Đặng Văn Sơn, Phạm Văn Ngọt đã có cơng
trình nghiên cứu đề cập đến thành phần loài cây du nhập rừng ngập mặn Cần
Giờ [29]. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên đều cho
thấy sự phân bố, độ nhiều của các loài thực vật vùng cửa sông của nƣớc ta
phần lớn đều nằm ở ven biển Nam Bộ rồi đến B c Bộ và miền Trung.
Riêng ở Quảng Nam, trong những năm gần đây có nhiều cơng trình

nghiên cứu của các tác giả nhƣ Cao Văn Lƣơng [27], Nguyễn Hữu Đại
[15],… Các cơng trình này chủ yếu tập trung đến một số lồi có giá trị nhƣ
Dừa nƣớc, Cỏ biển, RNM ở Cẩm Thanh và một số xã lân cận gần cửa sông.
Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay chƣa có một có cơng trình nào đề cập đến chi tiết
hệ TVBC trên các bãi bồi cũng nhƣ diễn thế sinh thái của thực vật ở vùng cửa
sông. Do vậy, đề tài này không những cung cấp thêm những dẫn liệu về đa
dạng thành phần loài TVBC mà còn đƣa ra những dự báo về xu thế diễn thế
sinh thái của TVBC trên các bãi bồi trong tƣơng lai, nhằm giúp cho cơ quan


11

quản lí có cơ sở khoa học trong việc quy hoạch, bảo vệ và phát triển bền vững
nguồn tài nguyên ở vùng cửa sơng.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ DIỄN THẾ SINH THÁI THỰC
VẬT BẬC CAO Ở KHU VỰC BÃI BỒI VÙNG CỬA SƠNG
1.2.1. Đặc điểm hình thành hệ thực vật bậc cao ở khu vực bãi bồi
vùng cửa sông
Sự phối hợp hoạt động của các dịng sơng và dịng biển gây ra do sóng,
thủy triều và hải lƣu ven bờ đã ảnh hƣởng rất mạnh đến cấu trúc và đời sống
của vùng cửa sông. Sự xáo trộn của nƣớc sông, nƣớc biển, sự biến thiên của
độ muối và sự phân bố, l ng đọng các trầm tích đã đƣa đến sự xuất hiện
những dải cát và sa khoáng, những bãi ngầm có cấp độ hạt khác nhau. Ở trƣớc
các cửa sơng có nhiều phù sa, các bãi ngầm lần lƣợt ngày một nâng lên,
thƣờng tạo thành các cồn, đảo ch n lấy cửa sơng, buộc sơng phải phân dịng
để đƣa nƣớc ra biển. Chính sự phân nhánh của các hệ thống sơng đã hình
thành nên các cồn, đảo cửa sông.
Với sự dao động lớn về độ muối và tác động của thủy triều, vùng cửa
sông đƣợc chia thành các phần khác nhau, ở đó tồn tại các nhóm sinh vật với
những đặc tính sinh thái khác nhau. Dựa vào mức độ ngập nƣớc của vùng bờ,

hệ cửa sơng có thể chia thành 3 vùng:
- Vùng trên triều: là phần đất phía trên, cao hơn mực nƣớc triều cực đại,
bao gồm phần đất quần cƣ, đất canh tác, đất tự nhiên phủ bởi hệ thực vật
hoang dại. Đây là vùng đất mà thành phần các loài du nhập chiếm khá lớn,
các nhóm cây ngập mặn phân bố rải rác trên bãi bồi và thƣờng tập trung nhiều
ở khu vực ven bờ nhƣ Lau, Sậy,… Tuy nhiên, hoạt động của con ngƣời lên
vùng này rất mãnh liệt nhằm cải tạo đất, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản,…
- Vùng triều: là nơi ngập nƣớc có chu kì, các bãi bùn, bãi cát phẳng, nơi


12

đây tập trung nhiều các loài ngập mặn nhƣ Dừa nƣớc, Đƣớc, Trang,…
- Vùng dƣới triều: là vùng luôn ngập nƣớc, nhóm thực vật phân bố ở
vùng này là các loài ngập mặn nhƣ Đƣớc, Vẹt, Sú,…
Xét theo chiều thẳng đứng, cấu trúc của TVBC ở vùng cửa sông không
nhiều tầng nhƣ các kiểu rừng khác, gồm một vài tầng cây gỗ, cây bụi nghèo.
Ở các vùng dƣới triều và vùng triều, tầng cây thảo ít gặp.
Theo Phan Nguyên Hồng và các cộng sự (1984) cho rằng hệ thực vật ở
vùng cửa sông không đa dạng và sự phân bố của thực vật trên các bãi bồi ở
mỗi nơi mỗi khác. Ở nƣớc ta sự phân bố của thực vật vùng cửa sông ở Nam
Bộ đa dạng hơn so với khu vực miền B c và miền Trung có thể do nhiều nhân
tố chi phối. Tuy gồm nhiều họ khác nhau nhƣng các TVNM phân bố ở vùng
cửa sông đều thích hợp với đất chua mặn, phần lớn chịu tác động của thủy
triều.
Các vùng ven biển phía Nam gần với các trung tâm xuất nguồn giống
(Malaysia, Úc), theo giả thuyết trơi dạt lục địa thì trƣớc đây là những dải đất
nối liền. Chế độ nhiệt ở các vùng phía Nam cũng gần nơi tổ tiên mà nó xuất
phát, đó là khí hậu ơn hịa, biên độ dao động nhiệt khơng lớn, hầu nhƣ khơng

có mùa đơng, lƣợng mƣa nhiều,…; các vùng ven biển này đều nông, nhiều
phù sa tạo nên bãi bồi rộng lớn rất thích hợp cho sự phát triển của thực vật
đặc biệt là các cây ngập mặn.
Trong khi đó ở khu vực miền Trung, các bãi bồi đều hẹp, ng n, địa
hình trống trải, ít có các đảo che ch n ở phía ngồi, nền đất nhiều cát, lƣợng
mƣa ít hơn, ln chịu ảnh hƣởng của gió bão và gió mùa Đơng b c và các yếu
tố bất lợi khác nên số lƣợng loài và cấu trúc nghèo nàn hơn [31], [35].
Mặt khác, khi xét theo nhiệt độ ngƣời ta nhận thấy nếu nhiệt độ nƣớc
biển từ 16 – 18oC thì chỉ có rừng M m phát triển. Nhiệt độ nƣớc biển từ 18 –
20oC, xuất hiện rừng Trang. Khi nhiệt độ của nƣớc biển lớn hơn 20oC mới


13

xuất hiện rừng Đƣớc.
Nhƣ vậy, các yếu tố của điều kiện môi trƣờng nhƣ nhiệt độ, độ mặn,
chế độ ngập triều, nền đáy và địa mạo của vùng cửa sông đã tác động đến sự
phân bố và mức độ đa dạng của TVBC trên các bãi bồi. Do đó chúng tạo nên
các đới phân bố rất rõ rệt trong không gian vùng cửa sơng [31].
1.2.2. Q trình diễn thế sinh thái của thực vật bậc cao ở vùng cửa
sông
Vùng cửa sông ven biển là một hệ sinh thái động nối liền với biển khơi.
Sự thay đổi nhanh chóng các nhân tố môi trƣờng ở vùng cửa sông ven biển do
hoạt động của thủy triều và lƣu lƣợng sông khiến cho đất bồi hoặc xói lở
nhanh chóng đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phân bố của các lồi và có sự thay
thế lồi này bằng lồi khác [35].
Thơng thƣờng, một khi bãi triều đƣợc hình thành sẽ có các cây tiên
phong cố định giữ đất, giữ phù sa và trầm tích lại, bùn đất ngày càng chặt
hơn, độ ngập triều dài, lƣợng nƣớc ngọt đƣợc tăng cƣờng đã tạo điều kiện cho
các loài đến sau sinh trƣởng thuận lợi hơn, số loài phong phú dần lên. Nhƣng

đến một mức phát triển nhất định lại nảy sinh sự cạnh tranh về thức ăn, ánh
sáng nên những loài đến trƣớc yếu thế hơn sẽ bị tiêu diệt dần để cho các loài
đến sau ƣu thế phát triển. Do đó, ở các giai đoạn ổn định về sau các quần xã
sẽ đơn giản hơn về thành phần loài và cấu trúc quần xã. Trong giai đoạn cuối,
khi đất khơng cịn ngập triều, bùn khơ, pyrite bị oxi hóa thành đất axit sunphat
thì diễn thế chuyển sang dạng thối hóa do mơi trƣờng đã thay đổi không phù
hợp với cây ngập mặn nữa. Giai đoạn sau đó diễn ra hết sức phức tạp tùy
thuộc vào mức độ can thiệp của con ngƣời và thiên nhiên [35].
Duke và các cộng sự (1988) dựa trên độ mặn của nƣớc và độ dốc của
địa hình đã đƣa ra các kiểu hình phân vùng của thực vật ở vùng cửa sơng
Daintree nhƣ sau: Vùng thƣợng nguồn có độ mặn từ 0 - 3‰, nhóm thực vật


14

tiên phong là loài Bần chua (Sc), ở khu vực vùng triều có các lồi Vẹt khang
(Bs) và ở khu vực có độ dốc cao hơn thì xuất hiện các lồi Giá (Ea). Vùng
trung nguồn có độ mặn từ 0 - 30‰, nhóm tiên phong lại là Sú (Ac), tiếp đến
là Đƣng (Rm), Bần chua (Sc), Vẹt tách (Bp) và cuối cùng là loài Cui biển
(Hi). Ở vùng hạ nguồn có độ mặn từ 15 -32‰, Bần tr ng (Sa) lại là nhóm tiên
phong, tiếp đến là các lồi M m biển (Am), Đƣớc vòi (Rs), Đƣớc (Ra), Vẹt
dù (Bg), Dà vơi (Ct) (hình 1.1).

Hình 1.1. Các kiểu hình phân vùng của sông Daintree, Đông Bắc Úc
Trong những nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng và cộng sự đã chỉ ra
rằng, ở nơi cao, ít nƣớc thuộc vùng trên triều, phân bố các loài chịu hạn nhƣ
Tra (Habiseus tiliaceus), Dứa dại (Pandanus tectorius), Vạng hôi
(Clerodendron inerme), Muống (Ipromoea pescaprae), Cỏ … Trên các bãi
đất mới bồi, nền chƣa ổn định, yếm khí, xuất hiện những lồi tiên phong nhƣ
M m (Avicennia), Sú (Aegiceras). Khi nền đƣợc tôn cao hơn, đông đặc hơn,



×