Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Mot so giai phap XKLD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.54 KB, 91 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>



Vấn đề lao động, việc làm, thất nghiệp luôn là vấn đê quan tâm hàng đầu
của mọi quốc gia nói chung và mọi địa phương nói riêng trong tất cả các giai
đoạn phát triển của thời đại, bởi vậy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng
thời để phù hợp với thời kì hội nhập kinh tế quôc tế hiện nay, Bắc Ninh cũng
như các địa phương khác trong cả nước đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt
cho vấn đề lao động ,việc làm ở địa phương. Để giải quyết việc làm cho lao
động ở địa phương, Bắc Ninh đã đề ra khơng ít các giải pháp như: phát triển
các làng nghề thủ công, xây dựng và mở rộng khu công nghiệp,... và một
trong những biện pháp hữu hiệu đã và đang được Bắc Ninh đẩy mạnh đó là
xuất khẩu lao động.


Đất nước bước vào thời kỳ mới thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mà dấu
mốc cho thời kỳ mới này là sự kiện Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp
cao APEC ( 11/2006) và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới (WTO), trong hồn cảnh đó đặt ra khơng ít những khó
khăn và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam đặc biệt cho lực lượng lao động
Việt Nam. Lao động dồi dào là một trong những điểm mạnh mà cũng là điểm
yếu của chúng ta. Mở cửa hội nhập là cơ hội tốt để tìm việc làm tốt hơn cho
những lao động trẻ có trình độ nhưng cũng là thách thức lớn khi số lượng lao
động khơng lành nghề, lao động thủ cơng vẫn cịn chiếm tỷ lệ cao trong số
người thuộc độ tuổi lao động. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết
việc làm cho số lao động này và câu trả lời là: xuất khẩu lao động.


Tuy nhiên, xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là đưa lao động đi làm
việc ở nước ngồi rồi bỏ phóng họ mà phải là cả một q trình quản lý địi hỏi
phải được quan tâm và có những biện pháp hữu hiệu để cơng tác xuất khẩu lao
động đạt hiệu quả. Chính từ thực tế đó kết hợp với những kết quả thu được
trong thời gian thực tập nghiên cứu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tỉnh Bắc Ninh, người viết quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm


<i><b>hồn thiện cơng tác quản lý xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh” để làm chuyên</b></i>
đề thực tập tốt nghiệp của mình.


<b>Mục đích nghiên cứu đề tài:</b>


 Tìm hiểu, nghiên cứu từ đó hệ thống được những vấn đề lý luận về
công tác xuất khẩu lao động và quản lý công tác xuất khẩu lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

 Từ thực trạng của tỉnh Bắc Ninh rút ra được những thế mạnh cần phải
phát huy và những thực tế bất cập trong công tác xuất khẩu và quản lý xuất
khẩu lao động của tỉnh cũng từ đó tìm hiểu, phân tích được ngun nhân của
những bất cập để đề ra được những biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý xuất khẩu lao động của địa phương nhằm đẩy mạnh quá
trình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.


 Hoàn thiện công tác quản lý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp xuất
khẩu lao động và từ bản thân người lao động để công tác xuất khẩu lao động
của tỉnh Bắc Ninh ngày càng hiệu quả và thực sự trở thành động lực thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế địa phương nói riêng và của nước ta nói chung.


 Sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp với phương pháp phân tích tổng
hợp cộng với việc vận dụng những cơ sở lý luận đã được trang bị trong nhà
trường để tìm nguyên nhân, bản chất của vấn đề nghiên cứu từ đó đề ra những
giải pháp phù hợp với thực tế của tỉnh Bắc Ninh.


Ngồi ra trong q trình thực tập và nghiên cứu tìm tịi, người viết cũng có
nhiệm vụ nữa là rút ra được những kinh nghiệm thực tế cho bản thân khơng
chỉ trong q trình nghiên cứu khoa học mà cịn cả trong q trình làm việc cọ
sát với thực tế để hoàn thiện cũng như nâng cao kiến thức cho bản thân.



Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về vấn đề xuất khẩu lao động trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ năm 2001 đến nay và những phương
hướng nhiệm vụ của năm 2007 cũng như trong thời gian tới.Và để đáp ứng
được những yêu cầu nhiệm vụ chủ yếu của đề tài thì chuyên đề thực tập tốt
nghiệp này cần có những nội dung chính sau:


<i>CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ QUẢN</i>
<i>LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.</i>


<i>CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO</i>
<i>ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH.</i>


<i>CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG</i>
<i>TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ</b>


<b>XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ</b>



<b>XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.</b>



<i><b>I.</b></i> <b>XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG</b>.


<i><b>1. 1</b></i> <b> Khái niệm.</b>


Có rất nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu lao động, dưới đây là một
số các khái niệm cơ bản về xuất khẩu lao động.


Khái niệm thứ nhất là:


<i>Phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động và</i>


<i>chuyên gia Việt nam ( trừ những cán bộ, công chức được quy định tại pháp</i>
<i>lệnh cán bộ, công chức đi thực hiện nhiệm vụ, công vụ ở nước ngồi do sự</i>
<i>phân cơng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) đi làm việc có thời hạn ở</i>
<i>nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân</i>
<i>lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho</i>
<i>người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác</i>
<i>giữa nước ta với các nước trên thế giới.1</i>


Khái niệm thứ hai về xuất khẩu lao động được ghi trong <i>chỉ thị số 41 –</i>
<i>CT/TW ngày 29/9/1998 của Bộ chính trị</i> như sau:


<i>Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp</i>
<i>phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng</i>
<i>cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và</i>
<i>tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước</i>.


Một khái niệm nữa của xuất khẩu lao động là:


<i>Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là</i>
<i>một bộ phận của kinh tế đối ngoại, hàng hoá đem xuất khẩu là sức lao động</i>
<i>của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngồi. Nói cách khác</i>
<i>xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao</i>
<i>động cho người nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người.2</i>


Như vậy xuất khẩu lao động là một hoạt động xuất khẩu đặc biệt trong đó
hàng hố được giao bán là sức lao động của con người, chính vì vậy nhà nước,
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như chính bản thân người lao động


1 Điều 1- Nghị định số 152/1999/NĐ – CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ



2 Bản tin lao động thị trường số 6/2006 – Vài nét về xuất khẩu lao động ở Việt Nam –tr.1, GS.TS Đặng Đình


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cần phải hết sức chú ý tới hoạt động này, nó khơng chỉ mang lại thu nhập cao
cho người lao động mà cịn đóng một vai trị rất lớn trong sự phát triển của
mỗi quốc gia.


<b>1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động.</b>


Xuất khẩu lao động đóng một vai trị hết sức quan trọng trong tiến trình
phát triển của mỗi quốc gia đặc biệt là những nước có nền kinh tế chậm và
đang phát triển như Việt Nam.


Trước hết, xuất khẩu lao động có một vai trị đặc biệt trong việc giải quyết
việc làm và ổn định thị trường lao động. Đối với các quốc gia có nền kinh tế
chưa phát triển khối lượng việc làm tạo ra trong xã hội là rất hạn chế so với
khối lượng lao đông trong độ tuổi rất dồi dào của họ bởi vậy thất nghiệp và
giải quyết việc làm luôn là vấn đề đau đầu của các nhà lãnh đạo quốc gia.


Ở Việt Nam, hiện nay có khoảng 400.000 lao động và chuyên gia làm việc
tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề,mỗi năm
tăng thêm khoảng trên dưới 70.000 người riêng năm 2006 Việt Nam đã đưa
được 78.885 lao động đi làm việc ở nước ngoài.


(<i>Nguồn: http:// www.thanhnienonline.com.vn – tác giả Ngọc Minh, ngày 27/4/2005)</i>


Với những con số ấn tượng trên chúng ta có thể nhận thấy rằng xuất khẩu
lao động đã giải quyết được việc làm cho một khối lượng lớn lao động, tỷ lệ
lao động xuất khẩu lao động trong tổng số lao động được giải quyết việc làm
giai đoạn 2001 – 2005 khoảng 3,42 %.



<i>(Nguồn:Bản tin thị trường lao động số 8/2006-Một số vấn đề về xuất khẩu lao động</i>
<i>2000-2005 – tr 9, CN.Nguyễn Văn Dư.)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

trong những ngành nghề mà lao động trong nước không muốn làm như lương
thấp, độc hại, vất vả nặng nhọc hoặc những công việc cần lao động thủ công
hay thiếu hụt lao động do nguồn lao động trong nước ít.


Khơng chỉ đơn thuần mang tính chất giải quyết việc làm cho số lao động dư
thừa mà xuất khẩu lao động cịn góp phần rất lớn vào cơng cuộc xố đói giảm
nghèo của đất nước nhờ có khoản thu nhập cao hơn rất nhiều so với mức
lương ở trong nước điển hình như thu nhập bình quân của lao động tại
Malaysia là 2 – 3 triệu đồng / 1 tháng, tại Đài Loan là 300 – 500 USD/tháng,
tại Hàn Quốc là 900 – 1.000 USD/ tháng.


(<i>Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội.)</i>


Với mức thu nhập như vậy, hàng tháng ngồi chi phí cho ăn ở người lao
động cũng tiết kiệm và gửi về cho gia đình một khoản thu nhập kha khá, đó sẽ
là nguồn thu nhập giúp họ cải thiện cuộc sống của gia đình và bản thân. Hơn
thế nữa, một số lao động sau khi trở về nước lại trở thành những ông chủ,
những nhà đầu tư nhờ có nguồn vốn tiết kiệm được từ khoản thu nhập ở nước
ngoài. Điều này khơng chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
trong nước mà còn tạo ra một khối lượng việc làm đáng kể cho những người
khác.


Với con số ngoại tệ gửi về nước mỗi năm lên đến 1,5 tỷ USD xuất khẩu lao
động ở Việt Nam đã trở thành một trong những ngành nghề mang lại nguồn
thu ngoại tệ cao cho quốc gia. Không dừng lại ở đó, xuất khẩu lao động cịn
góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước nhờ có những khoản thuế thu từ
hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và từ khoản ngoại tệ lao


động gửi về nước.Như vậy, xuất khẩu lao động vừa trực tiếp lẫn gián tiếp góp
phần thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội.


Xuất khẩu lao động còn là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc
chuyển giao công nghệ tiên tiến hiện đại của nước ngồi thơng qua q trình
đào tạo và làm việc ở nước ngoài của người lao động.Thơng qua đó quốc gia
có lao động đi xuất khẩu sẽ có được một đội ngũ lao động có tay nghề trình độ
cao, có tác phong cơng nghiệp và ý thức kỷ luật cao.


Hoạt động xuất khẩu lao động cũng là cầu nối để quốc gia tăng cường quan
hệ hợp tác về mọi mặt, giúp cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá trên thế giới
ngày càng được mở rộng.


Nói tóm lại cơng tác xuất khẩu lao động có một vai trò rất lớn đối với mỗi
quốc gia bởi vậy Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đây là một trong những
cơng tác trọng điểm mang tính chiến lược cho quốc gia trong thời gian tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 <i>Xuất khẩu lao động mang tính tất yếu khách quan.</i>


Xuất khẩu lao động diễn ra chủ yếu là do giữa các nước trên thế giới có sự
chênh lệch về kinh tế - xã hội. Những nước giàu có nền kinh tế phát triển
mạnh thường có nhiều lao động có tay nghề cao, nhiều chun gia giỏi có
trình độ cao mà lại thiếu những lao động phổ thông, lao dông cho những công
việc vất vả, nặng nhọc, độc hại hoặc những cơng việc có thu nhập tương đối
thấp so với thu nhập chung của xã hội. Điều ngược lại lại diễn ra tại những
quốc gia nghèo đang phát triển, nơi mà dân số đông nên rất dồi dào về lao
động song do nền kinh tế chậm phát triển nên trình độ lao động cịn thấp chủ
yếu là lao động giản đơn thủ cơng là chính cơng thêm với mức thu nhập thấp,
thiếu việc làm, thiếu hụt những chun gia giỏi trình độ chun mơn kỹ thuật
cao.Cũng tương tự như quy tắc hai bình thơng nhau trong vật lý vậy điều


đương nhiên sẽ xảy ra là lao động từ chỗ dư thừa sẽ chảy về chỗ thiếu hụt. Đó
cũng chính là ngun lý chính của quy luật cung – cầu trong nền kinh tế thị
trường.


 <i>Xuất khẩu lao động là một hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt</i>.


Chắc hẳn rằng trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe qua cụm từ xuất
nhập khẩu. Xuất nhập khẩu là hoạt động không thể tách rời giữa các quốc gia
trên thế giới. Khơng thể có một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển nếu
nền kinh tế của họ đóng cửa hồn tồn với thế giới bên ngoài, bởi vậy xuất
nhập khẩu là một hoạt động mang tính chất hết sức quan trọng, nhờ có xuất
nhập khẩu mà hàng hóa và dịch vụ trên tồn thế giới được lưu thông, trao đổ.
Xuất khẩu lao động cũng là một hoạt động như thế, vậy nó cũng là một hoạt
động xuất nhập khẩu song là một hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt. Điểm
đặc biệt là ở chỗ thay vì xuất nhập khẩu các loại thực phẩm hàng hóa tiêu
dùng... như bình thường thì “hàng hóa” được xuất nhập khẩu ở đây là sức lao
động của người lao động.


Trong hoạt động xuất khẩu lao động, người lao động sẽ đem “bán” sức lao
động của mình cho chủ sử dụng lao động ở nước ngoài và nhận về khoản tiền
cơng là tiền lương được trả. Chính vì sức lao động là một loại hàng hóa đặc
biệt nên tính chất của xuất khẩu lao động không chỉ đơn thuần như hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa thơng thường, tranh chấp về hàng hố giữa các nước
đã là một việc khó giải quyết bao nhiêu thì tranh chấp và những vi phạm trong
việc xuất khẩu lao động giữa các nước lại càng khó giải quyết và xử lý hơn rất
nhiều.Bởi đó mà địi hỏi phải có sự quản lý và quan tâm đặc biệt của Nhà
nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Xuất khẩu lao động trước hết mang lại lợi ích cho nước đưa lao động đi
xuất khẩu cả về phía nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người lao động.



Đối với quốc gia hoạt động xuất khẩu lao động mang lại một khoản thu cho
ngân sách nhà nước nhờ khoản thuế thu từ hoạt động của các công ty, doanh
nghiệp xuất khẩu lao động và khoản ngoại tệ người lao động gửi về nước.
Hơn nữa, đối với quốc gia xuất khẩu lao động còn giúp giải quyết việc làm,
giảm thiểu thất nghiệp, thông qua xuất nhập khẩu đẩy nhanh được tiến trình
phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.


Đối với các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động: hoạt động xuất khẩu
lao động mang lại lợi nhuận trước hết cho các nhân viên của doanh nghiệp
nhờ vào các khoản thu từ chi phí đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi
như: phí mơi giới, phí đào tạo,...sau đó là mang lại lợi ích cho chủ doanh
nghiệp nhờ khoản lợi nhuận thu được từ hoạt đông của doanh nghiệp.


Đối với các đối tượng đi xuất khẩu lao động và người thân: khoản lợi ích
mà họ nhận được chính là khoản tiền lương họ được nhận và gửi về nước cho
người thân. Khoản tiền đó cịn có thể trở thành khoản vốn đầu tư cho những
người lao động sau khi họ trở về nước, giúp họ làm giàu và cải thiện cuộc
sống của gia đình và bản thân. Một lợi ích vơ hình nữa mà họ nhận được từ
việc đi xuất khẩu lao động đó là được nâng cao trình độ tay nghề, ý thức lao
động, kỷ luật,… cho bản thân họ điều mà ở trong nước khơng thể có được.


Khơng chỉ mang lại lợi ích lớn cho các quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu
mà đối với các nước tiếp nhận hoạt động này cũng mang lại những lợi ích
khơng nhỏ. Trước tiên là nó bù đắp được một khối lượng lao động đang bị
thiếu hụt ở những nước này. Kế đến là khoản tiền lương phải trả cho lao động
nước ngoài là tương đối rẻ so với khoản lương phải trả cho lao động trong
nước.


 <i>Xuất khẩu lao động mang tính xã hội cao.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

lao động cũng kèm theo nó là một loạt những xáo trộn cho cả xã hội tại nơi
tiếp nhận và nơi lao động được đưa đi.


Xuất khẩu lao động cũng góp phần cải thiện đời sống của nhân dân thông
qua khoản thu nhập mà người lao động gửi về cho gia đình và người thân.
Đây cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để thực hiện chương trình
xố đói giảm nghèo cho nhân dân.


 <i>Xuất khẩu lao động cũng có tính cạnh tranh.</i>


Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động xuất khẩu lao động
cũng được đặt trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh đến
trước hết là từ phía những người lao động với nhau. Bởi số lượng lao động
được chọn đi xuất khẩu lao động sang các nước là có hạn mà dân số đông,
nguồn lao động dư thừa lớn nên họ phải cạnh tranh nhau trên con đường đi
đến việc có được một xuất đi lao động nước ngồi.


Sự cạnh tranh khơng chỉ diễn ra giữa những người lao động mà còn giữa
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Họ phải cạnh tranh nhau khi cùng xuất
khẩu vào một thị trường, khi cùng hoạt động trên một địa bàn...


Sự cạnh tranh cũng không chỉ diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia mà
cịn vượt ra trên tồn thế giới khi mà có rất nhiều quốc gia cùng cố gắng thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu lao động đó là những quốc gia cịn đang gặp khó
khăn và cùng sử dụng biện pháp xuất khẩu lao động làm bàn đạp cho sự phát
triển của nền kinh tế. Ta có thể đơn cử ngay như trong khu vực Đông Nam Á,
khơng chỉ có Việt Nam mà cịn nhiều nước cũng hoạt động xuất khẩu lao
động như: Inđônêxia, Philippin,...



 <i>Xuất khẩu lao động là hoạt động có tính rộng rãi trên tồn thế giới.</i>
Nghe nói đến xuất khẩu lao động có thể người ta chỉ nghĩ rằng việc làm đó
chỉ dành cho các quốc gia đang và kém phát triển, nơi mà nguồn lao động dồi
dào dẫn đến dư thừa, còn các quốc gia phát triển sẽ chỉ là nước tiếp nhận lao
động. Song thực tế không phải như vậy, hoạt động xuất khẩu lao động lại diễn
ra trên hầu hết các nước kể cả các nước phát triển. Đối với các nước có nền
kinh tế phát triển họ xuất khẩu lao động của mình sang các nước phát triển
khác để làm việc hoặc tới các quốc gia đang và kém phát triển thơng qua các
chương trình, dự án đầu tư. Đặc điểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu lao
động ở các nước phát triển là lao động xuất khẩu của họ là lao động chất xám
có chất lượng cao, trình độ và tay nghề cao cịn các nước đang và kém phát
triển thì hầu hết là lao động giản đơn, không lành nghề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Xuất khẩu lao động là một hoạt động có liên quan đến mối quan hệ hợp tác
giữa các quốc gia với nhau bởi thế chính sách của mỗi quốc gia có liên quan
mật thiết đến hoạt động xuất khẩu lao động. Chính sách, pháp luật của quốc
gia đưa lao động đi xuất khẩu có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động
của nước đó là điều đương nhiên rồi vì nó quyết định đến sự khuyến khích
hay hạn chế xuất khẩu của hoạt động xuất khẩu lao động nhưng chính sách,
pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động xuất khẩu lao động, ví dụ một quốc gia đưa ra chính sách hạn chế lượng
người nước ngồi nhập cư thì ngay lập tức sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu của
những quốc gia có lao động đi làm việc tại nước đó và ngược lại.


Xuất khẩu lao động cịn có rất nhiều đặc điểm khác song trên đây người
viết chỉ đưa ra những đặc điểm nổi bật nhất, đáng chú ý của xuất khẩu lao
động để phân tích và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu lao
động.


<b>1.4. Phân loại các hoạt động xuất khẩu lao động.</b>



Có rất nhiều cách phân loại hoạt động xuất khẩu lao động khác nhau, <i>theo</i>
<i>điều 134a* - Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam</i>
<i>đã được sửa đổi, bổ xung năm 2002,2006</i> thì các hình thức đưa lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngồi gồm có:


<i><b>1-</b></i> Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài;


<i><b>2-</b></i> Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khốn cơng trình ở
nước ngồi;


<i><b>3-</b></i> Đưa lao động đi làm việc theo các dự án đầu tư ở nước ngồi;
<i><b>4-</b></i> Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.


Ngồi những quy định của nhà nước về những hình thức chủ yếu của xuất
khẩu lao động, các hình thức xuất khẩu lao động còn được chia theo biên giới
quốc gia bao gồm 2 hình thức:


 Xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi.
Theo đó hình thức này bao gồm tất cả các hoạt động đưa người Việt Nam
sang nước ngồi làm việc có thời hạn bao gồm: Đưa lao động đi theo Hiệp
định ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước; hợp tác giữa
các nước về lao động và chuyên gia; thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu
lao động;...


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các doanh nghiệp liên doanh, các
khu chế xuất, các cơ quan ngoại giao của nước ngồi đặt tại Việt Nam,...Theo
đó trong hình thức này người lao động không phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam
mà làm việc ngay trong nước.



Một cách phân loại khác nữa là phân loại theo loại hình cơng việc. Với cách
phân loại này hoạt động xuất khẩu lao động được chia làm nhiều loại khác
nhau, trong đó có những hình thức cơng việc chủ yếu sau: Thợ xây dựng,
công nhân nhà máy, lao động làm việc trên biển ( thuyền viên hoặc thuỷ thủ),
lao động giúp việc gia đình (với các cơng việc như trơng trẻ, ơsin,..), khán hộ
cơng gia đình,...Ta cũng có thể phân loại các hình thức xuất khẩu lao động
theo thị trường xuất khẩu với: xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Malaysia, Trung Đông,...và nhiều cách phân loại khác tuy nhiên tuỳ
theo những góc nhìn khác nhau và những mục đích nghiên cứu khác nhau mà
lựa chọn cách phân loại nào cho phù hợp.


<b>1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động.</b>


Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đặc biệt bởi vậy nó cũng chịu
sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong số các nhân tố đó chúng ta
có thể nhóm thành các nhóm chính sau:


 <i>Các yếu tố thuộc về Nhà nước</i>


Công tác xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính chất quốc gia vì
nó liên quan đến việc đưa lao động ra khỏi biên giới lãnh thổ của một nước để
tới một nước khác do vậy yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng quyết định đến hoạt
động này chính là chủ chương chính sách của quốc gia. Bất cứ một chủ
trương, chính sách nào liên quan đến hoạt động ngoại giao, hợp tác quốc tế,
lao động - việc làm,... đều sẽ có tác động thúc đẩy hay hạn chế đến hoạt động
xuất khẩu lao động.


Một yếu tố khác thuộc về Nhà nước cũng có tác động rất lớn đến hoạt động
xuất nhập khẩu đó là những quy định của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của
Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động trong hoạt


động xuất nhập khẩu và quan trọng hơn cả là những quy định của Nhà nước
về thủ tục cần thiết khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Yếu tố nữa cũng thuộc về phía Nhà nước nhưng mà là thuộc về nước tiếp
nhận lao động đó là mơi trường pháp lý của quốc gia đó và luật pháp quốc tế.
Một điều có tính chất đương nhiên là khi xuất khẩu lao động sang một quốc
gia nào đó thì việc cần làm đó là tìm hiểu kỹ về luật pháp của nước đó xem họ
có chính sách đối xử như thế nào với lao động nước ngoài làm việc tại đất
nước họ, xem họ cần những thủ tục pháp lý như thế nào khi tiếp nhận lao
động của ta,..Và cũng cần xem xét kỹ luật pháp của họ để khi lao động của ta
sang nước họ làm việc không bị vi phạm điều gì trong pháp luật của nước sở
tại. Việc xem xét và đảm bảo đúng những quy định của luật pháp quốc tế về
việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi cũng giữ vai trị quan trong trong
cơng tác xuất khẩu lao động vì chỉ cần vi phạm một điều nào đó trong luật
pháp quốc tế cũng sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu lao động bị đình trệ thậm
chí thất bại.


 <i>Yếu tố thuộc về các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động</i>.


Xuất khẩu lao động là một hoạt động đem lại lợi ích rất lớn bởi thế mà hiện
nay số lượng những doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lao động
ngày càng tăng lên. Những doanh nghiệp này có ảnh hưởng quyết định đến
hoạt động xuất khẩu lao động bởi nếu họ hoạt động tốt thì sẽ đưa được nhiều
lao động đi, mở rộng được thị trường xuất khẩu lao động nhưng ngược lại nếu
họ hoạt động kém khơng những người lao động chịu thiệt thịi mà hoạt động
xuất khẩu lao động cũng bị hạn chế.


Quyền hạn và nghĩa vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã được
quy định rõ trong pháp luật của nhà nước ta. Tuy nhiên, tuỳ theo uy tín và khả
năng hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà chất lượng dịch vụ xuất khẩu lao


động của họ tốt hơn hay kém hơn, những doanh nghiệp có uy tín, có khả năng
lớn thì sẽ tìm được nhiều thị trường hơn, sẽ thu hút được nhiều lao động
hơn,...Chất lượng của quá trình đào tạo, của hoạt động marketing của doanh
nghiệp cũng sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động phát triển hay bị hạn
chế vì q trình đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động và quy mơ của thị
trường.


Q trình quản lý của doanh nghiệp đối với lao động đã xuất khẩu sẽ ảnh
hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và chất lượng của hoạt động xuất khẩu lao
động. Đây là một trong những hình thức quản lý người lao động đã xuất cảnh
một cách khá tốt trong quá trình quản lý hoạt động xuất khẩu lao động.


 <i>Yếu tố thuộc về người lao động.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

động xuất khẩu lao động chính vì vậy nhân tố này giữ một vai trò hết sức quan
trọng đối với hoạt động xuất khẩu lao động.


Một yếu tố quan trọng thuộc về bản thân người lao động có ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu lao động đó là chất lượng của lao động.
Chất lượng lao động ở đây bao gồm có: trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ,
trình độ học vấn, ý thức kỷ luật,...Nếu chất lượng lao động tốt thì chất lượng
của hoạt động xuất khẩu lao động cũng sẽ tốt từ đó tạo uy tín cho quốc gia
trên thị trường và có thẻ thu hút được những thị trường khó tính nhưng có thu
nhập cao và ngược lại. Chất lượng của lao động cũng có ảnh hưởng đến ý
thức của bản thân họ, hiện nay có nhiều trường hợp do lao động có nhận thức
kém nên tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài tự làm
việc,..Nhiều lao động do có trình độ kém nên khơng đáp ứng được yêu cầu
của công việc buộc phải quay về nước. Chính những yếu tố đó đã gây ra
những sự kỳ thị đối với lao động nước ta khiến cho hoạt động xuất khẩu lao
động bị hạn chế đi rất nhiều. Ngoài ra, các yếu tố khác như: số lượng lao


động, việc làm và thu nhập của lao động,… cũng có ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu lao động và việc quản lý hoạt động này.


 <i>Các yếu tố khác.</i>


Ngồi những yếu tố trên cịn có rất nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng ít nhiều
đến hoạt động xuất khẩu lao động ví dụ như:


 Các yếu tố thuộc về văn hố như tơn giáo, tín ngưỡng, lối sống, phong
tục tập quán, ...


 Các yếu tố thuộc về kinh tế như cơ sở hạ tầng, thu nhập bình qn, giá
cả thị trường,...


 Các yếu tố mang tính chất cạnh tranh từ các nước khác,..v..v.


<b>1.6. Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam.</b>


<i>1.6.1.Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam.</i>


Như đã phân tích ở trên hoạt động xuất khẩu lao động có tính tất yếu khách
quan, chính vì vậy mà Việt Nam cũng giống như các nước đang phát triển
khác trên thế giới không thể không triển khai hoạt động xuất khẩu lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

trên dưới 40% số lao động.Những con số trên cho thấy tình trạng thất nghiệp
thiếu việc làm đang là một trong những vấn đề nổi cộm của nền kinh tế Việt
Nam, những biện pháp thu hút đẩy mạnh đầu tư ln được khuyến khích song
chỉ giải quyết được một phần nào tình trạng thiếu việc làm, do đó xuất khẩu
lao động là lựa chọn hữu hiệu và cần thiết cho Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay khơng chỉ là vì giải quyết được phần nào lao động dư thừa mà còn vì


những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại cho quốc gia.


<i>1.6.2. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động</i>
<i>ở Việt Nam.</i>


Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm
1980.Trong suốt thời gian này cùng với sự biến đổi của đất nước hoạt động
xuất khẩu lao động cũng đã có những bước biến đổi lớn, cụ thể:


Thời kỳ đầu từ năm 1980 đến năm 1990: Đây là thời kỳ nước ta vẫn cịn áp
dụng cơ chế kế hoạch hóa tập chung do vậy thị trường xuất khẩu củ chúng ta
chủ yếu là các nước thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa như các nước Đông
Âu gồm : Liên Xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ) và
Bungari thông qua việc Nhà nước ký kết các Hiệp định lao động và đứng ra
trực tiếp thực hiện.Thời kỳ này cũng có một bộ phận lao động khơng nhỏ
được dưa sang các nước như Iraq, Libya,… một số chuyên gia trong lĩnh vực
y tế, nông nghiệp và giáo dục thì được đưa sang làm việc ở một số nước thuộc
Châu Phi. Khối lượng lao động được đưa đi trong thời gian này là 250.000 lao
động, khoảng hơn 7.000 lượt chuyên gia đi làm việc và 23.713 thực tập sinh
vừa học vừa làm ở nước ngoài, thu về cho ngân sách khoảng 800 tỷ đồng, hơn
300 triệu USD và khối lượng hàng hóa người lao động đưa về nước với giá trị
hàng nghìn tỷ đồng. Tuy thời kỳ này Nhà nước chưa thực sự quan tâm nhiều
đến hoạt động xuất khẩu song đây cũng là điểm khởi đầu khá tốt cho hoạt
dộng này sau này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

trở thành một kênh đem lại nguồn thu nhập quan trong cho đất nước. Theo
tính tốn, trung bình mỗi năm số lao động gửi về nước khoảng 1,5 tỷ USD,
bình quân mỗi tháng họ gửi về cho gia đình khoảng 302,5USD. Trong thời
gian tới, nước ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của công tác xuất
khẩu lao động. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động của ta còn gặp nhiều


hạn chế do trình độ và chất lượng của lao động xuất khẩu chưa cao, chưa tìm
được đường vào cho những thị trường lớn, có thu nhập cao như EU, Hoa
Kỳ,...


Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, những thành tựu mà hoạt động
xuất khẩu lao động mang lại cho Việt Nam là rất đáng kể, bởi vậy Đảng và
Nhà nước ta cần phải tập trung, quân tâm hơn nữa đến công tác này để trong
thời gian tới tiếp tục phát triển hoạt động xuất khẩu lao động hơn nữa nhằm
đưa hoạt động này cùng với những hoạt động kinh tế mũi nhọn khác thực sự
trở thành bàn đạp đưa nền kinh tế nước ta trở thành một nền kinh tế phát triển,
hoàn thành mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.


<i>1.6.3. Một số quy định của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động.</i>
Xuất khẩu lao động là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
nên vấn đề này được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật.Trước hết là
trong Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã
được sửa đổi, bổ xung năm 2002, 2006) quy định:


<i>(Xem phụ lục 1)</i>


Dựa vào những quy định của Bộ Luật Lao động, Chính phủ cũng quy định
cụ thể về việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn
ở nước ngồi trong Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ,
ngồi những quy định cụ thể hơn về hình thức xuất khẩu lao động, quyền và
nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động tham gia vào hoạt động xuất
khẩu lao động, Nghị định 152 cịn có thêm những quy định sau:


<i>(Xem phụ lục 2)</i>


Trên đây là những quy định của Nhà nước ta về vấn đề xuất khẩu lao động


được trích từ Bộ luật lao động và Nghị định 152/NĐ – CP của Chính phủ.
Ngồi ra, cịn có nhiều Nghị định và thơng tư, chỉ thị khác quy định cụ thể
hơn về hoạt động xuất khẩu lao động.


<b>II.QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG</b>.


<b>2.1. Khái niệm</b>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý nhưng nhìn chung có thể đưa ra một
khái niệm chung nhất về quản lý như sau:


Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện
biến động của môi trường.3


Như vậy quản lý được hiểu là tất cả những tác động có tổ chức và hướng
đích mà chủ thể tác động lên đối tượng trong điều kiện biến đổi của môi
trường nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Theo đó quản lý xuất khẩu lao động
cũng mang tính chất là một hoạt động quản lý trong đó chủ thể quản lý có thể
là Nhà nước có thể là các cơ quan Nhà nước quản lý về lao động có thẩm
quyền hay các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động,... còn đối
tượng quản lý ở đây là người lao động, các doanh nghiệp chuyên doanh xuất
khẩu lao động và hoạt động xuất khẩu lao động. Các chủ thể quản lý sẽ sử
dụng các công cụ quản lý như: các chính sách, chế độ, quy chế, quy định về
hoạt động xuất khẩu lao động hay các kế hoạch, chỉ tiêu xuất khẩu lao động
hoặc những quy định ràng buộc về mặt vật chất, pháp lý,... để tiến hành quản
lý.


Q trình quản lý có thể diễn ra dưới nhiều hình thức từ quản lý trong nước


cho đến quản lý ở nước ngoài, từ quản lý trực tiếp cho đến việc gián tiếp quản
lý...Nhưng dù sử dụng cách thức quản lý nào thì mục đích của hoạt động quản
lý đều là nhằm làm cho hoạt động xuất khẩu thực sự hiệu quả, mang lại lợi ích
cho cả quốc gia, doanh nghiệp lẫn người lao động.Từ đây ta có thể thấy rằng
quản lý xuất khẩu lao động là q trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng
đích của các chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý là hoạt động xuất khẩu
lao động và các khách thể quản lý là người lao động, các doanh nghiệp
chuyên doanh xuất khẩu lao động cùng các đối tượng có liên quan khác nhằm
mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động.


Một khái niệm khác gần tương tự của quản lý xuất khẩu lao động là:


Quản lý xuất khẩu lao động là sự tác động thống nhất dựa trên các chính
sách để nhằm điều chỉnh các công tác tuyển mộ tuyển chọn, đào tạo – giáo
dục định hướng, quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xuất
khẩu lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.4


<b>2.2. Sự cần thiết phải quản lý xuất khẩu lao động.</b>


3Khoa khoa học quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình Lý thuyết quản trị kinh doanh, NXB Khoa


học và Kỹ thuật, Hà nội, 2000.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Xuất khẩu lao động là một hoạt động có vài trị hết sức to lớn trong tiến
trình phát triển của các quốc gia do vậy nó địi hỏi phải có sự quan tâm và
quản lý của nhà nước và toàn xã hội. Quản lý xuất khẩu lao động là rất cần
thiết bởi các nguyên nhân sau:


Thứ nhất là do hoạt động này đem lại lợi ích rất lớn cho quốc gia và tồn xã
hội. Như đã phân tích ở trên xuất khẩu lao động khơng chỉ mang lại lợi ích


cho người lao động tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động mà cịn mang
lại những lợi ích khơng nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Nhà nước
và toàn xã hội, chính vì hoạt động này mang lại nhiều lợi ích như vậy nên
khơng thể tránh khỏi có những trường hợp lợi dụng tư tưởng hám lợi của
người dân để lừa đảo, chuộc lợi bất chính. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng
của người lao động và hiệu quả thực sự của hoạt động xuất khẩu lao động thì
việc đứng ra quản lý của các cơ quan Nhà nước và của các doanh nghiệp xuất
khẩu lao động là điều tất yếu cần có.


Cũng xuất phát từ lợi ích to lớn của xuất khẩu lao động mang lại mà nảy
sinh ra sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động này. Không chỉ cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, giữa những người lao động mà còn cả
giữa các quốc gia với nhau. Sự cạnh tranh này mang tính chất rất phức tạp bởi
vậy để đảm bảo cho q trình cạnh tranh diễn ra trong một mơi trường lành
mạnh và thực sự cơng bằng thì khơng thể thiếu mặt của quản lý xuất khẩu lao
động.


Một nguyên nhân nữa làm cho việc quản lý xuất khẩu lao động trở nên cần
thiết đó là do những tranh chấp và vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao
động xảy ra. Vấn đề tranh chấp và sự cố trong quan hệ lao động là rất khó có
thể tránh khỏi nên trong hoạt động xuất khẩu lao động việc xảy ra tranh chấp
và vi phạm là điều cần phải tính đến. Tranh chấp và sự cố trong quan hệ lao
động ở trong nước bình thường đã là vấn đề khó giải quyết rồi song nếu nó
xảy ra trong hoạt động xuất khẩu lao động thì lại càng khó khăn hơn do nó có
thêm yếu tố nước ngồi vào đó. Sự khác biệt về pháp luật, văn hoá, phong tục
tập quán, ... giữa các quốc gia lại càng làm cho việc giải quyết trở nên khó
khăn, phức tạp hơn nhiều lần nhưng nếu có sự quản lý chặt chẽ thì sẽ hạn chế
được rất nhiều những vi phạm và tranh chấp trong hoạt động xuất khẩu lao
động.



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

giải quyết việc làm cho họ do đó cần phải có hệ thống quản lý chặt chẽ từ các
cơ quan Nhà nước.


Xuất khẩu lao động như đã phân tích ở trên mang tính xã hội rất cao do đó
vấn đề do nó gây ra cho xã hội là rất phức tạp yêu cầu cần phải có sự quản lý
của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động này. Khi có xuất khẩu lao động
thu nhập của một số lượng dân cư tăng lên, những người thân của lao động đi
xuất khẩu ở trong nước khơng vất vả gì mà có được một khoản tiền lớn, đây là
nguyên nhân gây ra một số hiện tượng xã hội phức tạp như đua đòi, ăn tiêu
chác táng,…tạo ra những mâu thuẫn trong xã hội. Chính điều này làm cho
việc quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động trở lên rất quan trọng đối
với các nước có lao động đi xuất khẩu.


Cịn rất nhiều nguyên nhân khác nữa khiến cho việc quản lý xuất khẩu lao
động trở lên cần thiết, trên đây chỉ là một vài những nguyên nhân chủ yếu mà
người viết muốn nêu lên.Quản lý lao động là cần thiết đối với các quốc gia có
lao động đi xuất khẩu và càng cần thiết hơn nữa đối với một đất nước mà trình
độ quản lý cịn hạn chế như Việt Nam.


<b>2.3. Những nội dung của quản lý xuất khẩu lao động</b>.
<i>2.3.1. Lập kế hoạch xuất khẩu lao động.</i>


Lập kế hoạch là một loại ra quyết định đặc thù để xác định một tương lai cụ
thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ. Chúng ta biết rằng
quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
tra. Chúng ta có thể hình dung là lập kế hoạch bắt đầu từ rễ cái của một cây
sồi đồ sộ, rồi từ đó mọc lên các “nhánh” tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Trên ý
nghĩa này, lập kế hoạch là chức năng khởi đầu và trọng yếu đối với nhà quản
lý. 5



Quản lý xuất khẩu lao động cũng là một quá trình quản lý do đó việc lập kế
hoạch xuất khẩu lao động cũng gjữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình
quản lý hoạt động xuất khẩu lao động.


Quá trình lập kế hoạch quản lý xuất khẩu lao động bao gồm các bước sau:
Bước 1- Nghiên cứu và dự báo.


Bất cứ một quá trình lập kế hoạch quản lý nào đều phải bắt đầu bằng việc
nghiên cứu và dự báo. Qua nghiên cứu và dự báo mà các nhà quản lý nhận
thức được về môi trường xuất khẩu lao động, thị trường các nước, sự cạnh
tranh vv… để đưa ra được kế hoạch cụ thể. Đối với hoạt động quản lý xuất
khẩu lao động thì việc nghiên cứu và dự báo đặt ra yêu cầu là phải hiểu được


5 Đoàn thị Thu Hà + Nguyễn thị Ngọc Huyền – Khoa Khoa Học Quản Lý – ĐH KTQD – Giáo trình Khoa


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

hoạt động xuất khẩu lao động đang trong tình trạng như thế nào? Có những
đối thủ cạnh tranh nào cùng hoạt động với ta? Tiềm năng và khả năng tiếp cận
thị trường ra sao? Thế mạnh của ta, thế mạnh của họ, khuyết điểm của ta,
khuyết điểm của họ…Việc nghiên cứu và dự báo phải dựa trên những kết quả
thực tế, chuẩn xác nhằm đảm bảo tính thực tế và khả thi của kế hoạch.


Bước 2 - Thiết lập các mục tiêu.


Để đưa ra được một kế hoạch thì khơng thể thiếu được các mục tiêu cần đạt
được của một quá trình quản lý. Cần nhận thức rõ các mục tiêu phải phù hợp
không được quá cao xa cũng không nên đặt ra mục tiêu quá thấp để dễ ràng
đạt được. Cũng cần phải xác định những mục tiêu nào là mục tiêu chủ yếu,
mục tiêu cốt lõi của quá trình quản lý. Đối với hoạt động quản lý xuất khẩu
lao động mục tiêu chủ yếu là làm sao cho hoạt động xuất khẩu lao động thực
sự hiệu quả.



Bước 3- Phát triển các tiền đề.


Từ các dự báo, các nghiên cứu đã thu thập được từ bước một chúng ta sẽ
phát triển lên thành các tiền đề. Tiền đề lập kế hoạch có thể coi như là các giả
thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Đối với hoạt động quản lý xuất khẩu lao
động thì các tiền đề lập kế hoạch có thể là địa bàn tuyển dụng, địa bàn xuất
khẩu, mức lương bình qn, loại cơng việc, các chi phí cần thiết,…Tuy nhiên,
khơng phải bất cứ một vấn đề gì có liên quan đều trở thành tiền đề cho q
trình lập kế hoạch được mà địi hỏi phải có sự chắt lọc sao cho phù hợp, đó
phải là các giả thiết có tính cấp thiết, chiến lược cho việc lập ra một kế hoạch
cụ thể.


Bước 4 - Xây dựng các phương án.


Để quá trình quản lý đạt hiệu quả cao thì việc lập ra một kế hoạch xuất
khẩu lao động tốt là điều kiện cần thiết song để có được một kế hoạch hồn
hảo thì cần phải đưa ra các phương án hành động để phân tích, so sánh, đánh
giá và lựa chọn. Các phương án phải có triển vọng và mang tính khả thi chứ
khơng thể là một phương án chung chung, xa vời, khó có thể thực hiện.


Bước 5 - Đánh giá các phương án.


Đây là bước quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của một
kế hoạch được lập ra. Các phương án đã được đưa ra phải được đem ra so
sánh, cân nhắc một cách kỹ lưỡng và khoa học. Tiêu chuẩn để đánh giá phải
dựa vào các mục tiêu và các tiền đề của kế hoạch đã được xác định từ các
bước trước để từ đó tìm ra được những phương án tối ưu nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Sau khi đem các phương án ra đặt lên bàn cân để cân nhắc, các nhà quản lý


sẽ chọn phương án tốt nhất để đưa vào xây dựng kế hoạch. Bản kế hoạch có
trước sẽ xây dựng sẵn những phương án cụ thể được cho là tốt nhất cùng
những dự tính về nhân lực, tài chính,…cho các phương án đã được chọn lựa.
Sau khi xây dựng xong bản kế hoạch, các nhà quản lý cần xây dựng thêm các
bản kế hoạch phụ trợ để hỗ trợ cho bản kế hoạch chính.


Bản kế hoạch xuất khẩu lao động được hoàn thành cũng là lúc nhà quản lý
tiến hành thực hiện kế hoạch đã đề ra. Trong thực tế, hoạt động xuất khẩu lao
động thường có hai loại kế hoạch tồn tại phổ biến đó là kế hoạch tự xây dựng
và kế hoạch do cấp trên rót xuống. Loại kế hoạch thứ hai thường tồn tại trong
hệ thống các cơ quan Nhà nước, đó có thể là các chỉ tiêu do Trung Ương dành
cho tỉnh hay từ tỉnh rót xuống huyện, …Loại kế hoạch này cũng có thể được
áp dụng trong các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoạt động theo hình thức
cơng ty mẹ - công ty con hay những doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa
bàn, kế hoạch loại này do cơng ty mẹ hoặc trụ sở chính xây dựng đặt ra cho
các công ty con, các chi nhánh ở các địa phương. Hình thức kế hoạch thứ nhất
thường được dùng trong các tổ chức xuất khẩu lao động có quy mơ vừa và
nhỏ hay các chi nhánh, các cơng ty con tự xây dựng cho mình.


<i>2.3.2. Tuyển mộ, tuyển chọn lao động xuất khẩu</i>.


Căn cứ để tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động được Chính phủ quy
định cụ thể tại <i>Nghị định 81/2003/NĐ-CP</i>, trong đó cần chú ý những điểm
sau:


- Đơn vị xuất khẩu lao động là đơn vị trực tiếp tiến hành việc tuyển chọn
lao động xuất khẩu, không được uỷ quyền qua trung gian, môi giới và người
lao động không phải nộp một khoản lệ phí nào cho hoạt động tuyển chọn này.


-Đơn vị phải xuất trình giấy phép hoạt động khi tuyển chọn lao động ở địa


bàn khác.Đơn vị phải dành khoảng 10% số lượng lao động được tuyển cho
các đối tượng thuộc diện ưu tiên.


- Không được tuyển lao động Việt Nam đi làm những ngành nghề mà pháp
luật Việt Nam cấm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

-Đơn vị đưa lao động đi xuất khẩu phải kết hợp với bệnh viện tiến hành
kiểm tra sức khỏe cho người lao động và chỉ được phép tyển chọn những lao
động có đủ sức khoẻ.


Hồ sơ tuyển chọn bao gồm: Đơn tự nguyện đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài (bao gồm cả bản cam kết của cá nhân và gia đình); sơ yếu lý lịch có xác
nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi lao động cư trú hoặc đơn vị, cơ quan
làm việc của người lao động; giấy chứng nhận sức khoẻ.Các giấy tờ khác theo
yêu cầu của bên nước ngoài.


Đối tượng tuyển chọn gồm các Cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có đủ
các điều kiện dưới đây:


- Có năng lực pháp lý và năng lực hành vi, chấp hành pháp luật một cách
đầy đủ, hồn tồn tự nguyện đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.


- Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về sức khoẻ, trình độ văn hố, nghề
nghiệp, ngoại ngữ của bên nước ngồi.


- Khơng thuộc các đối tượng không được phép đi lao động tại nước ngoài
theo quy định của pháp luật.


Sau khi đã có được những thơng tin về các quy định của nhà nước đối với
công tác tuyển mộ, tuyển hcọ lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như


những đặc điểm của nguồn lao động tại địa bàn tuyển chọn, đơn vị xuất khẩu
lao động sẽ căn cứ vào kế hoạch xuất khẩu lao động đã được lập và những
tiêu chuẩn tuyển chọn của mình mà tiến hành tổ chức thực hiện việc tuyển
mộ, tuyển chọn lao động. Có rất nhiều hình thức tuyển chọn, trong đó hình
thức mới nhất được áp dụng là mơ hình liên kết trách nhiệm giữa chính quyền
cơ sở với các đơn vị xuất khẩu lao động trong việc tuển chọn lao động đi làm
việc ở nước ngồi. Mơ hình này có ưu điểm là tăng cường được vai trò quản
lý Nhà nước tại các địa phương đối với công tác xuất khẩu lao động, hạn chế
được những tiêu cực từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động như: lừa
đảo, cò mồi, trục lợi bất chính,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Sau khi tuyển chọn được số lượng lao động cần thiết theo kế hoạch, đơn vị
xuất khẩu lao động phải tiếp tục tổ chức việc đào tạo – giáo dục định hướng
cho người lao động.


<i>2.3.3. Đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc có</i>
<i>thời hạn ở nước ngoài.</i>


Theo <i>Quy chế đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt</i>
<i>Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi (ban hành kèm theo Quyết định số</i>
<i>1635/1999/QĐ-BLĐTB&XH ngày 13 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ</i>
<i>LĐ-TB & XH</i>) quy định:


<i>(Xem phụ lục 2)</i>


Việc đào tạo giáo dục định hướng là hết sức cần thiết đối với hoạt động
xuất khẩu lao động vì nó giúp cho người lao động có được nhận thức tốt hơn
về cơng việc, luật pháp cũng như yêu cầu của bên nước ngoài đối với họ từ đó
nâng cao được chất lượng, uy tín của đội ngũ lao động Việt Nam.Chính vì vậy
việc đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động phải dành được sự


quan tâm và quản lý chặt chẽ không chỉ của các đơn vị, doanh nghiệp xuất
khẩu lao động mà còn của cả các cơ sở đào tạo, Cục quản lý lao động ngoài
nước, Tổng cục dạy nghề, các Bộ, ngành, địa phương,…Trách nhiệm cụ thể
của từng cơ quan đơn vị trên đều được quy định rõ trong <i>Quy chế đào tạo và</i>
<i>giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở</i>
<i>nước ngoài ngày 13 tháng 12 ngày 1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động –</i>
<i>Thương binh và Xã hội. </i>Đơn vị, doanh nghiệp đưa lao động đi xuất khẩu lao
động phải ký kết một hợp đồng đào tạo giáo dục định hướng cho người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với cơ sở đào tạo theo mẫu ban hành
kèm theo Quy chế này. Cuối khoá học, cơ sở đào tạo phải tổ chức cho lao
động thi sát hạch, những người đạt sẽ được cấp chứng chỉ theo mẫu ban hành
kèm theo <i>Quy chế đào tạo và giáo dục định hướng</i> như sau: <i>(Xem phụ lục 4)</i>
<i>2.3.4. Quản lý lao động đã xuất khẩu.</i>


<i>2.3.4.1. Quản lý ở trong nước.</i>
a) Quản lý hợp đồng lao động.


Để quản lý lao động xuất khẩu việc đầu tiên cần làm là quản lý hợp đồng
lao động bởi đây là căn cứ pháp lý quan trọng điều chỉnh quan hệ lao động
trong hoạt động xuất khẩu lao động. Trong họat động xuất khẩu lao động có
ba loại hợp đồng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định, tuỳ theo từng loại hình
lao động và nước tiếp nhận lao động mà hợp đồng có thêm những điều khoản
cần thiết khác song vẫn phải đảm bảo những quy định chung về hợp đồng lao
động.


Loại hợp đồng thứ hai là hờp đồng ký giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao
động và người lao động. Mẫu hợp đồng này được ban hành kèm theo <i>Quy chế</i>
<i>ngày 30 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động– Thương binh và Xã</i>


<i>hội</i>, cụ thể như sau:


<i> (Xem phụ lục 5)</i>


Loại hợp đồng thứ ba là hợp đồng ký kết trực tiếp giữa chủ sử dụng lao
động với người lao động. Loại hợp đồng này không được Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội không ban hành mẫu quy định mà do chủ sử dụng lao
động đề xuất, tuy nhiên phải tuân thủ các nguyên tắc và quy định về hợp đồng
lao động của Bộ Luật Lao động nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hợp đồng
phải có những nội dung cơ bản sau: số lượng lao động; ngành nghề; nơi làm
việc; thời gian làm việc, nghỉ ngơi; tiền lương, thưởng, làm thêm giờ; điều
kiện làm việc và sinh hoạt; các chi phí: ăn, ở, đi lại; Bảo hiểm xã hội; Bảo hộ
lao động; Các loại phí: dịch vụ, đào tạo, tuyển chọn; trách nhiệm xử lý khi
tranh chấp hoặc sự cố đặc biệt xảy ra trong thời gian thực hiện hợp đồng.


Các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động
phải có trách nhiệm đăng ký hợp đồng với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo đúng trình tự và thủ tục đăng ký hợp đồng.


b)Quản lý sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội của lao động.


Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì sổ lao động
và sổ bảo hiểm xã hội của người lao động phải do doanh nghiệp xuất khẩu lao
động quản lý. Doanh nghiệp có trách nhiệm xin cấp hoặc cấp lại sổ lao động,
sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội và cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn doanh nghiệp dóng trụ sở. Doanh
nghiệp cũng phải có trách nhiệm xác nhận những vấn đề như: quá trình làm
việc, tiền lương, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, …của người lao động trong
thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật hiện
hành. Trường hợp người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng cá


nhân ký kết trực tiếp với bên nước ngồi thì việc cấp sổ lao động và sổ bảo
hiểm xã hội thuộc về trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.


a) Quản lý việc thanh lý hợp đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

gồm: Trả lại sổ lao động và sổ bảo hiểm xã hội đã có xác nhận đầy đủ; thanh
tốn nốt những khoản tiền cần thiết còn lại; làm đầy đủ các giấy tờ, thủ tục
cần thiết để trả lao động về nơi ở trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Đối với
người lao động đi theo hợp đồng ký trực tiếp với bên nước ngồi thì khi về
nước sẽ tiến hành làm thủ tục thanh lý hợp đồng tại Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội nơi đăng ký hợp đồng.


<i>2.3.4.2. Quản lý ở nước ngồi</i>.


Với hình thức đi xuất khẩu lao động theo doanh nghiệp xuất khẩu lao động
thì việc quản lý lao động thuộc về trách nhiệm của chính doanh nghiệp đó.
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều lao động làm việc tại một nước nào
đó thì họ có quyền mở văn phịng đại diện hoặc cử cán bộ sang làm công tác
quản lý lao động một cách trực tiếp. Người được doanh nghiệp cử đi quản lý
lao động ở nước ngoài phải được bảo đảm các yêu cầu: về phẩm chất đạo đức,
trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ để có đủ năng lực theo dõi, giám sát
việc thực hiện các vụ tranh chấp và những vấn đề nảy sinh liên quan đến
người lao động. Khi người lao động đã hoàn thành hợp đồng, người quản lý
phải có trách nhiệm đưa họ trở về nước. Việc cử cán bộ đi quản lý lao động ở
nước ngoài của doanh nghiệp phải báo cáo với Cục quản lý lao động ngoài
nước và cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước đó bằng văn bản (có kèm
theo cả sơ yếu lý lịch của những cán bộ được cử đi) đồng thời chịu sự quản lý
của các cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước tiếp nhận lao động.Với những
vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp thì doanh nghiệp
phải báo cáo ngay với các cơ quan chủ quản, cơ quan đại diện phía Việt Nam


ở nước tiếp nhận, Cục quản lý lao động ngoài nước để có biện pháp giải quyết
kịp thời. Doanh nghiệp cũng phải lập danh sách lao động Việt Nam đi làm
việc có thời hạn tại nước sở tại gửi cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước
đó và cho Cục quản lý lao động ngoài nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG</b>


<b>QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA</b>



<b>TỈNH BẮC NINH.</b>



<b>I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BẮC NINH ẢNH HƯỞNG ĐẾN</b>
<b>HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC</b>


<b>QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH</b>.


<i><b>1.1.</b></i> <b> Đặc điểm kinh tế - xã hội.</b>


Từ năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập cho đến nay trải qua 10 năm phấn
đấu Đảng và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra một diện mạo kinh tế - xã hội
mới.


Từ một tỉnh mới tái lập nền kinh tế còn non yếu, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung
nguồn lực để khai thác những thế mạnh của mình vào việc phát triển kinh tế
-xã hội. Nhờ có những chính sách hợp lý, sau 10 năm Bắc Ninh đã đạt được
những thành tựu rất to lớn mang tính đột phá.


Tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây đều là rất cao, riêng năm
2006 GDP tăng 15,3% trong đó: cơng nghiệp – xây dựng tăng 20,28%; nông
nghiệp tăng 3 % và dịch vụ tăng 47,79%; cơ cấu kinh tế: công nghiệp – xây
dựng 47,79%; dịch vụ 28,61%; nông nghiệp 23,6%; giá trị sản xuất công


nghiệp đạt 8.504 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), thu ngân sách đạt 1.270,8 tỷ
đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 171,6 triệu USD, nhập khẩu đạt 245 triệu
USD, tạo việc làm mới cho 19.075 lao động. Tồn tỉnh có 1.789 doanh nghiệp
hoạt động với tổng số vốn điều kiện là 6.279 tỷ đồng. Năm 2006 tỉnh đã cấp
phép cho 48 dự án đầu tư mới và cấp phép điều chỉnh cho 28 dự án. Tổng
cộng cho đến năm 2006 tỉnh đã thu hút được 61 dự án FDI và 13 chi nhánh
văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký là 557 triệu USD với nhiều dự án
tập trung vào các khu công nghiệp như khu công nghiệp Quế Võ, khu công
nghiệp Tiên Sơn…


<i>(Nguồn tham khảo: http:// www.moi.gov.vn -ngày 04/04/2007</i>)


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

23,6% năm 2006 giảm 21,4% so với năm 1997. Năm 2006, giá trị sản xuất
nông nghiệp là 2.238 tỷ đồng (bằng 1,83 lần so với năm 1997), giá trị sản xuất
công nghiệp là 8.504 tỷ đồng (bằng 14.9 lần so với năm 1997). Cụ thể:


Biểu 2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10 năm(1997-2006) c aủ
t nh B c Ninh.ỉ ắ


<b>STT</b> <b>Chỉ tiêu</b> <b>Đơn vị</b>


<b>tính</b>
<b>Năm</b>
<b>1997</b>
<b>Năm</b>
<b>2006</b>
<b>So sánh</b>


1 2 3 4 5 6=5/4



1. <b>Tăng trưởng GDP bình qn</b>
<b>10 năm giai đoạn 1997-2006,</b>
<b>trong đó:</b>


- <b>Nông nghiệp</b>


- <b>Công nghiệp</b>


- <b>Dịch vụ</b>


% 13,5


5,67
21,64


13,3
2. <b>Cơ cấu kinh tế</b>


- <b>Nông nghiệp</b>


- <b>Công nghiệp</b>


- <b>Dịch vụ</b>


% 100
44,7
24,5
30,8
100
23,6


47,79
28,61
52,8%
195,1%
92,9%
3. <b>Giá trị sản xuất</b>


- <b>Nông nghiệp</b>


- <b>Công nghiệp</b>


Tỷ đồng
Tỷ đồng
1.218
569
2.238
8.504
1,83 lần
14,9 lần


<i>(Nguồn: http:// www.bacninh.gov.vn - Thứ 2, ngày 22/01/2007)</i>
Từ sự phát triển vượt bậc của kinh tế tỉnh Bắc Ninh đã giúp cho thu nhập
của người dân tăng lên rất nhiều so với trước, đời sống được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, cùng với các khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên ngày càng nhiều
là việc người nông dân bị mất đất nông nghiệp sản xuất do bị thu hồi cũng
ngày càng gia tăng. Điều này khiến cho một bộ phận lao động ở nơng thơn
khơng có việc làm, đây sẽ là nguồn lao động chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu
lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

– đào tạo con em mình cũng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ. Nhìn


chung, trình độ học vấn của người dân đã được nâng lên rất nhiều, số người bị
mù chữ chỉ còn là con số ít. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế
riêng, các tuyến tỉnh - huyện đều tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như
trình độ cho các y – bác sỹ để làm tốt cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân trong tỉnh.


Biểu 2.1.2. Số liệu về công tác giáo dục – đà ạo t o v y t t nh B c Ninh.à ế ỉ ắ


<b>Chỉ tiêu</b> 2003 2004 2005


<b>Tổng số giáo viên phổ thông</b> 7988 8560 9030


<b>Số học sinh phổ thông/ 1 vạn dân</b> 2479 2467 2433


<b>Số cơ sở y tế</b> 142 147 147


<b>Số giường bệnh /1 vạn dân</b> 16,9 17,45 17,5


<b>Số cán bộ y tế / 1 vạn dân</b> 16,2 16,72 17,81


<i>(Nguồn: niên giám thống kê Bắc ninh năm 2005)</i>
Theo những số liệu này thì chúng ta có thể khẳng định được rằng trong
những năm gần đây công tác giáo dục – đào tạo và y tế chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân đã được tăng cường rất nhiều, với tổng số gần 1 vạn giáo viên
phổ thơng, trung bình cứ 1 vạn dân sẽ có khoảng 18 cán bộ y tế, 18 giường
bệnh cho thấy cơ sở hạ tầng và nhân lực phục vụ cho các công tác này đã
được tăng cường qua các năm và tương đối ổn định. Ngoài những bệnh viện
cấp huyện, thành phố, tỉnh và cấp trung ương đóng trên địa bàn thì 100% các
xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế riêng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

chất xám, lao động kỹ thuật cao, hoạt động xuất khẩu lao động sẽ thu hẹp hơn
và ngược lại. Kinh tế phát triển trình độ quản lý sẽ được nâng cao thì cơng tác
quản lý xuất khẩu lao động sẽ trở nên dễ dang và nhẹ nhàng hơn rất nhiều và
ngược lại. Xuất khẩu lao động và việc quản lý nó cũng có ảnh hưởng ngược
lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bởi nếu công tác này đạt hiệu
quả sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


<i><b>1.2.</b></i> <b>Đặc điểm tự nhiên.</b>


Bắc Ninh là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nằm hoàn toàn
trong châu thổ sơng Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía nam giáp Hưng
Yên và một phần Hà Nội, phía tây giáp Hà Nội và phía đơng giáp Hải Dương.
Bắc Ninh có 7 huyện và 1 thành phố, với 125 xã, phường, thị trấn.


Bắc Ninh là một tỉnh có điều kiện vị trí địa lý hết sức quan trọng khơng chỉ
về mặt kinh tế mà còn cả quân sự. Bắc Ninh nằm trên các tuyến đường giao
thông quan trọng: quốc lộ 1A, 1B, 18,…thuộc vùng tam giác kinh tế trọng
điểm của quốc gia là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cầu nối giữa thủ đô
với các tỉnh trung du phía Bắc, trên tuyến đường bộ nối với Trung Quốc.


Địa hình tỉnh Bắc Ninh tương đối bằng phẳng, hướng dốc chủ yếu từ bắc
xuống nam, từ tây sang đơng. Mức độ chênh lệch về địa hình khơng lớn, diện
tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,53% so với tổng diện tích tồn tỉnh tập trung
chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du. Địa chất mang cấu trúc đặc trưng
của vùng châu thổ sông Hồng với bề dày trầm tích đệ tứ nhưng cịn mang
nhiều tính chất của vùng vịng cung Đơng Triều. Khí hậu nhiệt đới gió mùa,
có mùa đơng lạnh, tương đối đồng đều trên tồn tỉnh, nhiệt độ trung bình năm
là 23,3C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,9C, thấp nhất là 15,8C.


Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1400 – 1600 mm nhưng


phân bố không đều trong năm chỉ tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng
10 (chiếm 80% lượng mưa cả năm). Một năm có 2 mùa tương ứng với hai loại
gió: gió mùa đông bắc vào mùa khô (tức là từ tháng 10 năm trước đến tháng 3
năm sau) và gió mùa đơng nam vào mùa mưa (tức là từ tháng 4 đến tháng 9).
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 đến 1776 giờ.


Bắc ninh có mạng lưới sơng, ngịi dày đặc, trong đó có ba hệ thống sơng
chính là sơng Đuống, sơng Cầu và sơng Thái Bình và hệ thống ngòi nội tỉnh
với tổng lưu lượng nước bề mặt ước khoảng 177,5 tỷ m3<sub>, mật độ lưới sơng</sub>


trung bình khoảng 1,0 đến 1,2 km/km2<sub>. Trữ lượng nước ngầm cũng tương đối</sub>


lớn trung bình khoảng 400.000 m3<sub>/ngày với chất lượng tốt, tầng chứa nước</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Bắc Ninh là tỉnh khơng dồi dào về tài ngun chỉ có 661,26 ha rừng, trong
đó có 363m2<sub> rừng phịng hộ và 2916 m</sub>2<sub> rừng đặc chủng, khoáng sản chủ yếu</sub>


là đất sét, đá, sa thạch… với trữ lượng nhỏ. Tài nguyên đất của Bắc Ninh cũng
vậy, Bắc Ninh có diện tích đất tự nhiên là 803,87 km2<sub> là tỉnh có diện tích nhỏ</sub>


nhất Việt Nam, trong đó đất nơng nghiệp chiếm 64,7%, đất lâm nghiệp chiếm
0,7%, đất chuyên dùng và đất ở là 23,5% , đất chưa sử dụng còn 11,1%, đất
đô thị là 1.158,9 ha chiếm 1,44%.


<i>(Nguồn tham khảo: http:// www.bacninh.gov.vn - thứ 2, ngày 22/1/2007)</i>
Với những điều kiện trên chúng ta thấy Bắc Ninh là một tỉnh có điều kiện
cho sản xuất nơng nghiệp và phát triển cơng nghiệp.Khí hậu thuận lợi cộng
với những cảnh quang đẹp và những di tích lịch sử văn hố lâu đời cũng tạo
điều kiện cho Bắc Ninh phát triển ngành du lịch. Điều kiện tự nhiên của tỉnh
nhìn chung khơng ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động xuất khẩu lao động và công


tác quản lý hoạt động đó nhưng trên một giác độ nào đó nó cũng gián tiếp ảnh
hưởng ít hay nhiều đến các công tác này.


<i><b>1.3.</b></i> <b>Đặc điểm của lao động trong tỉnh.</b>


Đây là đặc điểm có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu lao động, nó
khơng chỉ ảnh hưởng tới chất lượng của lao động xuất khẩu mà cịn làm cho
cơng tác quản lý xuất khẩu lao động có trở nên hiệu quả hay khơng hiệu quả.
Những đặc điểm chủ yếu của lao động trong tỉnh như sau:


<i><b>1.3.1.</b></i> <i>Về số lượng lao động.</i>
<i>1.3.1.1. Quy mơ.</i>


Tính đến thời điểm điều tra dân số 01/7/2005, dân số của tồn tỉnh là
998.318 người. Bình qn mỗi năm dân số toàn tỉnh tăng thêm gần 9.500
người với tốc độ tăng 0,98%/năm (thấp hơn tốc độ tăng của cả nước 0,46%).
Mật độ dân số tương đối cao vào khoảng 1.214 người/km2<sub>, trong đó thành phố</sub>


Bắc Ninh có mật độ dân cư cao nhất khoảng 3.301 người/km2<sub>, sau đó đến</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Biểu 2.1.3. Quy mơ dân số và mật độ dân số của tỉnh Bắc Ninh tại hai thời
đi m 31/12/2001 v 01/7/2005ể à


<b>Huyện,</b>
<b>Thành phố</b>


<b>Diện</b>
<b>tích tự</b>
<b>nhiên</b>



(<i>km2<sub>)</sub></i>


<b>Thời điểm 31/12/01</b> <b>Thời điểm 01/7/05</b>
<b>Dân số</b>


<b>có mặt</b>


(<i>người</i>)


<b>Mật độ dân</b>
<b>số trên 1</b>


<b>km2</b>


<i>(người/km2</i><sub>)</sub>


<b>Dân số có</b>
<b>mặt</b>


<i>(người</i>)


<b>Mật độ dân</b>
<b>số trên 1</b>


<b>km2</b>


(<i>người/km2<sub>)</sub></i>


<b>Tồn tỉnh</b> <b>822,71</b> <b>965.815</b> <b>1174</b> <b>998.318</b> <b>1.214</b>



- TX Bắc Ninh 26,3 76.950 2.926 86.829 3.301


- Yên Phong 117,3 142.433 1214 146.870 1.252


- Quế Võ 177,9 152.393 857 156.493 880


- Tiên Du 108,4 128.608 1.186 131.759 1.215


- Từ Sơn 61,3 119.914 1.956 123.636 2.017


- Thuận Thành 117,9 140.932 1.195 144.697 1.227


- Lương Tài 105,7 102.530 970 104.238 986


- Gia Bình 107,8 102.055 947 104.153 966


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Biểu 2.1.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lao động năm 2005 – 2006


<b>STT</b> <b>Chỉ tiêu</b> <b>ĐV.tính</b> <b>Năm<sub>2005</sub></b> <b>Năm<sub>2006</sub></b> <b>So sánh<sub>(%)</sub></b>


1. <b><sub>Dân số</sub></b> <sub>Người</sub> <sub>998.318 1.011.000</sub> <sub>101</sub>


<b>Trong đó: - Thành thị</b>
<b>- Nơng thơn</b>




131.998
866.320
144.000


867.000
109
100,1
2. <b><sub>Dân số trong độ tuổi lao </sub></b>


<b>động</b>  607.415 612.641 101


<b>Trong đó: - Thành thị</b>
<b>- Nơng thơn</b>




82.353
525.062
84.987
527.654
103
100,4
3. <b><sub>Số LĐ tham gia trong </sub></b>


<b>nền KT</b>  537.800 545.816 101


3.1


3.2


<b>Chia theo khu vực</b>


- <b>Lao động khu </b>



<b>vực thành thị</b>


- <b>Lao động khu </b>


<b>vực nơng thơn</b>


<b>Chia theo nhóm ngành</b>


- <b>Cơng nghiệp và </b>


<b>xây dựng</b>


- <b>Nông, lâm, ngư </b>


<b>nghiệp</b>


- <b>Dịch vụ</b>


Người
Người


Người
71.800
466.000
263.522
155.424
118.854
73.560
472.256


267.450
157.741
120.625
102
101
101
101
101


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Theo những con số trên chúng ta có thể nhận thấy, Bắc Ninh là một tỉnh
khá đông dân với nguồn lao động khá dồi dào về số lượng trong đó tập trung
chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 86% tổng số lao động toàn tỉnh,
khu vực thành thị chỉ chiếm khoảng 13 – 14%. Tỷ lệ tham gia vào lực lượng
lao động của tỉnh là khá cao khoảng trên 70%, trong đó tỷ lệ tham gia vào
ngành nơng nghiệp là khoảng 53%, ngành công nhiệp – xây dựng là khoảng
23% và trong ngành dịch vụ là khoảng 24%. Tỷ lệ này nếu chia theo nhóm
tuổi thì số người thuộc nhóm từ 35 – 39 tuổi là cao nhất khoảng 99%, sau đó
là nhóm 30 – 34 tuổi và nhóm 25 –29 tuổi khoảng 97-98%, thấp nhất là nhóm
tuổi từ 15 – 19 tuổi chỉ có khoảng 36%. Như vậy, nhìn chung dân số tỉnh Bắc
Ninh đều thuộc trong độ tuổi lao động (khoảng 59,5%) và chủ yếu là những
lao động trẻ và trung bình.


<i><b>1.3.1.2.</b></i> <i>Cơ cấu</i>.


Cơ cấu lao động của tỉnh Bắc Ninh phân theo khu vực như sau:
Biểu 2.1.5. Cơ cấu lao động t nh B c Ninh theo khu v c.ỉ ắ ự


<b>Chỉ tiêu</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm 2005</b> <b>Năm 2006</b> <b>So sánh</b>


<b>Dân số trong độ tuổi</b>



<b>lao động</b> Người 607.415 612.641 101%


<b>Thành thị</b> Người 82.353 84.987 103%


<b>Nông thôn</b> Người 525.062 527.654 100,4%


<i>(Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2006)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Biểu 2.1.6. Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế năm 2006.


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Số lao động</b> <b>Tỷ lệ %</b>


<b>Nông nghiệp</b> 267.450 49


<b>Công nghiệp</b> 157.741 28,9


<b>Dịch vụ</b> 120.625 22,1


<i>(Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2006)</i>


Dựa vào số liệu trên ta có thể thấy rằng lao động của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu
là làm nông nghiệp với con số 267.450 người chiếm 49% tổng số lao động tuy
đã là giảm hơn so với năm 2005 ( khoảng 49,5%) song giảm không đáng kể
và đây vẫn là một tỷ lệ cao trong khi số lao động thuộc khu vực công nghiệp
chỉ chiếm 28,9% và trong khu vực dịch vụ là 120.625 người chiếm 22,1%; do
đó trong thời gian tới tỉnh phải có nhiều biện pháp để chuyển dịch cơ cấu lao
động theo chiều hướng tích cực là tăng số người trong khu vực phi nông
nghiệp, giảm số lao động làm nông nghiệp xuống. Chỉ có như vậy mới giúp
cho tỉnh Bắc Ninh sớm hồn thành mục tiêu trở thành một tỉnh cơng nghiệp


trong năm 2015.


Loại cơ cấu lao động cũng cần phải chú ý đến nhiều đó là cơ cấu lao động
theo độ tuổi. Theo số liệu thông kê dân số năm 2005, ta có cơ cấu lao động
tỉnh Bắc Ninh phân theo độ tuổi như sau:


Biểu 2.1.7. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tỉnh Bắc Ninh năm 2005


<b>Tuổi</b> 15 – 24 25 - 34 35 - 44 45 - 54 55 - 59 60


<b>Số người</b> 96.637 140.347 130.510 117.860 28.037 21.375


<b>Tỷ lệ %</b> 17,98 29,62 21,3 21,93 5,2 3,97


(<i>Nguồn: Điều tra lao động - việc làm tỉnh Bắc Ninh 1/7/2005)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

thấp, thấp nhất là lao động thuộc độ tuổi từ 55 đến 59 tuổi chỉ chiếm có 5,2%
tổng số lao động tồn tỉnh trong khi đó chiếm tỷ lệ cao nhất là số lao động
thuộc độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm tới 29,62% trên tổng số lao động. Lao động
trẻ là một vấn đề hết sức phức tạp cho tỉnh Bắc Ninh trong công tác quản lý
lao động cũng như giải quyết việc làm. Điều này cho thấy tiềm năng cũng như
thử thách lớn cho hoạt động xuất khẩu lao động và công tác quản lý hoạt động
này của tỉnh Bắc Ninh hiện tại và trong thời gian tới.


Cơ cấu lao động theo giới tính như sau:


Biểu 2.1.8. Cơ cấu lao động theo giới tính tỉnh Bắc Ninh năm 2006


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Số lao động (người)</b> <b>Tỷ lệ %</b>



Toàn tỉnh 612.641 100


Nữ giới 304.605 49,72


Nam giới 308.036 50,28


(<i>Nguồn: Điều tra lao động - việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2006)</i>


Theo số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng cơ cấu lao động theo giới tính
của tỉnh Bắc Ninh là tương đối đồng đều, có sự cân bằng về giới tính. Sự
chênh lệch giữa giới tính là khơng đáng kể chỉ khoảng 0,56%, tuy nhiên cũng
cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giới tính bởi số lượng lao động nữ
tham gia trong hoạt động kinh tế ngày càng gia tăng địi hỏi cần phải có chế
độ đãi ngộ riêng sao cho đảm bảo bình đẳng giới tính cho người lao động.


Như vậy, chúng ta có thể kết luận về số lượng lao động tỉnh Bắc Ninh như
sau: quy mô tương đối lớn, lực lượng lao dộng dồi dào, phân bố không đều tập
trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, lao động chủ yếu là lao động trẻ, lao động
trong nông, lâm, ngư nghiệp vẫn cịn tương đối cao, có sự cân bằng tương đối
về giới tính. Với tốc độ tăng dân số 0,98%/năm, như vậy là trung bình mỗi
năm tăng thêm gần 9.500 người, đây sẽ là lực lượng bổ sung khá hùng hậu
cho lực lượng lao động của tỉnh mỗi năm do đó vấn đề giải quyết lao động
-việc làm lại càng trở nên cấp thiết đối với Bắc Ninh trong thời gian tới.


<i><b>1.3.2.</b></i> <i>Về chất lượng lao động</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>Tổng</b>
<b>số</b>


<b>Trình độ chun mơn</b>



<b>Chưa</b>
<b>qua</b>
<b>đào tạo</b>


<b>Đã qua đào tạo</b>
<b>Qua đào</b>


<b>tạo nghề</b> <b>THCN</b>


<b>CĐ,</b>
<b>ĐH trở</b>


<b>lên</b>


<b>Tổng số</b> 532.915 371.331 109.578 33.166 21.480


<b>Theo khu vực</b>


1. Thành thị 68.933 34.018 16.432 8.314 10.169


2. Nông thôn 463.982 337.313 93.146 21.852 11.671


<b>Theo ngành</b>


1. Nông, lâm, ngư nghiệp 262.809 241.475 11.012 7.906 2.412


2. Công nghiệp và xây


dựng 152.086 61.376 79.012 7.648 4.050



3. Dịch vụ 118.020 68.480 19.554 14.612 15.378


<i>(Nguồn: Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh 2005)</i>


Dựa vào những số liệu trên chúng ta có thể xem xét chất lượng lao động
tỉnh Bắc Ninh theo các khía cạnh sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Biểu 2.1.10. Cơ cấu lực lượng lao động tỉnh chia theo trình độ học vấn giai
đo n 2001 – 2006.ạ


<b>Năm</b> <b>Tổng<sub>số</sub></b> <b>Mù chữ</b> <b>Chưa TN<sub>tiểu học</sub></b> <b><sub>tiểu học</sub>Đã TN</b> <b>Đã TN<sub>THCS</sub></b> <b>Đã TN<sub>THPT</sub></b>


2001 100 0,6 7,0 27,8 43,4 21,2


2002 100 0,7 8,7 28,6 40,0 21,9


2003 100 1,1 6,9 28,9 41,8 21,4


2004 100 1,0 6,6 28,9 42,9 20,6


2005 100 0,8 6,2 26,6 45,5 20,9


<i>(Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm 2001 –2005)</i>


Biểu 2.1.11. Cơ cấu lao động chia theo trình độ học vấn phổ thông tỉnh Bắc
Ninh hai khu vực thành thị, nơng thơn năm 2005.


<b>Thành thị</b> <b>Nơng thơn</b>



<b>Tổng số</b>


Trong đó:


- Mù chữ và chưa TNTH


- Tốt nghiệp tiểu học


- Tốt nghiệp PTCS


- Tốt nghiệp PTTH


<b>100</b>


3,3
14,8
37,2
44,7


<b>100</b>


7,5
28,4
46,7
17,4


<i>(Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm 1/7/2005)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

nhưng so với tình hình chung của vùng kinh tế trộng điểm Bắc Bộ thì trình độ
học vấn của lao động tỉnh vẫn cịn phải có được sự quan tâm nhiều hơn nưa


thì mới đạt được yêu cầu của một tỉnh cơng nghiệp.


1.3.2.2. <i>Về trình độ chun mơn kỹ thuật</i>.


Biểu 2.1.12. Một số chỉ tiêu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động
t nh B c Ninhỉ ắ


<b>Năm</b>
<b>Tổng</b>
<b>lực</b>
<b>lượng</b>
<b>lao</b>
<b>động</b>
<b>(</b><i>người)</i>
<b>Lao</b>
<b>động</b>
<b>chưa</b>
<b>qua đào</b>
<b>tạo</b>
<i>(người</i><b>)</b>
<b>Tỷ lệ</b>
<b>so</b>
<b>với</b>
<b>tổng</b>
<b>số</b>
<b>LĐ</b>
<i>(%)</i>
<b>Lao</b>
<b>động</b>
<b>đã qua</b>


<b>đào tạo</b>
<b>nói</b>
<b>chung</b>
<i>(người)</i>
<b>Tỷ lệ</b>
<b>so với</b>
<b>tổng số</b>
<b>LĐ</b>
<i>(%)</i>
<b>Lao</b>
<b>động</b>
<b>đã tốt</b>
<b>nghiệp</b>
<b>THCN</b>
<b>CĐ,</b>
<b>ĐH và</b>
<b>trên</b>
<b>ĐH</b>
<i>(người</i>
<i>)</i>
<b>Tỷ lệ</b>
<b>so với</b>
<b>tổng số</b>
<b>LĐ</b>
<i>(%)</i>
<b>Lao</b>
<b>động</b>
<b>đã qua</b>
<b>đào</b>
<b>tạo</b>

<b>nghề</b>
<i>(người</i>
<i>)</i>
<b>Tỷ lệ</b>
<b>so với</b>
<b>tổng số</b>
<b>LĐ</b>
<i>(%)</i>


2001 503300 394546 78,4 108754 21,6 31661 6,3 77093 15,3
2002 514468 395633 77,1 118835 22,9 36109 7 82726 16,1
2003 521468 392149 75,2 129319 24,8 39627 7,6 89692 17,2
2004 526676 387107 73,5 139569 26,5 40554 7,7 99015 18,8
2005 537766 373233 69,5 164533 30,5 54282 10 110251 20,5
2006 545816 370816 67,9 175000 32,1 56580 10,4 118420 21,7


<i>(Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm tỉnh Bắc Ninh 2001 –2006)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

động tức là cứ 100 lao động thì sẽ có khoảng 68 người chưa qua đào tạo, chỉ
có 22 người qua đào tạo nghề và khoảng 10 người có trình độ từ trung học
chuyên nghiệp trở lên), đó là một điểm yếu của lao động tỉnh nhà khi mà xã
hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng
ngày càng tăng lên. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế này, yêu
cầu về trình độ đối với lao động trên thị trường cả trong nước và cả ngồi
nước tăng cao thì nó cũng làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cũng như hiệu
quả của hoạt động xuất khẩu lao động cũng như công tác quản lý hoạt động
này.


Nếu xét theo nhóm ngành kinh tế thì chúng ta có những con số về tỷ lệ lao
động qua đào tạo của Bắc Ninh như sau:



- Khu vực nông, lâm, thuỷ sản tỷ lệ lao động qua đào tạo là 8,2%. Trong
đó: Qua đào tạo nghề là 4,2%; trung học chuyên nghiệp là 3,1%; cao đẳng, đại
học và trên đại học là 0,95%.


- Khu vực công nghiệp và xây dựng tỷ lệ này là gần 60%. Trong đó: Qua
đào tạo nghề là 48,5%; trung học chuyên nghiệp là 5,3%; Cao đẳng, đại học
và trên đại học là 2,67%.


- Khu vực dịch vụ tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung là 41,83%. Trong
đó: Qua đào tạo nghề là 16,62%; trung học chuyên nghiệp là 12,41%; cao
đẳng, đại học và trên đại học là 13,05%


1.3.2.3. <i>Về mức độ phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với nhu cầu của thị</i>
<i>trường lao động.</i>


Tính chung cả tỉnh, trong số những lao động đã qua đào tạo nói chung thì
có khoảng 80% có việc làm phù hợp với ngành nghề đựơc đào tạo. Nếu xét
theo trình độ cụ thể thì tỷ lệ này là 84,58% đối với lao động qua đào tạo nghề,
52,64% với những lao động đã tốt nghiệp THCN và trên 75% với lao động đã
tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học. Còn nếu chia theo khu vực thì tỷ
lệ này là 79,08% đối với khu vực thành thị và 86,89% với lao động ở khu vực
nông thôn. Điều này cho thấy đa số lao động đã qua đào tạo nói chung đều
làm được cơng việc phù hợp với ngành nghề đào tạo của mình.


1.3.2.4. <i>Về năng lực cạnh tranh của lao động tỉnh Bắc Ninh.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

vậy tính cạnh tranh trên thị trường lao động cịn chưa cao, nhất là trên những
thị trường khó tính như nước ngồi, điều này ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác
xuất khẩu lao động và q trình quản lý hoạt đơng xuất khẩu lao động.



<i><b>1.4.</b></i> <b> Tình trạng thất nghiệp và công tác giải quyết việc làm trong</b>
<b>những năm gần đây.</b>


<i>1.4.1. Tình trạng thất nghiệp</i>.


Tình trạng thiếu việc làm được thể hiện ở hai chỉ tiêu chính là tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thơn.
Ta có số liệu về các chỉ tiêu trên qua các năm như sau:


Biểu 2.1.13. Một số chỉ tiêu về tình trạnh thiếu việc làm qua các năm c a t nhủ ỉ
B c Ninh.ắ


<b>Năm</b> <b>Tỷ lệ thất nghiệp khu vực<sub>thành thị</sub></b> <b>Tỷ lệ sử dụng thời gian lao<sub>động ở khu vực nông thôn</sub></b>


2001 5,81 76,29


2002 5,21 77,37


2003 4,87 78,5


2004 4,23 79,5


2005 4,17 80


2006 3,8 82,0


<i>(Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm tỉnh Bắc ninh qua các năm 2001– 2006) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

ít kinh nghiệm làm việc do đó cơ hội tìm việc làm ổn định là rất ít. Tỷ lệ này


cho thấy rằng mục tiêu của công tác giải quyết việc làm của tỉnh Bắc Ninh sẽ
phải tập trung chủ yếu vào các đối tượng trẻ tuổi và đây cũng sẽ là đối tượng
mà công tác xuất khẩu lao động của tỉnh muốn hướng tới. Những đối tượng
thuộc lứa tuổi này thường có sức khoẻ, trình độ, dễ dàng tiếp thu nghề nghiệp
và học ngoại ngữ hơn những đối tượng lớn tuổi hơn, mặt khác các nước tiếp
nhận lao động thường có quy định và đòi hỏi kỹ lưỡng về mặt tuổi tác, thường
là những lao động trẻ tuổi.


Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng giống như tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị biểu hiện mức độ thất nghiệp ở nông thôn. Ở khu vực nông
thôn hầu hết là làm nơng nghiệp do đó xét theo mức độ có việc làm thì rất khó
có thể tính được tỷ lệ thất nghiệp của lao động nơng thơn do đó người ta sử
dụng chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng thời gian lao động làm chỉ tiêu tính tốn và đánh
giá tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn. Điểm khác biệt giữa tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông
thôn là: nếu tỷ lệ thất nghiệp càng thấp càng hiệu quả thì tỷ lệ sử dụng thời
gian lao động càng cao thì càng tốt. Tỷ lệ này của tỉnh Bắc Ninh là khoảng
82% (năm 2006), điều đó chứng tỏ lao động ở khu vực nơng thơn đã sử dụng
hầu hết thời gian trong năm để lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa phải là
cao so với yêu cầu của thực tế, trong thời gian tới Đảng và Chính quyền tỉnh
Bắc Ninh cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa để người nông dân có thể
tận dụng thời gian nhàn rỗi của mình với những công việc làm thêm đặc biệt
là trong thời gian nơng nhàn, điều đó khơng chỉ nâng cao được hơn nữa tỷ lệ
sử dụng thời gian lao động ở khu vực nơng thơn mà cịn làm giảm thiểu nhiều
hơn tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, nâng cao hơn thu nhập cho nhân
dân giúp họ cải thiện đời sống. Theo đó thì việc mở rộng, bảo tồn và phát triển
các làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh là một việc làm khơng thể khơng coi
trọng.


<i><b>1.4.1.</b></i> <i>Tình hình giải quyết việc làm của tỉnh Bắc Ninh trong những năm </i>


<i>gần đây.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Biểu 2.1.14. Kết quả giải quyết việc làm của tỉnh Bắc Ninh qua các năm 2001
– 2005


<b>Nội dung</b> <b>ĐVT</b> <b>2001</b> <b>2002</b> <b>2003</b> <b>2004</b> <b>2005</b>


<b>1- Tổng số dân</b> Người <b>960.500</b> <b>970.736</b> <b>978.639</b> <b>987.003</b> <b>998.318</b>


Trong đó: Thành thị
Nơng thơn


- LĐ đủ 15 tuổi trở lên có
việc làm


+ Nông nghiệp
+ Công nghiệp
+ Dịch vụ








92.203
868.292
503.300
305.434
87.955


109.911
105.971
864.765
514.468
288.153
101.195
115.120
110.354
868.285
521.648
286.316
117.481
117.481
128.342
858.661
526.676
262.005
133.986
130.685
131.998
866.320
532.915
262.809
152.086
118.020


<b>2- Giải quyết việc làm cho người </b>


<b>lao động</b> <b>”</b> <b>12.324</b> <b>12.640</b> <b>15.260</b> <b>16.250</b> <b>18.000</b>



- Vào các doanh nghiệp


- Vào các khu CN,cụm
làng nghề


- Lao đông xuất khẩu


- Thông qua quỹ cho vay
GQVL


- Chuyển dịch cơ cấu KT
phát triển làng nghề







3.598
2.870
794
4.024
1.038
3.680
2.915
800
4.400
845
3.023
4.155


1.912
4.520
1.650
2.500
5.550
2.150
4.850
1.200
3.000
5.500
2.500
5.000
2.000


<i>(Nguồn: Điều tra lao động - việc làm Bắc Ninh hàng năm 2001-2005)</i>


Riêng năm 2006 có số liệu cụ thể như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>STT</b> <b>Chỉ tiêu</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm 2005</b> <b>Năm 2006</b> <b>So sánh<sub>(%)</sub></b>
<b>1.</b> <b>Dân số</b> <b>Người</b> <b>998.318</b> <b>1.011.000</b> <b>101</b>
<b>2.</b> <b>Số LĐ tham gia trong nền KT</b> <b>”</b> <b>537.800</b> <b>545.816</b> <b>101</b>
<b>3.</b> <b>Tổng số lao động được tạo việc làm</b> <b>”</b> <b>18.000</b> <b>19.075</b> <b>106</b>


Chia theo ngành


- Công nghiệp


- Nông nghiệp


- Dịch vụ



Chia theo chương trình giải quyết việc làm


- Các chương trình phát triển KT
– XH


- Dịch vụ
Chia theo nơi làm việc


- Số lao động được tạo việc làm
tại địa phương


- Lao động đi làm việc ở tỉnh,
thành phố khác


- Xuất khẩu lao động và chuyên
gia








11.000
1.500
5.500
12.500
5.500


15.500

-2.500
11.611
1.607
5.824
13.238
5.837
16.056

-3.019
106
107
106
106
106
104

-121


<b>4.</b> <b>Hoạt động của trung tâm GTVL</b>


- Số trung tâm GTVL trên địa bàn


- Số người được tư vấn giới thiệu
việc làm.


Trong đó: số người tìm được việc làm


- Số người được dạy nghề tại các


trung tâm.
Trong đó: số người tìm được việc làm







4
10.484
2.213
1.385
1.760
4
13.000
2.868
2.050
2.010
100
124
124
148
114


<b>5.</b> <b>Số lao động làm việc trong các doanh</b>
<b>nghiệp</b>


Trong đó: - Doanh nghiệp nhà nước


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh



<i>(Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2006)</i>


Dựa vào những số liệu tổng hợp trên chúng ta có thể chia tình hình giải
quyết việc làm của tỉnh Bắc Ninh theo các khía cạnh sau đây:


Trước hết chúng ta xem xét trên khía cạnh tình trạng việc làm của lao động
trong tỉnh.


Trong tổng số 545.816 người có việc làm của cả tỉnh thì có 267.450 người
làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng; 157.741 người làm việc
trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và 120.625 người làm việc trong khu
vực dịch vụ. Trong số đó thì có 49.500 lao động làm việc trong các doanh
nghiệp với 1.825 người làm trong các doanh nghiệp nhà nước (tăng 25 người
so với năm 2005), 5.500 người làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ( tăng 1.080 người) và 42.175 lao động làm việc cho các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh (tăng 3.975 người). Riêng năm 2006, Bắc Ninh đã
giải quyết được việc làm cho 19.075 người tăng 1.075 người so với năm 2005,
tăng 6.751 người so với năm 2001. Trong số đó, số lao động tìm được việc
làm trong ngành công nghiệp là 11.611 người tăng 611 người so với năm
2005, số người tìm được việc làm trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là
1.607 người tăng 107 người, số người tìm được việc trong lĩnh vực dịch vụ là
5.824 người tăng 324 người so với năm 2005. Về xuất khẩu lao động tăng từ
2500 lên 3019 người. Những con số này cho thấy rằng xu hướng hiện nay của
lao động tỉnh Bắc Ninh là làm việc cho các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi
và các doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu. Tuy nhiên con số này cịn rất thấp so
với tỷ lệ bình qn chung của cả nước cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

đồng/tháng và trong khu vực dịch vụ là 1.453 nghìn đồng/tháng cao nhất và


gấp 4,03 lần của khu vực nơng, lâm, ngư nghiệp. Nhìn chung mức thu nhập
bình quân của tỉnh Bắc Ninh chưa cao đặc biệt là đối với lao động chưa qua
đào tạo, lao động thuộc khu vực nông thôn làm nông, lâm, ngư nghiệp.


(<i>Nguồn tham khảo: Chương trình phát triển nguồn nhân lực - giải quyết việc làm giai</i>
<i>đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh</i>
<i>Bắc Ninh).</i>


Khía cạnh thứ hai mà chúng ta xem xét ở đây là các kết quả thu được từ
công tác giải quyết việc làm và hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc
làm trong tỉnh.


Đầu tiên là việc giải quyết việc làm, trong 6 năm 2001- 2006 tỉnh đã giải
quyết việc làm cho 93.549 người lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc
làm cho 15.591 người/năm. Từ những số liệu cụ thể trong biểu trên chúng ta
nhận thấy rằng trong những năm gần đây số việc làm tạo ra trong nền kinh tế
tỉnh là ngày một gia tăng song những con số đó vẫn cịn rất thấp, chưa đáp
ứng được nhu cầu tìm việc cao của lực lượng lao động trong tỉnh. Để đẩy
mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, Đảng và chính
quyền tỉnh đã tập trung sử dụng rất nhiều biện pháp như tạo việc làm qua việc
đẩy mạnh đầu tư phát triển các làng nghề truyền thông, qua việc tập trung mở
rộng và phát triển các khu, cụm công nghiêp trên tồn tỉnh, …Trong đó bao
gồm cả việc đẩy mạnh cơng tác xuất khẩu lao động - một biện pháp hữu hiệu
là chủ đề chính của chúng ta trong bài viết này.


Thứ hai là kết quả của công tác tư vấn, giới thiệu việc làm của các trung
tâm dịch vụ việc làm trong tỉnh. Tính đến thời điểm năm 2006, tỉnh Bắc Ninh
có 4 trung tâm giới thiệu việc làm chịu sự quản lý của Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội, số người được tư vấn giới thiệu việc làm là 13.000 người với
số người tìm được việc làm là 2.868 người bằng 22,1% số người được tư vấn,


tăng 655 người so với năm 2005. Các trung tâm cũng đào tạo nghề cho 2.050
người, trong đó có 2.010 người tìm được việc làm bằng 98,1% số người được
đào tạo nghề tăng 250 người so với năm 2005. Những con số này cho thấy
hoạt động dạy nghề của các trung tâm là tương đối hiệu quả song hoạt động tư
vấn giới thiệu việc làm của các trung tâm lại khá kém hiệu quả do đó yêu cầu
các trung tâm trong thời gian tới cần tập trung vào nhiệm vụ chính của mình là
tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

phương; quan hệ ngoại giao với các nước,…song đây là những yếu tố có tính
chất chung của cả nước ta do đó bài viết chỉ tập trung đề cập đến những yếu tố
riêng của tỉnh Bắc Ninh mà bạn đọc cần phải biết để hiểu rõ hơn về thực trạng
của tỉnh Bắc Ninh.


<i><b>II.</b></i> <b>PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG</b>.


<i><b>1. 1</b></i> <b>Thực trạng xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh</b>.
<i><b>II.1.1.</b>Về số lượng.</i>


Trong những năm gần đây, song song với việc đẩy mạnh công tác giải
quyết việc làm cho lao động trong tỉnh thì cơng tác xuất khẩu lao động của
tỉnh Bắc Ninh cũng dành được một sự quan tâm khá lớn do đó hoạt động xuất
khẩu lao động cũng đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự phát triển của
tỉnh trong những năm qua. Những kết quả đạt được như sau:


Biểu 2.2.1. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh giai đo nạ
2001-2006


<b>stt</b> <b>Năm</b> <b><sub>từng năm</sub>Số lượng</b>


<b>Tỷ trọng</b>


<b>của từng</b>
<b>năm trên</b>
<b>tổng số</b>


<b>Lượng</b>
<b>tăng tuyệt</b>


<b>đối so với</b>
<b>năm trước</b>


<b>Tốc độ</b>
<b>tăng so</b>
<b>với năm</b>


<b>trước</b>
<b>(lần)</b>


<b>Tốc độ</b>
<b>tăng so với</b>


<b>năm 2001</b>
<b>(lần)</b>


1 2001 794 7,11% _ _ _


2 2002 800 7,16% 6 1,01 1,01


3 2003 1.912 17,11% 1112 2,39 2,41


4 2004 2.150 19,24% 238 1,12 2,71



5 2005 2.500 22,37% 350 1,16 3,15


6 2006 3.019 27,02% 519 1,21 3,80


Tổng 11.175 100% 2225 _ _


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Trong đó cách tính các chỉ tiêu như sau:


- Tỷ trọng của từng năm trên tổng số được tính bằng cách lấy số người của
từng năm chia cho tổng số lao động đã được xuất khẩu của các năm.


- Lượng tăng tuyệt đối so với năm trước thì được tính bằng cách lấy số
lượng của năm sau trừ đi số lượng của năm trước.


- Tốc độ tăng so với năm trước thì tính theo cách là lấy số lượng của năm
sau chia cho năm trước.


- Tốc độ tăng so với năm 2001 được tính theo cách lấy số lượng từng
năm chia cho số lượng của năm 2001.


Dựa vào kết quả trên chúng ta có thể nhận xét về số lượng lao động của tỉnh
Bắc Ninh như sau: Số lượng xuất khẩu hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn
năm trước; trong tổng số 11.175 người lao động đi xuất khẩu lao động thì năm
2006 chiếm tỷ trọng 27,02%, tăng 519 người so với năm 2005 tức là bằng
1,21 lần so với năm 2005 và bằng 3,8 lần so với năm 2001. Tuy nhiên lượng
tăng giữa các năm không đều, năm tăng cao nhất là năm 2003 tăng 1.112
người so với năm 2002 (bằng 2,39 lần so với năm trước đó) trong khi năm
tăng thấp nhất là năm 2002 với lượng tăng chỉ có 6 người, bằng 1,01 lần so
với năm 2001.



Để nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về số lượng lao động xuất khẩu của tỉnh
Bắc Ninh, chúng ta cùng nhìn nhận các chỉ tiêu này trên giác độ so sánh với
cả nước.


Biểu 2.2.2. Số lượng xuất khẩu lao động của Bắc Ninh so với cả nước.


<b>Năm</b> <b>Cả nước</b> <b>Bắc Ninh</b> <b>Tỷ lệ so với cả nước</b>


2001 36.168 794 2.20%


2002 46.122 800 1.73%


2003 75.000 1.912 2.55%


2004 67.447 2.150 3.19%


2005 70.594 2.500 3.54%


2006 78.885 3.019 3.83%


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i>(Nguồn: Số lượng lao động xuất khẩu giai đoạn 2000-2006 – Phòng quản lý lao</i>
<i>động ngoài nước - Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTB & XH, năm 2007) </i>
Căn cứ vào những số liệu trên chúng ta có thể thể hiện tỷ trọng số lượng
lao động xuất khẩu của Bắc Ninh so với cả nước như sau:




36168



794
46122


800
75000


1912
67447


2150
70594


2500
78885


3019
0


10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000


<b>Ng­ êi</b>


2001 2002 2003 2004 2005 2006



<b>Năm</b>


<b>L c2.1.QuymụxutkhulaongBcninhvc</b>
<b>n c</b>


Cả n ớc
Bắc ninh


<i>(Nguồn: Số lượng lao động xuất khẩu giai đoạn 2000-2006 – Phịng quản lý lao</i>
<i>động ngồi nước - Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTB & XH, năm 2007</i>


Nhìn vào lược đồ trên, chúng ta nhận thấy rằng so với cả nước chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ, tính chung bình chung số lượng lao động xuất khẩu của Bắc
Ninh chỉ bằng gần 3% số lượng lao động của cả nước, riêng năm 2006 chiếm
3,83%. Con số khiêm tốn này đã đặt ra yêu cầu cần phải nỗ lực hơn nữa trong
công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh.


Về cơ cấu lao động xuất khẩu xét theo độ tuổi thì phần lớn lao động xuất
khẩu của tỉnh Bắc Ninh là lao động trẻ bởi đối tượng này là lực lượng chủ yếu
của công tác xuất khẩu lao động nói chung.


Biểu 2.2.3. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo độ tuổi giai đo n 2001 –2006ạ


<b>Tuổi</b> 15 – 24 25 – 44 ≥60 Tổng


<b>Bắc Ninh </b> 3.934 4.682 2.559 11175


<b>Tỷ lệ %</b> 35,2 41,9 22,9 100%



<b>Cả nước</b> 168.771 102.161 103.284 374216


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i>(Nguồn: Cục quản lý lao dộng ngoài nước - Bộ LĐTB & XH, năm 2007</i>)




<b>Lư ợcưđồư2.2.ưCơưcấuưxuấtưkhẩuưlaoưđộngưtheoưtuổiư</b>
<b>tỉnhưBắcưninh</b>


35.20%


41.90%
22.90%


15 - 24
25 - 44
>= 45


<i> ( Nguồn: Báo cáo công tác xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2001-2006) </i>


Theo đó ta thấy rằng, lao động đi xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh chủ
yếu tập trung ở lứa tuổi từ 15 đến 45 chiếm khoảng trên 70% tổng số lao động
xuất khẩu trong đó nhóm tuổi 25 – 44 chiếm tỷ trọng cao nhất (41,9% tổng số
lao động đi xuất khẩu), cịn nhóm tuổi trung niên và cao tuổi từ 45 tuổi trở nên
chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 23% trên tổng số. Điều này phản ánh đúng
thực tế bởi số người ở độ tuổi từ 15 – 44 thường có tỷ lệ thất nghiệp lớn hơn
các độ tuổi khác và cũng là đối tượng chủ yếu của công tác xuất khẩu lao
động khi mà u cầu của phía bên nước ngồi thường là những đối tượng
thuộc nhóm tuổi này vừa có sức khoẻ vừa có trình độ học vấn tốt hơn.



Cũng theo số liệu ở bảng trên chúng ta có thể thấy cơ cấu lao động theo tuổi
của cả nước có phần khác biệt so với cơ cấu lao động xuất khẩu của tỉnh Bắc
Ninh. Tuy cũng tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 15 – 45 (khoảng 72% trên tổng
số) song lại tập trung nhiều nhất vào lứa tuổi từ 15 –24 tuổi (chiếm khoảng
45% tổng số lao động xuất khẩu của cả nước).


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Biểu 2.2.3. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính của tỉnh Bắc Ninh và cả
nước giai đo n 2001 – 2006ạ


<b>Năm</b>


<b>Nam</b> <b>Nữ</b>


<b>Bắc</b>


<b>Ninh</b> <b>Tỷ lệ%</b> <b>nướcCả</b> <b>Tỷ lệ%</b> <b>NinhBắc</b> <b>Tỷ lệ%</b> <b>nướcCả</b> <b>Tỷ lệ %</b>


2001 116 14,61 11.575 32 678 85,39 24.593 68,00


2002 197 24,63 14.760 32 603 75,38 31.362 68,00


2003 450 23,54 24.000 32 1.462 76,46 51.000 68,00


2004 435 20,23 21.597 32,02 1.715 79,77 45.850 67,98


2005 607 24,28 22.595 32,01 1.893 75,72 47.999 67,99


2006 780 25,84 38.022 48,20 2.239 74,16 40.863 51,80


Tổng 2.285 22,93 97.665 35,42 8.590 77,07 241.667 64,58



(<i>Nguồn: Báo cáo công tác xuất khẩu lao động 2001 – 2006 của tỉnh Bắc Ninh)</i>


<b>Lư ợcưđồư2.3.ưCơưcấuưlaoưđộngưxuấtưkhẩuưtỉnhưBắcưninhư</b>
<b>theoưgiớiưtínhưgiaiưđoạnư2001-2006</b>


22.93%


77.07%


Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Theo số liệu trên chúng ta có thể vẽ lược đồ cơ cấu lao động xuất khẩu của cả
nước như sau:




<b>Lư ợcưđồư2.4.ưCơưcấuưlaoưđộngưxuấtưkhẩuưcảưnư </b>
<b>ớcư(2001-2006)</b>


35.42%


64.58%


Nam


<i>(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động – TB và XH)</i>



Dựa trên kết quả này, chúng ta có thể thấy rằng trong tổng số lao động được
xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh thì chủ yếu là nữ, với bình quân 6 năm là 76,87%
trong tổng số cao hơn so với mức bình quân của cả nước (64,58% tổng số lao
động xuất khẩu của cả nước). Số lượng lao động nam chỉ là một chỉ số rất
thấp chỉ có 20,45% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của cả nước. Điều này cho thấy
trong thời gian tới Đảng và chính quyền tỉnh Bắc ninh cần có sự quan tâm
nhiều hơn nữa tới công tác xuất khẩu lao động cho những lao động nam - một
số lượng tương đối lớn lao động cịn chưa có việc làm trong tỉnh. Tuy nhiên
công việc mà những lao động nữ thường làm khi đi xuất khẩu lao động là giúp
việc gia đình, trơng trẻ, chăm sóc người bệnh,…nên thu nhập khơng cao, bởi
vậy việc nâng cao thu nhập và mở rộng loại hình công việc cho những lao
động xuất khẩu là một việc cần thiết trong thời gian tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

hợp các số liệu trên chúng ta có thể vẽ biểu đồ thể hiện số lượng lao động tỉnh
Bắc Ninh xuất khẩu sang các nước như sau:




<b>L c2.5.XutkhulaongtnhBcninhtheocỏc</b>
<b>n c(2001-2006)</b>


45.20%


22.40%
13.60%


12.11% 6.69%


Đài loan
Malaysia


Hàn quốc
Nhật bản
Các n ớc kh¸c


<i>(Nguồn: Báo cáo cơng tác xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh 2001-2006)</i>


Về cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề, tỉnh Bắc Ninh chủ yếu tập
trung ở các ngành nghề như:Công nhân trong các công trường xây dựng, trong
các nhà máy dệt, lắp ráp điện tử, giúp việc gia đình, chăn ni,…chúng ta có
thể nhóm lại thành 3 nhóm ngành nghề chính là cơng nghiệp và xây dựng,
phục vụ cá nhân và xã hội và nông nghiệp. Theo đó, chúng ta có số liệu cụ thể
của từng nhóm ngành nghề của Bắc Ninh và cả nước giai đoạn 2001 – 2006
như sau:


Biểu 2.2.4. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề của tỉnh Bắc Ninh và
cả nước


<b>Ngành nghề</b>


<b>Số lượng (người)</b> <b>Tỷ lệ % so với tổng số</b>


<b>Bắc Ninh</b> <b>Cả nước Bắc Ninh</b> <b>Cả nước</b>


Công nghiệp và xây


dựng 3.500 262.700 32,2 70,2


Phục vụ cá nhân và xã


hội 7.575 110.950 67,8 29,65



Nông nghiệp _ 566 _ 0.15


Tổng số 11.175 374.216 100 100


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>



<b>L c2.6.Xutkhulaongtheongnhngh</b>


3500 7575 0


262700


110950


566
0


50000
100000
150000
200000
250000
300000


Công nghiệp và
xây dựng


Phục vụ cá nhân
và xà hội



Nông nghiệp


<b>Nghề</b>
<b>Ngư ời</b>


Bắc ninh
Cả n ớc


<i> (Nguồn: Báo cáo công tác xuất khẩu lao động 2001 – 2006)</i>


Nhìn vào những số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng:


Lao động xuất khẩu của Bắc Ninh chủ yếu là lao động khơng lành nghề do
đó những cơng việc của họ chủ yếu là những công việc phục vụ các nhân và
xã hội như: giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh, trơng trẻ, chăm sóc
người già,…và làm công nhân trong các ngành công nghiệp và xây dựng như:
dệt may, lắp ráp điện tử, xây dựng,…nhưng chủ yếu là các công việc giản
đơn, không yêu cầu cao về tay nghề<i>.</i> Đây cũng là thực trạng chung của công


tác xuất khẩu trong cả nước thời gian qua. Những công việc chủ yếu mà lao
động Việt Nam làm ở nước ngoài là: sản xuất, chế tạo; giúp việc gia đình;
đánh cá; xây dựng; dệt may; điều dưỡng viên; thuỷ thủ tàu;… Đối với thị
trường Đài Loan, lao động tỉnh Bắc Ninh xuất khẩu sang đó chủ yếu là nữ và
làm những công việc như giúp việc gia đình, trơng trẻ, chăm sóc người già,…
phần lớn những đối tượng thuộc loại này điều là những người đã có gia đình
và thuộc độ tuổi từ 25 – 44 tuổi. Nhìn trên biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng
số lượng lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngồi để làm những cơng việc
thuộc ngành nơng nghiệp là rất ít, tại Bắc Ninh hầu như khơng có ai muốn
đăng ký đi làm việc trong ngành nơng nghiệp cịn cả nước thì số lượng này rất


nhỏ so với tổng số lao động xuất khẩu của cả nước chỉ bằng 0,15% trên tổng
số. Trong khi nhu cầu về loại lao động này của các nước vẫn còn rất cao, do
đó trong thời gian tới chúng ta cần tăng cường, khuyến khích lao động đi làm
việc trong các ngành nông nghiệp, thuỷ sản.


<i><b>II.1.2.</b>Về chất lượng.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

chuyên môn kỹ thuật của lao động cụ thể là trình độ tay nghề của họ. Đa số
lao động đi xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua đều chỉ là
những lao động phổ thơng, trình độ chun mơn kỹ thuật chưa cao, tay nghề
cịn thấp do đó làm cho chất lượng của lao động xuất khẩu của tỉnh nói riêng
và của cả nước nói chung ở trong tình trạng thấp. Tỷ lệ lao động có tay nghề
từ năm 2000 đến năm 2003 có xu hướng giảm xuống, đến năm 2004 và cho
đến nay tỷ lệ này đã được cải thiện rất nhiều, tính chung cho những năm gần
đây tỷ lệ lao động có tay nghề tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động của
tỉnh vào khoảng 40%, thấp hơn tỷ lệ này tính cho cả nước song cũng báo hiệu
một tín hiệu đáng mừng cho chất lượng của lao động xuất khẩu tỉnh trong thời
gian tới.


Chất lượng lao động xuất khẩu còn được thể hiện ở tác phong cơng nghiệp,
ý thức kỷ luật, văn hố của người lao động. Tuy đã tập trung rất nhiều cho
công tác giáo dục định hướng cho người lao động song về mặt này lao động
của chúng ta còn rất yếu kém. Cụ thể là những hiện tượng vi phạm hợp đồng,
bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài của một bộ phận lao động những
năm gần đây trở lên khá phổ biến, thậm chí có một số người cịn ở nước ngồi
sống cuộc sống bng thả, cờ bạc, rượu chè, hay gây sự,… vi phạm đến luật
pháp nước sở tại. Tỷ lệ lao động bỏ trốn ở các thị trường Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan là cao nhất, so với lao động của các nước như Trung Quốc,
Philipines, Indonexia, Thái Lan …thì tỷ lệ này của Việt nam nói chung là rất
cao và số lao động đi xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh cũng không thể tránh khỏi


tình trạng chung ấy.


Nhìn chung, do thực trạng chất lượng lao động như vậy nên nhu cầu về lao
động trên các thị trường khó tính địi hỏi trình độ kỹ thuật cao như Nhật Bản,
Hàn Quốc đang có chiều hướng giảm. Bên cạnh đó là năng lực đáp ứng của
các doanh nghiệp, đơn vị xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế cũng làm cho
chất lượng của công tác xuất khẩu lao động còn chưa được cải thiện rõ rệt.


<i><b>1. 2</b></i> <b>Các yếu tố tác động chủ yếu đến hoạt động xuất khẩu lao động ở</b>
<b>địa bàn tỉnh Bắc Ninh.</b>


<i><b>II.2.1.</b>Về phía Nhà nước</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

sách liên quan đến công tác xuất khẩu và quản lý xuất khẩu lao động. Nhìn
chung, các chủ trương, chính sách này đều mang lại hiệu quả, đảm bảo cho
công tác xuất khẩu lao động của tỉnh diễn ra một cách thuận lợi và đúng quy
định của Nhà nước. Trong số đó cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu
lao động như chính sách cho vay vốn, hỗ trợ xuất khẩu,… đặc biệt là những
quy định về ché độ đãi ngộ, ưu tiên cho các đối tượng chính sách như con
thương binh, con bệnh binh, người nghèo,…Sự phối hợp chặt chẽ của các
ngành, các cấp dưới sự chỉ đạo thống nhất từ các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng
góp phần khơng nhỏ vào việc ổn định và phát triển hoạt động xuất khẩu lao
động của toàn tỉnh. Tuy nhiên, công tác thực hiện các chủ trương, chính sách
vẫn cịn gặp nhiều khó khăn vì thiếu sự chỉ đạo gắt gao từ các cấp, năng lực
của một số cán bộ chuyên trách còn hạn chế cả về số lưọng và chất lượng cán
bộ,…chưa có chính sách ưu tiên phù hợp cho các đối tượng như lao động nữ,
lao động nông thôn,…


Điểm thứ hai là công tác thanh tra, kiểm tra. Trong thời gian vừa qua, Sở
Lao đông – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với công an và


các cơ quan hữu quan khác thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra đối với các
doanh nghiệp, cơ sở liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn
tỉnh nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý một cách kịp thời nhất những hiện
tượng lừa đảo, bịp bợm, lợi dụng người lao động để chuộc lời trái phép. Tuy
vậy, công tác này cũng không phải là không gặp những hạn chế như cịn mang
nặng tính hình thức, qua loa, thiếu trách nhiệm làm cho tình trạng lừa đảo,
chuộc lợi trái phép vẫn cịn xảy ra.


Cơng tác tun truyền các chủ trương, chính sách cũng như pháp luật Nhà
nước về cơng tác xuất khẩu lao dộng của tỉnh đã được chú ý quan tâm song do
nhận thức của người lao động và công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng
nên chưa đạt được hiệu quả cao nhất như mong muốn. Sự liên kết giữa các
đơn vị, cơ quan quản lý Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động với hệ
thống báo chí, đài truyền thanh, truyền hình cịn nhiều hạn chế do đó hiệu quả
của cơng tác tun truyền vẫn chưa được sâu rộng và hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Biểu 2.2.5. Danh sách các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh


<b>TT</b> <b>Tên đơn vị</b> <b>Địa chỉ</b> <b>Tên dao dịch</b>


1 Trung tâm XKLĐ (Công ty
Xây dựng và Thưong mại)


256 Bà Triệu, Hai Bà


Trưng, Hn TRAENCO


2 Công ty TNHH Đỉnh <sub>Vàng</sub> Khu I, Nguyễn Văn Linh, Dư Hàng Kênh, Lê Chân,
HP



GOLDENTOP


3


CT Cổ phần cung ứng nhân
lực quốc tế và thương mại
Sông Đà


Khu B-G10 Thanh xuân


nam, Thanh xuân, Hn SIMCO


4


CT XNK TH và chuyển
giao CNVN Thuộc liên
minh các HTX Việt nam
(Trung tân hợp tác LĐ quốc
tế)


62 Giảng Võ, Đống đa,Hn VINAGIMEX


5 TCT Xây dựng Việt nam <sub>(Trung tâm XKLĐ)</sub> 5 Láng hạ, 286 Trần Khát <sub>Chân, Hn</sub> VINAINCON


6 CT XNK lao động và DL <sub>Sao Vàng</sub> Tầng 1-201 Minh Khai, <sub>Hn</sub> VIETRACIMEX


7 Trung tâm TM và XKLĐ <sub>Hồng Long</sub> Tầng 7-201 Minh khai, <sub>Hn</sub> VIETRACIMEX


8 Cơng ty Vận tải Biển Bắc 278 Tôn Đức Thắng, <sub>Đống đa, Hn</sub> NOSCO



9 CT cung ứng LĐQT vad


Dịch vụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

10 Trung tâm XKLĐ và Hợp <sub>tác đầu tư</sub> 20, ngõ 28 Nguyên Hồng, <sub>Nam Thành Công, Hn</sub> PROSIMEX


11 Trung tâm XKLĐ –
TRALENC


256 Bà Triệu, Lê Đại


Hành, HBT,Hn TRAENCO


12 Trung tâm phát triển việc <sub>làm phía nam</sub> 49 Kim đồng, Giáp bát, <sub>Hoàng mai, Hn</sub> HITECO


13


CT Vật tư KT và XDCT
đường thuỷ - Trung tâm
XKLĐ


55, Ngõ 29 Khương hạ,
Khương đình, Thanh
xn, Hn


14 Cơng ty du lich Hà nội 18 Lý Thường Kiệt, Hn HANOI TOURISM


15 CT cổ phần hợp tác LĐ với <sub>nước ngồi</sub> 04 Ngưyễn Trãi, Ngơ <sub>quyền, HP</sub> INLACO-HP



16 CT Thương mại Bắc Ninh Tp Bắc ninh, tỉnh Bắc <sub>ninh</sub>


17 CT Cổ phần TM Đầu tư <sub>Cửu Long</sub> 06 Minh Khai, Tp Hải <sub>phịng</sub> INTRACO


18 CT Vật tư cơng nghiệp - Bộ<sub>Quốc phịng</sub> 21 Linh Lang, Ba Đình, <sub>Hn</sub> GAET


19 Cơng ty SXKD XNK Chấn <sub>Hưng</sub> 63 Lý Thái Tổ, Hoàn <sub>Kiếm, Hn</sub> POLIMEX


20 CT Thương mại & đầu tư
phát triển Hà nội


46 Thanh Nhàn, Hai Bà


Trưng, Hn HAPEXCO


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

tầng đô thị Đống Đa, Hn


22 CT Vật tư kỹ thuật & xây <sub>dựng</sub> 55/29 Khương Hạ, Khương đình, Thanh
xuân, Hn


TECMAWATCO


23 CT cung ứng & XNKLĐ <sub>hàng không</sub> Sân bay Gia Lâm ALSIMEXCO
24 CT hợp tác lao dộng nước <sub>ngoài</sub> 99 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, <sub>Hn</sub> LOD


25 CTCP phát triển nhân lực <sub>& TM Việt nam</sub> 34 Láng hạ, Đống đa, Hn VINAMEX
26 CT hợp tác kinh tế 187, Nguyễn Du, TP <sub>Vinh, Nghệ An</sub> COECCO
27 CT cật tư vận tải & xây


dựng cơng trình giao thơng



K1, Thành Cơng, Ba đình,


Hn TRANCO


28 CT mỹ thuật trung ương Số 1, Giang Văn Minh, <sub>Ba đình, Hn</sub> CEFINAR.CO


29 CTCP thương mại và du <sub>lịch Bắc ninh</sub> 15, Nguyễn Văn Cừ, TP <sub>Bắc ninh, Bn</sub> BACNINHCO JSCO
30 Tổng công ty thuỷ tinh và <sub>gốm sứ xây dựng</sub> 628, đường Hoàng Hoa <sub>Thám, Tây Hồ, Hn</sub> VIGLACERA


31 Cty XKLĐ – Tcty lâm <sub>nghiệp Việt nam</sub> 171, Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thang Xuân
,Hn


VINAFOR


32 CTNhân lực và TM quốc tế- TCT đường sông miền
Bắc


158, Nguyễn Văn Cừ, Gia


Lâm, Hn NOWATRANCO


33 CTCP Đầu tư công nghệ <sub>TM Việt Nhật</sub> Tầng 2, nhà A4 khách sạn<sub>Kim Liên, Hn</sub> VITECH.,JSC


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Trong số 33 doanh nghiệp trên chúng ta thấy rằng chỉ có 2 doanh nghiệp là
có trụ sở chính tại Bắc Ninh đó là cơng ty Thương mại Bắc Ninh và công ty
cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh, một con số rất khiêm tốn. Trong
khi đó, đa số các doanh nghiệp là có trụ sở chính tại Hà Nội.


Những yếu tố thuộc về doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất


khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh gồm có:


Hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động của các
doanh nghiệp. Đây là công tác quyết định đến hiệu quả hoạt động của các đơn
vị do đó trong thời gian vừa qua các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã cố gắng hết sức làm tốt hoạt động này và kết quả là
đưa được lao động đi đến những thị trường mới như các nước Trung Đông tuy
nhiên do nhiều hạn chế gặp phải mà số lượng lao động đưa đi tới các thị
trường mới là chưa cao.


Công tác tuyển chọn, giáo dục định hướng cũng như đào tạo nghê, đào tạo
ngoại ngữ của các đơn vị có tính chất quyết định đến chất lượng lao động xuất
khẩu của tỉnh Bắc Ninh. Nhờ có sự quan tâm của các đơn vị đến công tác này
mà chất lượng lao động xuất khẩu của tỉnh đã nâng lên song do doanh nghiệp
chủ yếu đóng trụ sở ở Hà Nội, trình độ tiếp thu của lao động kém, thời gian
đào tạo ngắn,… nên chất lượng này chưa cao.


Công tác quản lý của doanh nghiệp ở nước ngoài đối với lao động xuất
khẩu của doanh nghiệp mình cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả của
hoạt động xuất khẩu lao động và công tác quản lý hoạt động này. Các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã rất chú ý tới vấn đề này, một số doanh nghiệp
đã có văn phịng đại diện hoặc cử cán bộ sang các nước để quản lý lao động
của mình song do số lượng lao đơng của một số doanh nghiệp phân tán trên
nhiều thị trường không lớn, một số nước lại không công nhận đại diện của ta
bên nước họ như Malaysia,… nên công tác quản lý của các doanh nghiệp vẫn
còn đang gặp nhiều khó khăn.


Ngồi các yếu tố trên cịn có nhiều yếu tố khác của các doanh nghiệp hoạt
động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu lao động của tỉnh như là: chế độ và hoạt động tài chính của


các doanh nghiệp; trình độ quản lý, ngoại ngữ, văn hố,… của các cán bộ
quản lý trong doanh ngiệp,…


<i><b>II.2.3.</b>Về phía người lao động.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

xuất khẩu cũng như yêu cầu của bên nước ngồi song do trình độ học vấn và
nhận thức cịn yếu, cơ hội học tập, nâng cao trình độ tay nghề cũng như ý thức
kỷ luật không nhiều do đó họ cũng cịn có nhiều điểm hạn chế có ảnh hưởng
xấu đến cơng tác xuất khẩu lao động của tỉnh như vi phạm hợp đồng, bỏ trốn,


<i><b>1. 3</b></i> <b>. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý xuất khẩu lao động.</b>


<i><b>II.3.1.</b>Những thành tựu và những bất cập.</i>
<i>2.3.1.1. Những thành tựu đạt được.</i>


Thứ nhất về số lượng, năm 2006 tỉnh bắc ninh đã xuất khẩu được 3.019 lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi, hoàn thành và hoàn thành vượt
mức kế hoạch đã đặt ra là đưa đi được khoảng từ 2.500 đến 3.000 lao động.


Về chất lượng, đã tăng được tỷ lệ lao động có tay nghề lên và mở rộng
được sang những thị trường mới như các nước Trung đông, ý thức của người
lao động đã tốt hơn nhờ có sự quan tâm đúng đắn của Nhà nước và các doanh
nghiệp tới công tác đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động.


Về hiệu quả quản lý lao động, nhìn chung là đạt hiệu quả.


Trước hết xét về mặt lập kế hoạch xuất khẩu lao động, hầu hết các doanh
nghiệp và cơ sở đều đã lập được kế hoạch cho việc xuất khẩu lao động trên
địa bàn tỉnh đi các nước theo từng năm và hoàn thành được kế hoạch của


mình nhờ đó mà kế hoạch xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh đã được hoàn
thành và hoàn thành vượt mức (kế hoạch là đưa được khoảng 3000 lao động
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong năm 2006 trong khi thực hiện đạt
3019 người chứng tỏ đã vượt kế hoạch 19 người)


Thứ hai là về công tác tuyuển mộ, tuyển chọn lao động của các doanh
nghiệp và cơ sở thì đều đạt yêu cầu cần thiết. Cụ thể là năm 2006 số người
tham gia thi chứng chỉ tiếng Hàn (KLPT) đạt tỷ lệ đỗ rất cao (92%) và được
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá rất cao về công tác tuyển
dụng lao động.


Công tác đào tạo – giáo dục định hướng cũng đạt hiệu quả, 100% số lao
động được xuất khẩu lao động đi nước ngoài đều được đào tạo – giáo dục định
hướng trước khi xuất cảnh. Nội dung đào tạo – giáo dục định hướng đúng theo
những yêu cầu và quy định cần thiết của pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

khẩu của doanh nghiệp mình do đó đã giảm thiểu được một phần nào những
tranh chấp cũng như biến cố bất thường xảy ra cả trong nước và ngoài nước.


<i>2.3.1.2. Những bất cập.</i>


- Số lượng lao động xuất khẩu tuy tăng nhưng chưa thoả mãn được nhu
cầu của cả phía người lao động và phía nước ngồi.


- Năng lực của các đơn vị xuất khẩu lao động vẫn chưa đáp ứng kịp thời
và đầy đủ nhu cầu ngày càng gia tăng của các thị trường và cả của những
người lao động trong khi đó khơng ít những trường hợp lừa đảo, lợi dụng
danh nghĩa xuất khẩu lao động để làm việc trái pháp luật như buôn người, cư
trú bất hợp pháp,…vẫn xảy ra trên địa bàn tỉnh.



- Lập kế hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phải làm gì? Làm
như thế nào? Làm bằng cơng cụ gì? Khi nào làm và ai làm? Mặc dù chúng ta
ít khi tiên đốn chính xác được tương lai và những yếu tố nằm ngoài sự kiểm
sốt có thể phá vỡ cả những kế hoạch tốt nhất đã có, nhưng nếu khơng có kế
hoạch thì các sự kiện sẽ diễn ra một cách ngẫu nhiên và ta sẽ mất đi khả năng
hành động một cách chủ động.6<sub> Song những kế hoạch đề ra của các doanh</sub>


nghiệp và cơ quan xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh vẫn còn hạn
chế về số lượng và mang tính chất chung chung, chưa thực sự sâu sát với tình
hình. Một số kế hoạch xuất khẩu lao động được xây dựng nhưng không mang
lại lợi ích thực sự của một bản kế hoạch.


- Việc tuyển mộ, tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh vẫn cịn rất nhièu
hạn chế. Q trình tuyển chọn nhân lực là khâu quan trọng nhằm giúp cho các
nhà quản trị nhân lực đưa ra được các quyết định tuyển dụng một cách đúng
đắn nhất. Cơ sở của quá trình tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã
được đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện
công việc7<sub>. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này vẫn gặp phải những bất cập.</sub>


Việc bỏ sót hoặc tuyển chọn sai đối tượng vẫn cịn, chi phí cho cơng tác tuyển
mộ, tuyển chọn rất lớn mà hiệu quả thì chưa đạt được yêu cầu đặt ra,…


- Công tác đào tạo – giáo dục định hướng tuy đã được quan tâm song
chất lượng của lao động xuất khẩu vẫn chưa cao. Khơng chỉ có về mặt trình
độ chun mơn kỹ thuật mà cịn cả về mặt tác phong cơng nghiệp, ý thức kỷ
luật, ý thức chấp hành luật pháp, chấp hành hợp đồng lao động,…của người
lao động vẫn còn rất kém. Những hiện tượng bị trả về nước trước thời hạn do


6Đỗ Hoàng Toàn + Mai Văn Bưu – Khoa Khoa Học Quản Lý – ĐH KTQD – Giáo trình Quản lý học kinh tế



quốc dân – tr75, HN, 2002


7Nguyễn Vân Điềm + Nguyễn Ngọc Quân – Khoa Kinh Tế Lao Động và Dân Số - ĐH KTQD – Giáo trình


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

khơng đáp ứng được yêu cầu làm việc, vi phạm hợp đồng, đơn phương chấm
dứt hợp đồng, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp,…vẫn cịn khá phổ biến.


- Cơng tác quản lý lao động ở nước ngồi cịn nhiều hạn chế nên khi có
tranh chấp hoặc sự cố xảy ra người lao động phải chịu rất nhiều thiệt thịi
khơng đáng có. Đồng thời việc lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật
của nước sở tại vẫn xảy ra. Đặc biệt là những hiện tượng người lao động bị ép
buộc, lạm dụng, … vẫn còn xuất hiện mà chưa được xử lý, ngăn chặn kịp thời.


- Thủ tục pháp lý trong hoạt động xuất khẩu lao động nhiều khi rất rờm
rà nhưng lại chưa chặt chẽ nên bị nhiều đối tượng lợi dụng làm thiệt hại cho
các doanh nghiệp và bản thân người lao động,


- Vấn đề giải quyết việc làm cho số lao động hoàn thành hợp đồng trở về
nước vẫn còn là một vấn đề nan giải.


- Và nhiều bất cập khác nữa.
<i><b>II.3.2.</b>Nguyên nhân</i>


<i>2.3.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu</i>.


Những thành tựu đã đạt được trong công tác xuất khẩu lao động của tỉnh
Bắc Ninh có được là nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn cũng như sự hỗ trợ đúng lúc
kịp thời của các cấp chính quyền trên tồn tỉnh. Đó cũng là kết quả của sự
phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp trong toàn tỉnh trong công tác quản
lý hoạt động xuất khẩu lao động.



Những thành tựu đó cũng là một phần cơng lao của các đơn vị xuất khẩu
lao động trong công tác tăng cường tìm hiểu thị trường,lập kế hoạch xuất khẩu
lao động tuyển mộ, tuyển chọn lao động, đào tạo – giáo dục định hướng cho
người lao động,…cũng như trong nỗ lực tạo dựng một “thương hiệu” mạnh
cho lao động Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng của họ và những
người lao động.


Có được kết quả đó khơng thể khơng kể đến những nỗ lực của chính người
lao động sau khi đã nhận thức được vai trò thực sự của công tác xuất khẩu lao
động đối với bản thân họ, gia đình và xã hội đã khơng ngừng học tập rèn
luyện nâng cao trình độ, tay nghề,…và nhiều nguyên nhân khác.


<i>2.3.2.2. Nguyên nhân của những bất cập.</i>


Nguyên nhân trước hết là từ phía Nhà nước và các cấp chính quyền tỉnh, đó
là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Thêm vào đó là sự hình thức hố nặng về bệnh thành tích của một số cán bộ
lãnh đạo trong tỉnh, họ chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng cũng như vai
trò thực sự của hoạt động xuất khẩu lao động cũng như sự cần thiết phải quản
lý hoạt động này từ phía các cơ quan Nhà nước đặc biệt là của các cơ quan các
cấp trực thuộc tỉnh. Năng lực của các cán bộ cấp xã, phường, thị trấn cũng cịn
nhiều hạn chế cả về trình độ lẫn năng lực do đó gây ra sự sách nhiễu, phiền hà
cho người lao động.


Đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp trong tỉnh còn yếu và thiếu cả về số
lượng lẫn trình độ chun mơn do vậy mà cơng tác xuất khẩu và quản lý xuất
khẩu lao động vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao.Những kế hoạch được đề ra
hầu như là dựa theo chỉ tiêu của trên rót xuống nên cịn mang tính bị động.



Tuy đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và hướng dẫn chỉ đạo cho công tác
xuất khẩu lao động song việc phối hợp thực hiện và thanh kiểm tra giữa các
cấp, các ngành trong tỉnh vẫn còn yếu và chưa hiệu quả. Hơn thế nữa, công
tác cho vay vốn và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động cịn có nhiều bất
cập và khó khăn do thủ tục rườm rà gây phiền hà cho người lao động.


Các quy định về thủ tục, điều kiện xuất khẩu lao động vẫn chưa hoàn thiện
nên nảy sinh ra nhiều lỗ hổng sản sinh ra nhiều bất cập.


Chưa có hệ thống chế tài đủ mạnh để hạn chế và dăn đe những trường hợp
vi phạm các quy định của Nhà nước trong công tác xuất khẩu lao động. Hoạt
động của hệ thống các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền, phổ biến
chính sách của Đảng và nhà nước tới tận từng người dân vẫn chưa thật hiệu
quả.


Chưa có sự đầu tư đúng đắn của Nhà nước trong công tác quản lý lao động
đang làm việc ở nước ngoài, hoạt động của các cơ quan đại diện Việt nam ở
nước ngoài chưa đủ mạnh để phủ rộng và quản lý chặt chẽ đối với lao động
của ta ở nước ngoài. Hơn thế nữa, Nhà nước ta cũng chưa có một chủ chương,
chính sách nào để giải quyết việc làm cho những người lao động đã hồn
thành hợp đồng trở về nước.


Cịn từ phía các doanh nghiệp, đơn vị xuất khẩu lao động thì có những
ngun nhân chủ yếu sau đây:


Hoạt động Marketing của các đơn vị chưa thật sự được chú trọng và đầu tư
một cách đứng mức do đó thị trường bị bó hẹp và hạn chế về số lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

quốc gia tiếp nhận lao động do đó khơng thể chủ động dự tính được nguồn lao


động cũng cầu về lao động trên thị trường để lập kế hoạch cho phùi hợp.


Cơng tác tuyển mộ, tuyển chọn cịn nhiều hạn chế do đội ngũ cán bộ phụ
trách thiếu và yếu cả về số lượng lẫn năng lực chuyên môn; hệ thống chỉ tiêu
tuyển mộ, tuyển chọn còn chưa đạt yêu cầu; chi phí cho việc tuyển mộ, tuyển
chọn cao do phương pháp tuyển chọn chưa hợp lý, địa bàn tuyển chọn ở xa do
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đến tuyển lao động tỉnh Bắc Ninh đi làm
việc ở nước ngoài hầu hết là các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội cũng
do đó mà sự thông hiểu của các doanh nghiệp về địa bàn tỉnh Bắc Ninh là còn
hạn chế, …Khâu tuyển chọn, làm hồ sơ, thủ tục cho người lao động còn nhiều
phiền hà, kéo dài thời gian, gây tốn kếm cho cả doanh nghiệp lẫn người lao
động.


Công tác đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động còn chưa hiệu
quả do cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của các doanh nghiệp cịn thấp, hệ
thống giáo trình biên soạn tuy đã có đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của
pháp luật song do trình độ nhận thức của người lao động thấp, khả năng
truyền thụ kiến thức của các cán bộ giảng dạy còn kém cộng thêm với sự hiểu
biết thực sự của doanh nghiệp về pháp luật cũng như phong tục tập quán, văn
hố của các nước xuất khẩu cịn chưa cao nên đã khiến cho người lao động có
phần hạn chế về ý thức cũng như hiểu biết,…


Sự quản lý của các doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu lao động đối với lao
động ở nước ngồi cịn rất nhiều bất cập khơng chỉ vì tâm lý đã đưa người lao
động đi rồi là hết trách nhiệm mà cịn vì khả năng của các doanh nghiệp còn
hạn chế, cán bộ quản lý thì thiếu và yếu về năng lực cũng như trình độ, một
phần nữa là do chính sách của một số quốc gia còn chưa chấp nhận vai trò
quản lý của các cơ quan đại diện phía ta trên lãnh thổ quốc gia họ.


Một số nguyên nhân nữa thì lại xuất phát từ phía người lao động, đó là:


Trình độ văn hố cũng như trình độ nhận thức của người lao động cịn kém
do đó họ chưa thực sự hiểu rõ được tác hại cũng như hậu quả của những việc
làm sai phạm của mình hơn nữa phần chi phí cho việc đi xuất khẩu lao động
đơi khi bị đẩy lên rất cao do đó người lao động ln có tư tưỏng phải kiếm
tiền nhiều hơn song phần thu nhập trong thời gian hợp đồng lại không đáng là
bao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Xuất khẩu lao động là đi ra nước ngoài làm việc và ăn ở, phải làm quen với
một mơi trường hồn tồn mới. Sự kém thích nghi với các điều kiện khác biệt
về khí hậu, ngơn ngữ, văn hoá, phong tục, tập quán, tác phong sinh hoạt,
phong cách giao tiếp cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với nguời lao động
trong thời gian làm việc ở nước ngồi. Ví dụ điển hình cho vấn đề này là tại
thị trường Trung Đông, nơi mà đa số người dân theo đạo hồi, khí hậu thì
nóng,…


Cơ hội tiếp xúc với kỹ thuật cao và tác phong công nghiệp ít của nguời lao
động cũng như sự lười biếng, không chịu rèn luyện của một bộ phận lao động
cũng là nguyên nhân tạo ra những bất cập trong công tác xuất khẩu lao động
thời gian vừa qua.


Và nhiều nguyên nhân khác.


<i><b>II.3.3.</b>Nhận định chung về thực trạng hiện nay</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI</b>


<b>PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ</b>


<b>HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA</b>



<b>TỈNH BẮC NINH.</b>




<b>I.</b> <b>PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẶT RA CHO</b>


<b>CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU</b>
<b>LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG THỜi GIAN TỚI.</b>


1.1.<b>Mục tiêu của công tác xuất khẩu lao động trong các năm tới</b>.


Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính chiến lược của nước ta nói
chung và của Bắc Ninh nói riêng trong thời gian tới. Chính vì thế, Đảng và
chính quyền tỉnh Bắc Ninh xác định nhiệm vụ trước mắt của tỉnh là năm 2007
phấn đấu đưa được từ 3000 đến 4000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài; mở rộng hơn nữa các thị trường mới như các nước Trung đông; giữ
vững các thị trường truyền thống như Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan; thăm do và thí điểm đưa lao động sang các thị trường hoàn toàn mới
như Mỹ, các nước EU,…; nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xuất khẩu lao
động từ phía Nhà nước lẫn phía doanh nghiệp và bản thân người lao động; đa
dạng hoá các thành phần tham gia xuất khẩu; tăng cường và nâng cao hiệu quả
dạy nghề cũng như công tác đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động
nhằm nâng cao tay nghề và trình độ cho lao động để nâng cao khả năng cạnh
tranh của lao động Việt Nam trên thị trường thế giới,…


1.2.<b>Một số triển vọng cho công tác xuất khẩu lao động</b>.


Đối với các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Malaysia trong thời gian tới vẫn có nhu cầu tương đối lớn về lao động, ngoại
trừ Malaysia các thị trường còn lại đều được dự báo sẽ tăng lượng xuất khẩu
lao động trong năm 2007 và vài năm tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Hiện nay, Việt Nam cũng đang nghiên cứu và thí điểm đưa lao động tới
một số thị trường mới như Mỹ, Macau, Canada, EU,…Những thị trường này


rất có triển vọng vì mức thu nhập rất cao (ở Mỹ mức lương tối thiểu là từ 8 –
10 USD/giờ, tại Australia lương tối thiểu là trên 30.000/năm,…) song yêu cầu
và địi hỏi về trình độ kỹ thuật cũng như tay nghề của các thị trường này
thường rất cao, họ chủ yếu có nhu cầu về các ngành nghề như kỹ sư công
nghệ thông tin, y tá,… do vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải tăng cường
hơn nữa hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo trong nước để đáp ứng
được và kịp thời yêu cầu của thị trường lao động thế giới đặc biệt là những thị
trường khó tính nhưng có thu nhập cao.


<b>II.</b> <b>MỘT SỐ GIẢi PHÁP NHẰM HỒN THIỆN</b>


<b>CƠNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC</b>
<b>NINH.</b>


<b>2.1. Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác xuất khẩu</b>
<b>lao động.</b>


Thứ nhất là phải hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan
đến hoạt động xuất khẩu lao động như: các quy định về thủ tục, quy trình
đăng ký hợp đồng, các chính sách như chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động,
chính sách cho vay vốn,…nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chặt chẽ của các văn
bản, chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.


Nhà nước cần tạo lập một hệ thống các chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý
và răn đe những trường hợp vi phạm pháp luật và quy định về xuất khẩu lao
động. Nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng pháp luật của các nước tiếp nhận lao
động của ta để có những văn bản hướng dẫn sao cho phù hợp.


Thứ hai, các cấp uỷ Đảng và các cấp, các ban ngành ở địa phương cần có
những biện pháp thơng tin tun truyền một cách sâu rộng những quy định


pháp luật liên quan đến vấn đề xuất khẩu lao động tới từng người dân để họ
nắm vững được pháp luật và hiểu rõ hơn về hoạt động này, tránh những vi
phạm do thiếu hiểu biết gây ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Nhà nước cũng cần xây dựng những chính sách giải quyết việc làm cho
người lao động khi họ trở về nước để ổn định cuộc sống của bản thân họ và
gia đình. Những đối tượng cịn có nhu cầu tiếp tục đi xuất khẩu lao động thì
cũng phải có những chính sách hỗ trợ cho họ nhằm tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho họ có thể tiếp tục đi xuất khẩu lao động.


Những chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo, bộ
đội xuất ngũ,…cũng phải được hồn thiện hơn nữa đồng thời có những biện
pháp quản lý chặt chẽ nguồn, quỹ hỗ trợ đó sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.


Nhà nước cũng phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ và chỉ đạo đúng
đắn cho công tác đào tạo nghề, đào tạo giáo dục định hướng cho người lao
động trước khi đi làm việc ở nước ngoài sao cho chất lượng lao động của ta
ngày càng được nâng cao hơn nữa. Quy định các mức phí cần thiết để vừa
đảm bảo lợi nhuận cho các cơ sở đào tạo vừa giảm thiểu chi phí một cách tối
đa cho người lao động.


Tăng cường hiệu quả hoạt động cho các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch
vụ việc làm trên địa bàn tỉnh.


Tăng cường hơn nữa các công tác kiểm tra, thanh tra cũng như sự phối hợp
chặt chẽ giữa các ban, ngành trong công tác này nhằm hạn chế những tiêu cực
và nâng cao hiệu quả thực sự. Song song với đó, sẽ xây dựng một lộ trình sắp
xếp phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí
của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
đặc biệt là đầu tư phát triển, tăng cường năng lực cũng như trách nhiệm của


các doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu lao động.


Riêng đối với các ban ngành cụ thể như sau:


Đầu tiên là đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan trực tiếp
có trách nhiệm quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động thì phải thực
hiện tốt các kế hoạch chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh từ đó xây dựng
những kế hoạch trình tỉnh uỷ, chỉ đạo các cơ quan phụ trách chun mơn các
phịng chun trách cấp huyện thực hiện tốt kế hoạch đề ra; Sở cũng có trách
nhiệm trực tiếp theo dõi tình hình biến động trên thị trường xuất khẩu lao
động để có những biện pháp chỉ đạo mới thích hợp, chỉ đạo hoạt động của các
trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở sao cho đảm bảo nguồn lao động
tuyển dụng cho công tác xuất khẩu lao động, quản lý hoạt động xuất khẩu lao
động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tính hợp
pháp của cơng tác xuất khẩu lao động, …


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

binh và Xã hội tỉnh nhằm quản lý tốt các khâu, các bước trong quá trình quản
lý hoạt động xuất khẩu lao động. Các tổ chức chính trị xã hội trong địa bàn
tỉnh như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,…cũng cần phải phối hợp cùng với các
cơ quan nhà nước một mặt nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người lao
động, một mặt nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với
hoạt động xuất khẩu lao động.


Nâng cao và hoàn thiện các điều kiện cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt
động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao tính pháp lý của họ và hạn chế tình
trạng lừa đảo, lợi dụng người lao động. Qua hoạt động cũng cần thiết phải có
những biện pháp khuyến khích, biểu dương đối với những doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả, co biện pháp mạnh đối với những doanh nghiệp hoạt động
kém hiệu quả để đảm bảo lợi ích cho cả Nhà nước và cả người lao động.



Chấn chỉnh, sắp xếp, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, mở
rộng và tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa nước ta với các nước bạn để
tìm kiếm những thị trường mới nhiều tiềm năng.


Cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những tranh chấp về lao
động trong nước và đặc biệt là ở nước ngoài sao cho phù hợp với luật pháp
nước sở tại và luật pháp quốc tế đảm bảo tối thiểu thiệt hại cho người lao động
của ta. Tăng cường hoạt động và tầm ảnh hưởng của các cơ quan đại diện Việt
Nam tại nước ngoài như các Đại Sứ quán Việt Nam tại các nước,…và những
cơ quan đại diện quản lý người lao động ở trong nước như Cục quản lý lao
động ngồi nước,…


Ngồi ra, cịn nhiều biện pháp khác nữa như sắp xếp lại đội ngũ doanh
nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, đầu tư nhiều hơn nữa cho ngành giáo dục
& đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cho lao động,…


<b>2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp</b>.


Các doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp trước mắt là nâng cao số
lượng và chất lượng cho lao động xuất khẩu, cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

cần phải nắm rõ được những đối thủ cạnh tranh của mình pở trong nước cũng
như ngồi nước để xem đối thủ nào mạnh, đối thủ nào yếu, đối thủ nào ngang
sức để đối phó kịp thời.


Doanh nghiệp cần phải xây dựng một kế hoạch xuất khẩu lao động theo
đúng yêu cầu của thực tế và của bản thân doanh nghiệp. Bản kế hoạch này
phải chỉ ra được rằng trong năm này, quý này, tháng này doanh nghiệp sẽ phải
đưa được bao nhiêu lao động đi làm việc có thời hạn tại từng nước cụ thể?


Bản kế hoạch này cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp cần phải tập trung phát triển
những thị trường nào? Yêu cầu của các thị trường ấy ra sao từ đó đề ra các
phương hướng tuyển chọn, đào tạo lao động một cách phù hợp nhất. Bản kế
haọch của doanh nghiệp cũng phải chỉ ra nguồn cung lao động chủ yếu chủa
doang nghiệp tập trung tại đâu? Yêu cầu đối với lao động trên thị trường đó
như thế nào?.v.v…


Để nâng cao chất lượng lao động doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp
sau:


- Hồn thiện quy trình tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định hướng cho lao
động trước khi đưa họ đi xuất khẩu đồng thời gắn kết trách nhiệm đào tạo –
giáo dục định hướng cho người lao động của các cơ sở đào tạo với chính
quyền địa phương cơ sở nơi lao động cư trú thơng qua các hình thức tun
truyền đường lối, chính sách và những điều lao động cần biết như: quyền và
nghĩa vụ của họ khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động.


- Nâng cao chất lượng đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động
bằng cách sửa đổi, bổ sung thêm những nội dung thiết thực vào trong giáo
trình đào tạo, có cơ chế ưu tiên đối với những lao động có tay nghề cao, đã
qua dào tạo như cộng thêm điểm khi tuyển chọn,… Đồng thời nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ cũng như hiểu biết cho đội ngũ cán bộ giảng dạy
cũng như cán bộ làm công tác tuyển mộ, tuyển chọn.


Các doanh nghiệp cũng phải có những biện pháp nhằm bồi dưỡng, nâng cao
trình độ cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao
động đặc biệt là các cán bộ quản lý trong và ngồi nước. Đội ngũ cán bộ này
khơng những phải giỏi về trình độ học vấn, trình độ quản lý, ngoại ngữ mà
cịn cần có những hiểu biết nhất định về pháp luật của nước ta cũng như các
nứơc tiếp nhận lao động của doanh nghiệp và luật pháp quốc tế cũng như về


mặt phẩm chất đạo đức, nhân cách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Triển khai tốt hơn nữa mơ hình liên kết trách nhiêm giữa chính quyền địa
phương với doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhằm giảm thiểu cho người lao
động những chi phí khơng cần thiết như chi phí đi lại, môi giới,… đồng thời
đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cao cho doanh nghiệp.


Cơng khai hoạt động tài chính của doanh nghiệp đặc bịêt là các khoản đóng
góp của người lao động nhằm minh bạch hố chế độ tài chính của doanh
nghiệp, tránh hiện tượng lừa đảo, gian lận tài chính,…cũng là để Nhà nước và
người lao động tin tưởng vào năng lực thực sự của doanh nghiệp.


Do lao động xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là nữ giới và với những
công việc như giúp việc gia đình, trơng trẻ, chăm sóc người bệnh nên các
doanh nghiệp có lao động đưa đi làm trong các lĩnh vực này cần có các biện
pháp đào tạo nghiệp vụ cho lao động như mở các lớp dạy nấu ăn, nữ công gia
chánh, những lớp đào tạo sơ bộ về y tế để chăm sóc người già, người bệnh,…
đồng thời có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ gia đình của các chị em trong thời
gian vắng nhà để họ yên tâm hơn trong công việc của mình.


Phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tuyển chọn và đào
tạo giáo dục lao động. Kết hợp với các cơ sở y tê, bệnh viện để tiến hành kiểm
tra sức khoẻ cho người lao động. Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống
các tiêu chuẩn tuyển chọn lao động dựa trên các tiêu chí như:


- Về độ tuổi (điều kiện này có thể theo yêu cầu của bên nước ngoài);


- Về học vấn (nhằm đảm bảo khả năng nhận thức cũng như sự hiểu biết
tối thiểu của người lao động)



- Về sức khoẻ (để đảm bảo cho người lao động có đầy đủ sức khoẻ để có
thể làm việc theo yêu cầu của bên nước ngoài dồng thời đảm bảo cho người
lao động không bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y,…)


- Về trình độ chun mơn kỹ thuật (đảm bảo tay nghề và trình độ cho
người lao động có thể thực hiện được cơng việc của mình ở bên nước ngoài);


- Về phẩm chất đạo đức, nhân cách, lối sống,…( đảm bảo ý thức chấp
hành kỷ luật, tác phong công nghiệp, nội quy, …của nước sở tại);


- Về trình độ ngoại ngữ, khả năng nhận thức,..v..v.


Tuỳ theo yêu cầu của từng thị trường mà dựa theo các tiêu chí đó doanh
nghiệp xây dựng một bản tiêu chuẩn cụ thể và chi tiết hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao
động tránh tối đa những hiện tượng tiêu cực.


Doanh nghiệp cũng phải có những chính sách hỗ trợ chi phí cho người lao
động thuộc diện khó khăn, ưu tiên đối với các đối tượng thuộc diện chính
sách, diện nghèo,…theo đúng quy định của pháp luật.


Khi lao động làm việc ở nước ngoài doanh nghiệp phải thường xuyên theo
dõi, giám sát, quản lý việc thực hiện hợp đồng của lao động bằng nhiều cách
khác nhau. Có thể liên hệ với bên chủ sử dụng lao động và trực tiếp với người
lao động theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý đối với những thị trường có
ít lao động. Với những thị trường có nhiều lao động, doanh nghiệp phải mở
văn phịng đại diện và cử cán bộ có đủ năng lực sang nước đó để trực tiếp
quản lý lao động. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc biến cố xảy ra thì cán
bộ phụ trách quản lý đó phải có trách nhiệm giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho


cả hai bên chủ dử dụng và đặc biệt là lao động. Nếu tranh chấp hoặc sự cố xảy
ra cán bộ quản lý phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản, Cục quản lý lao
động ngoài nước và cơ quan đại diện phía Việt Nam ở nước sở tại để cùng
phối hợp giải quyết,..


Doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thông những biện pháp trừng phạt
đối với những người lao động vi phạm hợp đồng như đơn phương chấm dứt
hợp đồng, tự động trở về nước, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp bên nước bạn,…
như yêu cầu đặt tiền đặt cọc, quản lý chặt chẽ chế độ tiền lương cũng như việc
chu chuyển tiền về nước của lao động,… để dăn đe và ngăn chăn, hạn chế tối
thiểu những thiệt hại do người lao động gây ra cho bản thân doanh nghiệp và
chủ sử dụng lao động nước ngồi.


Doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hơn nữa với lao động khi lao động
trở về nước trong việc hoàn tất thủ tục cho người lao động cũng như thủ tục
cho họ gia hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng mới nếu họ có nhu cầu.


Các doanh nghiệp cũng phải khơng ngừng đổi mới mình, đầu tư nâng cao
hiệu quả hoạt động của mình. Tạo lập uy tín và xây dựng cho mình một
“thương hiệu” mạnh là một trong những mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện nay bởi đó là cách thức tốt nhất để họ
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ trong và ngoài
nước.


Trên đây là một số biện pháp chủ yếu của doanh nghiệp hồn thiện cơng tác
quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Điểm yếu nhất của lực lượng lao động tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của cả
nước nói chung đó là chất lượng lao động bởi vậy để nâng cao hiệu quả cơng
tác xuất khẩu lao động và hồn thiện công tác quản lý hoạt động này biện


pháp chủ yếu của người lao động là nâng cao chất lượng của bản thân mình.


Biện pháp thứ nhất là phải nâng cao trình độ học vấn thơng qua việc tích
cực học tập rèn luyện trong các nhà trường. Hệ thống giáo dục là nơi không
chỉ rèn luyện và trau dồi học vấn, kiến thức cho người lao động mà còn là nơi
ni dưỡng ước mơ, hồi bão cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân
cách cho người lao động do đó khơng chỉ Nhà nước cần quan tâm chú ý tới
công tác này mà bản thân người lao động cũng cần phải chú ý nhiều hơn nữa
đến việc học tập rèn luyện của bản thân mình.


Thứ hai là nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật và tay nghề thông qua
việc tham gia vào các lớp đào tạo nghề. Việc này không phải là chờ các doanh
nghiệp tới tuyển dụng hay Nhà nước ra chính sách thì người lao động mới bắt
đầu đi học mà người lao động cần phải chủ động tham gia vào các khố đào
tạo nghề này để nâng cao trình độ chun mơn của bản thân mình, chuẩn bị
cho việc đăng ký tuyển mộ, tuyển chọn đi lao động xuất khẩu.


Thư ba nữa là nâng cao trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong công
nghiệp thông qua các lớp học tiếng nước ngồi và các chương trình đào tạo –
giáo dục định hướng của các đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức.


Thứ tư là cần phải nhận thức một cách đúng đắn về hoạt động xuất khẩu lao
động, tìm hiểu và nắm rõ những quy định của nhà nước về hoạt động này để
xác định rõ ràng rằng mình đi lao động chứ không phải là đi du lịch từ đó có ý
thức lao động và tuân thủ kỷ luật lao động. Nhận thức rõ hơn nữa những hậu
quả mình sẽ phải trả giá nếu vi phạm hợp đồng hoặc pháp luật của Việt Nam
và nước sở tại.


Thứ năm là thường xuyên liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại
nước sở tại và cơ quan đại diện hoặc người quản lý của doanh nghiệp xuất


khẩu lao động của mình để khi cần thiết có thể giúp mình giải quyết những
tranh chấp hoặc sự cố xảy ra.


Khi ở nước ngoài, người lao động phải ln ln có ý thức làm việc và
chấp hành quy định của chủ sử dụng lao động,


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Tìm hiểu kỹ về những thủ tục cần thiết để chuẩn bị tốt tránh tự gây ra cho
mình những phiền phức khơng đáng có và để đảm bảo tính hợp pháp cho việc
đi xuất khẩu lao động của mình.


Khi trở về nước, người lao động phải thực hiện tốt những nghĩa vụ khai
báo, làm thủ tục cần thiết với cơ quan Nhà nước để nhập cảnh trở về quê
hương. Về với gia đình, người lao động cần phải tích cực tìm kiếm việc làm
cho bản thân và sử dụng hợp lý khoản thu nhập mà bản thân dành dụm được
trong thời gian lao động ở nước ngồi. Tích cực tìm kiếm việc làm để ổn định
cuộc sống chứ khơng được có tư tưởng có tiền rồi khơng phải làm gì.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>PHẦN KẾT LUẬN</b>



Chun đề đã giải quyết được những vấn đề sau:


Thứ nhất, trình bày và tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến các vấn
đề xuất khẩu lao động và quản lý xuất khẩu lao động.


Thứ hai, nêu, phân tích và đánh giá được thực trạng xuất khẩu lao động và
việc quản lý công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh từ đó tìm ra
những ngun nhân của những thành tựu cũng như những bất cập cịn tồn tại
trong việc quản lý cơng tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh.


Thứ ba, nêu được phương hướng, mục tiêu và triển vọng của công tác xuất


khẩu lao động của nước ta và của Bắc Ninh trong các năm tới.


Cuối cùng là đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để tăng cường công tác
quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh nhằm khắc phục những mặt hạn
chế và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhà để công tác này thực
sự đạt được hiệu quả như mong muốn.


Nói tóm lại, trong thời gian gần đây Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh
đã và đang triển khai rất nhiều biện pháp hữu hiêu nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác xuất khẩu lao động của tỉnh nhà. Nhờ có vậy, Bắc Ninh đã đạt
được những thành tựu đáng kể góp phần giải quyết việc làm cho lao động
trong tỉnh và đẩy mạnh cơng tác xố đói giảm nghèo cho địa phương. Tuy
nhiên, trong thời gian này công tác xuất khẩu lao động cũng gặp phải những
khó khăn, bất cập. Chính từ thực trạng đó, người viết đã tập trung nghiên cứu
số liệu và tổng hợp lại để tìm ra những biện pháp nhằm hồn thiện công tác
quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh với hy vọng sẽ góp một phần
nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả của cơng tác xuất khẩu lao động
để công tác xuất khẩu lao động thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát
triển của quê hương Bắc Ninh nhằm thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công
nghiệp vào năm 2015 của tỉnh nhà.


Trong bài viết tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực cịn hạn chế nên
bài viết khơng tránh khỏi gặp phải những sai sót mong q thầy cơ và bạn đọc
thông cảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b> PHẦN PHỤ LỤC</b>



<b>Phụ lục 1:</b>


Bộ Luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trích)


Điều 134*


1- Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm
kiếm và mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho
người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với
pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


2- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, tự nguyện
và có đủ tiêu chuẩn, điều kiện khác của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp
luật và u cầu của bên nước ngồi thì được đi làm ở nước ngồi.


Điều 134a*


Các hình thức đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi gồm có:
1- Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài;


2- Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khốn cơng trình ở
nước ngồi;


3- Đưa lao động đi làm việc theo các dự án đầu tư ở nước ngồi;
4- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.


Điều 135*


1- Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động phải có giấy phép của cơ
quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền.


2- Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động có những quyền và nghĩa
vụ sau:



a) Phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu lao động với cơ quan quản lý nhà nước
về lao động có thẩm quyền;


b) Khai thác thị trường, ký kết hợp đồng với bên nước ngồi;


c) Cơng bố cơng khai các tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn, quyền lợi, nghĩa
vụ của người lao động;


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

đ) Tổ chức việc đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi
đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;


e) Ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với người lao động; tổ chức cho
người lao động đi và về nước theo đúng hợp đồng đã ký và quy định của pháp
luật;


g) Trực tiếp thu phí xuất khẩu lao động, đóng tiền vào quỹ hỗ trợ xuất khẩu
lao động theo quy định của Chính phủ;


h) Quản lý và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong thời gian làm việc
theo hợp đồng ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật
nước sở tại;


i) Bồi thường thiệt hại cho người lao động do doanh nghiệp vi phạm hợp
đồng gây ra;


k) Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do người lao động vi phạm hợp đồng
gây ra;


l) Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.



3- Doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi
để thực hiện hợp đồng nhận thầu, khốn cơng trình và dự án đầu tư ở nước
ngồi phải đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước về lao động có thẩm
quyền và thực hiện quy định tại các điểm c, d, đ, e, h, i, k và l khoản 2 Điều
này.


4- Chính phủ quy định cụ thể về việc người lao động có hợp đồng đi
làm việc ở nước ngồi khơng thơng qua doanh nghiệp.


Điều 135*


1- Người lao động đi làm việc ở nước ngồi có những quyền và nghĩa vụ
sau:


a) Được cung cấp các thơng tin liên quan tới chính sách, pháp luật về lao
động, điều kiện tuyển dụng, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động làm
việc ở ngoài nước;


b) Được đào tạo, giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
c) Ký và thực hiện đúng hợp đồng;


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

đ) Tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và tôn trọng phong
tục, tập quán nước sở tại;


e) Được bảo hộ về lãnh sự và tư pháp;
g) Nộp phí về xuất khẩu lao động;


h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
Việt Nam hoặc của nước sở tại về các vi phạm của danh nghiệp xuất khẩu lao


động và của người sử dụng lao động nước ngoài;


i) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra;


k) Được bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng gây ra.
2- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 135 có những quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm
a, b, c, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.


Điều 135b*


Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo lao động xuất khẩu; tổ chức, quản
lý và sủ dụng lao động ở nước ngoài và việc thành lập, quản lý và sử dụng
Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động.


Điều 135c*


1- Nghiêm cấm việc tuyển và đưa người lao động ra nước ngoài làm việc
trái pháp luật.


2- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lợi dụng xuất khẩu lao động để tuyển
chọn, đào tạo, tổ chức đưa người lao động ra nước ngồi làm việc trái pháp
luật thì bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường cho người lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>Phụ lục 2: </b>


Trích Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.


Quy định về thủ tục cấp phép hoạt động chuyên doanh và đăng ký hợp


đồng đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại:


Điều 5


2. Doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện dưới đây được xem xét cấp
phép hoạt động chuyên doanh đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngồi:


b) Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể thuộc Trung ương
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội đồng Trung ương Liên minh Hợp tác
xã Việt Nam, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam;


c) Có vốn điều lệ từ một tỷ đồng trở lên;


d) Doanh nghiệp phải có ít nhất 50% cán bộ quản lý và điều hành hoạt
động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi có trình độ đại học trở lên,
có ngoại ngữ để trực tiếp làm việc với đối tác nước ngoài. Người lãnh đạo và
đội ngũ cán bộ quản lý phải có lý lịch rõ ràng, chưa bị kết án hình sự;


e) Có tài liệu chứng minh khả năng ký kết hợp đồng và thực hiện việc đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài.


2. Hồ sơ xin phép hoạt động chuyên doanh gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp phép hoạt động chuyên doanh;


b) Các văn bản chứng minh về vốn và tình hình tài chính của doanh
nghiệp tại thời điểm xin cấp phép, có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm
quyền;



c) Luận chứng kinh tế về khẳ năng hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh
vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi, có ý kiến của
Thủ trưởng cơ quan chủ quản của doang nghiệp (Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn
thể Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương là cơ quan chủ quản của doanh nghiệp);


d) Quyết định thành lập doanh nghiệp chyên doanh đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

lập thì Thủ trưởng Bộ, ngành, cơ quan Trung ương các đoàn thể hoặc chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thoả thuận với
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bằng văn bản trước ra khi quyết định.


3. Hồ sơ xin phép hoạt động chuyên doanh gửi về Bộ Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội.Thời hạn xem xét cấp giấy phép không quá 15 ngày,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này; lệ phí
giấy phép hoạt động chuyên doanh là 10.000.000 (mười triệu đồng).


Điều 6.


<i><b>2.</b></i> Doanh nghiệp đăng ký hợp đồng tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội theo quy dịnh sau đây:


a) Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh phải đăng ký hợp
đồng ít nhất ba ngày trước khi tổ chức tuyển chọn người lao động đi làm việc
ở nước ngoài.


b) Doanh nghiệp khơng có giấy phép hoạt động chun doanh quy định tại
khoản 2 Điều 3 Nghị định này phải đăng ký hợp đồng ít nhất bảy ngày trước
khi tổ chức tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.



c) Hồ sơ đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp gồm có:
b) Bản sao hợp đồng đã ký với bên nước ngồi;


c) Đối với doanh nghiệp khơng có giấy phép hoạt động chuyên doanh quy
định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này phải có văn bản chứng minh khả năng
tài chính của doanh nghiệp đảm bảo thực hiện hợp đồng tại thời điểm đăng ký
hợp đồng, có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền.


2. Người lao động đi làm việc theo hợp đồng lao động cá nhân ký kết với
người sử dụng lao động ở nước ngoài phải đăng ký hợp đồng lao động tại Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người lao động thường
trú. Hồ sơ xin đăng ký hợp đồng lao động cá nhân gịm có:


 Đơn xin đi lao động ở nước ngồi, có xác nhận của Uỷ ban
nhân dân phường, xã, thị trấn về nơi thường trú của người lao động. Đối với
những người đang làm việc ở các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất dịch vụ
thì cần có thêm xác nhận của nơi người lao động làm việc;


 Bản sao hợp đồng lao động hoặc bản sao văn bản tiếp nhận
làm việc của bên nước ngoài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

và Xã hội quyết định việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng với
bên nước ngoài.


Nghị định cũng quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương
trong việc đưa người lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi
như sau:


Điều 18. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:



1. Đàm phán, ký kết các Hiệp định Chính phủ về hợp tác
sử dụng lao động với nước ngồi theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ;


2. Xác định chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và 5 năm về đưa
lao động đi làm việc ở nước ngoài; phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể
Trung ương và địa phương chỉ đạo thực hiện;


3. Nghiên cứu các chính sách, chế độ liên quan đến việc
đưa lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi để trình Chính
phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các
chính sách, chế độ đó;


4. Nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước và quy
định các điều kiện làm việc, sinh hoạt cần thiết cho người lao động, quy định
các danh mục các nghề cấm, các khu vực cấm đưa lao động Việt nam đi làm
việc ở nước ngoài;


5. Hướng dẫn công tác bồi dưỡng nghề, tạo nguồn lao
động đi làm việc ở nước ngồi; quy định các chương trình đào tạo, giáo dục
định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Thành lập
các trung tâm quốc gia đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao và
ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngồi nước;


6. Cấp, đình chỉ và thu hồi giấy phép hoạt động chuyên
doanh, nhận đăng ký hợp đồng và thu lệ phí, phí quản lý theo quy định;


7. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan và
doanh nghiệp có liên quan đến việc thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngồi; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng theo


quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 3 Điều 24 của Nghị định này;


8. Định kỳ báo cáo với Thủ tướng về tình hình lao động
Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngồi;


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

10. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ban Tổ chức – Cán
bộ Chính phủ nghiên cứu tổ chức bộ phận quản lý lao động trong cơ quan đại
diện Việt Nam ở những nước và khu vực có nhiều lao động Việt Nam làm
việc hoặc có nhu cầu và khả năng nhận nhiều lao động Việt Nam với số lượng
biên chế, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phù hợp với Pháp lệnh về vơ
quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi.


Điều 19.


2. Bộ tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội quy định chi tiết việc thu và sử dụng lệ phí, phí quản lý và phí dịch vụ;
mức và thể thức giữ tiền đặt cọc của người lao động.


3. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quản lý Nhà nước
đối với lao động Việt Nam ở nước sở tại; thông qua Bộ Ngoại giao cung cấp
kịp thời cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thơng tin về tình hình thị
trường lao động nước ngồi và tình hình người lao động Việt Nam ở nước sở
tại; liên hệ với các cơ quan chức năng của nước sở tại để giúp Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội thiết lập quan hệ hợp tác sử dụng lao động; phối hợp
với các tổ chức, cơ quan hữu quan của nước sở tại và các tổ chức quốc tế để
giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người
lao động và doanh nghiệp Việt Nam.


4. Bộ Công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội trong việc quản lý người lao động đi làm việc


ở nước ngoài; tạo điều kiện để người lao động được cấp hộ chiếu một cách
thuận lợi theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu về thời gian thực
hiện hợp đồng với bên nước ngoài.


5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành trong phạm vi trách nhiệm
của mình đưa nội dung hợp tác lao động với nước ngoài vào các kế hoạch phát
triển kinh tế đối ngoại, các chương trình hợp tác quốc tế, cùng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội xác định chỉ tiêu kế hoạch về đưa lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài hàng năm, 5 năm.


6. Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu trình
Chính phủ ban hành hoặc ban hành kèm theo thẩm quyền các chính sách tạo
điều kiện để người lao động và doanh nghiệp đưa lao động Việt nam đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài thực hiện các quyền quy định tại khoản 3 Điều
8, khoản 1 Điều 10 và Điều 17 của Nghị định này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

1. Thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định số
lượng các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý được phép đưa người lao động
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật;


2. Chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của các doanh
nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, đồng
thời phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh;


3. Báo cáo tinh hình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh
nghiệp thuộc phạm vi quản lý; lập kế hoạch hàng năm, 5 năm về việc đưa lao
động đi làm việc ở nước ngoài gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để
tổng hợp báo cáo Chính phủ.


Điều 21. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế


hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành có liên
quan quy định chi tiết việc người lao động thuộc các đối tượng chính sách có
cơng với nước và người lao động nghèo được vay tín dụng để nộp tiền đặt cọc
và lệ phí trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>Phụ lục 3</b>:


Trích Quy chế đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt
Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi (ban hành kèm theo Quyết định số


1635/1999/QĐ-BLĐTB&XH ngày 13 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ
LĐ-TB & XH).


- Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc
có thời hạn ở nước ngồi được thực hiện ở các trường, trung tâm dạy nghề và
đào tạo thuộc Bộ, ngành, địa phương có giấy phép hoạt động hợp pháp.


Chương trình đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động gồm những
nội dung chính sau:


1. Dạy ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động
(Theo hợp đồng).


2. Giáo dục định hướng những điều cần biết có liên quan:


 Luật Lao động, Luật hình sự, Luật xuất - nhập cảnh và cư
trú của Việt nam và của nước tiếp nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân
thủ pháp luật;


 Phong tục, tập quán, tôn giáo, điều kiện làm việc và sinh


hoạt, quan hệ cư xử giữa chủ và thợ của nước tiếp nhận lao động, kinh nghiệm
giao tiếp.


 Nội dung hợp đồng lao động mà doanh nghiệp đã ký với
đối tác nước ngoài và nội dung sẽ ký với người lao động, quyền lợi, nghĩa vụ
và trách nhiệm pháp lý của người lao động trong việc thực hiện các điều cam
kết đã ký trong hợp đồng.


 Trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động; trách
nhiệm của người lao động với doanh nghiệp; trách nhiệm của người lao động
với Nhà nước.


 Kỷ luật và tác phong công nghiệp.Những quy định, quy
phạm về an tồn lao động trong xí nghiệp, công, nông trường và trên các
phương tiện vận tải, tàu cá.


3. Dạy nghề, nâng cao trình độ tay nghề tuỳ theo yêu cầu của mõi
nước tiếp nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

- Ngiêm cấm các lớp đào tạo lợi dụng việc dạy
nghề, đào tạo giáo dục định hướng để tuyên truyền, quảng cáo lừa gạt người
lao động.


Người lao động có nghĩa vụ sau:


- Chấp nhận sự bố trí, tổ chức đào tạo của doanh nghiệp được
phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.


- Nghiêm túc thực hiện nội quy của cơ sở đào tạo và giáo dục
định hướng cho người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngồi.



- Trực tiếp đóng góp phí đào tạo nghề (nếu có), phí đào tạo và
giáo dục định hướng cho doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà
nước.


Người lao động có những quyền lợi sau:


- Được học tập đày đủ các nội dung về đào tạo và giáo dục
định hướng quy định tại Điều 4 Quy chế này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>Phụ lục4</b>


: Mẫu chứng chỉ ban hành kèm theo Quy chế đào tạo và giáo dục định
hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi,


ngày 13/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.


BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘi


<b>CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VỚi NƯỚC</b>
<b>NGOÀI</b>


<b>CHỨNG CHỈ</b>



<b>ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG</b>
<b>CHO LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC CÓ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VỚI NƯỚC NGOÀI</b>


<i>Ảnh</i>


<i>3x4</i>


<i>Chữ ký của người được cấp:</i>


<i>Vào sổ số:</i>


<i>Ngày….. tháng….năm….</i>


<i>Số hiệu: ĐT – QLLĐNN</i>


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Đ</b>


<b> ộc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


GIÁM ĐỐC/HIỆU TRƯỞNG


………..
………..
Cấp cho:………
Sinh ngày:…….tháng……..năm……..


Đã hoàn thành chương trình đào tạo và giáo dục
định hướng cho lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước


………..
Thời gian đào tạo:…./…./…. đến…./…./…..
……, ngày…..tháng…..năm…….



GIÁM ĐỐC/HIỆU TRƯỞNG


<b>Phụ lục 5</b>:


Mẫu hợp đồng lao động ban hành kèm theo Quy chế ngày 30 tháng 6 năm
1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.


CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ


ộc lập - Tự do - Hạnh phúc


<b>HỢP ĐỒNG</b>



<b>ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI</b>


(<b>Giữa người lao động và doanh nghiệp Việt Nam)</b>


Hợp đồng đi làm việc có thời hạn tại nước……….
<i>Hơm nay, ngày……. Tháng ….. năm 200</i>


<b>Chúng tôi gồm:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

- Ngày, tháng, năm sinh:………..
- Số chứng minh thư:……….…..; ngày cấp:………...………
Cơ quan cấp:………..; nơi cấp:………...
- Địa chỉ trước khi đi:………...………
- Nghề nghiệp trước khi đi:………..………
- Khi cần báo tin cho:……….. địa chỉ:………
………..………...



<b>Hai bên thỏa thuận và cam kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau</b>
<b>đây:</b>


<b>Điều 1.</b> Thời gian và công việc của hợp đồng:


- Thời gian hợp đồng:………...………...
- Thời gian thử việc:………...………. ………
- Thời gian làm việc: (giờ/ngày, giờ/tuần, các ngày nghỉ v.v…..)


- Nước đến làm việc:…………..………..
- Nơi làm việc của lao động:………. (nhà máy, công trường cơ
quan tổ chức tiếp nhận) ……….


- Loại công việc:………..………....


<b>Điều 2.</b> Quyền lợi và nghĩa vụ của lao động:


<b>A - Quyền lợi:</b>


1. Tiền lương theo hợp đồng mà doanh nghiệp Việt nam ký với tổ
chức kinh tế nước ngoài:…………/tháng.


2. Tiền lương làm thêm giờ: ……..(ghi rõ mức được hưởng nếu có)
……...


3. Tiền thưởng:……..(nếu có)


4. Tiền lương thực lĩnh hàng tháng (sau khi trừ các khoản phí dịch
vụ, phí quản lý ở nước ngoài, bảo hiểm xã hội,…và các khoản phải nộp


khác theo pháp luật Nhà nước Việt Nam và pháp luật của nước đến làm
việc là:…../tháng.


5. Chi trả lương: (chi trả hàng tháng tại đâu, ai trả …ghi rõ vào hợp
đồng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

7. Được hưởng bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế theo quy định của
ai?


8. Trong thời gian làm việc tại nước ngoài lao động ốm nặng ai chịu
tiền viện phí (ghi rõ).


9. Được cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động (ghi rõ ai cung
cấp).


10. Tiền cho phương tiện đi, về, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc
v.v…


<b>B – Nghĩa vụ của người lao động</b>.


1. Người lao động phải qua kiểm tra sức khỏe và làm hồ sơ gồm: lý lịch
có xác nhận của cấp phường, thị trấn, thủ tục cho xuất cảnh.


2. Thực hiện đầy đủ các điều khoản thuộc trách nhiệm, nghĩa vụ của
người lao động trong các hợp đồng đã ký kết: giữa doanh nghiệp Việt
nam với người lao động và tổ chức kinh tế nước ngoài.


3. Tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do người lao động gây ra trong
thời gian làm việc tại …….;



4. Phải nộp cho doanh nghiệp Việt Nam trước khi đi một khoản tiền sau:


- Tiền đặt cọc theo quy định là:


……….……….


- Tiền phí dịch vụ:


………..……….


- Tiền bảo hiểm xã hội:


……….………..


- Phí quản lý ở nước ngoài (nếu có):
……….……..


- Tiền vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm


việc:………


………..………...
5. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nước đến làm việc, nội quy, quy chế,
chế độ làm việc của cơ quan, ttổ chức hoặc doanh nghiệp tiếp nhận lao
động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

7. Thực hiện đúng thời gian làm việc ở cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp
tiếp nhận được chỉ định cho đến khi hết hạn hợp đồng. Khi kết thúc hợp
đồng nếu gia hạn phải được sự đồng ý của doanh nghiệpcử đi và tổ chức
tiếp nhận, nếu khơng được gia hạn thì phải về nước không ở lại bất hợp


pháp, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng, phải bồi
hoàn thiệt hại cho doanh nghiệp, mức độ bồi thường theo các quy định hiện
hành của Nhà nước Việt Nam và nước đến làm việc.


<b>Điều 3</b>. Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp Việt Nam:


<b>A - Quyền hạn</b>


<b>1.</b> Được thu các khoản tiền theo quy định tại mục B Điều 2 trên
đây.


<b>2.</b> Giám đốc doanh nghiệp có quyền thi hành kỷ luật với các hình
thức phê bình, cảnh cáo hoặc chấm dứt hợp đồng và đòi người lao động
phải bồi thường mọi chi phí và thiệt hại do lỗi của người lao động gây ra
(nếu có).


<b>B – Trách nhiệm</b>


1. Làm thủ tục xin cấp hộ chiếu, thủ tục với phía đối tác xin visa,
mua vé máy bay, thực hiện chương trình tập huấn bắt buộc cho người lao
động trước khi đi ra nước ngoài.


2. Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động theo Điều 2
mục A hợp đồng này.


3. Giám sát tổ chức tiếp nhận, sử dụng lao động về việc thực hiện
các điều khoản đã ký bảo đảm quyền lợi cho người lao động.


4. Doanh nghiệp có trách nhiệm giữ khoản tiền đặt cọc, đảm bảo
khi người lao động về nước nếu không gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì


phải hồn trả lại cho người lao động kể cả tièn lãi, trả sổ bảo hiểm, sổ lao
động cho người lao động.


5. Quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài,
trực tiếp giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh từ khi đưa đi đến khi
thanh lý hợp đồng, chuyển trả về nơi trước khi đi.


<b>Điều 4.</b> Trách nhiệm thực hiện hợp đồng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>Điều 5.</b> Gia hạn hợp đồng:


Trường hợp, hợp đồng giữa người lao động và tổ chức nhận được gia hạn
thêm thì doanh nghiệp Việt Nam và người lao động có trách nhiệm thực hiện
đầy đủ các khoản tại Điều 2, Điều 3 của hợp đồng này.


<b>Điều 6</b>. Hợp đồng này được làm thành hai bản, một bản do doanh nghiệp
giữ, một bản do người lao động giữ để thực hiện, có hiệu lực kể từ ngày ký và
có giá trị trong thời hạn….. năm.


Hai bên đại diện doanh nghiệp và người lao động đã đọc kỹ và hiểu rõ các
điều khoản trên nhất trí ký tên.


NGƯỜI LAO ĐỘNG
<i>(Ký tên, ghi rõ họ tên)</i>


ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
<i>(Ký tên, đóng dấu</i>)


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>




1. Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã được sửa đổi, bổ xung năm 2002,2006.


2. Chính phủ nước Cộng Hồ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
-Nghị định số 152/1999/NĐ – CP ngày 20/9/1999.


3. Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
-Nghị định số 81/2003/NĐ – CP.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

định số 1635/1999/QĐ-BLĐTB&XH ngày 13 tháng 12 năm 1999 của Bộ
trưởng Bộ LĐ-TB & XH).


5. Quy chế ngày 30 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Lao
động– Thương binh và Xã hội.


6. Đỗ Hoàng Toàn + Mai Văn Bưu – Khoa Khoa Học Quản Lý –
ĐH KTQD – Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân –HN, 2002.


7. Đoàn thị Thu Hà + Nguyễn thị Ngọc Huyền – Khoa Khoa Học
Quản Lý –ĐH KTQD –Giáo trình Khoa Học Quản Lý–HN, 2004.


8. Khoa khoa học quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình
Lý thuyết quản trị kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2000.


9. Nguyễn Vân Điềm + Nguyễn Ngọc Quân – Khoa Kinh Tế Lao
Động và Dân Số - ĐH KTQD – Giáo trình Quản trị nhân lực – HN,2004.


10. Nguyễn Quang Vinh – Giúp bạn lựa chọn tham gia lao động
xuất khẩu.



11. Bản tin lao động thị trường số 6/2006 – Vài nét về xuất khẩu
lao động ở Việt Nam –tr.1, GS.TS Đặng Đình Đào.


12. Bản tin thị trường lao động số 8/2006-Một số vấn đề về xuất
khẩu lao động 2000-2005 – tr 9, CN.Nguyễn Văn Dư.


13. http:// www.thanhnienonline.com.vn – tác giả Ngọc Minh,
ngày 27/4/2005.


14. http:// <i>www.moi.gov.vn</i> -ngày 04/04/2007.


15. http:// www.bacninh.gov.vn - Thứ 2, ngày 22/01/2007.


16. Kết quả điều tra lao động - việc làm tỉnh Bắc Ninh qua các năm
2001– 2006 - Phòng Quản lý lao động - tiền công - tiền lương - Sở Lao
động – TB&XH tỉnh Bắc Ninh.


17. Báo cáo công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh năm
2001-2006 - Phòng Quản lý lao động - tiền công - tiền lương - Sở Lao
động – TB&XH tỉnh Bắc Ninh.


18. Chương trình phát triển nguồn nhân lực - giải quyết việc làm
giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 - Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

20. Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2005.
21. Số liệu thống kê - Cục Thống kê.


22. . Danh sách các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động trên địa



</div>

<!--links-->
Đảm bảo tiền vay và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHN0&PTNT Lý Nhân tỉnh Hà Nam.doc
  • 39
  • 984
  • 9
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×