Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại lâm trường kim bôi, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 83 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, là bộ phận quan trọng của mơi
trường sống, có giá trị lớn đối với nền kinh tế đất nước, gắn liền với đời sống nhân
dân và sự sống còn của dân tộc ta. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, rừng đã có những
đóng góp đáng kể vào cơng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giúp đồng bào
khắc phôc hậu quả của chiến tranh và hơn hết là cung cấp sản phẩm cho phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do con người khai thác rừng một cách
bừa bãi, không tuân thủ theo các quy luật tự nhiên, các tác động của con người đã
và đang làm suy giảm số lượng và chất lượng rừng rõ rệt. Suy thoái tài nguyên rừng
đã làm cho đất đai bị xói mịn, lũ lụt xảy ra với tần suất cao, mơi trường khí hậu
biến đổi và diễn biến phức tạp đe dọa tính mạng, tài sản và sự phát triển bền vững
của đất nước. Thực tế đã cho thấy nếu chỉ bảo vệ rừng bằng các biện pháp truyền
thống như dùng hệ thống pháp luật, các chương trình, dự án… thì hiệu quả của việc
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hầu như không cao. Do vậy, một trong các biện
pháp quan trọng hiện nay đang được cả cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia
đặc biệt quan tâm là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng
chỉ rừng (CCR) trong bảo vệ, duy trì và phát triển rừng.
QLRBV phải đạt được sự bền vững trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội và
mơi trường. Đối với mỗi quốc gia, đó là nhận thức về các giải pháp bảo vệ mà vẫn
sử dơng tối đa các lợi ích từ rừng. Đối với chủ rừng đó cịn là nhận thức về quyền
xuất khẩu lâm sản của mình vào mọi thị trường quốc tế với giá bán cao. Chứng chỉ
rừng chính là sự xác nhận bằng văn bản cho chủ rừng đáp ứng được các tiêu chuẩn
và tiêu chí QLRBV. Chứng chỉ rừng hỗ trợ rất nhiều cho vấn đề quản lý rừng bền
vững và đảm bảo rằng tất cả các hoạt động lâm nghiệp cần được thực hiện dưới sự
đồng thuận của các nhóm dâm tộc hoặc cộng đồng địa phương. Chứng chỉ do Hội
đồng quản trị rừng thế giới (FSC) cấp là một trong những chứng chỉ rừng rất được
quan tâm hiện nay.
FSC (Forest Stewardship council) là một tổ chức quốc tế, phi lợi nhuận được
thành lập vào tháng 02 năm 1996 tại Mexico, hiện nay trơ sở chính của FSC được


đặt tại Born (Đức). Nhằm đem đến những giải pháp, khuyến khích và kiểm sốt
việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với mơi trường, có lợi ích xã hội và đạt hiệu
quả kinh tế.


2

FSC đã thiết lập được một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về việc quản lý rừng có
trách nhiệm. Hình thành một chương trình thừa nhận các Tổ chức chứng nhận (bên
thứ ba độc lập) và ủy quyền cho các Tổ chức này chứng nhận cho các nhà quản lý
rừng hay các nhà sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng theo tiêu chuẩn FSC.
Nhãn logo FSC và nhãn dán trên sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng trên tồn
thế giới có thể nhận biết được các tổ chức hay sản phẩm ủng hộ chương trình quản
lý rừng có trách nhiệm. Có 10 nguyên tắc và 56 chuẩn mực của FSC kết hợp các bổ
sung cần thiết về quản lý rừng ở các cấp quốc gia và trong quốc gia để áp dụng với
các loại rừng trên toàn Thế giới được FSC thừa nhận, tạo nên tiêu chuẩn rừng FSC.
Có 03 loại chứng chỉ FSC đang được tổ chức chứng nhận cung cấp đó là:
- FSC – FM (FSC – forest Management Certificate) – Chứng nhận quản lý
rừng FSC: yêu cầu cho một khu rừng xác định phải tuân thủ các yêu cầu liên quan
đến các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế theo yêu cầu của FSC.
- FSC – CoC (FSC – Chain of Custody Certificate) – Chứng nhận chuỗi hành
trình sản phẩm FSC: yêu cầu các tổ chức chứng minh các sản phẩm gỗ được giao
dịch từ các nguồn gốc được chứng nhận của tổ chức chứng nhận.
- FSC – CoC/CW (FSC – Chain of Custody/ Control Wood Certificate) –
Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm FSC/ Đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát
FSC: yêu cầu các tổ chức chứng minh các sản phẩm gỗ được giao dịch từ các nguồn
gốc được chứng nhận FSC và các nguồn gốc gỗ có kiểm sốt FSC, các sản phẩm
này có thể sử dơng nhãn FSC và dấu chứng nhận của tổ chức chứng nhận.
Chuỗi hành trình sản phẩm CoC là con đường mà nguyên liệu thô từ rừng phải
trải qua để đến với người tiêu dùng, bao gồm những giai đoạn liên tôc của việc chế

biến, vận chuyển, sản xuất, bảo quản và phân phối. Là quá trình nhận dạng gỗ từ
khu rừng được chứng nhận cho tới khi sản phẩm được dán nhãn.
Lâm trường Kim Bơi – Hịa Bình là đơn vị hoạt động kinh doanh và bảo vệ
rừng tại khu vực Hòa Bình. Do nhìn nhận được yêu cầu cấp thiết của việc quản lý
rừng theo hướng tiên tiến cũng như hoạt động đánh giá quản lý rừng và chuỗi hành
trình sản phẩm tiến tới CCR, lâm trường rất cần được tư vấn, hỗ trợ phương pháp
đánh giá để xác định được những tiêu chuẩn chưa đạt, điều chỉnh hoạt động để đáp
ứng các tiêu chuẩn và tiêu chí QLRBV. Để góp phần giải quyết những tồn tại trên
và đưa ra định hướng hoạt động cho Lâm trường Kim Bơi – Hịa Bình tơi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế
hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại Lâm trường Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình”.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và quan điểm chung về QLRBV
QLRBV được đặt ra do nhu cầu phát triển bền vững trên toàn thế giới. Phát
triển bền vững là một quá trình với những khái niệm:
“Phát triển bền vững là bảo tồn và tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới
của hệ sinh thái” - Hội nghị Paris, 11/1991.
“Phát triển bền vững là phát triển phải thỏa mãn nhu cầu của người hiện tại
không được gây tổn hại cho đời sau” – Brazin, 4/1992.
Rừng là một trong số các nguồn tài nguyên thiên nhiên được chú trọng bởi vai trò
và tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng
như khu vực và thế giới. Như các dạng tài nguyên khác, rừng là đối tượng tài
nguyên cần phải kinh doanh theo các tiêu chí của phát triển bền vững từ đó khỏi
niệm về QLRBV được đưa ra:
ITTO, 2005 định nghĩa “QLRBV là Quá trình quản lý đất rừng cố định để đạt

được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý có thể có liên quan tới việc sản xuất lưu thông
liên tục các lâm sản và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm quá mức về những giá
trị vốn có và năng suất trong tương lai và khơng có những hiệu quả khơng mong muốn
q đáng về mơi trường tự nhiên và xã hội.”
Tiến trình Helsinki định nghĩa: “QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo
cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng
tái sinh, sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện, hiện
nay và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng, ở cấp
địa phương, quốc gia, tồn cầu, và khơng gây ra những tổn hại đối với các hệ sinh
thái khác.”
Năm 1993, hội nghị bộ trưởng lâm nghiệp các nước trên thế giới (tại châu
Âu) đã đề xuất “Kinh doanh rừng là tiến hành kinh doanh và lợi dụng rừng với các
phương pháp và cường độ nào đó để làm sao nâng cao việc bảo tồn tính đa dạng
sinh vật, sức sản xuất, năng lực tái sinh, sức sống và phát huy được chức năng sinh
thái, kinh tế và xã hội ở mức độ khu vực, quốc gia và toàn cầu hiện tại và trong
tương lai.”
QLRBV là một thuật ngữ được nhiều cơ quan tổ chức đưa ra, đối với từng cơ
quan, tại những thời điểm khác nhau lại có cách hiểu khác nhau nhưng đều thể hiện
nguyện vọng cơ bản của con người là thúc đẩy và lợi dụng lâu dài rừng với những


4

vai trị của nó ở mức độ cao về các mặt kinh tế, môi trường, xã hội, cảnh quan...
QLRBV cũng được đánh giá bằng nhiều phương pháp và tiêu chí khác nhau nhưng
cốt lõi vẫn dựa trên các nguyên tắc và thực thi: phòng hộ (i), tuân theo tự nhiên (ii),
tính cơng ích của rừng (iii), lợi dụng và tiết kiệm (iv).
QLRBV đạt được mục tiêu của nhà quản lý đề ra đòi hỏi thực hiện những
giải pháp kỹ thuật lâm sinh, những biện pháp quản lý kinh tế, xã hội tại rừng, khu
vực quanh rừng với đối tượng quản lý trực tiếp là rừng, cộng đồng sống quanh rừng.

Mặc dù thuật ngữ về QLRBV ra đời cách đây không lâu và được đưa ra như một
nguyên tắc, nhiệm vụ bắt buộc trên toàn thế giới nhưng những biện pháp lâm sinh,
quy chế quản lý kinh tế xã hội nhằm đạt tới mục tiêu bền vững đó được thực hiện
tại nhiều nơi ở những cấp độ khác nhau.
+ Đầu thế kỷ XVIII các nhà lâm học Đức: G.L.Harting, Heyer, Hundesagen đề xuất
nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loài đều tuổi.
+ Cũng vào thời gian này, nhà lâm học người Pháp, Gournad; và nhà lâm nghiệp
Thụy Sỹ, H.Biolley cũng đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh sản lượng đối với
rừng khác tuổi khai thác chọn.
Nội dung cơ bản trong QLRBV là đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng bền vững
tài nguyên rừng trên các mặt:
- Về kinh tế: Đạt năng suất cao và ngày càng tăng; chất lượng tốt; đạt giá trị
sản phẩm trên đơn vị diện tích cao; giảm rủi ro đến mức tối thiểu.
- Về mặt mơi trường: Duy trì và khơng ngừng cải thiện sức sản xuất của đất;
Tăng độ che phủ của lớp thảm thực vật; bảo vệ nguồn nước
- Về mặt sinh thái và đa dạng sinh học: Tăng cường sức chống chịu của hệ
sinh thái; bảo tồn đa dạng sinh học
- Về mặt xã hội nhân văn: Khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của con
người; sự phù hợp với năng lực thực tế của người thực hiện; không ngừng nâng cao
khả năng thu nhập của người dân; phù hợp với pháp luật hiện hành; sự chấp nhận
của cộng đồng
Để đạt được hiệu quả tổng hợp các mặt trên, nhà quản lý phải có những biện
pháp tác động thích hợp trên nhiều phương diện từ gián tiếp đến trực tiếp, từ bên
ngoài và từ bên trong tới rừng. Có thể phân chia thành 2 nhóm cơ bản: (1) nhóm các
tác động xã hội và (2) nhóm tác động về mặt kỹ thuật. Các biện pháp kỹ thuật cần
đảm bảo phù hợp với cấu trúc hiện tại và động thái rừng trong tương lai, các biện
pháp xã hội cần quan tâm tới xu thế và tác động xã hội. Muốn vậy, đối với mỗi đơn


5


vị sản xuất, mỗi đơn vị rừng cần được nghiên cứu đầy đủ về cấu trúc và động thái từ
đó kết hợp với các tiêu chí khác đưa ra biện pháp tác động sao cho kinh doanh có
hiệu quả nhất.
CCR bao gồm cả chứng chỉ gỗ, là công cụ để giúp thực hiện QLRBV. Có
được CCR thể hiện tác dụng trên các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường mà chủ thể
quản lý đạt được.
CCR được các tổ chức cấp trên nguyên tắc: CCR áp dụng cho mọi đơn vị
quản lý rừng có chức năng sản xuất lâm sản và đang thực hiện các hoạt động sản
xuất kinh doanh, với quy mô khác nhau, kể cả khu vực nhà nước và tư nhân. CCR
là một q trình hồn tồn tự nguyện.
1.2. Các tổ chức cấp CCR trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều các tổ chức được quyền cấp CCR, mỗi tổ chức đều
xây dựng những nguyên tắc, tiêu chuẩn, tiêu chí riêng để đánh giá, giám sát tính bền
vững trong quản lý rừng. Trong đó nổi bật là một số tổ chức với tầm hoạt động trên
khắp thế giới:
1) Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council - FSC)
2) Tổ chức cấp chứng chỉ rừng liên châu Âu (The Pan - European Forest
Certification - PEFC)
3) Tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc gia Malaysia và Kerhout
Hội đồng quản trị rừng thế giới đã uỷ quyền cho nhiều tổ chức được cấp
chứng chỉ rừng như:
1. SGS Forestry - QUALIFOR (Anh)
2. Hiệp hội đất, Chương trình Woodmark (Anh)
3. BM TRADA Certification (Anh)
4. Hệ thống chứng chỉ khoa học (Scientific Certification System), chương
trình bảo tồn rừng (Mỹ)
5. Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance), Chương trình Smartwood
6. SKAL (Hà lan)
7. Silva Forest Foundation (Canada)

8. GFA Terra System (Đức)


6

9. South African Bureau for Standards - SABS (Nam Phi)
10. Institute for Martokologic - IMO, (Thôy sỹ )
1.2.1.Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC)
FSC là tổ chức uy tín nhất và có phạm vi rộng lớn trên tồn thế giới. FSC
được thành lập vào tháng 10/1993 tại Toronto – Canada bởi một nhóm gồm 130
thành viên khác nhau từ 26 quốc gia, bao gồm đại diện của các cơ quan môi trường,
các thương gia, các cộng đồng dân bản xứ, đại diện các ngành công nghiệp và các
cơ quan cấp chứng chỉ. Năm 1994 các thành viên sáng lập đó thơng qua các ngun
tắc và tiêu chuẩn FSC, cùng với Quy chế FSC (ngày nay gọi là By-Laws) áp dụng
đánh giá cho rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng ôn đới, nhiệt đới và mọi đối tượng
khác. Trụ sở chính đặt tại thành phố Bonn – Đức. Cấu trúc quản trị duy nhất dựa
trên các nguyên tắc sự tham gia, dân chủ, cơng bằng.
FSC có đại diện tại hơn 50 quốc gia. Thành viên FSC được chia thành nhóm
xã hội, nhóm mơi trường và nhóm kinh tế, mỗi nhóm lại được chia ra thành nhóm
Bắc (các nước cơng nghiệp) và nhóm Nam (các nước đang phát triển). Bất kỳ ai hỗ
trợ cải thiện quản lý rừng trên thế giới đều có thể trở thành thành viên của FSC.
FSC ủy quyền cho 10 cơ quan trên thế giới cấp chứng chỉ có trụ sở tại Anh,
Mỹ, Hà Lan, Đức, Canada, Nam Phi, Thụy Sĩ. Tại Châu Á – Thái Bình Dương,
Lâm trường SmartWood/Rainforest Allliance và SGS Forestry thực hiện phần lớn
việc đánh giá và cấp CCR.
Các lợi ích FSC tạo ra:
- Lợi ích về mơi trường: Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia vào
thương mại lâm sản rằng các đóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc bảo tồn hơn là hủy
diệt rừng, con người và cuộc sống thông qua các hoạt động.
1. Bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị khác như nước, đất…

2. Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhất của rừng.
3. Bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm và mơi trường sống của chúng.
- Lợi ích về xã hội: Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Nhiệm vụ
chính là u cầu có sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây dựng
bộ tiêu chuẩn quốc gia hay khu vực.
- Lợi ích về kinh tế: Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử
dụng tối ưu và chế biến tại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác
động tiêu cực đến môi trường nơi khai thác và chế biến.


7

FSC xây dựng 10 tiêu chuẩn cho QLRBV. Từ các tiêu chuẩn đó, các quốc
gia, khu vực tham gia vào tiến trình QLRBV và CCR sẽ xây dựng các bộ tiêu chuẩn
quốc gia riêng để đánh giá và phù hợp với các điều kiện có thể của mình. Các bộ
tiêu chuẩn này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử dụng để
đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực đó.
CCR được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng với các quy mô lớn
nhỏ bất kể là sở hữu nhà nước hay tư nhân. Đây là một q trình hồn toàn tự
nguyện của các chủ rừng. Tuy nhiên, đánh giá cấp CCR chỉ được áp dụng cho các
đơn vị đang quản lý rừng sản xuất và đang hoạt động quản lý kinh doanh. Để được
cấp CCR của FSC, chủ rừng phải chứng minh họ đã đáp ứng tất cả các quy tắc, tiêu
chuẩn trên. Thực chất CCR chính là chứng chỉ chất lượng ISO, là hiệu quả cuối
cùng của QLRBV, được FSC đề cập như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện
quản lý rừng của thế giới” và “là cơng cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý
rừng. Khi được cấp CCR, chủ rừng sẽ được:
- Xuất khẩu lâm sản vào mọi thị trường khắt khe trên thế giới kể cả Tây Âu
và Bắc Mỹ với giá bán cao hơn.
- Rừng cùng với môi trường sinh thái và xã hội có liên quan đến rừng sẽ
được giữ gìn, bảo vệ và phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, các đánh giá định kỳ của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp chủ
rừng tìm ra các điểm mạnh, yếu trong hoạt động kinh doanh của mình.
- CCR của FSC giúp bảo vệ thương hiệu và uy tín của chủ rừng với đối tác
kinh doanh, các tổ chức tài chính và các tổ chức cơ quan giám sát. Các tiêu chuẩn
FSC hợp lệ trên toàn thế giới, là tiêu chuẩn duy nhất khơng có rào cản đối với tổ
chức Thương mại thế giới (WTO).
FSC có hệ thống chứng nhận duy nhất được hỗ trợ bởi tất cả các nhóm mơi
trường. Các nước Mỹ, Úc chỉ chấp nhận CCR của FSC bởi chỉ có FSC quy định:
* Cấm chuyển đổi rừng tự nhiên hoặc môi trường sống khác
* Nghiêm cấm việc sử dụng thuốc trừ sâu rất độc hại trên toàn thế giới
* Nghiêm cấm việc trồng cây biến đổi gen
* Tôn trọng quyền của người dân bản địa trên khắp thế giới
* Kiểm sốt từng hoạt động chứng nhận ít nhất một năm một lần - và nếu bị
được phát hiện là khơng phù hợp thì giấy chứng nhận bị thu hồi.


8

1.2.2. Các loại chứng chỉ của FSC.
Có hai loại chứng chỉ do FSC cấp:
- Chứng chỉ quản lý rừng FSC/FM (FSC forest management certification)
- Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm FSC/CoC (FSC chain of custody
certification )
Trong quá trình đánh giá cấp chứng chỉ sẽ có hoạt động kiểm sốt gỗ (FSC
Controlled Wood)
1.2.2.1. Chứng chỉ quản lý rừng FSC/FM.
FSC không đánh giá cấp chứng chỉ. Quá trình đánh giá được thực hiện bởi
tổ chức độc lập gọi là cơ quan đánh giá quản lý rừng. Họ đánh giá quản lý rừng đối
với các nguyên tắc và tiêu chuẩn FSC cũng như các tiêu chuẩn quốc gia. Điều này
cho phép FSC vẫn độc lập với quá trình đánh giá và hỗ trợ tính tồn vẹn của hệ

thống chứng nhận FSC.
Các tiêu chuẩn của FSC:
Tiêu chuẩn 1: Phù hợp với tất cả điều luật và công ước quốc tế.
Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm sử dông đất
Tiêu chuẩn 3: Quyền người dân sở tại
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ công đồng và quyền của cơng nhân.
Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng
Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường
Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý
Tiêu chuẩn 8: Giám sát và đánh giá
Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao
Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng
Các tiêu chuẩn về xã hội là tiêu chuẩn 2, 3, 4, 5
Các tiêu chuẩn về môi trường là tiêu chuẩn 6, 7, 9
Các tiêu chuẩn về tuân thủ luật pháp là tiêu chuẩn 1 và 2
Các quá trình giám sát và quản lý là tiêu chuẩn 8, nguyên tắc này cũng liên
quan đến chuỗi hành trình sản phẩm.
Các khu rừng trồng: tiêu chuẩn 10
Các tiêu chuẩn liên quan đến kinh tế: tiêu chí và chỉ số của tiêu chuẩn được
thể hiện rõ ở hai nội dung đầu nhưng tiêu chuẩn kinh tế của nó lại không được thể
hiện rõ: giá chuyển đổi, giá cố định, hoạt động xã hội và mơi trường có thể bị ảnh
hưởng bởi giá chuyển đổi trong ngành. Các tiêu chuẩn có liên quan: 5, 7 và 8.


9

Nếu chủ rừng tuân thủ đầy đủ các yêu cầu FSC, FSC sẽ trao chứng chỉ.
Nếu chủ rừng còn thiếu một số điều kiện, chủ rừng phải hoàn thành chúng
trong một thời gian có thể trước khi nhận chứng chỉ.
FM cũng được cấp cho rừng trồng thể hiện ở tiêu chuẩn 10.

Để thương mại lâm sản với logo FSC và yêu cầu bồi thường, người quản lý
rừng phải có chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm. Nó đảm bảo rằng sản phẩm có
nguồn gốc từ một khu rừng đó được cấp chứng chỉ cho người tiêu dùng.
1.2.2.2. Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm FSC/CoC.
Với bất kỳ một chương trình cấp CCR nào việc xem xét mối liên hệ của một
sản phẩm gỗ từ một khu rừng được cấp chứng chỉ đến khi được chế biến thành sản
phẩm cuối cùng và được đem tiêu thụ tại thị trường là một việc rất cần thiết và nó
cung cấp các cơ sở cho việc dán nhãn sản phẩm. Khái niệm này được gọi là chuỗi
hành trình sản phẩm (Chain of Custody) - CoC.
Theo quy định của đánh giá CoC thì việc kiểm sốt nguồn gốc gỗ phải thơng
suốt liên kết nhau thành một chuỗi thành các công đoạn cơ bản: từ rừng, đến vận
chuyển gỗ về nhà máy, cưa xẻ, sấy, lắp ráp, lưu kho và phân phối. Hệ thống CoC sẽ
hỗ trợ đơn vị kinh doanh lâm nghiệp:
- Bảo đảm về các sản phẩm gỗ bán ra và nguồn gốc của gỗ.
- Cải thiện các hệ thống tài liệu nội bộ của đơn vị và giúp đơn vị chuẩn bị để
đạt được chứng chỉ ISO hoặc chứng nhận khác.
- Nếu là Lâm trường chế biến gỗ, hệ thống CoC có thể giúp cải thiện hiệu
quả sản xuất của nhà máy và giúp cho việc sử dụng số vốn đầu tư vào gỗ nguyên
liệu hiệu quả hơn.
- Đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về hệ thống CoC
- Hệ thống CoC đó hoặc sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm gỗ xuất
khẩu sang Châu Âu, Anh và các quốc gia khác.
- Hệ thống CoC là yêu cầu cần thiết đối với việc dán nhãn và bán sản phẩm
làm từ gỗ được chứng chỉ.
Có thể nói chứng chỉ CoC được coi là công cụ chủ yếu đấu tranh với việc
khai thác gỗ bất hợp pháp và buôn bán gỗ lậu.
Các tiêu chuẩn FSC áp dụng chứng nhận FSC-CoC hiện đang áp dụng:

Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-004 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản
phẩm đối với các Lâm trường cung cấp và chế biến sản phẩm có chứng nhận FSC.



10

Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-005 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn FSC dành cho các Lâm
trường đánh giá nguồn gỗ có kiểm sốt FSC.


Tiêu chuẩn: FSC-STD-30-010 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát FSC
dành cho các tổ chức quản lý rừng.

Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-201(Ver. 02) - Các yêu cầu dán nhãn FSC trên sản


phẩm.
Liên minh Châu Âu EU gần đây giới thiệu 1 hệ thống giấy phép là một phần
của công tác tăng cường hiệu lực luật rừng.. Dây chuyền cung cấp sản phẩm gỗ từ
rừng thông qua việc vận chuyển, lưu kho và chế biến được công khai và kiểm tra tới
tận biên giới của EU. Còn với các nước nhiệt đới, hệ thống theo dõi hành trình dựa
trên giấy tờ thông thường với các nhãn vật lý trên sản phẩm gỗ, gần đây các hệ
thống thuận lợi hơn đó được phát triển chứng tỏ tính hiệu quả và đáng tin cậy của
dây chuyền cung cấp.
Một hệ thống CoC được cấp chứng chỉ của FSC phải đáp ứng 5 yêu cầu:
1) Yêu cầu về hệ thống chất lượng
2) Yêu cầu về nguồn cung cấp nguyên liệu
3) Yêu cầu về kiểm tra sản xuất nội bộ; và ghi chép tư liệu
4) Yêu cầu về sản phẩm và dán nhãn sản phẩm
5) Yêu cầu về lưu trữ tài liệu thông tin.
Trên thị trường có một số hình thức CoC, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu
mà doanh nghiệp sở hữu (mua vào và xuất ra). Hình thức CoC được lựa chọn sẽ

quyết định việc xây dựng và thực hiện hệ thống CoC cho doanh nghiệp đó. Quy
trình FSC có hai hình thức chính là:
- Doanh nghiệp sử dụng 100 % nguyên liệu đã được chứng chỉ.
- Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có sử dụng một tỷ lệ % nguyên liệu
chưa có chứng chỉ FSC trộn lẫn với nguyên liệu đã có chứng chỉ.
Tuy nhiên, cho dù đơn vị sản xuất 100% gỗ đó được chứng chỉ và sản xuất
riêng gỗ chưa có chứng chỉ thì việc xác nhận và truy tìm nguồn gốc (identification
and traceability) vẫn phải bắt buộc được thực hiện.
Ở Brazil hệ thống kiểm tra của Chính phủ sử dụng để thẩm tra tính hợp pháp
và nguồn gốc gỗ, sản phẩm gỗ dựa 2 văn bản chính thức và bắt buộc sau:
+ Giấy phép của Cơ quan khai thác (AUTEX): Văn bản này xác định thể
tích gỗ trịn, theo loại cây mà một doanh nghiệp khai thác gỗ được phép lấy ra từ 1
đơn vị sản xuất. [24]


11

+ Giấy phép của cơ quan vận chuyển lâm sản (ATPF): ATPF được phát hành
từng kỳ có đánh số để cấp cho việc vận chuyển gỗ và sản phẩm gỗ. Mỗi chuyến
hàng phải được kèm theo 1 ATPF, được áp dụng cho gỗ sơ chế được vận chuyển tới
nơi tinh chế hoặc tới người tiêu thụ cuối cùng.
Ở Cameroon việc kiểm tra trước khi khai thác là nền tảng thành lập hệ thống
chuỗi hành trỡnh của Chớnh phủ. Lâm trường khai thỏc hoàn thành bản đăng ký
khai thác DF10 nêu tên Lâm trường, đơn vị quản lý rừng và dữ liệu về gỗ riờng lẻ
như loại cây, đường kính (ngọn, gốc, trung bỡnh), chiều dài, thể tớch và giỏ trị.
Ở Malaysia: Tất cả các rừng bảo tồn ở Peninsular Malaysia và một vài khu
rừng trồng ở Sabah và Sarawak đó được cấp chứng chỉ, chủ yếu bởi Hội đồng
chứng chỉ gỗ Malaysia. Với các khu vực được chứng chỉ, rất dễ theo dõi gỗ tròn tới
tận gốc đốn, ở các rừng khác, gỗ trịn có thể được theo dời tới vùng được chứng chỉ,
tại đó gỗ đó được khai thác.

Các vùng được cấp chứng chỉ để khai thác đều được phân ranh giới rõ ràng
trên mặt đất (để tránh khai thác vượt phạm vi) và đó tiến hành kiểm tra để xác định
trữ lượng và sự phân bố loài cây. Cây bị đổ và để lại được đánh dấu và gắn thẻ để
cung cấp các phương thức khác kiểm tra đầu ra. Ở vùng được cấp chứng chỉ, gốc
cây được đánh số vì vậy gỗ trịn có thể theo dõi đến tận gốc.
Hiện nay, ITTO đang tiếp tục hỗ trợ các nước sản xuất tìm kiếm các
phương pháp cải tiến phù hợp luật pháp. Các Lâm trường gỗ được khuyến khích
giới thiệu các hệ thống kiểm tra chuỗi hành trình của riêng mình, nhưng điều này
cũng địi hỏi chính phủ thiết lập hoặc cải tiến cơ cấu kiểm tra và giám sát.
1.2.2.3.Kiểm soát gỗ (FSC Controlled Wood)
Mặc dù thị phần sản phẩm FSC liên tục tăng trưởng, nhưng nguồn nguyên
liệu có chứng chỉ cung cấp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Tạo điều kiện cho các
nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm có gắn nhãn FSC, FSC đã giới thiệu loại nhãn
“FSC Mixed Sources”, cho phép doanh nghiệp sản xuất được pha trộn nguyên liệu
được chứng chỉ FSC với ngun liệu khơng có chứng chỉ. Phần ngun liệu khơng
có chứng chỉ phải thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn kiểm soát được gọi là FSC
Controlled Wood, phải tránh năm nguồn gốc sau:
- Gỗ khai thác trái phép.
- Gỗ khai thác vi phạm các quyền truyền thống


12

- Gỗ khai thác trong rừng được chứng nhận có giá trị bảo tồn cao (đặc biệt có
giá trị cần bảo vệ) và đang bị đe dọa.
- Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chuyển đổi
- Gỗ khai thác từ những cây biến đổi gen.
* Số lượng CCR.
Hiện nay có 18 tổ chức độc lập được FSC ủy quyền cấp chứng chỉ FSC, thời
hạn chứng chỉ mỗi lần cấp có hiệu lực 5 năm và luôn kiểm tra chất lượng.

Đến tháng 3/2010 hơn 125 triệu ha rừng của hơn 80 quốc gia được chứng
nhận đạt các tiêu chuẩn của FSC, với gần 16000 chứng chỉ CoC. Canada dang dẫn
đầu thế giới với hơn 23 triệu ha rừng có chứng chỉ, sau đó đến Nga hơn 21 triệu ha
rừng. Ước tính giá trị của sản phẩm dán nhãn FSC đạt trên 20 tỷ USD (2008) [24].
1.2.2.4. Lập kế hoạch quản lý rừng (KHQLR)
Lập KHQLR là một hoạt động không thể thiếu trong QLRBV, là công việc
đầu tiên cần tiến hành trước khi thực hiện quản lý một khu rừng.
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất của UNCED năm 1992 nhận định “nguồn
tài nguyên rừng và đất rừng chỉ được quản lý bền vững khi đáp ứng được nhu cầu
về kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần của lồi người trong thời điểm hiện tại và
cho cả các thế hệ mai sau”. QLRBV đòi hỏi một phương pháp lập kế hoạch quản lý
rừng lồng ghép và việc giám sát chặt chẽ các hoạt động lâm nghiệp với các nhiệm
vụ chính là:
+ Đánh giá tiềm năng nguồn rừng
+ Khảo sát chuyên đề: đa dạng sinh học và đánh giá tác động xã hội để xác
định vùng có giá trị bảo tồn cao
+ Lập bản đồ chức năng rừng
+ Khoanh vùng rừng thành khu vực sản xuất và khu bảo vệ.
+ Điều tra quản lý rừng và tính khối lượng được phép khai thác hàng năm
+ Viết kế hoạch điều chế rừng trung hạn
+ Lập kế hoạch triển khai
+ Thực hiện và giám sát kế hoạch từng lô.


13

+ Đánh giá nội bộ các hoạt động lâm nghiệp và tiến độ thực hiện giữa kỳ.
+ Đánh giá độc lập về tính bền vững.
1.3. Tình hình thực hiện chứng chỉ rừng Tại Việt Nam
Hiện nay, khoảng 27 triệu ha rừng (gồm trên 200 khu rừng thuộc 32 quốc gia)

trên thế giới đã được cấp chứng chỉ của FSC và trên 600 chứng chỉ nhãn sinh thái
đã được cấp cho các nhà sản xuất lâm sản.
Tại Việt Nam, từ năm 1998, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide
Fund for Nature – WWF) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, cục Phát triển Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và một số cơ quan trong
ngành lâm nghiệp trong việc tổ chức các hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền
vững. Từ đó đến nay, WWF Đông dương là tổ chức giúp đỡ chủ yếu về tài chính và
kỹ thuật cho Tổ cơng tác quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn
quốc gia về quản lý rừng bền vững dựa theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn của FSC.
Đến nay, Tổ cơng tác quốc gia đã hồn thành dự thảo (lần thứ 6) bộ tiêu chuẩn quốc
gia, bao gồm 10 tiêu chuẩn, 46 tiêu chí và 113 chỉ số cụ thể. Tuy nhiên, FSC cũng
chỉ rõ là tất cả các bộ tiêu chuẩn quốc gia kể cả khi đã được FSC công nhận và áp
dụng vẫn cần được xem xét sửa đổi bổ sung thường xuyên cho phù hợp với sự thay
đổi của các điều kiện kinh tế xã hội và trạng thái rừng. Bản dự thảo này nhằm giúp
cho các đơn vị và cá nhân quan tâm đến quản lý rừng có được các nhận thức cơ bản
thế nào là một đơn vị quản lý rừng đạt đến mức quản lý bền vững theo các tiêu
chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, WWF cũng tích cực phối hợp với Tổ cơng tác quốc gia Việt
Nam và các nhà tài trợ khác tiến hành xây dựng các mơ hình thí điểm về quản lý
rừng bền vững tiến tới đánh giá cấp chứng chỉ rừng cho một số địa phương như:
1. Tỉnh Đắc Lắc: Năm 1999, mời chuyên gia đánh giá của FSC tiến hành tiền
khảo sát, đánh giá tại 6 lâm trường,. Chuyên gia FSC đã đưa ra một số
khuyến nghị đối với tỉnh, lâm trường nhằm thực hiện và đáp ứng được các
tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững.
2. Tỉnh Kon Tum: WWF và TFT/Scancom thực hiện dự án về bảo tồn đa dạng
sinh học và quản lý rừng bền vững tại huyện Kon Plong.
3. Tỉnh Gia Lai: Cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng
mô hình về quản lý rừng bền vững tại một số Lâm trường; tiến hành đánh giá
thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quốc gia tại 2 lâm trường Sơ Pai và Hà Nừng. Sắp



14

tới, WWF sẽ mời chuyên gia của FSC tiến hành tiền khảo sát, đánh giá lại
các lâm trường nói trên.
4. Tỉnh Nghệ An: Cùng với Tổ công tác quốc gia tiến hành nhiều chuyến khảo
sát, đánh giá bộ tiêu chuẩn quốc gia tại một số lâm trường.
5. Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam đã xây dựng và tìm kiếm nguồn tài trợ
kinh phí cho một số dự án nghiên cứu đánh giá về khai thác gỗ bất hợp pháp,
xây dựng các mơ hình về rừng quản lý bởi cộng đồng tại một số vùng trọng
điểm.
1.3. Thảo luâ ̣n
Trên thế giới, QLRBV đã trở thành cao trào, được hầu hết các nước công
nghiệp tiên tiến và hàng loạt quốc gia đang phát triển có rừng tự nguyện tham gia.
Trong khi phần lớn diện tích rừng được cấp ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ thì
CCR ở khu vực Nam Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Phi tiến rất chậm.
Trình độ quản lý rừng thấp, nguồn lực cải thiện quản lý, thêm đó là chi phí cho
CCR khá cao là một trong những hạn chế để các chủ rừng ở các lục địa này tiến tới
cấp chứng chỉ.
Ở Việt Nam, khi chuyển đổi các phương thức quản lý thông thường sang
phương thức QLRBV đòi hỏi sẽ phải thay đổi một loạt khn khổ chính sách ở cấp
trung ương; thái độ, quan điểm và sự đồng thuận của các sơ sở sản xuất kinh doanh
lâm nghiệp và ngay cả người dân địa phương. Tính phức tạp khơng chỉ thể hiện trên
khía cạnh chính sách, cơng nghệ mà cịn về sinh thái, kinh tế, xã hội, đặc biệt là
nhận thức về CCR. Việc xác định các tiêu chuẩn QLRBV cho mỗi hệ sinh thái của
Việt Nam gặp khó khăn do tính đa dạng phức tạp của nó. Các lợi ích từ quản lý và
bảo vệ rừng chưa hấp dẫn người dân sống trong vùng rừng nên sự tham gia của họ
còn rất hạn chế. Nguồn vốn cho các hoạt động còn thiếu, thiếu cả cơ chế đảm bảo
tham gia của các đối tượng hữu quan vào quản lý rừng. Chi phí để đạt tiêu chuẩn
CCR lại quá cao, cao hơn so với giá bán gỗ đã được cấp chứng chỉ.

Nhưng cần nhìn vào lợi ích trong tương lai, QLRBV là xu thế tất yếu đối với
đơn vị kinh doanh lâm nghiệp. Kinh nghiệm của Lâm trường TNHH rừng trồng
Quy Nhơn cho thấy có việc được chứng nhận FSC, khi có chứng nhận FSC thì việc
kinh doanh của ho ̣ đã có thêm nhiề u thuận lợi, đă ̣c biê ̣t là được khách hàng chú ý


15

nhiều hơn. Chứng chỉ rừng không chỉ làm thay đổi giá trị của hàng hố đem lợi ích
đến khơng chỉ cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mà cả những đơn vị trồng rừng
cũng được hưởng nhiều quyền lợi khi có được chứng nhận này . Những khó khăn
trở ngại nêu trở thành những thách thức đối với các nhà lâm nghiệp trong quá trình
chuyển đổi quản lý rừng theo hướng bền vững mà trong đó nghiên cứu để tìm tòi
một phương pháp lập kế hoạch QLRBV là bước ban đầu rất quan trọng.
Đánh giá quản lý rừng phải căn cứ vào các tiêu chuẩn QLRBV, nhưng vận
dụng các tiêu chuẩn này cho các đơn vị cần linh hoạt, theo điều kiện thực tế đang
có. Mục tiêu của Lâm trường Kim Bôi là quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền
vững. Lâm trường chưa có đánh giá nào về quản lý rừng của mình theo bộ tiêu
chuẩn QLRBV của FSC, cũng như chưa có sự tư vấn hỗ trợ và chuyển giao kỹ năng
đánh giá nào của các chuyên gia. Đề tài “Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình
sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại Lâm trường Kim
Bơi, tỉnh Hịa Bình” nhằm hỗ trợ Lâm trường tự đánh giá công tác quản lý rừng
của mình để thay đổi phương thức quản lý để có cơ hội nhận CCR.


16

CHƯƠNG 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Hỗ trợ Lâm trường Kim Bơi, Hịa Bình đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu về
QLRBV tiến tới được cấp CCR.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các lỗi trong quản lý rừng của Lâm trường Kim Bôi so với
bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV và đề ra các giải pháp khắc phục.
- Xác định được các lỗi không tuân thủ trong quản lý chuỗi hành trình sản
phẩm và đề ra các giải pháp khắc phục.
- Lập được KHQLR trong giai đoạn 1 chu kỳ kinh doanh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá quản lý rừng theo tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam
- Đánh giá QLR theo 10 tiêu chuẩn QLRBV của FSC Việt Nam.
- Xác đinh
̣ các lỗi không tuân thủ trong quản lý rừng của Lâm trường và đề
ra các giải pháp khắc phục các lỗi.
2.3.2. Đánh giá quản lý chuỗi hành trin
̀ h sản phẩ m theo hướng dẫn của Viêṭ Nam
- Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm theo yêu cầu của Việt Nam.
- Xác đinh
̣ các lỗi trong quản lý chuỗi hành trình sản phẩm và đề ra các giải
pháp khắc phục các lỗi không tuân thủ.
2.3.3. Đánh giá điề u kiêṇ cơ bản
Điều kiện tự nhiên, KTXH, kế t quả quản lý rừng, và đánh giá thuận lợi khó
khăn của các điều kiện cơ bản.
2.3.4. Lập kế hoạch quản lý rừng
- Căn cứ lập kế hoạch: Chức năng, nhiệm vụ của Lâm trường Kim Bôi về
việc tiêu thụ sản phẩm; quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Kim Bơi; kết quả
phân tích, đánh giá điều kiện cơ bản của Lâm trường.
- Xác đinh

̣ mục tiêu quản lý rừng
- Bố trí sử dụng đất đai.
- Kế hoạch quản lý rừng: Kế hoạch quản lý rừng bao gồm: kế hoạch khai
thác rừng; kế hoạch vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kế hoạch trồng
rừng, chăm sóc rừng; kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học; kế hoa ̣ch giảm thiể u tác
đô ̣ng môi trường; kế hoa ̣ch giảm thiể u tác đô ̣ng xã hô ̣i; kế hoạch xây dựng cơ sở hạ


17

tầng; kế hoạch nguồn nhân lực; kế hoạch giám sát, đánh giá; kế hoạch huy động
nguồn vốn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điể m, phương pháp luâ ̣n nghiên cứu
QLRBV là một phương thức quản lý rừng tiên tiế n, CCR là kế t quả của
QLRBV. Việc đánh giá quản lý rừng cần căn cứ vào các tiêu chuẩ n QLRBV, nhưng
có vâ ̣n du ̣ng vào điề u kiê ̣n thực tế . Để đánh giá QLRBV, Lâm trường tự đánh giá có
sự tư vấ n hỡ trơ ̣ và chuyể n giao kỹ năng đánh giá của chuyên gia. Từ kết quả đánh
giá đó, Lâm trường phải thay đổi phương thức quản lý để có cơ hội nhận CCR.
Lập KHQLR có tham gia.
2.4. 2. Các phương pháp nghiên cứu cu ̣ thể
2.4.2.1. Đánh giá quản lý rừng
- Phạm vi đánh giá: đánh giá tồn diện cơng tác quản lý rừng (kể cả hoạt
động sản xuất kinh doanh) thông qua các nguyên tắc.
- Tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá: Bộ Tiêu chuẩn tạm thời QLRBV- FSC
của Smartwood gồm 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí và 160 chỉ số. Các ngun tắc được
cụ thể hố bằng các tiêu chí và được thể hiện chi tiết bằng các chỉ số và các nguồn
kiểm chứng.
Tiêu chuẩn này đã được Smartwood sử dụng để đánh giá QLRBV của 02 CTLN
Đoan Hùng và Xuân Đài năm 2010.

1) Nguyên tắc 1- Tuân thủ luật và nguyên tắc FSC
2) Nguyên tắc 2-Quyền và trách nhiệm sử dụng đất
3) Nguyên tắc 3- Quyền của người dân sở tại
4) Nguyên tắc 4- Quan hệ cộng đồng và quyền của cơng nhân
5) Ngun tắc 5- Những lợi ích từ rừng
6) Nguyên tắc 6- Tác động môi trường
7) Nguyên tắc 7- Quản lý rừng
8) Nguyên tắc 8- Giám sát và đánh giá
9) Nguyên tắc 9- Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao
10) Nguyên tắc 10- Rừng trồng
Về cơ bản tiêu chuẩn tạm thời của Smartwood cũng tương tự như tiêu chuẩn
QLRBV của Việt Nam.


18

Phương pháp đánh giá quản lý rừng thông qua ba kênh thơng tin: đánh giá
trong phịng, đánh giá ngồi hiện trường, tham vấn.
- Thu thập các thông tin về các yếu tố tác động đến quản lý rừng.
+ Sơ đồ đánh giá quản lý rừng tại Lâm trường Kim Bôi tổng hợp như sau:
Phương pháp đánh giá
- Trong phòng
- Tham vấn
- Hiện trường
Đánh giá quản lý rừng (FM)
Chuỗi hành trình sản phẩm
CoC

Lỗ không tuân thủ


Giải pháp khắc phục

Điều kiện cơ bản của Lâm
trường

Hình 2.1. Sơ đồ khung đánh giá quản lý rừng tại Lâm trường Kim Bôi
+ Các bước cụ thể để đánh giá QLR
Bước 1: Lập kế hoạch nội bộ ban đầu
Tổ chức cuộc họp nội bộ nhằm mục đích nắm bắt khái qt q trình đánh
giá; lên thời gian biểu và phân cơng nhiệm vụ các nhóm đánh giá; lập danh sách tổ
chức cá nhân cần tham vấn; câu hỏi phỏng vấn; lịch phỏng vấn, đồng thời tiến hành
lập danh sách hiện trường
Bước 2: Đánh giá trong phòng
- Mời những người có liên quan đến cơng tác quản lý rừng cung cấp thông
tin và trả lời các câu hỏi có liên quan do họ phụ trách.
- Tìm hiểu các văn bản, tài liệu, sổ sách có liên quan đến quản lý rừng, sản
xuất kinh doanh và so sánh đối chiếu các văn bản, tài liệu với yêu cầu của bộ Tiêu
chuẩn FSC của Smartwood.
Bước 3: Tham vấn các bên liên quan
Sử dụng các câu hỏi đã được lập sẵn xoay quanh các vấn đề quản lý, sử
dụng, bảo vệ rừng theo các tiêu chuẩn QLRBV của FSC, chuỗi hành trình sản phẩm
để tham vấn các đối tượng sau:
- Nhóm mơi trường: Phịng tài ngun mơi trường, các tổ chức bảo tồn...
- Cơ quan Nhà nước: Hạt kiểm lâm huyện, Tài chính, Thuế, UBND xã, các
phịng ban chức năng của Lâm trường...


19

- Cộng đồng: dân cư sống quanh Lâm trường, những hộ được giao đất lâm

nghiệp liền kề, những hộ có tranh chấp đất đai với đơn vị
Bước 4: Khảo sát hiện trường
Công việc này được tiến hành sau khi đã xem xét các kế hoạch quản lý ban
đầu và tham vấn các bên liên quan, không tới hiện trường khi không đủ những
thông tin cơ bản về các hoạt động quản lý rừng. Các tài liệu cần mang: bản đồ hiện
trạng, các bản thiết kế trồng rừng, khai thác, vận chuyển...làm cơ sở so sánh. Ngoài
ra, cần ghi chép đầy đủ các thông tin về địa điểm đến như: vị trí, thực trạng rừng,
đặc điểm đặc trưng...Các cơng việc cần thực hiện như sau:
- Kiểm tra, đánh giá những việc thực hiện ngồi hiện trường có đúng như
trong kế hoạch, quy trình hướng dẫn và báo cáo đã cung cấp hay khơng.
- Phỏng vấn cơng nhân, người nhận khốn, UBND xã, trưởng thôn, người
dân địa phương.....
* Lưu ý: - Khi họp với cơ quan nhà nước cần bao quát các chủ đề pháp luật; sự tuân
thủ của chủ rừng (quy định quản lý đất đai, nộp thuế, BHXH...); danh sách lồi q
hiếm địa phương; danh sách hóa chất bị cấm hoặc hạn chế dùng.
- Khi họp với các tổ chức môi trường, cộng đồng cần bao quát vấn đề: những
khu vực có tranh chấp; các trường hợp có tác động liên quan đến hoạt động của chủ
rừng và tổ chức khác; xem xét những lồi có nguy cơ bị đe doạ; hóa chất bị cấm;
kết quả nghiên cứu hiện tại có tác dụng gì với việc quản lý của chủ rừng...
- Câu hỏi đánh giá là những câu hỏi mở, không phải những câu hỏi dẫn dắt
(mớm lời), không thay 180 độ đổi chủ đề khi câu trả lời chưa rõ ràng. Khi hỏi cần
kiên nhẫn và đưa cùng một câu hỏi cho nhiều người khác nhau (thu được ý kiến đa
chiều cho cùng một sự việc).
Bước 5: Cho điểm các nguyên tắc
Đánh giá kết quả sơ bộ cho mỗi nguyên tắc (chấm điểm, cung cấp bằng
chứng). Định ra điểm số ban đầu cho các tiêu chí đánh giá, ngay trong quá trình
thảo luận tại thực địa. Điểm được tổng hợp theo qui trình như sau:
Điểm bằng chứng  chỉ số  tiêu chí  tiêu chuẩn
Hệ thống chấm điểm
Mức độ thực

hiện
Hoàn chỉnh

Điểm
8,6 – 10

Ghi chú
Việc thực thi rõ ràng, nổi bật


20

Khá

7,1 – 8,6

Việc thực thi có triển vọng

Trung bình

5,6 – 7,0

Việc thực thi đúng

Kém

4,1 – 5,5

Thực thi yếu, cần cải thiện


Rất kém

< 4,1

Thực thi yếu kém, khơng có triển vọng, khơng có
thơng tin

- Đối với các tiêu chí liên quan tới thu thập, lưu trữ các tài liệu, văn bản pháp
luật; văn bản cam kết; bản đồ; các loại hợp đồng chiến lược phát triển; kế hoạch
quản lý; các báo cáo; danh mục; quy ước....thực hiện cho điểm đánh giá trong
phịng.
- Đối với các tiêu chí cần kiểm tra việc thực hiện có đúng với kế hoạch, quy
trình hướng dẫn và báo cáo đã nêu trước đó hay khơng tiến hành cho điểm đánh giá
ngoài hiện trường.
- Đối với các tiêu chí cần ý kiến của các bên liên quan với chủ rừng để kiểm
tra tình hình quản lý của chủ rừng như thế nào; kiểm tra mối liên hệ giữa chủ thể và
chủ rừng, mối quan tâm của chủ thể và những hoạt động quản lý của chủ rừng và
chủ rừng đã lý giải như thế nào để giải quyết tranh chấp hoặc làm rõ những mối liên
hệ tiến hành cho điểm tham vấn.
Để đánh giá và cho điểm, người đánh giá sử dụng Phiếu đánh giá nguyên tắc
tiêu chí và chỉ số QLRBV của Smartwood.
Mẫu phiếu 1:
Phiếu đánh gía nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số
quản lý rừng bền vững tại Lâm trường Kim Bơi – Hịa Bình
Họ tên người đánh gía:...........................
Ngày......tháng......năm 2011
Địa điểm:................................................
Tiêu
chí


Chỉ
số

Nguồn kiểm
chứng

Thực hiện

(1)

(2)

(3)

(4)

Điểm số

Nhận xét

TP

HT

TV

TB

(5)


(6)

(7)

(8)

(9)

Trong đó:
(4) mơ tả việc thực hiện chỉ số: đã thực hiện/chưa thực hiện như thế nào.
(5), (6), (7) là điểm số đánh giá trong phòng, hiện trường, tham vấn.


21

(8) là điểm trung bình
(9) mơ tả ngun nhân lỗi không tuân thủ, khả năng khắc phục.
- Thảo luận những tiền đề, điều kiện và khuyến nghị liên quan đến điểm
+ Điều kiện tiền đề: là những cải thiện bắt buộc mà chủ rừng cần có trước
khi chứng chỉ được cấp.
+ Điều kiện hiện tại: là những cải thiện bắt buộc mà chủ rừng phải thực hiện
đầy đủ theo lịch cụ thể trong suốt quá trình cấp chứng chỉ trong 5 năm.
+ Khuyến nghị: những cải thiện do nhóm đánh giá gợi ý, mà không bắt buộc
hoặc yêu cầu.
Bước 6: Xác định các lỗi không tuân thủ
Kết luận những nội dung của từng nguyên tắc nào chưa làm được, hoặc còn
yếu kém và đưa ra khuyến nghị khắc phục.
Lỗi lớn: điểm trung bình ngun tắc <5,6 các tiêu chí ít được thực hiện
Lỗi nhỏ: hầu hết các tiêu chí của nguyên tắc được thực hiện.
Mẫu phiếu 2

Kết quả tổng hợp lỗi không tuân thủ và khuyến nghị khắc phục cho Lâm
trường Kim Bơi – Hịa Bình
Họ tên người tở ng hơ ̣p:.....................................................
Địa điểm:...........................................................................
Ngày......tháng......năm 2011
Chỉ tiêu Chỉ số
(1)

(2)

Lỗi
Lớn Nhỏ
(3)

(4)

Bằng chứng

Giải pháp khắc phục

(5)

(6)

Bước 7: Viết báo cáo đánh giá
2.4.2.2. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC.
Phương pháp đánh giá và hệ thống cho điểm của đánh giá chuỗi hành trình
sản phẩm tương tự với phương pháp đánh giá quản lý rừng.



22

Mẫu phiếu 3
Phiếu đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm
tại Lâm Trường Kim Bơi – Hịa Bình
Họ tên người đánh gía:.....................................................
Địa điểm:...........................................................................
Ngày......tháng......năm 2011
Yêu

Chỉ

Nguồn kiểm

cầu

số

chứng

(1)

(2)

(3)

Điểm số

Thực hiện
(4)


Nhận xét

TP

HT

TV

TB

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

2.4.2.3. Lập kế hoạch quản lý rừng
Lập kế hoạch quản lý rừng bao gồm đánh giá các điều kiện cơ bản của Lâm
trường và kế hoạch quản lý rừng.
a. Đánh giá các điều kiện cơ bản của Lâm trường
- Kế thừa tài liệu
Kế thừa tài liệu đảm bảo đầy đủ, chính xác và cập nhật.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thơng tin cơ bản của Lâm trường
Tổng hợp, phân tích điều kiện tự nhiên, KTXH; hiện trạng tài nguyên rừng;
các mặt được và chưa được của tình hình quản lý.

- Đánh giá tác động mơi trường
Ngun tắc này do quan dịch vụ có chuyên môn cao tiến hành. Các tác động
môi trường cần xem xét bao gồm: tác động trực tiếp; tác động gián tiếp; tác động
tích cực; tác động tiêu cực cụ thể là:
- Biến động môi trường như lũ lụt, hạn hán, cháy ...
- Đất: xói mịn, rửa trơi, bồi lắng, feralite, ơ nhiễm hố chất
- Mơi trường sinh thái: đa dạng sinh học, nguy cấp tuyệt chủng, môi trường sống
Đánh giá cụ thể về các tác động trực tiếp và gián tiếp của các hoạt động cụ
thể và mức độ gây hại:
- Tác động có thể xảy ra ở trồng rừng: chất thải vơ cơ, khí thải ơ nhiễm...
- Khai thác rừng: xói mịn, khí thải, tiếng ồn…


23

- Vận chuyển cây giống, duy tu bảo dưỡng đường: bụi, khí thải, cản trở giao
thơng đi lại trong khu vực, hư hỏng đường…
- Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: chất thải, chất độc…
- Cháy rừng: ô nhiễm khơng khí, đa dạng sinh học…
- Đánh giá tác động xã hội
Đánh giá tác động xã hội là sự phân tích những điều xảy ra trong một khoảng
thời gian nhất định. Nó nhìn lại những tác động xã hội đã xảy ra do các hoạt động
trước đây gây nên.
Cần tìm hiểu chính xác ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà quá trình sử dụng
rừng gây ra đối với người khác bao gồm nhiều lĩnh vực như: tuyển dụng, sức khỏe,
sử dụng đất, ơ nhiễm, quản lý dịng nước..
Tham khảo ý kiến của người dân, những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ
hoạt động lâm sinh, không thu thập những thông tin không cần  thảo luận  giải
quyết vấn đề.
- Đánh giá tác động xã hội bao gồm các hoạt động:

+ Thống nhất về các tác động xã hội tích cực mà bạn muốn đạt tới
+ Phát hiện có các tác động xã hội khác và ai ảnh hưởng đến chúng
+ Thảo luận những tác động này với những người bị ảnh hưởng
.

+ Hành động giảm bớt các tác động tiêu cực theo quản lý rừng
- Tham vấn để tìm hiểu các vấn đề sau:
+ Đối tượng nào có thể bị ảnh hưởng
+ Mức độ ảnh hưởng
+ Cách giảm bớt tác động

b. Lập kế hoạch theo phương pháp tham gia
Lâm trường tự lập kế hoạch quản lý rừng, có sự hỗ trợ tư vấn của chuyên gia
theo hướng đảm bảo sản lượng rừng ổn định và bền vững. KHQLR chủ yếu tập
trung vào kế hoạch khai thác và trồng rừng cung cấp nguyên liệu theo phương pháp
cấp tuổi.
Xử lý số liệu
Tính hiệu quả kinh tế: coi các yếu tố về chi phí và kết quả là mối quan hệ
động với mục tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền.
-


24

Trong đó: - NPV là giá trị thu nhập hiện tại ròng
- Bt : Giá trị thu nhập tại thời điểm t bao gồm tồn bộ những gì mà DA
thu được.
-Ct :Giá trị chi phí tại thời điểm t bao gồm những gì mà DA bỏ ra
- t : Thời gian ( t = 0,1,2,3..)
- n: Số năm hoạt động trong chu kỳ của dự án (7 năm)

- IRR: tỷ lệ thu hồi nội bộ là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có
kể đến yếu tố thời gian thơng qua tính chiết khấu. Khi NPV = 0 thì i = IRR.

- BCR: tỷ lệ thu nhập so với chi phí là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất
lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên đơn vị chi phí sản xuất.


25

CHƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA LÂM TRƯỜNG KIM BÔI, HỊA BÌNH
3.1. Địa giới hành chính
Dưới triều Lê, vùng đất Kim Bơi thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hố. Đến
năm Tự Đức thứ 5 (1851), Kim Bôi là một tổng của huyện Mỹ Lương, phủ Quốc
Oai.
Ngày 22-6-1886, khi tỉnh Mường Hồ Bình được thành lập, Kim Bơi là một
tổng của phủ Lương Sơn thuộc tỉnh Mường. Đến năm 1890, cả phủ Lương Sơn
được sáp nhập về đạo Mỹ Đức. Sau đó, ngày 18-3-1891, phủ Lương Sơn sáp nhập
trở lại tỉnh Mường Hồ Bình và được đổi tên thành châu Lương Sơn. Lúc này, Kim
Bôi gồm 3 tổng: Kim Bôi, Thanh Nông và Tú Sơn. Tháng 9-1910, tổng Thanh
Nông sáp nhập về huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông.
Ngày 15-4-1959, huyện Lương Sơn được chia thành hai huyện: Lương Sơn
và Kim Bôi. Huyện Kim Bôi mới thành lập gồm 22 xã: Nật Sơn, Hùng Tiến, Bình
Sơn, Bắc Sơn, Sơn Thuỷ, Kim Bơi, Kim Tiến, Kim Bình, Hợp Kim, Kim Sơn, Hạ
Bì, Thượng Bì, Lập Chiêng, Trung Bì, Hợp Đồng, Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Đông
Bắc, Thượng Tiến, Kim Truy, Tú Sơn và Dũng Tiến.
Ngày 17-12-1963, xã Tú Sơn được chia thành 2 xã mới là Tú Sơn và Đú
Sáng; xã Dũng Tiến chia thành 3 xã mới là Mỵ Hoà, Sào Báy và Nuông Dăm; xã
Kim Truy chia thành 3 xã mới là Kim Truy, Nam Thượng và Cuối Hạ. Như vậy,
đến thời điểm lúc đó, huyện Kim Bơi có thêm 5 xã mới.

Ngày 3-1-1971, 8 xã của huyện Lương Sơn là: Tân Thành, Hợp Châu, Cao
Dương, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thanh, Thanh Nông được sáp
nhập về huyện Kim Bôi.
Ngày 27-3-1978, 3 xã Hạ Bì, Trung Bì và Thượng Bì hợp nhất thành xã Hạ
Bì, đồng thời thị trấn Bo được thành lập. Ngày 1-7-1999, xã Hạ Bì lại được chia lại
thành 3 xã: Hạ Bì, Trung Bì, Thượng Bì; giải thể thị trấn Nông trường Thanh Hà và
thành lập thị trấn Thanh Hà.
Đến nay, cơ cấu hành chính của huyện Kim Bôi ổn định với 35 xã và 2 thị
trấn: Đú Sáng, Bắc Sơn, Bình Sơn, Hùng Tiến, Tân Thành, Tú Sơn, Nật Sơn, Vĩnh
Tiến, Sơn Thuỷ, Cao Dương, Hạ Bì, Đơng Bắc, Lập Chiêng, Hợp Châu, Vĩnh
Đồng, Kim Sơn, Hợp Đồng, Long Sơn, Thượng Tiến, Cao Thắng, Kim Bình, Kim
Tiến, Hợp Kim, Thanh Lương, Kim Bơi, Hợp Thanh, Trung Bì, Thượng Bì, Nam


×