Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp ngòi sảo, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 99 trang )

1
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
- ASEAN: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
Đông nam Á
- ASOF ASEAN:Senior Officials on Forest - Các chuyên gia cao cấp lâm
nghiệp ASEAN
- BNN & PTNT: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- CCR: Chứng chỉ rừng
- CIFOR: Centre for International Forestry Research -Trung tâm nghiên
cứu lâm nghiệp quốc tế
- CSA: Canadian Standards Association - Hội Tiêu Chuẩn Canada
- C&I: Criteria & Indicators - Tiêu chí và chỉ số
- CoC Chain of Custody: Chuỗi hành trình sản phẩm
- ĐVQLR: Đơn vị quản lý rừng
- EU: European Union Liên minh Châu Âu
- FAO: United Nations Food and Agriculture Organization - Tổ chức
lương nông của Liên Hợp Quốc
- FSC: The Forest Stewardship Council - Hội đồng quản trị rừng quốc tế
- FSC P&C: FSC Principles & Criteria - Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng của Hội
đồng quản trị rừng quốc tế
- GEF: Global Environment Facilities - Quỹ môi trường toàn cầu
- GIS: Geographical Information Systems - Hệ thống thông tin địa lý
- GFTN: Global Forest and Trade Network - Mạng lưới rừng và thương
mại toàn cầu
- GTZ: Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit - Tổ chức
hợp tác kỹ thuật Đức
- Ha: Hectare - Héc ta
- IFF: Intergovernmental Forum on Forests - Diễn đàn liên chính phủ
về rừng
- ILO: International Labour Organization/Office - Tổ chức lao động
quốc tế


- ISO: International Organization for Standardization - Tổ chức quốc tế
về tiêu chuẩn hoá
- ITTO: International Tropical Timber Organization - Tổ chức gỗ nhiệt
đới quốc tế
- IUCN: World Conservation Union - Liên minh bảo tồn quốc tế
- IUFRO: International Union of Forest Research Organization - Liên đoàn
quốc tế các tổ chức nghiên cứu rừng
- KHQLR: Kế hoạch quản lý rừng
- KTXH: Kinh tế xã hội
1
1
2
- LEI: Lembaga Ecolabel Indonesia - Viện nhãn sinh thái Indonexia
- MTCC: Malaysian Timber Certification Council - Hội đồng chứng chỉ gỗ
Mã Lai
- NGO: Non-governmental organization - Tổ chức phi chính phủ
- NWG: National Working Group (on QLRBV) - Tổ công tác quốc gia
quản lý rừng bền vững và CCR
- NN&PTNN: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- PEFC: Programme for the Endorsement of Forest Certification Schemes
- Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng
- P&C&I VN: Vietnam Principles & Criteria & Indicators - Bô tiêu chuẩn
FSC Việt Nam
- QLRBV: Quản lý rừng bền vững
- RBTC: Rừng có giá trị bảo tồn cao
- SCS: Scientific Certification Systems - Hệ thống chứng chỉ khoa học
- SFI: Sustainable Forestry Initiative - Sáng kiến lâm nghiệp bền vững
Bắc Mỹ SFR Sản phẩm rừng

- SGS: Société Général de Surveillance - Tổ chức chứng chỉ
QUALIFOR Nam Phi
- TCCC: Tổ chức chứng chỉ
- TCQG: Tiêu chuẩn quốc gia
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
- TFT: Tropical Forest Trust - Quỹ Rừng nhiệt đới
- UBND: Uỷ ban nhân dân
- UNCED: United Nations Conference on Environment and Development -
Công ước Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển
- UNDP: United Nations Development Programme - Chương trình phát
triển của Liên Hợp Quốc
- UNEF: United Nations Environment Programme - Chương trình môi
trường của Liên Hợp Quốc
- USD: Đô la Mỹ
- VIFA: Vietnam Forest Science and Technology Association - Hội Khoa
học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam
- WB: World Bank - Ngân Hàng Thế Giới
- WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
- WWF: World Wide Fund for Nature - Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
2
2
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
3
3
4
, BẢN ĐỒ
4
4
5

ĐẶT VẤN ®Ò
Rừng là tài nguyên vô cùng phong phú và vô cùng quý giá đối với con người
và xã hội. Tác dụng của rừng là rất đa dạng đối với nền kinh tế quốc dân. Rừng không
chỉ có giá trị to lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt môi trường và xã hội, rừng
vừa là đối tượng lao động, vừa giữ vai trò là một tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành
lâm nghiệp. Nhưng hiện nay, do những tác động của con người như khai thác lâm sản
(hợp pháp và bất hợp pháp), chuyển đổi đất lâm nghiệp sang công nghiệp, xây dựng,
đô thị hóa,… nên diện tích rừng tự nhiên đã và đang bị giảm đi đáng kể. Theo ước tính
của FAO, hàng năm diện tích rừng tự nhiên trên toàn cầu mất đi khoảng 9 triệu ha song
đến năm 2001 diện tích rừng chỉ còn khoảng 11,3 triệu ha và diện tích đất không có
rừng khoảng 8 triệu ha. Môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật rừng cũng
không biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng.
Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường luật
pháp, tham gia các công ước thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên
hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang
phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay, được cả cộng đồng quốc
tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, kết hợp với các giải pháp truyền thống
nêu trên là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
Năm 1992 Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (International Tropical Timber
Organisation - TTTO) đã đưa ra quan điểm: “Quản lý rừng bền vững là quá trình
quản lý các khu rừng cố định nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã
được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch
vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương
lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường
và xã hội” [3]. Trong đó theo tiến trình Helsinki: “Quản lý rừng bền vững là sự
quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng
sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của
rừng trong hiện tại và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội của chúng ở
cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, không gây ra những tác hại đối với hệ sinh
thái khác”.

Như vậy, có thể khái quát rằng quản lý rừng bền vững phải đạt được sự bền
vững trên cả ba phương diện: Kinh tế, Môi trường và Xã hội.
Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn bản -
xác nhận rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ
sở rừng được tái tạo lâu dài, không làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của
5
5
6
rừng và môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Có
thể nói chứng chỉ rừng không chỉ làm thay đổi giá trị của hàng hóa mà trong nhiều
trường hợp nó còn làm thay đổi thái độ của doanh nghiệp với rừng nói riêng và môi
trường nói chung.
Quá trình sản xuất từ khai thác, chế biến và sản xuất sơ cấp, thứ cấp, phân
phối và tiêu thụ được gọi là chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody - CoC).
Kiểm chứng từng bước trong quá trình này sẽ giúp cho đơn vị chứng minh được với
khách hàng rằng các sản phẩm đã được chứng chỉ mà họ bán thực sự có nguồn gốc
từ các khu rừng được cấp chứng chỉ.
Trong Quản lý rừng bền vững (QLRBV) việc lập kế hoạch quản lý rừng
(KHQLR) là một hoạt động không thể thiếu, điều này được chỉ rõ trong bộ tiêu
chuẩn Quốc gia QLRBV của Việt Nam. Đây là công việc đầu tiên cần tiến hành
trước khi thực hiện quản lý một khu rừng đồng thời các hoạt động xây dựng, phát
triển, sử dụng rừng đều tuân theo kế hoạch quản lý rừng được lập. Trong bộ tiêu
chuẩn Việt Nam về QLRBV (gồm 10 tiêu chuẩn, 56 tiêu chí) có nhiều tiêu chuẩn và
tiêu chí liên quan đến lập kế hoạch quản lý rừng, trong đó tiêu chuẩn 7 yêu cầu chủ
rừng phải xây dựng kế hoạch quản lý.
Ở Việt Nam khái niệm QLRBV, chứng chỉ rừng, chứng chỉ CoC còn rất mới
mẻ và ít kinh nghiệm. Tính tới tháng 5/2010, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
gỗ mới chỉ được cấp gần 205 chứng chỉ CoC, nhưng mới chỉ có 1 chứng chỉ FSC về
QLRBV cho Công ty TNHH rừng trồng Quy Nhơn. Còn lại phần lớn các đơn vị
kinh doanh lâm nghiệp vẫn chưa được cấp chứng chỉ rừng vì hoạt động sản xuất

kinh doanh của các đơn vị này vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu theo quy
định để được FSC cấp chứng chỉ rừng và chứng chỉ CoC. Do đó để các đơn vị kinh
doanh đảm bảo sản xuất bền vững, cạnh tranh hội nhập được với thế giới thì đòi hỏi
các đơn vị cần nhận thức được vấn đề này.
Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo là đơn vị hoạt động sản xuất trong lĩnh vực
lâm nghiệp thuộc tỉnh Hà Giang. Công ty mong muốn được cấp chứng chỉ rừng,
giúp công ty quản lý rừng theo hướng tiên tiến, bền vững lâu dài, tuy nhiên các hoạt
động sản xuất công ty chưa được đánh giá theo các tiêu chuẩn QLRBV và chuỗi
hành trình sản phẩm. Để góp phần giải quyết những tồn tại trên cả về mặt lý luận và
thực tiễn tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành
trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại Công ty
Lâm nghiệp Ngòi Sảo, tỉnh Hà Giang”.
6
6
7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Phát triển bền vững và quản lý rừng bền vững
1.1.1.1. Phát triển bền vững: Tiền đề và nội dung khái niệm
Sau đại chiến thế giới II, chủ nghĩa tư bản tự do phát triển mạnh ở các quốc gia
phương Tây, với chiến lược khai thác nhanh nguồn tài nguyên không được tái tạo,
nhằm có được khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn nhất, sự gia tăng
dân số, đặc biệt tại các nước thuộc thế giới thứ III đã tiêu thụ nguồn năng lượng lớn
chưa kịp tái tạo. Đây là hai trong số các sự kiện tạo nên động thái mới trên thế giới
đương đại: "Khủng hoảng môi trường tự nhiên, đói nghèo, và gia tăng khác biệt xã
hội". Thực tế này đòi hỏi phải có một sự điều chỉnh hành vi của con người.
Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài
người nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới phát
triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội. Tiên phong cho

các trào lưu này phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Uỷ ban
bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyến khích con người
tôn trọng những chu kỳ tự nhiên và cho rằng mỗi thế hệ có quyền khai thác lợi ích
từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn vốn này phải được duy trì nguyên vẹn cho
những thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sử dụng theo một cách thức tương tự.
Trong báo cáo với nhan đề "Toàn thế giới bảo vệ động vật hoang dã", tại Hội nghị
Paris (Pháp) năm 1928, Paul Sarasin - nhà bảo vệ môi trường Thuỷ Sĩ đã đề cập đến
việc cần phải bảo vệ thiên nhiên. Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên cũng là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại
chiến thế giới II (UNDP, UNESCO, WHO, FAO, và ICSU). Các tổ chức này đã phối
hợp chặt chẽ trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương
trình hành động hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững. Năm 1951,
UNESCO đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề "Thực trạng bảo vệ môi
trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm 50". Tài liệu này được cập nhật vào
năm 1954 và được coi là một trong số những tài liệu quan trọng của "Hội nghị về môi
trường con người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) và
cũng được xem như là "tiền thân" của báo cáo Brunđtland.
Đến đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng
trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên
thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trường
Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO với nội dung rất
7
7
8
đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế
mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi
trường sinh thái học". Tuy nhiên, khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên
thế giới từ sau báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của
Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) năm
1987. Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu

cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai”. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo
tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống
trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các
bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó
không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người,
nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Như
vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" được đề cập trong báo cáo Brundtlanđ với một
nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay
thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung khái niệm còn
bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Với ý nghĩa
này, nó được xem là "tiếng chuông" hay nói cách khác là "tấm biển hiệu” cảnh báo
hành vi của loài người trong thế giới đương đại. Kể từ khi khái niệm này xuất hiện,
nó đã gây được sự chú ý và thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại (các tổ chức
quốc tế, tổ chức phi chính phủ, đảng phái chính trị, các nhà tư tưởng, các phong trào
xã hội, và đặc biệt là giới khoa học với việc làm dấy lên các tranh luận về khái niệm
này mà đến nay vẫn chưa ngã ngũ). Khái niệm phát triển bền vững trở thành khái
niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo
gỡ bế tắc trong các vấn đề phát triển. Đây cũng được xem là giai đoạn mở đường
cho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu
hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992) và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát
triển bền vững tại Johannesburg (2002).
1.1.1.2. Quản lý rừng bền vững
Các sản phẩm rừng, đặc biệt là gỗ tiêu thụ trên thị trường có thể được sản xuất
ra một cách an toàn đối với môi trường như không làm mất rừng hay suy giảm chất
lượng rừng, hoặc ngược lại, một cách không an toàn tức là tác động xấu đến môi
trường. Khái niệm thương mại và phát triển bền vững được hình thành trên cơ sở
cho rằng có thể sử dụng các biện pháp thương mại để kiểm soát một cách có hiệu
quả các tác hại về môi trường: phát triển một hệ thống thị trường chỉ chấp nhận tiêu
thụ các sản phẩm có chứng chỉ an toàn môi trường. Cuối những năm 1980 nhiều tổ

8
8
9
chức phi chính phủ vận động tẩy chay gỗ rừng nhiệt đới để giảm nhu cầu trên thị
trường thế giới. Sau đó chính quyền nhiều thành phố lớn ở Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ
cũng có lệnh cấm sử dụng gỗ rừng nhiệt đới trong những công trình xây dựng bằng
vốn ngân sách. Đến 1990 Quốc hội Australia ban hành luật hạn chế nhập khẩu gỗ từ
những nước không thực hiện QLRBV. Biện pháp cấm và tẩy chay thương mại và sử
dụng gỗ rừng nhiệt đới cũng thường xuyên được thảo luận ở Hội đồng gỗ nhiệt đới
quốc tế (ITTO) trong suốt những năm 1988-1992. Nhiều thị trường rộng lớn Châu
Âu và Bắc Mỹ bắt đầu thực hiện chính sách chỉ cho phép gỗ có chứng chỉ được
tham gia. Đến đầu những năm 2000 Nhóm G8 (các nước giàu nhất) tuyên bố các
chính phủ thành viên cam kết tìm biện pháp đáp ứng những nhu cầu về gỗ và
nguyên liệu giấy của mình chỉ từ những nguồn hợp pháp và bền vững. Những cam
kết này sau đó đã trở thành chính sách của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
Liên minh Châu Âu (EU). Gần đây EU đã đề ra Kế hoạch hành động thi hành Luật
lâm nghiệp, Quản trị và Thương mại, trong đó công cụ thương mại được coi là chìa
khoá để thực hiện cam kết của các nước thành viên. Trên thị trường nảy sinh vấn
đề: người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi sản phẩm mà họ mua phải có nguồn gốc
từ rừng đã được quản lý bền vững, người sản xuất muốn chứng minh rừng của mình
đã được quản lý bền vững.
Theo tài liệu Tài nguyên rừng toàn cầu của Liên Hợp Quốc năm 2010, hiện
nay diện tích rừng của toàn thế giới có khoảng hơn 4 tỷ ha, trung bình 0,6 ha/người.
Các nước có diện tích rừng lớn nhất là Liên bang Nga, Braxin, Canada, Mỹ và
Trung Quốc. Có 10 nước và vùng lãnh thổ không có rừng, 54 quốc gia có diện tích
rừng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 10% tổng diện lãnh thổ. Trong 10 năm gần đây, tỷ lệ mất
rừng là khoảng 13 triệu ha mỗi năm, trong khi đó phần lớn diện tích rừng còn lại bị
thoái hóa nghiêm trọng cả về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái[1]. Nguyên
nhân chủ yếu do con người khai thác lâm sản quá mức và do chuyển đổi mục đích
sử dụng đất từ đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp nên diện tích rừng tự nhiên

đã bị suy giảm nghiêm trọng. Mặt khác “Con người luôn luôn mong muốn sử dụng
tối đa tiềm năng của rừng để phục vụ cho mình, lại muốn việc sử dụng tối đa đó ổn
định lâu dài”. Do đó, vấn đề mà toàn thế giới và từng quốc gia đều có sự quan tâm
đặc biệt hiện nay là làm thế nào để quản lý rừng cho tốt để đảm bảo bền vững việc
cung cấp tối ưu 3 mặt: Kinh tế - Môi trường và Xã hội mà trong đó các giá trị môi
trường của rừng đối với con người là không thể thay thế
Trước tình hình chặt phá và khai thác rừng bừa bãi, năm 1992 lần đầu tiên Tổ
chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) mới đề ra những tiêu chí cơ bản cho việc quản lý
bền vững cho rừng nhiệt đới và kêu gọi các tổ chức quốc tế tham gia. Hưởng ứng
9
9
10
mạnh mẽ các vấn đề quản lý rừng bền vững ngay sau đó các hiệp hội về rừng đã ra
đời:
- Hội tiêu chuẩn Canada (CSA) Năm 1993
- Hội đồng quản trị rừng (FSC) Năm 1994
- Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI) năm 1994
- Tổ chức nhãn sinh thái Indonesia (LEI) năm 1998
- Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia (MTCC) năm 1998
- Chứng chỉ rừng Chi lê (CertforChile) năm 1999
- Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC) năm 1999
Từ đó, phương thức QLRBV đã trở thành cao trào, được hầu hết các nước
nông nghiệp tiên tiến và hàng loạt các quốc gia đang phát triển có rừng cần QLBV,
tự nguyện tham gia, mặc dù không ai bắt buộc. Đây là vấn đề nhận thức của các
quốc gia nhằm làm sao bảo vệ được rừng mà vẫn sử dụng tối đa các lợi ích từ rừng,
nhận thức của chủ rừng về quyền xuất khẩu vào mọi thị trường thế giới và quyền
bán lâm sản với giá cao. Vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người hiện tại
được đánh giá và được thiết kế trong rất nhiều chương trình, hiệp ước, công ước
quốc tế (CITES-1973, RAMSA-1998, UNCED-1992, CBD-1994, UNFCCC-1994,
UNCCD-1995). Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhờ sáng kiến của những người sử

dụng và kinh doanh gỗ về việc chỉ buôn bán sử dụng gỗ có nguồn gốc từ các khu
rừng đã được QLBV, từ đó một loạt tổ chức QLBV (gọi tắt là quá trình hay
process) đã ra đời và có phạm vi hoạt động khác nhau trên thế giới và đề xuất tiêu
chuẩn QLRBV với nhiều những tiêu chí như sau:
- MONTREAL cho rừng tự nhiên ôn đới, gồm 7 tiêu chí;
- ITTO cho rừng tự nhiên, gồm 7 tiêu chí;
- PAN-EUROPEAN cho rừng tự nhiên toàn châu Âu (Helsinki) gồm 6 tiêu chí;
- AFRICAL TIMBER ORGANIZATION INITIATIVE cho rừng khô châu Phi;
- CIFOR cho rừng tự nhiên nói chung, gồm 8 tiêu chí;
- FSC cho mọi kiểu rừng toàn thế giới, gồm 10 nguyên tắc;
Trong số này, Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council - FSC)
là tổ chức uy tín nhất và có phạm vi rộng nhất toàn thế giới được thành lập năm
1993, bởi một nhóm gồm 130 thành viên khác nhau từ 25 quốc gia, bao gồm đại
diện của các cơ quan môi trường, các thương gia, các cộng đồng dân bản xứ, ngành
công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ. Đặc biệt, FSC có đối tượng áp dụng cả
cho rừng tự nhiên và rừng trồng, rừng ôn đới, nhiệt đới và mọi đối tượng khác. Chứng
chỉ QLRBV của FSC được các thị trường khắt khe trên thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu
đều chấp nhận thông thương với giá bán cao, do đó tuy các tiêu chí QLRBV của
10
10
11
FSC cao, tỷ mỉ nhưng vẫn được nhiều nước từ nước đang phát triển đến nước công
nghiệp tiên tiến hưởng ứng tự nguyện tham gia và đang trở thành cao trào QLRBV
trong hội nhập quốc tế. Tiêu chuẩn QLRBV của FSC có 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí.
Hiện đã có 26 bộ tiêu chuẩn quốc gia hoặc vùng trên thế giới được FSC phê duyệt
cho áp dụng. Theo FSC Newsletter xuất bản ngày 31/8/2005, đã có 77 nước được
cấp chứng chỉ QLRBV cho 731 khu rừng (đơn vị QLR) với diện tích 57.264.882 ha.
Tại khu vực Đông Nam Á, xuất phát từ xu hướng mất rừng và bị thị trường thế
giới từ chối nếu gỗ không có chứng chỉ QLRBV của một tổ chức độc lập quốc tế.
Do vậy để bảo vệ và phát triển diện tích rừng nên hợp tác lâm nghiệp trong khối

ASEAN đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện trong giai đoạn từ 1995-2000 ASEAN
đã hoàn thành dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV chung vào năm 2000 tại thành phố
Hồ Chí Minh và được phê duyệt tại Hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp
Phnom-penk 2001. Song, do bộ tiêu chuẩn QLRBV của ASEAN soạn thảo theo 7
tiêu chí của ITTO, nên gặp khó khăn khi xin cấp chứng chỉ của tổ chức FSC. Tuy
vậy, các nước có nền lâm nghiệp mạnh trong ASEAN như: Indonesia (Kim ngạch
xuất khẩu gỗ 5-5,5 tỷ USD/năm), Malaysia (4,7-5 tỷ USD/năm), sau đó đến
Philippines, Thailand cũng đã được cấp chứng chỉ QLRBV của FSC trong các năm
từ 2002-2005, tuy rằng diện tích được cấp còn hạn chế. Tại Indonesia, một tổ chức
phi chính phủ (NGO) là "Viện sinh thái Lambaga" (viết tắt là LEI) ra đời để hướng
dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ rừng nâng cao năng lực QLRBV đến khi đạt
chứng chỉ gỗ quốc tế. Malaysia thành lập tổ chức NGO có tên "Hội đồng chứng chỉ
gỗ quốc gia" (NTCC) nay đổi tên là "Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia" (MTCC) để
đảm nhiệm chức năng hỗ trợ Chứng chỉ rừng (CCR). Malaysia đang thử nghiệm đi
theo 2 bước (chứng chỉ quốc gia và chứng chỉ quốc tế). Chứng chỉ quốc gia không
có giá trị trên thị trường thế giới, nhưng là một mức đánh giá năng lực quản lý của
chủ rừng đã đạt mức xấp xỉ để xin thẩm định quốc tế. Năm 2005 đoàn tham quan
học tập của Cục Lâm nghiệp và các tỉnh có rừng tổ chức tham quan tại Malaysia đã
rất ấn tượng cách làm này. LEI và MTCC là tổ chức NGO nhưng do chính phủ tài
trợ và có sự đóng góp của các chủ rừng nên hoạt động rất mạnh và hiệu quả cao
nhất trong các nước thuộc khối ASEAN.
1.1.2. Chứng chỉ rừng và chuỗi hành trình sản phẩm (FSC/CoC)
1.1.2.1. Tổ chức cấp chứng chỉ và chứng chỉ rừng(FSC)
Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý rừng
được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ chức
chứng chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy định. Theo ISO (1991) chứng chỉ là
sự cấp giấy xác nhận một sản phẩm, một quá trình hay một dịch vụ đã đáp ứng các
11
11
12

yêu cầu nhất định. Chứng chỉ rừng có đối tượng chứng chỉ là chất lượng quản lý
rừng. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng đều bao hàm hai nội dung cơ bản
là:
a) Đánh giá độc lập chất lượng quản lý rừng theo một bộ tiêu chuẩn quy định.
b) Cấp giấy chứng chỉ có thời hạn.
Nói cách khác, chứng chỉ rừng là quá trình đánh giá quản lý rừng để xác nhận
rằng chủ rừng đã đạt các yêu cầu về quản lý rừng bền vững.
Tổ chức cấp chứng chỉ rừng là một tổ chức có đủ tư cách pháp nhân, có năng
lực chuyên môn và trình độ nghiệp vụ về quản lý rừng được công nhận bởi các tổ
chức kinh tế, môi trường và xã hội, bên cạnh đó đạt được sự tín nhiệm của các Hiệp
hội sản xuất và người tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, các tổ
chức cấp chứng chỉ rừng chính trên phạm vi toàn cầu là:
+ Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council- FSC) quy
trình quốc tế.
+ Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (Programme for the
Endorsement of Forest Certification Schemes, PEFC) - quy trình quốc tế.
+ Tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc gia Malaisia và Kerhout: hoạt động chủ
yếu trong khu vực nhiệt đới, đây là quy trình quốc gia.
+ Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (Sustainable Forestry Initiative, SFI) - quy
trình vùng (Mỹ và Canada).
Trong đó, có 2 quy trình chứng chỉ rừng quốc tế có uy tín lớn nhất hiện nay là
FSC và PEFC. Hiện nay nhằm tăng số lượng cấp chứng chỉ rừng FSC đã thực hiện
chính sách ủy quyền cho các tổ chức chứng chỉ, các sáng kiến quốc gia và các tiêu
chuẩn quốc gia và khu vực. Tính đến 10/2005 đã có 15 tổ chức được FSC uỷ quyền là:
- Nam Phi: QUALIFOR, SGS South Africa
- Anh quốc: Hiệp hội đất - Chương trình Woodmark
- Anh quốc: BM TRADA Certification Ltd (TT)
- Pháp: Centre Technique du Bois et de l’Ameublement (CTBA)
- Pháp: Eurocertifor - BVQI Program of BVQI France
- Mexico: Fundación vida para el bosque A.C. (VIBO)

- Italya: Certiqualiti CQ)
- Italya: Instituto per la Certificazone e i Servizi per Imprese dell’ Arrendementoe
del Legno (ICILA)
- Mỹ: Hệ thống chứng chỉ khoa học - Chương trình bảo tồn rừng
- Mỹ: Liên minh về rừng nhiệt đới - Chương trình Smartwood
- Hà Lan: Skal International (SKAL)
12
12
13
- Canada: Silva Forest Foundation
- Canada: KMPG Forest Certification Services Inc.
- Đức: GFA Terra Systems (FGA)
- Thụy Sĩ: Institut Marktokologic (IMO)
Tại Châu Á-Thái Bình Dương, Công ty SmartWood/Rainforest Allliance và
SGS Forestry đã thực hiện phần lớn việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng (FSC).
Đây cũng chính là các tổ chức đảm nhiệm việc cấp FSC tại Việt Nam [1].
Số lượng ít ỏi các cơ quan được cấp chứng chỉ rừng do FSC ủy quyền trước
đây là một hạn chế trong việc phát triển vấn đề cấp chứng chỉ gỗ.
Nhãn Logo FSC và nhãn dán trên sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng trên toàn
thế giới có thể nhận biết được các tổ chức hay sản phẩm ủng hộ chương trình quản
lý rừng có trách nhiệm. Có 02 loại chứng nhận FSC đang được các Tổ chức chứng
nhận cung cấp là:
+ Forest Management Certificate (FSC-FM) - Chứng nhận Quản lý rừng:
yêu cầu cho một khu rừng xác định phải tuân thủ các yêu cầu liên quan đến các tiêu
chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế.
+ Chain of Custody Certificate (FSC-CoC) - Chứng nhận Chuỗi hành
trình sản phẩm: yêu cầu các tổ chức chứng minh các sản phẩm gỗ được giao dịch
từ các nguồn gốc được chứng nhận, các sản phẩm này có thể được sử dụng nhãn
FSC và dấu chứng nhận của Tổ chức chứng nhận.
+ Chain of Custody/Control Wood Certificate (FSC-CoC/CW) - Chứng

nhận Chuỗi hành trình sản phẩm FSC/Đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC:
yêu cầu các tổ chức chứng minh các sản phẩm gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc
được chứng nhận FSC và các nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC, các sản phẩm này có
thể được sử dụng nhãn FSC và dấu chứng nhận của Tổ chức chứng nhận.
Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) là con đường mà nguyên liệu thô từ rừng
phải trải qua để đến với người tiêu dùng, bao gồm những giai đoạn liên tục của việc
chế biến, vận chuyển, sản xuất và phân phối. Là quá trình nhận dạng gỗ từ khu rừng
được chứng nhận cho tới khi sản phẩm được gắn nhãn. Mục đích của Chuỗi hành
trình sản phẩm là nhằm cung cấp các chứng cứ xác thực về việc sản phẩm gỗ được
chứng nhận đã sản xuất từ các nguồn nguyên liệu được chứng nhận. Các tiêu chuẩn
FSC áp dụng cho chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm FSC- CoC hiện đang áp
dụng, như:
- FSC-STD-40-004 tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm của FSC áp dụng
cho nhà sản xuất
- FSC-STD-40-005 tiêu chuẩn Gỗ có kiểm soát áp dụng cho các công ty COC
13
13
14
- FSC-STD-30-010 tiêu chuẩn Gỗ có kiểm soát áp dụng cho nhà quản lý rừng
- FSC-STD-40-020 các yêu cầu về dán nhãn trên sản phẩm của FSC
Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (ITTO) đã thừa nhận FSC “Gần như là chương
trình duy nhất về gắn nhãn hiệu và ủy quyền đối với lâm phẩm trên toàn thế giới”.
Hiện nay, số chứng chỉ rừng và chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) đã được cấp
ở các Châu lục theo các quy trình chứng chỉ với số lượng như sau:
* Tại Châu Âu
+ Quy trình FSC: Đến tháng 11 năm 2005 diện tích rừng do FSC cấp chứng
chỉ ở Châu Âu đã lên đến 34.150.976 ha với 327 giấy chứng chỉ, chủ yếu là rừng
trồng và rừng nửa tự nhiên, trong đó Đức, Lít-va, Thụy sỹ, Anh, Thụy điển là những
nước đứng đầu về số diện tích được cấp chứng chỉ. Về chứng chỉ CoC do FSC cấp:
hiện có 2.566 giấy chứng chỉ, trong đó Đức, Anh, Ba lan và Hà lan là những nước

có số chứng chỉ cao nhất trong các quốc gia Châu Âu.
+ Quy trình PEFC: có 57.804.810 ha rừng được cấp chứng chỉ. Trong đó
Phần lan, Đức, Na Uy và Thụy điển là những nước có diện tích rừng được PEFC
cấp chứng chỉ cao nhất.
* Tại Bắc Mỹ
+ Quy trình FSC: Châu Mỹ đến thời điểm tháng 12 năm 2005, diện tích rừng
được FSC cấp chứng chỉ là 29.252.921 ha với 332 chứng chỉ, trong số này Canada
dẫn đầu với 15.231.115 ha và 26 giấy chứng chỉ, tiếp theo là Mỹ với 5.671.251 ha
và 97 chứng chỉ và Braxin với 3.455.582 ha và 60 chứng chỉ. Các diện tích được
cấp chứng chỉ cũng chủ yếu là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên. Về chứng chỉ CoC,
hiện Châu Mỹ có 941 giấy chứng nhận trong đó Mỹ dẫn đầu với 475 giấy, tiếp sau
đó là Chi Lê và Braxin.
+ Quy trình PEFC: Chỉ có Canada được cấp chứng chỉ với 70.918.506 ha rừng.
+ SFI: Hiện có 56.430.012 ha rừng tham gia chương trình QLRBV SFI để
được cấp chứng chỉ tại Mỹ.
* Tại Nam Mỹ
+ Quy trình FSC: Có tổng số hơn 7 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ FSC,
trong đó Bolivia, Braixin là 2 quốc gia có diện tích rừng được cấp CCR lớn nhất,
chủ yếu là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên. Hiện nay Braxin, Bolivia, Costa Rica,
Uruguay, Guatêmala là các quốc gia xuất khẩu một khối lượng lớn nhất thế giới gỗ
có chứng chỉ FSC, mà Việt Nam là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất.
+ Quy trình PEFC: Có 1,55 triệu ha rừng ở Chi lê được cấp chứng chỉ PEFC.
* Tại Châu Á - Thái Bình Dương
14
14
15
+ Quy trình FSC: Châu Á - Thái Bình Dương hiện có 63 giấy chứng chỉ FSC
cho 2.577.151 ha rừng, trong số đó Úc, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản Australia
và New Zealand là những quốc gia dẫn đầu về diện tích và số chứng chỉ được cấp.
Số giấy chứng chỉ CoC do FSC cấp tại Châu Á - Thái Bình Dương là 702, trong đó

dẫn đầu là Nhật bản với 289 CoC và Việt Nam là 86 giấy chứng chỉ CoC, tiếp đó là
Malaysia với 58 chứng chỉ.
Một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia cũng đã xây dựng các quy
trình CCR quốc gia, đồng thời họ cũng đã có một số khu rừng tự nhiên được FSC
cấp chứng chỉ. Ngoài ra các nước khác như Papua Niu- Ghi nê, Quần đảo Solomon
cũng đã có nhiều khu rừng được cấp chứng chỉ, mà hiện cung cấp khá nhiều gỗ có
chứng chỉ FSC cho các doanh nghiệp sản xuất đồ mộc xuất khẩu của Việt Nam. Các
nước khác như Thái Lan cũng có một vài diện tích rừng nhỏ được FSC cấp chứng
chỉ gần đây.
+ Quy trình PEFC: Chỉ có Úc với 5,166 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ
PEFC (tính đến tháng 11 năm 2005).
* Tại Châu Phi
Ở Châu Phi tính có 1.690.281 ha được cấp chứng chỉ FSC, với 33 giấy chứng
chỉ, chiếm 2% tổng số diện tích rừng được FSC cấp chứng chỉ trên thế giới, trong
đó Nam Phi đứng đầu có 1.426.362 ha với 23 chứng chỉ, sau đó là Zim-Ba -Uê với
127 ngàn ha. Về chứng chỉ CoC, ở Châu Phi hiện tại có 120 chứng chỉ, trong đó
Nam Phi dẫn đầu với 107 chứng chỉ CoC. Châu Phi cho đến nay không có rừng
được chương trình PEFC cấp chứng chỉ. [1]
Như vậy, nhờ xu hướng tẩy chay các sản phẩm gỗ không được quản lý bền
vững mà hàng loại các tổ chức Quản lý rừng bền vững đã ra đời và có các phạm vi
hoạt động khác nhau trên thế giới và đề xuất các tiêu chuẩn quản lý rừng với các
tiêu chí khác nhau, song mọi tiêu chuẩn đều được đề xuất đòi hỏi tính bền vững của
3 lĩnh vực: Kinh tế, Xã hội, Môi trường. Trong đó, FSC là tổ chức được đánh giá là
có uy tín nhất và chứng chỉ FSC được mọi thị trường chấp nhận.
1.1.2.2. Chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody - CoC)
Yếu tố quyết định để người tiêu dùng ở các nước lựa chọn một sản phẩm gỗ
chế biến không chỉ là chất lượng hay mẫu mã mà còn là xuất xứ của nguồn nguyên
liệu tạo ra sản phẩm đó. Đây là xu hướng của người tiêu dùng thế giới, đối tượng
chính của sản phẩm gỗ và cũng là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nhiều doanh
nghiệp chế biến gỗ. Đã có hơn 300 người hoạt động về môi trường kéo đến biểu

tình ôn hoà trong một Hội chợ gỗ Quốc tế được tổ chức ở Đức. Những người này
kêu gọi người tiêu dùng trên thế giới không ủng hộ và sử dụng những sản phẩm gỗ
15
15
16
không có chứng chỉ FSC, thay vào đó nên chọn những sản phẩm thân thiện với môi
trường. Đây là hình ảnh làm nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ ở các nước lo ngại vì
nếu không có chứng chỉ FSC thì người tiêu dùng sẽ tẩy chay sản phẩm của họ.
Từ một cây gỗ, để có thể trở thành một thành phẩm gỗ cần phải trải qua nhiều
bước, bao gồm: từ khai thác, chế biến, sản xuất sơ cấp và thứ cấp, phân phối và tiêu
thụ. Quá trình này được gọi là chuỗi hành trình sản phẩm. Bằng cách kiểm định
từng bước trong quá trình này, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) đảm bảo
với khách hàng rằng các sản phẩm đã được chứng chỉ mà họ mua thực sự có nguồn
gốc từ một khu rừng đã được chứng chỉ. Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế
giới có mang biểu trưng của chứng chỉ rừng FSC (Hội đồng quản trị rừng thế giới)
từ cửa gỗ đến lược chải đầu, từ văn phòng phẩm đến giấy toilet. Ngày nay, mạng
lưới lâm sản toàn cầu, một nhóm các tổ chức và công ty cam kết sản xuất và buôn
bán gỗ và lâm sản đã được chứng chỉ, đã có mạng lưới ở 18 quốc gia khác nhau trên
khắp thế giới với hơn 600 thành viên. Các mạng lưới bán lẻ rất lớn từ Anh và Mỹ
cũng hoạt động với vai trò xúc tác cho những thay đổi bởi họ đang gia tăng yêu cầu
cung cấp gỗ đã được chứng chỉ.
Bước đầu tiên cho một công ty muốn thực hiện chứng chỉ chuỗi hành trình sản
phẩm là phải xác định tất cả điểm kiểm soát gỗ tập kết (CCP’s). Điểm kiểm soát gỗ
tập kết là điểm mà gỗ nguyên liệu đã được chứng chỉ và chưa được chứng chỉ có
khả năng bị trộn lẫn với nhau. Ở mỗi điểm đã xác định sẽ cần sự kiểm soát để đảm
bảo rằng gỗ sẽ không bị trộn lẫn. Cách thức mà CCp’s có thể ngăn cản được việc
trộn lẫn gỗ đã được chứng chỉ và chưa được chứng chỉ là thông qua việc kết hợp
xác nhận và xác minh gỗ, phân loại gỗ và chứng từ phù hợp, cùng với việc đào tạo
chuyên môn đầy đủ. Hướng dẫn chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm thay đổi tùy
theo các cơ quan cấp chứng chỉ khác nhau và các chi tiết cần dẫn chiếu đến các cơ

quan cấp chứng chỉ có liên quan. Do đó, mục tiêu của việc chứng chỉ chuỗi hành
trình sản phẩm là cung cấp bằng chứng rằng sản phẩm được chứng chỉ có nguồn
gốc từ các khu rừng đã được cấp chứng chỉ và quản lý tốt và xác minh rằng các sản
phẩm đó không lẫn lộn với các sản phẩm từ các khu rừng chưa được chứng chỉ ở
bất kỳ điểm nào của chuỗi cung cấp, trừ phi dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ
chế nhãn sinh thái tỷ lệ (%) mà sản phẩm đang được áp dụng. Nhãn sinh thái dựa
trên tỷ lệ là một cơ chế mà lâm sản chỉ chừa một tỷ lệ nhỏ nguyên liệu gỗ được
chứng chỉ vẫn có thể được dán nhãn nêu lên rằng chúng có nguồn gốc từ các khu
rừng được quản lý tốt. Cơ quan chứng chỉ được ủy nhiệm đang tiến hành hoặc quản
lý chương trình chứng chỉ này sẽ đưa ra hướng dẫn và giới hạn về các tuyên bố này
trên nhãn sinh thái. Vì vậy, chuỗi hành trình sản phẩm được coi là công cụ chủ yếu
16
16
17
đấu tranh với việc khai thác gỗ bất hợp pháp và buôn bán gỗ lậu, đồng thời được
dùng để tăng cường hiệu lực luật lâm nghiệp, bảo đảm rằng tất cả quyền lực chính
phủ và thuế đã được áp dụng và để chứng tỏ rằng các sản phẩm được dán nhãn có
nguồn gốc từ các khu rừng đã được cấp chứng chỉ ở trong khuôn khổ hệ thống
chứng nhận tự nguyện rừng.
Liên minh Châu Âu EU gần đây giới thiệu 1 hệ thống giấy phép như một phần
của công tác tăng cường hiệu lực luật rừng, sáng kiến hành chính và thương mại
(FLEGT). Theo hệ thống này nhập khẩu gỗ vào EU phải chứng minh nguồn gốc
hợp pháp (xác định bởi các nước xuất khẩu trên cơ sở luật pháp hiện hành). Do
vậy, dây chuyền cung cấp sản phẩm gỗ từ rừng thông qua việc vận chuyển, lưu kho
và chế biến cần được công khai và kiểm tra tới tận biên giới của EU.
Phần lớn các nước nhiệt đới dùng hệ thống theo dõi hành trình dựa trên giấy
tờ thông thường với các nhãn vật lý trên sản phẩm gỗ, nhưng gần đây các hệ thống
thuận lợi hơn đã được phát triển chứng tỏ tính hiệu quả và đáng tin cậy của dây
chuyền cung cấp.
Hình 1.1. Sơ đồ Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC)

(Nguồn: cẩm nang lâm nghiệp 2006)
Hệ thống chuỗi hành trình sản phẩm của FSC có 5 yêu cầu: về hệ thống chất
lượng; về nguồn cung cấp; kiểm tra sản xuất, ghi chép và dán nhãn sản phẩm. Hiện
nay trên thị trường có một số hình thức CoC, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mà
doanh nghiệp sở hữu (mua vào và xuất ra). Hình thức CoC được lựa chọn sẽ quyết
định việc xây dựng và thực hiện hệ thống CoC cho doanh nghiệp đó Quy trình FSC
có hai hình thức CoC chính là:
- Doanh nghiệp sử dụng 100 % nguyên liệu có chứng chỉ FSC.
- Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có sử dụng một tỷ lệ % nguyên liệu chưa
có chứng chỉ FSC trộn lẫn với nguyên liệu đã có chứng chỉ FSC.
17
17
18
Tuy nhiên, cho dù đơn vị sản xuất 100% gỗ có nguồn gốc FSC và sản xuất
riêng gỗ không có chứng chỉ FSC thì việc xác nhận và truy tìm nguồn gốc
(identification and traceability) vẫn phải bắt buộc được thực hiện, cụ thể:
Hệ thống kiểm tra đối với quá trình sản xuất sử dụng 100% nguyên liệu
có chứng chỉ: Hệ thống bảo đảm tại mỗi khâu quan trọng đã được xác định trong
dây chuyền là việc sử dụng cách thức để riêng rẽ, đánh dấu và ghi chép lập tài liệu
sẽ không để xảy ra sự lẫn lộn giữa 2 loại nguyên liệu và sản phẩm có và chưa có
chứng chỉ.
Hệ thống kiểm tra đối với quá trình sản xuất sử dụng nguyên liệu pha
trộn: đối với quá trình sản xuất sản phẩm có sử dụng tỷ lệ phần trăm nguyên liệu
chưa có chứng chỉ thì việc kiểm tra nguyên liệu có chứng chỉ từ nơi nó được pha
trộn với nguyên liệu chưa có chứng chỉ, cũng cần tinh toán chính xác tỷ lệ phần
trăm nguyên liệu pha trộn trong sản phẩm. Trong thực tế sẽ có thể có 3 trường hợp
xảy ra.
- Tỷ lệ phần trăm cho một loại sản phẩm: nghĩa là trong một loại sản phẩm sẽ
có sự pha trộn của 2 loại nguyên liệu, việc theo dõi kiểm tra cần được tiến hành
trong toàn bộ dây chuyền. Tỷ lệ phần trăm trong mỗi sản phẩm cũng cần được tính

toán dựa vào khối lượng hoặc trọng lượng của nguyên liệu có chứng chỉ được sử
dụng trong dây chuyền sản xuất loại sản phẩm đó.
- Tỷ lệ phần trăm trong cả dây chuyền: việc kiểm tra này cũng được yêu cầu
cho các khâu nơi mà nguyên liệu có chứng chỉ được đưa vào dây chuyền sản xuất.
Nếu việc kê khai, đăng ký dán nhãn cho sản phẩm chỉ rõ một tỷ lệ phần trăm tối
thiểu của nguyên liệu có chứng chỉ trong sản phẩm thì việc kiểm tra cần phải đảm
bảo được tỷ lệ này trong dây chuyền. Tỷ lệ phần trăm của nguyên liệu có chứng chỉ
cho từng lô hàng được dựa trên tỷ lệ nguyên liệu được dùng để sản xuất trong lô
hàng đó.
- Tỷ lệ phần trăm nguyên liệu đầu vào - tỷ lệ sản phẩm đầu ra: áp dụng hình
thức này thì yêu cầu của việc kiểm tra là cho khối lượng nguyên liệu có và chưa có
chứng chỉ được đưa vào sản xuất, để tạo cơ sở cho việc tính toán tỷ lệ sản phẩm sẽ
được dán nhãn là “có chứng chỉ”.
Việc kiểm tra kỹ hơn và cần nhiều văn bản hơn xảy ra ở cả nơi xuất và nhập
khẩu gỗ bao gồm cả sự kiểm tra của viên chức Hải quan. Việc kiểm tra đo lường
ngặt nghèo và văn bản tại chỗ có thể theo dõi gỗ từ nguồn gốc rừng hoặc thậm chí
từ nguồn gốc cây theo phương thức hiệu quả và minh bạch.
18
18
19
ITTO hiện đang tiếp tục hỗ trợ các nước sản xuất tìm kiếm các phương pháp
cải tiến phù hợp luật pháp được củng cố. Các công ty gỗ nên được khuyến khích
giới thiệu các hệ thống kiểm tra chuỗi hành trình của riêng mình, nhưng điều này
còn đòi hỏi chính phủ thiết lập hoặc cải tiến cơ cấu kiểm tra và giám sát.
1.1.3. Lập kế hoạch quản lý rừng
Việc lập kế hoạch quản lý rừng (KHQLR) là một hoạt động không thể thiếu
trong QLRBV, là công việc đầu tiên cần tiến hành trước khi thực hiện quản lý một
khu rừng. Trong bộ tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững của FSC có 10 tiêu chuẩn và
56 tiêu chí thì việc lập kế hoạch quản lý rừng được quy định tại tiêu chuẩn 7 như sau:
Có kế hoạch quản lý phù hợp với quy mô và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với

những mục tiêu rõ ràng và biện pháp thực thi cụ thể và được thường xuyên cập nhật.
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất của UNCED năm 1992 nhận định “Nguồn tài
nguyên rừng và đất rừng chỉ được quản lý bền vững khi đáp ứng được nhu cầu về
kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần của loài người trong thời điểm hiện tại và cho
cả các thế hệ mai sau”.
QLRBV đòi hỏi một phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng lồng ghép và
việc giám sát chặt chẽ các hoạt động lâm nghiệp. Bao gồm các nhiệm vụ chính như:
+ Đánh giá tiềm năng nguồn rừng.
+ Khảo sát chuyên đề: đa dạng sinh học (động, thực vật) và đánh giá tác động
về mặt xã hội để xác định vùng có giá trị bảo tồn cao.
+ Lập bản đồ chức năng rừng dựa trên các kết quả khảo sát chuyên đề và ảnh
vệ tinh.
+ Khoanh vùng rừng thành khu vực sản xuất và khu bảo vệ; tính toán diện tích
sản xuất thực.
+ Điều tra quản lý rừng và tính toán khối lượng được phép khai thác hàng năm.
+ Viết kế hoạch điều chế rừng trung hạn (10 năm).
+ Lập kế hoạch triển khai(cơ sở hạ tầng, lập kế hoạch khai thác, biện pháp
lâm sinh).
+ Thực hiện và giám sát kế hoạch từng lô.
+ Đánh giá nội bộ các hoạt động lâm nghiệp và đánh giá tiến độ thực hiện giữa kỳ.
+ Đánh giá độc lập về tính bền vững.
1.2. Ở VIỆT NAM
1.2.1. Phát triển bền vững và phương thức QLRBV ở Việt Nam
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào những năm
cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng
được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh chóng. Đã có hàng loạt công trình nghiên
19
19
20
cứu liên quan được tiến hành như "Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung

tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu
và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland như một tiến
trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt
nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên cứu xây
dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do
Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật
Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của
Brundtland và kinh nghiệm các nước, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về
phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và
bền vững môi trường. Đồng thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu
chí phát triển bền vững cho Việt Nam. "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền
vững" (2000) do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan
điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho phát triển bền vững.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là thao tác hoá
khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland, tuy nhiên những thao tác này còn
mang tính liệt kê, tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở
cấp độ địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn
chưa được làm rõ.
Đối với ngành lâm nghiệp, khái niệm “bền vững” được thế giới bắt đầu sử
dụng từ những năm đầu thế kỷ 18 để chỉ lượng gỗ lấy ra khỏi rừng không vượt quá
lượng gỗ mà rừng có thể sinh ra, tạo tiền đề cho quản lý rừng bền vững sau này thì
ở Việt Nam mãi đến cuối thế kỷ 20 mới dùng khái niệm “Điều chế rừng” để quản
lý, kinh doanh lâm nghiệp với hy vọng sản lượng rừng được duy trì ở những lần
khai thác tiếp theo. Phương án điều chế rừng đầu tiên của Việt Nam (được thực hiện
7/1989) là Phương án điều chế rừng lâm trường Mã Đà (Đồng Nai) với sự trợ giúp
của chuyên gia nước ngoài (Dự án VIE/82/002 do UNDP/FAO trợ giúp). Nhiệm vụ
chính là xây dựng một mẫu phương án tiêu chuẩn; hướng dẫn lập kế hoạch điều chế
và đưa ra những đề xuất cho việc điều chế rừng lâm trường Mã Đà. Cho đến nay,
ngành lâm nghiệp vẫn đang dùng thuật ngữ “Điều chế rừng”, coi nó như một công
cụ, một phương pháp truyền thống để quản lý của các chủ rừng. Nghĩa là, tất cả các

chủ rừng cho đến nay đều quản lý rừng theo cách lập phương án điều chế được thực
hiện theo những quy định tại Quyết định 40/2005/QĐ-BNN, ngày 7/7/2005 của Bộ
NN-PTNT về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. [7]
Khái niệm quản lý rừng bền vững đến nay đối với cả cán bộ lâm nghiệp vẫn
còn khá mơ hồ về mục đích và các hoạt động của quản lý rừng bền vững. Qua kết
20
20
21
quả điều tra mới đây của ORGUT cho thấy: có 85% số người được phỏng vấn trả
lời là có biết về thuật ngữ Quản lý rừng bền vững. Nhưng khi được hỏi tiếp là:
Những hoạt động chính để tiến tới quản lý rừng bền vững là gì? thì có tới 75%
trong số đó trả lời là không biết (theo Báo cáo Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý
rừng bền vững của Việt Nam do ORGUT thực hiện trong khuôn khổ Chương trình
quản lý bền vững rừng tự nhiên và tiếp thị lâm sản - GTZ tài trợ).
Như trên đã nêu, Chứng chỉ rừng đã được các nước trên thế giới biết đến và sử
dụng từ gần 20 năm nay, trong khi đó ở Việt nam hiện nay khái niệm nay đang còn
là rất mới mẻ với cán bộ, người dân hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Vì vậy
trong chiến lược LNQG 2006-2020 chương trình QLRBV là chương trình được
phân kỳ thành giai đoạn 2006-2010, 2011-2020 và xác định từng bước đi cho tới kết
quả đạt chứng chỉ cho các đơn vị quản lý rừng sản xuất theo một lộ trình xác định
trong từng kế hoạch 5 năm. Đây là chương trình rất cơ bản để đưa quản lý lâm
nghiệp Việt Nam vào ổn định, hiệu quả, đem lại không chỉ lợi ích kinh tế rõ rệt cho
chủ rừng mà còn đảm bảo ổn định diện tích, chất lượng rừng cùng các lợi ích môi
trường, xã hội cho cộng đồng và quốc gia trong quá tình hội nhập quốc tế.
Tiến trình QLRBV vẫn đang tiến triển và đã vào giai đoạn không thể chậm chễ
so với các nước bạn bè ASEAN cả vệ bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, mà còn phải
nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu hàng hoá chế biến.
1.2.2. Tổ công tác quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Ngay khi Việt Nam gia nhập khối ASEAN từ 1995 nhu cầu hợp tác về
QLRBV trong khối trở thành một trong các nội dung chính của các cuộc họp hàng

năm của các chuyên gia cao cấp về lâm nghiệp (ASOF). Qua nhiều cuộc thảo luận
về việc làm sao xây dựng được một bộ tiêu chuẩn QLRBV cho ASEAN và đẩy
mạnh việc QLRBV trong mỗi nước thành viên, thì nhu cầu hình thành một tổ chức
để xúc tiến quá trình này ở Việt Nam trở nên bức xúc. Sau một thời gian chuẩn bị,
tháng 12/1998 một hội thảo quốc gia về QLRBV do Bộ NN & PTNT, Quỹ quốc tế
về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature - WWF), Đại sứ quán vương
quốc Hà Lan tại Hà Nội và Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) đồng tài trợ và tổ
chức tại TP.HCM. Trong hội thảo đã có nhiều báo cáo, thảo luận về khái niệm
QLRBV, đánh giá hiện trạng về rừng và quản lý sản xuất lâm nghiệp tại Việt Nam.
Hội thảo đã thành lập một Tổ công tác quốc gia về QLRBV và CCR (NWG) (nay là
Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng) và đề xuất một chương trình hoạt
động trong 5 năm đầu tiên. Các đại biểu đã đi tham quan tình hình sản xuất và quản
lý của Lâm trường Tân Phú, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên và khu rừng phòng hộ
Cần Giờ.
21
21
22
NWG ban đầu do Cục Phát triển lâm nghiệp quản lý, nhưng từ năm 2001 do
Hội KHKTLN quản lý. NWG liên tục mở rộng và củng cố về tổ chức phù hợp với
hướng dẫn của FSC, gồm 3 ban: kinh tế, môi trường và xã hội, với sự tham gia rất
rộng rãi của các thành viên từ các cơ quan, đoàn thể và nhiều nhà khoa học, nhà
quản lý ở Trung ương và địa phương đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu. Năm 2002,
có 10 người trong của NWG đã trở thành thành viên của FSC quốc tế. FSC cũng đã
cử 1 thành viên làm Đại diện cho FSC quốc tế tại Việt Nam, gọi là ”Đầu mối quốc
gia (Contact Person)”. Kinh phí hoạt động của NWG thu hút từ các nguồn tài trợ
không cố định như hỗ trợ ban đầu của Đại sứ quán Hà Lan, FSC quốc tế, dự án cải
cách hành chính lâm nghiệp (REFAS), WWF Đông Dương và 1 dự án nhỏ thực hiện
trong 2 năm 2002 - 2003 do Quỹ Ford (The Ford Foundation Representative Office
for Vietnam and Thailand) tài trợ. Giai đoạn 5 năm đầu các hoạt động của NWG tập
trung vào các nội dung:

a) Tuyên truyền, phổ cập, giới thiệu về QLRBV.
b) Xây dựng Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam về QLRBV và CCR.
c) Khảo sát tình hình QLR tại các đơn vị và đánh giá tính khả thi của các chỉ
số của Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam do NWG dự thảo trên cơ sở 10 tiêu chuẩn và
56 tiêu chí của FSC.
d) Củng cố tổ chức của tổ công tác, tăng cường năng lực hoạt động và hợp tác
với các đơn vị hữu quan trong nước và quốc tế.
Ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2003 hoạt động thúc đẩy QLRBV chủ yếu là do
NWG cùng với sự phối hợp của các tổ chức khác như TFT, dự án REFAS, WWF
Đông Dương đã góp phần đẩy mạnh quá trình cải thiện quản lý rừng thông qua các
dự án hỗ trợ kỹ thuật cho một số chủ rừng xây dựng mô hình CCR. Từ năm 2004,
các tổ chức này đã đẩy mạnh các hoạt đông theo từng chương trình riêng trong việc
hỗ trợ các đơn vị quản lý rừng (thường là đơn vị lâm trường) tiếp cận các tiêu chuẩn
QLRBV của FSC, trong khi NWG gặp khó khăn về nguồn tài trợ nên phải giảm
thiểu hoạt động để tổ chức lại. NWG đã liên tục tổ chức một loạt hoạt động tuyên
truyền phổ cập về QLRBV như:
- Các hội nghị, hội thảo về nhận thức và lập kế hoạch quản lý rừng: Vùng miền
Trung, Huế 12-1999; tỉnh Nghệ An - Vinh 2000; QLR và chế biến gỗ Miền Nam
Trung bộ - Quy Nhơn 2001; Tây Nguyên - Buôn Mê Thuột 2001; Tây Nguyên,
Gia Lai 2002; Hội thảo quốc gia chỉnh sửa tiêu chuẩn lần 7- Hà nội 2003; và lần 8 -
Hà Nội 2005.
22
22
23
- Tuyên truyền phổ cập QLRBV và CCR trên các phương tiện truyền thông
như báo chí, Radio, TV, và trong nhiều hội nghị hội thảo về nông nghiệp, lâm
nghiệp, môi trường, dân tộc, miền núi,…
- Nói chuyện ngoại khoá và phổ cập kiến thức quản lý rừng cho các lớp cao
học của Đại học lâm nghiệp Xuân Mai, Đại học Tây Nguyên, và cùng chuyên gia
GFA Terra phổ cập kiến thức cho các dự án trồng rừng do KfW tài trợ.

Cùng với các hoạt động khảo sát nhằm phổ cập nhận thức cho các thành viên
của NWG và các cổ đông như chủ rừng, quan chức quản lý lâm nghiệp cấp trung
ương và cấp tỉnh, NWG cũng đã thực thi một số chương trình hỗ trợ chứng chỉ rừng
sau đây:
- Dự án điều tra xây dựng kế hoạch QLRBV tại huyện Kon-Plong (Kontum)
2000- 2002 do JICA tài trợ trên 2 triệu USD, đã kết thúc năm 2003. Hiện nay giai
đoạn 2 nhằm tăng cường các hoạt động khuyến nông khuyến lâm và xây dựng mô
hình quản lý rừng cho cộng đồng, đã bắt đầu triển khai từ 2005 với kinh phí trên 1
triệu USD.
- Dự án hỗ trợ cải thiện quản lý rừng ở lâm trường Hà Nừng và lâm trường Sơ
pai (Gia Lai) do WWF Đông dương tiến hành 2003 - 2005 với số vốn 490 nghìn
USD do Thuỵ Sĩ tài trợ.
- Chương trình hỗ trợ QLRBV và CCR của dự án GTZ/REFAS đối với 2 lâm
trường Ma- Drak và NamNung (Đắc Lắc) 2005. Từ 2006 mở rộng ra Quảng Bình,
Ninh Thuận, Yên Bái với kinh phí 4,5 triệu Euro cho 4 hợp phần, trong đó có hợp
phần hỗ trợ QLRBV và CCR mà chưa xác định vốn cho mỗi hợp phần.
- Một phong trào rộng rãi các cơ sở chế biến lâm sản xuất khẩu, đặc biệt là tại
các tỉnh Nam bộ, các tỉnh duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên đã tự nâng cấp
quản lý dây chuyền công nghệ từ nguyên liệu gỗ đến sản phẩm cuối cùng. Từ 2002
đến nay đã có 84 cơ sở đạt chứng chỉ CoC.
- Kế hoạch hỗ trợ CCR và tiếp thị của Quỹ rừng nhiệt đới (TFT) tại Việt Nam
không công bố thành một chương trình mà chỉ hỗ trợ từng phần và cho từng đơn vị
QLR như tại Lâm trường Trường Sơn (Long Đại, Quảng Bình), Công ty lâm nghiệp
và dịch vụ Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Năm 2008, Viện QLRBV và CCR cũng thực hiện đánh giá rừng độc lập về
quản lý rừng trồng của mô hình CCR theo nhóm của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Ở đây, các hộ trồng rừng cùng góp chung diện tích rừng trồng hợp thành Chi hội
trồng rừng Yên Bái và xin cấp chứng chỉ rừng. Qua đánh giá, kết quả nhận thấy: các
Hộ trồng rừng thuộc Chi hội đã đáp ứng được các tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam
ở các mức độ khác nhau. Mặt khác các khiếm khuyết trong quản lý rừng có thể khắc

23
23
24
phục được, tuy nhiên một số tiêu chí và chỉ số trong quản lý chưa phù hợp với chủ
rừng, nên việc sử dụng nó để đánh giá còn có chênh lệch. Bên cạnh đó thông qua
đánh giá, Viện cũng đưa ra được các biện pháp khắc phục các khiếm khuyết.
Ngay sau khi được thành lập, NWG đã ưu tiên việc dự thảo Bộ tiêu chuẩn
FSC Việt Nam (P&C&I VN) để làm căn cứ đánh giá và cấp chứng chỉ rừng cho các
đơn vị QLR tại Việt Nam. Có hai hoạt động được thực hiện song song:
- Phối hợp với các nước ASEAN xây dựng bộ tiêu chuẩn chung cho các nước
ASEAN trên cơ sở 7 tiêu chí của ITTO Hội nghị cấp Bộ trưởng năm 2001 tại
Phnom-penh. Song bộ tiêu chuẩn này kém khả thi trong thực tế vì ITTO chỉ đề xuất
7 tiêu chí QLRBV mà không phải là quy trình chứng chỉ nên chỉ có thể áp dụng để
thẩm định, đánh giá mức độ QLRBV mà không có hiệu lực CCR quốc tế.
- Quá trình dự thảo P&C&I Việt Nam trên cơ sở các tiêu chuẩn và tiêu chí của
FSC cũng được tiến hành ngay từ khi thành lập bằng cách hàng năm vừa dự thảo,
vừa khảo sát áp dụng thử và chỉnh sửa trong 8 lần. Bản dự thảo được chỉnh sửa lần
thứ 8 cũng đã nhận được nhận xét, đánh giá bằng văn bản của các cơ quan chính
phủ, các đoàn thể và các tổ chức quốc tế liên quan đang hoạt động tại Việt Nam.
P&C&I Việt Nam dự thảo tuân thủ 10 tiêu chuẩn, 56 tiêu chí của FSC và đã có 147
chỉ số được đề xuất để thể hiện các tiêu chí và để kiểm tra đánh giá mức độ phù hợp
của tiêu chuẩn đối với thực tiễn QLR ở Việt Nam. Các chỉ số đề xuất này đã xem
xét tới tính phù hợp với các cơ sở pháp luật, chính sách và điều kiện thực tiễn Việt
Nam. Mặc dù bộ tiêu chuẩn dự thảo năm 2004 được sự nhận xét và đồng tình từ 14
cơ quan tổ chức hữu quan, nhưng nó chưa được trình FSC để xem xét và phê duyệt.
Tuy vậy P&C&I VN đã được WWF Đông Dương, TFT, Viện Điều tra quy hoạch
rừng và dự án REFAS tham khảo sử dụng khi hỗ trợ các lâm trường thực hiện
QLRBV và cũng đã được NWG sử dụng để đánh giá QLR ở 4 chủ rừng (Lâm
trường Con Cuông, Công ty Lâm công nghiệp Long Đại, Công ty lâm nghiệp và
dịch vụ Hương Sơn, Xí nghiệp trồng rừng tư nhân 327 Đỗ Thập, Yên Bái) được

chọn để xây dựng mô hình QLRBV.
Đến nay, Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đã xây dựng xong bộ
tiêu chuẩn số 9C gồm 10 tiêu chuẩn, 56 tiêu chí dựa trên bộ tiêu chuẩn của FSC làm
căn cứ để các chủ rừng tự đánh giá và khắc phục những khiếm khuyết trong quản lý
rừng để có thể đề xuất các tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc tế đến đánh giá, cấp
chứng chỉ rừng. Tuy nhiên, FSC cũng chỉ rõ là tất cả các bộ tiêu chuẩn quốc gia kể
cả khi đã được FSC công nhận và áp dụng vẫn cần được xem xét sửa đổi bổ sung
thường xuyên cho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội và trạng
thái rừng. Bộ tiêu chuẩn này nhằm giúp cho các đơn vị và cá nhân quan tâm đến
24
24
25
quản lý rừng có được các nhận thức cơ bản thế nào là một đơn vị quản lý rừng đạt
đến mức quản lý bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Gần đây, hàng loat đơn vị quản lý rừng tự nhiên và trồng rừng sản xuất, rất
nhiều công ty, xí nghiệp chế biến xuất khẩu lâm sản đang có nhu cầu tự nguyện
tham gia quá trình QLRBV và yêu cầu SFMI hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn để tự đánh
giá năng lực quản lý rừng, năng lực giám sát chuỗi hành trình, song tính tới tháng
5/2010, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ mới chỉ được cấp gần 205 chứng
chỉ CoC, nhưng mới chỉ có 1 chứng chỉ FSC về QLRBV. Đó là Công ty TNHH
trồng rừng Quy Nhơn với 9781 ha đất lâm nghiệp phân bố tại 8 huyện của tỉnh Bình
Định, một tỉnh duyên hải miền trung của Việt Nam.
Để hướng đến một nền lâm nghiệp bền vững, trong những năm gần đây Đảng
và Nhà nước cũng tích cực sửa đổi và ban hành nhiều chủ trương, chính sách có tác
động mạnh tới việc phát triển lâm nghiệp bền vững, như: Luật đất đai, năm 2003;
Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004; Luật bảo vệ môi trường, năm 2005; Đặc
biệt là Quyết định số 18/2007/QĐ- TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng chính phủ
đã phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, trong đó có
một Chương trình ưu tiên phát triển được đặt lên hàng đầu là “Chương trình quản lý
và phát triển rừng bền vững” với mục tiêu phấn đấu tới năm 2020 sẽ tạo ra một lâm

phận ổn định gồm các khu rừng chất lượng cao, phân bố hợp lý, trong đó 30% diện
tích rừng sản xuất đạt được tiêu chuẩn QLRBV và được cấp chứng chỉ, với tổng
kinh phí chương trình dự toán là 23.000 tỷ đồng, tương đương 1,5 tỷ USD và được
phân kỳ thành 3 kế hoạch 5 năm. Tuy nhiên việc phát triển QLRBV và CCR ở Việt
Nam đang có những trở ngại như: Trình độ quản lý rừng còn thấp, sự hiểu biết về
QLRBV và CCR còn rất hạn chế cả ở cấp trung ương và địa phương, diện tích nhỏ,
phân tán, địa bàn hoạt động khó khăn phức tạp; Lượng gỗ khai thác từ rừng tự
nhiên ít không đủ làm động lực thị trường chứng chỉ rừng, đồng thời cơ chế đầu tư,
hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều hạn chế Do đó, chương trình quản lý rừng bền
vững của Nhà nước 2006-2020 chỉ có thể đạt được mục tiêu khi các thách thức trên
được quan tâm giải quyết một cách đồng bộ.
1.2.3. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý rừng ở Việt Nam
Việc lập kế hoạch quản lý rừng ở Việt Nam được thực hiện theo Chỉ thị số 15-
LS/CNR, ngày 19/7/1989 của Bộ Lâm nghiệp “Về công tác xây dựng phương án
điều chế rừng đơn giản cho các Lâm trường”. Đây là một trong bốn chương trình
mục tiêu của ngành Lâm nghiệp đã khởi động và hoàn thành được những công việc
quan trọng của giai đoạn xây dựng các tiền đề điều chế: Phân công phân cấp quản lý
rừng, phân chia 3 loại rừng, ban hành các qui chế sử dụng rừng, quy phạm kỹ thuật
25
25

×