Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TRỌNG TƯỜNG

HÀ TÂY – 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TRỌNG TƯỜNG

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TSKH. NGUYỄN NGỌC LUNG

HÀ TÂY – 2007


i

MỤC LỤC


Nội dung

Số trang

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO VỆ ĐA
DẠNG SINH HỌC TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG ................... 4
1.1

Thế giới: ......................................................................... 4

1.2

Việt Nam ........................................................................ 7

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ................... 11
2.1

Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu: ...................... 11

2.2

Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội: .............................. 19

CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................ 27
3.1

Mục tiêu nghiên cứu ..................................................... 27


3.2

Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài ............... 27

3.3

Nội dung nghiên cứu .................................................... 28

3.4

Phương pháp tiến hành: ................................................ 28

3.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp: .............................................. 28
3.4.2 Khảo sát thu thập số liệu: ............................................. 29
3.4.3 Tổng hợp thơng tin, xử lý phân tích số liệu và viết
báo cáo: ......................................................................... 32
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 33
4.1

Thực trạng đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên
nhiên Ea Sô ................................................................... 33

4.1.1 Đa dạng sinh cảnh: ....................................................... 33
4.1.2 Đa dạng về loài: ............................................................ 34
4.1.3 Đa dạng về nguồn gen: ................................................. 38


ii

4.2


Hệ thống các nhân tố kinh tế xã hội tác động đến
hoạt động bảo tồn: ........................................................ 41

4.2.1 Phân tích các bên liên quan: ......................................... 41
4.2.2 Tình hình kinh tế, xã hội, thể chế chính sách, tự
nhiên tác động vào Khu BTTN Ea Sô:......................... 46
4.3

Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Ea Sô.................................................... 51

4.3.1 Nguyên nhân những ảnh hưởng đến hoạt động của
khu bảo tồn: .................................................................. 51
4.3.2 Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và mức
độ khai thác trái phép nhóm tài nguyên rừng tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô: .................................... 69
4.4

Một số phát hiện trong quá trình nghiên cứu ............... 78

4.4.1 Các phát hiện dựa vào các bên liên quan: .................... 78
4.4.2 Phát hiện các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
theo nhóm lồi: ............................................................. 80
4.5

Đề xuất một số giải pháp: ............................................. 83

4.5.1 Nhóm giải pháp chính sách, xã hội: ............................. 83
4.5.2 Nhóm giải pháp về kinh tế, kỹ thuật: ........................... 85

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ..................................... 89
5.1

Kết luận ........................................................................ 89

5.1.1 Tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn ........................ 89
5.1.2 Tình hình kinh tế xã hội và ảnh hưởng của cộng
đồng trong việc quản lý tài nguyên .............................. 89
5.1.3 Đánh giá công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu
bảo tồn thiên nhiên Ea Sô ............................................. 90
5.2

Tồn tại ........................................................................... 92

5.3

Kiến nghị ...................................................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 94


iii

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Thứ tự

Nội dung

Số trang


2.1

Tổng hợp diện tích các loại đất ................................................... 14

2.2

Bảng tổng hợp bình quân theo tháng của các chỉ tiêu khí
tượng, trạm M’Đrăk giai đoạn 2001-2005.................................. 15

2.3

Dân số và lao động của 2 xã vùng đệm ...................................... 20

2.4

Bảng tổng hợp về tình hình dân số của 2 xã vùng đệm Ea Sô
và Cư Prao từ năm 1999 đến 2006 ............................................. 20

2.5

Tổng hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm ......................................... 24

4.1

Khu hệ thực vật tại khu BTTN Ea Sô ......................................... 34

4.2

Khu hệ động vật tại Khu BTTN Ea Sơ ....................................... 36


4.3

Các lồi thực vật q hiếm cần bảo vệ để bảo tồn nguồn gen ... 38

4.4

Các lồi thú tại khu BTTN Ea Sơ có trong Sách đỏ Việt
Nam ............................................................................................. 39

4.5

Các loài chim tại khu BTTN Ea Sơ có trong Sách đỏ Việt
Nam ............................................................................................. 40

4.6

Các lồi Bị sát tại khu BTTN Ea Sơ có trong Sách đỏ Việt
nam .............................................................................................. 41

4.7

Kinh phí đầu tư của Khu BTTN Ea Sơ qua các năm.................. 60

4.8

Thu nhập bình qn của các hộ phỏng vấn tại các thơn bn
vùng đệm..................................................................................... 62

4.9


Các lồi bị tác động mạnh theo từng mục đích sử dụng như
sau ............................................................................................... 69


iv

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Thứ tự

Nội dung

Số trang

4-1

Sơ đồ venn sự tham gia của các bên liên quan trong Bảo tồn
đa dạng sinh học tại Khu BTTN Ea Sô: ..................................... 41

4-2

Các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến tài
nguyên rừng: ............................................................................... 49

4-3

Tổng hợp số vụ vi phạm lâm luật tại Khu bảo tồn thiên
nhiên so sánh với số vụ vi phạm của người dân trong vùng
đệm .............................................................................................. 56

4-4


Phân theo trình độ cán bộ cơng nhân viên của khu bảo tồn ....... 59

4-5

Quan hệ giữa tổng mức đầu tư và lương của CBCNV ............... 61

4-6

Cơ cấu doanh thu của các hộ phỏng vấn tại 6 buôn ................... 63

DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1:

Phiếu phỏng vấn nhóm hộ - tiếp cận khai thác tài nguyên, bảo tồn

Phụ lục 2:

Mơ tả và mã hóa các biến số sử dụng trong phân tích hồi quy:

Phụ lục 3:

Kết quả tính tốn các phương trình

Phụ lục 4:

Phiếu phân tích kinh tế hộ

Phụ lục 5:


Danh mục thực vật khu BTTN Ea Sô

Phụ lục 6:

Danh lục thú, chim, bò sát, ếch nhái tại khu BTTN Ea-Sơ

Phụ lục 7:

Một số hình ảnh minh họa


v

CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
BTTN
Bảo tồn thiên nhiên
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CITES
Convention on International Trade in Endangered Species
of Wild Fauna and Flora (Công ước mua bán Quốc tế
động - thực vật hoang dã nguy cấp)
ĐVR
Động vật rừng
FAO
Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương Nông Quốc tế của Liên Hợp quốc)
GIS

Geographic information system (Hệ thống thông tin địa
lý)
GPS
Global positioning system (Hệ thống định vị toàn cầu)
IPM
Integrated Pest Management (phương pháp phòng trừ
dịch hại tổng hợp)
KT-XH
Kinh tế xã hội
LSNG
Lâm sản ngồi gỗ
PRA
Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nơng thơn có sự
tham gia)
QLBVR
Quản lý bảo vệ rừng
RRA
Rapid Rural Appraisal (Đánh giá nhanh nông thôn)
RVAC
Rừng Vườn Ao Chuồng
SIDA
Swedish International Development Cooperation Agency
(Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển)
TB-XH
Thương binh - Xã hội
TVTG
Thực vật thân gỗ
UBND
Ủy ban nhân dân
VQG

Vườn quốc gia
WWF
World Wide Fund for Nature (Tổ chức bảo tồn quốc tế)
IUCN
International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources (Tổ chức quốc tế bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên)


vi

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp thuộc
chương trình đào tạo Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm học
tại khoa Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam, tôi luôn
nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của quý thầy cô giáo, các đồng
nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các tổ chức, cơ quan và cá nhân
 Khoa Đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu và toàn thể Giáo viên
Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp tơi hồn thành khóa đào tạo.
 GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, giáo viên hướng dẫn khoa học của luận
văn đã định hướng và tạo mọi điều kiện cho tơi hồn thành luận văn.
 Các Thầy giáo, Cô giáo của bộ môn Quản lý tài nguyên rừng và Môi
trường, khoa Nông Lâm nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu của luận văn.
 Tập thể Cán bộ Công nhân viên của Ban quản lý dự án khu bảo tồn
thiên nhiên Ea Sô đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thu thập số liệu và
hoàn thành luận văn.
 Ủy ban nhân dân xã Ea Sô, Ủy ban nhân dân xã Cư Prao, các Ban
Ngành trong huyện M’Đrăk và Ea Kar và Cộng đồng dân cư của 6 thôn

buôn đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thu thập số liệu và tham gia cùng
với tôi để đánh giá thực trạng bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea
Sơ.
 Do cịn nhiều hạn chế về thời gian, nhân lực, tài chính, các điều kiện
nghiên cứu nên chắc chắn luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Tơi mong muốn nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các
quý thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các đồng nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xuân mai, ngày 30/7/2007
Tác giả
Nguyễn Trọng Tường


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ cần thiết
trong giai đoạn hiện nay không chỉ trên đất nước Việt Nam mà trên toàn thế
giới. Việt nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương và được xem như là
một trung tâm đa dạng sinh học của Đông Nam Á, là nơi phân bố của nhiều
lồi động thực vật và có thể xem là một kho tàng đa dạng sinh học vô giá của
nhân loại. Nguồn tài nguyên này tồn tại trong các khu rừng mưa nhiệt đới của
nước ta, trải dài từ Bắc vào Nam.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nguồn tài nguyên rừng của nước
ta đang ngày càng suy giảm cả về diện tích và chất lượng, kể cả nguồn tài
nguyên rừng nằm trong các Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia. Vấn đề
này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do sức ép về tăng dân số tự
nhiên lẫn cơ học. Khi dân số tăng nhanh đồng nghĩa với việc nhu cầu về đất
sản xuất, nguyên liệu để làm nhà cửa, chất đốt, thực phẩm…. đồng thời vấn
đề quan tâm đầu tư vào các vườn quốc gia và khu bảo tồn để vừa bảo tồn đa

dạng sinh học vừa phát triển kinh tế xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân sống ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt là các vùng đệm của các khu
rừng đặc dụng, dẫn đến công tác quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
ngày một khó khăn.
Mất rừng làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính đa dạng sinh học của các
khu rừng ở Việt Nam, nơi cư trú của các loài động vật bị thu hẹp, nguồn thức
ăn của chúng bị cạn kiệt bắt buộc các loài động vật phải di chuyển đi nơi khác
hoặc co cụm lại. Nhiều loài động, thực vật quý trước đây khá phổ biến ở nước
ta nhưng ngày nay trở nên rất hiếm.
Đứng trước thực trạng này, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta
đã quam tâm và đầu tư đặc biệt đến việc bảo tồn và phát triển vốn rừng. Hàng


2

loạt các văn bản pháp quy ra đời như: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm
2004, Luật môi trường 2003, đặc biệt Việt Nam ký nhiều công ước quốc tế
như: Công ước di sản thế giới năm (1987), Công ước đa dạng sinh học, Công
ước về buôn bán quốc tế các loại động thực vật hoang dã đã nguy cấp CITES
(1994). Ngày 22/12/1995 Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành
động về đa dạng sinh học của Việt Nam.
Mặc dù, được rất nhiều sự quan tâm sâu sắc của các cấp, các ngành
nhưng rừng tự nhiên cùng không ngừng bị tàn phá. Tài nguyên rừng của các
Khu bảo tồn, Vườn quốc gia vẫn bị suy giảm về chất lượng rừng. Việc nghiên
cứu các cơ sở khoa học nhằm đưa ra các giải pháp để quản lý và phát triển
bền vững đa dạng sinh học còn nhiều hạn chế.
Như vậy, làm thế nào để vừa có thể bảo tồn được đa dạng sinh học mà
vẫn phát triển được kinh tế xã hội cho người dân đặc biệt là người dân sống ở
những vùng đệm của các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là vấn đề
đang được sự quan tâm của ngành Lâm nghiệp nói riêng và các cấp các ngành

nói chung. Hay nói cách khác là tạo ra một sự kết hợp hài hoà giữa kinh tế –
xã hội – môi trường, tức kết hợp tốt giữa bảo tồn và phát triển.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô tỉnh Đăk Lăk được thành lập vào tháng
4 năm 1999, nằm trên địa giới hành chính của xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh
Đăk Lăk. Là Khu bảo tồn chịu ảnh hưởng của cả hai chế độ khí hậu chuyển
tiếp giữa Đơng và Tây Trường sơn và một phần ảnh hưởng khí hậu của vùng
duyên hải miền trung, cùng với địa hình khá đa dạng từ các dãy núi cao từ
Tây bắc xuống Đông nam, đến các sinh cảnh đồng cỏ, đầm lầy, hồ nước hết
sức phong phú đây là nơi sinh sống rất tốt của hệ động, thực vật đặc biệt là hệ
thú móng guốc.


3

Từ khi thành lập đến nay, được sự quan tâm của các cấp, các ngành
trong tỉnh Đăk Lăk. Ban quản lý dự án khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã có
nhiều cố gắng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Song cũng như các đơn vị
làm công tác bảo tồn khác trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, do nhiều
nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính vẫn là áp lực của sự gia
tăng dân số của các vùng lân cận có đời sống vật chất khó khăn, thiếu đất sản
xuất cho nên các hoạt động khai thác gỗ quý hiếm, săn bắn, bẫy bắt các loại
động vật vẫn diễn ra làm cho tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên
nhiên Ea Sô cũng bị suy giảm.
Vì vậy, bảo vệ được đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Ea
Sô là vấn đề mang tính cấp thiết. Để góp phần nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp phù hợp với thực tế để vừa bảo vệ tính đa dạng sinh học của Khu bảo
tồn thiên nhiên Ea Sô, đồng thời giảm sức ép của người dân tại các khu vực
vùng đệm vào rừng, chúng tôi tiến hành chọn đề tài “Đánh giá thực trạng
bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng
tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, tỉnh Đăk Lăk”.



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO VỆ ĐA DẠNG
SINH HỌC TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG
1.1

Thế giới:
Đa dạng sinh học có ý nghĩa lâu dài đối với quá trình phát triển kinh tế

xã hội của nhân loại. Trên thế giới thuật ngữ đa dạng sinh học được Wilson
dùng đầu tiên và năm 1988. “Đa dạng sinh học” nghĩa là tính biến dị giữa xác
sinh vật sống từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm hệ sinh thái trên cạn, biển
và các hệ sinh thái dưới nước khác, và là các phức hệ sinh thái, trong đó các
sinh vật sống là một cấu thành; đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp đa dạng về
nguồn gen, loài và hệ sinh thái. Khái niệm đa dạng sinh học còn được các tổ
chức trên thế giới khái niệm như sau, theo tổ chức WWF (1989) “đa dạng
sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất; là hàng triệu loài thực
vật, động vật và vi sinh vật; là nguồn gen chứa đựng trong các loài và các hệ
sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Công ước đa dạng
sinh học (1992) khái niệm về đa dạng sinh học như sau“Đa dạng sinh học là
sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong hệ sinh thái
trên cạn, biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà
chúng tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm đa dạng sinh học trong loài (đa
dạng di truyền), giữa các loài và các hệ sinh thái”.
Tuy nhiên bảo tồn như thế nào để mang lại hiệu quả thì đã được các
nhà khoa học và các quốc gia trên thế giới rất quan tâm áp dụng từ đó thuật
ngữ quản lý rừng dựa vào cộng đồng ra đời, vì quản lý bảo tồn rừng đặc biệt

là rừng nhiệt đới chính là bảo tồn đa dạng sinh học.
Tại Nê Pan, Subedi, 1991 [25] và cộng sự đã dựng phương pháp đánh
giá nhanh (RRA) để nghiên cứu quản lý cây và đất đai tại hai cộng đồng nông


5

thôn ở miền đông Terai (vùng thấp). Nghiên cứu được thiết kế nhằm góp sức
vào việc phát triển lợi tức và công việc làm ăn thông qua dự án do cơ quan
phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) và FAO tài trợ. Nhiều vấn đề lý luận và
thực tiển cộng đồng quản lý của thôn xã, tầm quan trọng của việc thu hút
người dân sử dụng tài nguyên và những nhóm sử dụng trực tiếp tham gia vào
việc phát triển, cách giải quyết vấn đề khan hiếm tài nguyên và công bằng xã
hội được thảo luận.
Tại Canada, Sherry, E.E 1999 [24] về sự hợp tác quản lý tại Vườn quốc
gia Vutut, vừa là một Vườn quốc gia vừa là di sản văn hóa của của người thổ
dân vùng Bắc cực. Liên minh chính quyền và thổ dân huy động được lực
lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảo tồn
tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của vườn quốc gia. Hợp tác quản lý đã
kết hợp được giữa các mối quan tâm và và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo
tồn. Ban quản lý vườn giúp người dân về kỹ thuật xây dựng mơ hình, về bảo
tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Hợp tác quản lý ở đây được đánh
giá là rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợp giữa sự tốt
đẹp nhất của hai thế giới” nhà nước văn minh và thổ dân.
Shuchenmann, 1999 [19] đã đưa ra một ví dụ ở Vườn quốc gia
Andringitra, là vườn quốc gia thứ 14 của nước Cộng hòa Madagascar. Vườn
quốc gia là một vùng núi có mối quan hệ giữa các hệ sinh thái và sinh cảnh,
đa dạng sinh học và cảnh quan cũng như di tích văn hóa. Chính phủ đã có
nghị định bảo đảm quyền của người dân như: quyền chăn thả gia súc, khai
thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chổ, cho phép giữ gìn các

điểm thờ cúng thần rừng. Để đạt được những quyền trên, người dân phải có
trách nhiệm tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực.
Ngồi ra, có nhiều bên liên quan tham gia trong Ban đồng quản lý như du
lịch, chính quyền.


6

Gilmour D.A, 1999 [19] lại cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính
kém hiệu quả của các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên là chưa giải
quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các cá nhân trong cộng đồng, giữa lợi ích
cộng đồng địa phương và lợi ích quốc gia, do đó chưa phát huy được nội lực
của các cộng đồng để quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Vì vậy, quản lý tài
nguyên rừng cần phát triển theo hướng kết hợp hoạt động bảo tồn và phát
triển tài nguyên với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống
người dân, thống nhất lợi ích của người dân và lợi ích Quốc gia trong hoạt
động bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng.
Poffenberger, M. và McGean, Bo(eds), 1993 [22] trong báo cáo “liên
minh cộng đồng: đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm tại
vườn quốc gia Dong Yai nằm ở đơng bắc và khu phịng hộ Nam Sa ở phía bắc
Thái Lan. Tại Dong Yai người dân đã chứng minh được khả năng của họ
trong việc tự tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục lâm
nghiệp Hoàng gia xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi
trường sinh thái và phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực. Tại Nam Sa
cộng đồng người dân cũng rất thành công trong cơng tác quản lý rừng phịng
hộ. Họ khẳng định nếu Chính phủ có chính sách khuyến khích và chuyển giao
quyền lực thì họ chắc chán sẽ thành cơng trong việc kiểm soát tài nguyên.
Nick Salafky, 2000 [21] và các cộng sự cho rằng vào những năm của
thập kỷ 90 thế kỷ trước, các nhà bảo tồn bắt đầu phát triển một cách tiếp cận
mới nhằm đáp ứng nhu cầu về lợi ích kinh tế và bảo tồn. Những cách tiếp cận

này dựa vào việc thực hiện các sinh kế độc lập và có mối liên hệ trực tiếp với
bảo tồn. Đặc điểm cơ bản của cách tiếp cận này là mối quan hệ giữa đa dạng
sinh học và con người xung quanh. Người dân địa phương được hưởng lợi ích
trực tiếp từ đa dạng sinh học và như vậy sẽ có thể hạn chế được các tác nhân
gây hại từ bên ngoài đối với đa dạng sinh học. sự phát triển của đời sống


7

người dân sẽ giúp cho việc bảo tồn đa dạng sinh học chứ không phải cạnh
tranh với nhau. Hơn nữa chương trình này cơng nhận vai trị của người dân
địa phương trong bảo tồn đa dạng sinh học, cũng trong chiến lược này các nhà
bảo tồn có thể giúp người dân địa phương khai thác sử dụng hợp lý các loại
lâm sản ngồi gỗ hoặc du lịch sinh thái.
Chương trình hỗ trợ đa dạng sinh học (The biodiversity support
program, BSP), 2000 [19] đã thực hiện nhiều dự án với mục tiêu nhằm đạt
được tác động thật sự đối với bảo tồn. Những nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra
một số thành công của bảo tồn: (i)mục tiêu bảo tồn phải được đàm phán và
nhất trí bởi tất cả các chủ thể hoặc đối tác có liên quan. (ii) các hoạt động bảo
tồn phải xác định và hỗ trợ các lợi ích, nhu cầu của địa phương. (iii) nhận
thức và kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học sẽ dẫn đến động lực, nhưng
động lực khơng thì chưa đủ. để biến ý tưởng thành hành động thì con người
phải có đầy đủ kỹ năng và năng lực cần thiết.
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF), 2001 [27] đã đưa
ra một thông điệp chung rất đơn giản nhưng đầy đủ đó là “Hoạt động bảo tồn
phải đề cập đến vấn đề xố đói giảm nghèo như là một phần quan trọng của
chính sách bảo tồn tài nguyên rừng”.

1.2


Việt Nam
Việt Nam được công nhận là trung tâm đặc hữu về loài, chứa đựng một

phần hoặc toàn bộ trong 5 vùng chim đặc hữu (EBA) do Birdlife International
xác định, 3 vùng sinh thái trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu do WWF xác
định và 6 trung tâm đa dạng sinh học về thực vật do IUCN xác định. Tồn bộ
đất nước Việt Nam nằm trong điểm nóng Inđơ - Bơ Ma do tổ chức Bảo tồn
Quốc tế xác định, là một trong những vùng sinh học đe dọa nhất và giàu có
nhất trên trái đất [5].


8

Để góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học Chính phủ Việt Nam đã có
những hành động tích cực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học từ những
năm 1960. Hiện nay đã có rất nhiều văn bản luật pháp và dưới luật có liên
quan đến việc bảo tồn đa dạng sinh học được ban hành, nhiều dự án, chương
trình lớn được thực hiện nhằm phát huy tích cực công tác bảo tồn đa dạng
sinh học ở Việt Nam. Đồng thời nhằm ngăn chặn việc khai thác sử dụng trái
phép tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng do yêu cầu ở trong nước và
xuất khẩu, tạo sự liên kết và hỗ trợ Quốc tế, Chính phủ Việt Nam cũng đã
tham gia nhiều công ước liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học như công
ước Ramsar (1988); Cơng ước di sản văn hóa thế giới (1987); cơng ước
CITES (1994); công ước về đa dạng sinh học (1994); Nghị định thư
Cartagena về an toàn sinh học năm (2004) và hiệp định Asean về bảo tồn
thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên (1985).
Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam, 1996 [13] Báo cáo kết
quả dự án bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển nông thôn thuộc Khu bảo tồn
thiên nhiên Chư Mom Ray đã kết luận bảo vệ tính đa dạng sinh học trước hết
phải giảm sự phụ thuộc của người dân lên vùng được bảo vệ, đảm bảo được

mức độ cao hơn về an toàn lương thực, gia tăng thu nhập hộ gia đình, xóa mù
chữ, cải thiện vấn đề về sức khỏe, tạo các cơ hội giúp các nhóm đồng bào dân
tộc thiểu số, bản địa phát triển các yếu tố truyền thống văn hóa. Bằng việc
phát triển phúc lợi xã hội của các cộng đồng sống trong vùng đệm, khuyến
khích các hoạt động phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển cơ sở hạ
tầng.
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Trung tâm nghiên cứu tài
nguyên môi trường rừng, 1998 [18] khi nghiên cứu kiến thức bản địa của
đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên đã
khẳng định tầm quan trọng của kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên


9

thiên nhiên, theo các tác giả thì chính cộng đồng địa phương là những người
hiểu biết sâu sắc nhất về những tài nguyên nơi họ sinh sống, về cách thức giải
quyết mối quan hệ kinh tế - xã hội trong cộng đồng. Họ có khả năng phát triển
lồi cây trồng vật nuôi cho hiệu quả cao và bền vững trong hoàn cảnh sinh
thái của địa phương. Cộng đồng dân cư địa phương vừa là người thực hiện
các chương trình quản lý tài nguyên, vừa là người hưởng lợi từ hoạt động
quản lý tài nguyên, nên những giải pháp quản lý tài nguyên phù hợp với
phong tục, tập quán, những nhận thức, kiến thức của họ có tính khả thi cao.
Lê Trọng Cúc, 2002 [8] mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, làm sao
phát triển kinh tế được mà vẫn có thể giữ gìn, bảo vệ được thiên nhiên. Bảo
tồn là liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên đặc thu
với nhu cầu phát triển có thể chấp nhận được của một bộ phận dân cư mà
cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc khai thác tài ngun đó bao gồm ba
thành phần chính sau: (i) Nếu như nhu cầu phát triển cộng đồng địa phương
đó có thể đáp ứng bởi các nguồn thay thế thì ảnh hưởng của nó lên tài ngun
sẽ giảm bớt và tài nguyên được bảo tồn. (ii)Nếu cộng đồng rất khó khăn về

mặt kinh tế, khơng thể nào quan tâm đến việc bảo tồn được vì những nhu cầu
thiết yếu của cuộc sống vẫn chưa được đáp ứng. Vì thế, trước hết cần phải nổ
lực cải tiến kinh tế xã hội của họ đủ tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc
bảo tồn tài nguyên (tiếp cận phát triển kinh tế)(iii) Cộng đồng địa phương có
đồng ý với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nếu như họ có thể tham gia
một cách tích cực vào việc quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên, từ đó họ
có thể chia sẻ lợi nhuận từ tài nguyên đó. Theo cách này, tài nguyên có thể
được bảo tồn trong ít nhất một số nhu cầu cơ bản của người dân địa phương
có thể đáp ứng, thơng qua sử dụng và khai thác tài nguyên một cách bền vững
và hợp lý (tiếp cận tham gia quy hoạch).


10

Báo cáo tại hội thảo quốc gia, Võ Quý, 1999 [12] “để có cuộc sống và
mơi trường của người dân miền núi được bền vững”, tác giả cho rằng để duy
trì cuộc sống, nhiều người sinh sống trong các khu bảo tồn buộc phải khai
thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây mà đáng ra họ phải góp phần bảo
vệ. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẩn nói trên phải chú ý đến vấn đề kinh tế xã
hội phức tạp mà chủ yếu tìm các biện pháp hữu hiệu cải thiện mức sống của
người dân nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ thiên nhiên
và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, kể cả đất và rừng mà
họ có trách nhiệm bảo vệ và họ được quyền quyết định về cách sử dụng tốt
nhất cho cuộc sống của họ và cho cả cộng đồng.
Vấn đề quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng trong vùng đệm các
khu bảo tồn thiên nhiên, Lê Quý An, 2001 [1] khẳng định quản lý và phát
triển vùng đệm trên cơ sở cộng đồng là phát huy lợi thế của cộng đồng, hạn
chế tác động tiêu cực trong các hoạt động bảo tồn. Cộng đồng còn có thể phát
huy nhưng mặt hay của phong tục, tập quán trong mối quan hệ các thành viên
trong cộng đồng, trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, để xây

dựng nề nếp của cuộc sống lành mạnh về mặt mơi trường, góp sức cho việc
bảo tồn. Hương ước của các xóm, làng, bn bản là một ví dụ.
Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, Đa dạng sinh học, 2005 [5]
Bảo vệ hệ sinh thái rừng giúp cung cấp nhiều giá trị gián tiếp cho lĩnh vực
phát triển, như: (i) cung cấp “sự an toàn” về kinh tế cho các cộng đồng nghèo
sống trong và xung quanh các khu bảo tồn; (ii) ngăn chặn lũ lụt đối với vùng
hạ lưu và cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu; (iii) bảo vệ lưu vực cho các hồ
thủy điện và cung cấp cho ngành công nghiệp nước sạch và năng lượng ổn
định; (iv) bảo tồn tính đa dạng sinh học nông nghiệp bản địa quan trọng và
cung cấp bãi ươm cho các quần thể cá; (v) hỗ trợ bảo tồn đa dạng di truyền,
các loài và cảnh quan cho các thế hệ mai sau.


11

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1

Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu:
a. Vị trí địa lý:
Khu bảo tồn thiên nhên Ea Sô nằm trên địa giới hành chính xã Ea Sơ,

huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk.
Có toạ độ địa lý +Từ 12° 49’ 12” đến 13° 02’ 12” độ vĩ bắc
+Từ 108° 28’48” đến 108° 43’54’ độ kinh đơng
Có ranh giới phía Bắc giáp xã Ea Reh, Krơng Năng, huyện Krơng Pa,
tỉnh Gia Lai; phía Đông Bắc giáp xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú n;
phía Đơng Nam giáp xã Cư Prao huyện M’Đrăk; phía Tây giáp xã Ea Đah, Ea
Puk, Tam giang, huyện Krơng Năng, phía Nam giáp các thơn, bn vùng đệm

xã Ea Sơ.
Tổng diện tích tự nhiên 27.800 ha được chia làm 3 phân khu như sau:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

:

15.959,0 ha

Phân khu phục hồi sinh thái

:

9.816,0 ha

Phân khu dịch vụ hành chính

:

2.025,0 ha

:

15.847,7 ha

Diện tích rừng tự nhiên

:

15.580,2 ha


Diện tích rừng trồng

:

267,5 ha

Diện tích khơng có rừng

:

11.952,3 ha

Đất trống(Ia,Ib,Ic)

:

11.405,8 ha

Đất khác

:

546,5 ha

Trong đó:
Diện tích có rừng


12


b. Địa hình địa mạo:
Địa hình khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cao nhất là đỉnh ĐleiYa (1.0141.046m) sau đó gồm những đỉnh núi thấp hơn nối tiếp và thoải về phía đơng
thấp nhất là hai bên bờ suối Ea Puich có độ cao tuyệt đối chỉ cịn 140m.
Khu BTTN Ea Sơ có dịng suối Ea Puich chia thành hai phần khác biệt
rõ rệt về địa hình, địa mạo.
Phía bắc của suối Ea Puich bắc đầu từ đỉnh ĐlêiYa thấp dần về phía
Đơng có các dãy núi chính như: Cư Nheh (818m), Cư Kon (500m), Cư Mouil
(489m). Khu vực này có địa hình phức tạp chia cắt mạnh với các đồi núi lượn
sóng, độ dốc cao (từ 10-25°), hình thành nhiều dơng, khe suối…
Phía nam suối Ea Puich có diện tích tương đối bằng phẳng, độ cao bình
qn 300m, thấp dần về phía các sơng suối (Ea Krơng Năng, Ea Puich) trong
khu này thỉnh thoảng nhô lên các đồi có độ cao gần 400m như Chư Trêăng
(387m).
Địa hình có sự khác biệt như vậy tạo ra nhiều sinh cảnh đặc sắc: sinh
cảnh bình nguyên, đồng cỏ chạy dài ở phía nam Ea Puich, cùng với các đồng
cỏ là các đầm lầy, sông suối nhỏ; sinh cảnh núi cao với các kiểu thảm thực vật
thay đổi theo độ cao, địa hình, đặc biệt là phân bố các lồi thực vật khác nhau.
Với các sinh cảnh đặc trưng đây chính là nguồn thức ăn và nơi cư trú cho hệ
động vật trong khu bảo tồn.
c. Địa chất, thổ nhưỡng:
Cấu tạo đá trong vùng khá phức tạp, gồm 3 nhóm đá chính:
 Macma axit, với đá mẹ chủ yếu là Granit, granodiorit phân bố
rộng khắp trong vùng và chiếm diện tích chủ yếu.
 Nhóm đá biến chất gồm có các đá Granit-gơnai, sạn kết, đá
phiến…


13

 Nhóm đá bazơ.

Trên nền địa chất trong vùng, cùng với các dạng địa hình, khí hậu đã
hình thành 4 loại đất chính trong Khu bảo tồn
+ Nhóm đất xám trên đá cát và Granit (Xa): loại đất này phân bố chủ
yếu ở phía nam của suối Ea Puich, vùng đất tương đối bằng phẳng được che
phủ bởi thảm cỏ và cây bụi. Tầng đất mỏng phân bố trên độ dốc 3-80 đất có
màu xám, có tầng kế tiếp màu xám hơi vàng, kết cấu rời kém bền vững, thành
phần cơ giới thịt nhẹ, khả năng giữ nước của đất kém, do đó mùa khơ mất
nước trở nên khơ hạn, mùa mưa đất bị rữa trôi mạnh nên đất nghèo dinh
dưỡng.
+ Đất đỏ vàng trên Granit (Fa) phân bố chủ yếu ở phía bắc suối Ea
Puich, trên các dãy núi đồi lượn sóng, được che phủ bởi những kiểu rừng lá
rộng thường xanh và nửa rụng lá. ở độ dốc cao nên tầng đất mỏng, có màu
vàng và đỏ vàng, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, kết cấu viên cục
nhỏ kém bền vững, khả năng thấm nước tốt nhưng giữ nước kém dẫn đến mùa
khô bị hạn, dinh dưỡng đất thuộc loại nghèo - trung bình.
+ Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs) chiếm một diện tích rất nhỏ, phân bố
ở đồi có độ dốc cao, tầng đất mỏng, có một số tính chất tương tự như đất đỏ
vàng trên Granit, đất nghèo dinh dưỡng, do vậy vai trò của thảm thực vật rừng
rất quan trọng.
+ Đất phù sa sông, suối (Fy) tập trung ven sông Ea Krơng Năng.
Trên nền đất nói chung nghèo dinh dưỡng nên bảo vệ các lớp thảm thực
vật đóng vai trị quan trọng. Ngoài ra trên nền đất xám, rừng đã bị tác động ở
các mức độ, hình thành các thảm cỏ rộng lớn, một mặt đây là nguồn thức ăn
phong phú cho hệ động vật, đặc biệt là hệ thú móng guốc phong phú của khu


14

bảo tồn. Nhưng mặt khác cũng hạn chế trong bảo vệ nguồn nước, hạn chế xói
mịn và rữa trơi.

Bảng 2.1:
STT
01
02
03
04
Tổng

Tổng hợp diện tích các loại đất

Loại đất
Đất xám trên đá Granit (Xa)
Đất đỏ vàng trên granit (Fa)
Đất đỏ vàng trên phiến sét
Đất phù sa ngịi, sơng suối

Diện tích (ha)
14.274
13.338
94
94
27.800

Tỷ lệ(%)
51,3
48,0
0,3
0,3
100,0


(Nguồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sơ năm 2006)
d. Khí hậu, thủy văn:
* Khí hậu
Độ cao tuyệt đối của khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô mặc dù tương
đương với độ cao tuyệt đối của Thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng điều kiện
khí hậu ở đây có nhiều điểm khác biệt, khí hậu ở đây chịu sự ảnh hưởng của
kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa cao nguyên và duyên hải miền Trung, nên mùa
mưa ở đây thường đến muộn và kéo dài hơn so với thành phố Buôn Ma Thuột
và một số huyện trong tỉnh Đăk Lăk
Theo số liệu khí tượng thủy văn tại trạm M’Đrăk từ năm 2001-2005 các
chỉ tiêu về khí hậu đo được thể hiện ở bảng dưới điều này cho thấy khí hậu
của Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sơ là khí hậu nhiệt đới ẩm với hệ số thủy
nhiệt 2,2; tổng nhiệt độ trung bình trong năm khơng q 8.600-9.000°C nhiệt
độ trung bình 23-25°C; Nhiệt độ tháng nóng nhất 33-35°C, tháng lạnh nhất
17-19°C, mùa hè ở đây nóng, nhiệt độ tối cao 36,5°C và tối thấp là 11,6°C.
Biên độ nhiệt ngày đêm 8-10°C, biên độ nhiệt năm 8,7°C..


15

Bảng 2.2:
Chỉ tiêu

Bảng tổng hợp bình quân theo tháng của các chỉ tiêu khí tượng,
trạm M’Đrăk giai đoạn 2001-2005
2

3

4


30,6

20,1

40,7

62,4

189,6

92,8

Tb

84

80,4

80

74,4

75,6

Min

43,6

33


33,6

27,8

Lượng bốc hơi
(mm)

31,8

27,1

31,5

20,56

21,72

Tb(max) 24,92 27,48

Nhiệt độ trung
bình (OC)

Ẩm độ
khơng khí
(%)

Lượng mưa
(mm)


Tb (t)

Tb(min)

Số giờ nắng
(giờ)

Năm

8

9

10

11

12

75,7

165,8

228,1

486,9

536,8

327,5


2257

73,8

73

74,8

80,8

86,6

87

88,4

79,9

38,2

44

36,6

48,4

49

49,8


52,2

55,4

42,6

33,7

61,7

43,3

38,5

59,4

73,4

126,7

137,4

96,7

761

23,64

26,06


26,7

26,44

26,46

25,9

25,3

23,78

22,52

20,98

24,2

29,6

32,84

32,58

31,12

31,32

29,74


30,14

27,76

25,72

23,98

28,9

20,08

21,76

23,32

22,9

23,02

23,22

22,58

21,62

20,64

19,38


21,2

798,1 1021,7 1071,5 1269,5

1162

977,1 1080,8

872,9

850,2

644,2

534,7

18,02

18,22

5

Tháng
6
7

1

395,4 10678


Lượng mưa bình quân 2.100 – 2.200 mm, mùa mưa ở đây bắt đầu từ tháng 6
đến tháng 1 năm sau, Độ ẩm không khí trung bình 78-85%; thấp nhất trong
mùa khơ 35-50%.
Tổng số giờ nắng trong vùng khá lớn, trung bình từ 2.000-2.200
giờ/năm. Vào mùa khô số giờ nắng đạt tới 210-220 giờ/tháng, có thời kỳ mưa
trung bình 200 giờ/tháng.
Với chế độ khí hậu khá đặc biệt mang tính trung gian giữa cao nguyên
với duyên hải niềm Trung, cùng với các đặc điểm địa hình, đất đai đã tạo nên
nhiều sinh cảnh phong phú trong khu bảo tồn, sự phong phú về loài cây, kiểu
rừng, sự xuất hiện của nhiều động vật quý hiếm.
* Thủy văn
Sông suối chảy trong Khu bảo tồn đều thuộc hệ thống sông Ba và đổ ra
Biển Đông.
Sông lớn nhất trong vùng là sơng Krơng Năng bao bọc phía Nam và
Đơng của Khu bảo tồn sau đó chảy vào tỉnh Phú Yên. Hệ số dòng chảy trong
vùng từ 0,5-0,6. Mơđun dịng chảy trung bình khoảng 40-70 l/s/km2.


16

Suối lớn thứ hai trong trong Khu bảo tồn là Ea Puich, có nước quanh
năm, mùa mưa nước dâng rất cao. Suối này chủ yếu chảy theo hướng Tây
Nam và Đông Bắc và nhập vào suối Krông Năng gần như chia khu bảo tồn
làm hai phần. Ea Puich chảy qua nhiều địa hình khác nhau, chia cắt tạo nên
nhiều ghềnh thác.
Ngồi ra trong khu bảo tồn hai bên cịn có nhiều mạng lưới suối nhỏ
đầu nguồn, chúng đổ vào sông Ea Krông Năng hoặc vào suối Ea Puich để rồi
nhập ra Ea Krơng Năng sau đó vào chảy vào địa phận Phú Yên, Các suối chủ
yếu như sau:

+ Các suối Ea Puk, Ea Hmlay, Ea Kar, Ea Knel, Ea Drou, Ea Knel,
Ea Kra đổ vào suối Ea Puich.
+ Các suối Ea Dăh, Ea G’Bou đổ vào Ea Krông Năng.
Với một hệ thống suối hầu như phân bố khắp trong khu bảo tồn, kể cả
khu núi cao đến vùng bằng phẳng phía nam, cùng với hệ thống đầm lầy, các
hồ tự nhiên nhỏ... có nguồn nước phong phú ngay cả trong mùa khô đã tạo
điều kiện cho việc quần cư của nhiều loại động thực vật.
Vai trò phòng hộ đầu nguồn có tác dụng hạn chế lũ lụt cho vùng duyên
hải miền Trung, do vậy bảo vệ và phát triển các khu rừng ven sơng suối trong
khu bảo tồn đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện tại nguồn nước phong phú
nên ven hầu hết các sơng suối đều có thảm rừng che phủ ở các mức độ, nó sẽ
là nơi cư trú của động vật trong mùa khô và tác dụng quan trọng trong cân
bằng điều hòa nguồn nước cho vùng hạ lưu Sông Ba.
Với chế độ thủy văn khá đặc trưng đã tạo nên một hệ sinh thái động vật
phong phú trong Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.
e. Thảm thực vật rừng và tài nguyên rừng:
* Thảm thực vật rừng:


17

Với đặc trưng đa dạng về địa hình, khí hậu, thủy văn đã nói trên hình
thành hầu hết các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng cho khu vực chuyển tiếp
giữa Tây Nguyên và khu vực duyên hải miền Trung, Khu bảo tồn thiên nhiên
Ea Sơ có 4 kiểu rừng chính sau:
Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới; Rừng kín lá rộng nửa rụng lá
nhiệt đới; Rừng thưa cây họ dầu lá rộng nhiệt đới (rừng khộp); Trảng cỏ và
trảng cỏ có cây gỗ, cây bụi rải rác, cụ thể như sau:
 Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới.
Kiểu rừng thường xanh chủ yếu phân bổ ở phía bắc suối Ea Puich từ độ

cao 300-1.000m, hoặc rải rác ven sơng suối như Ea Puich; Ea Hmlay; Ea
Knel… có độ cao thấp hơn; tùy từng vị trí mà có kết cấu tầng tán khác nhau:
- Độ cao 500-600m trở lên, có thể gặp:


Tầng trên là các lồi như Quế rừng1, Lành ngạnh, Quau, Sổ,
Bình linh…



Tầng giữa có các lồi như Trâm vối, Dấu dầu, Nhãn rừng,
Bưởi bung…



Tầng dưới (gồm cây bụi, thảm tươi) các loài Lấu tuyến, Thảo
quả, Cỏ lá tre, tre Gai, Song, Mây…

- Ven suối có thể gặp:


Tầng trên gồm các loại Quau, Trám, Chiêu liêu nghệ, Giáng
hương, Mát…



Tầng giữa gồm các loài Nhọc, Bứa, Lành ngạnh, Vừng…




Tầng dưới (gồm các loại thảm tươi) các loài như Lấu tuyến,
cỏ Lá tre, Táo rừng, Le nhỏ, Cỏ lào…

1

Tên La tin của các loài động thực vật xem ở phụ lục 5 và phụ lục 6


×