Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại huyện krông bông tỉnh đắc lắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 148 trang )

bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

trường đại học lâm nghiệp

KS. Phạm Công Trí

Phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời
sống cộng đồng dân tộc thiểu số Êđê
Tại huyện Krông Bông Tỉnh Đăk Lăk

LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC LÂM NGHIệP
Chuyên ngành: Lâm Sinh Học

Tây Nguyên -2002


bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và ptnt3

trường đại học lâm nghiệp

KS. Phạm Công Trí
(Cao học Lâm nghiệp khoá 2 Tây Nguyên)

Phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời
sống cộng đồng dân tộc thiểu số Êđê
Tại huyện Krông Bông Tỉnh Đăk Lăk


LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC LÂM NGHIệP
Chuyên ngành: Lâm Sinh Học

Người hướng dẫn

TS. Bảo Huy

Tây Nguyên - 2002

i


Lời Cảm tạ

Xin chân thành cảm ơn trường đại học Tây Nguyên và trường
đại học Lâm Nghiệp đà tạo mọi điều kiện thuận lợi, các thầy cô giáo đÃ
nhiệt tình giảng dạy giúp chúng tôi hoàn thành chương trình khoá học.
Trân trọng biết ơn thầy TS. Bảo Huy đà tận tình hướng dẫn
chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cảm ơn ThS. Nguyễn Đức Định đà giúp định danh thực vật
các LSNG; cảm ơn các thầy TS. Thomas Sikor, TS. Vương Xuân Tình đÃ
cố vấn hiện trường và chia sẻ nhiều phương pháp nghiên cứu bổ ích.
Xin Cảm ơn dự án TOEB2 đà tài trợ; cảm ơn anh em trong dự
án TOEB2, văn phòng dự án SMRC Đăk Lăk, lâm trường Krông Bông.
đà giúp đỡ chúng tôi trong quá trình ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Xin cảm ơn hạt kiểm lâm huyện Krông Bông, UBND xà Cư
Drăm, ông trưởng buôn Ama Khơi và nhân dân buôn Chàm B đà cộng
tác, giúp đỡ và cung cấp thông tin cho đề tài.
Xin cảm ơn các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân đÃ
cung cấp thông tin thị trường cho nghiên cứu này.

Thành kính tri ân quý vị tác giả của các tài liệu mà chúng tôi
đà tham khảo trong khi thực hiện luận văn.
Cảm ơn cơ quan, gia đình, các bằng hữu và quý ân nhân đÃ
động viên, giúp đỡ để chúng tôi an tâm học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Vô cùng biết ơn Huỳnh Thị ánh Nguyệt (vợ hiền của tôi)
người đà tảo tần để sẻ chia gánh nặng đời thường, mà nhờ đó chúng tôi
có thể trải qua khoá cao học và hoàn thành luận văn này.
Tây nguyên, 10 tháng 10 năm 2002
Tác giả
Phạm C«ng TrÝ
i


Những chữ viết tắt trong luận văn
LSNG : Lâm sản ngoài gỗ.
GĐGR: Giao đất giao rừng.
LNXH: Lâm nghiệp xà hội.
UBND : Uỷ ban nhân dân.
SMRC: Dự án quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng hạ lưu sông Mê Kông.
TOEB: Chương trình hỗ trợ sinh thái nhiệt đới.

Mục lục các bảng biểu
Bảng 2.1: Khung logic (logframe) nghiên cứu........................................................20
Bảng 3.1: So sánh vai trò của già làng trưởng và buôn............................................25
Bảng 3.2: Số loài, loại LSNG theo nhóm công dụng..............................................35
Bảng 3.3: Lịch thời vụ LSNG .................................................................................37
Bảng 3.4: Tổng hợp ma trận tầm quan trọng và mức độ sử dụng LSNG ................41
Bảng 3.5: Tần suất xuất hiện các LSNG ưu thế ở trạng thái rừng trung bình..........43
Bảng 3.6: Tần suất xuất hiện các LSNG ưu thế ở trạng thái rừng non....................44

Bảng 3.7: Sè hé theo nhãm kinh tÕ..........................................................................46
B¶ng 3.8: Sù phơ thc của cộng đồng đối với LSNG ...........................................46
Bảng 3.9: So sánh đóng góp của LSNG với nông sản trong đời sống cộng đồng...47
Bảng 3.10: Thu nhập từ LSNG chính theo 4 nhóm kinh tế hộ .................................48
Bảng 3.11: Kiểm tra sự thuần nhất của các phương sai mẫu ....................................50
Bảng 3.12: Phân tích phương sai một nhân tố ( nhóm kinh tế hộ) ...........................51
Bảng 3.13: Phân tích SWOT theo chủ đề quản lý và sử LSNG của cộng đồng........56

Mục lục các sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Các bước lập ma trận tầm quan trọng và mức độ sử dụng LSNG ......39-40
Sơ đồ 3.2: Hành trình sản phẩm song mây................................................................53
Sơ đồ 3.3: Tóm tắt hành trình sản phẩm măng khô...................................................54
Sơ đồ 3.4: Phân tích 5Whys (những hạn chế trong quản lý sử dụng LSNG) ............57

ii


Mục lục các biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ số loài LSNG theo nhóm công dụng............................................35
Biểu đồ 3.2: Tần suất của các loại LSNG ưu thế trong trạng thái rừng trung bình...44
Biểu đồ 3.3: Tần suất của các loại LSNG ưu thế trong trạng thái rừng non..............45
Biểu đồ 3.4: Tỷ lƯ % sè hé theo nhãm kinh tÕ .........................................................46
BiĨu ®å 3.5: So sánh đóng góp của nông sản và LSNG trong ®êi sèng céng ®ång..47
BiĨu ®å 3.6: Thu nhËp hé gia đình theo loại LSNG chính .......................................48
Biểu đồ 3.7: Thu nhËp tõ lo¹i LSNG chÝnh theo nhãm kinh tÕ hé ...........................49

Mục lục
Mở đầu..............................................................................................................1
Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................... 3
1.1 Một số vấn đề về LSNG....................................................................... 3

1.1.1 Khái niệm về LSNG......................................................................................3
1.1.2 Phân loại LSNG ............................................................................................3

1.2 Tình hình sử dụng và nghiên cứu LSNG trên thế giới .......................... 5
1.3 Tình hình sử dụng và nghiên cứu LSNG trong nước : .......................... 7
Chương 2 Mục tiêu, Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu .. 12
2.1 Mục tiêu và giới hạn vấn đề nghiên cứu ............................................ 12
2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................12
2.1.2 Giới hạn vấn đề nghiên cứu ........................................................................12

2.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................... 13
2.3 Nội dung, phương pháp nghiên cứu................................................... 13
2.3.1 Nghiên cứu bối cảnh của cộng đồng : ........................................................14
2.3.2 Nghiên cứu truyền thống quản lý sử dụng và vai trò của LSNG trong đời
sống cộng đồng ....................................................................................................15
2.3.3 Nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên rừng - truyền thống quản lý và sử
dụng LSNG của cộng đồng và thị trường ............................................................16
2.3.4 Nghiên cứu đề xuất những hỗ trợ cải tiến cần thiết để thức đẩy quản lý và
sử dụng hợp lý LSNG dựa vào cộng đồng ...........................................................19

iii


Chương 3 Kết quả và thảo luận ................................................................... 21
3.1 Bối cảnh quản lý và sử dụng LSNG của cộng đồng .......................... 21
3.1.1 Vị trí địa lý:................................................................................................21
3.1.2 Lược sử thành lập buôn Chàm B ...............................................................22
3.1.3 Dân số, dân tộc ..........................................................................................23
3.1.4 Truyền thống văn hóa ................................................................................23
3.1.5 Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu....................................................25

3.1.6 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................27
3.1.7 Mua bán và thị trường................................................................................28
3.1.8 Kinh tế hộ ..................................................................................................29
3.1.9 Tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng tài nguyên...............................30
3.1.10 Cơ cấu cây trồng, vật nuôi ........................................................................31
3.1.11 Các chương trình hỗ trợ về lâm nghiệp của chính phủ .............................32

3.2 Truyền thống quản lý sử dụng và vai trò của LSNG trong đời sống
cộng đồng.................................................................................................. 33
3.2.1 Danh mục các LSNG và các công dụng cđa nã trong ®êi sèng céng ®ång 33
3.2.2 Kinh nghiƯm truyền thống trong quản lý và sử dụng LSNG ......................35

3.3 Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng - truyền thống quản lý và sử dụng
LSNG của cộng đồng và thị trường ........................................................... 38
3.3.1 Tầm quan trọng và mức độ sử dụng các LSNG trong cộng đồng ...............38
3.3.2 Ước lượng tài nguyên LSNG trong khu vực của cộng đồng.......................40
3.3.3 Đánh giá giá trị kinh tế của một số LSNG quan trọng trong ®êi sèng céng
®ång theo nhãm kinh tÕ hé. .................................................................................44
3.3.4 Mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng, kinh doanh mét sè LSNG quan träng
theo nhãm kinh tÕ hé ...........................................................................................48
3.3.5 Thị trường của các nhóm LSNG quan trọng ...............................................50

3.4 Đề xuất những hỗ trợ, cải tiến cần thiết để thúc đẩy quản lý và sử
dụng hợp lý LSNG dựa vào cộng đồng .................................................... 54
3.4.1 Phân tích các nhân tố có liên quan đến quản lý và sử dụng LSNG ............54
3.4.2 Đề xuất giải pháp hỗ trợ cho quản lý LSNG dựa vào cộng đồng ...............57

Chương 4 Kết luận và kiến nghị .................................................................. 58
4.1 Kết luận.............................................................................................. 58
4.1.1 Phương pháp nghiên cứu LSNG..................................................................58


iv


4.1.2 Quản lý LSNG có tính cộng đồng...............................................................58
4.1.3 Bước đầu phát hiện và xây dựng một danh lục LSNG theo các công dụng
khác nhau .............................................................................................................58
4.1.4 Vấn đề thị trường và chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh LSNG.........59
4.1.5 Các vấn đề liên quan trực tiếp đến quản lý sử dụng LSNG tại cộng đồng
nghiên cứu:...........................................................................................................59

4.2 Kiến nghị ............................................................................................ 59
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 60

Các phụ lục
Phụ lục 1: Các công cụ quan trọng dùng trong nghiên cứu....................................63
Phụ lục 2: Những người dân tham gia trong nghiên cứu........................................71
Phụ lục 3: Sơ đồ vị trí khu dân cư buôn chàm B....................................................72
Phụ lôc 4: Danh môc LSNG 66..............................................................................73
Phô lôc 5: Ma trËn tầm quan trọng và mức độ sử dụng LSNG .............................85
Phụ lục 6: Lát cắt khu vực buôn............................................................................87
Phụ lục 7: Sơ đồ phân bố LSNG ...........................................................................88
Phụ lục 8: Kết quả điều tra ô tiêu chuẩn và tính tần số xuất hiện của các LSNG 90
Phụ lục 9: Công dụng của các LSNG theo truyền thống cộng đồng.....................98
Phụ lục10: Hình ảnh về các vật dụng làm từ LSNG ...........................................114
Phụ lục11: Kết quả phân loại kinh tế hộ.............................................................115
Phụ lục12: Số liệu phân tích kinh tế hộ .............................................................118
Phụ lục13: Hành trình sản phẩm .......................................................................129
Phụ lục14: Quan sát tại chợ Cư Drăm ...............................................................131
Phụ lục15: Kiểm tra sự thuần nhất của phương sai mẫu, phân tích ph­¬ng sai 132


v


Mở Đầu
Lâm sản ngoài gỗ trong rừng nhiệt đới hết sức đa dạng và phong phú, nó đóng
vai trò quan trọng trong đời sống của các cộng đồng dân tộc thiĨu sè sèng phơ thc
vµo rõng, cïng víi nã lµ các kiến thức bản địa, kiến thức sinh thái địa phương được
tích luỹ trong quá trình quản lý và sử dụng các loại lâm sản này.
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá, có giá trị to lớn trong phòng hộ
sinh thái, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng....Đồng thời rừng còn giữ vai trò
quan trọng trong việc cung cấp gỗ và các lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Từ xa xưa con
người đà gắn bó với LSNG chặt chẽ và thường xuyên . Dần dần theo đà phát triển
của xà hội và khoa học kỹ thuật, vai trò quan trọng và giá trị nhiều mặt của LSNG
đối với đời sống con người ngày càng được phát huy. Ngày nay, con người bắt đầu
nhận ra vai trò to lớn của LSNG trong cấu thành tài nguyên rừng và hiểu rằng nhiều
giá trị của nó là không thể thay thế được, không thể quản lý và sử dụng tốt tài
nguyên rừng mà lại bỏ qua những hiểu biết về LSNG . Vì vậy, những nghiên cứu
nghiêm túc về quản lý và sử dụng LSNG đà được triển khai và LSNG trở thành một
lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Nghiên cứu về LSNG là vấn đề cấp thiết bởi vì:
LSNG cã tÇm quan träng vỊ kinh tÕ x· héi. Chúng có giá trị lớn và có thể
tạo ra nhiều công ăn việc làm. Là nguồn tài nguyên gắn bó và không thể
thiếu được trong đời sống của các cộng đồng dân cư sống gần rừng.
LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng, chúng đóng
góp vào sự đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen hoang dà quí,
cần được bảo tồn để phục vụ cho sản xuất, đời sống và nghiên cứu khoa
học trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai.
LSNG đang bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bỡi ảnh hưởng của
sự gia tăng dân số, sự khai thác lạm dụng, sự mở rộng diện tích canh tác
nông nghiệp, sự chăn thả gia súc không kiểm soát, sự thu hái chất đốt.....

Nâng cao hiểu biết về LSNG để quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài
nguyên này đang là vấn đề cấp bách.
Hai hướng phát triển tài nguyên LSNG đang được quan tâm là:

1


Nghiên cứu cơ bản, trên cơ sở đó gây trồng qui mô công nghiệp, xây
dựng vùng chuyên canh LSNG.
Hỗ trợ các cộng đồng địa phương quản lý sử dụng hiệu quả và bền vững
nguồn tài nguyên LSNG dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của chính họ.
Mỗi hướng có những yêu cầu và thế mạnh riêng, vấn đề là vận dụng sao cho
hợp lý, nếu chúng được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau thì hiệu quả càng cao.
Nước ta đang chuyển dần từ nền lâm nghiệp tập trung sang LNXH, phát
triển LNXH đi đôi với GĐGR; sau GĐGR, bên cạnh việc chuyển giao các kỹ thuật
thâm canh rừng, thì việc nâng cao năng lực quản lý và sử dụng LSNG của các cá
nhân, hộ gia đình và cộng đồng cã ý nghÜa lý ln vµ thùc tiƠn to lín. Đó cũng là
vấn đề nhiều chương trình, nhiều dự án lâm nghiệp quan tâm.
Như nhiều cộng đồng dân cư khác, cộng đồng dân tộc thiểu số Êđê ở huyện
Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk cũng đà và đang gắn bó với nguồn tài nguyên LSNG trên
địa bàn và chịu sự chi phối của thị trường. Vậy chúng ta cần hỗ trợ, tác động thế nào
để họ có thể quản lý và sử dụng hợp lý LSNG nói riêng và tài nguyên rừng được
giao nói chung. Nhằm vừa nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần của họ, vừa
bảo vệ và phát triển được tài nguyên rừng. Nhưng cho đến nay rất thiếu nguồn tài
liệu nghiên cứu một cách tổng thể để trả lời cho các vần đề có liên quan như
Hiện trạng và vai trò của LSNG trong ®êi sèng céng ®ång nh­ thÕ nµo?
 Mèi quan hƯ giữa truyền thống quản lý sử dụng LSNG của cộng đồng và thị
trường như thế nào?
Những cải tiến nào là cần thiết để hỗ trợ quản lý và sử dụng LSNG có hiệu quả
và bền vững?

Đề tài: Phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng
dân tộc thiểu số Êđê tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk sẽ là một cơ hội cho
việc trả lời những câu hỏi trên, góp phần tư vấn cho ngành và các cơ quan chức năng
cùng các cấp chính quyền địa phương đưa ra những chính sách hợp lý định hướng
cho việc phát triển nguồn tài nguyên LSNG nói chung và phát triển lâm nghiệp trên
địa bàn nói riêng.

2


Chương 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1

Một số vấn đề về LSNG

1.1.1 Khái niệm về LSNG
Theo các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều khái niệm về LSNG (Tiếng
Anh gäi lµ Non-Timber Forest Products, Non-Wood Forest Products) mµ chóng ta
có thể tham khảo
LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng
như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong định nghĩa này như
là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa và các hoạt động
liên quan đến thu hái và chế biến những sản phẩm này (FAO,1995).
LSNG bao gồm Tất cả những sản phẩm sinh vật (trừ gỗ tròn công nghiệp,
gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng trồng,
được sử dụng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hoá hoặc xÃ
hội. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý
vùng đệm ... thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng ( Wickens, 1991 )
LSNG là các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ có ở rừng, ở đất

rừng và ở các cây cối bên ngoài rừng (FAO, 1999) [14].
LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm cây rừng ngoại trừ gỗ và nấm được thu
hái chủ yếu từ rừng tự nhiên. [17]
Như vậy có rất nhiều định nghĩa, và chúng có thể thay ®ỉi chót Ýt phơ thc
vµo ®iỊu kiƯn kinh tÕ x· hội, vào quan điểm và nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên qua
các khái niệm trên đà cho chúng ta một cách nhìn khái quát về lâm sản ngoài gỗ.

1.1.2 Phân loại LSNG
Hiện nay, có rất nhiều loại LSNG được điều tra, phát hiện, khai thác và sử
dụng. Đối tượng và mục tiêu sử dụng, nghiên cứu LSNG cũng rất đa d¹ng (ng­êi

3


dân, thương nhân, nhà quản lý, nhà nghiên cứu ....). Chính vì vậy việc phân loại
chúng có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Dưới đây chúng ta điểm qua một số phương pháp phân loại LSNG đang
được sử dụng phổ biến hiện nay.
Phương pháp phân loại LSNG theo hệ thống sinh:
* Khái niệm: Phân loại LSNG theo hệ thống sinh là cách phân loại các LSNG
theo hệ thống tiến hoá của sinh giới.
Theo phân loại người ta chia sinh giới ra làm hai giới chính: Động vật và
thực vật. Giới động vËt vµ giíi thùc vËt tuy rÊt phong phó vµ đa dạng nhưng đều có
thể xắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn ®Õn nhá:
Giíi \ Ngµnh \ Líp \ Bé \ Hä \ Loài.
*Ưu điểm: Thấy được mối quan hệ thân thuộc giữa các loài và nhóm loài cùng
sự tiến hoá của chúng. Phương pháp này chú ý nhiều đến đặc điểm sinh học của loài.
*Nhược điểm: Đòi hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết nhất định về
phân loại động thực vật .
Phương pháp phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng:

*Khái niệm: Phương pháp phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng là cách
phân loại mà các LSNG khác nhau không kể nguồn gốc trong hệ thống sinh, nơi
phân bố...có cùng giá trị sử dụng thì được xÕp trong cïng mét nhãm.
VÝ dơ : Mét hƯ thèng phân loại LSNG thực vật theo nhóm công dụng như sau:
- Nhóm cây cho lương thực, thực phẩm.
- Nhóm cây cho sợi.
- Nhóm cây cho ta-nanh.
- Nhóm cây cho màu nhuộm.
- Nhóm cây làm dược liệu.
- Nhóm cây cho tinh dầu.
- Nhóm cây cho nhựa, sáp, sơn.
- Nhóm cây dùng làm vật liệu nhẹ và thủ công mỹ nghệ.
- Nhóm cây làm cảnh, cho bóng mát.

4


* Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng và sử dụng nhiều kiến thức bản địa của người
dân, nên người dân dễ nhớ, đồng thời khuyến khích được họ tham gia trong quá
trình quản lý tài nguyên. Ngoài ra phương pháp này cũng được các nhà kinh doanh,
nhà nghiên cứu LSNG quan tâm.
* Nhược điểm: Phương pháp này chỉ mới nhấn mạnh tới giá trị sử dụng, mà
chưa đề cập đến đặc điểm sinh vật học (đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố...) của
các loài, nên khả năng nhận biết các loài gặp nhiều khó khăn, hơn nữa một số loài
có nhiều công dụng khi phân loại dễ bị trùng vào nhiều nhóm khác nhau.

1.2

Tình hình sử dụng và nghiên cứu LSNG trên thế giới
Tình hình quản lý sử dụng LSNG:

Trên thế giới, tài nguyên LSNG rất phong phú và đa dạng, có đến 25.000 loài

cây và không ít hơn các loài con. LSNG cung cấp nhiều sản phẩm cần thiết cho đời
sống cộng đồng và phát triển kinh tÕ. NhiỊu céng ®ång ®· biÕt sư dơng LSNG từ xa
xưa, việc buôn bán trao đổi quốc tế cũng diễn ra rất sớm, từ các đảo Tây Indonesia
tới Trung Hoa đầu thế kỷ V; Trung Đông buôn bán với đảo Malaysia từ năm 850;
Châu Âu nhập khẩu từ thế kû XV
HiÖn nay, Ýt nhÊt cã 30 triÖu ng­êi sèng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này, số
người nhận được lợi ích từ đó còn lớn hơn nhiều. Một lượng LSNG trị giá nhiều tỉ đô
la đà được mua bán trao đổi ở Đông Nam á.
Trước đây ở nhiều nước người dân khai thác tự phát và chủ yếu là xuất khẩu
LSNG thô. Ngày nay chính phủ nhiều nước đà ý thức được vai trò của LSNG, nên
tăng cường các biện pháp quản lý, khai thác bắt đầu có qui hoạch, tăng cường xuất
khẩu các sản phẩm tinh chế nên giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên, tạo thêm
nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân, mà nguồn tài nguyên rừng
và LSNG cũng được quản lý tốt hơn.
Việc đầu tư phát triển nguồn LSNG và hỗ trợ các cộng đồng sử dụng bền vững
chúng là lĩnh vực đang được quan tâm của các nhà khoa học, các tổ chức, nhiều
chính phủ và cộng đồng quốc tế.

5


- Nhiều nước châu á: Thái lan, ấn độ, Indonesia, Philippins ..... Người dân
đà gắn bó với LSNG từ lâu đời, đà và đang có nhiều dự án, chương trình đầu tư phát
triển LSNG. Tuy nhiên, còn một số nước như : Lào, Cam Pu Chia... vẫn đang bỏ ngõ
tài nguyên này.
- Nhiều nước châu phi nông dân phụ thuộc rất lớn vào LSNG (cho đời sống
và xuất khẩu). Mặt dầu chính phủ đà có sự quan tâm quản lý, song do ý thức của
nhiều cộng đồng còn thấp, nên việc quản lý sử dụng LSNG của họ vẫn còn nhiều bất

cập. Vùng Đông và Nam Phi đà có những nghiên cứu và dự án liên quan đến việc
thúc đẩy, khuyến khích sử dụng hợp lý LSNG . Nhưng các tài liệu khoa học về sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên này thì vẫn rất thiếu.
- Các nước châu Mỹ cũng vậy, nằm trong khu vực nhiệt đới, người dân gắn
bó với tài nguyên rừng và LSNG rất mật thiết. Một số cộng đồng đà có kinh nghiệm
quản lý sử dụng LSNG, song hiện nay bị chi phối mạnh mẽ của chính sách và thị
trường, cần nhiều cải cách và hỗ trợ họ quản lý sử dụng tốt LSNG. [2]
Nghiên cứu về LSNG :
Thấy được vai trò của LSNG đối với đời sống người dân và bảo vệ tài nguyên
rừng ở các nước đang phát triển, nhất là các n­íc vïng nhiƯt ®íi, nhiỊu tỉ chøc qc
tÕ ®· tiÕn hành nhiều dự án nghiên cứu nhằm làm rõ vai trò LSNG, định chế quản lý,
các chính sách liên quan, thông tin tiếp thị ...[2]:
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế đặt tại Indonesia (CIFOR) đà chú
trọng nhiều về nghiên cứu LSNG, đề ra phương pháp phân tích với các lâm sản
thương mại trên thế giới.
Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp (ICRAF) nghiên cứu làm thế nào sản
xuất, nâng cao sản lượng của các cây rừng có tiềm năng
Cơ quan lương nông liên hợp quốc (FAO) thành lập ra mạng lưới nghiên cứu
LSNG trên thế giới và ra tạp chí Tin tức về lâm sản ngoài gỗ. Tổ chức một số cuộc
hội thảo quốc tế về LSNG (Vd: ở Thái lan năm 1994, ở Indonesia năm 1995 ...). Từ
năm 1985, FAO đà có những nghiên cứu vỊ LSNG cđa tõng qc gia trong khu vùc

6


Châu á -Thái bình dương; riêng với Việt Nam các báo cáo mới chỉ dừng lại ở những
số liệu thu được qua những con số thống kê xuất nhập khẩu LSNG.
Chính phủ Hà Lan tài trợ cho nhiều dự án về LSNG khắp thế giới, hướng tới sử
dụng bền vững LSNG. Các tổ chức phi chính phủ của Đức hỗ trợ cho nhiều dự án
nghiên cứu LSNG ở Châu phi (Bolivia, Tanzania, Cameroom, ...), Châu á ( Việt

Nam, Cam Pu Chia,...),... Nhiều trường đại học ở Đức, Hà lan, Anh, Mỹ quan tâm
nghiên cứu ảnh hưởng của LSNG đến đời sống của các cộng đồng dân cư gần rừng.
Như vậy, nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới đà có truyền thống sử dụng
LSNG từ lâu đời. Ngày nay, chính phủ nhiều nước đà quan tâm quản lý nguồn tài
nguyên LSNG, có chính sách hỗ trợ các cộng đồng quản lý sử dụng hợp lý chúng.
Nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, nhiều chính phủ và các tổ chức phi chính phủ
đà chú ý đến việc nghiên cứu phát triển và sử dụng bền vững này. Nghĩa là, nghiên
cứu LSNG đà trở thành một nhiệm vụ khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

1.3

Tình hình sử dụng và nghiên cøu LSNG trong n­íc :
 T×nh h×nh sư dơng LSNG :
Do phạm vi rộng về vĩ độ, sự phức tạp về địa hình, với khí hậu nhiệt đới ẩm và

cảnh quan không đồng nhất; nên Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật rất đa
dạng và phong phú [10]. Vì vËy, rõng n­íc ta cã rÊt nhiỊu lo¹i LSNG cã giá trị, sản
lượng lớn có thể khai thác được từ Bắc chí Nam. Mặc dù rừng đà bị phá huỷ nghiêm
trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng thảm thực vật rừng Việt Nam cũng còn rất
phong phú, trong đó có nhiều loài cây LSNG có giá trị cao. Trong số 12.000 loài cây
được thống kê, có:
+ 76 loài cho nhựa thơm.

+ 160 loài chỉ cho dầu.

+ 600 loài cho ta nanh.

+ 260 loài cho tinh dầu.

+ 93 loài cho chất màu.


+ 1.498 loài cho các dược phẩm.

(Nguồn: Phân tích ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam,7/2000) [1]

7


LSNG đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cư sống
gần rừng [15] ; Nó cung cấp : vật liệu xây dựng, lương thực-thực phẩm, thuốc men,
các sản phẩm để bán .... Nhiều cộng đồng cư dân miền núi đà biết quản lý nguồn tài
nguyên này theo cách của họ, Tuy nhiên thời gian qua do tác động của cơ chế thị
trường LSNG đà bị khai thác quá mức, gây suy thoái nghiêm trọng. Nhiều nghiên
cứu hỗ trợ trong quản lý sử dụng LSNG của cộng đồng đà được triển khai, một số
đem lại hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, ở Việt Nam các cộng đồng dân tộc thiểu số
có đặc điểm rất khác nhau về các bối cảnh và tập quán địa phương, người ta không
thể cho rằng những gì làm được ở nơi này, sẽ tự động làm được ở nơi khác [17]; vì
vậy, cần có những nghiên cứu cho từng trường hợp cụ thể.
Tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau mà phương thức khai thác thu hái, chế
biến sử dụng cũng khác nhau. Về lĩnh vực này, kho tàng kiến thức của nhân dân rất
phong phú; do vậy cần thu thập, phân tích thông tin, đúc rút kinh nghiệm của nhân
dân của địa phương về khía cạnh khai thác, thu hái, chế biến, sử dụng LSNG.
Có nhiều tài liệu đà đúc rút viết thành quy trình khá sâu về kỹ thuật cho từng
loài hoặc nhóm loài như " Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi ", "Cây
cảnh hoa Việt Nam - Trần Hợp ".
Với kỳ vọng góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho xà hội, nâng cao đời sống cho
người nhận đất nhận rừng, khuyến khích thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài
trong phát triển tài nguyên rừng, cục khuyến nông khuyến lâm đà xuất bản tài liệu
hướng dẫn trồng cây dưới tán rừng (với 15 loài, mà trong đó 2/3 là những cây cho
các LSNG có giá trị ).[3]

Một nghiên cứu ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế cho thấy : Hầu hết các LSNG
được dùng trong gia đình, chỉ số ít sản phẩm được bán trên thị trường; một số lượng
lớn các LSNG được dùng làm thực phẩm, nhiều LSNG dùng làm vật liệu xây dựng.
Thành phần giới, thành phần kinh tế hộ có ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng
LSNG. Dân tộc thiểu số dùng nhiều LSNG hơn người kinh trong cùng khu vực.[17]
Do điều kiện tự nhiên Đăk Lăk ít nhiều thuận lợi nên cách đây chưa bao lâu hái
lượm và săn bắn còn giữa vai trò quan trọng trong đời sống của người Êđê, Mnông.

8


Các sản phẩm họ thu hái từ rừng rất phong phú, cung cấp cho nhu cầu của gia đình
và để bán. Từ lâu đồng bào đà ý thức được rằng : cây cối nuôi sống con người. [6]
Tình hình quản lý LSNG
Chính phủ Việt Nam đà ban hành rất nhiều chương trình, chính sách cho việc
phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Tuy nhiên, hầu như chưa có một chính sách
hoặc chương trình riêng nào cho việc quản lý LSNG. Mặc dù vậy, hầu hết các
chương trình và chính sách phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng đều có nội dung
liên quan đến quản lý LSNG.[2],[8]:
Trước năm 1991, hệ thống quản lý rừng nhấn mạnh khía cạnh quản lý nhà nước
theo cách tiếp cận từ trên xng víi hƯ thèng kiĨm so¸t cđa chÝnh phđ qua các
doanh nghiệp nhà nước trong vấn đề quản lý và thị trường của các loại lâm sản.
Sau năm 1991, hệ thống quản lý rừng dịch chuyển từ hình thức quản lý nhà
nước sang phương thức quản lý bởi nhiều thành phần xà hội - Định hướng phát triển
Lâm nghiệp xà hội . Chính sách quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến này là chính
sách của chính phủ về GĐGR cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị Định
02/CP ngày 15/1/1994 về giao đất lâm nghiệp; Thông Tư 06 LN/KN về giao đất lâm
nghiệp; Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao và cho thuê đất lâm nghiệp).
Chương trình trång míi 5 triƯu ha rõng (dù ¸n 661 theo quyết định số 661/ QĐTTg ra ngày 29/7/1998 của thủ tướng chính phủ) cũng đà đề cập đến việc phát triển
các loài lâm đặc sản, lâm sản ngoài gỗ.

Luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991) kèm theo nghị định số 18-HDBT
(17/1/1992) của Hội Đồng Bộ Trưởng, thông tư số 13/LN/KL của Bộ Lâm Nghiệp
đà ban hành nhiều qui định nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật rừng
quí hiếm, mà nhiều loài là LSNG có giá trị. Đây cũng là chính sách quan trọng của
chính phủ trong bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng nói chung và LSNG nói riêng.
LSNG ở Việt Nam trước đây thường được coi như nguồn lâm sản thứ yếu, phụ
của rừng, nó được xem gần như là loại tài sản mở. Hiện nay, vai trò của LSNG đÃ
được chính phủ và ngành Lâm nghiệp đánh giá cao. Nguồn lâm sản này hiƯn ®ang

9


được quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau như: Quản lý nhà nước, quản lý cộng
đồng và quản lý ở cấp hộ gia đình, cá nhân với nhiều mục ®Ých kh¸c nhau (Kinh
doanh, sư dơng cho mơc ®Ých tù cung tự cấp, nghiên cứu, v.v.). Trong đó, việc lập kế
hoạch quản lý bền vững LSNG dựa vào cộng đồng là một trong những vấn đề đang
được quan tâm và nó đang ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực trong phát triển
nguồn tài nguyên LSNG.
Như vậy, mặc dù chưa có chính sách và chương trình riêng cho LSNG nhưng
chính phủ Việt Nam đà đưa vấn đề duy trì, bảo tồn và phát triển LSNG vào nội dung
của các chính sách, chương trình, luật lệ liên quan đến quản lý tài nguyên rừng.
Nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam:
So với các loại cây gỗ lớn, nghiên cứu về các loài LSNG vẫn giữ vai trò thứ yếu
hơn. Tuy nhiên cũng đà có những tổ chức và cá nhân thực hiện các chủ đề nghiên
cứu về LSNG. Tổ chức đứng đầu về lĩnh vực này là Trung tâm Nghiên cứu Lâm
Đặc sản. Điển hình nhất là Dự án Sử dụng Bền vững LSNG do Trung Tâm này thực
hiện với sự phối hợp của Trung Tâm Nghiên cứu tài nguyên và Môi trường (CRES)
của Đại học quốc gia Hà Nội và Viện Kinh tế sinh thái (ECO-ECO). Dự án do chính
phủ Hà Lan tài trợ về tài chính và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) hỗ
trợ kỹ thuật. Các hoạt động nghiên cứu của dự án bao gồm các vấn đề: Phát triển và

thử nghiệm các hệ thống quản lý rừng và LSNG có sự tham gia; Nghiên cứu hệ
thống sở hữu LSNG ở Việt Nam; Nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loại
LSNG có giá trị dựa theo nhu cầu của người dân địa phương như gây trồng một số
loại tre và cây thuốc nam; v.v.
Ngoài ra cũng có nhiều cá nhân nghiên cứu nhiều chủ đề liên quan đến LSNG
nhưng hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào các loại tre trúc như: Thử nghiệm
nhân giống Luồng của trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, nghiên cứu nhân
giống và gây trồng các loài tre lấy măng của phân Viện Khoa học Lâm nghiệp miền
Nam; Nghiên cứu nhân giống tre Lồ Ô và Luồng của Khoa Lâm nghiệp trường Đại
học Nông Lâm Huế; Một số tác giả khác đà nghiên cứu về cây thuốc nam. Ngoài ra
có một số đề tài nghiên cứu về khai thác và sử dụng cũng như chế biến các lo¹i

10


LSNG của một số cộng đồng dân tộc thiểu số của sinh viên khoa Lâm nghiệp các
trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, Đại học Huế và Đại học Tây Nguyên.
Một nghiên cứu ở Nam Đông - Tỉnh Thừa Thiên H cđa nhãm sinh viªn cđa
Häc viƯn kü tht liªn bang Thuỵ Sĩ đà phân tích cách sử dụng tại địa phương,
nguồn sản phẩm và thị trường tiêu thụ LSNG của cộng đồng dân tộc thiểu số Cơ Tu.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc nghiên cứu truyền thống quản lý sử dụng
LSNG của các cộng đồng dân cư khác nhau là cần thiết.
Các dự án, các tổ chức trong nước và quốc tế cũng đà chú ý đến LSNG. Nhiều
chương trình đà mang lại hiệu quả; tạo cơ sở, tiền đề và đưa ra những chỉ dẫn thiết
thực cho các nghiên cứu LSNG tiếp theo. Nhiều hội thảo vỊ LSNG chØ ra r»ng trong
thêi gian tíi, viƯc chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu và sử dụng tổng hợp các
phương pháp tiếp cận là một xu thế tất yếu trong nghiên cứu LSNG .
Tóm lại, tổng quan của vấn đề nghiên cứu đà khẳng định rằng:
-


Nghiên cứu về LSNG bằng những nghiên cứu cơ bản hay bằng cách tiếp cận
có sự tham gia đều cho những kết quả có giá trị khoa học.

-

Việc nghiên cứu vai trò của LSNG trong đời sống cộng đồng là cần thiết. Nó
phục vụ cho yêu cầu của thực tiễn, đồng thời đóng góp cơ sở khoa học cho
việc phát triển lý luận về quản lý và sử dụng LSNG ở nước ta.

-

Nghiên cứu LSNG cần được tiến hành cho từng vùng sinh thái nhân văn cụ
thể, gắn với truyền thống, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của từng cộng
đồng dân tộc và nguồn tài nguyên rừng trong từng khu vực.

-

Riêng ở Tây Nguyên cần có nhiều nghiên cứu về vai trò của LSNG trong đời
sống của các cộng đồng dân tộc thiĨu sè, viƯc nµy rÊt quan träng khi thùc
hiƯn chÝnh sách giao rừng; vì LSNG sẽ là một hướng cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần cho các cộng đồng đang sống phụ thuộc vào rừng. Đây
cũng chính là yêu cầu mà đề tài này sẽ góp phần giải quyÕt.

11


Chương 2
Mục tiêu, Đối tượng, nội dung
và phương pháp nghiên cứu
2.1


Mục tiêu và giới hạn vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Về lý luận:
Góp phần tìm hiểu ý nghĩa sinh thái nhân văn, kinh tế xà hội và môi
trường của việc quản lý và sử dụng LSNG của cộng đồng dân tộc thiểu số
Tây Nguyên.
Kết hợp được các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân và
nghiên cứu kỹ thuật lâm nghiệp để điều tra, đánh giá và đề xuất các biện
pháp quản lý và sử dụng LSNG phù hợp với truyền thống của cộng đồng
dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Về thực tiễn:
Phản ảnh truyền thống sử dụng LSNG và đánh giá vai trò của LSNG trong
đời sống cộng đồng.
Phát hiện mối quan hệ giữa tài nguyên rừng - truyền thống quản lý và sử
dụng LSNG của cộng đồng và thị trường
Đề xuất hỗ trợ, cải tiến cần thiết để quản lý và sử dụng hợp lý LSNG
nhằm nâng cao đời sống cộng đồng.

2.1.2 Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bị giới hạn bởi thời gian nghiên cứu và các nguồn lực
cho phép, do vậy nghiên cứu chỉ mới khảo sát một số khía cạnh liên quan đến vai trò
của LSNG trong đời sống cộng đồng:
LSNG được nghiên cứu là các loại lâm sản thực vật ngoại trừ gỗ và củi,
được cộng đồng quản lý sử dụng, được thu hái chủ yếu từ rừng tự nhiên.

12



Về ước lượng tài nguyên LSNG, chủ yếu là khảo sát sự phong phú và sự
phân bố của chúng; mà không đi sâu vào trữ lượng và phẩm chất.
Chỉ nghiên cứu ở cộng đồng Êđê tại Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk.
Đề tài tác giả phân tích và lựa chọn buôn Chàm B đại diện cho đối tượng
nghiên cứu.

2.2

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Như đà xác định trong phần giới hạn nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2002
Địa điểm nghiên cứu : Một buôn dân tộc Ê Đê thuộc Huyện Krông
Bông, Tỉnh Đăk Lăk.

2.3

Nội dung, phương pháp nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu xác định các nội dung và hoạt động nghiên cứu thích

hợp và các phương pháp tương ứng.
Nội dung nghiên cứu:
-

Nghiên cứu bối cảnh của cộng đồng.

-

Nghiên cứu truyền thống quản lý, sử dụng và vai trò LSNG trong đời
sống cộng đồng.


-

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên rừng hiện tại - truyền thống
quản lý, sử dụng LSNG của cộng đồng và thị trường.

-

Phân tích đề xuất các hỗ trợ và cải tiến cần thiết để thúc đẩy tiến trình
quản lý LSNG dựa vào cộng đồng.



Phương pháp luận nghiên cứu:

Sử dụng kết hợp giữa phương pháp tiếp cận có sự tham gia, các phương pháp
phân tích vấn ®Ị cã sù tham gia víi ®iỊu tra rõng, ph©n tích thống kê để phát hiện
truyền thống, phân tích vai trò của LSNG trong đời sống cộng đồng, phát hiện mối
quan hệ giữa các yếu tố kinh tế và tài nguyên trong quản lý sử dụng LSNG.

13


§· thu hót 34 hé trªn tỉng sè 42 hé trong buôn vào tiến trình nghiên cứu: cung
cấp thông tin, thảo luận, phân tích các vấn đề liên quan. Các công cụ PRA được sử
dụng linh hoạt và biến thái, sử dụng các ma trận phân tích đơn giản để người dân có
thể tiếp cận và thảo luận.
10 ô tiêu chuẩn 600m2 điển hình bao gồm 60 ô đơn vị được thu thập, phương
pháp điều tra rừng truyền thống được áp dụng kết hợp với sự tham gia của người
dân để phát hiện các kiến thức bản địa, sinh thái địa phương về các LSNG có trong ô

tiêu chuẩn.
Dưới đây trình bày chi tiết các nội dung nghiên cứu và các công cụ, phương pháp
tương ứng. Mô tả của mỗi công cụ, phương pháp được trình bày trong các phụ lục.

2.3.1 Nghiên cứu bối cảnh của cộng đồng :
Lựa chọn thôn buôn nghiên cứu và nông dân nòng cốt:
Chọn thôn buôn nghiên cứu là bước khởi đầu quan trọng. Nó có liên quan chặt
chẽ với việc kết quả nghiên cứu có đáp ứng được mong đợi hay không, vì vậy nó
phải được chú ý đúng mức. Sự lựa chọn thôn buôn, người dân làm cộng tác viên phải
có định hướng, theo những tiêu chuẩn cần thiết.
Tiêu chuẩn chọn thôn buôn làm địa điểm nghiên cứu:
-

Là cộng đồng dân tộc thiểu số Êđê của huyện Krông Bông.

-

Có diện tích rừng đáng kể và đời sống gắn bó với tài nguyên rừng.

-

Người dân có truyền thống quản lý sử dụng LSNG (từ rừng tự nhiên).

-

Người dân có quan tâm đến nghiên cứu này và có động lực tham gia.

-

Là địa bàn có thể phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương.


Tiêu chuẩn chọn những người dân làm cộng tác viên nòng cốt:
-

Biết khai thác/chế biến các LSNG; có kiến thức/kỹ năng thực hành.

-

Am hiểu truyền thống quản lý và sư dơng LSNG cđa céng ®ång.

-

Sư dơng tèt tiÕng phỉ thông, hoặc thạo chữ Êđê (tiêu chuẩn phụ).

-

Đại diện cho các thành phần khác nhau trong thôn buôn như: lứa tuổi,

lÃnh đạo thôn, giới, thành phần kinh tế, mối quan t©m.

14


Tìm hiểu bối cảnh của thôn buôn được chọn:
Nghiên cứu bối cảnh cho ta cái nhìn tổng quan về cộng đồng. Từ đó có những
bước đi, những phương án hợp lý trong việc triển khai nghiên cứu. Bao gồm:
-

Về điều kiện tự nhiên:vị trí, địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên rừng...


-

Về điều kiện kinh tế xà hội: lược sử thôn buôn, truyền thống văn hoá,
cơ sở hạ tầng, đặc điểm kinh tế, quản lý và sử dụng tài nguyên, ...

Phương pháp nghiên cứu :
-

Thu thập số liệu thø cÊp (Phơ lơc 1 - C.2 )

-

Pháng vÊn b¸n cÊu tróc (Phơ lơc 1 - C.1 )

-

Quan s¸t hiƯn trường.

-

Sử dụng các công cụ PRA: Lịch sử thôn buôn, sơ đồ Venn về tổ chức...

2.3.2 Nghiên cứu truyền thống quản lý sử dụng và vai trò của LSNG trong
đời sống cộng đồng
Danh lục LSNG và các công dụng trong cộng đồng.
Bao gồm các nội dung chi tiết sau:
-

Các LSNG đang được khai thác.


-

Các bộ phận, sản phẩm được khai thác.

-

Số lượng các loại LSNG khác nhau.

Phương pháp nghiên cøu :
-

Pháng vÊn b¸n cÊu tróc (Phơ lơc 1 - C.1)

-

LËp danh mơc LSNG.

 Nghiªn cøu kinh nghiƯm trun thèng trong quản lý và sử dụng LSNG:
Bao gồm các nội dung chi tiết sau:
-

Lịch thu hái một số LSNG.

-

Công dụng, cách khai thác, chế biến và sử dụng một số LSNG quan trọng.

Phương pháp nghiên cứu :
-


Phỏng vấn bán cấu tróc (Phơ lơc 1 - C.1)

15


-

Lịch thời vụ (Phụ lục 1 - C.5)

-

Quan sát hiện trường.

2.3.3 Nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên rừng - truyền thống quản lý
và sử dụng LSNG của cộng đồng và thị trường
Tầm quan trọng và mức độ sử dụng LSNG
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các ma trận: Ma trận về tầm quan trọng và
mức sử dụng LSNG ( được mô tả chi tiết trong mục 3.1.1 ở chương 3)...
Ước lượng tài nguyên LSNG ở cộng đồng
Bao gồm các nội dung chi tiết:
-

Số lượng sẵn có của một số LSNG quan trọng.

-

Phạm vi phân bố.

-


Tần suất xuất hiện và mức độ phong phú của một số LSNG quan träng.

-

Pháng vÊn b¸n cÊu tróc (Phơ lơc 1 - C.1)

-

Lát cắt (Phụ lục 1 - C.3)

-

Sơ đồ phân bố LSNG (Phụ lục 1 - C.4)

-

Ma trận tài nguyên mét sè LSNG quan träng (Phơ lơc 1 - C.11)

-

§iỊu tra ô tiêu chuẩn có sự tham gia của người dân (Phụ lục 1 - C.7)

Đặt ô tiêu chuẩn theo phương pháp rút mẫu điển hình. Điều tra 5 ô tiêu chuẩn
cho mỗi trạng thái rừng (Hai trạng thái: rừng trung bình (tương ứng với: IIIA1, IIIA2)
và rừng non (tương ứng với: IIa, IIb)). Với diện tích ô tiêu chuẩn S = 600 m2 (30
x20m), chia thành 6 ô đơn vị 100m2 (10x10m). Trên mỗi ô tiêu chuẩn, cùng người
dân điều tra toàn diện các LSNG cho từng ô đơn vị. Bao gồm các chỉ tiêu điều tra:
Tên loài LSNG (tên Kinh, tên dân tộc, và định danh tên khoa học); số lần xuất hiện,
bộ phận lấy trên cây, công dụng.
Tập hợp số liệu điều tra ô đơn vị theo từng trạng thái rừng (non và trung bình),

tính toán tần st xt hiƯn F%. F% thut minh cho ®é phong phú của từng LSNG.
F % = Số ô đơn vị xuất hiện loài / Tổng số ô xuất hiện các loµi (2.1).

16


Đánh giá giá trị kinh tế của một số LSNG quan träng trong ®êi sèng céng
®ång theo nhãm kinh tế hộ.
Bao gồm các nội dung chi tiết:
-

Phân loại kinh tế hộ có sự tham gia

-

Phân tích đóng góp (số lượng/thu nhập) của một số loại LSNG quan trọng
theo nhóm kinh tế hộ.

Phương pháp nghiên cứu :
-

Phân loại kinh tế hé cã sù tham gia (Phô lôc 1 - C.6)

-

Pháng vấn bán cấu trúc (Phụ lục 1 - C.1)

-

Phân tích kinh tÕ hé (Phô lôc 1 - C.8),


 Mèi quan hƯ gi÷a sư dơng, kinh doanh mét sè LSNG quan träng víi c¸c
c¸c nhãm kinh tÕ hé kh¸c nhau:
TËp trung nghiên cứu sự khác biệt giữa nhu cầu sử dụng LSNG giữa các nhóm
kinh tế hộ giàu nghèo khác nhau trong cộng đồng.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phân tích phương sai một nhân tố (Kinh tế
hộ) theo chỉ tiêu thu nhập từ LSNG
-

Kiểm tra sự thuần nhất của các phương sai tổng thể bằng tiêu chuẩn Bartlett

(Trường hợp dung lượng mẫu không bằng nhau)

Ho: Các phương sai ở các mẫu là thuần nhất.
H1: Các phương sai ở các mẫu không thuần nhất.
Với X2 n được tính theo công thức: X2 n = X2 o / C
Trong ®ã:

X2o = 2.3026*[(n-r)lgS”2-

(2.2)

n

 (ni-1)lgS 2]
i

(2.3)

i1


C = 1+[1/3(r-1)]*

r

[1/ (ni -1) - 1/ (n - r)]

(2.4)

i1

Víi:

r : sè mÉu (nhãm kinh tÕ hé), n : dung lượng mẫu,
S2 : phương sai ngẫu nhiên, S i2 : phương sai mẫu.

X2

0.05

Tra bảng với k= r-1 bậc tự do.

17


NÕu:X2 n < X2 0.05  ChÊp nhËn gi¶ thuyÕt Ho.
Nếu:X2 n > X2 0.05 Bác bỏ giả thuyết Ho.
Phân tích phương sai một nhân tố, để kiểm tra xem việc sử dụng LSNG giữa

-


các nhóm kinh tế hộ có sai khác nhau không. Kiểm tra theo từng loại LSNG, và
theo từng nhóm công dụng (làm thực phẩm, làm vật liệu, tổng cộng). Việc phân
tích phương sai được tiến hành trên phần mềm Excel.
Ho: Việc sử dụng, thu nhập từ LSNG của các nhóm kinh tế hộ
không sai khác nhau đáng kể.
H1: Việc sử dụng, thu nhập từ LSNG của các nhóm kinh tế hộ
là sai khác nhau đáng kĨ.
F tÝnh = [(n-r).VA]/[(r-1).VN]
r

Víi: VN =   (xij - xi2)

(2.6)

i=1 j=1

r

r

ni

VA =  ni.x - [(   xij)2/ n]
2
i

i=1

(2.5)


ni

i=1 j=1

(2.7)

VN: là biến động giữa các trị số quan sát trong một mẫu; VA: là biến động giữa trị sè quan s¸t ë c¸c mÉu.
r : sè mÉu quan sát, ni: dung lượng mẫu i, xi :Trung bình mẫu, xij :Trị số quan sát.
F 0.05 tra bảng với k1 = r-1, k2 = n-r bËc tù do.
NÕu:FtÝnh < F0.05 : ChÊp nhËn gi¶ thut Ho:
 ViƯc sư dơng LSNG của các nhóm kinh tế hộ không sai khác nhau đáng kể.
Nếu:Ftính > F0.05: Bác bỏ giả thuyết Ho.
Việc sử dụng LSNG của các nhóm kinh tế hộ là sai khác nhau đáng kể.
Thông tin về thị trường cđa nhãm LSNG quan träng
Bao gåm c¸c néi dung chÝnh:
-

Thu thập thông tin thị trường

-

Theo dõi chuỗi hành trình của một số sản phẩm chính

Phương pháp nghiên cứu
-

Thu thập số liƯu thø cÊp. (Phơ lơc 1 - C.2)

-


Pháng vÊn b¸n cấu trúc. (Phụ lục 1 - C.1)

-

Quan sát và theo dâi thùc tÕ trªn hiƯn tr­êng.

18


×