Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Gnhung giay phut cuoi cung cua bacdoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.49 KB, 35 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Suốt 45 năm say mê theo đuổi sự nghiệp điện ảnh, hai tác phẩm mà đạo diễn Phạm Quốc Vinh </b>
<b>mãn nguyện nhất và mãi mãi không thể quên là “Những giờ phút cuối đời Bác Hồ” và “Bác đi </b>
<b>chiến dịch”.</b>


Năm 1989, khi UNESCO chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí


Minh, danh nhân văn hóa thế giới, ơng Vinh đang chuẩn bị nghỉ hưu thì được Điện


ảnh Quân đội và Bảo tàng Hồ Chí Minh giao một trách nhiệm trọng đại trong đời làm


điện ảnh: Hoàn thành bộ phim về những giây phút cuối cùng của Bác Hồ ở thời điểm


sau 20 năm kể từ ngày Bác ra đi.



Suốt 20 năm trước đó, những thước phim tư liệu do 2 nhà quay phim quân đội


Nguyễn Thanh Xuân và Trần Anh Trà thực hiện về những ngày cuối cùng của Bác


cho đến khi các chuyên gia Liên Xơ (cũ) thực hiện kỹ thuật gìn giữ, bảo quản thi thể


của Người đã được cất giữ, bảo quản cẩn mật, và lúc này cần phải dựng lại thành


phim hồn chỉnh để lần đầu tiên cơng bố trước nhân dân.



Trước khi bắt tay làm phim, ông Vinh đã tìm gặp Đại tướng Võ Ngun Giáp và ơng


Vũ Kỳ - Thư ký của Bác, để tìm thêm tư liệu cần thiết. Và từng dòng ký ức dần hiện


ra...



Bác bắt đầu lâm bệnh ngày 12/8/1969. Hôm ấy, trời Hà Nội đã vào thu, se lạnh. Hay


tin phái đoàn nước ta từ cuộc đàm phán Paris về, Bác chủ động đến thăm, làm việc.



Đến ngày 28/8, sức khỏe của Bác bắt đầu suy giảm nghiêm trọng, từ nhà sàn Người


phải chuyển xuống tầng trệt. Tuy vậy Người vẫn không ngừng lo toan cho vận mệnh


quốc gia, cho cuộc sống của nhân dân…



Đương khi nước sông Hồng dâng cao, sợ cơn lũ có đột biến, các đồng chí gần gũi


chăm sóc ngỏ ý muốn đưa Bác tới nơi an tồn, nhưng Bác nói: “Tơi khơng thể xa


dân”.




Các vị lãnh đạo Đảng lúc ấy hằng ngày túc trực bên giường Bác. Đại tướng Võ


Nguyên Giáp mỗi ngày vào thăm Bác ba lần. Trong cuốn sổ tay, đại tướng ghi rõ từng


ngày:



- 24/8/1969 trở đi Bác mệt nặng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- 28/8/1969: Buổi chiều Bác hỏi việc chuẩn bị Quốc khánh 2/9 và dặn đồng chí Phạm


Văn Đồng tổ chức lễ kỷ niệm cho thật vui, thật tốt. Tối có bắn pháo hoa nữa.



Dù cuộc sống chỉ còn gang tấc, Bác vẫn muốn ra dự lễ để gặp đồng bào năm, mười


phút.



Bác đã trao đổi với đồng chí Lê Văn Lương và đồng chí Vũ Kỳ rất cụ thể: “Bác sẽ


buộc khăn che cổ, Bác ra ngồi sẵn trong đoàn chủ tịch rồi mới kéo màn che của hội


trường và bắt đầu cuộc mittinh. Bác sẽ nói sao cho đồng bào không biết là Bác đau”.



Thế nhưng, trên lễ đài kỷ niệm Quốc khánh ngày 2/9/1969 Người đã khơng thể có


mặt! Bác Hồ đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9 giờ 47 ngày 2/9/1969, để lại nỗi tiếc


thương vô hạn cho tất cả nhân dân VN đến tận hôm nay.



Đến sáng 1/9/1969, Bác đã rất mệt. Phải đến 16 giờ cùng ngày 2 quay phim Nguyễn


Thanh Xuân, Trần Anh Trà mới lần đầu tiên được vào hẳn phịng bệnh để ghi hình


Bác trong những giờ phút cuối cùng quanh sự vây bọc, canh nom, lặng im, thương


xót, cảm động của các vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung


ương…



Cho đến sáng 2/9/1969, khi tất cả các đồng chí


cách mạng, học trò, người thân cận… sờ lên


ngực, lên trán Bác và… cùng bật khóc!




Ơng Vinh kể lại: “Thanh Xn giơ máy lên mà
nước mắt cứ giàn giụa làm ướt cả thước ngắm
của máy quay. Trong giây phút đó anh ấy chỉ cịn


biết để ống kính góc rộng và cứ thế giơ lên bấm
máy”.


Tất cả đã lùi xa 20 năm nhưng ông Vinh vẫn ngỡ



như giây phút lịch sử ấy mới vừa xảy ra hơm qua. Trong vai trị một đạo diễn, ông


cùng các đồng sự phải chọn lọc những tư liệu, cảnh quay súc tích, đắt giá nhất của 2


nhà quay phim Thanh Xuân, Anh Trà và của chính ơng quay được hình ảnh Bác trong


những năm trước đó để làm một bộ phim để đời.



Từ những tư liệu cũ, ông Vinh thổi vào sự sáng tạo và với niềm rung cảm chân thành


trong tim ông.



Với những cảnh Bác nằm bên dưới ngôi nhà sàn, đôi mắt nhìn đăm đăm ra xa, khi


miền Bắc đương mùa nước lụt, ông Vinh liên tưởng ngay những thước phim tư liệu cũ



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ông quay những năm trước khi Bác còn khỏe, trong cảnh nước lụt mênh mang Người


xắn quần, chân thấp chân cao bước lên cầu Long Biên để cùng bà con chống lụt.



Rồi ông chợt nghĩ đến những gì đã mãi mãi trở thành lần cuối cùng của đời Bác: bài


viết cuối cùng về “người tốt việc tốt” Bác còn để lại, cây đa cuối cùng Bác trồng ở xã


Vật Lại (Ba Vì, Hà Tây), buổi sinh hoạt vui cuối cùng với các cháu thiếu nhi… Cảnh


ngôi nhà sàn đã buông rèm, căn phòng với giường chiếu đơn sơ của Người giờ trở nên


trống lạnh với những kỷ vật nằm im, lưu giữ lại một phần lịch sử...



Kết thúc phim, ông Vinh muốn nhấn mạnh sự sống mãi của Hồ Chủ tịch trong lịng



nhân dân VN bằng hình ảnh cuộc sống bình dị, thường ngày của Bác quanh ngơi nhà


sàn thân yêu khi bài hát Bác Hồ, một tình yêu bao la cất lên.



"Những giờ phút cuối đời Bác Hồ" của đạo diễn Phạm Quốc Vinh đã được Cố Tổng


bí thư Nguyễn Văn Linh trực tiếp duyệt ngày 17/4/1989; sau đó phim được tặng các


bạn bè quốc tế và từ đó đến nay được chiếu thường xuyên tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ở


Thủ đơ.



Năm 1990, chỉ với hơn 20 bức ảnh tư liệu của nhà nhiếp ảnh Vũ Năng An chụp tại


chiến dịch biên giới năm 1950 cộng với một vài cảnh tài liệu do Phan Nghiêm quay


được cùng năm đó, đạo diễn Phạm Quốc Vinh đã sử dụng lời kể của Đại tướng Võ


Nguyên Giáp để dựng nên những cảnh phim rất sinh động trong Bác Hồ đi chiến dịch


Biên giới.



Một số nhà phê bình đánh giá đây là bộ phim tài liệu vào loại đặc biệt nhất trong các


phim tài liệu VN do đạo diễn đã tìm được cách làm phim rất sáng tạo trong bối cảnh


nguồn tư liệu có được q ít ỏi.



Từ năm 1960 đến nay, đạo diễn Phạm Quốc Vinh đã thực hiện tổng cộng 101 bộ


phim, trong đó có 71 phim nhựa 35mm; năm phim nhựa 16mm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Hiện đã ở tuổi 79, nhưng ơng vẫn cịn hợp tác với Điện ảnh Quân đội làm phim tài


liệu về đề tài chiến tranh cách mạng...



Những cuốn phim tư liệu nay xếp chật trong ngôi nhà đạm bạc của ông ở phố Đội Cấn (Ba
Đình, Hà Nội) và được bảo quản bằng cách cứ 2 - 3 tháng lại một lần rang gạo bỏ vào các túi
để chống ẩm!


Theo GS Tương Lai: Hơn ai hết, Bác “thấu hiểu cuộc sống của con
người”,



con người nói chung và đặc biệt là con người Việt Nam. Người hiểu
rõ dân tộc mình,


nhân dân mình đang cần cái gì nhất.


Chính vì thế, trong Di chúc, cùng với “mn vàn tình thân u” gửi lại
cho cuộc đời này


Người thiết tha nói đến “điều mong muốn cuối cùng”.


Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc vào sáng 10.5.1965. Chọn đúng vào một ngày tháng Năm, nhân
dịp ngày sinh của mình; chọn đúng vào lúc 9 giờ, giờ đẹp nhất của một ngày, chọn đúng
vàolúc sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đây…để viết về ngày ra đi của mình, sao mà
Bác thanh thản, ung dung đến thế…Mở đầu bản viết, Bác ghi rõ: “Nhân dịp mừng 75 tuổi”.(1)
Như vậy là Di chúc được viết và chỉnh sửa trong trong bốn năm để rồi ngày 19.5.1969, “Đúng
9 giờ, Bác ngồi vào bàn làm việc với bản Di chúc trước mặt. Bên ngoài nắng đã lên cao. Một
làn gió mát rượi ùa vào khung cửa sổ làm bay bay những sợi tóc bạc của Bác. Bác ngồi đó,
tựa lưng vào thành ghế thoải mái, ung dung, nét suy tư hiện lên trên vầng trán rộng. Hơm
nay, Bác xem kỹ tồn bộ các bản viết của Người trong bốn năm qua, nhưng chỉ chữa thêm
ba chữ ở phần mở đầu”.(2)


Ở đây không là chuyện kiệm chữ, kiệm lời. Ở đây là sự dồn nén cơ đọng của ý tưởng và tình
cảm. Tư tưởng tình cảm như đã được “chưng cất” để chỉ giữ lấy cái tinh tuý nhất, sáng tỏ
nhất, rồi thể hiện trong những lời dặn lại trước lúc ra đi. Suy nghĩ về Bác Hồ, Phạm Văn Đồng
đã có một nhận xét thật sâu sắc: “Hờ Chí Minh có sự nhạy cảm đặc biệt đối với lịch sử, thấu
<i>hiểu cuộc sống của con người, có nhận thức sâu về vận mệnh dân tộc, về hướng đi của thời </i>
<i>đại”. (3) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ảnh: tuoitre



<b>Di chúc được trưng cất từ cuộc sống nhân dân</b>


Liệu chúng ta đã thật sự quán triệt tư tưởng và mong muốn của Bác để thành tâm và trung
thực thực hiện mong muốn của Bác Hồ?


Tư tưởng thuộc phạm trù lý luận. “Tư tưởng Hồ Chí Minh” đương nhiên cần được tiếp cận từ
góc độ lý luận. Song những mệnh đề lý luận trong “Tư tưởng Hồ Chí Minh” ln được Bác Hồ
diễn đạt một cách dung dị, dễ hiểu vì Người hiểu rõ đối tượng mà những tư tưởng lý luận cần
hướng đến là ai. Đây là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.


Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, phát biểu tại phiên họp thứ 22 Đại hội lần thứ V
Quốc tế Cộng sản ngày 1.7.1924 Người đặt câu hỏi: “Phải hành động thực tiễn như thế nào?
<i>Đề ra những luận cương dài dằng dặc và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau Đại hội </i>
<i>đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm thì chưa đủ. Chúng ta cần có biện pháp cụ thể”.</i>
(4)


Trong Hồi ký của Vũ Kỳ, người thư ký thân yêu của Bác, có một đoạn rất đáng suy ngẫm:
<i>“sáng thứ sáu, 14.5.1969 [tức là bốn ngày kể từ bắt đầu viết Di chúc.TL] Bác về thăm xã </i>
<i>Xuân Phương, ngoại thành Hà Nợi… Đang gặt thì nghe tiếng reo hị; Bác Hờ đến! Bà con ơi </i>
<i>Thế rồi Bác hiện ra trước mặt tơi, râu tóc bạc trắng…”.</i>


Đó chính là bà cụ được Bác Hồ thăm hỏi đầu tiên trong buổi đi thăm sáng nay. Biết bà cụ có
hai con đang chiến đấu ở chiến trường, Bác an ủi, động viên: “Ở hậu phương ta cố gắng sản
<i>xuất cho thật nhiều thóc gạo để bộ đội ăn no đánh thắng. Giặc Mỹ nhất định thua. Các con cụ</i>
<i>sẽ trở về với cụ. Nhân dân ta hãy chịu khó chịu khổ, hy sinh thêm vài năm nữa…”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn” (5). </i>


Rõ ràng những lời trong Di chúc được chưng cất từ cuộc sống của nhân dân mình!



Hơn ai hết, Bác “thấu hiểu cuộc sống của con người”, con người nói chung và đặc biệt là con
người Việt Nam. Người hiểu rõ dân tộc mình, nhân dân mình đang cần cái gì nhất.


Chính vì thế, trong Di chúc, cùng với “mn vàn tình thân u” gửi lại cho cuộc đời này
Người thiết tha nói đến “điều mong muốn cuối cùng”.


<b>Điều mong muốn cuối cùng</b>


Suy ngẫm thật kỹ nội dung “điều mong muốn cuối cùng” của Hồ Chí Minh, mới ngộ ra được
rằng: Với thời gian, chân lý bỗng vụt sáng lên từ trong những câu chữ vốn rất dung dị, thô
mộc hết sức quen thuộc trong đời sống hàng ngày, khiến người ta đơi khi cứ ngỡ như khơng
cịn gì để mà suy ngẫm nữa.


Cũng giống như có những vì sao đã tắt từ rất lâu, song ánh sáng của chúng giờ đây mới đến
được với trái đất. Ở đây chưa phải là thời gian để ánh sáng của những ngôi sao đã tắt trên
bầu trời đến được với chúng ta, mà là thời gian đủ để kiểm nghiệm độ chính xác và sự tường
minh của một tư tưởng - trải qua những biến động dồn dập cả trong nước và trên thế giới
khơng ai có thể hình dung nổi - vẫn chứng minh được sức bền, độ “chín” của tư tưởng ấy.
Vì đó là chân lý. Mà chân lý thì ln ln đơn giản, song hiểu được chân lý, đến được với
chân lý thì thường lại cực kỳ gian truân.


Phạm Văn Đồng có gợi lên một ý trong Di chúc thật đáng suy tư: “trong những lời căn dặn lại,
<i>Bác Hồ có nói sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các bậc đàn anh khác. Trí tưởng tượng </i>
<i>của tôi hình dung cuộc gặp giữa Bác Hồ với những người thầy sáng lập học thuyết Mác-Lênin</i>
<i>biết bao ý nghĩa và hào hứng. Có thể Các Mác vui lịng nhắc lại mợt câu nói mà tôi luôn luôn </i>
<i>ghi nhớ trong ký ức của mình : “Tôi đã gieo những con rồng và tôi đã gặt những con bọ…”. </i>
<i>Thật có đúng như vậy, song cũng có nhiều con rồng…”. (6)</i>


Đúng là đã có khơng ít những con rồng. Chỉ có điều lại có quá nhiều những con bọ. Nhưng


cái đáng ngại hơn là sự nhầm lẫn “bọ” thành “rồng”. Sự lẫn lộn vàng thau ấy, kiểu nhìn
“bọ”mà thấy “na ná” như rồng, khiến cho cái giá phải trả để đến được với sự thật của chân lý
là quá lớn. Mặc dầu, xét đến cùng, chân lý nằm chính ngay trong quá trình nhận thức.
Nhìn trở lại hành trình lịch sử của Bác Hồ tìm đường cứu nước, quanh một vòng trái đất để
trở về xúc động với nắm đất của Tổ quốc trên tay, rồi những lời “dặn lại cơng việc” khi bị
bệnh nặng sợ khó qua khỏi trong một lán nhỏ ở Tân Trào, Việt Bắc: “lúc này thời cơ thuận lợi
<i>đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả giải Trường sơn cũng phải kiên quyết giành </i>
<i>cho được độc lập” (7), cho đến khi đọc Tuyên Ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân </i>
chủ Cộng hoà, v.v.. cuối cùng là Di chúc với “điều mong muốn cuối cùng” của Người. Tất
thảy đều nổi rõ lên một khẳng định hết sức sáng tỏ: độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc
cho nhân dân là mục tiêu trước sau như một của Hồ Chí Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

mong muốn cuối cùng” và cũng là câu cuối cùng, đọng lại tình cảm, ý tưởng quan trọng nhất
trong “Di chúc”.


Ảnh tư liệu


Hồ Chí Minh đã hiểu rõ rằng dân tộc mình, nhân dân mình đang cần cái gì nhất. Nói đến điều
đó, thì tất cả mọi người Việt Nam, dù bất cứ đang ở đâu, đang làm gì cũng đều có thể hiểu
được, đều có thể chấp nhận, đều có thể nhất trí, đều có thể nhận ra đó là mong muốn của
mình.


Với mục tiêu đó, Hồ Chí Minh đã đấu tranh cho sự hợp nhất và ra đời của Đảng năm 1930,
có lúc vì mục tiêu đó mà dám có quyết định táo bạo - cho dù đau đớn - là tuyên bố Đảng tự
giải tán, thực chất là Đảng rút vào hoạt động bí mật chính vào lúc giành được chính quyền
vào năm 1945.


Vì sao? Vì để triệt tiêu lý do và mưu đồ tiêu diệt Đảng của kẻ thù. Rồi cũng vì mục tiêu đó mà
Người sáng suốt và kiên quyết đổi tên Đảng Cộng sản Đông dương thành Đảng Lao động
Việt Nam vào năm 1951, khi Việt Nam đã có vai trị và vị thế của một nước có chủ quyền,


đang tiến hành một cuộc kháng chiến thần thánh chống lại chủ nghĩa thực dân cũ và tiếp đó
sẽ là chủ nghĩa thực dân mới xâm lược.


Vào lúc ấy, Đảng cần huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo ra
động lực của sự đồng thuận xã hội cho mục tiêu “không có gì quý hơn độc lập và tự do”.
Cũng là lúc, Việt Nam cần huy động sự đồng tình, ủng hộ của dư luận rộng rãi của nhân dân
u chuộng hồ bình và nhiều quốc gia trên thế giới vốn chưa hiểu rõ về mình.


Cần phải thấy rằng, sự gặp gỡ giữa lý tưởng “ái quốc” và lý tưởng “cộng sản” trong tư tưởng
và tình cảm của Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ của lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội
và giải phóng con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

tập trung ở tư tưởng “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do
<i>của tất cả mọi người”. (9) </i>


Phải chăng đây là sự đúc kết những khát vọng ngàn đời của con người, của lồi người mà
xét cho cùng, các bộ óc vĩ đại nhất của loài người cũng đã từng suy tư, nghiền ngẫm để tìm
cách thực hiện. Một sự đúc kết tuyệt vời về khát vọng ngàn đời ấy và gợi lên những tìm tịi để
biến khát vọng ấy thành hiện thực.


Mà đã tìm tịi thì có đúng, có sai, bởi lẽ, nói như Ph Angghen nhận thức là q trình bớt dần
những sai sót để đến gần với chân lý hơn. Cho nên, với thời gian và những biến động dồn
dập của cuộc sống, có những dữ kiện hoàn toàn mới đã xuất hiện, những dữ kiện mà thời
của C.Mác khơng sao hình dung được, vì thế, có khơng ít những luận điểm của thời ấy ngày
nay đã bị cuộc sống bác bỏ.


Nhưng cũng với sự khảo nghiệm nghiêm minh và khắc nghiệt của thời gian, tư tưởng đã trở
thành chân lý chói sáng nói trên càng tỏ rõ tính bền vững, hấp dẫn và có sức vẫy gọi con
người đi tới. Vì đó là sự hội tụ của những khát vọng của con người, của loài người trong suốt
chiều dài của lịch sử, từ khi con người có tư tưởng, biết tư duy, biết đau khổ và hy vọng. Đây


chính là sự thể hiện tập trung nhất lý tưởng của chúng ta.


Có thể nói, “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả
<i>mọi người” là tư tưởng đẹp nhất trong vô vàn những tinh hoa tư tưởng của loài người được </i>
C.Mác đúc kết và ghi rõ trên là cờ chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng con người. Và nếu,
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giải phóng con người là trung tâm như đã trình bày
ở những phần trước thì có thể hiểu ra được động lực thúc đẩy Nguyễn Ai Quốc đến với lý
tưởng cộng sản theo cách của mình.


Ảnh tư liệu.


<b>Dân tộc là trên hết</b>


Với một trái tim lớn chứa đựng “ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
<i>độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học</i>
<i>hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, </i>
<i>trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, khơng dính líu gì với </i>
<i>vịng danh lợi” (10).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Người hiểu cần thanh lọc và tiếp nhận những gì có lợi nhất cho mục tiêu đã xác định. Người
đòi hỏi phải biết sáng tạo trong tiếp thu và vận dụng những nguyên lý khoa học và cách mạng
vào thực tế nước mình, phù hợp với đặc điểm của dân tộc mình để có thế biến thành “rồng”
chứ khơng hố thành “bọ” như điều C.Mác đã từng cảnh báo.


Hồ Chí Minh hiểu rõ mục tiêu của từng chặng đường trên con đường dẫn đến lý tưởng đúc
kết khát vọng đó của cả lồi người. Người khơng lẫn lộn mục tiêu cụ thể và trực tiếp của từng
chặng với cái đích lý tưởng ở phía chân trời để tránh đi những ảo tưởng duy ý chí, dẫn đến
hành động nơn nóng “đốt cháy giai đoạn”, gây hậu quả ngược lại với mục tiêu. Vì thế mà Hồ
Chí Minh “có sự dị ứng bẩm sinh với bệnh giáo điều rập khuôn, bệnh cơng thức sáo mịn”
(11).



Người địi hỏi “khơng được sao chép nguyên văn những gì có sẵn, điều cốt yếu là hiểu đúng
<i>tinh thần và biết vận dụng các nguyên lý sát với tình hình cụ thể” (12) nhằm thực hiện mục </i>
tiêu độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.


Hồ Chí Minh đứng vượt hẳn lên những người đương thời ở tầm tư duy và cái nhìn biện
chứng nhờ vào những phẩm chất ấy. Bôn ba khắp năm châu bốn biển, hiểu rõ ngọn ngành
những tinh hoa cũng như những khuyết tật mà phong trào cách mạng đã trải qua, để khi về
đến Tổ quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói nghèo, đau khổ, Người hiểu rõ cần phải làm
gì cho nhân dân.


Bốn mươi năm, nhìn lại chặng đường đã đi nhằm thực hiện mong ước của Bác Hồ “xây dựng
<i>lai đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” với những điều đã làm được và nhiều điều chưa </i>
làm được, càng thấm thía và khơng thể không day dứt khi nghĩ đến điều mong muốn cuối
cùng của Bác Hồ. Thấm thía và da y dứt để có những giải pháp và hành động thiết thực.


Người ngâm bài thơ chúc Tết cuối cùng của Bác Hồ



<b>Lần đầu tiếp xúc với nghệ sĩ hát chầu văn nổi tiếng </b>


<b>Kim Liên, tơi chợt nhớ đêm giao thừa đón Tết Kỷ </b>


<b>Dậu năm 1969 đã được nghe chị ngâm bài thơ chúc </b>


<b>Tết của Bác Hồ trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt </b>


<b>Nam. Vậy là, tơi gợi ý xin chị kể lại đôi điều xung </b>


<b>quanh sự kiện thiêng liêng ấy. </b>



Nghệ sĩ Kim Liên xúc động điều tôi nhắc lại. Tuy bận


rộn công việc, chị vẫn dành thời gian kể lại.



Trung tuần tháng Chạp năm Mậu Thân (1968), tại địa


điểm sơ tán, Đồn Văn cơng tỉnh Hà Nam Ninh đang



chuẩn bị gấp rút tiết mục để phục vụ cán bộ chiến sĩ,


đồng bào trong dịp Tết Kỷ Dậu sắp tới.



Trong bối cảnh bận rộn tập luyện, nghệ sĩ Kim Liên được lệnh của cấp trên điều đi


Hà Nội để nhận một công việc quan trọng. Đồng chí Trưởng đồn văn cơng tỉnh đề


đạt lên cấp trên cho chị ở lại để hồn thành vở mới "Tầm vóc đại hồng". Lời đề nghị


không được chấp thuận. Nghệ sĩ Kim Liên lên Hà Nội bằng xe của UBND tỉnh.



Tại địa điểm tập trung, thâm tâm, chị nghĩ hẳn các anh ở Ban Văn nghệ muốn thu lại


một bài hát chầu văn nào đó của mình chăng? Ơng Trần Lâm - lãnh đạo Đài Tiếng


nói Việt Nam thơng báo cho chị chuẩn bị ngâm bài thơ chúc Tết xuân Kỷ Dậu của


Bác Hồ. Tin đến quá đường đột khiến chị vừa xúc động vừa lo lắng. Bài thơ chúc Tết


của Bác, ngồi Kim Liên cịn có nghệ sĩ Trần Thị Tuyết, nghệ sĩ Linh Nhâm cùng


thể hiện.



Hai chị là "át chủ bài" trong chương trình Tiếng Thơ vào tối thứ tư, tối chủ nhật hàng


tuần của Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản thân hai chị, nhiều năm nay đã ngâm thơ chúc



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Tết của Bác vào đêm giao thừa. Do vậy công việc này đối với nghệ sĩ Kim Liên là


quá mới mẻ. Trong nỗi lo nghề nghiệp, chị lại thầm mừng. Chị dự tính lần cơng tác


này hẳn chị sẽ lại được gặp Bác Hồ.



Theo đề nghị của tôi, nghệ sĩ Kim Liên đã kể lại 3 lần chị được gặp Bác Hồ trước đó.


Lần thứ nhất là vào năm 1967, Đoàn Chèo Nam Hà được lên phục vụ Trung ương


Đảng. Trước lúc đồn về, Bác Hồ có mời một số diễn viên đến gặp Bác. Trong buổi


tiếp còn có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Vũ Kỳ -thư ký riêng của Bác.


Nghệ sĩ Kim Liên nhớ lại: "Bác dặn dị phát huy bộ mơn chèo để phục vụ nhân dân


ta, chủ yếu là người làng quê gắn bó với tiếng trống chèo".



Lần thứ 2 và lần thứ 3 vào dịp nghệ sĩ Kim Liên được tham gia đoàn nghệ thuật tổng



hợp của Việt Nam sang biểu diễn tại Pháp đúng dịp Hội nghị Paris đang họp bàn về


chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, do nhà thơ Huy Cận làm trưởng đoàn. Thời gian ở


Paris, Kim Liên đã cố gắng cùng các đồng nghiệp để lại những ấn tượng tốt đẹp


trong lòng bà con Việt kiều và bạn bè Pháp.



Sau đợt phục vụ ở nước ngồi, đồng chí Vũ Kỳ thơng báo một tin vui: Kim Liên


được vào thăm Bác và ăn cơm trưa cùng Bác. Bữa cơm giản dị nhưng ngon miệng.


Cùng ăn cơm với Bác có đồng chí Vũ Kỳ. Kim Liên cịn nhớ những điều Bác hỏi


thăm về gia đình. Bác nói Kim Liên tức là biểu tượng của bơng sen vàng. Q Bác


có nhiều sen. Bác dặn đồng chí Vũ Kỳ mua bánh kẹo cho Kim Liên mang về quê cho


các cháu, lo phương tiện cho Kim Liên về nhà được an toàn.



Kỷ niệm những lần gặp Bác thôi thúc nghệ sĩ Kim Liên dàn dựng chương trình. Bài


thơ chúc Tết năm Kỷ Dậu của Bác chỉ có 6 câu lục bát, nhưng bao hàm một tầm nhìn


chiến lược. Kim Liên nhập hồn thơ từ nội dung, lẫn nghệ thuật. Chị đã chọn chất


giọng thể hiện ở sự cộng hưởng của làn điệu hát sa mạc và lẩy Kiều. Thu băng xong,


Kim Liên mừng thầm đã hoàn thành nhiệm vụ. Bài thơ chúc Tết được Bác duyệt rất


cẩn thận qua băng ghi âm. Kim Liên được đồng chí Vũ Kỳ thông báo: Bác nhận xét


cả ba cô văn công đều thể hiện khá thành công.



Đêm giao thừa, sau lời chúc Tết của Bác, khi cùng bố mẹ, chồng, con... nghe băng


bài thơ do chính mình ngâm được phát vào lúc giao thừa, Kim Liên đã xúc động trào


nước mắt…



"Lần đầu tiên trong đời tôi được ngâm thơ Bác chúc Tết vào đêm giao thừa. Tôi ước


mong, sang xuân Kỷ Dậu (1969) Bác mạnh khỏe để "Bắc Nam sum họp xuân nào


vui hơn" - Nghệ sĩ Kim Liên tâm sự - "Nào ngờ bài thơ chúc Tết tôi ngâm lại là bài


thơ cuối cùng chào đón năm mới của Bác Hồ kính yêu trước lúc Người đi xa...".



Từ đó, mỗi đêm giao thừa đến, nghệ sĩ Kim Liên lại có thói quen: Khi thì mở băng



để nghe, khi thì tự ngâm bài thơ chúc tết cuối cùng của Bác:



<i>Năm qua thắng lợi vẻ vang</i>



<i>Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to</i>


<i>Vì độc lập vì tự do</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn"</i>



.


<b>Gặp nhà báo nước ngoài cuối cùng phỏng vấn </b>
<b>Bác Hồ </b>


Thứ sáu, 14 Tháng 5 2010 17:10


Nhà văn, nhà báo người Cuba, bà Marta Rojas, là nhà báo quốc tế cuối cùng được phỏng vấn Chủ tịch
Hồ Chí Minh trước khi Người qua đời. Cuộc phỏng vấn được thực hiện tháng 7.1969 tại Phủ Chủ tịch.
Hơn 40 năm sau, bà Rojas vẫn nhớ như in lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lúc đó: Sự chịu đựng của người
dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng là nỗi khổ tâm của Người.


<i>Trong địa đạo Tây Ninh</i>


Gặp Marta Rojas, không ai nghĩ là bà đã 82 tuổi. Câu chuyện của bà sôi nổi, ký ức của bà rõ nét và nhìn
bà thì q trẻ, có thể đốn bà chỉ độ sáu mươi. Trên gương mặt bà nụ cười rạng rỡ. Bà là Phó Chủ tịch
Hội Hữu nghị Cuba - Việt Nam, nhà báo kỳ cựu của tờ báo “Granma” Cuba.


Cùng với các nhà báo Madeleine Riffaud của Pháp, Blaga Dimitrova của Bulgaria, Marta Rojas là một
trong ba nhà báo nữ quốc tế đã có mặt trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam trong chiến tranh, đã
sống và có nhiều kỷ niệm với du kích giải phóng.



Bà dành tình cảm trọn vẹn suốt đời cho người dân Việt Nam, đã góp phần đưa hình ảnh Bác Hồ và cuộc
kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam đến với Cuba và người dân các nước Mỹ Latinh.


“Tôi sang Việt Nam lần đầu tiên năm 1965, lúc đó tơi được gặp đồng chí Phạm Văn Đồng. Tơi đề xuất
được phỏng vấn Bác Hồ, nhưng đó là thời điểm rất cam go, nguy cơ Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam rõ
rệt. Vì vậy Hồ Chủ tịch khơng có thời gian tiếp tơi, nhưng Người chuyển lời qua đồng chí Phạm Văn
Đồng rằng, nếu lần sau tơi trở lại Việt Nam thì nhất định Người sẽ gặp tơi trả lời phỏng vấn. Sau đó tơi
vượt đường rừng sang Campuchia, rồi vào Tây Ninh, căn cứ của Trung ương Cục miền Nam. Tôi ở Tây
Ninh 3 tháng, dưới bom đạn và sự lùng sục của kẻ thù”.


Cùng với một phóng viên Cuba khác của Báo “Ngày Nay”, sau này trở thành Đại sứ Cuba tại Việt Nam,
Rojas đã gắn bó với cuộc sống chiến đấu của du kích, của người dân Việt Nam lúc đó. Bà cũng trải qua
bom đạn, trải qua mưa rừng, trải qua những tháng ngày dưới lịng địa đạo, đó là chất liệu vô cùng sống
động cho nữ nhà báo trẻ và đầy nhiệt huyết:


“Lúc đó chúng tơi chỉ có thể viết bài bằng giấy bút rồi gửi ra Hà Nội, sau đó các đồng nghiệp ở Hà Nội sẽ
giúp chúng tôi gửi bài về Cuba. Nhưng thỉnh thoảng chúng tơi cũng có thể sử dụng hệ thống radio từ địa
đạo ở Tây Ninh và các tỉnh khác truyền bài về Hà Nội. Trong thời gian 3 tháng ở Tây Ninh, tôi và đồng
nghiệp của tờ “Ngày Nay” đã có hàng trăm bài viết về Hồ Chí Minh, về tướng Võ Nguyên Giáp, về bà
Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Định và về cuộc kháng chiến của người dân Việt Nam”.


Báo Granma không chỉ xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha, mà còn cả bằng tiếng Anh và tiếng Pháp ra
các nước khác. Vì vậy những bài báo của Marta Rojas đã góp phần giới thiệu hình ảnh Việt Nam và
tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Các bài báo đó trên tờ Granma
cịn được sử dụng như tài liệu tham khảo tại phiên tòa quốc tế xét xử tội ác chiến tranh tổ chức tại Đan
Mạch.


Sau năm 1965, Marta Rojas quay lại Việt Nam nhiều lần trong những chuyến công tác 15 - 20 ngày.
Năm 1969 bà có mặt ở Hà Nội. Những lần đến Hà Nội này, bà vẫn tha thiết được phỏng vấn Hồ Chủ


tịch. Thật ra thì trong cuộc trị chuyện, bà luôn gọi Người một cách trân trọng và thân thiết: “Đồng chí Hồ
Chí Minh”.


“1969 là một năm khủng khiếp, Mỹ sử dụng chất độc da cam và bom napalm ở Việt Nam, miền Bắc bị
ném bom. Cho dù khó khăn như thế nhưng người Việt Nam vẫn ngày càng mạnh mẽ, quân Mỹ ngày
càng suy yếu. Một tối, tôi đang ở khách sạn Thống Nhất tại Hà Nội, thì đồng chí Hồng Tùng, Tổng Biên
tập Báo Nhân Dân, gọi điện cho tơi và nói: “Mai 6 giờ sáng tơi qua đón chị vào phỏng vấn Hồ Chủ tịch”.
<i>Lá cờ tung bay</i>


Điều Marta Rojas trông đợi nhiều năm đã thành hiện thực. Hình ảnh trực tiếp đầu tiên của Bác Hồ đã
khiến Marta ấn tượng biết bao nhiêu: “Cuộc phỏng vấn diễn ra khoảng ngày 11 hoặc 12.7.1969. Vào
Phủ Chủ tịch chỉ có 3 người - tơi, đồng chí Hồng Tùng và đồng chí phiên dịch. Chúng tơi đang đi thì
gặp một cụ già mặc bộ quần áo trắng, tươi cười đi ngược lại. Cụ già nói bằng tiếng Tây Ban Nha rất
chuẩn: “Chào buổi sáng”. Tôi đã được nghe kể rằng đồng chí Hồ Chí Minh rất giản dị nhưng tôi không
nghĩ Người giản dị và thân thuộc đến thế”.


Marta Rojas vẫn nhớ, cuộc phỏng vấn diễn ra ở dãy nhà sau tịa nhà chính trong Phủ Chủ tịch. Bà
khơng có thói quen dùng máy ghi âm khi phỏng vấn, lần này cũng vậy, mà cố gắng để cuộc nói chuyện
thoải mái, tự nhiên nhất, các câu hỏi mở nhất“Nhiều câu hỏi tơi nghĩ vẫn mang tính thời sự đến bây giờ.
Tơi đã hỏi đồng chí Hồ Chí Minh về tình hình thực tế ở Việt Nam từ góc độ chính trị, qn sự, lý do gì
mà qn đội Việt Nam có thể kiên cường chống lại chiến tranh xâm lược của Mỹ, lúc đó Mỹ đang có nửa
triệu quân ở Việt Nam. Đồng chí Hồ Chí Minh trả lời đã nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân miền Nam
và miền Bắc trong cuộc kháng chiến”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Marta Rojas kể lại một cách đầy thú vị. Lúc đó bà đã biết rằng, Hồ Chí Minh từng là nhà báo.
“Người hỏi tôi cảm nhận ở Việt Nam từ năm 1965, về thời gian tôi ở Tây Ninh, rất chi tiết về những gì tơi
trải qua, hỏi về Chủ tịch Cuba Fidel Castro. Đồng chí nói đã đọc nhiều bài phát biểu của Fidel và rất
thích những bài đó. Đồng chí Hồ Chí Minh cũng hỏi tơi, trong thời gian tơi ở vùng giải phóng, tơi nhìn
nhận thế nào về những lá cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tung bay ở miền Nam Việt Nam. Tơi nói
rằng, Việt Nam mưa thì nhiều, nắng thì chói chang, nhưng lá cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc nào


cũng như mới.


Tơi vẫn nhớ, đồng chí Hồ Chí Minh trả lời: Rõ ràng rồi, vì mục tiêu đấu tranh của hàng vạn người Việt
Nam là bảo vệ lá cờ đó, để lá cờ ở vị trí cần có mặt, đó là biểu tượng của một nước Việt Nam thống
nhất; chắc chắn chúng tôi sẽ thống nhất đất nước và giành thắng lợi trước người Mỹ. Lúc đó đồng chí
Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc vào thắng lợi của Việt Nam. Người nói rằng, sự chịu đựng của người
dân Việt Nam cũng là nỗi khổ của Người”.


<i>Chiếc gạt tàn đờng</i>


Hơm đó, Marta Rojas khơng mang theo máy ảnh. Bà nhớ có một phóng viên ảnh của Báo Quân đội
Nhân dân đã chụp hình cuộc phỏng vấn. Giờ đây, bà rất mong có lại được tấm ảnh chụp chung với Hồ
Chủ tịch. Nhưng ít nhất, bà cũng đã có được món q lưu niệm từ Người: “Đồng chí Hồ Chí Minh có
tặng cho tơi một bức ảnh mà đến giờ tôi vẫn giữ, ảnh chân dung của đồng chí, mặt sau có ghi, thân tặng
Marta”.


Chính nữ nhà báo Cuba cũng tặng quà Hồ Chủ tịch. Trước khi gặp Người, qua ảnh, bà biết rằng Người
hút thuốc. Vì vậy khi sang Việt Nam, bà mang theo một chiếc gạt tàn bằng đồng để nếu có được gặp
mặt phỏng vấn Người thì đó sẽ là món q từ đất nước Cuba. “Và tơi đưa ra chiếc gạt tàn. Đồng chí Hồ
Chí Minh nói, bây giờ tơi khơng hút thuốc nữa rồi, nhưng cái gạt tàn vẫn rất hữu dụng cho tơi. Lúc đó
trên bàn làm việc của đồng chí rất nhiều giấy tờ và Người đã dùng chiếc gạt tàn để đựng ghim giấy”.
Có một chi tiết thú vị, lúc đó, Hồ Chủ tịch tiết lộ với Marta Rojas rằng Người rất thích đọc sách, xem
phim, nhất là phim của Charlie Chaplin. Rất lâu sau đó, Rojas có dịp phỏng vấn con gái vua hề và bà
được biết rằng Hồ Chí Minh và Charlie Chaplin là những người bạn thân thiết.


Marta Rojas không bao giờ hết khâm phục về sự hiểu biết, về sự quảng đại, bao dung của Hồ Chủ tịch
trong cuộc phỏng vấn tại Hà Nội năm ấy. “Đồng chí Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo một quốc gia, nhưng tơi
có cảm nhận về đồng chí như một người bạn. Tôi cảm nhận được sự thông minh, hiểu biết rộng, sự dí
dỏm, lịng tự trọng của đồng chí. Mọi cử chỉ của đồng chí rất tự nhiên. Và như tơi đã nói, ngay trong thời
điểm khó khăn nhất của Việt Nam, đồng chí Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt rằng Việt Nam sẽ giành


chiến thắng, niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp mà đồng chí đã hết lòng xây dựng từ khi còn trẻ. Câu nói
rất đơn giản: “Khơng có gì quý hơn độc lập tự do” đã tóm gọn tinh thần của Người.
Bài báo của Marta Rojas được đăng trên tờ Granma, nhiều độc giả Cuba đã viết thư về cho báo đề nghị
cung cấp thêm thông tin về Hồ Chí Minh. Bài phỏng vấn ấy khơng chỉ đến với bạn đọc Cuba, mà còn cả
ở một số nước Mỹ Latinh khác. Đảng Cộng sản Ý, Thụy Điển cũng đăng lại bài trên báo của họ, một số
bang của Mỹ cũng đăng bài này.


Marta Rojas phỏng vấn Hồ Chủ tịch chỉ chưa đầy hai tháng trước khi Người mất. Sau bà, khơng một nhà
báo quốc tế nào cịn có cơ hội đó. Marta Rojas vẫn nhớ, lúc đó, qua dáng đi của Hồ Chủ tịch, bà đã thấy
Người yếu đi nhiều vì tuổi tác. Nhưng bà khơng qn được sự trẻ trung về mặt tinh thần của Người, một
tinh thần “tràn đầy sức sống”, như bà nhận xét. Qua cuộc gặp Hồ Chủ tịch, bà càng thấu hiểu sức mạnh
của dân tộc Việt Nam, hiểu sự yêu mến của người dân Việt Nam dành cho nhà lãnh đạo tài ba và nhân
hậu: “Người có mặt ở mọi nơi, có mặt trong trái tim của người dân Việt Nam và cả trong trái tim tôi”.


Người hát cho Bác nghe trong ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Hoàn là ai?


Trong ca khúc nổi tiếng “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, nhạc sĩ Trần Hoàn thủ thỉ:


“...Lần thứ ba Bác vẫy gọi xung quanh. Bác muốn nghe một đơi làn quan họ. Ơi may


sao có em gái nhỏ bước vào gần Bác. Rồi căn phòng xao động trong nước mắt. Những


lời ca nức nở tái tê. Rằng "người ơi, người ở đừng về...”. Vậy người đã vinh dự được


hát cho Bác nghe trong giây phút thiêng liêng đó là ai? Câu hỏi này đã rất nhiều người


đặt ra với nhạc sĩ Trần Hoàn khi ơng cịn sống, đến nỗi, có lần ơng tìm đến tận nhà chị


để thăm. Nhưng thật tiếc, lần gặp duy nhất đó lại khơng được hẹn trước nên chị vắng


nhà - Cho đến lúc đã tìm về cõi hạc, chính nhạc sĩ cũng chưa một lần gặp mặt người đã


đi vào cảm hứng của ông để sáng tác ấy ra đời...



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

đơn vị triệu tập cho một chuyến công tác đặc biệt. Họ khẩn trương


chuẩn bị thuốc men, dụng cụ y tế như mọi chuyến đi thường có. Khi


xe rẽ vào cổng Phủ Chủ tịch, 2 nữ y tá vẫn không biết là ở đâu.


Chiều hơm đó, khi đồng chí Vũ Kỳ đến thông báo là các thầy thuốc


vào đây để chăm sóc sức khoẻ cho Bác Hồ thì mọi người đều run vì



bất ngờ. Đêm đó, khơng ai ngủ nổi...



Sáng hơm sau, khi đồng chí Vũ Kỳ đưa tổ y tế vào báo cáo với Bác


thì Người từ chối mà rằng: Bác cũng mệt nhưng chưa đến nỗi cần


người chăm sóc. Để các cháu về đơn vị cịn chăm sóc bộ đội. Đồng


chí Vũ Kỳ phải nói mãi, rằng các cháu vào đây cịn để có người bên


cạnh chuyện trị với Bác cho vui, thì Người mới đồng ý.



Mang theo bao tình cảm thiêng liêng về Bác, các thầy thuốc đều bất


ngờ khi nhìn căn phịng với đồ đạc đơn sơ của Người. Không ai nghĩ


rằng một vị lãnh tụ vĩ đại mà lại sống giản dị đến vậy! Những ngày


gần Bác, các y tá còn ngạc nhiên hơn khi thấy Người quá đỗi gần gũi


với mọi người. Phải nằm bất động do bệnh tình, nhưng Người vẫn


hồn tồn tỉnh táo. Ngồi những lúc tiếp khách, nghe các đồng chí


trong Trung ương Đảng báo cáo công việc, khi rỗi rãi, Bác lại trị


chuyện với các chị thân tình như người trong gia đình. Người hỏi han


q qn, hồn cảnh, cơng việc của từng người. Bác hỏi chị Q sao


không thi vào đại học mà lại làm quân y, chị Q thưa rằng đã có


giấy gọi đi đại học nhưng vì thích vào bộ đội nên mới học quân y.


Người bảo: "Thế cũng tốt! Làm một y tá giỏi còn hơn một bác sĩ tồi".


Người dặn dị: "Các cháu phải chăm sóc người bệnh như với người


nhà vậy!" Đến lượt chị Oanh thưa với Bác quê mình ở Liên Châu, Yên


Lạc, Vĩnh Phúc, Người đùa: “à! dân nhiều ruồi đây!" Thấy Bác hiểu


cặn kẽ quê mình đến vậy, chị Oanh xúc động lắm. Chả là quê chị đất


đồng bãi ven sông Hồng, chuyên trồng màu, thường bón phân tươi


nên rất nhiều ruồi!



24/24 giờ các chị bên Bác, tận tình nâng giấc. Khi Bác rảnh, các chị


lại ngồi xung quanh, trò chuyện với Bác. Một lần, chị Oanh và chị


Quí đang ngồi bên Bác thì đồng chí Vũ Kỳ bảo ai biết hát thì hát cho



Bác nghe. Vừa sợ, vừa xấu hổ nên 2 chị đùn đẩy nhau, cuối cùng,


chị Oanh đứng lên xin hát bài "Quân y làm theo thương yêu, kính


trọng Người mà chị mạnh dạn hát chứ thực ra, đã bao giờ chị dám


hát đơn ca đâu, nên run lắm. Nghe xong, Bác vỗ tay hoan hô và bảo


lấy cho Bác bông hoa đang cắm trong bình nơi đầu giường và tặng


cho "ca sĩ" khiến chị xúc động nghẹn ngào! Không bao giờ chị Oanh


qn được giây phút đó. Và bơng hồng trắng Người tặng, chị đã ép


vào cuốn sổ và lưu giữ rất lâu như một báu vật!



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

tướng Phạm Văn Đồng xem lễ mít tinh kỷ niệm ngày 2.9 ở Quảng


trường Ba Đình như thế nào? Lát sau, khi mọi người ra khỏi, 9 giờ


(đến giờ ăn của Bác), chị Oanh vào hỏi: "Bác ăn súp nhé?" và được


Bác gật đầu đồng ý. Nhưng chị vừa quay ra bảo người phục vụ mang


súp cho Bác, thì quay vào đã thấy mọi người đang tập trung cấp cứu


Người... 47 phút trôi qua mà giây phút định mệnh vẫn cứ đến với cả


dân tộc Việt Nam. Những tiếng nấc nghẹn ngào khơng kìm nổi,


những giọt nước mắt đầm đìa trên tất cả các gương mặt đứng xung


quanh. Bầu trời như thấp xuống, gió như ngưng thổi trong nỗi đau


khôn cùng của hàng triệu trái tim trước tổn thất khơng gì bù đắp


được...



Do yêu cầu bí mật về ngày mất của Bác khi đó, nên dù thi hài Người


đã được đưa đi nhưng tổ y tế vẫn phải ở lại Phủ Chủ tịch đến chiều


3.9.1969 mới trở về đơn vị. Chị Oanh nhớ lại: "Suốt từ phút Người


về cõi vĩnh hằng, cả khu nhà vắng lặng. Vẫn những con người ấy


nhưng khơng ai nói với ai lời nào, bởi cùng chìm trong nỗi đau khơn


tả..."



Trở về đơn vị mà ký ức thiêng liêng về Bác khơng ngi. Có lúc, chị


cảm giác như sống trong mơ vì khơng ngờ mình lại có niềm vinh dự



lớn lao được phục vụ Bác 10 ngày trước khi Người ra đi vĩnh viễn,


được trò chuyện cùng Bác và nhất là được hát cho Bác nghe. Chị


mang về những đồ vật của Bác làm kỷ niệm: chiếc móng tay của


Bác do chị cắt, chiếc khăn Bác rửa mặt, cả chiếc hộp xốp đựng


socola mà người ta biếu Bác... Chị đã nâng niu, cất giữ những bảo


vật ấy nhiều năm liền, nhưng rồi, khi đơn vị yêu cầu, chị đã đưa


chúng vào nhà truyền thống. Không may, máy bay Mỹ bắn phá miền


Bắc, nhà truyền thống bị trúng bom nên những kỷ vật ấy đã khơng


cịn nữa. Do yêu cầu bí mật quốc gia, nhiều năm liền, những điều


biết được về thời khắc cuối cùng của Bác vẫn được chị giữ kín.


Trở lại với cơng việc của mình, nhưng mấy mươi năm qua, hình ảnh


Bác cùng những lời dạy của Người vẫn vẹn nguyên trong chị. Lời Bác


dặn đã tiếp thêm sức mạnh để chị không ngừng phấn đấu trở thành


một nữ y tá giỏi, tận tâm với nghề, xứng đáng với niềm vinh dự


được chăm sóc Bác. Năm 1975, chị được đứng trong hàng ngũ của


Đảng. Với công việc của một y tá ở khoa chăm sóc sức khoẻ các


đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, người phụ nữ này


có một vinh dự khá đặc biệt là được phục vụ những giây phút cuối


cùng của nhiều vị lãnh tụ: Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng,


Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Quốc Việt..v.v...



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

vật được nhắc đến trong ca khúc lại chính là mình! Mãi sau, nhớ lại


kỷ niệm ngày ấy, chị ngờ ngợ rằng, có lẽ "em gái nhỏ" ấy đúng là


mình, vì khi đó, chỉ có chị hát cho Bác nghe, lại đúng là bài dân ca


quan họ "Người ơi, người ở đừng về"! Nhưng chị cũng chỉ tự biết mà


khơng nói ra với bất kỳ ai. Phải đợi vài năm sau, sự việc cô y tá hát


cho Bác nghe mới được khẳng định rõ ràng. Thì ra, một lần nằm điều


trị tại Bệnh viện Việt - Xơ, nhạc sĩ Trần Hồn đã được đồng chí Vũ Kỳ


kể lại chuyện cơ y tá hát cho Bác nghe trong những ngày cuối cùng


Người nằm trên giường bệnh. Câu chuyện xúc động đó đã bất ngờ



trở thành cảm hứng cho nhạc sĩ để rồi, ca khúc "Lời Bác dặn trước


lúc đi xa" ra đời với âm hưởng diết da, xúc động, làm lay thức lịng


người và nhanh chóng được phổ biến. Danh tính của nữ y tá Ngơ Thị


Oanh cũng được nhiều người biết đến từ ca khúc này.



<b>Bên Bác, những giây phút cuối cùng... </b>

(31/08/2007)


<b>(VH)- 38 năm sau ngày 2.9.1969, trái tim của mỗi người </b>
<b>dân VN cùng hàng triệu bè bạn quốc tế vẫn như ồ </b>
<b>khóc khi tìm về ký ức và nhớ lại những giây phút cuối </b>
<b>cùng của Bác Hồ kính yêu. </b>


Với những người đã sống cạnh Bác trong những giờ
phút cuối đó, dịng xúc cảm như khơng thể kìm nén mà
cứ chảy tn ào ạt.


Họ đã có dịp hội ngộ sau 38 năm, trong một cuộc gặp gỡ
thiêng liêng và đầy nước mắt ngay tại khoảng sân nhỏ
trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch,
bên căn nhà sàn giản dị của Bác Hồ và ngôi nhà H67-
nơi Người đã sống những ngày cuối cùng của cuộc đời
để rồi mãi mãi ra đi...


Biết bao câu chuyện trong tâm khảm của những người
đã được sống bên Bác trước lúc Người đi xa nhưng
chưa một lần được kể lại. Họ là những người đã chứng kiến giây phút mất mát lớn lao của
cả dân tộc năm ấy.


Nữ y tá Ngô Thị Oanh- cô gái nhỏ bé của 38 năm về trước, người đã từng khiến cả căn
phòng nhà H67 xao động trong nước mắt với những lời ca nức nở , ngày hôm nay cũng


không thể nén cảm xúc khi nhớ lại những ngày được sống cạnh Bác và chăm sóc Người.
Đứng kế bên chiếc giường nhỏ Bác nằm dưỡng bệnh năm xưa, bà Ngô Thị Oanh nghẹn
ngào nhớ lại những giây phút cả tổ bác sĩ, y tá quây quần bên Bác, nghe Bác nói chuyện
và thăm hỏi từng người.


Bà Oanh là người đã vinh dự được hát cho Bác Hồ nghe trước lúc Người đi xa. “Tôi đã hát
cho Bác nghe bài “Quân y đón thư Bác” và một vài câu dân ca quan họ Bắc Ninh. Nghe
xong, Bác khen và tặng tôi một bông hoa hồng trắng.


Những cánh hoa ấy giờ tôi vẫn lưu giữ trong cuốn sổ tay như một kỷ niệm đã khắc sâu
trong suốt cuộc đời...”- bà Oanh tâm sự. Và tại cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa này, bà Ngơ Thị
Oanh đã có dịp hội ngộ với người y tá cùng mình chăm sóc Bác Hồ năm xưa- y tá Trần Thị
Quý. Mừng mừng tủi tủi, họ cùng nhau ôn lại khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đã in sâu
trong ký ức.


Hai nữ y tá năm xưa ngỡ như Bác vẫn đang nằm trên chiếc giường đó, trong ngơi nhà H67
để dưỡng bệnh. Họ nhớ như in đến cả những chi tiết nhỏ nhất trong quãng thời gian ngắn
ngủi được chăm sóc Người. Và một lần nữa, những câu hát da diết năm xưa hát tặng Bác
Hồ lại được y tá Ngô Thị Oanh ngân lên trong khoảnh sân nhỏ của Khu Di tích Phủ Chủ
tịch, như một nén tâm nhang dâng lên Bác kính yêu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Từ miền quê Nghệ An nắng gió mang tới buổi gặp gỡ những câu chuyện xúc động và tình
cảm sâu nặng, kính yêu với Bác Hồ là nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân- người đã trực
tiếp ghi lại những hình ảnh trong giây phút mất mát lớn lao của cả dân tộc VN vào ngày
2.9.1969. Chỉ vẻn vẹn ít phút đồng hồ, song hình ảnh của những thước phim tư liệu Những
giây phút cuối đời của Bác lại là những thước phim lịch sử vô giá, chứa đựng nỗi ngẹn
ngào và vô cùng xúc động của triệu triệu con tim.


Ngày ấy, nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân và các cộng sự trong nhóm làm phim của ơng
đã phải kìm nén để khỏi bật lên tiếng khóc, bởi họ có một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là


ghi lại hình ảnh những giây phút cuối cùng của Bác Hồ. “Thật khó và đau đớn để khơng
khóc.


Tơi đã phải nén chặt nỡi đau và gạt đi hàng nước mắt đang giàn giụa để tránh khơng làm
nhoè những hình ảnh trong thước phim tư liệu lịch sử quan trọng đó. Nỡi đau như cuộn vào
trong...”- ông Xuân bồi hồi xúc động. 38 năm sau, bước vào căn phòng năm xưa Bác đã trút
hơi thở cuối cùng, ký ức lại ùa về trong ơng. Ơng Xuân rưng lệ khi được xem lại những
thước phim lịch sử vơ giá do chính mình ghi lại và nhìn thấy từng vật dụng, đồ dùng của
Bác qua bao năm tháng vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.


Những người trong nhóm làm phim năm ấy người cịn, người mất, nhưng sợi dây kết nối vơ
hình khiến họ vẫn ln nghĩ về nhau chính là những hình ảnh trong thước phim lịch sử đó.
Ghi lại những nhịp đập cuối cùng của một trái tim vĩ đại, với nhà quay phim Nguyễn Thanh
Xuân và các cộng sự trong xưởng phim Quân đội ngày ấy sẽ mãi mãi là những kỷ niệm sâu
sắc nhất trong cuộc đời làm phim của họ.


Thật khó và đau đớn để khơng khóc. Tơi đã phải nén chặt nỗi đau và gạt đi hàng
nước mắt đang giàn giụa để tránh không làm nhoè những hình ảnh trong thước
phim tư liệu lịch sử quan trọng đó. Nỡi đau như cuộn vào trong...(Nhà quay phim
<b>Nguyễn Thanh Xuân)</b>


Tôi đã hát cho Bác nghe bài “Quân y đón thư Bác” và một vài câu dân ca quan họ
Bắc Ninh. Nghe xong, Bác khen và tặng tôi một bông hoa hồng trắng. Những cánh
hoa ấy giờ tôi vẫn lưu giữ trong cuốn sổ tay như một kỷ niệm đã khắc sâu trong
suốt cuộc đời... (Nữ y tá Ngơ Thị Oanh)


Cịn với bác sĩ Nguyễn Văn Châu- là một trong những người được giao trọng trách cùng
các chuyên gia Liên Xô thực hiện nhiệm vụ bảo quản thi hài Bác, ký ức sâu sắc nhất cũng
là sự cố gắng nén đau thương để hoàn thành nhiệm vụ. 9 giờ 47 phút ngày 2.9.1969, ngay
trong khoảnh khắc đau thương ấy, khi những người có mặt bên cạnh Bác vẫn đang cố nghĩ


rằng Người chưa đi xa thì bác sĩ Châu cùng các chuyên gia đã phải gạt nhanh nước mắt để
lập tức tiến hành các thao tác kỹ thuật ban đầu để bảo quản thi hài Bác. “Biết rằng những
thao tác ban đầu này sẽ vô cùng quan trọng đối với việc gìn giữ thi hài Bác lâu dài, trọn vẹn
nên chúng tơi cố gắng kiềm chế để khơng khóc”- bác sĩ Châu nhớ lại.


Cũng có mặt tại buổi gặp gỡ xúc động này là NSƯT Kim Cúc- nguyên cán bộ Đài Tiếng nói
Việt Nam, người 38 năm trước đã từng đọc bản tin thơng báo về tình hình sức khoẻ của
Bác cho đồng bào cả nước nghe và ơng Ngũn Văn Đồn- ngun cán bộ bảo vệ Bác Hồ.
Mỗi người một câu chuyện, một tâm tư, nhưng nỗi niềm sâu lắng nhất mà họ đều mang đến
nơi này là tình cảm kính u sâu sắc, là nỡi nhớ thương khôn xiết với Bác Hồ trong tâm
khảm của mỗi con người.


38 năm trôi qua, hằng năm, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã đón tiếp
hàng triệu lượt khách trong nước và bạn bè quốc tế vào viếng thăm. Biết bao người đã
khóc khi được nhìn thấy những hiện vật đơn sơ, giản dị và như vẫn còn hơi ấm của Bác
Hồ.


Dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm tưởng của mỗi người dân VN, Bác như vẫn còn sống mãi.
Và bởi vậy, những thước phim, hiện vật gắn liền với những ngày cuối cùng của Bác cũng
như các hiện vật giản dị mà Người đã từng sử dụng khi còn sống trong nhiều năm qua đã
và đang được đội ngũ cán bộ, nhân viên Khu Di tích Phủ Chủ tịch bảo quản, lưu giữ và
phát huy giá trị, góp phần tuyên truyền giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

thiệu tới đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế những di vật giản dị, thiêng liêng của
Bác Hồ...”.


» Tin Tức » V. hóa - Ng. thuật


<b>Bài báo cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh</b>







Bài báo có nội dung khơng dài, trong đó Bác đề cập những thành tích của thiếu niên, nhi
đồng hai miền nam, bắc; những vấn đề tồn tại. Và từ đó Người đề ra trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức trong việc chăm sóc, giáo dục các em.


Mở đầu bài báo, Bác khẳng định: "Nói chung trẻ con ta rất tốt". Ðể minh chứng điều này,
Bác lấy dẫn chứng về các em bé ở hai miền nam, bắc đã khơng quản ngại hy sinh, gian
khổ để góp sức mình vào sự nghiệp cách mạng của Ðảng. Ðối với các em bé miền nam,
hằng ngày, hằng giờ phải đối mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt do kẻ thù gây ra, song
khơng vì thế mà làm chùn bước các em. Bác viết: "Ở miền Nam, các cháu bé rất dũng
cảm, đã hăng hái giúp đỡ bộ đội, giúp đỡ gia đình có người kháng chiến, làm giao liên,
đánh du kích, v.v. Nhiều cháu mới hơn 10 tuổi đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ". Ðó là sự
khen ngợi mà Bác dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng miền nam- thành đồng của Tổ
quốc.


Còn đối với thiếu nhi miền bắc, Bác đã dành những lời khen ngợi thân thiết: "Ở miền
Bắc, các cháu đều hăng hái thi đua làm "nghìn việc tốt" như giúp đỡ gia đình bộ đội, trả
lại của rơi, gan góc liều mình cứu bạn, v.v. Ở nơng thơn thì nhiều nơi các cháu tổ chức
giúp các hợp tác xã chăm sóc trâu bị béo khỏe, trồng cây và bảo vệ cây xanh tốt".
Không những thế, "các cháu sơ tán xa gia đình vẫn cố gắng vượt mọi khó khăn, kính
thầy u bạn, đồn kết với đồng bào địa phương và thi đua học tập tốt, lao động tốt.
Nhiều cháu học giỏi, tất cả các môn đều đạt điểm 5, điểm 10, đã được giải thưởng của


Bác Hồ".


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Niềm mong mỏi của Bác năm nào (tháng 9-1945) khi Người viết: "Non sơng Việt Nam có


trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em" (2) đã được các em gắng công thực hiện bằng những việc làm cụ thể.
Các em bé miền bắc mặc dù không phải đối mặt trực tiếp và thường xuyên với cuộc
chiến tranh tàn khốc do đế quốc Mỹ gây ra, song đã nỗ lực để không thua kém các bạn
miền nam, hằng ngày đã góp sức với ơng bà, cha mẹ, anh chị lao động, sản xuất và học
tập. Với những hành động "tuổi nhỏ làm việc nhỏ" rất thiết thực, các em đã được Bác Hồ
ghi nhận và biểu dương về những thành tích đó. Bài báo viết: "Hàng trăm cháu có thành
tích xuất sắc đã được Bác Hồ thưởng huy hiệu. Hơn hai triệu cháu được bình bầu là
Cháu ngoan Bác Hồ". Ðó quả thực là những đóa hoa tô thắm cho truyền thống yêu nước
nồng nàn của các em vào lịch sử của dân tộc. Ðó cũng là kết quả mà Ðảng ta và Bác Hồ
đã giáo dục, rèn luyện các em để các em trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh : "Nhân dân ta rất tự hào có nhiều con cháu tiến bộ
như thế. Mong các cháu ngày càng cố gắng hơn nữa và tiến bộ hơn nữa". Bên cạnh
những em đã có nhiều cố gắng trong học tập, lao động, sản xuất, Bác cũng chỉ ra những
thiếu sót, khuyết điểm đối với một số thiếu niên, nhi đồng khác. Người viết : "Song vẫn
cịn một số ít cháu chậm tiến vì chưa được chăm sóc dạy dỡ đến nơi đến chốn". Trong
sự nghiệp cách mạng của mình, Bác Hồ đã dành nhiều công sức, tâm huyết để đào tạo
thế hệ trẻ Việt Nam. Khi ở tuổi "thất thập cổ lai hy", thời điểm mà Người sắp phải từ biệt
thế giới này, Người một lần nữa đặt vấn đề chăm sóc và giáo dục các em thiếu niên, nhi
đồng và khẳng định: "Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà". Người
yêu cầu: "Chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Ðảng, toàn dân. Cơng
tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ".


Sinh thời, Bác từng viết: "Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là
ngoan"... Các em thiếu niên, nhi đồng phát triển tốt hay xấu đều do công tác chăm sóc,
giáo dục của xã hội mà nên. Do đó, phải chăm sóc và giáo dục các em trở thành những
người "vừa hồng, vừa chuyên", và "phải làm kiên trì", "bền bỉ".


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi dũng sĩ miền Nam



Về điều này, trong Di chúc, Bác đã từng đặt ra nhiệm vụ chăm sóc thế hệ trẻ nước nhà,
trong đó có các em thiếu niên, nhi đồng. Bác viết: "Ðảng cần phải chăm lo giáo dục đạo
đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ
nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên"; "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc
rất quan trọng và rất cần thiết"(3).


Kết thúc bài báo, Bác chỉ rõ: "Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi
ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt". Ðây là lời di huấn
mà Bác chỉ thị cho toàn Ðảng, toàn xã hội phải có trách nhiệm để thực hiện.


Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 85 năm Ngày Báo
chí cách mạng Việt Nam (21-6) đọc lại bài báo "Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo
dục thiếu niên, nhi đồng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta thấy vẫn nóng hổi tính thời
sự. Mỗi người chúng ta ở mỗi cương vị công tác hãy thực hiện tốt hơn nữa di huấn của
Người về việc chăm sóc và giáo dục các em thiếu niên, nhi đồng.


Những câu nói của Bác



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

nhiều người đã làm được, nhưng vẫn cịn những người hủ hóa.


Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó.



<i><b>Bài nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng</b></i>


<i><b>lần thứ 6, 18-1-1949</b></i>


<i>Còn non, còn nước, còn người/ Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng</i>



<i>hơn mười ngày nay!</i>

Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta



nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút


khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam



Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là


một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là


Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng


dân tộc.



<i><b>Di chúc - 1969</b></i>



Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau


giữ lấy nước.



<i><b>Nói khi đến thăm bộ đội ở đền Hùng, trước khi về tiếp quản</b></i>


<i><b>thủ đô, 1954</b></i>



Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong.


Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá


nhân, bệnh anh hùng. Rất mong toàn thể thanh niên ta ra sức phát


triển những ưu điểm và tẩy sạch những khuyết điểm ấy. Huy hiệu


của thanh niên ta là "tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên". Ý nghĩa


của nó là: phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong


học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải


thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng


chiến và kiến quốc. Đồng thời phải vui vẻ, hoạt bát. Bác mong mỡi


cháu và tồn thề các cháu nam nữ thanh niên cố gắng làm tròn


nhiệm vụ, để xứng đáng với cái huy hiệu tươi đẹp và vẻ vang ấy.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật


sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính,


chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng


đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân.




<i><b>Di Chúc</b></i>



Ví khơng có cảnh đơng tàn/ Thì đâu có cảnh huy hồng ngày


xuân/ Nghĩ mình trong bước gian truân/ Tai ương rèn luyện, tinh


thần thêm hăng.



<i><b>Nhật ký trong tù</b></i>



Muốn cho dân yêu, muốn được lịng dân, việc gì có lợi cho dân


phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải


chú ý giải quyết hết các vấn đề quan hệ tới đời sống của dân, dầu


khó đến đâu mặc lịng. Hết thảy những việc có thể nâng cao đời


sống vật chất, tinh thần của dân phải được đặc biệt chú ý...



<i><b>Trích bài Bác viết với bút danh Chiến Thắng, báo Cứu quốc,</b></i>


<i><b>12-10-1945</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị Quốc gia</b></i>



Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng


chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng


quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất


cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm


nô lệ. Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối


cùng, để giữ gìn đất nước.



<i><b>Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến, 19-12-1946</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh toàn tập</b></i>



Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sơng có thể cạn,


núi có thể mịn, nhưng chân lý ấy khơng bao giờ thay đổi.




<i><b>Hồ Chí Minh toàn tập</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội.


Không nên chỉ viết về cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình


phải đúng đắn, nêu cái hay, cái tốt thì có chừng mực, chớ có


phóng đại. Có thế nào, nói thế ấy.



<i><b>Bài nói chuyện với cán bộ báo chí, 17-8-1952</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Cơ giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần vào cơng


cuộc xây dựng XHCN. Phải có chí khí cao thượng, phải "tiên ưu,


hậu lạc", nghĩa là khó khăn thì chịu trước thiên hạ, sung sướng thì


hưởng sau thiên hạ. Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là


thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng lên báo,


không được thưởng huân chương, song những người thầy tốt là


những anh hùng vô danh....



<i><b>Bài nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, </b></i>


<i><b>21-10-1964</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà khơng xấu, nhưng phiền


phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát


triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm.



<i><b>Đời sống mới, 1947</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>




Tơi tuyệt nhiên khơng ham muốn cơng danh phú quý chút nào.


Riêng phần tơi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước


biếc để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái


củi, trẻ em chăn trâu, khơng dính líu gì tới vịng danh lợi.



<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Người mà hẹp hịi thì ít kẻ giúp. Đồn thể mà hẹp hịi thì khơng thể


phát triển.



<i><b>Thư gửi các đảng viên, 01-3-1947</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Trước mặt quần chúng, khơng phải ta cứ viết lên trán hai chữ


"cộng sản" là ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến


những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân,


mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta


nhiều người đã làm được, nhưng vẫn cịn những người hủ hóa.


Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó.



<i><b>Bài nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng</b></i>


<i><b>lần thứ 6, 18-1-1949</b></i>



Còn non, còn nước, còn người/ Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng


hơn mười ngày nay! Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta


nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút


khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam


Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là


một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là


Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng



dân tộc.



<i><b>Di chúc - 1969</b></i>



Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau


giữ lấy nước.



<i><b>Nói khi đến thăm bộ đội ở đền Hùng, trước khi về tiếp quản</b></i>


<i><b>thủ đô, 1954</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

của nó là: phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong


học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải


thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng


chiến và kiến quốc. Đồng thời phải vui vẻ, hoạt bát. Bác mong mỡi


cháu và tồn thề các cháu nam nữ thanh niên cố gắng làm tròn


nhiệm vụ, để xứng đáng với cái huy hiệu tươi đẹp và vẻ vang ấy.



<i><b>Thư Bác viết gửi thanh niên, tháng 4- 1951</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ vô cùng đảm đang,


đã đóng góp rất nhiều trong chiến đấu và sản xuất. Đảng, Chính


phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ


để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách nhiều công việc kể cả


lãnh đạo. Phụ nữ phải phấn đấu vươn lên, đây là thực sự là một


cuộc cách mạng.



<i><b>Di chúc</b></i>



Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật



sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính,


chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng


đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân.



<i><b>Di Chúc</b></i>



Ví khơng có cảnh đơng tàn/ Thì đâu có cảnh huy hồng ngày


xn/ Nghĩ mình trong bước gian trn/ Tai ương rèn luyện, tinh


thần thêm hăng.



<i><b>Nhật ký trong tù</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i><b>Trích bài Bác viết với bút danh Chiến Thắng, báo Cứu quốc,</b></i>


<i><b>12-10-1945</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị Quốc gia</b></i>



Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng


chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng


quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất


cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm


nô lệ. Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối


cùng, để giữ gìn đất nước.



<i><b>Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến, 19-12-1946</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sơng có thể cạn,


núi có thể mịn, nhưng chân lý ấy khơng bao giờ thay đổi.



<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>




Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân tộc ta, của bộ đội ta,


của cán bộ ta, của bạn bè ta. Đồng thời viết để phê bình những


khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội.


Không nên chỉ viết về cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình


phải đúng đắn, nêu cái hay, cái tốt thì có chừng mực, chớ có


phóng đại. Có thế nào, nói thế ấy.



<i><b>Bài nói chuyện với cán bộ báo chí, 17-8-1952</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i><b>Bài nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, </b></i>


<i><b>21-10-1964</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà khơng xấu, nhưng phiền


phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát


triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm.



<i><b>Đời sống mới, 1947</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào.


Riêng phần tơi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước


biếc để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái


củi, trẻ em chăn trâu, khơng dính líu gì tới vịng danh lợi.



<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Chúng ta phải nhớ rằng: người tài ai cũng có chỡ hay chỡ dở, ta



phải dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở... Tư


tưởng hẹp hịi thì hành động cũng hẹp hịi, thì nhiều thù ít bạn.


Người mà hẹp hịi thì ít kẻ giúp. Đồn thể mà hẹp hịi thì khơng thể


phát triển.



<i><b>Thư gửi các đảng viên, 01-3-1947</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gũi quần


chúng, có được tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy


xứng với việc gì. Nếu người đó có tài mà khơng dùng đúng tài của


họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, thì


khơng khỏi đem người bơ lơ ba la, chỉ nói mà khơng biết làm vào


những địa vị lãnh đạo. Như thế rất có hại...



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương


nhi đồng. Sau đây Bác viết mấy dòng, Hỏi thăm các cháu tỏ lịng


nhớ thương.



<i><b>Thư Trung thu, 1951</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Kiệm là tiết kiệm, khơng xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa bãi....


Tiết kiệm khơng phải là bủn xỉn. Khi khơng nên tiêu xài thì một


đồng xu cũng khơng nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi


cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu cơng, tốn bao nhiêu


của, cũng vui lịng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm phải kiên


quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong 1 giờ, mà kéo dài 2, 3 giờ,


là xa xỉ. Hao phí vật liệu, là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng


bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ... Vì vậy xa xỉ là có tội với



Tổ quốc, với đồng bào.



<i><b>Cần Kiệm Liêm Chính </b></i>


<i><b>Báo Cứu quốc, 6-1949</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Non sơng Việt Nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt


Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng,


chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.



<i><b>Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân ngày khai trường 1946</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Điều mong muốn cuối cùng của tơi là: Tồn Đảng, tồn dân ta


đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống


nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào


sự nghiệp cách mạng thế giới.



<i><b>Di chúc, 1969</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

đem tất cả tình thần và lực lượng, sức mạnh và của cải để giữ


vững quyền độc lập, tự do ấy...



<i><b>Tun Ngơn Độc Lập</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Để thật sự bình quyền, phụ nữ phải ra sức phấn đấu, chị em phải


cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu


không học thì khơng tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học



được...



<i><b>Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi, 19-3-1964</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Cuộc kháng chiến vĩ đại của ta là một kho nguyên liệu vô tận cho


những tác phẩm xuất bản mà đồng bào ta đang chờ đợi. Tương


lai rực rỡ của Tổ quốc là cái nền tảng không bờ bến cho sự phát


triển tài năng của mọi người.



<i><b>Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Một người cách mạng bao giờ cũng phải trung thành, hăng hái,


xem lợi ích của Đảng và dân tộc q hơn tính mệnh của mình. Bao


giờ cũng quang minh, chính trực, ham cách sinh hoạt tập thể, ln


ln săn sóc dân chúng, giữ gìn kỷ luật, chống lại "bệnh cá nhân".



<i><b>Sửa đổi lề lối làm việc</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng.


Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những


cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hồn cảnh sinh ra


khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm. Như


thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng


bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời


phải giữ tồn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung



của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả.



<i><b>Thư gửi hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, </b></i>


<i><b>25-8-1950</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập </b></i>



Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá


nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng địi hỏi


lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể.



<i><b>Tạp chí Học tập, số 12-1958</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa xuống, nó do đấu


tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng


như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì


sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp


phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và giải


phóng lồi người.



<i><b>Đạo đức cách mạng</b></i>


<i><b>Hồ Chí Minh tồn tập</b></i>



Những người trong các cơng sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành.


Nếu khơng giữ đúng Cần - Kiệm - Liêm - Chính thì dễ trở thành hủ


bại, biến thành sâu mọt của dân.



<b>Đại tá hải quân 5 lần được gặp Bác Hồ </b>


Thứ Năm, 2.9.2010 | 07:19 (GMT + 7)



<b>(LĐ) - "Tôi không hiểu sao cuộc đời mình - một chiến sĩ quân đội nhân dân - lại có những giây</b>
<b>phút kỳ diệu đến thế: 5 lần được đưa đón Bác" - đại tá Trần Bạch - nguyên Trưởng Thanh tra</b>
<b>quân sự - Bộ Tư lệnh Hải qn - tâm sự với tơi trong căn phịng tập thể giản dị tại khu tập thể</b>
<b>Vạn Mỹ, Hải Phòng.</b>


<b>Tấm huy hiệu Bác trao</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

mã màu đen. Tơi dán mắt vào Bác, ngắm nhìn từ động tác xuống ngựa, đi vào hội nghị, thật bình
thường, gần gũi.


Bài nói chuyện hơm đó, Bác đề cập đến nhiều vấn đề chiến lược về chiến tranh du kích. Cách nói
chuyện của Bác thật dễ hiểu, không lý luận chung chung, mà rất cụ thể, rõ ràng, dễ nhập tâm. Nói
chuyện xong, Bác ân cần tới thăm nơi ăn nghỉ của các đại biểu. Tôi thấy Bác như người ông, người cha
của mình, sao mà gần gũi, thân thiết lạ thường... Lúc đó, tơi trịn 18 tuổi.


L n th hai, tôi

đượ

c g p Bác l v o n m 1953. Lúc n y tôi l lính

à à

ă

à

à


c a C281 D79, E102

Đạ đ à

i o n Quân tiên phong. T èo Kh ,

ừ Đ

ế đơ

n v


tôi h nh quân lên i n Biên. Tôi nh bu i chi u máy bay

à

Đ ệ

đị

ch b bom


d d i,

ữ ộ đồ

ng

độ

i th

ươ

ng vong nhi u. ang g p rút h nh quân,

ề Đ

à

đơ

n v


t ng t chuy n h

ng sang L o. 30 t t n m ó, chúng tôi M

ng



độ

ướ

à

ế ă đ

ườ



S i. Sau ó t Th

à

đ ừ

ượ

ng L o,

à đơ

n v v i n Biên. Ti u o n 79 c a

ị ề Đ ệ

ể đ à


tơi do

đồ

ng chí Giáp V n Kh

ă

ươ

ng l Ti u o n tr

à ể đ à

ưở

ng, có nhi m v


ánh c i m N No c trong chi n d ch i n Biên Ph . Gi i phóng



đ

ứ đ ể

à

ế

Đ ệ



i n Biên, Bác H lên t ng huy hi u c a Ng

i cho các

n v , trong




Đ ệ

ườ

đơ



ó có S o n Quân tiên phong.



đ

ư đ à



Ông Bách (người đầu tiên bên phải) đang được Bác hỏi chuyện trong một bữa cơm thân mật (ảnh tư
liệu do đại tá Trần Bách cung cấp).


Kể đến đây, đại tá Trần Bạch lấy ở tủ ra một hộp màu vàng đưa tôi xem tấm Huy hiệu Bác Hồ mà anh
được Bác trao.


Đơn vị tơi được lệnh nhanh chóng về tiếp quản thủ đô. Chúng tôi về thủ đô theo đường Cầu Phùng,
trực tiếp tiếp quản một nhà máy - nay là trụ sở của Chính phủ. Buổi chiều ngày 10.10.1954, trời thu Hà
Nội trong xanh lồng lộng, may mắn làm sao, Sư đoàn 308 lại được tập trung dưới sân Cột cờ Hà Nội để
nghe Bác nói chuyện. Giọng Bác vang vang truyền cảm giữa trời thu thủ đơ vừa tan bóng giặc, sao mà
thiêng liêng đến thế. Tôi đinh ninh lời Bác căn dặn: “...Các chú là người lính của dân, chiến đấu vì hạnh
phúc của nhân dân, nên phải chú ý làm công tác dân vận thật tốt, giữ nghiêm kỷ luật vì thủ đơ ta vừa
mới được giải phóng...”.


5 năm sau, tơi khơng ngờ mình lại được đưa đón Bác, được trị chuyện, ăn cơm với Bác. 7 giờ sáng
30.3.1959, Bộ Tư lệnh Hải quân lệnh cho tàu 154 chuẩn bị đón Bác và đồng chí Nguyễn Lương Bằng đi
tham quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và một số đơn vị trên đảo. Mặc dù mấy ngày trước đó, tàu đã
được báo trước chuẩn bị đón khách, nhưng khi nhận được lệnh, cả tàu như cuống cả lên, lúc đầu
khơng biết làm việc gì trước nữa. Lúc này tôi là Trưởng ngành cơ điện tàu 154. Người đầu tiên ra đón
Bác là thủ trưởng Bộ Tư lệnh và Trường Sĩ quan Hải quân. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn trên tàu, tôi
được giao nhiệm vụ giữ cầu để Bác và đồng chí lãnh đạo lên tàu cho an tồn. Hai tay tơi thì giữ cầu tàu
cho thật chắc, nhưng mắt lại ngước nhìn lên Bác. Sau 5 năm kể từ lần ngồi nghe Bác nói chuyện ở
chân Cột cờ Hà Nội, lần này tôi thấy Bác béo khoẻ hơn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

vịnh Đâng thả neo rồi dùng xuồng chở Bác cùng đồng chí Nguyễn Lương Bằng lên đảo ăn cơm trưa.
Chúng tôi che ô và bảo vệ Bác để Bác ăn cơm thật ngon. Cơm của Bác do các đồng chí cơng vụ mang
theo. Sau 2 giờ, tàu chúng tôi lại đưa Bác rời đảo và cập cảng Bãi Cháy.


Sáng hôm sau, xe đưa Bác đi thăm mỏ than Hòn Gai. Tàu 154 và tàu 152 được lệnh sang cập bến Hòn
Gai chờ đưa Bác đi thăm vịnh và đảo. Đảo đầu tiên Bác đặt chân là Tuần Châu. Tàu thả neo. Tôi và 3
đồng chí khác chèo xuồng đưa Bác lên đảo. Vì khơng có cầu xuồng, một số sĩ quan đi giày cịn loay
hoay chưa biết xử trí ra sao thì Bác đi thẳng cả dép xuống, thế là mọi người để cả giày đi xuống nước.
Bác nói chuyện với nhân dân trên đảo, trong đó có một ý Bác nhấn mạnh “phải xây dựng Tuần Châu
thành một khu nghỉ mát đẹp của đất nước!”. Nhìn khu nghỉ mát Tuần Châu hiện đại hơm nay mới thấm
thía tầm nhìn xa trơng rộng của Bác.


Buổi chiều hơm đó, cán bộ, chiến sĩ mời Bác và đồng chí Nguyễn Lương Bằng ăn cơm. Bác nhận lời.
Bữa cơm trên tàu với Bác có đồng chí đại uý Nguyễn Thế Chinh - Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Hải
quân, thượng uý Nguyễn Tư Tường - Chính trị viên Đại đội 3, trung sĩ Bùi Văn Đào - lính tín hiệu của
tàu và tơi - thượng sĩ Trần Bạch - Trưởng ngành cơ điện tàu 154. Bữa cơm có món thịt gà luộc, lịng gà
xào với mì. Mọi người bắt đầu ngồi vào bàn. Bác liền nói với đồng chí nấu ăn: “Món của ta đã xong
chưa, mang lên đây góp cùng ăn với các chú hải quân!”. Lát sau đồng chí nấu ăn của Bác mang đĩa cá
rô phi - quà của Tỉnh uỷ Quảng Ninh biếu. Trong lúc ăn cơm, Bác và mọi người vừa ăn, vừa trị chuyện.
Tơi chẳng cịn bụng dạ nào mà ăn nữa, chỉ nhấm nháp, chủ yếu nhìn Bác và nghe Bác nói. Tơi khơng
thể ngờ, một thượng sĩ trên tàu mà lại có vinh dự lần thứ tư gặp Bác, được ăn cơm cùng Bác. Đây là
lần tôi được gặp Bác gần nhất, chỉ cách một chiếc bàn. Bác bảo: “Ăn cơm bất kỳ ở đâu, với ai cũng
phải ăn hết, khơng được để thừa, đổ đi lãng phí, mà để người khác ăn thì khơng được”. Hạnh phúc
hơn, Bác hỏi trực tiếp công việc của tôi, tôi ấp úng trả lời: “Thưa Bác, cháu phụ trách cơ điện, máy móc
trên tàu. Máy móc và điện phải tốt thì tàu mới hoạt động tốt được ạ!”. Nghe xong, Bác gật đầu.


<b>Vinh dự Cát Bà</b>


Hôm sau - ngày 1.4, hai tàu 154, 152 lại nổi hồi cịi dài rẽ sóng đưa Bác đi thăm hòn Rồng, rồi thăm đảo


Cát Bà. Lúc đó, Cát Bà chưa có cảng như bây giờ. Bác nói chuyện động viên cán bộ, nhân dân trên
đảo Cát Bà phải vượt qua khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, Bác đề nghị: “Cát Bà phải trở thành làng cá!”.
Vinh dự, từ đó, ngày 1.4 hằng năm trở thành ngày truyền thống của làng cá Cát Bà và của ngành thuỷ
sản cả nước.


Từ Cát Bà, tàu lại rẽ sóng, cùng muôn cánh hải âu đưa Bác đến thăm Cát Hải. Vừa đặt chân lên đảo,
Bác đã cùng đoàn đến thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ, sau mới trở về nơi đón tiếp nói chuyện với
quân dân trên đảo. Từ Cát Hải, tàu vượt biển vào cửa Nam Triệu, đưa Bác về cảng Hải Phịng.


Ngay buổi tối, Bác nói chuyện với cấp uỷ thành phố “hoa phượng đỏ”. Tôi vinh dự được đơn vị cử đi
nghe. Tôi đã ghi lại được những điều cơ bản trong bài nói của Bác. Quyển sổ đó đến nay vẫn cịn. Nói
rồi, đại tá Bạch đưa tôi xem trang vở giấy đã bạc màu, nét chữ cũng bay gần hết mực, nhưng vẫn cịn
đọc rõ: “Bác căn dặn người cán bộ phải có tinh thần trách nhiệm, tinh thần phấn đấu, tinh thần tổ chức
kỷ luật. Phải có lịng tin: Tin mình, tin Đảng, tin giai cấp, tin nhân dân. Phải đồng kham cộng khổ, khiêm
tốn với mọi việc mình làm hằng ngày. Muốn thực hiện những điều trên thì phải: Đồn kết trên dưới, phê
bình phải dân chủ...”. Bác cịn chỉ ra nhiệm vụ trước mắt của Hải Phòng là phải phòng bệnh, phịng,
chống lụt bão, hạn hán, chống đầu cơ tích trữ. Bác cịn căn dặn mỡi người đảng viên phải học thuộc
lòng nhiệm vụ của người đảng viên và áp dụng vào công tác hằng ngày. 51 năm rồi, lời Bác vẫn như
còn văng vẳng bên tai. Chỉ cần được 4 lần gặp Bác như thế quả đã mãn nguyện rồi, thế mà tơi cịn
được gặp Bác một lần nữa!


Ngày 13.11.1962, lúc này tôi đã là Thuyền trưởng tàu 120 của Phân đội 1, Căn cứ 1 hải quân. Đang
mùa huấn luyện thì được điện tàu chuẩn bị hộ tống khách. Lập tức tôi lệnh cho các ngành trên tàu
chuẩn bị. Lần này, tàu 120 được giao nhiệm vụ cùng tàu 122 hộ tống tàu Hải Lâm (chiếc tàu gỗ của
Chủ tịch Mao Trạch Đông tặng Bác) chở Bác và đồng chí Zecman Titốp - Anh hùng phi cơng vũ trụ Liên
Xơ - đi thăm vịnh Hạ Long. Đội hình đi theo một hàng dọc. Tàu 120 làm nhiệm vụ đi trước dẫn đường,
tàu Hải Lâm đi giữa, còn tàu 122 đi sau bảo vệ. Tơi tập trung tâm trí, chỉ huy các ngành của tàu hoạt
động, đảm bảo lúc nào tàu cũng giữ khoảng 2 niên - tức là khoảng 360m với tàu chở Bác. Tới Hạ Long,
tàu dừng lại, Bác cùng Anh hùng Titốp lên hòn đảo nhỏ tắm. Cũng từ đó hịn đảo này được Bác đặt tên
là đảo Titốp.



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Người đầu bếp cuối cùng kể chuyện phục vụ Bác Hồ


,



- Ông năm nay đã 82 tuổi, cao lớn, khỏe mạnh nhưng bị nặng tai. Trí nhớ cịn


khá minh mẫn, ơng bồi hồi nhớ lại từng chi tiết thời gian được nấu ăn phục


vụ Bác Hồ và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Phủ Chủ tịch. Tên ơng là


Đặng Văn Lơ.



Ơng Đặng Văn Lơ



Qua sự giới thiệu của đại tá Cù Xuân Đơng, phó Tham mưu trưởng Bộ Tư


lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tơi được tiếp xúc với ông trong


những ngày kỷ niệm 120 năm sinh nhật Bác Hồ.



Phục vụ việc nấu ăn cho Bác từ năm 1960 đến ngày Bác qua đời (1969) có


ơng Đinh Văn Cẩn và ơng, trong đó ơng Cẩn được phân cơng làm bếp chính


của Bác, ơng là bếp chính của thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhưng vì Bác Hồ


và bác Phạm Văn Đồng ở cùng một nơi, ăn cùng một chỗ, ngồi cùng một


mâm, nên hai ông thay phiên nhau phục vụ cả hai người.



Ông Lơ kể, nhà ông rất nghèo, chỉ học đến lớp 3 rồi vào bộ đội, trung đoàn


15, đại đội 421 đóng quân ở chợ Chu. Từ năm 1949, có nhiều cố vấn Trung


Quốc sang giúp Việt Nam, vì vậy một số bộ đội được chọn đi học nấu món ăn


Trung Quốc. Tổng cộng có 150 người, nhưng ơng là một trong những học


viên xuất sắc nhất, thường xuyên được nấu tiêu chuẩn đặc táo (tức là trên cả


trung táo và tiểu táo).



Căn bếp nơi phục nấu ăn cho Bác Hồ và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong


Phủ Chủ tịch




Lý do ông được nhận vinh dự cao quý này là trong thời gian từ năm


1953-1954, Bác Hồ thường sang Đồi cố vấn làm việc với các chun gia. Ơng Cẩn


mượn bếp của ơng để nấu cơm cho Bác. Thấy ông là người chăm chỉ, thật thà


lại khỏe mạnh, nấu ăn ngon nên ông Cẩn chú ý. Kháng chiến thành công,


Trung ương về Hà Nội, ông Cẩn đã giới thiệu ông và được chấp nhận.



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

ông Cẩn nghỉ và ngược lại. Hàng ngày, người phục vụ đứng bên này ao,


trông sang nhà sàn của Bác, nếu nghe tiếng chuông leng keng sẽ xuống bếp


báo chúng tôi chuẩn bị.



Buổi sáng Bác ăn lúc 6h, trưa ăn lúc 10 rưỡi, còn chiều ăn vào lúc 17h30. Bác


Đồng làm việc bên ngoài nếu về kịp thì ăn cùng, cịn bận đi tiếp khách thì Bác


ăn một mình. Các món ăn thay đổi ln cho ngon miệng, nhưng thường thì


bữa sáng Bác dùng cà phê đen, với bánh ngọt giống như bánh patêsô bây


giờ. Có hơm Bác đổi sang xúc xích chấm mù tạt hoặc bánh mì trứng ốp la.



Để giữ bí mật, trên bảng chấm cơm ở nhà bếp Bác Hồ lấy tên là Cụ Hiền, Thủ


tướng Phạm Văn Đồng lấy tên là ông Lành.



10h Bác uống một ly nước sâm, 10h30 thì ăn trưa. Đến 2h chiều Bác uống


một cốc cà phê sữa, 4h lại uống 1 ly nước sâm, rồi 5h30 chiều thì ăn cơm. 8h


tối Bác uống thêm một cốc cà phê sữa nữa, chỉ thế thơi.



Bữa cơm của Bác giản dị lắm, món ăn chính chỉ có 3 món: canh, rau, thịt


(hoặc cá), ăn xong tráng miệng bằng một quả táo nướng. Đây là loại táo


Trung Quốc, đem bổ đôi, bỏ ruột, nướng xém, phết một ít đường và bơ, Bác


cầm chiếc thìa nhỏ xúc ăn.”



Bác ăn rất đúng giờ, ln dặn người phục vụ chỉ làm vừa đủ, không được làm



thừa, lãng phí. Khi ăn, món nào khơng ăn hết, Bác trở đầu đũa để riêng, bảo


cất đi, đến chiều làm nóng lại cho Bác ăn tiếp.



Ơng Lơ kể tiếp: “Chúng tôi muốn Bác ăn được nhiều, nên múc một bát súp


lớn, nhưng Bác sẻ lại một nửa. Sau chúng tơi rút xuống 1/3 bát thì Bác ăn


hết. Biết thói quen của Bác nên mâm cơm bao giờ chúng tôi cũng bày thêm


một miếng cháy nhỏ. Hai anh em thường xuyên trao đổi với nhau, để kịp thời


điều chỉnh. Tiêu chuẩn là phải vệ sinh, tinh khiết, chất lượng.”



Thực phẩm hàng ngày được ô tô đưa đến tận nơi, đựng trong một chiếc hòm


bằng gỗ, đề số 401. Bên trong có 2 hộp nhơm để riêng hàng chín và hàng


tươi sống kèm theo hóa đơn, cuối tháng thì thanh tốn một lần.



Ơng Đặng Văn Lơ xúc động nhớ lại những kỷ niệm cách đây hơn 50 năm


Cơ bản thì hai bác ăn như nhau, nhưng buổi sáng bác Phạm Văn Đồng thích


ăn các món vặt mỗi thứ một tí: 2 quả chà là, cốc nước chè tươi, một ca nhỏ


cháo vừng đen. Hơm thì ăn miếng phomat kèm vài miếng đu đủ. Bữa chính


thì bác Đồng thường ăn thêm khoai lang, 2 miếng đậu rán non và mấy nhánh


tỏi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

tay, quần áo phải luôn sạch sẽ. Hàng ngày cứ trước giờ ăn 1 tiếng, an ninh


đến lấy mẫu thức ăn mang về xét nghiệm. Nếu không vấn đề gì thì thơi, nếu


có họ sẽ gọi điện sang. Ông Lơ tự hào nói: “Nhưng trong từng ấy năm, chưa


bao giờ chúng tôi bị gọi “gọi điện” cả.”



Những hơm Bác có khách là chun gia nước ngồi, hay anh hùng, chiến sĩ


thi đua thì hai ơng khá bận rộn vì chỉ có hai người tự tay nấu tất cả các món


ăn. Ơng Lơ làm thêm bánh bao, tráng bánh cuốn, ông Cẩn làm bánh mỳ. Khi


nào Bác họp với Bộ Chính trị, các ơng cũng phục vụ ln, lúc thì bánh cuốn,


bánh giị, lúc thì cháo cá quả, mì vằn thắn, phở… Ngay cả khi có khách, Bác



đều dặn kỹ chúng tơi có bảo nhiêu người, chỉ làm vừa đủ, không được làm


thừa, lãng phí.



Ơng Đặng Văn Lơ đã "biểu diễn" lại những món ăn từng phục vụ Bác Hồ. Bên


cạnh là thiếu tướng Phạm Sơn Dương, con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng


Ông Lơ tự hào kể, phục vụ Bác 9 năm trời, có 2 lần ơng được Bác hỏi chuyện


riêng. “Một lần tơi đi chăn bị về thì gặp Bác. Bác ra hiệu cho tôi dừng lại hỏi,


chú đông con lắm phải không? Tôi thưa vâng. Bác hỏi thăm hồn cảnh gia


đình thế nào, tơi khơng dám thưa kỹ, nhưng Bác biết. Vài hôm sau thấy ông


Vũ Kỳ mang chăn, áo len xuống bảo Bác cho tôi để gửi về nhà.



Lần khác tôi ngồi ở bờ ao, bấy giờ chưa kè đẹp như bây giờ đâu, đánh xoong


nồi bằng trấu và cát. Bác đi bộ qua thấy, dừng lại hỏi chú đánh nồi bằng cái


gì thế? Tơi thật thà thưa. Bác bảo, đánh bằng trấu và cát thì xoong nhanh


mịn, lại khơng bóng, chú chịu khó đánh bằng tro bếp, nó lâu một tí nhưng


nồi khơng bị mịn mà lại bóng. Ấy là Bác dạy tơi đức tính tiết kiệm.”



Những khi Bác đi công tác, hai ông xếp sẵn thức ăn vào cặp lồng. Đến trưa


thì trải một tấm ni lông ra bày thức ăn lên. Bác không cho địa phương làm


cơm, vì Bác bảo tiếp một mình Bác mà bày cỗ bàn linh đình sẽ tốn kém của


dân của nước!



Món ăn Bác thích là thịt mỡ kho, nhưng vì tuổi Bác đã cao, nên các bác sĩ


không đồng ý. Hai ông chỉ dám lọc thịt mỡ ra, cho vào miếng vải màn, ép


thành nước, tẩm ướp với thịt nạc rồi đem kho, nhưng mỗi bữa cũng chỉ 2


miếng nhỏ thôi. Mỗi khi ăn xong, Bác đều xếp lại bát đũa gọn gàng, phục vụ


chỉ việc bê đi.



Vui nhất là bữa cơm tất niên, mỗi năm hai bác ăn với anh em phục vụ vào


ngày 28 hoặc 29 Tết. Bác ân cần bảo, anh em vất vả quanh năm, bữa cơm



này phải ăn thật khỏe, thật nhiều, ăn cho hết nhé.



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

cơm lên nhà sàn, Bác trông thấy bắt bê về, rồi Bác tự xắn quần đi xuống nhà


ăn.” Ông Lơ xúc động nhớ lại.



Sau ngày Bác mất một thời gian, ơng Đinh Văn Cẩn cũng qua đời. Ơng Lơ tiếp


tục phục vụ Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến năm 1988 thì hết tuổi, tổng cộng


ơng nấu ăn trong Phủ Chủ tịch 28 năm 6 tháng. Ông được ưu tiên sang Trung


Quốc làm đầu bếp tại Đại sứ quán Việt Nam 3 năm nữa thì về hưu. Hiện ơng


đang sống tại Hà Nội.



Cách đây không lâu, ông đã “biểu diễn” lại một số món ăn mình từng phục vụ


Bác Hồ cho một nhóm cán bộ chiến sĩ, trong đó có thiếu tướng Phạm Sơn


Dương là con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.



Cách làm một số món ăn phục vụ Bác Hồ của ông Đặng Văn Lơ



Gà rán Quảng Đông: Gà nhỏ 7-8 lạng, pha nước 3 sôi 2 lạnh, rửa sạch gà, thả


vào nồi rồi mới vặt lơng. Để ráo, ướp xì dầu trong ngồi đầy đủ. Trước khi ăn,


cho vào chảo mỡ ngập, rán vàng hết hai mặt, khi chặt ra trong xương gà còn


hơi hồng hồng.



Gà luộc Quảng Đông: Gà nhỏ 7-8 lạng, rửa gà, cho vào nước 3 sôi 2 lạnh. Vặt


lông, để ráo, rắc muối gia vị lên con gà sau đó luộc đến độ sơi khoảng 80 độ


thì bắc ra, để nguyên trong nồi 15 phút. Sau đó cho con gà đã luộc vào nồi


nước thật lạnh, để 15 phút nữa. Khi chặt thịt bên trong vẫn còn nước hơi


hồng hồng, như thế khi ăn thịt sẽ mềm và da gà vẫn giòn. Thái vát, bỏ


xương, lấy nước dùng, pha thêm ít mì chính là ăn.



</div>


<!--links-->
Phê bình vở kịch: 100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử
  • 4
  • 731
  • 2
  • ×