Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Thực hiện chính sách dân tộc của đảng cộng sản việt nam ở tỉnh ninh thuận trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.52 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

LÊ THÁI TRƯỜNG THI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở
TỈNH NINH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

LÊ THÁI TRƯỜNG THI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở
TỈNH NINH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 60.22.85

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ MAI


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của luận văn ............................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 7
6. Kết cấu cơ bản của luận văn ....................................................................... 7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
TÌNH HÌNH VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH NINH THUẬN ..................... 9

1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận ........................................................ 9
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận ............................................ 13
1.3. Tình hình vùng dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận .................................. 17
Chương 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở NINH
THUẬN TỪ KHI TÁI LẬP TỈNH ĐẾN NAY (1992 - 2010) ............................. 24

2.1. Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam ................................. 24
2.2. Q trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Ninh Thuận từ
khi tái lập tỉnh đến nay (1992 - 2010) ........................................................... 34
2.3. Những thành tựu và hạn chế trong cơng tác thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng ở tỉnh Ninh Thuận ....................................................................... 49
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở TỈNH NINH THUẬN.............. 75

3.1. Một vài nhận định về việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh
Ninh Thuận .................................................................................................. 75

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng
ở tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2010 – 2015 ........................................... 82
3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh
Ninh Thuận trong giai đoạn 2010 – 2015 ..................................................... 93
KẾT LUẬN ................................................................................................... 96
PHỤ LỤC.................................................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 118


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịng u nước và ý thức cộng đồng, đó là truyền thống quý báu, là sức
mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam. Cùng chung một bọc, nghĩa lớn đồng
bào, 54 dân tộc Việt Nam đã đoàn kết chung lưng đấu cật, ngược lên rừng,
tiến ra biển, khẩn hoang, dựng nước, chống giặc ngoại xâm để giữ gìn non
sơng gấm vóc. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước Việt Nam luôn luôn đặt vấn đề dân tộc ở vị trí chiến lược,
có tầm quan trọng sống còn đối với quốc gia và là một nội dung lớn của cách
mạng Việt Nam. Nhờ có đường lối chính trị và chính sách dân tộc đúng đắn,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đoàn kết các dân tộc trong nước làm nên những
thắng lợi hết sức vẻ vang.
Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
đạo đã giành được những thắng lợi hết sức to lớn trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và đưa đất nước bước vào giai
đoạn mới của quá trình phát triển – giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng với q trình đổi mới đất nước, Đảng đã đổi mới chính sách dân tộc trên
ngun tắc “đồn kết, bình đẳng tơn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ”. Thơng

qua các chính sách, biện pháp cụ thể, động viên đồng bào các dân tộc phát
huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần vươn lên trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm
no, hạnh phúc. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu phát triển của đất nước,
đồng bào các dân tộc, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó
khăn…vẫn cịn trong tình trạng nghèo khó, thất học và bệnh tật,...Việc vận
dụng chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam ở nhiều nơi vẫn còn
nhiều bất cập, khó khăn… Các thế lực thù địch lại ln lợi dụng vấn đề dân


2

tộc và tơn giáo để thực hiện “diễn biến hồ bình”, chống phá nhà nước, xun
tạc, vu cáo chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Tình hình đó địi hỏi
Đảng và Nhà nước phải có một chính sách dân tộc đúng đắn, phù hợp với
thực tiễn và công tác thực hiện chính sách dân tộc ở mỗi địa phương phải thực
sự hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong cả nước nói chung và ở mỗi địa
phương nói riêng.
Ninh Thuận là một trong những tỉnh nghèo của cả nước với thành phần
tộc người đa dạng. Thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước,
Đảng bộ, chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều nỗ lực triển khai chính
sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với thực tiễn địa phương,
xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, cùng nhau phấn đấu thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính
sách dân tộc của Đảng ở Ninh Thuận vẫn còn những hạn chế nhất định, nhất
là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Một số cấp uỷ Đảng và chính
quyền ở cơ sở chưa thật sự nhận thức sâu sắc, đầy đủ quan điểm, chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước; đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc thiếu về
số lượng và yếu về chun mơn nên cịn hạn chế trong việc đưa những chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc; mặt
khác do trình độ dân trí chưa cao, nhận thức của đồng bào dân tộc còn hạn
chế, đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn nên việc tiếp thu và thực hiện các
quan điểm, chính sách của Đảng đối với đồng bào dân tộc ở Ninh Thuận còn
nhiều bất cập.
Với mong muốn làm rõ thực trạng, tìm ra giải pháp nhằm hạn chế
những khó khăn trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận, góp phần
xây dựng khối đại đồn kết các dân tộc trong tỉnh, phát huy tiềm năng, thế


3

mạnh nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận phát triển, tác giả đã
chọn nghiên cứu đề tài: “Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản
Việt Nam ở tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay” để làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua các công trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc và
chính sách dân tộc của Đảng được triển khai và công bố ngày càng nhiều. Nội
dung nghiên cứu được triển khai theo hướng toàn diện và đồng bộ hơn, đặc
biệt là trong việc xây dựng các giải pháp thực hiện chính sách dân tộc ở các
vùng miền, địa phương. Các cơng trình tiêu biểu có thể kể đến:
“Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ
dân tộc hiện nay” do G.S Phan Hữu Dật chủ biên (2001) đã phân tích các xu
hướng xuất hiện trong quan hệ dân tộc thời gian qua, bước đầu đánh giá
những mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta.
Năm 2002, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên
cứu cấp bộ về “Tổng kết thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo ở

Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ”. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu,
khảo sát thực tế, tổ chức hội thảo khoa học và hoàn thành các báo cáo chuyên
đề về việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo ở các vùng, từ đó
nêu kiến nghị và giải pháp nằm thực hiện tốt và có hiệu quả chính sách dân tộc
của Đảng. Tiếc rằng sản phẩm nghiên cứu này chưa được xã hội hóa.
“Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Viện nghiên cứu chính sách
dân tộc và miền núi thực hiện năm 2002, là kết quả hội thảo về vấn đề dân tộc
và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước được tổ chức vào tháng 11 năm 2001. Trong đó nội


4

dung chủ yếu là trình bày những vấn đề lý luận nhận thức về vấn đề dân tộc và
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Những định hướng cơ bản trong
việc quy hoạch dân cư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hóa phù hợp
với đặc điểm phát triển từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đặc biệt là cơng nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời kiến nghị
những giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề cơ bản như: xóa đói giảm
nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, kiện tồn hệ thống cơ
quan làm công tác dân tộc, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của
các dân tộc, sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.
“Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay” do
Phan Xuân Sơn và Lưu Văn Quảng chủ biên năm 2006, đề cập đến nội dung
cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng, đánh giá những thuận lợi và khó
khăn trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay. Đồng thời
kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc ở
nước ta hiện nay.
“Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung và Tây Nguyên”

của PGS. TS Trương Minh Dục (2009), đã nêu nội dung chính sách dân tộc của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đánh giá việc thực hiện chính
sách phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, kiến nghị
một số giải pháp xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị và đào tạo đội ngũ cán
bộ dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng đời
sống văn hóa mới. Đồng thời rút ra một số kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh
chống “diễn biến hịa bình” ở Tây Ngun.
“Hỏi đáp về đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta”
của TS. Dương Văn Lượng (chủ biên – 2010). Dưới hình thức hỏi và đáp
ngắn gọn, rõ ràng, các tác giả đã nêu bật những nội dung cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân


5

tộc từ khi Đảng ta được thành lập đến nay, những thành tựu cơ bản trong việc
thực hiện chính sách dân tộc từ năm 1945 đến 2010, đặc biệt là trong thời kỳ
đổi mới.
Ngồi ra có khá nhiều bài viết về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc
của Đảng được đăng trên các báo và tạp chí như: Tạp chí Cộng sản, Sinh hoạt
lý luận, tạp chí Dân Vận, lý luận chính trị…
Riêng đối với việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Ninh Thuận, có
các báo cáo về việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc
như: Báo cáo của Ban dân tộc tỉnh Ninh Thuận về tình hình kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi qua các giai đoạn; Báo cáo việc thực
hiện các chương trình hỗ trợ của trung ương về phát triển kinh tế cho đồng
bào các dân tộc ít người, vùng miền núi (chương trình 134, 135, 174); Báo
cáo về thực hiện quyết định 112/QĐ-TTg , 167/QĐ-TTg, 975/QĐ-TTg về hỗ
trợ hoạt động văn hóa thơng tin, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, hỗ trợ học
sinh nghèo dân tộc thiểu số miền núi, trợ vốn, trợ giá, cấp phát báo, tạp chí

miễn phí cho đồng bào dân tộc miền núi; Báo cáo việc thực hiện nghị quyết
30a/2008/NQ-CP về giảm nghèo của huyện miền núi Bác Ái.v.v.. Tuy nhiên
đây không phải là các cơng trình nghiên cứu, mặc dù có đánh giá thực trạng
và đề ra phương hướng, giải pháp, mà là những văn bản Nhà nước nên chủ
yếu đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác dân tộc trên phương
diện Nhà nước. Ngồi ra có một số bài viết tham gia hội thảo khoa học về
chính sách dân tộc của Đảng và sự vận dụng ở một số địa phương có đa số
người dân tộc sinh sống trong tỉnh được đăng trong “Kỷ yếu hội thảo” hay
trên trang “Thơng tin tư liệu” của trường chính trị Ninh Thuận.
Cho đến nay, tác giả vẫn chưa tìm thấy cơng trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống những điều kiện ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách
dân tộc ở tỉnh Ninh Thuận, cũng như việc phân tích, đánh giá thực trạng,


6

nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp cho việc thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng trên địa bàn tỉnh. Do đó hướng tiếp cận của tác giả đối với đề tài
đã chọn là cần thiết và phù hợp với mục đích góp phần đưa ra một số giải
pháp phù hợp với đặc điểm của tỉnh Ninh Thuận.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của luận văn
Mục đích của luận văn là tìm hiểu chính sách dân tộc của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và việc thực hiện những chính sách đó
trong thực tiễn ở tỉnh Ninh Thuận. Từ đó đề ra những giải pháp cơ bản nhằm
thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng ở Ninh Thuận, góp phần thúc đẩy
tình hình kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân các dân
tộc ít người trong tỉnh Ninh Thuận.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
Một là, phân tích nội dung của chính sách dân tộc của Đảng trong giai

đoạn hiện nay.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng việc thực hiện những chính
sách dân tộc của Đảng trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Thuận,
kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng ở
tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay.
Giới hạn của luận văn là việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở
tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay (2010).
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, trong q
trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp logic, phương pháp lịch sử,


7

phương pháp điền dã, kết hợp với phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… để
làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn làm rõ nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng
trong thời kỳ đổi mới và việc thực hiện những chính sách đó ở Ninh Thuận,
trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính
sách dân tộc của Đảng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận
phát triển.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan
làm cơng tác dân tộc và miền núi, cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác dân tộc
nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng.
6. Kết cấu cơ bản của luận văn
Luận văn ngoài phần dẫn luận, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, được bố cục gồm ba chương, chín tiết.

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
TÌNH HÌNH VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH NINH THUẬN

1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận
1.3. Tình hình vùng dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận
Chương 2: Q TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở NINH THUẬN
TỪ KHI TÁI LẬP TỈNH ĐẾN NAY (1992 - 2010)

2.1. Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
2.2. Q trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Ninh
Thuận từ khi tái lập tỉnh đến nay (1992 - 2010)
2.3. Những thành tựu và hạn chế trong cơng tác thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng ở tỉnh Ninh Thuận


8

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở TỈNH NINH THUẬN

3.1. Một số nhận định về việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở
tỉnh Ninh Thuận
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của
Đảng ở tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 – 2015
3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng
ở tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 – 2015


9


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
TÌNH HÌNH VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH NINH THUẬN
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH NINH THUẬN

Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, được tái lập
tháng 4/1992 từ tỉnh Thuận Hải cũ, có tọa độ địa lý vào khoảng 1101814’ đến
1200915’ độ vĩ bắc và từ 10800908’ đến 10901425’ độ kinh đơng, phía Bắc
giáp tỉnh Khánh Hịa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh
Lâm Đồng, một nữa phía Đơng bị núi bao bọc, cịn một nữa giáp biển Đơng
với 105km đường bờ biển với một vùng lãnh hải rộng lớn.
Diện tích tự nhiên của Ninh Thuận là 3.358km2, chiếm 1,04% diện tích
tự nhiên cả nước, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km về phía Nam, cách
thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hịa khoảng 85km về phía Bắc và cách
thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng 110km về phía Tây, trong khu vực ảnh
hưởng trực tiếp của vùng kinh tế động lực phía Nam (Đồng Nai, Bình Dương,
Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh). Với vị trí này tạo cho Ninh
Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, tiếp
thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ với các tỉnh Đông Nam
bộ, Nam Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ và cả nước.
Theo nhiều nguồn tư liệu, vùng đất Ninh Thuận được hình thành là kết
quả của sự hoạt động kiến tạo của địa chất cách đây khoảng 230 năm. Cho
đến nay “do phải chịu nhiều sự biến động của địa động, núi lửa nên đã hình
thành địa hình Ninh Thuận đa dạng bao gồm: Núi, Đồng bằng, Sơng và Biển.
Vì vậy Ninh thuận có mơi trường sinh thái đa dạng, nhưng khắc nghiệt không
thuận lợi cho người dân trong tỉnh hoạt động kinh tế và tạo cho Ninh Thuận
có nét văn hóa đặc thù riêng”.[28; tr.16,17]



10

Địa hình chạy dọc theo bờ biển, hướng Đơng Bắc – Tây Nam, bị chia
cắt do những nhánh núi thuộc đoạn cuối của dãy Trường Sơn, kéo dài ra Biển
Đông. Đồi núi chiếm tới hơn 60% diện tích tồn tỉnh.
Tồn bộ núi ở tỉnh Ninh Thuận đều thuộc phần cuối của dãy Nam Sơn
chạy từ Thái Lan sang. Chia thành hai hệ thống Bắc và Nam, ranh giới là
Sông Dinh thuộc địa phận thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Núi ở Ninh Thuận đa dạng, ở phía Bắc, hệ thống núi tạo thành lòng
máng mà bờ máng là núi Đá Mài ở phía Tây và núi Kiền Kiền ở phía Đông
(đều thuộc địa phận huyện Thuận Bắc), đáy máng là Quốc lộ 1A từ ranh giới
Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) đến cầu Lăng Ông (huyện Thuận Bắc). Đặc biệt
“các ngọn núi ở phía Bắc và Đơng Bắc tuy cao nhưng lại thấp dần chạy về
hướng đơng. Phía Tây Bắc Ninh Thuận núi ăn tận ra vùng biển tạo ra tấm
bình phong q cao ngăn cản gió mùa Đơng Bắc” [33; tr.9]. Ở phía Đơng và
Nam là một quần sơn bao gồm nhiều ngọn núi kế tiếp nhau. Ngồi ra cịn có
những đỉnh núi đơn độc, đó là những hịn đảo lâu ngày bị phù sa bồi đắp mà
dính vào đất liền, có địa hình hiểm trở, nhiều hang động từng được sử dụng
làm cơ sở trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược.
Nói chung, tồn bộ núi tỉnh Ninh Thuận được xếp thành hai hệ thống
có độ cao trung bình từ 800 – 1000m. Núi được bao phủ hầu hết là rừng rậm,
có nhiều gỗ q, giao thơng khó khăn và ảnh hưởng lớn đến khí hậu. Núi thấp
dần về phía Nam, chạy song song và rất gần biển. Nhiều nhánh núi đâm
ngang ra biển, chia cắt lãnh thổ thành nhiều khu vực, “tạo thành bức bình
phong ngăn cản gió mùa Đơng Bắc xâm nhập xuống phía Nam, đồng thời hạn
chế ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đối với khu vực phía Bắc. Từ đó làm
cho khí hậu Ninh Thuận có nhiều nét khác biệt so với các tỉnh khác.” [24; 9]
Ninh Thuận thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tốc độ gió ở đây khá lớn,
nhất là ở ven biển, đảo và phía cực Bắc. Gió mạnh làm tăng sự bốc hơi nước,



11

tăng khô hạn trong mùa Đông, ảnh hưởng đến nhà cửa, cây trồng, gây biến
động địa hình, bồi xói…nhưng lại là một nguồn năng lượng dồi dào cần được
khai thác để phát triển sản xuất. Sức gió và thế núi đã làm cho khí hậu Ninh
Thuận khơ, nóng, gió nhiều, mưa ít và làm cho Ninh Thuận trở thành một
trong những tỉnh khô hạn nhất nước. Hằng năm lượng mưa trung bình ở Ninh
Thuận thấp nhất cả nước, khoảng từ 800mm đến 925mm và khơng có mùa
đơng lạnh, nhiệt độ trung bình từ 29 – 330C. Ninh Thuận có hai mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau.
Vì khe núi hẹp, cửa biển hẹp đã tạo điều kiện cho các luồng gió thổi mạnh
vào lịng chảo đồng bằng Ninh Thuận, cộng với khí hậu khơ nóng nên về mùa
khơ, cả vùng Ninh Thuận gió cát mù mịt trên những cánh đồng khô hạn, nắng
cháy như sa mạc. Về mùa mưa, mặc dù lượng mưa ít nhất cả nước nhưng có
những năm, khi thổi qua biển Việt Nam, gió của những trận bão ghé vào cửa
biển Ninh Thuận mang theo mưa nên có những năm mưa rất lớn, nước sông
dâng cao, cộng thêm nước lũ từ trên cao nguyên Lâm Đồng đổ về tạo nên
những trận lụt lớn.
Và cũng do địa hình thế núi như vậy đã tạo cho Ninh Thuận hệ thống
sơng suối chằn chịt vì nước mưa từ sườn núi bao quanh chảy dồn xuống thành
khe suối và chảy vào rốn những lòng chảo ở giữa, tạo nên nhiều sông rạch.
Ảnh hưởng của các dãy núi lên sát biển, địa hình dốc, chiều ngang hẹp, nên
đa số sông đều ngắn, lưu vực nhỏ, mùa mưa dễ bị lũ lụt, mùa khơ thì bị hạn
hán. Như tác giả Sakaya khi nghiên cứu về đời sống của người Chăm ở Ninh
Thuận đã nhận xét: “cửa sông ở đây ngắn, dốc có nhiều khe đá. Sơng ngày
thường thì nước cạn khơng sâu lắm, đến mùa mưa thì nước đổ xuống từ các
núi đá chảy xiết, đổ vào các lòng chảo, gây nên nhiều cơn lũ lụt. Do vậy để
điều tiết lượng nước trên những khúc sông ngắn, người Chăm thường đắp
đập, làm thủy lợi để đưa nước về đồng bằng làm nông nghiệp”. [34; tr.11]



12

Ninh Thuận có các dịng sơng chính như: Sơng Cái hay cịn gọi là sơng
Dinh hay sơng Phan Rang, bắt nguồn từ dãy núi cao phía Tây Bắc, dài khoảng
105km; Sông Quao bắt nguồn từ núi Tà Tru, dài khoảng 30km; Sơng Lu bắt
nguồn từ các dãy núi phía Tây, dài khoảng 50km. Ngồi ra cịn có các dịng
sơng nhỏ mà thượng lưu thì ở Ninh Thuận nhưng hạ lưu lại chảy trong thị xã
Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa như: Sông Cạn, sông Trâu. Do đặc điểm lưu
lượng, lưu vực, điệu nước nên các con sông ở Ninh Thuận khơng có giá trị
trong phát triển giao thơng đường sơng mà chỉ được sử dụng phục vụ tưới tiêu
trong nông nghiệp.
Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km, vùng lãnh hải 18.000km2, có các cửa
biển chính như Vĩnh Hy, Đơng Hải, Khánh Hải, Cà Ná. Là một trong bốn ngư
trường lớn nhất cả nước, giàu nguồn lợi và nhiều loại hải sản, nhiều tiềm năng
để phát triển du lịch và khai thác khống sản biển. Biển Ninh Thuận có
khoảng trên 500 lồi cá, trong đó có nhiều lồi cá có giá trị kinh tế cao. Bờ
biển Ninh Thuận dài, thoải sạch, có nhiều vùng biển sâu, nhiều chân núi nhồi
ra biển tạo nên những vũng, vịnh, cồn đẹp. Điều này đã tạo điều kiện cho
Ninh Thuận phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và thuận lợi
cho du lịch sinh thái, cũng như xây dựng các cảng biển nhằm phát triển kinh
tế biển. Nhiều đoạn bờ biển nằm sát ngay núi, có những ngọn núi cao hơn
1.000m và hình thành những con suối nước ngọt chảy từ trên núi xuống, từ
trong núi ra tạo nên những mạch nước ngọt ngầm ngay bờ biển. Đây cũng là
lý do giải thích tại sao dọc bờ biển có những giếng cổ Chăm mà xa xưa là
nguồn cung cấp nước ngọt cho các tàu thuyền qua lại vùng biển này. Ngoài
ra, độ mặn của biển Ninh Thuận cao hơn so với các vùng biển khác nên rất
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất muối công nghiệp trên quy mô lớn.
Đồng bằng Ninh Thuận có diện tích khoảng 1.500km 2, chiếm khoảng

gần 40% diện tích cả tỉnh, hầu như kéo dài từ các chân núi ra tận biển, được


13

phù sa của các con sông bồi tụ, nhưng do vùng này là lịng chảo có núi bao
bọc xung quanh nên mặt nước của các con sông thường yên lặng nên có phù
sa nhưng khơng màu mỡ. Ngồi ra, do sơng ngắn, thác cao nên khi có lũ từ
cao ngun Lâm Đồng đổ về, không những không bồi đắp mà còn cào đi phù
sa của vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Đồng bằng được chia thành hai dạng chính:
Dạng đồng bằng xen lẫn đồi thấp ở giữa và dạng đồng bằng ven biển.
Do khí hậu khơ nóng nên đồng bằng thường hạn hán, đất đai cằn cỗi,
rất khó khăn trong việc sản xuất nơng nghiệp, diện tích canh tác thường
khơng đáng kể, cịn lại phải bỏ hoang vì khơ hạn. Đất đai ở Ninh Thuận
nghèo dinh dưỡng, chủ yếu là đất Feralit núi, đất cát ven biển, có một số là
đất lầy úng, đất mặn… Hiện nay, mặc dù Ninh Thuận đã xây dựng rất nhiều
các cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu trong nơng nghiệp, song, diện tích
đất canh tác được cải thiện vẫn còn rất hạn chế, mặt khác khí hậu khơ nóng
tạo điều kiện cho nước biển xâm thực mạnh làm cho diện tích đất nơng
nghiệp của vùng đồng bằng Ninh thuận ngày càng thu hẹp.
Nhìn chung, môi trường tự nhiên ở Ninh Thuận cũng mang nhiều đặc
điểm chung như mơi trường Miền trung Việt Nam, có các vùng sinh thái, khí
hậu khác nhau gồm vùng biển, vùng đồng bằng, vùng trung du và miền núi,
bên cạnh đó lại có những điểm đặc thù riêng biệt về địa hình thế núi, sơng
suối, khí hậu khơ nóng… Điều này đã tác động và hình thành nên những sắc
thái riêng của các dân tộc sống ở Ninh Thuận, gắn liền với nhiều tiềm năng và
thế mạnh chưa được khai thác về kinh tế, văn hóa, du lịch…của tỉnh.
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN

Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay có 06 huyện (Thuận Nam, Thuận Bắc,

Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái) và 01 thành phố (Phan Rang –
Tháp Chàm) với 65 xã, phường và thị trấn, trong đó 31 xã miền núi,19 xã đặc
biệt khó khăn. Theo thống kê năm 2009, dân số Ninh Thuận có khoảng 567


14

nghìn người, mật độ dân số 168người/km2, trong đó lao động đang làm việc
khoảng 287.450 người, chiếm hơn 50% dân số của tỉnh. Nhìn chung, “nguồn
nhân lực của Ninh Thuận khá dồi dào, cần cù và giàu tính sáng tạo. Trong đó
lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật khá đều và có chất lượng, có thể tham gia
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển”. [27; 23]
Ninh Thuận có ba tuyến đường quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài
180km, bao gồm Quốc lộ 1A dài 64km, Quốc lộ 27 dài 68 km, Quốc lộ 27B
dài 48km. Tỉnh lộ có 3 tuyến là 702, 703 và 704 đều đạt tiêu chuẩn cấp IV,
láng nhựa với chiều dài 53,9km nối trung tâm tỉnh với các huyện thị trong
tỉnh. Hầu hết các tuyến đường huyện, đường liên xã, đường vào các vùng sản
xuất hàng hóa, cụm công nghiệp, đường vào vùng sâu, vùng xa, đường chiến
lược quốc phịng đã được nâng cấp và nhựa hóa.
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 9.5%/năm, tổng thu ngân sách
năm 2010 là 665 tỷ đồng/năm, nông - lâm - thủy sản, công nghiệp – xây
dựng, dịch vụ đều có mức tăng trưởng khá. Ninh Thuận được ví như là vùng
đất “thiếu mưa, thừa nắng” và “đầy gió”. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi
cho nhân dân Ninh Thuận phát triển những loại cây trồng vật ni có năng
suất, chất lượng cao như: Nho, thuốc lá sợi vàng, hành tây, tỏi, con bò, dê,
cừu…nổi tiếng cả nước. Đặc biệt những năm gần đây, ni gia súc có sừng và
nuôi tôm trên cát phát triển đã trở thành ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chăn nuôi ở Ninh Thuận được phát triển
theo hướng tập trung gắn với kinh tế trang trại, quy mô đàn gia súc ở mức

tương đối, không lớn, cơng tác phịng chống dịch bệnh trên gia súc và gia cầm
ln được chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Rừng ở Ninh Thuận chiếm
khoảng hơn 20% diện tích tồn tỉnh. Cơng tác trồng và bảo vệ rừng ln được
quan tâm, một mặt bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường, mặt khác đem


15

lại hiệu quả kinh tế. Một số giống cây trồng rất thích hợp cho vùng đất khơ
nắng như: cây Neem, cây Trơm, cây Cóc Hành…có giá trị kinh tế cao được
Ninh Thuận nhân rộng, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng.
Ninh Thuận có lợi thế về sản xuất giống thủy sản và các ngành nghề
chế biến sản phẩm khô. Ở Ninh Thuận khá nổi tiếng về chế biến những sản
phẩm từ cây Nho như rượu Nho, mật Nho, mứt Nho… và chế biến hải sản
khô, nước mắm… Kinh tế biển là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh vì biển Ninh Thuận là một trong bốn ngư trường đánh bắt trọng điểm
của cả nước, đồng thời biển Ninh Thuận cịn là kho muối vơ tận, sản lượng
muối cơng nghiệp có thể đạt 300 nghìn tấn/năm. Các làng nghề, ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp như dệt thổ cẩm, làm gốm, dệt chiếu, đan lát, đan mây
tre… được khuyến khích, tạo điều kiện để duy trì sản xuất và phát triển ổn
định. Cùng với đầu tư phát triển sản xuất, trong những năm qua Ninh Thuận
đã tập trung nhiều nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình đầu tư hạ tầng
thiết yếu về giao thông nông thôn, hỗ trợ phát triển ngành nghề, nâng cao dân
trí, cải thiện nhà ở, nước sinh hoạt và các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời
sống nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng và đô thị, quy hoạch
và dầu tư xây dựng đô thị, cụm dân cư nông thôn được chú trọng, vệ sinh môi
trường được cải thiện, bộ mặt đô thị và điểm dân cư tập trung trên địa bàn
Ninh Thuận có nhiều đổi mới.
Thương mại và dịch vụ được chú trọng đầu tư nhằm khai thác các thế
mạnh của Ninh Thuận, nhất là các khu du lịch biển. Khai thác du lịch biển

cũng là một lợi thế đặc thù của Ninh Thuận với bờ biển dài 105 km với nhiều
chân núi nhô ra biển tạo thành những cảnh quan rất đẹp. Ninh Thuận cịn có
hai vườn quốc gia sinh thái (vườn quốc gia Núi Chúa và vườn quốc gia Phước
Bình) với nhiều loại sinh vật quý hiếm, có rặng san hơ đa dạng, phong phú.
Bên cạnh đó Ninh Thuận cịn có nhiều nét đặc thù về xã hội nhân văn, nhất là


16

bản sắc văn hóa của các dân tộc trong tỉnh với những lễ hội, những vũ điệu
đặc sắc, những pho sử thi lâu đời. Con người Ninh Thuận vốn cần cù, chịu
khó, trọng nghĩa tình, đạo lý, hiếu học, thích ứng nhanh với cái mới, đó là giá
trị phi vật thể phong phú, đa dạng, những vốn quý đã và đang được vun đắp,
giữ gìn, từng bước bảo tồn, phát huy, góp phần quan trọng trong phát triển du
lịch – văn hóa nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
Trong những năm qua, nền kinh tế - xã hội của Ninh Thuận có bước
phát triển, thơng qua các chương trình, dự án đầu tư của nhà nước, cơ sở hạ
tầng bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, cơ cấu kinh tế
chuyển hướng tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm, y tế, văn hóa, giáo
dục được cải thiện, đời sống nhân dân các dân tộc từng bước nâng lên. Những
thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội mà Ninh Thuận đạt được những
năm gần đây là minh chứng thể hiện tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó
vươn lên của Đảng bộ, quân và dân Ninh Thuận. Tuy nhiên, nhìn một cách
tổng thể, Ninh Thuận vẫn là một tỉnh nghèo, nền kinh tế - xã hội của Ninh
Thuận cịn rất nhiều khó khăn, nhất là ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, miền núi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn thấp so với các
tỉnh trong khu vực, tỷ lệ hộ đói nghèo cịn cao, thiếu vốn đầu tư xây dựng các
cơng trình cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho hộ nơng dân, trong
đó có hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo của tỉnh. Thu ngân sách của tỉnh
Ninh Thuận thấp, mới đáp ứng 1/3 nhu cầu chi hợp lý; kinh tế nông nghiệp

chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh (hơn 50%); thu nhập bình quân mới
bằng 55% so với mức bình quân của cả nước; kết cấu hạ tầng phát triển ở
mức thấp. Tình trạng thiếu và mất cân đối nghiêm trọng về vốn, công nghệ,
nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm quản lý và thị trường để khai thác
hiệu quả nhất những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Chất lượng giáo dục – đào
tạo, khoa học – cơng nghệ, văn hóa thơng tin, thể dục thể thao, chăm sóc sức


17

khỏe nhân dân… chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, có sự chênh lệch
khá lớn giữa các vùng miền. Đời sống một bộ phận đồng bào ở miền núi,
vùng bãi ngang cịn nhiều khó khăn. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm, tình trạng thiếu việc làm vẫn cịn nhiều
nhất là khu vực nơng nghiệp nơng thơn. Tỷ lệ xóa đói giảm nghèo chưa vững
chắc, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và khu vực miền núi cao.
Với sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân Ninh Thuận đồng thời tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, Ninh
Thuận đã và đang khai thác những tiềm năng, thế mạnh của mình trên tất vả
các lĩnh vực, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã
hội từng bước nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào
các dân tộc trong tỉnh.
1.3. TÌNH HÌNH VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH NINH THUẬN

Ninh Thuận là tỉnh có thành phần dân tộc đa dạng gồm 27 dân tộc sinh
sống, trong đó có 26 dân tộc thiểu số với số dân hơn 125.240 người; 26.048
hộ chiếm 23,5% dân số tồn tỉnh(tính đến cuối năm 2009), chủ yếu là đồng
bào Chăm chiếm 11,89%; Raglai chiếm 9,91%; Hoa chiếm 0,48%; K’Ho
chiếm 0,47%; Nùng, Churu, ngồi ra cịn có một số dân tộc anh em khác đến
sinh sống và làm việc sau ngày giải phóng đất nước chiếm 0,31%. Dân tộc

Kinh phân bổ ở tất cả các xã trong tỉnh. Đồng bào Chăm và đồng bào Raglai
sinh sống tập trung theo vùng, còn một số dân tộc thiểu số anh em khác do số
lượng ít nên sống xen kẽ, rải rác trên toàn tỉnh.
Đồng bào Chăm sống xen kẽ với dân tộc Kinh ở 24 thôn của 12 xã
thuộc các huyện Ninh Phước (40.000 người), Ninh Hải và Thuận Bắc trên
23.000 người, Ninh Sơn và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có khoảng
5.000 người. Đồng bào Chăm theo 2 tơn giáo Bàlamơn khoảng 42.000 tín đồ ;
Hồi giáo (Bà ni khoảng 24.000 tín đồ; Islam khoảng 2.000 tín đồ) và có trên


18

200 chức sắc và nhà tu hành. Nhìn chung, so với một số dân tộc thiểu số khác
thì người Chăm có trình độ văn hóa khá cao, hầu hết các thơn làng đều có học
sinh, sinh viên người Chăm theo học tại các trường đại học, cao đẳng, đội ngũ
giáo viên, y bác sĩ, cán bộ có trình độ đại học chiếm một tỷ lệ đáng kể. Có thể
nói trong cộng đồng người Chăm đã và đang hình thành một đội ngũ trí thức
khá rõ nét. Đồng bào người Chăm là dân tộc thiểu số duy nhất ở nước ta đã
đạt đến một trình dộ phát triển cao, xây dựng được một quốc gia độc lập, tồn
tại hàng ngàn năm. Sau hơn 300 năm tồn tại và phát triển cùng cộng đồng
Việt Nam, tuyệt đại đa số đồng bào người Chăm đều coi dân tộc mình là một
bộ phận cấu thành không thể thiếu của cộng đồng quốc gia dân tộc. Tuy
nhiên, ý thức về cội nguồn dân tộc, đặc biệt là ý thức sâu sắc về việc bảo tồn
chính sự tồn tại của dân tộc mình, ln tiềm ẩn trong giới trí thức, nhân sĩ
người Chăm. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm khi thực hiện công tác dân tộc.
Về hình thái cư trú, người Chăm thường sống tập trung ở những khu
vực riêng, gọi là các play Chăm (thơn hay làng) khá tách biệt, trong đó có
những xã, những làng chiếm đến gần 100% dân số Chăm như: xã Phước Nam
của huyện Thuận Nam có 5 làng Chăm với gần 80% dân số, xã Phước Hữu,
Phước Hải, Phước Thái, Phước Hậu có 3 đến 4 làng Chăm với trên 50% dân

số của xã. Thông thường mỗi play Chăm là một cộng dồng dân cư theo một
tôn giáo nhất định. Nhưng đôi khi họ cũng sống xen ghép với những dân tộc
khác, hoặc trong cùng một làng Chăm có cư dân theo các tơn giáo khác nhau
như Chăm Bàni, Chăm Bàlamôn với Chăm Islam. Đặc điểm cư trú này cùng
với những yếu tố của tín ngưỡng, tơn giáo đã góp phần vào sự cố kết cộng
đồng và bảo lưu các giá trị truyền thống của dân tộc. Điều này lý giải tại sao
dù chịu sự tác động, chi phối của các luồng văn hóa khác, đặc biệt là của
người Kinh nhưng người Chăm vẫn bảo lưu được những giá trị văn hóa độc
đáo của mình.


19

Hoạt động kinh tế của đồng bào Chăm khá phong phú, đa dạng và phát
triển với nghề chính là nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp. Ngồi ra cịn có các
hoạt động trao đổi, buôn bán, đánh cá tùy theo địa bàn cư trú của từng vùng
mà người Chăm có những hoạt động kinh tế thích hợp với điều kiện tự nhiên
cũng như môi trường xã hội. Là cư dân sống ở khu vực đồng bằng ven biển
nên hình thái hoạt động kinh tế truyền thống chủ yếu của người Chăm Ninh
Thuận là sản xuất nông nghiệp và trồng lúa nước. Có thể nói nền văn minh
nơng nghiệp lúa nước của người Chăm đã đạt đến một trình độ phát triển cao.
Họ khơng chỉ tích lũy được hệ thống kinh nghiệm trong sản xuất, trình độ
canh tác, kỹ thuật cao mà cịn có một hệ thống thủy nơng được xây dựng khá
hồn chỉnh, nhiều cơng trình thủy lợi của người Chăm như hệ thống đê điều,
đập, hồ nước đến nay vẫn phát huy tác dụng, trong đó có những cơng trình
lớn như: đập Nha Trinh, đập Lâm Cấm. Ngồi những cơng trình thủy lợi lớn,
người Chăm Ninh Thuận cịn xây dựng được hệ thống thủy nơng nội đồng
khá hồn chỉnh. Chính nhờ hệ thống thủy nơng đó mà họ đã chủ động nguồn
nước tưới tiêu, phát triển sản xuất nông nghiệp ở một địa bàn khô hạn nhất
nước như Ninh Thuận. Ngồi trồng lúa nước, người Chăm Ninh Thuận cịn

phát triển trồng các loại cây như bơng, mía, điều, nho và nghề chăn nuôi cũng
khá phát triển. Nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, gốm…phát triển
với những thương hiệu khá nổi tiếng “Thổ cẩm Mỹ Nghiệp”, “Gốm Bầu Trúc”
đã trở thành nét văn hóa riêng của dân tộc Chăm và đặc trưng riêng của tỉnh
Ninh Thuận.
Nhìn chung, hình thức cư trú và hoạt động kinh tế truyền thống của
người Chăm tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách dân
tộc, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc Chăm, tuy nhiên cũng khơng ít
khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề về an ninh chính trị và trật tự an
tồn xã hội. Tuy đời sống người Chăm ở Ninh Thuận có khá hơn so với một


20

số dân tộc thiểu số khác trong tỉnh nhưng vẫn cịn rất khó khăn, sản xuất nhỏ,
lạc hậu. Thêm vào đó các tổ chức phản động của người Chăm ở nước ngồi
đã và đang tìm cách móc nối với đối tượng trong nước tuyên truyền, khơi dậy
nguồn gốc lịch sử dân tộc, tinh thần phục quốc, kích động người Chăm gây
rối, chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc, địi phục hồi vương quốc Chămpa.
Ngoài ra, do nhiều yếu tố tác động nên có một số cán bộ, trí thức, chức sắc
người Chăm vẫn cịn mặc cảm cho rằng chính quyền chưa tin dùng, bị phân
biệt đối xử, các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa cá nhân người Chăm và
người Kinh ở địa phương, tranh chấp đất đai…gây ra nhiều điểm nóng ảnh
hưởng tới tình hình an ninh vùng đồng bào Chăm. Ngày nay, được sự quan
tâm của Đảng và Nhà Nước, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào Chăm ở
Ninh Thuận đang có những chuyển biến tích cực, đời sống người Chăm
khơng ngừng được cải thiện.
Đồng bào dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận sống chủ yếu ở các vùng đồi,
miền núi, vùng sâu thuộc các huyện: huyện Bác Ái với trên 19 ngàn người;
Thuận Bắc 17 ngàn người, còn lại ở rải rác tại Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh

Phước và Thuận Nam. Là một dân tộc du canh, du cư với nền kinh tế chậm
phát triển, chủ yếu là kinh tế tự cung, tự cấp, cũng như các đồng bào dân tộc
thiểu số vùng cao khác, người Raglai đã hình thành một bản sắc văn hóa gắn
với điều kiện mơi sinh của cư dân nơng nghiệp nương rẫy Nam Trung bộ và
mang những tín ngưỡng của nền nông nghiệp lúa nước (biểu hiện qua các
nghi lễ cầu mùa, lễ ăn đầu lúa, lễ mừng lúa mới và một số tập quán khác).
Đồng bào Raglai chủ yếu thờ cúng Ông bà, tổ tiên và trên 2.000 tín đồ đạo
Tin lành và cơng giáo với tập qn trồng lúa, bắp và chăn ni trâu bị là
chính.
Mặc dù, Đảng và Nhà Nước ta ln quan tâm đến chính sách phát triển
kinh tế, văn hóa dân tộc, nhất là những dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa,


21

vùng căn cứ kháng chiến…nhưng do điều kiện địa lý, khí hậu khắc nghiệt và
một số nguyên nhân khác, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Raglai
ở Ninh Thuận vẫn cịn nhiều khó khăn nhất định.
Năm 2005, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào Raglai cư trú đã cơ bản được
xây dựng đầy đủ, có điện, đường, trường, trạm, hầu hết đã phủ sóng phát
thanh truyền hình, đã cơ bản hồn thành chương trình định canh định cư cho
toàn bộ vùng đồng bào Raglai. Nhà nước cũng đầu tư các cơng trình thủy lợi
lớn ở vùng đồng bào dân tộc Raglai như: hồ thủy lợi Sông Trâu ở xã Phước
Chiến, huyện Thuận Bắc; hồ Sông Sắt ở xã Phước Thành, Phước Thắng,
huyện Bác Ái với dung tích hàng triệu m3. Đây là điều kiện rất thuận lợi để
phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc Raglai. Tuy nhiên quá trình định
canh định cư đưa người Raglai về các khu “phố núi” với những dãy nhà trệt,
với những cơ sở hạ tầng được xây dựng đã làm cho người Raglai nhanh
chóng tiếp thu những yếu tố văn hóa mới và dần dần rời xa các yếu tố văn hóa
cổ truyền. Sau khi định canh định cư, đưa bà con đến khu vực cư trú và canh

tác mới lạ (từ làng trên núi trở thành làng ven núi), một số palơi (buôn, làng)
định cư dưới đất bằng và sản xuất lúa nước, nhưng do chưa quen với những
tập quán và các kỹ thuật thâm canh nên năng suất không cao. Để thay đổi
được tập quán canh tác du canh du cư của đồng bào dân tộc Raglai, chính
quyền địa phương đã có nhiều biện pháp đổi mới phương thức canh tác nhưng
hiệu quả vẫn chưa cao, đời sống vùng dân tộc Raglai ở tỉnh Ninh Thuận vẫn
còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu của đồng bào dân tộc Raglai từ sản
xuất nông nghiệp, hiện nay một số biết làm thêm các ngành nghề như trang
trại, chăn nuôi nên đời sống kinh tế có phần khá hơn.
Người dân tộc Raglai gắn kết với nhau theo chế độ mẫu hệ, theo những
tộc họ, trong quá trình phát triển giao lưu đã làm xuất hiện nhiều hơn những
cuộc kết hôn giữa người Raglai với những người dân tộc khác, kéo theo sự


22

biến đổi phong tục tập quán của chế độ mẫu hệ truyền thống, biểu hiện trong
những việc như: khai sinh, đăng ký họ tên, vấn đề thừa kế tài sản, đất đai…
Đây là một vấn đề nhạy cảm, các nhà quản lý cần phải nghiên cứu kỹ để xử lý,
vừa phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vừa
phù hợp với luật tục của bà con dân tộc đã hình thành từ bao đời nay.
Ngoài ra các dân tộc anh em khác sinh sống trên vùng đất Ninh Thuận
có số dân khơng đáng kể, đa phần đều sinh sống bằng nghề làm nông nghiệp,
riêng chỉ có đồng bào Hoa sống bằng nghề bn bán nên đời sống kinh tế có
phần khá hơn một số dân tộc khác. Do địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng nên đa
số đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn sống đan xen với nhau, cùng sản xuất,
chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, đồn kết gắn bó từ đó hình thành nên
cộng đồng dân cư với truyền thống lâu đời, đa dạng, phong phú.
*


*
*

Ninh Thuận là một tỉnh nghèo với thành phần tộc người đa dạng. Đồng
bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận sinh sống xen kẽ với dân tộc Kinh, chủ
yếu gồm hai tộc người lớn là tộc người Chăm và tộc người Raglai. Trong lịch
sử hình thành và phát triển của tỉnh, đồng bào dân tộc thiểu số Ninh Thuận
luôn phát huy và nêu cao tinh thần đồn kết, hiếu học, một lịng đi theo Đảng
làm cách mạng, đã viết nên những trang sử anh hùng, làm rạng danh quê
hương Ninh Thuận trong đấu tranh chống ngoại xâm cũng như công cuộc xây
dựng quê hương ngày nay. Trong những năm qua, nhất là từ sau ngày tái lập
tỉnh, nền kinh tế - xã hội Ninh Thuận có những bước chuyển biến nhanh
chóng, tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm, y tế, giáo dục, văn hóa…
được cải thiện, đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh ngày càng được nâng
cao. Tuy nhiên do thời tiết khí hậu khơng thuận lợi, điểm xuất phát của nền
kinh tế thấp nên tỷ lệ đói nghèo cịn cao, đời sống vật chất và tinh thần của


×