Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Tìm hiểu phong cách thơ tản đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 195 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ NHƯ TRANG

TÌM HIỂU
PHONG CÁCH THƠ TẢN ĐÀ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:
60. 23. 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Nguyễn Thị Như Trang

TÌM HIỂU
PHONG CÁCH THƠ TẢN ĐÀ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:
60. 23. 34


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐỒN LÊ GIANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


MỤC LỤC

Trang

Dẫn luận………………………….……………………………….……………....

1

1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................

1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu…………………………………………………...

2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn………….

10

4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu…………………………………….....


11

5. Cấu trúc luận văn………………………………………………………….....

12

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SƠ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH THƠ
TẢN ĐÀ …..………………………………………………………………..

15

1.1. Giới thuyết về Phong cách nghệ thuật………………..…………………

15

1.2. Nền văn học giao thời và tác gia giao thời tiêu biểu: Tản Đà………….

22

1.3. Tản Đà - Một phong cách thơ.…………………………………………...

28

CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TẢN
ĐÀ…………………………………………………………………………………

32

2.1 Nhìn chung về hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Tản Đà………….


32

2.2. Cái tôi ngông nghênh, mộng và say……………………………………..

35

2.3. Cái tơi đa tình…………………………………………………………….

50

2.4. Cái tơi giang hồ, u cái đẹp …………………………………………….

57

2.5. Cái tôi Tản Đà - sản phẩm độc đáo của nền văn học buổi giao
thời……...................................................................................................................

68

CHƯƠNG 3: NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN PHONG CÁCH THƠ TẢN
ĐÀ...................................................................................................................

82

3.1. Các thể loại thơ ca Tản Đà………………………….........………………….

82


3.1.1 Nhìn chung về các thể thơ Tản Đà…………………...…………………


82

3.1.2 Dân tộc hóa thơ Đường luật (Đường luật khẩu ngữ thi) ……………..

85

3.1.3 Trở về với các thể loại thơ ca dân tộc…………………………………..

92

3.1.4 Đến với hát nói………………………………………………………….

106

3.1.5 Mở đường cho thơ Mới…………………………………………………

112

3.2. Ngôn ngữ thơ Tản Đà………..………………................................................

119

3.2.1 Sự đan xen giữa ngôn từ tượng trưng, ước lệ với ngôn từ đời thường, khẩu
ngữ…….………………………………………………………………..
3.2.2 Cách tân nhạc điệu trên nền nhạc điệu thơ ca truyền thống…………

120
131


3.2.3 Sự trùng khít giữa dịng thơ với câu thơ và tính trực giác trong tư duy thơ
Tản Đà………………………………………………………………………..

141

3.3 Giọng điệu thơ Tản Đà…..…………………………….................................

148

3.3.1 Giọng ngơng nghênh phóng túng………………………………………

149

3.3.2 Giọng cảm thương ưu ái…………………………….…………………

157

KẾT LUẬN……………………………………………….....................................

167

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..............

170

PHỤ LỤC………………………………………………........................................

178

Phụ lục 1…………………………………………………………………………


178

Phụ lục 2………………………………………………………………………....

182


1

DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài:
Nền thơ Việt Nam giai đoạn giao thời (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) đã
sản sinh ra thi tài văn học Tản Đà. Sứ mệnh đón chào thời đại thi ca mới trong xu
thế hội nhập thế giới đã thuộc về Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, người Nho sĩ cuối
mùa cấp tiến. Sáng tác của Tản Đà trải trên nhiều thể loại khác nhau. Bằng những
cách thức khác nhau, dường như đó là sự kiểm tra, tổng duyệt lại năng lực biểu đạt
nghệ thuật của toàn bộ hệ thống thể loại văn học truyền thống trước những đòi hỏi
mới mẻ nảy sinh từ thực tiễn đời sống văn học. Điều này lý giải vì sao trong tất cả
các bộ văn học sử, Tản Đà luôn được nhắc tới như một tác gia quan trọng của giai
đoạn văn học giao thời. Tài năng, thành tựu trên nhiều phương diện thơ ca của Tản
Đà cũng đã được khẳng định trong hàng nghìn trang sách của giới nghiên cứu. Địa
vị vững chắc của ông trong lịch sử văn học nước nhà là điều không còn cần phải
bàn luận. Song, trước những thử thách nghiệt ngã đối với vận mệnh thơ ca thế kỷ
XXI, việc nghiền ngẫm lại những gì tiền nhân đã gặt hái được trong quá trình lập
nghiệp, đặc biệt là thơ ca, có lẽ vẫn là điều bổ ích giúp ta hình dung được cốt lõi
diện mạo thơ Việt Nam buổi giao thời, giai đoạn khởi đầu đầy ý nghĩa trên bước
đường hiện đại hoá nền văn học dân tộc.
Tản Đà là một tác giả lớn của văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ
XX. Việc tiếp cận, khám phá, bình giá và lý giải sự nghiệp văn chương của Tản

Đà dù đã bắt đầu từ thuở ông đến với văn chương, nhưng đến nay vẫn cịn đang
tiếp tục. Ơng là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của văn chương giai
đoạn giao thời 1900 – 1930. Vì vậy, Tìm hiểu phong cách thơ Tản Đà cũng
chính là để hiểu rõ hơn đặc trưng về sự vận động của thơ văn từ thời trung đại
sang thời hiện đại: đó không phải là con đường thẳng, càng không phải chỉ bước
một lần là xong, mà phải qua những bước trung gian đầy kì khu khó nhọc nhưng
cũng đầy kỳ thú đáng để chúng ta tìm hiểu, khám phá. Hơn nữa, từ việc nghiên
cứu này, người viết có thể tìm ra những vấn đề chung mang tính quy luật cho tồn
bộ giai đoạn văn học khá phức tạp này.


2

Tản Đà là con người của giao thời. Vị trí giao thời cũng như những giá trị
nghệ thuật ông cống hiến cho nền văn học nước nhà ai cũng thừa nhận. Tuy vậy,
việc tìm hiểu thơ văn Tản Đà hầu như cũng chỉ mới dừng lại ở khám phá và soi
xét giá trị nội dung, khẳng định vai trò trung gian, chuyển giao giữa hai thời trung
đại và hiện đại, cịn việc tìm hiểu về phong cách thơ ơng thì chỉ mới dừng lại ở
việc phát hiện, ngợi ca từng phương diện nhỏ chứ chưa mổ xẻ thật tường tận, thấu
đáo một cách có hệ thống. Như vậy, thơ Tản Đà cần được nhìn nhận như một
chỉnh thể với những quy luật vận động nội tại dưới góc độ hình thức của nội dung.
Chúng tơi chọn đề tài Tìm hiểu phong cách thơ Tản Đà nhằm mục đích tìm hiểu
một cách đầy đủ và tồn diện sự đóng góp của Tản Đà cho thơ ca và cố gắng chỉ ra
những dấu hiệu thuộc tính riêng trong nội dung và nghệ thuật của thơ ông, để
khẳng định những phương diện cơ bản nhất, bản chất nhất thuộc Phong cách thơ
Tản Đà.
Thơ ca Tản Đà bấy lâu nay đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình
phổ thơng, nhất là ở bậc phổ thông trung học; được chọn giảng thành những
chuyên đề lớn trong các trường Đại học, trong các hội thảo khoa học lớn,... Chọn
đề tài Tìm hiểu phong cách thơ Tản Đà, chúng tơi muốn đóng góp một phần nhỏ

bé vào việc tìm hiểu, đánh giá một tác gia tiêu biểu nhất cho một giai đoạn văn học
Việt Nam được dạy trong nhà trường. Qua đề tài này người viết có thêm một dịp
tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về Tản Đà cũng như những đóng góp to lớn của ông
cho văn đàn Việt Nam. Hơn nữa, với tư cách cá nhân, chúng tơi mong muốn sẽ
tích lũy được nhiều hơn tri thức khoa học và phương pháp nghiên cứu để phục vụ
cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu sau này. Đồng thời đây cũng là một cách
thể hiện sự tâm đắc, ngưỡng mộ đối với Tản Đà mà người viết ấp ủ bấy lâu nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
1. Trên cơ sở những tư liệu tiếp cận, chúng tơi nhóm những tư liệu viết về
tác giả Tản Đà thành ba kiểu bài viết:
1.1 Kiểu bài viết thiên về những kỷ niệm riêng tư của người viết với nhà thơ
Tản Đà của các tác giả như Lưu Trọng Lư, Ngô Tất Tố, Phan Khôi, Nguyễn Tuân,


3

Đông Hồ, Đinh Hùng, Quách Tấn, Vũ Bằng, Xuân Diệu, Nguyễn Văn Phúc,…
Các bài viết này cung cấp cho người đọc những hiểu biết chi tiết, sống động về
con người, tính cách Tản Đà cũng như hồn cảnh ra đời của một số sáng tác cụ thể
của thi nhân.
1.2 Kiểu bài thẩm bình, cảm nhận về các sáng tác cụ thể của Tản Đà, gồm
có các tác giả: Phạm Quỳnh, Trương Tửu, Nguyễn Khắc Xương, Nguyễn Đình
Chú, Nguyễn Văn Hồn, Triêu Dương, Bùi Văn Nguyên, Trần Yên Hưng, Nguyễn
Hữu Cự, Nguyễn Văn Hạnh,… Giá trị của những trang viết này là giúp người đọc
tiếp cận những cách hiểu khác nhau về các vấn đề như: Tản Đà thuộc loại hình nhà
văn nào? có u nước hay khơng? tinh thần dân tộc được ông thể hiện như thế nào
trong văn chương?,… Đồng thời cung cấp những cách hiểu về các tác phẩm cụ thể
của Tản Đà.
1.3 Kiểu cơng trình có tính chất chuyên luận, chuyên khảo: tìm hiểu, phê

bình, đánh giá chung về toàn bộ văn nghiệp của Tản Đà hay một vài đặc điểm nổi
bật về nội dung và nghệ thuật văn chương Tản Đà. Kiểu cơng trình này chiếm số
lượng đơng đảo các bài viết. Đó là các bài viết như: Thi sĩ Tản Đà – Lê Thanh;
Tản Đà – Khối mâu thuẫn lớn – Tầm Dương; Vũ Ngọc Phan với phần viết về
Tản Đà trong Nhà văn hiện đại; Dành hẳn cho Tản Đà một chương trong các bộ
giáo trình của nhóm Lê Q Đơn (1957), Lê Trí Viễn (1961), Nguyễn Đình Chú
(1962), Phạm Thế Ngũ (1956), Thanh Lãng (1967), Trần Đình Hượu, Lê Chí
Dũng (1974, 1988, 1996), Phạm Văn Nhu (1987), hay trong Từ điển văn học
(1984),… Ngồi ra cịn có các bài viết tiêu biểu của Trần Ngọc Vương (1997)
trong Văn học Việt Nam, dòng riêng giữa nguồn chung; Xuân Diệu với Tiểu
luận Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu; Đặc biệt là các bài viết trong dịp Kỷ niệm 100
năm ngày sinh Tản Đà do khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội tổ chức năm 1988
và Hội nghị khoa học về Tản Đà do Viện Văn học tổ chức năm 1989 với nhiều
tham luận đáng chú ý như: Tản Đà nhà văn hóa tiền đạo, Hữu vô tương tác
trong thi pháp Tản Đà của Tầm Dương, Vấn đề thể loại văn học trong sáng tác
của Tản Đà – Lê Chí Dũng,…


4

2. Trong phạm vi tư liệu đã tiếp cận ấy, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến
những bài nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến Phong cách thơ Tản
Đà. Vì thế, trong phần lịch sử vấn đề, chúng tôi sẽ đi sâu vào kiểu bài thứ ba, có
liên quan trực tiếp đến đề tài mà chúng tơi thực hiện. Các cơng trình nghiên cứu
trên, bên cạnh việc cung cấp cho người đọc hiểu biết tổng quát về cuộc đời và sự
nghiệp văn chương cũng như những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong thơ
văn Tản Đà thì vấn đề Phong cách thơ Tản Đà cũng xa, gần được đề cập đến.
2.1 Trước hết là bài viết của Phạm Quỳnh khi Giới thiệu Khối tình con I
(1916) và Khối tình bản chính, bản phụ trên Tạp chí Nam Phong (1918). Xuất
phát từ mục đích riêng tư cá nhân, do “ghen ăn ghét ở” với Tản Đà, Phạm Quỳnh

đã phê bình lối văn chương “chạm lồng rồi lại chạm tỉa”, “thiệt là tinh, thiệt là
xảo” của “một tay thợ khéo” Tản Đà. Trong cái lối viết mỉa mai ấy, Phạm Quỳnh
đã xa gần đề cập đến cái tôi Mộng và Ngông cũng như tài năng về phương diện
nghệ thuật của Tản Đà.
Cũng viết về vấn đề này, Nguyễn Mạnh Bổng trong bài viết giới thiệu Tản
Đà vận văn (1944) đã nhận xét lối văn “điêu luyện óng chuốt” của “một tay thợ
quá ư công tế” cùng với lối làm văn “dễ nhớ, dễ cảm biết được” của Tản Đà đã
“đạt đến cái đích tuyệt đối của nghệ thuật”. Đây là hai bài viết dù cịn mang đậm
tính chủ quan cá nhân, nhưng bước đầu đã hướng đến tìm hiểu hình thức thơ văn
Tản Đà.
2.2 Tiếp đó, Nguyễn Triệu Luật trên Tao Đàn (số ra ngày 16/7/1939) đã hết
lời ca ngợi “Thơ Tản Đà hơn người về nhạc điệu” và chỉ ra một đặc trưng ngôn
ngữ thơ Tản Đà: “Lối văn Tản Đà có hai cái hay và hai nghiện”. Đó là “dập đúng
nhạc luật của tiếng Nam”, “dùng chữ rất táo bạo”, “nghiện chữ mà và chữ ai”.
Từ đó tác giả đi đến kết luận “Hai hay, hai nghiện ấy, theo ý riêng tôi, là bốn trụ
cho cả một văn nghiệp nhà thi hào”. Còn Phạm Văn Diêu trong Việt Nam văn học
giảng bình, (1961), cũng hết lời ca ngợi: “nói đến thơ ca, ơng quả thật là một
thiên tài. Dù là ở thể cách nào mặc lịng, điều mà ta nhận thấy vẫn là cái tính chất
phong phú trong mỹ cảm đẹp đẽ, kỳ tuyệt trong văn tự. Hình ảnh lại dễ dàng hào
hoa, âm điệu êm ả, tiêu dao dồi dào, gây thành những rung động tràn lan man


5

mác đi sâu vào lòng người…”. Ở các bài nghiên cứu trên, Phong cách thơ Tản
Đà được đề cập còn tản mạn, chưa đặt thành vấn đề riêng để đi sâu vào tìm hiểu
hệ thống, tồn diện, thấu đáo.
2.3 Tầm Dương trong Tản Đà khối mâu thuẫn lớn lại đặc biệt quan tâm
đến “kỹ thuật văn chương” của Tản Đà. Ông tìm hiểu phong cách thơ Tản Đà trên
phương diện nghệ thuật. Nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật nổi

bật trong thi ca Tản Đà như tận dụng khả năng gợi tả thần tình của nhạc điệu, kỹ
xảo mỹ từ pháp, thủ pháp tu từ, sử dụng hư từ thường xuyên, đắt nghĩa và phát
huy ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên cơng trình này nghiêng về lý giải “khối mâu
thuẫn lớn” trong Tản Đà từ nhiều góc độ chứ khơng đi sâu vào nghiên cứu Phong
cách thơ Tản Đà.
2.4 Nhà phê bình văn học Lê Thanh, trên Tao Đàn số về Tản Đà, 1939
cũng khẳng định tài năng nghệ thuật của thi nhân: “Thơ của ông là chất trong như
lọc với những cảnh tượng không rõ rệt, những hình ảnh lờ mờ, ơng vẽ nên những
bức tranh tuyệt bút, với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng,
ông làm nên những câu thơ tuyệt mỹ”. Trương Tửu cũng đã ca ngợi những đóng
góp lớn lao của thiên tài Tản Đà về phương diện hình thức nghệ thuật trong bài
viết Tản Đà một ảo thuật gia về chữ, âm thanh và nhạc điệu. Nhà nghiên cứu
cũng đi đến kết luận ngợi ca Tản Đà là một “Kỹ sư điều khiển cái máy từ ngữ Việt
Nam”. Tuy nhiên những bài viết này mang tính phát hiện, ngợi ca chứ không đi
sâu vào nghiên cứu hệ thống.
2.5 Xuân Diệu – người rất yêu thơ Tản Đà, trong bài Công của thi sĩ Tản
Đà trên báo Ngày nay (số 167, 1939) cũng khẳng định tài nghệ: “dùng chữ tinh
xảo, các mẹo luật ly kì và âm nhạc chảy trôi, bay bướm” của Tản Đà. Nhà nghiên
cứu cũng chỉ rõ “Tản Đà là thi sĩ đầu tiên mở đường cho thơ Việt Nam hiện đại.
Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ một cách đường hồng, bạo
dạn, dám có một bản ngã, dám giữ một cái Tơi”. Từ đó, Xn Diệu đi đến khẳng
định Tản Đà “là người đầu tiên trong thơ Việt Nam hiện đại, là cái mầm thứ nhất
của thơ chân thành, Tản Đà còn là một thi sĩ rất An Nam”.


6

2.6 Tác giả Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam khi nhìn lại
“một cuộc cách mạng trong thi ca” cũng đã Cung chiêu anh hồn Tản Đà lên địa
vị là người mở màn cho thơ Mới với những đóng góp về nội dung và nghệ thuật.

Cịn Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, quyển hai, năm 1942 cũng có một cái
nhìn khá tinh tế về thơ Tản Đà qua việc tìm hiểu ảnh hưởng của thơ Hồ Xuân
Hương, Tú Xương, Nguyễn Du trong nội dung và nghệ thuật thơ văn Tản Đà. Từ
đó, nhà nghiên cứu đi đến nhận định “Thơ của ông giản dị, trong sáng, lại diễn tả
tâm hồn Việt Nam đủ mọi vẻ màu, nên thơ ông quyết nhiên sẽ là thơ bất hủ và có
lẽ trên thi đàn gần đây, ơng đứng nhất”. Những bài viết này có tính chất tổng hợp
những ảnh hưởng từ thi pháp truyền thống trong thơ Tản Đà, chú ý đến đóng góp
ở phương diện cái tơi thốt ly và đóng góp ở phương diện hình thức trong thơ Tản
Đà, đi đến khẳng định vai trò dọn đường của thi nhân trong tiến trình hiện đại hóa
văn học Việt Nam.
2.7 Sau đó, Trịnh Vân Thanh trong Giảng luận Việt văn, in năm 1971 đã
dành nhiều trang ca ngợi công của thi sĩ Tản Đà đối với văn học dân tộc qua việc
phân tích cái mới của Tản Đà về phương diện nội dung và hình thể thi ca trong
giai đoạn giao thời. Nhà nghiên cứu đi đến kết luận: về nội dung “Với Tản Đà, tình
cảm đã được đặt lên hàng đầu và chính tình cảm đã vẽ nên những nét lãng mạn rõ
rệt trong thơ ca Tản Đà”; về hình thức nghệ thuật, Tản Đà đóng góp đa diện từ thể
thức, cấu tạo, âm điệu, cách dùng chữ,… Những cái mới này đã “đánh dấu một
bước tiến rõ rệt trong phong trào thi ca Việt Nam”. Còn Phạm Văn Diêu trong
Việt Nam văn học giảng bình từ những tìm hiểu chung về Tản Đà cũng đã đi đến
kết luận phong cách dân tộc đặc sắc ở Tản Đà.
2.8 Việc tìm hiểu và đánh giá về thơ văn Tản Đà khá đa dạng và phong
phú. Có thể nói, các cơng trình nghiên cứu kể trên đều nêu lên những biểu hiện tư
tưởng, xác định vị trí, sự cống hiến to lớn của Tản Đà về nội dung cũng như nghệ
thuật trong nền văn chương Việt Nam. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng tình
ca ngợi một tài hoa thi ca, một luồng gió thơm mát giữa lằn ranh văn học trung đại
và hiện đại, đến tính chất giao thời trong thơ ca Tản Đà: cái cũ đang tồn tại và cái
mới manh nha,…. Vấn đề Phong cách thơ Tản Đà được đặt ra hoặc ít, hoặc


7


nhiều; hoặc tản mạn, hoặc tập trung vào những vấn đề như hình tượng, ngơn từ,
thể loại,… chứ chưa được trình bày một cách hệ thống.
3. Các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về thơ văn Tản Đà đưới nhiều góc
độ. Ngồi những cơng trình cịn mang tính tản mạn, chưa hệ thống ở trên, chúng
tôi đặc biệt chú ý đến các cơng trình trực tiếp đề cập đến Phong cách thơ Tản Đà
ở nhiều phương diện. Đây là những cơng trình giúp bản thân người viết có được
những định hướng chắc chắn hơn trong khi thực hiện đề tài.
3.1 Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III,
1968 sau khi tóm tắt những đóng góp về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Tản
Đà. Qua đó nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đóng góp to lớn của Tản Đà đối với
văn học dân tộc. Nhà nghiên cứu nêu rõ ý nghĩa “luồng gió mới” mà Tản Đà tạo
nên cho văn học bấy giờ chính là “chủ nghĩa lãng mạn” mà sau này thơ Mới đã kế
tục và phát huy tạo nên những thành công rực rỡ. Phạm Thế Ngũ đánh giá thơ Tản
Đà về những đặc sắc nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra một
số hạn chế trong nghệ thuật thơ Tản Đà “đôi khi tập cổ quá, ông trở thành sáo
rỗng, lâm ly, rẻ tiền”. Những nhận định này có phần chủ quan, cực đoan nhưng
nhà nghiên cứu cũng đã tổng hợp được những đóng góp chung của Tản Đà trên
nhiều phương diện. Nhà nghiên cứu cũng thống nhất khi xác định vai trị “gạch
nối sang thơ Mới” của Tản Đà. Cơng trình cũng đã chỉ ra “cây bút thơ ông đã đi
quá cổ nhân và đưa ông lại gần thơ Mới sau này”.
3.2 Phạm Văn Diêu trong Việt Nam văn học giảng bình, năm 1970 cũng đề
cập đến hình thức nghệ thuật thơ văn của Tản Đà qua việc khẳng định tính chất
giao thời của thi nhân: “Tản Đà đã làm trẻ lại những hình thức cổ truyền và đủ
siêng năng đi tìm những hình thức mới có khả năng chứa đựng tâm tình và tư
tưởng phóng túng, tự do hơn, đã làm cả một cơng cuộc bàn giao tốt đẹp. Ơng là
người của hai thế kỷ”. Tuy nhiên nhà nghiên cứu vẫn chưa có cái nhìn thật rõ ràng,
đầy đủ về các yếu tố hình thức thơ ca Tản Đà và chưa thấy được hết ý nghĩa của
nó.
3.3 Trong cuốn Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, Tập 4b (Nguyễn

Đình Chú, Lê Trí Viễn – NXB. Giáo dục – 1965), khi nói đến loại hình thơ của


8

văn học đã đề cập đến Tản Đà và các nhà thơ khác như Đơng Hồ, Đồn Như
Kh, Trần Tuấn Khải. Tác giả đã có những nhận xét về những đóng góp của Tản
Đà ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác. Những nhận định
này cũng ít nhiều giúp người viết có cái nhìn khái quát về “Phong cách thơ Tản
Đà”.
3.4 Năm 1974, trong giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời
1900 – 1930 được biên soạn và giảng dạy ở Đại học Tổng hợp, in rơ-nê-ơ năm
1977, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đặt Tản Đà vào giai đoạn giao thời Đông –
Tây để lý giải các sáng tác của ông. Với cơng trình này, “Phong cách tác giả Tản
Đà” bước đầu đã được đặt ra và lý giải nhưng mang tính loại hình tác giả nhiều
hơn là hình thức thơ. Tuy nhiên cơng trình nghiên cứu này là những luận điểm bổ
ích giúp người viết định hướng đề tài.
3.5 Nguyễn Khắc Xương trong bài viết Vấn đề Tản Đà dưới ánh sáng tư
duy mới đã trực tiếp đề cập đến sự đổi mới về hình thức thơ ca của Tản Đà: “Tản
Đà là người đầu tiên trong văn học Việt Nam áp dụng hình thức thơ mới thích hợp
với nội dung mới của thời đại”. Tuy nhiên cái hình thức thơ mới ơng nói đến ở đây
chỉ là cái cũ tự do nhất trong số những cái cũ mất tự do chứ không thực sự là cái
mới. Bài viết Hữu vô tương tác trong thi pháp Tản Đà của Tầm Dương và Vấn
đề thể loại văn học trong sáng tác của Tản Đà của nhà nghiên cứu Lê Chí
Dũng,… đã trực tiếp đề cập đến Phong cách thơ Tản Đà. Hai cơng trình này với
những đóng góp sâu sắc là một định hướng quan trọng cho người viết khi thực
hiện đề tài này.
3.6 Phần viết về Tản Đà trong Văn học Việt Nam, dòng riêng giữa nguồn
chung, 1998, Trần Ngọc Vương đã nêu lên những nhận định mới và có tính chất
khái quát về Tản Đà. Từ những nghiên cứu, tác giả đã đi đến kết luận cương vị của

nhà nho tài tử Tản Đà với sự nổ lực vượt lên trên mình và là sự đóng góp cuối
cùng cho sự ra đời một nền văn học mới. Cơng trình này mang tính lý giải tồn
diện sự nghiệp thơ ca Tản Đà chứ chưa phải là một cơng trình nghiên cứu tổng
hợp về “Phong cách thơ Tản Đà”.


9

3.7 Trong hai cuộc hội thảo với quy mô lớn nhân kỷ niệm một trăm năm
ngày sinh và năm mươi ngày mất Tản Đà vào năm 1988 và 1989, đề dẫn Về nội
dung tính giao thời khi nghiên cứu sáng tác của tản Đà của Trần Đình Hượu đã
đi sâu vào giải quyết những điểm vốn đặt ra trong giáo trình trước đó. Tiếp đó, nhà
nghiên cứu Lê Chí Dũng với bài viết Tính chất giao thời trong của lời nói văn
chương trong sáng tác Tản Đà cũng đã đưa ra cái nhìn cụ thể, hệ thống về ngơn
ngữ thơ ca Tản Đà, nhất là cung cấp cho người viết một cái nhìn khá tồn diện về
đóng góp của Tản Đà ở phương diện thể loại. Những đánh giá của các cơng trình
trên mang tính tổng hợp tồn bộ văn nghiệp Tản Đà. Đây là những bài viết có tính
định hướng trực tiếp để người viết thực hiện đề tài Tìm hiểu phong cách thơ Tản
Đà.
3.8 Một số luận văn cao học giai đoạn gần đây viết về Tản Đà cũng ít nhiều
đề cập đến Phong cách thơ Tản Đà. Luận văn của Phan Thị Mỹ Hằng với đề tài
Thơ Tản Đà trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900-1945),
(1998) đề cập đến những đóng góp về cả nội dung và hình thức thơ ca Tản Đà
trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. Vũ Hào Hiệp trong luận văn viết
năm 2000 cũng đã đế cập đến Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Tản Đà một cách
cụ thể và thấu đáo. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn và với phương pháp tiếp
cận cụ thể, tác giả chưa đi sâu cũng như chưa làm nổi bật thế giới nghệ thuật thơ
Tản Đà như một chỉnh thể toàn vẹn. Các bài viết trên đề cập đến một vài phương
diện trong Phong cách thơ Tản Đà nhưng chưa khái quát hệ thống. Những luận
điểm này cũng là những gợi ý rất hữu ích đối với người viết trong quá trình thực

hiện đề tài.
4. Như vậy, việc nghiên cứu và đánh giá Tản Đà trong giai đoạn giao thời
1900 – 1930 là một việc không dễ. Đánh giá về Phong cách thơ Tản Đà có
những ý kiến khác nhau hoặc về phương diện nội dung hoặc về phương diện nghệ
thuật. Đó là ý kiến hết sức q báu nhưng chưa có bài viết nào xem xét, đánh giá
về phong cách thơ Tản Đà một cách toàn diện. Những ý kiến này mang tính chất
gợi ý, định hướng để chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Tìm hiểu phong cách
thơ Tản Đà. Với những đánh giá, phân tích ở trên; trên tinh thần học hỏi, kế thừa


10

và cố gắng tìm tịi, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài với mong muốn góp một
phần nhỏ trong việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ văn của ông một cách hệ
thống trong khả năng người viết có thể làm.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn
3.1. Mục đích
Đề tài có mục đích tìm hiểu, thẩm định, đánh giá phong cách nghệ thuật thơ
Tản Đà ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Chúng tôi hy vọng
qua từng phần đánh giá, thẩm định có thể đóng góp cho sự nhận biết gương mặt
thơ ca của Tản Đà. Cũng mong đây chính là điều đóng góp nhỏ bé của luận văn
trong quá trình tiếp cận và giải mã thơ Tản Đà.
3.2. Nhiệm vụ
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu văn bản thơ có kết hợp với các yếu tố thời
đại, thân thế và hoàn cảnh cá nhân của nhà thơ, luận văn nhằm khám phá phong
cách thơ Tản Đà một cách tổng thể bao hàm các thành tố cấu trúc và quy luật cấu
trúc riêng, thể hiện quá trình cái tơi nhà thơ nội cảm hóa thế giới khách quan bằng
tưởng tượng của mình. Một mặt, thế giới nghệ thuật ấy gắn liền với kinh nghiệm
cá nhân, với phong cách sáng tác chủ quan của nhà thơ, mặt khác nó phản ảnh

trình độ nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử, một thời đại nhất định. Tìm hiểu
phong cách thơ Tản Đà vừa như sản phẩm sáng tạo độc đáo của một cá nhân,
vừa đại diện cho kiểu sáng tác, kiểu tư duy nghệ thuật của bộ phận thơ đóng vai
trị làm gạch nối giữa thơ cũ trung đại và thơ mới lãng mạn.
Khi thực hiện đề tài, ngoài những giới thuyết, luận văn đặt ra nhiệm vụ
nghiên cứu hình tượng cái tơi trữ tình và những phương thức, phương tiện tiêu
biểu đặc sắc trong thơ Tản Đà. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích mối tương quan
biện chứng giữa nội dung, hình thức trong sáng tác thơ và khát quát Phong cách
thơ Tản Đà.
3.3. Đóng góp mới của luận văn


11

Thực hiện được các nhiệm vụ trên, luận văn sẽ làm nổi bật được những nét
đặc sắc của thơ Tản Đà trong cái nhìn chỉnh thể. Kết quả của luận văn một mặt
khẳng định bản sắc riêng độc đáo của ngịi bút Tản Đà, mặt khác góp phần nhìn
nhận q trình vận động của lịch sử thơ ca dân tộc từ góc độ thi pháp học. Hy
vọng kết quả của luận văn cũng có tác dụng góp phần phục vụ công việc giảng
dạy, học tập thơ Tản Đà trong nhà trường hiện nay.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tư liệu có được, luận văn tập trung “Tìm hiểu phong
cách thơ Tản Đà” dưới cái nhìn tổng thể. Trong khn khổ đề tài, chúng tơi chỉ
đi vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Tản Đà. Cụ thể người viết sẽ đi khảo sát
các văn bản thơ Tản Đà in trong Tản Đà toàn tập, tập 1, phần thơ, gồm 545 trang,
2001, Nguyễn Khắc Xương sưu tầm, biên soạn và giới thiệu. Phần văn xuôi với
các tác phẩm Tản Đà văn tập, Giấc mộng con I, Giấc mộng con II, Khối tình,
Thần tiền, Tản Đà tùng văn, Thề non nước, Kiếp phong trần, Trần ai tri kỷ,
Tản Đà nhàn tưởng, Giấc mộng lớn, Tản Đà xuân sắc,... chỉ mang tính chất

tham khảo để có cái nhìn tồn diện, bao qt hơn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau:
4.2.1. Phương pháp lịch sử - xã hội:
Tản Đà là một nhà nhà văn, nhà thơ sống và sáng tác trong một giai đoạn
văn học đầy phức tạp (1900 – 1930). Vì vậy khi Tìm hiểu phong cách thơ Tản
Đà, chúng tơi đặt và lí giải phong cách tác trên chiều của lịch sử, xã hội, từ đó lí
giải và làm nổi bật Phong cách thơ Tản Đà trong tiến trình lịch sử văn học dân
tộc.
4.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp


12

Đây là phương pháp quan trọng nhất, cơ bản nhất mà chúng tơi sử dụng để
phân tích, tổng hợp từ cấp độ nội dung đến nghệ thuật của các sáng tác thơ Tản
Đà.

4.2.3. Phương pháp so sánh hệ thống
Phương pháp so sánh nhằm mục đích phát hiện những điểm khu biệt và
tương đồng của thơ Tản Đà với thơ ca trung đại cũng như thơ ca hiện đại. Từ đó,
khái quát nên Phong cách thơ Tản Đà và làm rõ những đóng góp của nhà thơ
giao thời cho nền văn học dân tộc ở đầu thế kỉ XX.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số thao tác như thống kê, loại hình,...
trong quá trình thực hiện đề tài.
5. Cấu trúc của luận văn
Phù hợp với lôgic nội tại của vấn đề đặt ra, ngoài phần dẫn nhập (13 trang)
và phần kết luận (4 trang), luận văn được triển khai trong 3 chương lớn:
Ở Chương 1, chúng tơi đi tìm hiểu Những cơ sở lý luận nghiên cứu
phong cách thơ Tản Đà. Ở phần giới thuyết về phong cách nghệ thuật, chúng tôi

đặc biệt quan tâm đến phong cách tác giả và hình tượng cái tơi trữ tình trong
phong cách tác giả. Từ vấn đề giới thuyết, chúng tơi tìm hiểu về tác giả Tản Đà đặt
trong bối cảnh nền văn học giao thời những năm đầu thế kỷ XX. Cuối cùng, người
viết đi đến khẳng định vai trò tiêu biểu nhất mà Tản Đà đến với văn học nước nhà
là một nhà thơ có phong cách độc đáo, tài hoa – một nhà thơ giao thời. Chúng tôi
triển khai chương này bằng các đề mục sau:
1.1. Giới thuyết về Phong cách nghệ thuật
1.2. Nền văn học giao thời và tác gia giao thời tiêu biểu: Tản Đà
1.3. Tản Đà - Một phong cách thơ
Tiếp theo, ở Chương 2, chúng tơi triển khai tìm hiểu Phong cách thơ Tản
Đà về mặt nội dung qua hình tượng cái tơi trữ tình độc đáo của thi nhân. Đó là
hình tượng của một cái tơi đa diện: ngơng, mộng, say, đa tình, giang hồ,... đậm
chất nhà Nho tài tử. Hình tượng cái tơi trữ tình đó làm nên diện mạo cho một tác


13

giả giao thời, đồng thời cũng chứa đựng những mâu thuẫn, phức tạp của một giai
đoạn văn học đầy biến động: văn học giao thời. Chúng tôi triển khai chương 2
bằng các đề mục sau:

2.1 Nhìn chung về hình tượng cái tơi trữ tình trong thơ Tản Đà
2.2 Cái tơi Ngơng nghênh, Mộng và Say
2.3 Cái tơi đa tình của bậc tài tử
2.4 Cái tôi giang hồ yêu cái đẹp
2.5 Cái tôi Tản Đà - sản phẩm độc đáo của nền văn học buổi giao thời.
Ở chương cuối cùng của luận văn, Chương 3, chúng tơi đi tìm hiểu Những
phương thức thể hiện phong cách thơ Tản Đà trên ba nội dung lớn: Thể thơ,
Ngôn ngữ và Giọng điệu.
Phần thể thơ, sau khi nhận định chung về các thể loại thơ Tản Đà, chúng tơi

tìm hiểu bốn đóng góp lớn của Tản Đà về phương diện thể loại. Phần Thể thơ
được chúng tôi triển khai với những mục như sau:
3.1.1 Nhìn chung về các thể thơ Tản Đà
3.1.2 Dân tộc hóa thơ Đường luật (Đường luật khẩu ngữ thi)
3.1.3 Trở về với các thể loại thơ ca dân tộc
3.1.4 Đến với hát nói
3.1.5 Mở đường cho thơ Mới
Phần ngơn ngữ thơ Tản Đà, chúng tơi tìm hiểu những đóng góp của Tản Đà
trên ba phương diện: từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp. Ở mỗi phương diện chúng tôi
cố gắng tìm hiểu những cái mới – cũ đan cài làm nên phong cách của tác giả giao
thời. Đóng góp nổi bật nhất về phương diện từ vựng thơ Tản Đà đó là Sự đan xen
giữa ngơn từ tượng trưng, ước lệ với ngôn từ đời thường, khẩu ngữ; về phương
diện ngữ âm là sự Cách tân nhạc điệu trên nền nhạc điệu thơ ca truyền thống;
còn về phương diện ngữ pháp đó là Sự trùng khít giữa dịng thơ với câu thơ và


14

tính trực giác trong tư duy thơ Tản Đà. Phần này được chúng tôi triển khai thành
ba đề mục như sau:

3.2.1 Sự đan xen giữa ngôn từ tượng trưng, ước lệ với ngôn từ đời
thường, khẩu ngữ
3.2.2 Cách tân nhạc điệu trên nền nhạc điệu thơ ca truyền thống
3.2.3 Sự trùng khít giữa dịng thơ với câu thơ và tính trực giác
trong tư duy thơ Tản Đà
Phần giọng điệu thơ Tản Đà, chúng tơi tìm hiểu hai giọng điệu chính làm
nên giọng điệu đặc trưng của Tản Đà và triển khai thành hai đề mục chính như
sau:
3.3.1 Giọng Ngơng nghênh phóng túng đầy hóm hỉnh, hài hước

3.3.2 Giọng cảm thương ưu ái
Ngồi phần chính văn ra, luận văn cịn có phần phụ lục gồm hai phần: phần
một là những bảng số liệu người viết thống kê trong quá trình thực hiện đề tài;
phần hai với mục đích soi sáng thêm cho những nhận định ít nhiều có tính chất
chủ quan của các nhà nghiên cứu, nhất là chủ quan của chúng tơi, người viết có
dụng ý tập hợp và trình ra những ý kiến do chính Tản Đà phát biểu về thơ văn,
nghệ thuật. Đó là những quan niệm văn chương được Tản Đà phát biểu bằng thơ
và bằng văn xuôi.


15

Chương 1.
CƠ SƠ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH THƠ TẢN ĐÀ

1.1. Giới thuyết về Phong cách nghệ thuật
Phong cách nghệ thuật là nét đặc sắc, độc đáo của chủ thể sáng tạo văn học
thể hiện trong sự thống nhất giữa hình thức và nội dung. Theo Lại Nguyên Ân
trong Từ điển thuật ngữ văn học thì “Phong cách là những nét chung, tương đối
bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu
biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn
học, một nền văn học nào đó” [3, tr 254]. Cịn Phan Ngọc thì cho rằng “Phong
cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một
cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một
thời đại, một thể loại, hay một tác giả” [77, tr 9]. Như vậy, nói đến phong cách là
muốn nhấn mạnh đến cá tính của chủ thể sáng tạo trong tác phẩm.
Theo Phương Lựu thì “phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như
nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu
tú” [70, tr 89]. Còn Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn, tư tưởng và phong cách
gắn phong cách với cá tính nhà văn. Ơng quan niệm “Văn chương là một hình thái

ý thức xã hội có đặc trưng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến năng khiếu và tài nghệ,
cần cá tính và phong cách” [72, tr 15]. Rồi sau đó, trong Nhà văn Việt Nam hiện
đại: chân dung và phong cách, ông chỉ ra phong cách “phụ thuộc vào những thói
quen tâm lý và những sở trường riêng của nhà văn” [73, tr 24].
Như vậy, dù bề mặt từ ngữ có thể chưa trùng khít, và dù cách tiếp cận có
khác nhau, nhưng vấn đề nội hàm khái niệm phong cách trong lí luận văn học


16

dường như đã có một sự thống nhất nhất định. Các nhà nghiên cứu đều đồng loạt
nhấn mạnh đến nét riêng, sự khu biệt, bản sắc của một cá nhân, một tác phẩm, hay
một thời đại khi nói về phong cách. Có thể nói, phong cách là sự biểu hiện hồn
mỹ vào tác phẩm cái nhân cách, tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo. Đây là
một phạm trù quan trọng vào bậc nhất trong nghiên cứu văn học.
Từ xa xưa, phương Tây cũng như phương Đơng, đã có quan niệm: Phong
cách là bản thân con người, hay nói ngắn gọn hơn, “văn như kỳ nhân”, văn tức là
người. Nhưng cũng cần phải nói rõ hơn, phong cách một tác giả khơng giản đơn
chỉ là tính độc đáo về đề tài, chủ đề, ngơn ngữ, thể loại mà cịn là quy luật riêng
của mỗi chủ thể sáng tạo nghệ thuật. Tính chất cá thể ở đó là vơ cùng rõ nét. Mỗi
nhà văn trong quá trình sáng tác đều có cho mình một lựa chọn tiêu biểu. Điều đó
đã hình thành nên những nét riêng biệt mà người ta có thể soi rọi vào đó để phân
biệt tác giả này với tác giả khác, thời đại này với thời đại khác. Tuy nhiên, không
phải sự lựa chọn tiêu biểu nào cũng tạo nên dấu ấn. Chỉ những chủ thể sáng tạo có
năng lực và cá tính độc đáo mới làm nên một phong cách riêng cho chính mình.
Quan trọng hơn, việc “nhận diện” ra phong cách không thuộc về chủ thể sáng tạo
mà thuộc về độc giả và cả những thước đo của thời gian.
Trong văn học, phong cách là sự thống nhất chủ quan và khách quan trong
quá trình sáng tác. Nhà văn bên cạnh việc vượt lên trên mọi sự mô phỏng giản đơn
đối với tự nhiên còn phải vừa vượt lên trên cái tác phong, kiểu cách chủ quan của

cá nhân mình. Có thể nói, phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự
thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu
hiện nghệ thuật. Nó làm bật lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn,
trong tác phẩm riêng lẻ hay trong trào lưu văn học.
Hiện đã có nhiều cơng trình lí thuyết trong và ngồi nước nghiên cứu về
phong cách. Cơng trình Lí luận về phong cách (1968) của A.N. Sokolov đã khẳng
định phong cách là một hiện tượng nghệ thuật, thể hiện quy luật của nghệ thuật, là
phạm trù thẩm mỹ trong tất cả mọi nghệ thuật. Bản chất của nó là sự thống nhất
của mọi thành tố nghệ thuật theo những quy luật đặc thù. Đồng quan điểm với
A.N. Sokolov, D.X. Likhashop trong Con người trong văn học Nga cổ và Thi


17

pháp văn học Nga cổ quan tâm đến phong cách như là “hệ thống hình thức và nội
dung”, “là sự thống nhất của cái nhìn với các phương pháp nghệ thuật”. Theo
ông, phong cách bao giờ cũng là sự thống nhất nghệ thuật, thống nhất xuyên suốt
của hình thức tác phẩm và nội dung của nó.
Ở Việt Nam, phong cách học ra đời tương đối muộn. Các cơng trình về
phong cách học rất ít. Đó là cơng trình Dẫn luận phong cách học của Nguyễn
Thái Hòa, Viết về phong cách ngơn ngữ thì có các cơng trình Tu từ học của Đinh
Trọng Lạc, Phong cách học tiếng Việt hiện đại của nhóm Cù Đình Tú, Lê Anh
Hiền, Nguyễn Ngun Trứ, Phong cách học và đặc điểm tu từ của Cù Đình Tú,…
Các cơng trình phong cách nghệ thuật cịn mang tính rải rác như quan niệm phong
cách nghệ thuật của Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học, Nguyễn Khắc
Sính trong Phong cách thời đại nhìn từ một thể loại văn học, Nguyễn Đăng
Mạnh trong Nhà văn tư tưởng và phong cách, Phan Ngọc với Tìm hiểu phong
cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều,…
Xét về bản chất của phong cách, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng: phong cách
trước hết phải là một dấu hiệu độc đáo, không lặp lại, đánh dấu phẩm chất thẩm

mỹ riêng biệt của một hiện tượng hay một cá nhân văn học nào đó. Đó là sự sáng
tạo, sự mới mẻ làm nên vẻ riêng biệt ít thấy ở hiện tượng văn học khác nhưng lại
nhất quán, xuất hiện thường xuyên ở một hiện tượng văn học cụ thể. Sự bền vững,
nhất quán là cái cốt lõi, cái trong bản chất, cịn trong q trình triển khai thì phong
cách lại địi hỏi sự đa dạng và đổi mới. Muốn đạt được yêu cầu ấy, phong cách cần
phải có phẩm chất thẩm mỹ, nghĩa là khi nói tới một hiện tượng văn học nào đó có
phong cách thì hiện tượng văn học ấy phải mang lại cho người đọc, người xem,
người nghe một sự hưởng thụ thẩm mỹ dồi dào. Cũng cần lưu ý thêm phẩm chất
thẩm mỹ này khơng chỉ thuần túy về mặt hình thức, kỹ thuật mà tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể nó sẽ được biểu hiện chủ yếu ở phạm vi nội dung hay
phạm vi hình thức. Bên cạnh đó, phong cách còn là phẩm chất của chỉnh thể.
Nghĩa là phong cách mang “tính hệ thống”, “tính thống nhất”, “tính tổng hịa”...
Nói cách khác, phong cách là phẩm chất của hệ thống thể hiện qua các yếu tố chứ
không phải là phẩm chất do tổng cộng các thuộc tính của các bộ phận của tác


18

phẩm. Phong cách là phẩm chất xuyên suốt qua các yếu tố tác phẩm, qua các tác
phẩm của một tác giả hoặc các tác giả của một trào lưu nghệ thuật.
Khi nói phong cách nghệ thuật là tính độc đáo của hình thức nghệ thuật thì
đó khơng phải là hình thức cụ thể của một tác phẩm cụ thể, cá biệt là cái hình thức
được lặp đi lặp lại, vừa thống nhất vừa đa dạng trong nhiều tác phẩm khác nhau
của một nhà văn, một trường phái hay một thời đại văn học, nghệ thuật,… Do các
đặc điểm được lặp đi lặp lại tương đối thường xuyên, ít thay đổi nên phong cách là
phẩm chất tương đối ổn định của sáng tác. Ổn định là cơ bản, nhờ thế nó mới trở
thành phong cách để phân biệt với các phong cách khác. Nói như vậy khơng có
nghĩa sự ổn định này là sự lặp lại giản đơn, nghèo nàn mà ổn định ở đây có sự
phong phú đa dạng, có biến đổi.
Rõ ràng, phong cách là gương mặt tinh thần, là bản thân con người với

những phẩm chất trí tuệ, tình cảm, cá tính cụ thể. Tư duy, hệ hình tư duy, thái độ
cảm xúc, quan niệm giá trị tạo thành hình thức cảm nhận của chủ thể. Hình thức
cảm nhận của chủ thể dẫn đến những phát hiện mới về hình thức, bút pháp, kỹ
thuật, tạo thành nền tảng của phong cách. Như vậy, phong cách là hình thức của
chủ thể. Do đó nên phong cách có quan hệ mật thiết với phương pháp nghệ thuật.
Có thể hiểu khơng phải mọi hình thức chủ thể có thể tạo thành phong cách mà là
các hình thức chủ thể tạo thành giá trị nghệ thuật.
Và, vì thế, khơng phải tác giả nào cũng có phong cách, thể loại nào cũng có
phong cách và thời đại nào cũng có phong cách. Để có được phong cách riêng, đó
là thiên tài và nỗ lực lao động của người cầm bút. Một tác giả chỉ có được phong
cách riêng khi đọc vài câu người ta có thể đốn biết tác giả là ai, và bản thân
phong cách đó phải có một ý nghĩa thiết thực với việc làm đa dạng và phong phú
đời sống văn học. Để người ta có thể “đốn biết”, trước hết, tác giả đó phải có một
ngơn ngữ, một giọng điệu rõ nét, nổi bật, nhưng phải khác biệt. Điểm khác biệt đó
là yếu tố căn bản nhất để người đọc có thể nhận diện và gọi tên tác giả cũng như
phong cách tác giả. Một nhà văn có phong cách phải là một nhà văn có tiếng nói
mới cho văn học. Tiếng nói ấy đề cập đến vấn đề cuộc sống một cách sáng tạo,
độc đáo, tạo nét riêng. Thông qua vấn đề phản ánh trong các tác phẩm, nhà văn


19

phải thể hiện được một lập trường tư tưởng vững vàng, có một cái nhìn độc đáo,
tiến bộ, xứng đáng nếu không sẽ dễ bị quên lãng.
Cái độc đáo của tác phẩm phải là cái mới lạ, cái sáng tạo chứ khơng phải cái
rập khn. Văn chương có thể là mơ phỏng dựa trên chất liệu của người khác
nhưng nó phải được nhà văn nghiền ngẫm thành cái riêng của chính mình. Mặt
khác, khơng phải bất kì một cái sáng tạo mới lạ nào cũng trở thành phong cách mà
nó phải có một giá trị thẩm mĩ. Hay nói cách khác nó phải có sự rung cảm mãnh
liệt, nó tạo cho con người hướng đến cái “Chân, thiện, mỹ”. Đồng thời cái hay đó

nó cần phải có tính chất bền vững, tức nó được thể hiện trong nhiều tác phẩm, tạo
thành một lối mịn tư duy, khn đúc nên một quan niệm nghệ thuật bền vững, chứ
không xuất hiện như là một hiện tượng văn học.
Như vậy, việc tạo nên phong cách của bất kì của một nhà văn nào nó cũng
có địi hỏi thể hện trên hai phương diện cả hình thức lẫn nội dung. Hai yếu tố này
hồ quyện vào nhau tạo ra những giá trị thẩm mỹ đặc sắc, chứ không đơn thuần là
kĩ năng hay nội dung. Phan Ngọc đã cho rằng: “Trong phong cách có nội dung,
nhưng nội dung được xây dựng theo cái hình thức riêng thích hợp với phong cách
này” [77, tr 10]. Rõ ràng, muốn chỉ ra phong cách của một tác giả, khi tìm hiểu về
nội dung, chúng ta phải xem xét việc hình thức hóa nội dung và khi tìm hiểu về
hình thức, chúng ta phải chỉ ra tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung.
Hơn thế, khi xem xét phong cách một tác giả, chúng ta còn phải quan tâm
đến yếu tố thời đại, tức là xét mối quan hệ giữa tác giả với thời đại vì “phong cách
một nhà văn, dù có vĩ đại đến đâu, cũng phải phản ánh phong cách thời đại” [77,
tr 12]. Nhà văn sống trong một xã hội nhất định, mang tư tưởng thời đại, phản ánh
con người và sự biến động xã hội đó. Cuộc sống trong các tác phẩm là hình ảnh
thu nhỏ của xã hội bên ngồi. Vậy bao giờ một tác phẩm ra đời nó cũng gắn liền
với thời đại xã hội nhất định, mà tác phẩm là tác phẩm do nhà văn sáng tạo, nếu
nhà văn đó cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Như vậy, tìm hiểu phong
cách một tác giả, chúng ta phải đặt tác giả ấy vào hai trục lịch sử và thời đại.
Phong cách thể loại trong mối quan hệ với phong cách tác giả và phong
cách thời đại cũng là một mối quan hệ biện chứng, có quan hệ chặt chẽ với nhau.


20

Thể loại, là một yếu tố của hình thức. Nhưng đặt ra hình thức thì dễ mà xây dựng
phong cách cho nó thì lại rất khó khăn, cần một sự lao động nghệ thật nghiêm túc
và mẫn cảm. Phong cách nghệ thuật thực chất là một cái nhìn mới mẻ, khám phá
và độc đáo có tính phát hiện đối với đời sống. Cái nhìn mới mẻ ấy được thể hiện

bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc mang dấu ấn riêng, vẻ đẹp riêng, cá tính
riêng của cá nhân.
Từ những phân tích trên đây có thể thấy, khi đề cập đến vấn đề phong cách
thì khơng chỉ nói đến một cấp độ phong cách nhà văn hay phong cách tác phẩm
mà còn phải nghiên cứu kỹ càng các cấp độ khác như phong cách thời đại, phong
cách trào lưu, trường phái,... Phong cách cá nhân nhà văn hay phong cách thời đại,
trào lưu,… đều được soi rọi dưới ánh sáng của phong cách chung. Đặc điểm
phong cách chung này làm cho hiện tượng phong cách cá nhân của trào lưu hiện
thực phong phú và đa dạng chưa từng có. Khái niệm phong cách thời đại dùng để
chỉ một phong cách chung, phong cách lớn bao trùm mọi thể loại trong một loại
hình, mọi loại hình trong thời đại ấy. Sự bao trùm này không chỉ ở một quốc gia,
dân tộc mà nó chứa đựng tính chất xun dân tộc, xun quốc gia cùng chịu sự chi
phối chung của một ý thức hệ nhất định.
Dĩ nhiên, khơng phải cơng trình nghệ thuật nào cũng có phong cách. Một
tác phẩm chỉ có phong cách khi nó đạt được tính cấu trúc, tức có sự thống nhất
hữu cơ của các bộ phận trong một chỉnh thể. Bởi vậy, chỉ cần biết một bộ phận là
có thể suy ra cái tồn thể, như lý thuyết tồn đồ đã chứng minh. Chính vì phong
cách là một phạm trù chất lượng, nên trong nghệ thuật có được phong cách là một
hiện tượng rất đáng trân trọng.
Ta có thể hiểu, phong cách là tính độc đáo thống nhất đa dạng của sự sáng
tạo nghệ thuật đã đến độ chín muồi của người nghệ sĩ. Phong cách gắn liền sáng
tạo của nhà văn với những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ
thuật. Một tác giả được coi là nhà văn, nhà thơ có phong cách chỉ khi các tác phẩm
của họ chứa đựng những giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc đồng thời thể hiện
được phong cách nghệ thuật đặc sắc của họ mà người đọc chỉ cần tiếp xúc với tác


21

phẩm đã có thể nhận ra tác phẩm đó là của họ. Điều này có thể xem như tác giả đó

đã gặt hái được thành cơng lớn.
Văn học nghệ thuật có phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực độc
đáo, ít xuất hiện ở các loại hình khác. Các văn sĩ làm sống lại sự việc, hiện tượng
một cách cụ thể, sinh động, gợi hình và gợi cảm bằng một hình thức đặc biệt: ngơn
từ nghệ thuật. Họ khơng diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm, định
lý, cơng thức mà bằng hình tượng thơng qua con chữ. Hình tượng nghệ thuật vì thế
là sản phẩm của phương thức thể hiện và tái tạo hiện thực một cách chọn lọc, sáng
tạo theo quy luật hư cấu. Thơng qua trí tưởng tượng và tài năng nhà văn, nhà thơ,
đem đến cho độc giả sự day dứt, trăn trở cùng những ấn tượng sâu sắc khi tiếp
nhận tác phẩm. Do vậy, khi đi tìm hiểu phong cách tác giả, nhất là phong cách của
một nhà thơ, chúng ta khơng thể khơng đi tìm hiểu hình tượng cái tơi trong sáng
tác của tác giả đó.
Tác phẩm văn học không đơn thuần là bức tranh về đời sống mà còn là bức
chân dung tinh thần của chủ thể sáng tạo. Người nghệ sĩ tạo ra tác phẩm không chỉ
để nhận thức, cắt nghĩa đời sống mà còn bộc lộ tư tưởng tình cảm của mình, qua
đó giúp độc giả lĩnh hội những quan hệ muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế
giới xung quanh. Mỗi nhà văn, nhà thơ không chỉ tạo ra những giá trị tinh thần, họ
còn là đối tượng miêu tả, biểu hiện của văn chương. Vì vậy, khi tiếp xúc với tác
phẩm văn học cũng là ta đang giao tiếp với tác giả. Hình tượng tác giả được xem
như là một yếu tố, một phương tiện bộc lộ tạo nên nội dung tác phẩm.
Trong thi pháp học hiện đại, hình tượng tác giả là một phạm trù chun
biệt. Trong đó, cái tơi là phần cốt lõi của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Đó
chính là kết quả của q trình tự ý thức, đánh giá của bản thân tác giả với tư cách
là một nghệ sĩ thực thụ, là “sự nhập thân của ý thức người sáng tạo trong tác
phẩm nghệ thuật”, là sự biểu hiện cái tôi thứ hai của tác giả một cách tổng hợp
qua cách nhìn, giọng điệu, thể hiện tập trung cho quan niệm và hệ giá trị của nhà
văn, nhà thơ. Chính vì vậy, hình tượng cái tơi là một trong những phương thức bộc
lộ ý thức của tác giả mà qua đó ta thẩm thấu được suy nghĩ, tình cảm, quan niệm
của họ.



×