Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

GEN, mã DI TRUYỀN và điều hòa HOẠT ĐỘNG GEN 4 cấp độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.74 KB, 13 trang )

IV. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN.
A. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT.
1. Gen.
 Khái niệm:
Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thơng tin mã hố cho một sản phẩm xác định (1 chuỗi polipeptit
hay một phân tử ARN).
KHÁI NIỆM GEN

 Cấu trúc của gen:
Mỗi gen gồm 3 vùng trình tự nucleotit:
- Vùng điều hồ: nằm ở đầu 3’ của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm sốt q trình phiên mã.
- Vùng mã hóa: mang thơng tin mã hóa các axit amin.
+ Ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục (gen khơng phân mảnh).
+ Ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa khơng liên tục: xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (exon) là
các đoạn khơng mã hóa axit amin (intron). Vì vậy, các gen này được gọi là gen phân mảnh.
- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.


 Phân loại gen:
Có nhiều loại gen thường gặp như gen cấu trúc, gen điều hoà...
- Gen cấu trúc là gen mang thơng tin mã hố cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay
chức năng tế bào.
- Gen điều hoà là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
2. Mã di truyền
 Khái niệm:
- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp
xếp các axit amin trong prơtêin.
- Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prơtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó
mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).
- Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví
dụ: mã gốc là 3’-TAX... -5’ tương ứng mã sao là: 5’-AUG... -3’ và mã đối mã là: UAX tương ứng axit


amin được quy định là Met.
 Đặc điểm:
- Mã di truyền là mã bộ ba: Một bộ ba là một mã di truyền (1 codon). Cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau
quy định 1 axit amin. Từ 4 loại nu A, T, G, X (trên gen - ADN) hoặc A, U, G, X (trên ARN) ta có thể tạo
ra 43 = 64 bộ 3 khác nhau. Trong đó:
+ Bộ ba mở đầu AUG: quy định axit amin Metionin ở sinh vật nhân thực và formin metionin ở sinh
vật nhân sơ.
+ Bộ ba UAA, UAG, UGA: 3 mã kết thúc (không quy định axit amin nào)
Vậy trong 64 bộ 3 chỉ có 61 bộ 3 qui định axit amin
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hoá một loại axit amin.
- Mã di truyền có tính thối hố: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin (trừ
AUG và UGG).
- Mã di truyền có tính phổ biến: Tất cả các lồi đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài
ngoại lệ).
- Mã di truyền có tính liên tục: Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, theo từng bộ ba không
gối lên nhau.
3. Điều hòa hoạt động gen.
 Khái niệm:
- Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hịa lượng sản phẩm của gen được tạo ra, ở đây được
hiểu là gen có được phiên mã và dịch mã hay khơng.
- Sự hoạt động khác nhau của các gen trong hệ gen là do q trình điều hịa.
 Vai trị:


- Đảm bảo hoạt động sống của tế bào phù hợp điều kiện mơi trường và sự phát triển bình thường
của cơ thể.
- Giúp nhận biết thời điểm gen hoạt động, lượng sản phẩm do gen tạo ra.
 Đặc điểm:
- Phức tạp, nhiều mức độ khác nhau:
+ Điều hòa trước phiên mã: là điều hòa số lượng gen qui định tính trạng nào đó trong tế bào

+ Điều hịa phiên mã: là điều hòa việc tạo ra số lượng mARN
+ Điều hịa dịch mã: là điều hịa lượng prơtêin được tạo ra bằng cách điều khiển thời gian tồn tại
của mARN, thời gian dịch mã hoặc số lượng riboxom tham gia dịch mã
+ Điều hòa sau dịch mã: là điều hịa chức năng của prơtêin sau khi đã dịch mã hoặc loại bỏ prôtêin
chưa cần thiết.
- Sinh vật nhân sơ: chủ yếu diễn ra q trình điều hịa phiên mã.
- Sinh vật nhân thực: điều hòa ở nhiều mức độ (Từ trước phiên mã đến Sau dịch mã)
 Cơ chế điều hòa hoạt động gen:
3.1. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ
* Mơ hình cấu trúc của opêron Lac (Vi khuẩn đường ruột E. Coli)
- Khái niệm opêron: Trên phân tử ADN của vi khuẩn, các gen có liên quan về chức năng thường
phân bố liền nhau thành từng cụm, có chung một cơ chế điều hịa gọi là opêron
- Cấu trúc opêron Lac
+ Vùng khởi động P (promoter): nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
+ Vùng vận hành O (operator): có trình tự nu đặc biệt để prơtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản
sự phiên mã.
+ Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzim tham gia phản ứng phân giải đường
Lactozơ trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào.
Chú ý: Trước mỗi opêron (nằm ngồi opêron) có gen điều hồ R. Khi gen điều hòa R hoạt

động sẽ tổng hợp nên prơtêin ức chế. Prơtêin này có khả năng liên kết với vùng vận hành (O) dẫn
đến ngăn cản quá trình phiên mã (R không phải là thành phần của Opêron).

* Cơ chế hoạt động của Lactozơ Operon ở E. coli
Vi khuẩn E. coli mẫn cảm với đường lactozơ do đó khi sống trong mơi trường có đường lactozơ E.
coli sẽ tiết ra enzime lactaza để phân giải đường lactozơ.
- Khi mơi trường khơng có lactozơ:


Bình thường, gen điều hịa (R) tổng hợp một loại prôtêin ức chế gắn vào gen chỉ huy (O), do đó gen cấu

trúc ở trạng thái bị ức chế nên không hoạt động. Z, Y, A sẽ không thực hiện được phiên mã và dịch mã. Vì
vậy, sản phẩm của cụm gen là lactaza không được tạo thành.
- Khi môi trường có lactozơ
Lactozơ đóng vai trị là chất cảm ứng. Chất cảm ứng sẽ liên kết với prôtêin ức chế làm prơtêin ức
chế thay đổi cấu hình khơng gian và trở nên bất hoạt (không hoạt động). Prôtêin ức chế không thể bám
vào gen chỉ huy O, gen chỉ huy hoạt động bình thường điều khiển Z, Y, A thực hiện phiên mã và dịch mã
tổng hợp nên sản phẩm của cụm gen là lactaza được tiết ra sẽ làm nhiệm vụ phân giải lactozơ trong mơi
trường.

3.2. Điều hịa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực
Sự điều hòa biểu hiện gen ở nhân thực phải qua nhiều mức điều hòa phức tạp hơn so với nhân sơ và
qua nhiều giai đoạn như: nhiễm sắc thể tháo xoắn, phiên mã, biến đổi hậu phiên mã, mARN rời nhân ra tế
bào chất, dịch mã và biến đổi sau dịch mã.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
A. KHỞI ĐỘNG - NHẬN BIẾT
Bài 1: Gen là một đoạn của phân tử ADN?
A. mang thông tin mã hố chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
B. mang thơng tin di truyền của các lồi.
C. mang thơng tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
D. chứa các bộ 3 mã hố các axit amin.
Bài 2: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là?


A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá chi ma hoá cho một loại axit amin.
Bài 3: Tất cả các lồi sinh vạt đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện
đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.


B. Mã di truyền cố tính thối hóa.

C. Mã di truyền có tính phổ biến.

D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Bài 4: Gen không phân mảnh có?
A. vùng mã hố liên tục.

B. vùng mã hố không liên tục.

C. cả exon và intron.

D. các đoạn intron.

Bài 5: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
được gọi là?
A. codon.

B. gen.

C. anticodon.

D. mã di truyền.

Bài 6: Bản chất của mã di truyền là?
A. trình tự sắp xếp các nuclêơtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B. các axit amin đựơc mã hoả trong gen.
C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một aa.

D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
Bài 7: Vùng kết thúc của gen là vùng?
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm sốt q trình phiên mã
B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
C. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin
D. mang thông tin mã hố các aa
Bài 8: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là?
A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Bài 9: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là?
A. tất cả các loài đểu dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axít amin
C. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ.
Bài 10: Mỗi gen mã hố prơtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là
A. vùng điều hồ, vùng vận hành, vùng mã hố.


B. vùng điều hồ, vùng mã hố, vùng kết thúc.
C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.
D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
B. TĂNG TỐC: THƠNG HIỂU
Bài 1: Trong q trình điều hịa hoạt động gen, điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào là
điều hòa ở mức độ?
A. Phiên mã.

B. Trước phiên mã.


C. Dịch mã

D. Sau dịch mã.

Bài 2: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:
A. gen điều hồ, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
B. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
C. gen điều hồ, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
D. gen điều hồ, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).
Bài 3: Cho các phát biểu sau:
(1) Có tất cả 64 bộ ba trên mARN, mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin, trừ bộ ba kết thúc.
(2) Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, khơng có ngoại lệ.
(3) Trong một đoạn phân tử mARN chỉ được cấu tạo từ 2 loại nuclêơtit là A và U, vẫn có thể có bộ ba kết
thúc.
(4) Mỗi axit amin đều được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền?
A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Bài 4: Trong cơ chế tổng hợp protein ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là?
A. Nơi gắn vào của protein ức chế để cản trở hoạt động của enzime phiên mã.
B. Mang thông tin cho việc tổng hợp một loại protein ức chế tác động lên vùng khởi động.
C. Mang thông tin di truyền cho việc tổng hợp một loại protein ức chế tác động lên vùng chỉ huy.
D. Mang thông tin cho việc tổng hợp protein cấu trúc.
Bài 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vật chất di truyền của sinh vật nhân thực?

A. Bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã nằm trong vùng mã hóa của gen.
B. Vật chất di truyền trong nhân ở cấp độ phân tử là ADN xoắn kép, dạng mạch thẳng.
C. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa khơng liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit
amin (exon) là các đoạn khơng mã hóa axit amin (intron).
D. Nếu biết số lượng từng loại nuclêôtit trên gen thì xác định được số lượng từng loại nuclêơtit trên
mARN.
Bài 6: Axit amin xistein được mã hóa bởi hai bộ ba trên mARN là 5’UGU3’ và 5’UGX3’. Ví dụ này thể
hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính thối hóa.

B. Tính đặc hiệu.

C. Tính liên tục.

Bài 7: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng?

D. Tính phổ biến.


A. Tính thối hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều loại aa.
B. Với 3 loại nucleotit A, U, G có thề tạo ra 24 loại bộ ba mã hóa aa.
C. Tính phổ biến của mã di truyền có nghĩa là tất cả các lồi đều có chung một bộ mã di truyền.
D. Ở sinh vật nhân thực, codon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin.
Bài 8: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli?
A. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. Gen điều hồ (R) quy định tổng hợp prơtêin ức chế.
C. Vùng khởi động (P) là nơi ARNpolimera-za bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường Lactozơ.
Bài 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?
A. Vùng điều hồ nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm sốt q

trình phiên mã.
B. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hố khơng liên tục, xen kẽ các đoạn mã hố axit
amin (exon) là các đoạn khơng mã hố axit amin (intron).
C. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hố liên tục, khơng chứa các đoạn khơng mã hố axit
amin (intron).
D. Mỗi gen mã hố prơtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêơtit: vùng điều hồ, vùng mã hố, vùng
kết thúc.
Bài 10: Trong điều hịa sự biểu hiện ở operon Lac, chất cảm ứng có vai trị gì?
A. Gắn và làm mất hoạt tính của protein ức chế
B. Gắn với promoter để hoạt háa phiên mã
C. Gắn với các gen cấu trúc để hoạt hóa phiên mã
D. Gắn với operator để hoạt hóa phiên mã
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Ở operon Lactozơ, khi có đường Lactozo thì quá trình phiên mã diễn ra vì?
A. Lactozơ gắn với chất ức chế làm chó chất ức chế bị bất hoạt.
B. Lactozơ gắn với vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành.
C. Lactozơ gắn với protêin điều hịa làm kích hoạt tổng hợp prơtêin.
D. Lactozơ gắn với enzim ARN polimeraza làm kích hoạt enzim này.
Bài 2: Nói về bộ mã di truyền ở sinh vật, có một số nhận định như:
(1) Bảng mã di truyền của mỗi sinh vật có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng cho sinh vật đó.
(2) Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit mà không gối lên nhau.
(3) Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều từ 5’ - 3’.
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi lồi khác nhau có riêng một bộ mã di truyền.
(5) Mã di truyền có tính phổ biến, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
(6) Có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa các axit amin.


(7) Mã di truyền có tính thối hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ
AUG và UGG.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định không đúng?

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Bài 3: Khẳng định chính xác về hoạt động của Operon Lactozơ ở vi khuẩn E. coli?
A. Khi mơi trường có Lactozơ thì phân tử đường này sẽ liên kết với ARN polimeraza làm cho nó bị biến
đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng vận hành.
B. Khi mơi trường khơng có Lactozơ thì phân tử ARN polimeraza không thể liên kết được với vùng khởi
động.
C. Khi môi trường có Lactozơ phân tử đường này sẽ liên kết với phân tử protein ức chế làm cho nó bị
biến đổi cấu hình nên khơng thể liên kết được với vùng vận hành.
D. Khi mơi trường khơng có Lactozơ thì phân tử prôtein ức chế sẽ liên kết với ARN poli- meraza làm cho
nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng khởi động.
Bài 4: Số đáp án không đúng?
1. Hầu hết các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân sơ có kích thước vào khoảng 1000-2000 cặp nucleotit.
2. Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một axit amin trừ AUG và UGG.
3. 61 bộ ba tham gia mã hóa axit amin.
4. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nu-clêôtit trong
vùng mã hóa của gen.
5. Trên cả hai mạch khn, ADN polimeraza đều di chuyển theo chiều 5’  3’ để tổng hợp mạch mới
theo chiều 3’  5’
A. 5.

B. 2.

C. 3.


D. 4.

Bài 5: Vùng mã hóa của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và
intron lần lượt là?
A. 25; 26.

B. 26;25.

C. 24; 27.

D. 27; 24.

Bài 5: Số đáp án đúng?
1. Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau trên phân tử ADN, được phiên mã trong cùng một thời
điểm để tạo thành một phân tử mARN.
2. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã, dựa vào sự tương tác
của protein ức chế với Operator.
3. Đặc điểm chung trong cơ chế của Operon lac là gen điều hòa đều tạo ra protein ức chế.
4. Khi dịch mã bộ ba đối mã tiếp cận với các bộ ba mã hóa theo chiều 3’ 5’
A. 2.

B. 4.

C. 1.

D.3.

Bài 7: Về gen cấu trúc:
1 - Gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự điển hình: vùng điều hịa - vùng mã hóa - vùng kết thúc.

2 - Vùng điều hịa nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc mang tín hiệu khởi động và kiểm sốt phiên mã.


3 - Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc mang tín hiệu khởi động và kiểm soát dịch mã.
4 - Những đoạn nucleotit ở vùng điều hịa của gen thường phản ứng với các tín hiệu hóa học bên trong và
ngồi tế bào.
5 - Những tương tác của vùng điều hịa với tín hiệu bên trong hoặc ngoài gây nên bất hoạt các gen cấu
trúc.
6 - Vùng điều hòa của gen bao gồm vùng khởi động, vùng vận hành, vùng suy giảm, vùng tăng cường.
7 - Vùng mã hóa mang thơng tin mã hóa các axit amin.
8 - Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang thông tin kết thúc phiên mã.
9 - Mạch mã gốc là mang thông tin di truyền, cịn mạch bổ sung khơng mang thơng tin di truyền.
Có bao nhiêu thơng tin đúng trong các câu trên?
A. 4

B. 6

C. 7

D. 5

Bài 8: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêơtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối
đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6 loại mã bộ ba.

B. 3 loại mã bộ ba.

C. 27 loại mã bộ ba.

D. 9 loại mã bộ ba.


Bài 9: Nhiều gen cấu trúc phân bố theo cụm, cùng được chỉ huy bởi gen vận hành và gen điều hồ gọi là?
A. nhóm gen tương quan

B. nhóm gen liên kết

C. gen nhảy

D. Operon

Bài 10: Lactozơ có vai trị gì trong q trình điều hoà tổng hợp protein ở sinh vật nhân sơ?
A. Làm cho protein ức chế bị bất hoạt, không gắn được gen vận hành, kích thích tổng hợp protein.
B. Kích thích gen điều hoà hoạt động.
C. Cung cấp năng lượng cho q trình dịch mã.
D. Kích thích gen vận hành.
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Bài 1: Khi nói về gen cấu trúc có các nội dung sau:
1. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hố khơng liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit
amin (exon) là các đoạn khơng mã hố với axit amin (intron)
2. Gen khơng phân mảnh là các gen có vùng mã hố liên tục, khơng chứa các đoạn khơng mã hố axit
amin (intron)
3. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm sốt q trình
phiên mã
4. Mỗi gen mã hố prơtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêơtit: vùng điều hồ, vùng mã hố, vùng
kết thúc
Số phát biểu có nội dung đúng là?
A. 4

B. 2


C. 3

Bài 2: Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau?

D. 1


1. Điều hịa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
2. Đối với operon Lac ở E. Coli thì tín hiệu điều hòa hoạt động của gen là đường Lactozơ.
3. Gen điều hịa (regulator R) là vị trí tiếp xúc với enzim ARN polimeraza để xúc tác quá trình phiên mã.
4. Sự nhắc lại nhiều lần các gen tổng hợp loại protein mà tế bào có nhu cầu lớn là điều hịa trước phiên
mã.
5. Các enzim phân giải các protein không cần thiết một cách có chọn lọc là ví dụ về sự điều hòa giai đoạn
dịch mã.
A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Bài 3: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon - Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi mơi trường
có lactozơ và khi mơi trường khơng có lactozơ?
A. Protein ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
B. Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế.
C. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của Operon - lac và tiến hành phiên mã.
D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các mARN tương ứng.
Bài 4: Số bộ ba mã hố có Ađênin là?
A. 16


B. 27

C. 32

D. 37

Bài 5: Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tiến hành tổng hợp nhân tạo một chuỗi mARN từ dung dịch
chứa A và U trong đó tỷ lệ 80%A: 20%U. Trong số các đoạn mARN thu được từ quá trình tổng hợp,
người kỹ thuật viên đưa một số chuỗi vào dịch mã invitro (trong ống nghiệm). Tiến hành xác định thành
phần của các chuỗi polipeptit tạo thành nhận thấy tỷ lệ các axit amin: Lys - Ile - Asn - Tyr - Leu - Phe.
Nhận xét nào dưới đây về các mã bộ ba tương ứng với axit amin là thiếu thuyết phục nhất?
A. Axit amin Lys được mã hóa bởi bộ ba AAA và 1 bộ ba khác là AAU.
B. Có tổng số 8 loại codon khác nhau trong các đoạn mARN được tổng hợp và có xuất hiện bộ ba kết
thúc.
C. Các bộ ba mã hóa cho Tyr và Leu có cùng thành phần nhưng đảo vị trí các nucleotide.
D. Có hiện tượng thối hóa mã di truyền trong các bộ ba hình thành từ dung dịch được sử dụng trong thực
nghiệm.
HƯỚNG DẪN GIẢI, ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG – NHẬN BIẾT.
Bài 1: Chọn đáp án A.
Bài 2: Chọn đáp án D.
Bài 3: Chọn đáp án C.
Bài 4: Chọn đáp án A.
Bài 5: Chọn đáp án B.
Bài 6: Chọn đáp án A.
Bài 7: Chọn đáp án B.


Bài 8: Chọn đáp án A.

Bài 9: Chọn đáp án D.
Bài 10: Chọn đáp án B.
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU.
Bài 1: Chọn đáp án A.
Bài 2: Chọn đáp án B.
Bài 3: Chọn đáp án D.
Bài 4: Chọn đáp án C.
Bài 5: Chọn đáp án D.
Bài 6: Chọn đáp án A.
Bài 7: Chọn đáp án C.
Bài 8: Chọn đáp án B.
Bài 9: Chọn đáp án A.
Bài 10: Chọn đáp án A.
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án A.
Ở operon Lactozơ, khi có đường Lactozơ thì q trình phiên mã diễn ra vì Lactozơ gắn với chất ức
chế làm cho chất ức chế bị bất hoạt.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án C.
(1) (4) (5) sai
(2) (3) (6) (7) đúng.
Bài 3: Giải: Chọn đáp án C.
A, B, D sai.
C đúng
Bài 4: Giải: Chọn đáp án B.
1, 5 sai
2, 3, 4 đúng.
Bài 5: Giải: Chọn đáp án B.
Gen chứa 51 đoạn gồm cả exon và intron
 Số đoạn exon và intron lần lượt là 26 và 25.
Chú ý: Số đoạn exon = số đoạn intron + 1.

Bài 6: Giải: Chọn đáp án D.
1 sai.
2, 3, 4 đúng.
Bài 7: Giải: Chọn đáp án D.
Các thông tin đúng là 1, 4, 6, 7, 8


2, 3 sai, vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc (nằm ở đầu gen)
4 đúng vì có vùng enhancer (trình tự điều khiển xa) có thụ thể gắn với các tín hiệu trong tế bào, liên
quan đến biểu hiện gen trong q tình biệt hóa
5 sai, có thể làm giảm hoặc tăng ái tính đối với riboxom giúp tăng dịch mã, không thể bất hoạt gen.
9 sai, điều này cịn tùy thuộc đoạn mang tín hiệu mở đầu nằm ở mạch nào của ADN đều có khả
năng mang thơng tin di truyền, do đó mạch mã gốc chỉ là tên gọi mạch được phiên mã. Có thể có 2 đoạn
mạch mã hóa, mỗi đoạn mã hóa cho 1 sản phẩm khác nhau liên kết trên ADN.
Bài 8: Giải: Chọn đáp án C.
Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêơtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối
đa 33 = 27 loại mã bộ ba.
Bài 9: Giải: Chọn đáp án D.
Nhiều gen cấu trúc phân bố theo cụm, cùng được chỉ huy bởi gen vận hành và gen điều hoà gọi là
operon.
Bài 10: Giải: Chọn đáp án A.
Trong q trình điều hồ tổng hợp protein ở sinh vật nhân sơ Lactozơ làm cho protein ức chế bị bất
hoạt, khơng gắn được gen vận hành, kích thích tổng hợp protein.
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO.
Bài 1: Giải: Chọn đáp án C.
1, 2, 4 đúng.
3 sai.
Bài 2: Giải: Chọn đáp án C.
1, 2, 4 đúng
3, 5 sai

Bài 3: Giải: Chọn đáp án B.
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon - Lac, sự kiện diễn ra cả khi môi trường có lac-tozơ và
khi mơi trường khơng có lactozơ là gen điều hòa tổng hợp protein ức chế.
Bài 4: Giải: Chọn đáp án D.
Số bộ ba mã hóa khơng chứa adenin là: 33 = 27.
 Số bộ ba mã hóa có chứa adenin là 64 - 27 = 37.
Bài 5: Giải: Chọn đáp án A.
Nhận xét thiếu thuyết phục nhất là A.
B - đúng vì có 2 nucleotit  tạo ra 23 bộ ba = 8 bộ ba.
C - đúng vì tỉ lệ của hai axit amin Tyr = Leu  tỉ lệ bộ ba mã hóa cho hai axit amin đó bằng nhau
 bộ ba có cùng thành phần và đảo vị trí của các nucleotit.
D - có 8 bộ ba di truyền nhưng chỉ có 6 axit amin  có 2 bộ ba cùng mã hóa cho cùng 1 axit amin
 thái hóa của mã di truyền.




×