Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TUAN 30 NAM 20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.02 KB, 32 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tuần 30</b>



Th

Mơn

Ti

ết

Tên bài dạy



Thứ hai
Ngày
2-4-2012


Chào cờ
TĐ-KC


T
ĐĐ


30
59-30


146
30


Gặp gỡ ở Lúc –xăm-bua ( KNS )
Luyện tập ( trang 156 )


Chăm sóc cây trồng vật nuôi (KNS , MT, NL)


Thứ ba
Ngày
3-4-2012


CT
T




59
147


60


Liên hợp quốc


Phép trừ các số trong phạm vi 100.000( tr 157 )
Một mái nhà chung


Thứ tư
Ngày
4-4-2012


LTVC
TV


T
TNXH


30
30
148


59


Đặt và TLCH “ Bằng gì “ ? Dấu hai chấm
Ơn chữ hoa U



Tiền Việt NJam ( trang 157 )
Trái đất , quả địa cầu


Thứ năm
Ngày
5-4-2012


CT
T
TC
GDNGLL


60
149


30


Một mái nhà chung ( nhớ -viết )
Luyện tập ( trang 159 )


Làm đồng hồ để bàn ( tiết 3 )
Giáo dục môi trường


Thứ sáu
Ngày
6-4-2012


TLV
T


TNXH


SHTT


30
150


60
30


Viết thư ( KNS)
Luyện tập ( trang 160 )


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Tu</b>

<b>ần : 30</b>



<b>Thứ hai , ngày 2 tháng 4 năm 2012</b>


<b>TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: 59-30</b>



<b>GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA ( </b>

<b>KNS</b>

<b>)</b>



<b>I/. Yêu cầu: </b>


<b> - Biết đọc </b>phân biệt lời người dẫn chuyện với lới các nhân vật


-Nắm được cốt truyện: cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS
một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đồn kết giữa các dân tộc.
KNS :Giao tiếp : ứng xử lịch sự trong giao tiếp , tư duy sáng tạo ( thảo luận cặp đơi – chia sẻ
; trình bày ý kiến cá nhân )



-Đọc trơi chảy được tồn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.


<i><b>Kể chuyện: </b></i>


-: HS dựa vào gợi ý, HS kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiện sinh
động, thể hiện đúng nôi dung.


-Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn.
<b>II- Phương tiện dạy học </b>


-Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
<b>III-Tiến trình lên lớp </b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>1/ Ổn định : </b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ</b><i><b>:</b></i><b> </b>


-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài
tập đọc: <i>“Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.</i>
<i>-Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người</i>
<i>dân yêu nước?</i>


<i>-Sau khi đọc bài văn của Bác, em sẽ làm gì?</i>


-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
<b>3/ Bài mới : </b>


<i><b>a- </b><b>Khám phá : GV nêu gợi ý nội dung bài học</b></i>


dẫn vào câu chuyện. Ghi tựa.


Kết nối


<i><b>b- Luyện đọc tr</b><b>ơn : </b></i>


-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc cảm
động, nhẹ nhàng. Cần nhấn giọng ở những từ
ngữ gợi tả, gợi cảm.


-GV treo tranh SGK hỏi: Tranh vẽ gì?


-GV: Tranh vẽ đồn cán bộ VN đang thăm
một lớp tiểu học ở đất nước Lúc-xăm- bua.
*Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải
nghĩa từ.


-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ


-2 học sinh lên bảng trả bài cũ.


+Vì <i>mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước</i>
<i>yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả</i>
<i>nước mạnh khoẻ. </i>


<i>+Em sẽ siêng năng luyện tập thể dục thể</i>
<i>thao…</i>


-HS lắng nghe và nhắc tựa.



-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu.


-Quan sát và trả lời: Vẽ cơ giáo và HS của
Lúc-xăm-bua, đồn cán bộ Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

laãn.


-Hướng dẫn phát âm từ khó.


-GV viết các từ phiên âm lên bảng hướng dẫn
HS đọc.


-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó.


-YC 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong
bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa
lỗi ngắt giọng cho HS.


-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
-YC HS đặt câu với từ mới. (nếu cần)


-YC 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi
HS đọc 1 đoạn.


- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


<i><b>c. Luy</b><b>ện đọc hiểu – trình bày ý kiến cá nhân </b></i>
-YC HS đọc đoạn 1.



<i>-Đến thăm một trường tiểu học ở </i>
<i>Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì</i>
<i>bất ngờ, thú vị?</i>


-YC HS đọc đoạn 2.


<i>-Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và</i>
<i>có nhiều đồ vật của Việt Nam?</i>


<i>-Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì</i>
<i>về thiếu nhi Việt Nam?</i>


-YC HS đọc đoạn 3.


<i>-Tìm những từi ngữ thể hiện tình cảm của HS</i>
<i>Lúc-xăm-bua đối với đoàn các bộ Việt Nam</i>
<i>lúc chia tay?</i>


<i>-Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu</i>
<i>chuyện này?(treo bảng phụ các ý cho HS</i>
<i>chọn)</i>


<i>Thực hành </i>


<i><b>* Luyện đọc lại</b></i>:


-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.


-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.


-Cho HS luyện đọc theo vai.


-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất.


-HS đọc theo HD của GV: <i>Lúc-xăm-bua, </i>
<i>Mơ-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, tơ-rưng,</i>
<i>xích lơ, trị chơi, lưu luyến, hoa lệ,…</i>


-3 HD đọc, mỗi em đọc một đọan trong bài
theo hướng dẫn của giáo viên.


-Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.


<i>VD: Đã đến lúc chia tay. / Dưới làn tuyết <b>bay</b></i>
<i><b>mù mịt</b>, / các em vẫn đứng vẫy tay chào <b>lưu</b></i>
<i><b>luyến</b>, / ………<b>hoa lệ</b>, / <b>mến khách</b>.//</i>


-HS trả lời theo phần chú giải SGK.
-HS đặt câu với từ<i>: <b>sưu tầm, hoa lệ.</b></i>


-Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo
yêu cầu của giáo viên:


-Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng HS đọc
một đoạn trong nhóm.


- 3 nhóm thi đọc nối tiếp.
-1 HS đọc đoạn 1.


-<i>Tất cả HS lớp 6A đều tự giới thiệu bằng</i>


<i>Tiếng Việt, hát bài hát tặng đoàn bằng Tiếng</i>
<i>Việt, giới thiệu những vật đặc trưng của Việt</i>
<i>Nam và Quốc kì Việt Nam, nói bằng Tiếng</i>
<i>Việt “Việt Nam, Hồ Chí Minh”.</i>


-1 HS đọc đoạn 2.


-<i>Vì cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam.</i>
<i>Cô thích Việt Nam nên dạy cho học trị của</i>
<i>mình nói Tiếng Việt, kể cho các em biết những</i>
<i>điều tốt đẹp về Việt Nam trên in-tơ-nét.</i>


<i>-Muốn biết HS Việt Nam học những mơn gì,</i>
<i>thích những bài hát nào, chơi những trị chơi</i>
<i>gì.</i>


-1 HS đọc đoạn 3.


-<i>Các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến dưới</i>
<i>làm tuyết bay mù mịt.</i>


-<i>HS phát biểu: Chúng tơi rất cám ơn các bạn</i>
<i>vì các bạn đã u q Viết Nam. / Cám ơn tình</i>
<i>thân ái hữu nghị của các bạn…</i>


-HS theo dõi GV đọc.
-2 HS đọc.


-HS xung phong thi đọc.



-3-4 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
- HS hát tập thể 1 bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

* Keå chuyện:



<i><b>a.Xác định yêu cầu:</b></i>


-Gọi 1 HS đọc YC SGK.


-Câu chuyện được kể theo lời của ai?


-GV: Bây giờ các em dựa vào trí nhớ và các
gợi ý SGK, kể lại tồn bộ câu chuyện bằng lời
của mình. Các em cần kể tự nhiện, sinh động,
thể hiện đúng nội dung.


-Kể bằng lời của em là thế nào?


<i><b>b. Kể mẫu:</b></i>


-GV cho HS kể lại câu chuyện theo lời của
mình.


-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.


<i><b>c. Kể theo nhóm</b></i><b>- thảo luận cặp đôi – chia sẻ </b>


-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn
bên cạnh nghe.



<i><b>d. Kể trước lớp:</b></i>


-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS.


<i><b>4</b><b>. Áp dụng </b></i>


-Hỏi: <i>Câu chuyện trên có ý nghóa gì?</i>


-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến
khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người
thân cùng nghe. Về nhà học bài.


-Câu chuyện được kể theo lời của một thành
viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.


-Lắng nghe.


-Là kể khách quan, như người ngồi cuộc biết
về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.


-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1.


-HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn.
-3 HS thi kể trước lớp.


-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể
hay nhất.



- 2 – 3 HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
-<i>Câu chuyện nói về cuộc gặp gỡ thú vị đầy bất ngờ của đoàn</i>
<i>cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua.</i>
<i>Câu chuyện thể hiện tình hữu nghị, đồn kết giữa các dân tộc</i>
<i>trên thế giới.</i>


-Lắng nghe.
<b>TỐN :146</b>


<b>LUYỆN TẬP</b>



<b>I- Mục tiêu:</b>
<b> Giúp HS:</b>


-Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng các số có đến năm chữ số.( cĩ nhớ )


-Củng cố giải bài tốn có lời văn bằng hai phép tính, tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
- Bài tập cần làm : 1 ( cột 2,3 ) 2,3 . ham thích học tốn , say mê tìm tịi .


<b>II/ Chuẩn bị:</b>
-Phấn màu.


-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
<b>III/ Các hoạt động dạy hocï: </b>


<i><b>Hoạt động giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động học sinh </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>2. Kieåm tra bài cũ:</b></i>



-GV kiểm tra bài tiết trước.


-GV hỏi thêm: Cách tính chu vi, diện tích hình
chữ nhật.


- Nhận xét-ghi điểm.


<i><b>3. Bài mới</b></i>:


<i><b>a.Giới thiệu bài: </b></i>Bài học hơm nay sẽ giúp các
em củng cố về phép cộng các số có đến năm
chữ số, áp dụng để giải bài tốn có lời văn
bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích
hình chữ nhật. Ghi tựa.


<i><b>b. Luyện tập:</b></i>
<i><b>Bài 1:</b></i>


-GV u cầu HS tự làm phần a, sau đó chữa
bài.


-GV viết bài mẫu phần b lên bảng (chỉ viết
các số hạng, không viết kết quả) sau đó thực
hiện phép tính này trước lớp cho HS theo dõi.
-GV yêu cầu HS cả lớp làm tiếp bài.


-GV chữa bài, yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần
lượt nêu cách thực hiện phép tính của mình.


46215


4072
19360
69647


<i><b>Bài 2:</b></i>


-GV gọi HS đọc đề tốn.


-Hãy nêu kích thước hình chữ nhật ABCD?
-GV u cầu HS tính chu vi và diện tích hình
chữ nhật ABCD.


-GV nhận xét và cho điểm HS.


<i><b>Bài 3:</b></i>


-GV vẽ sơ đồ bài tốn lên bảng u cầu HS
quan sát.


-Con nặng bao nhiêu ki-lô-gam?


-Cân nặng của mẹ như thế nào so với cân
nặng của con?


*GV có thể HD HS: Quan sát trên sơ đồ, ta


-3 HS lên bảng tính diện tích của ba hình.
-Gọi 2-3 HS nêu. Lớp nhận xét.


-Nghe giới thiệu.



-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1
con tính, HS cả lớp làm bài vào VBT.


-HS cả lớp theo dõi bài làm mẫu của GV.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1
con tính HS cả lớp, làm bài vào VBT.


-3 HS lần lượt thực hiện yêu cầu của GV, ví
dụ:


* 5 cộng 2 bằng 7; 7 cộng 0 bằng 7; viết 7.
*1 cộng 7 bằng 8; 8 cộng 6 bằng 14; viết 4 nhớ 1.
*2 cộng 0 bằng 2, 2 cộng 3 bằng 5, thêm 1 bằng 6; v/ 6.
*6 cộng 4 bằng 10; 10 cộng 9 bằng 19; viết 9 nhớ 1.
*4 cộng 1 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.


<b>Vaäy 46215 + 4072 + 19360 = 69647</b>


-1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi.


-HCN: ABCD coù chiều rộng 3cm, chiều dài
gấp đôi chiều rộng.


-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào VBT. <i><b>Bài giải:</b></i>


Chiều dài hình chữ nhật ABCD là:
3 x 2 = 6 (cm)



Chi vi hình chữ nhật ABCD là:
( 6 + 3) x 2 = 18 (cm)


Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:
6 x 3 = 18 (cm2<sub>)</sub>


<i><b>Đáp số</b></i>: 18cm; 18 cm2


-HS cả lớp quan sát sơ đồ bài toán.
-Con nặng 17 kg.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thấy cân nặngău3a con được biểu diễn bằng
một đoạn thẳng, cân nặng của mẹ được biểu
diễn bằng 3 đoạn thẳng như thế. Vậy cân
nặng của mẹ gấp 3 lần cân nặng của con.
-Bài tốn hỏi gì?


-GV u cầu HS đọc thành đề bài toán.
-Yêu cầu HS đặt đề toán khác cho bài tốn.
-GV u cầu HS làm bài.


-GV nhận xét và cho điểm HS.


<i><b>4 Củng cố – Dặn dò:</b></i>


-Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc tính chu vi và
diện tích HCN.


-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh
thần học tập tốt.



-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập ở
VBT, học thuộc qui tắc và chuẩn bị bài sau.


-Tổng cân nặng của hai mẹ con.


-HS đọc to: Con cân nặng 17kg, mẹ cân nặng
gấp 3 lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng
bao nhiêu ki-lô-gam?


-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào VBT. <i><b>Bài giải:</b></i>


Cân nặng của mẹ là:
17 x 3 = 51 (kg)
Cả hai mẹ con cân nặng là:


17 + 51 = 68 (kg)


<i><b>Đáp số</b></i>: 68 kg


……….



ĐẠO ĐỨC : 30


<b> CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (tiết 1)( </b>

<b>KNS, MT, NL)</b>



<b>I.Yêu cầu:</b>
HS hiểu:



- Kể được một số ích lợi của cây trồng , vật nuôi đối với cuộc sống con người .


- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi . biết
làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng , vật ni ở gia đình hay nhà trường
( Khá giỏi ) Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi


KNS : Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn - Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng ,
vật ni ở nhà và ở trường - Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin liên quan đến chăm sóc cây trồng
, vật nuôi ở nhà và ở trường – Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc
cây trồng vật ni ở nhà và ở trường – Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng , vật
ni ở nhà và ở trường . ( Dự án – Thảo luận )


-Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật ni, Tham gia tích cực các hoạt động chăm sóc cây
trồng, vật ni.


MT : Tham gia bảo vệ , chăm sóc cây trồng , vật ni là góp phần phát triển , giữ gìn và bảo
vệ mơi trường


NK@HQ :


- Chăm sóc cây trồng vật ni là góp phần giữ gìn bảo vệ mơi trường , bảo vệ thiên nhiên ,
góp phần làm trong sạch môi trường , giảm độ ô nhiễm mơi trường , giảm hiệu ứng nhà kính
do các chất khí thải gây ra , tiết kiệm năng lượng


<b>II- Phương tiện dạy học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>III- Tiến trình lên lớp </b>:


<i>Hoạt động của giáo viên </i> Hoạt động của học sinh



<i><b>1.Ổn định</b></i>:


<i><b>2.KTBC</b></i>:


-Tại sao ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguốn nước?
-Nhận xét chung.


<i><b>3.Bài mới:</b></i>


<i><b>a- </b><b>Khám phá</b><b> :</b></i> Nêu mục tiêu yêu cầu
.- Ghi tựa.


Kết nối


<i><b>b.Hoạt động 1</b></i>:


- <i><b>Quan sát tranh và trả lời câu hỏi</b></i>.-Dự án
-Yêu cầu HS chia thành các nhóm thảo luận về
các bức tranh và trả lời các câu hỏi sau:


+Trong tranh các bạn đang làm gì?
+Làm như vậy có tác dụng gì?


+Cây trồng, vật ni có ích lợi gì đối với con
người?


+Với cây trồng, vật ni ta phải làm gì?


-GV rút ra kết luận:



<i><b>+Các tranh đều cho ta thấy các bạn nhỏ đang</b></i>
<i><b>chăm sóc cây trồng, vật ni trong gia đình.</b></i>
<i><b>+Cây trồng, vật ni cung cấp cho con người</b></i>
<i><b>thức ăn, lương thực, thực phẩm cần thiết với sức</b></i>
<i><b>khoẻ.</b></i>


<i><b>+Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khoẻ mạnh</b></i>
<i><b>chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật</b></i>
<i><b>ni.</b></i>


<i><b>Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách chăm</b></i>
<i><b>sóc cây trồng, vật ni.</b></i>


-u cầu HS chia thành nhóm, mỗi thành viên
nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng
trong gia đình mình rồi nêu những việc mình đã
làm để chăm sóc con vật / cây trồng đó và nêu
những việc nên tránh đối với vật nuôi cây trồng.
-Ý kiến của các thành viên được ghi lại vào báo
cáo:


Tên vật Những việc em Những việc


-2 HS nêu, lớp lắng nghe và nhận xét.
-Nước rất cần thiết đối với cuộc sống với
con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn,
uống,..) dùng trong lao động sản xuất.
Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì
thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết
kiệm và bảo vệ nguồn nước.



-Lắng nghe giới thiệu.


-HS chia thành các nhóm, nhận xét tranh vẽ
và thảo luận và trả lời các câu hỏi.


-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận.


+Tranh 1: Vẽ bạn nhỏ đang bắt sâu cho cây
trồng.


+Tranh 2: Bạn nhỏ đang cho đàn gà ăn.
Được cho ăn đàn gà sẽ mau lớn.


+Tranh 3: Các bạn nhỏ đang tưới nước cho
cây non mới trồng, giúp cây thêm khoẻ
mạnh , cứng cáp.


+Tranh 4: Bạn gái đang tắm cho đàn lợn .
Nhờ vậy, đàn lợn sẽ sạch sẽ, mát mẽ, chóng
lớn.


* Cây trồng, vật ni là thức ăn, cung cấp
rau cho chúng ta. Chúng ta cần chăm sóc
cây trồng, vật ni.


-Lắng nghe.


-HS chia thành nhóm, thảo luận theo HD


của GV và hồn thành báo cáo của nhóm:


Cây


trồng Những việc emlàm để chăm
sóc cây


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

ni làm để chăm


sóc nên tránh đểbảo vệ
-Yêu cầu các nhóm dán báo cáo của nhóm mình
lên bảng theo hai nhóm.


-Nhóm 1: Cây trồng.
-Nhóm 2: Vật nuôi.


-Yêu cầu các nhóm trình bày báo cáo của nhóm
mình.


<i><b>-Rút ra các kết luận</b></i>:


<i><b>+Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng, vật ni</b></i>
<i><b>bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu, bỏ là</b></i>
<i><b>già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở, tiêm thuốc</b></i>
<i><b>phịng bệnh.</b></i>


<i><b>+Được chăm sóc chu đáo, cây trồng, vật nuôi sẽ</b></i>
<i><b>phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khơ héo dễ</b></i>
<i><b>chết, vật ni gầy gị dễ bị bệnh tật.</b></i>



-Các nhóm dán báo cáo lên bảng.


-Đại diện các nhóm trình bày.


-Các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
-Lắng nghe và ghi nhận.


Ti

ết : 2 ( tuần : 31)



<i>Hoạt động của giáo viên</i> <i>Hoạt động của học sinh</i>


<i><b>b.Hoạt động 1:</b><b>Trình bày kết quả điều tra.</b></i>


-Thu các phiếu điều tra của HS, yêu cầu một
số em trình bày kết quả điều tra.


-u cầu HS trả lời câu hỏi:


+Nhà em ni con vật, trồng cây đó nhằm mục
đích gì?


+Em chăm sóc cây trồng, vật ni đó sẽ có tác
dụng gì?


+Ngược lại, nếu khơng chăm sóc, cây trồng vật
ni sẽ thế nào?


<b>Thực hành </b>


<i><b>c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và trả lời</b></i>


<i><b>phiếu bài tập.</b></i>


-Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
1 và xử lí tình huống ở câu hỏi 2.


-<i><b>Câu hỏi 1</b></i>: Viết chữ T vào ô o trước ý kiến


em tán thành, viết chữ K vào ơ o trước ý kiến


em không tán thành.


--<i>Cây trồng, vật ni cung cấp lương thực,</i>
<i>thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì</i>
<i>vây cần được chăm sóc, bảo vệ.</i>


-Lắng nghe giới thiệu.
-Nộp phiếu điều tra cho GV.


-Một số HS trình bày lại kết quả điều tra.
-Trả lời câu hỏi (có liên quan đến thực tế gia
đình mình) chẳng hạn:


+Nhà em trồng cây ……để lấy rau ăn hoặc bán
để lấy tiền.


+Chăm sóc sẽ giúp cây, con vật lớn nhanh,
tránh bị bệnh.


+Nếu không, cây / con vật dễ mắc bệnh,
chậm lớn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

a.o Cần chăm sóc và bảo vệ các con vật ở gia


đình mình.


b.o Chỉ cần chăm sóc những loại cây do con


người trồng.


c.o Cần bảo vệ tất cả các loài vật, cây trồng.


d.o Thỉnh thoảng tưới nước cho cây cũng


được.


e.o Cần chăm só cây trồng, vật ni thường


xuyên, liên tục.


<i><b>-Câu hỏi 2:</b></i> Nhà bạn Dũng ni được mấy chú
gà trống choai. Chúng rất hay vào vườn kiếm
ăn và mổ vào mấy luống cải. Nếu em là bạn
Dũng em sẽ làm gì? Vì sao?


*<i><b>Nhận xét và kết luận</b></i>:


<i><b>Cần phải chăm sóc tất cả các con vật là vật</b></i>
<i><b>ni, những cây trồng có lợi. Chăm sóc cây</b></i>
<i><b>trồng phải thường xuyên mới có hiệu quả.</b></i>
<i><b>d.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm xử lí tình</b></i>


<i><b>huống.</b></i>


-u cầu các nhóm thảo luận xử lí các tình
huống sau:


<i><b>+Tình huống 1: </b></i>


Hai bạn Lan và Đào cùng đi thăm vườn rau.
Thấy rau ở vườn nhà mình có sâu. Đào liền
nhanh nhẹn ngắt hết những chiếc lá có sâu và
vứt sang chỗ khác ở xung quanh.


Nếu em là Lan, em sẽ nói gì với Đào?


<i><b>+Tình huống 2: </b></i>


Đàn gà nhà Minh đột nhiên lăn ra chết hàng
loạt. Mẹ Minh đem chôn hết gà đi và giấu
khơng cho mọi người biết gà nhà mình bị dịch
cúm. Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với mẹ để
tránh lây lan dịch cúm gà?


-Theo dõi nhận xét cách xử lí của các nhóm.


<i><b>Kết luận chung</b></i>: <i><b>Vật ni, cây trống có vai trị</b></i>
<i><b>rất quan trọng đối với đời sống của con người.</b></i>
<i><b>Vì vậy chúng ta phải biết chăm sóc và bảo vệ</b></i>
<i><b>cây trồng vật ni một cách thường xuyện.</b></i>


<i><b>4 – Áp dụng </b></i>


-Nhận xét tiết học.


-Qua bài học em rút ra được điều gì cho bản
thân? -Qua bài học em rút ra được điều gì cho
bản thân?


-1 HS đọc yêu cầu SGK.
a.K


b.K
c.T
d.K
e.T


<i><b>-Câu hỏi 2:</b></i> Em sẽ rào vườn lại, hoặc rào
luống rau lại để gà khơng vào đó mổ rau.
Thường xuyên tưới nước cho luống cải, chăm
sóc cho cải chóng lớn. Cho gà ăn và chăm sóc
chúng.


-Đại diện các nhóm trả lời.


-Các nhóm khác bổ sung nhận xét.
-Lắng nghe.


-Các nhóm thảo luận giải quyết các tình
huống và phân vai thể hiện.


*Chẳng hạn:



+Trường hợp 1: Em sẽ nhắc Đào để gọn
những lá rau có sâu để gọn vào một chỗ rồi
đem về nhà giết đi, nếu vứt lung tung, sâu sẽ
lây sang nhà khác, sau đó nói với bố mẹ để
phun thuốc trừ sâu.


+Em sẽ nói với bố mẹ làm sạch chuồng gà,
cho gà uống thuốc phịng bệnh, chơn thật kĩ
gà chết và báo với nhân viên thú y để có cách
phịng dịch bệnh.


-Một vài nhóm sánh vai thể hiện tình huống 1
và 2. Các nhóm theo dõi nhận xét, bổ sung.
-HS tự phát biểu - VD:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

-GDTT cho HS và HD HS thực hiện như những
gì các em đã học được. Chuẩn bị cho tiết sau.


Thứ ba , ngày 3 tháng 4 năm 2012


CHÍNH TẢ (Nghe – viết) : 59

<b>LIÊN HỢP QUỐC </b>


<b>I/ Mục tiêu:</b>


-Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài <i><b>Liên hợp quốc</b></i>. Viết đúng các chữ số<i>.</i>


Trình bày đúng hình thức bài văn xi .


-Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai: <i><b>tr/ch</b></i> . Đặt câu đúng với
các từ ngữ mang âm, vần trên.



- Rèn tính cẩn thận , luyện viết âm vần chính xác
<b>II/ Đồ dùng: Bảng viết sẵn các BT chính tả.</b>


<b>III/ Lên lớp:</b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>1/ Ổn định:</b>
<b>2/ KTBC:</b>


- Gọi HS đọc và viết các từ khó của tiết
chính tả trước.


- Nhận xét ghi điểm.
<b>3/ Bài mới:</b>


<i><b>a/ GTB</b></i>: Nêu mục tiêu bài học. - Ghi tựa:


<i><b>b/ HD viết chính tả</b></i>:


<i><b>* Trao đổi về ND đoạn viết</b></i>:
-GV đọc đoạn văn 1 lần.


<i>-Liên hợp quốc được thành lập vào ngày</i>
<i>tháng năm nào?</i>


<i>-Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục</i>
<i>đích gì?</i>



<i>-Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên</i>
<i>hợp quốc?</i>


<i>-Viết Nam trở thành thành viên của Liên</i>
<i>hợp quốc từ ngày tháng năm nào?</i>


-GV: Vùng lãnh thổ chỉ những vùng được
công nhận là thành viên Liên hợp quốc
nhưng chưa hoặc không phải quốc gia độc
lập.


* <i><b>HD cách trình bày:</b></i>


-Đoạn văn có mấy câu?


-Trong đoạn văn có những chữ nào phải
viết hoa? Vì sao?


<i><b>* HD viết từ khó:</b></i>


-YC HS tìm từ khó rồi phân tích.


- 1 HS đọc, 3 HS lên bảng viết, HS lớp viết
vào bảng con.


-<i>bác só, mỗi sang, xung quanh, điền kinh,……</i>


-Lắng nghe và nhắc tựa.


-Theo dõi GV đọc. 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm.



<i>-Liên hợp quốc được thành lập vào ngày </i>
<i>24-10-1945.</i>


<i>-Nhằm: Bảo vệ hồ bình, tăng cường hợp tác</i>
<i>và phát triển giữa các nước.</i>


<i>-Có 191 nước và vùng lãnh thổ.</i>
<i>-Ngày 20- 9-1977.</i>


-Laéng nghe.


-HS trả lời.


-Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết
hoa. (Viết Nam).


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

-GV: Khi viết các chữ số các nhớ viết dấu
nối giữ các chữ số.


-YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.


<i><b>*Viết chính tả</b></i>:


-GV đọc bài cho HS viết vào vở.
-Nhắc nhở tư thế ngồi viết.


<i><b>* Soát lỗi: </b></i>
<i><b>* Chấm bài:</b></i>



-Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.


<i><b>c/ HD laøm BT</b></i><b>:</b>


<b>Bài 2: chọn câu a hoặc câu b.</b>


<i><b>Câu a</b></i>: Gọi HS đọc YC bài tập.


-GV nhắc lại yêu cầu: BT cho một số từ
nhưng mỗi từ còn để trống một tiếng (chữ).
Nhiệm vụ của các em là chọn tiếng <i><b>triều</b></i>


hay <i><b>chiều</b></i> điền vào chỗ trống sao cho
đúng.


-Sau đó YC HS tự làm.
-Cho HS lên bảng thi làm bài.
-GV nhận xét và chốt lời giải đúng.


<i><b>Baøi 3</b></i>:


-Cho HS đọc yêu cầu của BT.


-GV nhắc lại yêu cầu: BT yêu cầu các em
chọn 2 từ ngữ trong các số từ ngữ các em
đã hoàn thành và đặt câu với mỗi từ ngữ
đó. Như vậy mỗi em phải đặt 2 câu.


-Cho HS laøm baøi.



-Phát cho HS 3 tờ giấy A4+ bút dạ để HS


làm bài tập vào giấy.
-Cho HS trình bày bài.


-GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
-Yêu cầu HS chép bài vào VBT.
<b>4/ Củng cố – Dặn dị:</b>


-Nhận xét tiết học, bài viết HS.


-Dặn HS về nhà ghi nhớ các quy tắc chính
tả. Học thuộc các từ đã học để vận dụng
vào học tập.


- Chuẩn bị bài sau.


<i>2002, …</i>


-3 HS lên bảng, HS lớp viết vào bảng con.
-HS nghe viết vào vở.


-HS tự dò bài chéo.
-HS nộp bài.


-1 HS đọc YC trong SGK.
-Lắng nghe.


-HS làm bài cá nhân.



-2 HS làm bài trên bảng. Lớp nhận xét.
-Đọc lời giải và làm vào vở.


<i><b>-Câu a: Buổi chiều – thuỷ triều – triều đình – chiều</b></i>
<i><b>chuộng – ngược chiều – chiều cao.</b></i>


<i><b>.</b></i>-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe.


-HS tự làm bài cá nhân.


-Nhận đồ dùng và làm bài tập vào giấy A4.


-3 HS làm bài vào giấy lên bảng dán kết quả
trình bày cho lớp nghe. Lớp nhận xét.


-Lắng nghe.


<b>TỐN : 147</b>


<b>PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 </b>


<b>I/ Mục tiêu: Giúp HS:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

-Áp dụng phép trừ các số trong phạm vi 100 000 để giải các bài tốn có liên quan, giải
các bài tốn cĩ phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m


( bài tập cần làm : 1,2,3 )


_u thích mơn học , thích tìm tịi áp dụng giải tốn hàng ngày
<b>II/ Chuẩn bị : Tóm tắt BT 3.</b>



<b>III/ Các hoạt động dạy học: </b>


<i><b>Hoạt động giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động học sinh </b></i>


<i><b>1. Ổn định:</b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


-GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
- Nhận xét-ghi điểm.


<i><b>3. Bài mới</b></i>:


<i><b>a.Giới thiệu bài: </b></i>Bài học hôm nay sẽ giúp
các em biết thực hiện phép trừ các số trong
phạm vi 100 000. Ghi tựa.


<i><b>b. Hướng dẫn cách thực hiện phép trừ</b></i>
<i><b>85674 - 58329</b></i>


*Hình thành phép <i>trừ 85674 - 58329</i>


-GV nêu bài tốn: Tìm hiệu của hai số
85674 - 58329


GV hỏi: Muốn tìm hiệu của hai số 85674
-58329, chúng ta làm như thế nào?


-GV: Dựa vào cách thực hiện phép trừ các


số có 4 chữ số, em hãy thực hiện phép trừ
85674 - 58329


<i>*Đặt tính và tình </i>85674 - 58329


-GV: Hãy nêu cách đặt tính khi thực hiện
85674 - 58329


-Bắt đầu thực hiện phép tính từ đâu đến
đâu?


GV: Hãy nêu từng bước tính trừ 85674
-58329


85674
58329
27345


*<i><b>Nêu qui taéc</b></i>:


-GV hỏi: Muốn thực hiện phép trừ các số có
5 chữ số với nhau ta làm như thế nào?


-3 HS lên bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu.


-HS nghe GV nêu yêu cầu.


-HS Chúng ta thực hiện phép trừ 85674 - 58329
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài giấy


nháp.


-HS nêu: Chúng ta đặt tính sao cho các chữ số ở
cùng một hàng đơn vị thẳng cột với nhau: hàng
đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng
chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn
thẳng hàng nghìn, hàng chục nghìn thẳng hàng
chục nghìn.


-Thực hiện phép tính bắt đầu từ phải sang trái
(từ hàng thấp đến hàng cao).


-HS lần lượt nêu các bước tính trừ từ hàng đơn
vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng
chục nghìn của phép trừ 85674 – 58329 như
SGK để có kết quả như sau:


*4 khơng trừ được 9, lấy 14 trừ 9 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
*2 thêm 1 bằng 3; 7 trừ 3 bằng 4, viết 4.


*6 trừ 3 bằng 3 , viết 3.


*5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
*5 thêm 1 bằng 6; 8 trừ 6 bằng 2, viết 2.


<b>Vaäy: 85674 – 58329 = 27345 </b>


<i>-Muốn cộng các số có 5 chữ số với nhau ta làm như sau:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>b.Hướng dẫn kuyện tập:</b></i>



<i><b>Bài 1: </b></i>1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS làm bài.


-Chữa bài và cho điểm HS.


-Yêu cầu HS nêu cách tính của 2 trong 4
phép tính trên.


<i><b>Bài 2: </b></i>


-Gọi 1 HS đọc YC.


-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?


-u cầu HS nêu lại cách thực hiện tính trừ
các số có đến 5 chữ số.


-Yêu cầu HS tự làm bài.


-Yêu cầu nhận xét bài làm của bạn trên
bảng, nhận xét cả cách đặt tính và kết quả
tính.


-Chữa bài và cho điểm.


<i><b>Bài 3: </b></i>Gọi 1 HS đọc u cầu bài tập.
-Bài tốn cho biết những gì?



-Bài tốn hỏi gì?
-u cầu HS làm bài.


<i><b>Tóm tắt</b></i>:


Có : 25 850m
Đã trải nhựa: 9850m
Chưa trải nhựa: …km?
-Chữa bài và cho điểm HS.


<i><b>4 Củng cố – Dặn dò:</b></i>


-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh
thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.


-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập
ở VBT và chuẩn bị bài sau.


<i>nhau: hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng</i>
<i>hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng</i>
<i>hàng nghìn, hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn. Viết</i>
<i>dấu trừ và kẻ vạch ngang dưới các số.</i>


<i>+Thực hiện tính từ phải sang trái (thực hiện tính từ hàng</i>
<i>đơn vị)</i>


-1 HS đọc yêu cầu BT.


-Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện tính trừ các
số có 5 chữ số.



-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào
VBT.


92896 73581 59372 32484
65748 36929 53814 9177
27148 37552 5558 23307
-2 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu BT.


-BT yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
-1 HS nêu, lớp nhận xét.


-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào
VBT.


63780 91462 49283
18546 53406 5765
45234 38056 43518
-1 HS đọc yêu cầu BT.


-HS tự tìm hiểu và làm bài.


-1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm VBT


<i><b>Bài giải:</b></i>


Số mét đường chưa trải nhựa là:
25850 – 9850 = 16000(m)



Đổi: 16000m = 16km
<i><b>Đáp số</b></i>: 16km


<b>TẬP ĐỌC :60</b>


<b>MỘT MÁI NHÀ CHUNG </b>


<b>I/ Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

-Hiểu: Bài thơ muốn nói mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là Trái
Đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ nó. ( trả lời được các câu hỏi sách giáo
khoa 1,2,3 )


-Học thuộc long 3 khổ thơ đầu bài thơ.
<b>II/ Chuẩn bị:</b>


-Tranh Minh Họa nội dung bài Tập Đọc trong SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
<b>III/ Lên lớp:</b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>1/ Ổn định:</b>
<b>2/ KTBC:</b>


- YC HS đọc (hoặc kể chuyện) và trả lời
câu hỏi về ND bài tập đọc <i>Gặp gỡ ở </i>
<i>Lúc-xăm-bua.</i>


- Nhận xét ghi điểm.
<b>3/ Bài mới: </b>



<i><b>a/ GTB</b></i>: Bài thơ một mái nhà chung của
tác giả Định Hải hôm nay chúng ta học sẽ
giúp các em hiểu rằng: mỗi người, mỗi vật
có cuộc sống riêng nhưng đều có chung
một mái nhà. Mái nhà chung đó như thế
nào? Bài hạc sẽ giúp các em hiểu rõ điều
đó. Ghi tựa.


<i><b>b/ Luyện đọc</b>:</i>


-GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng vui,
nhẹ nhàng, thân ái. HD HS cách đọc.
-Treo tranh giới thiệu trị chơi.


Hỏi: <i>Tranh vẽ gì?</i>


-Hướng dẫn HS đọc từng dịng thơ và kết
hợp luyện phát âm từ khó.


-Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa
từ khó.


-YC 6 HS nối tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ
trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho
HS.


-YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ
khó.


-Cho HS đặt câu (nếu cần).



-YC 6 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước
lớp, mỗi HS đọc 1 khổ.


-YC HS luyện đọc theo nhóm.


- 3 HS lên bảng thực hiện YC.


-HS đọc bài (hoặc kể chuyện) và trả lới câu
hỏi.


-HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài.


-Theo dõi GV đọc.
-HS quan sát.


-Vẽ bạn gái đang tươi cười, chú chim đang ríu
rít trên cành cây, những chú cá đang tung tăng
bơi lội. Phía xa xa là mặt trời đang lên, phía
trên cáo là cầu vịng với những màu sắc rất
đẹp.


-Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu
đến hết bài. Đọc 2 vòng. HS đọc đúng các từ
khó.(Mục tiêu)


-Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV.
-6 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp thơ.


-1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm


theo.


-HS thi nhau đặt câu.


-6 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi
bài SGK.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


<i><b>c/ HD tìm hiểu bài</b>:</i>


-GV gọi 1 HS đọc 3 khổ thơ đầu.


+<i>Ba khổ thơ đầu nói đến những bài nhà</i>
<i>riêng của ai?</i>


<i>+Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng u?</i>


-Cho HS đọc thầm khổ 3 thơ cuối.
+<i>Mái nhà chung của mn vật là gì?</i>
<i>+Em muốn nói gì với những người bạn</i>
<i>chung một mái nhà?</i>


<i>-HS chọn một trong các ý và giải thích.</i>


<b>d/ Học thuộc lòng bài thơ.</b>


-YC HS đọc thuộc lịng bài thơ, sau đó gọi
HS đọc trước lớp. Tổ chức thi đọc theo
hình thức hái hoa.



-Gọi HS đọc thuộc cả bài.
- Nhận xét cho điểm.
<b>4/ Củng cố – Dặn dị:</b>


-<i>Bài thơ muốn nói với em điều gì?</i>


- Nhận xét tiết học.


-Về nhà học thuộc cả bài thơ và chuẩn bị
nội dung cho tiết sau.


- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.


+<i>Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc,</i>
<i>của bạn nhỏ.</i>


<i>+Mái nhà của chim là nghìn lá biếc, của cá là</i>
<i>sóng xanh rập rờn, của dím là trong lịng đất,</i>
<i>của ốc là vỏ ốc. Mái nhà của bạn nhỏ có giàn</i>
<i>gấc đỏ, có hoa giấy lợp hồng.</i>


-1 HS đọc 3 khổ thơ cuối.
-<i>Là bầu trời xanh ……</i>


<i>-Hãy yêu mái nhà chung. / Hãy sống hồ bình</i>
<i>với mái nhà chung. /Hãy giữ gìn, bảo vệ mái</i>
<i>nhà chung.</i>





-HS đọc thuộc bài thơ trước lớp.
-2 – 3 HS thi đọc cả bài trước lớp.
-3 HS đọc bài. Lớp theo dõi nhận xét.


-<i>Mọi vật trên Trái Đất đều sống chung một</i>
<i>mái nhà. Hãy yêu mái nhà chung bảo vệ và giữ</i>
<i>gìn nó.</i>


- Lắng nghe ghi nhận.


***************************************************************************
*


Thứ tư , ngày 4 tháng 4 năm 2012


<b>LUYỆN TỪ VAØ CÂU: 30</b>


<b>ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TLCH BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM </b>


<b>I/. Yêu cầu:</b>


-Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì ( bài tập 1? (Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi bằng gì?). Trả
lới đúng các câu hỏi bằng gì? Thực hành trị chơi hỏi đáp sử dụng cụm từ Bằng gì? ( bài
tập : 2,3 )


-Bước đầu biết dùng dấu hai chấm. ( bài tập 4 )


_ Biết áp dụng dùng từ , trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi đúng
<b>II/. Chuẩn bị:</b>



-Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng.
<b>III/. Lên lớp:</b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>1/ Ổn định: </b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ</b><i><b>:</b></i>


+GV nêu BT: Em hãy kể tên các mơn thể
thao bắt đầu bằng những tiếng sau: bóng,


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

chạy, đua, nhảy, …


-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung
<b>3/ Bài mới : </b>


<i><b>a.Giới thiệu bài</b></i>: Nêu mục tiêu yêu cầu bài
học. - Ghi tựa.


<i><b>b.HD laøm bài tập:</b></i>


<i><b>Bài tập 1: Giảm tải câu c.</b></i>


-Gọi HS đọc YC của bài.


-GV nhắc lại yêu cầu BT: Bài tập cho 2 câu
a, b. Nhiệm vụ của các em là trong các câu
đã cho, hãy tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi
bằng gì?



-Cho HS làm bài.


-HS làm bài thi (làm trên bảng phụ đã
chuẩn bị trước).


-GV nhận xét chốt lời giải đúng.


*Như vậy: Muốn tìm bộ phận câu trả lời
cho câu hỏi “<i><b>Bằng gì</b></i>” các em chỉ việc
gạch dưới cum từ (từ chữ “<i><b>bằng</b></i>” cho đến
hết câu).


-Yêu cầu HS bổ sung những phần cần thiết
vào VBT của mình.


<i><b>Bài tập 2: Giảm tải câu c</b></i>


-Gọi HS đọc u cầu của bài.


-GV nhắc lại YC: Bài tập cho 2 câu a, b.
Nhiệm vụ của các em là phải trả lời các
câu hỏi ấy sao cho thích hợp.


-Yêu cầu HS làm bài miệng.
-Yêu cầu HS trình bày.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Nhận xét và chốt lời giải.
-Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.



<i><b>Bài tập 3</b></i>:


-Cho HS đọc u cầu BT.
-GV nhắc lại yêu cầu.


-Cho HS tổ chức trò chơi theo nhóm.
-Cho HS thực hành trước lớp.


-GV nhận xét chốt lời giải đúng.


<i><b>Bài tập 4:</b></i>


-Cho HS đọc u cầu BT.
-GV nhắc lại yêu cầu.
-Cho HS làm bài.


-Cho HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.


-Yêu cầu HS chép bài đúng váo vở bài tập.


<i><b>c. Đua: </b>đua xe đạp, đua thuyền, đua…</i>
<i><b>d.Nhảy</b>: nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, ….</i>
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.


-1 HS đọc yêu cầu BT SGK. Lớp lắng nghe.
-Lắng nghe.


-HS làm bài cá nhân. Sau đó trao đổi nhóm.
-HS thi tiếp sức. 2 nhóm HS lên bảng thi làm


bài dùng phấn gạch chân bộ phận trả lời bằng
gì?. Lớp theo dõi nhận xét. Viết bài vào vở.
<i><b>-Đáp án: </b></i>


<i><b>Câu a: </b>Voi uống nước <b>bằng vịi.</b></i>


<i><b>Câu b:</b> Chiếc đèn ơng sao của bé được làm <b>bằng nan</b></i>
<i><b>tre dán giấy bóng kính.</b></i>


-1 HS đọc u cầu của bài.
-Lắng nghe.


-HS nối tiếp nhau trả lời:


+Hằng ngày em viết bằng bút bi, (bút máy…)
+Chiếc bàn em ngồi học làm gỗ, (nhựa, đá,
mê ca,…)


-1 HS đọc yêu cầu BT.


-HS chơi theo nhóm đơi, một em hỏi, một em
đáp, sau đó đổi lại. Từng cặp nối nhau hỏi
đáp trước lớp. Lớp nhận xét.


-1 HS đọc yêu cầu BT. Lớp đọc thần.
-HS làm bài cá nhân.


-3 HS trình bày trên 3 tờ giấy to đã chuẩn bị
trước theo hình thức thi đua. Lớp nhận xét.



<i><b>Bài giải:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b>4: Củng cố, dặn dò: </b></i>


-Nhận xét tiết học. Biểu dương những em
học tốt.


-GV yêu cầu HS về nhà học thuộc các tin ở
bài tập 4. Chuẩn bị tiết sau.


<i><b>Câu b</b></i>: <i>Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ</i>
<i>những thứ cần thiết: chăn màn, giường chiếu,</i>
<i>xoong nồi, ấm chén pha trà, …</i>


<i><b>Câu c</b></i>: <i>Đông Nam Á gồm mười một nước: </i>
<i>Bru-nây, Cam-pu-chia, Đơng Ti-mo, In-đơ-nê-xi-a,</i>
<i>Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái</i>
<i>Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.</i>


<b>TẬP VIẾT:</b>


<b>Bài: </b>

<b>ƠN CHỮ HOA</b>

<b>: </b>

<b>U </b>


<b>I/ Mục tiêu:</b>


-Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U ( 1 dòng )


-Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng <i><b>ng Bí ( </b><b>1 dịng</b><b> ) </b></i>và câu ứng dụng:


<i><b>Uốn cây từ thuở còn non</b></i>




<i><b>Dạy con từ thuở con cịn bi bơ ( 1 l</b></i>

<i><b>ần )</b></i>



-YC viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
<b>II/ Đồ dùng:</b>


-Mẫu chữ víet hóc: U.
-Tên riêng và câu ứng dụng.
-Vở tập viết 3/2.


<b>III/ Lên lớp:</b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>1/ Ổn định:</b>
<b>2/ KTBC:</b>


-Thu chấm 1 số vở của HS.


- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng
của tiết trước.


- HS viết bảng từ:

<b>Trường Sơn</b>


- Nhận xét – ghi điểm.


<b>3/ Bài mới:</b>


<i><b>a/ GTB</b></i>: Ghi tựa.


<i><b>b/</b><b>HD viết chữ hoa</b></i>:



* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa:
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những
chữ hoa nào?


- HS nhắc lại qui trình viết các chữU, B, D.
- YC HS viết vào bảng con.


<b>c/ </b><i><b>HD viết từ ứng dụng</b></i>:
-HS đọc từ ứng dụng.
-Em biết gì về<i><b> ng Bí</b></i>?


<i><b>-Giải thích</b></i>: <i><b>ng Bí </b>là tên một thị xã ở tỉnh</i>
<i>Quảng Ninh.</i>


-QS và nhận xét từ ứng dụng:


- HS nộp vở.


- 1 HS đọc:

<b>Trường Sơn</b>



<b>Trẻ em như búp trên cành</b>


<b>Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan</b>


- 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.


-HS lắng nghe.


- Có các chữ hoa: U, B, D.


- 2 HS nhắc lại. (đã học và được hướng dẫn)
-3 HS lên bảng viết, HS lớp viết b/ con: U, B,


D.


-2 HS đọc <i><b>ng Bí.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách
như thế nào?


-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.


<i><b>d/ HD viết câu ứng dụng</b></i>:
- HS đọc câu ứng dụng:


<i><b>-Giải thích</b></i>: Cây non cành mền nên dễ uốn.
Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình
thành những thói quen tốt cho con.


-Nhận xét cỡ chữ.


-HS viết bảng con chữ Uốn, Dạy.


<i><b>e/ HD viết vào vở tập viết</b></i>:


- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở
TV 3/2. Sau đó YC HS viết vào vở.


- Thu chấm 10 bài. Nhận xét.
<b>4/ Củng cố – dặn dò:</b>


-Nhận xét tiết học chữ viết của HS.



-Về nhà luyện viết phần còn lại, học thuộc
câu ca dao.


-Chữ u, g, b, cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao
một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con
chữ o.


- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
-3 HS đọc.


-HS tự quan sát và nêu.


- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con.


-

HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
-1 dòng chữ U cỡ nhỏ.


-1 dịng chữ B, D cỡ nhỏ.
-2 dịng <i><b>ng Bí </b></i>cỡ nhỏ.


-2 dòng câu ứng dụng. (2 dòng còn lại giải tải)
<b>TỐN :148</b>


<b>TIỀN VIỆT NAM </b>


<b>I/ Mục tiêu: Giúp HS:</b>


-Nhận biết được các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
-Bước đầu biết đổi tiền .


-Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các các số với đơn vị tiền tệ là đồng ä Việt


Nam.


<b>II/ Chuẩn bị:</b>


-Các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
<b>III/ Các hoạt động dạy học: </b>


<i><b>Hoạt động giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động học sinh </b></i>


<i><b>1. Ổn định:</b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


-GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
- Nhận xét-ghi điểm.


<i><b>3. Bài mới</b></i>:


<i><b>a.Giới thiệu bài:</b></i>


-Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau làm
quen với một số to giấy bạc trong hệ thống


-3 HS lên bảng làm BT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

tiền tệ Việt Nam.


<i><b>b.Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20 000 đồng,</b></i>
<i><b>50000 đồng, 100 000 đồng.</b></i>



-GV cho HS quan sát từng tờ giấy bạc trên và
cho nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng
dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy
bạc.


<i><b>c.Luyện tập:</b></i>
<i><b>Bài 1: </b></i>


-1 HS đọc u cầu bài tập.
-GV hỏi: Bài tốn hỏi gì?


-Để biết trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền,
chúng ta làm như thế nào?


-GV hỏi: Trong chiếc ví a có bao nhiêu tiền?
-GV hỏi tương tự với các chiếc ví cịn lại.
-u cầu HS làm bài.


-Nhận xét và cho điểm HS.


<i><b>Bài 2: </b></i>


-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS làm bài.


<i><b> Tóm tắt:</b></i>


Cặp sách : 15 000 đồng
Quần áo : 25 000 đồng
Đưa người bán: 50 000 đồng


Tiền trả lại: ……đồng?
-GV nhận xét và cho điểm HS


<i><b>Baøi 3:</b></i>


-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.


-GV hỏi mỗi cuốn vở giá bao nhiêu tiền?
-Các số cần điền vào ô trống là những số như
thế nào?


-Vậy muốn tính số tiền mua 2 quyển vở ta
làm như thế nào?


-GV yêu cầu HS làm bài, sau đó chữa bài và
cho điển HS.


<i><b>Baøi 4:</b></i>


-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?


-Yêu cầu HS đọc mẫu, sau đó hỏi: Em hiểu


-Quan sát 3 tờ giấy bạc và nhận biết:


+Tờ giấy bạc loại 20 000 đồng có dịng chữ
“Hai mươi nghìn đồng” và số 20 000.


+Tờ giấy bạc loại 50 000 đồng có dịng chữ


“Năm mươi nghìn đồng” và số 50 000.


+Tờ giấy bạc loại 100 000 đồng có dịng chữ
“Một trăm nghìn đồng” và số 100 000.


-1 HS nêu yêu cầu BT.


-Trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền?


-Chúng ta thực hiện tính cộng các tờ giấy bạc
trong từng chiếc ví.


<i>-Chiếc ví a có số tiền là: </i>


<i>10 000 + 20 000 + 20000 = 50 000 (đồng)</i>


-HS thực hiện tính nhẩm và trả lời:


<i>-Chiếc ví b có số tiền là: </i>


<i>10 000 + 20 000 + 20000 + 10 000 = 90 000</i>
<i>(đồng)</i>


<i>-Tương tự câu c là: 90 000 (đồng); câu d là: 14</i>
<i>500 (đồng); câu e là: 50 700 (đồng).</i>


-1 HS đọc yêu cầu bài tập SGK.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.


<i><b>Bài giải:</b></i>



Số tiền mẹ Lan phải trả cho cô bán hàng là:
15 000 + 25 000 = 40 000 (đồng)


Số cô bán hàng phải trả lại cho mẹ là:
50 000 – 40 000 = 10 000 (đồng)
<i><b>Đáp số</b></i>: 10 000 đồng
-1 HS nêu yêu cầu BT.


-Mỗi cuốn vở giá 1200 đồng.


-Là số tiền phải trả để mua 2, 3 , 4 cuốn vở.
-Ta lấy giá tiền của một cuốn vở nhân với 2.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
-1 HS nêu yêu cầu BT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

baøi laøm mẫu như thế nào?


-GV giải thích: Bài tập này là bài tập đổi tiền.
Phần đổi tiền ở bài làm mẫu có thể hiểu là:
có 80 000 đồng, trong đó có các loại giấy bạc
là 10 000 đồng, 20 000 đồng, 50 000 đồng, hỏi
mỗi loại giấy bạc có mấy tờ? Giải câu hỏi này
ta thấy, mỗi loại giấy bạc trên có 1 tờ thì vừa
đủ 80 000 đồng, ta viết 1 vào cả 3 cột thể
hiện số tờ của từng loại giấy bạc.


-GV hỏi: Có 90 000 đồng, trong đó có cả 3
loại giấy bạc là là 10 000 đồng, 20 000 đồng,
50 000 đồng. Hỏi mỗi loại giấy bạc có mấy


tờ.


-Vì sao em biết như vậy?


-u cầu 1 HS điền số vào bảng.
-Yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.


<i><b>4 Củng cố – Dặn dò:</b></i>


-Nhận xét giờ học, tun dương HS có tinh
thần học tập tốt.


-YC HS về nhà xem lại các tờ giấy bạc khác
nữa và luyện tập thêm các bài tập ở VBT.
Chuẩn bị bài sau.


-HS lắng nghe hướng dẫn của GV.


-HS cả lớp cùng suy nghĩ và giải: Đại diện HS
trả lời: có 2 tờ loại 10 000 đồng, có 1 tờ loại
20000 đồng và 1 tờ loại 50 000 đồng.


-Vì 10 000 + 10 000 + 20000 + 50 000 = 90 000
(đồng)


-HS lần lượt điền 2, 1, 1 vào 3 cột của hàng
90000 đồng.


-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào


VBT.


-Laéng nghe và ghi nhận.


<b>TỰ NHIÊN XÃ HỘI : 60</b>


<b>TRÁI ĐẤT – QUẢ ĐỊA CẦU </b>


<b>I/. Yêu cầu: Giúp HS biết:</b>


-Nhận biết hình dạng của Trái Đất khơng gian: rất lớn và có hình cầu.


-Biết được quả địa cầu là mơ hình thư nhỏ của Trái Đất và câu tạo của quả địa cầu.
-Thực hành chỉ trên quả địa cầu cực Nam, cực Bắc, xích đạo, hai bán cầu và trục của quả
địa cầu.


<b>II/. Chuẩn bị:</b>


- Quả địa cầu. Tranh vẽ số 1 SGK, các miếng ghép có ghi cực Nam, cực Bắc, xích đạo,
hai bán cầu và trục của quả địa cầu. Phiếu thảo luận,…


<b>III/. Lên lớp:</b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>1/ Ổn định: </b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ</b><i><b>:</b></i>


-Kiểm tra bài cũ của tiết trước bằng cách
u cầu 1 HS lên đóng vai phóng viên đi


phỏng vấn các câu hỏi qua bài học với các
bạn.


-Nhận xét chung.


-Các bạn khác trả lời câu hỏi của phóng
viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>3/ Bài mới: </b>


<i><b>a.Giới thiệu bài</b></i>: Hỏi: Các em có biết chúng
ta đang sinh sống ở đâu trong vũ trụ không?
-Giới thiệu: Để hiểu rõ hơn về Trái Đất,
thầy cùng các em tìm hiểu bài ngày hơm
nay: Trái Đất – Quả địa cầu. Ghi tựa.


<i><b>Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng của Trái</b></i>
<i><b>Đất và quả địa cầu:</b></i>


-Treo tranh Trái Đất giới thiệu: Đây là ảnh
chụp Trái Đất từ tàu vũ trụ. Qua hình chụp
này em hãy quan sát theo cặp và cho biết
Trái Đất có hình gì?


-u cầu 3–4 HS trả lời.


-<i><b>GV chốt</b></i>: <i>Qua hình chụp này, ta có thể thấy</i>
<i>Trái Đất có dạng hình cầu và hơi dẹt ở hai</i>
<i>đầu. Trái Đất lơ lửng trong vũ trụ</i>.



-GV cho HS quan sát rõ hơn về hình cầu và
giải thích hình như thế nào là hình cầu.
*<i>Giới thiệu về quả địa cầu:</i>


-Quả địa cầu là mơ hình thu nhỏ của Trái
Đất. Quả địa cầu gồm các bộ phận sau: trục,
giá đỡ quả địa cầu. Trên quả địa cầu địa cầu
thể hiện một số điểm cơ bản như: cực Nam,
cực Bắc, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán
cầu. (GV kết hợp vừa giảng vừa chỉ trên quả
địa cầu)


*<i>Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau</i>:
1.Trục của quả địa cầu nghiêng hay thẳng
đứng so với mặt bàn?


2.Em coù nhận xét gì về màu sắc trên bề mặt
quả địa caàu?


3.Từ những quan sát được trên mặt quả địa
cầu, em hiểu thêm gì về bề mặt Trái Đất?
-Nhận xét tổng hợp các ý khiến của HS.
*<i><b>Giới thiệu</b></i>: <i>Trong thực tế Trái Đất khơng có</i>
<i>trục xun qua và khơng được đặt trên một</i>
<i>giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trong</i>
<i>không gian. Vũ trụ rất rộng lớn và Trái Đất</i>
<i>chỉ là một hành tinh nhỏ bé trong vô vàn các</i>
<i>hành tinh nằm trong vũ trụ.</i>


-Treo tranh vẽ bản đồ Việt Nam giới thiệu


hình dáng của đất nước và yêu cầu HS lên


-HS: Sống ở trên Trái Đất.
-HS lắng nghe.


-Lắng nghe, quan sát và thực hiện.


-HS trả lời: Hình trịn, hình méo, hình quả
bóng, …


-Vài HS nhắc lại kết luận.
-HS lắng nghe và quan sát.


-Quan sát lắng nghe và ghi nhận để thực
hiện.


-1 – 2 HS lên bảng chỉ vào quả địa cầu ,
trình bày lại các ý chính mà GV giảng.
-Lắng nghe và nhận xét bạn.


-Ý kiến đúng là:


<i>+So với mặt bàn trục của quả địa cầu</i>
<i>nghiêng.</i>


<i>+Màu sắc trên quả địa cầu khác nhau: có</i>
<i>một số màu cơ bản như màu xanh lơ thường</i>
<i>dùng để chỉ biển, màu màu vàng và da cam</i>
<i>chỉ đồi núi, cao nguyên, màu xanh lá cây chỉ</i>
<i>đồng bằng.</i>



<i>+Từ những gì quab sát được, em hiểu thêm</i>
<i>về Trái Đất là: Trái Đất có trục nghiêng, bề</i>
<i>mặt Trái Đất khơng như nhau ở các vị trí.</i>


-Lắng nghe, quan sátvà ghi nhớ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

chỉ vị trí đất nước Việt Nam trên quả địa
cầu. GV hỏi nước ta có đồi núi, có biển có
đồng bằng khơng?


<i><b>Hoạt động 2</b></i>: <i><b>Trị chơi: Thi tìm hiểu về quả</b></i>
<i><b>địa cầu:</b></i>


-GV tổ chức hoạt động thực hành dưới hình
thức thi giữa các đội.


-GV chia lớp thành 2 đội cúng thi:


<i><b>-Vòng một: Thi tiếp sức.</b></i>


-Mỗi đội sẽ được phát một mơ hình quả địa
cầu và các thẻ chữ có ghi cực Nam, cực
Bắc, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.


<i><b>-Voøng hai: Thi hùng biện.</b></i>


-u cầu đại diện 2 nhóm lên thuyết trình
những kiến thức đã học trong bài về quả địa
cầu. Yêu cầu vừa trình bày, vừa chỉ vào mơ


hình quả địa cầu. Đội nào trong 3 phút, trình
bày đúng, đủ kiến thức sẽ ghi được 10đ.
-GV tổng kết nhận xét và phát thưởng phần
trình bày của các em.


*Yêu cầu 5 HS đọc mục <i><b>Bạn cần biết.</b></i>
<i><b>4/ Củng cố – dặn dò</b></i>:


-Chơi trò chơi trắc nghiệm các câu hỏi có
trong bài hoïc.


-Giáo dục tư tưởng cho HS Trái Đất là hành
tinh có sự sống, nó rất đa dạng và phong phú
chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn Trái
Đất.


-Nhận xét tiết học. Về nhà học bài, sưu tầm
tranh ảnh về Trái Đất. Chuẩn bị tiết sau.


có núi, có biển.


-Nhiệm vụ của các đội: Trong thời gian 2
phút các đội phải gắn đúng các thẻ chữ vào
các vị trí của quả địa cầu trên mơ hình quả
địa cầu. Đội nào gắn đúng sẽ ghi được 10đ.
(nhanh nhất đước thưởng điểm).


-Các nhóm chọn 2 bạn nói hay lên thi tài.
Lớp quan sát nhận xét.



-5 HS thực hiện.


-Các em tham gia chơi tích cực.
-Lắng nghe và thực hiện.


<b>Thứ năm , ngày 5 tháng 4 năm 2012</b>


<b>CHÍNH TẢ (Nhớ – viết)</b>

<b>MỘT MÁI NHÀ CHUNG </b>


<b>I . Mục tiêu:</b>


-Nhớ - viết chính xác 3 khổ thơ đầu bài chính tả của bài <i>Một mái nhà chung, trình bày </i>
<i>đúng khổ thơ , dịng thơ 4 chữ </i>


-Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có các âm đầu hoặc vần dễ viết sai tr/ch
-Trình bày bài viết đúng, đẹp.


<b>II .Chuẩn bị:</b>


 Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng phụ, hoặc giấy khổ to. Bút dạ.


<b>III . Các hoạt động dạy – học chủ yếu:</b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>2.Kiểm tra bài cuõ:</b>


-Gọi HS lên bảng đọc và viết các từ sau:


<i>cây tre, che chở, con ếch, đoàn kết,…</i>



-Nhận xét.
3. Bài mới:


<i><b>a. Giới thiệu bài:</b></i> GV nêu mục đích yêu cầu
của tiết học. <i>Ghi tựa.</i>


<i><b>b. Hướng dẫn viết chính tả:</b></i>


<b>*</b><i><b>Trao đổi về nội dung bài viết</b>.</i>


-GV đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ 1 lượt.


<i><b>-Hỏi</b></i>: <i>Ba khổ thơ đầu nói đến những bài nhà</i>
<i>riêng của ai?</i>


<i>+Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng u?</i>


<b>*</b><i><b>Hướng dẫn cách trình bày</b>:</i>


-Đoạn viết có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy
dịng?


-Những chữ nào trong 3 khổ thơ phải viết
hoa?


<b>*</b><i><b>Hướng dẫn viết từ khó</b>:</i>


-u cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết
chính tả.



-u cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm
được.


<b>*</b><i><b>Viết chính tả:</b></i>


-u cầu HS đọc lại 3 khổ của bài thơ.
-Cho HS tự nhớ viết vào vở.


-Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* <i><b>Sốt lỗi:</b></i>


-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các từ
khó viết cho HS sốt lỗi.


-u cầu HS đổi vở chéo để kiểm tra lỗi.
* <i><b>Chấm bài</b></i>:


-Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.


<i><b>c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.</b></i>
<i><b>Bài 2</b>. GV <b>chọn câu a hoặc b.</b></i>
<i><b>Câu a</b></i>: Gọi HS đọc yêu cầu.


-GV nhắc lại YC: BT cho bốn câu thơ của
tác giả Hoàng Mai. Trong 4 câu thơ ấy còn
để trống một số phụ âm đầu. Nhiệm vụ của
các em là chọn <i><b>ch</b></i> hoặc <i><b>tr</b></i> điền vào chỗ
trống ấy sao cho đúng.



-Yêu cầu HS tự làm.


-Cho HS thi làm bài trên bảng lớp (thi theo


-1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp
viết vào bảng con.


-HS laéng nghe, nhaéc laïi.


-Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc thuộc lại khổ thơ.
+<i>Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc,</i>
<i>của bạn nhỏ.</i>


<i>+Mái nhà của chim là nghìn lá biếc, của cá là</i>
<i>sóng xanh rập rờn, của dím là trong lịng đất,</i>
<i>của ốc là vỏ ốc. Mái nhà của bạn nhỏ có giàn</i>
<i>gấc đỏ, có hoa giấy lợp hồng.</i>


-HS trả lời: 3 khổ và mỗi khổ có 4 dịng.
-Những chữ đầu dịng thơ<i>.</i>


<i>-nghìn, là biếc, sóng xanh, rập rình, lịng đất,</i>
<i>nghiêng lợp, ……</i>


-Đọc: 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào
bảng con.


-1 HS đọc lại.


-HS nhớ viết vào vở.



-HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để sốt lỗi
theo lời đọc của GV.


-HS nộp 5 -7 bài. Số bài còn lại GV thu chấm
sau.


-1 HS đọc u cầu trong SGK.
-Lắng nghe.


-HS làm bài cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

hình thức tiếp sức).


-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.4.Củng cố,
<b>dặn dị:</b>


-Nhận xét tiết học.


-Dặn HS về nhà tìm thêm các từ có âm


<i><b>tr/ch</b></i>. Chuẩn bị bài sau.


-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.


<i><b>Đáp án</b></i>: <i><b>Câu a</b></i>:


<i>Mèo con đi học ban <b>tr</b>ưa</i>
<i>Nón nan khơng đợi, <b>tr</b>ời mưa ào ào</i>



<i>Hiên <b>ch</b>e không <b>ch</b>ịu nép vào</i>


Tối về sổ mũi cịn gào “meo meo”
<b>TỐN:149</b>


LUYỆN TẬP



I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết trừ nhẩm các số trịn chục nghìn.


- Biết trừ các số có đến 5 chữ số có nhớ và giải bài tốn có phép trừ
-Củng cố về các ngày trong các tháng. bài tập cần làm ( 1,2,3,4a )
<b>II/ Chuẩn bị:</b>


-Các bảng ghi nội dung tóm tắt bài tập.
<b>III/ Các hoạt động dạy học: </b>


<i><b>Hoạt động giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động học sinh </b></i>


<i><b>1. Ổn định:</b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


-GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
-Nhận xét-ghi điểm.


<i><b>3. Bài mới</b></i>:


<i><b>a.Giới thiệu bài:</b></i>



-Bài học hôm nay củng cố về phép trừ các số
trong phạm vi 100 000, các ngày trong các
tháng. Ghi tựa.


<i><b>b. Hướng dẫn luyện tập:</b></i>
<i><b>Bài 1</b></i>


-Yêu cầu HS đọc đề bài.


-GV viết bảng phép tính: 90 000 – 50 000 =?
-GV hỏi: Bạn nào có thể nhẩm được 90 000 –
50 000 =?


-Em đã nhẩm như thế nào?


-GV nêu cách nhẩm đúng như SGK.
-u cầu HS tự làm bài.


-GV nhận xét và cho điểm HS


<i><b>Bài 2:</b></i>


-Gọi 1 HS đọc u cầu bài tập 2.
-Yêu cầu HS tự làm bài.


-GV có thể yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính
và thực hiện tính trừ các số có đến 5 chữ số.
-Nhận xét, ghi điểm bài làm của HS.


<i><b>Baøi 3:</b></i>



-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài.


<i><b> Tóm tắt</b></i>:


-4 HS lên bảng làm BT.


-Nghe giới thiệu.


-1 HS đọc yêu cầu BT SGK.
-HS theo dõi.


-HS nhẩm và trả lời: 90 000 – 50 000 = 40000
-HS trả lời.


-HS theo dõi.


-Tự làm bài, sau đó 1 HS chữa bài trước lớp.
-4 HS làm bài trên bảng, lớp làm VBT.
-2 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
81981 86296 93644 65900
45245 74951 26107 245
36736 11345 67537 65655
-1 HS đọc đề bài SGK.


-1 HS lên bảng, lớp làm VBT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Có: 23560 l
Đã bán: 21 800 l



Coøn lại: …? l


-Chữa bài, ghi điểm bài làm của HS.


<i><b>Bài 4a: </b></i>


-GV viết phép tính trừ như bài tập lên bảng.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?


-GV yêu cầu HS làm bài và báo cáo kết quả.
-GV hỏi: Em đã làm như thế nào để tìm được
số 9?


-GV có thể hướng dẫn HS thực hiện các cách
tìm số 9 như sau:


+Vì: o2659 –23154 = 69505


o2659 = 69505 + 23154


o2659 = 92659


Vaäy điền số 9 vào o.


-GV lưu ý: Bước thực hiện phép trừ liền trước


o - 2 = 6 là phép trừ có nhớ, phải nhớ 1 vào 2


thành 3 để có o - 3 = 6, vậy o = 6 + 3 = 9.



Điền số 9 vào o.


<i><b>Bài 4b:</b></i>


-GV u cầu HS đọc đề bài.


-GV hỏi: Trong năm có những tháng nào có
30 ngày?


-Vậy chúng ta chọn ý nào?


-GV hỏi thêm: Trong các ý A, B, C ý nào nêu
tên 3 tháng có 31 ngày?


<i><b>4 Củng cố – Dặn dò:</b></i>


-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh
thần học tập tốt.


-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và
chuẩn bị bài sau.


Số lít mật ong trại đó cịn lại là:
23560 - 21 800 = 1760 (l)
<i><b>Đáp số</b></i>: 1760 l
-1 HS đọc phép tính.


-Điền số thích hợp vào ơ trống trong phép
tính.



-2 đến 3 HS trả lời trước lớp, HS khác nhận
xét, bổ sung.


-Lắng nghe GV giảng.


-1 HS đọc yêu cầu BT SGK, lớp theo dõi.
-HS trả lời: các tháng có 30 ngày trong một
năm là tháng: 4, 6, 9, 11.


-Chọn ý D.


-Đó là ý B, nêu được các tháng 7, 8, 10 là
những tháng có 31 ngày.


<b>THỦ CÔNG</b>


<b>Bài: LAØM ĐỒNG HỒ ĐỂ BAØN (Tiết 3) </b>


<b>I.Mục tiêu: ( như u cầu tiết 1,2 )</b>


<b>II. Chuẩn bị:</b>


-Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ cơng (hoặc bìa màu).
-Giấy thủ cơng, bìa cúng, tờ bìa màu, giấy trắng, hồ gián, …...
<b>III. Lên lớp:</b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt độngcủa học sinh</b></i>


<b>1.Ổn định:</b>



<b>2.KTBC: KT đồ dùng của HS.</b>
- Nhận xét tuyên dương.
<b>3. Bài mới:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i><b>a.GTB</b></i>: Nêu mục tiêu yêu cầu bài học. Ghi tựa.


<i><b>b. Thực hành</b></i><b>: </b><i><b>Tiếp tục hướng dẫn như tiết 2.</b></i>
<i><b>Hoạt động: HS thực hành làm đồng hồ để bàn và</b></i>
<i><b>trang trí.</b></i>


-GV gọi 1 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để
bàn.


-GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng
hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ:


<i><b>Bước 1</b></i>: Cắt giấy


<i><b>Bước 2</b></i>: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt,
đế, và chân đỡ đồng hồ).


<i><b>Bước 3</b></i>: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.


-GV nhắc lại: khi gấp và dán các tờ giấy để làm
đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp
gấp và bôi hồ cho đều.


-GV gợi ý cho HS trang trí đồng hồ như vẽ ơ nhỏ
làm lịch ghi thứ, ngày ở gần số 3, ghi nhãn hiệu của
đồng hồ ở phía dưới số 12 hoặc vẽ hình trên mặt


đồng hồ.


-GV tổ chức cho HS làm đồng hồ để bàn. Trong khi
HS thực hành, GV đến các bàn quan sát, giúp đỡ
những em còn lúng túng hoặc chưa hiểu rõ cách
làm, để các em hoàn thành sản phẩm.


-HS trang trí, trưng bày và tự đánh gía sản phẩm.
GV khen ngợi, tun dương những em trang trí đẹp,
có nhiều sáng tạo.


-Đánh giá kết quả học tập của HS.
<b>4. Củng cố – dặn dò:</b>


-GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ
học tập của HS.


-HS nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn.


-Dặn dò HS giờ học sau chuẩn bị đầy đủ đồ dùng
học tập: giấy thủ công, kéo, hồ, sợi chỉ, … để học
bài “Làm quạt giấy trịn”.


-HS lắng nghe.


-1 HS nêu lài các bước:


<i>+ Bước 1: Cắt giấy</i>


<i>+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ</i>


<i>(khung, mặt, đế, và chân đỡ đồng hồ).</i>
<i>+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hồn</i>
<i>chỉnh.</i>


-Lắng nghe sau đó thực hành theo hướng
dẫn của GV.


-HS trưng bày sản phẩm và cùng nhau
đánh giá sản phẩm.


-Laéng nghe và rút kinh nghiệm.
-1 HS nêu.


-Ghi nhận và chuẩn bị cho tốt.


<b> </b>


<b> Thứ sáu , ngày 6 tháng 4 năm 2012</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>I . Mục tiêu:</b>


-Rèn kĩ năng viết: Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen
và bày tỏ tình thân ái.


-Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng


KNS :Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp , tư duy sáng tạo , thể hiện sự tự tin ( trình bày
ý kiến cá nhân , trải nghiệm , đóng vai )


- Biết thể hiện tình cảm với người nhận thư.


<b>II. Phương tiện dạy học </b>


-Bảng lớp viết các gợi ý viết thư (SGK)
-Bảng phụ viết trình tự lá thư.


-Phong bì thư, tem thư, giấy rời để viết thư.
<b>III.</b>


<b> Tiến trình lên lớp </b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>1. Ổn định:</b>
<b>2. KTBC:</b>


-Cho HS kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có
dịp xem Tuần 29.


-Nhận xét ghi điểm.
<b>3.Bài mới:</b>


<i><b>a- </b><b>Khám phá</b><b> : </b></i>Ở tiết TLV trước, các em đã được học
nói, viết về một người lao động trí óc, kể lại một buổi
biểu diễn nghệ thuật, kể về lễ hội, viết về một trận thi
đấu thể thao…Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ viết
thêm về văn viết thư. Đó là viết một bức thư ngắn cho
một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân
ái. <i>Ghi tựa<b>.</b></i>


<i><b>K</b><b>ết nối </b></i>



<i><b>b. Hướng dẫn làm bài tập:</b></i>


-Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý.


-GV: Nhắc lại yêu cầu: BT yêu cầu các em viết một bức
thư ngắn khoảng 10 câu cho một bạn nhỏ nước ngoài để
làm quen và bày tỏ tình thân ái. Bạn nước ngồi đó có
thể em biết qua đọc báo, xem đài, xem truyền hình,
phim ảnh, … Người bạn này cũng có thể là người bạn
trong tưởng tượng của em. Các em cần nói rõ bạn đó là
người nước nào?


Hướng dẫn thực hành


-Nội dung thư phải thể hiện được:


<i>*Mong muốn được làm quen với bạn (Để làm quen với</i>
<i>bạn, khi viết các em cần tự giới thiệu tên mình, mình là</i>
<i>người Việt Nam…)</i>


<i>*Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế</i>
<i>giới được sống trong hạnh phúc…</i>


*<i><b>Cho HS đọc lại hình thức trình bày một lá thư:</b></i>


-GV mở bảng phụ (đã trình bày sẵn bố cục chung của


-2 HS kể lại trước lớp, lớp lắng
nghe và nhận xét.



-Laéng nghe.


-1 HS đọc YC SGK.


-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó
thực hiện theo YC của GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

một lá thö).


*<i><b>GV chốt lại</b></i>: Khi viết các em nhớ viết theo trình tự.


<i><b>+Dịng đầu thư: các em phải ghi rõ địa điểm thời gian</b></i>
<i><b>viết thư.</b></i>


<i><b>+Lời xưng hô: viết cho bạn nên xưng bạn thân mến…</b></i>
<i><b>+Nội dung thư: làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái,</b></i>
<i><b>lời chúc, hứa hẹn…</b></i>


<i><b>+Cuối thư: lời cháo, chữ kí và kí tên.</b></i>
<i><b>T</b><b>hực hành </b></i>


-Các em cần viết vào giấy rời đã chuẩn bị.
-Cho HS trình bày bài viết.


-GV nhận xét.


-GV chấm nhanh một số bài, nhận xét cho điểm.
-GV nhận xét chung về bài làm của HS.



<b>4.Áp dụng </b>


-Nhận xét tiết học.


-u cầu những HS viết bài chưa xong, chưa đạt yêu cầu
về nhà viết cho xong, viết lại.


-Dặn dò HS nào đã viết xong, viết hay về nhà viết lại để
gửi đi (qua đường bưu điện hoặc gửi qua báo thiếu niên
Tiền Phong).


-HS viết thư , viết phong bì


-3 – 4 HS nối tiếp nhau trình bày
bài viết của mình. Lớp nhận xét.


-Lắng nghe và ghi nhận.


-Lắng nghe và về nhà thực hiện.


<b>TỐN : 150</b>


<b>LUYỆN TẬP CHUNG </b>


<b>I/ Mục tiêu: Giúp HS:</b>


- Biết cộng , trừ các số trong phạm vi 100.000


- Giải bài tốn bằng hai phép tính và bài tốn rút về đơn vị ( 1,2,3,4)
-Biết vận dụng vào việc giải tốn trong cuộc sống



<b>II/Chuẩn bị:</b>


-Bảng phụ tóm tắt các nội dung bài tập.
<b>II/ Các hoạt động dạy học: </b>


<i><b>Hoạt động giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động học sinh </b></i>


<i><b>1. OÅn định:</b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ:</b></i>


-GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
-Nhận xét-ghi điểm.


<i><b>3. Bài mới</b></i>:


<i><b>a.Giới thiệu bài:</b></i>


-Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập
chung về phép cộng, phép trừ các số có đến
5 chữ số và giải bài tốn có lời văn bằng 2
phép tính. Ghi tựa.


<i><b>b.Luyện tập:</b></i>
<i><b>Bài 1</b></i>


-u cầu HS đọc đề bài.


-4 HS lên bảng làm BT.



-Nghe giới thiệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?


-Khi biểu thức chỉ có các dấu cộng, trừ,
chúng ta thực hiện tính như thế nào?


-Khi biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện tính
như thế nào?


-Viết lên bảng: 40 000 + 30 000 +20 000 và
yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm trước lớp.
-GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài, sau đó 2
HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra
bài của nhau. GV kiểm tra vở của một số HS.
-GV nhận xét và cho điểm HS


<i><b>Baøi 2:</b></i>


-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.


-GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu HS
cả lớp làm bài vào VBT.


-GV có thể yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính
và thực hiện tính của một số phép tính trong
bài.


-Nhận xét bài làm HS và cho điểm.



<i><b>Bài 3:</b></i>


-u cầu HS đọc đề bài:


-GV hỏi: Bài tốn u cầu chúng ta tính gì?
-Số cây ăn quả của xã Xuân Mai so với số
cây của xã Xn Hồ thì như thế nào?


-Xã Xn Hồ có bao nhiêu cây?


-Số cây của xã Xuân Hoà như thế nào so với
số cây của xã Xuân Phương?


-Yêu cầu HS tóm tắt bài bằng sơ đồ rồi giải.


<i><b>-Hướng dẫn tóm tắt</b></i>:


68700cây


Xuân Phương: 5200cây


Xn Hồ:


Xuaân Mai: 4500 caây


? cây
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét và cho điểm HS.


<i><b>Baøi 4:</b></i>



-Yêu cầu HS đọc đề bài toán.


-GV hỏi: Bài toán trên thuộc dạng tốn gì ?
-u cầu học HS làm bài.


<i><b>Tóm tắt</b></i>


-Tính nhẩm.


-Thực hiện lần lượt từ trái sang phải.


-Ta thực hiện trong ngoặc trước, ngồi ngoặc
sau.


-HS nhẩm: 4 chục nghìn + 3 chục nghìn = 7
chục nghìn; 7 chục nghìn + 2 chục nghìn = 9
chục nghìn.


<i><b>Vậy: 40 000 + 30 000 +20 000 = 90 000</b></i>


-HS laøm baøi vaøo VBT.


-1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lên bảng, lớp làm bài vào VBT.
35820 72436 92684 57370
25079 9508 45326 6821
60899 81944 47358 50549


-1 HS đọc u cầu bài tập.



-BT yêu cầu chúng ta tính số cây ăn quả của xả
Xuân Mai.


-Xã Xn Mai có ít hơn xã Xn Hồ 4500cây.
-Chưa biết.


-Nhiều hơn 5200 cây.


-1 HS lên bảng, lớp làm VBT.


<i><b>Bài giải:</b></i>


Số cây ăn qủa xã Xuân Hoà là:
68 700 + 5200 =73900 (cây)
Số cây xã Xuân Mai là:


73900 - 4500 = 69400 (caây)


<i><b> Đáp số</b></i>: 69400 cây.


-Mua 5cái com pa phải trả 10000 đồng. Hỏi
mua 3 cái com pa cùng loại phải trả bao nhiêu
tiền?


-Bài toán thuộc dạng rút về đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

5 com pa : 10000 đồng
3 com pa : …… đồng?



-GV nhận xét và cho điểm HS.


<i><b>4 Củng cố – Dặn dò:</b></i>


-GV tổng kết giờ học, tuyên dương những HS
tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở
những HS còn chưa chú ý. Dặn dò HS về nhà
làm bài tập thêm và chuẩn bị bài sau.


<i><b>Bài giải:</b></i>


Số tiền một chiếc com pa là :
10000 : 5 = 2000 (đồng )


Số tiền phải trả 3 chiếc com pa là:
2000 x 3 = 6000 (đồng)


<i><b> Đáp số : </b></i>6000 đồng
<b> TỰ NHIÊN XÃ HỘI : 60</b>


<b>SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT ( </b>

<b>KNS</b>

<b>)</b>



<b>I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:</b>


-Nhận biết được hướng chuyển động của Trái Đất quay quanh mình nó và quanh Mặt
Trời trong không gian.


- Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh mặt
trời . ( biết cả hai chuyển động của trái đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ )



KNS : Kĩ năng hợp tác và làm chủ bản thân ; hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ - Kĩ năng giao tiếp : tư tin khi trình bày và thực hành quay quả địa
cầu – Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo .( thảo luận nhóm , trị chơi , viết tích cực )


-Thực hiện quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
<b>II-phương tiện dạy học </b>


-Quả địa cầu, bảng phụ, phiếu thảo luận, thẻ chữ: Mặt Trời, Trái Đất.
<b>III- Tiến trình lên lớp </b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>1.Ổn định:</b>


<b>2.KTBC: KT sự chuẩn bị bài của HS.</b>


-Yêu cầu 2 học sinh lên bảng nói rõ cấu tạo
của quả địa cầu.


-Nhận xét tuyên dương.
<b>3.Bài mới:</b>


<i><b>a</b><b>.Khám phá</b></i>


-Hỏi: Trái Đất có mấy cực? Kể tên?


-Có mấy phương chính? Hãy kể tên các
phương đó?


-Nhận xét.



-GV: Các em biết Trái Đất không hề đứng
yên mà luôn luôn chuyển động không
ngừng theo một chiều nhất định. Bài học
hôm nay các em sẽ hiểu rõ thêm về sự
chuyển động đó của Trái Đất trong vũ trụ.
Ghi tựa.


Kết nối


<i><b>Hoạt động 1: Trái Đất tự quay quanh trục</b></i>
<i><b>của nó- vi</b><b>ết tích cực </b></i>


+GV treo hình vẽ lên bảng và hỏi HS về
cách vẽ trục (nghiêng hay thẳng), vẽ hai


-HS báo cáo trước lớp.


-2 HS thực hiện, lớp nhận xét bổ sung.


-Trái Đất có 2 cực. Đó là cực Bắc và cực Nam.
-Có 4 phương chính. Đó là các phương: Đơng,
Nam, Tây, Bắc.


-Lớp nhận xét bổ sung.
-Lằng nghe.


-Quan sát và trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

cực (vị trí)



+GV vẽ và ghi các dữ kiện mà HS trả lời.
-Thảo luận luận nhóm.


+Yêu cầu các nhóm HS thảo luận, đọc và
làm theo yêu cầu như SGK/Thảo luận 114.
+Nhận xét hoạt động thực hành của HS.
+Quay mẫu và làm mẫu 1 lần trên mơ hình
quả địa cầu để HS cả lớp quan sát.


+<i><b>Hỏi</b></i>: Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay
quanh trục của nó theo hướng cùng chiều
hay ngược chiều kim đồng hồ?


+Hướng đó đi từ phương nào sang phương
nào?


+Bạn nào có thể lên bảng vẽ chiều quay
của Trái Đất trên hình vẽ?


+Nhận xét, chỉnh sửa hình vẽ của HS cho
đúng.


+<i><b>Kết luận</b></i>: <i>Trái Đất không đứng n mà</i>
<i>ln ln tự quay quanh mình nó theo hướng</i>
<i>ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực</i>
<i>Bắc xuống) hay theo hướng từ Tây sang</i>
<i>Đơng.</i>


<i>Thực hành </i>



-Tiến hành thảo luận nhóm.


-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
bằng cách lên thực hành trước lớp. (4 HS )
-Cả lớp quan sát.


+ Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh
trục của nó theo hướng ngược chiều kim đồng
hồ.


+ Hướng đó đi từ phương Tây sang Đông.
+1 HS lên bảng vẽ.


+HS lớp nhận xét bổ sung.
+Lắng nghe và 3 HS nhắc lại.


<i><b>Hoạt động 2: Trái Đất chuyển động quanh</b></i>
<i><b>Mặt Trời.</b></i>


-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.


+Yêu cầu các nhóm quan sát hình 3 SGK và
thảo luận theo 2 câu hỏi sau:


1.Hãy mơ tả những gì em quan sát được ở
hình 3.


2.Theo nhóm em. Trái đất tham gia vào
mấy chuyển động? Đó là những chuyển


động nào?


3.Hướng của các chuyển động đó đi từ
phương nào sang phương nào?


-Hoạt động cả lớp.
+Yêu cầu HS nêu ýkiến.


+<i><b>Kết luận</b></i>: <i>Trái Đất đồng thời tham gia vào</i>
<i>hai chuyển động: chuyển động tự quay</i>
<i>quanh mình nó và chuyển động tự quay</i>
<i>quanh Mặt Trời. Hướng của cả hai chuyển</i>
<i>động trên đều là từ Tây sang Động.</i>


+Yeâu cầu HS lên vẽ thể hiện hai chuyển


-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Quan sát và thảo luận và trả lời:


1.Quan sát hình 3 em thấy: Trái Đất đang vừa
tự quay quanh mình nó theo hướng từ Tây sang
Đơng; đồng thời Trái Đất cũng quay quanh Mặt
Trời.


2.Theo nhóm em Trái Đất tham gia vào hai
chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình
nó và chuyển động tự quay quanh Mặt Trời<i>.</i>


3.Hướng tự chuyển động quay quanh trục và
chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất


đều theo hướng từ Tây sang Đông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

động trên của Trái Đất.


+Nhận xét, chỉnh sửa (nếu sai)


+Yêu cầu HS lên thuyềt trình về hình vẽ.
Nhận xét và sửa lỗi cho HS.


Thực hành


<i><b>Hoạt động 3: Trò chơi củng cố Trái Đất</b></i>
<i><b>quay.</b></i>


-GV chia lớp thành các nhóm yêu cầu quan
sát hình minh hoạ trị chơi trang 115 SGK
sau đó hướng dẫn các nhóm HS chơi.


+GV tổ chức cho các nhóm HS chơi.


+GV yêu cầu một vài cặp HS lên biểu diễn
trước lớp (biểu diễn và thuyết minh).


+GV nhận xét, khen, phê bình các nhóm.


<i><b>4/v</b><b>ận dụng </b></i>


-u cầu học sinh đọc mục bạn cần biết.
-Dặn dò HS về nhà học bài.



-Giáo dục tư tưởng cho HS.
-Nhận xét tiết học.


-2 HS lên bảng vẽ.


-HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.


-2 đến 3 HS lên thực hiện trước lớp. HS dưới
lớp nhận xét.


-Hình thức chơi:


<i>-Mỗi nhóm sẽ cử ra 2 bạn: một bạn gắn thẻ chữ</i>
<i>Mặt Trời, một bạn gắn thẻ chữ Trái Đất.</i>


<i>-Hai bạn trong nhóm sẽ đóng vai thể hiện hai</i>
<i>chuyển động của Trái Đất: tự quay quanh trục</i>
<i>và quay quanh Mặt Trời.</i>


<i>-Các bạn trong nhóm quan sát và nhận xét.</i>
<i>-Hai bạn trong nhóm đóng vai xong sẽ được lựa</i>
<i>chọn hai bạn khác bất kì trong nhóm để thay</i>
<i>thế.</i>


<i><b> SINH HOẠT LỚP CU</b><b>ỐI TUẦN 30</b></i>


I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần.


<i><b>-Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. </b></i>



-Tổ 1 - Tổ 2 - Tổ 3 - Tổ 4.
-Giáo viên nhận xét chung lớp.


-Về nề nếp tương đối tốt……….
-Về học tập: Có tiến bộ, đa số các em biết đọc viết các số có nhiều chữ dó (5 chữ
số), giải được bài tốn về tìm diện tích hình chữ nhật, hình vng………
<b> II/ Phương hướng tuần tới:</b>


-Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể.
-Hướng tuần tới:...
-Tăng cường khâu truy bài đầu giờ, BTT lớp kiểm tra chặt chẽ hơn.


Giáo viên : ngày 2/4/2012



Nguyễn Hoàng Thanh



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×