Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Su dung do dung thiet bi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.96 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con
người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ,
<i><b>giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo</b></i>
<i><b>nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.</b></i>


Tại hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã xác định:
<b>“Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và</b>
<i><b>thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lậo dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có</b></i>
<i><b>đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dung và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn</b></i>
<i><b>và phát huy các giá trị văn hố của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa</b></i>
<i><b>của nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý</b></i>
<i><b>thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa</b></i>
<i><b>học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có</b></i>
<i><b>tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ, là những</b></i>
<i><b>người thừa kế xây dung chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” </b></i>


Với mục tiêu giáo dục của tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản khác để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ
sở. Một yêu cầu đặt ra: Những nhà quản lý phải làm gì? Làm thế nào trong các
hoạt động của nhà trường có chất lượng để “Sản phẩm” của mình làm nền
móng thật vững chắc. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường nói chung và cấp tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề đổi mới phương
pháp giảng dạy, giáo dục không phải là mối quan tâm của cá nhân nào, đó là
nhiệm vụ chung của tồn xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Vì thế việc cải tiến phương pháp giảng dạy bằng cách tạo ra nhiều hình
thức học tập là cần thiết nhằm cuốn hút học sinh say mê hào hứng, tự giác lĩnh


hội tri thức, từ đó phát huy năng lực, trí sáng tạo của mỗi học sinh.


Xuất phát từ yêu cầu đó mà vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học trong các
giờ học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học được nhiều giáo viên quan tâm.
Bởi học sinh tiểu học mới từ mẫu giáo chuyển lên, nên việc thu nhận kiến thức
thơng qua hình thức “Học mà chơi - chơi mà học” rất phù hợp. Mặt khác xuất
phát từ nhận thức của học sinh là: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng – Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.


Vậy làm thế nào để việc sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả nhất trong
các giờ lên lớp phục vụ đổi mới phương pháp dạy học? Đó là câu hỏi mà người
làm cơng tác quản lý như tôi luôn trăn trở và thực sự lưu tâm chú trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>
<b>1. Cơ sở lý luận.</b>


Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng (2001) đó chỉ rõ: "Phát triển giáo
dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nhgiệp Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố đất nước, là yếu
tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".


Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Phần
lớn các em tư duy phải dựa trên mô hình, vật thật, tranh ảnh. Do vậy trong giờ
học việc sử thiết bị dạy học là không thể thiếu được thiết bị dạy học khơng chỉ
là mơ hình, tranh ảnh, vật thật, mà có thể là những trang phiếu học tập, được sử
dụng dưới nhiều hình thức như: Trao đổi nhóm, hoặc mỗi học sinh một phiếu
trong các giờ học: Kiểm tra, ôn tập... ở tất cả các môn học. Là phương tiện
chuyển tải thơng tin và nó cịn là nội dung của quá trình truyền thu tri thức giáo
dục tư cách, rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Nó điều khiển mọi hoạt
động nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nó


tác động to lớn trong việc phát huy trí sáng tạo, kích thích hứng thú trong việc
dạy và học của thầy và trò. Đặc biệt sử dụng thiết bị dạy học hợp lý bao giờ
cũng cho những kết quả đúng về tính khoa học sư phạm và tính thẩm mỹ.


Có nhà giáo dục trẻ cho rằng: Trẻ khơng sợ học mà chỉ sợ những tiết học
đơn điệu nhàm chán. Học sinh tiểu học cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ
nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên. Lúc đó học sinh mong muốn được
nhìn thấy một cái gì khác ngồi giáo viên để tạo ra một cảm giác thoải mái khi
có cái mới để thu nhận kiến thức, thường cái mới đó là thiết bị dạy học. Trong
đó nếu thiết bị dạy học phù hợp với nhận thức của học sinh thì sẽ nâng cao
hiệu quả giờ dạy của giáo viên lên rất nhiều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

“...Thiết bị giáo dục trang bị cho nhà trường phải thiết thực. Trước mắt
cần tập trung trang bị những thiết bị tối thiểu, cần thiết phục vụ yêu cầu đồng bộ
giữa thiết bị chứng minh của giáo viên và thiết bị thực hành của học sinh, cần
kết hợp trang thiết bị truyền thông đơn giản và thiết bị hiện đại (phương tiện
nghe, nhìn, phịng học tiếng, vi tính...) từng bước hiện đại hoá nhà trường tiểu
học theo sự phát triển của xã hội và kinh tế đất nước, khuyến khích giáo viên và
học sinh làm thiết bị dạy học bằng nguyên liệu địa phương giá thành thấp...”.


Thực tế hiện nay việc sử dụng thiết bị dạy học ở các khối lớp cũng tương
đối phong phú, ở tất cả các môn học. Bên cạnh những thiết bị phục vụ giảng
dạy trong các giờ lên lớp như mơ hình tranh ảnh, tranh tĩnh, tranh động , đèn
chiếu cịn có những nội dung của bài được sử dụng theo phiếu gây sự hứng thú
học tập cho các em: Nhưng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học
hiện nay thì việc sử dụng phiếu và nội dung soạn phiếu vẫn chưa thực sự đáp
ứng được nhu cầu cần thiết cho các hình thức học.


Chính vì vậy đồ thiết bị học phải được đưa ra đúng lúc và phù hợp với
nhận thức của học sinh, phải đảm bảo được tính chất học tập, ôn luyện, củng


cố các tri thức, kĩ năng, kĩ sảo là hết sức cần thiết trong các giờ học căng thẳng
nhằm :


Tạo cho trẻ thay đổi hình thức hoạt động trên lớp (Thơng qua hình thức
trao đổi phiếu theo nhóm). Tạo ra sự vui vẻ thoải mái.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Biết rằng sử dụng thiết bị dạy học trong giờ học là một nghệ thuật, là cần
thiết. Song nhiều giáo viên đã không thực hiện được, hoặc thực hiện không
thành cơng mang tính hình thức chính vì vậy hiệu quả giờ dạy không cao.
<b>2. Thực trạng của vấn đề sử dụng thiết bị giáo dục nhằm phát huy tính tích</b>
<b>cực của học sinh: </b>


<i>2.1 Tình hình địa phương.</i>


<i>- Xã Hoàng Xá là một xã miền núi của huyện Thanh Thuỷ, diện tích tự nhiên</i>
rộng, dân số trên 13 nghìn người.


<i>2.2. Tình hình nhà trường.</i>


Trường Tiểu học Hồng Xá 2 được tách ra năm 1997 và được công nhận
chuẩn quốc gia giai đoạn 1 năm 2000, trường đóng trên địa bàn nơi có đồng
bào theo đạo Thiên chúa giáo chiếm tỷ lệ 98,7% điều kiện kinh tế còn khó
khăn, thấp trình độ dân trí chưa cao nên việc đầu tư cho con em đi học nhìn
chung cịn nhiều vấn đề bất cập. Sự đầu tư cho giáo dục của các cấp lãnh đạo
địa phương còn hạn chế. Nhất là hội cha mẹ học sinh của trường chưa thể hiện
sự quan tâm tới chất lượng giáo dục của nhà trường.


Tồn trường năm học 2011 – 2012 có 21 lớp 444 học sinh 100% là con
em nông thôn nhìn chung các em có được sự quan tâm của cha mẹ học sinh, đồ
dùng học tập được trang bị tương đối đầy đủ.



Về đội ngũ giáo viên: Tồn trường có 28 giáo viên trong đó cán bộ quản
lý 3, giáo viên đứng lớp 22, nhân viên 1 đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đều
được đào tạo chuẩn hố 100% có ý thức nhiệt tình và trách nhiệm cao trong
cơng tác. Song bên cạnh đó trình độ của đội ngũ vẫn còn một số bất cập nhất
định trình độ chun mơn khơng phù trình độ đào tạo nhất là việc tiếp cận đổi
mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin.


<i>2.2.1 Thuận lợi:</i>


Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy và học
trong đó có việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Thiết bị dạy học được sử dụng nhiều và tương đối có hiệu quả qua các
đợt hội giảng, hội thi giáo viên giỏi hoặc các giờ kiểm tra.


Thiết bị dạy học tự làm hoặc sưu tầm được giáo viên chuẩn bị tương đối
kỹ cả về nội dung và hình thức.


<i>2.2.2 Khó khăn:</i>


Thiết bị dạy học chưa được đồng đều ở tất cả các bộ mơn.


Trong q trình sử dụng thiết bị dạy học nhiều giáo viên cịn mang tính
hình thức. Phiếu học tập còn nặng về sao chép, chưa phát huy hết khả năng của
học sinh.


Việc thảo luận phiếu học tập theo nhóm còn chưa rõ nét chỉ tập trung vào
một vài em học sinh khá, giỏi.



Sử dụng thiết bị dạy học trong giờ dạy đòi hỏi giáo viên cần phải đầu tư
nhiều thời gian nghiên cứu bài, phải biết kết hợp khéo léo trong giờ dạy và
phân bố thời gian hợp lý. Chính vì vậy mà nhiều giáo viên đã ngại nhất là với
giáo viên lớn tuổi chỉ cần dạy theo sách giáo khoa là đủ. Một số giáo viên còn
ngại khi lên phòng thiết bị để mượn thiết bị dạy học. Nên đến nay việc sử dụng
thiết bị dạy học vẫn còn là điều e ngại đối với nhiều giáo viên.


<b>3. Các biện pháp đã tiến hành:</b>


<b>3.1. </b>Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản ly, giáo viên, nhân viên về
tầm quan trọng của phương tiện thiết bị giáo dục.


3.1.1. Thu thập những thông tin lý luận của việc sử dụng thiết bị dạy học
qua tài liệu


3.1.2. Tổ chức học tập, nghiên cứu, trao đổi về đổi mới phương pháp dạy
và học.


3.1.3. Trao đổi về cách tổ chức các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát
huy tính tích cự của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

3.2.1. Thống nhất chỉ đạo thay đổi cách trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh
giá giờ dạy của giáo viên, chú trọng đánh giá phương pháp, kỹ năng sử dụng,
khai thác hiệu quả thiết bị dạy học.


3.2.2. Dạy mẫu, so sánh, đối chiếu, phân tích, rút kinh nghiệm việc sử
dụng thiết bị dạy học.


3.2.3. Triển khai dạy đại trà trong toàn trường.



3.2.4. Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng
hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua việc sử dụng thiết bị dạy học một
cách chủ động, tích cực và sáng tạo.


<b>3.3. Chỉ đạo giáo viên tự đánh giá kết quả sử dụng thiết bị dạy học của mình và</b>
đánh giá sự tích cực của học sinh trong q trình sử dụng thiết bị dạy học một
cách khách quan.


3.3.1. Xây dựng quy chế làm việc của tổ, khối chuyên môn, cá nhân giáo
viên hướng dẫn thảo luận kỹ năng thực hành sử dụng thiết bị giáo dục.


<b>3.4. Tổ chức kiểm tra đánh giá sau khi triển khai kê họạch</b>
3.4.1. Kiểm tra qua dự giờ thăm lớp.


3.4.2 Kiểm tra thông qua việc quan sát, theo dõi.
3.4.3. Kiểm tra thông qua học sinh.


3.4.4 Kiểm tra thông qua phiếu trắc nghiệm tổng hợp (trong đó có lồng cả
nội dung kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học).


3.4.5. Theo dõi xếp loại giao viên hàng tháng qua việc sử dụng thiết bị dạy
học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.


3.4.6. Kiểm tra qua giáo án, lịch báo giảng, kế hoạch sử dụng thiết bị.
<b>4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.</b>


<b>4.1. Đối với giáo viên: </b>


4.1.1. Tỷ lệ giáo viên sử dụng thường xuyên thiết bị giáo dục trong các
giờ lên lớp đạt 100%.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Thời điểm
khảo sát


Tổng
số HS


Xếp loại sử dụng TBDH Xếp loại giờ dạy


Tốt Khá TB Tốt Khá TB


SL % SL % SL % SL % SL % SL %
2009-2010 25 6 24,0 6 24,0 13 52,0 7 28,0 8 32,0 10 40,0
2010-2011 26 12 46,2 10 38,5 4 15,3 9 34,6 11 42,3 6 23,1


Nhận xét :


Như vậy thiết bị dạy học thực sự đã là phương tiện đắc lực giúp cho giáo
viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chất lượng sử dụng thiết bị dạy
học và chất lượng giờ học sử dụng thiết bị dạy học được nâng lên rõ rệt.


4.1.3. Số tiết dạy được xếp loại Tốt, Khá về sử dụng thiết bị đạt tỷ lệ
tương đối cao, khơng có giờ dạy xếp loại chưa đạt.


4.1.4. Thống kê kết quả xếp loại giáo viên cả năm học về sử dụng thiết bị
và so sánh với kết quả năm học trước.


<b>4.2. Đối với học sinh. </b>


4.2.1. Các tiết học có sử dụng thiết bị đã phát huy được tính chủ động


sáng tạo của học sinh, việc tiếp thu kiến thức trở nên nhẹ nhàng tự nhiên hơn,
khơng gị ép nhàm chán.


4.2.2. Thống kê kết quả khảo sát học sinh sau tiết học có sử dụng thiết bị
và so sánh với tiết dạy không sử dụng thiết bị.


4.2.3. So sánh chất lượng giáo dục với năm học trước.
Xếp loại giáo dục:


Thời điểm
( năm học)


TS
HS


Xếp loại giáo dục Hạnh kiểm


Giỏi Khá TBình Yếu Đ CĐ


TS % TS % TS % TS % TS % TS %
2009-2010 396 45 11,4 56 14,1 267 67,5 28 7,0 380 96,0 16 4,0
2010-2011 400 65 16,3 76 19,0 247 61,7 12 3,0 392 98,0 8 2,0
<b> 4.3. Đánh giá chung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Công tác quản lý thiết bị dạy học đã khó nhưng việc quản lý việc sử dụng
thiết bị lại càng khó hơn vì quản lý con người sử dụng thiết bị và nêu ra các
yêu cầu cơ bản trong công tác quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học do vậy cần
phải có sự phối kết hợp giữa nhà trường với các cấp, các ngành, các đồn thể.
Nhà trường có hồn thành nhiệm vụ hay khơng, có đạt được những kết quả
như mục tiêu đã đề ra hay không đều được xuất phát từ hiệu quả sử dụng thiết


bị dạy học của giáo viên. Chất lượng sử dụng thiết bị dạy học có vai trò quyết
định đến hiệu quả hoạt động dạy học. Là một cán bộ quản lý phải luôn trăn trở
nghiên cứu thực tiễn kết hợp với lý luận khoa học về công tác quản lý thiết bị
dạy học để không ngừng tìm ra những giải pháp, biện pháp phù hợp nhất nhằm
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường nói chung và cơng tác
quản lý thiết bị dạy học nói riêng.


Đứng trước u cầu thực tế của tình hình xã hội hiện nay thì thực trạng
cơng tác quản lý thiết bị dạy học của trường chúng tôi vẫn chưa đáp ứng được
đầy đủ, kịp thời với yêu cầu. Bản thân tơi đã tự xác định cho mình phải luôn
học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước, tích cực tự học, tự rèn
luyện để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ quản lý cũng như trình độ lý
luận phải có sự vận dụng năng động, sáng tạo cho phù hợp với tình hình cụ thể
của nhà trường và của địa phương nhằm góp phần đem lại hiệu quả cao nhất
trong công tác quản lỷ trong nhà trường, nhất là trong cơng tác quản lý chun
mơn nói chung và quản lý thiết bị dạy học nói riêng ở Trường Tiểu học Hoàng
Xá 2 – Thanh Thủy – Phú Thọ


<b>2. Những ý kiến kiến nghị:</b>


<i>2.1. Đối với Sở giáo dục và Phòng giáo dục và Đào tạo.</i>


Cấp bổ sung các thiết bị giáo dục mà nhà trường khơng có khả năng
trang bị để thay thế cho các thiết bị hư hỏng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về thiết bị cho cán
bộ quản lý, cán bộ thiết bị trong các trường học.


<i><b> 2.2. Đối với địa phương:</b></i>



Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố
hóa hiện đại hóa


Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục vận động các tổ chức, đoàn thể xã
hội đầu tư cho giáo dục.


Có chính sách quan tâm tới đối tượng học sinh khó khăn học sinh khuyết
tật tạo điều kiện nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

1.Tài liệu giảng dạy chương trình bồi dưỡng cơng tác quản lý thiết bị, Thư viện,
Tài chính và kiểm tra nội bộ trường tiểu học


Trường bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục.


2. Sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học mơn Tiếng Việt, mơn Tốn cấp 1.
<i> Đàm Hồng Quỳnh, Đỗ Kim Minh – Sở Giáo dục Nam Hà xuất bản 1992.</i>
3. Giáo dục Tiểu học I Đặng Vũ Hoạt – Tiến sĩ Phó Đức Hồ


4. Thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.


Trần Quốc Đắc và Đàm Hồng Quỳnh.
5. Luật giáo dục Nhà xuất bản Giáo dục


6. Đổi mới phương pháp dạy học sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì
1997-2000 Nhà xuất bản Giáo dục.


7. Chơi để học ở tuổi học sinh tiểu học – Bộ Giáo dục - Đào tạo, Vụ Giáo dục
Phổ thông.



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>STT</b> <b>Nội dung</b> <b>Trang</b>
1 <b>Phần I. Đặt vấn đề</b>


2 <b>Phần II. Giải quyết vấn đề</b>
1. Cơ sở lý luận


2. Thực trạng của vấn đề sử dụng thiết bị giáo dục nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh


3. Các biện pháp đã tiến hành.


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3 <b>Phần III. Kết luận và kiến nghị</b>


1. Kết luận


2. Những ý kiến kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.


<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ THỌ</b>


<b>TRƯỜNG BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC</b>


<b>NGƯỜI THỰC HIỆN: </b>

<b>Đinh Hồng Quân</b>



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



<b>KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN SỬ DỤNG THIẾT</b>


<b>BỊ GIÁO DỤC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA</b>




<b>HỌC SINH</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ THỌ</b>


<b>TRƯỜNG BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC</b>


<b>NGƯỜI THỰC HIỆN: </b>

<b>Đinh Hồng Quân</b>



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



<b>KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN SỬ DỤNG THIẾT</b>


<b>BỊ GIÁO DỤC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA</b>



<b>HỌC SINH</b>



<b>GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ: MAI THỊ MINH HOÀ</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×