Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.58 KB, 12 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>A/ PHẦN MỞ ĐẦU</b>
<b>I/ Lí do chọn đề tài:</b>
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp
đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục các em là một
khoa học, một nghệ thuật, không nên tuỳ tiện chủ quan. Bác Hồ nói:
“Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ...”.
Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, luôn mong
muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh
hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta
từng nhấn mạnh “Tiền đề rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm
trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.
Trong bức thư gửi cho học sinh nhân ngày khai giảng năm 1945
Bác nói : “...Non sơng Việt Nam có trở nên vẻ vang được hay khơng. Dân
tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng.
Chính là nhờ một phần lớn cơng học tập của các cháu...”
Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản
về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt được tham gia cơng
tác Đội, Từ đó các em hồn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và
làm chủ cuộc sống. Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường,
các em nhỏ được thể hiện thơng qua tính giáo dục đạo đức trong các mơn
học cũng như các hoạt động ngoại khóa.
- Để góp phần nâng cao chất lượng giáo duc trong trường tiểu học,
hoạt động đội nói chung và sao nhi đồng nói riêng là việc làm rất cần
thiết. Muốn có thêm nhiều sao nhi đồng hoạt động tốt, hướng các em vào
sinh hoạt vui chơi có định hướng theo một quy trình sư phạm kết hợp chặt
chẽ với chương trình ngồi giờ lên lớp của nhà trường, sinh hoạt Sao nhi
đồng cần phải có một đội ngũ Phụ trách sao giỏi nhịêt tình, biết làm việc
Công tác Nhi đồng ở trường tiểu học là một việc làm khó nhất là
đối với đội ngũ PTS . Chính vì vậy cơng tác bồi dưỡng Phụ trách sao là
việc làm quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả cơng tác Nhi đồng của
nhà trường, Chính vì vậy cần phải có sự lựa chọn và phải biết cách bồi
dưỡng, sử dụng tốt đội ngũ Phụ trách sao. Đó là lý do tơi chọn đề tài:
“Bồi dưỡng Phụ trách sao trong trường tiểu học”
<b>II/ Mục đích nghiên cứu :</b>
Công tác bồi dưỡng phụ trách sao nhằm giúp các em hiểu được tâm
lý sở thích của các em nhỏ, được gần các em và yêu quý các em hơn.
Phụ trách sao biết các làm việc tiến hành một buổi sinh hoạt sao theo các
bước cũng như tiến hành một thời gian chơi hay hoạt động Sao nhi đồng,
qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng Phụ trách sao thực
sự là mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà trường.
<b>III/ Khách thể nghiên cứu:</b>
Thực tế ở trường tiểu học hiện nay có rất nhiều trường tiến hành
các buổi sinh hoạt sao tương đối tốt và công tác bồi dưỡng phụ trách sao
được tiến hành đều đặn có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng khơng ít trường
tiểu học chưa biết cách tổ chức sinh hoạt sao cũng như cơng tác bồi
dưỡng phụ trách sao cịn gặp nhiều khó khăn lúng túng
Trường tiểu học Hồ Xá là một trường loại 3 của Ứng Hoà
+Số lượng học sinh là:393 em
+Số lớp nhi đồng là : 9
+Số nhi đồng là: 254 em
+Số Đội viên- Thiếu niên là:139 em
Tôi đã chọn 24 em trong số 89 em Đội viên lớp 4,5 làm phụ trách sao.
- Khối 5 phụ trách lớp 1 Khối 4 phụ trách lớp 2
+5A phụ trách lớp 1A + 4A phụ trách lớp 2A
+5B phụ trách lớp 1B +4B phụ trách 2B
+5C phụ trách lớp 1C +4C phụ trách lớp 2C
Trong quá trình chọn các em đội viên và phụ trách sao và công tác
tiến hành bồi dưỡng cho các em suốt năm học 2008-2009 vừa qua tơi thấy
có một số khó khăn, thuận lợi sau:
- Thuận lợi:
+ Các em thích được làm PTS, yêu quí các em nhỏ, muốn làm
người lớn.
+ Muốn thể hiên năng khiếu của mình cho các em Nhi đồng xem
- Khó khăn:
Vì các em cùng cấp học nên công việc phụ trách sao có lúc lúng
tùng vì các em cịn nhỏ dễ nhớ hay quên còn lúng túng trong sinh hoạt với
nhi đồng, chưa biết các tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt như thế nào cho
phù hợp.
<b>IV/ Đối tượng nghiên cứu:</b>
Đây là đề tài “Bồi dưỡng phụ trác sao trong trường tiểu
<i><b>học” nên tập trung nghiên cứu các Phụ trách sao của Liên đội trường tiểu</b></i>
học Hoà Xá.
<b>V/ Nhiêm vụ của đề tài : </b>
Trong q trình làm cơng tác nhi đồng đặc biệt là công tác bồi
dưỡng Phụ trách sao, tôi thấy công việc tiến hành bồi dưỡng cho các em
có nhiều kết quả đối với các em cũng như đối với chất lượng hoạt động
Sao nhi và chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì vậy, theo tơi
cơng tác sao nhi đồng cần có những vấn đề cơ bản sau:
b/ Bồi dưỡng phụ trách sao giúp đỡ các em có phương pháp làm
việc, biết cách tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt như thế nào cho phù hợp,
hiểu được tâm lý của các em nhỏ. Bên cạnh đó các em cịn được học các
bài hát nhi đồng, học múa, kể chuyện, biết hướng dẫn các trò chơi v.v...
Chính vì được học hỏi nhiều cho nên các em dễ cuốn hút vào công việc
không gây ra nản chán hoặc bỏ dở công việc.
c/ công tác bồi dưỡng phụ trách sao đòi hỏi người tổng phụ trách có
kế hoạch làm việc cụ thể, và phương pháp bồi dưỡng dẽ hiểu và có hiệu
quả. Tổng phụ trách ln suy nghĩ tìm tịi sáng tạo mọi hình thức phong
phú để đưa các em vào sao cũng như sinh hoạt tập thể tồn trường. Trong
q trình hướng dẫn các em nhi đồng, bản thân Phụ trách sao cũng được
tu dưỡng, rèn luyện và trưởng thành.
Đề tài này tập trung nghiên cứu về nội dung bồi dưỡng thường
xuyên Phụ trách sao và đưa ra một số phương pháp, hình thức phù hợp
trong việc bồi dưỡng Phụ trách sao.
<b>VI/ Phạm vi đề tài :</b>
Đề tài tập trung nghiên cứu việc bồi dưỡng 24 Phụ trách sao là Đội
viên khối 4-5
<b>VII/ Phương pháp nghiên cứu :</b>
<b>1/ Phương pháp quan sát:</b>
- Trong quá trình giảng, dùng câu hỏi, nêu vấn đề cùng tổng phụ
trách sao bàn bạc.
- Các câu hỏi đưa ra phải đơn giản, thiết thực, gắn với nội dung.
- Nắm được tâm lý chung của các em:ưa hoạt động, hiếu động v.v...
<b>2/ Phương pháp phỏng vấn :</b>
- Qua phỏng vấn phương pháp trao đổi hiểu biết các em thích sinh
hoạt sao ha khơng thích sinh hoạt sao.Vì sao?
- Giải thích những vướng mắc, lúng túng của các em khi đi sinh
hoạt sao cũng như tập luyện phụ trách sao v.v...
Là phương pháp tìm hiểu những người đi trước có liên quan đến đề
tài như thế nào? đã giải quyết như thế nào? liên quan đến đâu...
<b>4/ Phương pháp Luyên tập</b>
Tập các kỹ năng hướng dẫn kể chuyện, trò chơi, các bài hát, bài
múa... cho nhi đồng theo quy trình.
Tập các bước tiến hành sinh hoạt, các chủ điểm sinh hoạt kết hợp
với chủ điểm tháng.
Qua 4 phương pháp trên đã giúp cho tôi hiểu được tâm lý các em,
những khó khăn mà các mắc phải.Đồng thời qua đây, các em Phụ trách
sao sẽ nắm được các bước tiến hành sinh hoạt Sao với tơi để có được đội
ngũ phụ trách sao tốt, Tổng phụ trách phải ln có kế hoạch bồi dưỡng ,
tìm tịi sáng tạo, ân cần, giải đáp những lo âu, vướng mắc của các em
khích lệ tinh thần trách nhiệm.
<b>B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU</b>
<b>I/ Cơ sở lí luận:</b>
-Tâm lý học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá
trình tâm lý được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau đang được
phát triển ví dụ : vui chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội v.v... Mỗi
dạng hoạt động có vai trị tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân
các của các em. Những quan sát hàng ngày cho thấy, trẻ em dũng cảm và
suy nghĩ không giống người lớn, trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều,
Nhưng vấn đề không phải là chỗ trẻ chưa làm được những gì, chưa nắm
được những gì mà vấn đề cơ bản chưa làm được gì, chưa làm được những
gì mà vấn đề cơ bản ở chỗ, phải hiểu được đứa trẻ hiện có những gì, nó sẽ
thay đổi như thế nào và có được những gì trong q trình sống và hoạt
động theo lứa tuổi ...
với việc tôn trọng ý kiến tập thể ,công việc mình làm ,những ý kiến,việc
làm đó được tập thể kiểm tra và đánh giá. Muốn vậy ,trước hết dịi hỏi
người thầy giáo phải có khả năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt,
có yêu cầu chặt chẽ đối với học sinh cũng như công việc, phải có sự lẵnh
đạo thống nhất mỗi học sinh phải được bình đẳng trước tập thể.
<b>II/ Cơ sở thực tiễn:</b>
Trường tiểu học Hoà Xá, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây nằm gần
quốc lộ 21B thuộc thơn Hồ Xá xã Hồ Xá phần lớn là con em nơng dân
và con em công nhân may tại các cơ sở may mặc thuộc địa phương và có
khoảng 30% số HS là con em nông dân làm nghề buôn bán nhỏ ở xã Hoà
Nam đến học. Các em phần lớn đều dễ bảo, mạnh dạn và nhiệt tình trong
cơng tác Đội.
Nhiều năm liền Liên đội trường tiểu học Hoà Xá đạt danh hiệu
“Liên đội mạnh cấp tỉnh”. Chi bộ Đảng, BGH, GVCN, Hội cha mẹ học
sinh quan tâm gúp đỡ hoạt động Đội đạt kết quả.
Từ khi nhận nhiệm vụ Tổng phụ trách tơi ln ln suy nghĩ tìm tịi học
hỏi các đồng nghiệp cũng như tìm hiểu các tư liệu hoạt động Đội. Đặc
biệt làm thế nào cho đội ngũ Phụ trách sao và sinh hoạt Sao nhi hoạt động
có hiệu quả để giữ vững danh hiệu “Liên đội mạnh cấp tỉnh”
Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng đội huyện Ứng hoà, của chi bộ ,của
Ban giám hiệu nhà trường, đã giúp tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm
quý báu. Do vậy trong năm học vừa qua việc bồi dưỡng Phụ trách sao đạt
kết quả rõ rệt.
<b>III/ Các biện pháp bồi dưỡng Phụ trách sao nhằm nâng cao</b>
<b>chất lượng sinh hoạt Sao nhi đồng</b>
Để tiến hành hoạt động sao đạt kết quả tốt ta phải có đội ngũ Phụ
trách sao tốt và kế hoạch bồi dưỡng phụ trách sao. Ngay từ đầu năm học,
tôi đã nên kế hoạch chuẩn bị cho công việc sinh hoạt sao, việc đầu tiên tơi
- Có khả năng diễn đạt ,năng khiều văn nghệ , yêu thích các em
nhỏ.
- Học lực khá trở lên, mạnh dạn, ham học hỏi, thích hoạt động tập
thể.
Trong q trình lựa chọn phải kết hợp với giáo viên chủ nhịêm, bản
thân các em và sự nhiệt tình của các bạn trong lớp bầu ra.
Kết quả lựa chọn:Tôi đã chon được 24 em Đội viên lớp 4-5
* Cách sắp sếp phụ trách sao.
Tôi cho các em đội viên lớp 5 phụ trách nhi đồng lớp 1
Phụ trách sao lớp 4 sinh hoạt sao nhi đồng lớp 2
Sao nhi đồng khối 3 sinh hoạt theo hình thức tự quản.
<b>2/ Nội dung bồi dưỡng:</b>
- Ngay từ đầu năm học tôi đã tập hợp các em cho học nội quy khi đi
phụ trách, tìm hiểu kĩ hơn về đối tượng mà các em sẽ phụ trách, giúp các
em gắn bó, yêu thương các em nhỏ.
Bước đầu tôi giảng cho các em phụ trách sao hiểu biết sơ bộ về đặc
điểm tâm lý lứa tuổi nhi đồng.
+ Nhi đồng là những em bé: Hiếu động, ưa hoạt động, sự chú ý
khơng được lâu, Vì vậy các hình thức hoạt động phải được thay đổi luôn
để cuốn hút sự chú ý của các em.
+ “Giầu cảm xúc”, hay hỏi “ tại sao?” “ cái này là cái gì?”. Phải
xem xét, học hỏi để có thể giải thích cho các em nghe các em hiểu biết
thêm.
+ Hay “mách bạn”, đây là hình thức phê bình của nhi đồng, Phụ
trách sao phải phân tích rõ ràng cho các em hiểu, không nên bỏ qua.
+ Hay “ bắt trước” phụ trách sao phải là tấm gương tốt cho các em
noi theo, luôn chú ý ngăn chặn những hành vi không tốt .
Hướng dẫn chi tiết nội dung:
- Tập hát bài hát truyền thống của Nhi đồng “Nhanh bước nhanh
nhi đồng” Nhạc và lời của Phong Nhã
- Học lời hứa Nhi đồng:
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan,trị giỏi
Cháu bác hồ kính u”
Tiếp theo tơi hướng dẫn các em các bước tíên hành cuộc sinh hoạt
sao theo 9 chủ điểm kết hợp với chủ điểm hàng tháng.
- 9 chủ điểm là:
Em yêu trường em
Em yêu thủ đô anh hùng
Biết ơn thầy cô
Anh bộ đội của chúng em
Con ngoan-Trò giỏi
Em là mầm non của Đảng
Chăm học, chăm làm
Việt Nam tổ quốc mến yêu
Yêu sao,yêu đội
- Các bước tiến hành sinh hoạt sao: Gồm 4 bước
Bước 1 : ổn định tổ chức: hát một bài
Bước 2 : Kiểm tra thi đua “học tập, đạo đức, vệ sinh v.v...”
Bước 3 : Thực hiện chủ điểm
Giới thiệu chủ điểm
Nôi dung chủ điểm, Hát-múa-kể chuỵên, hái hoa dân chủ, chơi trò
chơiv.v...
Bước 4 : Nhận xét buổi sinh hoạt
Tun dương, Nhắc nhở, Dặn dị
Đó là 4 bước tiến hành buổi sinh hoạt sao mà tôi đã hướng dẫn cho
các em.Với 9 chủ điểm trên tôi đã lồng vào chủ điểm các tháng co ngày lễ
tương ứng
- Ngồi ra tơi cịn hướng dẫn các em biết một số kiến thức về hát
múa theo chủ điểm , chủ đề.
+ Kể chuyện ,trò chơi
+ Các nghi thức và kỹ năng cơ bản
*Trong năm học 2008-2009 vừa qua tơi đã dùng một số hình thức
và biện pháp bồi dưỡng phụ trách sao như sau:
<i>- Hình thức 1: Mở câu lạc bộ phụ trách sao để trao đổi, thảo luận, </i>
về công tác phụ trách sao. Mở lớp tập huấn nhỏ hàng tháng đồng thời phụ
trách sao của từng khối lới 1,2 và lớp trưởng khối lớp 3 theo nội dung chủ
điểm cụ thể cho các em.Đội trưởng phụ trách sao các khối có nhiệm vụ
kiểm tra, nhắc nhở các nhóm thực hiện đúng yêu cầu của chủ điểm.
<i>-Biện pháp: Với hình thức này tôi kết hợp giữa hướng dẫn, cùng </i>
thảo luận làm thử quan sát mẫu.
Trong q trình hướng dẫn, tơi thường dùng câu hỏi, nêu vấn đề
cùng Phụ trách sao bàn bạc như với chủ điểm Con ngoan-Trò giỏi các em
phải biết làm gì thể hiện như thế nào mới là con ngoan trị giỏi? Kính u
lễ phép với Thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh chị , bà con họ hàng với mọi
người.Với những yếu tố đó đã đủ chưa? Kinh u , ơng bà ,cha mẹ mà
khơng biết tiết kiệm thì đã là con ngoan chưa? Chưa học giỏi thì đã là con
ngoan trị giỏi chưa?
<i>- Hình thức 2: Cho các em thi viết kiểm tra về các bước sinh hoạt </i>
theo chủ điểm, từ đó tơi biết được em nào nắm được và chưa nắm được
công vệc tiến hành một buổi sinh hoạt sao. Ngồi ra tơi con cho các em
thi viết về chủ điểm hàng tháng kết hợp với các ngày lễ lớn, viết các bài
hát, câu chuyện, kể một số trò chơi phù hợp với chủ điểm.
<i>- Biện pháp: Đây là một hình thức tập luyện, cho nên tôi đã tập cho các </i>
Thể hiện tình cảm, sắc thái bài hát như: Buồn ,vui , trong sáng v.v...
<i>- Hình thức 3: Thơng qua sinh hoạt tập thể, tôi tổ chức các buổi </i>
kiểm tra, đánh giá bằng các cuộc thi “sao cháu ngoan Bác Hồ”
học kỳ II, thi trong từng khối lớp, thi tồn trường, với hội thi này tơi đã đề
ra những yêu cầu mà mỗi phụ trách sao giỏi phái đạt được đó là:
Có nhận thức tốt về cơng tác nhi đồng tâm lý nhi đồng biết phương
pháp sinh hoạt với nhi đồng biết sử lý tình huống trong sinh hoạt với nhi
đồng v.v...
Có kỹ năng tổ chức sinh hoạt
Qua một số hình thức , biện pháp trên tôi đã hướng dẫn cho các em
Phụ trách sao biết các làm việc hơn, có kiến thức về nghiệp vụ biết tổ
chức một buổi sinh hoạt phong phú hơn, quy mơ hơn.
Ngồi hình thức và phương pháp bồi dưỡng, tơi cịn phải tìm tịi
sáng tạo cho phương tiện phụ trách sao như sau:
+ Sách, báo nhi đồng
+ Chương trình rèn luyện đội viên dự bị
+ Băng, nhạc để tập hát , múa v.v...
Để hoạt động sinh hoạt sao đạt kể quả tốt và thường xuyên , trường
tôi cũng đã thành lập lực lượng bồi dưỡng Phụ trách sao:
+Tổng phụ trách đội
+ Giáo viên Phụ trách Nhi đồng
+Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội
Trong q trình bồi dưỡng cho các em tơi đã được sự hỗ trợ của các
giáo viên chủ nhiệm.Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện, thúc đẩy
tôi làm tốt phong trào công tác đội cũng như tiến hành bồi dưỡng các em
phụ trác sao.
<b>IV.Kết quả :</b>
Trong suốt một năm học 2008-2009 vừa qua trường tôi công tác bồi
dưỡng Phụ trách sao được tiến hành đều đặn và đạt kết quả tốt.
16 em đạt Phụ trách sao giỏi
5 em đạt loại TB-Khá
3 em còn lúng túng khi hỏi về các bước tiến hành sinh hoạt.
hoạt động vui chơi đối với các em có kỹ năng nghiệp vụ về sinh hoạt tập
thể, biết bồi dưỡng, rèn luyện bản thân trong học tập. Phải xác định Phụ
trách sao thực chất là một cán bộ giáo dục.
Bản thân tôi cũng khẳng định rằng công tác bồi dưỡng Phụ trách
sao sinh hoạt sao mang tính chất giáo dục cao về tinh thần, phù hợp với
tâm lý thiếu niên nhi đồng. Qua đó có thể coi kết quả sự tiến bộ về mọi
mặt của Sao mình phụ trách chính là kết quả của Phụ trách sao.
<b>C/ KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ</b>
Qua công tác Sao nhi đồng, đặc biệt là công tác bồi dưỡng Phụ
trách sao, tôi đã rút ra những kết luận sau :
- Muốn sao nhi đồng hoạt động tốt, phải có một đội ngũ phụ trách
sao giỏi, được lựa chon, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xun.
Chính vì vậy, cơng tác bồi dưỡng phụ trách sao muốn có hiệu quả, rất cần
đến sự lựa chọn theo tiêu chuẩn đối với những đội viên tham gia công tác
này.
- Bồi dưỡng PTS là một công tác khoa học là vấn đề sư phạm cần
phải được nghiên cứu nghiêm túc, có chương trình, có chỉ đạo,đầu tư theo
hệ thống của các cấp, phải luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển của
các em nhi đồng và xã hội. Phải xác định Phụ trách sao thực chất là một
cán bộ giáo dục , một tiểu giảng viên của đội.
- Công tác sao nhi đồng và công tác bồi dưỡng phụ trách sao là
phương thức giáo dục tự giáo dục đối với các em, giúp cho các em học tập
tốt hơn, biết cách tổ chức quản lý, với một hoạt động tập thể, biết tơn
trọng cơng việc mình làm
chắn hiệu quả cơng tác tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng
học tập và củng cố nề nếp nhà trường.
<b>II/ Kiến nghị:</b>
Qua thực tế hoạt động của Cơng tác Nhi đồng, tơi xin có một vài
kiến nghị sau:
1/ Đối với Hội đồng đội các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Phịng
Gi dục, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho Tổng phụ trách về công
tác Đội và đặc biệt là công tác Nhi đồng, đồng thời tạo điều kiện thăm
quan các mơ hình công tác Đội tiêu biểu để học hỏi kinh nghiệm.
2/ Đối với nhà trường Ban giám hiệu phải đặc biệt quan tâm tạo
điều kiện giúp đỡ về phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí hơn nữa để
phong trào Đội ngày càng phát triển hơn.
Trên đây là một số kết quả đạt được của tôi trong công tác bồi
dưỡng Phụ trách sao trong nhà trường tiểu học. Tôi mong sự đóng góp ý
kiến của q thầy, cơ các bạn đồng nghiệp để tơi có thể làm tốt hơn trong
cơng việc của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đánh giá, nhận xét Hoà Xá, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Người thực hiện