Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Giả sử anh (chị) là CEO của một doanh nghiệp toàn cầu trong ngành thời trang muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam, anh (chị) hãy phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của thị trường thời trang Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.23 KB, 19 trang )

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
STT

Họ và tên

Mã SV

Nhiệm vụ

21

Chu Thị Dịu

18D130079

Nội dung

22

Nguyễn Hải Tùng
Dương

18D130081

Nội dung

23

Nguyễn Thị Duyên

18D130080



Thuyết
trình

24

Nguyễn Thị Mỹ
Duyên

18D130008

Nội dung

25

Vũ Thị Mỹ Duyên

17D130011

Nội dung

26

Nguyễn Trần Bảo
Giang

18D130222

Slides


27

Nguyễn Thị Ngân


18D130153

Nội dung

28

Nguyễn Lê Hải

18D130084

Nội dung

29

Cao Thanh Hằng

18D130155

Nhóm
trưởng

30

Hồng Thị Hằng


18D130225

Nội dung

1

Nhóm
trưởng
đánh giá

Ký tên


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin khoa học kỹ
thuật, từ đó đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Xa rồi cái ngày “ Ăn no
mặc ấm” với xu thế tồn cầu hóa hiện nay thay dần bằng khẩu hiệu “Ăn ngon mặc
đẹp”. Và thời trang dần trở thành đề tài hấp dẫn với tất cả mọi người, tất cả các quốc
gia và tất nhiên Việt Nam đang là một thị trường hấp dẫn với nhu cầu cao về thời
trang. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về thị trường thời trang Việt Nam, nhóm 3 chúng em
xin trình bày đề tài: “Giả sử anh (chị) là CEO của một doanh nghiệp toàn cầu trong
ngành thời trang muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam, anh (chị) hãy phân tích
và đánh giá tính hấp dẫn của thị trường thời trang Việt Nam?” Trong quá trình tìm
hiểu và nghiên cứu, nhóm em khơng tránh khỏi những đánh giá chủ quan, chúng em
kính mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo cùng các bạn để bài thảo luận của

nhóm được hồn thiện hơn. Chúng em chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu về Zara
Zara là một thương hiệu quần áo và phụ kiện của Tây Ban Nha trụ sở tại Arteixo,
Galicia. Công ty được thành lập năm 1975 bởi Amancio Ortega và Rosalía Mera. Nó
là thương hiệu chính của tập đồn Inditex, nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới. Zara
có hơn 2,100 cửa hàng Zara nằm trên 88 nước. Zara thường chọn những vị trí đắc địa
nhất và những địa điểm đắt giá nhất để mở cửa hàng chính.
Về sản phẩm, cửa hàng Zara có cả quần áo của nam và nữ giới, cũng như quần áo trẻ
em (Zara Kids). Sản phẩm của Zara được thiết kế và sản xuất dựa trên xu hướng tiêu
dùng. Chuỗi cung cấp có tính nhanh nhạy cao đưa sản phẩm mới đến cửa hàng hai lần
một tuần. Sau khi hoàn thành thiết kế, sản phẩm sẽ được đưa đến các cửa hàng trong
khoảng 10-15 ngày. Tất cả quần áo được xử lý thông qua trung tâm phân phối ở Tây
Ban Nha. Sản phẩm mới được kiểm tra, sắp xếp, dán nhãn, và đưa vào xe tải. Trong
hầu hết các trường hợp, quần áo được gửi trong vòng 48 giờ. Zara sản xuất hơn 450
triệu sản phẩm mỗi năm.

3


Chương 2: Tổng quan thị trường thời trang
Việt Nam (2018-2020)
Thông tin chung
Trong những năm gần đây thị trường thời trang Việt Nam đặc biệt là mặt hàng quần áo
phát triển vượt bậc về cả số lượng lẫn chất lượng. Hàng loạt các thương hiệu thời trang
ra đời cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của
khách hàng với nhiều phân khúc khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Có thể nói rằng
cuộc chiến giành thị phần trong thị trường thời trang ngày càng diễn ra mãnh liệt và
khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm một bộ đồ phù hợp

với mình. Có thể tóm tắt đặc điểm thị trường thời trang Việt Nam hiện nay như sau:
Sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu khác
nhau của khách hàng. Kiểu dáng phong cách và chất lượng ngày càng được các thương
hiệu quan tâm. Tuy nhiên các thiết kế của các thương hiệu trong nước còn khá đơn
điệu và sơ sài chưa thật sự đáp ứng được thị hiếu thời trang của khách hàng đặc biệt là
khách hàng cao cấp. Vì vậy các khách hàng này có xu hướng sử dụng các sản phẩm
ngoại.

Giá cả các mặt hàng này cũng rất phong phú từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng tuỳ
theo nhãn hiệu và phân khúc. Nhìn chung giá cả của các sản phẩm Việt Nam có phần
mềm hơn so với các đối thủ đến từ nước ngoài và dao động từ 70000 – dưới 1 triệu
đồng.

Hệ thống các cửa hàng và kênh phân phối thời trang ngày càng nhiều và phân bổ đều ở
khắp các tỉnh thành trong nước.

Các hoạt động quảng cáo khuyến mãi của các công ty còn khá nhỏ lẻ và chưa thu hút
được sự quan tâm của khách hàng. Có chăng chỉ là những show diễn thời trang nhằm
giới thiệu sản phẩm mới. Tuy nhiên mức độ tác động đối với khách hàng mục tiêu
chưa cao và thực sự hiệu quả. Hầu như rất ít các công ty tiến hành quảng cáo TVC cho
thương hiệu thời trang của mình.
Vào năm 2019, giá trị bán lẻ của ngành thời trang tăng 10% và đạt mức 22,2 nghìn tỷ
VNĐ. Tuy nhiên trong năm 2020. Giá trị bán lẻ của ngành thời trang giảm mạnh do

4


ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến tốc độ bán hàng chậm và nhiều cửa hàng
phải đóng cửa, sau đó dần khôi phục trở lại trong năm qua.


Một vài đặc điểm nổi bật của thị trường thời trang Việt
Nam giai đoạn 2018 – 2020
Các nhãn hàng nội địa cần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về chất lượng:
Cùng với nhận thức về ngoại hình ngày càng tăng, người tiêu dùng ngày càng ưa
chuộng các sản phẩm có nhãn hiệu để được trải nghiệm chất lượng cao hơn và thiết kế
đẹp hơn. Do đó, ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu nội địa nhỏ tham gia thị
trường để đáp ứng nhu cầu đang tăng cao. Các nhãn hàng trong nước như VietTien,
Owen, Canifa hay Boo đều đang chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng Việt
Nam nhờ sự đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động Marketing, cũng như bán sản phẩm thông
qua các nhà bán lẻ trực tuyến khác nhau như Zalora và Shopee, Ngồi các cơng ty nội
địa lớn, vô vàn nhãn hàng nhỏ lẻ khác cũng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ phía
người tiêu dùng, nhờ nhiều kiểu dáng độc đáo kết hợp giữa phong cách Việt Nam và
phương Tây hoặc Hàn Quốc. Vì vậy, dự kiến rằng thị trường sẽ tiếp tục trở nên cạnh
tranh trong tương lai.

Nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm không thương hiệu và sản phẩm thay thế
rẻ hơn: mặc cho sự đa dạng của các thương hiệu trong nước và quốc tế, các sản phẩm
khơng có nhãn mác và hàng giả vẫn rất phổ biến tại Việt Nam do mức độ phân phối
rộng rãi và giá cả rẻ hơn. Những mặt hàng này được tìm thấy tại nhiều kênh phân phối
khác nhau như chợ truyền thống, cửa hàng nhỏ hay các trang mạng xã hội như
Facebook, Instagram. Dù thu nhập khả dụng của người tiêu dùng Việt Nam đang dần
tăng lên và nhận thức về thời trang sẽ thúc đẩy các sản phẩm chính hãng trong những
năm tới, các sản phẩm khơng có thương hiệu và hàng giả vẫn sẽ tiếp tục chiếm tỉ trọng
doanh thu lớn đối với tệp khách hàng có thu nhập thấp. Từ đây có thể thấy cơ hội tiềm
năng nếu có nhãn hàng giá rẻ nào có sản phẩm chất lượng và xây dựng được hình ảnh
nổi tiếng sẽ có thể khai phá phân khúc đang nhiễu loạn và khơng có người dẫn dắt này.

Thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng và xu hướng thời trang thúc đẩy
sự phát triển của các thương hiệu cao cấp: Hiện đang có sự chuyển đổi dần dần tư
các sản phẩm phổ thông sang các thương hiệu cao cấp như Levis’s và Zara tại các

thành phố lớn. Hiện tại, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là mục tiêu của các thương hiệu

5


cao cấp vì dân số lớn và nhiều người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình và cao.
Trong giai đoạn dự kiến, doanh số của các thương hiệu cao cấp sẽ tiếp tục tăng mạnh
do mức sống cao hơn và sự thâm nhập mạnh mẽ của các thương hiệu quốc tế như Zara
và Uniqlo. Ngoài ra mức giá của các thương hiệu cao cấp sẽ giảm nhẹ do chính sách
giảm thuế có thể lên mức 0%, nhờ vào hiệp định giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế
như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương hay APEC. Do đó, các cơng ty được
dự đốn sẽ tiếp tục tung ra các chiến dịch giảm giá thường xuyên để thu hút người tiêu
dùng Việt Nam.
Xu hướng tiện lợi thúc đẩy phân phối trên nền tảng thương mại điện tử: Các nền
tảng thương mại điện tử hàng đầu như Shopee, Tiki tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại
Việt Nam. Điều này đang giúp thúc đẩy doanh số bán hàng thời trang tại Việt Nam,
với lợi ích rõ rệt là người tiêu dùng tìm kiếm và mua sản phẩm dễ dàng từ bất cứ đâu
họ muốn. Việc sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức
về thời trang, khi các thương hiệu ngày càng sử dụng kênh này để tiếp cận với khách
hàng tiềm năng

Sự xuất hiện và bùng nổ của các local brand: Trong những năm gần đây, các local
brand xuất hiện ngày càng nhiều và thổi 1 làn gió mới vào thị trường thời trang Việt
Nam. Với khách hàng tiềm năng là giới trẻ, các local brand mang đến những sản phẩm
có thiết kế bắt mắt, cá tính, dễ dàng chiếm được cảm tình của giới trẻ. Cùng với đó là
giá cả nằm trong khoảng cao hơn những mặt hàng bình dân và thấp hơn các thương
hiệu cận cao cấp đến từ nước ngoài như Zara, HM, các sản phẩm local brand ngày
càng trở thành sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ. Tuy nhiên, một số thương hiệu local
brand chỉ tập trung vào mẫu mã bắt mắt mà chưa đầu tư nhiều vào chất lượng sản
phẩm, thậm chí một số local brand còn đạo nhái những ý tưởng thiết kế từ những

thương hiệu nước ngoài khiến cho các local brand Việt Nam vẫn chưa thể phát triển
tốt.

6


Chương 3: Đánh giá sức hấp dẫn của thị
trường thời trang Việt Nam
3.1 Mơi trường kinh doanh nói chung
Tính dễ tổn thương bởi các biến động kinh tế:
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tính dễ tổn thương bởi các biến
động của nền kinh tế là mức độ hội nhập của nền kinh tế nước đó đối với kinh tế quốc
tế. Mức độ hội nhập càng sâu tức là mối quan hệ và sự tương tác giữa kinh tế quốc gia
và kinh tế quốc tế ngày càng chặt chẽ đồng thời các nền kinh tế cũng phụ thuộc sâu
sắc vào nhau. Bên cạnh những lợi ích to lớn, quốc gia cũng phải đối mặt với những rủi
ro chung của kinh tế quốc tế. Vì vậy, kinh tế quốc gia hội nhập càng sâu rộng vào nền
kinh tế quốc tế, thì càng dễ bị tổn thương bởi các biến động của nền kinh tế quốc tế.
Tính dễ tổn thương của nền kinh tế Việt Nam được thể hiện rõ ràng qua 2 cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới 1997 và 2008. Thời điểm cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam
Á (1997) diễn ra, Việt Nam vừa bắt đầu mở cửa hội nhập với sự kiện: ngày 11 tháng 7
năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt mới
tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Nhiều chuyên gia
đánh giá rằng tại thời điểm này đồng tiền Việt Nam chưa chuyển đổi được, chưa có thị
trường chứng khốn và mới đang trong q trình hội nhập khu vực và quốc tế nên mức
độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 1997 tới nền kinh tế Việt Nam sẽ là rất nhỏ
hoặc khơng có.
Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 diễn ra, Việt Nam đã gia nhập
Tổ chức Thương Mại thế giới WTO vào năm 2006 với tư cách là thành viên thứ 150
của tổ chức này. Điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam, do vậy cuộc khủng hoảng 2008 đã khiến Việt Nam chịu khơng ít ảnh

hưởng, nền kinh tế giảm sút về mọi mặt.
Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 cũng là một ví dụ mới nhất thể hiện tính dễ tổn
thương của thị trường Việt Nam, tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã kiểm soát rất tốt
dịch bệnh và sớm mở cửa trở lại nền kinh tế. Điều này cho thấy dù có tính dễ tổn
thương bởi các biến động kinh tế cao nhưng Việt Nam vẫn là một thị trường khá an
toàn để đầu tư và xâm nhập.

7


Tính dễ tổn thương bởi các yếu tố chính trị và pháp luật
Về chính trị : Với nền chính trị ổn định, lọt top 10 về các quốc gia đáng sống nhất trên
thế giới, có một đảng duy nhất lãnh đạo đó là Đảng cộng sản Việt nam. Những năm
gần đây, với việc tham gia hội nhập tích cực các hiệp hội, các tổ chức của thế giới.
Gần đây, đó là EVFTA, UKVFTA,… Việt Nam của chúng ta thu hút rất nhiều các dự
án đầu tư FDI từ các nước lớn, gần đây nhất là foxcom về Bắc Giang và Thanh Hóa.
Vì thế, khơng chỉ các nước lớn, các tập đồn tên tuổi như zara cũng chọn cho mình
những vị trí chiến lược quan trọng ở Việt Nam để phát triển thương hiệu của mình.
Về pháp luật: Hệ thống pháp luật của Việt Nam khá linh hoạt, nên là tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh ngoài kinh doanh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà nước cịn tạo
rát nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài để cạnh tranh công bằng với các
doanh nghiệp trong nước

Mức độ quy định của pháp luật
Pháp luật quy định thì cịn khá lỏng lẻo, nên các doanh nghiệp có thể linh hoạt trong
việc tạo dựng cơng việc kinh doanh của mình. Mức độ quy phạm chưa sâu cho từng
ngành và lĩnh vực cụ thể, điều đó cũng là một trong những điểm còn hạn chế khiến
nhiều doanh nghiệp trốn thuế.
Về quyền sở hữu trí tuệ trong ngành thời trang tại Việt Nam
Hiện nay, ngành thời trang đã trở thành một trong những ngành được hưởng nhiều lợi

nhất và vì thế tại Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh ngành
nghề thời trang ngày càng mọc lên rầm rộ và cạnh tranh gay gắt. Nổi cộm lên giữa các
cuộc cạnh tranh đó là tình trạng làm giả làm nhái nhãn hiệu, thương hiệu.
Chúng ta có thể thấy hàng loạt các sản phẩm quần áo, giày dép gắn mác các nhãn hiệu
tràn làn như Zara, H&M, Lacoste, Adidas, Nike… Từ hàng siêu fake, fake 1, fake 2
ngang nhiên gắn mác nhãn hiệu chính hãng tràn lan trên thị trường. Thương hiệu càng
lớn thì mức độ vi phạm quyền SHTT càng nhiều. Kể từ đầu năm đến nay, quản lý thị
trường TP Hồ Chí Minh đã phát hiện 57 vụ vi phạm nhãn hiệu Chanel, 61 vụ của Nike
và Adidas, 20 vụ của Louis Vuitton, 6 vụ của GAP và Polo…
Về mặt pháp lý thì bảo hộ kiểu dáng cơng nghiệp là công cụ hữu hiệu nhất cho các chủ
sở hữu bảo vệ thành quả sáng tạo của mình. Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở chỗ sự bất
cập của thời gian thẩm định, của việc công bố kiểu dáng công nghiệp lại tạo cơ hội cho
các nhà sản xuất hàng hóa xâm phạm quyền cơ hội được biết đến kiểu dáng cơng
nghiệp đó sớm hơn.

8


Ngồi ra, ngành thời trang có đặc điểm là vịng đời ngắn và thường cập nhật theo xu
hướng, thậm chí theo mùa, vì vậy đến khi chủ sở hữu có được văn bằng bảo hộ trong
tay thì thiết kế đó đã có thể “lỗi mốt” trên thực tế và khơng còn nhiều giá trị khai thác
về kinh tế nữa.
Đặc biệt, đối với Zara khi thương hiệu này sở hữu rất nhiều thiết kế mới và mang tính
dẫn đầu xu hướng. Cơng ty có thể thiết kế một sản phẩm mới và phân phối nó đến cửa
hàng trong bốn đến năm tuần; nó có thể sửa đổi sản phẩm sẵn có trong thâm chí hai
tuần. Vì thế có thể thấy việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng, thiết kế tại Việt Nam có khả
năng làm gián đoạn quy trình sản xuất đã làm nên thương hiệu này của Zara. Nguy cơ
bị sao chép thiết kế, đạo nhái thương hiệu là rất cao. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác
thì việc đưa ra sản phẩm mới và chỉ bán nó trong một thời gian ngắn giúp cho thời
trang của Zara luôn khác biệt so với thị trường chung, khi các sản phẩm đạo nhái tiếp

cận được thị trường thì Zara đã cho lên kệ những thiết kế mới. Do vậy, yếu tố quyền sở
hữu trí tuệ ít có ảnh hưởng đến lợi nhuận và thương hiệu của Zara.

3.2 Đánh giá các yếu tố thị trường
Quy mô thị trường
Việt Nam là một quốc gia có thị trường lớn với dân số 97,58 triệu người( năm 2020),
trong đó có tới 60% là dân số trẻ. Với một lượng lớn là dân số trẻ như vậy thì đây
được coi là thị trường tiềm năng. Nhu cầu của người dân ngày một tăng cao, mức chi
tiêu cá nhân của người tiêu dùng VN ngày một tăng, chi tiêu cá nhân tăng cao thể hiện
mức thu nhập và sức mua có khả năng thanh tốn của dân cư tăng lên. Đây là tín hiệu
tốt với nhiều ngành đặc biệt là ngành thời trang của Việt Nam. Theo Công ty nghiên
cứu thị trường Statista (CHLB Đức), quy mô thị trường thời trang Việt Nam năm 2019
ước đạt 5,6 tỷ USD, dự kiến trong giai đoạn 2019 - 2023 sẽ đạt mức tăng trưởng 8,8%/
năm. Số liệu này cho thấy, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, người Việt ngày
càng quan tâm đến trang phục nên sức tiêu thụ mặt hàng thời trang cũng tăng lên.
Năm 2020, khi chuyến tàu kinh tế thế giới ì ạch chạy qua “vũng lầy” COVID-19 thì
Việt Nam đã sớm cán đích với GDP tăng 2,91%, nằm trong nhóm cao nhất thế giới.
Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong ASEAN tăng trưởng dương trong năm 2020.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng phục
hồi trở lại mức 6,3% trong năm 2021.

9


Trong bức tranh chung về sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế thì bán lẻ được xem
là một trong những mảng màu tươi sáng nhất. Tổng cục Thống kê cho biết, dù không
bằng mức tăng 12,7% của năm 2019, nhưng quy mô của thị trường này đã tăng thêm
hơn 11 tỷ USD. Thị trường bán lẻ hàng hóa trong nước tiếp tục có xu hướng tăng
trưởng cao ổn định và là thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ nước ngoài, bởi lẻ
nhiều nước trên thế giới trong những năm qua ln trong tình trạng bảo hịa hoặc có

dấu hiệu sụt giảm. Các chun gia dự báo, nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng
cao như những năm qua thì chỉ trong 2 năm nữa thị trường bán lẻ Việt Nam có thể cán
mốc 200 tỷ USD.
Không chỉ tăng trưởng về quy mô, Vietnam Report cũng khẳng định tâm lý thị trường,
tâm lý tiêu dùng đã dần ổn định sau một thời gian chống dịch. Bên cạnh đó, GDP bình
qn đầu người đạt 3.000USD đang đưa khoảng 1 triệu người gia nhập tầng lớp trung
lưu mỗi năm, trở thành tiền đề vững chắc cho sự phục hồi sức mua của người tiêu
dùng.
Điều này đã được “chứng thực” ngay sau những đợt giãn cách, khi lượng khách hàng
tham quan, mua sắm ổn định trong giai đoạn “bình thường mới”. Hệ thống trung tâm
thương mại lớn nhất Việt Nam Vincom ghi nhận lượt khách vẫn đạt 80-90% trong giai
đoạn Tết Nguyên đán so với năm 2019, con số đáng ấn tượng dù trải qua 3 đợt “cơng
kích” của dịch COVID-19.

Tốc độ tăng trưởng
Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng
chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức
cao. GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm
2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tác động y tế ban đầu
của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối
phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương. Kinh tế vĩ mơ và tài khóa ổn định
với mức tăng trưởng GDP ước đạt 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến đạt 2,8%
trong cả năm. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới khơng dự báo suy
thối kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo
trước khủng hoảng là 6-7%. Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19
đang diễn ra là khó dự đốn, tùy thuộc vào quy mơ và thời gian kéo dài của dịch bệnh.
Sức ép lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi ngân


10


sách tăng lên do gói kích cầu được kích hoạt để giảm thiểu tác động của đại dịch đối
với các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát ở
Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021.
COVID-19 cũng cho thấy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi
trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao
hiệu quả đầu tư công, đây là các nội dung chính mà Việt Nam cần cân nhắc để cải cách
nhanh và mạnh hơn.
Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
giảm 1,2% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó đã
phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương mại
trong nước cả năm tăng 2,6%. Tốc độ tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị trường
như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần
trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm
phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành
dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.

Có thể dự đốn được
Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, đang trên đà tăng trưởng và hội
nhập với độ mở kinh tế cao, kiểm soát tốt dịch bệnh, Việt Nam là điểm sáng đầu tư tại
khu vực ASEAN và châu Á, là điểm đến thu hút của cuộc dịch chuyển thị trường đầu
tư. Việt Nam đang nắm trong tay “cơ hội vàng” chuẩn bị đón chờ làn sóng đầu tư trực
tiếp nước ngồi (FDI) và bán lẻ khơng nằm ngoại lệ trước làn sóng đầu tư sắp tới. Đặc
biệt, hai hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ thúc đẩy các luồng vốn từ EU đầu tư vào
ngành bán lẻ Việt Nam, qua đó đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu và đổi mới mơ
hình tăng trưởng của thương mại nội địa. Các chuyên gia bán lẻ cũng cho rằng, việc
mở cửa thị trường nội địa sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp và dịch vụ của EU tiếp cận

thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam. Đồng thời, không chỉ thúc đẩy các doanh
nghiệp nội nâng cao sức cạnh tranh mà cịn có cơ hội tiếp cận và hấp thụ nguồn vốn
đầu tư, công nghệ quản lý thương mại hiện đại từ EU. Trong một nghiên cứu của
Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) về tác động của các HIệp định
thương mại (FTA) thế hệ mới đối với ngành bán lẻ, có tới 98% doanh nghiệp đánh giá
đây là cơ hội để doanh nghiệp học hỏi và phát triển; 91% doanh nghiệp cho rằng các
FTA thế hệ mới sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn cung hàng hóa phong phú với giá
cả hợp lý hơn. Trong khi đó, doanh nghiệp bán lẻ nội địa có những thuận lợi nhất định

11


khi nhiều doanh nghiệp bán sản phẩm do chính doanh nghiệp đó sản xuất hoặc mua
trực tiếp từ nhà sản xuất nội địa.

Nhạy cảm và co giãn cầu theo giá
Đời sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao vì thế nhu cầu của con
người cũng ngày một phát triển hơn. Một trong những lĩnh vực đòi hỏi ngày càng cao
ấy của con người chính là thị trường thời trang. Xu hướng trong những năm trở lại
đây, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng mạnh. Theo khảo sát so với những mặt
hàng thiết yếu khác thì việc mua sắm sản phẩm thời trang xếp thứ 3 sau việc chi tiêu
đặc biệt là nữ giới.
Người Việt có khuynh hướng sính ngoại, coi hàng ngoại là hàng tốt, chỉ hàng ngoại
mới cam kết chất lượng. Nên thậm chí là hàng ngoại đắt hơn gấp hai gấp ba lần thì
thực tế người tiêu dùng vẫn chọn lựa mua nhiều hơn các mặt hàng trong nước.

Thời vụ và chu kỳ mua sắm
Theo khảo sát năm 2017 của Công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus, giới trẻ Việt
hiện gia tăng đáng kể chi tiêu cho trang phục. Có 26% người được khảo sát mua sắm
quần áo 2-3 lần mỗi tháng, 52% cho biết thường mua sắm trang phục mỗi tháng một

lần. Ước tính, giá trị tiêu dùng hàng dệt may Việt Nam mỗi năm đạt khoảng 5-6 tỷ
USD, tương đương gần 120.000-140.000 tỉ đồng. Các doanh nghiệp cho rằng thực tế
có thể cịn lớn hơn rất nhiều, bởi trên thị trường hiện nay hàng không rõ xuất xứ, hàng
nhái, hàng xách tay… cũng được tiêu thụ mạnh mẽ, đặc biệt ở những vùng nơng thơn
Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát, khách hàng có xu hướng sử dụng các mặt hàng
thời trang bình quân 2 lần mỗi tháng. Khi kinh tế tăng trưởng, đời sống và mức sống
của người dân tăng cao. Vì lẽ đó họ ngày càng chú ý, chau chuốt cho vẻ bề ngoài, sức
mua các sản phẩm thời trang cũng theo đấy mà tăng lên. Mong muốn tăng và yêu cầu
của người mua hàng cũng tăng lên. Người dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng,
uy tín của thương hiệu hơn là mặt giá cả.

12


3.3 Đánh giá các yếu tố nguồn lực
Nguồn lực tự nhiên
Vị trí địa lý thuận lợi: Xét về vị trí địa lý chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và
kinh tế, biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực châu Á nói riêng
và trên thế giới nói chung.
Việt Nam nằm ngay cạnh biển Đơng - một "cầu nối” thương mại đặc biệt quan trọng.
Hàng năm, Mỹ có 90% hàng hóa nội địa và của các nước đồng minh chuyên chở qua
biển Đông; 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa xuất khẩu của Nhật
Bản; khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc... được vận
chuyển bằng con đường này.
Mạng lưới giao thông: Việt Nam đa dạng phương tiện loại hình vận chuyển: đường
biển, đường hàng khơng, đường bộ, đường sắt. Đặc biệt, Việt Nam nằm trên tuyến
đường bộ Xuyên Á, đường sắt Xuyên Á, trên bản đồ hàng không Đơng Nam Á.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km với nhiều cảng biển. Cùng với sự hình thành
mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng
sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) cho phép vùng biển và ven

biển Việt Nam có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền đất nước một
cách nhanh chóng và thuận lợi. Hàng hóa xuất và nhập khẩu của Việt Nam sẽ không
cần phải quá cảnh qua những nước láng giềng.
Trên bản đồ hàng không Đông Nam Á, 3 cảng trong số những cảng lớn nhất thế giới
bao gồm Singapore, Hồng Kông và Cao Hùng (Đài Loan) đều cách Thủ đô Hà Nội và
TP.HCM gần 2 giờ bay. Không những thế, thủ đô của tất cả các nước ASEAN (trừ
Jakarta - Thủ đô của Indonesia) đều cách TP.HCM gần 2 giờ bay. Miền Nam Trung
Quốc, vùng có kinh tế phát triển mạnh nhất của nước này, cũng nằm trọn trong tầm 2
giờ bay từ Hà Nội. Đài Bắc và Dakka (thủ đô Bangladesh) tương tự chỉ cách Hà Nội
hơn 2 giờ bay.
VN nằm trên tuyến đường bộ Xuyên Á dài 140.479km. Trong đó, chiều dài tuyến
đường này trên lãnh thổ VN là 2.678km tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương đường
bộ giữa Việt Nam và châu Âu.
VN cũng nằm trên tuyến đường sắt Xuyên Á đi từ Singapore, qua Malaysia, Myanmar,
Thái Lan, Lào, Campuchia, VN và Côn Minh (Trung Quốc). Tuyến đường sắt Xuyên
Á dài khoảng 114.000km, nối liền 28 quốc gia. Tuyến đường sắt Xuyên Á sẽ mở ra
con đường thương mại kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Trung Đông và châu Âu.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà máy tại Trung Quốc được chuyển vào sâu

13


trong đất liền và cách xa các cảng biển lớn để tiết kiệm chi phí nhân cơng, đường sắt
sẽ ngày càng đóng vai trị quan trọng trong giao thương giữa 2 châu lục Á – Âu. Đặc
biệt, Zara đang chuyển hướng mở rộng sản xuất tại Bắc Kinh-Trung Quốc. Việt Nam ở
vị trí liền kề Trung Quốc vơ cùng thuận lợi cho Zara trong việc phân phối, cắt giảm
được nhiều chi phí vận chuyển, thu lại lợi nhuận cao.

Nguồn nhân lực
Chi phí nhân cơng: Những sản phẩm như quần áo, giày dép đều được sản xuất tại

chủ sở chính-Tây Ban Nha, sau đó phân phối đi các cửa hàng trên toàn châu Âu. Tuy
nhiên với tốc độ phát triển thị trường như hiện nay, hãng đã mở rộng sản xuất tại các
nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam,...Sản xuất ở những nước châu Âu thường đắt
hơn 15-20% đối với Zara so với các nước châu Á xa xôi do lương lao động giá thấp,
dồi dào. Theo Tổng cục Thống kê tính chung năm 2020 Việt Nam có khoảng 94 triệu
lao động, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 53,4 triệu
người. Chính vì vậy, Zara đã th gia cơng tồn bộ quy trình sản xuất. Thêm vào đó
Việt Nam là thị trường tiêu thụ béo bở, sẵn sàng chi tiền cho hàng hiệu. Việc thuê gia
công như vậy giúp Zara cắt giảm được một lượng lớn chi phí, mang lại nhiều lợi
nhuận hơn.
Chất lượng nguồn nhân lực: Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn nhân cơng
trẻ, khỏe, nguồn lực khá ổn định và năng suất lao động có sự cải thiện đáng kể theo
hướng tăng đều qua các năm. Lao động qua đào tao đã phần nào đáp ứng được yêu cầu
của doanh nghiệp và thị trường lao động, đã sáng tạo và chủ động tiếp cận, áp dụng
công nghệ, kỹ thuật. Do đó, ngày càng phù hợp với kỹ thuật, cơng nghệ số hóa của
Zara.

Cơ sở hạ tầng và cơng nghệ phụ trợ
Cơ sở hạ tầng sẵn có: Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), trong những năm
gần đây, đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân của Việt
Nam đều ở mức trung bình 5,7% trên tổng sản phẩm quốc nội mỗi năm, cao nhất trong
khu vực Đông Nam Á; các quốc gia như Indonesia hay Philippines chỉ chi tiêu ít hơn
3%, còn ở Thái Lan và Malaysia, mức chi là dưới 2%. Xét trong phạm vi toàn lãnh thổ
châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, với con số đầu tư 6,8% GDP.
Khách hàng trung tâm của Zara là phụ nữ 24 - 35 tuổi. Họ tiếp cận tập khách hàng này
bằng cách thuê các cửa hàng của mình ở trung tâm thành phố và những nơi tập trung

14



nhiều phụ nữ trong độ tuổi này. Zara chi tiền để thuê và mở các cửa hàng thay vì chi
mạnh tay cho các chiến dịch quảng cáo phù hợp với Việt Nam. Việt Nam có mật độ
cửa hàng dày đặc ở các trung tâm thành phố. Vị trí cửa hàng đều ở mặt đường, trung
tâm thuận lợi cho việc trưng bày, mua sắm.

3.4 Đánh giá các yếu tố cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Các doanh nghiệp quốc tế:
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt hãng thời trang nổi tiếng thế giới như Stradivarius,
Massimo Dutti của Tây Ban Nha, Hennes&Mauritz (H&M) của Thụy Điển,… ra mắt
đã đổ vào thị trường Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nước:
Điểm mạnh: có nhiều kinh nghiệm trong làm hàng gia công khéo léo trong từng đường
kim mũi chỉ
Điểm yếu: thiếu đội ngũ thiết kế nhanh, mẫu mã hạn chế, khâu tiếp thị, quảng bá chưa
chuyên nghiệp
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội siêu thị Hà Nội: Các DN nước ngoài đang chiếm
hơn 50% thị phần bán lẻ tại Việt Nam. Con số thực tế cịn lớn hơn nhiều. Có những
ngành, lĩnh vực, DN nước ngoài chiếm tới 80 - 90%. Thế mạnh của các DN nước
ngoài so với DN trong nước là vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, mức độ chuyên
nghiệp, nhất là hệ thống chuỗi xuyên quốc gia rất mạnh. Với hệ thống bán lẻ, quy mơ
phát triển chuỗi đóng vai trị quan trọng.

Các đối thủ tiềm năng
Trong khi đó, một trong các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Zara là H&M. Zara mỗi
năm đưa ra hơn 10.000 mẫu, H&M cũng tương đương con số đó. Điểm giống nhau
giữa H&M và Zara là sản phẩm của hai hãng này chỉ có mặt trên kệ trên vòng một
tháng. Bằng cách phát triển nhiều thương hiệu khác nhau, H&M nhắm tới việc mở
rộng và đánh chiếm nhiều phân khúc khách hàng với mức chi tiêu đa dạng. Bên cạnh
đó, chính sách giá "phải chăng" để thu hút người mua đã được H&M áp dụng tại Việt

Nam, nhưng giá của H&M được xem thấp hơn của Zara. Đối với H&M Việt Nam tuy
đến muộn hơn Zara nhưng hiện hãng đang sở hữu 12 cửa hàng và được cho là có tốc
độ mở điểm bán thuộc hàng nhanh nhất của H&M toàn cầu.

15


Uniqlo là công ty thiết kế, may mặc và bán lẻ quần áo của Nhật với giá cả phải chăng
và chất lượng cao. Với chiến lược đầy táo bạo và độc đáo, Uniqlo đã nhanh chóng đạt
được vị thế vững vàng trong thị trường thời trang bán lẻ chỉ sau Zara và H&M. Trong
năm tài chính 2019 (tính đến ngày 31/8), lần đầu tiên doanh thu từ Uniqlo
International đã đạt 1,026 nghìn tỷ Yên (+ 14,5% theo năm).

Thương hiệu
Quốc gia

Zara

H&M

Tây Ba Nha

Thụy Điển

Uniqlo
Nhật Bản

Số lượng cửa hàng Hiện nay ở Việt Hiện nay có 12 cửa Hiện nay có 7 cửa
tại Việt Nam
Nam chỉ có 2 cửa hàng

hàng ở Hà Nội và
hàng chính thức
TP Hồ Chí Minh
của Zara tại Hà
Nội và thành phố
Hồ Chí Minh
Phát triển thương Nhãn hiệu thời
hiệu
trang cao cấp với
giá thành phải
chăng nhất
Mơ hình sản xuất

Chuỗi cửa
cung ứng
chiều dọc

Mở rộng và chiếm
lĩnh thị trường với
nhiều phân khúc đa
dạng

Thời trang cho tất
cả, tiện dụng, giá
thành phù hợp với
túi tiền

hàng Một hệ thống các Chủ yếu sản xuất
theo nhà máy thuê tại Nhật Bản
ngoài


Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng
Thị trường Việt Nam hiện có khả năng cung cấp nguyên liệu thô cho Zara, cụ thể
là mặt hàng vải Denim.
Thương hiệu Zara, sẽ sử dụng vải denim (loại vải thô, bền, được dệt đan chéo một
cách chắc chắn bằng 100% vải cotton) sản xuất tại Việt Nam. Đây là thơng tin khá bất
ngờ vì nhiều năm qua, các thương hiện này dù sản xuất rất nhiều hàng ở Việt Nam
nhưng lại nhập khẩu nguồn vải denim từ Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc…
Tình hình thay đổi khi các hợp đồng này sẽ được thay thế bằng liên doanh giữa Tổng
Công ty Cổ phần Phong Phú và Advance Denim Limited (Hồng Kơng). Ơng Phạm
Xn Trình, Tổng Giám đốc Phong Phú, cho biết: “Tháng 9 tới đây, các nhà mua hàng

16


sẽ đến nhà máy làm việc. Chúng tơi đang hồn thiện mẫu để chuẩn bị giới thiệu với
họ. Hy vọng sẽ sớm bắt đầu bán hàng cho họ”.
Theo ơng Trình, liên doanh giữa Phong Phú và Advance Denim Limited là một bước
đi cụ thể hóa chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu,
bên cạnh việc gia tăng thị phần trên thị trường nội địa. Mục tiêu của Phong Phú là trở
thành nhà cung cấp vải denim số 1 của Việt Nam cho cả thị trường nội địa và châu Âu,
Mỹ. Ở giai đoạn 1 của nhà máy liên doanh, năng lực sản xuất sẽ đạt khoảng 12 triệu
mét vải mỗi năm.
Tuy nhiên, quyền thương lượng của nhà cung cấp (phía thị trường Việt Nam) vì bên
cạnh thị trường Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc… là một đối thủ năng
động và lớn, có sức cạnh tranh mạnh và bền bỉ hơn.
Một lí do khác khiến quyền thương lượng của nhà cung cấp không được đề cao: Tại
Việt Nam, lĩnh vực sản xuất vải denim cũng đang thu hút nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, sản xuất loại vải này chưa chiếm tỉ trọng lớn về xuất khẩu trong
ngành dệt may Việt Nam. Đặc biệt, sản phẩm sản xuất từ vải denim chỉ chiếm 10-20%

trong cơ cấu chủng loại sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam.

Quyền lực thương lượng của khách hàng
Thời gian sản xuất ngắn hơn (và quần áo thời trang hơn): Thời gian sản xuất ngắn
hơn cho phép Zara đảm bảo rằng cửa hàng của mình bán những mẫu quần áo mà
khách hàng muốn vào thời điểm đó (ví dụ: bộ sưu tập xuân / hè hoặc thu / đơng cụ thể,
xu hướng gần đây, một món đồ được mặc bởi một người nổi tiếng / một diễn viên và
bất ngờ phổ biến, bộ sưu tập mới nhất của một nhà thiết kế hàng đầu, v.v.). Trong khi
nhiều nhà bán lẻ cố gắng dự báo những gì khách hàng có thể mua hàng tháng trong
tương lai, Zara chuyển động cùng với khách hàng của mình và cung cấp cho họ những
gì họ muốn mua tại một thời điểm nhất định.
Số lượng thấp hơn (nguồn cung khan hiếm): Bằng cách giảm số lượng sản xuất của
một kiểu dáng cụ thể, Zara khơng chỉ giảm sự xuất hiện của mình đối với bất kỳ sản
phẩm đơn lẻ nào mà còn tạo ra sự khan hiếm nhân tạo. Tương tự như nguyên tắc được
áp dụng cho tất cả các mặt hàng thời trang, số lượng sản phẩm càng ít, sản phẩm càng
trở nên đáng mơ ước, khao khát. Một lợi ích khác của việc sản xuất số lượng ít là nếu
một kiểu dáng không tạo ra sức hút với người tiêu dùng và doanh số bán thấp thì hãng
sẽ khơng phải lo hàng tồn kho. Zara chỉ có 2 chiến dịch giảm giá trong một khung thời

17


gian nhất định mỗi năm chứ không phải hạ giá liên tục, và họ chỉ giảm giá một phần
rất nhỏ các sản phẩm của mình, chỉ bằng một nửa so với các đối thủ cạnh tranh.
Nhiều kiểu dáng hơn: Thay vì sản xuất mỗi kiểu dáng với số lượng nhiều, Zara sản
xuất nhiều kiểu hơn, khoảng 12.000 một năm. Ngay cả khi một sản phẩm thời trang
mới được bán hết rất nhanh, vẫn có những phong cách mới đang chờ để chiếm chỗ.
Zara mang đến nhiều sự lựa chọn hơn với đa dạng các phong nhằm đáp ứng nhu cầu
của mọi tầng lớp người tiêu dùng..
Zara chỉ cho phép các thiết kế của nó duy trì tại của hàng từ 3-4 tuần: Điều này

khiến người tiêu dùng liên tục ghé thăm các cửa hàng của Zara bởi vì nếu họ chỉ trễ
một tuần, tất cả quần áo theo một phong cách hoặc xu hướng cụ thể sẽ biến mất và
thay thế bằng một xu hướng mới. Đồng thời, việc làm mới liên tục các dịng và kiểu
dáng cũng lơi kéo khách hàng ghé thăm các cửa hàng của nó thường xuyên hơn.

→ Zara ra đời với sự quan tâm sâu sắc đến khách hàng – khả năng thấu hiểu, dự đốn
và cung cấp các sở thích của khách hàng về thời trang hợp thời trang với giá cả phải
chăng. Ngoài chuỗi cung ứng hiệu quả, khả năng để khách hàng đồng sáng tạo các
thiết kế của thương hiệu là điều duy nhất mang lại lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.
Hầu hết các xu hướng thời trang thường bắt đầu một cách bất ngờ, từ những nơi không
phổ biến và phát triển khơng ngừng vì vậy thu hút được khách hàng.
Có 4 yếu tố chính khi xác định khả năng thương lượng của người mua:
- Số lượng người mua so với nhà cung cấp:
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 2 cửa hàng chính thức của Zara tại Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh
→ Quyền thương lượng của khách hàng sẽ kém hơn
- Sự phụ thuộc của người mua vào một nhà cung cấp cụ thể:
Người mua khơng có thể nhận được các sản phẩm, dịch vụ tương tự từ các nhà cung
cấp khác
→ sức mạnh người mua kém hơn
- Chi phí chuyển đổi:
Có khá nhiều nhà cung cấp thay thế có sẵn → chi phí chuyển đổi sẽ không cao
→ quyền thương lượng của khách hàng sẽ không cao
- Khả năng hội nhập về phía sau:

18


Hiện tại người mua không thể hội nhập hoặc hợp nhất các nhà cung cấp
→ người mua có quyền thương lượng thấp hơn các nhà cung cấp hiện có.

Kết luận
Quyền thương lượng của khách hàng tại Việt Nam là thấp.

Đe dọa của sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Thời trang là mặt hàng thiết yếu, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao đồng
thời nhu cầu mặc đẹp cũng tăng theo. Do đó áp lực về sản phẩm thay thế là rất thấp

KẾT LUẬN
Từ những phân tích và đánh giá về trên, chúng ta có thể nhận thấy thị trường thời trang
Việt Nam là một “miếng bánh” ngon cho Zara. Bên cạnh những yếu tố sẵn có của Việt
Nam phù hợp với mục tiêu, sản phẩm, cách thức hoạt động của Zara, thị trường thời
trang Việt vẫn đặt ra những thách thức và khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Zara cho
thấy tiềm năng phát triển rất lớn tại đây và những lợi ích mà doanh nghiệp thu được
hoàn toàn bù đắp được những bất lợi. Mặc dù vậy, một số vấn đề cũng được đặt ra cho
Chính phủ Việt Nam về việc hồn thiện hệ thống luật pháp, thúc đẩy các chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Bài thảo luận nhóm cịn nhiều thiếu sót, có những vấn đề rộng lớn chưa được phân tích
hết, rất mong nhận được những đánh giá và nhận xét từ thầy giáo để bài thảo luận
được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

19



×