Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

CƠ sở lý LUẬN của tập THƠ HOÀNG HOA đồ PHẢ (NGÔ THÌ NHẬM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.88 KB, 41 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TẬP THƠ HOÀNG HOA
ĐỒ PHẢ (NGƠ THÌ NHẬM)

Nền văn học trung đại Việt Nam hình thành và phát
triển với hai bộ phận: sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác
bằng chữ Nôm. Hai bộ phận này cùng phát triển song song
với nhau và cùng làm phong phú cho nền văn học trung đại
trên phương diện hình thức và nội dung. Trong lịch sử phát
triển của thời kì văn học này có một dịng văn thơ độc lập
vừa kế thừa những tinh hoa của văn học trung đại vừa có
những nét riêng độc đáo. Đó là dòng thơ đi sứ Việt Nam
thời trung đại. Trong một số thập niên gần đây, các nhà
nghiên cứu đã sưu tầm và dịch thuật, giới thiệu một số tác
phẩm thơ đi sứ (được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm)
của một số tác giả. Những tác phẩm thơ đi sứ này khơng chỉ
có giá trị văn chương đặc sắc mà cịn là nguồn tư liệu lịch
sử q giá. Những giá trị của dòng thơ đi sứ để lại cho thấy
đây là một phần quan trọng của nền văn học trung đại Việt
Nam. Mỗi tác phẩm thơ đi sứ mang một nét riêng in đậm
dấu ấn của thời đại. Trong đó thời Tây Sơn có những thành


tựu rực rỡ trên lĩnh vực đối ngoại đã mang đến cho thơ đi sứ
giai đoạn này nhiều nét đặc sắc. Dòng thơ đi sứ đã và đang
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Hán học
và văn chương.
Thơ đi sứ thế kỉ XVIII có các tác giả như: Nguyễn
Tơng Kh, Đồn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích, Nguyễn
Đề….Ngơ Thì Nhậm là tác giả tiêu biểu của dịng thơ đi sứ
thời Tây Sơn. Tác phẩm của ông mang âm hưởng chung của
thời đại: một niềm tự tin, tự hào dân tộc, đồng thời cũng


đậm sâu những trăn trở về lịch sử. Các tác phẩm thơ trong
tập Hoàng hoa đồ phả là những tác phẩm sứ trình nổi bật
trong tồn bộ sự nghiệp sáng tác của ơng, mang tồn bộ tư
tưởng, tình cảm của ơng. Đây là một tập thơ được tác giả
sáng tác trọn vẹn trong thời gian sứ trình n Kinh, có nội
dung đặc sắc và là một đối tượng nghiên cứu hấp dẫn. Bên
cạnh đó ơng sinh ra ở dịng học Ngơ Thì, là một dịng họ
lớn ở Tả - Thanh Oai. Trong dòng họ và gia đình có nhiều
người đỗ đạt và làm quan cho Triều đình nhà Lê, cho phủ
chúa Trịnh. Trong khi cha và chú của tác giả làm quan dưới
triều Lê, cịn Ngơ Thì Nhậm lại là người duy nhất trong gia
đình phục vụ cho triều đình Tây Sơn. Chính vì vậy dựa trên
những sáng tác của ông, chúng ta hiểu thêm về tư tưởng,


tình cảm của ơng trước thực tại và lịch sử, thế sự nhiều
phức tạp.
Dưới triều đại Tây Sơn, mối quan hệ bang giao Đại
Việt và Trung Quốc đạt thành tựu nổi bật với mối quan hệ
bình đẳng, tơn trọng quốc thể, bỏ hẳn chế độ cống nạp theo
định kì. Thời kì này có nhiều chính sách ngoại giao khơn
khéo nhưng cũng rất cương quyết bảo vệ chủ quyền của vua
Quang Trung và các sứ thần, tiêu biểu là sứ thần Ngơ Thì
Nhậm khiến cho triều đình Mãn Thanh phải nể phục. Cho
nên, nghiên cứu nội dung tập sứ trình của một tác giả tiêu
biểu của triều đại Tây Sơn ở thế kỉ XVIII. Đối với những
tác phẩm văn học thế kỉ XVIII nói chung, tác giả Ngơ Thì
Nhậm nói riêng đã được nhắc đến trong trường phổ thông
qua văn bản Hồng Lê nhất thống chí. Qua tác phẩm
Hồng hoa đồ phả, tác giả tập trung tinh thần và bút lực thể

hiện sâu sắc nội dung, tư tưởng của một sứ thần.
Nghiên cứu tác phẩm Hồng hoa đồ phả của Ngơ Thì
Nhậm, chúng tơi hướng tới mục đích: thấy được giá trị nội
dung và nghệ thuật của tập thơ này, nét khái quát về thơ đi
sứ thời Tây Sơn. Đây những sáng tác mà theo chúng tơi có
ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển cảm hứng, đề
tài, chủ đề, đặc trưng nghệ thuật thơ đi sứ trung đại thế kỉ


XVIII. Nghiên cứu, tìm hiểu những sáng tác này cũng góp
phần khẳng định mối liên hệ giữa thơ đi sứ của Ngơ Thì
Nhậm với đời sống chính trị, văn hóa, văn học Việt Nam
đương thời.
Những nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khắc họa
thêm chân dung, cuộc đời, sự nghiệp Ngơ Thì Nhậm, làm rõ
được mối quan tâm của ông đến các vấn đề về đời sống, con
người và thiên nhiên. Luận giải nguồn gốc quan điểm, tình
cảm, tư tưởng của tác giả.
Khi chúng tôi nghiên cứu theo nguồn tài liệu của Mai
Quốc Liên thấy có 2 cuốn Hồng hoa đồ phả. Một cuốn
Hồng hoa đồ phả, kí hiệu thư viện K.H.X.H:A.1579, khổ
sách 31x21. Cuốn này phần trên chép thơ, phần dưới vẽ
tranh, bị mất và bị nát nhiều trang.
Cuốn thứ hai là cuốn Hoàng hoa đồ phả, ký hiệu
A.2871, chữ viết theo lối đá thảo, gồm 69 tờ khổ 24x15.
Đầu sách có một lời dẫn viết bằng Hán văn của Trần Hàm
Tấn, tham tá Viện Viễn Đông Bác Cổ, rồi sau đó là tồn bộ
tập thơ văn Hồng hoa đồ phả.



Năm 1978, tập Hoàng hoa đồ phả được in gộp cùng
với các tập: “Bút hải tùng đàm; Thủy vân nhàn vịnh; Ngọc
đường xuân khiếu; Cúc hoa thi trận; Thu cận dương ngôn;
Cẩm đường nhàn thoại” trong Tuyển tập thơ văn Ngơ Thì
Nhậm, quyển I,II do nhóm tác giả Cao Xn Huy, Thạch
Can, Mai Quốc Liên sưu tầm và dịch nghĩa, NXB Khoa học
xã hội ấn hành. Trong đó tập Hồng hoa đồ phả được các
tác giả sưu tầm, giới thiệu 99 tác phẩm.
Năm 2001, nhóm tác giả Đỗ Thị Hảo, Kiều Thu
Hoạch, Trần Huy Hân, Mai Quốc Liên đã sưu tầm và dịch
thuật Tuyển tập thơ văn Ngơ Thì Nhậm gồm 2 tập do trung
tâm nghiên cứu quốc học và nhà xuất bản văn học ấn hành,
trong đó tập 1 đã biên dịch và in: Tiểu dẫn về Ngơ Thì
Nhậm và các tập thơ: Hàn các anh hoa, bang giao hảo
thoại. Tập 2 là tuyển tập các tác phẩm thơ, văn còn lại.


Năm 2005, tập Hoàng hoa đồ phả được in cùng với
tập Cẩm đường nhàn thoại, trong cuốn Ngơ Thì Nhậm tồn
tập, tập 3, do nhóm tác giả Lâm Giang - Nguyễn Công Việt
sưu tầm, biên dịch, giới thiệu, Viện nghiên cứu Hán Nôm
cùng NXB Khoa học xã hội ấn hành. Trong đó tập Hồng
hoa đồ phả được các tác giả sưu tầm, giới thiệu 115 tác
phẩm.
Ngơ Thì Nhậm là nhân vật có cơng lớn với triều đình
Tây Sơn. Các tác phẩm của ơng sáng tác trên hành trình đi
sứ có giá trị đặc sắc ở nhiều mặt, góp phần tạo nên sự đa
dạng, phong phú cho diện mạo thơ đi sứ thế kỉ XVIII.
Trong cơng trình nghiên cứu, Ngơ Thì Nhậm con
người và sự nghiệp của nhóm tác giả Văn Tân, Văn Lang,

Chương Thâu, Lê Sĩ Thắng, Ngọc Liễn. Cuốn sách xuất bản
năm 1974 của Ty văn hóa thơng tin Hà Tây. Đây là cuốn
sách nghiên cứu đầu tiên về Ngơ Thì Nhậm trong tất cả các
hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao, văn học, tư tưởng
của ông.
Cuốn Thơ đi sứ, NXB Khoa học xã hội năm 1993, của
nhóm tác giả Phạm Thiều, Đào Phương Bình, cũng có nhận
định khái quát về giá trị nổi bật của thơ đi sứ từng giai


đoạn. Giai đoạn thời Tây Sơn, tác giả nhận xét chung là có
“âm điệu tự hào, trong sáng và đã thay đổi một bước về thi
phong so với các giai đoạn trước đó”. Cuốn sách dành 14
trang giới thiệu về Ngơ Thì Nhậm và trích dẫn 6 bài thơ:
Hoản nhĩ ngâm, Thủy thanh, Tương Âm dạ phát, Trác Châu
thành tam nghĩa miếu, Trịnh Châu đồ trung trùng cửu tức
sự, Khách qn trung thu.
Ngồi ra cịn cuốn Các nhà thơ cổ điển Việt Nam do
tác giả Mai Quốc Liên biên soạn và in năm 2016, trong đó
tác giả đã dành gần 200 trang viết về tài năng, q trình
hoạt động chính trị, ngoại giao, văn học của tác giả Ngơ Thì
Nhậm.
Các tác giả cũng chỉ chủ yếu khái quát lên con người,
sự nghiệp, nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của thơ,
văn Ngơ Thì Nhậm, chứ chưa đưa ra đánh giá cụ thể về nội
dung và nghệ thuật tập thơ đi sứ Hoàng hoa đồ phả. Những
năm vừa qua, viện nghiên cứu Hán Nôm kết hợp với một số
nhà nghiên cứu Đài Loan đã sưu tầm và giới thiệu Tuyển
tập thơ đi sứ Việt Nam, xuất bản bằng chữ Hán. Mong rằng
trong thời gian tới, tuyển tập sẽ được dịch sang tiếng Việt

để thơ đi sứ đến với đông đảo bạn đọc.


Như vậy có thể thấy, thơ đi sứ nói chung và thơ đi sứ
Ngơ Thì Nhậm nói riêng vẫn cịn là một đề tài nghiên cứu
còn mới mẻ.
Đối tượng mà chúng tơi hướng đến để nghiên cứu là
tập Hồng hoa đồ phả của Ngơ Thì Nhậm. Mặc dù mảng
sáng tác này của ông khi thống kê, sưu tầm, số lượng tác
phẩm sưu tầm được có sự chênh lệch: Cuốn Tuyển tập thơ
văn Ngơ Thì Nhậm, quyển 1 của nhóm tác giả Cao Xuân
Huy, Thạch Can (NXB KHXH, năm 1978) có 99 tác phẩm
được sưu tầm và dịch. Chúng tôi quan sát thấy nhiều nhà
nghiên cứu và dịch thuật khi nghiên cứu và trích dẫn
thường trích dẫn trong cuốn Tuyển tập thơ văn Ngơ Thì
Nhậm, quyển 1 của nhóm tác giả Cao Xuân Huy, Thạch
Can, (NXB KHXH, năm 1978). Cho nên chúng tôi sẽ sử
dụng cuốn này cho việc nghiên cứu về nội dung và nghệ
thuật tập thơ sứ trình Hồng hoa đồ phả của Ngơ Thì
Nhậm.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tôi hướng đến làm
rõ nội dung và giá trị nghệ thuật của tập thơ. Đồng thời có
so sánh một số hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng chủ thể
trữ tình trong thơ đi sứ để thấy được những nét đặc sắc
riêng trong sáng tác của Ngơ Thì Nhậm.


Phương pháp phân tích tác phẩm là phương pháp đặc
biệt quan trọng, áp dụng thường xuyên và phổ biến trong
các luận văn, luận án. Luận văn của chúng tôi nhằm tìm

hiểu và phân tích bước đầu nội dung và nghệ thuật tập thơ
đi sứ Hoàng hoa đồ phả của tác giả Ngơ Thì Nhậm. Với các
cách tiếp cận khi đọc tác phẩm như: đọc lướt, đọc sâu, đọc
sáng tạo và vận dụng. Chúng tôi vận dụng chủ yếu thao tác
đọc sâu trong q trình phân tích tác phẩm là chủ yếu. Khi
đọc sâu (nghiền ngẫm, so sánh, đối chiếu) để tìm ra nội
dung cốt yếu và nghệ thuật đặc sắc khi phân tích làm nên
giá trị tác phẩm. Trong quá trình phân tích cần phải có thao
tác thống kê, phân loại, thao tác này giúp cho người viết
luận văn nắm được cụ thể hơn về các thông tin cần làm rõ
và có sự đánh giá chính xác về nội dung và nghệ thuật tập
thơ.
Chúng tôi chủ yếu so sánh và đối chiếu nội dung tập
thơ đi sứ Hoàng hoa đồ phả với một số tập thơ khác của các
tác giả, để làm nổi bật đặc điểm riêng của tập thơ. Đồng
thời trong một mức nào đó luận văn có đối chiếu với nội
dung các tập thơ đi sứ khác và một số tác giả, sứ thần đi sứ
khác cùng thế kỉ XVIII, để làm rõ tư tưởng và phong cách
riêng của tác giả Ngơ Thì Nhậm.


Khi nghiên cứu về tác giả Ngơ Thì Nhậm ta thấy: thực
tế đánh giá chưa đúng tầm những sáng tác của tác giả với
những đóng góp rất lớn cho nền văn học nước nhà. Cho nên
phương pháp tiếp cận liên ngành là rất cần thiết cho luận
văn nghiên cứu. Khi chúng tôi vận dụng các thành tựu
nghiên cứu về văn bản học, lịch sử, văn hóa, triết học để
nghiên cứu tư tưởng và những kết quả đạt được của tác giả
khi trên đường đi sứ và những ngày làm nhiệm vụ quan hệ
bang giao tại Yên Kinh. Vận dụng phương pháp này cũng

làm cho người nghiên cứu không bị mơ hồ, võ đoán về
những thành tựu của tập thơ đã đạt được. Để người nghiên
cứu có những nghiên cứu, tìm tịi, đánh giá và nhận định
mang tính lí luận khách quan, khoa học.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng làm rõ giá trị
nội dung và đặc sắc nghệ thuật tập thơ đi sứ Hồng hoa đồ
phả mà Ngơ Thì Nhậm sáng tác trên hành trình đi sứ Yên
Kinh. Qua đó khẳng định giá trị của tác phẩm trong dịng
thơ đi sứ nước nhà nói riêng và trong nền thơ ca trung đại
nói chung. Đồng thời, thơng qua luận văn, chúng tơi kì
vọng giới thiệu rõ hơn về tiểu sử, sự nghiệp chính trị và sự
nghiệp văn học của Ngơ Thì Nhậm – một tác gia lớn của
văn học Việt Nam thế kỉ XVIII.


Một số vấn đề chung
Khái quát về thơ đi sứ Việt Nam thời trung đại
Cơ sở hình thành dịng thơ đi sứ: Lịch sử Đại Việt đã
trải qua nhiều thăng trầm, lúc phát triển huy hồng, có lúc
lại rơi vào khủng hoảng. Nhưng ở thời kì lịch sử nào và
triều đại nào cũng vậy, để giữ vững nền độc lập chủ quyền
dân tộc thì những người đứng đầu mỗi đất nước có tầm nhìn
xa trơng rộng ln có những sách lược mới, tiến bộ, nhân
đạo để giữ vững nền hòa bình, n lịng dân, phát triển đất
nước. Mặt khác những vị vua anh minh, sáng suốt còn đẩy
mạnh mối quan hệ bang giao hữu hảo với các nước trong
khu vực. Cho nên hoạt động bang giao đã được các triều đại
nước ta quan tâm và chú trọng từ rất sớm.



Văn học là tấm gương phản ánh tinh thần mỗi giai
đoạn, thời đại theo quá trình tiếp biến của thời gian. Văn
học nói chung chịu sự tác động từ mơi trường sinh thái văn
hóa. Cho nên khi tìm hiểu, nghiên cứu thơ đi sứ cần phải
tìm hiểu yếu tố văn hóa, văn học; bối cảnh lịch sử đi sứ
trung đại. Đồng thời chủ thể diễn ngôn của các tác phẩm
thơ đi sứ lại là những nhà ngoại giao/ sứ thần có tài năng và
cảm xúc. Họ là những sứ thần tiêu biểu được triều đình tín
nhiệm cử đi sứ phương Bắc. Trong q trình đi sứ họ có
nhiều lí do để sáng tác văn thơ: khi xướng họa, đề tặng, khi
đối đáp, khi nảy ý sinh tình trước cảnh đẹp. Cho nên thơ đi
sứ ra đời từ những lý do khách quan lịch sử và chủ thể sáng
tác. Đây cũng là cơ sở tiền đề hình thành nên dịng thơ đi sứ
nói chung.


Các tác phẩm thơ đi sứ thế kỉ XVIII nói riêng ra đời
khi mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Trung Quốc đã
được thiết lập. Mối quan hệ bang giao này được tiếp nối từ
7 thế kỉ trước, từ sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam
Hán năm 938 lập ra nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên.
Nối tiếp sau đó các triều đại phong kiến Đại Việt luôn giữ
mối quan hệ bang giao hữu hảo với Trung Quốc . Tính đến
thế kỉ XVIII, có nhiều đồn sứ thần của Đại Việt đã sang
đất nước Trung Quốc làm nhiệm vụ.
Trong khi đó, đi sứ bang giao là vấn đề vơ cùng quan
trọng, bởi lẽ nó là vấn đề liên quan đến sự tồn vong của
triều đại, quốc gia và vấn đề quốc thể đất nước. Nên người
đi sứ ghánh một trọng trách nặng nề đối với dân tộc, nhưng
cũng rất vinh quang. Để làm tốt trọng trách, người được cử

đi sứ hoặc đón tiếp sứ phải là những danh thần có địa vị cao
trong triều. Họ phải là người vừa có tài trí của một nhà
chính trị, vừa có bản lĩnh, mưu lược của một dũng tướng,
vừa có khả năng ứng đối, giao hảo của một nhà ngoại giao.
Họ dùng văn chương, thi ca, từ phú….để kết giao, góp phần
vào việc kiến tạo, giao lưu văn hóa, văn chương mở ra giữa
các quốc gia trong khu vực được coi là một nguyên tắc bất
thành văn.


Chủ thể sáng tác các bài thơ đi sứ: ở thời kì trung đại,
mối quan hệ quốc tế chủ yếu mang tính áp đặt và bất bình
đẳng, đất nước Đại Việt trong bối cảnh đó cũng chịu nhiều
thăng trầm. Tuy nhiên, từ bối cảnh này đã xuất hiện các vĩ
nhân đại diện cho đất nước của mình. Họ là các sứ thần/ nhà
ngoại giao/ nhà văn hóa- những người tài năng, đức độ
được cử đi sứ hay tiếp sứ, thực hiện nhiệm vụ bang giao.
Như vậy họ đều là những sứ thần có vai trị quan trọng
trong việc giữ tình hịa hiếu dân tộc, góp phần cơng lao lớn
trong giữ gìn ổn định đất nước qua việc ngoại giao. Tác giả
Trần Nho Thìn đã khẳng định: “Các sứ thần Đại Việt khi
nhận mệnh lệnh của quân vương đi sứ phương Bắc, vua
quan Đại Việt tiếp sứ thần phương Bắc đều là những người
hay chữ, tài thơ”. Một bài luận khác của tác giả Wu Zai
Zhao cũng nhìn nhận khá chính xác đội ngũ sứ giả Việt
Nam: “Các sứ thần Việt Nam vừa là nhà ngoại giao vừa là
một nhà thơ. Trong hoạt động ngoại giao họ đóng vai trị
quan trọng trong việc xử lý quan hệ hai nước, góp phần
tăng cường mối tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa
nhân dân hai nước Việt – Trung. Mặt khác họ làm thơ chữ

Hán, xướng họa với các văn nhân Trung Quốc, thúc đẩy sự
giao lưu nghệ thuật thơ chữ Hán nói riêng và văn hóa, văn
học nói chung giữa hai nước Việt- Trung, mang lại sức sống


dồi dào cho thơ chữ Hán phát triển không ngừng.”
Với tính chất đặc biệt quan trọng này nên vấn đề chọn
lựa sứ thần rất được các vị vua quan tâm. Vì sứ thần phải là
người tài giỏi, có dũng khí và sự khéo léo bảo vệ lợi ích, uy
tín của đất nước, thậm chí sẵn sàng hi sinh tính mạng bản
thân để bảo bảo toàn quốc mệnh. Hơn nữa, sứ thần còn phải
là những người đại diện cho nền văn hóa dân tộc, có tài ứng
đối để tơn vinh quốc thể. Cho nên các sứ thần trên hành
trình đi sứ khơng chỉ làm trịn nhiệm vụ mà đất nước giao
phó, mà họ còn tạo nên một con đường thơ đầy màu sắc.
Trên con đường đó có các trang viết với nội dung hấp dẫn
diễn tả cảm xúc của sứ thần khi thấy một thế giới mới lạ.
Các tác giả tiêu biểu từ thế kỉ X- XIV, có Trần Thái Tơng,
Trần Quang Khải, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn,
Phạm Sư Mạnh…..; từ thế kỉ XV- XVII, có Đặng Đình
Tướng, Nguyễn Kiều, Nguyễn Tơng Kh, Đinh Nho
Hồn….; từ thế kỉ XVIII-XIX có Lê Q Đơn, Nguyễn Huy
nh, Đồn Nguyễn Thục, Đồn Nguyễn Tuấn, Nguyễn
Đề, Ngơ Thì Nhậm…


Hàng nghìn tác phẩm thơ đi sứ này được sáng tác bởi
hàng trăm sứ thần qua 10 thế kỉ, phần lớn đều có nội dung
phong phú, nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa cho nền văn học
dân tộc. Với những bài thơ đi sứ này đã giúp cho bạn đọc

thấy được những bước tiếp nối của lịch sử văn học trung đại
Việt Nam.
Nội dung các bài thơ đi sứ chủ yếu xoay quanh các đề
tài cơ bản đặc thù: Những bài thơ xướng họa, đối đáp, tiễn,
tặng giữa các sứ thần Việt Nam và vua ,quan của Trung
Quốc; thơ viết về thiên nhiên cảnh vật trên đường đi sứ; thơ
viết về lịch sử; những vần thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của
con người xa quê….Mỗi bài thơ, mỗi ý thơ đều có lời lẽ trau
chuốt, lạc quan, tự hào. Ở đó người đọc thấy được những sứ
thần ung dung tự tại, tự do, cởi mở, tứ thơ hào sảng phơi
phới niềm tin, lòng tự hào dân tộc. Tất cả những ý thơ,
giọng điệu thơ, các nghệ thuật đặc sắc đó đều hướng đến
những bài thơ viết về thiên nhiên, lịch sử nơi xứ người.


Những bài thơ đi sứ đặc biệt gắn liền với (khơng gian,
thời gian sáng tác của q trình đi sứ - không gian đi sứ và
thời gian đi sứ), công việc ngoại giao. Trong hành trình đi
sứ khi tiếp xúc với cảnh vật và con người, văn hóa các vùng
miền của Đại Việt và Trung Quốc. Các sứ thần hứng thú
trước thiên nhiên, cảnh đẹp xứ người cùng những tâm sự
trong sâu thẳm tâm can của mỗi người tạo cho thơ, văn đi
sứ có những đặc sắc riêng biệt. Cho nên thơ đi sứ không chỉ
là tác phẩm văn học chức năng mang ý nghĩa lịch sử mà còn
là những sáng tác trữ tình (mang đậm cái tơi trữ tình) có giá
trị về văn chương, nghệ thuật sâu sắc.
Thơ đi sứ giai đoạn thế kỉ X-XIV


Tính từ thế kỉ X, tiến trình lịch sử Việt Nam đến nay

đã đi qua trọn vẹn mười thế kỉ hình thành và phát triển.
Trong đó lịch sử văn học trung đại Việt Nam đã hình thành
và phát triển trong chín thế kỉ cùng với các triều đại như:
Ngơ, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Hậu Lê, Tây
Sơn, Nguyễn. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, các triều đại đi
vào ổn định, xây dựng và phát triển đất nước, qn đội thì
được củng cố, có thể sẵn sàng đối phó với nguy cơ xâm
lược của kẻ thù. Trong giai đoạn này, những vần thơ đi sứ
nổi bật về lực lượng sáng tác có cả vua, tướng lĩnh, quan lại
trong đó có những bài thơ tiếp sứ của vua Trần Thái Tông;
Trần Nhân Tông; Trần Quang Khải; Đinh Củng Viên;
Nguyễn Trung Ngạn với Giới hiên thi tập, Phạm Sư
Mạnh….
Các sứ thần sáng tác những bài thơ đi sứ giai đoạn
này, tập trung thể hiện ở lời lẽ khiêm nhường, từ tốn nhưng
ý tình cương quyết, tự tin gắn với ý thức dân tộc. Các tác
giả sáng tác với tâm thế chủ động, tự tin, tinh thần ngoại
giao hòa hảo giữa Đại Việt và Trung Quốc, mỗi trang thơ đi
sứ giai đoạn này đều mang cảm hứng về thiên nhiên, con
người, lịch sử đất nước Trung Quốc.


Nghệ thuật của những bài thơ đi sứ giai đoạn này, các
tác giả cũng được vận dụng đa dạng và phong phú trong
việc thể hiện cái tơi trữ tình. Đó là các yếu tố như thời gian,
không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, sử dụng điển
cố đạt đỉnh cao về dụng điển với những nghĩa mới, đa dạng,
sâu sắc hơn. Các tác giả khi sáng tác không chỉ kế thừa
nghệ thuật của nền văn học trung đại nói chung mà giai
đoạn này cũng có những sáng tạo riêng.

Thơ đi sứ giai đoạn thế kỉ XV- XVII
Thế kỉ XVI, XVII nhà nước phong kiến bắt đầu suy
yếu, nội bộ chính quyền các triều đại mâu thuẫn. Thậm chí
là đã tồn tại đến ba chính quyền Lê - Trịnh - Mạc trên một
lãnh thổ nhỏ bé, ở thế kỉ XVI. Thơ đi sứ giai đoạn này nổi
bật là thơ đi sứ thời Lê Mạc, Lê Trung Hưng. Thơ đi sứ
được sáng tác trên mối quan hệ chính trị, bang giao của
triều đình Lê, Mạc, Lê Trung Hưng với các triều đình nhà
Minh, Mãn Thanh. Đây là thời kì có nhiều các tập sứ trình
với số lượng tác giả đơng đảo nhất như: Nguyễn Đình Mỹ
với 5 bài thơ đi sứ trong tập Tồn Việt thi lục; Đỗ Cận với
Kim lăng kí; Trần Lô; Giáp Hải với Tuy bang tập; Nguyễn
Bỉnh Khiêm; Phùng Khắc Khoan…..


Về nội dung, thơ đi sứ giai đoạn này tiếp tục tập trung
khắc họa cảnh đẹp thiên nhiên trên đường; những câu
chuyện lịch sử Trung Quốc với niềm trăn trở của người đi
sứ; thể hiện tâm tư tình cảm của các sứ thần khi tha hương;
sự ứng đối, tặng tiễn giữa các sứ thần. Trong đó thơ viết về
tình cảm gia đình, bè bạn đã mang đậm nét trữ tình thế sự
hơn là những bài thơ đi sứ giai đoạn thế kỉ X - XIV.
Nghệ thuật thơ đi sứ giai đoạn này đạt đỉnh cao của sử
dụng điển cố, ngôn ngữ. Nghệ thuật vịnh vật, vịnh phong
cảnh cũng có những sáng tạo độc đáo mang tính kí sự, ghi
chép cảnh vật, sự kiện, nghệ thuật khắc họa không gian,
thời gian, thể thơ, giọng điệu.
Thơ đi sứ giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ
XIX
Các bài thơ đi sứ ở thế kỉ XVIII nổi bật là các bài thơ

đi sứ thời Tây Sơn. Những bài thơ đi sứ này vận động trong
bối cảnh ngoại giao giữa triều đình Tây Sơn với nhà Mãn
Thanh. Điều đó được đánh dấu đặc biệt bởi chiến thắng 29
vạn quân Mãn Thanh vào năm 1789. Triều đình Tây Sơn,
đứng đầu là vua Quang Trung được các nhân sĩ tiến bộ,
thức thời, vì lợi ích dân tộc giúp sức. Trong đó có nhiều nhà


ngoại giao tài giỏi giúp sức. Điều đó được khảng định bởi
kết quả ngoại giao thành công nhất sau hàng nghìn năm
“triều cống” với Trung Quốc.
Thơ đi sứ ở thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX có
những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Kiều, Nguyễn Tơng
Kh, Đinh Nho Hồn, Nguyễn Cơng Hãng, Lê Q Đơn,
Ngơ Thì Nhậm…. Các bài thơ đi sứ giai đoạn này không
chỉ khắc họa cảnh thiên nhiên, giàu chất trữ tình, cịn đậm
những suy tư, trăn trở về thế sự. Nhân vật trữ tình thể hiện
con người cá nhân cùng con người cộng đồng đã rõ nét hơn
so với những giai đoạn trước.
Nghệ thuật những bài thơ đi sứ giai đoạn này được các
tác giả xây dựng bằng những nghệ thuật truyền thống như:
không gian, thời gian nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ thơ,
sử dụng điển cố, điển tích. Đồng thời đã có những sáng tạo
khi sử dụng thời gian và không gian nghệ thuật (không gian
và thời gian sinh hoạt được khắc họa nhiều trong các bài
thơ đi sứ), ngôn ngữ thơ.
Thơ đi sứ giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX


Thơ đi sứ giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX chủ yếu đánh

dấu bởi những thành công của các bài thơ đi sứ thời
Nguyễn.
Nội dung thơ đi sứ giai đoạn này bộc lộ trực tiếp mối
lo lắng cho vận mệnh đất nước của các nhà nho, quan lại.
Đồng thời trong những bài thơ đi sứ giai đoạn này cũng bộc
lộ sự quan tâm, lòng cảm thương của các nho sĩ với những
vấn đề của cuộc sống hiện thực. Nhiều bài thơ ẩn chứa một
nỗi đau đớn của kẻ tha hương, mang nặng một lòng yêu
nước thắm thiết, một tinh thần bất khuất, một ý chí chiến
đấu ngoan cường.
Đặc sắc nghệ thuật của những bài thơ đi sứ giai đoạn
này là sử dụng thể thơ trữ tình với ý tình trong sáng, nhiều
bài tỏ rõ nỗi lòng yêu nước thương dân, nhiều câu thơ có sự
sáng tạo độc đáo, mới lạ.
Giới thiệu tác gia Ngơ Thì Nhậm và tác phẩm
Hồng hoa đồ phả
Tác gia Ngơ Thì Nhậm
Một số vấn đề về tiểu sử


Ngơ Thì Nhậm - Tự Hy Dỗn, hiệu Đạt Hiên; cịn hiệu
nữa là Hải Lượng. Ơng sinh ngày 11/9 năm Bính Dần, tức
ngày 25/10/1746, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh
Oai, tỉnh Hà Đông cũ nay thuộc thủ đô Hà Nội. Ngơ Thì
Nhậm là con cả của Ngơ Thì Sĩ, một nhà sử học đồng thời
là một nhà thơ, và là anh rể của Phan Huy Ích, cũng là nhà
thơ nổi tiếng thời Tây Sơn.


Ông sinh ra ở mảnh đất địa linh nhân kiệt, là nơi xuất

thân của nhiều nhân vật lớn trong lịch sử (Thanh Đàm - quê
hương của Chu Văn An đời Trần; Nhị Khê - quê hương
Nguyễn Trãi đời Lê. Từ xa xưa, Tả Thanh Oai cũng là mảnh
đất quê hương của những người lừng lẫy danh tiếng, dịng
họ Ngơ Thì là một dịng họ lớn có nhiều người đã từng vang
danh trên con đường khoa cử. Môi trường quê hương, gia
đình, hồn cảnh lịch sử như vậy sẽ là nền tảng định hướng
cho con đường học của ông: học để tích lũy kiến thức; thi
cử để đỗ đạt; làm quan với triều đình để thi thố tài năng.


Ngơ Thì Nhậm sớm bộc lộ cá tính, tài năng của mình
từ khi cịn niên thiếu. Với thiên tư thơng minh, tài trí cộng
với sự rèn cặp từ người cha tinh thần chín chắn, mực thước
và sự dạy bảo của thày học, nên năm 16 tuổi đã soạn cuốn
Nhị thập thất sử tốt yếu. Năm 1765 ơng đậu đầu kì thi
hương; đến năm 1769 ông được bổ chức Hiến sát phó sứ
Hải Dương. Cơng việc sáng tác và trước tác của ông thực sự
bắt đầu từ giai đoạn này. Năm 1771 Ngơ Thì Nhậm hồn
thiện cuốn Hải đơng chí lược, nghiên cứu các mặt về lịch sử
và đời sống của vùng Hải Dương. Năm 1775, Ngơ Thì
Nhậm đi thi hội, đỗ thứ 5 hàng tiến sĩ đệ tam giáp, được bổ
cấp sự trung bộ Hộ. Năm 1776 được thăng Giám sát ngự sử
đạo Sơn Nam, rồi thăng đốc đồng trấn Kinh Bắc, năm sau
lại kiêm luôn đốc đồng Thái Nguyên. Năm 1779 Ngơ Thì
Nhậm được chuyển sang làm hiệu thư ở tịa Đơng Các. Bấy
giờ trong triều xảy ra vụ tranh giành ngôi chúa giữa Trịnh
Tông và Trịnh Cán. Ngô Thì Nhậm bị nghi là người tố giác
âm mưu của Trịnh Tơng nên mới được thăng chức, có
người cho rằng sau đó vì chuyện này mà cha ơng uất ức mà

chết. Ngơ Thì Nhậm đã hết sức khổ tâm, cho đến 1782 chúa
Trịnh Sâm mất, triều đình nổi loạn nhiều phe cánh. Ông cáo
quan về quê vợ ở vùng Sơn Nam 6 năm. Trong thời gian
này ông đã sáng tác hai tập thơ: Thủy vân nhàn vịnh và


×