Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giup HS hoc tot mon hinh hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.87 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Tên SKKN: </b></i><b>GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MƠN HÌNH HỌC</b>


<b>I.Sơ lược đăc điểm tình hình đơn vị:</b>
a)Thuận lợi:


- Về phía đồng nghiệp: Đa số GV có tay nghề khá vững vàng, tinh thần sẵn sàng giúp đỡ
nhau trong chun mơn rất nhiệt tình, BGH nhà trường ln ln ủng hộ GV tìm tịi phương
pháp giảng dạy tốt nhất


- Về phía HS: Hầu hết học sinh ở gần trường thuận lợi cho việc đi lại và việc phân chia
học nhóm theo địa bàn , có nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục học sinh.
b)Khó khăn:


- Địa bàn thấp lụt, thời gian nghỉ dài ngày ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS
- HS chưa có phương pháp học bộ môn đúng đắn , chưa đam mê học hình học
Chưa biết vận dụng các kiến thức vào thực tiễn.


- Vẫn còn đó một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, chưa
biết phát huy năng lực của học sinh.


- Trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh chưa đồng đều.
<b>II.Mục đích ,yêu cầu của SKKN:</b>


- Mơn tốn được xem là mơn khoa học luôn được chú trọng nhất và cũng là mơn có
nhiều khái niệm trừu tượng. Đặc biệt phải khẳng định là phân mơn hình học có nhiều khái niệm
trừu tượng nhất, bởi khi thực hiện các bài làm đối với hình vẽ lại phải “ mở rộng” các yếu tố
như: vẽ thêm đường phụ để chứng minh, điểm, đường thẳng hay suy luận…kiến thức trong bài
tập phong phú rất nhiều so với nội dung lý thuyết mới học. Bên cạnh đó yêu cầu bài tập lại cao
phải suy diễn chặt chẽ lôgic.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Đồng thời sự chênh lệch giữa kiến thức và lượng bài tập với thời gian luyện tập cho


học sinh lại quá lớn. Do đó, rất khó khăn trong việc chọn bài cho học sinh làm ở nhà, chọn bài
để hướng dẫn trên lớp sao cho đầy đủ kiến thức cơ bản và sách yêu cầu.


- Từ những khó khăn về việc khi học sinh làm quen cần có những tiết luyện tập để
củng cố mà khơng có để củng cố đã tạo nên thái độ miễn cưỡng, chán nản của các em. Từ đó,
nhiều em khơng nắm được kiến thức cơ bản (mất căn bản), làm bài tập về nhà chỉ để đối phó,
lúng túng trong việc chọn và sử dụng dụng cụ để vẽ hình,khơng biết vẽ hình bắt đầu từ đâu…
Điều này cho thấy mỗi giáo viên phải bỏ nhiều cơng sức để nghiên cứu, chọn lọc cho mình cách
soạn giảng tốt nhất để tạo hứng thú cho học sinh trong bài giảng.


<i><b>1.Mục tiêu của SKKN:</b></i>


Từ những khó khăn như trên bản thân thiết nghĩ cần phải làm một điều gì đó để làm thay
đổi chất lượng học bộ mơn hình học góp phần đáp ứng u cầu giáo dục tồn diện cho học sinh.
Ngành giáo dục đã và đang giữ vai trò hết sức quan trọng, đồng thời để phát huy vai trò giáo dục
trong sự nghiệp phát triển xã hội,với tư cách là nhân tố quyết định trực tiếp,cung cấp nguồn
nhân lực cho nền giáo dục nước nhà nói chung và ngành giáo dục phổ thơng nói riêng. Là một
giáo viên trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu thực tiễn tại trường THCS Thủy Thanh cho thấy những
vấn đề bất cập, đó là cịn nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức cơ bản của phân mơn
hình học, chất lượng bộ mơn vẫn cịn thấp, các bài kiểm tra, bài thi còn chưa đạt yêu cầu.Bằng
thực tế trong giảng dạy và tìm hiểu đã có những đóng góp ý kiến như: mơ hình khó tiếp thu,
lượng kiến thức trong giờ học cịn nhiều mà lại khơ khan, khơng hấp dẫn, nhưng tiết học cần hỗ
trợ thì khơng có trong PPCT…Là giáo viên trực tiếp đứng lớp và giảng dạy nên tơi có những
suy nghĩ : Là làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ mơn hình học? Làm thế nào để học sinh
hứng thú, say mê trong khi học hình học? có biện pháp gì để học sinh chịu khó tìm tịi, sáng tạo,
vận dụng những gì đã học vào thực tiễn?...Vì vậy tơi chọn và đưa ra một vài ý kiến về vấn đề
này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Theo tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ
mục tiêu giáo dục của mơn tốn nói chung mơn hình học nói riêng . Nó khơng phải là cách thức


truyền thụ kiến hình học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động
nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho
học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy
học để nâng cao hiệu quả dạy - học.


<b>IV.Những giải pháp chính của SKKN:</b>


Trên cơ sở lí luận đó, tơi nghĩ giáo viên cần phải xây dựng được cho học sinh một sự hứng
thú, kích thích tính tị mị, tự giác tìm hiểu về mơn học. Bằng kinh nghiệm hiểu biết, học hỏi qua
đồng nghiệp và tìm hiểu qua nhiều thơng tin (báo chí, internet...) bản thân tơi có một số giải
pháp như sau:


<i><b>1. Tạo hứng thú, hấp dẫn cho học sinh khi tìm hiểu về kiến thức mới</b>:<b> </b></i>


- Với học sinh THCS ở lứa tuổi các em rất hiếu động, thích tị mị, khám phá và muốn
được mọi người cơng nhận năng lực của mình,khơng thích bị áp đặt, phê bình. Điều này cho
thấy khi truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên phải lựa chọn những phương pháp phù
hợp, nhẹ nhàng, kích thích được tính tò mò của các em để xuất hiện nhu cầu khám phá, từ đó
các em có tâm lý để chinh phục kiến thức.


- Như vậy, phải làm như thế nào để tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học? rõ
ràng để làm được điều này, giáo viên phải đầu tư thật kĩ cho tiết dạy của mình. Riêng tơi, khi
dạy tiết hình, thường chọn cho mình một phương pháp tạo tình huống từ những vấn đề thực tiễn
như: đưa ra một tình huống trong thực tế hoặc đưa ra một số hình ảnh hoặc đoạn phim ngắn,…
có liên quan mật thiết đến bài dạy.Từ đó, học sinh tham gia tiết học tích cực, hào hứng hơn, các
em khơng còn cảm giác bị gò ép, căng thẳng và chán nản nữa, đồng thời các em sẽ nhận thức
được tính thực tiễn của bộ môn.


Chẳng hạn:



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Khi dạy bài “ Quan hệ giữa đường vng góc và đường xiên” GV đưa ra mơ hình 3 vận
động vien bơi lội xuất phát từ 1 điểm đến 3 vị trí khác nhau để biết đường vng góc là đường
ngắn nhất.


+ Khi dạy bài “Đối xứng trục” vấn đề cần giải quyết là làm thế nào để cắt được một chữ H
nhanh từ tờ giấy hình chữ nhật.(lớp 8)


+ Khi dạy bài “ Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác” giáo viên hỏi: có một
miếng bìa cứng hình tam giác đặt lên một giá nhọn, làm thế nào miếng bìa ở tư thế thăng
bằng.Từ đó đi đến bài mới.(lớp 7)


+ Khi dạy bài “ Trung điểm của đoạn thẳng” giáo viên mang một đoạn dây yêu cầu học
sinh chia thành hai đoạn bằng nhau? từ đó giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện ra tính chất đặc
biệt của cách làm.(lớp 6)


Rõ ràng, mỗi kiểu bài đều có một đặc thù riêng và phương pháp dùng hình ảnh trực quan rất
thích hợp đối với hình học: mơ hình, vật thật, tranh vẽ…là yếu tố không thể thiếu khi vào tiết
dạy. Ngồi ra giáo viên nên tìm tịi những vật thật trong thực tế để tạo sự mới lạ và thú vị cho
học sinh, hay để tìm hiểu về mặt cắt của hình trụ bởi một mặt phẳng ta có thể cho các em tự phát
hiện khi trực tiếp cắt một hình trụ là “củ cải”.


Vận dụng cách làm đó lớp học rất vui vẻ,học sinh tham gia xây dựng bài tích cực, đồng
thời các em sẽ nhớ và vận dụng làm bài tập nhanh hơn và lâu hơn.


<i><b>2. Tạo hứng thú,hấp dẫn cho học sinh trong những tiết ôn tập</b>:<b> </b></i>


- Cần lưu ý sau mỗi phần hoặc chương giáo viên phải hệ thống hóa kiến thức trọng tâm,
để tạo hứng thú cho học sinh bằng cách tạo ra những cách chơi: hệ thống kiến thức bằng sơ đồ
hoặc bảng rồi yêu cầu học sinh điền vào những chỗ trống. Việc làm này giúp học sinh tiếp thu
và vận dụng giữa các phần đã học. Từ đó, các em khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn.



- Tuy vậy, sự hứng thú học phân mơn hình học khơng chỉ được tạo ra trong tiết học mà
cịn phải kích thích cho học sinh trong thời gian học ở nhà. Chính vì vậy, đối với giáo viên trực
tiếp giảng dạy có thể phối hợp với những giáo viên dạy trong cùng phân môn ở cùng khối lớp tổ
chức những chuyên đề tìm ra những cách giải nhanh, ngắn gọn cho một bài toán hoặc sáng tạo
ra những thiết bị, mơ hình ứng dụng của hình học…Những tình huống phát huy được khả năng
tư duy, sáng tạo, giúp các em tin tưởng và u thích mơn học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Ôn tập chương IV ( lớp 8) giáo viên có thể u cầu học sinh làm những mơ hình dạng
hình hộp chữ nhật, hình lập phương, lăng trụ…như: hộp đựng bút ,vật trang trí trên bàn học.


- Ơn tập chương II ( lớp 9) giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm mơ hình xác định tâm
của vật thể hình trịn, mơ hình thể hiện vị trí tương đối giữa hai đường tròn ,…


<b>* Phân loại bài tập</b>.


- Việc chọn lọc và phân loại bài tập mơn hình học theo các dạng chủ đề là rất quan
trọng, : Bài tập cơ bản áp dụng ngay công thức, định nghĩa, định lý vừa học giúp học sinh có
niềm tin và khắc sâu kiến thức; dạng bài tập thực tế cho thấy tính thực tiễn của tốn học; dạng
bài tập suy luận tổng hợp địi hỏi học sinh phải tìm tịi, suy nghĩ, hứng thú khám phá…nhằm
củng cố lại kiến thức của phần học hay chương đó.


- Khi làm được điều này nó thuận lợi rất nhiều khi giao và hướng dẫn bài tập về nhà cho
các em, từ đó các em có cơ sở để tự mình làm những bài tập tương tự.


<i><b>3. Về phần hình vẽ</b>:<b> </b></i>


- Một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu là rèn cho học sinh kĩ năng vẽ hình. Cách vẽ
như thế nào? yếu tố nào vẽ trước,yếu tố nào vẽ sau? Kí hiệu như thế nào? Khi vẽ thì cần dụng cụ
gì?... Điều này học sinh cần có một q trình rèn luyện lâu dài dưới sự chỉ dẫn của giáo viên


ngay từ khi các em làm quen kiến thức mới.


- Khi vẽ hình cần xác định cho học sinh vừa học vừa vẽ, cần bổ sung các yếu tố phụ và
biết biểu diễn các ngơn ngữ sang kí hiệu hình học.


- Để thực hiện những điều đó giáo viên phải lựa chọn cách vẽ để hướng dẫn học sinh vẽ
hình. Cụ thể:


+ Rèn cho học sinh có thói quen kí hiệu trên hình vẽ các trường hợp: Điểm,các đoạn
thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, các trường hợp vng góc, bổ sung các yếu tố phụ trên
hình…


+ Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các dụng cụ:


Êke: Vẽ góc vng,hai đường thẳng song song…


Compa: Vẽ đường trịn,hình trịn,hai đoạn thẳng bằng nhau,…
Thước thẳng: Vẽ đường thẳng,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Cho tam giác ABC, O là tâm đường trịn ngoại tiếp…thì giáo viên hướng dẫn học sinh
vẽ đường tròn trước,vẽ tam giác sau. (lớp 9)


- Vẽ hình thoi thì hướng dẫn vẽ hai đường chéo trước. (lớp 8)


- Dựng đường cao AH của tam giác ABC thì kí hiệu : AH BC (lớp 7)


- Gọi M là điểm bất kì của đoạn thẳng AB…giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đoạn thẳng
AB trước,lấy điểm M sau. (lớp 6)


Tóm lại,các bài tập đều yêu cầu học sinh vẽ hình, nên khi vẽ các em phải đọc kĩ bài, đọc


đến đâu vẽ đến đó, vẽ rõ ràng và dùng đúng dụng cụ vẽ, từ đó học sinh trả lời yêu cầu đề bài.
Đặc biệt phải hình thành cho học sinh thói quen phân tích kĩ đề bài, định hướng vẽ và dự đoán
các trường hợp xảy ra, khơng nên vẽ hình đặc biệt, điểm đặc biêt.


Chẳng hạn:


+ Cho tam giác ABC thì vẽ thường khơng vẽ cân, vuông hay đều.


+ Cho tứ giác thì khơng nên vẽ hình thang, hình bình hành hay các tứ giác đặc biệt khác.
+ Cho M là điểm nằm giữa AB thì khơng lấy tại trung điểm của AB...


<b>V.Nêu và dự đoán kết quả và những ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi tồn trường </b>
<b>mà SKKN có thể mang lại:</b>


Trong q trình giảng dạy các bài học hình học có sử dụng các giải pháp như trên, tơi nhận
thấy mình đã đạt được một số yêu cầu đề ra, học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng, nắm vững kiến
thức, vận dụng làm bài tập có tiến bộ. Tuy nhiên đây chỉ là thành công bước đầu, tôi cảm thấy
yên tâm phần nào với bộ mơn hình học và sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đầu tư bài giảng ngày
càng phù hợp với học sinh của trường mình nhất là đối tượng học sinh ở nơng thơn, học sinh
yếu, trung bình.


Tơi hy vọng sáng kiến của mình đóng góp một phần nhỏ trong việc đem lại hiệu quả cho
việc giảng dạy hình học ở tại đơn vị trường THCS Thủy Thanh.


<b>VI.Kết luận:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

khăn, sở thích của học sinh để từ đó có những biện pháp phù hợp hơn. Bên cạnh đó cần có
những thời lượng phù hợp áp dụng vào thực tiễn đời sống và bên ngoài để học sinh thấy được
tính thực tiễn của bộ mơn.



Trên đây là những ý kiến đóng góp của nhiều đồng nghiệp về phân môn cũng như hiệu
quả áp dụng một số biện pháp trên vào thực tiễn, đã có nhiều thay đổi về cách học của học sinh,
từ đó có thể sử dụng rộng rãi trong trường THCS Thủy Thanh vào thực tiễn dạy học bộ mơn
tốn với hy vọng đóng góp biện pháp của mình vào xu hướng chung về phát triển phân mơn
hình học và có nhiều kết quả mỹ mãn hơn trong thời gian tới.


Hết


-Hội đồng xét SKKN của đơn vị xác nhận, xếp loại Người viết SKKN


Ký tên




<i><b>Hoàng Xuân Hào</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×