Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chuyên đề Văn 11 CHUYÊN đề 7 THƠ CA đầu THẾ kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.75 KB, 18 trang )

CHUYÊN ĐỀ 7
THƠ CA ĐẦU THẾ KỈ XX
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
• Giới thiệu các tác giả tiêu biểu của thơ ca yêu nước đầu thế kỉ XX (Phan Bội Châu,
Tản Đà).
• Đánh giá thành tựu thơ ca trung đại giai đoạn cuối, báo hiệu đổi mới ở buổi giao thời.
• Hiểu nghĩa của câu trong văn bản biểu hiện tính chất, đặc điểm...
2. Kĩ năng
• Phát hiện các yếu tố đổi mới, hiện đại trong tư duy thơ, ngôn ngữ thơ đầu thế kỉ.
• Viết đoạn văn/bài văn cảm nhận về tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ.
• Vận dụng phân tích nghĩa của câu trong văn bản.
A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Phan Bội Châu)
1. Giới thiệu chung
• Phan Bội Châu là nhà chính trị, lãnh tụ nổi tiếng của những phong trào yêu nước, có tư
tưởng cấp tiến so với thời đại.
• Hồn cảnh sáng tác: đầu năm 1905, Phan Bội Châu lên đường Đông Du, sáng tác bài
thơ này để chia tay những người đồng chí.
• Chủ đề: thể hiện tư tưởng yêu nước và khát khao tìm ra con đường mới để giải phóng
dân tộc
2. Quan niệm về chí nam nhi (hai câu đề)
• Quan niệm quen thuộc của thời kì trung đại: Nam nhi phải lập cơng danh, có sự nghiệp
phi thường.
• Cái nhìn của Phan Bội Châu về chí làm trai có nét khác biệt: khơng phải lập công danh
khoa cử, mà là thay đổi thời cuộc, giúp ích cho quốc gia dân tộc.
3. Trách nhiệm của nam nhi trước thời cuộc (hai câu thực)



• Niềm tin sâu sắc vào bản thân: sự hiện diện trên đời của chúng ta là có ý nghĩa, chúng
ta phải khẳng định giá trị của bản thân trong thời đại.
• Con người đứng ra tự gánh lấy trách nhiệm của thời đại (trăm năm này).
• Nhà thơ ý thức sâu sắc lịch sử như một dòng chảy liên tục, cần có sự chung tay của
nhiều thế hệ, bản thân chỉ là một phần của dịng chảy đó.
4. Cái nhìn thẳng thắn vào thực trạng đất nước (hai câu luận)
• Hai câu thơ mang tính chất thức tỉnh những kẻ cịn đang mê muội: Non sơng đã chết;
thánh hiền đã vắng, đừng níu kéo quá khứ vàng son, hãy biết nhục, biết thẹn.
• Chỉ ra tính chất vơ dụng của lối học cử tử gắn với cửa Khổng sân Trình, đặc biệt là sự
ngu dốt của những kẻ chỉ biết lặp lại giáo lý thánh hiền (“tụng diệc si”), khơng có chủ
kiến, khơng tư duy.
5. Khát vong và tư thế buổi lên đường (hai câu kết)
• Khơng cịn hi vọng vào con đường khoa cử bế tắc, con người khao khát tìm một con
đường mới cho dân tộc (nguyện trục trường phong Đơng hải khứ).
• Con đường tương lai cịn mờ mịt, nhưng bản thân nhà thơ rất có niềm tin; câu thơ kết
bài tái hiện tư thế con người lúc ra đi hào hùng, sánh ngang tầm thiên nhiên, vũ trụ.
6. Đặc sắc nghệ thuật
• Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phù hợp với lối thơ nói chí, tỏ lịng, kêu gọi tinh
thần u nước của con người.
• Bút pháp ước lệ, khoa trương của thơ trung đại tạo ấn tượng mạnh mẽ sâu sắc tới
người đọc.
HẦU TRỜI
(Tản Đà)
1. Giới thiệu chung
- Tản Đà là nhà thơ xuất sắc giai đoạn giao thời, người tiên phong trong việc cách tân
thơ ca, “dấu gạch nối” giữa hai thời đại.
- Chủ đề: cái “tôi” cá nhân ngông ngạo, phóng túng, khao khát thể hiện tài năng bản
thân, nhưng cũng ý thức được sứ mệnh cao cả của nhà văn.
2. Đầu đuôi câu chuyện hầu trời của thi nhân



- Mở đầu khá đơn giản, logic: Nhà thơ nằm một mình, buồn chán, uống nước ngâm văn
thơ, tiếng ngâm vang đến trời, liền được tiên nhân đưa lên “hầu trời”.
- Thi nhân gặp gỡ Trời và các chư tiên, đọc lần lượt các tác phẩm của mình, kể về danh
tính, cảnh ngộ dưới hạ giới. Chư tiên đều khen ngợi văn chương của ơng.
- Thi nhân phát hiện mình vốn là một “trích tiên”, bị Trời đày xuống hạ giới vì tội
ngơng, tên cịn lưu ở sổ Nam Tào.
- Cảnh hầu trời kết thúc, Trời dặn dò thi nhân về sứ mệnh “thiên lương”, rồi sai người
tiễn đưa xuống trần.
3. Tâm sự của nhà thơ về nghề, về đời sống
- Hầu trời chỉ là cái cớ, cái “chuyện” để nói, nhân đó nhà thơ bộc bạch tâm sự của mình.
Bài thơ thực chất là hình thức tự phân thân.
- Thi nhân mượn Trời để “phê khéo” văn chương của mình: văn thật tuyệt, chắc có ít,
đẹp như sao, hùng mạnh như mây chuyền,...v.v. Đó là biểu hiện của ý thức cá nhân cao độ.
- Nhà thơ cũng bộc bạch về cảnh ngộ bản thân: văn chương hạ giới rẻ như bèo, bản thân
bán văn thường ế, cuộc sống mồi ngày một khó khăn.
- Cảnh đọc thơ hầu Trời trong tưởng tượng càng vui vẻ, mãn nguyện, ta càng nhận thấy
đằng sau đó là một thi nhân cơ đơn; sáng tác khơng được đón nhận, bản thân khơng tìm
được tri âm tri kỉ ở chốn trần gian.
- Mượn lời “Trời”, Tản Đà tự khẳng định sứ mệnh “thiên lương” của văn chương; tuy ý
thức được đó là sứ mệnh lớn lao, nhưng đã là “thiên lương” được Trời giao phó thì phải
nhận gánh.
4. Nghệ thuật đặc sắc
- Thể thơ thất ngôn trường thiên tương đối tự do về dung lượng và vần luật.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, không nặng tính ước lệ, kiểu cách của thơ truyền thống, lối thơ
ngữ điệu nói.
- Cách kể chuyện tinh tế, hóm hỉnh.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Cho văn bản sau:
Sinh vi nam tử yếu hi kì



Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di?
a. Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày sơ lược về tác giả và
hồn cảnh ra đời của bài thơ.
b. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 có một bài thơ cũng nhắc đến khái niệm chí nam
nhi, đó là tác phẩm nào? Chép ngun văn tác phẩm đó và nêu tác giả.
c. Cùng một khái niệm “chí làm trai”, nhưng cách hiểu và triển khai của hai nhà thơ không
giống nhau. Anh (chị) hãy so sánh.
d. Viết một đoạn văn có dung lượng khoảng 300 chữ, với chủ đề về “chí nam nhi” trong
thời hiện đại.
Gợi ý trả lời:
a. Học sinh tự làm.
b. “Tỏ lòng”, tác giả Phạm Ngũ Lão, chép nguyên văn chữ Hán (phiên âm).
c. Đối với Phạm Ngũ Lão, “làm trai” là ra trận đánh giặc, bảo vệ đất nước, gìn giữ bờ
cõi non sông; đối với Phan Bội Châu, làm trai là xoay chuyển thời cuộc, giải phóng dân
tộc, vực dậy đất nước đang lâm nguy.
=> Một bên giữ nước, một bên cứu nước; một bên tuân theo lý tưởng trung quân ái
quốc, một bên bác bỏ lý tưởng này.
d. HS tự làm. Lưu ý, chí làm trai là một quan niệm ngày nay có nhiều điểm khơng cịn
phù hợp, nhưng nếu nhìn nhận và vận dụng theo hướng tích cực vẫn cịn để lại nhiều giá
trị.
Bài 2: Giải thích ý nghĩa những từ “hi kì” và “càn khơn” trong hai câu đầu Xuất dương
lưu biệt (Phan Bội Châu).
Gợi ý trả lời:
“Hi kì” tức là hi hữu và kí lạ, tức là những việc lớn lao trọng đại nhưng ít người dám
làm; “càn khôn” là cách diễn đạt khác của đất trời, chỉ thời đại, thế cục. Tuy chưa được chỉ
đích danh, nhưng người đọc đều ngầm hiểu công việc “hi kì” và “xoay chuyển càn khơn”
mà nhà thơ nhắc đến là như thế nào.
Bài 3: Cái “tôi” Phan Bội Châu thể hiện như thế nào qua hai câu thực bài thơ?

Ư bách niên trung tu hữu ngã


Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy?
Gợi ý trả lời:
- Cái “tơi” có trách nhiệm với thời cuộc, dám lĩnh nhận sứ mệnh của thế hệ.
- Cái “tôi” tự tin vì hiểu mình, hiểu thời đại, tin vào giá trị của mình.
- Cái “tơi” cá nhân nhưng có ý thức sâu sắc về sự hữu hạn của mỗi cá nhân, đời người,
có niềm tin vào thế hệ tương lai, tin vào dịng chảy lịch sử.
Bài 4: Phân tích tư tưởng mới mẻ, tiến bộ của Phan Bội Châu thể hiện trong hai câu luận
bài thơ Xuất dương lưu biệt.
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.
Gợi ý trả lời:
Chỉ trong hai câu thơ ngắn ngủi, Phan Bội Châu đã thể hiện nhiều tư tưởng mới mẻ, tiến
bộ, đặc biệt vào thời điểm bấy giờ.
- Thực trạng đất nước lúc bấy giờ được chỉ ra thẳng thắn, không khoan nhượng: non
sông đã chết; đất nước đang bị xâm lược, bị đơ hộ, triều đình chỉ cịn có danh nghĩa.
- Con đường mà các trí thức đương thời mải mê theo đuổi (đi học, đi thi, ra làm quan) là
vơ vọng, vì học vấn nho giáo đã lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thời
đại.
- Người dân cịn chưa thức nhận về tình cảnh của đất nước và trách nhiệm của mình với
dân tộc.
- Cấp thiết cần một sự thay đổi, một con đường mới.
- Đặt vào hoàn cảnh ra đời bài thơ (1905), khi mà những nhà nho khác vẫn đang hăm hở
đi thi làm quan, những người dân vẫn chưa ý thức rõ ràng về thân phận nô lệ nhục nhã,
người ta vẫn còn chuộng lối học cử tử...v.v, mới thấy tư tưởng của Phan Bội Châu mang
tính cách mạng đến mức nào.
Bài 5: Đọc hai câu thơ cuối bài thơ Xuất dương lưu biệt và trả lời câu hỏi:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
a. Hai câu thơ nói đến một ước nguyện, một khát vọng lớn. Khát vọng đó là gì?


b. “Trục trường phong Đơng hải khứ” là hình ảnh thuần túy ước lệ, tưởng tượng hay có cơ
sở hiện thực.
c. Phân tích hình ảnh và tư thế của người ra đi hiện lên trong hai câu thơ.
Gợi ý trả lời:
a. Khát vọng tìm ra một con đường cứu nước mới, vượt thoát những rào cản về địa lý và
xã hội.
b. Đây là hình ảnh ước lệ, nhưng phần nào dựa trên cơ sở thực tế. Chuyến đi của Phan
Bội Châu là đi Nhật, đi về phía Đơng, vượt biển Đông, cho nên nhà thơ mới viết “nguyện
trục trường phong Đơng hải khứ” (muốn theo ngọn gió vượt qua biển Đơng). Ngọn gió chỉ
là hình ảnh tưởng tượng, nhưng phản ánh khát vọng cháy bỏng của con người.
c. Hai câu thơ tái hiện không gian rộng lớn mang tầm vũ trụ, có biển rộng, trời cao,
mn ngàn con sóng. Con người xuất hiện giữa thiên nhiên với tư thế ngạo nghễ và tự tin,
sánh ngang tầm vũ trụ. Đó là tầm vóc của ý chí mạnh mẽ, tinh thần sẵn sàng vượt qua khó
khăn nguy hiểm.
Bài 6: Trả lời các câu hỏi sau:
a. Bài thơ Hầu trời kể về một lần nhà thơ được “lên tiên”. Trong chương trình Ngữ văn
THCS có tác phẩm nào của Tản Đà cũng nói về khát vọng đó?
b. Theo anh (chị), vì sao nhà thơ luôn luôn khao khát được đến “tiên giới”? Hiện thực xã
hội lúc bấy giờ, và hoàn cảnh cá nhân của nhà thơ có ảnh hưởng gì đến việc cảm hứng này
thường hay xuất hiện trong thơ ông?
Gợi ý trả lời:
a. Tác phẩm Muốn làm thằng Cuội (SGK Ngữ văn 7).
b. Từ trước tới nay, “tiên giới” luôn là miền không gian thơ mộng lý tưởng với nhiều
người nghệ sĩ, Tản Đà không phải là ngoại lệ. Hơn thế nữa:
- Thời đại giao thời: xã hội nhiều biến động, những giá trị xưa cũ sụp đổ, con người
chơi vơi, mất điểm tựa.

- Văn chương trở thành một nghề mà Tản Đà chính là người tiên phong khai phá, “bất
đắc dĩ” mà phải làm.


- Bản thân Tản Đà có cuộc đời khơng mấy hạnh phúc: lỡ dở thi cử, lỡ dở tình duyên,
bán văn kiếm tiền, văn chương ế ẩm, làm ăn thua lỗ.
=> Khát vọng “lên tiên” vừa là khát vọng của muôn đời, rất đời thường và nhân bản,
vừa là khát vọng rất cá nhân của một con người bất đắc chí.
Bài 7: Biểu hiện cái “tơi” ngơng ngạo, phóng khống trong bài thơ Hầu trời?
Gợi ý trả lời:
Cái “tôi” ngông ngạo phóng khống thể hiện ở
- Cách nhà thơ tự đánh giá về văn chương của bản thân.
- Cách nhà thơ tự tạo dựng “tiên giới” để thỏa sức vẫy vùng.
- Cách nhà thơ xưng tên tuổi, quê quán.
- Cách nhà thơ kể lể về nghề nghiệp của mình.
- Cách nhà thơ “tự giới thiệu” xuất thân của mình (trích tiên).
Bài 8: Qua bài thơ Hầu trời, ta thấy được quan niệm của Tản Đà về nghề viết văn và văn
chương như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Tản Đà quan niệm viết văn có thể là một nghề kiếm sống, nhưng là nghề “chẳng đặng
đừng”, vì quá bạc bẽo, “kiếm được thời ít tiêu thời nhiều”, “làm mãi quanh năm chẳng đủ
tiêu”.
- Văn chương bán lấy tiền vẫn là điều làm nhà thơ buồn lòng, nhất là bán ra ế ẩm, người
đọc thơ văn khơng mấy, người có đọc cũng không mấy người tri kỉ.
- Nhà thơ rất tin vào sứ mệnh của văn chương, sứ mệnh của người cầm bút: hai chữ
“thiên lương”; văn chương đối với Tản Đà vẫn phải là kim chỉ nam hướng con người tới
những giá trị nhân văn, tốt đẹp.
Bài 9: Chỉ ra nhưng nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Hầu trời (Tản Đà).
Gợi ý trả lời: HS tự làm.
B. TIẾNG VIỆT

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
NGHĨA CỦA CÂU
1. Nghĩa sự việc


+ Định nghĩa: Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu.
+ Phương tiện biểu hiện: Biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trị chủ ngữ, vị ngữ, trạng
ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
+ Các loại:
• Câu biểu hiện hành động.
• Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
• Câu biểu hiện q trình.
• Câu biểu hiện tư thế.
• Câu biểu hiện sự tồn tại.
• Câu biểu hiện quan hệ.
2. Nghĩa tình thái
+ Định nghĩa: là nghĩa thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối
với người nghe.
+ Phương tiện biểu hiện: Bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.
+ Các loại: Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập
đến trong câu tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Anh (chị) hãy phát biểu khái niệm nghĩa sự việc của câu. Nghĩa sự việc được biểu
hiện nhờ những yếu tố nào? Nghĩa sự việc được phân chia thành bao nhiêu loại? Lấy ví dụ
cho từng loại nghĩa sự việc.
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm: nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Yếu tố biểu hiện nghĩa sự việc: nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng
ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
- Các loại nghĩa sự việc:

+ Biểu hiện hành động: “Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng”. (Nam Cao, Chí
Phèo).
+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. (Nguyễn
Khuyến, Câu cá mùa thu).


+ Biểu hiện q trình: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. (Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa
thu).
+ Biểu hiện tư thế: Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen. (Thạch Lam, Hai
đứa trẻ).
+ Biểu hiện sự tồn tại: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thống mái đình mái chùa cổ
kính. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam).
+ Biểu hiện quan hệ: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của
nhân dân Việt Nam. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam).
Bài 2: Anh (chị) hãy chỉ ra nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở các ví dụ dưới đây
a) Q hương tơi có con sơng xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tơi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dịng sông ấm áp
(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
b) Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
c) Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chẳng?
Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngồi cửa ô tàu đói những vành trăng.
(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)
d) Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Lý Bạch)
Gợi ý trả lời:
Nghĩa sự việc trong các câu thơ:


a) Ví dụ (a):
- Câu 1: nghĩa sự việc biểu hiện tồn tại (q hương - có con sơng) và đặc điểm (con
sông - xanh biếc).
- Câu 2: nghĩa sự việc biểu hiện đặc điểm (nước gương - trong) và hành động (nước soi).
- Câu 3: nghĩa sự việc quan hệ (tâm hồn - là buổi trưa hè).
- Câu 4: nghĩa sự việc hành động (buổi trưa hè - tỏa nắng) và trạng thái (nắng - ấm áp).
b) Ví dụ (b):
- Câu 1: nghĩa sự việc trạng thái (hương lửa - đương nồng).
- Câu 2: nghĩa sự việc hành động (trượng phu - động lịng).
c) Ví dụ (c)
- Câu 1: nghĩa sự việc quá trình (con tàu - lên) và hành động (anh - đi).
- Câu 2: nghĩa sự việc hành động (bạn bè - đi xa; anh - giữ).
- Câu 3: nghĩa sự việc hành động (anh - nghe; gió ngàn - rú gọi).
- Câu 4: nghĩa sự việc trạng thái (tàu - đói).
d) Ví dụ (d)
- Câu 1: nghĩa sự việc hành động (ánh trăng - rọi).
- Câu 2: nghĩa sự việc hành động (nhân vật trữ tình - ngỡ) và trạng thái (mặt đất - phủ
sương).
- Câu 3: nghĩa sự việc hành động (nhân vật trữ tình - ngẩng đầu) và trạng thái (trăng sáng).
- Câu 4: nghĩa sự việc hành động (nhân vật trữ tình - cúi đầu) và trạng thái (nhân vật trữ
tình - nhớ).
Bài 3: Anh (chị) hãy chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các ví dụ dưới đây
a) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
(Nhớ rừng, Thế Lữ)
b) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người
như thế ấy!...


(Lão Hạc, Nam Cao)
c) Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị khơng cịn sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thẳm
thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại còn sẫm đen hơn nữa.
(Hai đứa trẻ, Thạch Lam)
d) Khốn nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào và muốn hiểu
tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy.
(Một thời đại trong thi ca, Hồi Thanh)
e) Dẫu trơi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lịng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất
ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế
cũng xong!
(Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh )
Gợi ý trả lời:
a) Ví dụ (a)
- Nghĩa sự việc: nói về cảnh chúa tể rừng xanh say mồi, uống ánh trăng trong những
đêm trăng sáng soi bờ suối.
- Nghĩa tình thái: sự nuối tiếc vì cảnh oai hùng ngày xưa khơng cịn nữa (thể hiện qua
hai từ “nào đâu”).
b) Ví dụ (b):
- Nghĩa sự việc: nói về chuyện lão Hạc đến lúc cùng đường bế tắc đã chấp nhận tha hóa,
làm liều như bao người khác để có miếng ăn.
- Nghĩa tình thái: sự cảm thán chua chát, bất ngờ, xót xa, khơng thể tin những gì mình
nghe thấy là sự thật của ông giáo; sự thất vọng và nuối tiếc cho một người lương thiện (thể
hiện qua các câu “Hỡi ôi lão Hạc”, “Một người như thế ấy”).
c) Ví dụ (c)

- Nghĩa sự việc: diễn tả cảm giác quen thuộc của Liên đối với đêm tối ở phố huyện;
miêu tả cảnh phố huyện chìm trong bóng tối.
- Nghĩa tình thái: khẳng định cảm giác đối với đêm tối đã ở mức độ cao, xuất hiện
thường xuyên trong Liên; nhấn mạnh cường độ của bóng tối: bao trùm tồn bộ phố huyện.
d) Ví dụ (d):


- Nghĩa sự việc: nói về việc thời đại nào cũng tồn tại sự tầm thường và cần so sánh các
tác phẩm có giá trị thì mới đánh giá được tinh thần của một thời đại trong thi ca.
- Nghĩa tình thái: nhấn mạnh sự cản trở của chuyện cái tầm thường đối với việc đánh giá
tinh thần thơ ca (thể hiện qua cụm từ “khốn nỗi”).
e) Ví dụ (e):
- Nghĩa sự việc: diễn tả tình trạng sĩ diện hão, thái độ ham hố công danh phú quý của
người dân ta theo quan điểm của tác giả.
- Nghĩa tình thái: nhấn mạnh thực trạng ấy đã trở thành một điều đáng xấu hổ, khiến con
người có thể bất chấp tất cả (thể hiện qua cặp từ hô ứng “dẫu... miễn là...” và cụm từ “như
thế cũng xong”).
Bài 4: Nghĩa tình thái được phân chia thành bao nhiêu loại? Nêu đặc điểm cụ thể và lấy ví
dụ minh họa cho từng loại nghĩa tình thái.
Gợi ý trả lời:
Nghĩa tình thái được chia thành hai loại cơ bản:
- Nghĩa tình thái thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự
việc được đề cập đến trong câu. Ví dụ: Con tàu đêm đi ngang qua phố huyện dường như
đã mang đến một thế giới khác hẳn thế giới mà hai chị em Liên và An đang hằng ngày
phải trải qua.
- Nghĩa tình thái thể hiện tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. Ví dụ: “A,
em Liên thảo nhỉ. Hơm nay lại rót đầy cho chị đây”. (Thạch Lam, Hai đứa trẻ).
Bài 5: Anh (chị) hãy gạch chân những từ ngữ biểu thị nghĩa tình thái trong các ví dụ dưới
đây. Những từ ngữ ấy biểu thị loại nghĩa tình thái nào trong các loại nghĩa đã học?
- Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước.

- Khơng biết trong khi rên rì như thế Xn Diệu có nghĩ đến Nguyễn Cơng Trứ, một người
đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui.
(Hoài Thanh, Một thời đại trong thi ca)
- Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai
có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau
hưởng phúc lành tơn vinh.


(Ngơ Thì Nhậm, Chiếu cầu hiền)
- Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện
trị về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may.
(Vũ Trọng Phụng, Hạnh phúc của một tang gia)
- Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc mà
chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Gợi ý trả lời:
- Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước, (nghĩa tình thái
phỏng đốn sự việc với độ tin cậy thấp).
- Không biết trong khi rên rỉ như thế Xuân Diệu có nghĩ đến Nguyễn Cơng Trứ, một
người đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui. (nghĩa
tình thái thể hiện khả năng xảy ra của sự việc).
- Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai
có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau
hưởng phúc lành tơn vinh (nghĩa tình thái đánh giá mức độ đúng đắn về phương diện thời
điểm của sự việc).
- Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện
trị về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. (nghĩa tình thái
khẳng định tính chân thực của sự việc).
- Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc mà
chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều,

(nghĩa tình thái thể hiện khả năng xảy
ra của sự việc).
Bài 6: Anh (chị) hãy chỉ ra sự khác biệt về nghĩa tình thái giữa các cặp câu trong các ví dụ
dưới đây
a) Chị mua cho em cây kem nhé (1) và Chị mua cho em cây kem đi (2)
b) Cậu làm xong việc rồi nhỉ (3) và Cậu làm xong việc rồi mà (4)
c) Nó ăn mới ba bát cơm (5) và Nó ăn những ba bát cơm (6).


Gợi ý trả lời:
a) Câu (1) cho thấy tình cảm thân mật, thái độ nhờ cậy, cầu khiến của người nói. Câu (2)
cho thấy thái độ ra lệnh của người nói.
b) Câu (3) cho thấy thái độ quan tâm, nhẹ nhàng của người nói dành cho người nghe.
Câu (4) thiên về thái độ bất ngờ, ngỡ ngàng, có chút khơng vừa lịng của người nói đối với
người nghe.
c) Câu (5) diễn tả sự đánh giá mức độ của hành động: mức độ ít hơn so với bình thường.
Câu (6) diễn tả sự đánh giá mức độ của hành động: mức độ nhiều hơn so với bình thường.
Bài 7: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thể hiện sự đánh giá, thái độ của người nói đối
với sự việc? Ví dụ nào thể hiện tình cảm của người nói đối với người nghe?
a) Cầm lấy mấy đồng rồi cút đi cho rảnh nợ!
b) Giá như có người đợi tơi đâu đó giữa cuộc đời.
c) Có lẽ trong đám mây mùa thu kia cịn sót lại một làn nắng ấm của mùa hạ, thế nên tác
giả mới viết: “Có đám mây mùa hạ/ Văt nửa mình sang thu”.
d) Bẩm quan lớn... Đê vỡ mất rồi...
e) Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt.
f) Phen này mà thoát được, nhất định chúng ta phải hỏi tội nhóm Mèo Rừng.
Gợi ý trả lời:
- Các ví dụ thể hiện sự đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc: b), c), e)
- Các ví dụ thể hiện tình cảm của người nói đối với người nghe: a), d), f)
Bài 8: Đọc hai ví dụ (a) và (b) và trả lời câu hỏi:

(a) Nếu thị không vào, cứ để hắn vần vơ nghĩ mãi, thì đến khóc được mất.
(Nam Cao, Chí Phèo)
(b) Giá thế thì bà ấy chỉ cũng già cho xong.
(Nam Cao, Chí Phèo)
a) Các từ in đậm trên đây diễn tả loại nghĩa tình thái gì?
b) So sánh ý nghĩa diễn tả của từ “nếu” và từ “giá”. Nếu thay thế từ in đậm trong mỗi ví dụ
bằng từ in đậm cịn lại, điều đó có khiến câu văn thay đổi ý nghĩa khơng? Vì sao?
Gợi ý trả lời:


a) Các từ in đậm diễn tả nghĩa tình thái đánh giá sự việc khơng có thực, chưa xảy ra.
b) Từ “nếu” chỉ nêu lên điều kiện đơn thuần của sự việc. Từ “giá” chỉ giả thiết trái
ngược với sự việc đã xảy ra, có hàm ý ao ước. Cho nên nếu thay thế từ in đậm. trong mỗi
câu bằng từ in đậm còn lại, câu văn sẽ thay đổi ý nghĩa vả có thể dẫn tới sự bất hợp lý.
- Thay “giá” vào câu (a), câu văn mang hàm ý ao ước: ước gì thị khơng vào, để cho hắn
nghĩ vẩn vơ (khơng cịn hàm ý điều kiện như “nếu”)
- Thay “nếu” vào câu (b), câu văn chỉ còn một vế và trở nên tối nghĩa.
D. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: So sánh hình tượng nhân vật trữ tình trong Xuất dương lưu biệt và Vào nhà ngục
Quảng Đông cảm tác (SGK Ngữ văn 9) để thấy nét nhất quán và thay đổi trong thơ Phan
Bội Châu.
Gợi ý làm bài:
- Một số quan niệm về chí làm trai trong thi ca trung đại
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ cơng danh,
Thì luốn thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu)
(Phạm Ngũ Lão)
Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sơng.

(Nguyễn Cơng Trứ)
- Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu trong bài thơ này có nhiều sự kế thừa
quan niệm của cha ông nhưng cũng xuất hiện những suy nghĩ mới mẻ thể hiện tư tưởng
mới, khỏe khoắn, ngang tàng:
+ Khẳng định một lẽ sống đẹp, lẽ sống cống hiến, dám mưu đồ xoay chuyển trời đất để
làm nên sự nghiệp lớn giúp người giúp đời. Đó là lẽ sống khơng chịu sự tầm thường tẻ
nhạt, không chịu buông xuôi theo số phận. Điều này thể hiện nét táo bạo và quyết liệt
trong cách sống.


+ Chí làm trai ở đây phải gắn liền với nghĩa vụ của nam tử hán đại trượng phu “trung”
và “hiếu”.
Bài 2: Sưu tầm thêm một số tác phẩm văn học trung đại có nhắc đến quan niệm “chí nam
nhi”.
Gợi ý làm bài: Học sinh tự làm.
Bài 3: So sánh hình tượng người ra đi trong Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều Nguyễn Du) và Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)
Gợi ý làm bài: Học sinh tự làm.
Bài 4: So sánh cái “ngông” của Tản Đà và cái “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ (Bài
ca ngất ngưởng).
Gợi ý làm bài:
- Giải thích “ngơng” là gì? là có những lời nói, việc làm ngang tàng, khác lẽ thường, bất
chấp sự khen chê của người đời. Ngông là một thái độ sống tự tin, tơn trọng, đề cao cá tính
của mình. Ngơng là bản lĩnh sống, dám làm, dám nghĩ, dám tạo ra sự khác biệt và không
làm hại đến ai.
- Biểu hiện lối sống ngông của giới trẻ hiện nay:
+ Hướng tích cực: dám nghĩ dám làm trong mọi chuyện để khám phá thử thách bản thân
để tạo nên sự nghiệp lớn....
+ Hướng tiêu cực: kiêu ngạo, chê người, làm những điều theo sở thích nhất thời cá
nhân....
- Làm thế nào để có một cá tính sống? Một bản lĩnh sống?

Bài 5: Tìm đọc một vài tác phẩm nổi tiếng của Tản Đà (Tống biệt, Thề non nước, Còn
chơi...v.v).
Gợi ý làm bài: Học sinh tự làm.
Bài 6: Xác định nghĩa sự việc của các câu sau và cho biết mỗi câu ứng với một loại nghĩa
sự việc nào?
a. Giăng Van - giăng đi tới, giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát.
(Những người khốn khổ, Victor Hugo)
b. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.


(Thu điếu, Nguyễn Khiếu)
c. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
(Hai đứa trẻ, Thạch Lam)
d. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu.
(Tràng giang, Huy Cận)
e. Người tù viết xong một chữ, viên quan ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm
đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gị, thì run run bựng chậu
nước.
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
Gợi ý làm bài:
a. Nghĩa sự việc: thể hiện hành động của Giăng Van-giăng (đi tới, giật gãy cái giường).
Đây là nghĩa sự việc biểu hiện hành động
b. Nghĩa sự việc: cho thấy diễn biến sự việc (chiếc lá vàng đang trong q trình bay
trong gió). Đây là nghĩa sự việc biểu hiện quá trình.
c. Nghĩa sự việc: miêu tả màu sắc của bầu trời phương tây và trạng thái của những đám
mây trong buổi hồng hơn; đồng thời thể hiện quan hệ so sánh ngang bằng (như lửa cháy,
như hòn than sắp tàn). Vậy có 2 loại nghĩa sự việc: biểu hiện đặc điểm tính chất và biểu
hiện quan hệ.
d. Nghĩa sự việc: miêu tả đặc điểm của cồn cát ven sơng và trạng thái của gió (lơ thơ,
đìu hiu). Đây là nghĩa sự việc biểu hiện đặc điểm tính chất.

e. Nghĩa sự việc: tái hiện các hành động (viết chữ, cất đồng tiền, bưng chậu nước) và tư
thế (khúm núm, run run) của các nhân vật. Vậy có 2 loại nghĩa sự việc: biểu hiện hành
động và biểu hiện tư thế.
Bài 7: Xác định từ ngữ biểu hiện nghĩa tình thái trong các câu sau:
a. Mênh mông không một chuyến đị ngang
Khơng cầu gợi chút niềm thân mật.
(Tràng giang, Huy Cận)
b. “Trong đó nghe đâu mẹ tơi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính cịn bán cả vàng
hương nữa”.


(Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)
c. Sao tất phải chầu về Bắc thần, người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng.
(Chiếu cầu hiền, Ngơ Thì Nhậm)
d. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ
vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
Gợi ý làm bài:
a. Mệnh mông khơng một chuyến đị ngang
Khơng cầu gợi chút niềm thân mật
b. Trong đó nghe đâu mẹ tơi đi bán bóng đèn và những phiên cợ chính cịn bán cả vàng
hương nữa.
c. Sao tất phải chầu về Bắc thần, người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng.
d. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dịng nước mắt
rì vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Bài 8: Xây dựng một đoạn hội thoại ngắn gồm hai nhân vật tham gia hội thoại về một chủ
đề tự chọn (mỗi nhân vật nói từ 3 đến 5 lời thoại). Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình
thái trong từng lời thoại của các nhân vật.
Gợi ý làm bài:
Học sinh cần xác định chủ đề đoạn hội thoại, các nhân vật tham gia để dễ dàng hình

thành, xây dựng sản phẩm. Chú ý đảm bảo số lời thoại của các nhân vật. Mỗi lời thoại cần
phân tích nghĩa sự việc, nghĩa tình thái theo cách làm của các ví dụ đã hướng dẫn trong
phần trên.



×