Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Chuyên đề Văn 11 CHUYÊN đề 10 văn học nước NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.64 KB, 27 trang )

CHUYÊN ĐỀ 10
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
♦ Giới thiệu thành tựu văn học nước ngoài qua các sáng tác tiêu biểu của Hugo, Puskin,
Sê-khơp...
♦ Phân tích nội dung, giá trị tư tưởng của các tác phẩm: cảm nhận về vẻ đẹp của tình
yêu, vấn đề thân phận con người, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác...
♦ Hiểu rõ thao tác lập luận bình luận trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng
♦ Biết cách đọc thơ trữ tình, so sánh ngơn ngữ trong bản dịch và ngun tác.
♦ Tóm tắt được tác phẩm tự sự: truyện ngắn, tiểu thuyết.
♦ Viết bài văn phân tích nhân vật trong tiểu thuyết, truyện ngắn.
♦ Vận dụng các thao tác bình luận để viết đoạn/ bài văn nghị luận.
A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
TÔI YÊU EM
(Pushkin)
1. Giới thiệu
+ Tác giả: Mặt trời của thi ca Nga”, nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch
sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga”
+ Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Mùa hè năm 1829, sau mối tình đơn phương khơng thành của
Push-kin với Anna Olenia (con gái Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga).
- Chủ đề: Mối tình vơ vọng, nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân
thành, mãnh liệt, vị tha.
2. Tình u đơn phương, vơ vọng
- Chủ thể trữ tình đang trong mối tình đơn phương: chỉ có “tơi u em”, “tơi đã u
em”, khơng thấy sự hồi đáp từ “em”.



- Tình u của “tơi” khơng mang tính chất nhất thời nơng nổi: cho đến lúc đang viết
những dịng này, tình u đó vẫn “chưa lụi tắt hồn tồn”.
- Mối tình đơn phương cũng trải qua đủ cung bậc cảm xúc: âm thầm, rụt rè, hậm hực
lòng ghen, chân thành, đằm thắm...v.v
3. Lựa chọn vị tha của tình yêu
- Thi sĩ với mối tình đơn phương vẫn đủ ý thức để nhận ra tình cảm của mình làm đối
phương phải buồn rầu, khó xử; đó là điều anh khơng muốn.
- Sự chuyển biến trong những câu thơ cuối tưởng như bất ngờ nhưng rất hợp lý: tình u
thực sự khơng vị kỉ, mà luôn vị tha.
- Lời cầu chúc cho đối phương tìm được người cũng yêu mình chân thành đằm thắm
cũng tức là câu chúc cho người kia tìm được người cũng u mình, để khơng có những
người phải đau khổ vì u đơn phương (như tơi).
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Cách bộc bạch xúc cảm trữ tình chân thành, thẳng thắn.
- Ngôn từ giản dị mà tinh tế, biểu đạt những trạng thái cảm xúc phức tạp của người đang
u.
- Phong cách trữ tình điệu nói.
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHƠI PHỤC UY QUYỀN
(Trích Những người khốn khổ, V. Hugo)
1. Giới thiệu
+ Tác giả: Nhà văn, thi sĩ, kịch tác gia nổi tiếng người Pháp.
+ Tác phẩm
- Nhân vật trung tâm: Xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật Giăng Van – giăng.
- Vị trí đoạn trích: Nằm cuối phần thứ nhất (Phăng - tin).
2. Tình huống truyện
- Gia - ve (Javert), kẻ từng dưới quyền ông, giờ thi hành lệnh bắt ông.
- Giăng Van - giăng hứa đi cứu Cô - dét nhưng chưa kịp thực hiện.
- Phăng - tin hồn tồn chưa biết gì, chị vẫn tuyệt đối tin tưởng vào ông thị trưởng.



- Giăng Van - giăng muốn giữ bí mật với Cơ - dét, nhưng Gia - ve hồn tồn khơng hiểu
và không quan tâm.
3. Người cầm quyền đánh mất uy quyền
- Giăng Van - giăng từ một thị trưởng quyền lực, sau khi thú nhận thân phận thật, nay
mang thân phận tội phạm.
- Với thân phận này Giăng Van – giăng hoàn toàn phục tùng Gia –ve, mặc cho Gia – ve
sỉ nhục, hành hung, đe dọa.
- Giăng Van – giăng đưa ra lời thỉnh cầu: thuyết phục Gia – ve cho mình thời gian 3
ngày để cứu Cơ – dét.
- Do khơng có uy quyền, nên lời thỉnh cầu không được lắng nghe và tôn trọng, dẫn đến
cái chết của Phăng – tin.
4. Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Cái chết của Phăng - tin Giăng Van - giăng giận dữ, ơng nói “Anh đã giết chết người
đàn bà này rồi đó”
- Giăng trở lại đúng với vị thế của người cầm quyền, bằng vũ lực/sức mạnh.
- Vị thế người cầm quyền cho phép Giăng được nêu yêu cầu” Tôi khuyên anh đừng
quấy rầy tôi lúc này”, bắt buộc Gia – ve phải lắng nghe và chấp thuận.
- Người cầm quyền đường hồng, tự tin, bình thản thực hiện những điều cuối cùng cho
người đã khuất: đặc biệt, những lời ơng thì thầm vào tai người đã khuất dường như có sức
mạnh diệu kì.
- Gia – ve run sợ trước sức mạnh và sự giận dữ của Giăng Van – giăng, đó là sức mạnh
và sự giận dữ của người đã khôi phục uy quyền – quyền năng của tình thương.
NGƯỜI TRONG BAO
Sê-khốp
1. Giới thiệu
+ Tác giả: Nhà văn Nga kiệt xuất, đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga TK
XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn, một trong những cây bút viết truyện
ngắn xuất sắc nhất.
+ Tác phẩm



- Hoàn cảnh sáng tác: 1898, khi nhà văn đang dưỡng bệnh ở thành phố Ianta.
- Sự phê phán lối sống “thu mình vào trong bao” của một bộ phận trí thức Nga cuối TK
XIX.
2. Nhân vật Bê-Li-cốp
- Giáo viên dạy tiếng Hy Lạp cổ.
- Ngoại hình kì quái: áo bành tơ, ủng, bao da, kính râm, …
- Khát vọng “ thu mình vào cái bao” nỗi sợ cuộc sống, sợ sự thay đổi.
- Cả trường học, thạm chí cả thành phố sợ hãi hắn, trừ một người Varenka.
3. Hình tượng cái bao
- Cả trường học, cả tỉnh lẻ đều chung nỗi sợ, bị chi phối bởi Bê-li-cốp.
- Cuộc sống tỉnh lẻ buồn chán, nhàn rỗi: gán ghép các cặp đôi, vẽ biếm họa, buôn
chuyện.
- Bilikov vừa là nguyên nhân, vừa là nạn nhân của lối sống “ trong bao” của xã hội.
- Belikov chết đi, nhưng nỗi sợ vẫn còn, lối sống “trong bao” vẫn còn, mọi thứ vẫn như
cũ.
4. Đặc điểm nghệ thuật
- Kết cấu truyện lồng trong truyện.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.
- Hình tượng người trần thuật không đáng tin cậy.
- Giọng điệu vừa u buồn, vừa châm biếm, mỉa mai, giễu cợt.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Bài thơ Tôi yêu em được Puskin sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Gợi ý trả lời:
- Ô-lê-nhi-na là con gái của Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga. Lúc ở Petechbua
năm 1828, Puskin ngỏ lời cầu hơn Ơ-lê-nhi-na nhưng khơng được đáp lại. Đến 1829 bài
thơ ra đời, thể hiện tâm trạng của nhà thơ trước việc bị từ chối tình u.
- Cịn có một giả thuyết khác được đặt ra là bài thơ được viết tặng bà Sobanscaya, sau
khi mà nhà thơ gặp lại bà sau 8 năm mất liên lạc.



- Nếu hiểu theo giả thiết thứ nhất thì bài thơ thể hiện tâm trạng của một người không
được đáp lại tình cảm cịn nếu hiểu theo giả thiết thứ hai thì đó chính là motif “tình u hồi
sinh trong lần gặp lại” rất phổ biến trong thơ tình của Puskin.
Bài 2: Anh/chị có nhận xét thế nào về cách xưng hô “tôi” và “em” trong bài thơ Tôi yêu
em?
Gợi ý trả lời:
- Đại từ nhân xưng có vai trị rất quan trọng đối với việc thể hiện quan hệ giữa các nhân
vật, đặc biệt là với mối quan hệ khác giới. Khi dịch bài “Tôi yêu em”, người dịch có thể có
một số sự lựa chọn về cặp xưng hô như sau: tôi yêu cô, tôi yêu bạn, anh u em,...
- Kiểu xưng hơ “tơi - cơ” có phần trang trọng, khách khí, xa cách sẽ khơng phù hợp với
tính chất của một bài thơ tình chân thành.
+ Cặp xưng hơ “tơi - bạn” lại có phần xã giao, thường dùng cho những mối quan hệ bạn
bè thông thường. + Cịn cặp xưng hơ “anh - em” lại chỉ mối quan hệ quá thân mật, tình yêu
đến từ hai phía, khơng phù hợp với tính chất mối quan hệ đơn phương.
+ Chỉ có duy nhất cặp xưng hơ “tơi - em” là phù hợp nhất bởi nó diễn tả được cả sự đằm
thắm, chân thành trong tình cảm mà vẫn có một khoảng cách.
=> Xưng “tơi” là để giữ khoảng cách của mối tình đơn phương vơ vọng. Gọi “em” vì
tận đáy lịng vẫn vơ cùng u thương trân trọng người con gái.
Bài 3: Dấu hai chấm trong câu thơ thứ nhất trong bài Tơi u em có tác dụng gì?
Gợi ý trả lời:
Dấu hai chấm được sử dụng như một dụng ý nghệ thuật trong câu thơ, đã tách đôi câu
thơ ra thành hai phần riêng rẽ: “Tôi yêu em - đến nay chừng có thể”.
- về nhịp điệu, dấu hai chấm khiến câu thơ khi đọc lên sẽ bị ngắt quãng, từ đó tạo nên
giọng điệu ngập ngừng của câu thơ.
- Đó cũng chính là sự ngập ngừng, mâu thuẫn của nhân vật trữ tình trong việc xác định
tình cảm của chính mình, khơng hồn tồn chắc chắn tình yêu của mình dành cho nhân vật
“em” đã hoàn toàn kết thúc.
- Trong nguyên bản, câu thơ sử dụng dáu phẩy, và được ngắt thành ba nhịp “tôi đã u
em, tình u vẫn, có lẽ”, cách dịch thể hiện được phần nào âm điệu ngập ngừng đó



Bài 4: Mối quan hệ giữa hai câu thơ 1, 2 và hai câu thơ 3, 4 trong khổ thơ đầu tiên bài Tơi
u em là gì? Mối quan hệ đó được thể hiện qua quan hệ từ nào?
Gợi ý trả lời:
Hai câu thơ 1,2 và hai câu thơ 3, 4 trong khổ thơ đầu có mối quan hệ đối lập. Mối quan
hệ ấy được thể hiện ngay ở từ đầu tiên của câu thơ thứ ba là từ “nhưng”.
- Ở hai câu thơ đầu, nhân vật trữ tình đã giãi bày tình cảm của bản thân rằng tình yêu
dành cho nhân vật “em” vẫn còn âm ỉ, dai dẳng chưa thể dập tắt. Giọng điệu trong hai câu
thơ cũng là một giọng điệu rụt rè, ngập ngừng khi phải thổ lộ tình cảm.
- Tuy nhiên sang đến hai câu thơ 3, 4 giọng điệu đã trở nên dứt khoát hơn bởi lúc này
nhân vật trữ tình đang bộc lộ những suy nghĩ mang tính lí trí của bản thân. Đó là sự dứt
khốt khi muốn chấm dứt tình u bởi lo lắng rằng tình u đó sẽ làm nhân vật “em” phải
phiền lòng, ưu phiền.
- Nguyên tác của Pushkin có giọng điệu dứt khốt hơn, mạnh mẽ hơn: “Tơi khơng muốn
làm em buồn vì bất cứ điều gì”.
Bài 5: Trong câu 5 và 6 tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để thể hiện tình yêu? Những
từ ngữ ấy có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả tình yêu của nhân vật trữ tình?
Gợi ý trả lời:
Những từ ngữ thể hiện tình yêu trong hai câu thơ 5-6:
- “âm thầm - rụt rè”: thể hiện tình cảm kín đáo, tế nhị, gợi cảm giác day dứt, muốn giãi
bày mà không đươc.
- “Không hi vọng “: Mối tình đơn phương vơ vọng.
- “Hậm hực lịng ghen”: dù cách thể hiện bên ngoài là sự nhút nhát, kín đáo tuy nhiên
sâu bên trong tình u của nhân vật trữ tình cũng vơ cùng mãnh liệt.
Bài 6: Câu thơ cuối của bài thơ có khiến anh/chị bất ngờ khơng? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Ba câu thơ 5, 6, 7 là những lời giãi bày tình cảm chân thành, sâu sắc của nhân vật trữ
tình. Theo mạch cảm xúc thông thường, hẳn người đọc sẽ nghĩ câu thơ cuối sẽ là một lời
trách móc, hoặc một lời than thở của nhân vật trữ tình về việc khơng được đền đáp lại tình



yêu tuyệt vời mà mình đã dành tặng cho đối phương. Tuy nhiên câu thơ cuối có lẽ sẽ khiến
người đọc bất ngờ bởi đó lại là một lời chúc phúc của nhân vật trữ tình cho nhân vật “em”.
Bài 7: Theo anh (chị) lời chúc phúc của nhân vật trữ tình ở cuối bài thơ có phải biểu hiện
cao nhất của một tình u chân thành khơng? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- Cảm xúc xuyên suốt của bài thơ là trạng thái mâu thuẫn, day dứt của nhân vật trữ tình
khi khơng được đáp trả lại tình cảm của mình.
- Thơng thường, những bài thơ với chủ đề như vậy sẽ đọng lại những cảm xúc khổ đau,
tiếc nuối hoặc hờn giận, trách móc. Tuy nhiên để kết thúc bài thơ, nhân vật trữ tình đã gửi
gắm lại một lời chúc phúc vô cùng cao thượng: “Cầu em được người tình như tơi đã u
em”.
- Như vậy dù bản thân thất bại với tình yêu nhưng nhân vật trữ tình vẫn mong muốn
“em” sẽ được hạnh phúc, sẽ được đón nhận một tình u chân thành, nồng thắm khác như
chính tình u mà “tơi” đã dành cho “em”. Nhân vật trữ tình đã vượt qua được cái ích kỉ
tầm thường trong tình yêu bằng một lời cầu chúc đẹp. Đó chính là tình u đẹp nhất, trong
sáng nhất, tinh tế nhất, cao thượng nhất.
Bài 8: Có nhiều cách nhìn nhận về câu thơ cuối bài thơ. Anh (chị) hãy liệt kê một vài cách
nhìn, đồng thời bày tỏ quan điểm của mình?
Gợi ý trả lời:
- Cách hiểu thứ nhất: lời cầu chúc cho tình yêu của đối phương.
- Cách hiểu thứ hai: mong cho đối phương tìm được người yêu mình cũng tức là mong
cho mối tình của đối phương khơng phải tình đơn phương (vừa xót xa cho bản thân, vừa vị
tha).
- Cách hiểu thứ ba: ngầm thách thức “em” tìm được tình yêu chân thành như mình, cũng
tức là tự hào vì mình đã yêu hết mình, yêu bằng cả trái tim.
=> Em có thể ủng hộ cách hiểu mình thích, đi kèm diễn giải hợp lý.
Bài 9: Tóm tắt cốt truyện tiểu thuyết Những người khốn khổ? Nêu vị trí của đoạn trích
Người cầm quyền khơi phục uy quyền?

Gợi ý trả lời: Học sinh tự làm.


Bài 10: Giải thích nhan đề Người cầm quyền khơi phục uy quyền? Theo em, trong đoạn
trích, ai là “người cầm quyền khơi phục uy quyền”? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- “Người cầm quyền” thực sự trong nửa đầu đoạn trích là Gia - ve, hắn cũng từng là cấp
dưới của ngài thị trưởng Giăng van - Giăng, cho nên hắn cũng là một kẻ cầm quyền khôi
phục uy quyền.
- Tuy nhiên, trong đoạn trích, “người cầm quyền khơi phục uy quyền” có lẽ phù hợp
hơn với ngài thị trưởng Giăng Van-giăng. ồng vốn là một thị trưởng, vì cứu người mà thú
nhận thân phận của mình, trở thành người tù khổ sai, bị vũ nhục và hành hung mà khơng
thể chống trả.
- Đoạn trích này là lần hiếm hoi trong cuộc đời mình Giăng Van - Giăng, trong tư thế
của một tên tù, trước viên cảnh sát Gia - ve, thể hiện tồn bộ uy quyền của mình, (từ đó về
sau Giăng khơng bao giờ đứng ở vị thế người cầm quyền nữa).
- Nguyên do cho khoảnh khắc đó chính là sự giận dữ bi thương trước cái chết của
Phăng-tin do Gia-ve vơ tình gây ra, cũng do lỗi lầm của chính ơng. Tình thương chính là
sức mạnh cho ông uy quyền (dù chỉ trong chốc lát).
- Như vậy, ý nghĩa của nhan đề:
+ Khái quát những mâu thuẫn - tương quan quyền lực trong đoạn trích.
+ Ghi dấu khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời nhân vật.
+ Khẳng định và đề cao sức mạnh của tình thương, lịng trắc ẩn.
Bài 11: Vì sao Giăng Van - giăng vốn có thừa khả năng phản kháng lại hết lẫn này đến lần
khác nhẫn nhịn Gia-ve? Hành động của ơng có hợp lý khơng?
Gợi ý trả lời:
Giăng vốn có thừa khả năng phản kháng Gia-ve nhưng hết lần này đến lần khác nhẫn
nhịn bởi vì:
- Ý thức được bản thân mình là kẻ có tội, dám chịu trách nhiệm với lỗi lầm.
- Ý thức được Gia-ve là cảnh sát, người có quyền trừng phạt kẻ có tội.

- Mong muốn giải quyết dứt điểm vụ án oan, không muốn trốn chạy để ảnh hưởng đến
người khác.


- Muốn trở về tìm Phăng-tin, cứu Cơ-dét, hồn thành lời hứa của mình rồi mới vào tù.
- Khơng muốn Phăng-tin biết được sự thực lúc này (Phăng-tin đang rất ốm yếu và suy
sụp).
=>Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, người như Giăng Van-giăng chỉ có thể giải quyết xử
việc như vậy, khơng cịn cách nào khác. Đó là những hành động hợp tình hợp lý.
Bài 12: Những biểu hiện nào cho thấy “người cầm quyền” đã đánh mất uy quyền của
mình? Những biểu hiện nào cho thấy sự khơi phục uy quyền?
Gợi ý trả lời:
- Biểu hiện “người cầm quyền” đánh mất uy quyền:
+ Để cho Gia-ve mặc sức quát tháo trong bệnh xá, trước mặt người mắc bệnh Phăng-tin.
+ Không phản ứng khi Gia-ve xưng hô “mày” - tao”.
+ Để yên, không phản kháng khi Gia-ve túm lấy cổ áo ông.
+ Lúc đầu gọi “Gia-ve” (cách người cầm quyền gọi kẻ dưới quyền), sau buộc phải thay
đổi, gọi “ngài thanh tra”, “ông”, xưng “tôi” (quyền lực đã chuyển giao).
+ Liên tục bị Gia-ve ngắt lời, quát tháo.
+ Thỉnh cầu bị cự tuyệt và chế nhạo.
+ Trước mặt mọi người, bị Gia-ve gọi thẳng là kẻ cướp, tên tù khổ sai, bị túm cổ áo và
nhục mạ.
- Biểu hiện của sự khôi phục uy quyền:
+ Gỡ bàn tay của Gia-ve như gỡ bàn tay trẻ con.
+ Kết tội gã “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”.
+ Dùng sức lực giật gãy thanh giường đe dọa Gia-ve.
+ Bình thản nêu u cầu của mình: “Tơi khun anh đừng quấy rầy tôi vào lúc này”.
+ Hành động tự do, bình thản như khơng hề có sự tồn tại của Gia-ve, khơng hề có
chuyện bản thân đã khơng cịn quyền lực.
+ Thì thầm ghé vào tai Phăng-tin những lời an ủi (lời hứa?), làm yên lòng người đã

khuất.
+ Chủ động giao nộp mình cho luật pháp.


Bài 13: Nguyên nhân cái chết của Phăng-tin là gì? Vai trò của nhân vật Phăng-tin trong
diễn biến cốt truyện?
Gợi ý trả lời: Học sinh tự làm.
Bài 14: Qua đoạn trích, em thấy Giăng Van-giăng là con người như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Giăng Van Giăng trong đoạn trích là một con người rất gần với một vị thánh.
- Một sức mạnh tuyệt đối (một khi đã sử dụng sức mạnh đối phương khơng có cơ hội
phản kháng).
- Một thái độ lịch lãm, nhã nhặn.
- Một ý thức quyết liệt của kẻ dám nhận trách nhiệm với những điều mình gây ra, cũng
muốn nhận trách nhiệm hoàn thành lời hứa.
- Một tâm hồn tinh tế, giàu tình yêu thương, giàu lòng trắc ẩn.
Bài 15: Chi tiết nụ cười của Phăng - tin mang ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời:
Nụ cười của Phăng-tin mang hai ý nghĩa.
- Làm yên lòng người đã khuất, cũng phần nào làm yên lòng độc giả trước cái chết đau
đớn của Phăng-tin.
- Thể hiện niềm tin cho sức mạnh diệu kì của tình thương, lịng trắc ẩn, sức mạnh có thể
chiến thắng cái chết, chiến thắng sự độc ác, vơ tình của hệ thống luật pháp thời bấy giờ.
- Dự báo những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai: Giăng van - Giăng vượt ngục để hồn
thành lời hứa của mình, Cơ-dét được cứu vào ni nấng tử tế, có cuộc sống hạnh phúc,
Phăng-tin được yên nghỉ ở thế giới bên kia.
Bài 16: Cảm nhận của em về chân dung nhân vật Gia-ve hiện lên trong đoạn trích.
Gợi ý trả lời:
Chân dung nhân vật Gia-ve trong đoạn trích chủ yếu thể hiện qua những điểm sau đây:
- Thái độ hống hách, ngang ngược, không quan tâm đến sinh mạng người khốn khổ, chỉ

biết tới nhiệm vụ.
- Sự căm ghét tội phạm, nỗi ám ảnh khó hiểu với việc bắt giữ Giăng Van - Giăng, tái
thiết lập trật tự xã hội bằng luật pháp.


Bài 17: Từ nội dung đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, hãy viết một bài
văn nghị luận bàn về mối quan hệ giữa quyền lực và tình thương trong xã hội.
Gợi ý trả lời:
Học sinh tự làm. (Quyền lực có cần thiết trong cuộc sống? Khơng có quyền lực ảnh
hưởng thế nào đến con người? Quyền lực và tình thương có mâu thuẫn với nhau? Tình
thương có quyền lực của riêng nó hay khơng?
Bài 18: Trình bày tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và bối cảnh xã hội ra đời Người
trong bao (Chekhov)
Gợi ý trả lời: Học sinh tự làm.
Bài 19: Chỉ ra kết cấu “truyện lồng truyện” của tác phẩm. Giá trị nghệ thuật của kết cấu
đó.
Gợi ý trả lời:
- Câu chuyện thứ nhất: ngơi kể thứ ba, người kể chuyện biết hết (tồn tri) kể lại cuộc
gặp gỡ và trò chuyện giữa hai nhân vật Burkin và Ivan Ivanuts.
- Câu chuyện thứ hai: Ivan và Burkin kể về cuộc đời và cái chết của một nhân vật khác Belikov.
- Kết cấu có giá trị nghệ thuật đặc sắc:
+ Câu chuyện thứ nhất bị ẩn đi, câu chuyện thứ hai đưa lên bề nổi, kết cấu đó người đọc
bị “đánh lạc hướng”, chỉ quan tâm đến câu chuyện thứ hai (Belikov).
+ Người kể chuyện Burkin trở thành người kể chuyện không đáng tin cậy (có thể bị
nghi ngờ), vì người kể chuyện khơng đáng tin cậy cho nên bản thân câu chuyện ẩn chứa
nhiều “thông tin ẩn”.
+ Sự xuất hiện của nhân vật Ivan Ivanuts, cách ông ta suy nghĩ về câu chuyện Belikov
và đối thoại với Burkin cho thấy điểm nhìn khác về Belikov.
Bài 20: Theo Burkin, Belikov đã khống chế cả trường học, thậm chí cả thành phố trong
suốt nhiều năm trời. Theo em, nếu thực sự như vậy, vì sao Belikov có thể khống chế cả

thành phố?
Gợi ý trả lời:


- Belikov khơng có khả năng sử dụng quyền lực, sức mạnh để khống chế người khác,
anh ta chỉ là một nhà giáo bình thường, có tính tình lập dị.
- Sự khống chế của Belikov chỉ có thể được lý giải theo hai hướng: hoặc là gã sử dụng
quyền lực của người khác, hoặc bản thân nỗi sự của chúng ta tự khống chế/ chi phối chính
mình.
- Hướng thứ hai có thể phù hợp hơn, bởi tuy Kovanlenko kết tội Belikov “mách lẻo”,
nhưng khơng có cơ sở. Hơn nữa, sau khi Belikov chết đi, “kẻ chi phối” khơng cịn, nhưng
bầu khơng khí sợ hãi nặng nề vẫn cịn ngun như thế.
- Như vậy, chính sự sợ hãi và “cái bao” trong lòng mỗi người khiến họ bị khống chế, bị
chi phối. Belikov có lẽ chỉ là đại diện cho nỗi sự, cho “cái bao” của mỗi người, nói cách
khác, người ta cần có Belikov để chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình.
Bài 21: Thái độ của những người khác trong thành phố/ trường học với Belikov? Vì sao
Belikov u thích và cảm giác gần gũi với Varenka?
Gợi ý trả lời:
- Vì đinh ninh Belikov là người phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống quẩn quanh tù
túng của tỉnh lẻ, hầu hết mọi người đều có thái độ sợ hãi và thù địch với Belikov. Belikov
là nạn nhân của sự phân biệt đối xử (dù không ai thấy anh ta làm điều gì có lỗi).
- Tuy nhiên những giáo chức tỉnh lẻ cũng rất hay lấy Belikov làm trò đùa, họ tổ chức
gán ghép, họ vẽ tranh biếm họa, họ chờ xem kịch từ trị đùa của mình.
- Varenka khơng có định kiến về Belikov, cô đối xử với Belikov hồn nhiên như với mọi
người khác, và năng lượng vui vẻ của ơng có tác động tích cực với người khác.
Bài 22: Nhận xét của em về các nhân vật Kovalenko, Burkin, Ivan Ivanuts? Họ có vai trị
như thế nào trong sự phát triển câu chuyện và việc thể hiện ý nghĩa tác phẩm?
Gợi ý trả lời:
- Kovalenko là người nóng tính, tự cao, thường coi thường và dễ dàng đánh giá người
khác dựa trên định kiến của mình. Nhân vật này đại diện cho định kiến, cho dư luận, cũng

là một phần nguyên nhân đưa Belikov đến cái chết.


- Burkin là người kể chuyện, có thói quen tị mò về đời sống cá nhân của người khác,
đồng thời cũng là người hay phán xét người khác. Burkin là người kể chuyện, cũng là
người cung cấp cho chúng ta những “thơng tin” chính về Belikov.
- Ivan Ivanuts là người hay suy nghĩ, thường tự chất vấn chính bản thân, khơng có thói
quen phán xét. ơng nhắc nhở chúng ta rằng câu chuyện “người trong bao” không chỉ là câu
chuyện đề lên án/ châm biếm Belikov.
Bài 23: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Belikov là gì? Vì sao sau khi Belikov chết đi,
mọi chuyện khơng có gì thay đổi hết?
Gợi ý trả lời:
- Nguyên nhân cái chết của Belikov:
+ Cú sốc vì chịu đựng những lời lẽ gay gắt của Kovalenko.
+ Tiếng cười của Varenka.
+ Nỗi sợ bị chế giễu, sợ những bức biếm họa, sợ dư luận.
+ Lựa chọn của chính Belikov (muốn chạy trốn, vĩnh viễn chui vào cái bao).
- Cái chết của Belikov không thay đổi được gì vì thực ra Belikov khơng phải nhân vật
quan trọng. Xã hội tỉnh lẻ và trường học có mn ngàn người có thể và sẽ trở thành
Belikov. Cái bao thực sự chính là nỗi sợ trong lịng mỗi con người.
Bài 24: Hình tượng “cái bao” trong truyện ngắn thể hiện như thế nào? Ý nghĩa biểu tượng
của hình tượng này.
Gợi ý trả lời:
- “Cái bao” thực: bộ quần áo, trang phục của Belikov.
- “Cái bao” vơ hình: thói quen, cách hành xử, nỗi sợ hãi sâu trong lòng người.
- “Người trong bao” thường dễ làm người ta liên tưởng đến Belikov, thực ra chính là
mỗi người.
=> Khi chúng ta ở trong bao, thường ta khơng biết mình ở trong bao, “cái bao” định hình
suy nghĩ của con người, và có thể định hình cách chúng ta nhìn nhận về những con người
như Beikov.

B. TẬP LÀM VĂN
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
1. Khái niệm: Bình luận là bàn bạc đánh giá về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện
tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm.
2. Mục đích: Là đánh giá (xác định phải trái, đúng – sai, hay – dở) và bàn bạc (trao đổi ý
kiến)
3. Yêu cầu
- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.
- Lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.
CÁCH BÌNH LUẬN
1. Nêu vấn đề bình luận
- Nêu rõ thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.
- Trình bày rõ ràng, trung thực.
2. Đánh giá vấn đề cần bình luận
- Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai.
- Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự
đánh giá.
- Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.
3. Bàn về vấn đề cần bình luận
- Bàn về thái độ , hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.
- Bàn về những vấn điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi.
- Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phấn xét người
khác theo một định kiến có sẵn. Những người khơng bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó

khơng phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận bng mình vào tấm
lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã


là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn
nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?
Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba
tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tơn
trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình”. Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn
mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh
giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề “Bạn sinh ra là một
nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. [...] Nó khiến tơi nhận ra rằng mỗi người đều
là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng”.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn..., Theo Phạm Lữ Ân NXB Văn học, 2015)
a. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên. Giải thích lựa chọn
của anh/chị.
b. Anh/chị hiểu thế nào về thơng điệp đặt ra trong đoạn trích: “Điều tệ nhất là chúng ta
chấp nhận bng mình vào tấm lưới định kiến”?
c. Từ đoạn trích trên, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề tầm quan trọng của việc con
người cần phải phá bỏ định kiến trong xã hội để nghe theo chính mình.
Gợi ý trả lời:
a. Thao tác lập luận: bình luận.
Giải thích lí do chọn: tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá về những người thường hay phán
xét ở đoạn đầu và bàn luận mở rộng ở đoạn cịn lại.
b. Câu nói cho thấy tác hại của việc nương vào định kiến mà mất đi bản sắc của bản
thân mình, nếu cuộc sống bị chi phối bởi định kiến của chính mình đã là điều tồi tệ thì khi
bị điều khiển bởi định kiến của người khác cịn tồi tệ hơn nhiều.
Thơng điệp mà tác giả gửi gắm: cần biết gạt bỏ định kiến của cá nhân để lắng nghe
chính bản thân mình.
c. Học sinh trình bày suy nghĩ của mình, thể hiện sự chân thành, chín chắn, trong sáng

trong ngôn ngữ chọn lựa.
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


“... Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan
trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn
tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến
tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An
Nam chỉ cịn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì
cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nịi. [...] Vì thế, đối với người
An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...”
(Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh, Ngữ văn 11, tập
hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
a. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên.
b. Chỉ ra biểu hiện của thao tác lập luận đó trong văn bản.
Gợi ý trả lời:
a. Thao tác lập luận bình luận.
b. Biểu hiện:
- Vấn đề được đưa ra: Sự quý giá của tiếng mẹ đẻ đối với việc giải phóng các dân tộc bị
thống trị
- Tác giả đã bình luận vấn đề trên bằng cách đưa ra các dẫn chứng về việc người An
Nam giữ gìn tiếng nói của mình, đưa tiếng nói trở nên phổ biến là cách để giữ niềm hi
vọng giải phóng dân tộc.
Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“... Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến
nhiều thế hệ làm kiệt quệ gióng nịi, người tiêu dùng có cịn đủ tỉnh táo để phân biệt trong
ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất
tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”.
Nếu khơng có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ

mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều. Mọi nỗ lực để nâng cao
chất lượng sống, cải tạo nịi giống chẳng lẽ bó iay trước những người đang đầu độc dân
tộc mình!


Phát triển sẽ là gì nếu khơng phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường
lành mạnh, an tồn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn
tràn lan hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành
ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa”.
(Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng lẽ bó tay? - Trương Khắc Trà, báo Dân trí 3/1/2016).
a. Chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên.
b. Nội dung trên được tác giả triển khai bằng những ý nào?
c. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên.
d. Anh/chị rút ra được bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? Liên hệ thực tế.
Gợi ý trả lời:
a. Nội dung chính: Đưa ra thực trạng về vấn nạn thực phẩm bẩn trong xã hội.
b. Tác giả đã triển khai vấn đề trên bằng các lí lẽ sau:
- Thực phẩm bẩn là nguyên nhân gây ra các căn bệnh, tạo di hại đến nhiều thế hệ.
- Sự phát triển của xã hội sẽ khơng có ý nghĩa nếu khơng có các cơ thể, mơi trường lành
mạnh.
c. Thao tác lập luận bình luận.
d. Câu chuyện đặt ra từ đoạn trích là lời cảnh tỉnh cho mỗi cá nhân cần chung tay ngăn
chặn vấn nạn thực phẩm bẩn, hướng tới một cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp.
Bài 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đường đi khó, khơng khó vì ngăn sơng cách núi mà khó vì lịng người ngại núi e sơng.
Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là
nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời khơng biết cái khó là cái gì [....]
Cịn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được
một đời an nhàn vơ sự, sống lâu giàu bền, cịn việc nước việc đời khơng quan hệ gì đến
mình cả. Như thế gọi là sống thừa, cịn mong có ngày vũng vẫy trong trường cạnh tranh

này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không
dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi đường thì sợ sóng,
trèo cao thì sợ run chân, cứ áo bng chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là


tư văn; mà thực ra khơng có lực lượng, khơng có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha
mẹ hay kẻ có thế lực nào thì khơng có thể mà tự lập được.
Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng khơng
lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng khơng lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon,
hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi q giờ thì đã kêu chóng
mặt... ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của
mình đi”.
(Mạo hiểm, Nguyễn Bá Học)
a. Vấn đề mà tác giả đề cập đến ở đoạn trích là gì?
b. Thao tác lập luận chính mà tác giả sử dụng trong đoạn trích là gì? Trình bày nguyên
nhân dẫn tới lựa chọn của anh/chị.
c. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ) về câu nói của Nguyễn Bá Học:
“Đường đi khó, khơng khó vì ngăn sơng cách núi mà khó vì lịng người ngại núi e sơng”.
Gợi ý trả lời:
a. Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích: Sự cần thiết phải có sự can đảm, mạo
hiểm vượt khó khăn để vươn tới thành cơng.
b. Thao tác lập luận chủ yếu: bình luận.
Tác giả bình luận vấn đề trên bằng những lí lẽ sau:
- Xưa nay những người làm nên chuyện lớn là những người có gan mạo hiểm, dám
xơng pha tới những nơi khó khăn.
- Những người “chờ trời đợi số”, khơng muốn đối mặt với khó khăn, cả đời chỉ mong an
nhàn là những người sống thừa.
- Học trò phải biết xông pha, nhẫn nhục, cố gắng, nỗ lực.
Bài 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Thấy người bị tai nạn xe cộ quằn quại trên vũng máu, ngoảnh mặt, đi thẳng. Thấy trẻ

em lang thang cầm tập vé số trong tay mời chào khản giọng, đã chẳng ai mua thì chớ, có
kẻ cịn nhẫn tâm giật cướp cả nắm vé số rồi vù xe biến thẳng. Cả một đám thanh niên sức
dài vai rộng ngồi ngả ngốn cà phê, một chú bé đánh giầy xong ngửa tay xin tiền công, tiền


đâu chẳng thấy, một gã co chân phóng thẳng vào ngực chú bé, quát “Cút!”. Rồi cả bọn
cười hô hố. Thấy nhà hàng xóm cháy, dửng dưng bình chân như vại [...]
Rồi từ những hành động riêng lẻ ấy, quen dần thành thói “ăn bẩn” có tổ chức như ăn
bớt tiền cứu trợ bão lụt, biển thủ tiền dành cho các gia đình chính sách, rút ruột cơng
trình để gây ra bao thảm họa... Tất cả đều từ thói vơ cảm mà ra. Vô cảm với mồ hôi, nước
mắt của người lao động cịng lưng đóng thuế. Vơ cảm trước nỗi thống khổ của đồng loại.
Và thói vơ cảm bao giờ cũng đồng hành với thói ích kỉ, ích kỉ một cách tối tăm mù quáng.
Đến một chừng mực nào đó thì thói ích kỉ trở thành một tội ác. Đáng sợ lắm thay!”
(Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, Hoài Giang, Nxb Hà Nội, 2008, trang
227)
a. Tác giả nêu lên thực trạng nào trong xã hội hiện nay?
b. Xác định thao tác lập luận chính của đoạn trích. Giải thích nguyên nhân.
Gợi ý trả lời:
a. Đoạn văn bàn về sự vô cảm của con người trong xã hội ngày nay.
b. Thao tác lập luận chính: binh luận.
Nguyên nhân: tác giả nêu ra hiện tượng một cách trung thực, sau đó đưa ra ý kiến đánh
giá của mình: kịch liệt phê phán thái độ dửng dưng của con người đối với con người, đưa
ra những đánh giá của riêng mình về hiện tượng “Đến một chừng mực nào đó thì thói ích
kỉ trở thành một tộỉ ác. Đáng sợ lắm thay!”.
Bài 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“... Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch
cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được,
nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như
của thời đại là giản dị: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” “Nước Việt Nam là một,
dân tộc Việt Nam là một, sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lí ấy khơng bao giờ

thay đổi”... Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của
hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vơ địch, đó là chủ nghĩa anh
hùng cách mạng”
(Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 7, tập 2, Nxb Giáo dục, 2003)


a. Xác định mục đích nghị luận của văn bản trên.
b. Chỉ ra câu văn nào nêu chủ đề của đoạn. Đoạn văn được xây dựng theo cách thức lập
luận nào?
c. Anh/chị có cảm nhận gì về đức tính giản dị của Người?
Gợi ý trả lời:
a. Mục đích của đoạn trích: Làm rõ đức tính giản dị của Bác.
b. Câu văn nêu chủ đề của đoạn là câu mở đầu đoạn: Giản dị trong đời sống, trong quan
hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết,
vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Đoạn trích được viết
theo hình thức diễn dịch.
c. Học sinh đưa ra cảm nhận của mình về đức tính giản dị của Bác một cách chân thành,
trong sáng, từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Bài 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn
tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe’’ để phục vụ cho giai đoạn khơng cịn
hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới
phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh
một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền
kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội
cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.
Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với
những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ
công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính tốn trước rằng, 10-20
năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi

bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên... cũng cần được tiết
kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.
[...]”
(Già trước khi giàu, Phan Tất Đức,Vnexpress, ngày 26/9/2014)
a. Đoạn trích nêu lên thực trạng nào của đất nước trong tương lai?


b. Thao tác lập luận bình luận được thể hiện như thế nào trong đoạn trích trên?
Gợi ý trả lời:
a. Thực trạng mà tác giả nêu ra: Dân số Việt Nam đang trở nên già đi nhanh chóng,
chính vì vậy nên mỗi người cần có ý thức tiết kiệm.
b. Biểu hiện của thao tác lập luận bình luận:
- Tác giả đưa ra thực trạng vấn đề cần xem xét
- Tác giả bình luận bằng cách đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về việc dân số già sẽ dẫn tới
những hệ quả nghiêm trọng.
Bài 8: Vấn đề nghệ thuật đọc chậm trong thời đại tốc độ cao được tác giả bình luận như
thế nào trong đoạn trích dưới đây?
“Nếu bạn vẫn đang cịn đọc, có lẽ bạn đã may mắn nằm trong số ít những người cịn
lại. Nhưng khơng vấn đề gì: một cuộc cách mạng văn chương đang trong tầm tay chúng
ta. Chúng ta đã có những chiến dịch cho việc ăn chậm và di chuyển du lịch chậm. Bây
giờ, một phong trào đọc chậm - khởi xướng bởi một nhóm học giả và trí thức muốn chúng
ta dành nhiều thời gian đọc và đọc lại nhiều lần - đang được hình thành. Phong trào này
khuyến khích chúng ta tắt máy tính đi, và tìm lại niềm vui từ những tiếp xúc thân thuộc với
những con chữ trên trang giấy, cũng như lấy lại khả năng xử lý thông tin từ những con
chữ đó.
“Nếu bạn muốn học hỏi sâu sắc từ một cuốn sách, nếu bạn muốn thấu hiểu nó từ nội
tâm của mình, để hịa quyện tâm tư của mình với ý tưởng của tác giả và biến nó thành một
trải nghiệm của riêng mình, thì bạn phải đọc nó từ từ” - trích từ cuốn Đọc Chậm (Slow
Reading - xuất bản 2009) của tác giả đến từ Ottawa, John Miedema.
Tuy nhiên, Lancelot R. Fletcher, tác giả đầu tiên đưa thuật ngữ “đọc chậm” thành phổ

biến như ngày nay, không đồng ý với quan điểm trên, ông lập luận rằng đọc chậm khơng
phải là để khuyến khích và giải phóng khả năng sáng tạo của người đọc hay là khám phá
ra suy nghĩ sâu xa nào đó của tác giả. “Chủ ý của tôi cho việc đọc chậm là để chống lại
chủ nghĩa hậu hiện đại, và để khuyến khích người đọc khám phá được chính nội dung
thuần túy mà tác giả muốn truyền tải” - tác giả người Mỹ này đã nói như vậy trong
chuyến du lịch của mình ở vùng núi Kavkaz ở Đơng Ầu. “Tơi thường nói với các sinh viên


của tôi rằng hãy xem các văn bảnnhư là được viết ra bởi Chúa - nếu anh khơng hiểu điều
gì đó thì là do lỗi của anh chứ khơng phải do tác giả”.
(Nghệ thuật đọc chậm trong thời đại tốc độ cao, Theo The Guardian, Thảo Tâm dịch)
Gợi ý trả lời:
- Vấn đề được đưa ra: cần học cách đọc đúng, đọc chậm, không cần chú trọng quá nhiều
vào số lượng sách đọc được.
- Bình luận vấn đề này, tác giả đưa ra các khía cạnh sau:
+ Đọc chậm là hướng tới đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần.
+ Đọc chậm là để xử lí thơng tin chậm rãi, kĩ càng, khơng nhanh gấp như với máy tính
và các thiết bị thông tin khác.
+ Cách đọc chậm hiệu quả.
C. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Tìm kiếm bản dịch nghĩa của Tơi u em từ đó so sánh để thấy mức độ đạt/ chưa
đạt của bản dịch thơ?
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự làm. Bản dịch của Thúy Toàn được đánh giá là khá đạt, tuy nhiên giọng
điệu bản dịch thì tương đối êm đềm, nhịp nhàng, trong khi giọng thơ của Puskin hàm chứa
nhiều hơn sự ngập ngừng và một chút đau đớn vì phải dứt bỏ mối tình đầu.
Bài 2: Đọc Bài thơ số 28 (Tagore), so sánh với Tôi yêu em (Pushkin) và nhận xét về quan
niệm tình yêu của hai nhà thơ thể hiện trong tác phẩm của họ.
Gợi ý làm bài:
- Puskin viết về một mối tình đơn phương, mãnh liệt, chân thành, dịu dàng, trong tình

cảm đó, con người khi u khao khát trao hết, trao trọn vẹn, dù không được đáp đền,
“anh” mong “em” hiểu thấu lòng “anh”.
- Bài thơ của Tagore đề cập đến sự bất khả thấu hiểu trong tình u: tình u trong thơ
ơng là tình u đến từ cả hai phía, tuy nhiên trong khi yêu nhau, “em” khơng biết gì hết
thảy về “anh”.
- Nhận xét: Hai bài thơ nói về hai khía cạnh khác nhau của tình yêu, cũng là hai kiểu
tình yêu khác nhau nhưng bổ sung cho nhau; “anh” trong hai bài thơ đều trao hết cho


“em”, người đàn ông yêu đương bằng tất cả nhiệt huyết, sự dịu dàng, đằm thắm của mình,
mà khơng kì vọng sự hồi đáp. Cả hai nhà thơ đều hướng đến một tình u mang tính chất
trao gửi, hạnh phúc mà con người có được nằm ngay trong lúc trao gửi đó.
Bài 3: Dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn thể hiện trong đoạn trích Người cầm quyền khơi
phục uy quyền.
Gợi ý làm bài:
- Giải thích khái niệm chủ nghĩa lãng mạn, nêu biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn trong
văn học
- Dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn trong đoạn trích “Người cầm quyền khơi phục uy
quyền”:
+ Thủ pháp tương phản thể hiện đặc biệt rõ nét xuyên suốt đoạn trích, trong chân dung
của hai nhân vật Gia - ve và Giăng Van - giăng.
+ Cả hai nhân vật Gia - ve và Giăng Van - giăng đều được khắc họa đậm nét ở những
phẩm chất khác thường, khác thường trong cả cách suy nghĩ và hành động.
+ Yếu tố tưởng tượng bay bổng giúp con người vượt trên thực tại khắc nghiệt đau đớn
(thể hiện qua lời thì thầm với người đã khuất của Giăng van Giăng và nụ cười của Phăng tin); “chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”.
Bài 4: So sánh diễn biến tâm lý nhân vật Giăng Van - giăng (trong đoạn trích Người cầm
quyền khơi phục uy quyền - Huy go) với diễn biến tâm lý của nhân vật chị Dậu (đoạn trích
Tức nước vỡ bờ- Ngơ Tất Tố, SGK lớp 8).
Gợi ý làm bài.
- Trong cả hai đoạn trích, tâm lý của nhân vật chính đều trải qua một quá trình diễn biến

phức tạp
- Khởi điểm của đoạn trích Tức nước vỡ bờ, nhân vật chính ở vị thế thấp nhất, hành xử
với tâm ỉý nhún nhường hết mức có thể (hoàn toàn ý thức về cách biệt địa vị); nhưng bởi
cai lệ liên tục uy hiếp đến tính mạng chồng chị, cho nên kết đoạn trích ta thấy tâm lý nhân
vật được giải phóng, tồn bộ sự phẫn uất và cương quyết thể hiện thành hành động chống
cự cường quyền.


- Khởi điểm đoạn trích Người cầm quyền khơi phục uy quyền, nhân vật chính cố gắng
hành xử bình tĩnh, với tâm lý e dè hết mức có thể (ý thức được hồn cảnh nhạy cảm), mỗi
lúc ta thấy ơng một nhún nhường hơn, nhưng cái chết của Phăng - tin là giọt nước tràn ly.
- Nhận xét:
+ Cả hai nhân vật đều có thừa sức mạnh và lịng dũng cảm, nhưng họ buộc phải tạm
thời khuất phục trước quyền lực để bảo vệ người mà họ cho là quan trọng, người mà tính
mạng đang gặp nguy hiểm + Giăng Van - giăng kể cả khi chống lại kẻ nắm quyền lực cũng
rất tỉnh táo, từ lời nói đến hành động đều điềm tĩnh, thể hiện uy thế của một “người cầm
quyền khôi phục uy quyền”, với ông khoảng cách về địa vị xã hội ln tồn tại, nhưng
khơng có nghĩa lý gì.
+ Chị Dậu ngược lại, hành động của chị mang tính chất nổi loạn, khi hành động chị
buộc phải quên đi khoảng cách địa vị xã hội để có thêm dũng khí cho hành động nổi loạn.
+ Diễn biến tâm lý ở nhân vật chị Dậu là hoàn tồn tự nhiên, hợp với logic phản ứng
thơng thường của con người; đây chính là đặc trưng của văn học hiện thực.
+ Diễn biến tâm lý của nhân vật Giăng Van - giăng nhấn mạnh ở tính khác thường, sức
“căng”, khiến người đọc khơng khỏi cảm thấy kì lạ, căng thẳng, đây chính là đặc trưng của
văn học lãng mạn
Bài 5: Thử tìm hiểu về nhân vật Gia-ve trong tiểu thuyết của Hugo và lý giải cho những
hành động, suy nghĩ của hắn ta trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền?
Gợi ý làm bài:
Học sinh tự làm. Lưu ý Gia-ve là người thượng tôn luật pháp, là cảnh sát viên mẫn cán
và có tài, khắc tinh của bọn tội phạm; gã có niềm tin vơ hạn vào luật pháp đồng thời muốn

cống hiến hết sức mình để thực thi luật pháp, mang lại trật tự cho xã hội. Đại diện cho
nguyên tắc có phần cứng nhắc đó, dễ hiểu tại sao Gia-ve khơng hề động lịng trắc ẩn trước
một kẻ tội phạm, dù đó là một tội phạm chỉ đang cố gắng cứu sống một con người.
Bài 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tuổi trẻ của chúng ta dường như đang ngủ say quá lâu khơng chịu thức dậy để tận
dụng hai món q q giá nhất. Đó là sự lãng phí hay là ngu ngốc, hay là cả hai? Phụ


huynh cũng phải chịu trách nhiệm một phần khi sự bảo bọc và yêu thương mù quáng của
họ góp phần tạo nên sự thụ động, ù lì nơi thế hệ trẻ.
Họ vơ tình lấy đi khả năng tự lập của con cái khi chăm lo cho chúng từng miếng ăn
giấc ngủ. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ lý do, gia đình chỉ là một trong số những mơi
trường mà tuổi trẻ phải sống và môi trường lại chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Cịn
phần chìm của tảng băng nổi? Chính là bản thân các bạn, những người thuộc thế hệ trẻ.
Các bạn đã bao giờ tự nhận lỗi về bản thân?
Các bạn đã bao giờ tự thấy cách sống của mình chưa đủ tốt để rồi suy nghĩ và tìm cách
thay đổi nó? Nếu suy nghĩ một chút bạn sẽ nhận ra, thứ mà thế hệ trẻ chúng ta thật sự cần
chính là hành động. Hành động để đập tan những gì ta chưa hài lịng, hành động để xây
dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn cho chính mình trước tiên và sau đó là cho cả những
người khác. Ai cũng muốn sống trong một thế giới tốt đẹp nhưng ai cũng nghĩ đó là trách
nhiệm của người khác chứ khơng phải của mình. Lấy đâu ra thế giới tốt đẹp nếu mỗi
người trong chúng ta khơng tự mình hành động? Điều này khơng khó nếu mọi người cùng
đồng tâm nhưng để yêu cầu mọi người cùng đồng tâm là việc không hề dễ dàng chút nào”
(Tuổi trẻ không trải nghiệm, không đáng một xu, theo Trạm đọc)
a. Chỉ ra vấn đề chính được thể hiện trong đoạn trích trên.
b. Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Tại sao anh/chị nhận ra điều đó?
c. Anh/chị hiểu như thế nào về triết lí khi nói về các bậc phụ huynh: “Họ vơ tình lấy đi khả
năng tự lập của con cái khi chăm lo cho chúng từng miếng ăn giấc ngủ”.
d. Bằng trải nghiệm của bản thân và thông tin tiếp nhận từ đoạn trích, viết đoạn văn ngắn
(khoảng 200 chữ) với nhan đề: Tuổi trẻ không trải nghiệm, không đáng một xu.

Gợi ý làm bài:
a. Vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích: Khẳng định tầm quan trọng của sự trải
nghiệm đối với tuổi trẻ mỗi con người.
b. Thao tác lập luận chủ yếu: bình luận.
c. Câu nói nêu lên một thực trạng xảy ra ở một bộ phận phụ huynh: Luôn bao bọc, che
chở cho con cái, không để chúng tự mình vượt qua những khó khăn, vấp váp. Điều này sẽ


×