Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Chuyên đề Văn học 11 CHUYÊN đề 11 văn bản NGHỊ LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.99 KB, 25 trang )

CHUYÊN ĐỀ 11
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
♦ Khai thác các nội dung văn bản nghị luận: hệ thống luận điểm chính, giá trị văn bản
nghị luận đó trong bối cảnh đương thời.
♦ Đánh giá việc sử dụng các thao tác lập luận, luận điểm, luận cứ, luận chứng trong văn
bản nghị luận.
♦ Hiểu rõ phong cách ngôn ngữ chính luận qua các văn bản tiêu biểu.
2. Kĩ năng
♦ Phát hiện các luận điểm, luận cứ, luận chứng trong bài văn nghị luận.
♦ Liên kết các luận điểm, luận cứ, luận chứng để tạo thành bài văn nghị luận hoàn
chỉnh.
♦ Vận dụng viết bài văn nghị luận.
♦ Đánh giá được giá trị, tác dụng văn chính luận trong lịch sử, trong đời sống.
A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
VỀ LUÂN LÝ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
(Trích Đạo đức và luân lý Đông Tây, Phan Châu Trinh)
1. Giới thiệu
+ Tác giả
- Nhà yêu nước, nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng trong thời kì đầu thế kỉ XX.
- Văn thơ thấm đẫm tinh thần yêu nước và tư tưởng dân chủ.
+ Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời Phan Châu Trinh từ Pháp trở về, được hưởng ứng trên cả nước đã
diễn thuyết đêm 19/11/1925 tai hôi thanh niên Sài Gòn.
- Chủ đề: Tầm quan trọng của đạo đức và luân lý đối với vận mệnh dân tộc.
2. Sự thiếu vắng “luân lí xã hội” trong nước ta


- Quan niệm của tác giả về con đường phát triển của luân lý phương Tây: luân lý gia


đình, luân lý quốc gia, luân lý xã hội.
- Phan Châu Trinh chỉ ra: Việt Nam khơng hề có ý niệm về luân lý xã hội.
- Những khái niệm như “bè bạn” hay “thiên hạ” của văn hóa Việt Nam khơng thể thay
thế cho sự thiếu hụt ý thức về luân lý xã hội.
3. Nguyên nhân, hệ quả của thiếu luân lí xã hội
- Người Pháp có ý thức sâu sắc về ln lý xã hội, có đồn thể, cơng đồn, biết giữ lợi
ích chung.
- Người Việt từ xưa vốn cũng có ý thức về đoàn thể, cộng đồng, tinh thần đoàn kết,
nhưng văn hóa tốt đẹp đó đã khơng cịn.
- Thiếu ý thức về luân lý xã hội dẫn đến lối hành xử tham lam, ích kỉ, hám danh hám lợi
đang thịnh hành trong xã hội.
- Hệ quả tất yếu: Việt Nam khơng thể có tư tưởng cách mạng, khơng thể hình thành “xã
hội chủ nghĩa”.
4. Con đường tất yếu được độc lập tự do
- Việt Nam muốn được tự do độc lập thì phải có đồn thể.
- Đồn thể Việt Nam muốn thành hình cần truyền bá “xã hội chủ nghĩa” trong dân Việt
Nam.
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC – MÁC
(F. Engels)
1. GIỚI THIỆU
+ Tác giả
- Phri - đrich Ăng - ghen (1820 - 1895) Là nhà triết học người Đức, bạn thân của Mác,
nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong trào công nhân thế giới, lãnh đạo Quốc tế
Cộng sản thứ hai.
- Các Mác (1818- 1883) Nhà triết học, nhà lý luận chính trị người Đức, lãnh đạo Quốc
tế thứ nhất, sáng lập học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học/ chủ nghĩa cộng sản.
+ Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: Bài điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng - ghen



- Chủ đề: Những đóng góp quan trọng của Mác đối với lịch sử nhân loại.
2. NỖI ĐAU BUỒN TRƯỚC SỰ RA ĐI CỦA CÁC – MÁC
- Tuyên bố về sự ra đi của Các Mác với những người tham dự tang lễ
- Khẳng định sự ra đi của Mác là mất mất to lớn với nhân loại, đặc biệt với phong trào
vơ sản trên tồn thế giới
3. NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA CÁC - MÁC VỚI NHÂN LOẠI
- Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử lồi người
- Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và xã hội
tư sản
- Tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản, tham gia giải phóng giai cấp vơ sản
- Sự xuất hiện của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) '
4. ĐÁNH GIÁ VÀ THÁI ĐỘ CỦA CON NGƯỜI THỜI ĐẠI VỚI CÁC – MÁC
- Mác là người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều nhất trong thời đại của ơng
- Các chính phủ đều trục xuất ông.
- Bọn tư sản thi nhau vu khống và nguyền rủa ông
- Hàng triệu cộng sự cách mạng khắp châu Âu, châu Mỹ bày tỏ sự thương tiếc, u mến
và tơn kính
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
Hồi Thanh
1. GIỚI THIỆU
+ Tác giả: Nhà phê bình văn học xuất sắc bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại, tác giả
của nhiều cơng trình có giá trị.
+ Tác phẩm
- Xuất xứ: Cuốn “Thi nhân Việt Nam” (1942)
- Vị trí đoạn trích: Phần cuối bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”.
2. NHẬN DIỆN “TINH THẦN” THƠ MỚI
- Khẳng định ranh giới giữa “thơ cũ” và Thơ mới không phải dễ dàng nhận diện: không
phải cứ Thơ mới là táo bạo, thơ cũ là cổ kính trang nghiêm; cũng không phải cứ Thơ mới
là hay, thơ cũ là dở.



- Nêu ra căn cứ xác lập cách thức tiếp cận vấn đề: chỉ căn cứ vào những tác phẩm hay,
chỉ dựa vào đại thề (nhìn tổng quát)
- Xác định “tinh thần Thơ mới: chữ “tôi” (so sánh với chữ “ta” của thơ cũ)
- Giải thích chữ “tơi” của thơ mới: ý thức cá nhân, ý thức về tính độc đáo của cá nhân,
về cái riêng tư khơng hịa lẫn với cộng đồng (xã hội)
3. HÀNH TRÌNH CỦA CÁI “TƠI” THƠ MỚI
- Cái “tôi” xuất hiện do sự du nhập văn hóa nước ngồi.
- Khi mới xuất hiện, cái “tơi” còn bỡ ngỡ giữa thi đàn Việt Nam, “bao nhiêu con mắt
nhìn nó một cách khó chịu”.
- Khi cái “tơi” đã đưgc quen dần, người ta lại “thấy nó đáng thương”, “tội nghiệp”
4. BI KỊCH CỦA CÁI “TÔI” THƠ MỚI
- Thi nhân khơng cịn cái khí phách ngang tàng của những thi hào đời xưa khi đối diện
với đau khổ, bi kịch.
- Cái “tôi” Thơ mới bị vây bởi nỗi buồn, nỗi cô đơn, sự bế tắc; nỗi buồn trở thành đặc
trưng của thời đại thi ca.
- Nguyên nhân sâu xa của nỗi buồn: thiếu vắng “một lòng tin đầy đủ”, con người hoang
mang, mất phương hướng.
5. LỐI THOÁT CỦA THƠ MỚI
- Tìm đến sáng tạo thơ ca bằng tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, giữ gìn và phát triển di sản ngơn
ngữ cha ơng.
- Hịa mình vào truyền thống văn chương dân tộc để “gửi nỗi băn khoăn riêng”.
- Tìm vào dĩ vãng để hi vọng vào những giá trị bất diệt cho tương lai
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Trình bày thơng tin về tác giả Phan Châu Trinh và bài diễn thuyết Đạo đức và luân
lý Đông Tây?
Gợi ý trả lời: Học sinh tự làm.
Bài 2: Phan Châu Trinh đưa ra những khái niệm mới mẻ đó là luân lý xã hội và xã hội chủ
nghĩa. Em hãy giải thích những khái niệm đó.
Gợi ý trả lời:



- Luân lý xã hội: Giai đoạn phát triển cuối cùng cho đến thời điểm đó của luân lý
phương Tây; là giai đoạn con người coi trọng sự bình đẳng giữa người với người, không
chỉ quan tâm đến quyền lợi của gia đình hay quốc gia mà cịn quan tâm đến những quyền
cơ bản của con người trên khắp thế giới.
- Xã hội chủ nghĩa: không giống với cách hiểu của chúng ta ngày nay, theo Phan Châu
Trinh đây là chủ thuyết/ tư tưởng đề cao văn hóa ứng xử giữa người với người trong xã
hội, đề cao sức mạnh của đồn thể, quan tâm đến vấn đề cơng ích.
Bài 3: Theo Phan Châu Trinh, vì sao người phương Tây, đặc biệt là người Pháp, lại hành
xử theo luân lý xã hội, có cơng đức, biết giữ lợi ích chung?
Gợi ý trả lời:
Theo Phan Châu Trinh, người phương Tây hành xử theo luân lý xã hội bởi “họ nghĩ
rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt họ cũng lấy quyền lực
ấy để đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại để phịng ngừa trước”.
=> Nói cách khác, ln lý xã hội là cách để mỗi người dân hạn chế bất công, hạn chế sự
chun quyền, độc đốn của người có quyền lực, cũng tức là bảo vệ chính quyền lợi của
mình.
Bài 4: Theo tác giả, nguyên do từ đâu người dân Việt Nam không biết đến khái niệm luân
lý xã hội, khơng trọng cơng ích, đồn thể? Thực trạng này biểu hiện như thế nảo? Hậu quả
của thực trạng này là gì?
Gợi ý trả lời:
- Nguyên do luân lý xã hội không được biết đến, không được tôn trọng: ba bốn trăm
năm trở về đây, bọn học trò trong nước ham quyền tước, ham vinh hoa phú quý mà thành
thói nịnh hót, khơng quan tâm đến dân, chỉ muốn dùng pháp luật làm cơng cụ mưu lợi cho
mình.
- Biểu hiện của thực trạng này:
+ Người dân không ý thức được nỗi khổ của họ, “miễn là có kẻ mang đai đội mũ, ngất
ngưởng ngịi trên, có kẻ áo rộng khăn đen nhung nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế
cũng xong”.



+ Nếp nghĩ của kẻ cầm quyền “dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng
phú q”.
+ Tơn chỉ “một người làm quan một nhà có phước”, ai cũng coi việc làm quan chỉ là cơ
hội vơ vét lợi ích cho mình .
+ Cả xã hội đua nhau chạy chức chạy quyền, chỉ lo bị thiệt thịi vì khơng có chức quyền.
+ Trong làng khoảng trăm dân mà người với người tồn lấy lợi ích để sống, lấy sức
mạnh để ứng xử với nhau, đối xử với dân ngụ cư còn hà khắc hơn nhiều.
- Hậu quả: Nền móng xã hội tan vỡ, tư tưởng cách mạng không thể nảy nở, xã hội chủ
nghĩa không tồn tại, đất nước không thể giành được tự do độc lập.
Bài 5: Qua đoạn trích, anh (chị) cảm nhận được gì về con người của tác giả Phan Châu
Trinh?
Gợi ý trả lời:
Con người của Phan Châu Trinh thể hiện trong đoạn trích:
- Một người đi trước thời đại, có tầm nhìn xa, có viễn kiến chính trị độc đáo, sâu sắc.
- Một người thẳng thắn, bộc trực trong đời sống, đặc biệt trong việc bày tỏ quan điểm cá
nhân.
- Một người con yêu nước, đau đáu suy tư về vận mệnh dân tộc.
Bài 6: Nhận xét của anh (chị) về quan điểm của Phan Châu Trinh. Ngày nay quan điểm
của ông có trở nên lạc hậu sau gần một trăm năm? Viết một bài văn với dung lượng
khoảng 500 chữ bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề luân lý xã hội thời hiện đại.
Gợi ý trả lời:
- Quan điểm của Phan Châu Trinh chưa thực sự toàn diện: ông chỉ nhìn thấy tầm quan
trọng của luân lý
xã hội, văn hóa với sự phát triển và vận mệnh dân tộc, chưa ý thức được tầm quan trọng
của những nhân tố khác như thể chế, chính phủ, quyền tự quyết của dân tộc, vấn đề phân
chia tư liệu sản xuất trong xã hội,…v.v
- Tuy nhiên, tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh có nhiều điểm cần lưu tâm nếu
muốn xây dựng nền tảng xã hội bền vững, nhân văn, duy trì nền hịa bình lâu dài. Văn hóa



xã hội là cái gốc của dân tộc; xã hội khơng có ý thức về ln lý xã hội, về trách nhiệm của
mỗi cơng dân với xã hội, thì nguy cơ sụp đổ có thể đến bất cứ lúc nào.
- Trong thời hiện đại, Việt Nam đã giành được độc lập tự chủ về mặt chính trị, đất nước
đã qua thời kì chiến tranh, đang trong thời kì hịa bình xây dựng đất nước, chúng ta càng
cảm thấy tư tưởng của Phan Châu Trinh đi trước thời đại. Sau một trăm năm, xã hội của
Việt Nam vẫn không thực sự tồn tại ý thức về luân lý xã hội, người Việt Nam thường theo
bản năng vẫn hành xử rất thiếu ý thức, sống vụ lợi, ích kỉ.
- Học sinh tự viết đoạn. Chọn một dẫn chứng cho thấy việc thiếu ý thức về luân lý xã
hội trong đời sống ngày nay (trong giáo dục, y tế, chính trị, văn hóa ứng xử...v.v)
Bài 7: Trình bày thơng tin về tác giả Hoài Thanh và cuốn sách “Thi nhân Việt Nam”?
Gợi ý trả lời: Học sinh tự làm.
Bài 8: Theo Hoài Thanh, cái khó khăn mà nhà phê bình gặp phải khi muốn tìm kiếm “tinh
thần Thơ mới” là gì?
Gợi ý trả lời:
- Danh từ “Thơ mới” dễ gây hiểu nhầm (Thơ mới chỉ có “mới”, thơ cũ là “cũ”).
- Ranh giới “thơ cũ” và “thơ mới” không rõ ràng, nhiều nhà thơ cũ có những bài thơ rất
“mới” và ngược lại.
- Cả một thời đại thi ca hơn mười năm, có vô số tác giả, tác phẩm; tác giả xuất sắc có
nhiều, cây bút tầm thường khơng ít.
Bài 9: Khi tìm kiếm “tinh thần Thơ mới”, Hoài Thanh dẫn ra hai văn bản, một bài thơ của
Xuân Diệu và một bài thơ của Hồ Xuân Hương/ Bà Huyện Thanh Quan. Hãy giải thích lý
do.
Gợi ý trả lời:
Sở dĩ Hồi Thanh dẫn ra hai văn bản nêu trên là vì:
- Thứ nhất, Xuân Diệu được xem là “mới nhất” trong các nhà thơ mới, Bà Huyện Thanh
Quan được xem là nhà thơ “cổ điển” nhất trong các nhà thơ cổ. Họ đều là những trường
hợp tiêu biểu.
- Thứ hai, Xuân Diệu được xem là nhà thơ mới nhất, lối viết cách tân táo bạo, nhưng bài

thơ được dẫn của ơng thì rất tương đòng với thi pháp thơ cổ; ngược lại, Bà Huyện Thanh


Quan lại có những vần thơ tinh nghịch, nhí nhảnh, táo bạo. Như vậy, ranh giới giữa thơ cũ
và thơ mới đơi lúc khó phân định.
=> Dẫn chứng như vậy, dù khơng phân tích gì, đã cho thấy khó khăn của nhà phê bình
khi kiếm tìm tinh thần Thơ mới, và cảnh tỉnh một số người sai lầm, ngộ nhận về tinh thần
Thơ mới.
Bài 10: Hoài Thanh xác định tinh thần Thơ mới là ở chữ “tơi”, cịn tinh thần thơ cũ ở chữ
“ta”. Anh (chị) hiểu “chữ tôi” của Hồi Thanh nghĩa là gì? Theo anh (chị), biểu hiện của
chữ “tôi” trong Thơ mới như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Chữ “tơi” chính lồ ý thức cá nhân, trong khi chữ “ta” là ý thức cộng đồng.
- Con người cá nhân, ý thức cá nhân là sản phẩm mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam.
Trước đó các tác giả thơ xưa cũng có ý thức về bản ngã của họ, nhưng ý thức về cái “tôi”,
khẳng định và tơn vinh cái “tơi” thì là đặc trưng của thời đại Thơ mới.
- Cái “tôi” trong thơ mới biểu hiện ở:
+ Ý thức về “tôi” như một nhân vị/ cá thể độc đáo, duy nhất.
+ Khẳng định và tôn vinh vị thế cái “tôi” so với cái “ta” (cá nhân trong tập thể).
+ Chiến đấu cho quyền cá nhân của con người.
Bài 11: Theo Hoài Thanh, thời đại của thơ mới là thời đại của chữ “tôi”, chữ “tôi” mang
đến hệ quả thế nào trong thơ mới?
Gợi ý trả lời:
- Chữ “tôi”/ ý thức cá nhân, hay bất cứ một tư tưởng mới mẻ nào, cũng đều có hai mặt,
hệ quả tích cực và tiêu cực nó mang lại là như nhau.
- Về mặt tích cực, chữ “tơi” thơi thúc con người bộc lộ cá tính, khẳng định bản ngã, và
sáng tác như một cách khẳng định bản ngã; kêu gọi xã hội tôn trọng quyền cá nhân của
mỗi người, đấu tranh cho nhiều giá trị nhân văn tốt đẹp. Chữ “tôi” cũng là động lực để
cách tân, sáng tạo trong nghệ thuật.
- Tuy nhiên, mặc tích cực của cái “tôi” Thơ mới đã được ca ngợi quá nhiều vào thời

điểm đó, nhắc đến thơ mới người ta đều có góc nhìn lạc quan, cho nên Hồi Thanh tập


trung nhiều hơn để nói đến hệ quả tiêu cực - cái “tôi” cá nhân khiến Thơ mới rơi vào nỗi
buồn, nỗi cô đơn, sự bế tắc:
+ Sự yếu đuối khi đối đầu với nghịch cảnh.
+ Nỗi buồn, nỗi cô đơn khi “càng đi sâu càng lạnh”, càng đào sâu vào cái “tôi” cá nhân
càng cô đơn.
+ Tâm hồn con người được tự do, nhưng thiếu vắng một sự bình an, vì thiếu “một niềm
tin đầy đủ”.
Bài 12: Theo Hồi Thanh, cái “tôi” cá nhân thơ mới kết nối với truyền thống dân tộc như
thế nào? Thơ mới có đứng riêng khỏi dịng chảy văn học dân tộc hay khơng?
Gợi ý trả lời:
- Nhiều người cho rằng cuộc cách tân táo bạo, hăm hở của “phái mới”, dẫn đến sự ra đời
của Thơ mới, thực sự là sự đứt gãy với truyền thống văn chương của dân tộc
- Hoài Thanh chứng minh điều ngược lại: Thơ mới vẫn thuộc dòng chảy văn học dân
tộc, mọi cách tân của Thơ mới đều hướng về cội nguồn văn hóa, bồi đắp truyền thống Việt
ngữ
- Lập luận của Hoài Thanh hợp lý:
+ Thơ mới là cái “tôi” cá nhân, đi từ bỡ ngỡ đến chỗ kiêu hãnh khẳng định vị thế của
nó, rồi đi vào cơ đơn, bế tắc trong vịng chữ “tơi”.
+ Bi kịch đó, các nhà thơ mới ý thức rõ, cho nên, họ gửi tồn bộ tâm tình vào tiếng Việt,
các nhà thơ mới đều ý thức được trách nhiệm, sứ mệnh với ngôn ngữ dân tộc
+ Sự mới mẻ, táo bạo, cách tân chỉ là bề mặt để chống lại những giá trị bảo thủ, xưa cũ
của văn chương; còn ở bề sâu, Thơ mới vẫn là một trào lưu của văn học Việt Nam, nhà thơ
mới vẫn cống hiến cho dân tộc theo cách của họ
+ Sự thoái trào của Thơ mới do vậy không thực sự là bi kịch, thất vọng sẽ nảy mầm
thành hi vọng, sau Thơ mới sẽ còn những thời đại thi ca nối tiếp, với sứ mệnh riêng của
nó.
Bài 13: Cho đoạn văn sau, đọc và thực hiện các yêu cầu bên dưới

“Đời chúng ta đã nằm trong vịng chữ “tơi”. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng
đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu


Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu.
Nhưng động tiên đã khép, tình u khơng bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta
ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. ”
a. Đoạn văn trên trích văn bản nào? Ai là tác giả?
b. Nêu chủ đề và nội dung của đoạn trích?
c. Lý giải nguyên do tác giả xưng “ta” chứ không xưng “tôi” trong đoạn trích này?
d. Vấn đề tác giả nêu ra có cịn ý nghĩa trong xã hội hiện đại không? Viết một đoạn văn
ngắn trình bày suy nghĩ của mình từ đoạn văn trên?
Gợi ý trả lời:
a. HS tự làm.
b. Chủ đề của đoạn trích nằm ngay ở câu mở đầu “Đời chúng ta nằm trong vịng chữ
tơi” - bi kịch của cái “tôi” cá nhân trong thơ mới. Nội dung của đoạn trích ngồi việc phân
tích những biểu hiện của nó, còn lần lượt điểm qua những tên tuổi đáng chú ý của thơ mới
và định danh phong cách của họ một cách ngắn gọn, chính xác nhất.
c. Tác giả xưng “ta” là cách để ông thay mặt thời đại, thay mặt chính những người thuộc
thế hệ thơ mới, để nhận định về thời đại của mình, về những con người của thời đại. Xưng
“ta” cũng !ả cách để nhà thơ đối thoại với chính cộng đồng của mình, tìm kiếm sự đồng
cảm, sẻ chia.
d. HS tự làm. Lưu ý: bất cứ giá trị nào đẩy lên đến cực đoan đều sinh ra hệ lụy và ý thức
cá nhân cũng vậy.
B. TIẾNG VIỆT
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
PHONG CÁCH NGƠN NGỮ CHÍNH LUẬN
1. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGƠN NGỮ CHÍNH LUẬN
+ Những thể loại của văn bản chính luận: hịch, cáo, chiếu, biểu, các cương lĩnh, tuyên bố,
lời kêu gọi, báo cáo, tác phẩm lí luận có quy mơ lớn

+ Dạng tồn tại của ngơn ngữ chính luận:
- Dạng viết
- Dạng nói


+ Mục đích chung của ngơn ngữ chính luận: Trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá
một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách chủ trương về văn hố, xã hội theo một
quan điểm chính trị nhất định.
2. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT CỦA PHONG CÁCH NGƠN NGỮ CHÍNH
LUẬN
- Về từ ngữ: Sử dụng ngơn ngữ thơng thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị.
- Về ngữ pháp:
+ Câu văn có kết cấu chuẩn mực.
+ thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như: do vậy, bởi thế, cho
nên, tuy…nhưng…v.v
- Về biện pháp tu từ: Sử dụng khá nhiều các biện pháp tu từ.
3. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
- Tính cơng khai về quan điểm chính trị
+ Rõ ràng, công khai về quan điểm, không mơ hồ, úp mở.
+ Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ, câu nhiều ý, dễ làm người đọc (nghe) nhầm lẫn quan
điểm
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu, đoạn
phải rõ ràng, rành mạch.
- Tính truyền cảm, thuyết phục
+ Mục đích: hấp dẫn, lôi cuốn, để thuyết phục
+ Thể hiện: hùng hồn, tha hiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hơm nay tơi muốn được nói về mục đích. Nhưng tơi khơng ở đây chỉ để rao giảng cho
các bạn một bài diễn văn tốt nghiệp thơng thường về việc tìm kiếm mục đích. Chúng ta là

những người trẻ của thế hệ Y. Chúng ta sẽ làm điều đó theo bản năng. Thay vào đó, tơi ở
đây để nói với các bạn rằng tìm ra mục đích cho bản thân là khơng đủ. Thách thức của
thế hệ chúng ta là dựng xây một thế giới mà ở đó, tất cả mọi người đều có hình dung về
mục đích. [...]


Nhưng có mục đích cho riêng mình khơng đủ. Bạn phải khơi dậy ý thức về mục đích cho
cả những người khác. Để nhận ra điều này với tôi cũng khơng dễ dàng gì. Bạn thấy đấy,
tơi chưa từng hy vọng mình sẽ xây dựng một cơng ty, mà chỉ mong mình có thể tạo ra một
ảnh hưởng nào đó. Và khi tất cả những người này bắt đầu muốn tham gia cùng tôi, tôi chỉ
cho là họ cũng cùng mối quan tâm với mình, vì thế tơi khơng bao giờ giải thích với họ về
thứ tơi hy vọng mình sẽ xây nên [...]
Giờ thì sau nhiều năm, tơi đã hiểu nếu chúng ta không nhận thức được về một mục đích
cao cả hơn thì mọi thứ sẽ thành ra như thế. Và việc khơi dậy nhận thức để có thể tiến lên
cùng nhau chính là trách nhiệm của chúng ta. ”
(Bản dịch “Bài phát biểu tại Lễ tốt nghiệp Đại học Harvard” của Mark Zuckerberg, theo
Trạm đọc)
a. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?
b. Để thực hiện việc truyền tải thông điệp đến các học viên sắp tốt nghiệp, Mark
Zuckerberg đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng nào?
c. Chỉ ra những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận có trong đoạn trích trên.
Gợi ý trả lời:
a. Đoạn trích đề cập tới việc người trẻ cần sống có mục đích và kiên trì theo đuổi nó, lan
rộng nó tới cộng đồng.
b. Các lí lẽ mà tác giả sử dụng:
- Những người trẻ thường làm mọị thứ theo bản năng, tuy nhiên nếu chỉ có mục đích
cho bản thân là không đủ mà cần phải xây dựng một thế giới mà mọi người cũng có hình
dung về mục đích
- Tác giả kể về việc xây dựng mục đích cho riêng mình khơng đủ vì khơng có những
người hỗ trự, tham gia cùng để thực hiện mục đích đó nếu khơng chia sẻ ảnh hưởng

- Việc khơi dậy nhận thức là trách nhiệm của mỗi người.
c. Đặc điểm của phong cách ngơn ngữ chính luận được thể hiện ở các tiêu chí sau:
- Tính cơng khai về quan điểm chính trị: Quan điểm mà Mark đưa ra rất rõ ràng, khơng
mập mờ, đa nghĩa, đó là việc hình thành và phát triển mục đích của mỗi cá nhân và sự lan
toả nó.


- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Tác giả đã lập luận một cách móc xích, từ
câu chuyện của bản thân để rút ra bài học.
- Tính truyền cảm, thuyết phục: Câu chuyện của Mark đưa ra gần gũi, sinh động với
ngơn từ dung dị, súc tích, đem đến những nhận thức sâu xa cho người đọc.
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và chỉ ra đặc điểm của phong cách ngơn ngữ chính luận được
thể hiện trong đoạn trích:
“Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn.
Là thế hệ của thế kỉ XXI, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động. Trong
thế kỉ của mình, các em đang chứng kiến những biến đổi khí hậu bất thường, của nguồn
tài nguyên đang cạn kiệt, của môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra,
những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hơm nay, chưa chắc có thể tồn tại
ở ngày mai.
Trong một cơng trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí
tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ bị biến mất. Nghĩa là có
những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho
mình trước sự thay đổi đó chưa?
Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ
có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không”?
Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng
cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.
Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với
những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vơ cảm của mình ngay cả với
những người thân u nhất. Đối mặt để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một

phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ XXI...”
(“Bài phát biểu khai giảng” của thầy giáo Nguyễn Minh Quý, THPTTrần Nguyên Hãn,
Hải Phòng, 05/09/2017)
Gợi ý trả lời:
Đặc điểm của phong cách ngơn ngữ chính luận được thể hiện ở các tiêu chí sau:


- Tính cơng khai về quan điểm chính trị: Tác giả trình bày quan điểm một cách rõ ràng,
minh bạch, đó là những lời khuyên dành cho học sinh nói riêng, dành cho thế hệ trẻ thế kỉ
XXI nói chung về một cuộc sống trách nhiệm, dũng cảm đối mặt với khó khăn, thử thách.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Tác giả đưa ra những thách thức mà học sinh
phải đón nhận trong thế kỉ này, sau đó là lời động viên để giúp học sinh có định hướng
vượt qua những khó khăn, thử thách đó.
- Tính truyền cảm, thuyết phục: tác giả sử dụng ngơn ngữ dung dị, đời thường, gần gũi
với học sinh nhưng cũng đầy thuyết phục với những mệnh đề sắc bén, những từ ngữ lắng
đọng, súc tích.
Bài 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"... Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của
mình. Họ quen hoặc thích được người khác sắp xếp hơn, từ những việc nhỏ như thi vào
trường đại học nào, học chuyên ngành gì, đến những chuyện lớn như đi đến đâu để phát
triển sự nghiệp, lựa chọn ngành nghề nào, làm công việc gi. Người khác có thể lựa chọn
cho chúng ta phương hướng của cuộc sống nhưng khơng ai có thể chịu trách nhiệm đối
với kết quả của cuộc đời chúng ta. Không phải họ không muốn mà là không thể chịu trách
nhiệm, kể cả bố mẹ chúng ta.
...Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta khó tránh được việc
phải đóng vai hành khách. Kinh nghiệm của những người thành đạt cho chúng ta thấy, bất
kì một cuộc sống lí tưởng, hạnh phúc, thành đạt nào, về cơ bản cũng đều được quyết định
bởi những lựa chọn và hành động của chính bản thân họ”.
(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)
a. Thao tác lập luận nào được sử dụng trong đoạn trích trên? Tại sao anh/chị nhận ra điều

đó?
b. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người
khác, chúng ta khó tránh được việc phải đóng vai hành khách?
c. Bằng đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), hãy trình bày suy nghĩ của em với nhan đề:
Cuộc sống là chuỗi những sự lựa chọn.
Gợi ý trả lời:


a. Đoạn trích trên sử dụng thao tác bình luận.
b. Học sinh có thể giải thích theo những cách khác nhau nhưng phải nêu được ý cơ bản:
- Khi không làm chủ cuộc đời mình, chúng ta sẽ phải phụ thuộc vào mọi quyết định của
người khác.
- Phó mặc tương lai, cuộc đời mình cho người khác thì chúng ta chỉ là những kẻ bàng
quan, vô trách nhiệm.
c. - Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành đoạn văn (khoảng 200 chữ),
khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm đảm bảo một số ý sau:
+ Giải thích: Câu nói khẳng định cuộc sống tích cực hay tiêu cực, mọi điều xảy ra trong
cuộc sống đều được quyết định bởi sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Do đó cần có những lựa
chọn đúng đắn để phát triển và trưởng thành.
+ Bình luận: Cuộc sống có thể có những biến cố, những sự kiện bất thường, việc của
con người là lựa chọn đối mặt với nó hay khơng.
Cuộc sống cũng có thể đưa con người đến những ngã rẽ, những khoảnh khắc cần đấu
tranh trong bản thân mỗi người, việc họ lựa chọn như thế nào sẽ quyết định những điều
xảy ra.
+ Mở rộng: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân về vấn đề lựa chọn sao
cho đúng, khơng hối tiếc vì những gì mình đã chọn.
Bài 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, Cách mạng tháng Tám là sự kiện lịch sử ghi
sâu vào kí ức khơng thể phai mờ. Đó là cuộc cách mạng vĩ đại đã đưa nhân dân ta thoát

khỏi vịng nơ lệ kéo dài suốt thập kỉ, ghi lại dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Đó là
những ngày sôi sục cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân ta nhất tề vùng nên
giành độc lập dân tộc mở hướng mới đi lên của đất nước.
Gần nửa thế kỉ qua, nhân dân ta không quản hi sinh gian khổ, chiến đấu kiên cường,
giữ vững nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Con đường cách
mạng khơng chỉ có hoa thơm và cỏ lạ. Trên bước đường đi lên có nhiều trắc trở, tiến trình
cách mạng đã đạt được những thành tựu to lớn song cũng có những vấp váp, sai lầm


nhưng cuộc sống đã chứng tỏ sự lựa chọn con đường đi lên của dân tộc ta mở ra từ Cách
mạng tháng Tám là hồn tồn đúng đắn. Đó là con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội một chế độ xã hội đủ sức giải đáp những vấn đề đặt ra của loài người, phù hợp với quy
luật tiến hóa của lịch sử.
Hậu quả hơn 30 năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc để lại khơng dễ gì khắc phục được
trong một thời gian ngắn. Đất nước tuy bước vào thời kì hịa bình xây dựng trong một thời
gian ngắn. Đất nước tuy bước vào thời kì hịa bình xây dựng nhưng điểm xuất phát về
kinh tế rất thấp, nhân dân còn nghèo, cuộc sống còn nhiều điều chưa vui lịng, nhưng mỗi
người dân, mỗi gia đình đều có thể kiểm nghiệm cuộc sống của chính mình và của gia
đình mình để thấy rõ những gì cách mạng đã đem lại”.
(Kiên định mục tiêu vững bước trên con đường Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Hữu
Thọ in trong “Bản lĩnh Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)
Xác định phong cách ngơn ngữ của đoạn trích. Chỉ ra những đặc điểm của đoạn trích thể
hiện phong cách ngơn ngữ đó.
Gợi ý trả lời:
Phong cách ngơn ngữ của đoạn trích là phong cách chính luận.
Có 3 dấu hiệu để nhận diện phong cách ngơn ngữ chính luận được thể hiện trong đoạn
trích là: tính bình giá cơng khai (thể hiện qua cách nhà văn bình luận về những điều Cách
mạng tháng Tám mang lại và những điều nhân dân thời sau phải ý thức về phát triển đất
nước), tính lập luận chặt chẽ (thể hiện qua các luận điểm cụ thể mà tác giả chỉ ra) và tính
truyền cảm (bộc lộ mong muốn nhắc nhở ý thức phát triển đất nước).
Bài 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian
khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân
dân ta ln ln đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm khơng ngừng
nâng cao đời sống của nhân dân.


Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể cịn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều
của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hồn tồn.
Cịn non, cịn nước, cịn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc
Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam
Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh
dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong
trào giải phóng dân tộc. ”
(Di chúc, Hồ Chí Minh)
Chỉ ra đặc điểm của phong cách ngơn ngữ chính luận có trong đoạn trích trên.
Gợi ý trả lời:
Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận được thể hiện ở các tiêu chí sau:
- Tính cơng khai về quan điểm chính trị: Quan điểm của tác giả rất rõ ràng, minh bạch,
thể hiện mong muốn, nguyện vọng độc lập của dân tộc, dù cho dân tộc cịn có thể phải trải
qua nhiều khó khăn.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Tác giả suy luận từ những điều nhân dân ta
đã trải qua, những điều nhân dân ta đã làm được, từ đó khẳng định dù khó khăn đến mấy,
gian khổ đến mấy thì nhân dân ta nhất định sẽ chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.
- Tính truyền cảm, thuyết phục: Văn bản lôi cuốn, thuyết phục người đọc bằng lối viết
giản dị, tự nhiên, gần gũi với nhân dân.
Bài 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Mình chịu cực khổ một thời gian sau đó ngon lành lắm. Cạm bẫy thương trường cũng
nhiều, mình giỏi giang hóa chứ đừng có ma lanh hóa. Các bạn cứ nhìn một con diều bay
cao như vậy, là nhờ cái sợi dây cột dưới đất. Nhiều lúc con diều nghĩ, thôi cắt sợi dây đi,
sẽ bay cao vút lên trời xanh luôn. Nhưng thử đi. Sợi dây đó chính là tính kỷ luật, chính là
đạo đức. Mà con người mình khơng có nó, bay cao chỉ là “cuốn theo chiều gió”, rơi
xuống lúc nào không hay. Các bạn trẻ nhớ kĩ lời Tony dặn. Dù làm gì ở đâu với ai, đồng
tiền mình làm ra phải là đồng tiền sạch, phải từ mồ hơi trí tuệ của mình. Ai dạy khơn dạy


khéo gì đó kệ họ. Thật thà chưa bao giờ là cha dại cả, trung thực là cái khôn ngoan nhất
trong mọi khơn ngoan mà con người có thể nghĩ ra. ”
(Cà phê buổi sáng cùng Tony, Tony)
a. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?
b. Câu chuyện về cái diều trong đoạn trích đem đến cho anh/chị bài học gì?
c. Tác giả khẳng định lập luận của mình bằng những dẫn chứng cụ thể. Hãy chỉ ra những
dẫn chứng, lập luận đó.
Gợi ý trả lời:
a. Đoạn trích khẳng định mỗi cá nhân cần giữ cho mình một cái tâm sáng, không nên
buông tuồng mà hùa theo cái xấu, cái ích kỉ, cái nhỏ nhen.
b. Câu chuyện về cái diều nhắc nhở mỗi cá nhân cần có sợi dây diều cho bản thân mình
giống như sợi dây đạo đức, sợi dây kỉ luật để khơng bng thả bản thân mình.
c. Tác giả khẳng định bằng những lập luận cụ thể:
- Mỗi người chịu khổ lúc đầu, nhẫn nhịn lúc đầu thì về sau mới có thể thành cơng.
- Câu chuyện về việc mỗi người cần như cái diều cần sợi dây mới có thể bay vút lên trời
xanh.
- Lời khuyên của tác giả về lối sống trung thực, đúng đắn.
Bài 7: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Cuộc sống của chúng ta có quá nhiều nỗi khổ niềm đau ln ln bám víu vào thân
phận con người; khổ về bản thân như đau ốm, bệnh tật, già nua khổ vì người thân trong
gia đình như bị mất mát, chia lìa khổ vì vợ chồng khơng cảm thơng và tha thứ cho nhau

nên dẫn đến ly dị khổ vì con cái bụi đời, nghiện ngập, hút sách, bê tha, hư hỏng; khổ vì
phải làm việc nhọc nhằn, vất vả để lo cho gia đình người thân như lo ăn, lo uống, lo mặc,
lo chỗ ăn ở, lo nghèo giàu và đủ thứ chuyện khác khổ vì hồn cảnh như chiến tranh, thiên
tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh khổ vì thi rớt, vì thất tình, vì của cải bị phá sản, vì
thua bài bạc bán hết gia tài, vì bị giựt hụi mất hết một số tiền lớn v.v... Luận về những nỗi
khổ ở đời thì bất cứ ai cũng có những nỗi khổ niềm đau của riêng mình. Thực khó mà kể
ra cho hết được.”
(Lời Phật dạy về cuộc sống con người, Thích Đạt Ma Phổ Giác)


a. Vấn đề được tác giả đưa ra trong đoạn trích là gì?
b. Để thuyết phục người đọc, tác giả đã sử dụng những dẫn chứng, lí lẽ nào?
c. Bằng đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai
cũng có nỗi khổ của riêng mình.
Gợi ý trả lời:
a. Tác giả đề cập đến những nỗi khổ khác nhau của mỗi người phải trải qua như một
điều tất yếu, vì thế mỗi người nên cần tự thông cảm cho nhau.
b. Tác giả đưa ra những dẫn chứng về những nỗi khổ mà con người phải trải qua: khổ về
bản thân như đau ốm, bệnh tật, già nua khổ vì người thân trong gia đình như bị mất mát,
chia lìa khổ vì vợ chồng không cảm thông và tha thứ cho nhau nên dẫn đến ly dị khổ vì
con cái bụi đời, nghiện ngập, hút sách, bê tha, hư hỏng; khổ vì phải làm việc nhọc nhằn,
vất vả để lo cho gia đình người thân như lo ăn, lo uống, lo mặc, lo chỗ ăn ở, lo nghèo giàu
và đủ thứ chuyện khác khổ vì hồn cảnh như chiến tranh, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất
mùa...
c. - Yêu cầu về hình thức: Học sinh chú ý xây dựng thành đoạn văn (khoảng 200 chữ),
khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- u cầu về nội dung: bài làm đảm bảo một số ý sau:
+ Giải thích: Câu nói khẳng định mỗi người đều có nỗi khổ riêng của mình. Do đó cần
có những sự cảm thông, chia sẻ lẫn nhau và coi đó là một điều tất yếu của cuộc sống.
+ Bình luận: Cuộc sống ln có những khó khăn, những nỗi khổ xảy ra mà con người

không thể lường trước được, cần sẵn sàng để đón nhận; Mỗi người ai cũng có lí do riêng
của họ khi hành động và có những nỗi khổ riêng của họ, chúng ta cần đồng cảm và thấu
hiểu cho những hồn cảnh đó.
+ Mở rộng: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân về vấn đề được đưa ra.
C. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Cho đoạn văn sau, đọc và trả lời câu hỏi:
“Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng [...]- ở nước ta là thế đấy”.
a. Chủ đề của đoạn văn là gì?


b. Theo tác giả, mối quan hệ giữa người dân và quan lại đời xưa đời nay của Việt Nam thể
hiện như thế nào?
c. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến mối quan hệ dân - quan như vậy.
d. Phân tích đặc trưng của phong cách ngơn ngữ chính luận trong đoạn văn.
Gợi ý làm bài:
a. Đoạn văn bàn luận về nguyên nhân của sự thiếu ý thức về luân lý xã hội ở nước ta.
b. Mối quan hệ của dân vồ quan từ đời xưa đến đời nay ở Việt Nam theo tác giả là:
- Quan lại không quan tâm đến đời sống nhân dân, chỉ lo vơ vét lợi ích cho đầy túi.
- Người dân không tỏ ra bất bình, chê bai mà ngược lại cịn lợi dụng thói tệ quan trường
để thỏa mãn thói ham hư vinh và trục lợi cho gia đình, dịng họ.
=> Ngun nhân sâu xa dẫn đến mối quan hệ như vậy: tính ích kỉ và thói hám lợi của
mỗi cá nhân
- Đặc trưng của phong cách ngơn ngữ chính luận:
+ Thể hiện quan điểm chính trị cơng khai: chủ trương bất bạo động, thái độ phê phán
cung cách quan lại cửa quyền, phản đối xu hướng cả xã hội chạy theo khoa cử.
+ Phân tích mối quan hệ dân và quan ở cả hai chiều (về phía người dân và về phía quan
lại) một cách rành mạch.
+ Ngơn ngữ có tính truyền cảm, chúng ta không chỉ hiểu được quan điểm của Phan
Châu Trinh mà còn cảm nhận được sự căm phẫn và đau đớn của người viết/ người diễn
thuyết khi chứng kiến thực trạng đau lòng của đất nước.

Bài 2: Chủ trương “bất bạo động” của Phan Châu Trinh thể hiện như thế nào trong đoạn
trích “Về luân lý xã hội nước ta”?
Gợi ý làm bài:
Chủ trương “bất bạo động” của Phan Châu Trinh thể hiện như thế nào trong đoạn trích
“Về luân lý xã hội nước ta”?
- Giải thích: chủ trương “bất bạo động” đặt mục tiêu hàng đầu không phải giải phóng
dân tộc mà là khai thơng dân trí, cải thiện dân sinh, khiến cho người dân có ý thức sâu sắc
về những giá trị cơ bản của một cộng đồng người trước, rồi mới có đủ tư cách trở thành
một quốc gia độc lập


- Biểu hiện trong đoạn trích: Phan Châu Trinh ln nhấn mạnh ở những điều người dân
phải biết, phải “ý thức”, ơng nói nhiều đến “ln lý xã hội”, thực dân Pháp khơng xuất
hiện trong suốt đoạn trích này, thay vào đó ơng phê phán những thói tật của “dân ta”, “bọn
quan lại” nước ta, bọn “Nho học” và “Tây học”; Phan Châu Trinh nhấn mạnh - “đời xưa
đời nay”, tức là không phải vấn đề mới nảy sinh trong 50 năm đổ lại.
Theo ơng đó mới là vấn đề gốc rễ của đất nước mà chúng ta cần giải quyết.
Bài 3: So sánh hai văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) và Ba cống
hiến vĩ đại của Mác (Ăng-ghen).
Gợi ý làm bài:
- Điểm tương đồng:
+ Là những văn bản viết để tưởng niệm người đã khuất.
+ Những người nghĩa sĩ cũng giống như nhà triết học Mác, là những người đã đóng góp
cho cộng đồng những giá trị tốt đẹp nhất.
+ Bố cục có nhiều nét tương đòng.
- Điểm khác biệt:
+ Đối tượng của hai văn bản: Nguyễn Đình Chiểu hướng đến triều đình phong kiến,
Ăng - ghen hướng đến những người đến tham dự tang lễ.
+ Các Mác qua đời do tuổi tác và bệnh tật, trong khi cái chết của những người nghĩa sĩ
là sự hi sinh trong chiến đấu.

+ Âm hưởng của bài văn tế đầy đau thương, nhức nhối, trong khi Ăng - ghen viết “Ba
cống hiến vĩ đại của Mác” với giọng điệu tự hào, niềm tin ở tương lai.
- Nhận xét: Dù có những điểm khác biệt nhưng cả hai văn bản đều thể hiện thái độ tôn
trọng, thành kính với những người đã khuất và lời hứa của người ở lại (tiếp tục sứ mệnh
còn dang dở).
Bài 4: Tìm đọc tồn bộ văn bản Một thời đại trong thi ca, chia bố cục và xác định lập luận
của Hoài Thanh trong toàn bộ tiểu luận.
Gợi ý làm bài: Học sinh tự trả lời.
Bài 5 : “Cứ đại để thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới - có
thể gồm lại trong hai chữ “tơi” và “ta” (Hồi Thanh). Em có đồng tình với nhận định trên


của Hoài Thanh? Hãy lựa chọn một số tác phẩm thơ trong chương trình để chứng minh
quan điểm của mình.
Gợi ý làm bài:
Học sinh cần phải giải thích về bản chất, xem “tơi” và “ta” mà Hồi Thanh đề cập là gì?
(ý thức cá nhân và ý thức tập thể), xác định biểu hiện trong văn học.
- Lựa chọn tác phẩm: Gợi ý lựa chọn “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão) đại diện cho thơ xưa,
và “Vội vàng” đại diện cho Thơ mới.
Bài 6: Chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ chính luận được thể hiện trong đoạn trích sau:
Điều gì phải, thì cố làm cho kì được, dù là một việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh,
dù là một điều trái nhỏ. Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân
tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỉ
luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến
tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều
có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới...
Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và
tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng, cần phải trung
thành, thật thà, chính trực.
(Hồ Chí Minh tồn tập, in trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức

của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia).
Gợi ý làm bài: Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận được thể hiện ở các tiêu
chí sau:
- Tính cơng khai về quan điểm chính trị: Đoạn trích thể hiện rõ ràng quan điểm của
người viết là khuyên nhủ thanh niên cần phải có ý thức thực hiện những điều tốt, những
điều đi theo lẽ phải như yêu nước, tinh thần gan dạ và sáng tạo.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Tác giả đưa ra khẳng định ở đầu đoạn trích:
“Điều gì phải, thì cố làm cho kì được, dù là một việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù
là một điều trái nhỏ” sau đó chỉ ra các phương diện cụ thể của những “điều phải” mà thanh
niên phải thực hiện.


- Tính truyền cảm, thuyết phục: Người sử dụng ngơn ngữ gần gũi, dễ hiểu, cách lập luận
thể hiện sự gần gũi với nhân dân lao động.
Bài 7: Cho đoạn văn sau:
Công tác tuyên truyền biển, đảo cần bám sát thực tiễn tình hình, khơng ngừng đổi mới
nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tun truyền phù hợp với trình độ nhận
thức của từng đối tượng, đồng thời tận dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật và chú
trọng mở rộng phạm vi tuyên truyền.
Công tác tuyên truyền về chủ quyền quốc gia trên biển đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ
giữa các cấp, các ngành và các địa phương; phải có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ
Trung ương tới cơ sở về nội dung và phương pháp tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền
phải đa dạng và phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc
tế, lồng ghép chặt chẽ giữa các hoạt động đối ngoại, chính trị, kinh tế, qn sự, quốc
phịng... Qua đó, nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế hiểu và nắm vững các
vùng, khu vực thuộc chủ quyền lịch sử lâu đời của Việt Nam cũng như chủ quyền biển Việt
Nam được xác lập trên cơ sở các điều khoản quy định trong Công ước quốc tế về Luật
Biển 1982.
(Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, Báo Biên phịng Việt Nam,
số ra ngày 30/3/2012)

Đoạn trích sử dụng phong cách ngơn ngữ báo chí hay phong cách ngơn ngữ chính
luận? Giải thích nguyên nhân.
Gợi ý làm bài:
Đây là văn bản thể hiện đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận, vì các lí do
sau:
- Văn bản thể hiện tính bình giá cơng khai một cách rõ rệt: vấn đề được nhắc đến
trong văn bản là vấn đề mang tính chính trị một cách rõ rệt, khơng đơn thuần là một
vấn đề đơn giản (vấn đề tuyên truyền về việc gìn giữ chủ quyền quốc gia). Cách đưa
ra vấn đề, thảo luận về vấn đề là trực tiếp, bàn thẳng vào việc tuyên truyền cần phải
như thế nào, có tác dụng như thế nào (Công tác tuyên truyền biển, đảo cần bám sát
thực tiễn tình hình, khơng ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương


pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng, địng thời tận
dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật và chú trọng mở rộng phạm vi tuyên
truyền).
- Văn bản mang tính chặt chẽ trong lập luận bằng những biểu hiện cụ thể. Đoạn văn
đã trình bày các biểu hiện của cơng tác tun truyền, nội dung tuyên truyền, đồng thời
sử dụng những từ ngữ kết nối mang tính lập luận (Cơng tác tun truyền về chủ quyền
quốc gia trên biển địi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các địa
phương; phải có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương tới cơ sở về nội dung
và phương pháp tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền phải đa dạng và phong phú trên
các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế, lồng ghép chặt chẽ giữa
các hoạt động đối ngoại, chính trị, kinh tế, quân sự, quốc phịng... Qua đó, nhân dân
Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế hiểu và nắm vững các vùng, khu vực thuộc chủ
quyền lịch sử lâu đời của Việt Nam cũng như chủ quyền biển Việt Nam được xác lập
trên cơ sở các điều khoản quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển 1982).
- Văn bản thể hiện tính truyền cảm, lập luận thuyết phục bằng những biểu hiện tiêu
biểu của vấn đề, khiến vấn đề trở nên rõ ràng, minh bạch đối với người đọc, người
nghe.

Sở dĩ không xếp đây là đoạn văn sử dụng phong cách ngơn ngữ báo chí vì lượng
thơng tin được cung cấp trong đoạn trích khơng nhiều, hơn nữa tính chất chính trị rõ
rệt (bàn về vấn đề chính trị) khiến cho đoạn trích mang đặc điểm của phong cách ngơn
ngữ chính luận rõ rệt hơn.
Bài 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai
có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy
gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!


Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất
định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi mn năm!
(Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh)
Trong chương trình THPT, anh (chị) đã được học tác phẩm chính luận nào của tác giả Hồ
Chí Minh? Chỉ ra những điểm tương đồng về từ ngữ của đoạn trích trên với tác phẩm đã
học.
Gợi ý làm bài:
- Tác phẩm chính luận đã học được nhắc đến là Tuyên ngơn Độc lập (Hồ Chí Minh)
- Ngơn ngữ trong hai tác phẩm đều mang đậm đặc điểm của văn chính luận: ngắn gọn
mà đanh thép, hùng hồn, quyết liệt, khẳng định mong muốn độc lập dân tộc.



×