Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần đọc – hiểu ngữ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.22 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.

Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tái hiện không khí lịch sử, thời đại, tình huống tạo nên tác phẩm

1
1


2
2
2
2
2
3
5
5

1
2.3.

Hướng dẫn học sinh đọc tốt văn bản nghị luận

6

2
2.3.

Giảng bình trong giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận

8

3
2.3.

Liên hệ với thực tế

9


4
2.3.

Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khi dạy đọc – hiểu văn bản

9

5
2.3.

Kiểm tra, đánh giá trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận

10

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17
19
19
19

6
2.4
3
3.1
3.2

Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Đề xuất



1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu
tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, làm cho học sinh ham thích
môn học. Dạy văn và học văn, điều cơ bản là ở sự hứng thú. Tuy nhiên hiện nay
trong chương trình Ngữ văn THCS việc dạy và học phần văn bản nghị luận gặp
nhiều khó khăn. Vì giáo viên và học sinh không mấy hứng thú nên hiệu quả giờ dạy
không cao. Xuất phát từ đặc trưng của thể loại:
Mục đích của văn bản nghị luận: Phát ngôn cho một quan điểm, một tư tưởng,
một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Vì thế, nội dung thường là các
vấn đề có tính chất thời sự, chính trị, những chủ trương lớn của dân tộc, thời kì lịch
sử...tương đối rộng với tầm hiểu biết của học sinh.
Về hình thức: Văn nghị luận thường sử dụng hệ thống lập luận chặt chẽ, nhiều lí
lẽ, đa dạng về phương thức biểu hiện và các phương tiện nghệ thuật.
Về đặc điểm: Khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít tính
văn chương, khó đi vào cảm xúc người đọc; ý tưởng cao sâu thâm thúy khó nắm
bắt...
Về nguồn tư liệu bổ trợ cho dạy và học không nhiều...
Quan niệm tác phẩm nghị luận vừa khó vừa khô, hình như đã ít nhiều ám ảnh
trong nhận thức của người dạy và người học. Bản thân tôi thời điểm mới vào ngành
cũng có ý ngần ngại không mấy hứng thú với văn nghị luận. Để ý quan sát đồng
nghiệp, tôi cũng dễ nhận ra sự "đồng cảm" không đáng có này. Dạy thì vẫn dạy,
nhưng khi chọn bài để thao giảng hay để nhóm chuyên môn của trường mình,
trường bạn và cấp trên về dự, tỉ lệ các bài được chọn là văn nghị luận thường là rất
ít, mọi người hay né tránh. Chẳng hạn giữa hai bài "Ngắm trăng" (Vọng nguyệt) và
bài "Chiếu dời đô" (Thiên đô chiếu) ít người chọn bài thứ hai để thao giảng.
Từ thực tế này, tôi muốn tìm ra hứng thú để dạy và đặc biệt giúp cho học sinh

có hứng thú để học phần tác phẩm nghị luận. Trong quá trình giảng dạy, nghiên
cứu, tìm hiểu và dạy thử thành công, từ kinh nghiệm của bản thân tôi xin mạnh dạn
giới thiệu để các đồng nghiệp cùng tham khảo và giúp học sinh học văn nghị luận
cũng say sưa, thích thú như học các thể loại khác. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài:
“Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho học sinh qua phần Đọc
– hiểu Ngữ văn 8”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu: “Phương pháp tạo hứng thú học văn bản nghị luận cho
học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8”, với mục đích cơ bản sau: Trình bày
một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh giờ dạy Đọc – hiểu các văn bản


nghị luận ở lớp 8. Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức, yêu thích môn học, rèn
luyện cho học sinh tư duy lô gíc; kĩ năng lập luận sắc bén, năng lực biểu đạt những
quan niệm, tư tưởng một cách sâu sắc và bản lĩnh, tinh thần tự chủ trước đời sống
nhờ vậy mà nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời đề tài này có thể chia sẻ
cùng giáo viên dạy Ngữ văn khi tiếp cận với các văn bản nghị luận ở lớp 8 và các
lớp khác qua các bài cụ thể.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài hướng tới đối tượng là: “Phương pháp tạo hứng thú học văn bản
nghị luận cho học sinh qua phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8”. Nghiên cứu hứng thú,
kết quả học tập phần văn bản nghị luận của học sinh qua tiết Đọc – hiểu Ngữ văn 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; khảo sát thực tế, thu
thập thông tin; thống kê, xử lý số liệu...


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, Điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Hứng thú là thái độ cảm xúc đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó,
nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình
hoạt động. Khi học sinh có hứng thú thì trong giờ học biểu hiện ở sự say mê, chăm
chú nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận; tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu
xây dựng bài, hay nêu thắc mắc với giáo viên; tích cực làm việc cùng nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ. Ở ngoài lớp và về nhà, các em tự giác học bài và làm bài đầy
đủ; tự sưu tầm, đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo có liên quan đến môn học...
Văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 8, đa số là những tác
phẩm có lịch sử lâu đời, nó không chỉ có ý nghĩa đối với những vấn đề lớn lao của
dân tộc như công cuộc dựng nước, giữ nước, canh tân đất nước, mà còn rất gần gũi
và có ý nghĩa trong đời sống con người hiện nay. Vì vậy, văn bản nghị luận được
tuyển chọn dạy trong chương trình Ngữ văn 8 rất phong phú về đề tài và đa dạng về
thể loại như chiếu, hịch, cáo, tấu... Giáo viên dạy những tác phẩm nghị luận đó như


thế nào trong những giờ Đọc – hiểu để trả lại vẻ hấp dẫn thẩm mỹ đích thực của
những tá phẩm này.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về đọc – hiểu văn bản, song đọc – hiểu
được dùng trong sách giáo khoa Ngữ văn mới bao gồm toàn bộ hoạt động cảm thụ,
phân tích và tiếp nhận văn bản. Đọc – hiểu ở đây không chỉ là đọc và thông hiểu
nội dung của văn bản mà còn bao gồm đọc, phát hiện, tưởng tượng, liên tưởng, cắt
nghĩa, lí giải, phân tích, đánh giá, khái quát. Đọc – hiểu nhấn mạnh đến vai trò chủ
động, sáng tạo của người học.

Tất cả những kiến thức lí thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện đề tài sáng
kiến kinh nghiệm này. Bên cạnh đó, tôi cũng khảo sát thực trạng Đọc – hiểu văn
bản nghị luận lớp 8 ở đơn vị trường để có giải pháp thực hiện hợp lí, hiệu quả.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Đơn vị trường tôi đang trực tiếp giảng dạy là một xã xa trung tâm, điều kiện
kinh tế còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục.
Chương trình Ngữ văn lớp 8 được học 6 văn bản nghị luận, trong đó có 4 văn
bản nghị luận trung đại được thể hiện bằng những thể văn cổ như: chiếu, hịch, tấu,
cáo; một văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam và một văn bản nghị luận nước
ngoài. Mỗi thể loại có những cách diễn đạt, ngôn ngữ, tính chất nghị luận mang
những sắc thái đặc thù riêng. Những văn bản nghị luận trung đại có nhiều từ ngữ
cổ, nhiều hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng, dùng
nhiều điển tích, điển cố. Với đối tượng là học sinh lớp 8 đây là kiến thức vừa mới
lại vừa khó nên khó khăn trong việc tổ chức cho học sinh tiếp nhận và cảm thụ một
cách sâu sắc giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản đó.
Về phía giáo viên, trong thực tế giảng dạy, qua thăm dò ý kiến, dự giờ của
đồng nghiệp cho thấy giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận đôi khi được tiến hành như
một giờ lí thuyết Tập làm văn về văn nghị luận. Điều này khiến cho việc đọc – hiểu
văn bản nghị luận vốn đã nặng nề, kém hứng thú lại càng nặng nề, khô khan hơn.
Đối với học sinh, tình trạng các em chưa chăm chú nghe thầy cô giảng dạy,
chưa tích cực suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài, có làm bài tập nhưng còn sơ sài đối
phó, còn ngại đọc sách, đọc tài liệu, không say mê với việc tìm hiểu những vấn đề
thuộc lĩnh vực trừu tượng, khó hiểu của văn bản nghị luận còn nhiều. Phong trào
học tập, thời gian cũng như sự quan tâm của phụ huynh còn quá hạn chế. Học sinh
chưa có điều kiện giao lưu học hỏi kiến thức của các bạn trong địa phương cũng
như các xã bạn nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự cập nhật, mở rộng, nâng cao tầm
nhận thức, hiểu biết, đặc biệt là khả năng tư duy ở các em.
Ở lớp 7, các em đã được học 4 văn bản nghị luận hiện đại, còn lại chủ yếu là

học các văn bản tự sự, trữ tình. Tuy đã được học nhưng do thực trạng dạy và

học của học sinh như đã nói ở trên nên thói quen của các em vẫn chỉ là tư duy
hình ảnh theo phản ánh một chiều đối với hiện thực khách quan. Vì vậy mà tư duy
lập luận lôgic của các em chưa được định hình, trong khi đó văn bản nghị luận đòi
hỏi yêu cầu cao hơn về tính khoa học, tính lôgic, tính biện chứng. Đây là khó khăn


lớn nhất từ phía học sinh khi học văn bản này. Bởi vậy, sự tiếp nhận kiến thức mới
về văn bản nghị luận đối với các em là rất khó, ảnh hưởng rất nhiều đến sự lắng
đọng kiến thức mà giáo viên muốn truyền thụ đến các em, đặc biệt là ảnh hưởng
đến tâm lí ngại và sợ học văn bản nghị luận.
Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh về
quan điểm, hứng thú đối với việc học các văn bản nghị luận ở lớp 8A, 8C của
trường năm học 2015 – 2016. Phiếu trắc nghiệm đối với số học sinh là: 65 em.
Nội dung thăm dò
Trong sáu kiểu văn bản các em đã được học: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị
luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Em thích, không thích học những kiểu
văn bản nào? Đánh dấu (x) vào các cột tương ứng trong bảng sau:
Có giờ thích học, có
Không
Kiểu văn bản
Thích học
giờ không thích học
thích học
Miêu tả
Tự sự
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
Hành chính – công vụ
Qua hình thức phát phiếu, thu phiếu, tổng hợp, kết quả thăm dò cụ thể như sau:

Mức độ hứng thú
Có giờ thích
Tổng
Không
Kiểu văn bản
Thích học
học, có giờ
số HS
thích học
không thích học
SL
%
SL
%
SL
%
Miêu tả
47
72,3 17
26,2
1
1,5
Tự sự
55
84,6 9
13,9
1
1,5
Biểu cảm
50

76,9 14
21,6
1
1,5
65
Nghị luận
3
5,0
35
54,0
27
41,0
Thuyết minh
39
60,0 25
38,5
1
1,5
Hành chính – công vụ 20
30,8 38
58,5
7
10,7
Nhìn vào bảng kết quả trên, so với các kiểu văn bản khác, văn bản nghị luận
có tỉ lệ học sinh thích học thấp nhất, học sinh không thích học chiếm tỉ lệ cao.
Từ mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với kiểu văn bản nghị luận, tôi
tiến hành khảo sát chất lượng học tập của các em. Đề khảo sát tôi đưa ra như sau:
Em nắm được những nội dung và đặc điểm nghệ thuật gì của các văn bản
nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 8?
Cụ thể kết quả:

Lớp Sĩ số
Mức độ hiểu biết


Chưa nắm
Không hiểu
vững
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
33
2
6,0
4
12,1
12
36,4
15
45,5
8C
32
2
6,2
3

9,4
16
50,0
11
34,4
Như vây, mức độ hứng thú có liên quan trực tiếp đến chất lượng học văn bản
nghị luận của học sinh.
Từ kết quả thực tế trên, trong quá trình dạy học bản thân tôi đã nghiên cứu,
tìm tòi, áp dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học kiểu văn bản nghị luận.
Các giải pháp đã được tôi áp dụng ở các năm học 2015 – 2016, 2016 - 2017. Kết
qủa rất khả quan, nhất là ở năm học 2016 - 2017.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
Để tạo nên sự hứng thú cho học sinh học văn bản nghị luận, ngoài những
phương pháp cơ bản, đặc thù của môn dạy, bản thân tôi đã nghiên cứu, áp dụng một
số phương pháp sau:
- Tái hiện không khí lịch sử, thời đại, tình huống tạo nên tác phẩm .
- Hướng dẫn học sinh đọc tốt văn bản nghị luận.
- Giảng bình trong giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận.
- Liên hệ với thực tế.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khi dạy đọc – hiểu văn bản
- Kiểm tra, đánh giá trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận.
Với mỗi giải pháp đã nêu, tôi đã xác định rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của
mỗi giải pháp, từ đó, căn cứ vào mục tiêu của bài học để đưa ra các biện pháp tổ
chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp, từng văn bản.
2.3.1. Tái hiện không khí lịch sử, thời đại, tình huống tạo nên tác phẩm .
Mỗi văn bản nghị luận thường được ra đời trong những tình huống, hoàn
cảnh khá đặc biệt. Những chi tiết xúc động về tác giả, những câu chuyện lịch sử thú
vị liên quan đến tác phẩm và sự ra đời của tác phẩm thường rất dễ gây được sự tò
mò, hứng thú của học sinh. Vì vậy, để tạo tâm thế cho học sinh sẵn sàng đi vào tác
phẩm cần tái hiện sinh động không khí lịch sử, thời đại, tình huống đã sản sinh ra

tác phẩm. Các hình thức tái hiện này, tôi sử dụng vào quá trình kiểm tra bài cũ, giới
thiệu bài mới. Với mỗi văn bản cụ thể, tôi có cách thức thực hiện khác nhau. Sưu
tầm những hình ảnh minh họa để học sinh dễ hình dung.
Ví dụ: Dạy văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
Trước khi vào bài học mới tôi giới thiệu câu chuyện lịch sử liên quan đến sự
ra đời của tác phẩm: Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, niên hiệu Thiệu Bảo năm thứ
6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân Tông thấy thế giặc
mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng:
"Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa
bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân ?"
Nắm vững

Nắm khá


Hưng Đạo Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu
Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi
sau hãy hàng!”. Vua Trần Nhân Tông nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về
Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn (gọi là
Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ
nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị
cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2.
Ví dụ: Dạy văn bản Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi
Với văn bản này, tôi đưa ra câu hỏi kiểm tra bài cũ để dẫn dắt học sinh tiếp
nhận kiến thức văn bản mới bằng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề:
Trong lịch sử văn học dân tộc, những tác phẩm nào được coi là Tuyên ngôn
độc lập của nước Việt Nam? Em đã được học những tác phẩm đó chưa?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức và định hướng
vấn đề: Những tác phẩm được coi là Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam:

“Nam quốc sơn hà” (Ngữ văn lớp 7), “Bình Ngô đại cáo”, “Bản tuyên ngôn độc lập
do Hồ Chí Minh viết, đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm
1945 (học trong môn lịch sử).
Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Đại
Việt đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết
thúc vẻ vang. Mùa xuân năm 1428 thừa lệnh vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo
(Bình Ngô đại cáo) nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập
triều đại mới. Văn bản Nước Đại Việt ta là phần đầu của bài cáo.
Tôi thực hiện cách thức như trên sẽ thu hút mạnh mẽ trí tò mò, sự thích thú,
độ tập trung chú ý của học sinh; xoá bớt khoảng cách quá xa về không gian, thời
gian; tạo sự quan tâm, chia sẻ giữa học sinh với tác giả và những vấn đề được đặt ra
trong tác phẩm và mọi sự phân tích, giảng giải của giáo viên về sau là không áp đặt,
hình thức.

2.3.2. Hướng dẫn học sinh đọc tốt văn bản nghị luận
Đọc là con đường đầu tiên và quan trọng nhất để đến với một tác phẩm văn
học. Đọc văn bản nghị luận không giống với đọc văn bản tự sự, trữ tình. Tác phẩm
văn chương hình tượng thường có tính mơ hồ, đa nghĩa, tính mở. Thông tin trong
văn bản văn chương hình tượng chủ yếu là thông tin hình tượng, hình ảnh, cảm
xúc. Ngôn ngữ tác phẩm văn chương hình tượng có tính hàm ngôn, đa nghĩa và
luôn chuyển nghĩa trong văn cảnh. Tư tưởng chủ đề của tác phẩm; quan điểm, thái
độ, tình cảm của tác giả càng được bộc lộ kín đáo bao nhiêu thì tác phẩm càng trở
nên ý nhị, sâu sắc bấy nhiêu.
Ngược lại, đặc điểm cơ bản của văn nghị luận ở lớp 8 là: các tư tưởng, quan
điểm, thái độ của người viết được xác lập, thể hiện một cách rõ ràng, trực tiếp qua
ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Ngôn ngữ trong văn bản nghị luận có tính khách
quan, chính xác, tính đơn nghĩa tương đối. Vì vậy mà mục đích chính, yêu cầu cơ
bản, hình thức biện pháp chủ yểu, yêu cầu về giọng đọc, yêu cầu và thái độ, tình



cảm của việc đọc văn bản nghị luận là khác so với đọc các văn bản văn chương
hình tượng. Có thể thấy rõ qua bảng so sánh sau:
Loại văn bản
Văn bản văn chương hình
Văn bản nghị luận
tượng
Nội dung
Mục đích chính Thu nhận thông tin, hình ảnh, Thu nhận thông tin, lí lẽ, tư
của việc đọc
cảm xúc, tư tưởng.
tưởng, quan điểm
Đọc đúng, đọc hay, có khả Đọc đúng, dõng dạc, có khả
Yêu cầu cơ bản năng truyền cảm đến người năng thuyết phục người nghe.
nghe.
Đọc diễn cảm, đọc phân vai, Đọc thành tiếng, đọc thầm
Hình thức, biện
đọc kết hợp với bình giảng từ gắn với việc phát hiện luận
pháp chủ yếu
ngữ, hình ảnh, biểu tượng, ...
điểm, luận cứ, luận chứng.
Phát huy tối đa ưu thế về chất Giọng đọc dõng dạc, mạch
giọng, sức vang ngân của ngôn lạc, làm sáng rõ thông tin, lí
Yêu cầu về giọng
từ; thay đổi linh hoạt ngữ điệu lẽ, quan điểm của tác giả.
đọc
đọc theo sự biến đổi giọng
điệu của tác giả.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc chủ Giữ thái độ khách quan, sắc
Yêu cầu về thái
quan trong khi đọc; có khả thái trung hòa trong khi đọc

độ, tình cảm khi
năng truyền cảm đến người để có thể chuyển tải đúng nội
đọc
nghe.
dung thông tin của văn bản.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm, thể loại của từng văn bản nghị luận mà tôi xác định,
lựa chọn hình thức đọc, biện pháp đọc phù hợp. Việc hướng dẫn đọc tốt văn bản và
giáo viên đọc mẫu thật tốt là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự
tiếp nhận của học sinh.
Ví dụ:
* Dạy văn bản Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), tôi hướng dẫn học sinh đọc: Giọng
dõng dạc, khoan thai, hùng hồn; Làm rõ những câu văn biền ngẫu, đối xứng nhau
(ví dụ: “Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa
thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng”... làm cho lời văn cân xứng, nhịp nhàng.
* Dạy văn bản Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp), tôi hướng dẫn học
sinh đọc: Thể hiện giọng mỉa mai, châm biếm, đả kích khi vạch trần thủ đoạn của
thực dân; Thể hiện giọng xót xa, thương cảm khi phơi bày nỗi thống khổ của người
dân nô lệ.
Khi có học sinh đọc không đúng yêu cầu, tôi cho học sinh nhận xét, sau đó
tôi chỉ rõ đúng sai, hướng dẫn để học sinh nắm vững cách đọc để đọc tốt văn bản.
Như vậy, đọc tốt vừa gợi được không khí, vừa tạo được sự truyền cảm, gây
hứng thú cho học sinh, xoá đi trong các em cảm tưởng văn cổ khó hiểu, ít hấp dẫn.

2.3.3. Giảng bình trong giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận.


Giảng bình là một phương pháp giảng văn truyền thống lâu đời trong nhà
trường Việt Nam. Cái hay của một giờ giảng văn không chỉ phụ thuộc vào bài văn
mà còn phụ thuộc vào lời giảng, bài giảng, chất giọng, nghệ thuật giảng, cung bậc
trầm bỗng của ngô ngữ. Giảng bình vừa có tác dụng khơi gợi cảm xúc, sự rung

động mạnh mẽ trong tâm hồn, tình cảm của học sinh, vừa có tác dụng khắc sâu ấn
tượng, hình ảnh; lắng đọng cảm xúc, khắc sâu kiến thức. Giảng bình hay là làm cho
học sinh yêu văn, thích văn, đồng thời là cơ sở cho sự cảm thụ sáng tạo ở học sinh
phát triển.
Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp giảng bình tôi luôn ý thức về mức độ:
gợi dẫn, tạo đường viền, định hướng hoặc tổng kết, khắc sâu và mở rộng kiến thức
chứ không lạm dụng. Bởi lẽ, lạm dụng phương pháp này sẽ rơi vào dạy học văn
truyền thụ – tiếp nhận thụ động. Việc lựa chọn phương pháp bình tôi phải căn cứ
vào đặc điểm của từng văn bản. Tùy vào giá trị nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể
loại của văn bản mà sử dụng lời bình cho phù hợp.
Ví dụ: Dạy văn bản Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.
Khi kết thúc phần tìm hiểu chung văn bản, để khắc sâu về tác giả Lí Công
Uẩn tôi có lời bình như sau: “Hơn một 1.000 năm đã trôi qua, kể từ ngày Lí Công
Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La “Mưu toan việc lớn, tính kế
muôn đời cho con cháu”. Quyết định táo bạo, sáng suốt đó của ông không chỉ đặt
nền móng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển rực rỡ của tám vương triều nhà
Lý kéo dài suốt 214 năm trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam mà Quyết
định ấy còn là một cống hiến vĩ đại cho dân tộc, đất nước và có giá trị tới hàng
nghìn năm sau. Bởi từ Năm Canh Tuất 1010 đến nay, Thăng Long – Đông Đô – Hà
Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, luôn vững vàng
trước những thử thách của lịch sử. Phải là người có tầm nhìn xa trông rộng, một
tầm nhìn thấu cả tương lai mới có thể có được quyết định đúng đắn đến như vậy!”
Ví dụ: Dạy văn bản Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi.
Sau khi hướng dẫn học sinh nắm được những yếu tố mà Nguyễn Trãi đưa ra
để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc và so sánh với “Sông núi nước Nam”
của Lí Thường Kiệt vì có sự kế thừa và phát triển, tôi có lời bình như sau để khắc
sâu kiến thức, thấy được quan niệm của Nguyễn Trãi là đúng đắn, toàn diện, sâu
sắc và mới mẻ: Ngoài chủ quyền và lãnh thổ, để khẳng định nền độc lập của một
dân tộc, Bình Ngô Đại Cáo còn bổ sung thêm ba phương diện quan trọng: Văn
hiến, phong tục tập quán và lịch sử. Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã

phát biểu một cách khá hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. So với thời Lí,
nhận thức về vấn đề dân tộc đã phát triển cao hơn nhiều bởi tính toàn diện và sâu
sắc của nó. Văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử là linh hồn của một quốc gia.
Quan niệm của Nguyễn Trãi, vì thế, sâu sắc và rất mới so với đương thời.
Như vậy, phương pháp giảng bình mà tôi vận dụng đã khuyến khích, gây
dựng được niềm đam mê, sự hứng khởi cho học sinh khi tiếp nhận kiến thức của
văn bản.


2.3.4. Liên hệ với thực tế.
Để rút ngắn khoảng cách quá xa giữa văn học nhà trường và đời sống xã hội,
gắn tác phẩm với đời sống của cá nhân học sinh là một quan điểm lớn của chương
trình, sách giáo khoa Ngữ văn. Cùng với các văn bản nhật dụng, các văn bản nghị
luận được chọn đọc – hiểu góp phần quan trọng vào việc hiện thực hoá quan điểm
trên. Kể cả các văn bản nghị luận trung đại đã cách xa chúng ta nhiều thế kỉ, song
những vấn đề mà tác phẩm đặt ra vẫn có ý nghĩa thời sự đối với thời đại chúng ta.
Để giờ học thực sự sinh động và có ý nghĩa giáo dục, giáo viên cần hướng
mối quan tâm của học sinh vào những vấn đề có ý nghĩa thiết thực với đời sống
hôm nay, tổ chức cho học sinh trao đổi, tranh luận về những vấn đề phức tạp.
Ví dụ:
- Từ lối học xưa, em có liên tưởng, suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp
học của chúng ta ngày nay? (Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp)
- Từ việc đọc – hiểu văn bản, em hãy bày tỏ suy nghĩ của bản thân về việc
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay? (Nước Đại Việt ta của Nguyễn
Trãi).
Liên hệ như vậy vừa giúp học sinh hiểu tác phẩm hơn, vừa gắn với thực tế,
vừa tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ quan điểm, tư tưởng, chính kiến riêng, qua đó
góp phần hình thành kĩ năng sống, bản lĩnh đối mặt với những vấn đề đang đặt ra
trong cuộc sống.
2.3.5. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khi dạy đọc – hiểu văn bản

Hoạt động nhóm hay học hợp tác là biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh, một hình thức dạy học phổ biến ở các môn học. Trong dạy học
Ngữ văn nói chung, các văn bản nghị luận lớp 8 nói riêng hoạt động nhóm là hình
thức tổ chức cho học sinh đọc, cảm thụ tác phẩm theo từng nhóm, cùng nhau trao
đổi, thảo luận về một yếu tố, hình tượng, chi tiết phức tạp trong tác phẩm; cùng
nhau giải quyết một câu hỏi, một tình huống có vấn đề đặt ra từ văn bản, qua đó
giúp các em tự khám phá, chiếm lĩnh các giá trị văn học, phát triển các kĩ năng học
văn một cách sáng tạo dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
Căn cứ vào mục tiêu, bản chất, quy trình thực hiện của phương pháp hoạt
động nhóm, tôi đã áp dụng vào trong dạy đọc – hiểu văn bản nghị luận lớp 8. Hoạt
động nhóm được tôi tổ chức dưới nhiều hình thức: Giải thích, cắt nghĩa, phân tích
theo nhóm; luyện tập theo nhóm; ngoại khoá theo nhóm …
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm có ý nghĩa nhiều mặt, học sinh sẽ thấy
có thể có nhiều câu trả lời, nhiều giải pháp, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác
nhau cho cùng một vấn đề. Từ đó sẽ khuyến khích phát triển tư duy độc lập, sáng
tạo của học sinh. Ngoài ra, hoạt động nhóm dựa trên nguyên tắc dân chủ và tương
hỗ nên tất cả học sinh từ giỏi, khá, trung bình, yếu và kém đều có thể tham gia.
Cách thức, biện pháp chủ yếu để tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm là
thông qua một hệ thống câu hỏi, bài tập, tình huống có vấn đề… Số lượng học sinh
trong nhóm tuỳ thuộc vào mức độ yêu cầu của câu hỏi, bài tập, có nhóm từ 3 – 4
học sinh trở lên, có nhóm đôi (từng cặp). Nhưng nhóm đôi sử dụng thường xuyên


hơn, vừa tạo được môi trường học tích cực, vừa gìn giữ được mạch cảm xúc của
một giờ văn.
Ví dụ: Dạy văn bản "Chiếu dời đô" tôi đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận:
* Thảo luận theo nhóm lớn: Lẽ ra, kết thúc bài chiếu phải là một mệnh lệnh, vì
chiếu là để ban bố mệnh lệnh. Nhưng kết thúc "Chiếu dời đô" lại là một câu hỏi.
Cách kết thúc như vậy có làm hỏng giá trị và chức năng của bài chiếu không? Vì
sao?

* Thảo luận theo nhóm đôi (từng cặp): Vì sao nói "Chiếu dời đô" ra đời đã phản
ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
Ngoài hình thức thảo luận nhóm trên lớp, tôi còn tổ chức cho học sinh ngoại
khóa theo nhóm về vấn đề đặt ra trong tác phẩm để hình thành năng lực tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh
Ví dụ: Sau khi dạy xong văn bản "Đi bộ ngao du", tôi tổ chức cho các em đi bộ
ngao du theo nhóm (nhóm học sinh ở theo làng) và ghi chép về những điều tâm đắc
nhất mà các em thu nhận được.
Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khi dạy đọc – hiểu văn bản, việc học
trở nên nhẹ nhàng mà thú vị, sâu sắc, hiệu quả hơn.

2.3.6. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học đọc – hiểu văn bản nghị luận
Kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt cuối cùng của quá trình dạy học, là “lực
nắn” hữu hiệu cách dạy cách học. Theo tinh thần đổi mới, việc kiểm tra, đánh giá
cần đa dạng hoá về hình thức, cách thức ra đề theo hướng vừa kiểm tra được kiến
thức cơ bản, vừa tạo điều kiện cho người học bày tỏ được cảm xúc, suy nghĩ, ý
kiến, quan điểm riêng của mình trước vấn đề đặt ra. Để đạt được yêu cầu đó, phải
sử dụng cả hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Mỗi giờ học tôi đều hướng đến ba mục tiêu cụ thể về kiến thức, kĩ năng và
thái độ. Mục tiêu kiến thức của giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận là những giá trị cơ
bản về nội dung và nghệ thuật mà học sinh cần ghi nhớ và thông hiểu. Trắc nghiệm
khách quan chính là hình thức hữu hiệu để kiểm tra kiến thức văn học đảm bảo tính
toàn diện, chính xác và khách quan hơn.
Ví dụ: Học văn bản "Chiếu dời đô", học sinh cần nắm vững nội dung chủ đề, phép
lập luận chính, … Trắc nghiệm khách quan giúp tôi có thể kiểm tra được các đơn vị
kiến thức này một cách dễ dàng, chính xác. Cụ thể:
1. Nhận định nào trong các nhận định sau đây thể hiện khái quát nhất giá trị tư
tưởng của "Chiếu dời đô"?
A. "Chiếu dời đô" phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống
nhất, vững mạnh và phồn thịnh.

B. "Chiếu dời đô" đã chứng minh rằng, việc dời đô của nhà Lí cần thiết và đúng
đắn.
2. Những lí do nào khiến "Chiếu dời đô" có sức thuyết phục người nghe?
A. "Chiếu dời đô" có sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ chặt chẽ và tình cảm chân thành.
B. "Chiếu dời đô" có nhiều hình ảnh, hình tượng đẹp.


C. "Chiếu dời đô" là một lời răn dạy phải – trái, nên – không nên hết sức xác đáng.
Tuy nhiên, để đánh giá được năng lực tư duy độc lập, sáng tạo; khả năng giải
quyết vấn đề; kĩ năng lập luận, thuyết trình, kĩ năng diễn đạt của học sinh thì hình
thức tự luận có khả năng cung cấp những thông tin phản hồi đáng tin cậy hơn cả.
Ví dụ: Tại sao nói, Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận xuất sắc?
Bên cạnh những đề văn tự luận như ở trên, tôi còn đưa ra các dạng đề cho
phép học sinh được bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm của riêng mình.
Ví dụ:
- Đề 1: "Chiếu dời đô" là một bài văn nghị luận đặc sắc. Ý kiến của em về vấn đề
này như thế nào?
- Đề 2: Có ý kiến cho rằng, "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn “xứng đáng là một
mẫu mực bất hủ của văn nghị luận muôn đời”. Ý kiến của em về vấn đề này như
thế nào?
Trong quá trình tổ chức dạy – học, tôi đánh giá học sinh trên ba mặt: sự hiểu
biết, khả năng vận dụng, kĩ năng và thái độ từ đó giúp bản thân tôi đánh giá mức độ
đạt được so với yêu cầu, mục tiêu bài học đã đề ra để phấn đấu, để khắc phục.
Không chỉ có mình bản thân tôi đánh giá kết quả học tập của học sinh mà tôi còn tổ
chức cho học sinh tự kiểm tra đánh giá với nhận xét của tập thể học sinh và của
giáo viên. Có như vậy mới tạo được sự hứng thú trong giờ học cho học sinh, tạo
nên sự bình đẳng tập trung làm việc và hiểu bài từ phía học sinh. Từ đó việc đọc –
hiểu văn bản mới đạt được hiệu quả cao.
Qua nghiên cứu, thử nghiệm và tuỳ từng đối tượng học sinh mà tôi đã lựa
chọn các giải pháp, biện pháp tổ chức phù hợp không máy móc, áp đặt. Sau đây, tôi

xin minh hoạ một tiết dạy để cụ thể hoá các biện pháp tôi đã lựa chọn:

BÀI 25: TIẾT 101

BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
(Luận học pháp)
Nguyễn Thiếp

(I). MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS đạt được

1. Kiến thức: Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm
người, học để biết và làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của
lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản tấu, học tập cách lập luận của tác giả.
3. Thái độ: Nhận thức và lựa chọn được phương pháp học tập đúng, kết hợp học
với hành.
(II). CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
HS: SGK Ngữ văn 8, vở ghi, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập
GV: SGK, chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 8, máy chiếu, …


(III). TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh nêu những điểm giống nhau và khác
nhau giữa ba thể loại chiếu, hịch, cáo.
- Giới thiệu bài: Tôi sử dụng giải pháp tái hiện tình huống tạo nên tác
phẩm:
Vua Quang Trung từng mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều Tây Sơn
nhưng vì nhiều lí do Nguyễn Thiếp chưa nhận lời. Ngày 10 tháng 7 niên hiệu

Quang Trung năm thứ tư (1791), vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú
Xuân hội kiến vì “có nhiều điều bàn nghị”. Lần này La Sơn Phu Tử bằng lòng vào
Phú Xuân và chịu bàn quốc sự. Ông làm bài tấu bàn về ba việc mà bậc quân vương
nên biết: Một là bàn về “quân đức”; hai là bàn về “dân tâm”; ba là bàn về “học
pháp”. Bài học hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu về việc thứ ba: Luận học pháp
(Bàn luận về phép học)…
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả 1. Tác giả
Nguyễn Thiếp?
- Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)
HS làm việc độc lập, trả lời, nhận xét.
- Là người thông minh sáng suốt, học
GV: nhận xét, nhấn mạnh những nét rộng hiểu sâu.
chính.
- Được vua Quang Trung rất trọng dụng.
- Khi vua Quang Trung mất, ông về ở
ẩn, không hợp tác với nhà Nguyễn.
- Ông luôn được người dân kính trọng
gọi là La Sơn Phu Tử.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Văn bản là phần trích (phần
H: Nêu xuất xứ của văn bản?
3) từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua
H: Xác định vấn đề nghị luận của đoạn Quang Trung vào tháng 8 – 1971.
trích?
HS làm việc độc lập, trả lời, nhận xét.

GV: nhận xét, chuẩn kiến thức: Vấn đề
nghị luận: Phương pháp học tập.
b. Đọc văn bản
GV hướng dẫn HS đọc tốt văn bản:
Đọc dõng dạc, rắn rỏi, làm rõ âm
hưởng, nhịp điệu của câu văn biền ngẫu.
GV đọc mẫu một đoạn, yêu cầu HS đọc,
nhận xét.
c. Từ khó: Lưu ý chú thích số (2), (3)
GV kiểm tra sự hiểu nghĩa các từ khó


của học sinh.
d. Thể loại: Thể tấu
H: Xác định thể loại của văn bản?
Tóm tắt đặc điểm của thể tấu, so sánh
với chiếu, hịch?
HS: Trả lời, nhận xét
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức:
+ Tấu là một loại văn thư của bề tôi,
thần dân gửi lên vua chúa để trình bày
sự việc, ý kiến, đề nghị.
+ Tấu có thể được viết bằng văn xuôi
hay văn vần, văn biền ngẫu.
e. Bố cục: Bốn phần
GV tổ chức HS thảo luận nhóm (nhóm
cặp): Tìm bố cục, nội dung chính của
từng phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần?
HS: Đại diện nhóm trả lời, nhận xét
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức:

- Phần 1: Ba câu đầu: Mục đích chân
chính của việc học.
- Phần 2: Tiếp theo đến “tệ hại ấy”: Phê
phán lối học lệch lạc, sai trái đương thời
- Phần 3: Tiếp theo đến “học mà làm”:
Quan điểm và phương pháp học tập
đúng đắn.
- Phần 4: Đoạn còn lại: Ý nghĩa của
việc học chân chính.
H: Mục đích chân chính của việc học
được tác giả lí giải và diễn đạt như thế
nào?
HS: Trả lời cá nhân, nhận xét
GV: Nhận xét, tổng kết, phân tích: Ví
việc học giúp con người thành tài với
việc ngọc được mài sẽ thành vật hữu ích
là một cách ví von đẹp, giản dị và cụ thể
nên tác dụng của việc học được nêu lên
một cách dễ hiểu, dễ chấp nhận.
H: Đạo, theo quan niệm của Nguyễn
Thiếp là gì?
- Em hãy khái quát mục đích chân chính
của việc học là gì? (Luận điểm 1)
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp:

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Mục đích chân chính của việc học
- Dùng câu châm ngôn có hình ảnh đẹp,
hai vế tương xứng: Ngọc không mài
không thành đồ vật, / người không học

không biết rõ đạo.

Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi
người.
* Mục đích chân chính của việc học là
học để làm người.
2. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái
đương thời
- Lối học chuộng hình thức, cầu danh


H: Tác giả đã phê phán những lối học
lệch lạc, sai trái nào?
H: Theo em, Nguyễn Thiếp quan niệm
thế nào là lối học chuộng hình thức, cầu
danh lợi?
HS: Trả lời, nhận xét
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức
- Lối học chuộng hình thức: học thuộc
lòng câu chữ mà không hiểu nội dung,
chỉ có cái danh mà không có thực chất.
- Lối học cầu danh lợi: học để có danh
tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã,
được nhiều lợi lộc,…
H: Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái
đó được tác giả diễn đạt như thế nào?
- Nhận xét về phép lập luận của đoạn
văn này??
HS: trả lời, nhận xét.
GV: Bình giảng, định hướng

Tác giả không liệt kê, phân tích dài
dòng. Chỉ bằng hai hình ảnh điển hình:
“Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước
mất, nhà tan” người đọc có thể tưởng
tượng rõ những tác hại xâu chuỗi của
lối học ấy đưa lại: Người trụ cột của
triều đình mà học theo cách ấy thì
không thể trở thành vua sáng. Chúa
tầm thường cũng tức là mở đường cho
lối ứng xử luồn cúi, xu nịnh của triều
thần; người hiền tài không được trọng
dụng, thậm chí bị sát hại; vua chúa xa
đà vào lối sống hưởng lạc; đời sống
nhân dân cơ cực; mọi luôn thường đạo
lí bị rạn nứt; rường cột xã tắc lung lay,
… và cuối cùng nước mất, nhà tan là
điều tất yếu.
H: Em hãy cho biết thái độ của tác giả
khi phê phán những lối học lệch lạc?
GV yêu cầu HS liên hệ:
H: Từ lối học xưa, em có liên tưởng và
suy nghĩ gì về mục đích, phương pháp
học của chúng ta ngày nay?
- HS trả lời, lớp nhận xét.

lợi, không còn biết tam cương, ngũ
thường.

- Tác hại:
+ Chúa tầm thường, thần nịnh hót.

+ Nước mất, nhà tan

* Thái độ của tác giả: lo âu, trăn trở đầy
trách nhiệm.


- GV nhận xét, liên hệ: Ngày nay,
những lối học hình thức, thực dụng như
vậy vẫn còn khá phổ biến trong nhà
trường Việt Nam. Học mà không hiểu,
khả năng thực hành kém; bệnh chạy
theo thành tích, bằng cấp; nạn học tủ,
học lệch, chọn trường, chọn ngành học
thiên về lợi ích kinh tế, … tất cả đang là
vấn đề bức xúc của xã hội ta. Vì vậy,
niềm mong mỏi của tác giả về một “sự
học” chân chính cũng là niềm mong
mỏi của tất cả chúng ta ngày nay.
H: Khái quát luận điểm 2?
HS: trả lời, lớp nhận xét
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận
?Nguyễn Thiếp đã cúi xin vua Quang
Trung thực hiện chính sách gì?
HS: trả lời, lớp nhận xét
GV: Nhận xét, bổ sung, liên hệ với tinh
thần hiếu học của nhân dân ta, chính
sách khuyến học của Nhà nước ta như:
cấp học bổng cho HS học giỏi, học sinh
nghèo vượt khó; hỗ trợ khinh phí học
tập cho học sinh có hoàn cảnh khó

khắn, tàn tật, …
HS trả lời, nhận
? Theo tác giả, cần phải có phương pháp
học như thế nào để việc học có hiệu
quả?
HS: Trả lời, nhận xét
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức
GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
H: - Theo em, quan niệm về phép học
của Nguyễn Thiếp có còn phù hợp với
chúng ta ngày nay không?
- Em hãy khái quát luận điểm 3
HS trao đổi, liên hệ; GV nhận xét,
khẳng định: Tư tưởng khuyến học và
phương pháp học của Nguyễn Thiếp là
rất đúng đắn, tiến bộ và vẫn còn nguyên
ý nghĩa đối với chúng ta ngày nay.
H: Theo tác giả, ý nghĩa của việc học
chân chính là gì?

* Lối học hình thức, thực dụng đem lại
những hậu quả nặng nề, cần phải phê
phán.
3. Quan điểm và phương pháp học
đúng đắn
- Việc học phải được phổ biến rộng
khắp: mở thêm trường, mở rộng thành
phần người học, tạo điều kiện cho người
đi học.


- Về phương pháp:
+ Việc học phải có hệ thống, tuần tự từ
thấp lên cao, từ những kiến thức cơ bản,
nền tảng đến những kiến thức khái quát.
+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược
những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
+ Học phải biết kết hợp với hành
* Học rộng, hiểu sâu và biết vận dụng
sáng tạo vào thực tế là phương pháp học
đúng đắn.
4. Ý nghĩa của việc học chân chính
- Học cho mình, học để trở thành


- Khái quát luận điểm 4?
HS: làm việc cá nhân, trả lời
GV nhận xét, định hướng

“người tốt”, có ích cho “nhà nước”
- Học để đất nước có nhiều nhân tài, nhà
nước vững yên, quốc gia hưng thịnh
* Học chân chính là học để cho mình và
để trở thành người tốt, có ích cho đất
nước.
III. Tổng kết
H: Qua phân tích ở trên, em nêu khái 1. Nghệ thuật:
quát giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn - Trình tự lập luận lôgíc, lời văn ngắn
trích.
gọn, cô đúc, giàu hình ảnh.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.

1. Nội dung:
H: Từ nghệ thuật trên, văn bản thể hiện - Mục đích, tác dụng của việc học là để
nội dung gì?
làm người có đạo đức, có tri thức, có
HS trả lời, GV nhận xét, tổng kết.
năng lực vận dụng tri thức vào cuộc
GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ SGK sống góp phần làm hưng thịnh đất nước.
- Muốn học tốt phải đọc rộng, hiểu sâu
và nắm vững được cốt lõi của vấn đề.
3. Luyện tập, củng cố (kiểm tra, đánh giá việc học của HS)
Bài 1: Dạng trắc nghiệm (Trình chiếu): Em hãy đọc kĩ bài Bàn luận về phép học
và dựa vào các từ ngữ cho sẵn để trả lời câu hỏi:
1. Học cái gì? ………………………………………………………………………..
2. Không học theo lối học nào? ……………………………………………………..
3. Ai cần học? ……………………………………………………………………….
4. Phương pháp học như thế nào là đúng? …………………………………………..
5. Tác dụng của việc học tập đúng đắn? ……………………………………………
Các từ ngữ:
A. Thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ,
thuộc lại ở các trấn cựu triều.
B. Đạo học hành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà
thiên hạ thịnh trị.
C. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người; kẻ đi học là học điều ấy
D. Lối học hình thức, hòng cầu danh lợi
E. Học tiểu học để bồi lấy gốc; tuần tự tiến lên học đến thứ tư, ngũ kinh, chư sử;
học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm
HS: trả lời, nhận xét. GV nhận xét, chuẩn kiến thức
1 -> C
2 -> D
3 -> A4 -> E

5 -> B
Bài 2: Dạng tự luận: Mục đích việc học của em là gì?
HS trình bày quan điểm của mình về mục đích của việc học.
(IV). HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI
- Học bài, nắm vững nội dung bài học
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm


(V). RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: …………………………………………

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Nhờ áp dụng một số giải pháp đã nêu ở trên một cách linh hoạt trong dạy học
nên đã khơi dậy ở các em hứng thú học tập, lòng ham hiểu biết, tích cực, chủ động
trong việc nắm bắt, lĩnh hội tri thức mới và đã biết vận dụng. Khi học xong phần
văn bản nghị luận (hết tiết 101), tôi đã tiến hành thử nghiệm, thăm dò thái độ của
học sinh lớp 8A, 8C thì kết quả có sự thay đổi và chênh lệch.
- Phiếu trắc nghiệm đối với số học sinh là: 65 em
- Nội dung thăm dò:
Trong sáu kiểu văn bản các em đã được học: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị
luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Em thích, không thích học những kiểu
văn bản nào? Đánh dấu (x) vào các cột tương ứng trong bảng sau:
Có giờ thích học,
Không thích
Kiểu văn bản
Thích học
có giờ không thích
học
học
Miêu tả
Tự sự

Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
Hành chính – công vụ
- Kết quả thăm dò:
Mức độ hứng thú
Tổng
Có giờ thích học,
Không
số
Kiểu văn bản
Thích học có giờ không thích
thích học
HS
học
SL
%
SL
%
SL
%
Miêu tả
45
69,2 18
27,7
2
3,1
Tự sự
50
76,9 15

23,1
0
0
Biểu cảm
46
70,8 17
26,1
2
3,1
65
Nghị luận
41
63,1 19
29,2
5
7,7
Thuyết minh
40
61,5 23
35,4
2
3,1
Hành chính – công vụ 24
36,9 37
56,9
4
6,2
Từ mức độ hứng thú học tập của học sinh, sau khi học hết sáu văn bản nghị
luận trong chương trình, tôi tiến hành khảo sát chất lượng học tập của các em. Đề
khảo sát của tôi đưa ra như sau:

Em nắm được những nội dung và đặc điểm nghệ thuật gì của các văn bản
nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 8?
- Cụ thể kết quả:


Mức độ hiểu biết
Chưa nắm
Lớp Sĩ số
Nắm vững
Nắm khá
Không hiểu
vững
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
33
5
15,2
13
39,4
12
36,3
3
9,1

8C
32
4
12,5
11
34,4
13
40,6
4
12,5
So với khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ học sinh
thích học tăng lên, học sinh không thích học giảm nhiều; tỉ lệ học sinh nắm vững,
nắm khá kiến thức theo đó cũng tăng lên, tỉ lệ học sinh chưa nắm vững, không hiểu
giảm. Với mức độ hứng thú học như trên nên chất lượng dạy và học phần văn bản
nghị luận nói riêng, môn Ngữ văn nói chung của lớp 8 đạt kết quả cao hơn so với
những năm học trước. Việc chọn học sinh vào đội tuyển văn cũng không còn khó
khăn như trước. Đặc biệt là trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 20152016, kết quả đạt được cao hơn nhiều. Cụ thể: có hai em dự thi thì đạt hai giải Ba.
Các em đều được chọn tham gia học đội tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh tại trường
THCS Lê Thánh Tông. Năm học 2016 – 2017 có hai học sinh tham dự thi HSG
cũng đạt giải ba với số điểm cao và được chọn dự học vào đội tuyển của tỉnh tại
Trường THCS Lê Thánh Tông.

3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận:
Các văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 8 lâu nay vẫn cho là
khó, nhất là các văn bản nghị luận trung đại, nhưng từ khi áp dụng nghiên cứu đề
tài, chịu khó tìm hiểu kiến thức nên các tiết dạy loại văn bản nghị luận trở nên hấp
dẫn, hứng thú cho học sinh, học sinh đã thích học, giáo viên cảm thấy dễ dạy hơn
và hiệu quả mang lại cũng tốt hơn trước nhiều. Các kỹ năng làm văn nghị luận của
học sinh cũng được củng cố và rèn luyện thêm, học sinh biết cách nêu luận điểm,

triển khai luận điểm, biết cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, nhiều em có kỹ năng
viết văn nghị luận tốt.
Để dạy văn bản nghị luận một cách có hiệu quả, điều trước tiên tôi cần phải
có vốn tri thức về văn nghị luận, tri thức tổng hợp về mọi mặt... Khi dạy các văn
bản nghị luận, tôi phải đảm bảo được đặc trưng của phân môn Văn, đảm bảo đặc
trưng từng thể loại của văn bản nghị luận. Ngoài ra, tôi cần phải biết tích hợp với
phân môn Tiếng Việt và các môn học khác như Lịch sử, Địa lí,…
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tiễn tôi thấy có hiệu quả
tích cực. Vì vậy, trong những năm học tiếp theo tôi tiếp tục áp dụng các giải pháp
và cách thức thực hiện vào dạy các văn bản nghị luận cho toàn bộ học sinh khối 8


của trường và tôi sẽ không ngừng trau dồi kiến thức, nghiên cứu tìm ra các giải
pháp tối ưu để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
3.2. Đề xuất:
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn lớp 8 nói chung, phần văn
bản nghị luận nói riêng, tôi xin được đề xuất với Phòng giáo và đào tạo huyện:
- Thường xuyên mở lớp chuyên đề để giáo viên có cơ hội học hỏi, nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ.
- Hàng năm, những sáng kiến kinh nghiệm có giá trị nên được tập hợp xuất
bản và triển khai học tập trong toàn thể cán bộ giáo viên để những sáng kiến ấy
được nhiều người áp dụng trong giảng dạy và giáo dục.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Bản thân tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng
nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Người thực hiện

Lê Thị Hương



TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Sách giáo khoa Ngữ văn 8 (tập I, tập II); Sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập
II), NXB giáo dục.
(2) Sách giáo viên Ngữ văn 8 (tập I, tập II); Sách giáo viên Ngữ văn 7 (tập
II), NXB giáo dục.
(3) Lê Xuân Soan, bài soạn Ngữ văn 8, NXB Thanh Hóa.
(4) Đỗ Ngọc Thống, tư liệu Ngữ văn 8, NXB giáo dục.
(5) Vũ Dương Quý, bình giảng văn – một cách Đọc – hiểu văn bản trong
SGK, NXB giáo dục.
(6) Nguyễn Văn Long, ôn tập Ngữ văn 7, NXB giáo dục.
(7) Đỗ Ngọc Thống, bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8, NXB giáo dục.
(8) Lê Xuân Soan – Lâm Nho – Lê Thị Hoa, tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn
Ngữ văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: LÊ THỊ HƯƠNG
Chức vụ và đơn vị công tác: P Hiệu trưởng THCS Thọ Diên, Thọ Xuân, Thanh Hóa

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

1.

Rèn kỹ năng tự quản cho học sinh

Phòng

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C

2.

lớp 6 trong công tác chủ nhiệm.
Kỹ nằng kết hợp các môn học xã

Phòng

C

2005 - 2006

Phòng

C


2008 - 2009

4.

chương trình Ngữ văn 9.
Sử dụng nhịp điệu trong dạy văn

Phòng

B

2011 - 2012

5.

bản thơ cho học sinh lớp 9.
Rèn kỹ năng khai thác nhịp thơ

Sở

C

2012 - 2013

6.

trong tiết dạy tự chọn Ngữ văn 9.
Phương pháp tạo hứng thú học văn


Phòng

B

2016 - 2017

Năm học
đánh giá
xếp loại
2002 - 2003

hội trong công tác Bồi dưỡng học
3.

sinh giỏi văn THCS.
Cái đẹp của Truyện Kiều –
Nguyễn Du, qua việc tìm hiểu
ngôn từ ở các đoạn trích trong

bản nghị luận cho học sinh qua
phần Đọc – hiểu Ngữ văn 8.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

PHỤ LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

CHO HỌC SINH QUA DẠY PHẦN ĐỌC – HIỂU NGỮ VĂN 8

Người thực hiện: Lê Thị Hương
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Thọ Diên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2017


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
CHO HỌC SINH QUA DẠY PHẦN ĐỌC – HIỂU NGỮ VĂN 8

Người thực hiện: Lê Thị Hương
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Thọ Diên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2017



×