Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

Luận án tiến sĩ: Bảo đảm quyền của người sống chung với HIVAIDS theo pháp luật Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.97 KB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KHÁNH TRANG

BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI SỐNG CHUNG
VỚI HIV/AIDS THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KHÁNH TRANG

BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI SỐNG CHUNG
VỚI HIV/AIDS THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 9 38 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những nội dung được trình bày trong luận án “Bảo
đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam” là cơng
trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu của các cơng
trình khoa học và luận điểm của các tác giả khác trong luận án này đều được giữ
nguyên ý tưởng hoặc trích đẫn phù hợp theo quy định.
TÁC GIẢ CỦA LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Khánh Trang


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................................7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.............................7
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án............22
1.3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học............25

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN
CỦA NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS..........................................28
2.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bảo đảm quyền của người

sống chung với HIV/AIDS......................................................................28
2.2. Nội dung bảo đảm pháp lý quyền của người sống chung với

HIV/AIDS................................................................................................45

2.3. Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền của người sống chung với

HIV/AIDS...............................................................................................48
2.4. Các yếu tố tác động đến bảo đảm quyền của người sống chung

với HIV/AIDS.........................................................................................64
Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI SỐNG
CHUNG VỚI HIV/AIDS THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY....74
3.1. Tình hình người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay....74
3.2. Thực trạng quy định pháp luật bảo đảm quyền của người sống

chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay............................................75
3.3. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về quyền của người

sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay....................................81
3.4. Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung với

HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay...........................................................104


Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN
CỦA NGƯỜI

SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

125

4.1. Quan điểm bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS


ở Việt Nam trong thời gian tới...............................................................125
4.2. Các giải pháp bảo đảm quyền của người sống chung với

HIV/AIDS ở Việt Nam trong thời gian tới............................................127
KẾT LUẬN..................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................150


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

CT

Chỉ thị

EMTCT

Chương trình hành động xác nhận việc loại bỏ lây truyền HIV
từ mẹ sang con

HIV/AIDS


Human Immunodeficiency Virus infection / Acquired
Immunodeficiency Syndrome
(Hội chứng nhiễm virus (làm) suy giảm miễn dịch ở người)

ICCPR

Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự

ICESCR

Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

LHQ

Liên hợp quốc

Nxb

Nhà xuất bản

SIDA

Syndrome D'immunodéficience Acquise (tiếng Pháp), bệnh
liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng)

TW

Trung ương


WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, quyền con người và bảo đảm quyền con người
được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, trong đó có Việt Nam. Việt Nam
đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế quan trọng về quyền con người và đã
được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong thực hiện chính
sách đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực trong việc bảo đảm
quyền con người. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có
nhiều chủ trương, chính sách bảo đảm thực hiện quyền con người nói chung, quyền
của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nói riêng, trong đó có quyền của người sống
chung với HIV/AIDS.
HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, là một loại
bệnh dịch nguy hiểm làm lây nhiễm cộng đồng. Vi rút HIV tấn công và làm suy yếu
dần hệ miễn dịch của người bệnh khiến cho cơ thể dần dần suy yếu với các hệ miễn
dịch. Người sống chung với HIV/AIDS có hệ miễn dịch suy yếu chuyển dần sang
giai đoạn AIDS và dẫn đến tử vong. Người sống chung với HIV/AIDS không chỉ là
đối tượng mang trong mình virut chưa có vắc xin, là loại bệnh hiểm nghèo chưa có
thuốc chữa cần được bảo đảm quyền điều trị y tế công mà họ là đối tượng bị kỳ thị
trong một nhóm xã hội, cộng đồng và đơi khi từ phía cơng chức thực thị công vụ.
Ở Việt Nam, ngay từ khi phát hiện bệnh nhân AIDS đầu tiên vào năm 1990,
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo hồn thiện hệ
thống chính sách pháp luật, xây dựng chiến lược quốc gia, triển khai kế hoạch
phòng, chống HIV/AIDS, như: Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 11/3/1995 của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa VII) về lãnh đạo cơng tác phòng, chống HIV/AIDS;
Chiến lược quốc gia Phòng chống AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2030;
Pháp lệnh Phịng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS) năm 1995; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006… Chính vì

1


vậy, trong những năm qua, cơng tác phịng, chống HIV/AIDS đã thu được những
kết quả đáng khích lệ, góp phần giảm tốc độ lây lan của HIV/AIDS, dịch bệnh đã
được kiểm soát và giảm số lượng nhiễm mới, các quyền của người sống chung với
HIV/AIDS cơ bản đã được thực hiện trên thực tiễn.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, vấn đề bảo đảm quyền của
người sống chung với HIV/AIDS vẫn còn một số hạn chế: Hệ thống chính sách,
pháp luật về quyền của người sống chung với HIV/AIDS cịn chưa thực sự hồn
thiện, nhiều văn bản chưa phù hợp, chưa tính đến yếu tố đặc thù của người sống
chung với HIV/AIDS; nhận thức của cộng đồng và của người sống chung với
HIV/AIDS về các quyền và lợi ích của mình cịn chưa cao; tình trạng vi phạm
quyền của người sống chung với HIV/AIDS vẫn còn khá phổ biến; sự kỳ thị đối với
người sống chung với HIV/AIDS vẫn chưa thực sự được xóa bỏ, định kiến xã hội
vẫn còn khá nặng nề, người sống chung với HIV/AIDS vẫn còn phải đối mặt với sự
phân biệt đối xử trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị; kinh tế, văn hóa và xã
hội; việc tham gia của người sống chung với HIV/AIDS vào quá trình xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có song chưa được chú trọng, chưa bảo
đảm đúng thực chất. Nói tóm lại, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
sống chung với HIV/AIDS chưa được bảo đảm đầy đủ trên thực tế...

Bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS khơng chỉ vì
quyền lợi của người nhiễm HIV/AIDS, mà cịn là việc bảo vệ lợi ích chung

của cộng đồng, hạn chế sự lây lan HIV. Tôn trọng, bảo vệ quyền của người
nhiễm HIV/AIDS sẽ tạo ra sự cởi mở, thân thiện, tự tin, đặc biệt là ý thức
trách nhiệm của người sống chung với HIV/AIDS với xã hội. Thu hút, huy
động những nhóm người sống chung với HIV/AIDS vào việc phịng, chống
HIV/AIDS có ý nghĩa rất quan trọng.
Để bảo đảm quyền dân sự chính trị cũng như kinh tế văn hóa xã hội của
người sống chung với HIV/AIDS được thực hiện trên thực tế, đòi hỏi Nhà nước cần
phải tiến hành những biện pháp triệt để, đồng bộ nhằm tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ
quyền của người sống chung với HIV/AIDS, để họ có thể hưởng quyền và lợi ích


hợp pháp một cách đầy đủ, góp phần giảm tác động tiêu cực, tiến tới đẩy lùi dịch
HIV/AIDS.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, cần thiết có nghiên cứu chuyên sâu về
mặt lý luận; phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung
với HIV/AIDS; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm
quyền của người sống chung với HIV/AIDS được thực hiện trên thực tiễn.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Bảo đảm quyền của người sống
chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ
Ngành Luật học, Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu luận án này là làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS và thực trạng bảo đảm
quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay; từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền của nhóm xã hội này ở nước ta trong
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Để đạt được mục đích trên, luận án cần giải quyết những vấn đề sau:
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chỉ ra những

kết quả nghiên cứu đã đạt được để kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục phát triển
nhằm mở rộng hướng nghiên cứu về thực trạng bảo đảm quyền của người sống
chung với HIV/AIDS ở Việt Nam.
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người sống

chung với HIV/AIDS: Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền của người sống chung
với HIV/AIDS, cơ chế pháp lý bảo đảm, các yếu tố tác động đến bảo đảm quyền
của người sống chung với HIV/AIDS.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng thực

hiện một số quyền đặc thù dễ bị vi phạm của người sống chung với HIV/AIDS,
đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyền của
người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam.


- Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, nêu ra các quan điểm và đề xuất

những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện quyền của người sống chung
với HIV/AIDS ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng bảo đảm quyền của người
sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam, trong đó bao gồm nhận thức về lý luận,
khung chính sách, pháp luật và việc thực hiện chính sách, pháp luật về quyền con
người của nhóm xã hội này ở nước ta; kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS

có nội dung rộng, bao quát nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, liên quan đến nhiều
lĩnh vực được quy định ở nhiều ngành luật khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu của một luận án tiến sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những bảo đảm
pháp lý với quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam từ góc độ
chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, đó là những quy định của pháp
luật liên quan thể chế và thiết chế bảo đảm quyền của nhóm xã hội này và việc thực
hiện những quy định đó trong thực tế. Bảo đảm quyền cho người người sống chung
với HIV/AIDS ở trong khuôn khổ của luận án này tác giả nghiên cứu về bảo đảm
quyền cho những người mang trong mình virut HIV (người nhiễm HIV/AIDS) chứ
không đề cập đến vấn đề bảo đảm quyền cho những người bị ảnh hưởng bởi HIV
như gia đình, người thân, những người có nguy cơ cao…
- Về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền

của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam, không mở rộng sang các quốc
gia khác.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền của

người sống chung với HIV/AIDS từ năm 2006 đến nay (từ khi Luật Phòng, chống
nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
được ban hành).


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và một số lý thuyết về quyền con người như lý thuyết về

quyền tự nhiên, lý thuyết về quyền pháp lý, lý thuyết về tiếp cận dựa trên quyền để
làm cơ sở phân tích.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận án này là một nghiên cứu lý thuyết, nhằm phân tích cơ chế bảo đảm
quyền của người sống chung với HIV/AIDS trong pháp luật và thực tiễn ở Việt
Nam. Vì vậy, đề tài sử dụng cách tiếp cận liên ngành khoa học xã hội, trong đó luật
học là chủ đạo, song đến một mức độ nhất định, đồng thời sử dụng cách tiếp cận
của triết học, chính trị học, xã hội học và tâm lý học…
Trong luận án, nghiên cứu sinh kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như sau:
Phương pháp phân tích: là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận án,
nhằm khảo sát các văn bản pháp lý, các báo cáo chuyên môn và các cơng trình
nghiên cứu đã cơng bố về đề tài này, qua đó nhằm làm rõ các vấn đề lý luận, pháp lý và
thực tiễn của việc bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam.
Phương pháp so sánh: được sử dụng để tìm ra những điểm giống và khác biệt
của cơ chế đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam qua
các thời kỳ, cũng như các quy định về quyền con người của nhóm xã hơi này trong
pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, pháp luật của các nước khác.
Phương pháp tổng hợp, thống kê: được sử dụng để khái quát lại những dữ liệu
thu được thông qua các hoạt động phân tích, so sánh, từ đó cung cấp một cái nhìn
tổng quát về đối tượng, chủ để nghiên cứu.

Phương pháp phân tích tình huống thực tiễn (case study examination):
được sử dụng để đánh giá thực trạng thực hiện một số quyền đặc thù của
người sống chung với HIV/AIDS.


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án


Kết quả nghiên cứu của luận án đã đưa ra được tổng thể các quan điểm tương
đối rõ ràng về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật
Việt Nam; đánh giá được một cách toàn diện về thực trạng pháp luật và thực trạng
thực hiện quyền đặc thù của người sống chung với HIV/AIDS. Trên cơ sở đó, luận án
nêu được những quan điểm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong bảo
đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam, các giải pháp này có
tính khả thi, có thể được tham khảo để áp dụng trong thực tiễn xây dựng và áp dụng
pháp luật. Kết quả nghiên cứu của Luận án khác với những luận án khác nghiên cứu
về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở chỗ nghiên cứu chủ yếu
bảo đảm pháp lý dựa trên nền tảng lý luận về bảo đảm pháp lý về quyền.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Về lý luận: Luận án là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về

bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam, góp
phần củng cố, làm rõ về mặt lý luận và nâng cao nhận thức về bảo đảm quyền của
người sống chung với HIV/AIDS theo pháp luật Việt Nam.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa
học giúp các cơ quan và tổ chức trong hoạch định chủ trương, chính sách nhằm
hồn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở Việt
Nam trong thời gian tới. Đồng thời, đề xuất các khuyến nghị quan trọng trong việc
thực thi pháp luật, bảo đảm thực hiện trên thực tiễn quyền của người sống chung
với HIV/AIDS ở Việt Nam trong thời gian tới.
Luận án cịn có giá trị tham khảo trong cơng tác nghiên cứu, giảng dạy ở các
cơ sở đào tạo có chun mơn liên quan đến đề tài.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người sống chung

với HIV/AIDS.
Chương 3. Thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS
ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền của người sống chung
với HIV/AIDS.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Trong thời gian gần đây, quyền con người nói chung và quyền của người
sống chung với HIV/AIDS nói riêng được các học giả trong và ngồi nước quan
tâm nghiên cứu. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu rất phong phú và đa dạng
về nội dung, phạm vi và cách tiếp cận. Có thể khái quát và chia các cơng trình có
liên quan đến đề tài luận án thành các nhóm sau đây:
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý

luận về bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS
- Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về những vấn đề quyền con người và
bảo đảm quyền con người nói chung có thể kể đến các ấn phẩm do GS.TS. Võ
Khánh Vinh chủ biên như “Quyền con người”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011;
“Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội”, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2009; “Quyền con người: cách tiếp cận đa ngành và liên ngành
Luật học” (tập I và tập II), Nxb Khoa học xã hội; Hà Nội, 2010; “Cơ chế bảo đảm
và bảo vệ quyền con người” Nxb Khoa học xã hôi, Hà Nội, 2011; “Những vấn đề lý
luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị”, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2011; “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế, văn hóa và
xã hội” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011; “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về

các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2012; “Pháp luật quốc tế về quyền con người” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014,
do GS.TS Võ Khánh Vinh và TS. Lê Mai Thanh đồng chủ biên; Giáo trình “Lý luận
và pháp luật về quyền con người, 2009”, NXb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội do
tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng đồng chủ biên…
Những cơng trình khoa học nêu trên tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý
luận, lịch sử, pháp luật và cơ sở lý thuyết cơ bản về quyền con người, bao gồm
những vấn đề cụ thể như: khái niệm, đặc điểm, bản chất của con người; các thế hệ


quyền con người; mối quan hệ giữa quyền con người với quyền công dân, quyền
con người với một số lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội…; cơ chế pháp
lý của quốc gia, khu vực, quốc tế về quyền con người; quan điểm của Đảng và Nhà
nước Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội… Các cơng
trình cịn tập trung nghiên cứu các điều kiện để đảm bảo quyền con người, chính
sách pháp luật về các quyền dân sự, chính trị, văn hóa, xã hội. Các cơng trình
nghiên cứu khoa học nêu trên cũng đã nghiên cứu về các quyền cụ thể cũng như
quyền của một số nhóm người cụ thể và đã nghiên cứu một số quyền mới xuất hiện
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Cuốn sách “Tài liệu tham khảo Luật Quốc tế về quyền con người”, Nxb Lý

luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005, là kết quả của
cơng trình hợp tác của Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh trong chương trình xây dựng năng lực quản lý hiệu quả giữa Việt
Nam và Australia, được tài trợ bởi hai chính phủ Việt Nam và Australia. Cơng trình
là tập hợp trích dẫn của các tác giả quốc tế và Việt Nam về quyền con người và một
số trích dẫn về các vụ việc, trường hợp liên quan…
- Cuốn sách "HIV/AIDS tại Việt Nam: Thực trạng, đáp ứng quốc gia, những

thách thức" của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Y tế, xuất bản năm 2006.

Nội dung cuốn sách trình bày tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.
Bên cạnh đó, cuốn sách cũng làm rõ chiến lược phòng chống HIV/AIDS ở Việt
Nam, thực trạng thơng tin giáo dục truyền thơng phịng chống HIV/AIDS, cơng tác
chăm sóc điều trị cho người bị nhiễm HIV/AIDS và việc chỉ đạo thực hiện công tác
này của các cấp các ngành.
- Cuốn sách "HIV/AIDS và quyền con người" của tác giả Cao Đức Thái làm

chủ biên, xuất bản năm 2007. Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về
cơ sở pháp lý chính trị và đạo đức trong phòng chống HIV/AISD và việc đảm bảo
các quyền con người gồm quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội văn hoá của
những người bị mắc căn bệnh HIV/AISD và quyền của một số nhóm xã hội như
phụ nữ, trẻ em những người bị tước tự do...


- Sách tham khảo “Luật quốc tế về các quyền của nhóm người dễ bị tổn

thương” do tác giả Đỗ Hồng Thơm và Vũ Công Giao biên soạn, NXb Lao động xã
hội - Hà Nội, năm 2011.
Nội dung của sách tập trung phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận, pháp
lý và cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền của một số nhóm dễ bị tổn thương
như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS, người thiểu
số, người bản địa… Trong đó từ trang 85 đến trang 97 đề cập đến quyền của người
sống chung với HIV/AIDS theo Luật quốc tế, đã khái quát lịch sử phát triển của vấn
đề quyền của những người sống chung với HIV/AIDS và đề cập đến các hướng dẫn
quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người, văn kiện có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp
và cụ thể nhất về vấn đề quyền của người sống chung với HIV/AIDS, văn kiện hỗ
trợ quốc gia trong việc vận dụng những quy phạm quốc tế về quyền con người.
- Cuốn sách “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN”,

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Lao động - Xã hội, 2012. Sách đã giới

thiệu và phân tích khái quát thực tiễn nhân quyền tại các quốc gia trong khu vực
ASEAN, sự hình thành những chuẩn mực, các cơ chế khu vực bảo vệ và thúc đẩy
nhân quyền cũng như vai trò của các chủ thể khác nhau ở ASEAN trong việc bảo vệ
nhân quyền. Sách cũng phân tích các hoạt động của Việt Nam trong bảo vệ và thúc
đẩy quyền con người trong khn khổ ASEAN như hợp tác liên chính phủ, hợp tác
giữa các tổ chức xã hội dân sự và giới học thuật. Các hoạt động bảo vệ và thúc đẩy
quyền con người trong cuốn sách là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung,
chưa có sự phân tích tách biệt về từng nhóm quyền, trong đó có quyền của người
chung sống với HIV/AIDS.
Cuốn sách “Sống với HIV và chết vì AIDS: Đa dạng, bất bình đẳng và nhân
quyền trong đại dịch toàn cầu” (Living with HIV and Dying with AIDS: Diversity,
Inequality and Human Rights in the Global Pandemic) của tác giả Lesley Doyal,
xuất bản năm 2013. Sách tập trung phân tích những đặc trưng cơ bản của người
sống chung với HIV thông qua những nghiên cứu thực nghiệm, thể hiện thông qua
những biểu hiện về thể chất và tâm lý của người sống chung với HIV mà tùy thuộc
vào hoàn cảnh sinh học, xã hội, văn hoá và kinh tế của họ. Việc làm rõ những đặc


trưng cơ bản của người sống chung với HIV là nền tảng cơ sở quan trọng để nâng
cao hiệu quả của các chiến lược, kế hoạch hành động trong việc giảm thiểu tác động
của HIV và AIDS. Tác giả của cuốn sách cũng cho thấy những chiến lược và các kế
hoạch hành động cần sự đánh giá tốt hơn về nhu cầu và quyền của những người bị
ảnh hưởng trong bối cảnh rộng hơn của bất bình đẳng và bất cơng tồn cầu đối với
người sống chung với HIV. Nội dung cuốn sách cũng phác thảo những cách tiếp
cận để giải quyết những thách thức đối với vấn đề chống kỳ thị và bảo vệ nhân
quyền đối với những người sống chung với HIV.
Cuốn sách “Cơ chế quốc tế và khu vực về quyền con người” của GS.TS. Võ
Khánh Vinh và TS. Lê Mai Thanh đồng chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 2014. Cuốn
sách đề cập một cách khái quát cơ chế quốc tế và cơ chế khu vực về quyền con người,
những vấn đề về cơ chế đa phương về quyền con người và tư cách thành viên của Việt

Nam, sách còn đề cập đến mối quan hệ giữa các cơ chế đa phương, khu vực và quốc
gia; các thiết chế quốc tế được thành lập để bảo vệ quyền con người.
Cuốn sách “Sức mạnh của sự thật: câu chuyện của Dự án Luật Phòng chống
AIDS” “Speaking truth to power: the story of the AIDS Law Project” của tác giả
Didi Moyle, xuất bản năm 2015. Cuốn sách bàn về Dự án Luật Phòng chống AIDS
(ALP) và sức mạnh của quyền con người trong chiến dịch chống HIV/AIDS. ALP
với khởi điểm là một tổ chức phi chính phủ quy mô nhỏ ở Johannesburg (Nam Phi).
Tổ chức này cùng với các đồng minh trong Chiến dịch Hành động xử lý, đã chiến
đấu hơn một thập kỷ vì quyền của người sống với HIV/AIDS. Ngày nay, Nam Phi
đã có luật bảo vệ quyền của người sống chung với HIV/AIDS và chương trình điều
trị dành cho những người sống chung với HIV/AIDS lớn nhất trên thế giới. Cuốn
sách chứng minh sức mạnh của con người và lòng can đảm của họ dám nói lên sự
thật. Đây cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quý giá trong cuộc chiến
chống vi phạm nhân quyền với người sống chung với HIV/AIDS cho mọi quốc gia
trên thế giới.
Cuốn sách “Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ quyền của các nhóm xã
hội dễ bị tổn thương”, Hội Luật gia Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017.
Cuốn sách đã nêu khái quát về vấn đề quyền con người, quan điểm và khuôn khổ


pháp luật chung về bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; đồng thời, nêu rõ khuôn
khổ các quyền con người cơ bản trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Đặc
biệt, đã nêu rõ quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong pháp luật Việt
Nam và pháp luật quốc tế, trong đó tập trung vào 06 nhóm cụ thể: Phụ nữ; trẻ em;
người sống chung với HIV/AIDS; người khuyết tật; người lao động di trú; người
thiểu số. Tuy nhiên, nội dung đảm bảo thực thi các quyền con người của những
người sống chung với HIV/AIDS mới được đề cập một cách mờ nhạt, chưa được
phân tích sâu.
Lê Hồi Trung (2012), Pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực
xã hội ở Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Học

viện Khoa học xã hội, năm 2012. Luận án đã phân tích làm rõ quyền con người
trong lĩnh vực xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với quyền con người trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa và là một bộ phận hữu cơ của tổng thể quyền con
người. Pháp luật bảo đảm quyền con người nói chung, bảo đảm quyền con người
trong lĩnh vực xã hội nói riêng đã khơng ngừng được hồn thiện, thể chế hóa chủ
trương của Đảng, phù hợp với các điều kiện cụ thể ở nước ta và các tiêu chuẩn tiến
bộ về nhân quyền được quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, pháp luật trong lĩnh vực này
còn một số bất cập, thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật bảo đảm quyền con
người trong lĩnh vực xã hội cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, như: khái niệm, nội
dung, mối quan hệ pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội với
các ngành luật có liên quan.
Tăng Thị Thu Trang (2016) Quyền trẻ em có hồn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, năm 2016. Luận án
phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt trong đó có quyền của trẻ em nhiễm HIV/AIDS, thực tiễn pháp luật ghi nhận,
bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em có hồn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. Từ đó đề
xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm bảo đảm quyền của các em.
Đỗ Mạc Ngân Doanh (2017) Quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, năm 2017. Luận án
đề xuất hệ thống giáp pháp nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt


Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân và vì dân.
Ngơ Thị Thu Hồi (2019), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong
kiến Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, năm 2019. Luận
án đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tiếp thu, kế thừa các giá trị đương đại và bài
học kinh nghiệm về bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Đỗ Quang Sơn (2019), Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận
án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, năm 2019. Luận án đã phân tích làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận về điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ quyền, lợi
ích của người lao động nói chung và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động
làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam nói riêng phù hợp
với điều kiện thực tiễn Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế. Luận án đã đề xuất
các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp
luật lao động đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động.
1.1.2. Nhóm các cơng trình liên quan đến thực trạng bảo đảm quyền của

người sống chung với HIV/AIDS
Cuốn sách "HIV/AIDS tại nơi làm việc hiểu biết chính sách và vai trị của
phúc lợi doanh nghiệp" của tác giả Bùi Thế Cường làm chủ biên, xuất bản năm
2003. Nội dung cuốn sách phân tích vai trị của phúc lợi doanh nghiệp và chính sách
của các doanh nghiệp về bảo hiểm y tế, trợ cấp khó khăn, thương tật, trợ cấp độc
hại... đối với những người sống chung với HIV/AIDS. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng
đề cập đến vai trị của cơng đồn doanh nghiệp trong việc tun truyền, phổ biến
cách phịng, chống HIV/AIDS, qua đó nâng cao trách nhiệm bảo vệ nhân quyền cho
những người lao động đang sống chung với HIV.
Cuốn sách “Chính sách về ma túy, HIV/AIDS và nhân quyền” (War on
Drugs, HIV/AIDS, and Human Rights) (của tác giả Kasia Malinowska và Sempruch
Sarah Gallagher, xuất bản năm 2004). Nội dung cuốn sách tập trung phân tích các
chính sách về ma túy và căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS trong bối cảnh nhân quyền.


Sách phân tích những quyền cơ bản của người sống với HIV/AIDS, đặc biệt chú ý
tới quyền được chăm sóc đầy đủ về y tế - đây là quyền mà họ thường bị từ chối và
vi phạm. Bên cạnh đó, sách cũng đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền của người sống
chung với HIV/AIDS có hành động vi phạm pháp luật, chỉ ra những mâu thuẫn giữa
pháp luật hình sự và tự do cá nhân, nhấn mạnh tới những trường hợp lạm dụng quyền

con người của người sống chung với HIV/AIDS trong khi thực thi chính sách hình sự.
Cuốn sách “Kỳ thị, phân biện đối xử và vi phạm nhân quyền với HIV:
nghiên cứu các trường hợp chương trình thành công” (HIV-related stigma,
discrimination and human rights violations: case studies of successful programmes)
được xuất bản năm 2005 bởi Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS). Cuốn sách đi sâu phân tích vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử
và vi phạm nhân quyền đối với những người sống chung với HIV. Trên cơ sở đó,
cuốn sách đưa ra những cách tiếp cận mới để làm giảm thiểu sự kỳ thị và vi phạm
nhân quyền đối với người sống chung với HIV như: nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người sống chung với HIV qua chăm sóc tổng hợp; cung cấp những phác đồ
điều trị AIDS toàn diện, bao gồm cả việc tiếp cận với liệu pháp kháng retrovirus; cổ
vũ, khuyến khích những người sống chung với HIV tham gia các hoạt động cộng
đồng như tuyên truyền phòng tránh, hỗ trợ, tư vấn cho những người đang sống
chung với HIV khác; đảm bảo những quyền lợi cơ bản cho người sống chung với
HIV như quyền giáo dục, quyền ngơn luận... Cuốn sách cũng giới thiệu những
chương trình có quy mô rộng dành cho người sống chung với HIV ở nhiều quốc gia
trên thế giới như: Dự án Sangha Metta ở Thái Lan, Chương trình Y tế Tích hợp
Zambia (ZIHP) của Zambia, Cải thiện môi trường bệnh viện cho bệnh nhân nhiễm
HIV ở Ấn Độ...
Cuốn sách “Cẩm nang về HIV và quyền con người đối với tiêu chuẩn quốc tế
về nhân quyền” (Handbook on HIV and human rights for national human rights
institutions), (xuất bản năm 2007 bởi Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS) và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc. Cuốn
sách khái quát những tiêu chuẩn quốc tế về luật nhân quyền dành cho người đang
sống chung với HIV như: quyền được bảo trợ về sức khỏe, giáo dục, quyền tự do


ngôn luận, quyền riêng tư, những quyền dành riêng cho phụ nữ và trẻ em... Bên
cạnh đó, cuốn sách cịn đề cập chi tiết đến sự tham gia của các tổ chức nhân quyền
quốc gia trong việc ứng phó với HIV. Sách xác định một số biện pháp chính để nâng

cao hiệu quả bảo vệ nhân quyền cho những người sống chung với HIV như: tăng
cường lồng ghép các hoạt động dành cho đối tượng HIV vào các hoạt động và
chương trình hiện có của các tổ chức quốc gia; giáo dục và nâng cao nhận thức về
HIV và vấn đề nhân quyền, đưa ra những giải pháp dự phòng, điều trị, chăm sóc và
hỗ trợ dành cho những người sống chung với HIV.
Cuốn sách“Đương đầu với HIV/AIDS ở Việt Nam - Từ góc nhìn của xã hội
dân sự” của tác giả Khuất Thị Hải Oanh (2007). Đây là một trong những tác phẩm
đầu tiên tại Việt Nam đánh giá độc lập chương trình HIV/AIDS do tổ chức xã hội
dân sự thực hiện. Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh chính là một trong những tác giả của
bản Báo cáo đánh giá Chương trình Quốc gia Phịng chống HIV/AIDS ở Việt Nam,
giai đoạn 01/1996 - 6/2001. Nội dung của cuốn sách thể hiện góc nhìn của xã hội
dân sự về chương trình phịng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. "Đương đầu với
HIV/AIDS ở Việt Nam" thể hiện sự hưởng ứng mạnh mẽ Tuyên bố Cam kết
UNGASS và các văn bản chính sách về HIV/AIDS kêu gọi sự tham gia của các tổ
chức xã hội vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Cuốn sách đã phản ánh và
đưa ra cái nhìn khách quan về nhiều vấn đề chủ chốt của chương trình quốc gia
phịng chống HIV/AIDS.
Bài viết “Phát triển chính sách HIV tại Việt Nam: Từ các biện pháp kiểm
soát xử lý vi phạm pháp luật sang cách tiếp cận dựa trên quyền” (The evolution of
HIV policy in Vietnam: from punitive control measures to a more rights-based
approach) của tác giả Phạm Nguyễn Hà, Anastasia Pharris, Nguyễn Thanh Hương,
Nguyễn Thị Kim Chúc, Ruairi Brugha and Anna Thorson, đăng trên tạp chí Global
Health Action, Vol.3, 2010. Bài viết phân tích sự phát triển của những chính sách
đối với người đang sống chung với HIV ở Việt Nam. Nhóm tác giả đã nghiên cứu
chuyên sâu các tài liệu và thực hiện 17 cuộc khảo sát bằng phương thức phỏng vấn
và điều tra xã hội học trên địa bàn thành phố Hà Nội và Quảng Ninh. Kết quả cho
thấy, sự phát triển của chính sách về HIV ở Việt Nam đã được các cơ quan nhà


nước kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Chính sách đối với

người sống chung với HIV ở Việt Nam đã có bước phát triển và chuyển dịch từ
hướng tập trung vào các biện pháp kiểm soát xử lý vi phạm pháp luật sang cách tiếp
cận dựa trên nhân quyền. Các chính sách mới đã đặc biệt quan tâm tới quyền được
hưởng chế độ cao nhất về chăm sóc sức khỏe như giảm thiểu thanh tốn bảo hiểm y
tế cho các chi phí y tế của bệnh nhân có bệnh liên quan đến HIV. Chính sự thay đổi
về mặt chính sách này đã mang tới những kết quả tích cực trong chiến dịch chống
HIV/AIDS ở Việt Nam.
“Quyền của phụ nữ và trẻ em có HIV/AIDS”, Kỷ yếu Hội thảo quyền của
phụ nữ và trẻ em có HIV/AIDS, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ - Ban Nữ công,
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012. Kỷ yếu là tập hợp những bài nghiên cứu
về thực trạng vi phạm và các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của phụ nữ
và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Bài viết “Nghiên cứu Khoa học xã hội về HIV ở Việt Nam: đánh giá quan
trọng và định hướng tương lai” (Social science research of HIV in Vietnam: A
critical review and future directions) của Amy Dao, Jennifer Hirsch, Lê Minh Giang
và Richard G. Parkera, đăng trên tạp chí Global Public Health, Vol. 8(01), 2013. Nội
dung bài viết đánh giá các tài liệu khoa học xã hội đã được xuất bản bằng tiếng Anh
về vấn đề HIV ở Việt Nam để xác định những điểm giống và khác biệt trong lý luận
và nội dung, trên cơ sở đó đặt nền móng cho các nghiên cứu trong tương lai. Bài
báo đề cập tới bốn lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về HIV/AIDS ở Việt Nam:
nguyên nhân dẫn đến đại dịch HIV bùng phát ở Việt Nam; sự kỳ thị và phân biệt đối
xử đối với những người đang sống chung với HIV; sự bất bình đẳng xã hội và bạo
lực dẫn đến sự gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Bài báo cũng chỉ ra nhu cầu cần có
những nghiên cứu mới về các vấn đề như: ảnh hưởng của phương tiện truyền thông
đối với việc tuyên truyền và ngăn chặn HIV/AIDS, phong trào xã hội và nâng cao
chất lượng hệ thống y tế, cũng như vấn đề nhân quyền của những người đang sống
chung với HIV.
Cuốn sách "Nhu cầu tham vấn của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả Phạm Văn Tư, xuất bản năm 2015. Nội



dung cuốn sách đã trình bày một số vấn đề lý luận về nhu cầu tham vấn của trẻ em
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Cuốn sách làm rõ những khó khăn tâm lý, cách thức
sử dụng và nhu cầu tham vấn của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Cuốn sách "Truyền thơng giảm kỳ thị trong phịng, chống HIV/AIDS" của tác
giả Đỗ Văn Dung làm chủ biên, xuất bản năm 2015. Nội dung cuốn sách khái quát
tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng
làm rõ thực trạng về vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm và
những người có liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS. Cuốn sách cũng đề cập tới
khoa học hành vi và một số vấn đề lý luận về phương pháp thay đổi hành vi sức
khoẻ mà dựa trên cơ sở đó có thể xây dựng kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi,
giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và những người có liên quan với
người nhiễm HIV/AIDS. Cuối cùng, cuốn sách trình bày các cơng cụ nghiên cứu
giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và những người có liên quan với
người nhiễm HIV/AIDS.
Bài viết “Sức khỏe cộng đồng đáp ứng quyền con người: Xác nhận việc loại
bỏ lây truyền HIV từ mẹ sang con và bệnh giang mai bằng cách tiếp cận dựa trên
quyền”(Where public health meets human rights: Integrating human rights into the
validation of the elimination of mother-to-child transmission of HIV and syphilis)
của Eszter Kismödi, Karusa Kiragu, Olga Sawicki, Sally Smith, Sophie Brion, Aditi
Sharma, Lilian Mworeko, Alexandrina Iovita, đăng trên Tạp chí nhân quyền , tập
19, năm 2017. Bài báo đã phân tích chương trình hành động năm 2014 do Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng nhằm loại bỏ lây truyền HIV từ mẹ sang con
(EMTCT) và bệnh giang mai ở các quốc gia. Trong chương trình này, WHO đã đưa
ra các tiêu chuẩn và cách tiếp cận dựa trên nhân quyền, bình đẳng giới và sự tham
gia của cộng đồng. Đây chính là cơ hội quan trọng để nâng cao trách nhiệm trong
vấn đề bảo vệ nhân quyền bằng cách đánh giá các chương trình EMTCT chống lại
các hành vi vi phạm các chuẩn mực và tiêu chuẩn nhân quyền. Bài báo cho thấy tầm
quan trọng và tính khả thi của việc lồng ghép nhân quyền, bình đẳng giới và sức
mạnh của cộng đồng nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người của phụ nữ và trẻ

em đang sống và chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.


Luận án tiến sĩ "Thực trạng và hiệu quả can thiệp cộng đồng về chăm sóc,
hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá", của tác giả
Phạm Đăng Quyền được bảo vệ năm 2011 tại Trường đại học Y - Dược. Luận án mô
tả thực trạng chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại Thanh Hố năm 2007.
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả can thiệp về chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá), luận án đã đề xuất những kiến nghị,
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV nhằm
bảo vệ quyền được hưởng mức chăm sóc y tế cao nhất trong luật nhân quyền cho
người sống chung với HIV.
Luận án tiến sĩ "Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại cộng đồng ở 05 huyện của Nghệ An 2008 - 2012" của tác giả Nguyễn
Văn Định được bảo vệ năm 2015 tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Nội dung
luận án mô tả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng
đồng và hành vi nguy cơ trước can thiệp tại 5 huyện của tỉnh Nghệ An năm 2008,
thơng qua đó đánh giá hiệu quả can thiệp, tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại cộng đồng.
Luận án tiến sĩ “Tác động kinh tế - xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc
giải quyết đại dịch AIDS tại Châu Phi từ năm 2000 đến nay” của tác giả Nguyễn
Thị Hằng được bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội. Luận án đã phân
tích làm sáng tỏ tác động kinh tế - xã hội của viện trợ quốc tế cho Châu Phi nhằm
ngăn chặn và đẩy lùi dịch HIV/AIDS. Đồng thời, luận án đề cập đến các tiêu chí
đánh giá tác động tích cực và tiêu cực, các nguyên nhân gây ra các tác động kinh tế
xã hội của viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS và dự báo nguồn
viện trợ trong thời gian tới. Luận án góp phần liên hệ thực tế với Việt Nam bằng
cách đưa ra được thông tin khái quát về dịch HIV/AIDS cũng như viện trợ quốc tế
cho phịng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam từ trường hợp châu Phi.

Bài báo “Hệ thống báo cáo bảo vệ quyền con người của người sống chung
với HIV với các nhóm dân chính” (A Reporting System to Protect the Human Rights
of People Living with HIV and Key Populations), của R. Taylor Williamson, Vivian


Fiscian, Ryan Ubuntu Olson, Fred Nana Poku, đăng trên Tạp chí nhân quyền,
Tập.19(2), 2017. Bài báo cho thấy trong bối cảnh những người sống với HIV đang
phải đối mặt với các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, các tổ chức chính phủ và
các tổ chức xã hội dân sự ở Ghana đã phát triển một hệ thống báo cáo về phân biệt
đối xử do Ủy ban Nhân quyền và Tư pháp hành chính quản lý. Hệ thống này là sự
liên kết những người sống với HIV và các nhóm dân chính để phục vụ các dịch vụ
pháp lý thơng qua việc điều tra xã hội, tổng hợp dữ liệu để phân tích thực trạng và
đưa ra hướng giải quyết. Nội dung bài báo đã trình bày một cách chi tiết cách thức
xây dựng hệ thống báo cáo, sự tác động và hiệu quả của nó trong việc chống vi
phạm nhân quyền đối với người sống chung với HIV ở Ghana. Đây được xem như
là một bài học kinh nghiệm cho tất cả các tổ chức, Chính phủ ở các quốc gia khác
trong việc xây dựng một hệ thống báo cáo nhằm cập nhật chính xác thực trạng,
quản lý và giải quyết vấn đề vi phạm nhân quyền của người sống chung với
HIV/AIDS.
1.1.3. Nhóm các cơng trình liên quan đến quan điểm và giải pháp bảo đảm

quyền của người sống chung với HIV/AIDS
- Cuốn sách “Chính sách quốc gia về phịng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam”

của TS. Nguyễn Văn Sáu và TS. Cao Đức Thái, Nxb Khoa học xã hội, 2008. Cuốn
sách đã phân tích và nêu khái quát quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS; quyền của con người trong phòng chống
HIV/AIDS và các nội dung liên quan đến cơng tác phịng chống HIV/AIDS của nhà
nước ta. Cuốn sách cũng đưa ra nhận xét: cơng tác phịng chống HIV/AIDS ở Việt
Nam vẫn cịn nhiều trở ngại, hệ thống pháp luật về HIV/AIDS đã được xây dựng

nhưng tình hình thực hiện và cơ chế giám sát vẫn cịn yếu, tình trạng kỳ thị, phân biệt
đối xử với người có HIV vẫn cịn khá phổ biến cả ở trong gia đình và ngồi xã hội.
Cuốn sách "Hiểu biết và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS" của tác giả Đặng
Hoàng Long biên soạn, xuất bản năm 2017. Nội dung cuốn sách trình bày những
kiến thức chung về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS; các biện pháp
xoá bỏ những kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS; hướng dẫn hoạt động nhóm tìm
hiểu về sử dụng ma t và lây nhiễm HIV cùng Chiến lược quốc gia về phòng


chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam.
Bài báo "Pháp luật quốc tế và chính sách quốc gia về phịng chống
HIV/AIDS và bảo vệ quyền con người của người sống chung với HIV/AIDS”
“International law national policy and legislation for the prevention of HIV/AIDS
and protection of human rights of people living with HIV/AIDS in Vietnam”, là một
trong những nghiên cứu viết bằng tiếng Anh của nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên
cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003). Mục đích
chính của nghiên cứu này là tổng quan các cơng cụ pháp lý quốc tế và quốc gia về
vấn đề HIV/AIDS đang được áp dụng ở Việt Nam. Báo cáo cũng trình bày chi tiết
những quyền cơ bản mà người sống chung với HIV/AIDS được bảo trợ về mặt pháp
lý ở Việt Nam hiện nay như: quyền không phân biệt và bình đẳng trước pháp luật;
quyền tự do và an toàn của con người; quyền riêng tư; quyền tự do xây dựng gia
đình; quyền giáo dục; quyền làm việc, quyền được hưởng tiêu chuẩn cao nhất về
sức khỏe thể chất và tinh thần; quyền hưởng các chế độ an sinh xã hội và quyền
được hưởng những lợi ích của tiến bộ khoa học và các ứng dụng của nó. Trên cơ sở
đó, nghiên cứu đã đánh giá tính hiệu quả của các cơng cụ pháp lý này, cũng như các
chính sách của chính phủ trong việc bảo vệ nhân quyền cho những người sống
chung với HIV/AIDS ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp mang tính khả thi.
Bài báo “Bảo vệ quyền của người sống chung với HIV/AIDS: theo phương
pháp tiếp cận Châu Âu” “Protecting the Human Rights of People Living with
HIV/AIDS: A European Approach?” đăng trên tạp chí Groningen Journal of

International Law, Vol. 3, No. II, 2015 (34p.). Bài báo đã phân tích chỉ ra những vấn
đề cơ bản trong việc bảo vệ nhân quyền của người sống chung với HIV/AIDS theo
“phương pháp tiếp cận châu Âu". Bài báo cho thấy những phát triển gần đây trong
việc giải thích Cơng ước châu Âu về quyền con người (ECHR) đã góp phần xác
định rõ hơn mức độ bảo vệ mà người sống chung với HIV/AIDS có thể được
hưởng. Nhờ sự cơng nhận tình trạng dễ tổn thương của nhóm người này, Toà án
Nhân quyền châu Âu (ECtHR) đã áp dụng điều khoản bổ sung về phân biệt đối xử
(Điều 14) để chống lại sự kỳ thị xã hội và định kiến liên quan đến HIV/AIDS ở
Châu Âu, đặc biệt đối với vấn đề xuất nhập cảnh và di dân. Kết luận của bài báo


×