Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của các loài Tuế (Cycas sp.) phân bố tự nhiên tại Vườn Quốc gia Cúc Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 66 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội ngày, 20… tháng 10… năm 2014
Tác giả

Đinh Trung Thành


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Sau hai năm học tập tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, theo
chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, chun ngành Lâm học, tơi đã hồn
thành chương trình khóa học, viết luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm sinh vật học của các loài Tuế (Cycas sp.) phân bố tự nhiên tại vườn
Quốc Gia Cúc Phương”
Trong trình học tập cũng như thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ rất nhiệt tình và hiệu quả của Phịng đào tạo sau đại học –
Trường đại học Lâm Nghiệp và Vườn Quốc gia Cúc Phương – Huyện Nho
Quan – Tỉnh Ninh Bình
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cô giáo trong khoa Lâm
học, khoa sau đại học, trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam đặc biệt là Thầy
giáo – Tiến sỹ Phạm Minh Toại người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Phòng khoa học hợp tác Quốc Tế vườn Quốc
gia Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình, đặc biệt là Thạc sỹ Lê Phương Triều


-Giám đốc trung tâm cứu hộ động thực vật hoang dã Vườn quốc gia Cúc
phương đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Do thời gian có hạn, năng lực bản thân cịn hạn chế nên bài luận văn
khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ
phía các thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày, 20 tháng 12 năm 2014
Tác giả
Đinh Trung Thành


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời nói đầu ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình vẽ và bản đồ ..................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................... 3
1.1.1. Về phân loại thực vật .............................................................................. 3
1.1.2. Về đặc điểm hình thái, sinh thái .............................................................. 3
1.1.3. Về bảo tồn các loài Tuế ........................................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................ 9
1.2.1.Về phân loại thực vật, số lượng và phân bố. ............................................ 9

1.2.2. Về đặc điểm hình thái, sinh thái ............................................................ 12
1.2.3. Nghiên cứu về nhân giống, gây trồng, bảo tồn các loài Tuế ................ 12
1.2.4. Nghiên cứu về các loài hạt trần và Tuế tại Vườn quốc gia Cúc Phương .. 13
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 15
2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 15
2.1.1. Mục tiêu chung:..................................................................................... 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................... 15
2.2. Nội dung ................................................................................................... 15
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của 04 lồi Tuế tại Vườn quốc gia Cúc
Phương ............................................................................................................ 15


iv

2.2.2. Đặc điểm sinh thái của 04 loài Tuế tại Vườn quốc gia Cúc Phương ... 15
2.2.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài và phát triển 04 loài Tuế trong Vườn
quốc gia Cúc Phương. ..................................................................................... 15
2.3. Giới hạn nghiên cứu: ................................................................................ 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16
2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận .......................................................... 16
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 17
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 21
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 24
3.1. Điều kiện tự nhiên Vườn quốc gia Cúc Phương ...................................... 24
3.2. Điều kiện xã hội Vườn quốc gia Cúc Phương ......................................... 31
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 33
4.1. Đặc điểm hình thái 04 loài Tuế tại Vườn quốc gia Cúc Phương ............. 33
4.2. Đặc điểm sinh thái của 04 loài Tuế tại vườn quốc gia Cúc Phương ........ 39

4.2.1. Đặc điểm vật hậu các loài Tuế ở Vườn quốc gia Cúc Phương ............. 39
4.2.2. Đặc điểm phân bố của các loài Tuế ...................................................... 41
4.2.3. Đặc điểm cấu trúc của lâm phần có Tuế phân bố ................................. 44
4.2.4. Đặc điểm tái sinh của các loài Tuế. ...................................................... 47
4.2.5. Nghiên cứu đặc điểm tính chất đất nơi có các lồi Tuế phân bố .......... 49
4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển 04 loài Tuế tại Vườn quốc
gia Cúc Phương ............................................................................................... 52
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Chú thích

1

Bộ NN&PTNT

:

Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

2


C.

:

Cycas

3

D1,3

:

Đường kính tại vị trí 1,3 m

4

Dt

:

Đường kính tán

5

Hdc

:

Chiều cao dưới cành


6

Hvn

:

Chiều cao vút ngọn

7

NĐ-CP

:

Nghị định – Chính phủ

8

OTC

:

Ơ tiêu chuẩn

9

VQG

:


Vườn Quốc Gia


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

1.1

Khóa định loại các lồi thuộc chi Cycas trên thế giới

7

3.1

Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương

27

4.1

Đặc điểm vật hậu các loài Tuế ở Vườn quốc gia Cúc Phương

40


4.2

Kết quả điều tra phân bố tự nhiên các loài Tuế ở Vườn quốc gia

41

Cúc Phương
4.3

Tổ thành lâm phần có các loài Tuế phân bố

45

4.4

Mật độ cây tái sinh của các lồi Tuế

48

4.5

Kết quả phân tích tích chất lý hố học đất

50

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢN ĐỒ
STT

Tên bảng


Trang

3.1

Biểu đồ khí hậu Gaussen-Walter khu vực Cúc Phương

28

4.1

Một số hình ảnh về lồi Cycas dolichophylla

34

4.2

Một số hình ảnh về lồi Cycas sexseminifera

36

4.3

Một số hình ảnh về lồi Cycas hoabinhensis

37

4.4

Một số hình ảnh về loài Cycas sp


39

3.1

Thảm thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương

31

4.1

Vị trí phân bố các lồi Tuế ở Vườn quốc gia Cúc Phương

43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuế là hoá thạch sống mang đặc điểm nguyên thuỷ của thực vật kỷ Jura
cách đây khoảng 185 triệu năm. Với 25 loài của chi Tuế, Việt Nam là một
trong những trung tâm đa dạng về chi Tuế. Các lồi Tuế ở Việt Nam có thân
thẳng cao, lá xanh dày tập trung ở đầu cành, nón to đẹp đều có giá trị trồng
làm cảnh. Hiện tại hầu hết các lồi Tuế đang bị khai thác bừa bãi vì mục đích
thương mại. Tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2006
về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm. Tất cả các loài
của chi Tuế đã được đưa vào danh lục thực vật quý hiếm (nhóm 2) để quản lý
và bảo vệ.
Trong vài thập kỷ qua, mơi trường sống của các lồi Tuế đang gặp phải
những sự phá huỷ một cách nghiêm trọng, do sự phát triển nhanh của nền

kinh tế cũng như tình trạng gia tăng dân số. Đặc biệt, trong vòng 20 năm trở
lại đây cùng với sự phát triển của ngành kinh doanh cây cảnh cũng như y học,
các loài Tuế đã bị khai thác nghiêm trọng và bị bán một cách bất hợp pháp để
làm cây cảnh và làm thuốc.
Trên phương diện sinh thái học, các loài Tuế phân bố tự nhiên ở Việt
Nam đã và đang chịu hai mối đe dọa căn bản đó là (i) mất nơi cư trú do các hệ
sinh thái rừng nơi các loài này phân bố đã và đang bị suy thoái hoặc biến
thành đất trống và (ii) sự di chuyển có chọn lọc một số lồi có giá trị thương
mại cao. Hậu quả, một số quần thể Tuế ngoài tự nhiên đang đứng trước nguy
cơ tuyệt chủng nếu khơng có những giải pháp bảo tồn hợp lý.
Đã có một số cơng trình nghiên cứu về chi Tuế ở Cúc Phương nói riêng
và Việt Nam cũng như trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, các cơng trình
nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu về phân loại thực vật, phân bố, đặc
điểm hình thái…mà chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu về đặc điểm
sinh học để có cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn các loài Tuế. Đứng trước nguy


2

cơ các loài Tuế bị khai thác bừa bãi, một số lồi có nguy cơ tuyệt chủng, việc
thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của các loài Tuế (Cycas
sp) phân bố tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương” là rất cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Phần lớn nội dung nghiên cứu của luận văn
được kế thừa từ đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ
2006 - 2011 (Bộ NN&PTNN quản lý) và tác giả là cộng tác viên của đề tài.


3

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Về phân loại thực vật
Trong hệ thống phân loại, Tuế được xếp như sau:
Kingdom:

Giới

Phylum:

Plantae

Ngành

Class:

Pinophyta (Hạt trần)

Lớp

Order:

Cycadopsida

Bộ

Family:

Cycadales


Họ

Genus:

Chi

Cycadaceae
Cycas

(Tuế)
(Tuế)

Tuế phân bố rộng từ phần đảo tây Tinga , Philippin, Nam Nhật Bản, Nam
Trung Quốc, Lào, Campuchia… Khu phân bố tập trung nhất từ Philippin tới
vùng Đông Nam Á và Châu phi [14].
1.1.2. Về đặc điểm hình thái, sinh thái
Cycadaceae là họ thực vật hạt trần, cây gỗ, thân trụ, khơng phân cành,
có khi phân cành lưỡng thân; lá có cuống, mọc sát nhau gần thành ở ngọn,
phiến lông chim, các lá chét hình đường chỉ thn, một gân ngun, các lá
dưới đơi khi chuyển hố thành gai. Nón hoa ở ngọn, khác gốc. Nón cái thường
tạo thành chồi rộng, Quả hạch, vỏ ngoài nạc, giữa rắn; nội nhũ nạc có bột [22].
Chi Tuế (Cycas) là chi thực vật hạt trần nguyên thuỷ, chi duy nhất trong
họ Cycadaceae, chi Cycas có khoảng 90 lồi, chủ yếu phân bố ở Úc (26 loài)
và Ấn Độ -Trung Quốc (khoảng 30 loài). Chi cũng được tìm thấy trong khu
vực Malesian, Nhật Bản và Đông Nam Á, kéo dài đến Micronesia và
Polynesia, Madagascar và Đơng Phi. Chi Tuế có các đặc điểm cây đơn tính
khác gốc, thân hình trụ, lá hình lơng chim, sắp xếp xoắn, Lá chét với gân giữa


4


dày đơn và khơng có gân bên. Lá có lơng tơ, ít nhất khi cịn non, với lơng
trong suốt phân nhánh hoặc đơn. Lá bào tử: lỏng lẻo hoặc xếp chặt đè lên
nhau, sắp xếp xoắn hình hoa thị. Nỗn hai đến nhiều. Hạt gần hình cầu đến
elip màu vàng, màu cam hoặc màu nâu, có phần vỏ thịt bao bên ngồi, và có
hoặc khơng có mơ xốp bên trong vỏ gỗ cứng. Nội nhũ đơn bội, xuất phát từ
các giao tử cái. Phôi thẳng, với 2 lá mầm thường hợp ở đỉnh với một dây treo
dài và xoắn [21].
Các lồi Tuế là một nhóm thực vật cổ xưa, rất sớm của kỷ Peleozoic,
các loài Tuế xuất hiện trên trái đất và đã đạt đến sự hưng thịnh vào kỷ Jura
của Mesozoic khi mà các lồi Khủng long đang cịn thống trị thế giới. Hiện nay
phần lớn các loài đã bị tuyệt chủng chỉ cịn hơn 240 lồi hiện diện trong 11 chi của
3 họ hiện đang còn tồn tại, vì vậy mà các lồi Tuế đã và đang được suy tơn danh
tiếng là “hóa thạch sống” [21].
Các lồi Tuế có phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của khu vực
Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Mỹ trong đó chi Cycas phân bố chủ yếu
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á, Ôxtraylia, Thái Bình Dương,
Đơng Phi và Madagasca. Chỉ có duy nhất một giống phân bố ở Trung Quốc
có tên là Cycas, lồi mà vẫn luôn được gọi là Shutie (cây sắt- thiết mộc Tuế)
hoặc Fengweicao. Người Trung Quốc rất thích lồi cây này vì những đặc điểm
hình dạng dị thường của chúng và tiêu biểu là chúng luôn xanh quanh năm.
Thêm vào đó, có mối quan hệ gần gũi giữa các lồi Tuế với đạo Phật, chúng hay
được trồng tại các ngôi đền, chùa cổ [19].
1.1.3. Về bảo tồn các loài Tuế
Tại Trung Quốc năm 1992, một đoàn nghiên cứu gồm hơn 60 nhà khoa
học đã được Quỹ Mongtgomery Hoa kỳ, Fairychild Tropical Garden, Bộ
Nông Nghiệp và Trường Đại học Nông nghiệp Đơng Bắc thành lập nhằm tìm


5


hiểu về các loài Tuế tại 6 tỉnh cuả Trung Quốc trong khoảng thời gian 3 tháng
(từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1992). Kết quả đã đưa ra được những đánh giá
đầu tiên và đề xuất phương pháp giám sát có hệ thống về các lồi Tuế ở
Trung Quốc. Vì vậy, đợt khảo sát này được ghi nhận như là một mốc hết sức
giá trị trong lịch sử nghiên cứu về các lồi Tuế của Trung Quốc. Nó khơng chỉ
giải quyết một số vấn đề về phân loại và phân bố các lồi Tuế mà cịn khơi
dậy sự quan tâm và đưa ra tầm quan trọng của các loài Tuế cho các quan chức
và các nhà khoa học nhằm nghiên cứu và bảo tồn các loài Tuế ở Trung Quốc
và trên thế giới [19].
Shengzhen Fairy Lake Botanical Garden bắt đầu sưu tập và trồng các
loài Tuế vào năm 1989 và thiết lập một bộ sưu tập đặc biệt về các loài Tuế.
Năm 1994 Trung tâm bảo tồn chuyển vị các loài Tuế Quốc tế đã được thành
lập tại vườn thực vật này. Hiện nay bộ sưu tập đã có tới hơn 100 loài của 9
giống đã được chuyển đến đây từ trong và ngoài nước, làm cho Trung tâm trở
thành số 1 của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu Dingyue Wang, Han Peng và
Guanhua Xian đã tổ chức 7 cuộc điều tra tại các vùng như Bắc kinh, Hải
Nam, Quảng Đơng… và sưu tập thêm trên 500 lồi, 5000 bản mẫu các loài
Tuế. Đã kiểm tra về mẫu của các lồi Tuế tại rất nhiều phịng lưu trữ mẫu
thực vật quốc gia, tác giả đã nghiên cứu về taxa và phân bố của các loài Tuế
tại Trung Quốc. Trong lúc đó những nghiên cứu về sự sinh sản và trồng trọt
chúng bao gồm cả các thử nghiệm về thụ phấn nhân tạo và sự lai giống của
những loài khác nhau, những chuyên gia ghép cây thủ công cùng với sự kết
hợp với nghiên cứu về giải phẫu, nghiên cứu phấn hoa, allzyme, tế bào học
cùng với Viện Thực vật Nam Trung Quốc đã được tiến hành. Sự kết hợp giữa
nghiên cứu và các cuộc thử nghiệm đối với mô của các loài Tuế với viện Lâm


6


nghiệp nhiệt đới cũng đã được thực hiện. Toàn bộ những điều tra, thử nghiệm
và những nghiên cứu đã rất thành cơng, đã có những phần mới cho khoa học
điều đó chắc chắn là một sự tiến bộ trong nghiên cứu và bảo tồn các loài Tuế
tại Trung Quốc. Các tác giả của cơng trình nghiên cứu - chun khảo đã tập
trung vào các lồi Tuế ở Trung Quốc. Nó bao gồm các phần: Phân loại, giải
phẫu, ... nhiễm sắc thể, hình thái học của phấn hoa, phân bố của nguồn các
loài Tuế và các biện pháp bảo tồn, gây giống và trồng trọt, bệnh tật và kiểm
soát vật cảnh và sử dụng .... Trong cuốn sách “Cycads in China” (1996) cơng
bố danh sách 79 lồi Tuế (Cycas) của thế giới trong đó có 27 lồi phân bố ở
Trung Quốc, 12 lồi cũng phân bố cả ở Việt Nam, có nhiều lồi đã được mơ
tả cùng với chụp ảnh màu và được minh họa là những loài mới cho khoa học.
Đây là tài liệu đặc biệt có giá trị đối với những nhà thực vật học và tự nhiên
học khi họ sử dụng các phần trong nghiên cứu về bảo tồn các loài Tuế hoặc
các vấn đề tương tự, và tơi cũng tin rằng cơng trình nghiên cứu - chun khảo
này sẽ rất có ích cho những xúc tiến các chiến dịch bảo tồn thiên nhiên trong
tương lai [19].
Đến năm 2004 chuyên gia người Ôxtraylia: Ken.D. Hill và một số
chuyên gia khác đã công bố danh sách và đưa ra khố định loại cho khoảng
trên 90 lồi thuộc chi Cycas trên thế giới [21].


7

Bảng 1.1: Khóa định loại các lồi thuộc chi Cycas trên thế giới
C.aculeata
C. condaoensis
C. maconochiei
C. segmentifida
C.angulata
C. conferta

C. macrocarpa
C. semota
C.apoa
C. couttsiana
C. media
C. sexseminifera
C.arenicola
C. curranii
C. megacarpa
C. siamensis
C.armstrongii
C. debaoensis
C. micholitzii
C. silvestris
C.arnhemica
C. desolata
C. micronesica
C. simplicipinna
C.badensis
C. diannanensis
C. multipinnata
C. spherica
C.balansae
C. dolichophylla
C. nathorstii
C. szechuanensis
C.basaltica
C. edentata
C. nongnoochiae C. taitungensis
C.beddomei

C. elephantipes
C. ophiolitica
C. taiwaniana
C.bifida
C. elongata
C. orientis
C. tanqingii
C.bougainvilleana C. falcata
C. pachypoda
C. tansachana
C.brachycantha
C. fairylakea
C. panzhihuaensis C. thouarsii
C.brunnea
C. ferruginea
C. papuana
C. tropophylla
C.cairnsiana
C. fugax
C. pectinata
C. tuckeri
C.calcicola
C. furfuracea
C. petraea
C. wadei
C.campestris
C. guizhouensis
C. platyphylla
C. xipholepis
C.candida

C. hainanensis
C. pranburiensis
C. yorkiana
C.canalis
C. hoabinhensis
C. pruinosa
C. yunnanensis
C.chamaoensis
C. hongheensis
C. revoluta
C. zeylanica
C.changjiangensis C. inermis
C. riuminiana
……..
C.chevalieri
C. javana
C. rumphii
C.circinalis
C. lanepoolei
C. schumanniana
C.clivicola
C. lindstromii
C. scratchleyana
C.collina
C. litoralis
C. seemannii
Chú thích: C.chevalieri: Các lồi có ở Việt Nam - theo “The Genus Cycas
in Vietnam” (2004)
Cũng tại Trung quốc, Vườn thực vật khu vực Hồ Shengzhen Fairy bắt
đầu sưu tập và trồng các loài Tuế vào năm 1989 và thiết lập một bộ sưu tập

đặc biệt về các loài Tuế. Năm 1994 Trung tâm bảo tồn chuyển vị các loài Tuế
Quốc tế đã được thành lập tại vườn thực vật này. Hiện nay, bộ sưu tập đã có tới
hơn 100 lồi của 9 giống đã được chuyển đến đây từ trong và ngoài nước [19].
Nghiên cứu của Anita Varghese và Tamara Ticktin tại khu dự trữ sinh
quyển Nilgiri, miền Nam Ấn Độ kết quả của cho thấy số lượng loài Cycas


8

circinalis hiện đang bị khai thác cạn kiệt. Việc thu hoạch tại đây là bất hợp
pháp nhưng rất khó khăn để bảo vệ. Tác động lớn nhất đến số lượng
C.circinalis do thu hoạch ruột cây và nón đực phục vụ ngành cơng nghiệp sản
xuất thuốc, khơng có lựa chọn nào khác để thay thế. Do vậy chiến lược bảo
tồn tại đây nhằm giảm áp lực lên các quần thể hoang dã là tuyên truyền thay
đổi nhu cầu thị trường cho các sản phẩm thay thế và tác động làm tăng số
lượng các thể lồi Cycas circinalis thơng qua tun truyền khuyến khích
trồng làm giàu cả bên trong và bên ngồi các khu rừng. Tuy nhiên, đánh giá
cho thấy khó khăn lớn nhất chỉ ra rằng sẽ mất khoảng 50 năm cho mỗi cá thể
để đạt được kích thước để thu hoạch, do đó ngay cả khi gây trồng ở hiện tại,
sẽ có một độ trễ dài trong thời gian sản xuất. Do đó, trong thời gian này bắt
buộc phải bằng cách nào đó để bảo vệ ít nhất một số đối tượng còn lại. Tác
giả đã đưa ra một giải pháp là dựa vào cộng đồng kết hợp với tuyên truyền
công nhận làng địa phương là khu bảo tồn Tuế có thể là một chiến lược và sẽ
mang lại các lợi ích khác. Sự kết hợp của tất cả các chiến lược trên là cần thiết
trong dài hạn để bảo tồn loài này [17].
Theo đánh giá của J. Lindstrom và K.D. Hill quần thể các loài Tuế đã
bị suy giảm đáng kể trong thế kỷ qua. Tuy nhiên, khơng có số liệu so sánh để
về sự suy giảm này và bằng chứng cho sự suy giảm phần lớn được đánh giá
một cách gián tiếp. Tại Ấn Độ hai mối đe dọa chính cho các lồi Tuế là mất
mơi trường sống và khai thác từ tự nhiên để buôn bán hoặc sử dụng [20].

Cycas taitungensis là loài đặc hữu một diện tích khoảng 290 ha tại
Đơng Đài Loan đang có nguy cơ tuyệt chủng do thu hẹp số lượng các thể.
Nghiên cứu của Ching-Te Chien về sinh lý hạt giống của loài này phục vụ cho
bảo tồn loài ho thấy nhiệt độ nảy mầm của hạt thuận lợi ở 250C. Thời gian nảy
mầm của hạt giống kéo dài từ 3- 18 tuần, tỷ lệ nảy mầm dao động trong
khoảng 30 - 88%. Những khác biệt này do phạm vi rộng về thời gian thụ phấn


9

ảnh hưởng đến mức độ khác nhau về sự thành thục của hạt giống. Hạt tươi để
trong khơng khí khơ trong 24 giờ và bảo quản ở 50C trong 16 tháng giữ nguyên
tỷ lệ nảy mầm ban đầu, trong khi hạt giống được lưu trữ với rêu ẩm ở 50C trong
16 tháng cho thấy giảm nảy mầm từ 73% (hạt tươi) xuống còn 50% [18].
Nghiên cứu của Yuandan Ma và cộng sự về sinh khối, năng suất và
tổng trữ lượng cacbon (tổng số của thảm thực vật, rác và cácbon trong đất)
của các loài tuế cho kết quả chiều cao trung bình của cây đạt 0,44 m và đường
kính trung bình đạt 23,2 cm. Sinh khối và năng suất của hệ sinh thái tuế nhỏ
hơn so với hệ sinh thái dương xỉ (Alsophila spinulosa (Wall. ex Hook.) hoặc
hệ sinh thái thực vật hạt trần (Pinaceae, Cupressaceae hoặc Taxodiaceae).
Sinh khối các hệ sinh thái Pinaceae, Cupressaceae hoặc Taxodiace tương ứng
6.8, 5.4, 5,3 và lớn hơn so với hệ sinh thái tuế 2,3, 2,8 và 3,8 lần. Các loài Tuế
thuộc cây đơn tính khác gốc cổ xưa. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sự khác
biệt giữa sinh khối của cây đực và cái là không đáng kể [24].
Nghiên cứu của Gary W. Wilson và cơng sự về lồi Cycas taitungensis,
một lồi đặc hữu trong hai quần thể cịn sót lại ở Đơng Nam Đài Loan.
Nghiên cứu sinh thái cho thấy tỷ số giới tính giữa đực và cái chiếm tỷ lệ
khoảng 1,7:1. Tỷ lệ sinh sản hàng năm của cây cái là rất khác nhau, số hạt
giống từ 80 đến 400 trong mỗi cây. Nghiên cứu về di truyền cho thấy biến đổi
di truyền thấp và ít sự khác biệt di truyền giữa các quần thể [20].

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1.Về phân loại thực vật, số lượng và phân bố.
Họ Tuế (Cycadaceae) chỉ có 1 chi Tuế (Cycas.L). Đây là chi có nhiều lồi,
trên thế giới có 95 lồi, ở Việt Nam có 25 lồi mọc hoang dại và được coi là một
trong những trung tâm đa dạng các loài Tuế nhất thế giới. Các loài Tuế thường
gặp trong rừng Việt Nam là Tuế lược Cycas pectinata Ham, Tuế thuôn Cycas


10

elongata D.Yue Wang, Tuế chân voi Cycas pachypoda K.D.Hill, Tuế xiêm
Cycas siamensis Miq…[14].
Tuế phân bố rộng rãi ở Việt Nam từ vùng bãi cát ven biển tới vùng núi
cao khoảng 1000m. Tuế thường gặp ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng trung du
của 3 miền Bắc (11 loài), Trung (10 lồi), Nam (4 lồi). Các tỉnh có phân bố
nhiều như Quảng Ninh, Ninh Bình, Cao Bằng, Gia Lai, Ninh Thuận… [14].
Nguyễn Nghĩa Thìn (2010) khi nghiên cứu hệ sinh thái núi đá vơi và các
lồi hạt trần đã chỉ ra phân bố của một số loài tuế ở Việt Nam. Cycas
clivicola K.D. Hill – Tuế hà tiên phân bố ở Kiên Giang, Hà Tiên. Cycas
diannanensis Z.T.Guan & G.D.Tao - Tuế na hang phân bố ở Tuyên Quang.
Cycas ferruginea F.N.Wei – Tuế rỉ sắt phân bố ở Khu bảo tồn thiên nhiên
Hữu Liên thuộc dãy Cai Kinh Ngồi ra cịn gặp ở Thái Nguyên. Cycas
miquelii Warb.- Tuế mi ken phân bố ở các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Hà
Tây, Hoà Bình, Nam Hà, Ninh Bình và Thanh Hố. Cycas multipinnata D.Y.
Wang – Tuế xẻ phân bố ở Yên Bái: Yên Bình, Phúc Ninh, núi Chàng. Cycas
taiwaniana Carruth. – Tuế cát bà phân bố ở Vườn quốc gia Cát Bà, Hải
Phòng. Ngồi các lồi đã được xác định tên chính xác như trên, một số lồi
sắp cơng bố như sau (theo Phan Kế Lộc và cộng sự, 2000). Cycas
brachyantha ở Vườn quốc gia Ba Bể, Chợ Đồn. Cycas dolichophylla phân bố
ở Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai đến Sơn La, Lai Châu, Hà

Nam, Ninh Bình, Thanh Hố. Cycas hoabinhensis phân bố ở Hồ Bình, Hà
Nam và Ninh Bình. Cycas tropophylla Phân bố ở Vườn quốc gia Cát Bà, Hải
Phòng và Quảng Ninh[10].
Warburg đã mô tả C.balansae gần Hà Nội năm 1900. Thiselton-Dyer mô
tả C.micholitzii từ Annam (Miền Trung VN) năm 1905. Cuối cùng vào 1931,
hai loài khác được phát hiện bởi Leandri là C. chavalieri tại miền Bắc và C.
pectinata ở miền Nam VN [5].


11

Phân loại chi Cycas rất phức tạp, sự phân loại của các tác giả tại các thời
điểm và tài liệu khác nhau nên đã dẫn tới sự trùng lặp hay là khác nhau về tên
gọi của các loài Tuế ở Việt Nam.
Tính chất phức tạp của chi Tuế đã được de Canolle (1868) ghi lại chỉ có
C.inermis từ khu vực VN, phần lớn dựa vào các tài liệu của de Loureiro. De
Candolle cũng giống Miquel (1926) trong việc sử dụng nhầm tên C.inermis
đối với các mẫu vật của loài C.revoluta. Pilger (1926) đưa ra ý kiến chỉ có
C.siamensis và C.micholitzii từ Việt Nam. Schuster (1932) gộp C.tonkinensis
vào C.circinalis var. undulata, … Nhưng sau này các tác giả đã phần nào
nhận ra được sự phân loại chưa chính xác và đã có sự chỉnh sửa và bổ sung.
Leandri (1931) đã bổ sung C.immersa vào danh mục thực vật VN và Schuster
đã đặt đúng C.immersa vào ngang vị trí của C.siamensis [5].
Sự đề cập nguyên sơ bởi Leandri (1931) đã liệt kê ra 10 loài xuất hiện ở
VN nhưng sử dụng sai tên C. circinalis và C. rumphii. Ho và Duong (1960)
đã ghi lại chỉ 6 loài. Nguyễn Tiến Hiệp và Vidal (1996) đã ghi lại 8 loài.
Nhiều nghiên cứu sau này cuối cùng đã chỉ ra ở Việt Nam chỉ có duy nhất chi
Cycas, thành phần các loài Tuế ở VN rất giàu, trong thực tế có thể là giàu có
nhất trong khu vực (N.T. Hiệp và P.K. Lộc, 1997, 1998) [5].
Phạm Hoàng Hộ (1999) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã đưa ra danh sách 8

loài Tuế thuộc họ Cycadaceae [14].
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc và Ken D. Hill (2004) trong “The
Genus Cycas in Vietnam” đã lập được danh lục 25 loài Tuế của Việt Nam.
Tại đây các tác giả đã mô tả cụ thể các đặc điểm giải phẫu, phân bố và mơi
trường sống cũng như tình trạng của các lồi Tuế Việt Nam hiện nay. Có thể
nói rằng đây là cơng trình nghiên cứu về các lồi Tuế hoàn thiện nhất từ trước
tới nay ở Việt Nam. Trong cuốn sách này giới thiệu 3 loài phân bố tại VQG
Cúc Phương (C. hoabinhensis, C. dolichophylla và C. sexseminifera) [16].


12

1.2.2. Về đặc điểm hình thái, sinh thái
Các lồi Tuế là một nhóm hạt trần thuộc họ Tuế (Cycadaceae) có thân
hình trụ, hố gỗ, có chứa tinh bột, khơng phân nhánh. Lá vảy hình tam giác
hẹp, nhẵn hoặc có lơng. Lá nhiều mọc thành vòng tập trung ở đỉnh thân, xẻ
thuỳ lông chim mang nhiều lá chét giả số lượng khác nhau tuỳ lồi. Cuống lá
dài là phần khơng mang lá chét giả, có gai nhọn hoặc khơng có gai phân bố ở
phần trên phần tiếp giáp với lá chét giả. Cây có hoa đơn tính khác gốc. Cây
đực có nón đực hình trứng hay trụ gồ nhiều vảy đực (lá bào tử nhỏ) xếp xoắn
ốc lợp lên nhau. Cây cái có nón cái hình cầu mang nhiều lá nón (lá bào tử
lớn), xếp xoắn ốc lợp lên nhau. Hạt hình trịn tới bầu dục,hạt có xơ hoặc
khơng có xơ tuỳ loài. Hạt được thụ tinh khi nảy mầm trên đất, tinh trùng có
một đầu roi xếp xoắn ốc [14].
Tuế thuộc nhóm cây trung sinh, chịu hạn và lửa rừng, mọc rải rác trong
rừng thứ sinh cây lá rộng, nơi có nhiều ánh sáng và thốt nước, trên đất phát
triển từ đá granit, đá phiến… phân bố từ độ cao thấp tới khoảng 1000m [14].
Tuế sống lâu năm, mọc rất chậm và thường tạo thành quần thể. Các loài
Tuế thường phân bố trong rừng kín nhiệt đới tới nửa sa mạc, đa số mọc ở
vùng khí hậu nhiệt đới hoặc á nhiệt đới, mưa nhiều về mùa hè. Tuế thường

mọc tập trung ở những nơi thiếu chất dinh dưỡng, trên núi đá vôi,vách đá… rễ
ngắn và dày chứa nhiều nước. Các lồi tuế chủ yếu thụ phấn nhờ cơn trùng. Nón
xuất hiện tháng 4-5, hạt chín tháng 10-12 và kéo dài đến đầu năm sau. Khả năng
tái sinh từ hạt và chồi tốt [14].
1.2.3. Nghiên cứu về nhân giống, gây trồng, bảo tồn các lồi Tuế
Chi tuế có khả năng nhân giống bằng hạt, chồi hay cắt thân và nuôi cấy
mơ tế bào. Từ khi nón cái xuất hiện sau 8-9 tháng hạt bắt đầu chín và có thể
cho thu hoạch. Hạt chín cần bóc phần vỏ trước khi đem trồng. Các loài của


13

chi tuế cần một giai đoạn phát triển tới vài tháng sau khi hạt chín. Hạt của các
lồi tuế có phôi phát triển khi rụng xuống cần tiến hành gieo ươm ngay. Hạt
được xử lý và gieo trong cát ẩm, hạt được gieo theo chiều dọc, ngập tới nửa
hạt, đáy khay cát cần giữ nhiệt độ khoảng 280C sẽ kích thích nảy mầm nhanh.
Sau khi nảy mầm 6-12 tháng, cây mạ hình thành, bộ rễ phát triển, 2-3 lá, thân
và vỏ hạt. Các loài tuế thường được nhân giống bằng chồi hay bằng đoạn
thân. Các mầm con sau khi tách khỏi cây mẹ được xử lý thuốc chống nấm sau
đó giâm trong cát ẩm, sau 2-3 tháng xuất hiện lá non, hệ rễ phát triển chuyển
sang màu vàng lục thì có thể đem trồng [14].
Các lồi thuộc chi tuế đều có giá trị làm cảnh nên có thể lựa chọn trồng
tuế trên đất hoặc trong chậu. Tuế thích hợp với nhiều loại đất khác nhau
nhưng thích hợp nhất là đất pha cát, thốt nước, bón lọt phân NPK và tưới
nước đủ ẩm [14].
Chi Cycas lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam bởi Loureiro (1793),
dựa vào sưu tập mà ông ấy đã tạo ra tại Cochin China năm 1787, đó là lồi C.
inermis. Mặc dù vậy lồi C.inermis được mơ tả chưa được rõ ràng, chi tiết. Kể
từ đó, 8 lồi đã được mơ tả là mới trong danh lục thực vật Việt Nam. Trong
đó có hai lồi được phát hiện bởi Linden và Rodigas là C. tonkinensis và C.

bellefontii (1885, 1886). Cả hai đã được mô tả từ những cây đang được trồng
sưu tập từ Tonkin [17].
1.2.4. Nghiên cứu về các loài hạt trần và Tuế tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Ở Cúc Phương, từ khi thành lập đến nay đã có một số cơng trình nghiên
cứu giới thiệu một cách khái quát về tính chất khu rừng nguyên thuỷ ở đây, đặt
nền móng cho việc xây dựng rừng Cúc Phương thành khu bảo tồn đầu tiên của
đất nước và đặt cơ sở cho công tác nghiên cứu hệ thực vật Cúc Phương sau này.


14

Vườn Quốc Gia Cúc Phương (1997) “Danh lục thực vật Cúc Phương
cơng bố 1983 lồi thực vật có mạch, trong đó có lồi Tuế núi đá C. balansae.
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ “Thảm thực vật Cúc Phương”
(1994), đã nghiên cứu có hệ thống về tính đa dạng sinh học ở VQG Cúc Phương.
Đánh giá chung
Nước ta là một trung tâm đa dạng về chi Tuế thứ 2 trên thế giới sau
Australia. Theo kết quả điều tra nghiên cứu tại Cúc Phương có 4 lồi Tuế
phân bố là Tuế hồ bình - C. hoabinhensis, Tuế đất - C. dolichophylla, Tuế
balansae - C. balansae và Tuế núi đá vôi - C. sexseminifera. Đã có một số
cơng trình nghiên cứu về lồi cây này nhưng các cơng trình nghiên cứu và tài
liệu về loài cây thuốc này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu mơ tả đặc điểm
hình thái, sinh thái cơng dụng, thành phần hóa học, cách sử dụng, hoạt chất
berberin có trong cây và một số đánh giá về mặt dược tính... mà hầu như chưa
có những nghiên cứu chun sâu về đặc điểm sinh học nhân giống, gây trồng
loài cây này. Mặt khác những nghiên cứu này chưa được kiểm nghiệm thực tế
cũng như có cơ sở khoa học chắc chắn trong một tài liệu cụ thể nào. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học lồi cây này là cần thiết, điều này sẽ
làm cơ sở cho việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp trong
công tác bảo tồn, phát triển bền vững loài Tuế.



15

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung:
Góp phần thực hiện chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam nói
chung và bảo tồn các lồi Tuế phân bố tự nhiên tại VQG Cúc Phương nói riêng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng và xác định được một số đặc điểm sinh vật học
của các loài Tuế phân bố tự nhiên tại VQG Cúc Phương.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn các loài Tuế và góp
phần bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Cúc Phương.
2.2. Nội dung
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của 04 loài Tuế tại Vườn quốc gia
Cúc Phương
2.2.2. Đặc điểm sinh thái của 04 loài Tuế tại Vườn quốc gia Cúc Phương
2.2.2.1. Đặc điểm vật hậu của 04 loài Tuế
2.2.2.2. Đặc điểm phân bố của các loài Tuế
2.2.2.3. Đặc điểm cấu trúc của lâm phần có Tuế phân bố
2.2.2.4. Đặc điểm tái sinh của các loài Tuế.
2.2.2.5. Nghiên cứu đặc điểm tính chất đất nơi có các lồi Tuế phân bố
2.2.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài và phát triển 04 loài Tuế trong
Vườn quốc gia Cúc Phương.


16


2.3. Giới hạn nghiên cứu:
- Về đối tượng: Các loài Tuế đã xác định ở Việt Nam thuộc chi Tuế Cycas sp, họ Tuế – Cycadaceae. Tên khác: Thiên tuế, Vạn tuế…
- Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của 4
loài Tuế hiện có phân bố tại VQG Cúc Phương và đề xuất các giải pháp bảo tồn.
- Về địa điểm điều tra nghiên cứu: Vườn quốc gia Cúc Phương, huyện
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận
Từ khi tái sinh, sinh trưởng, phát triển cho tới khi chết đi cây rừng luôn
ở một vị trí, mọi q trình biến đổi của cây theo hồn cảnh và mọi tác động
trở lại của cây đều xảy ra trong môi trường sống của chúng cho nên nghiên
cứu đặc điểm sinh vật học của lồi cây khơng gì tốt hơn là đến ngay nơi có
cây mọc để nghiên cứu. Đồng thời giữa các lồi cây ln tồn tại mối quan hệ
qua lại đặc biệt là rừng nhiệt đới rất phức tạp. Các mối quan hệ có thể là hỗ
trợ hoặc cạnh tranh. Để nghiên cứu đầy đủ các mối quan hệ này cần phải có
thời gian rất dài, vì vậy đề tài sử dụng phương pháp thực nghiệm sinh thái học
để tìm hiểu các mối quan hệ đó. Trong thực tiễn để nghiên cứu đặc điểm sinh
vật học của cây thường có hai cách:
- Những cây có kích thước bé, những cây có tuổi đời ngắn thường được
gieo trồng nhân tạo và có các trang thiết bị khống chế, điều tiết các nhân tố
sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất, phân bón.... Sử dụng phương
pháp này thường nhanh chóng đạt kết quả, độ chính xác phụ thuộc vào các
trang thiết bị.
- Đối với những cây rừng thường sống lâu năm và có kích thước lớn, các
phương pháp nghiên cứu thực nghiệm như với cây ngắn ngày chỉ phù hợp với


17


cây khi còn nhỏ (cây mầm, cây mạ và cây con), cịn ở giai đoạn cây thành
thục thì gặp rất nhiều khó khăn. Để tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh vật
học của lồi ở giai đoạn cây lớn có hai cách thực hiện:
+ Tiến hành nghiên cứu trên các cây tiêu chuẩn hay ô tiêu chuẩn cố định
ở điều kiện hồn cảnh cụ thể nào đó để rút ra kết luận với thời gian lâu dài
liên tục nhiều năm
+ Để rút ngắn thời gian người ta tiến hành nghiên cứu các đặc tính của
lồi cây ở các giai đoạn tuổi khác nhau trên nhiều cây tiêu chuẩn, trên các ô
t/c tạm thời trong một hoàn cảnh sinh thái xác định với phương châm “Lấy
không gian thay thế thời gian” đây là phương pháp thường dùng trong lâm
nghiệp. Kết quả nghiên cứu đạt được nhanh nhưng độ chính xác cịn hạn chế,
phụ thuộc vào hồn cảnh tự nhiên và cơng việc thực hiện.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa
Đề tài kế thừa một số tư liệu sau:
- Điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thủy văn kế thừa số liệu của các
Trạm khí tượng Thủy văn gần địa điểm nghiên cứu nhất; đất đai, địa hình, tài
nguyên rừng kế thừa số liệu của VQG Cúc Phương.
- Điều kiện kinh dân sinh tế xã hội: Kế thừa số liệu của Vườn Quốc Gia
Cúc Phương.
- Các số liệu đã điều tra đánh giá về thành phần loài thực vật, đặc điểm
hình thái, sinh thái của một số lồi Tuế tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn
- Để nghiên cứu đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố tự nhiên
của các lồi Tuế, đề tài dựa vào bản đồ địa hình để lập 8 tuyến điều tra chính
theo hướng Đơng Bắc – Tây Nam, các tuyến cách nhau 3km. Các tuyến điều
tra cắt qua tất cả các dạng địa hình như: thung lũng, núi đất, núi đá…


18


Số liệu thu thập được ở các tuyến điều tra là tần số bắt gặp và phân bố
của các loài Tuế tại Cúc Phương.
- Nghiên cứu về cấu trúc tổ thành rừng nơi có các lồi Tuế phân bố: trên
mỗi tuyến điều tra tiến hành lập 9 ô tiêu chuẩn đại diện điển hình nơi có các
lồi Tuế phân bố ở 2 loại rừng núi đá vôi và núi đất, trên mỗi loại rừng ô tiêu
chuẩn được lập ở các trạng thái rừng khác nhau, mỗi trạng thái rừng lập 1-2 ơ
tiêu chuẩn. Mỗi ơ tiêu chuẩn có diện tích 1.000m2 (25 x 40m), các chỉ tiêu cần
thu thập như sau:
+ Đối với tầng cây cao các chỉ tiêu gồm: tên loài cây, Hvn, Hdc, D1,3, Dt
của tất cả các lồi cây có D1.3 ≥ 6cm trong OTC, độ tàn che, độ dốc, độ cao so
với mực nước biển.
* Tên loài: xác định tên địa phương tại hiện trường, sau đó tra tên khoa
học, cây chưa biết tên lấy mẫu tiêu bản để giám định theo phương pháp
chuyên gia.
* Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành đo bằng thước Blum Leiss kết hợp máy đo cao Laze.
* Chu vi thân cây được đo tại vị trí 1,3m bằng thước dây có khắc vạch
đến mm, sau đó qui đổi ra đường kính.
* Đường kính tán đo bằng thước dây theo 2 chiều Đông Tây - Nam Bắc
và lấy trị số trung bình theo phương pháp trung bình cộng.
* Độ tàn che của OTC được xác định theo hệ thống 200 điểm điều tra
phân bố đều trong ô. Tại mỗi điểm điều tra dùng thước ngắm lên theo phương
thẳng đứng, nếu gặp tán cây giá trị tàn che được ghi là 1, nếu không gặp tán
cây giá trị tàn che được ghi là 0, nếu ở vị trí mép tán lá thì giá trị sẽ là 0,5. Độ tàn
che chung của ơ tiêu chuẩn là giá trị trung bình của tất cả các điểm ngắm trên.
* Độ dốc OTC được đo bằng địa bàn cầm tay kết hợp với bản đồ địa hình
* Độ cao OTC được đo bằng GPS cầm tay


19


+ Đối với tầng cây tái sinh:
Trong mỗi ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời lập 5 ơ dạng bản (ODB) có
diện tích 25m2 (4 ơ ở 4 góc và 1 ô ở trung tâm OTC). Các chỉ tiêu đo đếm bao
gồm: tên lồi, chiều cao vút ngọn (Hvn), tình hình sinh trưởng, phẩm chất cây
con, nguồn gốc tái sinh (Chồi, hạt), số lượng cây, tỷ lệ cây có triển vọng…
của những cây có D1.3 < 6cm. Cây tái sinh triển vọng là cây thuộc lồi mục
đích, phát triển tốt, có chiều cao lớn hơn lớp cây bụi thảm tươi tại khu vực đó.
+ Mơ tả đặc điểm tầng thứ của rừng về tầng cây cao, cây tái sinh, cây
bụi thảm tươi, thực vật ngoại tầng.
- Quan sát, mô tả đặc điểm về hình thái cụ thể như sau: Mỗi lồi chọn 3
cây tiêu chuẩn là những cây có sinh trưởng trung bình ở 3 giai đoạn tuổi khác
nhau là giai đoạn tuổi non, giai đoạn tuổi thành thục sinh lý và giai đoạn tuổi
già. Mỗi giai đoạn tuổi chọn 1 cây. Các chỉ tiêu quan sát mô tả như sau:
+ Thân, cành: Mơ tả hình dạng và đo kích thước về màu sắc, vỏ, kiểu
phân cành, hình dạng tán lá, mức độ phát triển.
+ Lá, hoa, quả: Mô tả hình dạng, kích thước, màu sắc từ khi non tới khi
già (nếu có).
+ Hệ rễ: Mỗi cây được đào xung quanh gốc để mơ tả hình thái hệ rễ
bao gồm: kiểu rễ, màu sắc rễ, chiều dài rễ, độ rộng, độ sâu của hệ rễ.
Các chỉ tiêu được mô tả đo đếm được đối chiếu và so sánh với các tài
liệu nghiên cứu đã xuất bản để đưa ra mô tả về đặc điểm hình thái của các lồi
Tuế tại Cúc Phương.
- Nghiên cứu đặc điểm vật hậu:
Mỗi loài lựa chọn 3 cây tiêu chuẩn có sinh trưởng ở mức trung bình để
theo dõi vật hậu (có sinh trưởng đường kính, chiều cao trung bình, tán đều...).
Nội dung quan sát gồm thời gian bắt đầu và kết thúc của các pha: ra chồi, ra lá
non, ra nụ, nở hoa, kết quả và quả chín.



×