Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững tại Công ty TNHH MTV Nam Nung, tỉnh Đăk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.24 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

DƯƠNG VĂN TUÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG
BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV NAM NUNG,
TỈNH ĐĂK NÔNG

LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Đồng Nai, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

DƯƠNG VĂN TUÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG
BỀN VỮNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV NAM NUNG,
TỈNH ĐĂK NÔNG

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC


MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GVC.TS. Nguyễn Trọng Bình

Đồng Nai, 2012


I

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Dương Văn Tuân


II

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại Trường Đại học Lâm nghiệp, Khóa học Cao học
K18 Lâm học (2010 - 2012) đã bước vào giai đoạn kết thúc. Được sự nhất trí của
của nhà trường, Khoa đào tạo Sau đại học và Cơ sở 2 ĐHLN, tôi tiến hành thực tập
tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững tại
Công ty TNHH MTV Nam Nung, tỉnh Đăk Nông”. Sau thời gian thực hiện, đến
nay luận văn cơ bản đã hoàn thành.

Nhân dịp này, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
thầy giáo GVC.TS. Nguyễn Trọng Bình, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, dìu
dắt và giúp đỡ tơi thực hiện đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp,
Khoa Sau Đại học, Ban giám đốc Cơ sở 2 và các quý thầy, cô giáo trường Đại học
Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học cũng như hoàn
thành luận văn. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn Công ty TNHH MTV Nam Nung và
địa phương nơi tôi nghiên cứu đã cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết cũng
như tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến người thân trong gia đình,
đồng nghiệp, bạn bè đã ln sát cánh và động viên giúp đỡ tơi về mọi mặt trong
q trình học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do kiến thức còn
nhiều hạn chế, thời gian và tư liệu tham khảo cũng có hạn nên luận văn chắc chắn
khơng tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu,
bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đồng Nai, tháng 8 năm 2012
TÁC GIẢ

Dương Văn Tuân


III

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. II
MỤC LỤC ..................................................................................................... III
MỘT SỐ KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI ............ VI

DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................... X
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1...................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 3
1.1. Quan điểm về quản lý rừng bền vững ............................................ 3
1.2. Trên thế giới ..................................................................................... 4
1.3. Ở Việt Nam ....................................................................................... 7
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 13
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG................................. 13
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 13
2.1. Mục tiêu........................................................................................... 13
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................... 13
2.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 13
2.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 13
2.4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 14
2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 14
2.5.1. Quan điểm về phương pháp luận ............................................ 14
2.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................... 15
2.5.2.1. Kế thừa tài liệu sẵn có ....................................................... 15
2.5.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học ...................................... 15
2.5.2.3. Phương pháp chuyên gia ................................................... 17
2.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................. 18


IV

CHƯƠNG 3.................................................................................................... 19
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................... 19

3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ........................... 19
3.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................. 19
3.1.2. Địa hình .................................................................................... 19
3.1.3. Đất đai....................................................................................... 19
3.1.4. Khí hậu – Thủy văn ................................................................. 20
3.1.5. Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp ........................................ 20
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 21
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động và phân bố dân cư......................... 21
3.2.2. Tình hình y tế - giáo dục.......................................................... 23
3.2.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................... 24
3.2.4. Tình hình sản xuất nơng lâm nghiệp ..................................... 25
3.3. Đặc điểm tình hình quản lý sản xuất kinh doanh rừng của Công
ty TNHH MTV Nam Nung ............................................................................ 27
3.3.1. Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ..................... 27
3.4. Nhận xét và đánh giá chung .......................................................... 29
CHƯƠNG 4.................................................................................................... 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 31
4.1. Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu và
mối quan hệ với Công ty ............................................................................... 31
4.1.1. Hệ thống tổ chức thôn bon ...................................................... 31
4.1.2. Dân số, lao động và dân tộc..................................................... 31
4.1.3. Văn hóa – giáo dục – y tế......................................................... 33
4.1.4. Cơ sở hạ tầng ........................................................................... 34
4.1.5. Tình hình sản xuất nơng lâm nghiệp ..................................... 34
4.1.6. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương với công ty Nam
Nung................................................................................................................ 37
4.2. Mối quan hệ giữa Công ty với cộng đồng địa phương ............... 42
4.3. Mức độ áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số quản lý rừng
bền vững tại Công ty TNHH MTV Nam Nung .......................................... 45
4.4. Hệ thống các nguyên nhân của việc quản lý rừng chưa bền vững

......................................................................................................................... 50
4.4.1. Nguyên nhân cơ bản về kinh tế - kỹ thuật làm cho công tác
quản lý rừng chưa thực sự bền vững ............................................................ 50
4.4.2. Nguyên nhân cơ bản về xã hội làm cho công tác quản lý rừng
chưa thực sự bền vững................................................................................... 54


V

4.4.3. Nguyên nhân cơ bản về môi trường làm cho công tác quản lý
rừng chưa thực sự bền vững ......................................................................... 59
4.5. Hệ thống giải pháp nhằm thúc đầy quản lý rừng bền vững trên
cả 3 mặt là kinh tế - kỹ thuật, xã hội và môi trường .................................. 66
4.5.1. Các giải pháp thúc đẩy việc đáp ứng các chỉ số chưa đạt theo
nguyên tắc của FSC Việt Nam ...................................................................... 66
4.5.1.1. Giải pháp khắc phục các chỉ số còn tồn tại về kinh tế - kỹ
thuật trong các tiêu chuẩn của FSC Việt Nam ............................................... 66
4.5.1.2. Giải pháp khắc phục các chỉ số còn tồn tại về xã hội trong
các tiêu chuẩn của FSC Việt Nam .................................................................. 69
4.5.1.3. Giải pháp khắc phục các chỉ số cịn tồn tại về mơi trường
trong các tiêu chuẩn của FSC Việt Nam ......................................................... 73
4.5.2. Các giải pháp cụ thể để quản lý rừng bền vững..................... 80
4.5.2.1. Các giải pháp về mặt kinh tế - kỹ thuật ............................. 80
4.5.2.2. Các giải pháp về chính sách .............................................. 81
4.5.2.3. Các giải pháp hỗ trợ, chia sẻ lợi ích và thu hút sự tham gia
của cộng đồng địa phương trong quản lý rừng .............................................. 81
CHƯƠNG 5.................................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 83
5.1. Kết luận ........................................................................................... 83
5.1.1. Ảnh hưởng của cộng đồng đối với công tác quản lý rừng của

công ty ............................................................................................................. 83
5.1.2. Ảnh hưởng của công ty đối với cộng đồng địa phương ......... 83
5.1.3. Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, chỉ tiêu và chỉ số về các mặt
kinh tế, xã hội và môi trường dựa theo nguyên tắc của FSC Việt Nam ..... 84
5.1.4. Các nguyên nhân quản lý rừng chưa bền vững..................... 84
5.1.5. Giải pháp chính nhằm thúc đầy quản lý rừng bền vững trên
cả 3 mặt là kinh tế - kỹ thuật, xã hội và môi trường .................................... 85
5.2. Kiến nghị ......................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. X
PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................XIII


VI

MỘT SỐ KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
BVR

: Bảo vệ rừng

CITES

: Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang
dã nguy cấp

CCR

: Chứng chỉ rừng

CoC


: Chain of Custody – Chuỗi hành trình sản phẩm

Cty

: Công ty

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

ĐVHD

: Động vật hoang dã

FAO

: Tổ chức nông – lương thế giới

FSC

: Hội đồng quản trị rừng quốc tế

GTZ

: Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức

Ha

: Hec ta


ILO

: Tổ chức lao động quốc tế

ISO

: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

ITTO

: Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

MT

: Mơi trường

NN&PTNT

: Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

PCCCR

: Phịng cháy chữa cháy rừng

PRA


: Đánh giá nơng thơn có sự tham gia

QLBVR

: Quản lý bảo vệ rừng

QLR

: Quản lý rừng

QLRBV

: Quản lý rừng bền vững

RBTC

: Rừng bảo tồn cao


VII

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TFT

: Quỹ rừng nhiệt đới

TNHH MTV : trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND

: Ủy ban nhân dân

WWF

: Quỹ bảo tồn thiên nhiên


VIII

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Thống kê tình hình dân số tại 2 xã khu vực nghiên cứu

21

Bảng 3.2: thống kê tình hình lao động tại 2 xã khu vực nghiên cứu

22

Bảng 3.3: Thống kê tình hình y tế tại 2 xã khu vực nghiên cứu

24

Bảng 3.4: Thống kê tình hình giáo dục tại 2 xã khu vực nghiên cứu


24

Bảng 3.5: thống kê diện tích, sản lượng các loại cây trồng

25

Bảng 3.6: thống kê tình hình chăn ni tại 2 xã khu vực nghiên cứu

26

Bảng 4.1: Thống kê dân số và thành phần dân tộc tại 5 thôn khu
vực

32

Bảng 4.2: diện tích và năng xuất các loại cây trồng tại 5 thôn

32

Bảng 4.3: cơ cấu nguồn thu nhập
Bảng 4.4: Tổng hợp nguyên nhân và phương pháp giải quyết tồn tại

36
39

trong mối quan hệ giữa cộng đồng và công ty
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ đạt được các chỉ số

45


FSC Việt Nam tại Công ty TNHH MTV Nam Nung
Bảng 4.6: Phân loại các chỉ số theo kinh tế - kỹ thuật, xã hội và môi

47

trường
Bảng 4.7: Nguyên nhân cơ bản về kinh tế - kỹ thuật làm cho công

50

tác quản lý rừng chưa thực sự bền vững
Bảng 4.8: Nguyên nhân cơ bản về xã hội làm cho công tác quản lý

54

rừng chưa thực sự bền vững
Bảng 4.9: Nguyên nhân cơ bản về môi trường làm cho công tác
quản lý rừng chưa thực sự bền vững

58


IX

Bảng 4.10: Giải pháp khắc phục các chỉ số còn tồn tại về kinh tế -

66

kỹ thuật trong các tiêu chuẩn 5, 7, 8 của FSC Việt Nam

Bảng 4.11: Giải pháp khắc phục các chỉ số con tồn tại về xã hội

69

trong các tiêu chuẩn 1, 2, 3, 4 của FSC Việt Nam
Bảng 4.12: Giải pháp khắc phục các chỉ số cịn tồn tại về mơi
trường trong các tiêu chuẩn 6, 9, 10 của FSC Việt Nam

73


X

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Tên sơ đồ, hình vẽ
Hình 2.1. Diện tích rừng có chứng chỉ FSC trên thế giới tính đến
11/2011

Trang
6

Hình 4.1 : Sơ đồ tổ chức thơn, bon

31

Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhập

36



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng đóng vai trị hết sức quan trọng đối với sự sống của tồn nhân loại,
điều hịa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ carbon và bảo vệ chống
sa mạc hóa... Rừng được bảo vệ bền vững có thể tăng cường nguồn cung cấp
các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho khoảng 1,6 tỷ người sống phụ thuộc
vào rừng. Các hệ sinh thái rừng đóng vai trị quan trọng trong việc hạn chế
các tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu.
Hiện nay, ở Việt Nam rừng ngày càng suy giảm cả về số lượng và chất
lượng, năm 1943, diện tích rừng tồn quốc là 14,3 triệu ha, tương ứng độ che
phủ là 43%, đến 2010 tổng diện tích rừng tồn quốc là 13.388.075 triệu ha đạt
độ che phủ 39,5% [11].
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cơng tác quản lý sử dụng tài
nguyên rừng từ trước đến nay của nước ta cịn mang tính sản xuất lâm nghiệp
truyền thống, nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, trình độ khoa học kỹ
thuật lạc hậu, chậm đổi mới. Các giải pháp quản lý sử dụng tài nguyên rừng
thường mang tính chủ quan, dựa trên hiện trạng sử dụng, khả năng cung cấp
của rừng, lấy mục tiêu sử dụng làm đối tượng để đề xuất các giải pháp kinh
doanh lợi dụng rừng mà chưa quan tâm đến tiềm năng và khả năng cung cấp
của rừng đối với nhu cầu kinh tế, xã hội, mơi trường, chưa có các biện pháp
sử dụng tài nguyên rừng bền vững.
Với những thực trạng và thách thức trên thì yêu cầu về quản lý sử dụng
tài nguyên rừng một cách bền vững có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về kinh
tế, xã hội, môi trường không chỉ là công việc của một địa phương, một quốc
gia mà đó là vấn đề tồn cầu. Một trong những nội dung quan trọng hiện nay
được cộng đồng quốc tế cũng như mọi quốc gia cùng quan tâm là thiết lập
một hệ thống các chỉ tiêu về QLRBV. Thực hiện QLRBV vừa đảm bảo lợi ích
quốc gia là quản lý rừng tốt hơn trên cả 3 mặt kinh tế, môi trường và xã hội;



2

vừa đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp lâm nghiệp khi muốn đưa hàng hóa của
mình thâm nhập và thị trường thế giới một cách thuận lợi và đạt được giá trị
lợi nhuận cao, đồng thời cũng thực hiện việc quản lý rừng có trách nhiệm với
cộng đồng hơn. Vì vậy, quản lý rừng bền vững là mục tiêu cần phải đạt được
của ngành lâm nghiệp trong những thập kỷ này. Điều này được thể hiện rõ
trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Chiến lược
phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Nhà nước đã có
Chương trình quản lý rừng bền vững, đây là một trong năm chương trình
trọng điểm quốc gia về lâm nghiệp và có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
lần đầu tiên xác định cho đất nước một lâm phận ổn định là 16,24 triệu ha,
trong đó có 8,4 triệu ha rừng sản xuất, nâng độ che phủ lên 47%, 100% diện
tích rừng sản xuất được cấp CCR, cung cấp 20 triệu m3 gỗ/năm, giá trị sản
phẩm gỗ xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD, tạo việc làm cho 1,5 triệu lao động [1].
Hiện nay Việt Nam đã xây dựng Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV dựa
trên cơ sở 10 tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) làm căn cứ
đánh giá và cấp chứng chỉ rừng cho các đơn vị QLR trong cả nước [25].
Công ty TNHH MTV Nam Nung là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
theo Luật doanh nghiệp, tự hoạch toán kinh doanh độc lập trước nền kinh tế
thị trường. QLRBV và CCR vừa là cơ hội vừa là thách thức, cty muốn mở
rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm và nâng cao giá trị kinh thế thì QLRBV là
con đường tốt nhất. Tuy nhiên, để đáp ứng được các tiêu chuẩn, tiêu chí của
Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV thì cty cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm giúp cho các doanh nghiệp lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh nói chung và Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Nung
nói riêng từng bước tiếp cận và dần đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ
tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV. Tơi thực hiện đề: Nghiên cứu đề xuất các

giải pháp quản lý rừng bền vững tại Công ty TNHH MTV Nam Nung, tỉnh
Đăk Nông.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm về quản lý rừng bền vững
Con người đã cần và đang cần sử dụng khả năng phục vụ của rừng vào
các mục đích gì mà họ mong muốn? Đây chính là vấn đề vừa có ý nghĩa lịch
sử, vừa cho hiện tại và tương lai do từ những ngày tiền sử, con người nguyên
thuỷ đã biết sử dụng rừng làm nơi sinh sống để tránh được mọi thiên tai khắc
nghiệt như gió bão, lũ lụt, hạn hán, biết sử dụng lâm sản làm nguyên liệu xây
dựng, thức ăn, chất đốt, thuốc chữa bệnh...
Trải qua các giai đoạn lịch sử tiến hoá dài, nhận thức của con người về
rừng ngày càng tốt hơn, đúng hơn, đặc biệt từ hội nghị thượng đỉnh tồn cầu
1992 tại Rio deJaneiro (Brazil) thì rừng cần được quản lý tốt để cung cấp ổn
định lâu dài cho con người các lợi ích kinh tế, các lợi ích môi trường và các
lợi ích xã hội. Vấn đề mà tồn thế giới và từng quốc gia đều có sự quan tâm
đặc biệt là làm thế nào để quản lý rừng bền vững đảm bảo cung cấp tối ưu 3
mặt kinh tế, mơi trường, xã hội mà trong đó các giá trị môi trường của rừng
đối với con người là không thể thay thế được.
Thuật ngữ sử dụng bền vững tài nguyên rừng (Sustainable Forest
Utilization) được dùng để chỉ những cách thức khai thác, sử dụng, quản lý
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách hợp lý theo quan điểm phát
triển bền vững. Tuy nhiên, để tránh sự hiểu không đầy đủ về bản chất thuật
ngữ và nhấn mạnh hơn về tính tổng hợp của vấn đề không chỉ giới hạn sử
dụng theo nghĩa hẹp, một thuật ngữ khác thường được sử dụng và được xem

như là đồng nghĩa với quản lý rừng bền vững (Sustainable Forest
Management – SFM)[17].


4

Tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO) định nghĩa: "Quản lý rừng bền vững là quá
trình quản lý các khu rừng cố định nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục
tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục
những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể những giá
trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động
không mong muố n đố i với môi trường và xã hội" [10] [17].
Tiến trình Helsinki đưa ra định nghĩa "Quản lý rừng bền vững là sự quản
lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng
sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sớ ng của rừng và duy trì tiềm
năng của rừng trong hiện tại và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế, xã
hội của chúng ở cấp địa phương, q́ c gia và tồn cầu và khơng gây ra
những tác hại đố i với các hệ sinh thái khác" [10] [17].
Như vậy mục tiêu của QLRBV là phải đồng thời đạt được bền vững về
kinh tế, xã hội và môi trường.
- Bền vững về kinh tế: phải đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với
năng suất, hiệu quả ngày càng cao.
- Bền vững về xã hội: phải đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ với xã
hội, đảm bảo quyền lợi của cộng đồng địa phương và phải tuân thủ pháp luật.
- Bền vững về môi trường: Đảm bảo hệ sinh thái ổn định và không gây
tác hại đối với các hệ sinh thái khác, đảm bảo khả năng phục hồi rừng trên
quá trình tự nhiên.
1.2. Trên thế giới
Giai đoạn đầu thế kỷ XX, hệ thống quản lý tài nguyên rừng tập trung đã
được thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Trong

giai đoạn này, vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng ít được quan tâm. Vì
vậy, họ chỉ biết khai thác tài nguyên rừng để lấy lâm sản và đất đai để canh
tác nông nghiệp. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của ngành cơng nghiệp,


5

nhu cầu lâm sản ngày càng tăng dẫn đến tình trạng khai thác quá mức tài
nguyên rừng, đây là nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng.
Trong nhiều thập kỷ qua, trên thế giới nhất là các nước đang phát triển
đã nhận thức rõ tài nguyên rừng là có hạn và đang bị suy giảm nghiêm trọng,
nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới. Theo thống kê của FAO, trong thập niên 80
bình qn mỗi năm diện tích rừng bị mất đi khoảng 11 triệu ha, đến những
năm 90 con số này là 15 triệu ha và tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. Như vậy,
nếu theo đà này như hiện nay, mỗi năm diện tích rừng sẽ mất khoảng 15 triệu
ha thì chỉ hơn 100 năm nữa rừng nhiệt đới sẽ hoàn toàn bị biến mất, loài
người sẽ chịu thảm hoạ khôn lường về kinh tế, xã hội và mơi trường [13].
Để đối phó với tình trạng trên, ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và
phát triển vốn rừng trên quan điểm quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững,
cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, triệu tập nhiều hội nghị, đề
xuất và cam kết nhiều công ước bảo vệ và phát triển rừng như: Chiến lược
bảo tồn quốc tế (1980, điều chỉnh năm 1991); Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế
(TTO năm 1983); chương trình hành động rừng nhiệt đới của tổ chức Nông
lương (FAO) liên hợp quốc (TFAP năm 1985); Hội nghị của Liên hợp quốc
về môi trường và phát triển (UNCED), Riode janeiro, 1992), Công ước về
buôn bán các loại động thực vật q hiếm (CITES), cơng ước về đa dạng sinh
học (CBD, 1992), Cơng ước về thay đổi khí hậu tồn cầu (CGCC, 1994),
cơng ước về chống sa mạc (CCD, 1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới
(ITTA, 1997) và những năm gần đây nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc
gia về QLRBV đã liên tục được tổ chức. Và đã đưa ra khái niệm về Quản lý

rừng bền vững “QLRBV là quá trình quản lý những diện tích rừng cố định
nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý đã đề ra một cách
rõ ràng của công tác quản lý trong vấn đề sản xuất liên tục các lâm phẩm và
dịch vụ rừng mà không làm giảm đi đáng kể những giá trị vốn có và khả năng


6

sản xuất sau này của rừng và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực thái quá
đến môi trường vật chất và xã hội”[10][25][26].
Xuất phát từ thực tế các nước sản xuất các sản phẩm gỗ mong muốn xây
dựng các lâm phần sản xuất ổn định, khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ mong
muốn điều tiết việc khai thác rừng đáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu.
Vấn đề đặt ra là phải xây dựng những tổ chức đánh giá QLRBV. Trên quy mô
quốc tế, FSC (Forest Stewardship Council) được thành lập để xét công nhận
tư cách của các tổ chức xét và cấp CCR [25] [14].
Theo FSC, tính đến 15/6/2011, tổng diện tích rừng do FSC cấp chứng
chỉ là 149.299.80 ha cho 79 nước trên khắp các châu lục với 1044 chứng chỉ,
FSC cũng đã cấp 20843 chúng chỉ CoC cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tại
107 quốc gia trên khắp các châu lục [27].

Hình 2.1. Diện tích rừng có chứng chỉ FSC trên thế giới tính đến 11/2011


7

FSC cũng đã ủy quyền cho nhiều tổ chức, cơ quan được phép cấp chứng
chỉ rừng như: SGS – Chương trình QUALIOR (Anh), BM TRADA
Certification (Anh), Chương trình Woodmark (Anh), Liên minh về rừng nhiệt
đới – Chương trình Smartwood (Mỹ), SKAL (Hà Lan), Silva Forest

Foundation (Canada), GFA Terra System (Đức), South African Bureau for
Standards (Nam Phi), Institute for Martokologic (Thụy sĩ)… [25] [14].
Ngồi ra cịn có hàng triệu ha rừng ở khắp các châu lục cũng đã được
cấp chứng chỉ QLRBV bởi các tổ chức khác như: Tổ chức cấp chứng chỉ rừng
liên Châu Âu (Pan-European Forest Certification-PEFC, Tổ chức cấp chứng
chỉ rừng quốc gia Malaisia và Kerhout hoạt động chủ yếu trong khu vực nhiệt
đới, Hệ thống quản lý môi trường ISO 140001, Sáng kiến bền vững rừng Mỹ
(American Sustainable Forestry Intiative)
1.3. Ở Việt Nam
Việt Nam cũng như hầu hết các nước đang phát triển với các nguyên
nhân mất rừng là do sự gia tăng dân số, nhu cầu lương thực, chất đốt, nhà ở,
chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng không hợp lý cùng với việc trải
qua hai cuộc chiến tranh kéo dài với sức tàn phá của bom đạn, chất độc hoá
học đã là những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tài nguyên rừng. Điều
đó đã được chứng minh qua các con số sau: Năm 1943 tỷ lệ che phủ của rừng
là 43,3% giảm xuống còn 27,8% vào năm 1990 [1] .Với kết quả đó, thì trong
vịng 50 năm qua nước ta đã có tới 5 triệu ha rừng tự nhiên bị mất đi. Đến
cuối năm 2010, diện tích rừng tồn quốc là 13.388.075 triệu ha đạt độ che phủ
39,5% [11] tuy nhiên chất lượng rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Như vậy, việc quản lý, bảo vệ rừng đã và đang trở thành vấn đề cấp
bách. Để công tác QLR hiệu quả theo hướng bền vững, Đảng và Nhà nước đã
có nhiều chủ trương chính sách để bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có vấn
đề quản lý rừng bền vững đối với rừng tự nhiên và rừng trồng. Ngày


8

20/4/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản số 455/TTg-NN, đồng ý
cho phép Bộ NN&PTNT lựa chọn, xây dựng, thực hiện mơ hình Cơng ty Lâm
nghiệp, Lâm trường quản lý rừng theo mục tiêu bền vững.

Để hỗ trợ cho quá trình QLRBV và CCR ở Việt Nam, Bộ tiêu chuẩn
quốc gia về QLRBV và CCR đã được Bộ NN&PTNT xây dựng và từng bước
hoàn thiện. Đây là những cơ sở quan trọng để thực hiện QLRBV ở Việt Nam.
Hiện nay, Bộ NN & PTNT đã soạn thảo các nội dung về QLRBV và lựa
chọn các đơn vị thực hiện để dần tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế về
QLRBV tại các tỉnh Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đăk
Lăk, Đăk Nông, Ninh Thuận, Lâm Đồng...
Bên cạnh đó, Bộ NN & PTNT lựa chọn các đơn vị có đủ điều kiện để đề
nghị các tổ chức quốc tế hỗ trợ để thực hiện QLRBV và cấp CCR như: Tổ
chức GTZ của Đức; Dự án "Thúc đẩy quản lý rừng bền vững" do Chính phủ
Thụy Sỹ và Tổ chức FAO tài trợ thực hiện CCR theo nhóm cho rừng trồng tại
n Bái. Ngồi các hình thức tổ chức trên, trong thời gian qua do nhu cầu về
QLR và tiêu thụ sản phẩm, một số đơn vị tư nhân, nhất là các đơn vị trồng
rừng, khai thác, chế biến gỗ liên doanh hoặc 100 % vốn nước ngoài đã tự xây
dựng kế hoạch thực hiện và được cấp Chứng chỉ FSC quốc tế hoặc Chứng chỉ
quản lý rừng tương đương cho đơn vị mình. Nhiều đơn vị và cơ sở chế biến
gỗ đã được cấp chứng chỉ để quản lý rừng và tiêu thụ sản phẩm gỗ chế biến.
Một số kết quả thực hiện QLRBVvà CCR
QLRBV và CCR đã và đang trở thành một công cụ để quản lý kinh
doanh rừng trong giai đoạn hiện nay. Năm 2007, Việt Nam chỉ có 1 đơn vị
được cấp Chứng chỉ FSC, tuy nhiên đến nay, chúng ta đã có hơn 100 cơng ty
với các hình thức sở hữu khác nhau trong các lĩnh vực trồng rừng, khai thác
và chế biến gỗ được cấp chứng chỉ FSC.


9

Đối với các đơn vị quản lý rừng tự nhiên như Công ty Lâm nghiệp Đăk
Min (Đăk Nông) đã xây dựng xong phương án QLRBV và thực hiện phương
án từ năm 2008. Các công ty lâm nghiệp ở M'Drak, Đăk Tô, Krông Bông đã

được phê duyệt phương án và thực hiện từ năm 2009. Ngoài ra, nhiều đơn vị
đang hoàn thiện việc thu thập số liệu, xây dựng phương án để phê duyệt. Bên
cạnh đó, một số tỉnh cũng có kế hoạch lựa chọn các công ty lâm nghiệp để
xây dựng phương án QLRBV [12].
Một số khảo sát, nghiên cứu khác
Các nghiên cứu tại Lâm trường Ninh Sơn (Ninh Thuận), M’Drak (Dăk
Lăk), Đăk Tô (Kon Tum) và Văn Chấn (Yên Bái) được thực hiện bởi Chương
trình Lâm nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Liên Bang Đức [2] [3][4] đã chỉ ra
rằng về cơ bản các đơn vị đã đáp ứng được các tiêu chí về mặt xã hội; tuy
nhiên vẫn còn một số chỉ số cần khắc phục như mốc ranh giới chưa rõ ràng,
chưa có báo cáo hàng năm đánh giá tác động về mặt xã hội về hoạt động sản
xuất của công ty.
Hồ Viết Sắc (1998) [21] khi nghiên cứu về Quản lý bền vững rừng khộp
ở Ea Súp – Đăk Lăk đã đề xuất một số giải pháp về mặt xã hội nhằm thực
hiện việc QLRBV.
Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999) [22] đã nêu tính bền vững trong sử
dụng đất đồi núi gồm 3 phương diện: bền vững về kinh tế, môi trường và chấp
nhận về mặt xã hội.
Các nghiên cứu của Bảo Huy và cộng sự [18][19] liên quan đến QLR
cộng đồng ở các tỉnh Tây Nguyên như xác lập cơ chế hưởng lợi trong QLR
cộng đồng, ứng dụng mơ hình rừng ổn định trong QLR cộng đồng để khai
thác, sử dụng gỗ bền vững ở trạng thái rừng tự nhiên. Hiện nay mơ hình này
đang được triển khai áp dụng tại tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông.


10

Một loạt các nghiên cứu, hướng dẫn khác về QLRBV cũng đã được tiến
hành của các tác giả như: Vũ Nhâm (2005) ”Hướng dẫn tổ chức đánh giá
rừng theo tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững quốc gia”[20], Gunther Haase

(2007) ” Hướng dẫn xây dựng các phương án quản lý rừng tại các Lâm trường điểm”[16], Tổ chức GTZ (2007) ”Xây kế hoạch thực hiện quản lý rừng
bền vững”[15]...
Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Nam Nung:
Công ty TNHH MTV Nam Nung nằm trên địa giới hành chính huyện
Krơng Nơ tỉnh Đăk Nơng. Trong những năm của thập kỷ 70, 80 của thế kỷ
XX, chức năng nhiệm vụ chính của cơng ty là khai thác lợi dụng tài nguyên
rừng tự nhiên và quản lý bảo vệ rừng, sản lượng khai thác hàng năm của công
ty trên 10.000 m3 gỗ rừng tự nhiên, sản phẩm khai thác phục vụ cho nhu cầu
xây dựng của khu vực và quốc phòng. Thời gian trở lại đây hoạt động tổ chức
quản lý xây dựng rừng và kinh doanh lợi dụng rừng của lâm trường phát triển
ở mức cao hơn và đi vào nề nếp với những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Khai thác gỗ lớn rừng tự nhiên
- Trồng rừng
- Khoanh nuôi tái sinh
- Nuôi dưỡng và làm giàu rừng
- Quản lý bảo vệ rừng
Công ty đã đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
trong kinh doanh lợi dụng rừng, khai thác đảm bảo vốn rừng, nuôi dưỡng
rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng nhằm nâng cao chất lượng
rừng và đã có những thành cơng đáng kể. Thực hiện chủ trương của Chính
phủ về hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên và tiến tới đóng cửa rừng, tăng
cường trồng rừng và khai thác chế biến sản phẩm từ gỗ rừng trồng thì sản
lượng khai thác hàng năm của công ty giảm đáng kể, bình quân khai thác từ


11

2000 - 3000 m3/năm [7]. Các hoạt động động sản xuất kinh doanh khác như
trồng rừng nguyên liệu, chế biến lâm sản, kinh doanh xăng dâu… đã mang lại
một nguồn thu đáng kể cho công ty, lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm

trước [5]. Mặc dù đã đạt được một số kết quả về mặt hiệu quả kinh tế, nhưng
chưa có các đánh giá những tác động về mặt xã hội, môi trường đối với cộng
đồng địa phương trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Như vậy với quá trình hình thành và phát triển của công ty qua các thời
kỳ ta cũng thấy được những khó khăn và thách thức đặt ra đối với cơng ty. Đó
là việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng như thế nào để đáp ứng nhu cầu lâm
sản cho các ngành kinh tế và nhu cầu xã hội, nhưng vẫn đảm bảo được tính
bền vững trong kinh tế - xã hội, bền vững về mơi trường sinh thái đó là vấn đề
cần có lời giải cho cơng tác tổ chức quản lý, xây dựng phát triển và kinh
doanh lợi dụng tài nguyên rừng bền vững trong giai đoạn hiện nay của cơng
ty TNHH MTV Nam Nung.
Như đã trình bày ở trên, công tác nghiên cứu về QLRBV và chứng chỉ
rừng còn rất mới, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, chủ thể nghiên cứu chưa
đa dạng, nhất là hiện nay các công ty lâm nghiệp là các đơn vị kinh tế chủ yếu
của ngành lâm nghiệp nước ta, có ảnh hưởng và quyết định trực tiếp đến công
tác QLRBV của địa phương và quốc gia. Mục tiêu QLR trong thời gian tới là
QLRBV là hết sức cần thiết. Vì vậy, trong đề tài này tác giả sẽ tiến hành
nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng bền vững và
đề xuất một số giải pháp để giúp công ty làm tốt công tác kinh doanh lợi dụng
rừng trên quan điểm bền vững.
Qua phân tích tổng quan cho thấy trên thế giới và ở Việt Nam trong giai
đoạn vừa qua đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để phát triển QLRBV. Đây
là những cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm giúp cho các
doanh nghiệp lâm nghiệp, chủ rừng, cộng đồng hoặc hộ gia đình từng bước


12

tiếp cận với Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV để tiến tới mục tiêu là
QLRBV.

Đề tài này tập trung nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng những tiêu
chuẩn QLRBV và chỉ ra những giải pháp để cải thiện cả về 3 mặt kinh tế, xã
hội, môi trường để giúp Cty TNHH MTV Nam Nung nói riêng và những cty
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh làm cơ sở tiến đến quản lý rừng bền vững.


13

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng giải pháp quản lý rừng
bền vững nhằm sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển của Công ty TNHH
MTV Lâm nghiệp Nam Nung, tỉnh Đăk Nông.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được trình độ quản lý rừng hiện tại của Công ty TNHH MTV
Nam Nung so với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản
lý rừng bền vững.
- Xậy dựng các giải pháp để quản lý rừng bền vững trên cả 3 mặt kinh tế
- kỹ thuật, môi trường và xã hội tại Công ty TNHH MTV Nam Nung.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện trạng
sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, các
chính sách liên quan. Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH MTV Nam Nung,
tỉnh Đăk Nông.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian, đặc điểm và điều kiện nghiên cứu, vì vậy đề tài nghiên cứu
trong phạm vi giới hạn ở những vấn đề sau:

- Nghiên cứu những đặc điểm và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, mơi trường, hình thức quản lý sử dụng tài nguyên rừng, sản xuất
kinh doanh rừng của Công ty TNHH MTV Nam Nung.
- Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh rừng hiện nay của công ty.


×