Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

giao an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.42 KB, 76 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 23</b>


Ngày soạn:10/2/2012


Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012

<b>Giáo dục tập thể – Tiết 45</b>



<b>Chào cờ đầu tuần</b>



( Tổng phụ trách soạn)


____________________________________

Tập đọc – Kể chuyện



<b>Nhà ảo thuật</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


<i><b>* Tập đọc</b></i>


+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


- Đọc đúng các từ ngữ khó phát âm.


- Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :


- Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài : ảo thuật, tình cờ, chứng kiến,....
* Nhận thức được cơng việc của bản thân từng cá nhân.Có duy sáng tạo, nhận xét
bình luận....


- Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi chị em Xô- phi là những em bé ngoan, sẵn


sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người nhân hậu biết yêu quý tre em. ( Trả lời
được các câu hỏi trong SGK).


<i><b>* Kể chuyện</b></i>


- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS KG kể lại tự nhiên từng
đoạn câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô-phi.


- Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể chuyện, kể tiếp lời kể của bạn.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>


<b> Đồ dùng: </b>GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
HS : SGK.


<b>Phương pháp</b>: Trình bày ý kiên cá nhân; Trình bày nhóm


<i> Hỏi đáp trước lớp</i>


<i><b>III. Các hoạt động dạy- học </b></i>


<b>1. Tổ chức </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- Đọc bài : Cái cầu


<b>3. Bài mới:</b> Giới thiệu bài


<b>Luyện đọc</b>



a. GV đọc toàn bài


b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.


Hát


- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài
- Nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

* Đọc từng câu.


- GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp.


- Giải nghĩa từ chú giải trong bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc đồng thanh


<b>HD HS tìm hiểu bài</b>.<b> </b>


- Vì sao chị em Xơ - phi không đi xem
ảo thuật ?


- Hai chị em Xô - phi đã gặp và giúp đỡ
nhà ảo thuật như thế nào ?


- Vì sao hai chị em khơng chờ chú Lí
dẫn vào rạp ?



- Vì sao chú Lí đến tìm nhà Xơ - phi và
Mác ?


- Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi
người đang uống trà ?


- Theo em, chị em Xô - phi đã được xem
ảo thuật chưa ?


<b> Luyện đọc lại.</b>


- HD HS đọc đúng các câu.


Treo bảng phụ chép các câu cần HD
Nhưng/ hai chị em khơng dám xin tiền
mua vé/ vì bố đang nằm viện.// Các em
biết mẹ rất cần tiền.//


- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối nhau đọc 4 đoạn trước lớp
- HS đọc theo nhóm đơi


- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn.


- Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ
rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em
không dám xin tiền mẹ mua vé.


- Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã
giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh


đến rạp xiếc.


- Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được
làm phiền người khác nên không muốn
chờ chú trả ơn.


- Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất
ngoan, đã giúp đỡ chú.


- Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ
khác, một cái bánh bỗng biến thành hai
cái, các dải băng đủ màu sắc từ lọ đường
bắn ra, 1 chú thỏ trắng mắt hồng nằm
trên chân Mác.


- Chị em Xô - phi được xem ảo thuật
ngay tại nhà.


2 – 3 học sinh đọc câu văn, nhấn giọng
đúng, nghỉ hơi đúng.


- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện
K chuy nể ệ


<b>1. GV nêu nhiệm vụ</b>


- Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ,
kể lại câu chuyện theo lời của Xô - phi
( hoặc Mác )



2. HD HS kể từng đoạn của câu chuyện
theo tranh


(HS TB chỉ kể một đoạn)


Tranh 1: Xô- phi và Mác xem quảng
cáo..


- HS nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tranh 2: Xơ- phi và Mác giúp chú Lí...
Tranh 3: Nhà ảo thuật đến nhà để cảm
ơn 2 bạn nhỏ


Tranh 4: Những chuyện bất ngờ xẩy ra


khi mọi người uống trà - 1 HS khá giỏi nhập vai kể mẫu 1 đoạn.
Ví dụ kể theo lời Xơ- phi: Hơm ấy mình
và em Mác đi mua sữa cho bố. Bọn
mình đã gặp và giúp chú Lí mang đồ đạc
đến nhà hát....


- 4 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn
chuyện.


- 1 HSG kể toàn bộ câu chuyện.
4. <b>Củng cố, dặn dị</b>


- Các em học được Xơ - phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào? (Yêu thương
cha mẹ )



- Chuyện khen ngợi hai chị em Xô - phi. Chuyện còn ca ngợi ai nữa? (Ca ngợi chú
Lí - Nghệ sĩ ảo thuật tài ba, rất yêu quý trẻ em ).


- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS tiếp tục ơn


<b>Tốn-Tiết 111</b>



<b>Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số( tiếp)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


- HS biết thực hiện phép nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số( có nhớ hai lần
khơng liền nhau).


- Vận dụng để giải tốn có lời văn. Rèn KN tính và giải toán
- GD HS chăm học toán.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học</b>


GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK


III. Các ho t ạ động d y - h c ạ ọ


<b>1/ Kiểm tra bài cũ </b>


<b>2/ Bài mới:</b>



a)HĐ1: HD phép nhân 1427 x 3.
- Ghi bảng phép nhân 1427 x 3.
- Đặt tính?


- khi thực hiện phép nhân ta bắt đầu
tính từ đâu?


1476 + 3286
8325 - 3854


- Đặt tính ra nháp theo cột dọc


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Vậy: 1427 x 3 = 4281


+ Lưu ý: Đây là phép nhân có nhớ từ
hàng đơn vị sang hàng chục, từ hàng
trăm sang hàng nghìn.


b) HĐ 2: Luyện tập
* Bài 1: Tính


- Nêu thứ tự thực hiện ?


- Chấm bài, nhận xét.


* Bài 2:


Đặt tính rồi tính


- Nêu cách đặt tính và tính


- GV nhận xét + tuyên dương
* Bài 3:


- Bài tốn cho biết gì?
- Bài tốn hỏi gì?


- Muốn tìm số gạo 3 xe chở ta làm ntn?
- Gọi 1 HS giải trên bảng


- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4:


- Muốn tính chu vi hình vng ta làm
ntn?


- Gọi 1 HS làm trên bảng
- Chấm bài, nhận xét.


<b>3/ Củng cố,dặn dị :</b>


- Khi nhân số có 4 chữ số với số có 1
chữ số ta cần lưu ý điều gì?


-VN : Ơn lại bài.


1427


x


3



4281


- HS nêu
- Lớp làm bảng con
- Gọi 4 HS làm trên bảng
2318 1092 1317 1409


x x x x


2 3 4 5


4636 3276 52 6 8 7045


- HS nêu yêu cầu
- HS làm bảng con


Kquả: 6642, 9276 , 7742, 6040
- HS đọc đề bài – phân tích đề
- 1 xe chở 1425kg gạo.


- 3 xe chở bao nhiêu kg gạo.
- Lấy số gạo 1 xe nhân 3
- Lớp làm vở


Bài giải


Số gạo ba xe chở được là:
1425 x 3 = 4275(kg)
Đáp số: 4275kg.


- 1 HS lên bảng chữa bài


- Đọc đề bài


- Tính chu vi hình vng có cạnh 1508m
- Lấy độ dài 1 cạnh nhân 4


Bài giải


Chu vi khu đất hình vng đó là:
1508 x 4 = 6032( m)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ngày soạn : 10 / 2 / 2012


Ngày giảng : Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012

<b>Chính tả ( Nghe - viết )</b>



<b>Nghe nhạc.</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


+ Rèn kĩ năng viết chính tả :


- Nghe - viết đúng bài thơ Nghe nhạc; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt l/n.


- GD ý thức rèn chữ giữ vở.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>



<b> 1. Đồ dùng </b>GV : Bảng lớp viết ND BT2, BT3.
HS : SGK.


2. Phương pháp: Hỏi đáp, viết tích cực...


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b>1. Tổ chức </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- đọc : rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ
dàng.


<b>3. Bài mới</b>:
a. Giới thiệu bài


. HD HS chuẩn bị b.HD HS nghe - viết.
- GV đọc bài chính tả 1 lần.


- Bài thơ kể chuyện gì ?


- Những chữ đầu mỗi dịng thơ viết ở vị
trí nào ?


.GV đọc bài


- QS giúp đỡ HS viết bài.
. Chấm 5 – 7 bài, chữa bài
- Nhận xét bài viết của HS.
c.HD HS làm BT chính tả.



* Bài tập 2 / 43- Nêu yêu cầu BT2 a


Hát


- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét.


- HS theo dõi SGK.
- 2, 3 HS đọc lại.


- Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng
nhạc nổi lên, bỏ chơi bị nhún nhảy theo
tiếng nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối
cũng lắc lư, viên bi lăn trịn rồi nằm im.
- Viết đầu ơ thứ 2


- GV đọc thầm bài chính tả viết những
tiếng dễ sai ra bảng con.


- HS nghe, viết bài vào vở.
- Soát lỗi


+ Điền vào chỗ trống l/n.


- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở
- Nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

GV nhận xét.



* Bài tập 3 / 43- Nêu yêu cầu BT3a


- GV nhận xét


- Lời giải :


- Náo động, hỗn láo, béo núc ních, lúc
đó.


+ Tìm từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng ..
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét.


- 1 số HS nhìn bảng đọc lại kết quả.
- Lời giải :


- loan báo, lách, leo, lao, lùng, lánh nạn
- nói, nấu, nướng, nung, nằm, ẩn nấp...


<b>4. Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS tiếp tục ơn bài.


<b>Tốn- Tiết 112</b>



<b>Luyện tập</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>



- Củng cố thực hiện nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số( có nhớ hai lần) và giải
tốn có lời văn.


- Rèn KN tính và giải tốn.
- GD HS chăm học toán.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>


1. Đồ dùng GV : Bảng phụ- phiếu HT
HS : SGK.


2. Phương pháp: trình bày ý kiến cá nhân, hỏi đáp trước lớp...
III. Các ho t ạ động d y- h c ạ ọ


<b>1/ Kiểm tra bài cũ</b> : Kết hợp trong giờ


<b>2/ Bài mới</b> : <b> </b>


a.Giới thiệu bài


b. Các hoạt động học tập
* Bài 1:


- Bt yêu cầu gì?


- Gọi 3 HS làm trên bảng


- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:



- Gọi 1 HS giải trên bảng


- Đặt tính rồi tính
- Lớp làm bảng con


1324 1719 2308
x x x
2 4 3

2648 6876 6924
- Đọc đề bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Tóm tắt


Mua : 3 bút, 1 bút: 2500đ
Đưa : 8000đ


Trả lại: ....đồng?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3: Tìm x


- X là thành phần nào của phép tính?
- Muốn tìm X ta làm ntn?


- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 4:


- Đếm số ô vuông?


- Đã tô màu mấy ô vuông?


- Cần tô màu mấy ô vuông nữa?
+ Chữa bài, nhận xét.


<b>3/ Củng cố, dặn dò :</b>


- Tổng kết giờ học
- VN : Ôn lại bài


Bài giải


Số tiền An mua bút là:
2500 x 3 = 7500( đồng)


Số tiền cô bán hàng trả lại cho An là:
8000 - 7500 = 500( đồng)
Đáp số: 500 đồng
- X là số bị chia


- Ta lấy thương nhân số chia
- Làm nháp,


Kết quả


a) X = 4581 ; b) X= 7292
- Đọc u cầu


- Có 9 ơ vng


- Có 7 ô vuông đã tô màu
- Cần tô màu thêm 2 ô nữa.


- HS điền vào vở BTT- Nêu KQ


<b>Tự nhiên xã hội - Tiết 46</b>



<b>Khả năng kỳ diệu của lá cây.</b>



<b>I- Mục tiêu bài học:</b>


Sau bài học, học sinh biết:


- Biết quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn
q trình hơ hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.


- Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với
đời sống con người .


* Biết giá trị của thân cây với cây, với đời sống động vật và con người. Có ý thức ,
hành vi thân thiện với các loại cây không bẻ cành, bứt lá.. ngăn chặn ứng phó hành
vi làm hại cây.


- GD bảo vệ cây xanh.


<b>II- Đồ dùng và phương pháp dạy- học: </b>


1. Đồ dùng Thầy:- Hình vẽ SGK trang 88,89. Giấy khổ Ao và băng keo.
Trò:- Sưu tầm các loại lácây khác nhau.


2. Phương pháp: hoạt động theo cặp, theo nhóm, trình bày ý kiến cá nhân
III- Các ho t ạ động d y v h c:ạ à ọ



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

-Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá
cây?


<b>2. Bài mới: </b>


a. Giới thiệu bài


b. Các hoạt động dạy học


<i>Hoạt động 1:Làm việc với SHK theo cặp.</i>


* Mục tiêu:Biết chức năng của lá cây.
* Cách tiến hành:


Bước 1: Làm việc theo cặp:


Yêu cầu: QS hình trang 88, tự đặt ra câu hỏi và
trả lời câu hỏi của nhau.VD:


-Trơng q trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí
gì và thải ra khí gì?


- Qúa trình quang hợp sẩy ra trong điều kiện
nào?


- Trong q trình hơ hấp, lá cây hấp thụ khí gì
và thải ra khí gì?


- Ngồi chức năng quang hợp cây cịn có chức
năng gì?



Bước 2: Làm việc cả lớp
KL: Lá cây có 3 chức năng:


<b> Quang hợp.</b>
<b>Hô hấp.</b>


<b> Thốt hơi nước.</b>


<i>Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.</i>


* Mục tiêu:Kể ra những ích lợi của lá cây.
* Cách tiến hành:


Chia nhóm. Phát giấy.


Giao việc:dựa vào thực tế và QS hình trang 89
SGK nói về ích lợi của lá cây?


<b>3- Củng cố- Dặn dị:</b>


- Nêu ích lợi của lá cây?
- Về học bài.


Nhắc nhở h/s công việc về nhà


Vài HS nêu


Lắng nghe.
Thảo luận.



- HS thi đặt ra câu hỏi và chức
năng của lá cây.


- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện báo cáo KQ.


Lá cây có ích lợi: Để ăn, làm
thuốc,gói bánh, làm nón, lợp nhà...


HS nêu.


<b>Thể dục - tiết 45:</b>


<b>Trò chơi: " Chuyển bóng tiếp sức"</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Ngày soạn: 12 / 2 / 2012


Ngày giảng: Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2012

<b>Tập đọc</b>



<b>Chương trình xiếc đặc sắc</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


- Chú ý các từ ngữ : xiếc, đặc sắc, dí dỏm, biến hoá ...



- Biết ngắt , nghỉ hơi đúng ; đọc đúng các chữ số , các tỉ lệ phần trăm và số điện
thoại trong bài.


+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu ND tờ quảng cáo trong bài.


*Biết ra quyết định đúng đắn nhận xét bình luận một vấn đề về nghệ thuật.Sử dụng
thời gian hợplý.


- Hiểu ND tờ quảng cáo ; bước đầu biết một số đặc điểm về nội dung , hình thức
trình bày và mục đích của tờ quảng cáo . ( TL được CH – SGK)


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>


1. Đồ dùng:<b> </b>GV : Tranh minh hoạ tờ quảng cáo trong SGK.


<b> </b>HS : SGK.


2. Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận nhóm; Hỏi đáp


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Đọc bài : Nhà ảo thuật .


<b>2. Bài mới:</b>


a. Giới thiệu bài


b. Các hoạt động học tập


+ GV đọc toàn bài.


+ HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu.kết hợp sửa phát âm
* Đọc từng đoạn trước lớp


+ chia bài làm 4 đoạn


- Đ1 : Tên chương trình và tên rạp xiếc.
- Đ2 : Tiết mục mới.


- Đ3 : Tiện nghi và mức giảm giá vé.
- Đ4 : Thời gian biểu diễn. Cách liên hệ
và lời mời.


+GV kết hợp HD ngắt nghỉ.Giúp HS
hiểu nghĩa các từ chú giải.


* Đọc từng đoạn trong nhóm.


- 2, 3 HS đọc bài.
- Nhận xét.


- HS theo dõi SGK.
- 1 HSG đọc cả bài


- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong
bài


- HS nối nhau đọc 4 đoạn trước lớp



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

* Thi đọc.


+ HD HS tìm hiểu bài.


- Rạp xiếc in tờ quảng cáo này làm gì ?
- Em thích những nội dung nào trong
quảng cáo ? Nói rõ vì sao ?


- Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt
- Em thường thấy quảng cáo ở đâu?
+ Luyện đọc lại.


- GV HD HS luyện đọc


- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn
- 2 HS thi đọc cả bài.


- Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
- HS trả lời


- HS trả lời.
- ở nhiều nơi…


+ 1 HS khá, giỏi đọc cả bài


- 4, 5 HS thi đọc đoạn quảng cáo.
- 2 HS thi đọc cả bài.


<b>3</b>. <b>Củng cố, dặn dò</b>: <b> </b>



- Hệ thống nội dung


- GV nhận xét chung tiết học.


<b>Tốn - Tiết 113</b>



<b>Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


- HS biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số( trường hợp chia
hết ).


- Vận dụng để làm tính và giải tốn có lời văn.
- Rèn KN tính và giải tốn.


- GD HS chăm học toán.


<b>II- Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>


1. Đồ dùng GV : Bảng phụ- phiếu HT
HS : SGK


2. Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân, hỏi đáp trước lớp...
III- Các ho t ạ động d y- h c ạ ọ


<b>1/ Kiểm tra bài cũ </b>


Bài 1b/116



<b>2/ Bài mới :</b>
a. Giới thiệu bài


b. Các hoạt động học tập


HĐ1: HD thực hiện phép chia 6369 : 3
- Ghi bảng: 6369 : 3 =?


- Đặt tính theo cột dọc và thực hiện tính?
- Gọi 1 HS thực hiện trên bảng


- 2 HS chữa bài
- Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Chữa bài, nhận xét.


- Nếu HS chia sai thì HD chia theo các
bước như SGK.


- Tương tự HD HS thực hiện phép chia
1276 : 4.


HĐ2: Thực hành
* Bài 1: - Tính


- Gọi 3 HS làm trên bảng


- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:



- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?


- Tìm số bánh mỗi thùng ta làm ntn?
- Gọi 1 HS giải trên bảng


- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:


- Tìm X


- X là thành phần nào của phép tính?
- Muốn tìm X ta làm ntn?


- Gọi 2 HS làm trên bảng


- Chữa bài, nhận xét.


<b>3/ Củng cố, dặn dò :</b>


- Nêu cách đặt tính và thực hiện tính chia
số có 4 chữ số cho số có một chữ số?
-VN: Ơn lại bài.


6369 3 1276 4
03 07


06 2123 36 319
09 0


0


- Đọc yêu cầu
- Lớp làm bảng con


4862 2 3369 3 2896 4
08 03 09


06 2431 06 1123 16 724
02 09 0
0 0


- 1648 gói bánh, chia 4 thùng


- Một thùng có bao nhiêu gói bánh?
- Lấy số bánh chia cho số thùng
- lớp làm vở


Bài giải


Mỗi thùng có số bánh là:
1648 : 4 = 412( gói bánh)
Đáp số: 412 gói bánh.


- Đọc đề?


- Là thừa số chưa biết


- Lấy tích chia cho thừa số đã biết
- Lớp làm phiếu HT



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Tập viết </b>



<b>Ôn chữ hoa </b>

<b>Q</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


+ Củng cố cách viết chữ hoa Q thông qua BT ứng dụng.
- Viết tên riêng Quang Trung bằng chữ cỡ nhỏ.


- Viết câu ứng dụng Quê em đồng lúa, nương dâu, / Bên dòng sông
nhỏ, nhịp cầu bắc ngang bằng chữ cỡ nhỏ.


- GD ý thức rèn chữ giữ vở cho hs.


<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>


1. Đồ dùng


GV : Mẫu chữ viết hoa Q, tên riêng Quang Trung và tên riêng trên dịng kẻ ơ li.
HS : Vở TV.


2. Phương pháp: Viết tích cực, hỏi đáp trước lớp...


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b>1. Tổ chức </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- Nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học


trong bài trước.


- GV đọc : Phan Bội Châu.


<b>3. Bài mới: </b>
a.Giới thiệu bài


b. Các hoạt động học tập


<b>+</b> Luyện viết chữ viết hoa.


- Tìm các chữ viết hoa có trong bài ?
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách
viết.


Q, T, B


+ Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc từ ứng dụng.


- GV giới thiệu Quang Trung là tên hiệu
của Nguyễn Huệ người anh hùng dân
tộc có cơng lớn trong cuộc đại phá qn
Thanh.


Quang Trung
+ Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng.


- GV giúp HS hiểu ND câu thơ



Hát


- Phan Bội Châu, Phá Tam Giang
nối đường ra Bắc ....


- 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng
con


- Nhận xét.


- Q, T, B.


- QS, tập viết Q, T vào bảng con.
- Quang Trung


- HS tập viết Quang Trung vào bảng
con


Quê em đồng lúa, nương dâu, /
Bên dịng sơng nhỏ, nhịp cầu
bắc ngang


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>+ </b>HD HS viết vở tập viết


- GV nêu yêu cầu của giờ tập viết
- GV QS động viên HS viết bài.
- GV chấm, chữa bài


- Nhận xét bài viết của HS



+ HS viết bài vào vở


<b>4. Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS tiếp tục ôn bài.


<b>Thủ công – Tiết 23:</b>



<b>Đan nong đôi ( tiết 1)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


- Biết cách đan nong đôi.


- Đan nong đơi. dồn được nan có thể chưa thật khít.
- GD hs yêu thích sản phẩm đan.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy – học:</b>


1. Đồ dùng: Giấy thủ công, kéo, các nan giấy


2. Phương pháp: Làm bài cá nhân, hỏi đáp trước lớp
III. Các ho t ạ động d y – h c:ạ ọ


<b>1. Kiểm tra: </b>


Chuẩn bị của hs



<b>2. Bài mới:</b>
a. G.thiệu bài


Hoạt động1. HD hs qua n sát và nhận xét
- Giới thiệu tấm đạn nong đôi.


- Nhận xét, so sánh với tấm đan nong
mốt:


+ Kích thước( bằng nhau)
+ Cách đan( khác nhau)


- GV nêu tác dụng đạn nong đôi trong
thực tế.


Hoạt động 2. GV hướng dẫn mẫu
B1. Kẻ, cắt, dán các nan( như bài đan
nong mốt)


9 nan dọc và 7 nan ngang
B 2. Đan nong đôi.


B 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan
- Dùng 4 nan còn lại dán 4 cạnh
+ Cho hs kẻ, cắt và tập đan nong đôi.


- HS quan sát
- Nhận xét


- Quan sát



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>3. Củng cố, dặn dò:</b>


- ND bài


- Nhận xét giờ.


- Chuẩn bị giờ sau đan tiếp.


- Thực hành ke, cắt, tập đan


Ngày soạn: 12 / 2/ 2012


Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2012

<b>Toán - Tiết 114</b>



<b>Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( tiếp)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


- HS biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số( trường hợp có
dư).


- Vận dụng để làm tính và giải tốn có lời văn.
- Rèn KN tính và giải tốn.


- GD HS chăm học toán.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy học </b>



1. Đồ dùng GV : Bảng phụ- phiếu HT, 8 hình tam giác vng cân như BT 3.
HS : SGK


2. Phương pháp: Hỏi đáp, trình bày ý kiến cá nhân


<b>III. Các hoạt động dạy học </b>
<b>1/ Kiểm tra:</b>


- Gọi 2 HS làm trên bảng


đặt tính rồi tính: 1342 : 2; 2308 : 3
Nhận xét, cho điểm.


<b>2/Bài mới</b> :
a. Giới thiệu bài:


b. Các học động học tập


HĐ1:HD thực hiện phép chia 9365: 3
- Gọi HS đặt tính và tính trên bảng.


- Nhận xét, nếu HS làm sai thì HD từng
bước như SGK.


- Tương tự HD phép chia 2249 : 4
HĐ 2: Thực hành.


* Bài 1: Tính
-Bt yêu cầu gì?



- Gọi 3 HS làm trên bảng


- Thực hiện


- Nhận xét, sửa sai


- Đặt tính và thực hiện ra nháp và nêu KQ
9365 3 2249 4


03 24


06 3121 09 562
05 1
2


- thực hiện phép chia
- lớp làm bảng con
- 3 HS lên bảng


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Chữa bài, cho điểm.
* Bài 2: - Đọc đề?


- Có bao nhiêu bánh xe?
- Một xe lắp mấy bánh?


- Muốn tìm được số xe ôtô lắp được ta
làm ntn?


- Gọi 1 HS giải trên bảng



- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:- Đọc đề?


- Yêu cầu HS quan sát và tự xếp hình.
- HD HS xếp đúng.


- Kết luận, đưa hình mẫu.


<b>3/ Củng cố, dặn dị:</b>


- Tổng kết giờ học
-VN: Ôn lại bài.


04 1234 04 2162 15 831
06 18 09
09 07 4
1 1


- HS đọc đề bài
- 1250 bánh xe.
- Mỗi xe 4 bánh


- Lớp làm vở


<i><b>Bài giải</b></i>


Ta có: 1250 : 4 = 312( dư 2)


Vậy 1250 bánh xe thì lắp được nhiều nhất
312 chiếc xe và còn thừa 2 bánh xe.


Đáp số: 312 chiếc xe, còn thừa 2 bánh xe
- Xếp hình


<b>Âm nhạc – Tiết 23</b>


<b>Giới thiệu một số hình nốt nhạc.</b>


<b>Bài đọc thêm: Du Bá Nha, Chu Tử Kì</b>



( GV bộ mơn soạn, dạy)


___________________________________


<b>Chính tả ( nghe - viết )</b>


<b>Người sáng tác Quốc ca Việt Nam</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người sáng tác Quốc ca Việt
Nam.


- Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm dễ
lẫn : l/n.


- GD ý thức rèn chữ giữ vở.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

2. Phương pháp: Viết tích cực, hỏi đáp trước lớp



<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b> 1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Viết tiếng bắt đầu bằng l/n.


<b>2. Bài mới</b>:
a. Giới thiệu bài


b. Các hoạt động học tập
+ <b>HD HS nghe - viết</b>


* HD HS chuẩn bị


- GV đọc đoạn văn 1 lần.


- Giải nghĩa từ Quôc hội, Quốc ca
- Những từ nào trong bài chính tả được
viết hoa ?


* GV đọc bài


- GV QS động viên HS viết bài.
* Chấm, chữa bài


- GV chấm 5 – 7 bài


- Nhận xét bài viết của HS


<b>+ HD HS làm BT chính tả</b>



* Bài tập 2 / 47. Điền vào chỗ trống l / n


- GV nhận xét


* Bài tập 3/ 48: Điền uc/ ut


- GV nhận xét


- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét


- HS theo dõi SGK.


- HS xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao
- 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm.
- Chữ đầu câu và đầu mỗi dòng, tên
riêng


- HS tập viết những chữ dễ viết sai
- HS viết bài


- Soát lỗi.


- Nêu yêu cầu BT2a
- HS làm bài cá nhân
- 1 em lên bảng làm
- Nhận xét


- Lời giải : Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá


Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả.
- Nêu yêu cầu BT3b


- HS làm VBT
Lời giải


- trút, trúc: Cây trúc này rất đẹp
Ba thở phào vì trút được
gánh nặng.


- lụt- lục: Vùng này đang lụt nặng.
Bé lục tung đồ đạc lên.


<b>3. Củng cố, dặn dò</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Dặn HS tiếp tục ơn bài.


<b>Luyện từ và câu</b>



<b>Nhân hố. Ơn cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào ?</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


- Tìm được các nhân vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ ngắn.
- Biết cách trả lời câu hỏi : như thế nào?


- Đặt được câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi đó( BT3a,c,d hoặc b, c, d) ( HSKG
làm được cả bài)



- GD ý thức học tập tốt trong giờ.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học </b>


1. Đồ dùng:


GV : 1 đồng hồ có 3 kim, 3 tờ phiếu khổ to làm BT3, bảng lớp viết 4 câu hỏi BT3
HS : SGK.


2. Phương pháp: hỏi đáp trước lớp, trình bày ý kiến


<b>III. Các hoạt động dạy – học </b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Làm miệng BT3 LT&C tuần 22


<b>2. Bài mới:</b>
a. Giới thiệu bài.


b. Các hoạt động học tập


<b> HD HS làm BT</b>


* Bài tập 1/ 44.


Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.


- GV đặt trước lớp 1 chiếc đồng hồ, chỉ
cho HS thấy cách miêu tả đồng hồ báo
thức trong bài.



- GV nhận xét chốt lời giải đúng


* Bài tập 2/ 45.


Dựa vào nội dung bài thơ trên trả lời câu
hỏi.


- 2 HS làm bài
- Nhận xét.


- Nêu yêu cầu BT


- 1 HS đọc lại bài thơ.


HS trao đổi theo cặp.3 HS lên bảng làm.
- Lời giải :


- Những vật được nhân hoá : kim giờ,
kim phút, kim giây, cả ba kim.


- Những vật ấy được gọi : bác, anh, bé.
- Vật ấy được tả bằng những từ ngữ :
thận trọng, nhích từng li, từng li, lầm lì,
đi từng bước, tinh nghịch,, chạy vút lên
trứơc hàng, cùng tới đích, rung 1 hồi
chuông vang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- GV cùng nhận xét.
* Bài tập 3/45.



Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm


- GV chốt lại ghi lên bảng.


- Từng cặp HS trao đổi.


- Nhiều cặp HS thực hành nói.


- Nêu yêu cầu BT


- Nhiều HS đặt câu hỏi cho bộ phận câu
được in đậm.


-Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào ?
- Ê - đi - xơn làm việc như thế nào ?
- Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào ?
- Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ?


<b>3</b>. <b>Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS tiếp tục ôn bài


___________________________________________________________________
Ngày soạn: 13/ 2/ 2012


Ngày giảng: Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2012

<b>Tập làm văn</b>




<b>Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


- Kể lại được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong
SGK.


*Biết ra quyết định đúng đắn nhận xét bình luận một vấn đề về nghệ thuật.Sử dụng
thời gian hợplý


- Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu .
- Giáo dục HS yêu nghệ thuật.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>


1.Đồ dùng:


GV : Bảng lớp viết gợi ý cho bài kể, tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật
HS : SGK.


2.Phương pháp: Làm việc nhóm; chia sẻ thơng tin, Trình bày 1 phút; Đóng vai.


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Đọc bài viết về người lao động trí óc.


<b>2. Bài mới</b>:
a.Giới thiệu bài
b.HD HS làm BT


* Bài tập 1 / 48.


Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em


- 2 HS đọc bài
- Nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

đã được xem.


- GV nhận xét
* Bài tập 2 / 48.


Dựa vào những điều vừa kể, hãy viết 1
đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về 1 buổi
diễn nghệ thuật mà em được xem.


- GV nhắc HS viết lại những điều vừa
kể sao cho rõ ràng, thành câu


- GV theo dõi, giúp đỡ
- GV chấm 1 số bài.


Từng HS nêu nội dung lựa chọn
- Dựa vào gợi ý 1 HS làm mẫu
Lớp ghi nội dung định kể vào nháp
- 1 vài HS K kể trước lớp


- Nêu yêu cầu BT


( Gợi ý : Kể về buổi xem xiếc được tổ


chức tại nhà văn hoá lao động thành phố.
Em đi xem cùng bố, mẹ và chị. Có nhiều
tiết mục hấp dẫn như:đu quay, lắc vòng,
khỉ đi xe đạp, ảo thuật,...Đặc biệt là tiết
mục hài rất vui nhộn.Em rất yêu thích bộ
mơn nghệ thuật này và rất khâm phục tài
nghệ của các diễn viên xiếc.)


- HS viết bài. 1 số HS đọc bài
3. <b>Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS tiếp tục ơn bài.


<b>Tốn: Tiết 115</b>



<b>Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( tiếp).</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


- HS biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số( trường hợp có
chữ số 0 ở thương) .


- Vận dụng để làm tính và giải tốn có lời văn.
- Rèn KN tính và giải toán.


- GD HS chăm học toán.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>



Bảng phụ- phiếu HT


III. Các ho t ạ động d y- h c ạ ọ


<b>1/ Kiểm tra: </b>


Đặt tính rồi tính
9436 : 3 ; 1272 : 5
- Nhận xét, cho điểm.


<b>2/ Bài mới:</b>


a. Giới thiệu bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

b. Các hoạt động học tập
HĐ1: HD thực hiện phép chia
4218 : 6


- GV ghi bảng phép chia 4218 : 6
- Gọi 1 HS đặt tính và thực hiện tính
trên bảng.


- Nhận xét, nếu HS làm sai thì HD từng
bước như SGK.


- Tương tự HD phép chia 2407 : 4
HĐ 2: Thực hành


* Bài 1:Tính
- BT yêu cầu gì?



- Gọi 3 HS làm trên bảng


- Chữa bài, cho điểm.
* Bài 2:


- Có bao nhiêu mét đường?
- Đã sửa bao nhiêu?


- Muốn tìm qng đường cịn phải sửa
tiếp ta làm ntn?


- Ta cần tìm gì trước?
- Gọi 1 HS giải trên bảng


- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3. Đ, S ?


- Muốn biết phép tính nào đúng hay sai
ta cần làm gì?


- Nhận xét, chữa bài.


<b>3/ Củng cố, dặn dò :</b>


- Tổng kết giờ học
- VN: Ôn lại bài.


- Đặt tính và thực hiện ra nháp.
4218 6 2407 4


01 00
18 703 07 601
0 3


- Thực hiện phép chia
- Lớp làm bảng con


3224 4 1516 3 2819 7
02 806 01 505 01 402
24 16 19
0 1 5
- Đọc đề?


- 1215 mét


- 1/3 quãng đường đó


- Lấy độ dài quãng đường trừ quãng
đường đã sửa


- Tìm quãng đường đã sửa.
- Lớp làm vở


Bài giải


Quãng đường đội công nhân đã sửa là:
1215 : 3 = 405(m)


Qng đường đội cơng nhân cịn phải
sửa là: 1215 - 405 = 810(m)



Đáp số: 810 mét.
- HS đọc yêu cầu


- Ta thực hiện phép chia sau đó đối chiếu
với phép chia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

___________________________________

<b>Mĩ thuật – Tiết 23</b>



<b>Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước</b>



( GV bộ mơn soạn, dạy)


__________________________________

<b>Thể dục – Tiết 46</b>



<b>Trị chơi: "Chuyển bóng tiếp sức"</b>



<b>I./ Mục tiêu :</b>


- Biết cách nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so
dây,chao dây, quay dây.


<b> - </b>Chơi trị chơi “ <b>Chuyển bóng tiếp sức</b>”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia
chơi mức tương đối chủ động.


- Ham học tập bộ môn


<b>II./ Địa điểm phương tiện :</b>



- Địa điểm : Sân trường vệ sinh an toàn tập luyện .
- Phương tiện : Chuẩn bị cịi, dây và bóng.


<b>III./ Nội dung và phương pháp lên lớp</b> :


<b>Nội dung giảng dạy</b> <b>Định</b>
<b>lượng</b>


<b>Tổ chức phương pháp</b>


<b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b>


1) <b>Phần mở đầu</b> :
- GV nhận lớp phổ
biến nội dung yêu cầu
giờ học .


- Cho Chạy quanh sân
tập.


- Tập bài TDPTC .
- Trò chơi “Đứng ngồi
theo lệnh”


<b>2) Phần cơ bản :</b>


-Ôn nhảy dây kiểu
chụm hai chân :





<b>4 - 6</b>
<b>phút</b>


1 lần (2
x8 nhịp)


<b> </b>
<b> 18 - </b>
<b>20phút</b>


1 -2
lần
4 – 5


lần


- ổn định tổ chức


- Hướng dẫn HS khởi
động


-Giáo viên nêu tên động
tác và điều khiển ôn
luyện.


- Gv quan sat, nhận xét.
- Chia tổ tập dưới sự điều
khiển của tổ trưởng.


Giáo viên theo dõi sửa
sai cho học sinh .


- Sau đó cho các tổ thi
đua trình diễn chọn tổ
nào có nhiều thành viên
thực hiện tốt .


- lớp khởi động dưới
sự điều khiển lớp


trưởng.
xxxxxxx
xxxxxxx


x


Lớp tập dưới sự điều
khiển giáo viên .


xxxxxxx
xxxxxxx


x


- Các tổ tập luyện
dưới sự điều khiển


của tổ trưởng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Chơi trò chơi :
“<b>Chuyển bóng tiếp</b>
<b>sức</b>”


<b>3) Phần kết thúc: </b>


- Cho học sinh thả
lỏng .


- GV hệ thống bài
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà :Ôn nhảy dây
kiểu chụm hai chân.


2 – 3
lần.


<b>4 - 6 </b>
<b>phút</b>


- Nhận xét tuyên dương.
- GV nêu tên trò chơi ,
hướng dẫn cách chơi và
luật chơi. Cho học sinh
chơi thử .


- Cho các tổ thi đua chơi
trò chơi.


Nhận xét tuyên dương.


- Gv hướng đẫn thả long.
- GV hệ thống bài


<b>- </b>Nhận xét tiết học .
- Về nhà :Ôn nhảy dây
kiểu chụm hai chân.


- Hs chơi theo tổ, thi
đua.


x x x x x x x
x x x x x x x


x x


<b>Đã duyệt bài tuần 23</b>


<i>Ngày ...tháng... năm 2011</i>


<b>PHÓ HIỆU TRƯỞNG</b>
<b>Hà Thị Hồng Yến</b>


<b>TUẦN 24</b>


Ngày soạn: 18/2/2012


Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012


<b>Giáo dục tập thể – Tiết 47</b>


<b>Chào cờ đầu tuần</b>




( Tổng đội soạn)

Tập đọc – Kể chuyện



<b>Đối đáp với vua</b>



<b>I. Mục tiêu</b>


<i><b>* Tập đọc</b></i>


- Biết ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Hiểu ND- ý nghĩa : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh , đối đáp giỏi , bản lĩnh từ
nhỏ (TLCH – SGK) .


<i><b>* Kể chuyện</b></i>


- Rèn kĩ năng nói : Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện( dựa vào trí
nhớ tranh, kể lại được tồn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. HSKG)


- Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, học được ưu điểm của bạn, phát hiện
đúng những sai sót, kể tiếp được lời bạn.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>


Đồ dùng: GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
HS : SGK.


Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận nhóm; Hỏi đáp trước lớp.
<i><b>III. Các hoạt động dạy- học </b></i>



1. <b> Tổ chức </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- Đọc : Chương trình xiếc đặc sắc
- Cách trình bày quảng cáo có gì đặc
biệt?


3. <b>Bài mới</b>:<b> </b>
a.Giới thiệu bài


b.Các hoạt động học tập
+ GV đọc toàn bài.


+ HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa
từ


* Đọc từng câu.


- kết hợp sửa phát âm sai cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp


- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh.


+ HD HS tìm hiểu bài


- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?


- Cậu bé Cao Bá Qt có mong muốn
gì ?


- Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn
đó


- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?


Hát


- 2 HS đọc bài.
- HS trả lời.
- Nhận xét


- Lớp theo dõi SGK


- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối nhau đọc 4 đoạn trước lớp
- HS đọc theo nhóm đơi


- Nhận xét bạn cùng nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh.


- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.
- Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua.
Nhưng xa giá đi đến đâu quân lính cũng
thét đuổi mọi người, không cho ai đến
gần.


- Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo


động, cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm,
làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào
bắt trói....


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Vua ra vế đối thế nào ?


- Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
- Nêu nội dung câu chuyện ?


<b>Luyện đọc lại</b>


- GV đọc lại đoạn 3.


- HD HS đọc đúng đoạn văn.


nên muốn thử tài, cho cậu có cơ hội
chuộc tội.


<i>- Nước trong leo lẻo cá đớp cá.</i>
<i>- Trời nắng chang chang người trói </i>
<i>người.</i>


- Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ
nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính
cách khảng khái, tự tin.


- 3 HS thi đọc đoạn văn
- 1 HS đọc cả bài


K chuy nể ệ



<b>1. GV nêu nhiệm vụ</b>


- Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự
của câu chuyện Đối đáp với vua rồi kể
lại toàn bộ câu chuyện.


<b>2. HD HS kể chuyện</b>


a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4
đoạn trong chuyện


b. Kể lại toàn bộ câu chuyện( HSKG)


- HS nghe.


- HS QS 4 tranh


- HS phát biểu thứ tự đúng của từng
tranh.


3 - 1 - 2 - 4


- 4 HS dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh,
tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.


- 1, 2 HS kể lại tồn bộ câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay
4. <b>Củng cố, dặn dò</b>



- Em biết câu tục ngữ nào có hai vế đối nhau ?
- GV nhận xét chung tiết học.


- Dặn HS kể lại chuyện cho bố( mẹ) nghe, ơn bài.

<b>Tốn - Tiết 116</b>



<b>Luyện tập</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


- Có kĩ năng về thực hiện phép chia số có bốn chữ só cho số có một chữ số, tìm
thừa số của phép nhân( trường hợp có chữ số 0 ở thương)


- Giải tốn có lời văn, chia nhẩm số trịn nghìn.
- Rèn KN tính và giải toán cho HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>


1. Đồ dùng GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK


2. Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân, hỏi đáp trước lớp..
III. Các ho t ạ động d y - h c ạ ọ


<b>1/ Tổ chức:</b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ : </b>Kết hợp trong giờ


<b>3/ Bài mới : </b>Giới thiệu bài
* Bài 1/ 120:- BT yêu cầu gì?


- Gọi 3 HS làm trên bảng


Nhận xét sửa sai
* Bài 2:- Đọc đề?


- X là thành phần nào của phép tính?
- Nêu cách tìm X?


- Gọi 3 HS làm trên bảng


- Chữa bài, đánh giá.
* Bài 3:


- BT cho biết gì? BT hỏi gì?


- Muốn tìm số gạo cịn lại ta làm ntn?
- Ta cần tìm gì trước? cách làm?


- Gọi 1 HS làm trên bảng
- GV chữa bài.


* Bài 4: - Đọc đề?
- Nêu cách nhẩm?
- GV hướng dẫn mẫu
- Nhận xét


hát


Đặt tính rồi tính
- Lớp làm bảng con


- 3 HS lên bảng nối tiếp


1608 4 2035 5 4218 6
00 402 03 407 01 703
08 35 18
0 0 0
- Tìm X


- thừa số chưa biết


- Lấy tích chia cho thừa số đã biết
- Lớp làm nháp


a) X x 7 = 2107 b) 8 x X = 1640
X = 2107 : 7 X = 1640 : 8
X = 301 X = 205
- 2,3 HS đọc đề bài


- Lấy số gạo có trừ số gạo đã bán.


- Tìm số gạo đã bán.( số gạo đã có chia 4)
- Lớp làm vở


Bài giải
Số gạo đã bán là:
2024 : 4 = 506(kg)
Cửa hàng còn lại số gạo là:
2024 - 506 = 1518( kg)
Đáp số: 1518 kg gạo
- Tính nhẩm



- Nêu miệng


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>4/ Củng cố, dặn dò :</b>


- Hệ thống nội dung bài ơn.
- Dặn dị: Ơn lại bài.


___________________________________________________________________
_


Ngày soạn: 18/2/2012


Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012


<b>Chính tả ( Nghe viết )</b>


<b>Đối đáp với vua.</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


+ Rèn kĩ năng chính tả :


- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong truyện Đối đáp với vua.
Đúng hình thức bài văn xi.


- Tìm đúng, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x
- Giáo dục hs ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>



1. Đồ dùng GV : Phiếu khổ to viết ND BT 3
HS : Vở BT


2. Phương pháp: Viết tích cực, hỏi đáp trước lớp....
<i><b>III. Các hoạt động dạy-học </b></i>


<b>1. Tổ chức </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- Viết 4 từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n.


<b>3. Bài mới</b>: Giới thiệu bài:


<b>HD HS nghe viết</b>


a. HD HS chuẩn bị.


- GV đọc đoạn văn 1 lượt.


- Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế
nào


b. GV đọc cho HS viết.


- Chấm bài, nhận xét bài viết của HS


<b>HD HS làm các bài tập chính tả.</b>



* Bài tập 2 / 51- Nêu yêu cầu BT2a.


Hát


- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét.


- HS theo dõi SGK,
- 2 HS đọc lại.


- Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ô li.
- HS tập viết những chữ dễ mắc lỗi ra
nháp


- HS viết bài vào vở.
- Sốt lỗi


+ Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x
có nghĩa ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Nhận xét.


* Bài tập 3 / 52- Nêu yêu cầu BT3a


- GV nhận xét


- Nhận xét


- Lời giải : sáo, xiếc.



+ Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động chứa
tiếng bắt đầu bằng s, x


- 2 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào
vở


- Nhận xét bạn
- Lời giải


* Chứa tiếng bắt đầu bằng s : san sẻ, xe
sợi, so sánh, soi đuốc, ....


* Chứa tiếng bắt đầu bằng x : xé vải, xào
rau, xới đất, xẻo thịt, ...


<b>4. Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét tiết học.


- Dặn HS tìm tiếp các tếng theo yêu cầu bài 3

<b>Toán - Tiết 117</b>



<b>Luyện tập chung</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


- Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Giải tốn có hai phép tính.


- Rèn KN tính và giải toán cho HS


- GD HS chăm học toán.


<b>II- Đồ dùng và phương pháp dạy – học </b>


1. Đồ dùng GV : Bảng phụ- Phiếu HT. - HS : SGK
2. Phương pháp: Làm bài cá nhân, trình bày ý kiến


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b>1/ Tổ chức:</b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ</b>: Kết hợp trong giờ


<b>3/ Bài mới</b> : <b> </b>


a.Giới thiệu bài


b. Các hoạt động dạy học
* Bài 1/120:- BT yêu cầu gì?
- Gọi 4 HS làm trên bảng


- Chấm, chữa bài.


* Bài 2:- BT yêu cầu gì?
- Gọi 3 HS làm trên bảng


- hát


- Đặt tính rồi tính
- Lớp làm phiếu HT



821 1012 308 1230
x 4 x 5 x 7 x 6


3284 5060 2156 7380
- Đặt tính rồi tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Chữa bài, đánh giá.
* Bài 3


- BT cho biết gì?- BT hỏi gì?


- Muốn tìm số sách một thư viện ta làm
ntn?


- Ta cần tìm gì trước? cách làm?
- Gọi 1 HS làm trên bảng


- GV chữa bài.
* Bài 4:


- BT u cầu gì?


- Nêu cách tính chu vi HCN?
- Ta cần tìm gì trước?


- Gọi 1 HS làm trên bảng


- Nhận xét, cho điểm.



<b>4/ Củng cố, dặn dò :</b>


- Hệ thống nội dung bài


4691 2 1230 3 1607 4
06 2345 03 410 00 401
09 00 07
11 0 3
1


- Có 5 thùng sách,1thùng 306 quyển, chia
9 thư viện.- Số sách của 1 thư viện?


- Lấy số sách 5 thùng chia 9


- Tìm số sách 5 thùng bằng cách Lấy số
sách 1 thùng nhân 5


- lớp làm nháp


Bài giải


Số sách của năm thùng là:
306 x 5 =1530( quyển)
Mỗi thư viện có số sách là:
1530 : 9 = 170( quyển)


Đáp số: 170 quyển sách .
- HS đọc đề bài



- Tính chu vi sân vận động HCN.


- Lớp làm vở


Bài giải


Chiều dài của sân vận động là:
95 x 3 = 285(m)


Chu vi sân vận động là:


( 285 + 95 ) x 2 =760(m)
Đáp số: 760 mét


<b>Tự nhiên và xã hội - Tiết 48</b>



<b>Quả.</b>



<b>I- Mục tiêu bài học:</b>


Sau bài học, học sinh biết:


- QS so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc,hình dạng, độ lớn của 1 số loài
quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

* Quan sát nhận biết đặc điểm 1 số lồi quả. Phân tích thơng tin biết vai trị, ích lợi
của quả với đời sống con người và thực vật .


<b> II- Đồ dùng dạy học- Phương pháp dạy học</b>



1. Đồ dùng:


Thầy:- Hình vẽ SGK trang 92,93.
- Sưu tầm ảnh chụp các loại quả.


Trò:- Sưu tầm ảnh chụp các loại quả khác nhau.


2. Phương pháp :quan sát thảo luận thực tế, trưng bày sản phẩm.


<b>III- Các hoạt động dạy và học:</b>
<b>1-Tổ chức:</b>


<b>2-Kiểm tra:</b>


Nêu chức năng và ích lợi của hoa?


<b>3-Bài mới</b>: <b> </b>


a.Giới thiệu bài


b. Các hoạt động dạy học


Hoạt động 1: QS và thảo luận nhóm.


a-Mục tiêu: Biết QS để tìm ra sự khác nhau về
mầu sắc, hình dạng, độ lớn của 1 số lồi quả. Kể
tên các bộ phận thường có của 1 quả.


b-Cách tiến hành:



Bước 1: QS hình SGK Thảo luận câu hỏi:


- Chỉ, nêi tên và mơ tả màu sắc, hình dạng, độ lớn
của 1 số loài quả.


- Trong các loại quả đó,bạn đó ăn loại quả nào?
Nói về mùi vị của quả đó?


- Chỉ các hình của bài và nêi tên từng bộ phận
của quả?


Bước 2: Làm việc cả lớp:


*KL: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình
dạng, độ lớn, màu sắc, mùi vị. Mỗi quả thường
có 3 phần: Vỏ, thịt , hạt. Một số quả chỉ có thịt
hoặc vỏ và hạt.


Hoạt động 2: Thảo luận


a-Mục tiêu: Nêu được chức năng và ích lợi của
quả.


b-Cách tiến hành:


- Quả được dùng để làm gì?


- Hát.
Vài HS nêu.



Lắng nghe.
Thảo luận.


Đại diện báo cáo KQ.


Có nhiều loại quả, chúng khác
nhau về hình dạng, độ lớn, màu
sắc, mùi vị.Mỗi quả thường có
3 phần: Vỏ,thịt, hạt. Một số quả
chỉ có thịt hoặc vỏ và hạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Hạt có chức năng gì?


*KL: Quả thường dùng: ăn, làm mứt, làm rau, ép
dầu...


Gặp điền kiện thích hợp hạt mọc thành cây, duy
trì giống cây.


<b>4- Củng cố- Dặn dò:</b>


- Nêu chức năng và ích lợi của quả?


- Về học bài. Nhắc nhở h/s cơng việc về nhà


- Mọc thành cây, duy trì giống
cây.


- HS nêu.



<b>Thể dục - tiết 47:</b>


<b>Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trị chơi:" Ném trúng đích"</b>



GV bộ mơn soạn dạy


Ngày soạn: 18/2/2012


Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2012

<b>Tập đọc</b>



<b>Tiếng đàn</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :


- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, sau các cụm từ.
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :


- Hiểu ND, ý nghĩa: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em.
Nó hồ hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.( trả lời được các
câu hỏi trong SGK)


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học:</b>


1. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ, ảnh hoặc chân dung Pu - skin.
HS : SGK.


2. Phương pháp: Đọc tích cực , hỏi đáp trước lớp, chúng em biết ba..



<b>III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu</b>


Ho t ạ động c a th y Ho t ủ ầ ạ động c a tròủ


<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Đọc chuyện : Đối đáp với vua


<b>2. Bài mới</b>


a. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
b. Luyện đọc


+ GV đọc diễn cảm toàn bài


+ HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa


- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

từ


* Đọc từng câu.


GV cho hs đọc: vi- ô- lông, ắc - sê
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp.


+ GV chia bài làm 2 đoạn


- Đ1 : Từ đầu …khẽ rung động
- Đ2 : còn lại


- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.


- Đọc đồng thanh
+ HD HS tìm hiểu bài.


+ Thuỷ làm gì để chuẩn bị vào phịng
thi?


+ Tìm những từ ngữ để miêu tả âm
thang của cây đàn?


+ Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo cây
đàn thể hiện điều gì?


+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh
thanh bình ngồi gian phịng như hồ
với tiếng đàn?


+ Nội dung bài nói lên điều gì?
Luyện đọc lại


- GV HD HS thể hiện đúng ND từng
đoạn


- GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay



- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn


- HS đọc từng đoạn trong nhóm
- 2, 3 HS đọc thi.


- cả lớp đồng thanh.


- … lên dây và kéo thử


- … âm thanh trong trẻo vút bay lên
- Vầng trán hơi tái đi nhưng gị má ửng
hồng, đơi mắt ..sẫm màu, mi cong…
- Vài cánh lan …rụng xuống, thản
những chiếc thuyền trên …, dân chài bắt
cá, hoa nở đỏ bên những lối đi ven hồ


+ 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong
bài


- 1 vài HS thi đọc cả bài


<b>IV. Củng cố, dặn dò</b>
<b> - </b>Nêu nội dung bài


- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.


_____________________________________

<b>Toán - Tiết 118</b>




<b>Làm quen với chữ số La mã</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


- Bước đầu HS làm quen với chữ số La mã.


- Nhận biết được các chữ số La Mã từ I đến XII ( để xem đồng hồ); số XX; XXI
( đọc kế kỉ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>


1. Đồ dùng GV : Một số đồ vật có ghi chữ số La Mã, bảng phụ
HS : SGK


2. Phương pháp: Hỏi đáp trước lớp, làm bài cá nhân


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b>1/ Tổ chức:</b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ</b> : Không kiểm tra


<b>3/ Bài mới</b>:<b> </b> Giới thiệu bài


a) HĐ 1: Giới thiệu về chữ số La Mã.
- Ghi bảng các chữ số La Mã: I, V, X
và giới thiệu cho HS.


- Ghép hai chữ số I với nhau ta được
chữ số II, đọc là hai.



- Ghép ba chữ số I với nhau ta được
chữ số III, đọc là ba.


- Ghi bảng chữ số V, Ghép vào bên trái
chữ số V một chữ số I, ta được số nhỏ
hơn V một đơn vị, đó là số bốn, đọc là
bốn, viết là IV.


- Ghép vào bên phải chữ số V một chữ
số I, ta được số lớn hơn V một đơn vị,
đó là số sáu, đọc là sáu, viết là VI.
- tương tự GT chữ số VII, VIII, I X,
XI.


- Ghi bảng số XX, viết hai chữ số X
liền nhau ta được chữ số XX( hai
mươi)


- Viết vào bên phải số XX một chữ số
I, ta được số lớn hơn XX là số XXI.
b) HĐ 2: Luyện tập.


* Bài 1: treo bảng phụ


- Gọi HS đọc cá nhân, đọc xuôi, ngược
- Nhận xét, sửa sai.


* Bài 2:- Đưa đồng hồ ghi các số bằng
chữ số La Mã. Gọi HS đọc số giờ.


- Nhận xét, cho điểm.


* Bài 3:- Bt yêu cầu gì?


- Gọi 2 HS làm bảng.


- Hát


- HS đọc: một, năm, mười
- Viết II vào nháp và đọc : hai
- Viết III vào nháp và đọc : ba


- Viết IV vào nháp và đọc : bốn


- Viết VI vào nháp và đọc : sáu


lần lượt viết và đọc các số theo HD của
GV


- Viết XX và đọc : Hai mươi
- Viết XXI và đọc : Hai mươi mốt


- đọc: một, ba, năm, bảy, chín, mười một,
hai mươi mốt, hai, ...


- Đọc: sáu giờ, mười hai giờ, ba giờ.
- Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ
lớn đến bé.


HS làm vở



Lời giải


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Chấm bài, nhận xét.


<b>4/ Củng cố, dặn dò :</b>


- Thi viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ
số La mã.


-VN: Thực hành đọc, viết số La Mã


Tập viết



<b>Ôn chữ hoa </b>

<b>R</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


+ Củng cố cách viết các chữ viết hoa R thông qua BT ứng dụng.
- Viết tên riêng Phan Rang bằng chữ cỡ nhỏ..


- Viết câu ứng dụng Rủ nhau đi cấy đi cày / Bây giờ khó nhọc, có ngày
phong lưu bằng chữ cỡ nhỏ.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học </b>


1. Đồ dùng


GV : Mẫu chữ viết hoa R, viết mẫu tên riêng Phan Rang và câu ứng dụng.
HS : Vở tập viết.



2. Phương pháp: Viết tích cực, hỏi đáp trước lớp...
<i><b>III. Các hoạt động dạy- học </b></i>


1. <b>Tổ chức </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- Nhắc lại từ và câu ứng dụng học trong
giờ trước.


<b>3. Bài mới: </b>Giới thiệu bài


<b> HD HS viết trên bảng con</b>


a. Luyện viết chữ viết hoa


- Tìm các chữ viết hoa có trong bài.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách
viết


P ( Ph ), R.


b. HS viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc từ ứng dụng


- Giới thiệu Phan Rang là tên 1 thị xã
thuộc tỉnh Ninh Thuận.


Hát



- Quang Trung.


Quê em đồng lúa nương


dâu.Bên dịng sơng nhỏ, nhịp
cầu bắc ngang.


- P ( Ph ), R.
- HS QS


- Tập viét chữ R, P trên bảng con.
- Phan Rang.


- tập viết bảng con : Phan Rang.


<i> </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Phan Rang.
c. HD viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng


- GV giúp HS hiểu ND câu ca dao


<b>HD HS viết vào vở tập viết</b>


- GV nêu yêu cầu giờ viết
- QS động viên, HS viết bài.
- GV chấm bài



- Nhận xét bài viết của HS.


- HS viết bảng con : Rủ, Bây


+ HS viết bài vào vở


<b>4. Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét chung tiết học.


- Dặn HS luyện viết chữ có âm đầu R, học thuộc câu ca dao.
_


<b> </b>

<b>Thủ công – Tiết 24</b>



<b>Đan nong đôi (tiết 2)</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


- Biết cách đan nong đôi.


- Đan được nong đôi, dồn được nan có thể chưa thật khít.
- GD hs u thích sản phẩm đan.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy – học:</b>


1. Đồ dùng Giấy thủ công, kéo, các nan giấy
2. Phương pháp: hỏi đáp, làm bài cá nhân


<b>III. Các hoạt động dạy – học:</b>


<b>1. Tổ chức:</b>


<b>2. Kiểm tra: </b>


Chuẩn bị của hs


<b>3. Bài mới:</b>
a. G.thiệu bài


b. Các hoạt động học tập


- Hoạt động 3. HS nhắc lại cách đạn
nong đôi


B1. Kẻ, cắt, dán các nan( như bài đan
nong mốt) 9 nan dọc và 7 nan ngang
B 2. Đan nong đôi.


B 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan
- Dựng 4 nan còn lại dán 4 cạnh
- Hoạt động 4. Thực hành đan


- Hát


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

+ Cho hs kẻ, cắt và tập đan nong đôi vào
giấy màu.


+ Trưng bày sản phẩm


- Cho HS trưng bày sản phẩm, chọn ra


những sản phẩm đẹp cho cả lớp quan
sát, học tập.


<b>4. Củng cố, dặn dò:</b>


- ND bài


- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị giờ sau .


- Thực hành đan


- GV quạn sát, giúp đỡ những HS còn
lúng túng


Ngày soạn: 19/2/2012


Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2012

<b>Toán – Tiết 119</b>



<b>Luyện tập</b>



<b>I- Mục tiêu bài học</b>


- Củng cố về đọc, biết, nhận biết giá trị của các chữ số La Mã đã học, thực hành
xem đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã.


- Rèn KN đọc, viết chữ số La Mã.


- GD HS chăm học để vận dụng vào thực tế.



<b>II- Đồ dùng và phương pháp dạy học </b>


1. Đồ dùng GV : Một số que diêm- Mơ hình đồng hồ.
HS : SGK


2. Phương pháp: hỏi đáp trước lớp....
III- Các ho t ạ động d y h c ch y uạ ọ ủ ế


<b>1. Tổ chức</b> - Hát


<b>2/ Kiểm tra:</b>


- Viết các số từ I đến XII bằng chữ số
La Mã.


- Nhận xét, cho điểm.


<b>3/ Bài mới:</b>
a. G. thiệu bài


b. Các hoạt động học tập
* Bài 1/122:


- Đưa đồng hồ, quay kim chỉ số giờ, gọi
HS đọc .


- Nhận xét, sửa sai.
* Bài 2: Đọc các số sau



- 2 - 3 HS viết
- Nhận xét.


- HS đọc:


- Đồng hồ A chỉ sáu giờ


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Ghi bảng các số:


I, III, IV, VII, I X, XI, VIII, XII
- Gọi HS đọc


- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3:


- Đọc đề?


- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét.


* Bài 4:


- Yêu cầu HS lấy hai que diêm và xếp
thành các số II, V, X


- Yêu cầu HS lấy sáu que diêm và xếp
thành số I X


- Yêu cầu HS lấy ba que diêm và xếp
được các số nào?



* Bài 5:


- Lấy ba que diêm xếp thành số XI.
- Nhấc 1 que xếp lại vào bên trái số X
thì giá trị của X tăng hay giảm? Ta được
số mấy?


<b>4/ Củng cố:</b>


- Đánh giá tiết học


- Dặn dò: Thực hành theo bài học.


- Đọc: một, ba, bốn, bảy, chín, mười
một, tám, mười hai.


- HS làm bài vào phiếu
- Đúng ghi Đ, sai ghi S


III: ba Đ VII: bảy Đ
VI: sáu Đ VIIII: chín S
IIII: bốn S I X: chín Đ
IV: bốn Đ XII: mười hai Đ
- Thực hành xếp


; ; ; ;
- xếp được các số: III, IV, VI, I X, XI.
- xếp



- số chín ( I X)


<b>Âm nhạc – Tiết 24</b>


<b>Ôn tập hai bài hát: Em yêu trường em và Cùng múa hát dưới trăng.</b>


<b>Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khng</b>



( GV bộ mơn soạn, dạy)


<b>Chính tả ( nghe viết )</b>


<b>Tiếng đàn.</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


+ Rèn kĩ năng viết chính tả :


- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Tiếng đàn.


- Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x
- GD ý thức rèn chữ giữ vở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

1. Đồ dùng GV : Phiếu ghi ND BT2.
HS : VBT.


2. Phương pháp: Hỏi đáp trước lớp, viết tích cực...
<i><b>III. Các hoạt động dạy- học </b></i>


1. <b>Tổ chức </b>



<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- Viết 4 từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng
s/x.


3. <b>Bài mới</b>. Giới thiệu bài:


<b>HD HS nghe - viết.</b>


a. HD HS chuẩn bị


- GV đọc đoạn văn 1 lần.
- Nêu ND đoạn văn.


b. GV đọc cho HS viết.


- GV theo dõi, động viên HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài


- Nhận xét bài viết của HS.


<b>HD HS làm BT chính tả.</b>


* Bài tập 2 / 56 - Nêu yêu cầu BT2a


- GV nhận xét.


Hát


+ 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con


- Nhận xét.


- 2, 3 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK.
- Tả khung cảnh thanh bình ngồi gian
phịng như hoà với tiếng đàn.


- Tập viết những chữ dễ viết sai ra bảng
con.


+ HS viết bài vào vở.


+ Tìm nhanh các từ gồm hai tiếng, tiếng
nào cũng bắt đầu bằng s/x.


- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét.


- Nhiều em đọc kết quả
* Lời giải :


- Bắt đầu bằng s : sung sướng, sục sạo,
sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, ....


- Bắt đầu bằng x : xôn xao, xào xạc, xộc
xệch, xốn xang, xao xuyến, ....


<b>4. Củng cố, dặn dò </b>.


- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài.



<b>Luyện từ và câu</b>



<b>Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy.</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>


- Nêu được mộ số từ ngữ về nghệ thuật(BT1)


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy- học:</b>


1. Đồ dùng GV : Bảng viết BT 1, BT2
HS : SGK.


2. Phương pháp: thảo luận nhóm, Cặp đơi


<b>III. Các hoạt động dạy học chủ yếu</b>


Ho t ạ động c a th y Ho t ủ ầ ạ động c a trịủ


<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ :
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong rì rầm
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi.


<b>2. Bài mới:</b>
a. Giới thiệu bài



- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b. HD HS làm BT


* Bài tập 1 / 53
- Nêu yêu cầu BT.


- GV chia lớp thành 2 nhóm


- GV nhận xét


* Bài tập 2 / 54
- Nêu yêu cầu BT


- Nước suối và cọ được nhân hố, chúng
có hành động như người ...


- Nhận xét.


+ Tìm và ghi vào trong vở những từ chỉ
những người hoạt động nghệ thuật, chỉ
các hoạt động nghệ thuật, chỉ các mơn
nghệ thuật.


- HS làm bài cá nhân sau đó trao đổi
theo nhóm


- 2 nhóm lên bảng làm


- Cả lớp đọc bài của mỗi nhóm nhận xét.


- Cả lớp đọc đồng thanh bài làm trên
bảng


* Lời giải :


a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
: diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà
soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo


thuật,...


b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật : đóng
phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác,
....


c. Chỉ các môn nghệ thuật : điện ảnh,
kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, ca vọng
cổ, ...


+ Đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong
đoạn văn sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Nêu ND bài đã hoàn chỉnh.


- 1 em lên bảng làm
- Nhận xét


Lời giải đúng


Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu


chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim…
nghệ thuật. Người tạo…nhạc sĩ, họa sĩ,
nhà văn, nghệ sĩ…Họ đang …miệt mài,
say mê…tuyệt vời, giúp ta nâng cao…
tốt đẹp hơn.


- Giải thích thế nào là nghệ sĩ và các
hoạt động của họ.


<b>IV. Củng cố, dặn dò </b>.


- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
Ngày soạn: 19/2/2012


Ngày giảng: Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012

<b>Tập làm văn</b>



<b>Nghe kể : Người bán quạt may mắn.</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


- Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung
câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.


- HS hiểu nội dung câu chuyện


- Giáo dục học sinh ý thức tự học trong giờ .


<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>



1. Đồ dùngGV : Tranh minh hoạ truyện kể, bảng lớp viết câu hỏi gợi ý trong SGK.
HS : VBT.


2. Phương pháp: Làm bài cá nhân, hỏi đáp trước lớp...
<i><b>III. Các hoạt động dạy - học </b></i>


<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Kiểm tra vở viết của 1 số em
2<b>. Bài mới:</b> Giới thiệu bài


<b>HD HS nghe - Kể chuyện</b>


a. HS chuẩn bị
- Nêu yêu cầu BT
b. Kể chuyện


+ GV kể chuyện lần 1.


- Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn
điều gì


- HS lấy vở


- Nghe và kể lại câu chuyện Người bán
quạt may mắn


- HS nghe



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những
chiếc quạt để làm gì ?


- Vì sao mọi người đua nhau đến mua
quạt ?


+ GV kể chuyện lần 2, 3


c. HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu
chuyện


- Qua câu chuyện này em biết gì về
Vương Hi Chi ?


- Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu
chuyện này ?


cơm ăn.


- Ơng Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ
vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng
bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ
ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ơng, mọi
người sẽ mua.


- Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ
của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua
quạt như mua 1 tác phẩm nghệ thuật quý
giá.



+ HS kể chuyện theo nhóm.
- Đại diện các nhóm kể


- Vương Hi Chi là 1 người có tài và
nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo
khổ.


- …nghệ thuật viết chữ ( thư pháp).


<b>4.Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS luyện kể lại câu chuyện.


<b>Toán - Tiết 120</b>


<b>Thực hành xem đồng hồ</b>



<b>I. Mục tiêu bài học</b>


- Củng cố cho HS hiểu biết về thời điểm. Xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
- Rèn KN xem đồng hồ cho HS


- GD HS ham học để liên hệ thực tế.


<b>II. Đồ dùng và phương pháp dạy học </b>


GV : Mơ hình đồng hồ- Phiếu HT
HS: SGK


<b>III. Các hoạt động dạy học </b>


<b>1/ Tổ chức:</b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ</b> : Không kiểm tra


<b>3/ Bài mới</b>:<b> </b> Giới thiệu bài
a) HĐ 1: HD xem đồng hồ.
- Quan sát hình 1.


- Đồng hồ chỉ mấy giờ?


- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút?


- Hát


- Quan sát đồng hồ 1
- 6 giờ 10 phút


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Quan sát đồng hồ thứ hai.


- Kim giờ và kim phút đang ở vị trí
nào?


+ Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến
vạch nhỏ liền sau là được 1 phút.
- Tính số phút mà kim phút đó đi từ vị
trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ ba sau
số 2?


- Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ?
- Quan sát đồng hồ thứ ba.



- Đồng hồ chỉ mấy giờ?


- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút
khi đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút?
- Vậy cịn thiếu mấy phút thì đến 7
giờ?


- Vậy ta đọc cách hai là 7 giờ kém 4
phút.


b) HĐ 2: Thực hành
* Bài 1:- Đọc đề?


- Chia nhóm đơi, thực hành xem giờ.


* Bài 2: - Phát phiếu HT
- Gọi 2 HS vẽ trên bảng
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: Nêu yêu cầu
- Nhận xét


<b>4/ Củng cố, dặn dò</b> :


Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ
- Gọi từng nhóm 4 HS lên bảng
- GV đọc số giờ


- Đánh giá giờ học



- Dặn dò: Thực hành xem đồng hồ ở
nhà.


- Quan sát đồng hồ 2


- Kim giờ ở qua vạch số 6 một chút, vậy
là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 2
được 3 vạch nhỏ.


- Nhẩm miệng 5, 10( đến vạch số 2) tính
tiếp 11, 12, 13, vậy kim phút đi được 13
phút.


- Chỉ 6 giờ 13 phút
- Quan sát đồng hồ 3


- Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.


- Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim
phút chỉ qua vạch số 11 thêm 1 vạch nhỏ
nữa.


- Cịn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ
- Đọc: 7 giờ kém 4 phút


+ HS 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?


+ HS 2: Nêu số giờ của từng đồng hồ.
( Đổi vị trí cho nhau)



+ Vẽ kim phút vào phiếu HT
2,3 HS nêu


HS thực hành nối – Kiểm tra chéo
Nhận xét


- 4 HS cùng quay kim đồng hồ chỉ số giờ
GV đọc


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>Vẽ tranh đề tài tự do</b>



( GV bộ mơn soạn, dạy)


<b>________________________________</b>


<b>Thể dục – Tiết 48:</b>



<b>Nhảy dây. Trị chơi: Ném trúng đích</b>



<b>I./ Mục tiêu :</b>


- Biết cách nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so
dây,chao dây, quay dây.


- Chơi trò chơi “ <b>Ném trúng đích</b>”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi
tương đối chủ động.


<b>II./ Địa điểm phương tiện :</b>


- Địa điểm : Sân trường vệ sinh an toàn tập luyện .
- Phương tiện : Chuẩn bị cịi, dây và bóng cao su.



<b>III./ Nội dung và phương pháp lên lớp</b> :


<b>Nội dung giảng dạy</b> <b>Định</b>
<b>lượn</b>


<b>g</b>


<b>Tổ chức phương pháp</b>


<b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b>


1) <b>Phần mở đầu</b> :
– GV nhận lớp
phổ biến nội dung yêu
cầu giờ học .


– Cho Chạy quanh
sân tập.


– Trò chơi “làm
theo hiệu lệnh”


<b>2) Phần cơ bản :</b>


– Ôn nhảy dây
kiểu chụm hai chân :


<b>4 - 6</b>


<b>phút</b>


<b>18 </b>
<b>-20ph</b>


<b>út</b>


1 -2
lần
4 – 5


lần


- ổn định tổ chức


- Hướng dẫn HS khởi
động


-Giáo viên nêu tên động
tác và điều khiển ôn
luyện.


- Gv quan sat, nhận
xét.


-Chia tổ tập dưới sự
điều khiển của tổ
trưởng. Giáo viên theo
dõi sửa sai cho học sinh
– Sau đó cho các


tổ thi đua trình diễn
chọn tổ nào có nhiều
thành viên thực hiện tốt
Nhận xét tuyên dương.


-lớp khởi động dưới sự
điều khiển lớp trưởng.
x x x x x x x x
x x x x x x x x


x


Lớp tập dưới sự điều
khiển giáo viên .
x x x x x x x x
x x x x x x x x


x


Các tổ tập luyện dưới
sự điều khiển của tổ


trưởng.
xxx gv xxx


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

- Chơi trị chơi : “<b>ném</b>
<b>bóng trúng đích”</b>


<b>3) Phần kết thúc: </b>



– Cho học sinh
thả lỏng .


– GV hệ thống bài
– Nhận xét tiết
học .


Về nhà :Ôn nhảy
dây kiểu chụm hai
chân.


2 – 3
lần.


<b>4 - 6</b>
<b>phút</b>


- GV nêu tên trò chơi ,
hướng dẫn cách chơi và
luật chơi. Cho học sinh
chơi thử .


– Cho các tổ thi đua
chơi trò chơi.


Nhận xét tuyên dương.
- Gv HD thả lỏng.
- GV hệ thống bài
- Nhận xét tiết học



- Về nhà :Ôn nhảy dây
kiểu chụm hai


- Thi đua trình diễn .


- Hs chơi theo tổ, do tổ
trưởng điều khiển.


xxxxxxx
xxxxxxx


x


<b>Đã duyệt bài tuần 19</b>


<i>Ngày ...tháng... năm 2011</i>


<b>PHÓ HIỆU TRƯỞNG</b>
<b>Hà Thị Hồng Yến</b>


<b>Tuần 25</b>



Ngày soạn: 15/2/2011


Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011

<b>Giáo dục tập thể –tiết 49</b>



<b>Chào cờ đầu tuần</b>


( Tổng phụ trách soạn)



___________________________________

Tập đọc – Kể chuyện:



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>I. Mục tiêu</b>


<i><b>* Tập đọc </b></i>


- Hiểu các từ ngữ trong bài : tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố, ....


- Hiểu ND câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật thuộc hai thế hệ già và
trẻ làm lễ hội mùa xuân thêm náo nhiệt...


<i><b>* Kể chuyện :</b></i>


- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn câu chuyện
Hội vật, lời kể tự nhiên, hấp dẫn, phù hợp diễn biến của keo vật ...


- Rèn kĩ năng nghe.


<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>


GV : Tranh minh hoạ, ảnh thi vật, bảng viết gợi ý kể 5 đoạn câu chuyện.
HS : SGK.


III. <b>Các hoạt động dạy- học </b>


<b>1. Tổ chức </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>



- Đọc bài : Tiếng đàn.


<b>3. Bài mới :</b> Giới thiệu bài.


<b>Luyện đọc</b>


a. GV đọc diễn cảm toàn bài.


b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa
từ


* Đọc từng câu.


GV kết hợp sửa phát âm cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- HD HS giọng đọc các đoạn.


- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.


* Đọc đồng thanh.


<b>HD HS tìm hiểu bài văn.</b>


- Tìm những chi tiết miêu tả cảnh sôi
động của hội vật ?


- Cách đánh của ông Quắm Đen và ông
Cản Ngũ có gì khác nhau ?



- Việc ơng Cản Ngũ bước hụt đã làm
thay đổi keo vật như thế nào ?


- Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như
thế nào ?


Hát


- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét


- HS theo dõi SGK


- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.


- HS nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.


- HS đọc theo nhóm 3


- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn


- Tiếng trống dồn dập, người xem đông
như nước chảy, ai cũng náo nức ...
- Quắm Đen : lăn xả vào, đánh dồn dập,
ráo riết. Ông Cản Ngũ : chậm chạp, lớ
ngớ, chủ yếu là chống đỡ.


- Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen
nhanh như cắt luồn qua cánh tay ông,
ôm 1 bên chân ông, bốc lên ...



</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

- Theo em vì sao ơng Cản Ngũ thắng ?
Qua câu chuyện em hiểu điều gì?


<b>Luyện đọc lại</b>


- GV chọn 1, 2 đoạn văn, HD luyện đọc
Đọc mẫu đoạn 3,đoạn 5


thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng
lên ....


- Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng nông
nổi, thiếu kinh nghiệm ....


Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật thuộc
hai thế hệ già và trẻ làm lễ hội mùa xuân
thêm náo nhiệt...


Lần lượt đọc từng đoạn


Đọc diễn cảm đoạn 3, đoạn 5.Thể hiện
đúng khơng khí sơi động của hội vật.
- 1 vài HS thi đọc lại chuyện


- 1 HS đọc cả bài.
K chuy nể ệ


<b>1. GV nêu nhiệm vụ</b>



- Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể
được từng đoạn câu chuyện Hội vật
- Kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù
hợp với ND mỗi đoạn.


<b>2. HD HS kể theo từng gợi ý.</b>


- HD HS kể.


+ Cảnh mọi người đi xem hội vật
+ Mở đầu keo vật


+ Hiệp đầu khi Cản Ngũ bước hụt,
Quắm Đen ra tay.


+ Hiệp 2 Quắm Đen bế tắc.
Kết thúc keo vật.


- GV và HS bình chọn bạn kể hay.


- HS nghe.


- HS đọc 5 gợi ý.


- Từng cặp HS tập kể 1 đoạn của câu
chuyện.


- 5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu
chuyện theo gợi ý.



<b>4. Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét chung tiết học.


- Dặn HS ôn bài, kể lại chuyện cho người thân nghe

<b>Toán - Tiết 121</b>



<b>Thực hành xem đồng hồ ( Tiếp theo )</b>



<b>I. Mục tiêu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

- Rèn KN xem đồng hồ thành thạo cho HS
- GD HS chăm học


<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>


GV : Mơ hình đồng hồ có ghi số bằng chữ số La Mã.
HS : SGK


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b>1/ Tổ chức:</b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ</b> : Không


<b>3/ Bài mới</b> : Giới thiệu bài
* Bài 1:- Đọc đề?


- Chia lớp thành các nhóm đơi, thực
hành trả lời câu hỏi.



- KT, nhận xét.
* Bài 2:


- Quan sát đồng hồ?


- Đồng hồ A chỉ mấy giờ?


- 1 giờ 25 phút buổi chiều còn được gọi
là mấy giờ?


- Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ
nào?


- u cầu HS tiếp tục làm bài theo
nhóm đơi.


- Nêu KQ?


- Nhận xét, sửa sai.
* Bài 3:- Đọc đề?


- Quan sát 2 tranh trong phần a)


- Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc
mấy giờ?


- Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc
mấy giờ?


- Vậy Hà đánh răng và rửa mặt trong


bao lâu?


- tương tự GV HD HS làm các phần
còn lại.


<b>4/ Củng cố, dặn dò :</b>


- Em ăn cơm trưa trong bao lâu?
- Em tự học vào buổi tối trong bao
lâu?


+ Dặn dò: Thực hành xem đồng hồ ở


- Hát


- Xem tranh rồi trả lời câu hỏi
+ HS 1: Nêu câu hỏi


+ HS 2: Trả lời


a) Bạn An tập TD lúc 6 giờ 10 phút.
b) Bạn An đi đến trường lúc 7 giờ 12
phút.


c) An học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút….
- Quan sát


- 1 giờ 25 phút
- 13 giờ 25 phút



- Đồng hồ A với đồng hồ I


- Đồng hồ B với đồng hồ H; C nối K; D
nối M; E nối N; G nối L.


- Trả lời các câu hỏi
- Quan sát.


- 6 giờ


- 6 giờ 10 phút
- 10 phút


b) Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5
phút.


c) Chương trình phim hoạt hình kéo dài
trong 30 phút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

nhà.


___________________________________________________________________
_


Ngày soạn: 15/2/2011


Ngày giảng: Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011

Chính tả ( Nghe - viết )



<b>Hội vật</b>




<b>I. Mục tiêu:</b>


+ Rèn kĩ năng viết chính tả :


- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong truyện Hội vật. Theo thể thức
bài văn xi.


- Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch
theo nghĩa đã cho.


- GD ý thức rèn chữ giữ vở.


<b>II. Đồ dùng dạy- học .</b>


GV : Bảng lớp viết ND BT2
HS : Vở.


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>


<b>1</b>. <b>Tổ chức </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- GV đọc : xã hội, sáng kiến, xúng xính,
san sát.


<b>3</b>. <b>Bài mới</b> :<b> </b> Giới thiệu bài


<b> HD HS nghe - viết.</b>



a. HD HS chuẩn bị


- GV đọc 1 lần đoạn văn.


- Nêu những chữ dễ viết sai chính tả ?


b. GV đọc cho HS viết bài.
- GV QS động viên HS viết bài
c. Chấm, chữa bài.


- Nhận xét bài viết của HS.


<b>HD HS làm BT</b>


* Bài tập 2 / 60 - Nêu yêu cầu BT 2a


Hát


- 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét


+ HS nghe theo dõi SGK.
- 2 HS đọc lại


- Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã,
loayhoay..


- HS tập viết vào bảng con những chữ dễ
sai chính tả.



+ HS viết bài vào vở.


+ Tìm các từ gồm hai tiếng bắt đầu bằng
tr/ch có nghĩa ....


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

- Lời giải : trăng trắng, chăm chỉ, chong
chóng.


4. <b>Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS tiếp tục ơn bài.


<b>Tốn - Tiết 122</b>



<b>Bài tốn liên quan đến rút về đơn vị</b>



<b>I. Mục tiêu</b>


- HS biết giải bài tốn có liên quan đến rút về đơn vị.
- Rèn KN giải toán cho HS


- GD HS chăm học toán.


<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>


GV : 8 hình tam giác vng- Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK



<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b>1/ Tổ chức:</b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ :</b>


<b>3/ Bài mới:</b> Giới thiệu bài
a) HĐ 1: HD giải bài toán liên quan
đến rút về đơn vị.


* Bài toán 1: - Đọc bài tốn.
- BT cho biết gì? hỏi gì?
Tóm tắt:
7 can : 35l
1 can : ....l?


- Muốn tính số mật ong trong 1 can ta
làm phép tính gì?


+ Bước tìm số mật ong trong một can là
bước rút về đơn vị.(Tìm giá


trị của 1 phần)


* Bài toán 2:- Đọc đề?
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
Tóm tắt:
7 can: 35l
2 can : ...l?



- Muốn tính số mật ong trong 2 can


- Hát


- Đọc


- 35 lít mật, chia 7 can. Hỏi số mật 1can?


- phép chia 35 : 7


Bài giải


Số mật ong trong mỗi can là:
35 : 7 = 5(l)


Đáp số: 5 lít.


- Đọc đề bài


- 7 can chứa 35 lít mật ong.
- Số mật ong ở hai can.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

trước hết ta phải tính gì?


- Làm thế nào tính được số mật ong
trong một can?


- Làm thế nào tính được số mật ong
trong hai can?



- Trong bài toán 2, bước nào là bước
rút về đơn vị?


*KL: Các bài toán liên quan đến rút về
đơn vị giải bằng hai bước:


+ Bước 1: Tìm giá trị của 1 phần trong
các phần bằng nhau.


+ Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần
bằng nhau.


b) HĐ 2: Luyện tập:
* Bài 1:- Đọc đề?
Tóm tắt :


4 vỉ: 24 viên
3 vỉ: ....viên?


- Muốn tính 3 vỉ có bao nhiêu viên
thuốc ta phải tìm gì?


- Gọi 1 HS làm trên bảng


- Chấm bài, nhận xét.


- Bước rút về đơn vị là bước nào?
* Bài 2:- BT u cầu gì?


Tóm tắt


7 bao: 28 kg
5 bao: ...kg?


- Bài toán thuộc dạng toán nào?


- Lấy số mật ong trong 7 can chia cho 7.
- Lấy số mật ong ở 1 can nhân 2


Bài giải


Số mật ong có trong một can là:
35 : 7 = 5( l)


Số mật ong có trong hai can là:
5 x 2 = 10( l)


Đáp số: 10 lít


- Bước tìm số mật ong có trong 1 can.
( Tìm xem 1 đơn vị của đại lượng này
bằng bao nhiêu đơn vị của đại lượng kia)
- Đọc kết luận


- Đọc


- Tìm số viên thuốc trong 1 vỉ
- Làm phiếu HT


<b>Bài giải</b>



Một vỉ thuốc có số viên là:
24 : 4 =6( viên)
Ba vỉ thuốc có số viên là:


6 x 3 = 18( viên )


Đáp số : 18 viên thuốc.
- Tìm số viên thuốc của 1 vỉ


- HS nêu


- Dạng bài toán liên quan đến rút về đơn
vị.


- Làm nháp


<b>Bài giải</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3:


- Yêu cầu : Lấy 8 hình tam giác, HS tự
xếp hình.


- Chữa bài, tuyên dương những HS xếp
đúng và nhanh


<b>4/ Củng cố, dặn dị :</b>


- Để giải bài tốn liên quan đến rút về


đơn vị ta phải qua mấy bước? Đó là
những bước nào?


- Dặn dị: Ơn lại bài.


28 : 7 = 4( kg)
Số gạo của 5 bao là:


4 x 5 = 20( kg)


Đáp số: 20 kg gạo.
- 1HS lên bảng xếp hình


Các bài tốn liên quan đến rút về đơn vị
giải bằng hai bước:


+ Bước 1: Tìm giá trị của 1 phần trong
các phần bằng nhau.


+ Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần
bằng nhau.


__________________________________


<b>Tự nhiờn và xó hội - Tiết 50</b>


<b>Cơn trùng.</b>



<b>I- Mục tiêu:</b>


Sau bài học, học sinh biết:



- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được QS.


- Kể tên được 1 số cơn trùng có ích lợivà 1 số cơn trùng có hại đối với con người.
- Nêu 1 số cách tiêu diệt những cơn trùng có hại.


<b>BVMT:</b> Nhận ra sự đa dạng phong phú của các con vật sống trong mơi trường tự
nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người; Nhận ra sự cần thiết phải bảo
vệ các con vật; Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.


<b>Kỹ năng sống</b>: Kỹ năng làm chủ bản thân; đảm nhận trách nhiệm thực hiện các
hoạt động giữ VSMT, vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.


<b> II- Đồ dùng dạy học – Phương pháp dạy học:</b>


Thầy: Hỡnh vẽ SGK trang 96,97.


- Sưu tầm các ảnh côn trùng và thông tin về việc ni 1 số cơn trùng có
ích, diệt trừ những cơn trùng có hại.


Trũ: Sưu tầm các ảnh cơn trùng và thông tin về việc nuôi 1 số côn trùng có
ích, diệt trừ những cơn trùng có hại.


Phương pháp thảo luận nhóm, thuyết trỡnh thực hành.


<b>III- Các hoạt động dạy và học:</b>
<b>1-Tổ chức:</b>


<b>2-Kiểm tra:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Nêu đặc điểm giống và khác nhau của
1 số động vật?


<b>3- Bài mới:</b> Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1


+ Mục tiêu: Chỉ và nói đúnh têncác bộ
phận cơ thể của các côn trùng QS
được.


+ Cách tiến hành


Bước 1: Làm việc theo nhóm


Yờu cầu: QS hỡnh trang 96,97, kết
hợp tranh mang đến thảo luận:


- Chỉ đâu là đầu, ngực, chân, cánh của
từng con cơn trùng có trong hỡnh.
Chỳng cú mấy chân? chúng sử dụng
chân , cánh để làm gỡ?


- Bên trong cơ thể của chúng có chân
hay khơng?


Bước2: Làm việc cả lớp:


*KL: Cơn trùng, ( sâu bọ) là những
loại động vật khơng có xương sống.
Chúng có 6 chân và chân phân thành


các đốt.Phần lớn các cơn trùng đều có
cánh


b. Hoạt động 2


+ Mục tiêu:Biết vẽ và tô mầu 1 convật
mà HS yêu thích.


+ Cách tiến hành:


Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Phân loại cơn trùng sưu tầm được
thành 3 nhóm: Có ích, có hại,khơng
ảnh hưởng gỡ đến con người.


Bước 2: Làm việc cả lớp.


<b>4- Củng cố- Dặn dũ:</b>


-Trũ chơi: Diệt con vật có hại.
- Về học bài.


Nhắc nhở h/s công việc về nhà


Vài HS.


* QS và thảo luận nhóm.


Lắng nghe.
Thảo luận.



Đại diện báo cáo KQ.


* Làm việc với những côn trùng thật và
các tranh ảnh sưu tầm được.


- Các nhóm phân loại các con vật sưu tầm
được theo 3 nhóm.


- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của
mỡnh.


- HS chơi trũ chơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Ngày soạn: 16/2/2011


Ngày giảng: Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2011

Tập đọc



<b>Hội đua voi ở Tây Nguyên</b>

.



<b>I. Mục tiêu.</b>


+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.


- Chú ý các từ ngữ : vang lừng, man gát ...
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :


- Nắm được nghĩa các từ ngữ : trường đua, chiêng, man gát, cổ vũ
- Hiểu ND bài : Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên.



<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>


GV : Tranh minh hoạ bài đọc, tranh ảnh voi hoặc hội đua voi.
HS : SGK.


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>


<b>1. Tổ chức </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- Đọc truyện Hội vật.


<b>3. Bài mới: </b> Giới thiệu bài


<b> Luyện đọc</b>


a. GV đọc diễn cảm bài văn.


b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa
từ


* Đọc từng câu.


- Kết hợp sửa phát âm cho HS.
* Đọc từng đoạn trước lớp


- GV giải nghĩa từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm



* Đọc đồng thanh


<b>HD HS tìm hiểu bài</b>


- Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn
bị cho cuộc đua ?


- Cuộc đua diễn ra như thế nào ?
- Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ


Hát


- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài
- Nhận xét.


- HS theo dõi SGK.
- 1 HS đọc cả bài


- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp


- HS đọc theo nhóm đơi
- Cả lớp đọc đồng thanh


- HS đọc đoạn 1- trả lời câu hỏi
- Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng
ngang ở nơi xuốt phát. Hai chàng trai
điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn
mặc đẹp ....



- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

thương ?


<b>Luyện đọc lại</b>


- GV đọc diễn cảm đoạn 2
- HD HS luyện đọc


khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi
chúng.


+ 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
- 1, 2 HS đọc cả bài


<b>4. Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ơn bài.


<b>Tốn - Tiết 123</b>


<b>Luyện tập</b>



<b>I. Mục tiêu</b>


- Củng cố KN giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Rèn KN giải toán cho HS


- GD HS chăm học toán



<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>


GV : Phiếu HT
HS : SGK


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b>1/ Tổ chức:</b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ :</b> Không


<b>3/ Bài mới:</b> Giới thiệu bài
* Bài 1:- Đọc đề?


- Yêu cầu HS tự làm vào nháp.
- Gọi 1 HS giải trên bảng
- Chữa bài, nhận xét.


* Bài 2:- Đọc đề?
- Bài tốn cho biết gì?
- BT hỏi gì?


Tóm tắt


7 thùng: 2135 quyển
5 thùng: ... quỷên?


- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:- Đọc đề?



- hát


- Đọc đề.
- Lớp làm nháp
Bài giải


Số cây có trong một lơ đất là:
2032 : 4 = 508( cây)


Đáp số : 508 cây.
- Làm vở


Bài giải


Số vở của một thùng là:
2135 : 7 = 305( quyển)
Số vở của năm thùng là:
305 x 5 = 1525 (quyển vở)


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

- Lập đề tốn theo tóm tắt rồi giải
Có bốn xe ôtô chở được 8520 viên
gạch. Hỏi 3 xe như vậy chở được bao
nhiêu viên gạch?


- Bài tốn thuộc dạng gì?
- Chữa bài, nhận xét.


* Bài 4:


- Bài tốn hỏi gì?



- Muốn tính chu vi HCN ta làm ntn?
- Gọi 1 HS giải trên bảng, nhận xét.


<b>4/ Củng cố, dặn dò:</b>


- Nêu các bước khi giải bài toán liên
quan đến rút về đơn vị?


- Dặn dị: Ơn lại bài.


- HS tự lập đề toán


- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- 1 HS giải trên bảng- Lớp làm phiếu HT
Bài giải


Số viên gạch 1 xe chở được là:
8520 : 4 = 2130( viên)


Ba xe chở được số gạch là:
2130 x 3 = 6390 (viên)


Đáp số : 6390 viên gạch
- HS đọc đề bài


- Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật
Bài giải


Chiều rộng của mảnh đất là:


25 - 8 = 17( m)


Chu vi của mảnh đất là:
( 25 + 17) x 2 = 84(m)


Đáp số: 84 mét.


Tập viết



<b>Ôn chữ hoa S</b>



<b>I. Mục tiêu:</b>


+ Củng cố cách viết chữ viết hoa S thông qua BT ứng dụng.
- Viết tên riêng Sầm Sơn bằng chữ cỡ nhỏ.


- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ
Cơn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai .
- GD ý thức rèn chữ giữ vở cho hs


<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>


GV : Mẫu chữ viết hoa S, tên riêng Sầm Sơn và câu thơ trên dịng kẻ ơ li.
HS : Vở.


III. Các ho t ạ động d y - h c ạ ọ


<b>1</b>. <b>Tổ chức </b>



<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- Viết : Phan Rang, rủ.


<i>Hát </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>3. Bài mới:</b> Giới thiệu bài
HD HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ viết hoa.


- Tìm các chữ viết hoa có trong bài.
- GV viết mẫu từng chữ, kết hợp nhắc lại
cách viết.


……….
……….
………
……….
………


b. Viết từ ứng dụng, tên riêng.
- Đọc từ ứng dụng.


- GV giới thiệu Sầm Sơn thuộc tỉnh
Thanh Hoá, 1 trong những nơi nghỉ mát
nổi tiếng của nước ta.


………
……….
………..


……….
………
<i>c. Viết câu ứng dụng</i>


<i>- Đọc câu ứng dụng</i>


………
……….
………..
……….
………
………
……….
………..
……….
………
<i>- GV giúp HS hiểu ND câu thơ của </i>


<i>Nguyễn Trãi : ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh, </i>
<i>thơ mộng của Côn Sơn ( thắng cảnh gồm </i>
<i>núi, khe, suối, chùa )</i>


<i>- HD HS viết vào vở tập viết.</i>
<i>- nêu yêu cầu của giờ viết.</i>
<i>- QS giúp đỡ HS viết bài.</i>
<i>- GV chấm bài.</i>


<i>- Nhận xét bài viết của HS.</i>


<i>- S, C, T.</i>


<i>- HS QS</i>


<i>- HS tập viết chữ S trên bảng con.</i>
<i>- Sầm Sơn.</i>


<i>- HS tập viết bảng con : Sầm Sơn.</i>
<i>Cơn Sơn suối chảy rì rầm</i>
<i>Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai</i>
<i>- HS tập viết bảng con : Côn Sơn, Ta.</i>
<i>+ HS viết bài vào vở tập viết</i>


Nghe nhận xét, chữa lỗi


<i><b>4 . Củng cố, dặn dò</b></i>


<i>- GV nhận xét chung tiết học.</i>


<i>- Dặn HS tiếp tục hồn thành bài trang sau.</i>


<b>Thủ cơng – Tiết 25</b>


<b>Làm lọ hoa gắn tường</b>



<b>I. Mục tiêu</b>


- HS biết vận dụng KN gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trỡnh kĩ thuật.


- Hứng thú với giờ học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

- GV: mẫu lọ hoa gắn tường.


- HS: giấy thủ công


<b>III. Các hoạt động dạy – học:</b>
<b>1. Tổ chức:</b>


<b>2. Kiểm tra:</b>


- Chuẩn bị của hs


<b>3. Bài mới:</b> G. thiệu bài
a. Hoạt động 1. GV hướng dẫn hs quan
sát và nhận xét


- GV giớ thiệu lọ hoa gắn tường mẫu.
+ Nhận xột về hỡnh dỏng, màu sắc, cỏc
bộ phận của lọ hoa.


b. Hoạt động 2. GV hướng dẫn mẫu
B 1. Gấp phần giấy để làm lọ hoa và các
nếp gấp cách đều.


- Đặt ngang tờ giấy HCN chiều dài 24 ô,
chiều rộng 16 ô. Gấp cạnh c.dài lên 3ô
- Xoay dọc tờ giấy, lật mặt trái lên, gấp
các nếp gấp đều đến hết tờ giấy.


B 2. Tách phần gấp để lọ hoa ra khỏicác
nếp gấp làm thân lọ hoa.


B 3. Làm thành lọ hoa gắn tường


- Kẻ đường chuẩn vào tờ giấy


- Bôi hồ vào mặt sau nếp gắp cuối cùng
và dán vào tờ giấy.


- GV cắm thử hoa.


<b>4. Củng cố, dặn dũ.</b>


- ND bài


- Nhận xét giờ.


- Chuẩn bị giờ sau làm tiếp.


- Hát


- Quan sát
- Hỏi đáp


- HD mẫu
- Quan sát


- HS thực hành nêu lại các bước làm lọ
hoa.


___________________________________
Ngày soạn: 17/2/2011


Ngày giảng: Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2011


<b>Toán - Tiết 124</b>



<b>Luyện tập</b>



<b>I. Mục tiêu</b>


- Củng cố KN giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Củng cố về tính GTBT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>


GV : Bảng phụ, Phiếu HT
HS : SGK


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b>1/ Tổ chức:</b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ </b>


<b>3/ Bài mới</b> : Giới thiệu bài
* Bài 1:- Đọc đề?


- Bài tốn thuộc dạng gì?


- Gọi 1HS tóm tắt và giải trên bảng.
Tóm tắt


5 quả: 4500 đồng
3 quả: ... đồng?



- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2:


- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?


- BT thuộc dạng tốn nào?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt


6 phịng: 2550 viên
7 phịng: ... viên?
GV nhận xét


* Bài 3: Treo bảng phụ
- BT yêu cầu gì?


- Trong ô trống thứ nhất em điền số
nào?


- Điền số 8km. Vì bài cho biết 1 giờ
đi 4 km. số điền ở ô thứ nhất là số km
đi trong 2 giờ, ta lấy 4km x 2 = 8 km.
- Tương tự yêu cầu HS làm tiếp bài.
* Bài 4: - đọc đề?


- Biểu thức có dạng nào?
- Cách làm?


- Gọi 2 HS làm trên bảng



- Hát


- bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Lớp làm phiếu HT


<b>Bài giải</b>


Giá tiền một quả trứng là:
4500 : 5 = 900( đồng)
Giá tiền 3 quả trứng là:


900 x 3 = 2700( đồng)


Đáp số: 2700 đồng
- 1 hs lên chữa bài


- HS đọc đề bài- p.tích đề.


- 6 phịng lát hết 2550 viên gạch
- 7 phòng như thế lát hết... viên gạch?
- bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Lớp làm vở.


Bài giải


Số viên gạch lát 1 phòng là:
2550 : 6 = 425 ( viên)
Số viên gạch lát 7 phòng là:



425 x 7 = 2975( viên)


Đáp số: 2975 viên gạch.
- 1 HS lên chữa


- Điền số thích hợp vào ơ trống.


Thời gian đi 1 giờ 2giờ 4giờ 5giờ
Quãng


đường đi


4km 8km 16km 20km


- Viết và tính GTBT


- Biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia.
- Thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang
phải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>4/ Củng cố, dặn dị :</b>


- Muốn giải bài tốn liên quan đến rút
về đơn vị em làm ntn?


- Dặn dị: Ơn lại bài.


b) 49 x 4 : 7 = 196 : 7
= 28
- HS nêu



___________________________________

<b>Âm nhạc – Tiết 25</b>



<b>Học hát bài: Chị ong nâu và em bé</b>


<b>Nhạc và lời :Tân huyền</b>



( GV bộ môn soạn, dạy)


Chính tả ( Nghe viết )



<b>Hội đua voi ở Tây Nguyên.</b>



<b>I. Mục tiêu</b>


+ Rèn kĩ năng viết chính tả :


- Nghe - viết đúng 1 đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên.


- Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ch.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ giữ vở


<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>


GV : Bảng lớp viết ND BT2
HS : Vở.


III. Các ho t ạ động d y- h c ạ ọ
1<b>. Tổ chức </b>



<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>


- GV đọc : trong trẻo, chông chênh,
chênh chếch, trầm trồ.


<b>3. Bài mới:</b> Giới thiệu bài
HD HS nghe - viết.


a. HD chuẩn bị


- GV đọc 1 lần bài chính tả.
b. GV đọc cho HS viết.


- GV theo dõi động viên HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài


- Nhận xét bài viết của HS
HD HS làm BT


<b>* Bài tập 2a</b> / 64- Nêu yêu cầu BT
+ Điền vào chỗ trống tr/ch.


Hát


- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét.


- 2 HS đọc lại, Cả lớp theo dõi SGK.
- HS tự viết những tiếng dễ sai chính tả.
+ HS viết bài.



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

- HS đọc thầm ND BT.


- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- Nhận xét


- Nhiều HS đọc lại câu thơ hoàn chỉnh
Góc sân nho nhỏ mới xây


<b>Ch</b>iều <b>ch</b>iều em đứng nơi này em <b>tr</b>ông
Thấy <b>tr</b>ời xanh biếc mênh mơng
Cánh cị <b>ch</b>ớp <b>tr</b>ắng <b>tr</b>ên sơng Kinh Thầy.


<b>4. Củng cố, dặn dị</b>


- GV nhận xét chung tiết học.


- Dặn HS ôn bài, làm tiếp phần b bài


Luyện từ và câu



<b>Nhân hố. Ơn cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao ?</b>



<b>I. Mục tiêu</b>


- Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá, nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm
nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hố.


- Ơn luyện về câu hỏi vì sao ? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ?
Trả lời đúng câu hỏi vì sao ?



- GD hs ý thức học tập tốt trong giờ


<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>


GV : Bảng viết BT 1, BT2, BT3.
HS : SGK.


<b>III. Các hoạt động dạy- học</b>


<b>1. Tổ chức </b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- Làm miệng BT 1 tuần 24


<b>3. Bài mới: </b> Giới thiệu bài:


<b>HD HS làm BT</b>


* Bài tập 1 / 61. Đoạn thơ tả những sự vật
và con vật nào. Cách gọi và tả chúng có
gì hay ?


- GV nhận xét


Hát


- HS làm bài



<i>- Nhận xét.</i>


- Nêu yêu cầu BT


- Cả lớp đọc thầm đoạn thơ.


- 4 em lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét bài làm của bạn.


- Lời giải :


- Tên các sự vật, con vật : lúa, tre, đàn cị,
gió, mặt trời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

* Bài tập 2 / 62. Tìm bộ phận câu trả lời
câu hỏi vì sao ?


- GV chấm điểm, nhận xét


<i>* Bài tập 3 / 62. Dựa vào ND bài tập </i>
<i>đọc Hội vật, trả lời câu hỏi</i>


- GV nhận xét


- Các sự vật con vật được tả : phất phơ bím
tóc, bá vai nhau thì thầm đứng học ...


- Cách gọi và tả sự vật, con vật : Làm cho
các sự vật, con vật trở nên sinh động...
- Nêu yêu cầu BT.



- 3 em lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
a. Cả lớp cười ồ lên <i>vì câu thơ vơ lí q.</i>


b. Những chàng man- gát rất bình tĩnh v<i>ì </i>
<i>họ thường là những người phi ngựa giỏi </i>
<i>nhất.</i>


c. Chị em Xô - phi đã về ngay <i>vì nhớ lời </i>
<i>mẹ dặn khơng được làm phiền người khác.</i>


- Nêu yêu cầu BT


- HS đọc lại bài Hội vật, trả lời lần lượt
từng câu hỏi.


<b>4. Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS tiếp tục ôn bài.


___________________________________________________________________
_


Ngày soạn: 17/2/2011


Ngày giảng: Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011

Tập làm văn



<b>Kể về lễ hội</b>




<b>I. Mục tiêu</b>


+ Rèn kĩ năng nói :


- Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội ( chơi đu và đua thuyền ) trong SGK.
HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt
động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.


- KNS: Tư duy sáng tạo


- Tìm kiếm và sử lí thơng tin, phân tích, đối chiếu.
- Giao tiếp: Lắng nghe và phản hồi tích cực


<b>II. Đồ dùng và các phương pháp dạy- học:</b>


Đồ dùng: GV : Hai bức ảnh lễ hội trong SGK, bảng phụ viết 2 câu hỏi.
HS : Vở.


Phương pháp: Làm việc nhóm, chia sẻ thơng tin
- Trình bày 1 phút; đóng vai


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>1. Tổ chức</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>


- Kể lại chuyện : Người bán quạt may
mắn


<b>3. Bài mới</b>: Giới thiệu bài


- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
HD HS làm BT


- Đọc yêu cầu BT


- GV treo bảng phụ viết sẵn 2 câu hỏi
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như
thế nào ?


+ Những người tham gia lễ hội đang làm
gì ?


- GV nhận xét


- Hát


- 2 HS kể chuyện
- Nhận xét


- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.


- Từng cặp HS QS 2 tấm ảnh, trao đổi,
bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về
quang cảnh, và hoạt động của những
người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
- Nhiều HS tiếp nối nhau thi giới thiệu
quang cảnh và hoạt động của những
người tham gia lễ hội.


- Nhận xét



<b>IV. Củng cố, dặn dò</b>


- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ơn bài.


<b>Tốn - Tiết 125</b>


<b>Tiền Việt Nam.</b>



<b>I. Mục tiêu</b>


- HS nhận biết được các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng , 10000đồng. Biết
đổi tiền (trong phạm vi 10 000). Biết làm tính cộng, trù các sóo với đơn vị tiền tệ
Việt Nam.


- Rèn KN nhận biết tiền Việt Nam và tính tốn cho HS
- GD HS chăm học để vận dụng vào thực tế.


<b>II. Đồ dùng dạy- học </b>


GV : Các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
HS : SGK


<b>III. Các hoạt động dạy- học </b>
<b>1/ Tổ chức:</b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ </b>


<b>3/ Bài mới:</b> Giới thiệu bài
a) HĐ 1: GT các tờ giấy bạc :



</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
- Cho HS quan sát từng tờ giấy bạc và
nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng
dòng chữ và số ghi giá trị trên giấy bạc.
b) HĐ 2: Thực hành


* Bài 1: - Chia HS thành các nhóm đơi,
làm BT.


- Chú lợn a có bao nhiêu tiền? Em làm
thế nào để biết được?


- Tương tự HS thực hành với các phần
b và c.


* Bài 2: - BT yêu cầu gì?


a)- Làm thế nào để lấy được 2000
đồng?


b) Làm thế nào để lấy được 10
000đồng?


+ Tương tự HS tự làm phần c và d.


* Bài 3:


- Cho HS chơi trò chơi: Đi siêu thị
- Gọi 1 HS sắm vai người bán hàng


- Các HS khác sắm vai người mua
hàng.


Bàn 1: Xếp các đồ vật


Bàn 2: Để các loại tờ giấy bạc)


Xếp các đồ vật theo thứ tự từ rẻ đến đắt
và ngược lại?


<b>4/ Củng cố, dặn dò:</b>


- Đánh giá giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài.


- Quan sát 3 loại tờ giấy bạc và đọc giá trị
của từng tờ.


+ HS 1: Chú lợn a có bao nhiêu tiền?
+ HS 2: Chú lợn a có 6200 đồng
( vì 5000 + 1000 + 200 = 6200 đồng)
+ HS 2: Chú lợn b có bao nhiêu tiền?
+ HS 1: Chú lợn b có 8400 đồng.


- Lấy các tờ giấy bạc để được số tiền bên
phải.


- Ta phải lấy 2 tờ giấy bạc loại 1000 đồng
- Ta phải lấy 2 tờ giấy bạc loại 5000 đồng
- Ta phải lấy 5 tờ giấy bạc loại 2000 đồng


để được 10 000 đồng


- Ta phải lấy 2 tờ giấy bạc loại 2000 đồng
và 1 tờ loại 1000 đồng để được 5 000
đồng


- HS thực hành chơi:
+ Người mua hàng:


- Một quả bóng và một chiếc bút chì hết
bao nhiêu tiền?


+ Người bán hàng: 2500 đồng.


+ Người mua hàng: Chọn loại giấy bạc và
trả cho người bán hàng.


- Mua xong các đồ vật , xếp các đồ vật
theo thứ tự từ rẻ đến đắt và ngược lại.


___________________________________


<b>Mĩ thuật</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>________________________________</b>


<b>Thể dục – Tiết 50</b>



<b>Bài thể dục phát triển chung. Nhảy dây.</b>


<b>Trị chơi: Ném bóng trúng đích.</b>




( GV bộ mơn soạn, dạy)


<b>Đã duyệt bài tuần 19</b>


<i>Ngày ...thỏng... nm 2011</i>


<b>PHể HIU TRNG</b>
<b>H Th Hng Yn</b>


Tuần 26



<i>Ngày soạn: 21/2/2011</i>


<i>Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011</i>


<b>Giáo dục tập thể </b>

<b> Tiết 51</b>



<b>Chào cờ đầu tuần</b>



( Tổng phụ trách soạn)


_________________________________

<b>Toán - TiÕt 126</b>



<b>Lun tËp</b>



I. Mơc tiªu


- Biết cách sử tiền Việt N am với các mệnh giá đã học.
- Biết ccọng , trừ trên các số với các đơn vị là đồng.


- Biết giải tốn có liên quan đến rút về n v.
- GD HS chm hc toỏn.


<b>II. Đồ dùng dạy- häc : </b>


- Các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
<b>III. Các hoạt động dạy- học:</b>


1/ Tỉ chøc:
<b>2/ KiĨm tra: </b>


<b>3/ Bµi míi : Giíi thiƯu bµi</b>
*Bµi 1: - BT yêu cầu gì?


- Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất
ta phải làm gì?


- Giao việc: Tìm xem mỗi chiếc ví có bao
nhiêu tiền?


- hát


- Tìm chiếc ví nào có nhiều tiền nhất.
- Lµm tÝnh céng


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

- VËy chiÕc vÝ nµo cã nhiÒu tiÒn nhÊt? Ýt
tiÒn nhÊt?


- Xếp theo thứ tự các ví tiền với số tiền từ
ít đến nhiều?



*Bài 2: - Đọc đề?


- Muốn lấy đợc số tiền ở bên phải ta cần
làm gì?


- Tính nhẩm để tìm số tiền cần lấy?
- Có mấy cách lấy số tin ú?


*Bài 3: Thực hành trả lời theo nhóm.
+HS 1: Nêu câu hỏi


+HS 2: Trả lời.


*Bi 4:- c ?


- Muốn tìm số tiền trả lại ta làm ntn?
- Gọi 1 HS giải trên bảng


Tóm tắt


Sữa : 6700 đồng
Kủo : 2300 đồng
Đa cho ngời bán: 10 000 đồng
Tiền trả lại : …đồng?
- GV chấm và chữa bài.


<b>4/ Cñng cố, dặn dò : </b>
- Hệ thống nội dung



- Tuyên dơng HS tích cực học tập
- Dặn dò: Ôn lại bài.


- Chiếc ví c có nhiều tiền nhÊt. ChiÕc
vÝ b cã Ýt tiÒn nhÊt


- XÕp theo thø tù: b, a, d, c
- Ta lµm phÐp céng


a) Lấy 3 tờ loại 2000 và 1 tờ loại 500 ,
1 tờ loại 100 thì đợc 3600 đồng


b) Lấy 1 tờ 5000, 1 tờ 2000, 1 tờ 500
thì đợc 7500 đồng.


c) lấy 1tờ 1000, 1 tờ 2000, 1 tờ 100 thì
đợc 3100 đồng


- Lêi gi¶i:


a)Mai có 3000 đồng thì mua đợc1 cái
kéo.


b)Nam có thể mua đợc 1 cái kéo và 1
cái bút ; 1 hộp màu và 1 cái thớc .
- Ta tính số tổng số tiền mua sữa và
kẹo, lấy số tiền đã có trừ đi số tiền
mua sữa và kẹo


- Líp làm vở:



Bài giải


S tin mua sa v ko l:
6700 + 2300 = 9000( đồng)
Số tiền cô bán hàng trả lại là:


10 000- 9000 = 1000( đồng)
ỏp s: 1000 ng


___________________________________________________________________
_


<i>Ngày soạn: 22/2/2011</i>


<i>Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011</i>


o c- tit 26



<b>Tôn trọng th từ , tài sản của ngời khác (T1)</b>



<b>I. Mục tiêu: HS hiĨu</b>


- Thế nào là tơn trọng th từ, tài sản của ngời khác.
- Vì sao cần tơn trọng th từ và tài sản của ngời khác.
- Quyền đợc tôn trọng bí mật riêng t của trẻ em.


- GD học sinh có thái độ tơn trọng th từ, tài sản của ngời khác.


-<b>Kỹ năng sống:</b> Kỹ năng tự trọng; kỹ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết


định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Phương phỏp tự nhủ, thảo luận nhúm, giải quyết vấn đề
III. Các hoạt động dạy – học


1. Tæ chøc:
<b>2. KiÓm tra:</b>


<b>3. Bài mới: Giới thiệu bài.</b>
a. Hoạt động 1. Xử lí tình huống qua
đóng vai


<i>+ Mục tiêu:</i> Biết đợc một số biểu hiện về
tôn trọng th từ, tài sản của ngời khác
+ <i>Tiến hành</i>:


B1. GV yêu cầu hs thảo luận nhóm.
+ Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó? Vì
sao?


B2. Một số nhóm lên đóng vai
- Nhận xét


- GV cùng hs đa ra cách giải quyến hay
nhất.


+ KL: Minh cần khuyên bạn không nên
bóc ra xem


b. Hot động 2. Thảo luận nhóm



+ <i>Mơc tiªu</i>: HS hiĨu thÕ nào là tôn trọng
th từ, tài sản của ngời khác.


<i>+ Tiến hành</i>:


- GV yờu cu HS tho lun BT2
- GV cùng HS nhóm khác bổ xung
+ KL: Th từ, .. là tài sản riêng của mỗi
ngời cần đợc tôn trọng. Xâm phạm là trái
pháp luật.


- Mäi ngêi cần ton trọng bó mật riêng
của mỗi ngời.


- Khi cần phải hỏi mợn.


<b>c. Hot ng 3. Liờn h thc t.</b>


<i>+ Mục tiêu:</i> Hiểu vì sao cần phải tôn
trọng th từ, tài sản của ngời khác.
+ <i>Tiến hành:</i>


+ Em đã biết tôn trọng th từ, tài sản của
ngời khác cha?


+ Việc đó xảy ra nh thế nào?


- GV khen ngợi những em đã biết tôn
trọng th từ, tài sản của ngời khác.


<b>4. Củng cố, dặn dò:</b>


- Néi dung bài
- Nhận xét giờ.


- Hát


- HS tho lun nhúm
- HS lờn úng vi


- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày


- HS trao i theo cp.


- 3- 4 cặp lên trình bày trớc lớp.


_______________________________


Mĩ thuật Tiết26



<b>Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ, xé, dán hình con vật</b>



( GV bộ môn soạn, dạy)


____________________________________

<b>Toán </b>

<b> Tiết 127</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>I. Mơc tiªu:</b>


- HS bớc đầu biết làm quen với dãy số liệu thống kê.


- Biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
- Rèn KN thống kê số liệu


- GS HS chăm học để liên hệ thực tế.
<b>II. Đồ dùng dạy - học : </b>


GV : Tranh minh ho¹ nh SGK
HS : SGK


<b>III. Các hoạt động dạy - học </b>
1/ Tổ chức:


<b>2/ KiĨm tra </b>


<b>3/ Bµi míi: Giíi thiệu bài </b>


<b>a)HĐ 1: Làm quen với dÃy số liệu</b>
+ Treo tranh:


- Hình vẽ gì?


- Chiều cao của các bạn Anh, Phong,
Ngân, Minh là bao nhiêu?


*<i>Vậy các số đo của các bạn Anh, Phong, </i>
<i>Ngân, Minh: 122cm, 130cm, 127cm, </i>
<i>118cm gäi lµ d·y sè liƯu</i>.


- Đọc dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn?
+ Số122cm đứng thứ mấy trong dãy số


đó?


+ Số130cm đứng thứ mấy trong dãy số
đó?


+ Số127cm đứng thứ mấy trong dãy số
đó.


+ Số118cm đứng thứ mấy trong dãy số
đó?


D·y sè liƯu trªn cã 4 sè


- Xếp tên các bạn theo thứ tự từ cao đến
thấp, từ thấp đến cao?


- Bạn nào cao nhất? thấp nhất?
<b>b)HĐ 2: Luyện tập;</b>


*Bài 1:


- BT cho biết gì?
- Bt yêu cầu gì?


- Y/c HS thảo luận theo cặp


- Nhn xột, cha bi.
*Bi 2: c ?


- Tháng 2 năm 2004 có mấy chủ nhật ?


- Chủ nhật đầu tiên là ngày nào?


- Ngày 22 là chủ nhật thứ mấy
trongtháng?


*Bi 3: c s go ghi trong từng bao?
- Viết nháp dãy số liệu cho bit s go
ca 5 bao go ú?


-Hát


- HS nêu


- Anh, Phong, Ngân, Minh là 122cm,
130cm, 127cm, 118cm.


- Đọc: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
- §øng thø nhÊt


- §øng thø hai
- §øng thø ba
- §øng thø t


Phong, Ng©n, Anh, Minh
Minh, Anh, Ngân, Minh


- Bạn Phong cao nhất,bạn Minh thấp
nhất


- DÃy số liệu chiều cao của 4 bạn



-Trả lời câu hỏi dựa vào dÃy số liệu trên
a) Hùng cao 125cm, Dũng cao 129cm,
Hà cao 132cm, Quân cao 135cm.
b) Dũng cao hơn Hùng 4cm, Hà thấp
hơn Quân 3cm, Hà cao hơn Hùng, Dũng
thấp hơn Quân.


- i din cỏc cặp hỏi và trả lời
- HS đọc- Trả lời ming


- Có 4 chủ nhật
- Ngày 1 tháng 2


- Là chủ nhật thứ t trong tháng
- HS đọc tróng SGK


- HS làm vở
a)Từ bé đến lớn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

*Bài 4: Đọc dÃy số liệu?


- DÃy có bao nhiêu số? Số 25 là số thứ
mấy trong dÃy?


- Số thứ ba trong dãy là số nào? Số này
lớn hơn số thứ nhất trong dãy là bao
nhiêu đơn vị?


- Sè thø hai lín h¬n sè thø mÊy trong


dÃy?


- Chấm bài, nhận xét.
<b>4/ Củng cố, dặn dò : </b>
- Đánh giá giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài.


60 kg, 50 kg, 45kg, 40kg, 35kg.
- HS đọc


- Lµm phiÕu - KT chÐo


a)D·y cã 9 sè liƯu, sè 25 lµ sè thø 5
trong d·y.


b)Số thứ ba trong dãy là số 15, số này
lớn hơn số thứ nhất 10 đơn vị


- Sè thø hai lớn hơn số thứ nhất trong
dÃy.


___________________________________________________________________
_


<i>Ngày soạn: 23/2/2011</i>


<i>Ngày giảng: Thứ t ngày 2 tháng 3 năm 2011</i>


Toán - Tiết 128




<b>Làm quen với thống kª sè liƯu ( TiÕp theo )</b>



<b>I. Mơc tiªu</b>


- HS biết những khái niệm cơ bản của bảng thống kê số liệu: hàng, cột.
- Đọc đợc các số liệu của bảng thống kê.


- Phân tích đợc số liệu thống kê của bảng
- Rèn KN thống kê số liệu


- GS HS chăm học để liên hệ thực tế.
<b>II. Đồ dùng dạy - học : </b>


GV : Các bảng thống kê nh SGK
HS : SGK


III. Cỏc hoạt động dạy- học
1/ <b> Tổ chức:</b>


<b>2/ KiÓm tra bài cũ : Không </b>
<b>3/ Bài mới: Giới thiệu bài</b>


<b>a)HĐ1:Làm quen với bảng thống kê</b> <b>số</b>
<b>liệu.</b>


<b>+Treo bảng thống kê thứ nhất.</b>


- Bảng số liệu có những nội dung gì?
- Bảng có mấy cột? mấy hàng?
- Các hàng cho biết g×?



- Bảng thống kê số con của mấy gia đình?
- Mỗi gia đình có mấy ngời?


-H¸t


- Tên các gia đình và số con tơng ứng
của mỗi gia đình.


- B¶ng cã 4 cét vµ 2 hµng


- Hµng thø nhÊt ghi tên các gia


ỡnh.Hng th hai ghi s con ca mỗi
gia đình.


- ba gia đình


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

- Gia đình nào ít con nhất? có số con
bằng nhau?


<b>b) HĐ 2: Thực hành:</b>
*Bài 1: -Đọc bảng số liệu?
- bảng có mấy cột? mấy hàng?
- Nội dung từng hàng trong bảng?
- Y/ c HS thảo luận nhóm đơi:
+ HS 1: Nờu cõu hi


+ HS 2: Trả lời.



*Bài 2:


- Bảng số liệu trong bài thống kê về nội
dung gì?


- Bài tập yêu cầu gì?


- Y/ c HS thc hnh tr lời nhóm đơi:
+ HS 1: Nêu câu hỏi


+ HS 2: Trả lời.


- Nhận xét, cho điểm.


*Bài 3:-Bảng số liệu cho biết điều gì?
- Cửa hàng có mấy loại vải?


- Thỏng hai bán đợc bao nhiêu mét vải
mỗi loại?


- Trong tháng 3, vải hoa bán nhiều hơn
vải trắng bao nhiªu mÐt?


- Làm thế nào để tìm đợc 100m ?


- Mỗi tháng cửa hàng bán bao nhiêu mét
vải hoa?


<b>4/Củng cố, dặn dò : </b>



- Tuyên dơng HS tích cực học bài.
- Dặn dò: Ôn lại bài.


con.


- Gia đình cơ Lan có ít con nhất. Gia
đình cơ Hồng và cơ Mai có số con bằng
nhau.


- Hs c


- Có 5 cột và 2 hàng.


- Hàng trên ghi tên các lớp. Hàng dới
ghi số HS của từng líp.


+Lêi gi¶i: a) Líp 3B cã 13 HS giái. Líp
3D cã 15 HS giái.


b)Líp 3C cã nhiỊu h¬n líp 3A 7 HS
giái


c) Líp 3C cã nhiỊu HS giái nhÊt, líp 3B
cã Ýt HS giái nhÊt.


- Số cây trồng đợc của 4 lớp.
- Dựa vào bảng để trả lời câu hỏi


a)Lớp 3C trồng đợc nhiều cây nhất, lớp
3B trồng đợc ít cay nhất.



b) Hai lớp 3A và 3C trồng đợc số cây là
40+45=85 cây


c Lớp 3D trồngít hơn lớp 3A 12 cây và
nhiều hơn lớp 3B 3 cây


- Số mét vải bán đựoc trong 3 tháng đầu
năm.


- Hai loại vải.


- 1040m vải trắng và 1140m vải hoa
- Vải hoa bán nhiều hơn vải trắng là
100m.


- Ta lấy 1575 – 1475 = 100(m)
+ Tháng 1 bán đợc 1875m.
+ Tháng 2 bán đợc 1140 m.
+ Tháng 3 bán c 1575 m.


____________________________________


Âm nhạc Tiết26



<b>Ôn bài hát: Chị ong nâu và em bé. Nghe nhạc</b>



( GV bộ môn soạn, dạy)


___________________________________________________________________


_


<i>Ngày soạn: 23/2/2011</i>


<i>Ngày giảng: Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2011</i>


Toán - Tiết 129



<b>Luyện tập</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>II. Đồ dùng:</b>


GV : Các b¶ng sè liƯu- PhiÕu HT
HS : SGK


<b>III. Các hoạt động dạy học </b>
1/


<b> Tỉ chøc:</b>


<b>2/KiĨm tra bµi cị : </b>


<b>3/ Bµi míi : Giíi thiƯu bµi </b>
*Bµi 1:


- BT yêu cầu gì?


- Cỏc s liu ó cho bit ni dung
gì?



- Nêu số thóc gia đình chị út thu
hoch hng nm?


- Phát phiếu HT


- Gọi 1 HS điền trên bảng
-Nhận xét, chấm điểm.
*Bài 2:


- Đọc bảng số liệu?


- Bảng thống kê nội dung gì?
- BT yêu cầu gì?


- Gọi HS trả lời miệng.
- Nhận xét, cho điểm.
*Bài 3:


- c ?


- Đọc dÃy số trong bài?


- Y/c HS tù lµm vµo phiÕu HT


- Chấm bài, nhận xét.
Bài 4 : c ( HSKG)


<b>4/Củng cố, dặn dò :</b>
- Đánh giá giờ học


- Dặn dò: Ôn lại bài.


-Hát


- điền số thích hợp vào bảng


- S thúc ca gia ỡnh chị út thu hoạch trong
các năm 2001, 2002, 2003


- HS nêu


- Làm phiếu HT


Nm 2001 2002 2003
S thúc 4200kg 3500kg 5400kg
- HS đọc


- Số cây trồng đợc trong 4 nm.
- Tr li cõu hi.


a) Năm 2002 trồng nhiều hơn năm 2000 là
2165 1745 = 420 cây


b) Năm 2003 trồng đợc tất cả là


2540 + 2515 = 5055 cây thông và bạchđàn.
- HS đọc


- HS đọc:90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20, 10.
a)Dãy số trên có tất cả 9 số.



b)Sè thø t trong d·y lµ sè 60.


Vậy khoanh tròn vào phơng án A và C
- HS làm miệng


Môn


Giải nghệ Văn Kể chuyện Cê vua


NhÊt <sub>3</sub> <sub>2</sub> <sub>1</sub>


Nh× <sub>0</sub> <sub>1</sub> <sub>2</sub>


Ba <sub>2</sub> <sub>4</sub> <sub>0</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Thủ công Tiết 26



<b>Làm lọ hoa gắn tờng ( Tiếp theo) </b>


<b>I. Mục tiêu : </b>


- Tiếp tục rèn kĩ năng gấp, cắt,dán để làm lọ hoa gắn tờng.
- Làm đợc lọ hoa gắn tờng đúng qui trình kĩ thuật.


- Rèn óc thẩm mỹ và đôi tay khéo léo.
<b>II. Đồ dùng dạy- học:</b>


1- GV: - mÉu , dơng cơ thao t¸c.


- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tờng.


2- HS :Giấy mầu, kéo, hồ dán.


<b>III. Các hoạt động dạy - học:</b>
<b>1- Tổ chức:</b>


<b>2- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.</b>
<b>3- Bài mới: Gii thiu bi</b>
<b>Hot ng 1</b>


- Nhắc lại quy trình kỹ thuật làm lọ hoa
gắn tờng.


Kết luận:


* Bớc 1: gấp phần giấy làm đế lọ hoa và
các nếp cách đều nhau.


* Bớc 2: tách phần gấp đế lọ hoa ra các
nếp gấp làm lọ hoa.


* Bớc 3: Làm lọ hoa gắn tờng:
<b>4. Luyện tập </b>–<b> Thùc hµnh </b>


<b>Hoạt động 2: HS thực hành làm lọ hoa </b>
gắn tờng:


- GV theo dâi, híng dÉn häc sinh.
<b>5. Củng cố , dặn dò </b>


- Nhắc lại thao tác làm lọ hoa gắn tờng


- Nhắc nhở h/s công việc chuẩn bị ở nhà


- Hát.


* Ôn lại quy trình kỹ thuật làm lọ hoa
gắn tờng.


- Nhiều HS nêu.


* HS thực hành làm lọ hoa gắn tờng:
- Vài em nêu từng thao tác làm lọ hoa
gắn tờng


_____________________________________

<b>Tự nhiên xà hội</b>

<b> -Tiết 52</b>



<b>Cá.</b>


<b>I- Mục tiêu : </b>


<i>Sau bµi häc, häc sinh biÕt:</i>


- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con cá đợc QS.
- Nêu ích lợi của cá.


- GDBVMT: Có ý thức bảo vệ các loại động vật trong môi trờng tự nhiờn.
<b> II- dựng dy hc : </b>


Thầy:- Hình vÏ SGK trang 100,101.


- Su tầm các ảnh về việc nuôi cá, đánh bắt cá.


Trị:- Su tầm các ảnh về việc ni cá, đánh bắt cá.
<b>III- Các hoạt động dạy và học:</b>


1


<b> -Tổ chức:</b>
<b>2-Kiểm tra:</b>


- Nêu ích lợi của tôm, cua?
<b>3-Bài míi:</b>


<b>a. Hoạt động 1</b>


<i><b>Mục tiêu:Chỉ và nói đúng tên các b</b></i>


- Hát.
- Vài HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

phận cơ thể của con cá.
<i><b>Cách tiến hành:</b></i>


Bớc 1: Làm việc theo nhãm


Yêu cầu: QS hình trang 100,101, kết
hợp tranh mang đến thảo luận:


- Nhận xét về kích thớc của chúng.
- Bên ngoài cơ thể của những con cá
có gì bảo vệ. Bên trong cá thĨ cđa
chóng cã xơng hay không?



- Cá sống ở đâu? chúng thở bằng gì?
Di chuyển bằng gì?


Bớc 2: Làm việc cả lớp:


*KL: Cá là động vật có xơng sống,
sống dới nớc, thở bằng mang.Cơ thể
chúng thờng có vẩy bao phủ, có vây.
<b>b. Hoạt động 2</b>


<i><b>Mục tiêu:Nêu đợc ích lợi của cá. </b></i>
<i><b>Cách tiến hành:</b></i>


- KĨ tªn 1 số cá sống ở nớc ngọt và
n-ớc mặn mà em biết?


- Nêu ích lợi của cá?


- GT v hot động nuôi , đánh bắt,chế
biến cá mà em biết?


- Con ngời cần làm gì để bảo vệ các
lồi động vật sống?


*KL: Phần lớn các loài cá đợc sử dụng
làm thức ăn.Cá là thức ăn ngon và bổ,
chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể


ở nớc ta có nhiều sông, hồ và biển là


những môi trờng thuận tiện để nuôi và
đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá
khá phát triển và cá đã trở thành một
mặt hàng xuất khẩu của nớc ta.


4- Cđng cè- DỈn dò:
- Nêu ích lợi của cá?


- Thảo luận.


- Đại diện báo cáo KQ.


- Thảo luận cả lớp.


- Cỏ sụng, cỏ đồng:cá chép, cá trê, cá mè...
- Cá biển: cá thu, cỏ mc...


- Làm thứu ăn, xuất khẩu...


- HS nờu 1s hoạt động nuôi , đánh bắt,chế
biến tôm, cua mà em bit


- HS nêu.


<i>Ngày soạn:25/2/2011</i>


<i>Ngày giảng: Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011</i>


Toán Tiết 130




<b>Kiểm tra định kì (giữa học kì II )</b>



<b>I. Mơc tiêu:</b>


- Kiểm tra những kiến thức nhân, chia các số cã bèn ch÷ sè cho sè cã mét ch÷ sè.
- Giải toán có hai phép tính, tính chu vi hình chữ nhật.


- GD ý thức tự giác trong giờ kiểm tra.
<b>II. Đồ dùng dạy- học:</b>


GV: Đề kiểm tra
HS: giấy kiểm tra


<b>III. Các hoạt động dạy- học:</b>
<b>1. Tổ chức:</b>


<b>2. KiÓm tra:</b>
ChuÈn bị của HS


<b>3. Bài mới: Giíi thiƯu bµi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

- GV đọc và chép đề lên bảng cho hs làm bài
<b>Đề bài</b>


<b>Bµi 1. §Ỉt tÝnh råi tÝnh</b>


a. 2108 x 4 c. 1692 : 4
b. 1214 x 7 d. 2414 : 6
<b>Bµi 2. Tính giá trị biểu thức</b>



a. 1350 : 5 + 145 x 3
b. ( 457 – 2742 : 6) x 7


<b>Bài 3. Một cửa hàng nhận về 1725m vải. Tuần đầu </b>
bán hết 1/5 số vải đó. Hỏi cửa hàng cịn lại bao nhiêu
mét vải?


<b>Bài 4. Khu đất hình chữ nhật có chiều dài 180m. </b>
Chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Tính chu vi khu đất
đó?


<b>Bài 5. Hãy điền thêm dấu ngoặc đơn thích hợp để </b>
biểu thức có giá trị là 12.


3 x 2+ 6 : 2


Đáp án và cách đánh giá


<b>Bài 1. ( 2 điểm) Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm</b>
Kết quả


a. 8432 b, 8498
c, 423 d, 402( d 2)


<b>Bài 2. ( 2 điểm) Mỗi phép tính đúng cho 1 điểm</b>
a. 1350 : 5 + 145 x 3 = 270 + 435


= 705


b, (457 – 2742 : 6) x 7 = (457 – 457) x 7


= 0 x 7


= 0
<b>Bài 3 (2,5 điểm)</b>


Số vải bán trong tuần đầu là: (0,5đ)
1725 : 5 = 345 (m) (0,5 đ)


Số vải còn lại là: (0,5 ®)
1725 – 345 = 1380(m) (0,5 ®)
Đáp số: 1380 m vải (0,5 đ)
<b>Bài 4. (2,5 điểm)</b>


Chiu rng khu t l (0,5)
180 : 4 = 545(m) (0,5đ)
Chu vi khu đất là: (0,5đ)
(180 + 45) x 2 = 450(m) (0,5đ)
Đáp số: 450m vải (0,5đ)
<b>Bài 5. (1 điểm)</b>


3 x(2 + 6) : 2
<b>4. Củng cố, dặn dò:</b>


- GV thu bài, nhận xét giờ
- VN chuẩn bị bài sau


- HS tự làm bài


__________________________________________

<b>Giáo dục tập thể </b>

<b> Tiết 48:</b>




<b>Sơ kết tuần</b>



I. Mục tiªu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

- Đề ra phơng hớng tuần 27.Thi đua học tập tốt theo chủ đề “ Yêu quý mẹ và cô
giáo”


- Sinh hoạt sao nhi đồng.


- GD hs ý thức phê và tự phê tốt.
<b>II. Nội dung.</b>


<b>A. Giáo dục tập thể</b>
<b>* Sinh hoạt chung.</b>
<b>1, ổn định tổ chức lớp </b>


<b>2.GVđánh giá nhận xét các HĐ trong tuần 26</b>


+ Đạo đức: Các em ngoan, có ý thức học tập tốt. Lễ phép, đoàn kết
+ Học tập : Học sôi nổi ,đạt nhiều điểm tốt


+ Thể dục - Vệ sinh: Thể dục ra nhanh tập đều.VS cá nhân, VS lớp sạch
+ Lao động : Chăm sóc bồn hoa thờng xun.


<b>3. S¬ kÕt tỉng kết lớp </b>


- Đọc bảng hoa điểm tốt tuần 26
- Giáo viên nhận xét cụ thể từng em.
- HS phát biĨu ý kiÕn.



- HS bình bầu danh sách những HS c tuyờn dng trong tun.


+Tuyên dơng: .



+ Phê bình:


.

4. Kế hoạch tuần 27:


- i hc chuyờn cần và đúng giờ.


- Thực hiện theo đúng KH dạy học, KH của nhà trờng và KH Đội.
- Lập nhiều bông hoa điểm tốt dâng lên mẹ và cô giáo.


B. Sinh hoạt theo chủ điểm : Yêu quý mẹ và cô giáo
<b>+ Sinh hoạt văn nghệ</b>


- HS hát tập thể , cá nhân các bài hát ca ngợi mẹ và cô giáo


<b>ó duyt bi tun 19</b>


<i>Ngy ...tháng... năm 2011</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74></div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75></div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×