Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cuoc chien bien doi khi hau toan cau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.78 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cuộc chiến biến đổi khí hậu tồn cầu</b>



<b>Bề mặt trái đất ngày càng nóng lên, nguyên nhân là khí nhà kính do Con Người thải ra</b>


<b>từ sản xuất. Môi trường sống của nhân loại bị đe doạ do khí hậu nhiễu loạn. Để giảm </b>


<b>thiểu nguy cơ, các nước cần giảm khí thải...</b>



<i>Hiệu ứng nhà kính: Bản chất là một hiệu ứng tốt miễn là chúng ta đừng làm nó tăng quá: 1. Đốt nhiên liệu có ngu��</i>
<b>Biến đổi khí hậu: Biến đổi mơi trường sống</b>


Như chúng ta biết, trái đất hình thành trong thái dương hệ khoảng 4,65 tỷ năm trước đây và con người nguyên thuỷ xuất
hiện trên trái đất cách đây khoảng 4 triệu năm.


Trái đất được bao bọc bởi khí quyển và trong bầu khí quyển có nhiều loại khí khác nhau. Trong đó khí nhà kính (KNK)
gồm CO2 (cacbonit-dioxit cacbon), CH4 (Metan), Nox (Oxit Nitơ), hơi nước và xon khí.


KNK là loại khí trong khí quyển có tính năng giữ lại bức xạ nhiệt phát từ dưới lên, không cho thoát vào vũ trụ. CO2 là loại
KNK chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu (BĐKH).


<b>Khí nhà kính làm trái đất nóng lên</b>


Dựa vào số liệu đo đạc của các nhà khí tượng học thì hàng năm mặt trời rọi bức xạ ánh sáng vào trái đất một khối lớn
năng lượng khoảng 5.4.1024.Jun. Trái đất chỉ hấp thụ khoảng 60% lượng này, còn 40% phản xạ ngay vào vũ trụ. Số
năng lượng hấp thu được qua nhiều quá trình phức tạp, biến thành bức xạ nhiệt phát trở lại qua khí quyển vào vũ trụ.
Hàm lượng KNK trong khí quyển phải được giữ sao cho khối năng lượng hấp thu được phát ra hết để nhiệt độ khơng
tích lại và khơng tăng lên làm BĐKH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đến năm 2005, hàm lượng CO2 đo được là 379 ppm, tăng khá cao so với mức cân bằng 280 ppm.


Hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng làm cho bề mặt trái đất nóng lên. Từ 1996 – 2005 nhiệt độ bề


mặt trái đất tăng 0,74 độ C. Trước nguy cơ này các nhà khoa học thế giới đã mơ phỏng tính tốn 6


kịch bản dự báo tăng nhiệt độ và mực nước biển.




Biến đổi khí hậu: Nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất thay đổi từ năm
1870 cho đến năm 2100. Biến thiên nhiệt độ từ thấp (màu xanh) đến cao
(màu đỏ) (<i>Ảnh: )</i>


Theo kịch bản số 4, nếu hàm lượng KNK năm 2100 bằng 850 ppm thì nhiệt độ trung bình tồn cầu của bề mặt trái đất sẽ
tăng 2,8 độ C so với năm 2000 và mực nước biển sẽ dâng từ 0,21 – 0,48m, gây một thảm hoạ khơng lường trước cho
nhân loại, đó là chưa kể từ nay đến lúc đó BĐKH sẽ tạo ra bão lụt, hạn hán, sụt lở đất, nhiễm mặn, bệnh tật… cho bao
nhiêu cư dân trên hành tinh ở các vùng đất thấp, mà trước hết đối tượng dễ bị tổn thương là các nước kém phát triển và
người nghèo là đại bộ phận của nhân loại.


<b>Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tồn cầu</b>


Đến gần cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học mới xác định được chính xác tác động của con người làm BĐKH trên hành
tinh.


Năm 1992, LHQ đã triệu tập một hội nghị mang tính lịch sử tại Rio Dejanero (Brasil) để thơng qua hiệp định khung về
chương trình hành động quốc tế nhằm cứu vãn tình trạng xấu đi nhanh chóng bầu khí quyển trái đất mà nguyên nhân
chủ yếu gây ra là KNK.


Đồng thời thành lập một tổ chức trực thuộc để thẩm định về BĐKH tồn cầu, có tên là UB Liên chính phủ về BĐKH tồn
cầu (IPCC). Tiếp theo, nhiều hội nghị, hội thảo tầm cỡ thế giới được tổ chức liên tục ở nhiều nước để thực thi cuộc chiến
chống BĐKH tồn cầu.


Năm 2007, chương trình phát triển của LHQ (UNDP) phát hành báo cáo “phát triển con người 2007 – 2008”. LHQ đã làm
hết khả năng để hỗ trợ cuộc chiến chống BĐKH nhằm bảo vệ nhân loại trước thảm hoạ vô cùng to lớn của thời đại mà
chính do sự “vơ thức” của con người gây ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nghị định thư Kyoto ra đời tại Hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia trên thế giới
vào tháng 12/1997 ở thành phố Kyoto (Nhật Bản) nhằm cắt giảm KNK. Trải qua
hàng loạt cuộc thương thảo để phê duyệt, ký kết kéo dài trong 10 năm, mãi đến


tháng 12/2007 đã có 175 quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết từ giai đoạn 2008 –
2012 sẽ giảm phát thải KNK và tới năm 2012 sẽ đạt 5% của lượng phát thải 1990.


Đáng tiếc, cho đến nay, Hoa Kỳ là nước phát thải KNK nhiều nhất vào khí quyển
(trên 20% tồn thế giới) lại đứng ngoài vạch cam kết.


Để nối tiếp nghị định Thư Kyoto sắp hết hạn vào năm 2012, LHQ vừa tổ chức hội nghị Bali (Indonesia) vào giữa tháng
12/2007. Ở Hội nghị này các nhà khoa học cung cấp thêm nhiều dữ liệu chính xác để các quốc gia yên tâm và đồng
thuận hơn trong việc cắt giảm phát thải KNK. Thế nhưng đến ngày kết thúc, cũng quốc gia phát thải KNK nhiều nhất thế
giới lại chưa tán thành văn bản cuối cùng của hội nghị, nên lộ trình Bali (Bali Road Map) phải kéo dài thêm 2 năm nữa,
năm 2008 sẽ họp tại thành phố Poznan của Ba Lan, năm 2009 họp tại Kopenhagen – thủ đơ Đan Mạch.


Thế mới biết, lợi ích cục bộ của quốc gia vẫn trên lợi ích chung của nhân loại!


<b>VN đối mặt với biến đổi khí hậu tồn cầu</b>


VN khơng may mắn nằm trong diện 5 quốc gia bị tác động nhiều nhất của hiện
tượng nước biển dâng cao, là hậu quả tăng nhiệt độ làm bề mặt trái đất nóng lên
do phát thải KNK. Theo cảnh báo của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đến
năm 2100, nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng đến 5% đất đai của
VN, 10% dân số, tác động đến 7% sản xuất nông nghiệp, giảm 10% GDP (nguồn:
Dagupta.et.al.2007), riêng sản xuất kinh tế biển sẽ suy giảm 1/3 (nguồn UNDP).


Còn theo dự báo dựa vào các kịch bản khác, nếu mực nước có thể dâng cao từ 3
– 5m thì đối với VN sẽ là thảm hoạ tiềm tàng?


Chính phủ VN đã phê chuẩn công ước khung LHQ về BĐKH (UNFCCC) vào năm
1994 và nghị định Kyoto vào năm 2002. Tuy chưa phải là quốc gia công nghiệp
phát triển nhưng VN đang tập trung cho các hoạt động kiểm kê và giảm thiểu phát
thải khí nhà kính theo nghị định Thư Kyoto.



Việt Nam đang soạn thảo thông báo quốc gia số 2 (SNC) cho UNFCCC sẽ hoàn thành vào năm 2009.


Chính phủ đã giao cho Bộ Tài ngun và Mơi trường VN làm đầu mối quốc gia về các hoạt động liên quan đến BĐKH. Bộ
này đang phối hợp với các ngành khác xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, trong đ1o có biện pháp giảm
thiểu phát thải KNK và thích ứng với các tình huống bất thường của thiên tai, đồng thời soạn thảo khung chính sách
quản lý rủi ro do BĐKH gây ra.


Tuy nhiên, trong báo cáo “BĐKH và phát triển con người ở VN” của hai tác giả Peter Chaudhry và


Greet Ruysschaert do chương trình phát triển LHQ cơng bố mang tính nhận xét, đánh giá: “Khái


niệm BĐKH và những tác động tiềm tàng của nó, cũng như nhu cầu thích ứng vẫn chưa được hiểu


đúng ở VN (trừ cộng đồng nhỏ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và một số cơ quan nhà nước liên


quan ở TW và địa phương).”



Hội nghị biến đổi khí hậu do Liên hiệp
quốc tổ chức <i>(Ảnh: </i>


<i>)</i>


</div>

<!--links-->

×